Lời mở đầu
Hiện nay tình hình khai thác sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Đông Nai nói chung, khu vực huyện Vĩnh Cửu nói riêng còn rất nhiều bất cập. Hiện tượng khai thác cát trộm trên sông còn diễn ra rất mạnh, tình hình khai thác sử dụng nguồn nước cho các hoạt động sinh hoạt của người dân còn chưa được hợp lý. Sự quản lý của các cơ quan còn nhiều hạn chế và lỗ hỏng. Chính vì vậy nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu”. Đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công tác quản lý của các cơ quan và các hoạt động sử dụng nguồn nước của dòng sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cữu, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để nguồn nước tại lưu vực được sử dụng hợp lý hơn
Đề tài được thực hiện vào tháng 3 năm 2011
MỤC LỤC
Mở Đầu 3
I. Tổng quan 3
I.1 Vị trí địa lý 3
I.2 Điều kiện kinh tế -xã hội 4
I.2.1 Diện tích, dân số, giao thông 4
I.2.2 Các đơn vị hành chính 4
I.2.3Kinh tế, xã hội 4
II. Hiện trạng khai thác và quản lý 4
II.1 Hiện trạng khai thác 4
II.1.1 Khai thác sử dụng thủy điện 4
II.1.2 Khai thác sử dụng thủy sản 7
II.1.3 Khai thác sử dụng cát 9
II.1.4 Khai thác sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp 12
II.1.5 Khai thác sử dụng cho công nghiệp 12
II.1.6 Khai thác sử dụng cho sinh hoạt 13
II.2 Hiện trạng quản lý tài nguyên nước 13
III.Những vấn đề còn tồn tại 15
III.1 Tồn tại trong khai thác 15
III.2 Tồn tại trong quản lý 16
IV. Kết luận 17
V.Kiến nghị 17
VI. Tài liệu tham khảo 18
Hình 1: Nhà máy thủy điện Trị An 6
Hình 2: Đập tràn Nhà máy thủy điện Trị An 7
Hình 3: Đánh bắt cá bằng xung điện trên sông Đồng Nai đoạn chạy qua Trị An, Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu). 10
Hình 4: Xà lang chở cát 12
Hình 5 : Sử dụng nước sông tưới tiêu cho nông nghiệp 14
Hình 6: Xáng cạp, xà lan lớn vẫn ngang nhiên neo đậu, thi nhau móc cát ngay giữa ban ngày. 18
Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước trên lưu vực sộng Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3783 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước trên lưu vực sộng Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
LỚP DH08QM
Tiểu luận môn Quản lý tài nguyên nước
Đề tài
Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu
GVHD: Nguyễn Trần Liên Hương NHÓM: Nguyễn Thị Loan
Hoàng Tiến Trung
Dương Tướng Quân
Trần Quang Vũ
Nguyễn Văn Phong
Từ Nguyễn Hoàng Thành
Võ Đăng Khoa
Nguyễn Anh Xuân
Nguyễn Thanh Trung
TP Hồ Chí Minh
3/2011
MỤC LỤC
Hình 1: Nhà máy thủy điện Trị An 6
Hình 2: Đập tràn Nhà máy thủy điện Trị An 7
Hình 3: Đánh bắt cá bằng xung điện trên sông Đồng Nai đoạn chạy qua Trị An, Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu). 10
Hình 4: Xà lang chở cát 12
Hình 5 : Sử dụng nước sông tưới tiêu cho nông nghiệp 14
Hình 6: Xáng cạp, xà lan lớn vẫn ngang nhiên neo đậu, thi nhau móc cát ngay giữa ban ngày. 18
Mở Đầu
Hiện nay tình hình khai thác sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Đông Nai nói chung, khu vực huyện Vĩnh Cửu nói riêng còn rất nhiều bất cập. Hiện tượng khai thác cát trộm trên sông còn diễn ra rất mạnh, tình hình khai thác sử dụng nguồn nước cho các hoạt động sinh hoạt của người dân còn chưa được hợp lý. Sự quản lý của các cơ quan còn nhiều hạn chế và lỗ hỏng. Chính vì vậy nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu”. Đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công tác quản lý của các cơ quan và các hoạt động sử dụng nguồn nước của dòng sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cữu, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để nguồn nước tại lưu vực được sử dụng hợp lý hơn
Đề tài được thực hiện vào tháng 3 năm 2011
I. Tổng quan
I.1 Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh cửu nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Đồng Phú (Bình Phước), phía tây giáp huyện Phú Giáo và Tân Uyên (Bình Dương), phía đông là rừng quốc gia Vườn quốc gia Cát Tiên và hồ Trị An, phía nam là huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa
Sông Đồng Nai là tên con sông lớn thứ nhì đất Nam Bộ, chỉ thua sông Cửu Long
Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên sông mang tên sông Đắc Dung. Sông uốn khúc chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai. Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3 và là vùng trung lưu của sông. Đoạn sông chảy huyện Vĩnh Cửu chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu. Ở khoảng lưu vực này có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn phần 2,765 km³, dung tích hữu ích 2,547 km³ và diện tích mặt hồ 323 km². Hồ được thiết kế để cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An công suất 400MW với sản lượng điện hàng năm 1,7 tỷ kWh.
I.2 Điều kiện kinh tế -xã hội
I.2.1 Diện tích, dân số, giao thông
Huyện có diện tích 1092km2 và dân số là 110.855 người (năm 2007),mật độ dân số 0,101 người/km2, huyện ly là thị trấn Vĩnh An nằm trên đường tỉnh lộ 767 và nằm cạnh phía nam hồ Trị An, cách thành phố Biên Hòa 30km về hướng tây bắc
I.2.2 Các đơn vị hành chính
- Huyện ly: thị trấn Vĩnh An
- Các xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Tân Bình, Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân An, Trị An, Hiếu Liêm, Vĩnh Tân, Mã Đà, Phú Lý
I.2.3 Kinh tế, xã hội
Huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao 65.921 ha có trữ lượng gỗ lớn.
Có Hồ Trị An 28.500 ha (trong địa phận Vĩnh Cửu là 16.500 ha) là nguồn nước phong phú phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Có tiềm năng khoáng sản phong phú về chủng loại gồm kim loại quý, nguyên liệu vật liệu xây dựng: cát, đá, keramzit cho sản xuất bê tông nhẹ, puzlan và laterit nguyên liệu phụ gia cho xi măng.
Có các cảnh quan nổi tiếng như: Hồ Trị An, khu di tích lịch sử chiến khu Đ, các khu vườn ăn trái ven sông Đồng Nai thuận lợi cho du lịch sinh thái - tham quan nghiên cứu.
Đã quy hoạch Khu công nghiệp Thạnh Phú. Đang quy hoạch cụm sản xuất ngành nghề tại xã Tân Bình.
II. Hiện trạng khai thác và quản lý
II.1 Hiện trạng khai thác
II.1.1 Khai thác sử dụng thủy điện
II.1.1.1 Nhà máy thủy điện Trị An
Hình 1: Nhà máy thủy điện Trị An
Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc.Nhà máy được xây dựng với sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.Công trình thủy điện Trị An được khởi công ngày 22-2-1982. Đập hồ Trị An được xây dựng bằng đá hỗn hợp, có chiều dài 420m, chiều cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Phần đập tràn chịu lực bằng bê tông dài 150m, có 8 khoang tràn với mỗi khoang rộng 15m và 8 cửa van. Bên cạnh đó có đập Suối Rộp dài 2.750m, cao 45m và hệ thống đập đất phụ có chiều dài tổng cộng 6.263m. Nhà máy thủy điện Trị An có 4 tổ máy, với tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh. Hồ thủy điện Trị An là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường (HBT) 62 m, mực nước chết (HC) 50 m, mực nước gia cường 63, 9 m. Lưu lượng chạy máy ở công suất định mức là 880 m3/s, tương ứng 220m3/s cho mỗi tổ máy, cột nước tinh là 53m. Nhà máy thủy điện được xây với tổng công suất lắp máy 4 tổ x 100 MW = 400 MW, sản lượng điện hằng năm 1,76 tỉ kW.h. Lưu lượng nước xả lũ qua đập tràn cao nhất theo thiết kế là 18.450 m3/s. Tuyến áp lực chính gồm đập ngăn sông và đập tràn. Đập ngăn sông được đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Đập tràn xả lũ dài 150m, có 8 khoang tràn, mỗi khoang rộng 15m với 8 cửa van cung được đóng mở bằng cẩu chân dê 2x125 tấn. Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2 với dung tích tổng cộng 2,76 tỉ m3, dung tích hữu ích là 2,54 tỉ m3, dung tích chết 0,218.109 m3. Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải tòan quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ...
Hình 2: Đập tràn Nhà máy thủy điện Trị An
II.1.1.2 Hiện trạng “nước ít, điện cầm chừng” :
Hàng năm cứ vào giữa tháng 9 là đỉnh lũ của hồ Trị An (Đồng Nai), nước về đầy hồ, buộc phải xả tràn. Thế nhưng, năm đã đến cuối tháng 9/2010 hồ vẫn cạn trơ đáy, khiến việc khai thác thủy gặp rất nhiều khó khăn.
Hồ Trị An là một trong những công trình thủy điện quan trọng của cả nước, lấy nước từ 2 nhánh sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu và La Ngà đổ về với lượng nước trữ khoảng 15 tỷ m3/năm. Năm 2010, mưa ít, lượng nước về hồ không nhiều đã ảnh hưởng rất lớn việc cung cấp điện cho khu vực phía Nam cũng như lưới điện quốc gia. Trung bình mỗi năm, thủy điện Trị An cung cấp khoảng 1.730 triệu kWh cho lưới điện quốc gia và vào cao điểm của mùa mưa các tháng 8, 9 và 10 cung cấp khoảng 10 triệu kWh/ngày. Năm 2010, mưa đầu nguồn ít, lượng nước về hồ hiện chỉ đạt trên 50 m, vượt mực nước chết trên 0,5 m, ít hơn mọi năm hơn 10m nên thủy điện Trị An chỉ chạy được 4 - 5 triệu kWh/ngày. Đây là trường hợp chưa từng xảy ra trong nhiều năm nay.
Mọi năm vào cuối tháng 8 mực nước ở hồ đạt khoảng 60 m, đỉnh điểm lũ ở hồ Trị An vào giữa tháng 9 mực nước đạt 61 - 62 m và phải xả tràn về hạ lưu. Tuy nhiên giữa tháng 9/2010 đã không xảy ra lũ và nước về hồ thấp hơn mọi năm hơn 11 m, hiện mặt hồ vẫn cạn trơ đáy. Do đó, nhà máy vận hành chỉ chạy được nửa công suất so với năm 2009, lượng điện cung cấp cho lưới điện quốc gia bị giảm mạnh. Dự báo mùa khô 2010-2011 lượng điện phát sẽ rất hạn chế, tình trạng thiếu điện khó tránh khỏi.
II.1.2 Khai thác sử dụng thủy sản
II.1.2.1 Hiện trạng khai thác
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, hồ Trị An ngoài việc tạo thủy điện, cung cấp điện sử dụng trong vùng, còn có chức năng nuôi trồng, khai thác thủy sản, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Thực hiện chương trình đổi mới phương thức quản lý hồ Trị An, từ qúy IV/ 2009, UBND tỉnh đã quyết định giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu quản lý, đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản hồ Trị An.
Hiện khu vực lòng hồ Trị An có khoảng 800 ghe, 700 bè nuôi cá với hơn 5.000 lao động nuôi trồng, đánh bắt, làm các dịch vụ thuỷ sản.
II.1.2.2 Khai thác bừa bãi và những hệ lụy
Do cuộc sống còn nhiều khó khăn, không có vốn để đầu tư phương tiện đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản nên nhiều người đã chọn cách đánh bắt tôm, cá theo kiểu hủy diệt. Bất cứ nơi nào có sông rạch, ao hồ thì có người tìm đến khai thác. Họ dùng bất cứ phương tiện đã bị nghiêm cấm như lưới mắt nhỏ, xung điện, thuốc độc, thuốc nổ… để đánh bắt cá, tôm. Những năm trước đây, người đánh bắt cá tôm không ngại ngần dùng thuốc nổ ném xuống sông suối, ao hồ để tận thu nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, do sử dụng thuốc nổ gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm lại dễ bị cơ quan chức năng truy bắt ráo riết nên gần đây nhiều người đã chuyển sang cách đánh bắt bằng hình thức dùng xung điện hoặc hòa thuốc độc đổ vào nguồn nước để tận thu tôm, cá.
Hình 3: Đánh bắt cá bằng xung điện trên sông Đồng Nai đoạn chạy qua Trị An, Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu).
Việc sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản đã cùng lúc vừa tàn sát hàng loạt tôm, cá trong vùng có tác động của dòng điện, vừa tàn sát môi trường thủy sinh, hủy hoại thức ăn của các loại khác cùng sống dưới nước. Hiện nhiều loài cá, tôm đã phải mang dị tật không thể sinh sản và phát triển được nữa.
II.1.2.3 Thiếu nước, khai thác thủy hải sản điêu đứng
Lượng nước về hồ quá ít không chỉ thủy điện Trị An gặp khó khăn mà hàng ngàn hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên hồ cũng điêu đứng. Nhiều ngư dân đánh bắt thủy sản trên hồ Trị An ở khu phố 1, thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) đã phải bỏ nghề vì nước trên hồ cạn nên cá không sinh sôi nảy nở được, dẫn đến lượng cá đánh bắt hàng đêm chỉ bằng gần một nửa so với trước đây. Lượng cá đánh được bán không đủ cho chi phí đánh bắt của ngư dân.
Theo các hộ nuôi trồng thủy sản trên hồ Trị An và sông La Ngà, hiện nay nước trên hồ Trị An đang dần cạn vì vậy công việc đánh bắt thủy san đang gặp rất nhiều khó khăn
Trong tháng 9 năm 2010 khu bảo tồn chuẩn bị 1 triệu con cá giống để thả vào hồ Trị An, tuy nhiên cuối tháng 9 hồ vẫn cạn kiệt như mùa khô nên không thể tiến hành thả cá. Nếu trong tháng 10 hồ Trị An vẫn cạn không thả được cá giống thì năm sau hồ Trị An sẽ không còn cá. Vì mùa mưa là lúc nước về đầy hồ, cá từ các sông đổ về sinh sản và Khu bảo tồn thả thêm hàng triệu con cá giống các loại bổ sung thêm lượng cá trên hồ.
II.1.2.4 Hoạt động thả cá giống phục hồi nguồn lợi thuỷ sản và môi trường hồ Trị An
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu đã làm lễ thả 1 triệu cá giống các loại vào hồ Trị An tại bến cảng Trung tâm thủy sản thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, 4 loại cá giống được thả gồm: cá chép, cá mè, cá trôi và cá trắm với tổng trị giá khoảng 300 triệu đồng từ nguồn đóng góp của ngư dân đang nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trong khu vực lòng hồ Trị An. Nguồn kinh phí chủ yếu được huy động từ các hộ ngư dân sinh sống quanh khu vực hồ Trị An.
II.1.3 Khai thác sử dụng cát
Cát là một trong những loại khoáng sản dễ khai thác, có nhu cầu sử dụng lớn và giá trị khá cao. Chủ yếu là dùng trong xây dựng…Vì vậy, nhiều người đã tìm mọi cách để có được giấy phép hoặc khai thác lậu.
Có thể nói, khai thác cát hiện nay đang là một nghề hái ra tiền đối với các chủ phương tiện, chủ bến bãi vì đây chính là của "trời cho" cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nguồn lợi từ hoạt động này không nhỏ và về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội (tạo công ăn việc làm cho các lao động dôi dư), thế nhưng tác hại do khai thác bừa bãi mới là điều đáng bàn ở đây.
Dọc tuyến sông Đồng Nai qua khu vực huyện Vĩnh cửu, từ xã Trị An kéo xuống tận xã Bình Hòa, cả 2 bên tả hữu sông Đồng Nai có tới hàng chục bãi cát và điểm khai thác cát.
Hình 4: Xà lang chở cát
Từ bao đời nay, hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai có đất tiếp giáp thượng nguồn sông Đồng Nai vốn chung sống bình yên với sông. Ba năm trở lại đây, nạn khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ với qui mô lớn đã làm cho dòng sông rỗng ruột. Cứ thế sông Đồng Nai “nuốt chửng” hàng ngàn mét vuông đất của người dân.
“Sa tặc” lộng hành, khai thác cát trái phép rầm rộ đã làm cho lòng sông Đồng Nai ngày càng thêm rỗng ruột. Hậu quả là hàng trăm ngàn hecta đất của người dân đang từng ngày rơi tỏm xuống sông. Nhiều người dân rơi vào tình trạng sổ đỏ còn nhưng đất hết.
Trừ những bến bãi được cấp phép là chấp hành tương đối tốt, số còn lại thì mạnh ai người đó làm, bất chấp các quy định pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn cầu, an toàn đê, bảo vệ môi trường, đặc biệt là vi phạm quy định an toàn luồng lạch chạy tàu thuyền theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Hàng ngày, có hàng chục phương tiện nối đuôi nhau chờ vào bến bốc cát lên, còn dưới sông là các loại tàu hút dùng vòi rồng (ống hút) hút cát lên bãi. Nguy hiểm nhất là loại tàu hút này, chúng có thể xỉa vào thân đê, chân cầu, luồng tàu chạy để hút cát.
Chỉ tính riêng về vấn đề an toàn luồng chạy tàu, kiểu hút này sẽ tạo ra những vụng xoáy ngầm rất lớn làm biến đổi dòng chảy và luồng giao thông đường thủy. Tàu thuyền đi qua rất dễ bị mắc vào bãi cạn, hoặc cồn ngầm do xoáy nước tạo nên.
Trong thực tế, hoạt động khai thác diễn ra không chỉ ở các bãi đã khoanh định. Các xáng cạp cát thường xuyên di chuyển và khai thác trên khắp đoạn sông. Việc đánh giá khối lượng khai thác thực tế là việc làm không đơn giản bởi có nhiều doanh nghiệp cùng khai thác trên một đoạn sông, tài nguyên lấy khỏi lòng sông đôi khi được chuyển sang ngay cho các cơ sở kinh doanh trung gian. Ngay trong một công ty, việc quản lý sản lượng khai thác của từng xáng cạp cũng là vấn đề…
Công nghệ khai thác cát của các chủ xà lan trên sông Đồng Nai chạy qua huyện Vĩnh Cửu:
Sử dụng xà lan có đặt máy bơm hút cát chạy dọc theo dòng sông để bơm hút cát lên xà lan, sau đó chở về bến tập kết cát.
Sử dụng nước sông để hút cát từ xà lan lên bãi bằng máy bơm hút cát và ống dẫn.
Xúc cát lên phương tiện vận chuyển bằng máy xúc kết hợp xúc cát thủ công.
Vận chuyển bằng ô tô tự đỗ.
II.1.4 Khai thác sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp
Hình 5 : Sử dụng nước sông tưới tiêu cho nông nghiệp
Tại huyện Vĩnh Cửu những hộ dân sống xung quang dòng sông Đồng Nai , dọc theo dòng sông, họ dùng nước sông để tưới tiêu cho cây trồng của mình, đăc biệt nơi đây có vườn bưởi Tân Triều với diện tích lớn 235ha.
Hiện nay đang xây dựng các kênh dẫn nước từ sông Đồng Nai vào khu vườn bưởi Tân Triều để phục vụ cho việc tưới tiêu của bà con dễ dàng hơn,
Ngoài ra người dân còn dung nước từ Sông Đông Nai để tưới cho các vùng hoa màu của mình như các vườn rau, vườn bầu, bí, mướp,dưa… và cỏ chăn nuôi bò nữa.
Hiện nay tình trạng sử dụng nước của người dân nơi đây chưa thực sự tốt, việc lãng phí nước đang là mối lo ngại, không những lãng phí nguồn nước mà còn về chi phí , công sức nữa.
II.1.5 Khai thác sử dụng cho công nghiệp
Hiện nay trên lưu vực sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu vẫn chưa khai thác tài nguyên nước phục vụ để cho ngành công nghiệp mà chỉ phục vụ cho việc cấp nước sinh hoạt.Huyện Vĩnh Cửu có 1 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp với diện tích được tỉnh phê duyệt là 582,2 hécta nhưng hầu hết các công ty đều sử dụng nguồn nước ngầm để phục vụ cho sán xuất.
II.1.6 Khai thác sử dụng cho sinh hoạt
Theo quan trắc chất lượng nước của Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai thì nước sông Đồng Nai có chất lượng nước đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt nhưng qua xử lí.Tình hình khai thác nước để phục vụ cho sinh hoạt ngày càng tăng.Trên lưu vực sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu thì tỉnh Đồng Nai đã xây dựng nhà máy cấp nước sinh hoạt ở xã thiện tân, huyện Vĩnh Cửu. Nhà máy nước Thiện Tân được xây dưng vào năm 2000 với công suất 100.000 m3/ngày đêm do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.Hiện nay nhà máy nước Thiện Tân do công ty một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai quản lý, nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư TP.Biên Hòa, trung tâm thị trấn Long Thành và các khu công nghiệp Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Loteco, Tam Phước, Long Thành. Mặc dù nhà máy nước Thiện Tân công suất 100.000 m3/ ngày đêm, phục vụ cho cư dân và các khu công nghiệp ở thành phố Biên Hoà (Đồng Nai) đã đi vào hoạt động nhưng hiện vẫn còn hàng nghìn hộ dân ở các phường Tân Phong, Tân Biên, Tân Hoà (tp Biên Hòa) vẫn chưa có nước sạch sử dụng. Hiện tại công ty Sonadezi đang đầu tư nâng công suất nhà máy nước Thiện Tân giai đoạn 2 lên 200.000 m3/ngày đêm dự kiến hoàn thành vào năm 2015 để đáp ứng được nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư nói trên. Ngoài ra thì công ty xây dựng cấp nước tỉnh Đồng Nai cũng đang đầu tư xây dựng lại xí nghiệp nước Vĩnh An, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu.Xí nghiệp nước Vĩnh An hoàn thành sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư thị trấn Vĩnh An và các xã như Mã Đà, Hiếu Liêm, Phú Lý…thuộc huyện Vĩnh Cửu.
Hiện nay trên toàn tỉnh Đồng Nai nói chung cũng như huyện Vĩnh Cửu nói riêng, tình hình cấp nước sạch sinh hoạt đã dảm bảo được 90% số hộ được được dùng nước hợp vệ sinh với tiêu chuẩn 150 lít/người/ngày.
II.2 Hiện trạng quản lý tài nguyên nước
Hiện nay huyện Vĩnh Cữu đã triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước và các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài nguyên nước nước sông Đồng Nai đoạn qua huyện Vĩnh Cửu và thực hiện Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 về việc phê duyệt các khu vực tạm thời cấm khai thác cát xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai từ phía dưới đập thủy điện Trị An đến hạ nguồn. Đồng thời ban hành Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 về qui chế phối hợp quản lý, bảo vệ và khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ thủy điện Trị An; lập quy hoạch nuôi trồng thủy sản vùng bán ngập hồ Trị An đến năm 2020. Ngoài ra huyện còn tổ chức thực hiện dự án ngăn ngừa ô nhiễm nước trong hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai do WWF (Quỹ bảo vệ động vật hoang dã) tài trợ.
Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai tổ chức từ 1 - 2 hội nghị triển khai tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nói chung và lĩnh vực tài nguyên nước nói riêng đến cán bộ công chức trong ngành.
Phối hợp các cơ quan báo, đài, nhất là Báo Đồng Nai và Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước, quy định về cấp phép xả nước thải vào nguồn nước; phát hành 1.500 văn bản gửi các doanh nghiệp về việc thực hiện các quy định về cấp phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước thông qua Trang Thông tin điện tử (Website), Bản tin Tài nguyên và Môi trường của Sở. Cụ thể, từ tháng 7/2006, Sở TN&MT đã xây dựng Bản tin tài nguyên và Môi trường với khối lượng 1.000 - 1.500 bản tin/số/quý và xây dựng, duy trì hoạt động Trang thông tin điện tử là hai kênh thông tin quan trọng trong việc thông tin hoạt động ngành, góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật về TN&MT nói chung và tài nguyên nước nói riêng.
Việc ngăn chặn khai thác cát trái phép trên sông còn gặp nhiều khó khăn tại huyện Vĩnh Cửu, bởi đoạn sông chảy qua huyện lại thuộc địa phận quản lý của cả 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Để ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép, huyện Vĩnh Cửu đã thành lập các tổ kiểm tra trên sông Đồng Nai, đoạn qua huyện Vĩnh Cửu, đồng thời xây dựng quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý khai thác cát trái phép với huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) và có kế hoạch phối hợp giữa Công an huyện với Phòng CSGT đường thủy - Công an Đồng Nai. Tuy có sự phối hợp chặt chẽ như vậy, nhưng các ngành chức năng của huyện Vĩnh Cửu cũng chỉ xử lý được ba trường hợp vi phạm khai thác cát trên sông Đồng Nai; việc bắt quả tang để xử lý ít vì các cá nhân khai thác cát chủ yếu vào ban đêm đã gây không ít khó khăn cho lực lượng kiểm tra, khi bị phát hiện, các đối tượng đã nhấn chìm ghe hút cát và bỏ chạy.
III.Những vấn đề còn tồn tại
III.1 Tồn tại trong khai thác
Hiện tượng khai thác cát trộm vẫn là một vấn đề nóng bỏng cần được quan tâm
Hình 6: Xáng cạp, xà lan lớn vẫn ngang nhiên neo đậu, thi nhau móc cát ngay giữa ban ngày.
(Về sử dụng ghe bơm hút cát, UBND huyện đã xử phạt có 14 trường hợp với số tiền 20.400.000đ, tịch thu 06 ghe bơm hút cát và 02 trường hợp mua bán cát không có chứng từ hóa đơn với số tiền xử phạt 1.578.000đ.)
Việc khai thác cát chỉ diễn ra vào ban đêm, các đối tượng thường xuyên lưu động nhiều nơi trên Sông, sử dụng phương tiện động cơ có gắn công suất lớn, thực hiện bơm hút nhanh và cho người cảnh giới nên khi phát hiện lực lượng tuần tra chúng báo hiệu để các đối tượng bơm hút cát tháo chạy nên rất khó tiếp cận để bắt giữ, nếu không kịp tháo chạy thì nhấn chìm ghe phi tang, thậm chí còn tấn công lực lượng tuần tra rồi nhày xuống sông chạy thoát hoặc nhắn tin hăm dọa thanh toán nếu chính quyền tiếp tục kiểm tra các hoạt động bơm hút cát trên sông. Các hoạt động bơm hút cát chủ yếu là người và phương tiện nơi khác đến khai thác vào ban đêm, các ngày lễ thứ bảy, chủ nhật nên các ban ngành không có người trực đêm để phối hợp.
Tình trạng khai thác cát trái phép hiện nay vẫn diễn ra, mức độ ngày càng tinh vi hơn, nhiều đầu nậu vẫn ngang nhiên lập ụ tiếp nhận cát, trang bị máy bơm, hút hiện đại để tận thu cát như thách thức với dư luận.
III.2 Tồn tại trong quản lý
UBND các xã, thị trấn Vĩnh An không phát hiện các trường hợp khai thác tài nguyên khoáng sản diễn ra trong thời gian dài chỉ khi Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng Công An huyện phối hợp kiểm tra thì UBND các xã, thị trấn Vĩnh An mới hay biết, do đó các đối tượng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép cứ lợi dụng vào các ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật sẽ tiến hành khai thác
Do còn hạn chế trong công tác quản lý lưu vực nên các hoạt động còn rời rạc chưa tập trung và chưa phối hợp các hoạt động giữa Trung ương và địa phương.
Đầu tư cho các hoạt động của các Ban còn hạn chế.
Chưa đưa ra được hướng giải quyết cho hiện tượng khai thác cát trộm.
Chưa có sự phối hợp giữa các phỏng ban của huyện vĩnh cửu về công tác quản lý nguồn nước ở lưu vực trên dịa bàn.
Ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường nước trong một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa nghiêm túc. Công tác truyền thông về công tác này chưa được thường xuyên.
Công tác thanh tra, kiểm tra về công tác này ở cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế, chủ yếu là giải quyết các vụ việc đột xuất phát sinh trên địa bàn, việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm thuộc thẩm quyền các địa phương còn xem nhẹ
Một số văn bản, cơ chế chính sách đã được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với thực tế. Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường dài hạn ở các cấp chưa được quan tâm đúng mức. Trong những năm qua, việc lập chương trình, kế hoạch và kinh phí thực hiện nhiệm vụ này còn thụ động, lúng túng, chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ và thực tế
Do đoạn sông chảy qua huyện thuộc địa phận quản lý của cả 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương nên tình hình quản lý càng khó khăn hơn.
IV. Kết luận
Công tác quản lý chất lượng nước sông Đồng Nai nói chung, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu nói riêng nhìn chung còn yếu kém, hiện tại các nguồn tài nguyên chưa được tận dụng đúng vào mục đích sử dụng, chưa phát huy được sức mạnh tiềm năng vốn có của dòng sông Đồng Nai
Cần Sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên nước, khoáng sản; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra sau cấp phép để đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
công tác quản lý việc khai thác khoáng sản trên lưu vực còn yếu kém, hiện tượng sa tặc khai thác trái phaeps trên sông còn diễn ra rất nhiều. Do đó cần đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.
Tăng cường hiện đại hóa công tác quản lý, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
V.Kiến nghị
Cần tăng cường công tác quản lý lưu vực nước sông Đồng Nai, quản lý các khu công nghiệp khu chế xuất, các trại nuôi trồng thủy sản, tránh làm ô nhiễm và suy thoái tài nguyên,
Tổ chức các công tác truyền thông về quản lý nước sông Đồng Nai, phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên, cần ngăn chặng các hành vi làm suy thoái tài nguyên, xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể có những thành tích trong công tác bảo vệ tài nguyên lòng sông. Tăng cường và đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát thực thi pháp luật trong quản lý, bảo vệ tài nguyên
Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn về tài nguyên, môi trường của các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để nắm bắt được nội dung các văn bản pháp luật của nhà nước về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản nói chung , về bảo vệ đê điều và bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn, vận động thành lập các tổ hợp, hợp tác xã, Doanh nghiệp thay cho hoạt động khai thác tự do, trái phép của các hộ cá thể .Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị cho địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác trái phép trên địa bàn.Thực hiện cơ chế khen thưởng cho người dân khi phát hiện các trường hợp vi phạm và báo tin cho các cấp chính quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
UBND thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương thống nhất cùng đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương phối hợp thực hiện khảo sát thăm dò, quản lý các vùng tài nguyên,qua đó đề xuất khu vực cho phép tiến hành khai thác xây dựng trên lưu vực sông Đồng Nai chảy qua địa bàn huyện Vĩnh Cửu, trình UBND thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương phê duyệt để làm cơ sở đấu giá quyền khai thác, kết hợp bảo vệ tài nguyên xây dựng và hạn chế việc khai thác trái phép trên sông Đồng Nai
Các dự án trước khi cấp phép khai thác, chế biến đều phải thực hiện nghiêm việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập Bản cam kết bảo vệ môi trường; Dự án cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật.Trong quá trình hoạt động phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật bảo vệ môi trường, định kỳ quan trắc, phân tích thành các thông số ô nhiễm. Thực hiện đầu tư kinh phí vào công tác bảo vệ và khắc phục sự cố môi trường do khai thác gây ra (sạt lở bờ sông do khai thác trái phép). Cải tiến, đổi mới công nghệ khai thác cát nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Thực hiện ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường trong khai thác theo quy định của pháp luật.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp, các khu dân cư. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai để kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Thực hiện có kết quả kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đô thị.
VI. Tài liệu tham khảo
Phòng tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai, Báo cáo điều chỉnh bổ sung quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Biên Hòa, 2006
Bảng khảo sát ý kiến người dân xung quanh lưu vực sông Đồng Nai đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cữu
Hình thöùc PV:
☺ Tröïc tieáp
☺ Giaùn tieáp
Phieáu tham khaûo yù kieán coäng ñoàng
Veà caùc hoaït ñoäng coù lieân quan cuûa ngöôøi daân soáng treân löu vöïc soâng Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu.
Thực hiện vào tháng 3 năm 2011
Xin quí vò vui loøng cho bieát moät soá thoâng tin caù nhaân
Hoï vaø teân………………………………………………………………………………………Tuoåi…………♂Nam ♀Nöõ
Ngheà nghieäp……………………………………………Ñòa chæ…………………………………………………………………
Caâu 1: Nhà của ông /bà, anh /chị cách sông bao xa?………………………………………………
Caâu 2: Nhà của ông/ bà, anh/ chị có mặt nào hướng ra sông không?
a. maët tieàn b. maët haäu c. hoâng nhaø
Caâu 3: Gia đình ông/ bà, anh/chị có làm nghề gì liên quan đến sông không?
Đánh bắt thủy sản
Khai thác cát, sạn
Không
Caâu 4: Sử dụng phương tiện gì để đánh bắt?
a. Lưới b. Câu c. Châm điện d. Phương tiện khác………………………
Caâu 5: Dùng phương tiện gì để khai thác?………………………………………………………………………………………
Thời gian khai thác là lúc nào trong ngày?..........................
Khai thác bao nhêu lần trong 1 ngày?....................................
Chịu sự quản lý của ai?………………………………………Đóng thuế như thế nào?.............................
Caâu 6: Nước thải sinh hoạt trong gia đình được thải đi đâu?
a. Thải ra sông? b. Thải ra nơi khác?.............................
Câu 7: Gia đình có sử dụng nước sông cho việc trồng trọt, chan nuôi không?
a. có b. không
Câu 8: Nước mà gia đình sử dụng sinh hoạt là nước gì?
a. Nước sông b. Nước máy
c. Nước giếng
Câu 9: Gần đây có nhà máy xử lý nước nào không?........................................
(Nếu có) Nhà máy đó sử dụng nước gí để xử lý?
a. Nước sông b. Nước giếng
Câu 10: Theo ông/bà, anh/ chị, nước sông Đồng Nai chảy qua huyện có bị ô nhiễm không?
a. ô nhiễm nặng b. ô nhiễm ít
c không ô nhiễm
Câu 11: Theo Ông/ bà, Anh/ chị nước sông ô nhiễm là do đâu?.........................................
Câu 12: ở lưu vực sông này có tình trạng khai thác trái phép không?..........................
Nếu có thì việc khai thác này ảnh hưởng như thế nào đến gia đình?.........................
Câu 13: Ông /bà, anh/ chị sống ven sông này trong bao lâu?…………………….
Câu 14: Từ khi ông/bà, anh /chị sống ở đó bờ sông có bị sạc lở không?
tại sao?………………………………………………………………………..
Laàn saït lôû gaàn ñaây nhaát vaøo thôøi ñieåm naøo?………………………………………………………………………………………
Caâu 15: Nhaø cuûa oâng/ baø, anh/chò coù bò aûnh höôûng khoâng?…………………………………………………………
Neáu coù, ñaõ maát ñi bao nhieâu m2 ñaát?…………………Trong ñoù, ñaát vöôøn………………,ñaát ôû………………
Caâu 16: OÂng/ baø, anh/chò coù caûm thaáy an toaøn khi sinh soáng ôû ven soâng này khoâng?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cuoái cuøng xin oâng/ baø, anh/chò cho bieát nhöõng thuaän lôïi vaø khoù khaên ñaõ gaëp khi soáng ven soâng này vaø khai thaùc taøi nguyeân treân chính doøng soâng ñoù:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Chaân thaønh caûm ôn oâng/ baø, anh/chò ñaõ daønh thôøi gian quí baùu ñeå hoaøn thaønh phieáu tham khaûo naøy vaø cung caáp ñaày ñuû nhöõng thoâng tin coù giaù trò. Chuùc oâng/ baø, anh/chò luoân vui, khoeû vaø thaønh coâng trong cuoäc soáng. Chaøo taïm bieät !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom3_dh08qm_3728.doc