Đề tài Khảo sát, phân tích các yếu tố "đầu vào", "đầu ra" của Công ty CP Constrexim số 1

MỤC LỤC Lời mở đầu. Error! Bookmark not defined. Phần I: Giới thiệu về đơn vị thực tập. 3 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Constrexim số 1. 3 2. Các giai đoạn phát triển nổi bật của Công ty Cổ phần Constrexim số 1. 4 3. Mối quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings. 5 3.1. Quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings5 3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 đối với Công ty mẹ Constrexim Holdings5 Phần II: Khái quát tình hình sản xuất - kinh doanh tại Công ty Cổ phần Constrexim số 1.7 1. Mục tiêu và phạm vi hoạt động của Công ty. 7 1.1. Mục tiêu. 7 1.2. Ngành nghề hoạt động. 7 2. Khái quát về tình hình tài sản của Công ty qua một số năm8 3. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Công ty. 8 Phần III: Công nghệ sản xuất của Công ty. 10 1. Quy trinh công nghệ sản xuất sản phẩm trong công ty. 10 2. Đặc điểm về trang thiết bị và điều kiện lao động. 10 Phần IV: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty. 11 1. Tổ chức sản xuất11 1.1. Loại hình sản xuất của Công ty. 11 1.2. Chu kỳ sản xuất và kết cấu chu kỳ sản xuất11 2. Kết cấu sản xuất của Công ty. 12 Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty. 14 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Constrexim số 1. 14 2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty. 16 2.1. Đại hội đồng cổ đông.16 2.2. Ban kiểm soát16 2.3. Hội đồng quản trị16 2.4. Giám đốc Công ty. 17 2.5. Phó giám đốc. 17 2.6. Phòng tổ chức hành chính.17 2.7. Phòng tài chính kế toán.18 2.8. Phòng kế hoạch kỹ thuật19 2.9.Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu. 21 2.10. Ban đầu tư các dự án.21 2.11. Các xí nghiệp sản xuất21 Phần VI: Khảo sát, phân tích các yếu tố "đầu vào", "đầu ra" của Công ty22 1. Yếu tố vốn của công ty. 22 2. Yếu tố lao động của công ty. 23 1.2.1. Cơ cấu các cấp lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ sư và nhân viên của công ty23 1.2.2. Cơ cấu ngành nghề được đào tạo của cán bộ quản lý / nhân viên của công ty25 3. Yếu tố đối tượng lao động. 26 Phần VII: Kết quả hoạt động - kinh doanh của Công ty. 28 1. Đánh giá kết quả hoạt kinh doanh của Công ty Cổ phần Constrexim số 128 2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty Cổ phần Constrexim số 1.29 2.1. Điểm mạnh. 29 2.2. Điểm yếu. 29 2.3. Cơ hội30 2.4. Thách thức. 30 3. Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới31 Phần VIII: Thu hoạch của bản thân qua giai đoạn thực tập. 33

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5717 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát, phân tích các yếu tố "đầu vào", "đầu ra" của Công ty CP Constrexim số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việc gia nhập WTO là một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế của nước ta, là đà thúc đẩy phát triển nền kinh tế khiến thu nhập và đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Nó tạo môi trường kinh tế lành mạnh, cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài vào nước ta. Chính vì vậy, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng được Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm. Ngành xây dựng đã, đang và sẽ giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian vừa qua em có điều kiện thực tập tổng quan và tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Conrtrexim số 1, được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo Công ty, các anh, các chị phòng kế toán Công ty, cùng sự tiếp thu những kiến thức mà các thầy, các cô đã giảng dậy, cộng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng quan gồm 8 nội dung sau: - Giới thiệu về Công ty - Khái quát tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty - Công nghệ sản xuất của Công ty - Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - Khảo sát, phân tích các yếu tố "đầu vào", "đầu ra" của Công ty - Kết quả hoạt động - kinh doanh của Công ty - Thu hoạch của bản thân qua giai đoạn thực tập tổng quan Đây là lần đầu tiên em viết báo cáo thực tập tổng quan, do khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu nên chắc chắn trong khi víêt bài sẽ không tránh khỏi những hạn chế, những sai sót nhất định. Em kính mong các Thầy giáo, Cô giáo góp ý, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài báo cáo này. Em kính chúc các Thầy giáo, các Cô giáo Viện đại học Mở Hà Nội nói chung và các Thầy Cô khoa Kinh tế & QTKD nói riêng có sức khoẻ dồi dào để đào tạo ra những lớp sinh viên có trình độ, có năng lực phục vụ cho đất nước. Em xin trân trọng cảm ơn ! Phần I: Giới thiệu về đơn vị thực tập 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 Tên gọi: - Tên Công ty : Công ty Cổ phần Constrexim số 1 - Tên tiếng Anh : Constrexim 1 Joint - Stock Company - Tên viết tắt : CONSTREXIM NO.1 JSC./. Trụ sở chính Công ty: - Địa chỉ : Toà nhà 2T, Km 9, đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội - Điện thoại : (84).04.7920038 - Fax : (84).04.7920039 - Tài khoản : 1201 000 000 0402 Tại sở giao dịch 1, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - E-mail : constrexim1@fpt.vn - Chủ tịch HĐQT: Đỗ Mạnh Vũ - Giám đốc : Nguyễn Quang Huy - Công ty Constrexim No.1 là Công ty con của Công ty Constrexim Holdings trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con được thành lập theo Quyết định số 321/TCHC ngày 20 tháng 06 năm 2002 của Tổng Giám đốc Công ty Constrexim Holdings và Quyết định số 2025/QĐ-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. - Công ty là doanh nghiệp được thành lập theo hình thức Công ty Cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo tinh thần Luật Doanh nghiệp và tuân thủ đầy đủ các quy định trong Điều lệ thí điểm tổ chức và hoạt động của Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Constrexim Holdings)cũng như các quy định hiện hành của Pháp luật Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Các giai đoạn phát triển nổi bật của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 - Khi mới thành lập Công ty mẹ Constrexim Holdings có tên là Công ty xây lắp, Xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng. Đến ngày 18 tháng 04 năm 2002, theo Quyết định số 11/2002/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc tổ chức lại Công ty xây lắp,xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng thành Công ty mẹ trong mô hình thí điểm Công ty mẹ - Công ty con và có tên là Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam. - Công ty Cổ phần Constrexim số 1 được hình thành và phát triển qua các giai đoạn nổi bật sau: Giai đoạn 1: Xí nghiệp Xây dựng trực thuộc Công ty Xây lắp,Xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng theo Quyết định số 704/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 14 tháng 08 năm 1996. Giai đoạn 2: Xí nghiệp Xây dựng được đổi tên thành Xí nghiệp Xây dựng số 1 trực thuộc Công ty Xây lắp, xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng theo Quyết định số 102A/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 24 tháng 02 năm 1997. Giai đoạn 3: Công ty Xây lắp Xuất nhập khẩu số 1 được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Xây dựng số 1 theo Quyết định số 321/TCHC của Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam ngày 20 tháng 06 năm 2002. Giai đoạn 4: Công ty xây lắp và xuất nhập khẩu số 1 được chuyển thành Công ty Cổ phần Constrexim số 1 theo Quyết định số 2025/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 20 tháng 12 năm 2004. 3. Mối quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings 3.1. Quan hệ giữa Công ty Cổ phần Constrexim số 1 với Công ty mẹ Constrexim Holdings - Công ty cổ phần Constrexim số 1 là Công ty con của Công ty Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Constrexim Holdings) trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con. - Công ty mẹ Constrexim Holdings và Công ty Cổ phần Constrexim số 1 là các pháp nhân độc lập, quan hệ hợp tác bình đẳng trên cơ sở hợp đồng kinh tế. - Công ty Cổ phần Constrexim số 1 có các quyền lợi và nghĩa vụ là Công ty con trong Điều lệ thí điểm tổ chức và hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của Công ty mẹ Constrexim Holdings,phù hợp với pháp luật hiện hành. - Khi có sự thay đổi về địa lý của Công ty mẹ, thì sẽ bổ xung,sửa đổi phù hợp. 3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 đối với Công ty mẹ Constrexim Holdings - Được sử dụng thương hiệu Constrexim Holdings với tư cách là Công ty mẹ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm: (Logo, tên gọi, năng lực kinh doanh và địa vị pháp lý của Công ty mẹ). - Được tham gia vào các dự án đầu tư kinh doanh do Công ty mẹ là Chủ đầu tư hoặc do Công ty mẹ khai thác, tìm kiếm được. - Được Công ty mẹ hỗ trợ trong các hoạt động tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường, đầu tư nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật. - Được tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng lao động hoặc cho thôi việc đối với cán bộ công nhân viên trong công ty, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng, và các quyền khác của người sử dụng lao động. - Công ty tự hoạch toán quản lý tài chính, đầu tư, được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng các dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích. - Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đăng ký hàng năm với Công ty mẹ. - Thực hiện nghĩa vụ chi trả lợi tức cổ phần cho Công ty mẹ theo đúng quy định đối với các cổ đông của Công ty. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê tài chính,kế toán và các báo cáo khác đối với Công ty mẹ.Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính và các hoạt động đầu tư và các mục đích kinh doanh khác của Công ty; đảm bảo tuân thủ về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hoạch toán, chế độ kiểm toán do Nhà nước và Công ty mẹ quy định. - Chịu sự kiểm tra, giám sát việc sử dụng phần vốn góp của Công ty mẹ tại Công ty Cổ phần Constrexim số 1. - Chịu trách nhiệm trước Công ty mẹ về các khoản tín dụng đã được Công ty mẹ bảo lãnh cho Công ty vay theo hợp đồng bảo lãnh. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của Bộ Luật lao động, đảm bảo cho người lao động thực hiện quy chế dân chủ tham gia quản lý Công ty. - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng an ninh và quốc gia. Phần II: Khái quát tình hình sản xuất - kinh doanh tại Công ty Cổ phần Constrexim số 1. 1. Mục tiêu và phạm vi hoạt động của Công ty 1.1. Mục tiêu - Công ty được thành lập để hoạt động và phát triển hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư,xây lắp, kinh doanh và xuất nhập khẩu nhằm đem lại lợi nhuận tối ưu cho các cổ đông, phát triển nguồn nhân lực của Công ty, xây dựng và nâng cao vị thế thương hiệu. - Đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của Đất nước, đem lại việc làm cho người lao động, thực hiện các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. 1.2. Ngành nghề hoạt động Sau khi chuyển sang Cổ phần hoá thì nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty không có gì thay đổi. Công ty Cổ phần Constrexim số 1 có ngành nghề kinh doanh chính là: - Thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình dân dụng và công nghiệp. - Thi công các công trình giao thông với đường đồng bằng cấp I và các công trình cầu đường bộ và cầu cảng loại nhỏ. - Thi công các công trình thuỷ lợi (đê, kè, trạm bơm, đập…); - Thi công các công trình điện, thuỷ điện loại vừa và nhỏ, trạm biến thế điện tới 500KVA; - Lắp đặt kết cấu công trình, thiết bị cơ - điện - nước công trình, lắp đặt thiết bị điện lạnh; - Thực hiện các hợp đồng thi công các công trình ở nước ngoài; - Trang trí nội ngoại thất và tạo kiến trúc cảnh quan công trình; - Xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị, xe máy thi công; - Thực hiện đầu tư các dự án khu đô thị, kinh doanh cho thuê văn phòng, siêu thị, hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp vừa và nhỏ; - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 2. Khái quát về tình hình tài sản của Công ty qua một số năm Tình hình tài sản của Công ty trong năm 2004 - 2006 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1 Thông tin tài chính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Tổng tài sản 38.170.784.140 40.775.045.985 85.461.925.095 2. Tổng nợ phải trả 32.170.784.140 33.474.064.885 74.537.165.108 3. Nguồn vốn chủ sở hữu 6000.000.000 7.300.981.100 10.924.757.987 4. Tài sản có lưu động 36.187.733.997 36.487.844.164 81.285.256.875 5. Nợ ngắn hạn 32.170.784.140 33.474.064.885 74.537.167.108 6. Doanh thu 60.134.865.691 64.890.366.792 89.123.950.508 7. Lợi nhuận trước thuế 763.466.103 1.185.185.187 1.521.709.888 8. Lợi nhuận sau thuế 549.695.594 853.333.335 1.095.631.119 3. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Công ty Chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận của Công ty trong năm 2003 và kế hoạch năm 2004 được thể hiện ở bảng 2 như sau: Bảng 2 Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả năm 2003 Kế hoạch năm 2004 I. Doanh thu Triệu VNĐ 44,549 75,000 1. Xây lắp Triệu VNĐ 44,549 74,700 2. Xuất nhập khẩu Triệu VNĐ 3. Kinh doanh khác Triệu VNĐ 300 II. Giá vốn hàng hoá, dịch vụ Triệu VNĐ 42,406 72,576 1. Xây lắp Triệu VNĐ 42,406 72,300 2. Xuất nhập khẩu Triệu VNĐ 3. Kinh doanh khác Triệu VNĐ 276 III. Lãi gộp Triệu VNĐ 2,143 2,424 1. Xây lắp Triệu VNĐ 2,143 2,400 2. Xuất nhập khẩu Triệu VNĐ 3. Kinh doanh khác Triệu VNĐ 24 IV. Chi phí bán hàng Triệu VNĐ 4 V. Chi phí quản lý (bao gồm cả lãi tiền vay) Triệu VNĐ 1,079 1,200 VI. Lợi nhuận trước thuế Triệu VNĐ 1,064 1,220 VII. Lao động và tiền lương 1. Lao động - Tổng số CBNV (HĐ KXĐ/HĐXD thời hạn) Người 9/71 12/80 - Tổng số lao động lý hợp đồng thời vụ Người 04 04 - Thu nhập bình quân người/tháng Triệu VNĐ 1,3 1,5 VIII. Các khoản nộp ngân sách nhà nước Triệu VNĐ 406 523 1. Thuế GTGT Triệu VNĐ 150 252 2.Thuế XNK Triệu VNĐ 3. Thuế thu nhập doanh nghiệp Triệu VNĐ 256 271 4. Các khoản khác Triệu VNĐ IX. Lợi nhuận sau thuế Triệu VNĐ 658 697 X. Lợi tức trên vốn chủ sở hữu % 11,6% XI. Phân phối lợi nhuận Triệu VNĐ 1. Lợi nhuận để lại doanh nghiệp sau thuế Triệu VNĐ 697 - Trích lập quỹ dự trữ bắt buộc (5%) Triệu VNĐ 35 - Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi (2%) Triệu VNĐ 14 - Quỹ đầu tư mở rộng (5%) Triệu VNĐ 35 - Lợi nhuận chia cổ tức (88%) Triệu VNĐ 613 - Lãi cổ tức chi trả % 10,2% Phần III: Công nghệ sản xuất của Công ty 1. Quy trinh công nghệ sản xuất sản phẩm trong công ty Đấu thầu Khảo sát Thiết kế Dự toán Tổ chức thi công Công trình hoàn thành Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, Công ty Cổ phần Constrexim số 1 để hoàn thành một công trình thì cần trải qua các bước bao gồm: Đấu thầu, khảo sát, thiết kế, dự toán, tổ chức tiến hành thi công và công trình hoàn thành thì bàn giao cho chủ đầu tư. 2. Đặc điểm về trang thiết bị và điều kiện lao động Do đặc điểm của ngành xây dựng nên Công ty phải luôn luôn cải tiến, đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về kỹ - mỹ thuật ngày càng cao của chủ đầu tư. Hiện nay, Công ty đang sử dụng các máy móc, xe máy thi công có tính năng kỹ thuật hiện đại, có giá trị đầu tư lớn nhưng mang lại hiệu quả thiết thực cho chính công việc thi công của đơn vị. Cũng theo đặc điểm của ngành xây dựng, điều kiện lao động trong ngành xây dựng hiện nay nói chung và tại Công ty CP Constrexim số 1 nói riêng mang tính chất là các lao động nặng, điều kiện lao động có nhiều yếu tố mang tính rủi ro cao như: rủi ro liên quan tới tính mạng do độ cao, rủi ro xảy ra tai nạn lao động,… Phần IV: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty 1. Tổ chức sản xuất 1.1. Loại hình sản xuất của Công ty - Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn hàng cho từng trường hợp cụ thể vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Trong phần lớn các ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm để bán nhưng với công trình xây dựng thì không thể làm thế được, trừ một số trường hợp hiếm hoi khi chủ đầu tư làm sẵn một số nhà để bán, nhưng ngay cả ở đây, mỗi nhà cũng có những đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình đem lại. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu cho xây dựng từng công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiểu trường hợp cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tham gia tranh thầu. - Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công với một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có sự phối hợp cao trong tổ chức sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức xây dựng tổng thầu, hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ. 1.2. Chu kỳ sản xuất và kết cấu chu kỳ sản xuất - Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng thường bị ứ đọng lâu lại công trình đang xây dựng, các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học công nghệ nếu thời gian xây dựng quá dài. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian hợp lý. Phải có chế độ thanh toán và kiểm tra chât lượng trung gian thích hợp, dự trữ hợp lý… - Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn hàng cho từng trường hợp cụ thể, vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Trong phần lớn các ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm để bán. Nhưng với công trình xây dựng thì không thể làm thế được, trừ một số trường hợp hiếm hoi khi chủ đầu tư làm sẵn một số nhà để bán, nhưng ngay cả ở đây, mỗi nhà cũng có những đặc điểm riêng do điều kiện địa chất và địa hình đem lại. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu cho xây dựng từng công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiểu trường hợp cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tham gia tranh thầu. 2. Kết cấu sản xuất của Công ty Điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo các giai đoạn xây dựng và theo trình tự công nghệ xây dựng. Trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trường này sang công trường khác, còn sản phẩm xây dựng (tức là công trình xây dựng) thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án xây dựng về kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra những khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và công trình tạm phục vụ sản xuất. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng, như các dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng… Phần V: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 Công ty Cổ phần Constrexim số 1 hoạt động theo chế độ hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để quan hệ giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước.Hiện nay Công ty có một bộ máy quản lý khá hoàn chỉnh, với chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban được phân chia rõ ràng. Nguồn nhân lực được xác định là quan trọng nhất quyết định đến thành bại trong chiến lược phát triển Công ty, cũng như thực hiện có hiệu quả các mục tiêu do Công ty đề ra, trong đó vai trò của người lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, cán bộ kỹ sư và công nhân là tài sản lớn nhất của Công ty Cổ phần Constrexim số 1  PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH VÀ XNK BAN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 3 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 3 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 3 ĐỘI THI CÔNG SỐ 1 ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 ĐỘI THI CÔNG SỐ 1 ĐỘI THI CÔNG SỐ 1 ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3 DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1 ĐẠI LÝ CỬA HÀNG 2 CỬA HÀNG 1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TR Ị GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC DỰ ÁN 2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty 2.1. Đại hội đồng cổ đông. - Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Gồm Đại hội đồng cổ đông thường niên và đại cổ đông bất thường. - Quyền lực của đại hội đồng cổ đông được thông qua: cuộc hợp của Đại hội đồng cổ đông thành lập. Các cuộc hợp của Đại hội đồng cổ đông thường niên - Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho 51% vốn điều lệ chấp nhận. 2.2. Ban kiểm soát - Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt cho cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. + Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và ý kiến lên Đại hội đồng cổ đông. + Kiến nghị biện pháp bổ xung sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý. + Thông báo kết quả kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho Đại hội đồng cổ đông và các điều lệ khác của Công ty. 2.3. Hội đồng quản trị - Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty giữa hai nhiệm kỳ của Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị có 5 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. - Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 2.4. Giám đốc Công ty - Là người đứng đầu Công ty, đại diện cho Công ty trước pháp luật, theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nghiên cứu, thiết kế, hoạch định các chính sách, chiến lược kinh doanh cho Công ty. 2.5. Phó giám đốc - Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc phụ trách mảng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các phòng kế hoạch - kỹ thuật, phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu, ban đầu tư các dự án của Công ty. Thay giám đốc giải quyết công việc mỗi khi giám đốc đi công tác. - Phó giám đốc hành chính: Giúp giám đốc phụ trách việc điều hành công việc kinh doanh, tài chính. Phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính - kế toán. Thay giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng. 2.6. Phòng tổ chức hành chính. - Chức năng: Thực hiện công tác pháp chế hành chính quản trị.Xây dựng bộ máy quản lý chung. Điều hành các công việc, sự vụ toàn Công ty. Quản lý vệ sinh lao động và quỹ tiền lương, phân phối tiền lương cho Công ty. - Nhiệm vụ cụ thể: + Hành chính: Quản lý và thực hiện các công tác văn thư,lưu trữ và pháp chế hành chính, quản lý con dấu của Công ty; quản lý và thực hiện công tác lễ tân, sắp xếp các cuộc hội nghị của Công ty, phục vụ hội nghị; Lập và điều độ lịch công tác của Gám đốc, ấn loát công văn giấy tờ, in đồ án, thực hiện quan hệ giao dịch với các địa phương nơi Công ty đặt trụ sở. + Quản trị: Quản lý mặt bằng, đất đai, nhà xưởng và hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, trang thiết bị hành chính của Công ty; Quản lý đời sống công cộng ở Công ty: Điện nước, vệ sinh môi trường, trật tự an ninh, bố trí và điều độ xe phục vụ lãnh đạo và các đơn vị quản lý; Quản lý và thực hiện cải tạo sửa chữa tu bổ, bảo dưỡng, xây dựng mới các công trình hạ tầng của Công ty. + Tổ chức lao động tiền lương: Nghiên cứu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao, đề xuất tổ chức sản xuất và quản lý thích hợp; Nghiên cứu cử chủ đề án thiết kế và ban chủ nhiệm công trình thi công; Soạn thảo bổ xung sửa đổi các nội quy, quy chế về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh được áp dụng trong Công ty; Thực hiện các chế độ đối với người lao động, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động trong Công ty; Lưu giữ hồ sơ nhân sự theo phân cấp; Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ công nhân kỹ thuật; Thao gia soạn thảo quy chế trao trả lương và hướng dẫn áp dụng, trực tiếp tính lương cho các đơn vị quản lý; Tham gia kiểm tra quyết toán tiền lương, quyết toán sản xuất ở các đơn vị sản xuất; Tổ chức tham gia giải quyết các vụ việc vi phạm chế độ chính sách, nội quy, quy chế của công ty; Tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật, chế độ cho các cán bộ công nhân viên trong công ty; Tổng hợp báo cáo số liệu về lao động tiền lương định kỳ lên ông ty. 2.7. Phòng tài chính kế toán. - Chức năng: Phản ánh, giám sát toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi quản lý toàn bộ hồ sơ chứng từ về số liệu hoạt động kinh doanh của công ty. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý điều hành về lĩnh vực tài chính, kế toán của công ty. - Nhiệm vụ cụ thể: + Xây dựng và lập báo cáo về các công nợ các đội, về công tác thanh quyết toán khối lượng hoàn thành hoặc dở dang của đội. Lập các báo cáo thu chi tài chính 10 ngày một lần của các công trình thuộc quyền quản lý của công ty. Lập kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm phục vụ công tác quản lý của lãnh đạo công ty. Thực hiện chế độ định kỳ báo cáo với công ty mẹ + Dự thảo và đề suất ý kiến về hợp đồng khoán và hạn mức tín dụng cho công trình khi mở công trình mà chưa có tạm ứng của bên A. + Thực hiện công tác hoạch toán kế toán theo quy định về pháp lệnh kế toán thống kê, tiền vốn, tài sản, thuế GTGT, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, nguồn vốn, ngân quỹ… + Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện công tác hoạch toán kế toán và quyết toán công trình. Xây dựng, soạn thảo các quy chế, quy định về quản lý tài chính trong công ty, đảm bảo tuân thủ chế độ Nhà nước về công tác kế toán, thống kê. Xây dựng kế hoạch và nhân lực kế toán cho công ty + Cân đối các nguồn tài chính với các nhu cầu sử dụng vốn, trình Giám đốc phương án sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả căn cứ vào kế hoạch sử dụng vốn của các đơn vị thành viên, kế hoạch chi phí quản lý tại công ty, xây dựng kế hoạch huy động vốn. + Căn cứ số lượng máy móc thiết bị công ty đang quản lý để tính khấu hao phân bổ cho các công trình. 2.8. Phòng kế hoạch kỹ thuật - Chức năng: Tìm kiếm khai thác việc làm, quản lý trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều hoà công việc, quản lý tiến độ sản xuất kinh doanh toàn công ty. Kiểm soát chất lượng của các tài liệu thiết kế xuất xưởng và chất lượng các công trình nói chung của toàn công ty. - Nhiệm vụ cụ thể: + Chủ trì lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho các công trình thuộc quy mô lớn hoặc công trình do công ty chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi công. Hướng dẫn đôn đốc các đơn vị lập biện pháp thi công, an toàn lao động đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ theo phân cấp của công ty. + Tham mưu cho giám đốc về kiểm tra chất lượng thi công, an toàn lao động các công trình xây dựng, nghiệm thu xác nhận khối lượng hoàn thành các công trình và hạng mục công trình do công ty quản lý trực tiếp làm cơ sở thanh toán cho các đơn vị. + Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào điều kiện sản xuất thực tế của công ty, đồng thời đề xuất với lãnh đạo công ty về việc hợp tác với cơ quan nghiên cứu để ứng dụng công nghệ mới, thiết bị thi công mới phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài của công ty. + Thực hiện công tác đo đạc khảo sát cung cấp số liệu phục vụ cho công tác thi công, kiểm tra chất lượng công trình khi có nhu cầu. Nhận mặt bằng định vị các công trìnhmới từ chủ đầu tư để giao cho các đơn vị thành viên. + Hàng năm căn cứ vào định hướng của công ty mẹ, năng lực của đơn vị và thực tế tiếp cận thị trường để dự kiến kế hoạch năm của toàn công ty. Trên cơ sở kế hoạch về giá trị sản lượng tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật liên quan. + Tổng hợp việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý để Giám đốc công ty điều hành chỉ đạo nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra. + Nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin và trình Giám đốc các dự án xây dựng mà công ty có thể tiếp cận ký hợp đồng. Làm hồ sơ đấu thầu các công trình do công ty đứng dự thầu. + Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng, đăng kiểm với các máy móc thiết bị của đội hoặc sắp điều động cho những máy đã hết hạn hoặc bổ xung mới. Rà soát lại năng lực thiết bị xe máy của toàn công ty kể cả các thiết bị do đơn vị tự mua, trên cơ sở báo cáo Giám đốc công ty hướng quản lý cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị nội bộ để điều động máy móc thiết bị thi công một cách hợp lý tránh tình trạng nơi thừa để lãng phí, nơi thiếu lại đi thuê ngoài. + Boc tách được tiên lượng, khối lượng vật tư sử dụng cho công trình + Giới thiệu một số nhà thầu phụ cung cấp vật tư sử dụng cho công trình nhất là một số loại vật tư đặc chủng, quý hiếm. 2.9.Phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu - Thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm đối tác kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu máy xây dựng và vật liệu xây dựng. - Cung cấp thông tin cho các bộ phận khác có liên quan về tình hình xuất nhập khẩu trong công ty. 2.10. Ban đầu tư các dự án. - Nghiên cứu thị trường, lập và đầu tư vào các dự án có khả thi đem lại lợi nhuận cho công ty. 2.11. Các xí nghiệp sản xuất - Chức năng: Khảo sát - thiết kế - Lập dự án thi công công trình. Tổ chức thi công xây lắp các công trình bể nước, nhà xưởng… - Nhiệm vụ cụ thể: Căn cứ kế hoạch, chỉ thị công tác được giao, xí nghiệp tiến hành lập phương án và tiến độ thi công, lập dự án thi công nội bộ, nêu ra các vấn đề về thiết bị lao động và các yêu cầu khác; Cùng phòng kế hoạch kỹ thuật giải quyết các yêu cầu công trình đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, phối hợp với phòng kế hoạch kỹ thuật, tài chính kế toán; kinh doanh xuất nhập khẩu để nghiệm thu công trinh, thu vốn của khách hàng nộp cho công ty; Tổ chức quản lý lao động, chăm lo đời sống, an toàn lao động cho công nhân, thực hiện hoạch toán sản xuất theo các chỉ tiêu được trên giao khoán, quản lý khai thác tốt lực lượng sản xuất theo đúng chế độ và điều lệ của công ty, hàng quý phải báo cáo quyết toán với công ty. Phần VI: Khảo sát, phân tích các yếu tố "đầu vào", "đầu ra" của Công ty 1. Yếu tố vốn của công ty - Kể từ khi đi vào cổ phần hoá theo quyết định số 2025/QĐ-BXD của bộ trưởng bộ xây dựng ngày 20/12/2004. Thì cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự thay đổi rõ rệt theo đó: + Vốn điều lệ của công ty là 6.000.000.000 đồng tương đương 60.000 cổ phần. + Trong đó vốn Nhà nước do công ty mẹ Constrexim Holdings nắm giữ 17,8% vốn điều lệ tương đương 1.068.400.000 đồng. + Cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên công ty là: 20.000 cổ phần tương đương 2.000.000.000 đồng, chiếm 33,3% vốn điều lệ. + Cổ phần bán cho các đơn vị, cán bộ công nhân viên trong tổng công ty là 12.000 cổ phần tương đương 1.200.000.000 đồng, chiếm 20% vốn điều lệ. + Cổ phần bán cho công ty mẹ là 7.316 cổ phần, trị giá 731.600.000 đồng, chiếm 12,2% vốn điều lệ. + Cổ phần bán cho thể nhân pháp nhân khác là 10.000 cổ phần, trị giá 1.000.000.000 đồng, chiếm 16,7% vốn điều lệ. - Trong 3 năm liên tục kể từ ngày Công ty Cổ phần Constrexim số 1 đi vào hoạt động, nếu cần thiết phải tăng vôn điều lệ thì phải có sự thoả thuận và thống nhất của đa số các cổ đông sáng lập. - Như vậy ta thấy nguồn vốn của công ty có sự đa dạng hoá về hình thức sở hữu, nhưng vẫn đảm bảo Nhà nước là cổ đông lớn nhất so với bất kỳ một cổ đông nào khác. 2. Yếu tố lao động của công ty - Công ty đã xác định đây là nguồn lực quan trọng nhất quyết định đến thành bại trong chiến lược phát triển của công ty, cũng như thực hiện hiệu quả các mục tiêu do công ty đặt ra, trong đó vai trò của người lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, cán bộ kỹ sư và công nhân là tài sản lớn nhất của công ty. Cũng do đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình thường thường có địa điểm không cố định và thường xuyên, cơ cấu và số lượng lao động phụ thuộc vào nhu cầu công việc, quy mô của công trình. Do vậy, Công ty đã xác lập một bộ khung các cán bộ khối gián tiếp là các kỹ sư, các cử nhân, một số lượng công nhân có tay nghề cao để ký hợp đồng lao động dài hạn, lấy đó làm nòng cốt để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo quy mô của từng công trình, theo tiến độ công việc, việc huy động thêm nguồn nhân lực của Công ty được bổ sung bằng các lao động ngắn hạn, thời vụ và thường gắn với địa phương nơi có công trình xây dựng. Việc làm này bảo đảm tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động sản xuất của Công ty, tránh lãng phí những chi phí về nhân công nhàn rỗi khi chưa có đủ việc. 1.2.1. Cơ cấu các cấp lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ sư và nhân viên của công ty Bảng 3 Đơn vị: Người TT Các đơn vị \chức danh Trưởng /phó Đội trưởng Kỹ sư, cán bộ chuyên môn Công nhân kỹ thuật Nhân viên Tổng cộng A Lãnh Đạo A.1 Giám đốc 01 01 A.2 Phó giám đốc \02 02 A.3 Giám đốc xí nghiệp 03 03 A.4 Phó giám đốc xí nghiệp \ 03 03 B Các phòng ban B.1 Phòng tổ chức hành chính 01\2 03 01 02 09 B.2 Phòng kế hoach kỹ thuật 01 04 05 B.3 Phòng tài chính kế toán 01 04 05 B.4 Phòng kinh doanh &xuất nhập khẩu 01 03 04 B.5 Ban đầu tư các dự án 01\01 03 05 C Các xí nghiệp, các đội xây dựng , dự án Cửa hàng đại lý. C.1 Xí nghiệp xây dựng số 1 10 01 11 C.2 Xí nghiệp xây dựng số 2 10 01 11 C.3 Xí nghiệp xây dựng số 3 10 01 11 C.4 Đội thi công số 1 03 14 22 03 42 C.5 Đội thi công số 2 03 14 22 03 42 C.6 Dự án đầu tư 1 01 02 03 C.7 Dự án đầu tư 2 01 02 03 C.8 Dự án đầu tư 3 01 02 03 C.9 Cửa hàng 1 01 01 02 C.10 Cửa hàng 2 01 01 02 C.11 Đại lý 01 02 03 Tổng cộng 23 06 81 45 15 170 Nguồn: Phòng T ổ chức - h ành ch ính Công ty Cổ phần Constrexim số 1 Qua trên ta thấy bộ máy quản lý của công ty rất gọn nhẹ và linh hoạt. Hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu mới khi công ty kinh doanh đa ngành đa nghề, trong nền kinh tế cạnh tranh và năng động hiện nay. 1.2.2. Cơ cấu ngành nghề được đào tạo của cán bộ quản lý / nhân viên của công ty - Để đáp ứng yêu cầu mới khi công ty đi vào cổ phần hoá trước mắt công ty sử dụng toàn bộ số nhân lực hiện có của công ty xây lắp và XNK số 1 để tạo sự ổn định. Những vị trí nào yếu cần cho đi đào tạo ngay, mặt khác trong năm 2004-2005 công ty cũng tiến hành tuyển thêm nhân lực để đáp ứng yêu cầu của công việc. Để đảm bảo sự phát triển của công ty trong vài năm tới cơ cấu ngành nghề được đào tạo của công ty như sau: Bảng 4 Đơn vị: Người TT Ngành nghề được đào tạo Số đang làm việc Tuyển thêm năm 05/06 Tổng số A Cử nhân 12 14 26 B Kỹ sư, kiến trúc sư 35 32 67 C Kỹ thuật viên 04 06 10 D Cán sự 05 02 07 E Công nhân kỹ thuật 25 20 45 F Nhân viên và các ngành khác 11 04 15 Tổng số 92 78 170 Nguồn: Phương án tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần constrexim số 1 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rất rõ tốc độ phát triển của công ty. Đặc biệt là từ khi cổ phần hoá, quy mô của công ty đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Với một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, được đào tạo bài bản đây sẽ là nguồn lực chính giúp công ty phát triển trong tương lai. 3. Yếu tố đối tượng lao động Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên quy luật cạnh tranh là một yếu tố khách quan. Nó tạo ra nhiều cơ hội mới để mở rộng thị trường của ngành xây dựng sang các nước, và cơ hội mở rộng thị trường trong nước cũng rất thuận lợi. Các nhà đầu tư nước ngoài đã vào Việt Nam và đây cũng là một thuận lợi để cho ngành xây dựng phát triển vì nhu cầu xây dựng các nhà chung cư, văn phòng cho thuê và bán… Do vậy, việc tìm cho mình những thị trường mới và duy trì những thị trường cũ là một vấn đề mà Công ty Cổ phần Constrexim số 1 rất quan tâm. Các Công ty bê tông, Công ty gạch, đá, cát, sỏi, xi măng, sắt thép là những nhà cung cấp thường xuyên những hàng hoá và dịch vụ cho Công ty. Hiện nay, thị trường thế giới thường xuyên biến động làm cho giá của nguyên vật liệu cũng tăng theo dẫn đến chi phí xây dựng tăng lên làm giá thành sản phẩm tăng, nên việc duy trì quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu quen thuộc để có thể có những ưu đãi về giá cả là một yếu tố mang tính cạnh tranh cao của Công ty CP Constrexim số 1 với các đơn vị khác trong ngành. Chính vì vậy việc duy trì các mối bạn hàng cũ và mở rộng thị trường mới là một vấn đề mà Công ty đặc biệt chú trọng. Phần VII: Kết quả hoạt động - kinh doanh của Công ty 1. Đánh giá kết quả hoạt kinh doanh của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 - Công ty cổ phần constrexim số 1 có số vốn điều lệ 6.000.000.000 đồng. Từ khi chuyển sang hình thức công ty mẹ công ty con, do được hoạt động độc lập và tự hạch toán kinh doanh. Nên kết quả kinh doanh của công ty tăng trưởng không ngừng và đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện.Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2002 - 2006 ta thấy rõ điều này: Bảng 5 Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả năm 2002 Kết quả năm 2003 Kết quả năm 2004 Kết quả năm 2005 Kết quả năm 2006 Doanh thu Triệu VNĐ 41.255 60.406 61.891 65.868 84.680 Giá vốn hàng hoá dịch vụ Triệu VNĐ 39.490 57.582 58.394 61.545 78.436 Lãi gộp Triệu VNĐ 1.765 2.823 3.496 4.322 6.244 Chi phí bán hàng Triệu VNĐ 0 0 0 0 0 Chi phí quản lý Triệu VNĐ 715 1.268 1.726 1.985 2.592 Lợi nhuận trước thuế Triệu VNĐ 1.049 1.554 1.769 2.379 3.672 Thuế TNDN Triệu VNĐ 335 497 495 666 1.028 Lợi nhuận sau thuế Triệu VNĐ 713 1.057 1.274 1.713 2.644 Lợi tức trên vốn chủ sở hữu % 28.55 44.0 Như vậy, có thể thấy rằng Công ty CP Constrexim số 1 là đơn vị xây lắp có doanh thu vào mức cao trong các đơn vị thành viên thuộc các Tổng Công ty trong ngành xây dựng. Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh trên ta thấy đơn vị luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là các năm sau khi cổ phần hoá thì hiệu quả được nâng lên rõ rệt. 2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty Cổ phần Constrexim số 1. 2.1. Điểm mạnh - Tối đa cho các cổ đông trong hoàn cảnh cụ thể đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài của Công ty, trong khuôn khổ pháp luật. - Do Công ty Cổ phần Constrexim số 1 là công ty con của Công ty Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Constrexim Holdings) nên được tham gia vào các dự án đầu tư kinh doanh do Công ty mẹ là chủ đầu tư hoặc do Công ty mẹ tìm kiếm và khai thác được, giúp Công ty duy trì việc làm cho công nhân và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Công ty xây dựng là một loại hình phát triển mạnh mẽ nhất của nền kinh tế mở như nước ta hiện nay với sự đô thị hoá ngày càng phát triển tạo nên vị thế cho các công ty xây dựng mà Công ty Cổ phần Constrexim số 1 không là ngoại lệ nhờ khả năng dùng sức người tạo ra sản phẩm cuối cùng với trình độ chuyên môn không cao dễ tìm kiếm (một công trình chỉ cần một người có chuyên môn giám sát) 2.2. Điểm yếu - Điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn luôn thay đổi theo các giai đoạn xây dựng và theo trình tự công nghệ xây dựng. Trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trường này sang công trường khác gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất. - Chu kỳ sản xuất thường dài làm cho vốn đầu tư và vốn sản xuất bị ứ đọng lại dẫn đến những rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình cho tiến bộ của khoa học công nghệ - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. Sản phẩm xây dựng đóng vai trò chủ yếu nâng đỡ và bao che không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. - Công ty không thể giám sát quá trình thi công một cách chặt chẽ do các công trình ở khắp nơi với đội ngũ công nhân viên chủ yếu là những người không qua đào tạo, họ đi làm để tăng thu nhập cho gia đình, ngoài quá trình làm việc họ không quan tâm đến tài sản của công ty như ăn chặn, rút lõi công trình. 2.3. Cơ hội - Tốc độ tăng dân số nước ta trung bình mỗi năm cao dẫn theo nhu cầu về nhà ở tăng lên nhanh chóng tạo cơ hội cho các công ty xây dựng. - Với chinh sách của Chính phủ, đô thị hoá Đất nước với các khu đô thị mới được mở rộng, các khung công trình thuỷ lợi tưới tiêu… - Hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên việc mở rộng thị trường ra thế giới là rất thuận lợi. 2.4. Thách thức - Sự phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng đòi hỏi sự cạnh tranh khốc nhiệt giữa các công ty muốn tồn tại, các công ty xây dựng phải có các chiến lược phát triển và tồn tại mà Công ty Cổ phần Constrexim số 1 không phải ngoại lệ.Công ty cần có sự đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân, tạo ra sản phẩm có chất lượng. Ngoài ra Công ty giảm thời gian thi công các công trình mà vẫn đảm bảo được chất lượng của nó. - Không những phải cạnh tranh với các công ty trong nước.Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới, các công ty nước ngoài sẽ ồ ạt xâm nhập vào thị trường nước ta đòi hỏi Công ty Cổ phần Constrexim số 1 cần có phương hướng phát triển lâu dài để đối phó với sự xâm nhập này. 3. Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới Kể từ khi cổ phần hoá tháng 12 năm 2004 đã mang đến cho công ty một nguồn sinh khí mới. Lãnh đạo và công nhân viên công ty quyết tâm đưa công ty cổ phần constrexim số 1 phát triển lên một tầm cao mới, trở thành con chim đầu đàn trong CONSTREXIM HOLDINGS. Để thực hiện mục tiêu này công ty đã dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2007-2009 như sau: Bảng 6 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I. Doanh thu 115,000 120,000 130,000 II. Giá vốn + Chi phí trực tiếp 112,000 116,850 126,600 III. Lợi nhuận gộp 3,000 3,150 3,400 IV. Chi phí quản lý 1,960 2,045 2,216 V. Lợi nhuận trước thuế 1,040 1,105 1,185 VI. Thuế TNDN 291 309 332 VII. Lợi nhuận sau thuế 749 796 853 VIII. Lãi cổ tức/năm 12.5% 13.3% 14.2% IX. Phân phối lợi nhuận 749 796 853 - Trích lập quỹ dự phòng bắt buộc (5%) 37 40 43 - Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi (2%) 15 16 17 - Quỹ đầu tư mở rộng (5%) 37 40 43 - Lợi nhuận chia cổ tức 659 700 750 + Lãi cổ tức phân chia 11.0% 11.7% 12.5% X. Lao động và tiền lương 1. Số lao động (sử dụng bình quân) 167 200 240 2. Thu nhập bình quân người/tháng (triệu đồng) 1.8 2.0 2.2 Nguồn: Phương án tổ chức kinh doanh của công ty cổ phần constrexim số 1. Với mô hình phát triển đa chức năng của công ty cổ phần Constrexim số 1 như các hoạt động đầu tư xây lắp, kinh doanh và XNK. Trong những năm tới công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm nhiều máy móc, phương tiện kỹ thuật để có thể đảm bảo hoạt động và phát triển hiệu quả trong mọi lĩnh vực mới. Tổng giá trị tài sản cố định dự kiến đầu tư trong vài năm tới là: 7.976.000.000 đồng. Với chiến lược và kế hoạch phát triển rõ ràng cùng với sự năng động của cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Constrexim số 1 chắc chắn trong vài năm tới công ty sẽ trở thành ông lớn trong ngành xây dựng Việt Nam. Phần VIII: Thu hoạch của bản thân qua giai đoạn thực tập Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Constrexim số 1 giúp em hiểu mối quan hệ giữa kiến thức đã học ở nhà trường với thực tại ở Công ty. Nhờ có kiến thức đã được các Thầy, Cô trang bị ở nhà trường em đã vận dụng để phân tích, đánh giá một số các chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, tiêu thụ, tìm ra nguyên nhân tăng, giảm, ảnh hưởng của các nhân tố đối với việc tổ chức kinh doanh của Công ty. Và cũng nhờ đợt thực tập tổng quan này đã giúp em hiểu được cách bố trí sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất, kinh doanh của Công ty một cách toàn diện. - Về công tác tổ chức bộ máy của Công ty gọn nhẹ, khoa học, tỷ trọng giữa lao động trực tiếp và gián tiếp hợp lý, các bộ phận quan hệ với nhau chặt chẽ không tách rời phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty - Công ty đã coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực và trình độ quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong quản lý - Bố trí dây chuyền công nghệ phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng. - Công tác tổ chức quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và đảm bảo đúng luật, đúng chế độ tài chính đã ban hành - Xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch luôn sát với thực tế, tiết kiệm chi phí, giảm mức hao hụt trong quá trình xây dựng, nâng cao chất lượng công trình. Việc làm báo cáo tổng quan về Công ty là tiền đề cho bài viết báo cáo thực tập nghiệp vụ, qua đây giúp em hiểu rõ thêm nghiệp vụ của các phần hành kế toán trong Công ty, cách hạch toán và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hiểu về chứng từ kế toán và các thông tin kế toán liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua đợt thực tập thực tế để viết báo cáo thực tập tổng quan này em đã tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn các môn học có liên quan, đồng thời đã vận dụng các kiến thức đã được học ở nhà trường vào việc khảo sát, phân tích thực tế. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế & QTKD Viện đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em làm báo cáo, cảm ơn sự giúp đõ nhiệt tình của Quý lãnh đạo Công ty, các phòng liên quan của Công ty đã quan tâm giúp đõ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bào viết Báo cáo thực tập tổng quan này. Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2008 Sinh viên viết báo cáo Nguyễn Thị Nga NHẬN XÉT MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tâp Tại Công ty CP Constrexim số 1 - Tổng quan.DOC
Luận văn liên quan