Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia từ các nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ,
Đức, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore đến các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và một số
quốc gia Châu Phí khác đều đồng ý với quan điểm cho rằng SMEs đã và đang đóng
vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò này
không chỉ thể hiện ở đóng góp của khu vực SMEs vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động mà còn được khẳng định thông qua vai trò
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là lực lượng bổ sung quan trọng cho các lỗ
hổng kinh tế, với vai trò là các doanh nghiệp vệ tinh góp phần cùng các doanh
nghiệp lớn đưa nền kinh tế quốc dân ngày một lớn mạnh hơn trên trường quốc tế.
116 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc và bài học rút ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í rất lớn. Ngay cả khi doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất
thì việc lo đủ các thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
để có thể thế chấp, cầm cố cũng đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Để tạo
điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất và có thể sử dụng quyền sử dụng
đất làm tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn từ các tổ chức tín dụng, trong thời gian tới
tập trung giải quyết một số vấn đề:
- Đổi mới các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, các thủ tục giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất theo hướng cải
cách thủ tục hành chính;
- Thiết lập một hệ thống cơ quan đăng ký đất đai thống nhất trên toàn quốc với
chức năng đăng ký và đăng ký lại các giao dịch về đất, hoặc khi có sự thay đổi trong
hồ sơ địa chính do các quyết định hành chính gây ra.
- Hình thành một hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính ổn định,
chắc chắn, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu của người sử dụng đất, đồng thời
giúp Nhà nước quản lý được đất đai thông qua việc xác định mục đích sử dụng đất;
- Xây dựng được hệ thống tổ chức phát triển quỹ đất, giải quyết những vướng
mắc trong giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư và thu hồi đất đối với những khu
vực sử dụng đất sai mục đích, không có hiệu quả, lãng phí tài nguyên đất.
- Hình thành mô hình khu công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, ở
đó doanh nghiệp có dự án đầu tư tốt được thuê với giá hợp lý và họ chỉ phải trả tiền
thuê hàng tháng hoặc hàng quý chứ không phải trả tiền 1 lần cho giải phóng mặt bằng.
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các SMEs
2.1 Hiện đại hóa hệ thống tổ chức, quản lý
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, Hàn Quốc đã
nhanh chóng thực hiện cải cách phương thức quản lý trong các SMEs của mình. Theo
đó, phương thức quản lý truyền thống với hình thức ra quyết định cứng nhắc, từ trên
85
xuống dưới đã được thay bằng một phương thức mới, hiện đại hơn dựa trên nền tảng
công nghệ và tri thức. Nghĩa là không chỉ những người ở vị trí lãnh đạo mới có quyền
quyết định về các vấn đề chiến lược, mà tất cả những người có đủ tri thức chuyên gia
trong các lĩnh vực đều có quyền tham gia vào những quyết định chiến lược của công
ty. Bất kỳ một chính sách nào trước khi đưa ra cũng được công khai bàn bạc thảo
luận giữa giám đốc, nhân viên và các đối tác có quan tâm như các cổ đông, các tổ
chức hỗ trợ doanh nghiệp... nhằm nhận được ý kiến đóng góp của mọi người. Chính
sách đưa ra phải hợp lòng nhân viên cũng như các đối tác thì mới được thực hiện.
Còn ở Việt Nam, hiện nay, hầu hết các SMEs vẫn duy trì mô hình quản lý cũ.
Một cấp lãnh đạo cao nhất giữ quyền quyết định tuyệt đối về mọi vấn đề của doanh
nghiệp như: mục đích, mục tiêu, đường lối, kế hoạch, kiến trúc tổ chức, nhân sự,
công nghệ, phương pháp... Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp vẫn còn nặng “thưa”,
“bẩm”, “báo”, “trình”, tập trung vào chức vụ, quyền hạn nhiều hơn là trách nhiệm.
Bản mô tả công việc của mỗi nhân viên trong các phòng ban cũng không rõ ràng,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chồng chéo lên nhau. Đặc biệt giữa các bộ phận
không có sự quản lý chặt chẽ với nhau, dẫn đến quyết định giữa các phòng ban
nhiều khi đưa ra không ăn khớp, không thống nhất lợi ích chung. Hậu quả là gây
lãng phí rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề cần giải quyết
ngay chính là cải cách hệ thống tổ chức quản lý trong SMEs:
- Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ
chức kinh doanh của doanh nghiệp, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công
việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập
trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanh
nghiệp một cách nhịp nhàng.
- Người lãnh đạo phải luôn có sự sát sao với mọi hoạt động của nhân viên.
Quyết định của lãnh đạo phải được thực hiện trên cơ sở thống nhất lợi ích của mọi
thành viên trong doanh nghiệp. Với những quyết định, chính sách đưa ra phải có sự
tổng kết để thấy được mặt được và chưa được, phát huy những điểm tích cực và loại
bỏ những điểm chưa phù hợp. Đặc biệt, trong môi trường ngày càng có nhiều biến
86
đổi như hiện nay, việc thường xuyên đánh giá lại hiệu quả hoạt động của SMEs
cùng với hiệu quả của các chính sách quản lý là rất cần thiết.
- Các SMEs cũng cần tăng cường ứng dụng khoa học- công nghệ vào trong
hoạt động quản lý của mình. Cơ chế làm việc nên chuyển dần từ phương thức
truyền thống chủ yếu thông qua yếu tố con người sang phương thức làm việc hiện
đại dựa trên nền công nghệ. Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng hệ thống mạng nội
bộ trước hết là loại B (thông tin giữa doanh nghiệp với các đối tác trong nước) sau
đó tiến tới loại C (mạng thông tin quốc tế). Có như vậy, mới đảm bảo hoạt động
truyền tin trong doanh nghiệp được nhanh chóng, kịp thời, không bị ngắt quãng, cho
phép mọi nhân viên nắm rõ mọi kế hoạch, mục tiêu hoạt động của công ty.
2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong thời đại nền kinh tế tri thức như hiện nay, việc xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực trong SMEs để có thể tiếp thu khoa học kỹ thuật cũng như thích ứng
với thay đổi của môi trường là các vấn đề vô cùng quan trọng. SMEs Hàn Quốc nhận
thức sâu sắc rằng nguồn nhân lực có kỹ năng kỹ xảo chính là tài sản quý báu cho
phép phát huy sức mạnh của các tài sản khác. Vì thế nhiều chính sách và biện pháp
thúc đẩy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các SMEs Hàn Quốc đã được đưa ra
(như đã trình bày ở chương II).
Học hỏi kinh nghiệm về vấn đề này của nước bạn, để có được đội ngũ lao động
đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt hiện nay, các SMEs Việt Nam cần tập trung thực hiện các giải pháp:
- Xây dựng cơ chế tuyển dụng năng động, hiệu quả, đưa ra nhiều chính sách
tuyển dụng hấp dẫn để thu hút những sinh viên ưu tú, những lao động bậc cao, lành
nghề vào làm việc cho các SMEs.
- Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở
các doanh nghiệp. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc
phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao
động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân
viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là
87
giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội
ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
- Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp
bằng các chính sách như: cải thiện môi trường làm việc, đầu tư cho đào tạo, bảo đảm
công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ
tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích
cực cho sự phát triển của SMEs. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích
ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp.
Biện pháp này sẽ giúp các SMEs có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến
động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.
- Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong doanh nghiệp. Ở mỗi ngành nghề, vị
trí công tác, cung bậc công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác
nhau. Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa đối với từng ngành nghề, từng
loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ.
Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, cần phải tham khảo điều kiện khu vực và đặc thù
của Việt Nam, tôn trọng tính văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khuyến khích tạo điều kiện để nhân viên đi học bồi dưỡng tay nghề, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu
thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.
- Đối với những vị trí cần nguồn nhân lực ngay mà thị trường lao động không
có khả năng đáp ứng cần tính đến việc thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài.
Tiến hành lựa chọn cán bộ giỏi để tiếp cận và học hỏi, qua đó dần dần sẽ là những
người thay thế trong tương lai.
- Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý
kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.
2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều
hành kinh doanh
Như chúng ta đều biết, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng thương mại điện tử (TMĐT) nhanh và ổn định. Môi trường CNTT ở quốc
gia này được đánh giá là phát triển và đạt tiêu chuẩn quốc tế cao. Trong điều kiện
88
đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc nói chung và các SMEs nói riêng đã gặp nhiều
thuận lợi trong việc tiếp cận với các nguồn thông tin thương mại đa dạng và phong
phú, từ đó cho phép cải thiện và nâng cao mạnh mẽ hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việt Nam là nước đi sau, trình độ công nghệ thông tin và thương mại điện tử
nói chung còn nhiều hạn chế, trong khi nhu cầu của doanh nghiệp về các thông tin
như: thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả
mặt hàng hiện hành, thông tin về tình hình và viễn cảnh của thị trường, thông tin về
hệ thống giao thông vận tải.... luôn là vấn đề cấp thiết. Trong hoàn cảnh đó, hơn ai
hết, tự bản thân các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực xây dựng một hệ thống
thông tin hiệu quả cho mình. Các biện pháp sau đây có thể phần nào đóng góp cho
việc xây dựng hệ thống này ở các doanh nghiệp:
- Xây dựng các chi nhánh nhằm thu được thông tin chính xác, kịp thời về giá
cả, chất lượng, điều kiện giao hàng…
- Liên kết vời các bạn hàng truyền thống để họ có thể giúp đỡ về vấn đề thông
tin. Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nghiên cứu đầy đủ, cung cấp
thông tin về thị trường có thể dự báo về các biến động của thị trường.
- Áp dụng biện pháp tin học hóa vào hoạt động kinh doanh thông qua việc hòa
mạng với hệ thống thông tin đã có trên thế giới. Các SMEs cần phải xây dựng một
mạng tin học có thể nối mạng với Intemet nhằm thu thập thông tin ở thị trường thế giới.
- Dưới tác động của khoa học và công nghệ, mà đặc biệt là công nghệ thông
tin đã làm xuất hiện hình thức thương mại tiên tiến - thương mại điện tử. Các SMEs
tuy quy mô nhỏ bé và hoạt động trên một thị trường hạn chế, nhưng cũng phải chủ
động áp dụng và phát triển thương mại điện tử, nếu không sẽ bị cô lập với thế giới
bên ngoài. Việc triển khai áp dụng thương mại điện tử có thể được tiến hành từng
bước, từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu tư có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến
hoạt động kinh doanh, dưới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm
thông tin về thị trường và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trước khi ký
kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản trị bên trong doanh nghiệp. Khi
điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng
và thực hiện thanh toán trên mạng.
89
- Để phát triển thương mại điện tử, các SMEs kể cả doanh nghiệp sản xuất và
thương mại cần chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất
lượng quốc tế như ISO: 9000, HACCP và ISO: 14.000... vì kinh doanh trên mạng
đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn hóa sản phẩm và chất lượng.
2.4 Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
Mặc dù năng suất lao động và tỷ trọng đóng góp vào tổng sản lượng quốc gia
của cả SMEs Hàn Quốc và Việt Nam đang không ngừng được nâng lên, vai trò và vị
trí của SMEs trong nền kinh tế nhờ đó ngày càng được khẳng định, tuy nhiên vẫn có
một hạn chế chung mà cả SMEs Hàn Quốc và Việt Nam vẫn đang phải đối mặt, đó là
chi phí sản xuất còn duy trì ở mức cao, sản phẩm chưa thể lấy giá thành làm yếu tố
cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. So với năng lực sản xuất hàng loạt với chi phí rất
thấp của Trung Quốc thì cả Hàn Quốc và Việt Nam còn bị tụt lại ở một khoảng cách
tương đối xa. Yêu cầu đặt ra lúc này là SMEs của hai nước phải không ngừng nỗ lực
hơn nữa trong việc cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho phép duy trì giá thành
sản phẩm ở mức tối ưu, hợp lý. Theo đó, một vài biện pháp có thể áp dụng như:
- Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp, không chỉ từ
đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn của
việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể
nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí
quản lý doanh nghiệp... Ngoài ra, từng thành viên trong SMEs, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra sản phẩm cần tự trau dồi, nâng
cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề.
- Với hiện trạng công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu như hiện nay của các
SMEs Việt Nam đã dẫn tới tình trạng định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu
lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sửa chữa, bảo dưỡng. Do đó, trước mắt cần
đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu,
cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều
SMEs còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ
và thiết bị thì các doanh nghiệp này cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh
90
doanh với nhau. Sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác
nhau sẽ giúp các SMEs giảm thiểu những khó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị
trường... và đẩy mạnh nội lực phát triển cho doanh nghiệp.
2.5 Nâng cao trình độ công nghệ
Có một thực tế là nhiều SMEs khi được các phái đoàn hoặc các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ tới thăm đều chỉ mong đợi trước khi ra về, những “vị khách
đặc biệt” này sẽ ưu ái tặng lại cho mình những khoản hỗ trợ tài chính đáng kể. Trên
thực tế, ở nhiều quốc gia, hình thức hỗ trợ phổ biến cho SMEs cũng là việc “cho,
tặng” các khoản tài chính như thế này. Tuy nhiên, đối với Hàn Quốc, Chính phủ có
quan điểm rõ ràng rằng thay vì tặng cho các SMEs những “mẻ cá”, Chính phủ sẽ
tặng cho họ “những chiếc cần câu” với hi vọng với công cụ hữu ích này, các SMEs
sẽ có thể tự “đánh bắt” cho mình nhiều “mẻ cá” lớn hơn thế, nghĩa là thay vì tặng
cho doanh nghiệp một khoản hỗ trợ về tiền, Hàn Quốc quan tâm hơn đến việc hỗ trợ
doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ. Như đã đề cập ở chương II, rất nhiều
chính sách và biện pháp nhằm nâng cao trình độ công nghệ cho SMEs đã được
Chính phủ Hàn Quốc đưa ra và thực hiện một cách hiệu quả. Kết quả là năng suất
lao động của các SMEs ngày càng được nâng cao, chi phí sản xuất giảm dần, lợi
nhuận doanh nghiệp do đó tăng lên đáng kể.
Có thể nói đây chính là bài học quan trọng nhất đối với công cuộc phát triển
SMEs ở Việt Nam. Theo đó, bên cạnh những nỗ lực của bản thân các SMEs, vấn đề
về nâng cao trình độ công nghệ cho doanh nghiệp còn rất cần có sự ủng hộ và trợ
giúp từ phía Nhà nước.
Thứ nhất, cần thiết có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo môi trường thuận
lợi cho hoạt động đổi mới thiết bị công nghệ.
Nhà nước cần có chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành
thị trường công nghệ để tăng khả năng tiếp cận thông tin và kỹ thuật công nghệ cao
cho SMEs. Sự hỗ trợ của Nhà nước có thể bao gồm các nội dung sau:
- Hình thành thị trường thiết bị và công nghệ trên cơ sở khuyến khích hoạt
động của các đơn vị kinh doanh thiết bị công nghệ và hình thành khu vực thương
mại công nghiệp tập trung như các khu vực điện, điện tử, vật liệu, xây dựng...
91
- Hình thành thị trường dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ.
- Hình thành các đơn vị kiểm định công nghệ trực thuộc các sở khoa học- công
nghệ- môi trường có chức năng kiểm định, đánh giá trình độ thiết bị công nghệ theo
nhu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu xác định giá trị thiết bị, công nghệ của SMEs.
- Tăng cường hoạt động thông tin công nghệ trên các phương tiện thông tin đại
chúng, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động đào tạo và đào tạo lại lao động kĩ thuật theo
yêu cầu của quá trình đổi mới công nghệ của SMEs.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần mở rộng thị trường công nghệ bằng việc khuyến
khích các hoạt động giao lưu thương mại về công nghệ, các trung tâm thông tin, tư vấn
công nghệ, gắn các cơ sở nghiên cứu với các cơ sở sản xuất. Khẩn trương xây dựng các
chiến lược công nghệ, ban hành các định chế liên quan đến công nghệ, sở hữu công
nghệ, sở hữu trí tuê, tạo điều kiện cho các SMEs tìm hiểu thị trường công nghệ mới.
Thứ hai, cho phép khấu hao nhanh máy móc thiết bị và khấu trừ khi xác định
thuế lợi tức
Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy đây là một trong những biện pháp hiệu
quả nhằm khuyến khích các SMEs đầu tư đổi mới trang thiết bị và máy móc. Theo
phương pháp khấu hao nhanh doanh nghiệp có thể bút toán và khấu hao nhiều hơn
giá trị khấu hao thường, thậm chí là gấp đôi. Lúc đó doanh nghiệp sẽ giảm được số
lợi tức tính thuế của mỗi năm và giảm số thuế phải nộp.
Thứ ba, cần có các văn bản pháp luật quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động thuê mua tài chính, bán trả góp để các SMEs thiếu vốn
có thể nâng cấp máy móc thiết bị tốt hơn mà không phải mà không phải bỏ ra một
khoản tiền khổng lồ. Cho thuê tài chính cũng giúp các SMEs tránh được tình trạng
“mắc kẹt” trong công nghệ. Bởi lẽ, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như
vũ bạo hiện nay, công nghệ rất nhanh chóng bị lão hoá, vòng đời công nghệ ngày
càng bị rút ngắn, một công nghệ được coi là hiện đại trong giai đoạn này thì chỉ
trong một thời gian ngắn sau lại có công nghệ hiện đại hơn thay thế. Nếu các doanh
nghiịep dùng một khoản tài chính lớn đầu tư vào công nghệ họ sẽ không có tiền liên
tục đổi mới công nghệ, kết quả là doanh nghiệp bị lạc hậu về công nghệ, sản phẩm
làm ra không có sức cạnh tranh, không còn khả năng chiếm lĩnh thị trường. Trong
92
khi đó máy móc thiết bị vẫn chưa khấu hao hết và doanh nghiệp rơi vào tình trạng
“mắc kẹt” trong công nghệ. Để giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng này Nhà
nước nên mở cửa thị trường cho máy móc thiết bị cũ nhằm thu hút kỹ thuật từ nước
ngoài, nhưng chỉ chấp nhận miễn thuế cho những thiết bị phù hợp với nhu cầu phát
triển kinh tế được xác định cho từng thời kỳ.
Thứ tư, thay đổi phương thức hỗ trợ vốn phát triển công nghệ
Trước đây các SMEs thường chỉ sử dụng phương pháp vay tín dụng với các
điều kiện thế chấp, tín chấp. Phương thức vay này vừa hạn chế khả năng huy động
vốn tín dụng ngân hàng của các SMEs lại vừa tạo ra khe hở. Do đó, phải đa dạng
hoá các phương thức hỗ trợ để giải quyết ách tắc trong khâu chuyển giao vốn đầu tư
tín dụng Nhà nước tới SMEs. Các phương pháp này bao gồm:
- Hình thức quỹ nghiên cứu phát triển (R&D), chuyển giao thiết bị công nghệ
trên cơ sở sử dụng bộ phận cho ngân sách cho nghiên cứu khoa học- công nghệ
doanh nghiệp (trong điều kiện cho phép, cần thành lập ngân hàng tín dụng nghiên cứu
khoa học công nghệ). Nguồn vốn từ quỹ này sẽ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu triển
khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ cho SMEs.
- Ứng dụng phát triển mô hình Nhà nước tổ chức hoạt động thu đổi thiết bị
công nghệ cũ, bán trả góp thiết bị công nghệ mới cho SMEs. Theo phương thức này,
hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tài trợ vốn trả góp cho các đơn vị thương mại
thiết bị công nghệ và các đơn vị thương mại giao dịch trực tiếp với các SMEs với
hai nội dung : thu mua thiết bị cũ và bán trả góp thiết bị mới.
Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy mạnh việc hỗ trợ thông tin cho các SMEs như
thông tin thị trường công nghệ, các thông tin trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo.... để
các SMEs lựa chọn được công nghệ thích hợp. Bên cạnh đó, cũng cần giảm bớt chi
phí liên lạc viễn thông quốc tế và chi phí truy cập Internet để khuyến khích các
doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thông tin về công nghệ trên thế giới (hiện nay cước
điện thoại và cước viễn thông ở Việt Nam là một trong những nơi cao nhất thế giới).
Thứ năm, phát triển mô hình vườn ươm công nghệ để nuôi dưỡng các doanh
nghiệp nghiên cứu khoa học- công nghệ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ cao, thực hiện các trợ giúp cần thiết để các doanh nghiệp này phát triển.
93
Sau khi doanh nghiệp đã có đủ khả năng cạnh tranh sẽ đưa ra khỏi vườn ươm và
tiếp tục “ươm tạo” các doanh nghiệp khác.
2.6 Nâng cao năng lực tài chính
Có thể nói hiện nay, vốn là một trong những vấn đề nan giải nhất đối với các
SMEs của cả Việt Nam lẫn Hàn Quốc. Nhiều doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng
thiếu vốn trầm trọng, phải bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Vì thế nâng cao năng lực về
tài chính là một trong những chính sách trọng tâm cần giải quyết trong thời gian tới.
Về phía doanh nghiệp, các SMEs Hàn Quốc luôn nỗ lực để lành mạnh hóa tình
hình tài chính của mình, giúp tạo thiện cảm và cho phép hình thành mối quan hệ hợp
tác tốt đẹp giữa doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề về minh bạch và lành mạnh hóa tài chính còn
yếu kém. Hầu như những thông tin về tài chính doanh nghiệp đều không rõ ràng và
ít được công bố rộng rãi. Ngay cả bản thân nhân viên trong doanh nghiệp nhiều khi
cũng không nắm được tình hình tài chính của công ty mình. Tuy nhiên, đã đến lúc
SMEs cần có sự công khai rõ ràng tình hình tài chính của mình.
Thứ nhất, các khoản chi tiêu hay thu nhập cần phải ghi chép tỉ mỉ, kỹ lưỡng, có
phiếu thu, chi riêng. Người làm kế toán phải là người có trình độ chuyên môn, có
khả năng lập sổ kế toán để tính toán chính xác khoản doanh thu, lợi nhuận trước
thuế cũng như sau thuế của doanh nghiệp.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, thay
đổi hệ thống kế toán của mình từ chế độ kế toán đơn lẻ sang chế độ kế toán tập
trung để tránh trường hợp bỏ sót.
Thứ ba, tích cực phối hợp cộng tác cùng các tổ chức tài chính tín dụng hay
Chính phủ, cung cấp thông tin cho họ trong các chương trình điều tra doanh nghiệp
trên quy mô cả nước. Thông qua đây, từng doanh nghiệp sẽ có thể đánh giá được vị
thế của mình, tăng cường các chính sách cạnh tranh lành mạnh. Đặc biệt với các
doanh nghiệp gặp khó khăn có thể xin hưởng một số chính sách cấp vốn vay ưu đãi
hay giảm thuế của Nhà nước... Các doanh nghiệp phát triển tốt có cơ hội nhận được
các khoản đầu tư từ liên doanh nước ngoài...
94
Về phía Nhà nƣớc, cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhƣ:
- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: Một trong những điều quan tâm của
doanh nghiệp khi đến vay vốn ngân hàng là lãi suất bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp. Do vậy, mức lãi suất phải hợp lý, hình
thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, hài hoà lợi ích ngân hàng và doanh
nghiệp. Đối với SMEs, nên thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm của doanh
nghiệp, xu thế sản xuất kinh doanh trên thị trường...
- Góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với SMEs: Để mở rộng tín dụng, ngân hàng
không nhất thiết chỉ cho doanh nghiệp vay vốn mà có thể lựa chọn xem doanh nghiệp
nào làm ăn hiệu quả, có triển vọng thì ngân hàng có thể thoả thuận ký hợp đồng liên
doanh, liên kết với những doanh nghiệp đó để cùng sản xuất, kinh doanh. Như vậy,
ngân hàng không những mở rộng được tín dụng mà còn có điều kiện xâm nhập thị
trường từ đó tìm ra được những mặt mạnh, yếu của khách hàng, đồng thời vừa trực tiếp
giám sát, quản lý vốn cho vay vừa tạo ra thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn.
Về phía doanh nghiệp, do có sự tư vấn, cộng tác của phía ngân hàng, doanh nghiệp sẽ
làm ăn có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro cho khách hàng và ngân hàng. Cách thức
này là rất hiệu quả và cũng trong khả năng đầu tư, quản lý của ngân hàng vì các SMEs
thường có quy mô về vốn và phạm vi hoạt động không lớn.
- Cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu của doanh nghiệp: Các doanh
nghiệp bán hàng nhưng do người mua chưa kịp thanh toán, dẫn đến làm cho doanh
nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể giúp doanh
nghiệp thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu. Tỷ
lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ mà được ngân hàng
thẩm định một cách chặt chẽ.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng
cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút
tiền tự động. Nghiệp vụ này còn mới và chưa được thực hiện rộng rãi. Trong tương
lai cùng với việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, cần tăng cường hình thức cho
95
vay nhằm mở rộng đầu tư tín dụng và nâng cao năng lực sử dụng công nghệ của
NHTM đối với khách hàng.
- Linh hoạt hình thức cho vay có đảm bảo: Năng lực của các SMEs thường lớn
hơn so với tài sản thực có của họ. Do đó, muốn mở rộng tín dụng đồng thời tạo
hướng cho các doanh nghiệp, ngân hàng cần mạnh dạn áp dụng hình thức cho vay
đảm bảo bằng hàng hoá, dịch vụ. Ngân hàng có thể giải quyết cho vay căn cứ vào
tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trang của sản
phẩm đó trên thị trường. Tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là phương tiện cuối cùng, là
nguồn trả nợ khi rủi ro xảy ra, do vậy ngân hàng cần linh hoạt áp dụng hình thức thế
chấp, tín chấp, bão lãnh… sao cho phù hợp.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khi cho vay SMEs: Chất lượng và
hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng.
Vì vậy, trình độ cán bộ tín dụng phải được chuẩn hoá, không ngừng nâng cao. Ngân
hàng phải có nhiều chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức: bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, đặc biệt là trình độ thẩm định dự án,
phương án vay vốn, lựa chọn khách hàng, vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã
ban hành. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những người am hiểu chuyên ngành,
có kinh nghiệm tư vấn dự án, phương án sản xuất kinh doanh cho SMEs. Mặt khác,
ngân hàng phải có các chương trình phối, kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan
(ngoài ngân hàng) để thẩm định chính xác các dự án trước khi cho vay.
- Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với các SMEs: Đổi mới là
phải tạo mọi điều kiện để phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng hơn, giúp
khách hàng cạnh tranh lành mạnh, qua đó thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến
giao dịch, mở rộng thị phần tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên
phân loại khách hàng- doanh nghiệp theo tiêu chí nhất định để có chính sách ưu đãi
nhất định đối với các SMEs. Những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng
thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải được hưởng ưu đãi như giảm lãi
suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ...
96
- Đẩy nhanh việc thành lập và vận hành quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương, giúp
SMEs có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các
khoản vay ngắn hạn , trung hạn và dài hạn đối với các dự án kinh doanh có hiệu quả.
Về phương án huy động vốn cho quỹ, kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy
phần lớn các quỹ bảo lãnh tín dụng đều có một tỷ lệ nhất định từ ngân sách Nhà
nước, số còn lại huy động từ ngân hàng và các nguồn tài chính khác.Trong trường
hợp cụ thể của nước ta hiện nay, Chính phủ nên cân nhắc bố trí một phần vốn hoạt
động của quỹ từ ngân sách Nhà nước và phần còn lại có thể huy từ nguồn vốn của
các tổ chức nước ngoài như IMF, UNDP, ...
- Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua: Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua
là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn về vốn để đầu tư
đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.Với hình thức này các ngân hàng
thương mại tháo gỡ được tình trạng “đóng băng” về vốn và đảm bảo an toàn hơn
hình thức thế chấp tài sản. Tín dụng thuê mua là loại hình tín dụng trung gian dài
hạn, người có nhu cầu vay vốn không nhận tiền mua sắm thiết bị, tài sản cho mình
mà nhận trực tiếp tài sản cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Người đi thuê sẽ thanh
toán bằng tiền thiết bị đó theo phương thức trả dần và sau một thời gian sử dụng
nhất định có thể mua lại chính tài sản đó.
- Thị trường hoá các khoản nợ: Hiện nay các SMEs chiếm dụng vốn lẫn nhau
rất nhiều khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn giả tạo. Nhiều khi
ngân hàng thương mại cũng phải đeo đẳng các khoản nợ cho vay mà không có cách
gì thu hồi vốn trước ngày đáo hạn hoạc đã quá hạn.Việc thị trường hoá các khoản
nợ thực chất sẽ giúp cho các SMEs thoát khỏi tình trạng thiếu vốn do bị chiếm dụng.
Thương phiếu đã được dùng để ghi giá trị các khoản nợ và được coi là công cụ tín
dụng thương mại có tác dụng làm lưu động hoá các khoản nợ ở nhiều nước trên thế
giới. Ở Việt Nam, hầu hết các SMEs vẫn còn xa lạ với thương phiếu và chưa có thói
quen sử dụng nó như một công cụ thanh toán và vay nợ trong các hoạt động kinh
doanh của mình. Trong tương lai, cần đẩy mạnh việc sử dụng công cụ này để giúp
các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thiếu vốn do bị chiếm dụng như trên.
97
- Tạo ra một “sân chơi bình đẳng” để tất cả hình doanh nghiệp tuân thủ các
thể lệ tín dụng và được hưởng ưu đãi và điều kiện tín dụng của Nhà nước như nhau.
Về vấn đề này, điều rất quan trọng mà cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông
Nam Á đã chứng minh một cách sinh động là phải đảm bảo để tất cả các khoản tín
dụng được thực hiện trên cở sở phân tích tài chính chứ không phải bởi các quyết
định chính trị, bao gồm cả vốn vay cho các SMEs. Ngoài ra, ngân hàng có thể tư
vấn cho SMEs cách thức xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh khả thi, quản
lý tốt đồng vốn. Lúc đó ngân hàng mới thực sự trở thành người bạn đồng hành cùng
chia sẻ các khó khăn với SMEs nhằm xoá bỏ được tình trạng hiện nay là ngân hàng
không giải ngân được trong khi các SMEs vẫn trong tình trạng thiếu vốn.
2.7 Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp
Khác với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã có nhiều thập niên kinh nghiệm về xây
dựng và quản lý thương hiệu, các công ty Hàn Quốc coi thương hiệu là lĩnh vực
tương đối mới mẻ. Tuy nhiên, nhận thức về thương hiệu ở Hàn Quốc đã tiến dần
qua ba giai đoạn chính. Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp coi thương hiệu chỉ như
là tên gọi của sản phẩm. Quan niệm này không hoàn toàn sai bởi vì tên doanh
nghiệp, tên sản phẩm tự chúng đã rất quan trọng; nhưng dĩ nhiên thương hiệu không
chỉ là cái tên. Giai đoạn thứ hai là khi các doanh nghiệp có ý thức về thương hiệu và
bản sắc của mình. Đây là lúc công ty bắt đầu đánh giá cao ý nghĩa của thương hiệu;
bắt đầu thuê mướn các công ty tư vấn về văn hóa doanh nghiệp thiết kế thương hiệu
và xây dựng quan niệm thương hiệu cho mình. Và giai đoạn cuối là việc chấp nhận
thương hiệu như một tài sản chủ yếu của doanh nghiệp. Khái niệm “vốn thương
hiệu” có nghĩa là thương hiệu có giá trị quy thành tiền, phải được coi trọng như mọi
thứ khác trong bảng cân đối tài sản của công ty. 21
Như vậy, rõ ràng nhận thức về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng và phát
triển thương hiệu trong các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có những bước phát triển rõ
rệt. Noi theo tấm gương đó, các SMEs Việt Nam cũng cần quan tâm, chú trọng hơn
đến vấn đề này. Để xây dựng và phát triển thương hiệu:
21 Thời báo Kinh tế Sài Gòn (22/04/2008), Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm Hàn Quốc
98
Một là, doanh nghiệp phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu. Các doanh nghiệp cần
trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục
đích là biến mình thành người thẩm định, sử dụng các dịch vụ tư vấn như: tư vấn
sáng tạo phát triển nhãn hiệu, tư vấn về pháp lý, tư vấn kinh doanh và hoạch định
chiến lược, tư vấn về quảng cáo và truyền thông, giám sát các nhà cung cấp dịch vụ
tư vấn. Việc sử dụng dịch vụ này sẽ đưa lại những điều tốt hơn cho doanh nghiệp.
Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây
dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ
người hách hàng của mình hơn ai hết,và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm
trọng tâm cho mọi hoạt động.
Ba là, doanh nghiệp phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình.
Để làm được điều này, trước tiên phải mở rộng thương hiệu bằng cách sử dụng
thương hiệu đã thành danh của sản phẩm này cho một loại sản phẩm khác có chung
kỹ năng, hoặc tạo ra một sản phẩm mới bổ sung cho sản phẩm đã có để làm tăng sự
hài lòng và mức độ cảm nhận của khách hàng mục tiêu với sản phẩm đó.
Bốn là, nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Các doanh
nghiệp cũng cần nhận thức rằng mình là chủ thể trong các quan hệ về sở hữu trí tuệ.
Các nhãn hiệu, kiểu đáng hàng hóa xuất khẩu là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy,
việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại các thị trường mà doanh nghiệp có
chiến lược đầu tư kinh doanh là rất cần thiết.
2.8 Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các SMEs với nhau và giữa SMEs với
doanh nghiệp lớn
Kinh nghiệm phát triển SMEs ở nhiều quốc gia mà đặc biệt là ở Hàn Quốc,
nơi mà các tập đoàn kinh tế lớn (Chaebols) đóng vai trò “đầu tầu” trong nền kinh tế
cho thấy với xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh không cao, các SMEs chắc
chắn sẽ không đủ khả năng chống chọi lại với những doanh nghiệp lớn, những công
ty xuyên quốc gia (TNC). Vì vậy muốn tồn tại thì phải tăng cường các mối liên kết
kinh tế. Phải chọn cách chạy tiếp sức chứ không nên mạnh ai nấy chạy.
99
Việc các doanh nghiệp cùng hạng bắt tay với nhau, tạo thành một mạng lưới liên
kết kinh tế chặt chẽ sẽ cho phép các doanh nghiệp có thể chia sẻ với nhau các yếu tố
đầu vào như lao động, máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu, linh phụ kiện... Nhờ đó chi
phí sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thành viên sẽ được cắt giảm, năng lực
sản xuất nhờ đó cũng tăng lên, cho phép đáp ứng được các đơn hàng giá trị lớn.
Từ phía khách hàng, các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tìm đặt các đơn
hàng tại Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với doanh nghiệp. Tuy
nhiên, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có một mạng lưới liên kết thông tin
(information cluster). Cụ thể, khi các xí nghiệp được liên kết chặt chẽ với nhau sẽ
tạo thành một đầu mối cung cấp thông tin chung nhất giúp khách hàng, các bên
trung gian thương mại trong và nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận với những doanh
nghiệp sản xuất... Ngoài ra, xét dưới góc độ tổng thể nền kinh tế, liên kết kinh
doanh cả đầu vào, đầu ra cũng như liên kết ngành sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận
chuyển, tăng khả năng cạnh tranh cho nhóm hàng hoá đó của địa phương.
Để liên kết tốt cần phải tập hợp lại vào trong một tổ chức kinh doanh, chẳng
hạn như các hiệp hội ngành hàng hay các hiệp hội theo vùng lãnh thổ để phối hợp
hoạt động. Và để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt độn của các hiệp hội, đòi hỏi các
doanh nghiệp thành viên phải nâng cao nhận thức, tích cực tham gia xây dựng và
điều hành các hiệp hội mà mình tham gia..
Ngoài ra để mở rộng các mối liên kết kinh tế, các SMEs trên địa bàn từng tỉnh,
thành phố nên chủ động tham gia hợp tác với các doanh nghiệp lớn thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cho
thấy giữa doanh nghiệp lớn và các SMEs có thể có mối quan hệ cộng sinh chứ
không phải cạnh tranh để tiêu diệt lẫn nhau. Daonh nghiệp nhỏ có thể làm thầu phụ
cho doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp lớn có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ
trong hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm, đào tạo
nhân sự, công nghệ... Việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ làm tăng sức cạnh
tranh của tất cả các doanh nghiệp và cũng làm tăng có hội tồn tại và thành công của
mỗi doanh nghiệp.
100
KẾT LUẬN
Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia từ các nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ,
Đức, Nhật Bản, EU và các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore đến các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và một số
quốc gia Châu Phí khác đều đồng ý với quan điểm cho rằng SMEs đã và đang đóng
vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò này
không chỉ thể hiện ở đóng góp của khu vực SMEs vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động mà còn được khẳng định thông qua vai trò
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là lực lượng bổ sung quan trọng cho các lỗ
hổng kinh tế, với vai trò là các doanh nghiệp vệ tinh góp phần cùng các doanh
nghiệp lớn đưa nền kinh tế quốc dân ngày một lớn mạnh hơn trên trường quốc tế.
Ở Hàn Quốc, loại hình SMEs bắt đầu được quan tâm phát triển từ giữa những
năm 1970 của thế kỷ XX. Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, nhưng quá trình hình thành và phát triển SMEs ở Hàn Quốc đã thu được
nhiều thành công lớn, đóng góp đáng kể cho sự nghiệp công nghiệp hóa của quốc
gia này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ở các SMEs Hàn Quốc
vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm chưa thể khắc phục được.
Đối với Việt Nam, năm 2008 là năm thứ hai kể từ khi Việt Nam chính thức trở
thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đây, nền kinh tế nước ta
đã thực sự bắt đầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Học hỏi kinh nghiệm
của các quốc gia nhằm tìm ra phương hướng phát triển đúng đắn và phù hợp cho tất
cả các loại hình doanh nghiệp, trong đó có SMEs đang là mối quan tâm hàng đầu
của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Song sự khác biệt nhất định về điều kiện tự nhiên
và điều kiện kinh tế- xã hội khiến chúng ta không thể rập khuôn mô hình phát triển
doanh nghiệp của các nước nói chung và của Hàn Quốc nói riêng, mà phải nghiên
cứu, cân nhắc đánh giá những kinh nghiệm của họ để từ đó tìm ra hướng đi của
mình, xây dựng một mô hình phát triển SMEs mang màu sắc riêng của đất nước mình.
101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Ban nghiên cứu Hàn Quốc học (2002), Sách dịch Kinh tế Hàn Quốc đang
trỗi dậy, Nhà xuất bản Thống kê.
2. . Lê xuân Bá, Nguyễn Hữu Thắng, Trần Kim Hào (2006), Doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia.
3. Phạm Văn Hồng (2007), Luận án tiến sỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
4. Phan Trọng Phức (2007), Sách chuyên khảo Nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
5. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) (2008), Dự thảo báo
cáo Doanh nghiệp Việt Nam 2007, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
6. Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) (2007), Báo cáo
Doanh nghiệp Việt Nam 2006, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
7. Trần Lan Hương, Viện Kinh tế Thế giới (2002), Xí nghiệp vừa và nhỏ trong
khủng hoảng kinh tế ở Hàn Quốc, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới Số 4 (78)2002.
8. Trịnh Trọng Nghĩa (2008), Kinh tế Hàn Quốc dưới thời tổng thống Rô Mu
Hiên, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 3(85)- Tháng 3/2008
9. Viện Konard Adenauer (2005), Vai trò của SMEs trong nền kinh tế, kinh
nghiệm trong nước và quốc tế, Nhà xuất bản Thế Giới.
10. Vũ Phương Thảo, Nguyễn Chí Long (2005), Hiệu quả của chính sách tín
dụng của Chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế Số 322- Tháng 3/2005.
Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh
1. APEC SME Innovation Center (2006), Member Economy’s Profile of SME
Innovation Policies in APEC.
102
2. Chris Hall, Charles Harvie (2003), A comparison of the performance of
SMEs in Korea and Taiwan; policy implications for turbulent times, Hosted by
University of Ballarat, Ballarat, Australia.
3. Gary Gregory, Charles Harvie, and Hyun-Hoon Lee, University of
Wollongong (2002), Korean SMEs in the Wake of the Financial Crisis: Strategies,
Constraints, and Performance in a Global Economy.
4. Jeffrey B. Nugent and Seung-Jae Yhee (2001), Small and Medium Enterprises
in Korea: Achievements, Constraints and Policy Issues, World Bank Institute.
5. Linsu Kim, Jeffrey B. Nugent, The World Bank, Policy Research
Department, Finance and Private SeCtor Development Divison (1994), The Republic
of Korea’s Small and Medium-Size Enterprises and Their Support Systems.
6. Park Yong-pyung, Chin Yong-ju (2006), The Services of Korea Credit
Guarantee Fund.
7. Sunyang Chung, Industrial Bank of Korea (IBK) (2005), Korean
innovation policies for small and medium-sized enterprises.
8. Sunyang Chung (1999), Korean innovation policies for small and
medium-sized enterprise.
Danh mục các websites tham khảo
1. Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc- Website:
2. Liên đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc- Website:
3. Tổng cục thống kê Hàn Quốc- Website:
4. Đài KBS- Website:
5. Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam- Website:
6. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam- Website:
www.business.gov.vn/
103
PHỤ LỤC
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn xác định SMEs ở Đài Loan qua các thời kỳ
Tổng vốn, Tổng giá trị tài sản, Doanh thu ( triệu NT$)
Số lao động thường xuyên (triệu người)
Ngành
Thời kỳ
Sản xuất công nghiệp và
xây dựng
Khai khoáng Thƣơng mại, vận tải,
dịch vụ các ngành
nghề khác
Tháng
9/ 1967
- Tổng vốn: < 5 và
- Số lao động thường xuyên: <100
- Doanh thu: < 5 và
- Số lao động thường
xuyên: <50
Tháng
3/1973
- Vốn đăng ký: <5 và tổng giá trị tài sản: =< 20
hoặc
- Tổng vốn đăng ký: <5 và số lao động thường
xuyên trong + ngành dệt may và điện tử: <300;
+ ngành chế biến lương thực, thực
phẩm: <200
+ các ngành khác: <100
-
Tháng
8/ 1977
- Vốn góp: <20
- Tổng giá trị tài sản: <60
và
- Số lao động thường
xuyên: =<300
- Vốn góp: <20 và
- Số lao động
thường xuyên:
=<500
- Doanh thu: <20 và
- Số lao động thường
xuyên: <50
Tháng
2/ 1979
- - Vốn góp: <40 -
Tháng
7/1982
- Vốn góp: <40 và
- Tổng giá trị tài sản:
=<120
- - Doanh thu: < 40
Tháng
12/
1995
- Tổng vốn góp: =<60 hoặc
- Số lao động thường xuyên: =< 200
- Doanh thu: =< 80
hoặc
- Số lao động thường
xuyên: =< 50
Tháng
5/2000
- Tổng vốn góp: < 80 hoặc
- Số lao động thường xuyên: =<200
- Doanh thu: =<100
hoặc
- Số lao động thường
xuyên: =< 50
Tháng
7/ 2005
- Tổng vốn góp: =< 80 hoặc
- Số lao động thường xuyên: =< 200
-
Nguồn: Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Đài Loan
104
Bảng 2.4 Số lƣợng SMEs phân loại theo ngành nghề
Số lượng thành lập Số lượng lao động
2005 2006 2005 2006
Tổng 2.99.3421 3.009.112 10.722.218 10.828.658
Nông, lâm nghiệp 438 479 4.445 4.886
Ngư nghiệp 126 134 3.377 3.438
Khai mỏ 1.847 1,830 15.205 14.379
Sản xuất 338.002 338,496 2.737.299 2.724.791
Cung cấp điện, ga, nước 327 351 8.096 8.358
Xây dựng 88.600 89.697 696.013 736.919
Bán buôn và bán lẻ 859.222 859.667 2.295.002 2.320.502
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn 620.244 617.210 1.641.498 1.610.526
Bảo hiểm, tài chính 335.945 340.950 753.166 771.014
Truyền thông 5.893 5.970 50.099 49.226
Bán và cho thuê bất động sản 100.541 103.863 240.412 246.935
Dịch vụ thương mại 82.967 85.602 701.143 740,280
Dịch vụ giáo dục 103.790 108.704 395.988 407.684
Dịch vụ y tế và xã hội 60.853 63.714 322.067 347.498
Giải trí, văn hóa, thể thao 125.223 119.796 301.812 275.771
Các dịch vụ cộng đồng khác 269.403 272.649 557.218 566.658
Nguồn: Niên giám thống kê 2007, Tổng cục thống kê Hàn Quốc (KNSO)
105
Bảng 2.6. Số lƣợng và tỷ trọng lao động trong các SMEs
SMEs Doanh nghiệp lớn Tổng số
Số lượng Tỷ
trọng
Số lượng Tỷ
trọng
Số lượng Tỷ trọng
Năm 1998 7.659.010 75,3 2.518.787 24,7 10.177.797 100
Năm 1999 8.866.001 81,9 1.963.960 18,1 10.829.961 100
Năm 2000 9.677.648 83,9 1.853.260 16,1 11.530.908 100
Năm 2001 9.969.797 85,6 1.680.237 14,4 11.650.034 100
Năm 2002 10.385.020 86,7 1.590.652 13,3 11.975.672 100
Năm 2003 10.474.630 87,0 1.566.757 13,0 12.041.387 100
Năm 2004 10.415.383 86,5 1.620.947 13,5 12.036.330 100
Năm 2005 10.771.623 88,1 1.450.538 11,9 12.222.161 100
Năm 2006 10.884.650 87,5 1.560.438 12,5 12.445.088 100
Nguồn: Báo cáo thống kê và điều tra về ngành công nghiệp sản xuất và khai mỏ, Tổng cục
thông kê quốc gia; Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, SMBA
Bảng 2.7. Số lƣợng và tỷ lệ lao động làm việc tại
các loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp 2005 2006 Tỷ lệ tăng
(giảm) % Số lao động
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lao động
(người)
Tỷ lệ (%)
Doanh nghiệp siêu nhỏ 5.121.769
(41,9)
5.159.639
(41,5)
0,7
Doanh nghiệp nhỏ 2.586.416
(21,2)
2.578.265
(20,7)
0,32
Doanh nghiệp vừa 3.063.438
(25,1)
3.146.746
(25,3)
2,7
Doanh nghiệp lớn 1.450.538
(11,8)
1.560.438
(12,5)
1,03
Tổng số 12.222.161
(100)
12.445.088
(100)
1,8
Nguồn: Liên đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, 2007
106
Bảng 2.9. Giá trị gia tăng của các SMEs trong ngành sản xuất
(Đơn vị: tỷ Won,%)
SMEs Doanh nghiệp lớn Tổng số
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Năm 1995 73.808 46,3 85.640 53,7 159.448 100
Năm 1996 82.281 47,2 91.934 52,8 174.215 100
Năm 1997 84.148 46,5 96.937 53,5 181.085 100
Năm 2000 110.151 50,2 109.274 49,8 219.425 100
Năm 2001 112.726 51,6 105.575 48,4 218.301 100
Năm 2002 124.576 51,7 116.255 48,3 240.831 100
Năm 2003 134.256 52,8 120.153 47,2 254.409 100
Năm 2004 148.290 49,4 151.783 50,6 300.073 100
Năm 2005 159.723 49,7 161.436 50,3 321.159 100
Năm 2006 172.037 49,9 172.140 50,1 344.177 100
Nguồn: Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, SMBA
Chú ý: SMEs ở đây bao gồm các doanh nghiệp sản xuất có số lao động từ 5-299 người
Bảng 2.11. Lãi suất cho vay đối với các SMEs trong các năm 1999-2005
Đơn vị: %
1999 2000 2001 2002 2003 2004 9/2005
SMEs 10,89 8,03 7,82 6,76 6,51 6,21 5,78
Hộ kinh doanh 12,93 10,08 9,48 7,26 7,31 6,31 5,62
Nguồn: Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (Bank of Korea)
Bảng 2.12. Phí bảo lãnh của KCGF đối với các SMEs
Đơn vị: %
Xếp hạng tín dụng AAA AA ~ A- BBB+ ~
BBB-
BB+ ~
BB
BB- ~
B+
B
Tỷ lệ phí bảo lãnh 0,5 0,6 0,8 0,9 1,0 1,1
Xếp hạng tín dụng B- CCC+~
CCC
CCC- CC C D
Tỷ lệ phí bảo lãnh 1,2 1,3 1,4 1,5 2,0 2,0
Nguồn: Giới thiệu về dịch vụ bảo lãnh tín dụng ở Hàn Quốc, Park, Yong-pyung Chin, Yong-
ju, Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, 2006
107
Bảng 3.1. Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
trong các năm từ 2000-2007
Năm DNNN Doanh
nghiệp
tư nhân
Công ty
TNHH
Công ty
TNHH một
thành viên
Công
ty cổ
phần
Công
ty hợp
danh
Tổng số
(hàng
năm)
Đến
2000
6.928 33.003 19.082 1.156 3 60.172
2001 27 7.100 11.121 0 1.550 2 19.800
2002 12 6.532 12.627 59 2.305 0 21.535
2003 20 7.813 15.781 98 4.058 1 27.771
2004 6 10.405 20.190 125 6.497 7 37.230
2005 8 9.295 22.341 292 8.010 13 39.959
2006 7 10.320 25.762 902 9.669 3 46.663
2007 - 10.013 25.756 8.404 14.733 1 53.878
7008 94.481 152.660 9.880 47.978 30 307.008
Nguồn: Trung tâm thông tin, Cục phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 3.2. Chỉ số xếp hạng về trình độ công nghệ của VN
Các tiêu chí xếp hạng Chỉ số*
Chỉ số xếp hạng về công nghệ 92
Mức độ sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài 99
Thuê bao Internet 99
Chất lượng cạnh tranh trong dịch vụ cung cấp Internet (ISP) 96
Luật pháp liên quan đến CNTT 94
Sử dụng điện thoại di động 89
Sử dụng máy tính cá nhân 84
Hợp tác giữa trường đại học và nghiên cứu công nghiệp 82
Mức độ sẵn sàng về công nghệ 81
108
Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông 81
Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ 79
Sử dụng bằng phát minh 79
Điện thoại hữu tuyến 79
Chi tiêu doanh nghiệp về nghiên cứu triển khai 71
Người sử dụng Internet 69
Trường học tiếp cận với Internet 55
(*) Xếp hạng trên 125 nền kinh tế
Nguồn: WEF,2006
Bảng 3.3. Tỷ trọng các SMEs thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D)
Dệt
may
Thủy
sản
Điện
tử
Ô tô Vận
tải
biển
Ngân
hàng
Bảo
hiểm
Viễn
thông
Toàn
ngành
Số doanh
nghiệp*
1.748 77 63 133 164 253 40 50
Số doanh
nghiệp thực
hiện R&D
10 4 3 2 1 4 0 0
Tỷ lệ % 0,57 5,19 4,76 1,50 0,61 1,58 0 0
SMEs Số doanh
nghiệp*
1.122 68 48 86 147 236 33 43
Số doanh
nghiệp thực
hiện R&D
0 2 2 2 1 2 0 0
Tỷ lệ % 0,00 2,94 4,17 2,33 0,68 0,85 0 0
Doanh
nghiệp
lớn
Số doanh
nghiệp*
626 9 15 47 17 17 7 7
Số doanh
nghiệp thực
hiện R&D
10 2 1 0 0 2 0 0
Tỷ lệ % 1,60 22,2 6,67 0 0 11,76 0 0
*: Tổng số doanh nghiệp được điều tra
Nguồn: Báo cáo doanh nghiệp, VCCI, 2007
109
Bảng 3.4 Chi phí R&D phân theo ngành và theo loại hình doanh nghiệp (%
của tổng doanh thu thuần)
Đơn vị: %
Ngành
Toàn ngành Loại doanh nghiệp
SMEs Doanh nghiệp lớn
Dệt may 0,0037 0,0000 0,01202
Thủy sản 0,8649 0,9389 0,3387
Điện tử 0,9256 1,2121 0,0089
Ô tô 0,0464 0,0211 0,0916
Vận tải biển 0,0124 0,0000 0,1770
Ngân hàng 0,0000 0,0000 0,0000
Bảo hiểm 0,0000 0,0000 0,0000
Viễn thông 0,0002 0,0000 0,0016
Nguồn: Báo cáo doanh nghiệp, VCCI, 2007
Bảng 3.5 Chi phí thực hiện đổi mới công nghệ phân theo ngành và theo loại
hình doanh nghiệp (% của tổng doanh thu thuần)
Đơn vị: %
Ngành
Toàn ngành Loại doanh nghiệp
SMEs Doanh nghiệp lớn
Dệt may 0,00263 0 0,00720
Thủy sản 0,12106 0,13809 0
Điện tử 0 0 0
Ô tô 0,04404 0,02114 0,08496
Vận tải biển 0 0 0
Ngân hàng 0,00951 0,05250 0,14043
Bảo hiểm 0 0 0
Viễn thông 0 0 0
Nguồn: Báo cáo doanh nghiệp, VCCI, 2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4211_1579.pdf