Đề tài Khảo sát việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh

1) Xây dựng các chuẩn đánh giá giảng viên sư phạm, trong đó có các chuẩn về phương pháp giảng dạy. Đề tài này đề nghị có các nghiên cứu tiếp tục ở cấp độ cao hơn nhằm giúp Trường có được các chuẩn mực và tiêu chí đánh giá khoa học, hợp lí và có tính định hướng, tiến tới việc kiểm định các chương trình đào tạo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hướng đến trong tương lai gần. 2) Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giáo viên, trong đó có các ý kiến về phương pháp giảng dạy. Đây phải là biện pháp chủ đạo và cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giờ giảng của giảng viên. 3) Nhà trường cũng nên cân nhắc đến các kiến nghị thuyên chuyển công tác hoặc sa thải các giảng viên yếu kém của một số cán bộ lãnh đạo và giảng viên ở các khoa. Vấn đề này có liên quan đến kiến nghị đầu tiên là xây dựng và đánh giá giảng viên theo chuẩn.

pdf134 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au khi tiến hành nghiên cứu. Bảng 1.2. Số lượng các khóa học và mẫu thử nghiệm (N = 444) Stt Tên trƣờng Số lƣợng học viên Tỉ lệ % 1 Trƣờng ĐH Ngân hàng - Tp.HCM 58 13.1 2 Trƣờng ĐH Dân lập Lạc Hồng - Đồng Nai 65 14.6 3 Trƣờng Cao đẳng Lƣơng thực Đà Nẵng 57 12.8 4 Trƣờng ĐH Dân lập Tôn Đức Tháng 110 24.8 5 Trƣờng ĐH Dân lập Văn Lang 26 5.9 6 Trƣờng Quản lí Cán bộ - Tp.HCM 59 13.3 7 Trƣờng ĐH Dân lập Công nghệ Sài Gòn 49 11.0 8 Trƣờng ĐH Sƣ phạm Tp. HCM 20 4.5 Tổng cộng 444 100 Sau mỗi khóa học đề tài đều thu thập các phản hồi của học viên là các giảng viên đại học. Các bảng mẫu phản hồi đƣợc sử dụng để lấy ý kiến của học viên về nội dung khoa học và giảng viên (Xem Phụ lục 4). Giới hạn của đề tài Dù đề tài có nhiều cố gắng và đã đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra, tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí, nên vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ sau: 1) Mục tiêu chủ yếu của đề tài không nhằm xem xét mức độ hiểu biết của các giảng viên về các phƣơng pháp giảng dạy chủ động. Với Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 4 cách hiểu đó, trong các bảng hỏi của đề tài, có những khái niệm về các phƣơng pháp (dạy học dựa vào vấn đề, dạy học theo dự án...) mà một số giảng viên có thể không hiểu đƣợc và điều này có thể ảnh hƣởng đến tính đáng tin cậy của các phiếu trả lời. Tuy nhiên, do đề tài có sử dụng các phƣơng pháp khác nhằm khắc phục nhƣợc điểm này (quan sát, dự giờ, tự đánh giá, đánh giá của sinh viên...) nên phần tồn tại này có thể xem là khác phục đƣợc. 2) Mẫu mà đề tài thực hiện còn hạn chế trong một số khoa và có những vấn đề mà đề tài tập trung đôi khi không thể đại diện cho cả Trƣờng ĐHSP Tp.HCM. Tuy nhiên, do các khoa đƣợc chọn là các khoa tƣơng đối lớn và các phƣơng pháp mà đề tài sử dụng đa dạng và sâu, cùng với phƣơng pháp phân tích dựa vào các công cụ hiện đại có thể khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của mẫu nhỏ, nên việc hạn chế về sổ lƣợng là không ảnh hƣởng nhiều đến các kết luận có tính giá trị và đáng tin cậy của đề tài. Hệ số alpha là .8223 cho thấy tính tin cậy là khá cao. 3) Các khóa học chủ yếu đƣợc tiến hành ở các trƣờng bên ngoài và thực sự có nhu cầu hơn là trong Trƣờng ĐHSP Tp.HCM. Vì mục đích thử nghiệm là thứ yếu và điều quan trọng là đánh giá đƣợc mức độ hiệu quà của các phƣơng pháp giảng dạy chủ động mà đề tài mong muốn thực hiện, nên việc áp dụng ở các trƣờng bên ngoài trƣớc khi thực sự sử dụng ở Trƣờng .ĐHSP Tp.HCM cũng có những ƣu điểm của nó. Ngoài ra, việc có thực hiện ờ Trƣờng ĐHSP Tp.HCM một cách thực sự hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng nhƣ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và bản thân các giảng viện để có thể tạo điều kiện cho việc thực hiện là nằm ngoài tầm kiểm soát và phạm vi của đề tài. 4) Trên thế giới, các nghiên cứu về mức độ hiệu quả của các phƣơng pháp giảng dạy và mức độ ảnh hƣởng của chúng lên chất lƣợng giảng dạy là khá nhiều (xem Chƣơng 2). Tuy nhiên, ở Việt Nam, cho đến giai đoạn đề tài đang thực hiện, các nghiên cứu có tính tổng kết về việc thực hiện các phƣơng pháp giảng dạy tại một Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 5 trƣờng đại học và trong Trƣờng ĐHSP Tp.HCM là chƣa tìm thấy. Điều này một mặt là điểm mạnh của đề tài do tầm quan trọng của nó, một mặt cũng cho thấy điểm hạn chế của đề tài nhƣ một nghiên cứu đầu tiên, do đó, thiếu các cơ sở so sánh đối chiếu hợp lí. 5) Vấn đề bền vững và lâu dài của việc thực hiện các phƣơng pháp giảng dạy còn phụ thuộc vào các yếu tổ nhƣ các chính sách đánh giá sự cam kết của các cấp lãnh đạo, quản lí và bản thân các giảng viên. Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác nhƣ cơ sở vật chất, chất lƣợng sinh viên ... cũng cần đƣợc chú ý đúng mức. Các yếu tố này chỉ có thể nghiên cứu nếu nhƣ có thời gian và kinh phí cho các đề tài tƣơng tự tiếp theo. CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chƣơng này trình bày một số cơ sở lý luận về chất lƣợng giảng dạy và các phƣơng pháp giảng dạy cơ bản nhằm nâng cao tính tích cực của sinh viên và hiệu quả học tập. Chất lƣợng giảng dạy Theo Lally và Myhill (1994), các nghiên cứu về việc giảng dạy có hiệu quả trong hệ thống giáo dục đại học đƣợc chia ra làm hai lĩnh vực. Lĩnh vực thứ nhất chú trọng vào việc xác định các mối liên hệ giữa các đặc điểm của ngƣời giáo viên và việc giảng tốt. Lĩnh vực thứ hai tập trung vào mức độ hiệu quả của các phƣơng pháp giảng dạy và hƣớng dẫn học tập. Có rất nhiều nghiên cứu về việc đánh giá chất lƣợng giảng dạy, các hệ thống đánh giá đồng nghiệp và phản hồi của sinh viên. Ngoài ra, việc xác định thế nào là một giáo viên dạy giỏi cũng tập trung đƣợc nhiều sự chú ý cùa các nhà nghiên cứu. Openshaw và Dennis (1986) là các nhà nghiên cứu có nhiều công trình trong lĩnh vực này. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu khác nhƣ Moses và Trigwell (1993), James (1993, 1995, 1997) cũng rất nổi bật trong việc đƣa ra các định nghĩa về việc giảng dạy hiệu quả. Theo Moses và Trigvvell (1993:vii), "các giáo viên thành công trong Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 6 việc khuyến khích cách tiếp cận sâu (deep approach) trong học tập, trong việc làm sinh viên cảm thấy có hứng thú trong công việc, trong việc đạt đƣợc các kết quả học tập nhƣ mong muốn, bao gồm các kỹ năng chung, là những ngƣời có đƣợc một số hay tất cả những đặc điểm sau. Đó là những giáo viên : a. hết lòng [vì công việc và sinh viên], nhiệt tình, đƣợc đào tạo tốt và có kiến thức sâu b. sử dụng một loạt các chiến lƣợc giảng dạy khác nhau trong từng lớp học c. khuyến khích sinh viên tham gia tích cực trong lớp học hay trong nghiên cứu bằng các phƣơng pháp giảng dạy nhƣ tình huống, dự án, thảo luận, mô phỏng, hội thảo và thuyết giảng v.v... d. có mong đợi cao từ sinh viên và biết sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận nhằm thách thức và phát triển trí tuệ của sinh viên e. có cách hƣớng dẫn và tự chủ ở nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh, mức độ chuẩn bị và giai đoạn của khoa học mà mình đang phụ trách f. sử dụng một loạt các phƣơng pháp đánh giá khác nhau nhằm giúp sinh viên tìm kiếm kiến thức, thực hành các kỹ năng cấp cao và chủ động phản hồi cho sinh viên [về việc học tập của họ] Nhằm giúp sinh viên có thể phản hồi về chất lƣợng giảng dạy, các trƣờng đại học trên thế giới thƣờng thiết kế các công cụ đánh giá nhƣ Bản hỏi về Kinh nghiệm Khoa học (The Couise Experience Questionnaire -CEQ (Mclnnis và các cộng sự, 2000) nhằm đo tƣờng mức độ hiệu quả của chất lƣợng giảng dạy từ quan điểm của những ngƣời hƣởng lợi trực tiếp - sinh viên. Nhƣ vậy, có thể thấy là việc cách giáo viên khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập là một trong các tiêu chí chủ yếu để đánh giá việc dạy tốt của các trƣờng đại học trên thế giới. Muốn làm đƣợc điều đó, ngƣời giáo viên, ngoài kiến thức chuyên môn Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 7 sâu, còn phải có phƣơng pháp giảng dạy thích hợp và hiệu quả. Phần sau đây sẽ đi sâu vào các phƣơng pháp giảng dạy đang đƣợc đánh giá là tích cực và phổ biến. Phƣơng pháp giảng dạy Càng ngày các nhà thực hành sƣ phạm càng quan tâm đến nhu cầu giúp sinh viên tham gia vào quá trình học tập đa dạng. Quá trình đó đòi hỏi môi trƣờng học tập tốt và các hoạt động học tập phong phú. Các mối quan tâm đó đem lại kết quả là áp lực đòi thay đổi phƣơng pháp giảng dạy giúp sinh viên trở nên tích cực và năng động hơn trong quá trình học tập của mình. Có nhiều phƣơng pháp giảng dạy đƣợc đánh giá là hiệu quả, tùy theo mục tiêu của khóa học hay bài học. Các phƣơng pháp giảng dạy đƣợc trình bày dƣới đây vẫn đƣợc nhiều giảng viên sử dụng trong các giảng đƣờng đại học (James, 1997). Mức độ phổ biến của các phƣơng pháp này đã đƣợc khẳng định qua các công trình nghiên cứu và kết quả của chúng (Moses và Trigvvell, 1993, James, 1997). Tuy nhiên, các phƣơng pháp giảng dạy tích cực và có hiệu quả hơn (nhƣ dạy học dựa vào vấn đề, thảo luận) sẽ đƣợc chú trọng và dành nhiều phân tích hơn các cách dạy truyền thống khác nhƣ thuyết giảng. Đề tài chỉ tập trung vào các PPGD sau: 1) Thuyết giảng 2) Thảo luận 3) Dạy học dựa vào vấn đề: PBL và PS (Problem Solving - Giải quyết vấn đề), PBL và học tập kết hợp. Có rất nhiều phƣơng pháp giảng dạy tích cực đang đƣợc sử dụng trên thế giới. Các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ diễn thuyết, thảo luận và dạy học dựa vào vấn đề đã đƣợc trình bày trên đây. Do phạm vi có hạn của đề tài và qui mô của một đề tài có kinh phí giới hạn, chúng tôi không đi sâu vào các phƣơng pháp khác cũng không kém phần quan trọng nhƣ dạy học theo trƣờng hợp (Case Study) hoặc dạy học theo dự án (Project Based Learning). Nhƣ đã đề cập, đề tài có tiến hành dịch thuật một số tài liệu Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 8 nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và tham khảo của các giảng viên. Ngoài ra, trong các khóa học do chính chủ nhiệm đề tài phụ trách, các học viên đã sƣu tầm và tổng kết rất nhiều bài về các phƣơng pháp giảng dạy (Xem Phụ lục 7). CHƢƠNG III THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC TẠI TRƢỜNG ĐHSP TP.HCM Đề tài đã tiến hành khảo sát tại 5 khoa thuộc Trƣờng ĐHSP Tp.HCM gồm các khoa lớn và đại diện cho các chuyên ngành: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và ngoại ngữ. Tổng số phiếu thu về gần 500 phiếu với mẫu nghiên cứu thuộc đủ các thành phần nhƣ đã nêu ở trên : cán bộ quản lí cấp trƣờng, giảng viên đại học và sinh viên đang tại trƣờng. Sau khi đã loại bỏ những phiếu không hợp lệ (bỏ trên % số câu không trả lời), chúng tôi tiến hành xử lí số liệu với 432 phiếu. Cách tính toán điểm số trong bảng hỏi Những câu hỏi trong phiếu hỏi này đƣợc trình bày dƣới dạng những câu hỏi đóng, thƣờng các câu hỏi đều có sẵn 5 lựa chọn và mẫu nghiên cứu chỉ cần khoanh tròn số chọn hoặc đánh dấu X cho phù hợp với ý kiến của họ. Bên cạnh đó, mỗi câu hỏi còn để sẵn những phần trống dƣới dạng câu hỏi mở để mẫu nghiên cứu có thể viết thêm ý kiến của họ về những vấn đề đƣợc hỏi. Đối với những câu hỏi đóng, có 5 mức độ trả lời khác nhau từ cao đến thấp, tƣơng ứng với mức điểm từ cao nhất (5 điểm) đến thấp nhất (1 điểm). Điểm ở mức độ trung bình của mỗi câu là điểm trung vị = 3 ; điểm thấp nhất = 1; điểm cao nhất = 5. Nhìn vào cách chấm điểm, ta thấy nếu câu nào có điểm số càng cao thì càng chứng tỏ mức độ chấp nhận của mẫu với vấn đề đƣa ra, câu nào càng có điểm thấp thì càng chứng tỏ mức độ không đồng ý của mẫu với vấn đề đƣa ra. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 9 Kết quả từ khảo sát Phần này trình bày về các phƣơng pháp giảng dạy mà giáo viên Trƣờng ĐHSP Tp.HCM thƣờng sử dụng. Bảng 3. 1: Mức độ thường xuyên của việc sử dụng các phương pháp giảng dạy (N = 79) R ấ t th ƣ ờ n g x u y ên T h ƣ ờ n g x u y ên T h ỉn h t h o ả n g R ấ t ít k h i C h ƣ a s ử d ụ n g S ắ p h ạ n g m ứ c đ ộ th ƣ ờ n g x u y ên (1) Trình bày, nêu vấn đề 18.7 46.7 32.0 2.7 1 (2) Thuyết giảng 9.7 63.9 23.6 2.8 2 (3) Thảo luận 16.0 36.7 25.3 18.7 1.3 3 (4) Dạy học dựa vào vấn dề (BPL) 7.7 41.5 32.3 9.2 9.2 4 (5) Dạy theo nhóm 16.0 20.0 42.7 9.3 12.0 5 (6) Giảng dạy có minh họa 5.0 40.0 30.0 13.3 11.7 6 (7) Dạy theo đề tài lớn 7.5 40.3 25.4 10.4 16.4 7 (8) Đọc chép 4.2 19.4 45.8 30.6 8 (9) Tổ chức diễn đàn 0.0 27.1 22.9 25.7 24.3 9 (10) Thực địa 10.9 4.7 84.4 10 (11) Dạy theo dự án 11.1 19.0 69.9 11 (12) Dạy theo chƣơng trình 10.9 4.7 84.4 12 (13) Dạy trên mạng 10.9 4.7 84.4 13 Qua phỏng vấn, nhiều giảng viên cho rằng, bản chất của môn dạy và nội dung của nó quyết định việc sử dụng phƣơng pháp giảng dạy thích hợp. Nhiều ngƣời phát biểu, phƣơng pháp, đặc biệt phƣơng pháp có sử dụng các phƣơng tiện giảng dạy hiện đại là tốt, nhƣng chính khả năng chuyên môn cao mới là yếu tố quyết định. Các giảng viên yêu cầu cần có biện pháp thay đổi phong cách học tập của sinh viên ; bớt giờ dạy liên tục dƣới dạng ghi, chép bảng. Muốn nhƣ Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 10 thế, cần phát động các phong trào cải tiến PPDH đến tận từng khoa, tổ và xem đó nhƣ là 1 tiêu chuẩn đánh giá cá nhân, tổ, khoa ... Kết quả của Bảng 3.2.1 cho biết tính hình các khoa phát động phong trào nâng cao chất lƣợng phƣơng pháp giảng dạy. Bảng 3.2.1: Sự chú trọng của các khoa trong việc khuyến khích giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực (N=79) Số lƣợng Phần trăm Có 38 55.9 Có nhƣng chƣa đủ 30 44.1 Tổng cộng 68 100.0 Dữ liệu bị mất 11 Tổng cộng 79 Bảng 3.2.2 : So sánh mức độ chú trọng của các khoa trong việc khuyến khích giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực (N=79) STT Khoa Tổng Có Phần trăm chƣa đủ Phần trăm Không trả lời Phần trăm 1 Ngữ văn 23 13 56.5 6 26.1 4 17.4 2 Toán - Tin 14 9 64.3 4 30.8 1 7.1 3 Hoá học 13 6 46.2 4 30.8 3 23.1 4 Tiếng Anh 14 6 42.9 7 50.0 1 7.1 5 Tâm li GD 15 4 26.7 9 60.0 2 13.3 Tổng cộng 79 38 100 30 100 11 100 Cùng với việc khảo sát sự chú trọng của các khoa, đề tài còn khảo sát về các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy của giảng viên. Kết quả thu đƣợc ở Bảng 3.3. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 11 Bảng 3.3 : Chất lượng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi phương pháp giảng dạy (N=79) Rất tốt Bình thƣờng Còn yếu Mean (1) Quan tâm của giáo viên đến việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy 19.7 36.8 34.2 9.2 0.0 3.7 (2) Quan tâm của khoa đến việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy 15.4 30.8 42.3 9.0 2.6 3.5 (3) Quan tâm của bộ môn đến việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy 17.9 29.5 43.6 2.6 6.4 3.5 (4) Quan tâm của Trƣờng về việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy 6.3 20.3 53.2 6.3 13.9 3.0 (5) Chính sách khuyến khích việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy 2.6 17.9 26.9 17.9 34.6 2.4 Bảng 3.4.1 so sánh sự khác nhau giữa sự đánh giá của các khoa và qua đó cho thấy sự khác biệt giữa các giảng viên về sự quan tâm của Trƣờng, Khoa và Bộ môn đến việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Khoa Toán - Tin có cái nhìn tƣơng đối tích cực trong các đánh giá cả ở ba cấp. Phần lớn các khoa còn lại (trừ khoa Tiếng Anh) đều không đánh giá cao sự quan tâm của cả cấp Trƣờng lẫn cấp Khoa. Bảng 3.4.1: Sự quan tâm của các cấp xếp theo kết quả ST T Khoa Tổng Trƣờng Khoa Bộ môn (1) (2) (1) (2) (1) (2) 1 Ngữ văn 23 17.4 82.6 39.1 60.9 30.4 69.6 2 Toán - Tin 14 50.0 50.0 61.6 38.5 64.3 35.7 3 Hoá học 13 23.1 76.9 46.2 53.8 38.5 61.5 4 Tiếng Anh 14 21.4 78.6 64.3 35.7 76.9 38.5 Tâm lí GD 15 26.7 73.3 26.7 73.3 53.3 46.7 (1) :Từ khá đến tốt (2): Từ Trung bình đến yếu. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 12 Một điều đặc biệt cần chú ý là các chính sách khuyến khích việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đƣợc đánh giá khá thấp. số cán bộ quàn lí và giảng viên đánh giá ở mức bình thƣờng cũng không nhỏ (26.9%). Đây là yếu tố mà các nhà quản lí Nhà trƣờng cần quan tâm. Bảng 3.4.2 : Sự khác biệt của các khoa trong việc đánh giá sự quan tâm của các cấp đến chất lƣợng giảng dạy (N=79) Khoa Quan tâm của Trƣờng Quan tâm của Khoa Quan tâm của Bộ môn Quan tâm của giảng viên Ngữ văn Mean 3.0000 3.3478 3.2609 3.3043 N 23 23 23 23 Std.Deviation .73855 .71406 1.17618 97397 Toán - Tin Mean 2.9286 3.8462 3.6429 3.8462 N 14 13 14 13 Std. Deviation 1.59153 .98710 1.00821 .98710 Hóa học Mean 3.1538 3.3846 3.4615 3.5385 N . 13 13 13 13 Std Deviation .80064 .86972 .66023 .66023 Tiếng Anh Mean 3.1429 4.0000 3.8462 3.9286 N 14 14 13 14 Std Deviation .77033 .87706 80064 .99725 Tâm Lí GD Mean 2.7333 2.933 3 3.4667 4.0000 N 15 15 15 13 Std. Deviation 1 27988 1.09978 1 24595 57735 Tổng cộng Mean 2.9873 3.4744 3.5000 3.6711 N 79 78 78 76 Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 13 Khoa Quan tâm của Trƣờng Quan tâm của Khoa Quan tâm của Bộ môn Quan tâm của giảng viên Std. Deviation 1.04383 .94970 1.02881 .90019 Qua phỏng vấn và dữ liệu mở, Nhà trƣờng không có các chính sách khuyến khích giảng viên nâng cao chất lƣợng giảng dạy và đổi mới phƣơng pháp. Các chính sách hiện nay chỉ có tính hình thức và còn nhiều bất cập. Giảng viên còn cho rằng Trƣờng và khoa chƣa thật sự chú trọng đến khoa học cơ bản trƣớc khi học nghiệp vụ sƣ phạm. Một số giảng viên phát biểu : "Hiện nay, hầu như tất cả các tổ phương pháp chẳng biết gì về kiến thức didactics" và họ đề nghị Nhà trƣờng nên có kế hoạch nâng cao trình độ các tổ này bằng cách cùng các tổ bộ môn vừa dạy khoa học cơ bản vừa dạy nghiệp vụ sƣ phạm. Chất lƣợng của các yếu tố nhƣ cơ sở vật chất cũng đƣợc đề cập đến trong Bảng hỏi. Kết quả nhƣ sau : Bảng 3.3.2 : Chất lượng của các yếu tố ảnh hưởng (cơ sở vật chất) đến việc thay đổi phương pháp giảng dạy (N=79) Rất tốt Bình thƣờng Còn yếu Mean (6) Các điều kiện vật chất đảm bảo chất lƣợng giảng dạy: 2.3 6.8 27.3 36.4 27.3 2.2 (a) thƣ viện 5.5 23.3 45.2 12.3 13.7 2.9 (b) phòng học 4.2 6.9 36.1 31.9 20.8 2.4 (c) trang thiết bị dạy học 2.8 7.0 19.7 29.6 40.8 2.0 (d) phƣơng tiện dạy học 1.6 7.9 25.4 23.8 41.3 2.0 (đ) các yếu tổ khác 2.4 4.8 26.2 26.2 40.5 2.0 Qua quan sát, tuy có một số lớp học có cơ sở vật chất tốt, vấn đề trang thiết bị, lớp học trang bị kém vẫn là hiện tƣợng thƣờng thấy ở trƣờng và vấn đề này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng giảng dạy. Môi Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 14 trƣờng giảng dạy và học tập, hệ thống cách âm bố trí cho lớp học kém nên bị ảnh hƣởng bởi tiếng ồn từ các phòng học khác. Ngoài ra, trong các câu hỏi mở và phỏng vấn, các giảng viên và sinh viên đều cho rằng cơ sở vật chất của trƣờng và khoa còn có nhiều vấn đề còn phải cải tiến, cụ thể nhƣ sau : Thư viện Hầu hết giảng viên và sinh viên đều đề nghị thƣ viện trƣờng mở cửa vào sau giờ học, buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần đến 21h00. Thƣ viện phải có nhiều tài liệu phong phú hơn và cần đầu tƣ thêm để tạo nguồn tài liệu rộng rãi, cập nhật, mới cho sinh viên và giáo viên. Để làm đƣợc điều đó, thƣ viện cần tăng cƣờng mua sách chuyên ngành, tạp chí nƣớc ngoài, tài liệu tham khảo và kí kết liên thông cơ sở dữ liệu với các thƣ viện các trƣờng, viện trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, thƣ viện cần có thêm nhiều phòng đọc sách và chỗ đọc sách với các chức năng khác nhau. Phòng học Ngoài ra, nhiều khoa chuyên ngành nhƣ ngoại ngữ thƣờng có nhiều ý kiến về cơ sở vật chất mà cụ thể là vấn đề phòng học. Các giảng viên yêu cầu nhà trƣờng nên chú trọng cải thiện những việc “nhỏ” nhƣ : phòng cách âm, bàn ghế rời và cần phải có trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Điều đó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy của giảng viên : "Trong môi trƣờng nhƣ thế, giáo viên không thoải mái tự tin để giảng dạy" - một giảng viên nhận xét. Trang thiết bị Các giảng viên cũng yêu cầu đƣợc cung; cấp trang thiết bị dạy ngoại ngữ hiện đại. Rất hiếm phòng học đƣợc trang bị máy chiếu, máy vi tính để có thể sử dụng công nghệ tin học vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học. Hơn nữa, các phƣơng tiện giảng dạy hiện nay cũng cần nâng cấp và bảo trì. Các khoa khác cũng có nhiều ý kiến về phòng thực hành. Ngoài ra, các giảng viên cũng thƣờng đề nghị có kế hoạch ghi hình nhiều thiết tiết dạy ở phổ thông để phục vụ cho giảng dạy. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 15 Trƣờng còn chƣa có các phòng học đa phƣơng tiện để giảng viên đăng kí dạy theo phƣơng pháp mới. Giống nhƣ giảng viên, phần lớn sinh viên có ý kiến cho rằng Nhà trƣờng vẫn chƣa làm tốt công tác đổi mới cũng nhƣ trang bị thêm các thiết bị và phƣơng tiện dạy học. Sinh viên cho rằng chỉ bằng cách sử dụng thêm thiết bị minh họa mới có thể làm cho tiết học sinh động hơn. Các sinh viên ngoại ngữ đặc biệt không hài lòng với cơ sở vật chất của Nhà trƣờng và khoa. Giáo trình Theo các giảng viên tham gia khảo sát, giáo trình và tài liệu dạy và học phải đáp ứng tốt với từng phƣơng pháp cụ thể. Các giáo trình mà giảng viên thƣờng dùng hiện nay thiếu hẳn tính cập nhật và hiện đại. Ngoài ra, tính khoa học, thích hợp và tính thẩm mỹ là các điểm yếu mà các giảng viên đề cập đến về giáo trình và tài liệu giảng dạy của Trƣờng ĐHSP Tp.HCM. Môi trường sư phạm Cuối cùng, một trong những yêu cầu về cơ sở vật chất hiện nay là vấn đề tạo môi trƣờng dạy học mang tính sƣ phạm hơn. Môi trƣờng đó chƣa có trong nhà trƣờng hiện nay, nhiều giảng viên nhận xét. Môi trƣờng sƣ phạm đòi hỏi không những tỉnh 'mô phạm' nhƣ một số giảng viên nhận xét, mà còn là tính chuyên nghiệp, tính giáo dục, tính mới và tính tiên phong nữa nhƣ lời nhận xét của một trƣởng khoa. Các vấn đề khác có liên quan Giảng viên than phiền về việc xếp thời khóa biểu dày đặc hiện nay làm cản trở sinh viên trong việc thu xếp thời gian làm việc theo đề tài, tiểu luận hoặc việc tự học. Thời lƣợng còn quá hạn hẹp so với khối lƣợng môn học cũng gây khó khăn cho giảng viên trong việc cải tiến phƣơng pháp. Để có thể đổi mới và kết hợp nhiều phƣơng pháp giảng dạy, các giảng viên đề nghị, trƣớc hết nên bố cục lại thật chặt chẽ nội dung chƣơng trình và bỏ bớt một số phần không còn cần thiết để tránh sự trùng lắp, chồng chéo của một số nội dung. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 16 Đối với công tác quản lí của Phòng đào tạo, nhiều ý kiến đóng góp của sinh viên về cách sắp xếp thời khoá biểu không hợp lí. Thời khóa biểu đƣợc sắp xếp dàn trải cả 2 buổi/ngày nhƣng đối với nhiều khoa, mỗi buổi học chỉ có 2 hoặc 3 tiết. Sinh viên cho rằng, nên sắp xếp thời khóa biểu tập trung vào 1 buổi, buổi còn lại để sinh viên tự học. Giờ học buổi chiều có thể bắt đầu từ 13h30' thay vì nhƣ hiện nay là 12h30' để dành thời gian cho sinh viên nghi ăn trƣa. Đánh giá của sinh viên Đánh giá của sinh viên về tiết dạy nói chung Phần sau đây trình bày kết quả đánh giá của sinh viên về tiết học và về giảng viên. Sinh viên đƣợc yêu cầu đánh giá tiết học và giảng viên ngay sau giờ học. Bảng 3.5 : Đánh giá của sinh viên về tiết dạy (N= 366) Đánh giá về tiết dạy Rất không đồng ý (%) Không có ý kiến (%) Rất đồng ý (%) Mean 1. sinh động 4.4 5.7 21.9 38.5 29.5 3.8 2. đáp ứng đƣợc mục tiêu của tiết học đã đƣa ra 0.6 3.7 18.8 36.9 40.1 4.1 3. đáp ứng đƣợc mong mỏi của anh/chị 4.1 7.7 23.6 37.1 27.5 3.8 4. thời gian phân bổ hợp lí 8.5 9.3 25.3 29.1 27.7 3.6 5. phƣơng pháp giảng dạy thích hợp 2.7 6.0 19.1 34.3 37.9 4.0 6. có sử dụng trang thiết bị dạy học 17.8 16.1 30.2 18.4 17.5 3.0 7. Nhìn chung, anh/chị hài lòng với tiết dạy 1.9 6.2 46.6 29.8 4.0 ĐLC: Độ lệch chuẩn Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 17 Bảng 3.6 : Sự khác biệt trong các đánh giá của sinh viên về tiết dạy (N= 366) MẪU Sinh động Mục tiêu Mong mỏi Thời gian Phƣơng pháp Thiết bị Hài lòng GV Toán 1 Mean 3.8165 4.2941 3.8879 3 6667 4.2091 3.7524 4 0909 N 109 102 107 108 110 105 110 ĐLC .96384 .87414 1.00308 1.22284 .85773 1.15009 .85182 GV Toán 2 Mean 3.3478 4 0638 3.6596 3.6170 4.0213 2.8182 3.9149 N 46 47 47 47 47 44 47 ĐLC 1.03746 1.09155 1.06886 1.40733 1.01058 1.28086 .88046 GV Toán 3 Mean 3.7857 3.9643 3.7719 3.5789 3.8571 2.6786 3.8772 N 56 56 57 57 56 56 57 ĐLC .94800 .71260 .96395 1.05131 1.01674 1.04633 .82527 GVTâm lí 1 Mean 4.8846 4.4615 4.6000 4.2308 4.6923 4,1154 4.7308 N 26 26 25 26 26 26 26 ĐLC .32581 .58177 .50000 .76460 .54913 1.07059 .45234 GVAnh 1 Mean 3.7692 3 7600 3.0385 3.6538 3.9231 2.5769 3 4231 N 26 25 26 26 26 26 26 ĐLC 1.30561 .87939 .99923 1.09334 .93480 1.41910 1.10175 GV Văn 1 Mean 3.6939 4.3404 . 3.7551 2.9583 3.9792 2.5610 4.0204 N 49 47 49 48 48 41 49 ĐLC 1.21113 .81498 1.18199 1-33621 1.04147 1.18425 .90115 GV Tâm lí 2 Mean 3.9630 3.7959 3.5472 3.5962 3.3333 2 0600 3 6667 N 54 49 53 52 54 50 54 ĐLC .97057 .86553 1.13622 1.19245 1.22859 1.03 825 1 09888 Tổng cộng Mean 3.8306 4.1222 3.7610 3.5824 3.9864 3.0172 3.9621 N 366 352 364 364 367 348 369 ĐLC 1.05402, .87989 1.06562 1.22478 1.02820 1.32793 .93464 ĐLC: Độ lệch chuẩn Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 18 Bảng 3.7 : Đánh giá của sinh viên về giáo viên (N=366) Giáo viên Rất không đồng ý (%) Không có ý kiến (%) Rất đồng ý (%) Mean 1. giải thích vấn đề rõ ràng 1.2 2.6 9.0 30.1 57.2 4.3 2. nhiệt tình trong giảng dạy 1.2 2.6 11.0 22.8 62.4. 4.4 3. có kiến thức chuyên môn sâu 1.7 4.7 18.7 34.7 40.2 4.0 4. có cố gắng làm cho lớp sinh động 1.7 4.9 21.4 35.7 36.2 4.0 5. có thái độ tốt với học viên 0.3 2.0 8.4 30.7 58.6 4.5 6. có khích lệ tinh thần học tập của anh/chị 1.5 2.3 17.5 31.9 46.8 4.2 7. có phƣơng pháp sƣ phạm tốt 2.9 8:i 32.0 32.8 24.1 3.7 Bảng 3.8 : Sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên về giáo viên (N=366) MẪU Giải thích Nhiệt tình Chuyên môn Sinh động Tôn trọng Khích lệ Sƣ phạm GV Toán 1 Mean 4.64 4.61 4.32 3 95 4.61 4.32 3 85 N 104 104 102 103 103 l03 103 ĐLC 723 793 .946 1.003 .689 .807 .994 GV Toán 2 Mean 4.60 4.87 3.82 3.87 4.76 4.25 3.52 N 45 45 45 45 45 44 44 ĐLC 580 .404 .912 .894 .435 .839 ,952 GV Toán 3 Mean 4.09 3.95 3.84 3.61 4.28 3.66 3 35 N 57 57 57 57 57 56 57 GV Tâm lí 1 ĐLC 892 875 922 1.013 648 1.132 973 Mean 4.69 4 81 4.62 4.77 4,69 4.58 4.42 N 26 26 26 26 26 26 26 Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 19 MẪU Giải thích Nhiệt tình Chuyên môn Sinh động Tôn trọng Khích lệ Sƣ phạm ĐLC .471 .402 .496 .429 .549 .643 .702 GV Anh 1 Mean 4,04 4.12 3.54 4.50 3.88 4.15 3.77 N 26 26 26 26 26 26 26 ĐLC .720 .909 .989 .648 1.177 967 .992 GV Văn 1 Mean 4.70 3.93 4.44 3.77 4,21 4.28 3.60 N 43 43 43 43 43 43 43 ĐLC .513 1.163 .765 1.019 .803 .854 1.115 GV Tâm lí 2 Mean 3.76 4.62 3 66 4.20 4.42 4.29 3 38 N 45 45 44 45 45 44 45 ĐLC 1.19 .716 1.055 .842 .783 .823 1.028 Tổng cộng Mean 4.40 4.43 4.07 3.99 4.45 4.20 3.67 N 346 346 343 345 345 342 344 ĐLC .846 .873 .965 .966 .758 .911 1.021 ĐLC: Độ lệch chuẩn Trong các câu hỏi mở và qua phỏng vấn, chất lƣợng của ngƣời thầy đƣợc đa số sinh viên đánh giá cao. Nhiều ý kiến cho rằng, đa số giảng viên rất nhiệt tình trong giảng dạy và có phƣơng pháp giảng dạy hay, sinh động, lôi cuốn, làm cho sinh viên cảm thấy yêu thích các môn học. Một sinh viên phát biểu: Chất lƣợng của quá trình giáo dục cao hay thấp tùy thuộc vào những ngƣời tham gia vào quá trình đó, đặc biệt là tập thể và cá nhân nhà sƣ phạm (thầy), tập thể và cá nhân học sinh (trò). Thầy là chủ thể, là ngƣời chỉ đạo, tổ chức quá trình giáo dục. Chất lƣợng của ngƣời thầy quyết định đến chất lƣợng của quá trình giáo dục. Trò là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động học tập. Trò có nắm vững mục đích, nhiệm vụ học tập mới tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình, điều đó có ảnh hƣởng quyết định đến phƣơng hƣớng và chất lƣợng đào tạo. Có thể nói, các thầy cô giáo trong trƣờng này đã thể hiện đƣợc tính “chủ thể” đó. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 20 Tuy nhiên bên cạnh các ƣu điểm đó, sinh viên vẫn còn than phiền về một số giảng viên hoặc với cách giảng dạy “chƣa sƣ phạm”, nhƣ dạy dồn giờ dồn lớp sử dụng các phƣơng pháp đọc chép nhàm chán và khó tiếp thu. Một số sinh viên đƣợc phỏng vấn yêu cầu trƣờng và khoa, cụ thể là giảng viên, cần đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và sử dụng đa dạng nhiều phƣơng pháp hơn để sinh viên tiếp thu tốt hơn bài giảng, cần tăng thêm thời gian cho thực hành, thực tập sƣ phạm. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng phƣơng pháp thảo luận, làm việc theo nhóm là tốt nhƣng mất khá nhiều thời gian. Ngoài ra, một số phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên chƣa đáp ứng nhu cầu, cách học của đa số sinh viên. Qua ý kiến của nhiều giảng viên và cán bộ quản lí trong các buổi phỏng vấn, nhiều ý kiến yêu cầu nhà trƣờng phải có đòi hỏi cao về chuyên môn đối với đội ngũ giảng viên và có chế độ lọc giảng viên. Nhiều giảng viên cho rằng Nhà trƣờng cần kiểm tra lại việc dạy của giảng viên và những ai không đáp ứng đƣợc các yêu cầu nâng cao chất lƣợng giảng dạy, đặc biệt là phƣơng pháp giảng dạy cần phải có các biện pháp cụ thể, thậm chí là sa thải để có thể cải tiến hơn chất lƣợng đội ngũ. Thêm vào đó, các giảng viên cũng yêu cầu cải tiến công tác thi đua để công tác này mang tính thực chất hơn, có tác dụng động viên những ngƣời làm việc tích cực hơn là cào bằng nhƣ hiện nay. Để có thể làm đƣợc điều đó, đa số giảng viên đƣợc phỏng vấn cho rằng, cần có các chính sách rõ ràng và thực hiện minh bạch, cùng với các biện pháp giúp giảng viên cập nhật: kiến thức và kĩ năng, nhƣ giảng viên phải có cơ hội ra nƣớc ngoài học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ có định kì. Ngoài ra, giảng viên, khi lựa chọn phải vững về chuyên môn, có nhiều thời gian đầu tƣ cho giảng dạy. Trƣờng cũng cần chủ động mở các lớp đào tạo các kĩ năng, dạy học hiện đại soạn giáo án, giáo trình điện tử cho tất cả giảng viên; bắt buộc mỗi giảng viên đăng kí giảng dạy ít nhất 2 tiết dạy tốt có áp dụng phƣơng pháp dạy học mới mỗi năm. Sự yếu kém của đội ngũ giảng viên trong nghiên cứu khoa học cũng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy. Giảng viên Trƣờng ĐHSP Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 21 Tp.HCM chƣa có các nghiên cứu đúng mức để thử nghiệm áp dụng một số phƣơng pháp giảng dạy tích cực. Kết quả từ quan sát Nhƣ đã trình bày trong phần đầu, đề tài sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm có cái nhìn khách quan và tổng quát hơn trong việc đƣa ra các kết luận về việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên trong Nhà trƣờng. Nhìn chung, từ các kết quả thu đƣợc qua ghi chép, đề tài ghi nhận các ƣu và nhƣợc điểm sau đây. Các ưu điểm Một số giảng viên biết sử dụng đa dạng các phƣơng pháp nhằm tích cực hóa sinh viên và bài giảng thêm sinh động nhƣ: yêu cầu sinh viên chuẩn bị bài trƣớc để chủ động lôi cuốn sinh viên vào việc tự học, xây dựng bài học; trình bày, nêu vấn đề, dạy theo nhóm, thảo luận, tƣơng tác (hỏi, đáp), thuyết giảng; dạy học dựa vào vấn đề; đọc chép; giảng dạy, minh họa; dạy theo nhóm; thảo luận; tổ chức cho một sinh viên thuyết trình, và hai sinh viên khác ghi bảng; giảng viên yêu cầu các sinh viên khác ghi chép lại; giảng viên giải thích và cho nhận xét cho phần thuyết trình và cách trình bày bảng; các phƣơng đóng vai, và thậm chí còn sử dụng nhiều trò chơi trong lớp học một cách thích hợp. Nhiều giảng viên có kĩ năng trình bày bảng rõ ràng, logic, hợp lí, có sử dụng phấn màu để làm nổi bật các tiêu đề của bài giảng. Cách trình bày bài giảng của một số giảng viên thể hiện tính sƣ phạm nhƣ viết bảng theo thứ tự, có đƣa ra các vấn đề trình bày nhằm liên kết các phần của bài giảng với nhau, có giới hạn bài học. Nhìn chung, phần lớn các giảng viên nắm vững kĩ năng truyền đạt bài giảng nhƣ hƣớng dẫn trọng tâm, những vẩn đề quan trọng cần chú ý trong tƣơng lai đồng thời nhấn mạnh các kiến thức cũ, sự liên kết các nội dung kiến thức thành hệ thống và đặc biệt là sự xoá bỏ tƣ duy cũ, bảo thù, trì trệ, "theo đƣờng mòn" trong giảng dạy. Phần lớn giảng viên có giọng nói lƣu loát, rõ ràng, diễn cảm và đôi lúc có nhấn mạnh những điểm trọng tâm. Tác phong mô phạm, chững chạc, giàu kinh nghiệm, thỉnh thoảng xen lẫn tính khôi hài vừa phải và đặc biệt là Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 22 có thái độ tôn trọng sinh viên. Đặc điểm nổi bật mà chúng tôi ghi nhận trong quá trình quan sát các bài giảng của một số giảng viên Trƣờng ĐHSP Tp.HCM là cái "tâm", là tinh thần trách nhiệm, tận tụy với nghề, là sự tận tình giải thích cặn kẽ nội dung bài giảng, trả lời tất cả những câu hỏi thắc mắc của sinh viên. Ngoài các ƣu điểm về giảng viên nhƣ đã kể trên, cơ sở vật chất của một số lớp học và các yếu tố quan trọng khác: ánh sáng, âm thanh, trang thiết bị, đặc biệt là ở dãy nhà mới xây là khá tốt. Các yếu tố này cũng ảnh hƣởng tốt đến chất lƣợng bài giảng dẫn đến thành công của các buổi giảng. Các nhược điểm Bên cạnh các ƣu điểm trên, quan sát của chúng tôi cho thấy còn nhiều nhƣợc điểm mà các giảng viên cần tránh. Có nhiều giảng viên, thậm chí cả các giảng viên thành công nhất, vẫn còn chƣa chú ý đến kĩ năng phán đoán của sinh viên, chƣa khuyến khích sinh viên nói lên chính kiến và suy nghĩ của mình. Ngoài ra, khi giới thiệu các nghiên cứu mới của các nhà khoa học trên thế giới chƣa so sánh với những nghiên cứu ở Việt Nam hoặc chƣa đề nghị sinh viên nhận xét về các nghiên cứu mới. Một số giảng viên chƣa có thái độ ứng xử tốt khi sinh viên trả lời chƣa nhƣ ý của mình. Họ thƣờng phê phán các phát biểu của sinh viên nào trái với ý của mình, vì vậy sinh viên còn ngại nói sai. Vài giảng viên tỏ vẻ bực mình hoặc không hài lòng với những câu trả lời dạng nêu lên suy nghĩ của sinh viên. Một nhƣợc điểm quan trọng là giảng viên chƣa khuyến khích thảo luận nhóm vì còn một số sinh viên thụ động khi các sinh viên khác ghi bảng. Một số giảng viên, khi đƣợc phỏng vấn, cho rằng phƣơng pháp dạy theo tổ chức diễn đàn còn tự phát, nhƣng nếu mang tính chủ định, có mục đích, có định hƣớng sẽ rất tốt vì đây là cơ hội để sinh viên thể hiện quan điểm, kiến thức, kĩ năng của mình. Tuy nhiên, họ còn e ngại vì phƣơng pháp này đòi hòi rất nhiều thời gian nên không thể làm trên lớp. Một số giảng viên khác, khi sử dụng thảo luận, đã không có khả năng quản lí lớp Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 23 tốt. Khi sử dụng phƣơng pháp này, một số giảng viên lạm dụng các hoạt động dẫn đến tình trạng lớp học trở nên nhàm chán và sinh viên mất tập trung. Ngoài ra, một điểm khác cũng thƣờng thấy là các giảng viên đi quá đi sâu vào mục tiêu kiến thức mà không tập trung vào mục tiêu bài giảng cũng nhƣ mục tiêu kĩ năng lẫn thái độ cần thiết trong chƣơng trình. Thói quen dùng phấn, bảng, đọc chép giống nhƣ đối với học sinh phổ thông của các giảng viên của trƣờng vẫn còn tồn tại khá nhiều trong các giờ học. Nhƣ vậy, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến thực trạng cần khắc phục là phƣơng pháp độc giảng, chƣa chú ý đến khả năng lĩnh hội kiến thức của sinh viên. Điều này dẫn đến việc sinh viên không hứng thú trong tiết học, không thể hiểu bài và chi "học vẹt" để thi. Các dữ liệu mở khác: ý kiến của giảng viên Ngoài các phân tích các số liệu đóng trên, các giảng viên và sinh viên còn đƣợc yêu cầu ghi rõ các ý kiến của mình cho các câu hỏi mở hoặc tham gia các phỏng vấn sâu. Ngoài ra, khi đƣợc phỏng vấn về sự ảnh hƣởng của phƣơng pháp giảng đến chất lƣợng giáo dục và của trƣờng, đa số ý kiến của giảng viên và sinh viên đều tập trung vào các nội dung chính ảnh hƣởng đến việc đổi mới phƣơng pháp nhƣ sau. Mục tiêu và nội dung đào tạo Các giảng viên cho rằng nhà trƣờng, dù đã có cố gắng xác định sứ mạng và mục tiêu giáo dục của mình, nhƣng vẫn chƣa xác định rõ và công bố nội dung kiến thức, kĩ năng chuyên ngành của sinh viên sƣ phạm. Điều này dẫn đến các bất cập trong việc đƣa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục cả lâu dài lẫn trƣớc mắt. Một số nhà quản lí và giảng viên còn cho rằng Nhà trƣờng hiện nay vẫn chƣa có các chủ trƣơng và cách làm khoa học về chƣơng trình học. Điều này thể hiện rõ trong việc giám sát và đánh giá các chƣơng trình học mà các khoa đang xúc tiến và đang nghiệm thu. Các khâu vốn có tính liên hệ chặt chẽ với nhau nhƣ xác định nhu cầu, thiết kế chƣơng trình, thực hiện và đánh giá vẫn chƣa đƣợc tuân thủ. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 24 Nhiều giảng viên mạnh dạn đề nghị Nhà trƣờng nghiên cứu việc lấy ý kiến nhận xét của sinh viên về chất lƣợng giảng dạy, trong đó có phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên. Ngoài ra, Nhà trƣờng cần có chế độ bồi dƣỡng khen thƣởng thích đáng cho các giáo viên tích cực đổi mới và có nhiều thành quả trong cải tiến phƣơng pháp giảng dạy. Việc giám sát và đánh giá công việc của giáo viên cũng đƣợc nhiều ngƣời lƣu ý, nhƣ cần có thanh tra đào tạo nhằm kiểm tra giờ giấc và thực hiện qui chế đào tạo. Nhiều sinh viên đƣợc phỏng vấn cho rằng cái mà họ cần biết là cập nhật những thông tin mới của khoa học công nghệ, thông tin đổi mới từ các cấp quản lí, những chỉ thị, văn bản thay đổi về chỉ đạo tổ chức hoạt động chuyên môn ở các cơ sở giáo dục và những ứng dụng của các bài học vào các lĩnh vực khác nhau trong thực tế. Sinh viên nhấn mạnh ý kiến rằng các kiến thức mà họ nhận đƣợc từ giáo viên thƣờng lạc hậu và lỗi thời. Quản lí Qua phỏng vấn, một số cán bộ quản lí và giảng viên cho rằng, để có thể khuyến khích giảng viên đầu tƣ vào chất lƣợng, cần có sự đảm bảo về điều kiện vật chất để giảng viên có thể thực hiện đƣợc việc dạy tốt mà cụ thể là sử dụng nhiều phƣơng pháp giảng dạy khác nhau trong lớp học. Bên cạnh các giải pháp mà trƣờng đại học có thể thực hiện đƣợc, các nhà quản lí và giảng viên trƣờng còn đề nghị các giải pháp thuộc cấp Nhà nƣớc, mà cụ thể là phải thực sự xem trọng chất xám mà đại diện là các giảng viên đại học bằng cách có các chính sách hợp lí và tƣơng đối về: đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc. Sinh viên Khi đƣợc phỏng vấn về thái độ, ý thức học tập của sinh viên, đa số giảng viên đều cho nhận xét về thực trạng chung hiện nay của sinh viên trong Trƣờng còn lƣời, chƣa có ý thức học chủ động, chƣa biết cách học, thậm chí kĩ năng tự học rất kém. Nhìn chung, sinh viên sƣ phạm đƣợc đánh giá là “ngoan” nhƣng thiếu hẳn tính năng động và linh hoạt trong học tập cũng nhƣ trong cách giải quyết vấn đề. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 25 Muốn nâng cao chất lƣợng giảng dạy, theo ý kiến của các giảng viên của Trƣờng ĐHSP Tp.HCM thì bản thân sinh viên phải thật sự chăm học, yêu nghề, tập trung nghiên cứu, nghe giảng và rèn luyện kĩ năng tự học, tự khám phá, tự sáng tạo trong học tập. Bên cạnh đó, Nhà trƣờng nói chung và các giảng viên nói riêng cần tạo những nguồn động viên mới nhƣ khen thƣởng, phần thƣờng để kích thích tinh thần học tập của sinh viên. Kết quả từ mô hình các khoá học đã thực hiện Từ Bảng 3.9, có thể kết luận là chƣơng trình giảng dạy là khá thành công, cho dù lực lƣợng giảng dạy chủ yếu là các cán bộ trẻ so vói các học viên với đầy đủ thành phần từ các cán bộ quản lí khoa đến các giảng viên lâu năm và nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 26 Bảng 3.9 : Đánh giá của sinh viên về các khoa học thử nghiệm (N=424) T ừ r ất d ồ n g ý đ ến đ ồ n g ý K h ô n g d ồ n g ý cũ n g k h ô n g p h ản đ ố i T ừ r ất k h ô n g d ồ n g ý đ ến k h ô n g đ ồ n g ý M ea n (1) Khóa học đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo đặt ra từ đầu 79.2 18.7 2.1 4.08 (2) Khóa học đáp ứng đƣợc nhu cầu của cùa Anh/chị 70.8 25.2 4.0 3.91 (3) Các phƣơng pháp giảng dạy đƣợc sử dụng trong khoá học là phù hợp 78.1 17.5 4.4 4.02 (4) Thời gian dành cho khóa học nói chung là vừa đù 39.0 31.4 29.5 3.14 ( 5 ) Khối lƣợng kiến thức và thực hành kỹ năng phân bổ trong khoá học là vừa đủ 62.2 32.5 14.5 3.58 (6) Nhân viên hỗ trợ cho khoa học làm việc tích cực 94.6 5.4 0.0 4.63 7) Anh/chị có sẵn sàng để theo học các khóa bồi dƣỡng giáo viên khác 84.8 13.1 2.2 (8) Anh/chị sẽ giới thiệu cho bạn b cùa minh khóa học này 81.2 16.6 2.6 4.16 (9) Anh/chị sẽ sử dụng các phƣơng pháp dạy tích cực trong các khoá học của mình 90.9 8.5 0.5 4.32 (10) Nói chung, Anh/chị hài lòng với khóa học 78.9 19.5 1.6 4.02 Tuy nhiên, từ kết quả đó, có hai yếu tố mà khoa học cần rút kinh nghiệm cho các khóa tiếp theo. Do hạn chế về thời gian, kinh phí và lực lƣợng, thời gian và nội dung giảng dạy không thể quá nhiều. Các khoa học chỉ kéo dài 28 tiết và chỉ có thể bao phủ một vài phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu nên vẫn chƣa đƣợc các học viên hài lòng. Trong các phần câu hỏi mở để cho học viên góp ý, hầu nhƣ tất cả các ý kiến không hài lòng về khóa học đều tập trung vào hai vấn đề này: nội dung cần nhiều hơn và thời Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 27 gian cần dài hơn để học viên có thể thực hành. Bảng 3.10 : Đánh giá của sinh viên về các giáo viên của các khoá học thử nghiệm (N=424) Giáo viên T ừ r ất đ ồ n g ý đ ến đ ồ n g ý K h ô n g đ ồ n g ý cũ n g k h ô n g p h ản đ ố i T ừ r ất k h ô n g đ ồ n g ý đ ến k h ô n g đ ồ n g ý M ea n 1. giải thích vấn đề rõ ràng 83.0 11.9 5.1 4.16 2. nhiệt tình trong giảng dạy 96.3 3.2 0.5 4.69 3. có kiến thức chuyên môn sâu 93.1 6.9 0.0 4.52 4. có cố gắng làm cho lớp sinh động 93.6 5.9 0.5 4.53 5. có thái độ tốt với học viên 96.8 2.7 0.5 4.67 6. có khích lệ tinh thần học tập của anh/chị 89.3 9.6 1.1 4.30 7. có phƣơng pháp sƣ phạm tốt 88.8 9.6 1.6 4.38 Nhìn chung, các đánh giá về các giảng viên của khoa học cho thấy học viên các khoa học khá hài lòng với ngƣời dạy cho dù qua quan sát của chúng tôi, học viên các khoá này tƣơng đối khó tính và đòi hỏi cao. Tóm lại, các khoá học thử nghiệm cho thấy bƣớc đầu thành công của việc sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy đại học thành công và chủ động. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng các khoá học này cần phải đƣợc chỉnh sửa về nội dung lẫn cách tổ chức để có thể phù hợp hơn. Việc này đòi hỏi các nghiên cứu tiếp theo có nhiều kinh phí và thời gian. CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Từ các nghiên cứu lí luận ở Chƣơng 2 và dữ liệu thu đƣợc qua khảo sát ở Chƣơng 3, có thể rút ra các kết luận sau đây từ kết quả khảo sát: Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 28 1) Công tác đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trong Trƣờng ĐHSP Tp.HCM đƣợc thực hiện theo một kế hoạch đặt ra từ trƣớc, đặc biệt là từ sau hội thảo đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của trƣờng trong năm 1999. Tuy nhiên, kế hoạch này đƣợc thực hiện một cách manh mún, không theo một trình tự khoa học, hệ thống, không có sự giám sát và đánh giá về mức độ hiệu quả của cả cấp đơn vị (bộ môn, khoa...) lẫn cấp trƣờng. 2) Giảng viên Trƣờng ĐHSP Tp.HCM có cố gắng sử dụng một số phƣơng pháp giảng dạy tích cực nhƣ dạy học dựa vào vấn đề, thảo luận, minh họa. Tuy nhiên, còn một số lớn gặp trở ngại trong việc sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy chủ động. Qua khảo sát ý kiến, quan sát và dự giờ, kết quả cho thấy giảng viên còn dựa rất nhiều vào các phƣơng pháp truyền thống nhƣ đọc chép, thuyết giảng tạo ra sự bị động cho sinh viên. Các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến nhƣ dạy trên mạng, dạy kết hợp với thực địa vẫn còn xa lạ đổi với nhiều giảng viên. 3) Nguyên nhân của thực trạng trên có từ các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Các giảng viên Trƣờng ĐHSP Tp.HCM còn quá mô phạm và thiếu tính năng động trong việc áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy chủ động. Một số giảng viên ngại sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy đòi hỏi sự chủ động và phải sử dụng các phƣơng tiện và trang thiết bị vốn đòi hỏi đầu tƣ nhiều thời gian và công sức. Một số khác ngại thay đổi. Ngoài ra, phần lớn cho rằng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học có nhiều bất cập. 4) Sự nỗ lực của các đơn vị (khoa và bộ môn) trong việc khuyến khích giảng viên đổi mới phƣơng pháp còn khá khác nhau. Lãnh đạo của một số đơn vị có thể hiện đƣợc sự quan tâm của mình đến việc giảng dạy của giảng viên, tuy nhiên trong một số đơn vị khác, sự quan tâm đƣợc thể hiện hoàn toàn không rõ. Ngoài ra, vai trò của Tổ Phƣơng pháp trong từng khoa còn chƣa đƣợc thể hiện rõ ràng và thậm chí còn nhiều bất cập về trình độ phƣơng pháp. Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 29 5) Phần lớn các giảng viên đƣợc khảo sát cho rằng sự quan tâm của nhà trƣờng đến việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là chƣa rõ và chƣa đủ. Điều đó thể hiện ở các chính sách khuyến khích của Nhà trƣờng vốn cho thấy sự kém hiệu quả trong việc quản lí và động viên giảng viên trong trƣờng nỗ lực nâng cao chất lƣợng giảng dạy, trong dó có vấn đề phƣơng pháp. Ngoài ra, Nhà trƣờng cũng chƣa đƣa ra đƣợc một kế hoạch cụ thể trong việc đánh giá giảng dạy của giảng viên. 6) Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của Trƣờng và các đơn vị thể hiện sự không quyết tâm trong việc thực hiện kế hoạch đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Điều này có thể thấy rõ trong việc bố trí lớp học, trang thiết bị, sự thiếu hụt của sách và tài liệu tham khảo chuyên ngành mới trong thƣ viện và số lƣợng cán bộ kĩ thuật hỗ trợ cho việc giảng dạy. 7) Ngoài ra, có thể thấy rõ các nhƣợc điểm cơ bản của Nhà trƣờng trong việc quản lí giảng dạy. Các nhƣợc điểm này khó có thể lí giải nếu chỉ nghiêng về các yếu tố khách quan mà phải xem xét cả các yếu tố từ phía Nhà trƣờng trong việc lập kế hoạch chiến lƣợc, các qui trình thực hiện kế hoạch và sau cùng là qui trình và chuẩn mực dùng để đánh giá giảng viên. 8) Các khoa học mà đề tài thử nghiệm, dù chƣa đƣợc thực hiện nhiều ở Trƣờng ĐHSP Tp. HCM, cho thấy với quyết tâm đổi mới, với các phƣơng pháp giảng dạy phù hợp và sinh động đã bƣớc đầu cho ra đƣợc một mô hình giảng dạy thành công. Các khoá học này đòi hỏi phải có sự chỉnh sửa và nghiên cứu tiếp tục trong tƣơng lai về nội dung, khối lƣợng kiến thức và thời gian thực hiện. Kiến nghị Từ kết quả có đƣợc qua nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi đề nghị các bƣớc sau đây nhằm khắc phục các điểm còn tồn tại của Nhà trƣờng trong việc áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực nhƣ sau: Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 30 1) Xây dựng các chuẩn đánh giá giảng viên sƣ phạm, trong đó có các chuẩn về phƣơng pháp giảng dạy. Đề tài này đề nghị có các nghiên cứu tiếp tục ở cấp độ cao hơn nhằm giúp Trƣờng có đƣợc các chuẩn mực và tiêu chí đánh giá khoa học, hợp lí và có tính định hƣớng, tiến tới việc kiểm định các chƣơng trình đào tạo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hƣớng đến trong tƣơng lai gần. 2) Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về chất lƣợng giảng dạy của giáo viên, trong đó có các ý kiến về phƣơng pháp giảng dạy. Đây phải là biện pháp chủ đạo và cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng giờ giảng của giảng viên. 3) Nhà trƣờng cũng nên cân nhắc đến các kiến nghị thuyên chuyển công tác hoặc sa thải các giảng viên yếu kém của một số cán bộ lãnh đạo và giảng viên ở các khoa. Vấn đề này có liên quan đến kiến nghị đầu tiên là xây dựng và đánh giá giảng viên theo chuẩn. 4) Tạo môi trƣờng sƣ phạm bao gồm môi trƣờng giảng dạy và học tập cho giảng viên và sinh viên. Điều này đòi hỏi phải có các chiến lƣợc dài hạn nhằm thay đổi hình ảnh cùa Trƣờng, đề cao văn hóa chất lƣợng và tập trung vào chuyên môn. Ngoài ra, vai trò của các tổ bộ môn trong học thuật và phƣơng pháp cũng cần phải đƣợc xem trọng hơn. 5) Cần cải tiến cơ sở vật chất và trang thiết bị dành cho giảng dạy. Một mặt, nhà trƣờng phải đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lí cơ sở vật chất nhằm chia sẻ các cơ sở và phòng học trong giảng dạy, một mặt, phân cấp quản lí cho các khoa và bộ môn trong việc quản lí và hỗ trợ giảng viên về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. 6) Đầu tƣ trang thiết bị, xây dựng các phòng học, thực hành, thí nghiệm và thƣ viện đủ chuẩn để đáp ứng yêu cầu về đổi mới và đa dạng hóa phƣơng pháp giảng dạy. 7) Đầu tƣ vào công tác phát triển chuyên môn cho giảng viên đại học bằng cách hỗ trợ thời gian và kinh phí cho giảng viên tham gia các Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 31 chƣơng trình ngắn và dài hạn về đổi mới và đa dạng hóa phƣơng pháp giảng dạy. Việc này cần đƣợc tiến hành có kế hoạch và chiến lƣợc thích hợp. Một trong những biện pháp mà chúng tôi đề nghị là khuyến khích giảng viên trẻ dự các lớp học hoặc tập huấn ngắn ngày một cách thƣờng xuyên và định kì trƣớc khi bắt đầu nhận lớp học và nhiệm vụ giảng dạy. Một biện pháp thử hai là thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, hội thảo có yếu tố nƣớc ngoài và với các đồng nghiệp ở các trƣờng khác để giảng viên có kinh nghiệm có thể trao đổi và học tập lẫn nhau về các phƣơng pháp giảng dạy mới. 8) Một trong những biện pháp mà nhiều nƣớc thực hiện tốt là có sự hƣớng dẫn của một giảng viên có kinh nghiệm cho vài giảng viên trẻ và sử dụng ý kiến đánh giá đồng nghiệp này nhƣ một tiêu chí để đánh giá giảng viên. 9) Có sự luân chuyển và cho phép giảng viên thay đổi môi trƣờng công tác. Văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong giáo dục, thƣờng có khuynh hƣớng đánh giá cao các giảng viên làm việc “trung thành” cho một tổ chức hoặc đơn vị. Điều này cũng ảnh hƣởng đến tâm lí phần lớn giảng viên và làm cho họ ngại thay đổi, dễ dẫn đến tình trạng là sức ỳ quá lớn và bảo thủ. Có thể thấy rõ điều này qua quan sát các giờ dạy và qua các phát biểu của sinh viên về giảng viên Trƣờng ĐHSP Tp.HCM. 10) Giao cho một trong các đơn vị sau đây thực hiện việc bồi dƣỡng phƣơng pháp giảng dạy cho giảng viên trẻ và tiến hành điều đặn hàng đầu mỗi học kì: Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học và Kiểm định Chất lƣợng Giáo dục, Trung tâm Nghiệp vụ Sƣ phạm của Viện Nghiên cứu Giáo dục hoặc Phòng Đào tạo. Việc này phải đƣợc thực hiện có kế hoạch, chuẩn bị và tiến hành khoa học, hợp lí. Ngoài ra các kinh phí cho việc thực hiện cũng cần đƣợc Nhà trƣờng quan tâm. 11) Nhà trƣờng cần có các biện pháp cụ thể hơn trong việc theo dõi và giúp đỡ giảng viên trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Kinh Báo cáo tóm tắt đề tài B2004.23.56 32 nghiệm các nƣớc rất có ích cho chúng ta trong việc giải quyết các khó khăn hiện nay. Cần có những nghiên cứu có tính định kì nhằm giúp cho nhà trƣờng trong việc lên kế hoạch, lập chiến lƣợc, thực hiện và giám sát các hoạt động giảng dạy. Giảng viên sƣ phạm, không còn nghi ngờ gì nữa, phải là những ngƣời đi đầu trong việc thực hiện đổi mới về phƣơng pháp dạy học. Điều này xuất phát từ yêu cầu về chuyên môn, chuẩn mực và cả yếu tố đáp ứng yêu cầu của một trƣờng sƣ phạm trọng điểm. Thực tế cho thấy đội ngũ của chúng ta vẫn còn chƣa đạt đƣợc các yêu cầu đó. Đề tài kiến nghị lãnh đạo Nhà trường và các khoa nên có các biện pháp vừa hợp lí vừa khoa học và đúng lúc nhằm khắc phục các yếu kém có được từ kết luận từ các công trình nghiên cứu khoa học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_khao_sat_viec_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_o_truong_dai_hoc_su_pham_tp_ho_chi_minh_6289.pdf
Luận văn liên quan