Hàng loạt dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực du lịch có qui mô lớn
đang đƣợc các nhà đầu tƣ xúc tiến tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà
Nẵng.Tháng 6-2006, các chuyên gia về kiến trúc, xây dựng của Tập đoàn
Platinum Dragon Empire (PDE, Mỹ) sang Việt Nam, khảo sát tại Vũng Tà u
chuẩn bị cho dự án đầu tƣ khu du lịch kết hợp vui chơi giải trí với tổng vốn
550 triệu USD.Theo ông Uông Sĩ Long - trƣởng đại diện Công ty Good
Choice Imports - Export & Investment tại Việt Nam, công ty con của Tập
đoàn PDE, "Chắc chắn vài năm nữa Việt Nam sẽ trở thành một trong những
địa điểm hấp dẫn du khách ở châu á và dự án này ra đời nhằm chuẩn bị cho
làn sóng du khách này".
114 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế thái lan và giải pháp đối với du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của
khách du lịch
Thủ tục liên quan đến khách du lịch nhƣ: thủ tục hải quan, visa...Chúng ta
ngày càng có những bƣớc tiến bộ trong việc cải cách những thủ tục này nhƣng so
với Thái Lan và những nƣớc có nền công nghiệp du lịch phát triển thì thủ tục của
chúng ta vẫn còn quá rƣờm rà, phức tạp. Vấn đề này cần nhanh chóng đƣợc giải
quyết để đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành. Các ngành liên quan đến thủ tục làm
Visa cho khách chỉ nên thu lệ phí theo quy định của chính phủ, giảm và bỏ các phụ
thu, cấp visa nhanh, giảm phiền hà, nghiên cứu để miễn visa cho khách du lịch ở
những thị trƣờng trọng điểm khác cần xúc tiến.
1.1.2. Hoàn thiện các chính sách bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan du lịch
87
Thực tế cho thấy môi trƣờng và cảnh quan ở những khu du lịch của chúng ta
đang dần dần bị ô nhiễm do sự quá lạm dụng trong quá trình phát triển. Nếu một địa
điểm du lịch bị ô nhiễm, nó sẽ không còn là điểm du lịch nữa vì sẽ ảnh hƣởng rất
lớn đến tâm lý khách du lịch, họ sẽ không còn muốn đến đó thƣởng thức và tham
quan nữa. Chính vì vậy mà chính sách bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan du lịch cần
phải đƣợc quan tâm song song với những chính sách phát triển du lịch nói chung.
Nhà nƣớc cần phải có những quy chế, những quy định chặt chẽ hơn về việc bảo vệ
môi trƣờng cảnh quan du lịch tại khu du lịch, đặc biệt là công tác tuyên truyền và
giáo dục bảo vệ môi trƣờng.
1.1.3. Hoàn thiện việc phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng
và địa phƣơng
Việc quản lý của nhà nƣớc của Trung ƣơng và địa phƣơng cần phải đƣợc
phân định rõ ràng. Quản lý nhà nƣớc ở cấp Trung ƣơng trƣớc hết tập trung quản lý
vào các vấn đề có liên quan đến toàn bộ việc phát triển du lịch của cả nƣớc trên mọi
lĩnh vực của ngành du lịch nhƣ: Lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, ban hành
các chính sách chung cho toàn ngành du lịch. Đồng thời nhà nƣớc cần ban hành luật
một cách nhất quán để có thể thống nhất phối hợp giữa các bộ ngành có liên quan
đến phát triển du lịch nhƣ: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hàng không, hải
quan, nội vụ, thƣơng mại, giáo dục- đào tạo, văn hoá....Quản lý nhà nƣớc về du lịch
ở địa phƣơng: Quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng (ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc) thực hiện ở các mặt chính sau:
Xây dựng các đề án về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.
Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các chính sách, bổ sung và cụ thể hoá các
chính sách chung, phù hợp với tình hình hoạt động du lịch của địa phƣơng.
Hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách theo quy định và
nghiệp vụ chuyên môn.
Giúp đỡ tổ chức đào tạo cán bộ nghiệp vụ, chuyên môn cho các doanh
nghiệp du lịch, khách sạn, dịch vụ....
88
Để có thể thực hiện tốt các quản lý về du lịch của nhà nƣớc, thì cần phải có
sự phối hợp nhịp nhàng giữa công tác quản lý nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa
phƣơng.
1.2. Nâng cao hơn nữa vai trò của tổng cục du lịch Việt Nam
Với tổng cục du lịch Thái Lan, họ có vai trò then chốt và đƣợc quyết định
mọi chính sách phát triển một cách linh hoạt, không cứng nhắc phụ thuộc vào chính
phủ, thế nên các chính sách phát triển du lịch của Thái Lan luôn có tính khả thi cao
vì tổng cục du lịch luôn nắm chắc tình hình cụ thể của ngành (Ví dụ nhƣ trong nạn
sóng thần, TAT chủ động bỏ tiền ra để tiến hành xúc tiến quảng bá du lịch mà
không thụ động chờ đợi vào ngân sách nhà nƣớc, có lẽ vì thế mà ngành du lịch Thái
Lan phục hồi nhanh chóng trong nạn sóng thần vừa qua). Thế nhƣng tổng cục du
lịch Việt Nam vẫn chƣa phát huy hết vai trò của mình nhƣ một nhạc trƣởng trong
dàn nhạc. Vì thế giải pháp đƣa ra là phải tích cực nâng cao hơn nữa vai trò của tổng
cục du lịch Việt Nam trong việc chỉ huy “ dàn nhạc” của mình. Một mặt vẫn tiến
hành theo sự chỉ đạo của nhà nƣớc, mặt khác cần phải linh hoạt thích ứng với tình
hình cụ thể.
1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng
Phát triển cơ sở hạ tầng là một đòi hỏi cấp thiết trong ngành du lịch. Cơ sở hạ
tầng yếu kém là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển du lịch của nƣớc ta. Vì
vậy, ngành du lịch nƣớc ta muốn phát triển thì phải cải thiện vấn đề này.
Hệ thống giao thông, vận tải, hệ thống giao thông (đƣờng bộ, đƣờng thủy,
đƣờng không) phải đƣợc nâng cấp và đổi mới. Những con đƣờng đến các khu du
lịch phải không ngừng đƣợc cải thiện để thuận tiện cho việc đi lại và tạo tâm lý yên
tâm cho khách du lịch. Khách du lịch quốc tế chủ yếu đến Việt Nam bằng đƣờng
hàng không.Về đƣờng hàng không, nƣớc ta hiện nay có 90 vị trí sân bay lớn nhỏ
nhƣng chỉ có 3 sân bay quốc tế đƣợc nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Còn lại các
sân bay còn lại hầu nhƣ xuống cấp. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tiếp tục nâng cấp
những sân bay còn lại để thuận tiện cho việc đi lại của khách quốc tế, đặc biệt tại
một số khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam nhƣ Nha Trang, Đà Nẵng, Phú
Quốc...Ngoài ra, chúng ta còn cần nâng tần suất, mở rộng mạng lƣới đƣờng bay
89
nhiều nƣớc trên thế giới. Thêm vào đó, hàng khôngViệt Nam cần phải phát triển
hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập nhƣ hiện nay, đó
là nâng cao chất lƣợng phục vụ, đúng giờ, hợp tác giữa các hãng hàng không khác
để mở rộng thêm nhiều đƣờng bay mới, đồng thời phải giảm giá vé máy bay...
Hệ thống khách sạn: Những năm gần đây, Việt Nam đã không ngừng đầu tƣ
xây dựng du lịch, khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam xây dựng
nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, hệ thống khách sạn vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu của khách du lịch cả về chất lƣợng và số lƣợng. Chúng ta cần phải cải tạo và
xây dựng các khách sạn đạt trình độ quốc tế. Theo tổng cục du lịch Việt Nam thì
nƣớc ta cần gấp đôi số phòng khách sạn để đáp ứng số lƣợng du khách càng ngày
càng gia tăng đến với Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Việt
Nam, đồng thời cũng đặt chúng ta dƣới thách thức đòi hỏi là phải không ngừng xây
dựng mới và nâng cao chất lƣợng những khách sạn cũ để đáp ứng cho sự phát triển.
Hệ thống thông tin liên lạc: Trong thời đại hiện nay, thời đại bùng nổ thông
tin liên lạc, công nghệ thông tin ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong mọi
mặt của đời sống con ngƣời.Vì vậy, muốn phát triển du lịch Việt Nam tƣơng xứng
với tiềm năng du lịch và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, yêu cầu tất yếu đặt ra là
phải hiện đại hoá hệ thống thông tin liwn lạc đều khắp các vùng, miền trên cả nƣớc,
đặc biệt là ở những vùng có tập trung nhiều điểm du lịch. Đó là những điều kiện
quan trọng để phát triển các nhiều hình thức du lịch mà đặc biệt là hình thức du lịch
MICE (hình thức du lịch kết hợp công việc, hội nghị), loại hình mà chúng ta đangcó
định hƣớng phát triển.
Các khu vui chơi, giải trí: Các quốc gia phát triển du lịch đều có những khu
vui chơi giải trí nhộn nhịp và sầm uất, đây chính là nơi thu hút du khách đồng thời
là nơi có thể khuyến khích du khách tiêu tiền. Thế nhƣng nƣớc ta chƣa có sự quan
tâm và phát triển đúng mức các khu vui chơi, giải trí này. Vì vậy, muốn phát triển
du lịch, thì chúng ta cần phải nâng cấp, xây mới các khu giải trí, vui chơi hiện tại để
có thể níu chân du khách quốc tế.
1.4. Hình thành và tăng cường vai trò của các hiệp hội, tăng cường
hợp tác liên ngành trong du lịch
90
Lý do giá du lịch rẻ của Thái Lan một phần là bởi các ngành liên quan trong
ngành du lịch hoạt động với nhau nhƣ một mắt xích, họ tin tƣởng và phụ thuộc lẫn
nhau, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Đó chính là tính chuyên nghiệp trong
cách làm du lịch của Thái, muốn đạt đƣợc điều đó thì cần phải nâng cao vai trò của
các hiệp hội nhƣ: Các hiệp hội lữ hành, hiệp hội khách sạn... để thống nhất những
mức giá theo chất lƣợng, có những chính sách phát triển chung. Thêm vào đó, cần
liên kết dọc các ngành liên quan đến ngành du lịch nhƣ vận tải, nhà hàng, khách
sạn… để nâng cao hiệu quả của ngành nói chung. Hiện nay nƣớc ta cũng đã hình
thành hiệp hội lữ hành nhƣng vai trò của nó vẫn lỏng lẻo, chƣa thực sự phát huy
đƣợc hiệu quả. Và hiệp hội khách sạn vẫn chƣa đƣợc hình thành. Vì thế, để ngành
du lịch phát triển thì một giải pháp đó là hình thành hiệp hội khách sạn, nâng cao
vai trò của hiệp hội du lịch đồng thời phối hợp giữa các hiệp hội nhằm tạo ra những
liên kết ngang và liên kết dọc để ngành du lịch phát triển lâu dài và bền vững.
1.5. Phát triển du lịch bền vững, giữ vững an ninh chính trị, giữ gìn
bản sắc dân tộc
Đây là bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan, thời
gian trƣớc Thái Lan đã quá tập trung phát triển du lịch mà lơ là việc bảo vệ môi
trƣờng, đồng thời ảnh hƣởng đến nền văn hoá đạo đức dân tộc nhƣ nạn mại dâm,
lạm dụng tình dục trẻ em... Nền du lịch Thái Lan đã đi trƣớc chúng ta một bƣớc,
chúng ta phải học hỏi những kinh nghiệm quý báu cũng nhƣ phải rút kinh nghiệm từ
những mặt trái của quá trình phát triển ấy, một trong những bài học đó là vấn đề
phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trƣờng sinh
thái, nếu chúng ta không có ý thức về vấn đề đó thì khi ngành du lịch của ta chƣa
kịp phát triển thì môi trƣờng đã bị phá huỷ nặng nề và không còn tiềm năng để tiếp
tục khai thác nữa. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành rất nhiều nghị định nhằm
nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ và cải thiện môi trƣờng tại địa điểm
du lịch cho ngƣời dân, chính quyền và các cơ quan liên quan. Rất nhiều địa điểm du
lịch đã tiến hành các biện pháp cứng rắn nhằm duy trì môi trƣờng trong lành để phát
triển du lịch nhƣ Hội An, Quảng Nam, khu Tuần Châu, Bãi Cháy (Quảng Ninh)...vì
thế đã làm hài lòng những du khách đến đây.
91
Tuy nhiên hiện nay những biện pháp tiến hành nhằm phát triển du lịch bền vững
vẫn chƣa thực sự mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn, điều này ảnh hƣởng rất lớn đến
năng lực cạnh tranh của du lịch nƣớc ta. Vì vậy chính phủ ta phải quan tâm hơn nữa,
giành nhiều ngân sách hơn nữa cho vấn đề này đồng thời phối hợp với địa phƣơng lập
kế hoạch cụ thể, có những chiến lƣợc cụ thể để bảo vệ môi trƣờng du lịch.
Thứ hai đó là vấn đề phát triển du lịch đồng thời với việc giữ gìn bản sắc dân
tộc, đó cũng là đặc trƣng của đất nƣớc ta. Phát triển du lịch đồng thời hạn chế
những mặt tiêu cực của nó nhƣ tệ nạn mại dâm, căn bệnh AIDS thế kỷ.... Những
mặt trái của phát triển du lịch có thể làm băng hoại giá trị đạo đức của xã hội chính
vì vậy song song với phát triển du lịch cần phải có sự quan tâm đến vấn đề này.
Thêm vào đó, trong quá trình phát triển du lịch, khi khách du lịch đến nƣớc ta
nhiều, từ các nền văn hoá và tôn giáo khác nhau có thể nảy sinh những mâu thuẫn
và ảnh hƣởng đến tình hình an ninh quốc phòng. Vì vậy cần phải có sự quan tâm
của đảng và nhà nƣớc cùng các ban ngành nhƣ: Văn hoá, an ninh, quốc phòng để
đƣa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý các vấn đề trên
1.6. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch
Tăng cƣờng xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng cần
phải đƣợc ƣu tiên hàng đầu, vì hiện nay công tác này của Việt Nam thực sự yếu kém.
Thứ nhất, cần đầu tƣ ngân sách hơn nữa trong công tác xúc tiến quảng bá du
lịch Việt Nam. Cần quảng bá du lịch Việt Nam nhƣ một thƣơng hiệu của một đất
nƣớc với cảnh thiên nhiên đẹp và hoang sơ, với một nền văn hoá mang đậm tính
tính lịch sử truyền thống và nhân văn, một “vẻ đẹp tiềm ẩn”. Nếu không có sự đầu
tƣ về ngân sách, chắc chắn công tác này không thể thực hiện đƣợc, hoặc thực hiện
không đến nơi đến chốn. Chúng ta nên tích cực thuê những công ty quảng cáo quốc
tế chuyên nghiệp để quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, nhanh chóng quảng
bá trên những phƣơng tiện thông tin đại chúng mang tính chất quốc tế nhƣ BCC,
CNN và những tạp chí du lịch có tên tuổi nhƣ ...
Thứ hai, cần có văn phòng đại diện ở các thị trƣờng mục tiêu ví dụ nhƣ
: Trung Quốc, Nhật Bản, các nƣớc trong khối APEC....Tại mỗi văn phòng đại
92
diện phải có những chiến lƣợc hoạt động cụ thể để không ngừng quảng bá du
lịch Việt Nam.
Thứ ba, công tác xúc tiến quảng bá du lịch phải đƣợc thực hiện ở khắp
các vùng miền trong cả nƣớc, phải tận dụng mọi cơ hội để có thể quảng bá du
lịch Việt Nam. Quảng cáo thông qua những lễ hội, sự kiện quan trọng trong
và ngoài nƣớc nhƣ các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế giới, các hội nghị
của lãnh đạo cấp cao nhƣ: ASEM, APEC.
Thứ tƣ, là nhóm giải pháp quảng bá qua các công cụ chính nhƣ: Quảng bá
qua Website, E-mail nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, những
cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hoá du lịch nổi tiếng,
hấp dẫn của Việt Nam, kết nối các đoạn chƣơng trình để khách hàng dễ dàng truy
cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang web nổi tiếng nhƣ Google,
MSN, infoseek…để du khách nƣớc ngoai dễ dàng tìm kiếm
1.7. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành du lịch
Nƣớc ta thiếu rất nhiều điều kiện cơ sở để phát triển du lịch ví dụ nhƣ cơ sở
hạ tầng, vật chất kỹ thuật... nếu chỉ chờ đợi vào ngân sách đầu tƣ ít ỏi từ phía nƣớc
thì không biết đến bao giờ ngành du lịch Việt Nam mới có cơ hội phát triển. Hơn
nữa, theo các nhà chuyên môn đánh giá thì Việt Nam là một thị trƣờng tiềm năng
đối với các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nhất là hiện nay, khi Việt
Nam đã chính thức gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006. Đây là một điểm thuận lợi
để chúng ta có thể thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực du lịch (cả đầu tƣ trực tiếp và gián
tiếp). Theo bộ kế hoạch và đầu tƣ, trong số 5,15 tỷ USD vốn đầu tƣ vào nƣớc ngoài
cam kết vào Việt Nam trong 9 tháng qua thì có tới 2,2 tỷ USD (gần 43%) vốn đầu
tƣ đổ vào lĩnh vực du lịch- dịch vụ. Trong đó, dẫn đầu về quy mô đầu tƣ là dự án
khu nghỉ mát đa năng Đan Kia- Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do
bốn tập đoàn lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên
doanh đầu tƣ với số vốn 1,2 tỷ USD... Tổng cộng đã có khoảng 190 dự án đầu tƣ
trực tiếp từ nƣớc ngoài với tổng số vốn đăng ký là 4,64 tỷ USD. Qua tình hình đầu
tƣ nƣớc ngoài về du lịch của nƣớc ta ở đây, ta thấy đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành du
93
lịch ngày càng gia tăng và có triển vọng lớn. Bằng cách đơn giản hoá thủ tục đầu tƣ,
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chắc chắn chúng ta
sẽ thu đựơc nhiều dự án đầu tƣ hơn nữa để tạo tiền đề phát triển du lịch.
1.8. Chính sách nhằm thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực ngành du lịch
Nguồn nhân lực trong ngành du lịch của ta vừa thiếu số lƣợng và vừa yếu
chuyên môn, đó là một nhận định xác đáng. Đây là một điểm yếu của du lịch Việt
Nam, vì vấn đề con ngƣời luôn là vấn đề quan trọng nhất trong bất kỳ chính sách
phát triển nào. Điều thứ nhất chúng ta cần phải giải quyết là vấn đề mở rộng đội ngũ
nhân lực trong ngành du lịch, nhà nƣớc cần có những chính sách để phát triển đội
ngũ này, ví dụ nhƣ mở thêm một số trƣờng đào tạo về du lịch một cách bài bản, ở
Việt Nam chƣa có một trƣờng đại học nào đào tạo riêng về vấn đề Du Lịch, chỉ là
một khoa trong một trƣờng hoặc trƣờng dƣới dạng trung học chuyên nghiệp. Vì vậy
chính phủ Việt Nam cần có sự đầu tƣ hơn nữa trong việc đào tạo nguồn lực một
cách bài bản về chuyên ngành này. Điều thứ hai không kém phần quan trọng là
nâng cao chuyên môn du lịch cho nguồn nhân lực du lịch bằng những cách có thể
đầu tƣ nguồn nhân lực cho đi đào tạo ở những nƣớc phát triển du lịch trong khu
vực nhƣ Thái Lan, Singapore...
Tổng cục du lịch Việt Nam trong năm 2005 đã phối hợp với Uỷ Ban Châu
Âu tổ chức buổi giới thiệu dự án phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam do EU tài
trợ. Theo đó, dự án đào tạo các kỹ năng cho 13 nghề ở trình độ cơ bản thuộc hai
lĩnh vực lữ hành và khách sạn. Trong 4 năm từ 2004-2008 thông qua khoảng 200
khoá đào tạo, sẽ có hơn 2500 cán bộ giám sát và giáo viên đƣợc đào tạo để tập huấn
các kỹ năng nghề cho những lao động làm việc trong ngành khách sạn, lữ hành.
Ngân sách giành cho dự án này à 12 triệu Euro. Chúng ta phải tiếp tục thu hút
những dự án nhƣ thế cho việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch Việt
Nam, bắt kịp với các nƣớc khác, đặc biệt là đội ngũ hùng hậu và chuyên môn giỏi
của Thái Lan.
94
1.9. Tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các nước trong khu vực
Ngành du lịch nƣớc ta còn non trẻ và thua xa các nƣớc trong khu vực và trên
thế giới. Chính vì vậy một trong những biện pháp nhằm phát triển du lịch của nƣớc
ta là tăng cƣờng hợp tác phát triển du lịch với các nƣớc khác, đặc biệt là các nứơc
trong khu vực. Một phần là qua quá trình hợp tác phát triển chúng ta sẽ học tập
đƣợc những kinh nghiệm quý báu của các nƣớc đó để có thể có các làm du lịch
chuyên nghiệp. Hơn nữa, khi hợp tác phát triển du lịch, sẽ giảm đƣợc chi phí tiến
hành du lịch. Một trong những thế mạnh mà chúng ta cần khai thác là hành lang
Đông Tây và các nƣớc ASEAN qua đƣờng bộ và đƣờng thuỷ. Chúng ta cần đẩy
mạnh hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, tiêu vùng sông Mê Kông mở rộng, tiểu
vùng sông Mê Kông- Sông Hằng, hợp tác 3 nƣớc Việt Nam- Lào- Campuchia, Việt
Nam- Lào- Thái Lan…Những hợp tác du lịch này là để nhằm khai thác tối đa hàng
lang Đông Tây và thu hút khách du lịch hơn nữa đến với mình. Ví dụ của quá trình
hợp tác này là những nƣớc cùng hợp tác để mở tour xuyên quốc gia với những
khách quốc tế nhƣ tour Việt Nam- Lào- Campuchia, Việt Nam- Lào- Thái Lan, hay
mở tour du lịch dọc sông Mêkông của các nƣớc cùng khu vực, nhƣ vậy sẽ tăng tính
cạch tranh đối với du lịch trong toàn khu vực nói chung và phát triển hơn đối với du
lịch Việt Nam nói riêng.
2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp
Trƣớc thềm WTO, các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch Việt Nam
phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, đặc biệt
trong việc thu hút khách quốc tế. Gia nhập WTO sẽ là một phép “thử lửa”, một cuộc
cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc
ngoài và phần thắng nghiêng về các tập đoàn nƣớc ngoài với lợi thế về nguồn vốn,
kinh nghiệm về quản lý và kinh doanh. Đứng trƣớc tình hình đó các đơn vị kinh
doanh trong lĩnh vực du lịch phải có những bƣớc cải tiến đáng kể để không bị “bại
trận” ngay tại “sân nhà”. Sau đây tác giả xin đƣa ra một số giải pháp đối với các
doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú và lữ hành
2.1. Đối với đơn vị kinh doanh lưu trú
95
Để phục vụ tốt cho nhu cầu ăn ở, nhu cầu không thể thiếu của du khách và để
Việt Nam trở thành điểm dừng chân quen thuộc và tin cậy của du khách Quốc tế,
các cơ sở lƣu trú, nhất là các khách sạn, luôn phải đổi mới nhiều mặt.
2.1.1. Các cơ sở lƣu trú cần đảm bảo vấn đề vệ sinh, thẩm mỹ, tiện nghi
để phục vụ du khách
Điều ấn tƣợng đầu tiên của khách du lịch khi bƣớc chân vào 1 khách sạn đó
là họ sẽ quan sát xem khách sạn đó có sạch sẽ không. Điều thứ hai họ quan tâm là
khách sạn đó có đáp ứng đƣợc các nhu cầu tiện nghi để phục vụ mình hay không.
Điều thứ ba là khách sạn đó có giá trị thẩm mỹ hay không. Chính vì vậy các cơ sở
lƣu trú muốn làm hài lòng và gây đƣợc ấn tƣợng tốt với du khách thì cần phải lƣu ý
đến ba vấn đề ở trên và có những biện pháp để đáp ứng những nhu cầu đó.
2.1.2. Chú trọng nâng cao hơn nữa chất lƣợng phục vụ
Chất lƣợng phục vụ khách du lịch đối với các cơ sở kinh doanh lƣu trú chủ
yếu ở đội ngũ nhân viên của khách sạn. Đội ngũ nhân viên của khách sạn phải đƣợc
tuyển chọn kỹ càng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, có kiến thức về văn
hoá và xã hội của Việt Nam và khách quốc tế để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của
khách, ví dụ nhƣ khi khách có những thắc mắc cần đƣợc giải đáp thì phải có thái độ
lịch thiệp và trả lời một cách nhiệt tình. Hơn nữa đội ngũ nhân viên khách sạn cần
có những hiểu biết về tập quán, thói quen, tập quán, khẩu vị khác nhau hoặc có thói
quen đặc biệt hay những điều cấm kỵ, bởi vì khách quốc tế đến từ mọi miền từ thế
giới nên có sự đa dạng về nền văn hoá cũng nhƣ thói quen, khẩu vị ẩm thực. Ví dụ
nhƣ nếu du khách quốc tế đến từ nƣớc Ấn Độ thì trong thực đơn của họ chắc chắn
không thể có món thịt bò. Nếu có những hiểu biết nhƣ vậy, du khách sẽ cảm thấy
rất đựơc trọng và có ấn tƣợng tốt.
2.1.3. Giữ mối liên hệ thƣờng xuyên với các công ty lữ hành và bộ
phận nghiên cứu thị trƣờng
Giữ mối liên hệ thƣờng xuyên với các công ty lữ hành và bộ phận nghiên
cứu thị trƣờng để có thể nắm bắt đƣợc số lƣợng khách đến Việt Nam để có kế hoạch
sắp xếp, chuẩn bị phòng và các dịch vụ cần thiết. Tuy nhiên các khách sạn cần phải
96
nắm bắt đƣợc thông tin thực tế chính xác chứ không phải là lƣợng thông tin ảo, nhất
là thông tin từ các công ty lữ hành vì các công ty lữ hành thƣờng có xu hƣớng đặt
phòng trƣớc khi nắm bắt đƣợc số lƣợng khách chính xác của họ nên khi số lƣợng
khách không nhƣ dự tính sẽ ảnh hƣởng đến doanh thu của khách sạn. Điều này sẽ
đƣợc giải quyết nếu các đơn vị kinh doanh lƣu trú có quan hệ tốt và lâu dài với các
công ty lữ hành. Nhƣ thế , một phần sẽ nắm đƣợc thông tin một cách cụ thể, chính
xác, mặt khác sẽ có những lƣợng khách ổn đinh, lâu dài.
2.1.4. Xây dựng các chính sách về giá phù hợp
Do thị trƣờng khách luôn có sự thay đổi theo mùa du lịch nên các khách sạn
có thể rơi vào tình trạng thừa hoặc thiếu khách sạn. Để giữ chữ “tín” đối với du
khách, kể cả trong lúc khách sạn thiếu phòng, cũng không nên tự ý nâng giá phòng,
sẽ gây nên sự thiếu tin tƣởng đối với du khách. Bên cạnh đó, trong lúc khách sạn
vắng khách, cần phải có những chính sách nhằm thu hút khách du lịch nhƣ giảm
giá, khuyến mãi thêm những dịch vụ kèm theo…để tình hình kinh doanh của cơ sở
mình luôn ổn định
2.1.5. Tăng cƣờng chính sách quảng cáo
Chủ động có những chính sách thu hút khách du lịch bằng hình thức quảng
cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, các kênh truyền hình trong
nƣớc và quốc tế, trên mạng internet. Ngoài ra, mỗi lƣợt khách quốc tế ra về, nên có
những phamplet, bruchore, những tạp chí quảng cáo cơ sở của mình đƣa cho khách
dƣới nhiều hình thức, có thể kèm theo những món quà nho nhỏ để vừa làm hài
lòng du khách, đồng thời chính những vị khách này sẽ là nguồn quảng cáo hữu hiệu
với những khách du lịch khác.
2.1.6. Liên kết để hình thành hiệp hội khách sạn
Các khách sạn cần sớm liên kết để hình thành một hiệp hội khách sạn để hỗ
trợ nhau về kinh nghiệm đồng thời tạo đƣợc tính chuyên nghiệp trong cách làm,
tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Khi hiệp hội khách sạn đƣợc hình
thành, thì có thể thống nhất giá cả giữa các khách sạn có cùng chất lƣợng và tránh
97
tình trạng đặt giá tuỳ tiện làm ảnh hƣởng đến uy tín chung của các đơn vị lƣu trú
của Việt Nam. Việc thành lập Hiệp hội khách sạn còn có tác dụng điều hoà lƣợng
khách giữa các khách sạn trong trƣờng hợp có hiện tƣợng thừa hoặc thiếu phòng
giữa các khách sạn.
2.2. Đối với các cơ sở kinh doanh lữ hành
Các giải pháp đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành nhƣ sau:
2.2.1. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch
Chất lƣợng sản phẩm du lịch của Việt Nam đƣợc đánh giá là kém so với các
nƣớc khác, đó là lý do chúng ta không thu hút đƣợc lƣợng khách quốc tế lớn đến
với mình. Vì vậy giải pháp đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành trƣớc hết là phải
nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, nhiệm vụ đó bao gồm: Nâng cao chất lƣợng
các chƣơng trình du lịch đồng thời phải không ngừng xây dựng các chƣơng trình
mới
Nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình du lịch:
Chúng ta vừa mới bƣớc chân vào cánh cửa WTO, có một câu hỏi đặt ra đối
với ngành doanh nghiệp Việt Nam nói chung và với các công ty lữ hành nói riêng là
điều gì sẽ diễn ra khi nƣớc ta mở cửa cho doanh nghiệp nƣớc ngoài thành lập công
ty 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh lữ hành. Khi đó, các tập đoàn lớn,
các công ty lớn sẽ “đổ bộ” vào và trực tiếp đƣa, đón khách vào Việt Nam. Với
nguồn vốn lớn, thƣơng hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, có mạng lƣới đại lý toàn
cầu…các hãng nƣớc ngoài sẽ làm chủ thị trƣờng khách quốc tế. Nhƣ vậy những
doanh nghiệp lữ hành trong nƣớc sẽ có nguy cơ “sập tiệm”. Vì vậy, để giảm bớt
nguy cơ đó, vấn đề đặt ra đối với các đơn vị lữ hành của Việt Nam trƣớc hết phải
nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình du lịch.
Muốn nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình du lịch thì trƣớc hết các công ty
lữ hành phải tiến hành nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của từng phân đoạn thị trƣờng
nhằm tạo ra chất lƣợng phù hợp với khách du lịch vì khách du lịch không chỉ là
ngƣời mua mà họ còn tham gia vào quá trình tạo ra chất lƣợng sản phẩm du lịch.
Nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình du lịch bằng cách bắt kịp nhu cầu của khách,
phục vụ tối đa yêu cầu của khách hàng trong mỗi tua du lịch. Các hãng lữ hành cần
98
có sự phối hợp nhịp nhàng với các ngành khác nhƣ: Vận tải, khách sạn, nhà
hàng…để cung cấp chuyến du lịch tốt nhất cho du khách. Ngoài ra, yếu tố con
ngƣời cũng là một phần của sản phẩm du lịch. Chất lƣợng phục vụ của nhân viên có
tính chất quyết định đến chất lƣợng của các dịch vụ, chất lƣợng đó thể hiện ở trình
độ và sự hiểu biết của hƣớng dẫn viên du lịch, của nhân viên phục vụ khách sạn,
nhà hàng…Các công ty lữ hành nên có những chính sách đào tạo nguồn lực cho
riêng mình để phù hợp với cơ sở.
Chất lƣợng các chƣơng trình du lịch trọn gói còn phụ thuộc rất nhiều vào
chất lƣợng các dịch vụ của nhà cung cấp. Chính vì vậy trƣớc khi mua các dịch vụ
của nhà cung cấp, công ty lữ hành cần phải có sự thẩm định, kiểm tra các loại dịch
vụ đó. Cách giải quyết vấn đề này là công ty lữ hành nên tìm cho mình những nhà
cung cấp uy tín và có quan hệ tốt với mình.
Xây dựng các chƣơng trình du lịch mới: Sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp lữ hành sẽ dẫn đến yêu cầu các doanh nghiệp lữ hành cần thiết phải chủ
động xây dựng các chƣơng trình du lịch mới nhằm giữ chân du khách đồng thời có
thêm những du khách tiềm năng mới. Đây là giải pháp đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ ban
đầu lớn, tuy nhiên nếu các công ty lữ hành thực sự quan tâm, chƣơng trình không
chỉ đem lại uy tín và hình ảnh cho công ty mà còn có khả năng đem lại hiệu quả
kinh doanh cao cho các doanh nghiệp lữ hành. Để tạo ra đƣợc chƣơng trình du lịch
mới, cán bộ công ty phải trực tiếp đến các điểm du lịch, tìm hiểu những nét văn hoá
truyền thống, thống nhất với cƣ dân địa phƣơng việc tổ chức những lễ hội cho du
khách thƣởng thức. Dựa trên xu thế đi du lịch ngày nay, các công ty lữ hành nên
xây dựng các chƣơng trình du lịch với chủ đề nhƣ: Du lịch sông nƣớc, du lịch làng
nghề, du lịch về cội nguồn, du lịch phong cảnh kết hợp với lễ hội…bằng nhiều loại
hình thƣởng thức nhƣ: Đi thuyền, cƣỡi voi, đi bộ trên các vùng thiên nhiên hoang
dã…Đây là nhữnh hình thức rất lôi cuốn khách du lịch quốc tế.
2.2.2. Chủ động tiến hành công tác xúc tiến và quảng bá du lịch.
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch là một công tác vô cùng quan trọng của
ngành du lịch Việt Nam nói chung và của các đơn vị lữ hành nói riêng. Đó là biện
pháp nhằm tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam, đặc biệt đối với du
99
khách quốc tế. Các đơn vị lữ hành cần phải chủ động thực hiện công tác này, không
chỉ đợi các chính sách xúc tiến quảng bá du lịch của quốc gia. Công tác này phải
đƣợc thực hiện càng nhanh càng tốt, vì đây là khâu rất quan trọng trong việc cung
cấp những tín hiệu cần thiết nhằm khích lệ khách hàng nhận thức và quyết định tiêu
dùng sản phẩm của công ty. Những biện pháp xúc tiến quảng bá du lịch của các đơn
vị kinh doanh lữ hành có thể đƣợc thực hiện bằng các biện pháp dƣới đây:
Cần tích cực quảng cáo chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của công ty mình, bằng
các hình thức nhƣ:
Quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ quảng cáo trên
truyền hình, báo chí trong và ngoài nƣớc( đặc biệt là báo du lịch), quảng cáo trên
Internet… bằng nhiều thứ tiếng khác nhau nhằm cung cấp lƣợng thông tin đầy đủ
cho khách du lịch ở các nƣớc có ngôn ngữ khác nhau.
Phân phát tài liệu, tờ rơi của công ty, nêu bật những điểm hấp dẫn và những lợi
thế so sánh của công ty mình thông qua các hãng lữ hành quốc tế mà các công ty có
quan hệ, những du khách đã tới Việt Nam hoặc những cơ quan nƣớc ngoài làm việc.
Làm nhiều áp phích, poster quảng cáo cho doanh nghiệp mình ở trong nƣớc
và tại một số thị trƣờng du lịch chính và mục tiêu.
Thƣờng xuyên tham gia các hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nƣớc.
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch tốt nhằm tạo ấn tƣợng tốt đối với khách
quốc tế, chính những vị khách này sẽ là một nguồn quảng cáo đắc lực và hiệu quả
cho công ty.
Sử dụng nhiều hình thức chăm sóc khách hàng, nhƣ:
Khuyến mãi giảm giá theo từng thị trƣờng khách, theo số lƣợng của đoàn du
lịch hay theo từng thời điểm, cập nhật nhiều thông tin hữu ích và đáp ứng yêu cầu
của khách du lịch nhƣ xây dựng tốt hệ thống đặt tour trực tuyến.
Có nhiều hình thức nhƣ miễn phí hay giảm giá vé các dịch vụ, tặng quà đối
với những khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty lần thứ 2 trở lên, khách càng sử
dụng nhiều lần thì giá tour càng rẻ.
Có hình thức tặng quà lƣu niệm mang hình ảnh của công ty cho mỗi du
khách mỗi khi kết thúc tour du lịch
100
Quan hệ tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí trong và ngoài
nƣớc, tạo mối quan hệ lâu dài nhằm có điều kiện thuận lợi để quảng bá thƣờng
xuyên hình ảnh của công ty đến với khách du lịch.
2.2.3. Tích cực tham gia hoạt động của Hiệp hội Lữ hành Việt Nam
Hiệp hội Lữ hành của Việt Nam đã đi vào hoạt động nhƣng chƣa phát huy đƣợc
hiệu quả. Các cơ sở kinh doanh lữ hành cần phải chủ động tích cực tham gia vào hoạt
động của Hiệp hội lữ hành Việt Nam để đạt đƣợc sự phát triển chung của ngành.
Trên đây là toàn bộ những đề xuất của tác giả trên cơ sở tham khảo nhiều ý
kiến của các cá nhân và tổ chức khác, nhằm tìm cho du lịch Việt Nam những hƣớng
phát triển đúng đắn và từng bƣớc có thể sánh kịp đƣợc với các nƣớc khác trong khu
vực, đặc biệt là Thái Lan.
101
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài, câu hỏi đã đƣợc nêu ra ở phần "Lời nói đầu" đã đƣợc
giải đáp, câu hỏi đó xoay quanh lý do vì sao Việt Nam có những tiềm năng du lịch
ngang bằng Thái Lan nhƣng ngành du lịch của họ phát triển còn du lịch Việt Nam
thì mãi không "cất cánh".
Lời giải đáp đó quy tụ lại ở một điều: Ngành du lịch Thái Lan thực sự là một
"ngành công nghiệp không khói" theo đúng nghĩa và hoạt động một cách linh hoạt,
hiệu quả. Các lĩnh vực trong du lịch nhƣ những mắt xích trong vòng quay chung
của sự phát triển, dƣới sự điều hành tài tình của chính phủ và tổng cục du lịch Thái
Lan trong khi du lịch Việt Nam nhìn chung còn hoạt động một cách tự phát, phần
lớn đƣợc "núp" trong "tấm chăn" bảo hộ của nhà nƣớc. Thông qua việc nghiên cứu
về du lịch của Thái Lan, có thể rút ra đƣợc những kinh nghiệm quý báu cho một nền
du lịch trẻ tuổi của Việt Nam. Tựu chung lại, những bài học đó sẽ đƣợc chắt lọc ra
từ những thành công của du lịch Thái Lan, những thành công về dịch vụ du lịch
hoàn hảo, về các loại hình du lịch đa dạng, về chính sách xúc tiến và quảng bá du
lịch, về chính sách đầu tƣ và thu hút đầu tƣ cho du lịch, về chính sách đào tạo nguồn
nhân lực... Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn ra đƣợc một số điểm hạn chế về mặt
văn hoá, đạo đức, xã hội và môi trƣờng... trong quá trình phát triển du lịch ở Thái
Lan để coi đó là những bài học cần tránh.
Qua việc tiếp thu những thành tựu của ngành du lịch nƣớc bạn, đồng thời trên
cơ sở những đặc điểm điều kiện riêng của đất nƣớc, có thể rút ra đƣợc một số giải
pháp vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam. Trƣớc hết,
Nhà nƣớc cần đầu tƣ hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh du lịch nhƣ đầu tƣ về cơ sở
hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực...đồng thời không ngừng thu hút vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài trong lĩnh vực này. Tạo ra tính cạnh tranh trong ngành bằng cách
khuyến khích hoạt động của các doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp 100% vốn
nƣớc ngoài để vận hành một cơ chế năng động trong kinh doanh du lịch. Đồng thời
thực hiện liên kết theo chiều ngang và chiều dọc các lĩnh vực hoạt động trong du
lịch nhƣ giữa các cơ sở kinh doanh lƣu trú, các cơ sở kinh doanh lữ hành...để hoạt
102
động một các nhất thống và hiệu quả, giảm chi phí du lịch. Thêm vào đó, cần tăng
cƣờng công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO.
Việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng giống nhƣ "đi thuyền ra biển lớn" đối với
ngành kinh tế quốc dân nói chung và đặc biệt là với một ngành du lịch non trẻ nhƣ nƣớc
ta. Để con thuyền du lịch của Việt Nam rẽ sóng ra khơi thuận gió, những chuẩn bị tích
cực là một việc làm cần thiết, sự chuẩn bị đó phải đƣợc tiến hành từ chính phủ, ngành
du lịch nói chung và cả của những ngƣời dân Việt Nam. Vấn đề lớn đặt ra là phải biến
ngành du lịch Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp thực sự để đáp ứng đƣợc đòi
hỏi của nền kinh tế quốc dân. Và du lịch Việt Nam phải khẳng định đƣợc thƣơng hiệu
của mình trên trƣờng quốc tế, để cả thế giới phải công nhận: “Việt Nam là một ngôi sao
rực sáng trong bầu trời các điểm đến du lịch trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương” – nhƣ lời của ông Taleb Rifai, Phó tổng thƣ ký Tổ chức Du lịch Thế giới
(World Travel Organization) đã nhận định.
103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. DANH SÁCH TÀI LIỆU GỒM CÁC SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ, BÀI VIẾT
NGHIÊN CỨU
1. Nguyễn Văn Đính- Trần Thị Minh Hoà (2004), giáo trình kinh tế du lịch,
nhà xuất bản thống kê
2. Phạm Trung Lƣơng- Đặng Duy Lợi (2001), Tài nguyên và môi trƣờng du
lịch Việt Nam, nhà xuất bản giáo dục
3. Báo Công nghiệp Việt Nam (số ra ngày 14/09/2006)
4. Báo Lao động (2006), nguồn hƣớng dẫn viên cho ngành du lịch, Số ra ngày
24/04/2006
5. Báo nhân dân (2006), du lịch Việt Nam tìm giải pháp thu hút khác quốc tế,
Số ra ngày 18/10/2006, trang 5
6. Báo Quốc tế (2006), quảng bá du lịch nhân dịp năm APEC Việt Nam năm
2006 : "Nƣớc đến chân mới nhảy", số 40 từ ngày 5/10 đến ngày 11/10, trang 9
7. Báo bảo vệ pháp luật (2006), vì sao du lịch Việt Nam kém cạnh tranh, số ra
ngày 24/10/2006, trang 13
8. Báo Pháp luật Việt Nam (2006), thiếu hƣớng dẫn viên du lịch-lỗ hổng lớn
trong chiến lƣợc phát triển, số 245, ngày 12/10/2006, trang 11.
9. Báo Thể thao và văn hoá (2006), bảo tàng và du lịch thành phố Hồ Chí
Minh "thiếu cái bắt tay", số 123, ngày 14-10-2006, trang 43
10. Tạp chí kinh tế Việt Nam (2006), nhiều thách thức cho các doanh nghiệp du
lịch Việt Nam, số 39 ngày 26-09-2006, trang 13.
11. Tạp chí kinh tế đô thị (2006), quảng bá hình ảnh của quá khứ, số ra thứ 6,
13-10-2006, trang 8
12. Tạp chí Tiếng nói Việt Nam (2006), du lịch Việt Nam : "Đừng đánh mất lợi
thế và cơ hội", số ra ngày 12/10/2006, trang 15
13. Tạp chí kinh tế và đô thị (2006), du lịch văn hoá "bao giờ để trứng vàng",
thứ 2, ngày 16-10-2006, trang 12
14. Tạp chí du lịch Việt Nam (2002), Việt Nam là thiên đƣờng mới của du lịch,
số 51, ngày 20/12/2002, trang 10
104
15. Tạp chí du lịch Việt Nam (2006), phát huy truyền thống 46 năm quyết tâm
đẩy mạnh phát triển du lịch nhanh và bền vững trong giai đoạn cách mạng
mới- Võ Thị Thắng, số 7/2006, trang 2
16. Tạp chí du lịch Việt Nam (2006), xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng
nghề du lịch Việt Nam, số 8/2006, trang 52
17. Thời báo tài chính (2006), ngành du lịch sẽ "bơi trong biển cả", số ra thứ 4
ngày 4-10-2006, trang 8.
B. DANH SÁCH TÀI LIỆU LÀ CÁC LUẬN ÁN, LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP,
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
18. Nguyễn Ngọc Tú (2002), du lịch Việt Nam- cơ hội, thách thức và các giải
pháp đẩy mạnh sự phát triển, bộ giáo dục và đào tạo, trƣờng đại học Ngoại
Thƣơng.
19. Vũ Hoài Châu (2001), một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại
chỗ của ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập, bộ giáo dục và
đào tạo, trƣờng đại học Ngoại Thƣơng.
20. Dƣơng Vân Loan (2004), triển vọng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động du
lịch Việt Nam 2001-2005, bộ giáo dục và đào tạo, trƣờng đại học Ngoại
Thƣơng
21. Nguyễn Thị Dung, Võ Thanh Thu, Trần Nguyễn Tuyên, Đinh Sơn Hùng
(2004), Đổi mới cơ chế chính sách của nhà nƣớc Việt Nam về quản lý hoạt
động du lịch quốc tế trong giai đoạn mới, nhà xuất bản giáo dục, trƣờng đại
học Ngoại Thƣơng
C. DANH SÁCH TÀI LIỆU LÀ CÁC TRANG WEB, BÁO ĐIỆN TỬ
22. Lƣợng
khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm, truy cập 9h7’, ngày
15/08/2006
23. Tổng cục du lịch Thái
Lan khởi động chƣơng trình " Thailand Unforgetable", truy cập 9h50’, ngày
16/08/2006
24. ệtNam Net/Du
lịch y tế của Thái Lan thu hút khách, truy cập 8h30’, ngày 16/08/2006
105
25. Mua sắm ở Siam
Paragon, truy cập 10h45’, ngày 10/06/2006
26.
1#content/ Sài Gòn tiếp thị/ Thái Lan- dự kiến thu 100 tỷ Baht từ khách
MICE, truy cập 9h, ngày 17/09/2006
27.
Lƣợng du khách tới Việt Nam sẽ tăng mạnh, truy cập 18h, ngày 12/10/2006
28. Đến Việt Nam du khách
không có tiêu tiền, Truy cập 19h, ngày 12/10/2006
29. Những pho tƣợng quý trên
đất Phật giáo, truy cập 10h35’, ngày 13/08/2006
30.
ge.dot?inode=24606/ Du lịch Việt Nam tích cực chủ động hội nhập, truy cập
15h 7’, ngày 17/09/2006
31. ÖtNam Net/
Resort Việt Nam- Chồng chất khó khăn, truy cập 21h, ngày 18/9/2006
32.
show&ArtID=82/ Viettravel/ Thái Lan tổ chức chƣơng trình du lịch lớn, truy
cập 20h, ngày 7/10/2006
33.
cc)/ Viettours/ Du lịch Việt Nam lọt vào top 10 thế giới, cập nhật 17h30’,
ngày 15/10/2006
34. Tăng cƣờng quan hệ truyền
thống tốt đẹp Việt Nam- Thái Lan, truy cập 10h20’ ngày 10/08/2006
35. Du lịch Thái Lan đoạt
giải Go Asia, truy cập 10h5’ ngày 10/08/2006
36. tƣng bừng tết té nƣớc ở Thái
Lan, truy cập 13h, ngày 10/08/200
37. Du lịch Thái Lan vƣợt qua
suy thoái, truy cập 9h40’, ngày 13/08/2006
38. Sân bay
Bangkok mới khánh thành, truy cập 14h10’, ngày 19/10/2006
106
39.
Du lịch Việt Nam: Bốn nỗi lo một đi không trở lại, truy cập
40. ên nghiệp
hóa xúc tiến du lịch, truy cập 15h, ngày 20/10/2006
41.
1/ Khách quốc tế đến Việt Nam- 85% “một đi không trở lại”, truy cập
16h10’, ngày 20/10/2006
42. tourism Authority of
Thailand- Tourism Statistic, truy cập 9h30’, ngày 13/08/2006
43.
BC45-76A0358B1D39/0/TourismIndustryofThailand.pdf/ Tourism Industry
of Thailand (basic understanding of Industry), truy cập 9h, ngày 13/08/2006
44. About TAT, truy cập
7h45’, ngày 15/09/2006
45.
Tourist Arrivals by Country of Residence, cập nhật 16/09/2006
46.
D=3&MenuID=156&SponsorID=50/ Asean Business coalition on AIDS,
truy cập 9h52’, ngày 19/09/2006
47. The “Thailand Hotel
standard”: Star Rating awarded to Thaihotels, truy cập 12h05’, ngày
20/09/2006
48.
/events/html_file/socialResearchCHM/files/Pradech%2520speech.pdf+Touri
sm+Development+Thailand&hl=en&ct=clnk&cd=30&client=opera/
The development of Thailand Tourism, truy cập 13h, ngày 23/09/2006
107
PHỤ LỤC 1
CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ
DU LỊCH 2006 – 2010
Chƣơng trình Hành động Quốc gia về Du lịch 2006 -2010 nhằm góp
phần duy trì bƣớc phát triển mạnh mẽ và bền vững cho Du lịch Việt Nam,
khẳng định vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân;
phấn đấu để đến năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về du lịch
trong khu vực, có cơ sở vật chất, kỹ thuật tƣơng xứng, với nhiều sản phẩm du
lịch độc đáo, mang bản sắc văn hóa Việt Nam; đƣa Du lịch Việt Nam trở
thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới. Báo Du lịch lƣợc đăng
những nội dung cơ bản của Chƣơng trình Hành động Quốc gia về Du lịch
2006 - 2010.
1. Mục tiêu cụ thể chủ yếu của chƣơng trình Hành động Quốc gia về du lịch
2006 - 2010:
Đảm bảo cho sự tăng trƣởng cao của ngành trong giai đoạn 2006 -
2010; lƣợng khách quốc tế tăng mỗi năm từ 10 -20%, đạt 5,5 đến 6 triệu lƣợt
vào năm 2010; khách nội địa tăng trung bình 15% - 20%/năm, đạt 25 triệu
lƣợt vào năm 2010. Thu nhập du lịch năm 2010 đạt 4 - 5 tỷ đồng, gấp hơn 2
lần năm 2005. Nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và xác định vị trí
xứng đáng của du lịch Việt Nam nói riêng trên trƣờng quốc tế trên cơ sở đẩy
mạnh xúc tiến du lịch và nâng cao nhận thức xã hội về du lịch.
Cải tiến chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch. Tạo dựng
một số sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và hấp
dẫn khách du lịch.
108
2. Nhiệm vụ chính của chƣơng trình:
Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về Du lịch: Đối với nƣớc ngoài, để
nâng cao hình ảnh Du lịch Việt Nam; quảng bá các sản phẩm độc đáo của Du
lịch Việt Nam, giới thiệu lịch sử anh hùng và nền văn hóa truyền thống đặc
sắc của Việt Nam để thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Đối với
trong nƣớc, để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội
về vai trò của Du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc; nâng cao ý thức
trách nhiệm toàn dân đối với việc bảo tồn các di sản thiên nhiên - xã hội.
Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trƣờng quốc tế trọng
điểm, song song với phát triển thị trƣờng nội địa phù hợp với những điều kiện
cụ thể của Việt Nam.
Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch Việt Nam,
bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, phát triển du lịch bền vững.
Tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, mang bản sắc Việt Nam có
đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến
các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa - lịch sử để thu hút khách. Đa đạng
hóa, tạo ra các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phƣơng
để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của khách, nâng cao hiệu quả
hoạt động du lịch.
Lồng ghép tuyên truyền, giáo dục về tài nguyên và môi trƣờng du lịch
trong chƣơng trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về Du lịch, cũng nhƣ
giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch cho
khách du lịch, cộng đồng dân cƣ thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng,
góp phần bảo vệ tài nguyên một trƣờng, phát triển du lịch bền vững.
Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ trong du lịch, con ngƣời là yếu tố hàng đầu của sự nghiệp phát
triển du lịch. Chƣơng trình đầu tƣ cho việc đào tạo và đào tạo lại cả về quản
lý và về kinh doanh du lịch, bổ sung các cơ sở đào tạo chuyên ngành về Du
lịch. Nhanh chóng xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ du lịch có đủ trình độ, năng
109
lực đáp ứng sự phát triển của Ngành và hội nhập với quốc tế. Nâng cao trình
độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ của đội ngũ cán bộ, công nhân
viên ngành Du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Nghiên cứu phát triển công nghệ du lịch, đặc biệt là ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý Nhà nƣớc và kinh doanh du lịch, khuyến khích
đầu tƣ công nghệ mới trong các lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, khách sạn,
tuyên truyền quảng bá nhằm nâng cao vị trí của Du lịch Việt Nam trong khu
vực và quốc tế.
Về đổi mới, tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về Du lịch, tăng
cƣờng bộ máy quản lý Nhà nƣớc về Du lịch đủ mạnh từ trung ƣơng đến địa
phƣơng tƣơng xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Thể
chế hóa chủ trƣơng chính sách của Đảng về ƣu tiên phát triển du lịch bằng
việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về Du lịch trong điều kiện mới.
Phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng các chính sách khuyến khích phát
triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách vào Việt Nam, phù hợp thông
lệ quốc tế.
3. Nhiệm vụ cụ thể của Chƣơng trình:
- Phát triển đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ du lịch.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, nâng cao uy tín
thƣơng hiệu quốc gia, tạo hình ảnh về điểm đến Việt Nam an toàn, hấp dẫn
hàng đầu khu vực.
- Khai thác trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch bền vững, bảo tồn,
tôn tạo và phát triển các di sản văn hoá, thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, môi
trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội tại các điểm du lịch.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ, hợp
tác quốc tế, đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch
vụ du lịch.
- Nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch và hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
110
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút khách
từ thị trƣờng Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, úc, Chính
phủ VN miễn visa nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ các thị trƣờng trọng
điểm; mở đƣờng bay thẳng với các nƣớc để thuận lợi cho khách du lịch.
Nhiều sự kiện lớn của du lịch Việt Nam mang tính quốc gia và địa phƣơng đã
đƣợc tổ chức đều khắp: các hoạt động của Năm du lịch Điện Biên Phủ, các sự
kiện tiếp nối tại Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng tạo thành
"Con đƣờng di sản miền Trung”…Các địa phƣơng và doanh nghiệp nghiên
cứu, đầu tƣ, khai thác các tua du lịch mới nhƣ: Con đƣờng di sản miền Trung,
Hành trình 1.000 năm những kinh đô Việt Nam, Du lịch xuyên Á…
Trong thời gian tới, ngành du lịch cũng sẽ đẩy mạnh thu hút các nguồn
vốn đầu tƣ cho hạ tầng du lịch, đặc biệt ở các vùng trọng điểm; tận dụng và
phối hợp với các chƣơng trình đầu tƣ của các ngành khác để nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả du lịch; phát huy tiềm năng về du lịch sinh thái, lợi thế du
lịch nghỉ dƣỡng vùng ven biển và lịch sử văn hoá; tạo ra các sản phẩm du lịch
có giá thành hạ, khả năng cạnh tranh cao. Ngành du lịch khẳng định sẽ tăng
cƣờng mạnh mẽ hơn nữa công tác thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch, nhất
là xúc tiến du lịch VN ở nƣớc ngoài.
Hiện du lịch Việt Nam đã ký 29 hiệp định hợp tác du lịch song phƣơng
cấp Chính phủ với các nƣớc trong và ngoài khu vực, thiết lập quan hệ với trên
1.000 hãng du lịch của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Du lịch Việt Nam đã
tham gia hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác quốc tế và khu vực nhƣ Tổ chức
Du lịch thế giới, hợp tác du lịch ASEAN, chƣơng trình phát triển du lịch Tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng.
Về việc đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực
dịch vụ du lịch: Tổng cục Du lịch vừa cho biết mục tiêu của ngành du lịch
Việt Nam đến năm 2015 sẽ có thêm 10 trƣờng đào tạo chuyên ngành du lịch,
những trƣờng này tập trung ở vùng trọng điểm về Du lịch của Việt Nam nhƣ
vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung - Tây
Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện Ngành Du lịch chỉ có 4 trƣờng đào
111
tạo về Du lịch thuộc Tổng Cục Du lịch quản lý ở Hà Nội, Huế, Hải Phòng và
Vũng Tàu.
[Nguồn: ]
112
PHỤ LỤC 2
KHU DU LỊCH VIỆT NAM HẤP DẪN CÁC NHÀ
ĐẦU TƢ
Hàng loạt dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực du lịch có qui mô lớn
đang đƣợc các nhà đầu tƣ xúc tiến tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà
Nẵng...Tháng 6-2006, các chuyên gia về kiến trúc, xây dựng của Tập đoàn
Platinum Dragon Empire (PDE, Mỹ) sang Việt Nam, khảo sát tại Vũng Tàu
chuẩn bị cho dự án đầu tƣ khu du lịch kết hợp vui chơi giải trí với tổng vốn
550 triệu USD.Theo ông Uông Sĩ Long - trƣởng đại diện Công ty Good
Choice Imports - Export & Investment tại Việt Nam, công ty con của Tập
đoàn PDE, "Chắc chắn vài năm nữa Việt Nam sẽ trở thành một trong những
địa điểm hấp dẫn du khách ở châu á và dự án này ra đời nhằm chuẩn bị cho
làn sóng du khách này".
Cũng tại Vũng Tàu, trƣớc đó Bộ KH&ĐT đã cấp phép cho dự án xây
dựng khu du lịch năm sao Saigon Atlantic do Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ)
đầu tƣ với tổng số vốn 300 triệu USD. Cả hai dự án này đều nhắm đến khách
du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị) từ các nƣớc trên thế giới, cả
hai đều dự kiến xây dựng các trung tâm hội nghị quốc tế hiện đại có sức chứa
hàng ngàn khách.
Gần đây là dự án khu du lịch và giải trí quốc tế liên doanh giữa Công ty
Silver Shores (Mỹ) và Công ty Hoàng Đạt (Việt Nam) tại Đà Nẵng với tổng
vốn đầu tƣ 86 triệu USD vừa đƣợc cấp phép. Dự án này dự kiến sẽ xây dựng
trên bãi biển Bắc Mỹ An khách sạn 600 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao kết hợp
với trung tâm hội nghị quốc tế; xây dựng 50 biệt thự cao cấp đạt tiêu chuẩn
năm sao. Dự án sẽ đƣợc phép tổ chức khu vui chơi giải trí có thƣởng dành cho
113
ngƣời nƣớc ngoài với các trò chơi điện tử theo hình thức chia bài qua bàn nhƣ
black jack, bacarat và tài xỉu.
Ngoài những dự án đã đƣợc cấp phép, hiện Bộ KH&ĐT đã tiếp nhận
khá nhiều các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch hoặc dịch vụ gắn liền với du
lịch. Trong đó có dự án đầu tƣ của Nhật đang trong giai đoạn khảo sát tại Lâm
Đồng và Nha Trang có qui mô vốn lên đến hàng tỉ USD. Theo Bộ KH&ĐT,
trong tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam sáu tháng đầu năm nay,
lƣợng vốn thuộc các dự án du lịch - dịch vụ chiếm đến gần 38% (hơn 2,2 tỉ
USD vốn đăng ký mới), tăng hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
[Nguồn: Trang Web:
]
114
PHỤ LỤC 3
20 DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VÀ KHÁCH SẠN
HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tiến hành trao tặng danh hiệu doanh
nghiệp lữ hành và khách sạn hàng đầu 2005 cho 10 công ty lữ hành và 10
khách sạn. Theo đó, 10 công ty lữ hành hàng đầu gồm Công ty Liên doanh Du
lịch Hồ Gƣơm Diethelm, Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty Dịch
vụ Lữ hành Saigontourist, Công ty Liên doanh Du lịch Apex Việt Nam, Công
ty Liên doanh Du lịch Exotissimo, Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành, Công
ty Cổ phần Du lịch Tân Định (Fiditourist), Công ty Du lịch Việt tại Tp.HCM,
Công ty Du lịch Hòa Bình và Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng. 10
khách sạn gồm New World, Caravelle, Bến Thành, Đồng Khởi và Đệ Nhất tại
Tp.HCM, khách sạn Hà Nội, Melia và Sofitel Plaza tại thành phố Hà Nội và
khách sạn Hƣơng Giang tại Thừa Thiên Huế cùng khách sạn Ana Mandara
Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa.
Đây là lần thứ 2 Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao danh hiệu này. Trong
đó, 4 khách sạn Đệ Nhất, Bến Thành, Sofitel Plaza Hà Nội và Hƣơng Giang
đã 2 lần liên tiếp đƣợc trao danh hiệu khách sạn hàng đầu Việt Nam.
[Nguồn: Trang Web:
]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3506_3452.pdf