Đề tài Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

Trong những năm vừa qua, VNA nói riêng và ngành vận tải hàng không VN nói chung đã có những bước tiến đáng kể đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của cả nước trên một số lĩnh vực. Mặc dù Ngành vận tải hàng không ở VN vẫn còn khá non trẻ và quy mô còn nhỏ so với thị trường thế giới nhưng những tăng trưởng đều và ổn định trong những năm gần đây của VNA đã thể hiện sự quyết tâm của tập thể Tổng công ty và Chính phủ đưa VN trở thành một nước mạnh về hàng không trong khu vực ASEAN. Việc nghiên cứu và ứng dụng những bài học kinh nghiệm của các hãng hàng không lớn trên thế giới trong việc đối phó lại tình hình kinh thế suy giảm đã từng bước giúp VN hiện thực hóa mục tiêu của mình. Mặc dù vẫn còn những hạn chế song VN nên nhìn vào những ưu điểm, mặt tích cực và nhìn vào tình hình thực tế của mình để đưa ra biện pháp tối ưu nhất. Sẽ còn rất nhiều cần phải làm, phải chỉnh sửa, phải học hỏi, ngành vận tải hàng không VN vẫn đang bước trên con đường của riêng mình.

pdf84 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển vận tải hàng không một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó mà trong năm 2009 trong khi các hãng hàng không lớn thua lỗ thì VNA đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo kinh doanh có lãi, ổn định đời sống cho ngƣời lao động, tiếp tục phát triển đội máy bay và mở rộng mạng đƣờng bay. Một loạt các tuyến nội địa mới đã đƣợc bổ sung nhƣ Hà Nội – Cần Thơ (1/2009), Hà Nội – Quy Nhơn (1/2009), Tp Hồ Chí Minh – Đồng Hới (7/2009), mở thêm 3 đƣờng bay khác trong tháng 10/2009 là Hà Nội – Fukuoka, Hà Nội – Tuy Hòa và Hà Nội – Pleiku phục vụ nhu cầu vận chuyển giă tăng của hàng khách. b) Vận tải hàng không quốc tế: Mạng đƣờng bay quốc tế của VN không ngừng mở rộng, chỉ từ những một số đƣờng bay ban đầu đi các nƣớc trong khu vực, giai đoạn từ 1956 tới 1975 mới chỉ có một đƣờng bay quốc tế tới Bắc Kinh (Trung Quốc) thì tới năm 1976 mở đƣờng bay tới Viên Chăn (Lào), sau đó tới Băng Cốc (Thái Lan) năm 1978, năm 1979 đến Phnom-penh (Campuchia), tiếp đó là Singapore, Manila (Philipines), Kuala Lumpur (Malaysia) và Hồng Kông. Cho tới nay VNA đã mở rộng mạng đƣờng bay từ Hà nội và Tp Hồ Chí Minh tới 44 quốc gia trên thế giới ở khắp các Châu lục phục vụ nhu cầu đi lại chuyên chở của hành khách. Có thể chia ra những khu vực sau: Khóa luận tốt nghiệp 58 - Khu vực Đông Bắc Á: Quảng Châu, Kôn Ming, Pusan, Hồng Kông, Đài Bắc, Taichung, Kaohsiung, Fukuoka, Osaka, Nagoya, Tokyo, Miyazaki, Seoul, Bắc Kinh, Sapporo - Khu vực Đông Nam Á: Luang prabang, Viên chăn, Băng cốc, Siemriep, Phnompenh, Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta, Manila. - Khu vực Thái Bình Dƣơng: Sydney, Melbourne; các thành phố của Hoa Kỳ nhƣ San Francisco, Los Angeles, Oklahoma, Dallas, Fort Worth, Houston, Miami, Atlanta, Washington, Denver, New York, Chicago, Boston - Khu vực Châu Âu: Paris, Frankfurt, Moscow Để phục vụ việc mở rộng đƣờng bay, trong những năm qua, Việt nam đã ký kết nhiều hiệp định quan trọng về hàng không tạo cơ sở pháp lý cũng nhƣ giúp ngành hàng không non trẻ hội nhập sâu hơn vào thị trƣờng vận tải hàng không quốc tế và tham gia nhiều tổ chức, liên minh về hàng không. Một trong những hiệp định đƣợc ký kết là hiệp định song phƣơng với Mỹ, đƣợc ký kết vào 5/12/2003, đây đƣợc coi là cơ sở pháp lý để thiết lập đƣờng bay thẳng giữa hai nƣớc, quy định một số vấn đề về miễn thuế, hải quan, giá vé và lệ phí. Sắp tới đây, hiệp định này sẽ đƣợc ký kết lại với nhiều sự thay đổi và có hiệu lực tới ngày 31/3/2012. Theo đó, sẽ dỡ bỏ rào cản về vận tải hàng hóa giữa hai quốc gia, đối với vận tải hành khách mỗi bên có quyền chỉ định 3 hãng khai thác tạo điều kiện cho các bên khai thác tối đa đƣờng bay. VNA còn tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác với liên minh các hãng hàng không khác trong khu vực và thế giới để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của hành khách đi đến các điểm đến khác nhau trên thế giới. Các đối tác hợp tác chuyến bay (code-share) của VNA: - American Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Narita - Chicago, Narita - Dallas Fort Worth, Narita - New York, Paris - Dallas Fort Worth, Paris - Chicago, Paris - Boston, Paris - Miami, Paris - New York, Frankfurt - Dallas Fort Worth, Frankfurt - Chicago, Dallas Fort Worth - Washington, Dallas Fort Khóa luận tốt nghiệp 59 Worth - Oklahoma, Dallas Fort Worth - Boston, Dallas Fort Worth - Houston, Dallas Fort Worth - Denver, Dallas Fort Worth - Miami, Dallas Fort Worth - Atlanta. - Korean Air: Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Seoul, Tp. Hồ Chí Minh - Seoul, Hà Nội - Siem Reap - China Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Taipei - Los Angeles, Taipei - San Francisco, Hà Nội - Taipei, Tp. Hồ Chí Minh - Taipei. - Cathay Pacific: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Hong Kong, Hà Nội - Hong Kong. - Qantas Airways: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Sydney, Tp. Hồ Chí Minh - Melbourne. - China Southern Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Canton, Hà Nội – Canton - Philippines Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Manila. - Garuda Indonesia: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Singapore, Singapore – Jakarta - Lao Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Vientiane, Hà Nội – Luang Prabang - Vasco: Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Chu Lai, Tp. Hồ Chí Minh - Côn Đảo, Tp. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa, Tp. Hồ Chí Minh - Ca Mau - Cambodia Angkor Air: Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Siêm Riệp, Tp. Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh, Phnôm Pênh - Siêm Riệp - Japan Airlines: Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Osaka, Hà Nội - Narita, Tp. Hồ Chí Minh - Narita, Sapporo - Osaka, Osaka - Haneda, Fukuoka - Miyazaki, Hà Nội - Nagoya, Tp. Hồ Chí Minh - Osaka, Tp. Hồ Chí Minh - Fukuoka. Khóa luận tốt nghiệp 60 Nguồn: Vietnamairlines Mặc dù ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ và tác động từ môi trƣờng kinh doanh VTHK thế giới không thuận lợi, song thị trƣờng VTHK quốc tế của VNA đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng ổn định nhờ áp dụng những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhƣ quảng bá hình ảnh, khuyến mại, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. VNA đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức bán hàng để phục vụ tốt nhất và khai thác hiệu quả thị trƣờng tiềm năng. Đội ngũ bán hàng đƣợc tổ chức chuyên môn hóa theo hai kênh chính là hệ thống đại lý và các khách hàng lớn. Đồng thời hợp tác chặt chẽ với các hãng lữ hành nhƣ Saigon Tourist, Vietravel để phát động thị trƣờng khách du lịch VN đi du lịch tại các địa điểm nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc. VNA còn đƣa ra nhiều chính sách tiếp thị nổi bật đặc biệt chƣơng trình khuyến mãi nhân hội chợ Du lịch Quốc tế (ITE) vào tháng 10/2009 đã gây bất ngờ cho các đối thủ và thu hút một lƣợng lớn khách trên các đƣờng bay Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Kết quả đạt đƣợc, tổng lƣợng khách quốc tế năm 2009 đạt 276 000 khách bằng 109% so với 2008 và 103% so với kế hoạch, doanh thu đạt 96 861 000USD bằng 103% kế hoạch. Tiềm năng thị trƣờng VTHK quốc tế của VN là rất lớn, nhà nƣớc ta có nhiều chính sách đầu tƣ xúc tiến du lịch, các tuần lễ văn hóa đƣợc tổ chức ở nƣớc ngoài gây đƣợc nhiều sự chú ý khi giới thiệu đƣợc những nét đẹp truyền thống cũng nhƣ những di sản văn hóa đƣợc UNESCO công nhận. Nền kinh tế VN đang trên đà phát triển với tỷ lệ tăng GDP luôn ở mức cao đã thúc đẩy làn sóng đầu tƣ từ nƣớc ngoài, tạo điều kiện gia tăng nhu cầu đi lại vận chuyển quốc tế. Những chính sách khuyến khích kiều bào về nƣớc làm ăn sinh sống cũng phần nào phát huy tác dụng làm tăng vận tải nội địa cũng nhƣ quốc tế, đặc biệt trong những dịp cuối năm, lƣợng kiều bào về nƣớc tăng đột biến lên tới 450.000 tới 500.000 lƣợt ngƣời. Khóa luận tốt nghiệp 61 3.1.1.2. Vận tải hàng hóa: Thống kê vận chuyển hàng hóa bằng vận tải hàng không Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Khối lƣợng hàng hóa (nghìn tấn) 32,0 47,7 50,1 64,6 42,5 45,2 66,8 72,0 89,7 98,2 111,0 120,8 129,6 129,7 Chỉ số phát triển (%) 152,4 149,1 105 128,9 65,8 106,4 147,8 107,8 124,6 109,5 113 108,8 107,3 100,1 Nguồn Tổng cục thống kê Do đặc thù của ngành vận tải hàng không nên hàng hóa phải có tính chất phù hợp để chuyên chở bằng đƣờng hàng không, các mặt hàng đƣợc vận chuyển chủ yếu gồm có: - Thƣ từ bƣu phẩm: Chiếm khoảng 6 %, hàng hóa này có khối lƣợng không lớn trong khi đòi hỏi nhanh về mặt thời gian, độ chính xác và an toàn cao - Hàng chuyển phát nhanh: Chiếm 14% - Hàng hóa: đây là loại mặt hàng chủ yếu chiếm 80% gồm hàng mau hỏng nhƣ hoa quả thực phẩm và hàng giá trị cao nhƣ kim loại vàng, bạch kim, tiền…. Khóa luận tốt nghiệp 62 - Hàng phục vụ cứu trợ hoặc nhu cầu cấp bách nhƣ thuốc men, phụ tùng máy móc….cho những khu vực xa xôi mà các phƣơng tiện chuyên chở khác không thể tiếp cận đƣợc. - Hàng nhạy cảm với thị trƣờng nhƣ hàng bán theo mùa vụ, hàng dễ lỗi mốt nhƣ sách báo tạp chí - Động vật sống: đối với loại hàng này cần có sự kiểm dịch khắt khe và vận chuyển nhanh chóng để không ảnh hƣởng tới chất lƣợng. - Hành lý của hành khách: Thƣờng bị giới hạn về khối lƣợng để đảm bảo khả năng chuyên chở, hạng ghế và cũng tùy đƣờng bay vì sự an toàn cho chuyến bay. Loại hàng này nếu trong giới hạn khối lƣợng cho phép thì không phải chịu cƣớc riêng biệt. Tổng khối lƣợng hàng hóa và bƣu kiện vận chuyển đƣợc trong năm 2009 đạt 131.221 tấn tăng 2,3 % so với năm 2008 trong đó hàng hóa nội địa đạt 87.061 tấn tăng 12,8% so với năm 2008. Lƣợng hàng hóa đƣợc chuyển chở qua các năm tăng đều đặn nhờ áp dụng máy móc trang thiết bị hiện đại giúp nâng cao năng lực chuyên chở, chỉ trong giai đoạn từ 1995 – 2009, khối lƣợng hàng hóa đã tăng lên hơn 4 lần từ 32.000 tấn khiêm tốn của năm 1995. Vận tải hàng hóa bằng đƣờng hàng không đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phƣơng, lƣu thông hàng hóa giữa các vùng. Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các hãng hàng không nƣớc ngoài song vận chuyển hàng hóa của VNA luôn có sự tăng trƣởng ổn định chiếm thị phần riêng trên thị trƣờng, mặc dù đây không phải là thế mạnh của hãng. Có nhiều yếu tố tác động tới lƣợng hàng hóa đƣợc chuyên chở bằng đƣờng hàng không, một trong những yếu tố chính đó là tăng trƣởng kinh tế đƣợc đo bằng tốc độ tăng trƣởng GDP, sau khi luôn đạt mức cao nhiều năm liên tiếp thì GDP của VN năm 2008 tụt xuống 6,23%, năm 2009 là 5,32 %, theo dự đoán của BMI năm 2010 sẽ khoảng 4,4%. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong năm 2008 là 62,69 tỷ USD tăng 29,1 so với năm trƣớc trong khi tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu là 80,7 tỷ USD tăng 28,6 so với năm trƣớc. Đây là hệ quả cuộc việc suy giảm thƣơng mại toàn cầu, những thị trƣờng xuất khẩu chính của VN nhƣ Mỹ hay Nhật Bản cũng Khóa luận tốt nghiệp 63 đang rơi vào khủng hoảng gây bất lợi cho ngành VTHK. Theo dự báo trong năm 2010, khi nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu khả quan, hoạt động kinh doanh thƣơng mại quốc tế đƣợc cải thiện, ngành VTHK hàng hóa sẽ thay đổi theo chiều hƣớng tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế của VN. 3.1.2. Dự báo và định hướng phát triển cho ngành vận tải hàng không Việt Nam tới năm 2015: 3.1.2.1. Định hướng phát triển cho hoạt động kinh doanh của ngành vận tải hàng không Việt nam: Ngày 13/12/2007, Phó thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc thuộc tổng công ty hàng không VN (VNA) trong giai đoạn 2007- 2010 và định hƣớng phát triển tới năm 2015 và 2020. Theo đó, các công ty thuộc Tổng công ty này sẽ thực hiện cổ phần hóa, bên cạnh đó dƣới sự chủ trì của Bộ Giao thông Vận tải phối hợp các cơ quan liên quan và VNA chủ trƣơng thành lập Tập đoàn kinh tế lấy kinh doanh hàng không là cơ bản, ngoài ra sẽ đa dạng hóa ngành nghề đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Bốn doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa của Tổng công ty sẽ là: Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu hàng không, Xí nghiệp thƣơng mại mặt đất Nội Bài, Xí nghiệp thƣơng mại mặt đất Đà Nẵng, Xí nghiệp thƣơng mại mặt đất Tân Sơn Nhất. Thành lập Công ty cổ phần Tin học – Viễn thông hàng không trên cơ sở tổ chức lại hạ tầng công nghệ thông tin hiện có với sự tham gia của các đối tác có năng lực về tài chính và công nghệ thông tin nhằm đảm bảo công tác an toàn và an ninh hàng không, đây là mục tiêu luôn đƣợc chú trong hƣớng tới trong tất cả các chuyến bay. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc sẽ giúp các doanh nghiệp nhạy bén và chủ động trong hoạt động kinh doanh tuy nhiên nhà nƣớc vẫn nắn tỷ lệ cổ phần nhất định theo quyết định số 38/2007/QD-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tƣớng Chính Phủ nhằm giữ thế chủ đạo để hƣớng tới phục vụ các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc. a) Quan điểm phát triển: Khóa luận tốt nghiệp 64 Mục tiêu quan trọng nhất đó là thực hiện tốt những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát triển cân đối và đa dạng các ngành nghề trong đó lấy hoạt động VTHK làm cơ bản, đạo điều kiện để các doanh nghiệp ngoài VTHK phát triển nhanh và hiệu quả. Có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành của môi trƣờng kinh tế xã hội vĩ mô, đầu tƣ một cách đồng bộ dựa trên mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của ngành. Đặt an toàn và hiệu quả lên làm mục tiêu hàng đầu, chú trọng tới chất lƣợng dịch vụ xứng tầm với một hãng hàng không lớn trong khu vực. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển đội bay cơ sở vật chất kỹ thuật theo hƣớng hiện đại phục vụ tốt nhất nhu cầu của hành khách đồng thời gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng VTHK. Tất cả những điều này phải đƣợc dựa trên nguồn lực bản thân (tài chính, nhân lực…), tăng cƣờng đoàn kết đảm bảo huy động đƣợc sức mạnh tập thể, tự chủ và chủ động đối phó với những khó khăn trƣớc mắt. Hội nhập và hợp tác đa phƣơng trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế nhƣ ICAO, IATA, AAPA, ASEAN, ký kết các hiệp định song phƣơng tạo cơ sở pháp lý mở rộng đƣờng bay và giải quyết tranh chấp phát sinh. b) Định hƣớng phát triển: Tổng công ty sẽ tiếp tục phát “huy nội lực, thực hành tiết kiệm, cắt giảm chi phí hƣớng tới tƣơng lai” nhằm đảm bảo tăng trƣởng hợp lý, ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính (gồm cân đối thu chi kinh doanh, cân đối tổng dòng tiền và khả năng thanh toán, cân đối thu chi ngoại tệ, cân đối khả năng huy động và thanh toán nợ vay). Đồng thời không ngừng củng cố vai trò, vị trí và hình ảnh của hãng hàng không quốc gia, nỗ lực trở thành một hãng hàng không có bản sắc riêng đủ năng lực cạnh tranh và kinh doanh hiệu quả, tạo dựng đƣợc uy tín trên thị trƣờng quốc tế, lấy trọng tâm là thị trƣờng nội địa. Theo dự báo năm 2010, thị trƣờng VTHK quốc tế và khu vực sẽ đạt mức tăng trƣởng từ 4 - 4,5% so với năm 2009 nhƣng tiếp tục chứa đựng nhiều tiềm ẩn bất ổn do hệ lụy của hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mục tiêu hƣớng tới của VNA là phấn đấu trong năm 2010 sẽ vận chuyển đƣợc 11 triệu lƣợt hành khách, tăng gần 18% so với năm 2009, đạt tổng Khóa luận tốt nghiệp 65 doanh thu trên 32 000 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2009. Mặt khác, VNA sẽ tận dụng thời cơ của hậu khủng hoảng khi thị trƣờng còn nhiều khó khăn để tiếp tục triển khai các dự án nâng cấp đầu tƣ đảm bảo sang năm 2011 sẽ có một diện mạo mới về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khai thác. Năm 2010 đƣợc coi là năm bản lề cho VNA nói chung và các hãng hàng không khác nói riêng phát triển, với quyết tâm sẽ có những bƣớc đi đột phá tạo tiền đề vững chắc vào thập kỷ mới. Nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên trƣờng quốc tế, VNA đang nỗ lực đàm phán hoàn tất những khâu cuối cùng của thủ tục để trở thành thành viên đầy đủ của liên minh hàng không lớn thứ hai thế giới Sky Team trong năm nay. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, VNA sẽ lành mạnh hóa các hoạt động tài chính, phát triển vốn, thực hiện kinh doanh có lãi. Trên cơ sở những mục tiêu định hƣớng đó, các chiến lƣợc phát triển cụ thể đƣợc đƣa ra là: - Nâng cao cơ sở vật chất, kho bãi: hãng sẽ chú trọng tới xây dựng và cải tạo những cảng hàng không trọng điểm trong thời gian tới đảm bảo phục vụ tốt các dịch vụ nhƣ check-in, phòng chờ, dịch vụ lên máy bay bởi chất lƣợng nhà ga không tốt cũng là một nguyên nhân ảnh hƣởng tới chất lƣợng đƣợc cung ứng. Trong thời gian tới sẽ mở rộng nâng cấp và xây dựng mới các cảng hàng không sân bay nhƣ: Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Cảng hàng không Liên Khƣơng, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc mới, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành….triển khai xây dựng nhà ga hành khách T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài để đƣa vào khai thác chào mừng Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Dự án nâng cấp hai Cảng hàng không chiến lƣợc của miền Trung là Cảng hàng không Đà Nẵng (Tp Đà Nẵng) và Chu Lai (Quảng Nam) trị giá 1 tỷ USD chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn đến 2015, dự án sẽ đáp ứng khả năng vận chuyển hàng hóa và hành khách với công suất lớn phục vụ sự phát triển kinh tế khu vực này. - Chính sách nguồn nhân lực: Mục tiêu của VNA là xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực đủ về số lƣợng đồng đều về chất lƣợng, đạt tiêu chuẩn quốc tế ở những vị trí chủ chốt, phát triển đội ngũ cán bộ thấm nhuần bản lĩnh chính trị giỏi về chuyên môn vững về nghiệp vụ, tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc và hiệu Khóa luận tốt nghiệp 66 quả của VNA. Có ba nhóm nhân lực chủ yếu đó là: đội ngũ phi công, hiện tại VNA đang phải thuê khoảng 30 % phi công nƣớc ngoài, trong tƣơng lai cần phải có đội ngũ phi công riêng đáp ứng đƣợc nhu cầu khai thác đội bay của VNA đƣợc đào tạo cơ bản rèn luyện về mọi mặt, có kinh nghiệm dày dặn, có khả năng làm việc ở cƣờng độ cao và đặc biệt là phải gắn bó với hãng; đội ngũ nhân viên mặt đất phụ trách phần kỹ thuật, những ngƣời này phải đƣợc đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hàng không, có kiến thức sâu rộng và luôn học hỏi để cập nhật những tiêu chuẩn mới của thế giới về bảo dƣỡng sửa chữa máy bay…; đội ngũ tiếp viên trẻ, năng động, nhiệt tình, giỏi ngoại ngữ, đạt trình độ quốc tế về nghiệp vụ, luôn đƣợc bồi dƣỡng về tƣ tƣởng chính trị. Ngoài ra, đội ngũ quản lý điều hành phải có năng lực, đầu óc nhạy bén, đƣợc đào tạo với trình độ phù hợp với công việc, đây là đội ngũ không kém phần quan trọng đƣợc coi là nguồn lực nòng cốt của VNA tác động nhiều tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của hãng thông qua những quyết định cá nhân. Tất cả sẽ đƣợc xây dựng thành một tập thể vững mạnh, gắn kết sức mạnh chung đƣa hãng phát triển lên một tầm cao mới. - Phát triển đội bay, mạng bay: Hiện tại VNA đang phải thuê nhiều máy bay từ nƣớc ngoài với giá thuê chiếm từ 37% - 41% giá thành, điều này khiến cho việc kinh doanh của hãng trong giai đoạn khủng hoảng là rất khó khăn. Trong thời gian tới, VNA đang có kế hoạch phát triển đội bay, mua thêm nhiều máy bay mới, nâng cấp máy bay cũ, đƣa vào sử dụng những chiếc máy bay hiện đại an toàn hơn. Mạng bay nội địa và quốc tế đƣợc mở rộng trong đó hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh sẽ là trục và các đƣờng bay đƣợc tỏa đi tới các sân bay vệ tinh. VNA tổ chức khai thác các đƣờng bay vốn là thế mạnh với tần suất cao, khả năng luân chuyển và nối chặng tốt. Việc tham gia liên kết với nhiều liên minh và tổ chức quốc tế cũng sẽ góp phần mở rộng đƣờng bay với các hãng hàng không lớn trên thế giới thông qua việc chia sẻ chuyến bay (code-share), tận dụng đƣợc các ƣu thế về quy mô, khắc phục những hạn chế chủ quan. - Chiến lƣợc về hệ thống quản trị tài chính: Thị trƣờng luôn tiềm ẩn nhiều bất ổn ảnh hƣởng tới khả năng đảm bảo nguồn tài chính liên quan tới các hoạt động Khóa luận tốt nghiệp 67 đầu tƣ, việc ổn định cân đối tài chính luôn là mục tiêu đƣợc quan tâm hƣớng đến. VNA sẽ cân đối các khoản thu chi kinh doanh, đảm bảo trạng thái dòng tiền và khả năng thanh toán luôn ở mức độ tốt, đảm bảo ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh và đầu tƣ. Hoàn chỉnh hệ thống quản lý tài khoản và dòng tiền. Tăng cƣờng công tác kế toán quản trị và thông tin kinh tế, đây là yêu cầu có tính chuẩn mực và bắt buộc, để làm đƣợc điều này VNA đang triển khai Đề án về thông tin quản trị tài chính nhằm tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin quản trị kịp thời đáng tin cậy góp phần xử lý và điều hành sản xuất kinh doanh linh hoạt. Tăng cƣờng công tác quản trị các rủi ro tài chính bằng các biện pháp sau: Thứ nhất, tăng cƣờng cơ hội thị trƣờng vốn suy thoái đã thực hiện cố định lãi suất vay dài hạn cho hầu hết các khoản vay phát sinh với mức lãi suất cố định hấp dẫn ổn định (dƣới 4%/năm cho các kỳ hạn trên 10 năm). Thứ hai, thực hiện xong toàn bộ hành lang pháp lý và quy trình nội bộ để triển khai các giao dịch phái sinh về nhiên liệu bay. Thứ ba, thƣờng xuyên quản trị các cân đối tài chính nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và tính bền vững trong kinh doanh nhƣ chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu, dòng tiền, cân đối ngoại tệ…Thứ tƣ, từng bƣớc tiếp cận các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối để chuẩn bị cho việc triển khai các nghiệp vụi phái sinh về ngoại hối trong tƣơng lai. Ngoài ra, các hệ thống tin học ứng dụng phục vụ công tác quản lý tài chính cũng cần phải đƣợc hoản thiện để đảm bảo cho thông tin đƣợc thông suốt, phù hợp với yêu cầu quản lý. - Chính sách nâng cao năng lực hệ thống bán và chất lƣợng dịch vụ: Chính sách chiết khấu thƣơng mại áp dụng cho các tuyến đƣờng có nhu cầu giảm sút làm tăng lợi thế cạnh tranh của VNA so với các đối thủ, thực sự làm động lực cho các đại lý khi lựa chọn và bán sản phẩm cho VNA. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích bán dành cho đại lý và nhân viên bán với rất nhiều hình thức phong phú và đa dạng nhƣ tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên đại lý, triển khai chăm sóc hình ảnh tại các đại lý, nâng cao chất lƣợng hỗ trợ đại lý giúp năng thị phần của VNA trên thị trƣờng. Công tác xúc tiến thƣơng mại, chăm sóc và quan hệ khách hàng sẽ đƣợc quan tâm, đầu tƣ và nâng cấp so với các năm trƣớc. Các mẫu và hình ảnh quảng cáo đƣợc thiết kế đẹp, lƣu trữ khoa học trợ giúp đắc lực cho hoạt động Khóa luận tốt nghiệp 68 quảng cáo chiến thuật. Các chƣơng trình FAM tour cho đại lý và khách hàng lớn(CA) sẽ tạo ra sự gắn kết và cải thiện hình ảnh của VNA đối với khách hàng. Song song với nâng cao công tác bán, chất lƣợng dịch vụ cũng sẽ đƣợc chú trọng, VNA ƣu tiên nâng cấp chất lƣợng dịch vụ của cả mặt đất và trên không theo một quy chuẩn đồng đều thể hiện đẳng cấp của một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực. VNA đã đạt đƣợc một số kết quả đáng mừng trong khâu cung ứng dịch vụ khi đƣợc tổ chức đánh giá uy tín Skytax đánh giá vị trí 118/167 trên toàn thế giới và 25/49 ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, các dịch vụ luôn đƣợc xếp hạng từ mức Khá (3 sao) đến Tốt (4 sao). Tuy nhiên những bậc thang trong quá trình cải tiến không ngừng về chất lƣợng mà vẫn tiếp tục tiến lên với những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi VNA phải giữ vững vai trò kiên định với chính sách đƣợc đƣa ra. - Chính sách sản phẩm, dịch vụ vận chuyển hành khách: Chính sách đƣợc xây dựng theo định hƣớng thị trƣờng, tập trung vào các điểm chính sau:  Xây dựng hệ thống sản phẩm phong phú với lịch bay thuận tiện, đúng giờ, giảm việc hủy chuyến, tăng chuyến, kết hợp với chƣơng trình dành cho khách hàng thƣờng xuyên, hoạt động tiếp thị hiệu quả, đƣa ra giá cạnh tranh đối với mạng đƣờng bay nội địa, đƣờng bay ngắn.  Còn những đƣờng bay tầm trung – xa phạm vi quốc tế thì VNA sẽ xây dựng hệ thống sản phẩm đƣợc tiêu chuẩn hóa, mang đặc thù VN, liên kết các sản phẩm lữ hành, khách sạn với chất lƣợng dịch vụ và giá cả hợp lý. - Chính sách vận chuyển hàng hóa: Nâng cao năng lực chuyên chở vận tải hàng hóa, khai thác luồng hàng từ VN đi các thị trƣờng xuất khẩu truyền thống, đƣa vào sử dụng nhiều máy bay chở hàng có tải lớn, kết hợp máy bay chở khách và máy bay chở hàng một cách linh hoạt. Với loại hàng cần vận chuyển nhanh có khối lƣợng nhỏ, VNA hƣớng tới các tuyến bay trong khu vực nhƣ Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh – Đà Nẵng – Singapore – Bangkok – Hongkong. Với loại hàng có giá trị thấp thì nhằm vào thị trƣờng nội địa và khu vực sử dụng các loại máy bay có trọng tải Khóa luận tốt nghiệp 69 nhỏ. Loại hàng hóa có trọng tải lớn giá cao, tập trung vào thị trƣờng tiềm năng nhƣ Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, sử dụng các loại máy bay chuyên dụng và tải lớn. - Chiến lƣợc hội nhập quốc tế: Tham gia liên minh tiếp thị và kết nối mạng đƣờng bay toàn cầu trên nguyên tắc có đi có lại, cân bằng lợi ích gồm: phối hợp mạng đƣờng bay và lịch bay, trao đổi chỗ trên một số đƣờng bay có lựa chọn, kết hợp với các chính sách giá cƣớc và hệ thống phân phối. VNA sẽ hòa vào mạng đƣờng bay toàn cầu của các hãng hàng không trên thế giới, tận dụng cơ hội để khuếch trƣơng thị trƣờng, đặc biệt trong thời điểm ngành VTHK đang có sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt. VNA sẽ hợp tác với các đối tác có tiềm lực về vốn, công nghệ, kỹ thuật, thế mạnh thị trƣờng nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm cung ứng của mình. - Chiến lƣợc về khoa học – công nghệ: Ứng dụng công nghệ mới vào từng khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp thu những kiến thức của nƣớc ngoài và từng bƣớc làm chủ công nghệ giúp tiết kiệm thời gian chi phí, nghiên cứu và đào tạo, khuyến khích các cá nhân tập thể trong công ty tìm hiểu những vấn đề phát sinh. Tin học hóa các lĩnh vực quản lý – điều hành, sản xuất kinh doanh. Mới đây trang web thƣơng mại điện tử VNA đã đƣợc khai trƣơng nằm trong chiến lƣợc đổi mới của hãng, với nhiều hạng mục khác nhau từ bán hàng tới phục vụ hành khách, từ tổ chức nhân sự tới tổ chức dữ liệu…Đặc biệt tính năng nổi bật nhất của web này chính là cho phép khách hàng có thể truy cập và đặt chỗ trực tuyến, thanh toán bằng 5 loại thẻ tín dụng quốc tế VISA, Master, Amex, JCB, Diner Club với tính bảo mật cao. Sẽ có nhiều tiện ích sớm đƣợc đƣa vào khai thác trực tuyến nhƣ: thay đổi đặt chỗ/ hoàn vé tự động (AER – Auto Exchange and Refund), tra cứu và trả thƣởng cho hội viên chƣơng trình Bông sen vàng, thanh toán trực tuyến bằng thẻ ATM do các ngân hàng của VN phát hành. 3.1.2.2. Dự báo về vận tải hàng không Việt nam tới năm 2015: Ngành VTHK của VN tƣơng đối nhỏ nhƣng đã có sự tăng trƣởng đáng kể trong những năm gần đây. Trong năm 2008, VN là một trong những thị trƣờng du lịch phát triển nhanh nhất thế giới, hội đồng Du lịch và Thƣơng mại quốc tế kỳ Khóa luận tốt nghiệp 70 vọng rằng VN sẽ đứng trong top 10 quốc gia năng động nhất vào thập kỷ tới. VN đang có kế hoạch phát triển các sân bay mới và nâng cấp sân bay cũ để đáp ứng sự tăng trƣởng mạnh mẽ của thị trƣờng hàng không nội địa trong tƣơng lai. Tổng lƣợng hành khách chuyên chở năm 2009 đạt 9,3 triệu tăng 6,6% so với năm 2008, dự báo lƣợng hành khách sẽ tăng lên 32,5 triệu vào năm 2015 và 63 triệu năm 2020. Hiện tại, VN có 21 sân bay dân sự chính bao gồm 3 sân bay quốc tế, trong đó Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất cả nƣớc phụ trách gần 70% vận chuyển hành khách quốc tế. Chính phủ dự định tăng số lƣợng sân bay lên con số 24 vào năm 2015 gồm 6 sân bay quốc tế, tăng lên 26 vào 2020 với 10 sân bay quốc tế1. Đây là kế hoạch đƣợc đƣa ra bởi Cục hàng không dân dụng VN (CAAV), theo đó sẽ cần một khoản tiền ƣớc tính 115 nghìn tỷ VND (tƣơng đƣơng 7,2 tỷ USD) để hiện thực hóa, toàn bộ số tiền dùng đầu tƣ cho cơ cở vật chất sân bay đƣợc lấy chủ yếu từ ngân sách quốc gia, trái phiếu Chính phủ, các khoản tín dụng phát triển và ODA. Tới năm 2015 trên cả nƣớc có 18 sân bay nội địa là Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hòa, Cam Ranh, Pleiky, Buôn Ma Thuột, Liên Khƣơng, Vũng Tàu, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc và Côn Đảo; 6 sân bay quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Long Thành, Đà Nẵng và Chu Lai. CAAV đang làm việc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành của tỉnh Đồng Nai bởi tới năm 2012, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ trở nên quá tải, sân bay mới này có khả năng chuyên chở 25 triệu lƣợt khách mỗi năm. Trong giai đoạn từ 2015-2020, sẽ xây thêm hai sân bay mới là Quảng Ninh và Lào Cai phục vụ vận chuyển trong vùng, Quảng Ninh sẽ sử dụng loại máy bay lớn nhƣ A320 trong khi Lào Cai dùng loại máy bay hạng nhẹ nhƣ Fokker. Kinh phí cho giai đoạn đầu tƣ này là 70 nghìn tỷ đồng. CAAV dự báo tăng trƣởng trong ngành hàng không sẽ khoảng 10-15% mỗi năm trong những năm tới do tốc độ tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế, chính sách tự do hóa hàng không của Chính phủ và ngành du lịch phát triển2. Ngành hàng không là ngành đƣợc ƣu tiên đầu tƣ của Chính phủ bởi hầu hết các sân bay đều 1 Nguồn: Viet Nam Country Commercial Guide, March 2009 2 Nguồn: Market Brief – Viet Nam, April 2006 Khóa luận tốt nghiệp 71 đƣợc xây dựng từ trƣớc năm 1975 nên phần lớn đều đã xuống cấp và quá tải. Hệ thống sân bay mới sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động, với ba cặp sân bay quốc tế đƣợc đặt tại mỗi vùng Bắc Trung Nam nằm trong trục tâm kinh tế của vùng. Các sân bay địa phƣơng sẽ nằm gần những cặp sân bay này, hoạt động nhƣ là điểm chuyên chở hành khách phục vụ dụ lịch. Ngoài ra nếu cần thiết một số sân bay sẽ chuyển đổi thành sân bay quốc tế đáp ứng nhu cầu nhƣ sân bay Cam Ranh, Phú Bài hay Liên Khƣơng. Lƣợng vốn đầu tƣ cần tới năm 2020 là 14,2 tỷ USD và giai đoạn từ 2020- 2030 là 20,5 tỷ USD. Trong giai đoạn từ 2011-2015, VNA sẽ mua thêm 16 máy bay mới, thêm 13 máy bay từ năm 2016-2020, tổng số máy bay đạt đƣợc tới năm 2030 là 250 và một nửa trong số đó thuộc sở hữu của hãng hàng không này. Với đà phát triển nhanh chóng nhƣ hiện nay, dự báo sau năm 2020 ngành vận tải hàng không của Việt Nam sẽ vƣợt qua Philipine để đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN chuyên chở 84 triệu hành khách mỗi năm. Theo Tổ chức hàng không Quốc tế, tăng trƣởng thị trƣờng hàng không VN sẽ đạt gần gấp đôi tốc độ trung bình của thế giới và khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngành vận tải hàng không Việt Nam: 3.2.1. Giải pháp đối với nguồn vốn đầu tư: VNA là nhà VTHK hàng đầu VN với thị phần áp đảo trên thị trƣờng nội địa, có vai trò quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cƣờng giao lƣu văn hóa giữa các vùng, hợp tác với thế giới, đảm bảo an ninh quốc phòng, ảnh hƣởng tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc đầu tƣ cho VNA là cần thiết, nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các bộ ban ngành và nằm trong kế hoạch dài hơi của Chính Phủ. Ngành hàng không có đặc điểm là tỷ trọng tài sản cố định nhƣ sân bãi, cảng hàng không, đội máy bay…thƣờng chiếm tỷ lệ lớn, đa số máy bay trong đội bay đang khai thác là đi thuê với giá thuê gần bằng một nửa giá trị thực, phần còn lại của vốn sẽ dùng để phát triển các lĩnh vực đồng bộ (kết cấu hạ tầng kỹ thuật, huấn luyện và đào tạo…). Trong thời gian tới, VNA nỗ lực mở rộng đội bay, đàm phán mua và thuê nhiều loại máy bay cỡ lớn phục vụ nhu cầu vận chuyển, chính vì thế cần một Khóa luận tốt nghiệp 72 khoản vốn đầu tƣ rất lớn trong khi năng lực về vốn của hãng vẫn còn nhỏ so với tƣơng quan tổng khối giá trị tài sản khai thác. Ngoài sự nỗ lực của riêng hãng, cần có sự trợ giúp đỡ bằng chính sách tài chính từ phía Nhà nƣớc bằng những cách sau:  Lấy từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc thông qua trái phiếu Chính phủ, ODA, viện trợ của các tổ chức nƣớc ngoài….  Nhà nƣớc đứng ra làm trung gian để hãng có thể vay vốn thông qua các tổ chức tín dụng xuất nhập khẩu (EXIMBANK, SACE…) và miễn lệ phí bảo lãnh cho khoản vay này .  Đƣa ra chính sách tạo điều kiện để hãng đƣợc cổ phần hóa các công ty thành viên, tham gia vào thị trƣờng chứng khoán và phát hình các loại cổ phiếu, liên kết với thị trƣờng vốn nƣớc ngoài nhằm tăng vốn đầu tƣ.  Phát triển mối quan hệ ngoại giao, tạo điều kiện để VNA hợp tác với các hãng hàng không thế giới để học hỏi kinh nghiệm quản lý, mở rộng đƣờng bay, hút vốn. Nhìn chung, sự trợ giúp từ phía Chính phủ cũng chỉ thực sự hiệu quả nếu doanh nghiệp có sự minh bạch tài chính và đầu tƣ hiệu quả để không gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn:  Đối với nguồn vốn từ quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ khấu hao của VNA cần tập trung vào những dự án có khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả cao tạo tích lũy cho các dự án và chƣơng trình đầu tƣ lớn. VNA có thể khai thác những đƣờng bay ngắn, quay vòng nhanh hoặc cắt giảm những chi phí không cần thiết, nâng cấp những sân bay cũ thay vì xây mới…  Mạnh dạn hợp tác liên doanh, liên kết khai thác với các hãng hàng không trong và ngoài nƣớc, lợi dụng những kỹ năng kinh nghiệm của đối tác để củng cố và hoàn thiện cho hoạt động của mình.  Việc vay vốn phải đƣợc tính toán thật kỹ lƣỡng, có định hƣớng và kế hoạch cụ thể về khả năng thu hồi vốn và thời gian trả nợ, bởi số tiền vay thƣờng rất Khóa luận tốt nghiệp 73 lớn khiến hãng gặp khó khăn khi giải ngân trong trƣờng hợp đầu tƣ không hiệu quả. Việc nợ quá nhiều sẽ gây mất lòng tin cho các tổ chức tín dụng khi có ý định cho vay và hậu quả có thể rất khôn lƣờng.  Giảm bớt tình trạng bất cân đối về vốn, sử dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi, với những nguồn vốn chƣa sử dụng đến có thể cho vay ngắn hạn. 3.2.2. Giải pháp về chính sách quản lý nhà nước: Nhà nƣớc phải hoàn thiện những quy định liên quan tới vận chuyển hàng không, bổ sung đầy đủ bộ luật hàng không dân sự, ký kết những hiệp định hàng không với các nƣớc khác có hợp tác chuyến bay để có cơ sở giải quyết những tranh chấp mỗi khi phát sinh, tạo hành lang pháp lý cho VNA và các doanh nghiệp khác cạnh tranh bình đẳng. Đƣa ra những chính sách công bằng có lợi cho tất cả các bên, làm tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh của ngành VTHK. Xây dựng một cơ sở luật nhất quán với luật quốc tế, ban hành văn bản dƣới luật với mục đích hƣớng dẫn giải thích giúp các hãng không gặp khó khăn khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nhà nƣớc đóng vai trò quản lý trung gian tới mọi vấn đề liên quan, kiểm soát và điều tiết có hiệu quả thị trƣờng kinh doanh VTHK bằng các biện pháp điều phối quan hệ cung cầu trên thị trƣờng, khối lƣợng hàng hóa….Khuyến khích các hãng hàng không đƣa ra hình thức cạnh tranh lành mạnh, thay vì giảm giá để thu hút khách thì nên chú trọng tới một số vấn đề cơ bản hơn nhƣ: chất lƣợng dịch vụ cung ứng, độ an toàn và tin cậy khi bay, đa dạng dịch vụ vận tải, giải quyết nhanh những khiếu nại của khách hàng. Ƣu tiên về giá phục vụ kỹ thuật thƣơng mại mặt đất nhƣ: giá cất hạ cánh, giá thuê bao sân bay, thuê các phƣơng tiện bốc dỡ hàng, giá nhiên liệu…nhất là trong giai đoạn tình hình kinh tế đang khó khăn nhƣ hiện nay. Có nhƣ vậy hiệu quả và chất lƣợng của ngành VTHK của VN mới đƣợc nâng cao, phát triển mới bền vững. Ngoài ra, những thủ tục hành chính quan liêu cũng là một trở ngại lớn cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh VTHK dân dụng nói riêng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, Nhà nƣớc và CAAV cần sớm ban hành các văn bản pháp luật hƣớng dẫn đối với các ngành và bộ phận liên quan nhƣ Khóa luận tốt nghiệp 74 hải quan, an ninh hàng không…hoạt động linh hoạt với các hãng VTHK, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền hà nhƣng vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật. Tin học hóa hệ thống quản lý giúp cho các hãng hàng không và nhà đầu tƣ đƣợc tiếp cận nguồn thông tin chính thống đáng tin cậy. 3.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: VNA hƣớng tới xây dựng đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, vững về nghiệp vụ, có kinh nghiệm và có nhiệt huyết với nghề. Hiện tại, lực lƣợng lao động của VNA là rất lớn, tuy nhiên phần nhiều trong số đó lại không có bằng cấp chuyên ngành hàng không, điều này gây khó khăn hoặc tốn thời gian khi phát triển công việc. Số lƣợng phi công hay nhân viên kỹ thuật vẫn còn thiếu (VNA phải thuê 30% phi công nƣớc ngoài trong khi đó Indochina là 100% và Jestar Pacific là 99%), chất lƣợng vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân của việc này là: thứ nhất, đơn vị đào tạo chuyên ngành hàng không duy nhất của VN hiện nay là Học viện hàng không đã đi vào hoạt động đào tạo và tuyển sinh đƣợc 4 năm, tuy nhiên cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế. Trung tâm đào tạo phi công đƣợc thành lập năm 2007 mỗi năm chỉ đào tạo đƣợc khoảng 15-20 phi công, đây là con số còn khiêm tốn so với tốc độ tăng trƣởng ngành VTHK ở VN, thậm chí VNA còn phải thƣờng xuyên gửi phi công của mình sang nƣớc ngoài đào tạo. Thứ hai, hầu nhƣ mọi trang thiết bị và dịch vụ phụ trợ cho ngành đều đƣợc nhập khẩu và thuê từ đối tác nƣớc ngoài nhƣ Châu Âu và Nhật Bản, việc đầu tƣ đào tạo cho kỹ thuật bảo dƣỡng vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Đứng trƣớc thực tế đó, VNA cần đƣa ra những giải pháp phát triển bộ máy nhân lực: - Đƣa ra chính sách đãi ngộ hấp dẫn thu hút những ngƣời tài, dựa trên nguyên tắc thu nhập gắn kết với thành quả lao động bỏ ra của từng ngƣời, đãi ngộ thích đáng cho những vị trí then chốt. Chính sách tuyển chọn nhân viên công khai minh bạch và khắt khe đặc biệt những đối tƣợng khó tuyển chọn, tốn nhiều thời gian chi phí đào tạo nhƣ phi công, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cao cấp. Khóa luận tốt nghiệp 75 - Đầu tƣ kinh phí cho việc đầu tạo, bổ sung nhân lực ngƣời bản địa dần dần thay thế nhân lực thuê nƣớc ngoài. Chƣơng trình đào tạo cũng là một phần quan trọng cần xác định, nên tập trung đào tạo những ngành đang yếu và thiếu, cần thiết trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với mục tiêu kinh doanh nhƣ: Đào tạo phi công đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế; đào tạo nghiệp vụ hàng không thuộc lĩnh vực quản lý kỹ thuật xây dựng; vận hàng khai thác; đào tạo kỹ thuật máy bay cơ bản và nâng cao trình độ công nghệ khai thác, bảo dƣỡng, sửa chữa máy bay để ngoài phục vụ cho mình còn có thể mở rộng phục vụ cho các hãng quốc tế; đào tạo cán bộ về lĩnh vực quản trị, tài chính, công nghệ thông tin. Nhà nƣớc và doanh nghiệp có sự thống nhất, hƣớng dẫn và hợp tác đào tạo những ngƣời có đủ năng lực trƣớc mắt để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành, sau này sẽ trở thành những nhân vật quản lý chủ chốt. - Thành lập quỹ tài trợ học bổng để thu hút những nhân viên xuất sắc, nhân tài với cam kết ra trƣờng làm việc ở VNA. Hằng năm VNA xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực cần bổ sung cho tƣơng lai, tiến hành tìm kiếm và ký hợp đồng tài trợ ba bên giữa VNA - cơ sở đào tạo - sinh viên. Nói cách khác, đây là hình thức đặt hàng trƣớc về nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lƣợc phát triển sau này của VNA. - Hợp tác đào tạo với các đối tác nƣớc ngoài có năng lực để gửi nhân viên của mình đi nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tận dụng nguồn vốn ODA, FDI và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để đảm bảo nhu cầu vốn đầu tƣ dành cho việc đào tạo. 3.2.4. Hội nhập quốc tế về vận tải hàng không: Trong bối cảnh thế giới hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, một hãng hàng không nhỏ sẽ khó có thể đứng vững chứ chƣa nói tới việc phát triển và cạnh tranh lại các hãng lớn. Chính vì thế việc liên minh liên kết, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế luôn là quan điểm hoạt động của VNA kể từ khi thành lập. Những lợi ích mang lại đó là: - Nhờ thiết lập, tham gia các liên minh và kết nối đƣờng bay, VNA sẽ mở rộng mối quan hệ, mở rộng đƣờng bay. Điều này đem lại sự thuận tiện cho hành khách Khóa luận tốt nghiệp 76 và sự kinh tế cho cả VNA, hành khách đƣợc sử dụng dịch vụ hàng không thông suốt tới nhiều nơi trên thế giới chỉ với một lần làm thủ tục check-in, ngoài ra còn sự dụng đƣợc hàng nghìn phòng vé và phòng chờ với nhiều ƣu đãi. VNA sẽ đƣợc bổ trợ về mạng đƣờng bay, chia sẻ nguồn lực tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh trên toàn cầu. - Liên minh cung ứng khí tài kỹ thuật với những hãng sử dụng cùng loại phƣơng tiện giống của VNA giúp thiết lập kho vật tƣ, khí tài động cơ dùng chung. Hợp tác để tận dụng thế mạnh của phía đối phƣơng về công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm. - Thu hút vốn đầu tƣ, các dự án đầu tƣ của nƣớc ngoài vào thị trƣờng hàng không VN thông qua nhiều hình thức khác nhau. 3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ: Một trong những vấn đề hiện nay là tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến đang diễn ra phổ biến tại các hãng hàng không VN gây bất tiện cho hành khách, không những thế còn ảnh hƣởng tới uy tín và hình ảnh của hãng. Vì vậy đây cũng là một vấn đề cần đƣợc xem xét một cách kỹ lƣỡng. Giải pháp đƣợc đƣa ra đó là: - Tăng cƣờng đào tạo kỹ năng, chuyên môn hóa cho nhân viên, trang bị cho họ kiến thức chuyên sâu để làm chủ khối lƣợng hàng hóa và chất lƣợng công việc trong phạm vi phân quyền. - Ban hành tiêu chuẩn giới hạn thời gian tối thiểu thực hiện các dịch vụ mặt đất giữa các chuyến bay và quy trình các dịch vụ mặt đất trƣớc chuyến bay đối với từng loại máy bay, từng đƣờng bay phù hợp với hoàn cảnh thực tế của VNA. Ví dụ nhƣ thủ tục check in, kiểm tra an ninh, làm vệ sinh…đều có khung thời gian riêng theo tiêu chuẩn quốc tế vì vậy cần có sự tuân thủ chặt chẽ. - Ngoài việc từng bƣớc hoàn thiện năng lực của nhân viên, cần phải trang bị những thiết bị kiểm tra giám sát theo tiêu chuẩn, ứng dụng kỹ thuật quốc tế vào hoạt động và điều hành. 3.2.6. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ và công nghiệp hàng không: Khóa luận tốt nghiệp 77 Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của ngành hàng không dân dụng, những thành tựu khoa học công nghệ tạo ra cơ hội để các nƣớc đi sau về ngành hàng không bắt kịp trong việc cung cấp các dịch vụ với chất lƣợng ngang tầm quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ đem lại hiệu quả hoạt động cho những ngành hàng không non trẻ nhƣ VN khi không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc nghiên cứu, nhất là khi VN không có một đội ngũ kỹ sƣ có trình độ cao. Tuy nhiên, kết quả mang lại có tích cực hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm chủ công nghệ của bên tiếp nhận. Các giải pháp đƣợc đƣa ra gồm: - VNA cần nâng cao năng lực khoa học công nghệ hàng không nội sinh, xác định trình độ và thực trạng hiện tại của mình để có cơ sở tiếp nhận các công nghệ, chọn đúng các công nghệ cần nhập và nhanh chóng làm chủ công nghệ. Khắc phục tối đa các trƣờng hợp xảy ra nhƣ: trang thiết bị mua về thuộc công nghệ cũ hoặc quá hiện đại, không khai thác hết tính năng và công suất của công nghệ. - Triển khai công tác nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học tới toàn tập thể nhân viên của công ty, khuyến khích đƣa ra các sáng kiến ý tƣởng về công nghệ. Tập dƣợt tìm biện pháp giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tiễn, hợp tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để giải quyết vấn đề nghiên cứu của VNA. - Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ về khoa học kỹ thuật, có sự đãi ngộ hợp lý, đào tạo lâu dài, đối với những ngƣời có tâm huyết và năng lực thực sự nên ký hợp đồng dài hạn. - Phát triển công nghệ thông tin với việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin của hãng, đẩy mạnh tin học hóa trong từng khâu quản lý và hoạt động. Cần hoàn thiện và tích hợp nhiều chức năng quan trọng cho trang thƣơng mại điện tử của VNA, biến đó không chỉ là một trang thông tin hữu ích về chặng bay của hãng mà còn là kênh giao lƣu nhanh chóng với khách hàng giúp họ giải quyết thắc mắc và đặt vé nhanh chóng. Khóa luận tốt nghiệp 78 3.2.7. Giải pháp đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường: Yếu tố thị trƣờng tác động rất lớn tới doanh nghiệp bất kể là doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh bởi đây là nơi tiêu thụ và đánh giá sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng ở mỗi nơi là không giống nhau do thói quen tiêu dùng hoặc điều kiện kinh tế, việc kinh doanh phải đƣợc dựa trên việc nghiên cứu kỹ và dự báo thị trƣờng trên mọi khía cạnh. Đôi khi phải nhìn thái độ của khách hàng để đƣa ra cách giải quyết thích hợp. VNA đã có một ban trực thuộc làm công tác này, trong thời gian tới cần đầu tƣ nhiều hơn nữa để giúp đƣa ra những dự báo chính xác. Những dự báo, nhận định này rất quan trọng, làm cơ sở cho việc đối phó tốt nhất những vấn đề sẽ xẩy ra. Cần có sự hợp tác với các hiệp hội, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của VN để thu thập thông tin liên quan nhằm đƣa ra định hƣớng kinh doanh cụ thể. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng phải đƣợc đi đôi với việc quảng bá hình ảnh xây dựng thƣơng hiệu, tạo uy tín trong tâm lý và nhận thức của khách hàng. Thƣờng xuyên đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi giảm giá song song với các chƣơng trình du lịch nội địa hấp dẫn. Đặt đại lý bán hàng của VNA tại các thị trƣờng khách quốc tế tiềm năng, chính sách chiết khấu cao cho các đại lý để khuyến khích họ bán vé của VNA thay vì các hãng hàng không khác. Tham gia gian hàng để quảng bá tại các hội chợ quốc tế, tuần lễ du lịch, tuần lễ văn hóa Việt nam tại nƣớc ngoài. 3.2.8. Giải pháp đầu tư cho đội bay và mạng đường bay: Đây là biện pháp rất đƣợc ban lãnh đạo VNA quan tâm chú trọng trong thời gian qua ngoài việc nâng cấp cải tạo và xây mới các các hàng không để phục vụ nhu cầu vận chuyển đang gia tăng. Đối với mỗi quốc gia, việc đầu tƣ cho máy bay luôn chiếm một khoản tiền không nhỏ trong tổng vốn đầu tƣ, VNA với khả năng về vốn còn hạn chế có thể tổ chức thuê máy bay (gồm ACMI, thuê ƣớt, thuê khô….) hoặc mua trả góp trong thời hạn nhất định (VNA sẽ chỉ cần huy động vốn ban đầu bằng 15% tổng giá trị máy bay và phần còn lại đƣợc trả dần trong 10 – 20 %) hoặc mua máy bay cũ giá rẻ. Những cách làm này sẽ giúp VNA giảm bớt khó khăn trong việc Khóa luận tốt nghiệp 79 phải đầu tƣ một khoản tiền quá lớn vào mua máy bay, tuy nhiên dù làm thế nào đi nữa cũng phải đảm bảo những tiêu chí sau: - Chỉ tiêu kỹ thuật tốt đảm bảo cho phép đƣa vào hoạt động - Trang thiết bị hiện đại, tiện nghi để phục vụ khách hàng - Thời gian khai thác đủ lâu để đạt hiệu quả kinh tế. Hiện mạng đƣờng bay của VNA đã không ngừng mở rộng, trong tƣơng lai sẽ mở thêm nhiều đƣờng bay thẳng tới một số địa điểm ở Châu Âu để phục vụ nhu cầu du lịch, kinh doanh đầu tƣ của hành khách. Bằng việc tham gia các liên minh hàng không và ký các hiệp định hàng không song phƣơng, VNA có thể làm tốt đƣợc điều này. Tuy nhiên, trong tƣơng lai gần, VNA nên lấy trọng tâm phát triển là thị trƣờng nội địa bởi thị trƣờng VTHK quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro và quá nhiều cạnh tranh vì thế điều quan trọng là phải xây dựng cho mình một cơ sở vững chắc, làm bàn đạp cho sự phát triển, hơn nữa với thị trƣờng nội địa VNA có rất nhiều ƣu thế riêng mà không một hãng hàng không nào có đƣợc. Trục Hà Nội – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh sẽ đƣợc khai thác triệt để với tần suất cao, ngoài ra các tuyến lẻ khác đi các tỉnh miền núi cũng đƣợc mở với tần suất nhỏ hơn chủ yếu vì mục tiêu xã hội chứ không nhắm tới mục tiêu lợi nhuận, mở rộng các tuyến đi các vùng kinh tế đang phát triển lân cận Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp 80 KẾT LUẬN Trong những năm vừa qua, VNA nói riêng và ngành vận tải hàng không VN nói chung đã có những bƣớc tiến đáng kể đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của cả nƣớc trên một số lĩnh vực. Mặc dù Ngành vận tải hàng không ở VN vẫn còn khá non trẻ và quy mô còn nhỏ so với thị trƣờng thế giới nhƣng những tăng trƣởng đều và ổn định trong những năm gần đây của VNA đã thể hiện sự quyết tâm của tập thể Tổng công ty và Chính phủ đƣa VN trở thành một nƣớc mạnh về hàng không trong khu vực ASEAN. Việc nghiên cứu và ứng dụng những bài học kinh nghiệm của các hãng hàng không lớn trên thế giới trong việc đối phó lại tình hình kinh thế suy giảm đã từng bƣớc giúp VN hiện thực hóa mục tiêu của mình. Mặc dù vẫn còn những hạn chế song VN nên nhìn vào những ƣu điểm, mặt tích cực và nhìn vào tình hình thực tế của mình để đƣa ra biện pháp tối ƣu nhất. Sẽ còn rất nhiều cần phải làm, phải chỉnh sửa, phải học hỏi, ngành vận tải hàng không VN vẫn đang bƣớc trên con đƣờng của riêng mình. Trong khuôn khổ của bài khóa luận này, tôi đã đƣa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng của ngành vận tải hàng không của VNA đồng thời phân tích một số bài học của các hãng hàng không lớn từ Mỹ, Nhật, Pháp....nhằm đƣa ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đề cập đƣợc một số vấn đề liên quan tới VNA, vẫn còn rất nhiều điều cần phải bàn đến mà trong phạm vi hạn hẹp của bài khóa luận vẫn chƣa đề cập đến. Tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để tôi có thể hoàn thiện bài khóa luận tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các cán bộ của Viện khoa học Hàng không đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận này. Khóa luận tốt nghiệp 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vận tải và giao nhận trong Ngoại thƣơng, PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm( chủ biên), GS. TS Hoàng Văn Châu, PGS.TS.Nguyễn Nhƣ Tiến, TS Vũ Sỹ Tuấn, NXB Lý luận Chính trị 2005. 2. Hàng không VN Aviation, tạp chí chuyên ngành hàng không lữ hành số tháng 1,2/2010, số tháng 10/2009, số tháng 12/2009 3. Bản tin của tổng công ty hàng không VN 4. Bản tin của viện khoa học hàng không số 01/2010 5. Tạp chí Orient Aviation số tháng 4/2010 6. Bản báo cáo thƣờng niên của ICAO năm 2008 Các website: 1. Thaiairways.com 2. www.warsaw-life.com 3. www.jus.uio.no 4. www.airlines.org 5. www.aea.be 6. 7. www.hoovers.com. 8. finance.mapsofworld.com 9. www.airfleets.net 10. www.icao.int/ 11. www.globalplanesearch.com Khóa luận tốt nghiệp 82 Danh mục các chữ viết tắt Vietnam Airlines VNA Vận tải hàng không VTHK Hàng không quốc tế HKQT Vận tải VT Tổng công ty TCT Hàng không Việt Nam HKVN Việt Nam VN Cục hàng không dân dụng Việt Nam CAAV All Nippon Airways ANA Japan Airlines JAL Singapore Airlines SQ Thai Airways THAI Scandinavian Airlines System SAS Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO Hiệp hội hàng không Châu Á Thái Bình Dƣơng AAPA Hiệp hội hàng không Mỹ ATA Hiệp hội hàng không Châu Âu AEA Cục Hàng Không Liên bang Mỹ FAA Khóa luận tốt nghiệp 83 Danh mục các bảng biểu Tình hình tăng trƣởng GDP toàn cầu từ năm 1999 tới 2008………………… 26 Tình hình vận tải hành không trên toàn cầu trong năm 2009…………………26 Tác động của ngành VTHK đối với kinh tế Mỹ……………………………... 29 Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của Air France KLM…………………… 33 Bảng so sánh các chỉ tiêu vận tải hàng khách của Air FranceKLM………… 34 Bảng so sánh các chỉ tiêu vận tải hàng hóa của Air FranceKLM…………… 35 Đội bay của một số hãng hàng không Châu Á……………………………….. 44 Số vụ tai nạn máy bay nhiều động cơ gây ra trong 5 năm gần đây……………48 Số vụ tai nạn máy bay lắp nhiều động cơ xẩy ra tại các quốc gia trên thế giới năm 2009…………………………………………………………. 49 Thống kê vận chuyển hành khách bằng vận tải hàng không…………………. 54 Thống kê vận chuyển hàng hóa bằng vận tải hàng không…………………… 60

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5367_245.pdf
Luận văn liên quan