Đề tài Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học cho Việt Nam

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ Contents CHƯƠNG I3 DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 2007-2009. 3 1.Tổng quan nền kinh tế Mỹ trước khủng hoảng. 3 1.1Tình hình sản xuất kinh doanh. 3 1.2Cán cân thanh toán. 4 1.3Thị trường chứng khoán. 5 1.4Thị trường bất động sản. 5 2 .Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. 6 3.Tác động của khủng hoảng Mỹ. 8 3.1Khủng hoảng tài chính toàn cầu. 9 3.2Tăng trưởng kinh tế. 11 3.3Thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng. 12 3.3 Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục. 14 3.4 Cán cân thương mại14 3.5 Tỷ giá hối đoái16 3.6 Khủng hoảng niềm tin. 19 CHƯƠNG II22 NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG22 1. Nguyên nhân trực tiếp. 22 1.1 Khủng hoảng nợ dưới chuẩn. 22 Mô hình khủng hoảng nợ dưới chuẩn. 25 1.2 Các phát kiến tài chính. 25 2. Nguyên nhân gián tiếp. 32 2.1 Bong bóng bất động sản. 32 2.2 Quản lý lỏng lẻo, thông tin thiếu minh bạch. 36 2.3 Đòn bẩy tài chính quá cao. 38 2.4 Khủng hoảng niềm tin. 40 CHƯƠNG III42 BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA HOA KỲ42 1.Biện pháp của Fed. 42 1.1 Chính sách tiền tệ. 42 1.2 Nghiệp vụ thị trường mở. 43 1.3 Chương trình đấu giá cho vay kì hạn (Term Auction Facility Program-TARP)44 1.5Nỗ lực của Fed phản ánh qua sự thay đổi của bảng cân đối tài sản. 44 2. Biện pháp của Chính phủ Mỹ. 45 2.1 Chính quyền Bush và Đạo luật kích thích kinh tế (ESA)45 2.2 Chính quyền Obama và đạo luật tái đầu tư và phục hồi ( ARRA)47 CHƯƠNG IV53 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ53 1.Sự cần thiết duy trì hệ thống tài chính ổn định và minh bạch. 53 1.1 Việc thực thi các chính sách. 54 1.2 Củng cố niềm tin. 55 1.3 Nâng cao vai trò quản lý của ngân hàng trung ương. 55 1.4 Bài học cho các ngân hàng trong hoạt động quản lý tín dụng. 55 2.Công khai hoạt động. 57 3.Xây dựng các gói kích thích kinh tế phù hợp với điều kiện của quốc gia. 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO60 A. Giáo trình và nghiên cứu chuyên đề. 60 B. Internet (E-Paper). 61

doc61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính Mỹ và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi tức là thấp nhất. 2. Nguyên nhân gián tiếp 2.1 Bong bóng bất động sản a/Chính sách nhà cho người có thu nhập thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng Sau khi bong bóng Dot-com Bong bóng Dot com: là bong bóng thị trường cổ phiếu khi các cổ phiếu của các công ty công nghệ cao, nhất là các công ty mạng được đầu cơ.Bong bóng Dot com góp phần cùng nhiều nhân tố khác tạo ra sự thịnh vượng của kinh tế Hoa Kỳ nửa cuối thập niên 1990, Alan Greenspan gọi là “sự thịnh vượng bất thường” vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11/9, Cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%. Thêm vào đó, tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2002, dù nền kinh tế đã phục hồi, nhưng mối lo ngại về suy thoái có thể quay lại đã khiến FED giữ nguyên mức lãi suất chủ đạo ở mức 1% trong suốt hai năm 2003 và 2004. Việc FED thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với mức lãi suất thấp đã thúc đẩy việc mở rộng cho vay mua bất động sản. Biểu đồ 18: Biến động lãi suất tại Hoa Kỳ Năm 1995, Luật tái đầu tư công cộng (Community Reinvestment Law) được sửa đổi, nới lỏng quy định về nhà đất, tập trung vào mục tiêu xã hội là giải quyết nhà cho người có thu nhập thấp. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân Mỹ đã khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Điều luật này cũng gia tăng sức ép lên các ngân hàng tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp vay tiền mua nhà. Từ đó, cầu về nhà ở đã tăng cao. Chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với chính sách nhà cho người có thu nhập thấp đã thúc đẩy mở rộng cho vay bất động sản, kể cả với những khách hàng không có điều kiện vay vốn, có thu nhập thấp. Vì lãi suất cho vay thấp, điều kiện cho vay dễ dàng hơn nên nhu cầu mua nhà tăng lên rất cao, do đó, giá bất động sản cũng được đẩy lên liên tục. Từ năm 2001 đến 2005, bình quân giá nhà đất đã tăng lên 54%. Điều này còn dẫn đến tình trạng các nhà đầu cơ địa ốc đổ vốn vào thị trường này để thu lợi do dự đoán giá nhà còn tiếp tục tăng cao. Với niềm tin giá nhà còn tăng cao, chỉ cần mua và bán lại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lãi, người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ. Về phía ngân hàng, các ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay mua nhà đất bởi nếu người vay không trả được nợ thì có thể bán nhà thế chấp để thu hồi vốn và đồng thời kiếm lời từ hoạt động cho vay. b/ Bong bóng bất động sản Lợi nhuận đã tạo động lực khiến các ngân hàng xem nhẹ khả năng chi trả của khách hàng, đẩy mạnh cho vay cầm cố bất động sản. Dư nợ cho vay cầm cố bất động sản tăng từ 160 tỷ USD (năm 2001) lên 540 tỷ USD (năm 2004) và nhảy vọt lên 1300 tỷ USD vào năm 2007. Ước tính đến cuối quý 3 năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với 1/3 là các khoản nợ khó đòi. Tỷ lệ sở hữu nhà trên toàn nước Mỹ gần như không đổi trong giai đoạn 1980-1994 ở mức 64%. Năm 2004, con số này là 69,2%. Nhu cầu tăng khiến giá nhà tăng theo. Lãi suất thấp, cho vay dễ đã khuyến khích người dân mua nhà từ nguồn vay cầm cố, do đó đã đẩy giá nhà liên tục leo thang, tăng 10% năm 2002 và tăng bình quân 25%/năm giai đoạn 2003-2005. Tính chung giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2006, giá nhà tại Mỹ tăng 124%. Biểu đồ 19: Chỉ số giá nhà thực tế Bong bong nhà đất kéo dài suốt giai đoạn 2001-2005. Sự phục hồi nền kinh tế cùng với xu hướng lạm phát gia tăng đã khiến FED quyết định tăng lãi suất trở lại. FED tăng lãi suất từ 1% giữa năm 2004 lên 3,75% vào tháng 8/2005 và 5,25% vào giữa năm 2006. Sự tăng lãi suất đã trở thành áp lực cho lớn cho những người vay mua nhà. Tại thời điểm này, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm. Năm 2006 thị trường nhà đất sụt giảm mạnh. Tháng 8/2006, chỉ số xây dựng nhà của Mỹ giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Các chủ nhà đất rơi vào cảnh khó khăn tài chính do lãi suất tăng làm tăng giá trị hoá đơn thanh toán cho các khoản vay cầm cố hàng tháng. Bên cạnh đó, giá nhà giảm làm cho giá trị tài sản cầm cố giảm xuống thấp hơn mức tiền vay gốc để mua nhà. Tỷ lệ vỡ nợ của người vay tăng lên, nhất là những người vay dưới chuẩn thường xuyên ở trong tình trạng khó khăn tài chính. Trong hoàn cảnh đó, các công ty cho vay lại nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động xiết nợ. Năm 2007, giá nhà còn tiếp tục giảm. Doanh số bán nhà trượt dốc, trong năm này, doanh số rớt đến 22%. Giá nhà mới tại Mỹ giảm gần 10% trong tháng 9/2007, là mức cao nhất trong suốt gần 4 thập kỷ. Lãi suất tiếp tục tăng càng khiến giá suy giảm hơn nữa. Giá nhà đất giảm quá mạnh, việc bán nhà thu hồi là rất khó khăn, chính vì thế, việc xiết nợ tài sản tăng gấp đôi so với năm 2006 cũng không thể bù đắp được lỗ của các định chế tài chính hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Năm 2007 có gần 1,3 triệu bất động sản ở Mỹ bị tịch thu để thế nợ (tăng 79% so với năm 2006). Kết thúc năm này, ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Như vậy, bong bóng bất động sản tại Mỹ đã phình to trong suốt 3 năm 2002-2005 và bắt đầu vỡ vào năm 2006. Nguyên nhân tạo nên bong bong bất động sản có thể tóm gọn như sau: - Chính sách tiền tệ nới lỏng hạ lãi suất của FED kéo dài từ năm 2001 đến năm 2004 và chính sách của Chính phủ Mỹ khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng để mua nhà. - Nạn đầu cơ quá mức liên quan đến các khoản vay thế chấp mua nhà. Hai nguyên nhân trên khiến cho nhu cầu về bất động sản tăng cao dẫn đến giá nhà đất leo thang trong thời gian dài. - Sự thất bại trong việc quản lý rủi ro của Chính phủ, các định chế tài chính, các doanh nghiệp… 2.2 Quản lý lỏng lẻo, thông tin thiếu minh bạch Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua. Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm. Ngay từ đầu, giới chức trách và ngân hàng Mỹ đã không những không kiểm soát mà còn khuyến khích các hoạt động xin vay không đủ tiêu chuẩn của người dân. Việc cho vay dưới chuẩn một cách ồ ạt và quá dễ dãi khiến cho thị trường bất động sản Mỹ diễn biến ngày càng một phức tạp, dẫn đến việc không thể kiểm soát các khoản nợ đó. Thêm vào đó, Chính phủ Mỹ cũng như giới chức trách tại Mỹ đã có những phản ứng quá chậm chạp trước những thay đổi chóng mặt của thị trường. Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua lớp lớp các thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Hơn nữa, nhiều thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào. Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh tế 2001, kết luận: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm chính của mình đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đã không làm những gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn như tạo ra các sản phẩm để giúp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểm nghiêm trọng của mình, như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà rớt giá”. Ngoài ra, những nới lỏng của pháp luật bắt đầu từ thập niên 1980, chẳng hạn như việc hủy bỏ đạo luật Glass-Steagal vốn tách biệt ngân hàng thương mại chuyên thực hiện những hoạt động cho vay an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp vụ đầu tư rủi ro cao, đã góp phần khuyến khích những hoạt động đầu cơ và tạo điều kiện cho xung đột lợi ích phát triển. Chính môi trường thiếu minh bạch và thiếu giám sát đã thổi bùng lên bong bóng đầu cơ bất động sản. Bên cạnh đó, giới chức trách cũng đã làm ngơ trước hàng loạt các phát kiến tài chính của giới ngân hàng thương mại, như MBS và CDS mà tài sản đảm bảo lại chính là các khoản vay dưới chuẩn.. Chính sự lỏng lẻo trong quản lý, cùng sự tham lam quá mức của các nhà đầu tư, và sự vô trách nhiệm của các NHTM đã đẩy tình hình tài chính Mỹ đi đến một kết cục thê thảm. Các tổ chức điều tiết, trước hết là SEC đã bị chỉ trích gay gắt vì bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo về tình trạng nguy hiểm của các tổ chức tài chính.Nhiệm vụ của SEC là giám sát các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới và các quỹ đầu cơ. Song những điều tồi tệ nhất lại đã xảy ra trong các tổ chức này mà SEC đã không nắm bắt được. Các ngân hàng đầu tư đã sử dụng những mô hình toán học để cấu trúc các sản phẩm tín dụng thành những sản phẩm ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Ðội ngũ các tiến sĩ toán học của họ đã nhanh nhạy hơn các nhân viên của SEC trong việc bắt kịp với sự phát triển mới nhất trên thị trường tài chính. Trái ngược với FED, vốn có đội ngũ nhân viên kiểm soát ngay tại mỗi ngân hàng lớn (như tại J.P. Morgan, Citigroup) và giám sát các hoạt động thường nhật của những ngân hàng này, SEC chỉ tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ. . Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đáng lẽ ra sẽ là người quan sát thị trường và đưa ra những cảnh báo kịp thời nhưng trên thực tế lại chưa có mô hình đánh giá phù hợp cho mỗi sản phẩm, bởi mỗi sản phẩm khác nhau lại cần được phân tích khác nhau bằng việc sử dụng các mô hình định giá khác nhau. Phương pháp luận “một cỡ vừa cho tất cả” đã thực sự sai lầm. Khi các sản phẩm tín dụng được cấu trúc lại trở nên quá phức tạp, rất ít nhà đầu tư có đủ năng lực hoặc sự nhẫn nại để thực hiện việc quản trị rủi ro thận trọng. Do vậy, đánh giá của các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm được xem là biện pháp nhanh chóng nhất để đánh giá rủi ro tín dụng. Moody, Standard and Poor, và Fitch là ba tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm chi phối thị trường. Họ cùng chia sẻ một lợi ích khá mâu thuẫn: thu về các khoản phí từ các ngân hàng thuê họ đánh giá mức độ tín nhiệm cho các chứng khoán của chính những ngân hàng này. 2.3 Đòn bẩy tài chính quá cao Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nổ ra đến nay có rất nhiều bài báo cũng như các bài phân tích của các chuyên gia đề cập đến một phần tác động của “đòn bẩy tài chính” như một nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Họ cho rằng đòn bẩy tài chính quá cao là một trong những nguyên nhân chính khiến những đại gia như Bear Stearns, Lehman Brothers, Merrill Lynch, Fannie Mae và Freddie Mac “ra đi”. Cụ thể, từ năm 2004, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã bãi bỏ quy định về tỷ lệ đòn bẩy tài chính không được phép vượt quá 15x đối với 5 "đại gia" phố Wall (Goldman Sachs, Merrill Lynch, Lehman Brothers, Bear Stearns và Morgan Stanley). Tính đến đầu năm 2008, cả 5 ngân hàng này đều có tỷ lệ đòn bẩy tài chính rất cao, xấp xỉ hoặc hơn 30x. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi 2 "đại gia" BĐS Freddie Mac và Fannie Mae với đòn bẩy tài chính hơn 60x là những nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng. Biểu đồ 20: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính Nguồn: Tổng hợp Vậy, đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao việc lạm dụng quá mức công cụ này lại gây ra tác động tiêu cực lên nền kinh tế Mỹ như vậy? Đòn bẩy tài chính là việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính được tính bằng công thức: Tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu. Thông thường thì các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính khi mà nhu cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp khá cao, trong khi vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Riêng đối với các NHTM, đòn bẩy tài chính đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc đáp ứng sự giảm giá của tài sản hoặc đáp ứng các khoản nợ. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính đối với các NHTM thường bị khống chế ở mức độ nhất định, nhưng đối với các ngân hàng đầu tư thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều. Khác với các NHTM, các ngân hàng đầu tư không do Ngân hàng trung ương mà do SEC kiểm soát. Nhờ sự nới lỏng của luật lệ, các ngân hàng đầu tư đã kinh doanh theo lối “đòn bẩy tài chính” (sử dụng các khoản vay để kiếm lợi nhuận cao hơn so với việc chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu). Thông thường, tỷ lệ này thường được khống chế ở mức 12x đối với các NHTM và 20x đối với các ngân hàng đầu tư. Từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư được quy định tỷ lệ này không vượt quá 15x. Tuy nhiên việc bãi bỏ quy định về hạn chế tài chính của Chính phủ Mỹ từ năm 2004, cho phép các tổ chức phi ngân hàng hoạt động với tỷ lệ vay vốn lớn đã tác động đến SEC, và SEC đã bãi bỏ quy định này đối với 5 đại gia lớn ở Phố Wall. Trên thực tế, trong thời gian các ngân hàng đầu tư hoạt động sinh lợi cao, đòn bẩy tài chính đã được coi là nhân tố kích hoạt nền kinh tế. Tuy nhiên khi đòn bẩy tài chính bị lạm dụng, dần dần vượt khỏi tầm kiểm soát thì đòn bẩy tài chính tăng cao lại trở thành “liều thuốc độc” giết chết các ngân hàng này. Không chỉ dừng lại ở các ngân hàng, theo quan điểm của IMF, chính sách thuế của Mỹ đã gián tiếp khuyến khích việc sử dụng đòn bẩy tài chính của khu vực doanh nghiệp cũng như dân cư. Cụ thể, luật thuế doanh nghiệp của Mỹ đã cho phép khấu trừ chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó,việc huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu lại không hề nhận được một sự ưu đãi nào về thuế. Điều này vô hình chung đã gián tiếp khuyến khích các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là tăng vốn chủ sở hữu. Đối với khu vực dân cư, luật thuế thu nhập cá nhân của Mỹ cũng cho phép khấu trừ phần trả lãi vay mua nhà khỏi phần thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân. Theo số liệu của IMF, khoản hỗ trợ về thuế này tương đối lớn, chiếm khoảng 19% thu nhập của tầng lớp trung lưu, và khoảng 8% thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Chính sách này đã góp phần khuyến khích người dân Mỹ tăng các khoản vay mua nhà của mình. Như vậy, có thể thấy rằng chính sách ưu đãi thuế đã khuyến khích các cá nhân và tổ chức nâng đòn bẩy tài chính, vay vốn để đầu tư, trong đó một số lượng lớn vốn vay đã đổ vào đầu tư những lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản… Việc nổ bong bóng bất động sản đã làm gia tăng tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Các MBS theo đó bị mất giá trị, và khiến các định chế tài chính thiếu vốn vì mức đòn bẩy tài chính lúc này bị đẩy lên quá cao. Các định chế tài chính trước sức ép đó buộc phải giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính, điều này lại càng đẩy các con nợ vào tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, các định chế tài chính này lại tìm cách hạ tỷ lệ đòn bẩy tài chính một phần thông qua việc bán tháo các MBS, và hệ quả lại làm cho giá của các MBS giảm sâu hơn nữa. Khi đó tỷ lệ đòn bẩy tài chính thêm xấu đi, tăng thêm áp lực phải cải thiện tỷ lệ này. Đây chính là vòng luẩn quẩn của bài toán giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Sự ra đi của các “đại gia” Bear Stearns, Freddie Mac và Fannie Mae, Lehman Brothers và Merrill Lynch, … được coi như là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin của thị trường, dẫn đến sự hạ thấp tín nhiệm và sự ra đi của AIG, dẫn đến làn sóng rút tiền, gây ra khủng hoảng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng liên quan đến cho vay BĐS như Wamu và Wachovia. 2.4 Khủng hoảng niềm tin Có thể nói rằng khủng hoảng tài chính hiện nay một phần xuất phát từ sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng. Đây được ví như là một “trò chơi" mà khi người ta bắt đầu cảm nhận thấy mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính thì khi đó thua lỗ xuất hiện, cả thị trường xuống dốc và tất cả mọi người đều bị thua lỗ.Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy đã xuống mức thấp. Khủng hoảng độ tin cậy cũng dần vượt ra khỏi lĩnh vực ngân hàng. Đặt trong bối cảnh toàn cầu, tại hội nghị G8 tại Hokkaido, Mỹ đã phải đưa ra lời bảo đảm rằng mọi thứ cuối cùng đã quay trở lại đúng với quỹ đạo của nó, điều này cho thấy sự mất tin tưởng toàn cầu đối với các chuyên gia của chính phủ Mỹ. Như vậy, khủng hoảng niềm tin đã khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ trở nên ngày càng thảm khốc, và sự mất niềm tin ấy có lẽ sẽ còn dai dẳng – một hiệu ứng đổ vỡ lâu dài và trầm trọng mà Mỹ sẽ phải mất rất nhiều thời gian để có thể vực dậy được. CHƯƠNG III BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG CỦA HOA KỲ Biện pháp của Fed 1.1 Chính sách tiền tệ Ngay khi khủng hoảng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Lãi suất cho vay liên ngân hàng đã giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% ( từ 18/9/20077 đến 30/4/2008). Sau đó vẫn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất thấp gần 0 hiếm thấy. Nhìn vào biểu lãi suất từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008 ở Mỹ, có thể thấy, chỉ trong 18 tháng, Fed đã có 10 lần hạ lãi suất cơ bản và mức lãi suất thấp nhất là gần 0%. Biểu đồ 21: Biến động lãi suất của Fed Nguồn: Reuters Cùng với việc hạ lãi suất cơ bản, Fed cũng hạ lãi suất chiết khấu áp dụng trực tiếp với các khoản vay từ Fed cho các ngân hàng và công ty chứng khoán từ mức 1,25% xuống còn 0,5%. Mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại cũng giảm từ mức 1% xuống còn 0,25%. 1.2 Nghiệp vụ thị trường mở Fed thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ mà các tổ chức tài chính của nước này đang nắm giữ. Đặc biệt, Fed đưa ra chính sách tăng mua MBS. Nhìn vào biểu đồ dưới đây, có thể thấy khối lượng mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007 Biểu đồ 22: Hoạt động mua lại MBS của Fed Nguồn: Reuters Từ năm 2000 đến đầu năm 2006, khối lượng mua lại MBS của Fed chỉ giao động dưới 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, con số đó đã lên mức gần 40 tỷ USD. Tính đến ngày 31/03/2010 cơ quan này đã hoàn thành việc mua 1.25 nghìn tỷ USD “MBS agency” nhưng vẫn tiếp tục tiến hành các giao dịch trong những tháng tiếp theo. Chương trình mua lại MBS của chi nhánh được điều phối bởi Federal Reserve Bank of New York dưới sự chỉ đạo của Federal Open Market Committee (FOMC). Mục tiêu của chương trình này nhằm hỗ trợ cho thị trường thế chấp và nhà ở đồng thời giúp phục hồi thị trường tài chính. 1.3 Chương trình đấu giá cho vay kì hạn (Term Auction Facility Program-TARP) Ngày 17/12/2007, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn, Fed đưa ra chương trình TAF nhằm tăng cường tính thanh khoản của thị trường tín dụng Mỹ. TAF cho phép các tổ chức nhận kí gửi đấu giá để được vay những khoản vay ngắn hạn đổi bằng tài sản kí quỹ. Những tổ chức này phải được thẩm định là có tình trạng tài chính lành mạnh. Các tổ chức tham gia đấu giá qua các ngân hàng của Fed. Các khoản đấu giá bắt đầu ngày 17/12/2007, với mức lãi suất khởi điểm 4,17% và kết thúc ở 4,65%, Fed đã nhận được các khoản kí quỹ trị giá 63 tỷ USD và cho vay 20 tỷ USD với 93 tổ chức khác nhau. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ USD được Fed cho vay theo chương trình TAF.Ngoài ra, Fed còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với tổng số tiền tính đến tháng 11/2008 là 1,6 nghìn tỷ USD.Sau khi nỗ lực của Fed đối phó với khủng hoảng bằng cách hạ lãi suất chiết khấu không đạt được kết quả mong đợi, Fed hợp tác với các ngân hàng trung ương khác như Ngân hàng TW Canada, Ngân hàng TW Anh, Ngân hàng ECB, Ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ tạo ra công cụ chính sách tiền tệ TAF nhằm ngăn chặn tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nỗ lực của Fed phản ánh qua sự thay đổi của bảng cân đối tài sản Biểu đồ 23: Bảng cân đối tài sản của Fed Nhìn vào biểu đồ thể hiện tổng tài sản của Cục dự trữ Liên bang Fed từ 3/1/2007 đến 31/12/2008, có thể thấy rõ nỗ lực của Fed trong việc đưa ra các biện pháp đổi phó với khủng hoảng năm 2007-2008. 2. Biện pháp của Chính phủ Mỹ 2.1 Chính quyền Bush và Đạo luật kích thích kinh tế (ESA) a/ Quá trình phê duyệt Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Tổng thống George W. Bush đã ký Economic Stimulus Act of 2008 theo đó chính phủ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân. Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, chính quyền Bush đã trình quốc hội thông qua gói tài chính 700 tỷ đô la. Ban đầu Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số bác bỏ vì cho rằng không thể phí tiền để cứu không được quá nhiều tổ chức tài chính gặp khó khăn. Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ với 205/228. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm 778 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay. 1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD. 3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật. Tổng thống Bush đã ký Emergency Economic Stabilization Act of 2008 cho phép thực hiện gói kích thích 700 tỷ dollar này. b/ Nội dung cơ bản của gói kích thích kinh tế Đứng trước tình hình hết sức khó khăn của phố Wall, Bộ Tài Chính và Cục dự trữ liên bang Mỹ đã công bố kế hoạch giải cứu thị trường với tổng giá trị là 700 tỷ USD chủ yếu để mua lại các khoảng nợ xấu của các định chế tài chính Sáu điểm chính của kế hoạch 700 tỷ USD của Mỹ a) Sẽ ngay lập tức cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson sử dụng số tiền 250 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu trong các tổ chức tài chính. Số tiền còn lại sẽ được chi dần theo từng giai đoạn. Kế hoạch này sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2009, trừ khi Quốc hội Mỹ cho phép gia hạn chương trình thêm 1 năm nữa. b) Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch. Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi tình hình thị trường tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do Quốc hội chỉ định. c) Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm dành cho các tài sản xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp trả dựa trên mức độ rủi ro của tài sản. Tiền bảo hiểm trả cho các doanh nghiệp sau khi đã trừ đi số tiền bảo phí sẽ nằm trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch. d) Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải gây tác động đối với các tổ chức cho vay để họ giảm thiểu số vụ tịch biên nhà. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà Chính phủ Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với Quốc hội là điều chỉnh các điều khoản vay vốn để giúp những người sở hữu nhà đã nộp đơn xin phá sản có thể giữ lại được ngôi nhà của họ. e) Trong kế hoạch này, người nộp thuế sẽ được coi như những người nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp có tài sản xấu được mua lại. Nếu Chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống phải đề xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực. f) Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù vàng” dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp rời khỏi các công ty được giải cứu. 2.2 Chính quyền Obama và đạo luật tái đầu tư và phục hồi ( ARRA) Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Barack Obama đã ký American Recovery and Reinvestment Act. Đạo luật này cho phép Chính phủ thực hiện gói kích thích thứ hai kể từ khi khủng hoảng nổ ra. Gói kích thích này trị giá 787 tỷ đô la. ARRA 2009 được ban hành vào thời điểm GDP của Mỹ đã sụt giảm ở mức hơn 6% một năm và số lượng người có công ăn việc làm đã giảm hơn 750.000 mỗi tháng.Cùng với các chính sách để ổn định thị trường tài chính, tăng tính thanh khoản và củng cố niềm tin, ARRA là một phần của chính sách phản ứng lại với cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ. Các số liệu đã chỉ ra rằng chương trình ARRA đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi quỹ đạo của nền kinh tế. Nó đã nâng mức GDP của Mỹ lên và đã tạo ra khoảng 2.5 đến 3.6 triệu việc làm trong quý 2 của năm 2010. Theo Fourth Quarterly Report, July 14, 2010 của Hội đồng cố vấn kinh tế Hoa Kỳ (CEA) Đến cuối tháng 6 năm 2010, hơn 60% của khoản cứu trợ 787 tỷ đô la đã được cấp cho các hộ gia đình và doanh ngiệp dưới dạng cắt giảm thuế. a/ Ảnh hưởng tổng thể Bảng 2 cho thấy chi tiêu, cam kết trả nợ, và cắt giảm thuế vào cuối mỗi quý từ khi ARRA có hiệu lực. Tính đến cuối quý II năm 2010, tổng các khoản chi tiêu và cắt giảm thuế là 480 tỉ đô la, với 147 tỉ đô la phải thanh toán nhưng chưa được chi ra. Bảng 2: Outlays, Obligations, and Tax ReductionsBillions Đơn vị: Tỉ đô la Quý I/2009 Quý II/2009 Quý III/2009 Quý IV/2009 Quý I/2010 Quý II/2010 Chi tiêu 8.6 56.3 110.7 164.2 210.9 257.3 Nghĩa vụ trả nợ 30.5 157.8 256.3 313.9 362.1 403.8 Cắt giảm thuế 2.4 35.5 64.7 91.4 153.1 223.0 Tổng lượng chi tiêu và cắt giảm thuế 11.0 91.7 175.4 255.6 364.0 480.3 Nguồn: www.recovery.gov b/ Xu hướng và sự phát triển Việc sử dụng gói kích thích kinh tế được chia ra làm 6 mục chính, đó là: cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và các khoản chi tương tự, cắt giảm thuế liên quan đến việc điều chỉnh Thuế thay thế tối thiểu (Alternative Minimum Tax - AMT), ưu đãi thuế kinh doanh; cứu trợ tài chính của nhà nước; trợ cấp cho những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc suy thoái; và chi tiêu đầu tư công. Ba khoản đầu tiên được ước tính chiếm 1/3 của tổng gói kích thích kinh tế, hai khoản tiếp theo phản ánh những phương pháp khẩn cấp và cũng được cho là chiếm 1/3, và khoản cuối cùng là những khoản chi tiêu trực tiếp, chiếm phần còn lại. Bảng 3 chỉ ra sự thay đổi quan trọng của quy mô và thành phần của gói kích thích kinh tế. Sau khi được giữ ở mức ổn định từ 80 đến 85 tỉ đô la trong mỗi quý của năm 2009, tổng chi tiêu và cắt giảm thuế đã tăng lên tới 108 tỉ đô la vào Quý I năm 2010 và 116 tỉ đô la vào Quý II. Bảng 3: Fiscal Stimulus by Functional Category Đơn vị: Tỷ đô la QI/2009 QII/2009 QIII/2009 QIV/2009 QI/2010 QII/2010 Cắt giảm thuế thu nhập 2.3 28.4 42.1 55.0 96.7 117.0 Thuế thay thế tối thiểu (AMT) 0.0 7.0 12.4 15.5 25.7 68.0 Trợ cấp thuế kinh doanh 0.1 10.9 20.0 28.0 34.1 38.5 Cứu trợ tài chính của nhà nước 8.5 28.2 43.8 59.3 75.5 92.1 Trợ cấp cho khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp nhất từ suy thoái 0.1 9.8 32.2 56.2 72.8 78.3 Chi tiêu đầu tư công 0.0 7.4 24.9 41.5 59.2 86.3 Tổng 11.0 91.7 175.4 255.6 364 480.3 Nguồn: Fourth Quarterly Report, 2010 của Hội đồng cố vấn kinh tế Hoa Kỳ(CEA) Thành phần của gói kích thích cũng được mở rộng. Như đã được dự báo vào thời điểm được thông qua, cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và cứu trợ tài chính của Nhà nước là những ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, những khoản này chiếm một phần lớn trong tổng chi tiêu trong Quý II năm 2009. Những khoản viện trợ cho đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã tăng đáng kể trong Quý III và IV năm 2009. Con số này phản ánh một số chương trình như chương trình bồi thường thất nghiệp khẩn cấp đã hỗ trợ những người bị sa thải trong thời gian khủng hoảng. Chi tiêu đầu tư công đối với các hạng mục như cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch đang dần chiếm một lượng lớn của gói kích thích. Những khoản chi tiêu này đã tăng từ 7 tỉ đô la vào cuối Quý II/2009 lên tới 86 tỉ đô la cuối Quý II/2010. Khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi và ARRA chuyển sang hướng “tái đầu tư”, hơn một nửa các khoản tín dụng chi tiêu và thuế sẽ mang hình thức của đầu tư công. c/ Thay đổi quỹ đạo của nền kinh tế Biểu đồ 24: Tăng trưởng GDP thực tế Sau ARRA Bảng chỉ ra tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế. Đường kẻ giữa Quý I và Quý II năm 2009 phân chia thời kì trước và sau khi áp dụng ARRA. GDP đã sụt giảm nhanh chóng trong giai đoạn từ quý III/2008 đến quý I/2009, nhưng bắt đầu tăng trở lại sau khi ARRA chính thức có hiệu lực. Sau khi sụt giảm 6.4% vào quý đầu năm 2009, đến quý II cùng năm, sau khi ARRA có hiệu lực, GDP chỉ giảm ở mức 0,7%, và sau đó đã tăng 2,2% trong quý III và 5,6 % trong quý IV. Từ quý I / 2009 đến quý IV cùng năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế đã tăng được 12% ( từ -6,4% đến 5,6% ). Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 3 quý liên tiếp kể từ năm 1981 và lớn thứ 2 kể từ năm 1958. Những số liệu này đã chứng minh được hiệu quả mạnh mẽ của ARRA. Sau khi có được sự tăng trưởng cao vào cuối năm 2009 (5.6 %), tỷ lệ tăng trưởng đã được điều chỉnh còn 2,7% vào quý I /2010. Bảng 1 cũng chỉ ra rằng chỉ số Blue Chip ngày 10 tháng 07 dự báo cho tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế là 3,2%, điều này cho thấy những nhà dự báo tin rằng mức tăng trưởng bền vững ở quý I sẽ tiếp tục ở quý II. Quan trọng là tăng trưởng GDP thực tế được cho là sẽ tiếp tục ổn định vào nửa cuối năm 2010 và cả năm 2011. Biểu đồ 25: Nhu cầu việc làm của nền kinh tế Đơn vị: nghìn việc làm Sau ARRA Nguồn: U.S. Department of Labor (Bureau of Labor Statistics). Tỷ lệ có việc làm đã chỉ ra rằng xu hưởng giảm mạnh mẽ của nhu cầu việc làm đã đảo ngược ngay khi ARRA có hiệu lực. Vào quý I/2009 trung bình nền kinh tế mất đi khoảng 756.000 việc làm mỗi tháng. Con số này chỉ còn 476.000 mỗi tháng vào quý II, 261.000 vào quý III và 92.000 vào quý IV. Nền kinh tế bắt đầu có thêm những việc làm mới vào 2010, trung bình là 63.000 vào mỗi tháng trong quý I và 123.000 vào quý II. Tuy nhiên nền kinh tế cũng chưa phục hồi hoàn toàn. Tỷ lệ GDP thực tế vẫn ở dưới mức trung bình và tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức 9,5% Theo Fourth Quarterly Report, July 14, 2010 của Hội đồng cố vấn kinh tế Hoa Kỳ (CEA) . Trong khi mức tăng việc làm trung bình hàng tháng là 123.000 trong vòng 3 quý vừa qua nhưng vẫn cần đến những mức tăng trưởng mạnh mẽ để cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách nhanh chóng. Tuy vậy sự chuyển biến của nền kinh tế trong vòng 18 tháng qua thật thần kỳ. So với suy giảm kinh tế vào quý I/2009, những thay đổi trong quỹ đạo của nền kinh tế là đáng chú ý. Khoảng thời gian của những thay đổi trong quỹ đạo của nền kinh tế đã chỉ ra vai trò quan trọng của ARRA. Vào thời điểm đạo luật được thông qua, nền kinh tế đang bị tụt dốc nghiêm trọng. Sản lượng thực đã nhanh chóng được ổn định ngay sau khi ARRA có hiệu lực và bắt đàu tăng trưởng trở lại trong quý tiếp theo. Tương tự, tỷ lệ mất việc làm bắt đầu được điều chỉnh cùng thời điểm đó. CHƯƠNG IV BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ Khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra và lan rộng trên toàn cầu, cơn bão nhanh chóng lan toàn sang các nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và kéo theo hệ quả là sự tăng trưởng châm lại ở hầu hết các nước. Đặc biệt là trong năm 2008, những tác động tiêu cực đối với kinh tế toàn cầu thể hiện rất rõ nét. Đối với Việt Nam, với đà tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng và lạc quan trong năm 2007, tác động của cơn bão này đến Việt Nam có phần chậm hơn so với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm 2008 cũng không thể năm ngoài dòng chảy của kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá mang lại cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nhiều cơ hội nhưng một khi kinh tế của các nước phát triển gặp vấn đề thì ảnh hưởng của nó cũng không nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Đầu tư nước ngoài giảm, xuất khẩu giảm kéo theo GDP tỷ lệ thất nghiệp tăng cao…Do giới hạn về đề tài, chúng tôi xin phép không đề cập đến những tác động của khủng hoảng tới kinh tế Việt Nam. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi xin phép rút ra những bài học cho thị trường tài chính Việt Nam nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Mặc dù thị trường tài chính Việt Nam chỉ đang trong giai đoạn phát triển, ta không phải lo lắng về những công cụ chứng khoán phái sinh phức tạp – những sản phẩm của một thị trường tài chính phát triển như ABS, MBS, CDOs… Thị trường tài chính Việt Nam chưa thể cho ra đời những sản phẩm như thế. Tuy nhiên, bài học cho Việt Nam không phải từ thị trường chứng khoán hoá hay việc phát minh ra những công cụ tài chính mới. Ở đây, cần thiết phải đề cập tới vịêc duy trì tính minh bạch của thị trường, khả năng quản lý của những cơ quan như Fed như Ngân hàng nhà nước, khả năng dự báo của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng xin đưa ra một số ý kiến về gói kích thích kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam. Sự cần thiết duy trì hệ thống tài chính ổn định và minh bạch Căn nguyên của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và sau đó là một cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn thế giới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) là do cơ chế quản lý thông tin tài chính lỏng lẻo, thiếu minh bạch của giới chức trách và Ngân hàng Mỹ. Một hệ thống tài chính mạnh và được quản lý tốt sẽ là bước phòng thủ đầu tiên trước bất kỳ cơn bão tài chính nào.Do vậy, Việt Nam cũng như các quốc gia khác cần xây dựng một khung chính sách tài chính vững bền nhằm hạn chế và tránh làm trầm trọng hơn những rủi ro lớn dẫn đến khủng hoảng. Một nền tài chính ổn định nên tập trung vào việc sử dụng các chính sách thận trọng vĩ mô bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa…đồng thời với việc công khai thông tin tài chính rõ ràng. 1.1 Việc thực thi các chính sách Thứ nhất, đối với Việt Nam, chính sách tiền tệ cần hướng tới mục tiêu chủ đạo là ổn định mặt bằng giá chung. Đây cũng là mục tiêu cơ bản được Quỹ tiền tệ thế giới IMF đưa ra trong báo cáo rút ra bài học từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu :"Ngân hàng trung ương phải duy trì sự ổn định về lòng tin đối với ổn định về giá mà họ có được trước khi xảy ra khủng hoảng và lòng tin này phải được bảo vệ. Việc kiểm soát và phân tích diễn biến và rủi ro của hệ thống tài chính có thể hòa nhập tốt hơn trong việc hình thành thực thi chính sách tiền tệ".Giá cả được duy trì ở mức ổn định hợp lý sẽ góp phần giúp các hàng hóa được lưu thông dễ dàng, củng cố niềm tin của người dân đồng thời hạn chế tỷ lệ lạm phát tăng cao, tránh gây bất ổn cho nền kinh tế. Bên cạnh việc xây dựng chính sách giá, Ngân hàng nhà nước cần linh hoạt áp dụng các mức lãi suất khác nhau nhằm phản ứng kịp thời trước những biến động của nền kinh tế. (Ổn định kinh tế kiềm chế lạm phát không thể đi cùng với mục tiêu tăng trưởng) Thứ hai, Việt Nam cần tập trung ổn định và thực thi chính sách tài khóa trên hai phương diện cơ bản:ổn định chi tiêu công của Chính phủ và xây dựng chính sách thuế minh bạch. Ngân sách Nhà nước phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc cân đối thu chi, tránh tình trạng chi quá nhiều dẫn đến thâm hụt ngân sách Nhà nước. Vấn đề này cần được nghiêm túc thực hiện thông qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu công của cơ quan các cấp, triệt để xóa bỏ tình trạng tham nhũng, đầu cơ trục lợi bất chính. Chính sách thuế cũng cần được thực hiện công khai, quy định thành luật cụ thể, rõ ràng, xây dựng các mức thuế khác nhau phù hợp với từng đối tượng, xây dựng lộ trình cắt giảm thuế hợp lý với từng mặt hang nhất định. Có như vậy, chính sách tài khóa, hệ thống tài chính Việt Nam mới bảo đảm được tính minh bạch, ổn định 1.2 Củng cố niềm tin Một nhân tố quan trọng nhưng ít khi được nhắc đến như là nguyên nhân của các khủng hoảng đó chính là sự khủng hoảng niềm tin. Trên thực tế, các cuộc khủng hoảng trước đây như khủng hoảng Ngân hàng Nhật Bản những năm 1980s hay hiện nay là khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2009. Các chính sách phục hồi kinh tế của Ngân hàng Trung ương, gói kích thích của chính phủ nhằm khuyến khích tiêu dung, tăng đầu tư từ đó nhằm vực dậy nền kinh tế chỉ có thể phát huy tác dụng khi dân chúng tin tưởng vào tương lai của nền kinh tế. Các nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn khi đầu tư vào nền kinh tế mà những biến động của nó không thể lường trước. Một phần nguyên nhân làm cho cuộc khủng hoảng tại Nhật Bản kéo dài cũng là do dân chúng mất lòng tin vào nền kinh tế. Đặc bịêt đối với thị trường Việt Nam khi tính minh bạch của thông tin thị trường luôn ở mức thấp. Vì vậy, công khai những thông tin trên thị trường tài chính, , tăng cường thông tin trên thị trường chứng khoán tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản trên thị trường tài chính, giúp họ tránh gặp phải thông tin bất cân xứng hay lựa chọn đối nghịch. 1.3 Nâng cao vai trò quản lý của ngân hàng trung ương Sau cuộc khủng hoảng, IMF đã rút ra bài học chung cho tất cả các nền tài chính toàn cầu cần thiết có sự hoạt động trong phạm vi điều hành của sự thận trọng vĩ mô. Trong đó, phải kể đến vai trò chủ đạo của các ngân hàng trung ương cho dù họ có hay không vai trò điều tiết chính. Điều này nhằm tăng cường sự quản lý, giám sát của các ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống kinh tế-tài chính của một quốc gia. Ngân hàng trung ương vừa thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; vừa thực hiện chức năng là ngân hàng của nhà nước, ngân hàng của các Ngân hàng. Do vậy, sự điều hành của ngân hàng trung ương sẽ góp phần ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô, đồng thời việc tăng cường cơ cấu tổ chức trong hoạt động của các ngân hàng còn góp phần cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống. 1.4 Bài học cho các ngân hàng trong hoạt động quản lý tín dụng Từ khi bắt đầu khủng hoảng, Fed và các cơ quan giám sát khác của Mỹ đã hợp tác với các cơ quan giám sát nước ngoài để tìm ra nguyên nhân khủng hoảng và những bài học của nó. Sự phối hợp quốc tế đã giúp các cơ quan giám sát Mỹ học hỏi kinh nghiệm quốc tế và giúp so sánh hoạt động của các tổ chức tư nhân Mỹ với các tổ chức tài chính toàn cầu. Các phân tích đã tái khẳng định rằng an toàn vốn, xây dựng kế hoạch thanh khoản hiệu quả và tăng cường quản lý rủi ro là những yếu tố cần thiết nhất để hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển tốt. Khủng hoảng cho thấy một số tổ chức tín dụng đã có những thiếu sót nghiêm trọng ở một hoặc các mặt nêu trên. Cuộc khủng hoảng cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường tính thận trọng và hiệu lực của các cơ quan giám sát nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đặt ra phải được thực hiện. Ngân hàng trung ương cần thực hiện giám sát chặt chẽ tỷ lệ vốn của các tổ chức tài chính tương ứng với mức độ rủi ro của tài sản và trao đổi đánh giá với các nhà quản lý cấp cao của các tổ chức này. Đồng thời có những quy định chặt chẽ về tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các NHTM nhằm tránh hiểm hoạ chạy theo lợi nhuận của các đơn vị này dẫn đến những hiểm hoạ khôn lường khi nền kinh tế có biến động. Khủng hoảng cũng cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý thanh khoản hiệu quả. Các tổ chức tín dụng cần theo dõi trạng thái thanh khoản và đưa ra các chiến lược thanh khoản, các diễn biến chính của thị trường và rủi ro thanh khoản. Từ thực tiễn cho thấy để có được khả năng thanh khoản đầy đủ đòi hỏi một tổ chức phải có nhiều hơn những tài sản có tính thanh khoản cao so với những tài sản mà các ngân hàng nắm giữ trong điều kiện bình thường;- tất nhiên khi duy trì tỷ lệ thanh khoản cao cũng đồng nghĩa với việc các đơn vị này phải hy sinh một phần mục tiêu lợi nhuận- và trên thực tế việc thực hiện giải pháp này luôn gặp khó khăn các tổ chức tài chính còn phải dự tính đến trạng thái thanh khoản khi thị trường rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Sau vốn và thanh khoản thì nhân tố chính thứ ba đảm bảo hệ thống gân hàng hoạt động an toàn và lành mạnh là quản lý rủi ro hiệu quả.Ccác ngân hàng cần nâng cao hoạt động quản trị rủi ro của mình. Để đảm bảo được tính thanh khoản và quản lý rủi ro tốt các tổ chức tín dụng cần tuân thủ các nguyên tắc cho vay chặt chẽ. Xác định rõ việc mục đích các khoản vay, thực hiện theo đúng nguyên tắc cho vay, thẩm định thật kỹ các dự án và làm tốt công tác giảm sát các khoản vay. Thực tế, vì mục tiêu lợi nhuận và không lường trước được những hiểm hoạ của sự tăng trưởng không lành mạnh các ngân hàng ở Mỹ đã cho vay ô ạt và việc cho vay không còn dựa trên những tiêu chuẩn chặt chẽ như trước, hệ quả là các ngân hàng này đang tự đánh cược mình vào khả năng trả nợ của những khách hàng có rủi ro vỡ nợ cao. Công khai hoạt động Để giải bài toán khủng hoảng, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đưa ra một phương pháp giải giống nhau- đó là sử dụng gói kích thích kinh tế, tuy nhiên cách thức thực hiện thì hoàn toàn khác nhau. Vậy, ta cần học những gì từ cách giải bài toán trên của chính phủ Hoa Kỳ? Vẫn là những điểm yếu của kinh tế Việt Nam cũng như của việc thực thi các chính sách ở Việt Nam. Tại sao chính phủ Mỹ công khai gói kích cầu thông qua việc thiết lập một trang web riêng www.recovery.gov về gói kích cầu? Hay như người láng giềng Trung Quốc thành lập 24 tổ kiểm tra với sự tham gia của nhiều cơ quan, bộ ngành? “Khi khủng hoảng tài chính ập đến, điều quan trọng thứ nhất là lòng tin” (Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo) – vẫn là vấn đề về lòng tin như đã trình bày ở trên. Thực tế đã chứng minh, : bài học về xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng càng có giá trị hơn trong thời kỳ khủng hoảng “Kích cầu” lòng tin của nhân dân có thể tạo sức bật mới cho nền kinh tế. Việc lập một website có lẽ không khó, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, làm thế nào để đảm bảo công khai chi tiết từng thông tin, từng đồng được chi tiêu, mới là việc khó gấp bội. Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của quản trị Chính phủ là minh bạch. Vì minh bạch là điều kiện tiên quyết để luật pháp phát huy tác dụng, được thực thi nghiêm chỉnh. Công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin vào Chính phủ. Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt tạo ra sự ổn định chính trị. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, bóng mây khủng hoảng lan rộng, bao trùm toàn cầu; việc củng cố niềm tin của nhân dân càng có ý nghĩa thiết thực hơn, không chỉ góp phần tăng cường sự ủng hộc của nhân dân vào những nỗ lực và biện pháp đúng đắn của Chính phủ, mà hơn nữa, cũng là biện pháp tâm lý, trấn an niềm tin và đồng thuận của nhân dân vượt qua những thời điểm khó khăn của khủng hoảng. Xây dựng các gói kích thích kinh tế phù hợp với điều kiện của quốc gia Như đã nêu ở trên, để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính, Chính phủ Mỹ đã đưa ra các gói kích thích kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD. Trong thời gian ngắn, đây được coi là biện pháp phù hợp kịp thời giải quyết hậu quả khủng hoảng. Theo Paul Krugman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2008: “Gói kích thích kinh tế không hoàn toàn quét sạch hậu quả khủng hoảng, nhưng nó đã kéo nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy suy thoái. Trợ cấp thất nghiệp và cứu trợ cho chính quyền bang và địa phương có lẽ là những yếu tố quan trọng nhất”. Tuy nhiên, trong dài hạn, gói kích thích kinh tế của Mỹ tỏ ra ít hiệu quả một khi tỷ lệ thất nghiệp giảm rất chậm, tăng trưởng GDP không mấy khả quan. Từ thực tế đó cho thấy, việc thực hiện chính sách kích cầu kinh tế của Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, là hành động nằm trong xu thế chung của thế giới, tuân theo quy luật khách quan. Vấn đề ở đây là chúng ta cần xác định rõ ràng mục tiêu, hoàn cảnh kinh tế cũng như khả năng của mình nhằm xây dựng những gói kích thích kinh tế hiệu quả, tránh gặp phải những tác động phụ như trong chính sách kích thích kinh thế của Mỹ. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã đang thực hiện hai gói kích cầu : gói kích thích kinh tế thứ nhất hỗ trợ lãi suất 4% đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện vay vốn ngân hàng trong thời hạn tối đa là 8 tháng. Gói thứ hai cung cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp, song hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn trong khoảng thời gian 24 tháng. Thứ nhất, cả hai gói kích thích kinh tế của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nhằm về xuất khẩu,. Trong khi đó, chính sách kích cầu của Mỹ nhằm vào kích thích tiêu dùng nội địa, giảm các dòng thuế. Sự khác biệt về mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ đã dẫn đến việc xây dựng các mục tiêu khác nhau của chính sách kích cầu. Thực tế cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi tổng cầu nước ngoài do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó bản thân Việt Nam không lựa chọn tăng tổng cầu nội địa mà chọn duy trì nhân tố được Chính phủ đánh giá là quan trọng của nền kinh tế là các doanh nghiệp sản xuất trong nước (mà phần không nhỏ là các DNNN) và doanh nghiệp nhắm về xuất khẩu. Trái lại, các gói kích thích kinh tế Mỹ nhắm vào duy trì tái tạo việc làm - thị trường bị tác động nặng nề trong khủng hoảng và làm ảnh hưởng đến tổng cầu xã hội, cố gắng kích cầu cá nhân. Các khoản hỗ trợ thuế trực tiếp cho doanh nghiệp vì thế chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong gói kích thích kinh tế này. Thứ hai, mô hình kích cầu Mỹ diễn ra sau một gói cứu trợ hệ thống ngân hàng, trong đó gói cứu trợ ngành ngân hàng của Mỹ lên đến 700 tỉ đô la. Sau đó, quốc gia này mới tiến hành gói kích cầu kinh tế. Trong khi đó, mô hình của Việt Nam là không có gói hỗ trợ ngân hàng. Nguyên nhân là vì khủng hoảng tài chính không tác động trực tiếp đến hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, ngân hàng không bị thua lỗ do các khoản nợ thứ cấp và các khoản đầu tư tài chính. Như vậy, Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học từ chính sách kích thích kinh tế của Mỹ. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của quốc gia mÌnh, Chính phủ Việt Nam đã có những bước đi đúng trong việc thực hiện những gói kích cầu phù hợp dựa trên những thành công Mỹ đã đạt được. Từ đó, góp phần duy trì một thị trường việc làm ổn định thông qua hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, để chính sách kích cầu của Việt Nam đạt hiệu quả cao nhất, Chính phủ cần tác động từ nhiều mặt và đưa ra những biện pháp linh hoạt hơn trong từng điều kiện kinh tế. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Giáo trình và nghiên cứu chuyên đề PGS.TS Nguyễn Văn Tiến -Giáo trình tài chính quốc tế - Nhà xuất bản Thống kê PGS.TS Nguyễn Hữu Tài- Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ- Đại học Kinh tế quốc dân T.S. Nguyễn Đức Hưởng - Khủng hoảng tài chính toàn cầu, thách thức với Việt Nam -Nhà xuất bản Thanh niên tháng 4/2010 Phạm Toàn Thiện - Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ: bài học và một số kiến nghị-Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 39-53 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới dự trữ ngoại hối Dennis Vink (Nyenrode Business Universiteit) , Adré E. Thibeault (Vlerick Leuven Gent management School) – ABS, MBS and CDO compared: an empirical analysis- Sep 9th,2008 Adam J.levitin (Georgetown University Law Center), Andrey D.Pavlov (Simon Fraser University), Susan M.Wachter (University of Pennsylvania) – Securitization: Cause or remedy of the financial crisis? – Georgetown University Law Center Business, Economics and Regulatory Policy Working Paper Series (research paper No.09-31 Sher Verick (International Labour Office- ILO) , Lyanatul Islam (International Labour Office-ILO and Griffith University) – The great Recession of 2008-2009 : Causes, Consequences and policy Responses-IZA, May 2010 American Bar Association, Banking Law Committee, Business Law Section – The financial crisis of 2007-2009: Causes and contributing circumstances- September,2009 Harvey J.Stein, Alexander belikoff, Kririll Levin, Xusheng Tian – Analysis of Mortgage Backed Securities: Before and After the Credit Crisis- Bloomberg L.P July 12th 2010 Ravil E.Akhtyamov, Ph.D, Konstantin A.Chernyatyev, post-Graduate Student- A cases Study of A Financial Crisis : USA and Russia Jan Kregel- Changes in the U.S Financial System and the Subprime Crisis-The levy Economic Institute of Band College Congressional Researcj Service (CRS) – The U.S Financial crisis: Lesson from Japan-September 29th 2008 Peter Rizov- Working paper, 2008 Mortgagage crisis in the United States- May 2nd 2009 Federick Griffin – U.S Financial Crisis: Subprime Lending andMortgage Fraud B. Internet (E-Paper) Bành trướng tín dụng gây khủng hoảng , bài học cho Việt Nam Khủng hoảng tài chính Mỹ - đi tìm nguyên nhân và hệ quả Điểm khác biệt của khủng hoảng tài chính Mỹ Data, Report – FED : https://www.federalreserve.gov/default.htm Data, Report- New York Fed : US Department of Housing and Urban Development –HUD IMF Data Mapper - Bank for International Settlements – Annual Report and Data– BIS Peterson Institute for International Economics – Research, Working Paper- Wikipedia Page- Technical terms & Others - Down Jones - S&P 500 NASDAQ Composite

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhủng hoảng tài chính Mỹ và bài học cho Việt Nam.doc
Luận văn liên quan