Vì nhiều lý do khác nhau, hiện nay có khoảng hơn 3 triệu người Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài (gần 3.6 % dân số).Cùng với số lượng lao động xuất khẩu trên 500.000 người ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, khoảng 80% sống ở các nước công nghiệp phát triển, phải kể đến là Mỹ (khoảng 1,5 triệu người), Pháp (khoảng 300.000 người), Canada (200.000 người), Australia (250.000 người) . Họ có mức sống và thu nhập cao hơn trong nước rất nhiều. Thêm vào đó, do chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động khiến số lượng người Việt Nam lao động ở nước ngoài cũng tăng lên mạnh mẽ. Những đồng bào này gửi tiền về cho gia đình thường xuyên, ban đầu chủ yếu dưới hình thức tiết kiệm. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, các cơ hội đầu tư tăng lên, đồng thời chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối nói chung và kiều hối nói riêng được điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, tạo thuận lợi cho cả người gửi lẫn người nhận của nước ta đã khuyến khích một số lượng lớn Việt kiều gửi tiền về nước.
Lượng ngoại tệ vào nước ta từ nguồn kiều hối này đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá.
Thêm nữa, lượng kiều hối được các gia đình sử dụng vào kinh doanh, đầu tư, sinh hoạt là một nguồn vốn hết sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước và chắc chắn có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Vì tính quan trọng cũng như tính thời sự của kiều hối đã nêu ở trên, bài viết này đưa ra cái nhìn sơ bộ về kiều hối và thực trạng nguồn kiều hối của Việt Nam trong những năm gần đây.
Bài viết được trình bày như sau:
·Chương I: Đề cập đến khái niệm chung về kiều hối và xu thế kiều hối trên thế giới.
·Chương II: Thực trạng lượng kiều hối Việt Nam trong những năm qua và những đánh giá chủ quan.
·Chương III: Tổng kết vấn đề và những giải pháp khắc phục nhằm thu hút và sử dụng kiều hối.
Sau một thời gian nghiên cứu và nỗ lực hoàn thành, chúng tôi đã cố gắng đưa ra những cái nhìn và đánh giá về thực trạng kiều hối trong những năm qua ở Việt Nam. Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm bản thân, bài viết còn sơ sài, ngắn gọn. Mong thầy cô và các bạn thông cảm và góp ý để bài viết được hoàn thiện.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3265 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiều hối của Việt Nam trong những năm qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính sách kiều hối phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Namz
Nhóm thực hiện:
Trần Thị Phương Nam
Nguyễn Đắc Hiệp
Phạm Thị Thanh Tâm
Lớp: NHD-K11
Học viện ngân hàng
Thực trạng về kiều hối ở
Việt Nam trong những năm qua
Lời mở đầu
Vì nhiều lý do khác nhau, hiện nay có khoảng hơn 3 triệu người Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài (gần 3.6 % dân số). Cùng với số lượng lao động xuất khẩu trên 500.000 người ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, khoảng 80% sống ở các nước công nghiệp phát triển, phải kể đến là Mỹ (khoảng 1,5 triệu người), Pháp (khoảng 300.000 người), Canada (200.000 người), Australia (250.000 người)…. Họ có mức sống và thu nhập cao hơn trong nước rất nhiều. Thêm vào đó, do chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động khiến số lượng người Việt Nam lao động ở nước ngoài cũng tăng lên mạnh mẽ. Những đồng bào này gửi tiền về cho gia đình thường xuyên, ban đầu chủ yếu dưới hình thức tiết kiệm. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, các cơ hội đầu tư tăng lên, đồng thời chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối nói chung và kiều hối nói riêng được điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, tạo thuận lợi cho cả người gửi lẫn người nhận của nước ta đã khuyến khích một số lượng lớn Việt kiều gửi tiền về nước.
Lượng ngoại tệ vào nước ta từ nguồn kiều hối này đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá.
Thêm nữa, lượng kiều hối được các gia đình sử dụng vào kinh doanh, đầu tư, sinh hoạt là một nguồn vốn hết sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước và chắc chắn có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Vì tính quan trọng cũng như tính thời sự của kiều hối đã nêu ở trên, bài viết này đưa ra cái nhìn sơ bộ về kiều hối và thực trạng nguồn kiều hối của Việt Nam trong những năm gần đây.
Bài viết được trình bày như sau:
Chương I: Đề cập đến khái niệm chung về kiều hối và xu thế kiều hối trên thế giới.
Chương II: Thực trạng lượng kiều hối Việt Nam trong những năm qua và những đánh giá chủ quan.
Chương III: Tổng kết vấn đề và những giải pháp khắc phục nhằm thu hút và sử dụng kiều hối.
Sau một thời gian nghiên cứu và nỗ lực hoàn thành, chúng tôi đã cố gắng đưa ra những cái nhìn và đánh giá về thực trạng kiều hối trong những năm qua ở Việt Nam. Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm bản thân, bài viết còn sơ sài, ngắn gọn. Mong thầy cô và các bạn thông cảm và góp ý để bài viết được hoàn thiện.
Chương I: Lý luận chung
Khái niệm
Kiều hối (international remittances) theo Puri & Ritzema 1(1999) có thể được định nghĩa là “phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài gửi về nước”.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) định nghĩa kiều hối của người lao động “là hàng hoá và các công cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước họ” (dẫn lại từ Addy et al. 2003).
Kiều hối (Overseas remittance) theo định nghĩa của lãnh sự Việt Nam đặt tại Hoa Kì là "Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…".2
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ta được lợi về thuế, giải quyết được công ăn việc làm, tiếp thu công nghệ tiên tiến, học được kinh nghiệm quản lý... nhưng vốn là của nhà tư bản nước ngoài, lãi họ hưởng, nếu họ không xuất khẩu thì còn cạnh tranh với hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng rất quý, nhưng hơn 90% là vốn vay, dù được vay trong thời gian dài, lãi suất thấp, lại có thời gian ân hạn, nhưng việc giải ngân không đơn giản, hơn nữa nếu sử dụng không hiệu quả thì vay mới sẽ cũng chỉ để trả nợ cũ và không chỉ để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu mà ngay từ bây giờ đã phải trả những khoản lãi của những khoản nợ đầu tiên3.
Như vậy, nguồn kiều hối đối với các nước đang phát triển còn quan trọng hơn cả nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đó là nguồn tài chính ổn định và ít biến động ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vì đặc điểm tích cực trên, kiều hối đã trở thành mối quan tâm của nhiều cơ quan Chính phủ và các tổ chức phát triển.
Kiều hối ở các quốc gia trên thế giới
Theo báo cáo về di trú và kiều hối năm 2010 của WB, kiều hối vào nhóm nước phát triển đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian gần đây.
Lượng tiền vào nhóm nước đang phát triển tính đến cuối năm 2010 dự kiến đạt 325 tỷ USD, cao hơn so với con số 307 tỷ USD của năm 2009.Trên khắp thế giới, kiều hối năm 2010 dự kiến đạt 440 tỷ USD.
Ngân hàng Thế giới dự báo rằng sau khi hồi phục từ cuối năm 2010, lượng kiều hối vào nhóm nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2011 và năm 2012, lượng kiều hối mỗi năm có thể hơn 370 tỷ USD.
WB dự báo kiều hối chuyển về các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng lên trong vài năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 6,2% và 8,1%. Trên khắp thế giới, nhóm nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2010 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Philippin và Pháp. Nhóm nước cung cấp kiều hối lớn nhất thế giới năm 2009 bao gồm Mỹ, Arập Saudi, Thụy Điển, Nga, và Đức. Tính trong tương quan với GDP, kiều hối đóng vai trò quan trọng hơn đối với nhóm nước nhỏ, hơn 25% tại một số nước.
Như vậy, lượng kiều hối của các quốc gia trên thế giới là một con số vô cùng lớn. Đó là một vấn đề kinh tế mà hầu hết các quốc gia đều chú trọng.
Vai trò của kiều hối
Các tác động ngắn hạn:
Theo lý thuyết Keynes: lượng kiều hối có thể đóng vai trò như một cú sốc tăng chi tiêu trong các mô hình truyền thống ( C tăng, I tăng dẫn đến AD tăng). Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế mở, áp dụng mô hình Mundel-Flemming dạng đơn giản với giá cả cố định và một hàng hoá hỗn hợp, có thể thấy là tác động tổng hợp của bất cứ cú sốc nào từ phía cầu (kể cả kiều hối) phụ thuộc vào mức độ linh hoạt của dòng vốn quốc tế và chế độ tỷ giá hối đoái. Ví dụ, trong trường hợp dòng vốn hoàn toàn tự do di chuyển đi liền với chế độ hối đoái hoàn toàn thả nổi, dòng kiều hối đổ vào trong nước một mặt kích thích tổng cầu, một mặt có tác dụng giảm tỷ giá hay nâng giá nội tệ (đồ thị số 1).
AD’
AD
P
Q
AS
P’
P
Q Q’
O
D
Q(usd)
E’
E
E usd/vnd
O
Q’
S
S’
Q
Q
Việc nâng giá nội tệ kích thích nhập khẩu, giảm xuất khẩu, khiến tổng cung suy giảm và hướng tới cân bằng với phần được tạo ra nhờ sức mua của dòng kiều hối, kéo tổng sản lượng trở lại vị trí ban đầu.
Dòng kiều hối làm tăng giá cả tương đối giữa các loại hàng hoá khác nhau (đồ thị 2) tái phân bổ các nguồn lực, đến lượt nó sự thay đổi này lại có thể tác động đến các nhóm xã hội khác nhau ở những mức độ khác nhau. Do đó, tác động của kiều hối có thể trở nên phức tạp.
Các tác động dài hạn:
Tác động tích cực:
Lượng ngoại tệ vào nước ta từ nguồn kiều hối này đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối. Thêm nữa, lượng ngoại tệ đó được gửi lại ngân hàng nhiều hơn, lâu hơn sẽ làm cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do với thị trường chính thức được giảm thiểu, thậm chí tỷ giá trên thị trường tự do còn thấp hơn trên thị trường chính thức. Đây là yếu tố quan trọng để ổn định tỷ giá.
Tháo gỡ những khó khăn về nguồn lực ở các nước nhận kiều hối, như các hạn chế về tín dụng, tài chính, về tư bản con người và tinh thần doanh nghiệp; góp phần xoá đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển.
Giảm bất bình đẳng trong thu nhập và thông qua đó đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó có những tác động tiêu cực:
Suy giảm cung hoặc nỗ lực lao động của người dân bắt nguồn từ việc nhận được tiền chuyển về, cùng với hiệu ứng “căn bệnh Hà Lan” do tỷ giá bị giữ ở mức cao và do đó làm giảm động lực sản xuất các mặt hàng có tham gia thương mại quốc tế .
Kiều hối đóng vai trò như một bảo hiểm thất nghiệp và do đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Những người không nhận kiều hối sẽ trở nên nghèo đi, không chỉ tương đối mà có thể là tuyệt đối, vì hiệu ứng lạm phát xuất hiện do những người nhận kiều hối tăng chi tiêu. Nói cách khác, những hộ gia đình nhận kiều hối làm xói mòn sức mua của những hộ không nhận kiều hối.
Chương II: Lượng kiều hối ở Việt Nam thời gian qua
Tình hình kiều hối của Việt Nam trong những năm qua
Theo World Bank 2010[3]
Tính đến trước quý 4 năm 2008
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam liên tục tăng với con số ấn tượng. Do tình hình kinh tế của đất nước và phát triển chính trị-xã hội ổn định, vị thế của đất nước ngày một tăng lên và đặc biệt là những chính sách của Nhà nước thông thoáng tạo nhiều cơ hội cho người đầu tư và có nhiều lĩnh vực đầu tư có thể tạo sinh lãi như là chứng khoán, địa ốc, hay công nghệ cao..., do đó thu hút được nhiều nguồn, đầu tư cũng như kiều hối chuyển về cho thân nhân đầu tư.
Giai đoạn từ đầu quý 4 năm 2008 đến hết năm 2009
Nếu xét về tổng lượng kiều hối Việt Nam nhận được trong năm 2008 là 7,2 tỷ USD [4 ] thì có thể thấy kiều hối trong năm 2008 tăng mạnh so với năm trước (tăng 31% so với năm 2007 là 5,5 tỷ USD).Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 10, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam thông qua các kênh chính thức của ngân hàng đã bắt đầu giảm dần. Trong khi đó, theo thông lệ hàng năm, bắt đầu từ tháng 10 của năm nay đến tháng 1 của năm sau mới chính là "mùa kiều hối". 5
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Đặc điểm kiều hối nói chung xuất phát từ hai nguồn chính là tiền của người Việt Nam trong nước đi xuất khẩu lao động gửi về cho gia đình và tiền của người Việt định cư ở nước ngoài gửi về giúp đỡ người thân trong nước. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, một số quốc gia nhận nhiều lao động xuất khẩu từ Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, lương trả cho công nhân suy giảm, đồng thời việc tiếp nhận lao động mới cũng không còn được như trước
Giai đoạn năm 2009
Lượng kiều hối vào Việt Nam là 6,283 tỉ USD[6], giảm 12,8% so với năm 2008.Đây là lần đầu tiên lượng kiều hối về Việt Nam sụt giảm sau 4 năm tăng liên tiếp. Theo thống kê trong năm 2009, có sự thay đổi cơ cấu sử dụng kiều hối, cụ thể là tăng tỉ trọng đầu tư. Đối tượng đầu tư trước hết là bất động sản chiếm 30% tổng lượng kiều hối, tiếp theo là chứng khoán.
Lượng kiều hối chuyển về nước giảm là tất yếu, do tác động lớn nhất vẫn là của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động Việt Nam đã bắt đầu sa thải nhân viên hiện có hoặc ngừng việc thu nhận nhân công mới. Hệ quả là nguồn kiều hối đến từ giới này cạn dần. Theo một ghi nhận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam vào cuối tháng 12 năm 2009, mới chỉ có hơn 45.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trong lúc chỉ tiêu toàn năm của nhà nước là xuất khẩu được 90.000 lao động. Trước đó, báo chí trong nước liên tục loan tin về những trường hợp công nhân Việt Nam từ Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, CH Czech, Slovakia... phải hồi hương vì mất việc làm.
Tuy nhiên, kiều hối của các lao động Việt Nam hiện ở nước ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ trong số kiều hối gửi về nước. Theo báo Wall Street Journal, gần 2/3 lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được trong thời gian qua là từ Mỹ, nơi có một cộng đồng đông đảo người Việt sinh sống. Kinh tế Mỹ đang trải qua một giai đoạn khó khăn, nền kinh tế lớn nhất thế giới này tăng trưởng âm 2% trong 2009. "Bong bóng nhà đất" nổ tung đã tác động mạnh tới thị trường lao động trong ngành xây dựng, khu vực thu hút nhiều nhân công nhập cư ở Mỹ, làm lượng kiều hối mà cộng đồng người Việt tại Mỹ chuyển về Việt Nam trong năm 2009 giảm mạnh.
Kiều hối giảm sẽ không chỉ gây khó khăn cho những gia đình ở Việt Nam nhận số tiền này mà còn có thể ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ mà nền kinh tế Việt Nam đang cần.Do dòng kiều hối giảm, nên lượng kiều hối chi trả qua các ngân hàng cũng giảm đáng kể, ngoại trừ một số ít ngân hàng có thế mạnh.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, tính tới hết tháng 10, lượng kiều hối được chuyển về nước thông qua Vietcombank đạt 1 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm này là do lượng kiều hối chuyển về nhằm mục đích đầu tư giảm mạnh. Trong khi đó, lượng kiều hối chuyển cho thân nhân trong nước tăng từ 20-25% so với cùng kỳ năm ngoái. [7]
Giai đoạn năm 2010 và dự báo năm 2011
Nền kinh tế thế giới trên đà phục hồi, lượng kiều hối gửi về nước đạt mức kỷ lục: trên 8 tỷ USD[3], cao nhất từ trước đến nay. So với mức cao nhất trước đó của năm 2008 kiều hối tăng hơn 11% (so với 2009 tăng 27,4%).
Để hình dung độ lớn của lượng kiều hối, hãy so sánh với tổng thu nhập quốc nội, GDP, của Việt Nam. Năm 2010 GDP đạt mức 104,6 tỷ USD, tăng 6,78% so với năm 2009. Nói cách khác lượng kiều hối bằng khoảng 7,7% của GDP, lớn hơn mức gia tăng của GDP năm 2010 so với năm 2009 (6,78% ~7,1 tỷ USD) khoảng 1 tỷ USD. Có thể thấy lượng kiều hối trên 8 tỷ USD lớn đến mức nào.Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ của dòng kiều hối vào Việt Nam trong năm 2010. Đó là:
Sự sôi động trên thị trường bất động sản và sự hấp dẫn về lãi suất tiền gửi đối với đồng USD tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.Khi lãi suất của đồng USD trên thế giới hiện nay khá thấp (lãi suất cho vay liên ngân hàng thế giới chỉ dao động quanh 0,23-0,78%/năm cho tất cả các kỳ hạn) thì ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất quanh 5% cho tiền gửi bằng đồng USD.
Chính sách kiều hối của Việt Nam thông thoáng và cởi mở hơn như cho phép gửi và nhận tiền bằng đồng USD hay như chính thức cho phép kiều bào tham gia mua bất động sản (Nghị định 71).
Các ngân hàng thương mại triển khai nhiều giải pháp thu hút nguồn ngoại tệ bằng cách đa dạng hoá các kênh chi trả và nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận và người chuyển tiền.
Sang năm 2011, kinh tế thế giới tuy còn một số khó khăn nhất định nhưng đã phần nào được cải thiện so với 2 năm trước. Điều này sẽ tác động tích cực đến đời sống của kiều bào ở nước ngoài. Do đó, kiều hối chuyển về cho người thân sẽ tiếp tục tăng trong năm tới đây.Dự báo năm 2011, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam sẽ tăng thêm 6,2%.
2. Đánh giá ưu- nhược điểm
2.1 Ưu điểm
Lượng kiều hối vào nước ta tăng đáng kể qua các năm, đấy là một dấu hiệu đáng mừng. Nó cho thấy bà con người Việt ở nước ngoài có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Có được mức tăng trưởng này là nhờ những năm trước đây chúng ta đã thực hiện hàng loạt chính sách mang tính khuyến khích, thậm chí đột phá để tạo sự thông thoáng và tin tưởng của bà con Việt kiều lẫn người thân trong nước. Trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành các văn bản:
Quyết định số 170/1999/QĐ-TT ngày 19/8/1999 về khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước;
Quyết định số 78/2002/QĐ-TT ngày 17/6/2002 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TT.
Nội dung chủ yếu của các văn bản này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước, đảm bảo quyền lợi của người gửi và người nhận tiền; mở rộng các hình thức chuyển tiền, để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam. Các chính sách trên đã cho phép người thụ hưởng trong nước được nhận bằng ngoại tệ hay VNĐ theo nhu cầu, được nhận kiều hối bằng ngoại tệ và được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng, được rút ra cả gốc và lãi bằng ngoại tệ, được sử dụng số ngoại tệ này để chuyển ra nước ngoài cho các mục đích được phép.Ngoại tệ kiều hối chuyển về không bị hạn chế về số lượng và không bị đánh thuế. Gần đây nhất là cho phép kiều bào tham gia mua bất động sản (Nghị định 71).
Ngoài ra, các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối cũng đã tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho người Việt Nam ở nước ngoài có ngoại tệ mang theo người về nước như: ngoại tệ mang về qua hải quan cửa khẩu không hạn chế về số lượng, chỉ phải khai báo hải quan nếu vượt mức khai báo.. Người không cư trú (gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài và bà con Việt kiều) được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng đối với số ngoại tệ có nguồn gốc mang từ nước ngoài hoặc ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam và được sử dụng ngoại tệ này vào nhiều mục đích khác nhau.
Bước đột phá thứ hai là chất lượng chi trả kiều hối cũng đã được nâng lên. Kiều hối được chi trả tại nhà, trên khắp cả nước. Cụ thể, các công ty kiều hối trong nước tiếp cận bằng cách truyền miệng, thông qua người có uy tín, đứng đầu cộng đồng người Việt ở từng địa phương để giới thiệu sản phẩm và nhờ họ giới thiệu cho những người quen. Phí chuyển tiền thông qua các ngân hàng, công ty trong nước chỉ bằng 1/5 so với công ty nước ngoài.
Bên cạnh kênh chuyển tiền truyền thống là tiền mặt, nhiều công ty kiều hối đã khai thác thêm các kênh chuyển tiền khác. Công ty kiều hối Đông Á đã ứng dụng chương trình kiều hối online giúp theo dõi đường đi của kiều hối. Trước đây, khi người gửi hỏi tiền đã được chuyển đến tay người nhận chưa, nhân viên phải tra cứu thông tin sổ sách rất mất thời gian. Nay chỉ gần một cú nhấp chuột là có câu trả lời, thời gian chuyển tiền cho người nhận ở Việt Nam chỉ còn khoảng 8-12h (nội thành) và tối đa 24h (vùng xa xôi).
Sacombank đã triển khai dịch vụ chi trả kiều hối qua thẻ, người nhận có thể rút tiền tại bất kỳ ATM nào. Tại Western Union, người gửi tiền có thể chọn cách gửi tiền về quê từ tài khoản của mình thông qua 16 ngân hàng đại lý của công ty, hoặc sử dụng dịch vụ chuyển tiền bằng điện thoại di động từ 70.000 điểm giao dịch đại lý tại 27 quốc gia. Hiện công ty cung cấp dịch vụ gửi tiền trực tuyến tại 17 quốc gia có số lượng lớn kiều bào sinh sống như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Đức...
2.2 Nhược điểm :
Kiều hối- “Thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa”
Thiếu trong ngân hàng
Ở Việt Nam, kiều hối do cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài lâu năm hoặc những lao động xuất khẩu gửi về cho thân nhân và gia đình. Số ngoại tệ này được nhiều người dân cất giữ, hoặc đơn giản hơn là bán ra thị trường tự do thông qua hệ thống các cửa hàng vàng.Làm như vậy không chỉ thuận tiện, mà điều đáng nói là tỷ giá luôn cao hơn ở NH.
Điều này cũng giải thích vì sao thời gian qua, các NH liên tục tăng lãi suất tiền gửi bằng USD nhằm thu hút ngoại tệ cũng như hy vọng người dân sau khi nhận kiều hối sẽ đem gửi NH.Cụ thể, trong năm 2010 lãi suất huy động USD trên thị trường tiền tệ được các NH điều chỉnh tăng với biên độ khá rộng.Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chi nhánh TP.HCM, lượng huy động bằng ngoại tệ của các NH trên địa bàn năm 2009 là 167.206 tỷ đồng, tăng 39,6% so với năm 2008 và chiếm 27,7% tổng huy động vốn của các NH.
Trước Tết 2010, lãi suất huy động USD của các NH trên địa bàn tăng từ 0,1%- 0,3% so với trước đó và lãi suất dao động từ 3,3% - 4,5% cho các kỳ hạn dưới 12 tháng.Cụ thể, NH Quốc tế (VIB) đã tăng lãi suất tiền gửi đối với USD từ 0,43% - 0,85%/năm ở tất cả các kỳ hạn; mức cao nhất lên tới 4,13%/năm. NH TMCP Sài Gòn (SCB), NH TMCP Đông Nam Á (SeABank), NH Eximbank tăng thêm khoảng 0,3%/năm cho tất cả các kỳ hạn... Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi ngoại tệ dù đã được điều chỉnh vẫn bị khách hàng đánh giá thấp, khiến nhiều người dân rút ngoại tệ từ NH để cất giữ, đầu tư vào những lĩnh vực khác hoặc bán ngoại tệ lấy nội tệ gửi tiết kiệm làm nguồn tiền gửi USD của NH giảm đi đáng kể.Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lại thích vay USD vì lãi suất thấp hơn.
Thực tế này không chỉ gây mất cân đối cung cầu ngoại tệ, làm gia tăng nạn buôn lậu, mà còn gây sức ép lên sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Nếu để cuộc đua tăng lãi suất ngoại tệ lan rộng (trước là lãi suất huy động, tiếp theo là lãi suất cho vay) thì hệ lụy của nó trước hết ảnh hưởng đến các NH, sau là doanh nghiệp và nền kinh tế.
Thừa trong dân
Trong bối cảnh lượng cung ngoại tệ đang rất lớn trên thị trường hiện nay nhưng các NH lại gặp khó khăn trong việc mua USD.
Doanh số chi trả kiều hối qua Sacombank trong năm 2009 là 850 triệu USD, nhưng chỉ 10% trong số đó được bán lại cho NH, và cũng rất ít người gửi lại NH.
Ngoài nguyên nhân tỷ giá thấp, việc nhiều người dân không muốn bán USD cho NH còn là do khi họ cần mua ngoại tệ phục vụ các nhu cầu chính đáng như du học, du lịch, khám chữa bệnh ở nước ngoài thì thường không được NH đáp ứng, hoặc nếu có thì với số lượng rất ít và thủ tục phiền phức. Do vậy, bên cạnh thói quen mua, bán USD tại các cửa hàng vàng, nhiều người dân đã chọn cách cất giữ loại ngoại tệ này. Trong khi đó, các NH cho biết, chỉ cần 50% lượng kiều hối chuyển về được bán cho NH thì sẽ giải quyết cơ bản nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu.
Như vậy, tỷ giá chợ đen và tỷ giá chính thức chênh lệch, nên xảy ra hiện tượng người nhận kiều hối không bán cho ngân hàng, khiến lượng ngoại tệ lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng lên làm cho nền kinh tế càng bị “đô la hóa” trầm trọng hơn.
Sử dụng kiều hối chưa hiệu quả
Lượng kiều hối vào nhiều nhưng chúng ta khai thác và sử dụng chưa thực sự mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Bởi ngoài việc trang trải cuộc sống, người nhận kiều hối chưa đưa lượng tiền này đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh mà còn để chạy "lòng vòng" ở các kênh đầu tư có nhiều rủi ro.
Với dòng kiều hối xuất phát từ nguồn xuất khẩu lao động: đội ngũ xuất khẩu lao động chủ yếu là nông dân nên số tiền gửi về đổ trực tiếp vào khu vực nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của khu vực này, nó khác hẳn với kiều hối từ nguồn khác. Vấn đề nằm ở chỗ, cái thiếu nhất ở khu vực nông thôn là cơ hội kinh doanh nên số tiền này hầu như sẽ chuyển thành tiền tiết kiệm, là “cất giấu dưới gầm giường” hoặc tiền xây nhà gạch, bê tông. Thậm chí ở một số nơi, kiều hối không những không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn gây ra những vấn đề về tệ nạn xã hội do người nông dân không biết cách sử dụng đồng tiền. Không ít người thay vì sử dụng kiều hối vào mục đích làm kinh tế, họ lại đổ vào các quán nhậu, chơi bời rồi dính vào nghiện hút lúc nào chẳng hay.Kiều hối dạng này ngoài ý nghĩa cải thiện đời sống vật chất ngắn hạn, nó không mang tính chất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn.
Với dòng kiều hối được gửi về cộng động Việt kiều: Số tiền này chủ yếu đổ vào các đô thị bởi vì phần đông những người Việt trước khi đi định cư ở nước ngoài đều sống ở các đô thị. Ngoài việc giúp cải thiện đời sống ngắn hạn cho những người thân, đầu tư nhà đất, chứng khoán và kinh doanh, một phần số tiền này cũng bị “lãng phí” trong các nhà hàng, siêu thị, salon ô tô... không phải với tư cách đầu tư mà đơn thuần chỉ là mua sắm. Như vậy, lượng kiều hối đổ vào đô thị ngoài việc cải thiện đời sống ngắn hạn cho gia đình, nó còn góp phần đẩy giá bất động sản lên cao, góp phần làm gia tăng nhập siêu vì nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ tăng.
Theo nghiên cứu năm 2006[8]: 73% lượng kiều hối được phân bổ cho tiêu dùng trực tiếp, trong khi 14% được dùng cho “ xây và sửa nhà”, chỉ có 6% được dùng cho đầu tư nói chung, tức là kể cả đầu tư cho giáo dục và đầu tư và sản xuất nông nghiệp. Con số này trong những năm gần đây có phần khả quan hơn nhưng vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.
Cơ hội đầu tư kiếm lời
Lãi suất tiền gửi bằng USD ở Việt Nam ở mức cao (khoảng 5%/năm) trong khi tiền gửi tại Mỹ có lãi suất khoảng 0,5%/năm dẫn đến hiện tượng dòng kiều hối về nước chỉ để tiết kiệm nhằm hưởng lãi suất tiền gửi chứ không hề sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế. Đồng thời sự chênh lệch lãi suất này cũng gây khó cho việc quản lý ngoại hối và việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Con số 8 tỉ USD (năm 2010) cũng là áp lực gia tăng tổng phương tiện thanh toán thông qua gia tăng tài sản có yếu tố nước ngoài ròng (NFA), gây khó khăn cho NHNN trong kiểm soát tiền tệ.
Như vậy, đưa ra mặt trái của kiều hối chỉ là để chúng ta nhìn nhận vấn đề cho chính xác hơn chứ hoàn toàn không phủ nhận vai trò to lớn của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam.Trái lại, chúng ta đang và sẽ vẫn rất cần tiếp tục khơi tăng nguồn kiều hối. Vấn đề ở đây là song song với các biện pháp khơi tăng, nên thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người như giáo dục và sức khỏe cộng đồng... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài hạn cho đất nước.
Chương III: Tổng kết vấn đề và giải pháp cho việc huy động và sử dụng kiều hối
Như vậy, kiều hối đạt được kết quả khả quan như trên là do chính sách kiều hối trong thời gian qua đã thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể chuyển về nước. Bên cạnh nguồn thu xuất khẩu, nguồn thu kiều hối trở thành nguồn thu quan trọng trong cán cân vãng lai. Nguồn thu từ ngoại tệ kiều hối trong những năm qua đã góp phần quan trọng bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ trong nước.
Ngoại tệ kiều hối chuyển về qua các kênh chính thức được thực hiện dễ dàng, thuận tiện nên đã góp phần giảm thiểu nạn chuyển ngân lậu. Đời sống của một bộ phận người dân trong nước được cải thiện. Không chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng kiều hối cho mục đích tiêu dùng, kiều hối trở thành nguồn vốn đầu tư, kinh doanh sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên Chính phủ cần tiếp tục đưa ra những chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với nguồn tiền của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về cho gia đình, người thân và tạo điều kiện thuận lợi để họ cùng gia đình được tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Cho phép Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài chủ trì phối hợp với một số ngân hàng thương mại tổ chức khảo sát tại nước ngoài nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống như Bắc Mỹ, Đông Âu để tìm hiểu thêm những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ và đưa ra những giải pháp khuyến khích hơn nữa nguồn kiều hối.
Chính phủ cần thực thi các chính sách nhằm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng của kiều hối, như định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối được sử dụng cho các mục đích mang tính đầu tư cao hơn (cả đầu tư vào sản xuất lẫn đầu tư vào con người như giáo dục).Xây dựng các ưu đãi về thuế đối với nguồn tiền kiều hối sử dụng cho mục đích đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.Hơn nữa, cần có chế độ khen thưởng kịp thời những kiều bào có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền chính sách, chủ trương của Nhà nước và vận động gửi tiền về Việt Nam với số lượng nhiều, thường xuyên. Những giải pháp trên đây sẽ giúp gia tăng lượng kiều hối và tạo ra các hiệu ứng phát triển kinh tế tích cực trong dài hạn của kiều hối.
Kết luận:
Trong giai đoạn Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới – WTO, cộng với sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng cao về kinh tế, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường làm ăn và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên, nên lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng cao.Và điều này cho thấy dịch vụ kiều hối là dịch vụ đầy tiềm năng vì kiều hối được xem như một kênh huy động vốn ngoại tệ đặc biệt mà Ngân hàng không cần phải trả nhiều chi phí. Do đó việc đẩy mạnh dịch vụ kiều hối là góp phần quảng bá hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng, đồng thời góp phần đưa đất nước hội nhập nhanh với kinh tế Thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tuy nhiên, song song với việc thu hút mạnh kiều hối Ngân hàng Trung ương cần thực hiện cả mục tiêu điều hành tỷ giá và kiềm chế lạm phát.
Tài liệu tham khảo:
Puri, Shivani & Tineke Ritzema (1999), “Migrant Worker Remittances, Micro-finance & the Informal Economy: Prospects & Issues,” ILO Working Paper No. 21.
Thống kê kiều hối (11/2010) - Ngân hàng thế giới (World Bank)
Thống kê kiều hối (2008) - Ngân hàng thế giới (World Bank)
Thống kê kiều hối (2009) - Ngân hàng thế giới (World Bank)
Pfau, D. Wade & Giang Thanh Long (2006), “The Growing Role of International Remittances in the Vietnamese Economy: Evidence from the Vietnam (Household) Living Standard Surveys,” paper presented at the Conference on Global Movements in the Asia Pacific, Ritsumeikan Asia-Pacific University (APU), Oita, Japan, Nov. 17-18,2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiều hối của Việt Nam trong những năm qua.docx