Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của việc hút thuốc lá tới sức khỏe cộng đồng

Phần 1: Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe “bạn biết không?”. Nếu biết tại sao bạn vẫn hút thuốc? Liệu bạn có biết rõ tình trạng hút thuốc của người dân hiện nay như thế nào? Đó là những câu hỏi mà ai cũng khó có thể giải đáp chính xác được. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài này trước hết là giúp giải đáp những thắc mắc đó cho chính bản thân, sau nữa là giúp các bạn biết và hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc hút thuốc tới sức khỏe của chính bản thân và cả cộng đồng . 2. Thực trạng của việc hút thuốc lá tại Việt Nam: Hiện nay mức độ hút thuốc lá của người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khá cao. Không những thanh niên, trung niên, người già hút thuốc mà ngày cả phụ nữ và trẻ em từ 15 tuổi đã thấy hiện tượng hút thuốc. Ngày nay ta thể nhìn thấy người dân hút thuốc ở mọi lúc, mọi nơi như ở nhà riêng, ngoài đường, những nơi công cộng. Ngay cả ở những nơi cần kiêng kị nhất như trường học, bệnh viện . Tỉ lệ thuận với việc hút thuốc lá nhiều là nhiều căn bệnh nan y liên quan tới hút thuốc lá xuất hiện và gây ra đói nghèo cho rất nhiều nước. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá, gấp gần 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm.Ước tính, 10% dân số hiện nay (tương đương khoảng 8 triệu người sẽ chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá trong đó gần 4 triệu người sẽ chết ở độ tuổi trung niên). Theo dự báo của tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, số người chết vì thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ. Theo Bộ Công thương, hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn khoảng 10.400 tỷ đồng cho các sản phẩm thuốc lá, nhiều gấp đôi chi phí cho giáo dục và gấp rưỡi chi phí chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra, hàng năm nhà nước và người dân phải dành 1.016 tỷ đồng để chi phí cho 3 trong số 25 loại bệnh do thuốc lá gây ra (bệnh tim mạch, ung thư phổi và các bệnh khác có nguyên nhân từ hút thuốc lá). Tính riêng trong năm 2007, người dân Việt Nam đã đốt 14.000 tỷ đồng vào việc hút thuốc lá. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho rằng: nếu một người sử dụng thuốc lá từ 30 – 40 năm trở lên thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi khoảng 20 – 30%, bình quân cứ 8 giây thì sẽ có 2 người chết vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Sử dụng thuốc lá là 6 trong 8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nhưng có thể phòng tránh được! Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật và đói nghèo cho các nước. Hàng năm, trên thế giới có hơn 5 triệu ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Mỗi năm thuốc lá gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 200 tỷ USD, chí phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm 6 – 15% tổng chi phí y tế. Hiện số người hút thuốc đang gia tăng ở các nước đang phát triển, ước tính có 7 triệu người/năm sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá là tự “đưa” vào cơ thể 4.000 chất độc hóa học, 69 chất gây ung thư, chất nicotin (1 – 3mg/1 điếu thuốc), các chất phụ gia Người hút thuốc thụ động có nguy cơ tăng 20 – 30% ung thư phổi, tăng 25 – 30% nguy cơ bệnh tim mạch. Đồng thời, khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Khói thuốc thụ động ảnh hưởng rất lớn đến bà mẹ trẻ em, làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân, gây hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh trong môi trường có khói thuốc. Việt Nam đã tham gia 6 vòng đàm phán thực thi Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) và thương thảo Nghị định thư chống buôn lậu thuốc lá. Bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam sẽ triển khai thực thi một số giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá nhằm đảm bảo quyền của những người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không có khói thuốc. Phấn đấu giảm tỷ lệ thanh thiếu niên (từ 15 – 24 tuổi) hút thuốc từ 26% xuống 7%, giảm tỷ lệ hút thuốc của nam từ 50% xuống còn 20% và nữ hút thuốc xuống dưới 2%. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có một số quy định về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá như: tăng thuế thuốc lá làm tăng nguồn ngân sách (năm 2008 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là 65% giá xuất xưởng và 10% thuế giá trị gia tăng; tương đương 45% giá bán lẻ. Theo Bộ Tài chính, nguồn thu từ thuế thuốc lá năm 2008 hơn 7.500 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ so với năm 2007); phát động phong trào xây dựng môi trường không khói thuốc; in lời cảnh báo sức khỏe trên bao bì với diện tích chiếm 30% vỏ bao Tuy nhiên theo rưởng đại diện Văn phòng Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam, Tiến sỹ Jean-Marc Olivé, trước thực trạng hút thuốc lá ngày càng trầm trọng và các biện pháp kiểm soát hút thuốc của Chính phủ Việt Nam tỏ ra kém hiệu quả. Vì thế, các công ty công nghiệp sản xuất thuốc lá vẫn cố gắng quảng cáo sản phẩm gián tiếp dưới nhiều hình thức hấp dẫn thông qua bao bì, nhãn hiệu, in lời cảnh báo không đúng quy định ( Chỉ có 2 dòng cảnh báo bằng chữ chỉ chiếm 30% diện tích mặt trước và mặt sau của bao thuốc ) . nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của cộng đồng, nên công chúng vẫn chưa nhận thức đầy đủ, đúng về tác hại của thuốc lá, thêm vào đó tình trạng buôn lậu thuốc lá qua cửa khẩu ngày càng nhiều. Do đó, cần tăng cường công tác truyền thông để người dân ngày càng hiểu biết rõ hơn sự nguy hiểm của thuốc lá, từ đó tích cực tham gia xây dựng môi trường lành mạnh, không khói thuốc trong cộng đồng và các chính sách về phòng chống tác hại thuốc lá của Chính phủ được thực thi có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 3. Mục đích khảo sát: - Khảo sát được mức độ hút thuốc của người dân Việt Nam. - Nhấn mạnh lại tác hại của việc hút thuốc đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng . - Từ đó đưa ra một số biện pháp tuyên truyền giáo dục cho mọi người giảm việc hút thuốc dần dần đến việc từ bỏ thuốc lá . 4. Đối tượng khảo sát: - Đối tượng khảo sát được xác định là: Tất cả người dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên. - Phạm vi khảo sát: Người dân ở thành phố Hồ Chí Minh. 5. Ý kiến kiến nghị : - Cần tuyên truyền cho người dân biết được tác hại của thuốc lá, nghiêm cấm việc hút thuốc ở những nơi công cộng gây ảnh hưởng tới cộng đồng . - Có những biện pháp nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm. - Nhà nước nên đánh thuế cao lên mặt hàng thuốc lá, điều này sẽ làm giá thuốc tăng, nhu cầu hút thuốc lá sẽ giảm.

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15908 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của việc hút thuốc lá tới sức khỏe cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ - LUẬT Đề tài: Lý thuyết thống kê “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ TỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG” Giảng viên: Nguyễn Đình Uông Danh sách nhóm 7: MSSV 1. Phạm Văn Đông K084050903 2. Hoàng Thị Thanh Hương K084050768 3. Lê Thị Phương K084050824 4. Trần Thị Vân Anh K084050740 5. Nguyễn Đắc An Thi K084050849 1 - 2010 Nhóm thực hiện: lớp K08405A 1. Phạm Văn Đông K084050903 ( khảo sát) 2.Hoàng Thị Thanh Hương K084050768 ( lập bảng câu hỏi, khảo sát, nhập số liệu, chạy số liệu, phân tích số liệu) 3. Lê Thị Phương K084050824 ( lập bảng câu hỏi, khảo sát) 4. Trần Thị Vân Anh K084050740 ( lâp bảng câu hỏi, khảo sát) 5. Nguyễn Đắc An Thi K084050849 ( khảo sát) Phiếu khảo sát mức độ ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đến sức khỏe cộng đồng. Xin chào tất cả các bạn, chúng tôi là sinh viên Khoa Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh ngành Kế Toán – Kiểm Toán lớp K08405A. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành cuộc khảo sát về “ Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá đến sức khỏe cộng đồng” cho đề tài Lý thuyết thống kê rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn để chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Xin chân thành cảm ơn. Câu 1: Giới tính. 1. Nam 2. Nữ Câu 2: Độ tuổi. 1. 15 – 30 2. 31 – 45 3. 46 – 60 4. Trên 60 Câu 3: Trình độ học vấn. 1. Trung học, dưới trung học 2. Đại học 3. Trên Đại học 4. Khác Câu 4: Lĩnh vực làm việc. 1 Công nghiệp 8 Du lịch, khách sạn 2 Nông nghiệp 9 Bưu chính viễn thong 3 Lâm nghiệp 10 Công nghệ thông tin 4 Thủy sản 11 Xây dựng 5 Giáo dục 12 Thương mại 6 Tài chính ngân hàng 13 Dịch vụ 7 Bảo hiểm 14 Khác:....................... Câu 5: Tình trạng hôn nhân. 1. Độc thân 2. Đã lập gia đình Câu 6: Thu nhập hàng tháng 1. Dưới 1 triệu 2. 1 – 3 triệu 3. 3 – 5 triệu 4. Trên 5 triệu Câu 7: Trong vòng 1 năm bạn có hút thuốc lá không? 1. Có (tiếp câu 8) 2. Không (tiếp câu 18 ) Câu 8: Mức độ hút thuốc. không Hầu như không Bình thường Thường xuyên Rất thường xuyên Mức độ hút thuốc 1 2 3 4 5 Câu 9: Trong 1 ngày bạn hút hết bao nhiêu điếu thuốc? 1.1 – 10 điếu 2. 1 gói 3. Trên 1 gói 8. Không biết Câu 10: Bạn chi hết bao nhiêu tiền cho việc hút thuốc một tháng.(VNĐ) 1. 30 - 50 2. 50 - 100 3. 100 - 200 4. Trên 200 8. Không biết Câu 11: Bạn thường hút thuốc ở đâu? 1. Nhà 2. Nơi công cộng 3. Mọi nơi khi thích 4.Nơi khác Câu 12: Lí do hút thuốc. 1. Buồn 2. Căng thẳng 3. Bạn bè dụ dỗ, muốn thể hiện 4. Lí do khác Câu 13: Bạn thường hút thuốc lúc nào? 1. Lúc làm việc 2. Lúc nghỉ ngơi 3. Lúc đi chơi, nhậu nhẹt... cùng bạn bè, đồng nghiệp 4. Lúc bị stress, lúc buồn. 5. Khác:................. Câu 14: Anh chị có nghĩ đến việc bỏ thuốc không? 1. Không bao giờ 2. Thỉnh thoảng 3.Thường xuyên 4. Rất thường xuyên, đang thực hiện Câu 15: Anh chị có bị mắc căn bệnh nào liên quan đến phổi và đường hô hấp không? 1. Không biết 2. Có (trả lời tiếp câu 15a) 3. Không Câu 15a: Bạn đang mắc phải căn bệnh nào? 1. Bệnh về răng, miệng 2. Viêm phổi 3. Ung thư phổi 4. Khác.... Câu 16: Nhà bạn có người già hoặc trẻ em bị dị ứng với thuốc lá trong khi bạn là người nghiện thuốc lá bạn sẽ làm gì với tình huống này. 1. Đi chỗ khác hút, không gây ảnh hưởng 2. Mặc kệ vẫn hút bình thường 3. Vẫn hút nhưng hạn chế 4. Bỏ thuốc 5. Ý kiến khác:...................... Câu 17: Anh chị xử lý với rác thuốc như thế nào? 1. Tiện đâu vứt đó 2. Bỏ vô gạt tàn 3. Khác Câu 18: Bạn có biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe không? 1. Có 2. Không Câu 19: Mức độ hiểu biết về tác hại của việc hút thuốc lá. Rất không hiểu Không hiểu Bình thường Có hiểu Rất hiểu Mức độ hiểu biết về tác hại của hút thuốc 1 2 3 4 5 Câu 20: Mức độ quan tâm của bạn đến những tác hại của việc hút thuốc đên sức khỏe của bản thân và những người xung quanh không? Rất không quan tâm Không quan tâm Bình thường Quan tâm Rất quan tâm Mức độ quan tâm đến tác hại của hút thuốc 1 2 3 4 5 Câu 21: Bạn có thường xuyên theo dõi, tìm hiểu về tác hại của hút thuốc lá không? Rất không thường xuyên Không thường xuyên Bình thường Thường xuyên Rất thường xuyên Mức độ theo dõi, tìm hiểu về tác hai của hút thuốc lá 1 2 3 4 5 Câu 22: Bạn theo dõi, tìm hiểu thông tin về tác hại của việc hút thuốc lá từ nguồn thông tin nào. 1 Báo chí 6 Bạn bè / người thân 2 Truyền hình 5 Khác:........... 2 internet Câu 23: Ý kiến của anh chị về việc tăng giá thuốc lên cao hơn. 1. Không quan tâm 2. Không nên tăng 3. Tăng nhẹ 4. Tăng mạnh Câu 24: Anh chị hãy cho ý kiến về việc tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá đến sức khỏe của bản thân và cộng đồng : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn. Phần 1: Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe “bạn biết không?”. Nếu biết tại sao bạn vẫn hút thuốc? Liệu bạn có biết rõ tình trạng hút thuốc của người dân hiện nay như thế nào? Đó là những câu hỏi mà ai cũng khó có thể giải đáp chính xác được. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài này trước hết là giúp giải đáp những thắc mắc đó cho chính bản thân, sau nữa là giúp các bạn biết và hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc hút thuốc tới sức khỏe của chính bản thân và cả cộng đồng . 2. Thực trạng của việc hút thuốc lá tại Việt Nam: Hiện nay mức độ hút thuốc lá của người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khá cao. Không những thanh niên, trung niên, người già hút thuốc mà ngày cả phụ nữ và trẻ em từ 15 tuổi đã thấy hiện tượng hút thuốc. Ngày nay ta thể nhìn thấy người dân hút thuốc ở mọi lúc, mọi nơi như ở nhà riêng, ngoài đường, những nơi công cộng. Ngay cả ở những nơi cần kiêng kị nhất như trường học, bệnh viện... Tỉ lệ thuận với việc hút thuốc lá nhiều là nhiều căn bệnh nan y liên quan tới hút thuốc lá xuất hiện và gây ra đói nghèo cho rất nhiều nước. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá, gấp gần 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ tại nước ta mỗi năm.Ước tính, 10% dân số hiện nay (tương đương khoảng 8 triệu người sẽ chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá trong đó gần 4 triệu người sẽ chết ở độ tuổi trung niên). Theo dự báo của tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, số người chết vì thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết vì HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ.  Theo Bộ Công thương, hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn khoảng 10.400 tỷ đồng cho các sản phẩm thuốc lá, nhiều gấp đôi chi phí cho giáo dục và gấp rưỡi chi phí chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra, hàng năm nhà nước và người dân phải dành 1.016 tỷ đồng để chi phí cho 3 trong số 25 loại bệnh do thuốc lá gây ra (bệnh tim mạch, ung thư phổi và các bệnh khác có nguyên nhân từ hút thuốc lá). Tính riêng trong năm 2007, người dân Việt Nam đã đốt 14.000 tỷ đồng vào việc hút thuốc lá. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho rằng: nếu một người sử dụng thuốc lá từ 30 – 40 năm trở lên thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi khoảng 20 – 30%, bình quân cứ 8 giây thì sẽ có 2 người chết vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Sử dụng thuốc lá là 6 trong 8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Nhưng có thể phòng tránh được! Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật và đói nghèo cho các nước. Hàng năm, trên thế giới có hơn 5 triệu ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Mỗi năm thuốc lá gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 200 tỷ USD, chí phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm 6 – 15% tổng chi phí y tế. Hiện số người hút thuốc đang gia tăng ở các nước đang phát triển, ước tính có 7 triệu người/năm sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá là tự “đưa” vào cơ thể 4.000 chất độc hóa học, 69 chất gây ung thư, chất nicotin (1 – 3mg/1 điếu thuốc), các chất phụ gia… Người hút thuốc thụ động có nguy cơ tăng 20 – 30% ung thư phổi, tăng 25 – 30% nguy cơ bệnh tim mạch. Đồng thời, khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Khói thuốc thụ động ảnh hưởng rất lớn đến bà mẹ trẻ em, làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân, gây hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh trong môi trường có khói thuốc. Việt Nam đã tham gia 6 vòng đàm phán thực thi Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) và thương thảo Nghị định thư chống buôn lậu thuốc lá. Bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam sẽ triển khai thực thi một số giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá nhằm đảm bảo quyền của những người không hút thuốc lá được sống trong bầu không khí không có khói thuốc. Phấn đấu giảm tỷ lệ thanh thiếu niên (từ 15 – 24 tuổi) hút thuốc từ 26% xuống 7%, giảm tỷ lệ hút thuốc của nam từ 50% xuống còn 20% và nữ hút thuốc xuống dưới 2%. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có một số quy định về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá như: tăng thuế thuốc lá làm tăng nguồn ngân sách (năm 2008 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là 65% giá xuất xưởng và 10% thuế giá trị gia tăng; tương đương 45% giá bán lẻ. Theo Bộ Tài chính, nguồn thu từ thuế thuốc lá năm 2008 hơn 7.500 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ so với năm 2007); phát động phong trào xây dựng môi trường không khói thuốc; in lời cảnh báo sức khỏe trên bao bì với diện tích chiếm 30% vỏ bao ….. Tuy nhiên theo rưởng đại diện Văn phòng Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam, Tiến sỹ Jean-Marc Olivé, trước thực trạng hút thuốc lá ngày càng trầm trọng và các biện pháp kiểm soát hút thuốc của Chính phủ Việt Nam tỏ ra kém hiệu quả. Vì thế, các công ty công nghiệp sản xuất thuốc lá vẫn cố gắng quảng cáo sản phẩm gián tiếp dưới nhiều hình thức hấp dẫn thông qua bao bì, nhãn hiệu, in lời cảnh báo không đúng quy định ( Chỉ có 2 dòng cảnh báo bằng chữ chỉ chiếm 30% diện tích mặt trước và mặt sau của bao thuốc )…. nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của cộng đồng, nên công chúng vẫn chưa nhận thức đầy đủ, đúng về tác hại của thuốc lá, thêm vào đó tình trạng buôn lậu thuốc lá qua cửa khẩu ngày càng nhiều. Do đó, cần tăng cường công tác truyền thông để người dân ngày càng hiểu biết rõ hơn sự nguy hiểm của thuốc lá, từ đó tích cực tham gia xây dựng môi trường lành mạnh, không khói thuốc trong cộng đồng và các chính sách về phòng chống tác hại thuốc lá của Chính phủ được thực thi có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 3. Mục đích khảo sát: - Khảo sát được mức độ hút thuốc của người dân Việt Nam. - Nhấn mạnh lại tác hại của việc hút thuốc đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng . - Từ đó đưa ra một số biện pháp tuyên truyền giáo dục cho mọi người giảm việc hút thuốc dần dần đến việc từ bỏ thuốc lá . 4. Đối tượng khảo sát: - Đối tượng khảo sát được xác định là: Tất cả người dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên. - Phạm vi khảo sát: Người dân ở thành phố Hồ Chí Minh. 5. Ý kiến kiến nghị : - Cần tuyên truyền cho người dân biết được tác hại của thuốc lá, nghiêm cấm việc hút thuốc ở những nơi công cộng gây ảnh hưởng tới cộng đồng . - Có những biện pháp nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm. - Nhà nước nên đánh thuế cao lên mặt hàng thuốc lá, điều này sẽ làm giá thuốc tăng, nhu cầu hút thuốc lá sẽ giảm. Phần 2: Phân tích mẫu điều tra và kết quả 1. Mô tả mẫu điều tra: * Qua cuộc khảo sát chúng tôi nhận thấy: - Số người hút thuốc chủ yếu là nam ( 54% ) nằm trong độ tuổi 15 – 30 tuổi và có nghề nhiệp là công nghiệp, xây dựng, và nghề khác ngoài những nghề mà chúng tôi đưa ra trong bảng câu hỏi là nhiều nhất. - Số người hút thuốc chỉ có người ở trình độ học vấn là trên đại học là thấp còn những người có trình độ khác thì mức độ hút thuốc nhiều xấp xĩ bằng nhau. - Số người hút thuốc không phụ thuộc vào họ đang độc thân hay lập gia đình rồi. - Người có thu nhập trung bình từ 1 – 3 triệu thì hút thuốc nhiều nhất và sau đó là người có thu nhập từ 5 triệu trở lên là hút thuốc nhiều. - Trong tất cả những người chúng tôi khảo sát thì có đến 98% người là biết rõ hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, trong đó người có hút thuốc chiếm 57%. Tuy nhiên số lượng người hiểu một cách cặn kẽ tác hại của nó thì vẫn còn thấp hầu như ai cũng chỉ biết là hút thuốc lá có hại cho sức khỏe thế thôi còn tác hại bên trong rối ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào thì có lẽ đây là câu hỏi lớn. Bên cạnh đó chỉ có khoảng 14% trong số đó là có quan tâm tìm hiểu đến tác hại của việc hút thuốc lá. Trong quá trình thu thập dữ liệu người khảo sát thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện, đồng thời để đảm bảo sự khách quan người khảo sát không thực hiện lấy mẫu theo nhóm (nhóm cơ quan, nhóm bạn) mà thực hiện lấy đơn lẻ từng cá nhân tại mọi địa điểm lấy mẫu. * Nhận xét chung: Tổng thể và mẫu - Đối tượng khảo sát: Mẫu điều tra người Việt Nam sống ở thành phố Hồ Chí Minh có độ tuổi trên 15 tuổi. - Tổng thể : tiềm ẩn. - Mẫu: Mẫu điều tra gồm 50 quan sát thời gian lấy mẫu từ 1/11 đến 15/11 năm 2009. - Dữ liệu định tính. Thu thập dữ liệu Dạng dữ liệu: sơ cấp Nguồn thu thập dữ liệu sơ cấp Điều tra không thường xuyên Điều tra không toàn bộ: điều tra chọn mẫu Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu quan sát: phỏng vấn cá nhân trực tiếp ( phỏng vấn có cấu trúc) Kĩ thuật chọn mẫu: Kĩ thuật lấy mẫu phi xác suất Kĩ thuật thiết kế bảng hỏi: Câu hỏi đóng Câu hỏi liệt kê một lựa chọm Câu hỏi phân mức Câu hỏi chấm điểm * Chi tiết: 1.1. Giới tính: Mẫu điều tra gồm 39 nam ( chiếm 78% ), 11 nữ ( chiếm 22% ). 1.2. Tuổi: Tuổi được phỏng vấn từ 15 tuổi trở lên, được thể hiện qua bảng sau: Độ tuổi Số người Tỷ lệ trên mẫu 15 - 30 29 58 31 - 45 12 24 46 - 60 7 14 > 60 2 4 Tổng 50 100 Bảng 1.2: Độ tuổi 1.3. Trình độ học vấn: Qua việc khảo sát thu được số liệu về trình độ học vấn của người được hỏi như sau: Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid trung hoc, duoi trung hoc 13 26,0 26,0 26,0 dai hoc 25 50,0 50,0 76,0 tren dai hoc 1 2,0 2,0 78,0 khac 11 22,0 22,0 100,0 Total 50 100,0 100,0 Bảng 1.3: Trình độ học vấn 1.4. Nghề nghiệp: Người được hỏi hoạt động trong nhiêu ngành nghề khác nhau nên để thuận tiện trong việc mô tả mẫu chúng tôi phân chia các nghề thành như sau: Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ trên mẫu Công nghiệp 6 12 Nông nghiệp 3 6 Lâm nghiệp 0 0 Thủy sản 0 0 Giáo dục 3 6 Tài chính ngân hàng 2 4 Du lịch khách sạn 1 2 Bưu chính viễn thông 1 2 Công nghệ thông tin 2 4 Xây dựng 7 14 Thương mại 5 10 Dịch vụ 5 10 Khác 14 28 Không trả lời 1 2 Tổng 50 100 Bảng 1.4: Nghề nghiệp 1.5. Thu nhập: Qua bảng câu hỏi ta thu được thông tin về thu nhập của người được hỏi như sau: Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid < 1 trieu 4 8,0 8,0 8,0 11 - 3 trieu 28 56,0 56,0 64,0 3 - 5 trieu 11 22,0 22,0 86,0 >5 trieu 7 14,0 14,0 100,0 Total 50 100,0 100,0 Bảng 1.5: thu nhập 1.6. Tình trạng hôn nhân: Trong mẫu điều tra có: 28 người độc thân (56%),và 22 người (44%) đã lập gia đình. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid doc than 28 56.0 56.0 56.0 da lap gia dinh 22 44.0 44.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Bảng 1.6: tình trạng hôn nhân 1.7. Số lượng người hút thuốc: Với số mẫu là 50 trong đó có 30 (60%) người có hút thuốc trong vòng 1 năm trở lại đây và có 20 người (40%) không hút thuốc trong vòng 1 năm. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 30 60,0 60,0 60,0 khong 20 40,0 40,0 100,0 Total 50 100,0 100,0 Bảng 1.7: Số người hút thuốc Vì mục đích của đề tài là khảo sát được mức độ hút thuốc của người dân Việt Nam và nhấn mạnh lại tác hại của việc hút thuốc đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng qua đó tìm hiểu xem mức độ quan tâm của mọi người đến tác hại của việc hút thuốc lá đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng nên trong bảng câu hỏi nhóm đã có phần câu hỏi riêng dành cho những người có hút thuốc để tìm hiểu rõ hơn những nguyên nhân đưa họ đến việc hút thuốc mức độ hút thuốc, và sự quan tâm của họ đến sức khỏe của bản thân và những người xung quanh trước việc hút thuốc của họ và đã thu được các số liệu như sau: Bảng 1.7.1: mức độ hút thuốc – số lượng hút thuốc trong 1 ngày so luong thuoc hut trong 1 ngay Total 1 - 10 dieu 1 goi > 1 goi khong biet muc do hut thuoc hau nhu khong 0 0 0 1 1 binh thuong 10 0 0 0 10 thuong xuyen 4 8 3 1 16 rat thuong xuyen 0 2 1 0 3 Total 14 10 4 2 30 Về mức độ hút thuốc trong số 30 người trả lời là có hút thuốc trong vòng 1 năm trở lại thì ta có: - Ở mức độ “hầu như không hút thuốc” thì có 1 người trả lời “không biết” trong 1 ngày mình hút bao nhiêu điếu. - 10 người hút thuốc ở mức độ “bình thường” thì hút từ “1- 10” điếu trong 1 ngày. - Ở mức độ “thường xuyên” thì có 4 người hút 1- 10 điếu trong 1 ngày, 8 người hút 1 gói trong 1 ngày, 3 người hút nhiều hơn 1 gói trong ngày và 1 người trả lời không biết. - Ở mức độ “rất thường xuyên” có 2 người hút 1 gói, 1 người hút nhiều hơn 1 gói. Với mức độ hút thuốc như vậy thì số tiền mà những người hút thuốc phải chi trong 1 tháng như sau: Frequency Percent Cumulative Percent Valid 30 - 50 nghin 5 16,7 16,7 50 - 100 nghin 4 13,3 30,0 100 - 200 nghin 6 20,0 50,0 > 200 nghin 9 30,0 80,0 khong biet 6 20,0 100,0 Total 30 100,0 Bảng 1.7.2: số tiền mua thuốc trong 1 tháng - Như vậy trong 1 tháng số lượng người chi nhiều hơn 200.000 để mua thuốc là cao nhất với 30% ( 9 người), số người chi từ 100.000 – 200.000 và số người không biết 1 tháng họ chi mất bao nhiêu tiền có cùng tỷ lệ là 20%, tiếp đến là số người chi từ 30.000 – 50.000 với 5 người chiếm 16,7%, thấp nhất là số người chi từ 50.000 – 100.000 là thấp nhất với 13.3%. Về nơi mà họ hút thuốc thì có số liệu sau: Frequency Percent Cumulative Percent Valid nha 3 10,3 10,3 noi cong cong 1 3,4 13,8 moi noi khi thich 16 55,2 69,0 noi khac 9 31,0 100,0 Total 29 100,0 Missing khong tra loi 1 Total 30 Bảng 1.7.3: Nơi hút thuốc Như vậy qua bảng số liệu ta thấy những người hút thuốc hút vào mọi nơi khi thích là có tỷ lệ cao nhất với 55,2%. Trong số những người hút thuốc thì hết 63,3% trong số họ không trả lời rõ lí do mà họ hút thuốc, có 10% trả lời do buồn, 16,7% trả lời do bạn bè dụ dỗ, muốn thể hiện và 10% trả lời do căng thẳng. Frequency Percent Cumulative Percent Valid buon 3 10,0 10,0 cang thang 3 10,0 20,0 ban be du do, muon the hien 5 16,7 36,7 li do khac 19 63,3 100,0 total 30 100,0 Bảng 1.7.4: Lí do hút thuốc - Về câu trả lời cho hút thuốc lúc nào chúng tôi thu được kết quả như sau: 43,3% trong số những người hút thuốc trả lời họ thường hút thuốc vào lúc đi chơi, nhậu nhẹt, 30% hút thuốc vào lúc nghỉ ngơi, 26,7% hút thuốc vào lúc khác, 20% hút vào lúc buồn,căng thẳng, 13.3% hút vào lúc làm việc. hut_thuoc_luc_nao luc lam viec 4 luc nghi ngoi 9 luc di choi, nhau nhet 13 luc bi stress, luc buon 6 luc khac 8 Group $C13 hut_thuoc_luc_nao Pct of Pct of Category label Code Count Responses Cases luc lam viec 1 4 10,0 13,3 luc nghi ngoi 2 9 22,5 30,0 luc di choi, nhau nhet 3 13 32,5 43,3 luc bi stress, luc buon 4 6 15,0 20,0 luc khac 5 8 20,0 26,7 ------- ----- ----- Total responses 40 100,0 133,3 20 missing cases; 30 valid cases Bảng 1.7.5: Hút thuốc lúc nào Tuy nhiên khi hỏi về ý định bỏ hút thuốc thì có đến 63,3% trả lời thỉnh thoảng, 16,7% trả lời không bao giờ, 13,3% trả lời rất thường xuyên,đang thực hiện, 6,7% trả lời không bao giờ. Frequency Percent Cumulative Percent Valid khong bao gio 5 16,7 16,7 thinh thoang 19 63,3 80,0 thuong xuyen 2 6,7 86,7 rat thuong xuyen, dang thuc hien 4 13,3 100,0 Total 30 100,0 Bảng 1.7.6: Bỏ thuốc Trong số những người hút thuốc đó thì có 46,7% người không biết mình có mắc căn bệnh nào liên quan đến phổi và đường hô hấp, 33,3% người trẩ lời không còn 20% trả lời có và trong 20% này có 3 người đang mắc bệnh về răng miệng, 2 người bị viêm phổi, 1 người đang mắc căn bệnh khác Frequency Percent Cumulative Percent Valid khong biet 14 46,7 46,7 co 6 20,0 66,7 khong 10 33,3 100,0 Total 30 100,0 Bảng 1.7.7: có mắc căn bệnh nào không Để tìm hiểu về ý thức của người hút thuốc chúng tôi đã đưa vào bảng câu hỏi một câu hỏi tình huống sau khi khảo sát chúng tôi đã thu được kết quả sau: - 43,3 % người sẽ đi nơi khác hút để không gây ảnh hưởng - 20 % người mặc kệ vẫn hút bình thường - 20 % người vẫn hút nhưng hạn chế hút - 6,7 % sẽ bỏ thuốc - 10 % có ý kiến khác Frequency Valid Percent Cumulative Percent Valid di cho khac hut, khong gay anh huong 13 43,3 43,3 mac ke van hut binh thuong 6 20,0 63,3 van hut nhung han che 6 20,0 83,3 bo thuoc 2 6,7 90,0 y kien khac 3 10,0 100,0 Total 30 100,0 Bảng 1.7.8: tình huống Khi hỏi về ý thức bảo vệ môi trường của người hút thuốc với tàn thuốc thì có 76,7% người sẽ bỏ vào gạt tàn và 23,3% tiện dau thì vứt tàn thuốc ở đó. Frequency Percent Cumulative Percent Valid tien dau vut do 7 23,3 23,3 bo vo gat tan 23 76,7 100,0 Total 30 100,0 Bảng 1.7.9: xử lý rác rác thuốc Với phần câu hỏi chung cho cả người hút thuốc lẫn người không hút thuốc chúng tôi muốn tìm hiểu mức độ quan tâm, tim hiểu của mọi người đến tác hại của việc hút thuốc lá đến cộng đồng chúng tôi đã thu được những kết quả như sau: - Có 98 % trong số những người khảo sát trả lời họ biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, 2 % là trả lời không biết. - Tuy nhiên khi hỏi về mức độ hiểu biết về tác hại của hút thuốc lá là thế nào thì hết 46% trong số họ là trả lời cò hiểu một chút, và 40 % là chỉ hiểu một cách bình thường chỉ có 12% trong số họ là hiểu một cách cặn kẽ, trả lời không hiểu là 2%. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong hieu 1 2,0 2,0 2,0 binh thuong 20 40,0 40,0 42,0 co hieu 23 46,0 46,0 88,0 rat hieu 6 12,0 12,0 100,0 Total 50 100,0 100,0 Bảng 1.8. Mức độ hiểu biết về tác hại của hút thuốc Về mức độ quan tâm đến tác hại của việc nút thuốc thì có - 44 % là có quan tâm. - 32% người có mức độ quan tâm bình thường. - 10% không quan tâm. - 8 % trả lời rất quan tâm. - 6% không hề có suy nghĩ quan tâm đến nó. Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat khong quan tam 3 6,0 6,0 6,0 khong quan tam 5 10,0 10,0 16,0 binh thuong 16 32,0 32,0 48,0 quan tam 22 44,0 44,0 92,0 rat quan tam 4 8,0 8,0 100,0 Total 50 100,0 100,0 Bảng 1.9. Mức độ quan tâm đến tác hại của việc hút thuốc Khi tìm hiểu về mức độ thường xuyên theo dõi tìm hiểu về tác hại của hút thuốc chúng tôi có được kết quả như sau: - 48 % theo dõi ở mức độ bình thường. - 32 % không theo dõi thường xuyên - 14 % thường xuyên theo dõi. - 6 % rất không thường xuyên theo dõi ( không bao giờ theo dõi ). - Số người thực sự theo dõi, tìm hiểu là 0 %. Về nguồn thông tin tìm hiểu tác hại của hút thuốc thì chúng tôi thu được kết quả sau: - Truyền hình 39,3 % - Báo chí 21 % - Internet 15,7 % - Bạn bè, người thân 11,2 % - Từ các nguồn khác 10,1 % ( trạm xe bus, biển quảng cáo trên đường……) - Không trả lời 3,3 % Group $C22 tim_hieu_o_dau Pct of Pct of Category label Code Count Responses Cases bao chi 1 21 23,6 44,7 truyen hinh 2 35 39,3 74,5 internet 3 14 15,7 29,8 ban be, nguoi than 4 10 11,2 21,3 khac 5 9 10,1 19,1 ------- ----- ----- Total responses 89 100,0 189,4 3 missing cases; 47 valid cases Ý kiến tăng giá thuốc lên cao hơn nhằm giúp hạn chế số người hút thuốc lá thì nhóm chúng tôi thu được kết quả: - 32 % cho rằng nên tăng mạnh - 16 % cho rằng nên tăng nhẹ - 30 % nói không nên tăng - 22 % không quan tâm đến việc tăng giá thuốc lá hay không Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong quan tam 11 22,0 22,0 22,0 khong nen tang 15 30,0 30,0 52,0 tang nhe 8 16,0 16,0 68,0 tang manh 16 32,0 32,0 100,0 Total 50 100,0 100,0 Bảng 1.10: Ý kiến tăng giá thuốc Để giúp cho tất cả cộng đồng hiểu rõ được tác hại của việc hút thuốc đến sức khỏe của bản thân và tất cả những người xung quanh thì chúng tôi đã xin ý kiến đóng góp của những người được khảo sát để có những biện pháp tích cực giúp cho công tác tuyên truyền, giáo dục tác hại của hút thuốc thực sự hữu ích với mọi người để phần nào giảm bớt tỷ lệ người hút thuốc bên cạnh đó còn giúp cho môi trường xung quanh trở nên trong sạch hơn và chúng tôi đã thu được những ý kiến đóng góp như sau: - Cần tuyên truyền bằng các hoạt động xã hội kèm theo đó là những minh chứng thực tế cho người dân biết được tác hại của thuốc lá, nghiêm cấm việc hút thuốc ở những nơi công cộng gây ảnh hưởng tới cộng đồng . - Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tác hại của hút thuốc lá đến sức khỏe. - Có những biện pháp nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm. - Nhà nước nên đánh thuế cao lên mặt hàng thuốc lá, điều này sẽ làm giá thuốc tăng, nhu cầu hút thuốc lá sẽ giảm. Cần hạn chế các công ty thuốc lá phát triển, sản xuất thuốc lá. - Việc tuyên truyền trên vỏ bao thuốc cần có những hình ảnh lớn và mạnh hơn( thay vì dòng chữ tuyên truyền nhỏ nằm sau bao thuốc) - Đối với những người mà có thành viên trong gia đình hút thuốc thì cần giúp đỡ, động viên, quan tâm đến người thân để giúp họ có thể bỏ thuốc. - Ở các công ty thì cần cấm nhân viên trong công ty hút thuốc trong công ty. 2. Kết luận. Như vậy, qua cuộc khảo sát với những số liệu thu được nhóm chúng tôi đã có một số nhận xét như sau: - Hiện nay số người hút thuốc ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều và số người hút thuốc không phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Tuy nhiên tỷ lệ hút thuốc ở nam vẫn chiêm tỷ lệ nhiều hơn ở nữ. - Hầu như ai cũng biết hút thuốc là có hại cho sức khỏe tuy nhiên mức độ hiểu biết của mọi người chỉ ở mức độ sơ khai chưa thực sự biết một cách sâu sắc, cặn kẽ và dường như số người quan tâm, theo dõi, tìm hiểu đến tác hại của việc hút thuốc vẫn chưa nhiều chính vì thế số lượng người hút thuốc vẫn còn cao, mức độ ô nhiễm môi trường vì khói thuốc lá khá cao. - Đối với người hút thuốc thì họ vẫn biết hút thuốc là có hại và tốn kém về mặt kinh tế của họ tuy nhiên số người bỏ hút thuốc vẫn còn thấp. Tuy vậy nhưng nhiều người cũng có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh và tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh. * Hạn chế của đề tài: Vì lý do thời gian và kinh tế nên nhóm chúng tôi chưa đi khảo sát được ở nhiều nơi để thu được kết quả chính xác hơn. Bên cạnh đó mẫu quan sát còn ít nên số liệu chưa thực sự đáp ứng được hết mục đích của đề tài này./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát ảnh hưởng của việc hút thuốc lá tới sức khỏe cộng đồng.doc