Đề tài Loài người sẽ không tránh khỏi cái ác cho tới khi các nhà triết học chân chính và biết tư duy đúng đắn chưa giữ được các chức trách nhà nước hoặc các nhà cầm quyền chưa trở thành nhà triết

“Loài người sẽ không tránh khỏi cái ác cho tới khi các nhà triết học chân chính và biết tư duy đúng đắn chưa giữ được các chức trách nhà nước hoặc các nhà cầm quyền chưa trở thành nhà triết học chân chính” (Platon) TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA PLATON I. DẪN NHẬP Trong cuộc sống, ai ai cũng muốn mình được sống trong một thế giới hoà bình, một quốc gia hưng thịnh, hạnh phúc. Có những người còn mơ ước cao xa hơn như xây dựng cuộc đời này thành một cảnh giới “thiên đàng trần thế” hay “bồng lai tiên cảnh”. Những tư tưởng đó, như ta thấy, được thể hiện từ rất xưa như ở Trung Quốc thì có lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo; một “nước chúa” của Thiên Chúa giáo; hay một “nhân gian tịnh độ” của Phật giáo v.v Tuy tên gọi không giống nhau nhưng với những tư tưởng như vậy phần nào nó đã thể hiện một ước muốn chung nhất, một ước muốn đem lại hạnh phúc hoà bình cho toàn nhân loại nói chung và cho đồng bào dân tộc trong một đất nước nói riêng. Cũng với những tâm tư và nguyện vọng ấy, Platon, một triết gia cổ Hy lạp đã vạch ra một con đường để xây dựng một “quốc gia lý tưởng”, một quốc gia theo ông là hoàn hảo nhất mà con người có thể đạt được. Platon được xem là một trong những triết gia cổ đại xuất sắc nhất với rất nhiều ý tưởng vĩ đại. Nói về ông như nói về một bộ bách khoa toàn thư. Suốt một cuộc đời đầy khó khăn gian khổ, ông đã hy sinh tất cả để rao giảng những vấn đề triết học, những đạo lý trong cuộc sống làm người. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng một xã hội lành mạnh, ấm êm là mong muốn mãnh liệt và to lớn nhất của ông. Có lẽ vì vậy nên ông đã dành phần lớn những trang sách trong thiên đối thoại Republic (nền Cộng Hoà) để trình bày, mô tả những phương cách và ý tưởng ấy. Chính vì thế, để hiểu biết về triết học phương Tây, chúng ta không thể không tìm hiểu sơ về tư tưởng Chính trị xã hội của ông, tư tưởng mà đã gây nhiều ảnh hưởng cũng như bàn cãi nhất. Tất nhiên, với một bài viết ngắn của một kỳ thi cuối mùa ắt không thể nào trình bày đầy đủ những vấn đề trong đó. Do vậy, ở đây chỉ xin trình bày sơ lược như là tiền đề cho những lần nghiên cứu về sau. II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH TRỊ XÃ HỘI Hy Lạp là một quốc gia rộng lớn nằm ở cực nam châu Âu với điều kiện mưa thuận gió hoà rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, và với lợi thế các mặt gần như tiếp giáp với biển nên Hy Lạp rất thuận lợi trong công việc buôn bán, phát triển kinh tế, thủ công nghiệp và các ngành khoa học khác. Ngay từ cổ đại, Hy Lạp đã phát triển mạnh về thủ công, nông và thương nghiệp làm tiền đề cho văn minh Hy lạp ra đời. Sau khi chế độ Công xã nguyên thuỷ tan rã, chế độ Chiếm hữu nô lệ ra đời, trong đó, giai cấp chủ nô có toàn quyền còn dân nô lệ chỉ là hạng người phục dịch sản xuất. Đây là chế độ xã hội tàn bạo và khốc liệt nhất trong các xã hội loài người. Sau khi chế độ đẳng cấp này ra đời, đời sống xã hội bắt đầu phát triển, rồi dần dần các tỉnh thành của Hy Lạp cũng được thành lập với mục đích làm nơi điều khiển, bảo vệ những quyền lợi của giai cấp thống trị. Và là cơ sở cho văn hoá, khoa học, nghệ thuật, triết học Hy Lạp phát triển. Đồng thời với các sự phát triển các mặt của xã hội thì nền chính trị cũng bắt đầu có những xáo trộn, mâu thuẩn tạo nên sự đấu tranh, tranh giành quyền lực của các giai cấp Chủ nô dân chủ và Chủ nô quý tộc. Những cuộc đấu tranh này được phản ánh rõ rệt trong lịch sử triết học Hy Lạp.[1] Và từ đó xã hội Hya Lạp được phân thành hai giai cấp chính đó là Giai cấp quý tộc và gia cấp dân chủ.

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Loài người sẽ không tránh khỏi cái ác cho tới khi các nhà triết học chân chính và biết tư duy đúng đắn chưa giữ được các chức trách nhà nước hoặc các nhà cầm quyền chưa trở thành nhà triết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ta phải có những lời khen ngợi với Platon, dẫu ông không đưa ra được những đừơng hướng đúng đắn nhất, nhưng không ai đòi hỏi một triết gia có những kế sách cho mấy ngàn năm cả. Với những ý tưởng của ông trong một xã hội cổ đại Hy Lạp thì qủa thật đáng kính và đáng phục rồi. Có lẽ nếu ông sống vào thời đại ngay nay thì không những chỉ có bấy nhiêu vấn đề và tư tưởng và biết đâu “quốc gia lí tưởng” của ông sẽ thực hiện thành công?  Thích Nguyên Tuấn - khóa 6 [1] Xem Lịch Sử Triết Học của Bộ GD & ĐT do Bùi Thanh Quất chủ biên. NXB Giáo Dục, 1999, tr.147-51 [2] Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây. TPHCM: NXBHCM, 2005. tr. 31 [3] Bùi Thanh Quất & Vũ Tình, Lịch Sử Triết Học. NXB Giáo Dục, 1999, tr. 169 [4] Trí Hải & Bửu Đích dịch, Câu Chuyện Triết Học của Will Durant. SaiGòn, Tu thư Vạn Hạnh. 1971. tr.19 [5] Đây là câu ca ngợi của Hegel, một triết gia người Đức, trích trong Nguyễn Tiến Dũng, sđd, tr. 107. [6] Platon là tiếng tôn xưng của mọi người đặt cho ông với ý nghĩa là người khoẻ mạnh, thông minh xuất chúng. [7] Trí hải, sđd, tr.27. [8] Trí Hải, sđd. Trg 29 [9] Sđd, tr.34 [10] Đỗ Minh Hợp và nhiều tác giả, Đại Cương Lịch Sử Triết Học Phương Tây. NXB Tổng Hợp, 2006. tr. 148 [11] Trí Hải, sđd, tr. 37. [12] Sđd. Tr. 36. [13] Theo Lê Tôn Nghiêm, ông phân chia giá trị ba giai cấp này tương ứng với ba giai cấp ở trên là giai cấp Vàng, giai cấp Bạc, giai cấp Đồng. [14] Trí hải sđd, tr. 39. [15] Sđd, tr. 149 [16] Trí Hải, sđd, tr. 47. [17] Sđd, tr. 56. [18] Sdd, tr. 59 [19] Đỗ minh hợp, sđd, tr.153 [20] Sđd, tr. 68. [21] Sđd, tr. 65 [22] Sđd, tr.68 Ánh sáng siêu hình của Platon TTO - Platon (428-347 tr. CN) đã đẩy quan niệm về sự khác biệt căn bản giữa vẻ bề ngoài và bản chất bên trong đến cực điểm. Ông cho rằng có hai cấp độ của thực tại: thực tại của thế giới vật lý mà các giác quan của chúng ta tiếp cận được - đó là thế giới không vĩnh cửu, hay thay đổi và ảo giác – và thực tại của thế giới thực, thế giới của các Ý niệm vĩnh cửu và bất biến. Để minh hoạ sự lưỡng phân giữa hai thế giới và quan niệm cho rằng thế giới cảm giác và nhất thời chỉ là sự phản ảnh nhạt nhòa của thế giới các Ý niệm, Platon đã đưa ra một phúng dụ nổi tiếng gọi là phúng dụ hay thần thoại cái hang. Bên ngoài hang có một thế giới lung linh các màu sắc, các hình dạng và ánh sáng mà con người trong hang không thể nhìn thấy, không thể tiếp cận được. Tất cả những gì con người ở đây tri giác được, đó là bóng của các vật và các sinh vật của thế giới bên ngoài hắt lên thành hang. Thay vì sự rực rỡ của các sắc màu, sự rõ nét của các hình dạng của hiện thực, họ chỉ được thấy một màu xám buồn tẻ và các đường viền  mờ nhoè của những cái bóng. Tính hai mặt này của thế giới kéo theo tính hai mặt của Tồn tại. Trong thế giới các Ý niệm nơi cái Thiện ngự trị, nó là vĩnh cửu và bất biến, tồn tại bên ngoài thời gian và không gian; còn trong thế giới cảm giác, con tạo nhào nặn vật chất theo các kế hoạch của thế giới các Ý niệm. Liên quan đến thị giác, Platon lấy lại một số khái niệm của những người đi trước và sắp xếp chúng lại theo cách riêng của ông. Chẳng hạn, trong cuốn Timée, ông đã phát triển ý tưởng “lửa” trong mắt mà Empédocle đã phát biểu bảy mươi năm trước. Ông dẫn ví dụ về cái kim rơi xuống đất; chúng ta có thể tìm cái kim này rất lâu, nhưng, để thấy nó, thì chỉ cần cái nhìn của chúng ta  rơi trên nó, chạm vào nó, và trong một chừng mực nào đó là sờ mó nó. Như vậy thị giác là một loại xúc giác hoạt động thông qua các tia thị giác. Bằng chứng: chẳng phải đôi khi chúng ta cảm thấy có ai đó nhìn sau gáy ta đấy sao? Platon cũng chấp nhận bốn màu cơ bản của Empédocle bằng cách coi chúng gắn liền với bốn nguyên tố. Đi theo dấu chân của Démocrite, ông đã lấy lại quan niệm cho rằng có các màu là do các hạt cơ bản. Nhưng ông bác bỏ các quan niệm nguyên tử luận của Démocrite và cho rằng thế giới được cấu thành không phải từ các nguyên tử, mà từ các đa giác đều. Ở Platon, ánh sáng thuộc vào hạng siêu hình. Mặt Trời là con của cái Thiện, và mắt, nhạy cảm với ánh sáng, là một cơ quan gắn chặt nhất với Mặt Trời. Như vậy thị giác là kết quả cảu sự tổng hợp của ba quá trình bổ sung cho nhau. Mắt phát ra lửa, lửa kết hợp với ánh sáng xung quanh để tạo thành một chùm sáng duy nhất. Chùm sáng này được phóng thẳng ra phía trước cho đến khi gặp bề mặt của một vật; ở đó, nó gặp tia các hạt do vật phát ra dưới tác dụng của ánh sáng xung quanh và kết hợp với chùm sáng ban đầu. Tia các hạt này chứa thông tin về tình trạng của vật, màu sắc và kết cấu của nó. Sau đó chùm sáng co lại để truyền đến mắt những thông tin này. Các hạt đi qua những lỗ nhỏ xíu trong măt để truyền thông tin đến não, nơi diễn giải những thông tin này. Bởi vì hình ảnh sinh ra chỉ do sự gặp gỡ giữa các tia thị giác có bản chất thần thánh phát ra từ mắt chúng ta với các tia phát ra từ vật, “những gì giống nhau đi đến với nhau”, nên Platon có thể giải thích được tại sao chúng ta không thể nhìn thấy trong bóng tối: sở dĩ mắt không thể nhìn trong đêm tối, chính là bởi vì các vật không phát ra các tia, nên “lửa” bên trong mắt không thể tiếp xúc với “lửa” phát ra từ các vật bên ngoài. Trong sơ đồ Platon, mắt đồng thời là cơ quan phát và cơ quan thu, vừa chủ động vừa thụ động, và vai trò của ánh sáng xung quanh đã được nêu ra một cách rất rõ ràng. Về tư tưởng giáo dục Arixtốt Bottom of Form Người ta đã biết rõ về Arixtốt với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại, khối óc bách khoa nhất trong số các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người đặt nền móng cho logic học. Nhưng có lẽ còn ít người biết về ông với tư cách nhà giáo dục, người mà cách đây hơn hai nghìn năm, trong các tác phẩm Về giáo dục, Chính trị học và Đạo đức học... đã đưa ra những quan điểm hết sức sâu sắc về vai trò, mục đích của giáo dục, về hệ thống giáo dục và sư phạm học... Về vai trò, mục đích của giáo dục Theo quan niệm thông thường, mọi sự giáo dục, dù công khai hay không công khai, đều hướng tới một lý tưởng nhân đạo Nhưng đối với Arixtốt, giáo dục như là cứu cánh của con người, của nhân loại, là điều kiện rất quan trọng để cá nhân hoà đồng với xã hội. Arixtốt cho rằng tài sản tối cao mà mọi người đều mong ước, đó là hạnh phúc. Nhưng con người hạnh phúc của Arixtốt không phải là con người hoang dại, không phải là con người ở tình trạng tự nhiên, mà là con người được giáo dục, con người sung sướng, sống tốt, có đạo đức ông tự đặt câu hỏi: Có phải hạnh phúc là một cái gì có thể học được hay thu nhận được qua tập quán, qua các cuộc tập dượt, hoặc cuối cùng, có phải hạnh phúc đến với chúng ta do sự chia sẻ của một ơn huệ thần thánh nào đó hay chỉ là do sự may rủi. Arixtốt cho rằng, ở con người có hai phẩm hạnh cơ bản là phẩm hạnh trí tuệ vả phẩm hạnh luân lý. Phẩm hạnh trí tuệ phụ thuộc phần lớn vào học vấn đã tiếp thu được, cả cho sự sản sinh, sự lớn lên và do vậy, phẩm hạnh ấy cần đến kinh nghiệm và thời gian. Còn phẩm hạnh luân lý là sản phẩm của tập quán và do vậy, không có một phẩm hạnh luân lý nào được sản sinh do tự nhiên (mang tính bẩm sinh). Ông viết: "Người ta muốn trở thành người tất thì phải tiếp nhận một sự giáo dục và các tập quán của con người tất". Như vậy, trong quan niệm của Arixtốt, phẩm hạnh trí tuệ được hình thành thông qua giáo dục, còn phẩm hạnh luân lý được hình thành thông qua tập quán và do vậy, ngay từ khi còn nhỏ, con người cần được giáo đục cả về kiên thức và tập quán của loài người. Arixtốt cho rằng ba yếu tố làm cho con người trở thành người tất và đạo đức là: tư chất, tập quán và lý trí (raison). Con người, theo ông ngay từ khi sinh ra đã có tư chất của một con người, đã có một số khuynh hướng phát triển về thể xác và tinh thần. Nhưng cũng có nhiều phẩm chất (năng khiếu) vốn có ở con người lại chẳng có lợi ích gì cho con người, bởi các tập quán mà người ta tiếp nhận được từ giáo dục trong gia đình và xã hội đã làm biến đổi chúng, thậm chí còn làm cho chúng mất hẳn. Hơn nữa, dưới tác động của các tập quán, một số phẩm chất thuộc về bản chất cơ thể đã quay hướng về cái tất nhất hay cái xấu nhất. Ngoài tư chất, tập quán, con người còn sống bằng lý trí và chỉ có con người mới có lý trí. Khi tư chất (năng khiếu) của con người được lý trí thuyết phục theo một xu hướng khác, nghĩa là thông qua giáo dục, thì nó sẽ tất hơn cái năng khiếu bấm sinh vốn có ở con người. Do đó, sự kết hợp hài hoà cả ba yếu tố (tư chất, tập quán và lý trí) trong con người là rất cần thiết. Với quan niệm đó, Arixtốt cho rằng, để đạt đến hạnh phúc, đến sự hoàn thiện, con người phải có một số năng khiếu (khuynh hướng) nhất định ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng cái đó chưa đủ. Phải thông qua giáo dục thì hạnh phúc tiềm tàng mới trở thành hiện thực. Tương tự như vậy, ông cho rằng, chỉ có thông qua giáo dục, con người mới có được các phẩm chất và sự khôn ngoan và do vậy nó cần phải học nghệ thuật sống. Trong triết lý giáo dục Arixtốt, giáo dục hướng đến sự thư nhàn chiếm vị trí trung tâm và đó là khâu chủ yếu của việc giáo dục nghệ thuật làm người. Theo Arixtốt, con người chỉ có được hạnh phúc thực sự khi có được sự thư nhàn. Sự thư nhàn mà Arixtốt nói đến ở đây không đồng nghĩa với sự rong chơi, đó là tài năng của con người trong việc sử dụng một cách tự do thời gian của mình. Và sự tự do là mục tiêu cuối cùng của giáo dục, bởi con người không thể có hạnh phúc khi không có tự do, sự tự do được thực thi trong chiêm nghiệm, hoặc trong hoạt động triết học, tức là trong sự hoạt động của ý thức khi đã gạt bỏ mọi sự ràng buộc về vật chất. Điều này phù hợp với quan niệm của ông về triết học: triết học là nhu cầu của những nhu cầu đã được thỏa mãn. Vì thế, theo ông, giáo dục thường không mang tính chất đào tạo nghề nghiệp, bởi việc thực thi một nghề có thể là một thứ nô lệ hạn chế. Với Arixtốt, chức năng cao hơn của giáo dục là đem lại cho con người sự tự do sáng tạo và một năng lực toàn diện chứ không phải chỉ là cung cấp cho họ một nghề nghiệp rất hạn chế và do vậy, làm cho họ trở nên què quặt. Theo Arixtốt, sự thư nhàn mà giáo dục cần hướng tới còn là con người được tự do chăm lo đến các việc cần thiết. Chính qua sự tự do đó mà con người có được sự khôn ngoan, sự hiến dâng cho triết học, sự chiêm nghiệm và đây mới là hạnh phúc thực sự của con người. Thông qua thư nhàn - biểu hiện của sự tự do, giáo dục phải đạt được mục đích cuối cùng của con người là cuộc sống trí tuệ và năng lực ý thức. Đối với Arixtốt, giáo dục không những dẫn con người đến đạo đức, nguồn gốc chủ yếu của hạnh phúc, mà còn tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng và ổn định đạo đức, nghĩa là đảm bảo hạnh phúc cho cộng đồng. Theo Arixtốt, chính do giáo dục mà cộng đồng và xã hội được hình thành. Sự hình thành xã hội gắn liền với sự hình thành cộng đồng, mà sự hình thành cộng đồng là do giáo dục đem lại. Arixtốt nhấn mạnh, để thiết lập một xã hội có đạo đức và bảo đảm tối đa hạnh phúc cho công dân, thì không thể phó mặc cho sự may rủi, mà phải dựa vào khoa học và ý chí. Và ông còn cho rằng, giáo dục không những tạo ra xã hội, cộng đồng cấu thành xã hội, mà còn đảm bảo sự ổn định xã hội. Theo ông, bất cứ một sự thay đổi nào cũng có thể dẫn đến sự tham nhũng và do vậy, cái mà ông mong tìm được là một xã hội lý tưởng, hiện thực trong trạng thái ổn định. Cuối cùng, Arixtốt cho rằng, nếu giáo đục cá nhân phải hướng đến sự thư nhàn, thì ở cấp nhà nước, giáo dục phải là giáo dục cho hoà bình. Cũng như thư nhàn, mục tiêu cuối cùng của đời sống cá nhân, hoà bình là mục tiêu cuối cùng của chiến tranh xã hội. Cuộc sống, về tổng thể, gồm hai bộ phận: công việc và thư nhàn, chiến tranh và hoà bình. Do vậy, chiến tranh phải hướng đến hoà bình, công việc phải hướng đến thư nhàn; cái cần thiết và hữu ích phải hướng đến những điều cao thượng, đến những cái mà các chính khách phải chú ý tới trong việc lập pháp, cũng như trong việc giáo dục công dân. Về hệ thống giáo dục Hệ thống giáo dục mà Arixtốt hướng tới là một nền giáo dục thường trực, thường xuyên và liên tục, bao trùm và kéo dài suốt đời người. Quá trình đó được chia thành nhiều giai đoạn; mỗi giai đoạn gồm bảy năm. Giai đoạn đầu là giai đoạn giáo dục trẻ em trước khi vào học ở trường. Ở giai đoạn này, trách nhiệm giáo dục thuộc về cha mẹ, nhất là người cha. Bởi, người cha là tác giả của sự tồn tại của đứa trẻ (ơn huệ lớn nhất) cũng như của sự nuôi dưỡng và giáo dục nó. Nhiệm vụ giáo dục này được thực hiện trước khi đứa trẻ sinh ra, cho nên cần áp đụng các biện pháp để trẻ em khi sinh ra có được các phẩm chất vật chất thiết yếu. Cụ thể, tuổi cha và tuổi mẹ phải ở một độ tuổi nhất định nào đó và nên có thai vào mùa đông. Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ phải chăm sóc kỹ lưỡng thân thể mình bằng cách đi dạo chơi và ăn uống đầy đủ, đồng' thời phải có sự yên tĩnh hoàn toàn về tư tưởng. Trẻ sơ sinh phải có được một khẩu phần ăn giàu về chất. Ngay từ tuổi ấu thơ, trẻ em phải được rèn luyện về thân thể vả phải được làm quen với giá rét. Đến 5 tuổi, trẻ em cần được đào luyện với các trò chơi. Nhưng các trò chơi phải thích hợp với chúng, không được gây cho chúng sự mệt mỏi và quá buông thả. Ở chúng, mọi sự thô lỗ trong ăn nói, hoặc việc xem các bức tranh không đúng đắn phải được loại trừ để tránh gây cho chúng những cảm giác không xứng đáng, bởi nếu không, đến tuổi thanh niên sau này, chúng sẽ xa lạ với tất cả những thứ mà luân lý trách phạt. Khi 5 tuổi đầu qua đi, trong 2 năm tiếp theo, trẻ em cần được tham gia với tư cách thính giả của các buổi giảng dạy mà bản thân chúng phải nghiền ngẫm sau này. Đến 7 tuổi, trẻ em cần được đến trường. Thời kỳ này kéo dài đến tuổi 21 và được chia làm ba cấp. Tuy nhiên, quá trình giáo dục chưa phải đã hoàn thành ở tuổi 21. Nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, trong thời kỳ này, con người đã được tiếp thu một sự giáo dục và sự chăm sóc rất sáng suốt, bởi ngay cả khi đã đến tuổi người lớn, họ vẫn phải thực hành những điều mà họ đã học được ở thời ký này và chuyển chúng thành những tập quán, thói quen của mình. Theo Anxtốt, thân thể đạt đến độ chín ở giữa tuổi 80 và 35, còn tâm linh thì vào khoảng tuổi 49. Đối với Arixtốt, giáo dục là công việc của nhà nước. Các trường học phải là trường công lập. Cũng như Platôn, Anxtốt đã đi trước thời đại trong việc xây dựng hệ 'thống giáo dục công lập mà ngày nay, chúng ta vẫn đang thực hiện. Việc thiết lập một sự giảng dạy công cộng là một sự dân chủ hoá của giáo dục. Giáo dục nhất thiết phải là thông nhất và đồng nhất cho mọi người, kể từ khi lọt lòng cho đến 21 tuổi. Về sư phạm học Trước hết, Arixtốt cho rằng, cần phải tránh sự cực đoan, thái quá trong giảng dạy. Ngay cả trong lĩnh vực thể dục, cũng không nên mong muốn đào tạo nên những nhà vô địch với bất ký giá nào. Và trong giảng dạy âm nhạc, nên hướng đến sự hình thành thú vui âm nhạc ở mọi người hơn là đào luyện các ký tài. Hơn nữa, chỉ nên đòi hỏi ở người học những cái mà anh ta có thể làm được. Và không nên áp đặt những bài học chính trị đối với lớp thanh niên khi mà họ chưa có một kinh nghiệm nào về cuộc sống. Cuối cùng, giảng dạy phải có giới hạn thích hợp đối với người học, phải tính đến tuổi tác, tính cách, năng lực tiếp thu, thể lực của người họe, bởi sự lập luận nhanh và đúng đắn không phải là năng lực có tính đồng đều ở mọi người học. Theo Arixtốt, để phù hợp với tư chất của con người, cả về thân thể, tinh thần và lý trí, sự giáo đục phải được tiến hành qua từng giai đoạn, trong đó việc chăm sóc thân thể phải đi trước việc chăm sóc tinh thần và tiếp đến, phải thực hiện việc chăm lo sở thích. Nhưng, chăm lo sở thích là để phục vụ cho trí tuệ và chăm sóc thân thể là để phục vụ cho tinh thần. Do lý trí và trí tuệ chỉ phát triển ở trẻ em từ một độ tuổi nào đó, nên giáo dục cần được khởi đầu bởi thể dục, tiếp đến là âm nhạc và kết thúc bằng triết học. Arixtốt phân biệt hai loại sư phạm bổ sung cho nhau: giáo dục bằng lý trí và giáo đục bằng tập quán. Đối với giáo đục bằng tập quán, Arixtốt không ủng hộ cách dạy với sự lặp lại một cách máy móc (đối lập với cái mà ngày nay chúng ta gọi là "sư phạm tích cực") Trong Đạo đức học, ông nhấn mạnh: Cái thứ mà chúng ta được học để làm ra, thì trong khi làm, chúng ta đã học cái thứ ấy. Thí dụ, chính chúng ta xây dựng mà chúng ta trở thành nhà xây dựng, chính chúng ta chơi đàn cithara mà chúng ta trở thành nghệ nhân chơi cithara. Điều đó cũng có giá trị đối với giáo dục đạo đức, luân lý: Chính qua thực thi các hành động đúng mà chúng ta trở thành người đúng đắn, thực thi các hành động có điều độ mà chúng ta trở thành người điều độ, thực thi các hành động can đảm mà chúng ta trở thành người can đảm, thực thi khoa học mà chúng ta trở thành nhà khoa học, trở thành người nắm vững khoa học. Bằng tập quán và sự giáo dục tích cực đó, các năng khiếu tự nhiên của con người sẽ không ngừng được phát triển. Theo Arixtốt, phương pháp giáo dục như vậy không khiến cho người học phải hứng chịu một cách thụ động. Trái lại, chỉ có phương pháp đó mới đánh giá chính xác kết quả học tập. Cũng ở đây, lý thuyết về giáo dục đã đi theo trọng tâm của hệ thống triết học Arixtốt: được hành động là một thú vui của con người. Với Arixtốt, việc giáo dục bằng tập quán liên quan đến sự bắt chước, kinh nghiệm và trí nhớ. Ông cho rằng, con người thích bắt chước. Đó là tập tính cố hữu của con người: có ở con người ngay từ khi còn là trẻ thơ. Và theo ông, tất cả mọi nghệ thuật đều xuất phát từ sự bắt chước thiên nhiên. Do vậy, sự bắt chước là yếu tố chính trong giảng dạy và giáo dục. Trong giáo dục đạo đức, phải có gương tốt bởi không có gương tất thì không thể có được sự bắt chước những điều tất, và điều đó là đúng với mọi lĩnh vực. Nhưng có một số phẩm hạnh và kiến thức mà con người chỉ có thể thu nạp được bằng kinh nghiệm. Ví dụ, sự thận trọng và sự thận trọng chỉ có thể trở thành thông thuộc với con người khi được thông qua kinh nghiệm, điều mà một thanh niên không bao giờ có được. Chính vì vậy mà người ta có thể tự hỏi vì sao một đứa trẻ đã có thể trở thành nhà toán học, mà lại không có khả năng trở thành nhà triết học, hoặc ngay cả nhà vật lý học. Nói về vai trò của trí nhớ và sự lập lại nhiều lần của các hành động trong giáo dục, Arixtốt cho rằng, giáo dục bằng lý trí là phần phụ, bổ sung cho giáo dục bằng tập quán. Mục đích của nó là làm cho người học hiểu rõ về các nguyên nhân của mỗi sự vật. Giáo dục bằng lý trí thường hướng đến cái phổ thông, cái vượt qua kinh nghiệm. Với những người chỉ có kinh nghiệm, họ biết rất rõ cái gì của sự vật, nhưng lại mù tịt cái tại sao của nó, còn những người có tri thức khoa học thì lại hiểu cả cái tại sao lẫn cái vốn có của sự vật. Arixtốt xác định hai phương pháp đặc trưng của giáo dục bằng lý trí là giảng dạy theo lối quy nạp và giảng dạy theo lối diễn dịch. Theo ông, trên thục tế, chúng ta chỉ học theo lối quy nạp hoặc diễn dịch mà thôi. Muốn chứng minh được tính chân thực, trước hết phải xuất phát từ các nguyên tắc phổ biến và quy nạp (từ các trường hợp riêng biệt). Theo Arixtốt, các khoa học lý thuyết (toán học, thần học) được giảng dạy phần lớn theo cách diễn dịch, có nghĩa là không xuất phát từ các thí dụ, mà từ các nguyên tắc phổ biến. Đây là trình độ cao nhất của giáo dục bằng lý trí và do đó, được thực thi bằng phép tam đoạn luận. Như vậy, ở Arixtốt, giáo dục bằng lý trí trùng hợp với sự vận động của khoa học hay triết học lý luận, còn giáo dục bằng tập quán trùng hợp với hành động đạo đức hay triết học thực hành... Tóm lại, theo Arixtốt, do bản chất của mình, con người vốn đã có những năng khiếu đặc biệt, nhưng chỉ có thể bằng giáo dục thì con người mới học được cách làm người, mới trở thành con người thực thụ, con người hoàn thiện. Tất cả các hoạt động nghệ thuật, các hoạt động giáo dục đều hướng đến mục tiêu khắc phục những nhược điểm của con người. Chính thông qua giáo dục mà nền văn hoá của nhân loại được tạo dựng. Khi con. người đã trở nên hoàn thiện thì không cần đến giáo dục. Lý thuyết giáo dục của Arixtốt không mất đi tỉnh thời sự của nó. Điều mà ông nói về vai trò của giáo dục trong xã hội, về một hệ thống giáo dục thường xuyên và một nền giáo dục cho hoà bình, về sư phạm học đã khiến cho những người có trách nhiệm đối với nền giáo dục hiện thời phải suy ngẫm. Đặc biệt, điều đó rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục đang thiếu sự định hướng của tư duy triết học. Giáo dục như thế nào là đúng le manh cuong  - Email:  tgcvietnam@gmail.com   (03/07/2009 11:58:56 PM) Giáo dục như thế nào là đúng thì trong chế độ xã hội, tức là cái môi trường của giáo dục nó tự làm tất cả. Đối với môi trường xã hội tư bản hiện nay thì giáo dục chủ yếu là chạy theo bằng cấp, chạy theo những cái không có thực tế. Còn trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa thì sao? Nó chưa được thực tế hóa chế độ này nhưng, cũng nên phải bàn tới để xác định được định hướng. Cổ phần hóa giáo dục nên hay không nên? Nhiều ý kiến phản đối cổ phần hóa giáo dục là đúng, nhưng chỉ đúng với hoàn cảnh mà người ta nói hiện tại và phải xem xem cái đề án cổ phần hóa này như thế nào thì mới biết chính xác là đúng hay sai, nếu làm và căn cứ như việc cổ phần hóa của các doanh nghiệp hiện nay thì đúng là sai hoàn toàn. Cụ thể làm sao có động lực cho giáo dục phát triển thì tất yếu phải chuyển đổi thành sở hữu của những người bên trong đó để họ tâm huyết làm việc cho tốt. Ở đây tôi nói tới mô hình xã hội chủ nghĩa không nói tới việc cổ phần như hiện nay và chắc chắn rằng đề án cổ phần hóa này không có khả thi vì, làm được theo mô hình xã hội chủ nghĩa phải có nhiều định hướng khác liên quan. Trong chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa, nhiều người bàn tới triết lý giáo dục, nhưng không đề cập tới nhiều cơ chế giáo dục, nhu cầu giáo dục và cái thực tế để giáo dục, tức là hiện nay người ta chỉ biết có giáo dục như thế nào, giáo dục ra sao còn giáo dục để làm gì thì ít ai hiểu, có nghĩa là theo tôi hiểu thì người ta chỉ biết cải thiện biện pháp giáo dục còn, làm gì để tạo ra được động lực, tức là phải có động cơ và cơ chế cho giáo dục có thể tự phát triển thì không có. Cụ thể trong vấn đề giáo dục tôi cũng nhận thấy có nhiều điều khó hiểu. Cái quan trọng nhất của giáo dục là có trở nên thành tài hay không thành tài, rồi sau đó là có được việc hay không được việc, có nghĩa là phải làm được việc còn, có nhiều bằng cấp, học vị mà những công trình thực tế không có thì cũng không nên coi đó là chức tước học vị quan trọng, cái gì cũng phải nên thực tế. Có khi là giáo dục nhưng không quan tâm tới bằng cấp, học vị, chỉ cần biết giáo dục tốt, làm được việc và công việc thực tế sẽ tự cấp cho mỗi người một cái bằng, dựa vào những việc mà họ làm được. Có nghĩa là giáo dục nên không cấp bằng, không quan tâm tới bằng cấp mà chỉ cần đưa ra được một yêu cầu và tạo mọi điều kiện cho giáo dục và kiểm soát được nó là được, trong thực tế xã hội sẽ tự cấp cho người được giáo dục cái bằng, cái quan trọng nhất là làm được việc còn bằng cấp hay không có bằng cấp không quan trọng, ở đây chính là môi trường để cho người được giáo dục lẫn người giáo dục và người chưa được giáo dục có được sự hăng say, đam mê và nỗ lực để làm được việc. Công việc làm được không phải là thể hiện như hình thức ghi điểm và rồi dựa vào đó để đánh giá như từ trước tới nay mà là một môi trường thực sự, một môi trường mà giúp cho những người được giáo dục có thể phát huy được hết khả năng của mình, thông qua người giáo dục, thậm chí là bất cứ người nào có nhu cầu cũng phát huy được hết khả năng của mình. Từ cái môi trường này thì chúng ta chẳng cần phải biết giáo dục như thế nào, giáo dục ra sao, tự thân giáo dục sẽ vận động, ai cần như thế nào thì thực hiện như thế và cũng được đáp ứng như thế... Đòi hỏi trong lãnh đạo và quản lý xã hội phải tổ chức ra được những môi trường thực tế giúp cho người được giáo dục thi thố tài năng, năng lực của mình qua đó để chứng minh, nếu không có cái này thì coi như cũng không có được gì vì, học là phải để làm được cái gì đó, ngay cả trong những bậc học từ mầm non trở đi đều như vậy, ở cấp nào thì tổ chức môi trường thi thố tài năng ở cấp đó, những gì lấy ra thi thố đều phải là thực tế, thực tế có thể áp dụng được, tức là không phải cái gì đó thực tế không chấp nhận được như mê tín, trái ngược với khoa học như ma thuật.v.v... giúp cho người được giáo dục chiến thắng đối thủ của mình là nhu cầu của mình, nhu cầu ở đây là làm được những cái mà môi trường thi thố đưa ra, đưa ra lại phải thực tế. Bên cạnh đó người giáo viên là rất quan trọng, người giảng viên này không phải là người chỉ biết có giảng dậy những cái ở trong sách giáo khoa mà phải là người có thể luôn nghiên cứu thực tế để áp dụng vào giảng dậy và có thể lấy cái chung để đưa vào sách giáo khoa riêng của mình để giảng dậy, để áp dụng vào từng đối tượng giảng dậy. Người giáo viên phải có những điều kiện nhất định, tự do giảng dậy, tự do đưa ra những kiến thức cơ bản cho từng đối tượng, từ đó, những điều kiện về vật chất, môi trường cũng phải được đảm bảo. Như vậy, bằng cấp học vị gì thì do môi trường thi thố này cấp cho mỗi người, không làm được gì trong suốt quá trình học thì coi như vô ý nghĩa, tốn kém tiền bạc và thời gian, những nơi làm việc cũng chỉ chọn lựa những người có thể làm được những gì chứ không chọn lựa những người không có khả năng làm và họ chỉ có thể làm ở một nơi gọi là phục vụ gì đó trong một dây chuyền sản xuất.v.v… ở đây cũng đòi hỏi về khả năng quản lý xã hội và nếu như trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì điều này không có gì đáng phải lo ngại, quản lý xã hội sẽ luôn luôn đảm bảo con người không có cơ hội trở thành những kẻ lưu manh, trộm cắp như trong xã hội tư bản. Giáo dục không có một sự nhất định nào đó. Tại vì, mỗi con người luôn có một sự khác biệt, cho dù cùng một người sinh ra, ngay như cùng sinh đôi với nhau, mức độ tư duy, khả năng tiếp nhận cũng khác nhau. Vì vậy, trong giáo dục cần có một sự linh hoạt, đòi hỏi các giáo viên trong quá trình giảng dậy phải có một sự nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng đầy tâm huyết, em nào có khả năng như thế nào và có thể áp dụng cách dậy ra sao để cho em đó có thể tiếp thu được.v.v... Giáo dục đúng hơn nhất là một môn khoa học vô cùng khó, đòi hỏi phải luôn luôn nghiên cứu và trao dồi thêm kiến thức, phải là những con người chuyên nghiệp theo từng lĩnh vực nhưng, giáo dục khi đã đi vào khuôn khổ nhất định thì có thể là rất đơn giản vì, người học tự nguyện là chính. Như vậy, nó phải có một động cơ, cơ chế và động lực giáo dục vô cùng lớn, ở đây chính là môi trường hay chúng ta có thể hiểu là thị trường, tôi sẽ nói kỹ hơn trong phần thị trường khoa học – công nghệ, xin tham khảo thêm. Môi trường thi thố tài năng sẽ giúp cho động lực giáo dục này phát triển, người ta sẽ chỉ có hăng say, say mê nghiên cứu tìm tòi mọi thứ để chứng minh được cái mà nhu cầu người muốn làm muốn để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người và của xã hội, không phải chỉ có người được giáo dục mà người trực tiếp giáo dục hay bất cứ ai cũng tham gia vào cái thị trường này, thị trường này cũng không hẳn là được trả giá bằng tiền mà có thể bằng lòng đam mê, uy tín.v.v…. Trong tất cả các nhà trường chính là những nơi như phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu là chính, trong các chương trình giảng dậy không nên tốn kém thời gian vào những việc như đi giải những phương trình, đồ thị vì, nếu nó không áp dụng được vào thực tế, giúp cho thực tế cái gì, những vấn đề về lý thuyết thì chỉ cần các giáo viên luôn nắm cho vững là được hoặc là có thể đưa vào chi tiết trong sách vở, phòng khi trong nghiên cứu gặp khó khăn sẽ lấy đó làm cơ sở hay chỉ để luyện khả năng tư duy còn, luôn đặt mục tiêu tìm ra cái gì đó trong thực tế chưa có hay có rồi nhưng mà chưa làm được để mà nghiên cứu thử nghiệm, tìm tòi và khám phá và giải thích được tất cả, mãi, hoài rồi cứ qua lại giữa lý thuyết và thực tế, giữa thực tế và lý thuyết rồi sẽ tìm ra đầy đủ cách có thể làm được, có nhiều người cùng tham gia tìm cách có thể làm được, có thể giải thích được.v.v… cuối cùng là mục tiêu sẽ đạt được và cũng chính là nơi để cho con người ta rèn luyện khả năng tư duy, trao dồi tri thức để phát triển trí tuệ, không nên đi giải hay làm những cái không có thực tế, lấy thực tế để giáo dục là chính xác nhất, hoàn thiện nhất. Như vậy giáo dục đúng là phải đặt ra mục tiêu thực tế rồi làm, đạt được mục tiêu thực tế đó, thực tế có thể là những thứ ở bên ngoài đang áp dụng nhưng, không phải là đã và đang lỗi thời. Sách giáo khoa để mà giảng dậy phải là một bộ sách thống nhất từ lớp mầm non cho tới hết phổ cập phổ thông. Như chúng ta thường xuyên đổi mới là sai hay lại còn có ý kiến cho rằng có nhiều bộ sách khác nhau thì lại càng làm sai hơn nữa. Cụ thể thì chúng ta cũng luôn phải hiểu rằng cái gì cũng phải là thống nhất, ổn định, hơn nữa đây là một chuẩn mực cơ bản trong giáo dục. Có nghĩa là nó là những gì cơ bản trong cả một quá trình tích góp của loài người, nó chỉ có thể bổ xung cái mới chứ không bao giờ lại thay đổi từ cái này sang cái khác vì, tất cả đều đã diễn ra chỉ yêu cầu con người tổng hợp được những cái chuẩn mực nhất để, tránh tạo ra mâu thuẫn và rồi tự đánh mất khả năng tư duy, trí tuệ của một con người nghiên cứu về nó. Trước tiên thì phải đủ nhận thức để hiểu mục tiêu cơ bản của nó để mà có thể tìm ra hướng biên soạn thành chuẩn mực, mục đích ở đây chính là nhu cầu của từng đối tượng được giáo dục. Môi trường xã hội là một nơi được coi là môi trường giáo dục chung nhất vì, khi sinh ra con người buộc phải sống trong môi trường xã hội đó. Chính vì vậy, nó là cái quyết định quan trọng, nếu con người không muốn bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội thì buộc phải có sự cách ly, chỉ sống trong môi trường của gia đình hay phải chịu sự giáo dục khắt khe của gia đình.v.v... Tốt nhất là phải tạo ra môi trường xã hội tốt để có môi trường giáo dục tốt, tức là trong xã hội phải luôn nghiêm túc, thật, thực tế tạo ra nhiều ham muốn về những cái thực tế, những cái liên quan tới tri thức, khoa học - công nghệ về mọi mặt tốt đẹp của cuộc sống. Từ đó con người khi sinh ra sẽ bị ảnh hưởng nặng vào đó mà tạo ra được nhiều ham muốn hơn nữa, mỗi một ham muốn sẽ là một động lực để đạt được và chỉ cần có điều kiện để giúp cho nó có thể đạt được nữa là thành công vì, khi có đầy đủ tất cả các yếu tố con người chỉ cần bắt tay vào thực hiện và duy nhất chỉ còn có ý chí, quyết tâm, vậy chỉ thêm một phần là nguồn động viên cổ vũ cho ý chí đó. Học là nghiên cứu quá khứ, nghiên cứu những gì đã có để tìm ra cái mới còn, học để biết và làm được những gì đã có chỉ là hình thức thông thường, chỉ cần luyện tập được một khả năng tư duy tốt thì có thể làm được những công việc cơ bản. Khi nghiên cứu những gì đã có thì hiểu được hiện tại và khắc phục được hiện tại, nếu muốn khắc phục tốt được hiện tại thò phải xác định được tương lai và học chính là vấn đề phải làm sao xác định được tương lai mới là quan trọng, tức là phải tìm ra được những ý tưởng mới, có giá trị cao mà người khác không thể nghĩ ra được. Sau khi đó xây dựng vững chắc hiện tại để tương lai có hướng phát triển hoàn thiện, tức là cũng phải hiểu tương lai cần gì. Từ trước tới nay những nhà khoa học, hầu như chỉ nói lưu loát những gì diễn ra trong quá khứ, cho dù có nắm bắt được vững chắc những gì đã tồn tại, đang tồn tại nhưng, vẫn không thể xây dựng, tạo ra được cái gì cho hiện tại, phục vụ hiện tại và tương lai nhờ đó mà hoàn thiện nhanh hơn, tức là không tạo ra được những gì có ích, người làm được cái có ích thì rất hạn chế.v.v… tất cả có sự liên quan tới việc không xác định được tương lai là không phải nhỏ. Trong xã hội tư bản thì tương lai thường không được coi trọng, cho nên, điều kiện cho nó phát triển cũng là rất hạn chế và những nhà khoa học trong xã hội tư bản cũng khó có cơ hội ứng dụng được công trình khoa học của mình vào thực tế.v.v… Yêu cầu về giáo dục trong xã hội chủ nghĩa thì ai cũng phải làm được cho mình một cái gì đó và chắc chắn là xã hội chủ nghĩa là vô cùng thịnh vượng. Cụ thể những người đã không làm được gì từ trước tới nay có rất nhiều, vô số kể và nếu có thể làm được thì xã hội sẽ khác, tại vì họ không biết kết hợp với nhau để tạo ra cái gì có giá trị. Ai cũng chỉ nghĩ tới cái riêng, cái riêng là cái cá nhân mình thì lại có hạn, cuối cùng là không làm được gì. Con người thì lại chỉ biết, thấy có bằng cấp học vị thì ca ngợi, tán dương, khen thưởng, giống như là thấy người ta đi làm thì trả lương, còn làm được gì thì không quan trọng vì, ông ta dù gì cũng là người có bằng cấp. Xã hội tư bản thì chú trọng tới việc giáo dục kinh tế chính trị là nhiều hơn, các ngành kỹ thuật thì lại bị hạn chế.v.v…. Xã hội tư bản là vậy. Chính vì vậy, chỉ cần để ý sơ qua chúng ta sẽ thấy, sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng không thể nào làm được việc, chỉ khi đi ra thực tế mới có thể hiểu hết và biết được là như thế nào, luôn không thể bằng với một người không có bằng cấp mà được đào tạo thực tế. Điều này có nguyên do là ngay chính những giáo viên giảng dậy họ cũng chưa chắc đã qua thực tế, không ít người tốt nghiệp giỏi rồi được giữ lại làm giảng viên mà không qua thực tế, giáo viên mà không qua thực tế thì ít có người có thể giảng dậy tốt. Điều này đòi hỏi tất cả đều phải là thực tế, chí ít thì cũng phải ngang bằng với thực tế, tốt hơn thì học phải đi trước thực tế hiện tại và học cũng là nằm bên trong thực tế. Có nghĩa là học để làm được ngay những cái hiện tại và hơn nữa là nghiên cứu xem trong tương lai có thể phát triển được cái gì thay thế cho cái hiện tại, hoặc là khi học xong thì hiện tại cũng kịp thay đổi đến đó và từ đó áp dụng luôn vào thực tế, như hiện nay học mà làm ngay được là rất khó thì chỉ luôn đi sau và chỉ có một số ít người hiểu được thì có khả năng vượt xa hơn hiện tại. Luôn chỉ học để phục vụ thực tế hiện tại thì, chỉ giống như chấp nhận hiện tại là vĩnh viễn, giáo dục mà không hướng được mục tiêu trong tương lai thì giáo dục chỉ giống như là chỉ dây cho người học biết, còn biết để làm gì thì không thể, những gì trong thực tế hiện tại cho thấy học phần lớn chỉ là để cho biết, sử dụng được còn không làm được là không có giá trị gì vì, giá trị phải là sản phẩm thực tế. Ở đây có nghĩa là trong xã hội tư bản cho dù có tốt tới đâu thì nó chỉ có thể được so sánh với trước đây, còn so sánh với xã hội chủ nghĩa thì không thể nào, xã hội chủ nghĩa nó hội tụ được đầy đủ mọi yếu tố như điều kiện, môi trường, động lực.v.v…. Động cơ, cơ chế và động lực để mà tạo ra được mục đích giáo dục là điều hết sức quan trọng, chỉ cần điều này thì giáo dục sẽ tự động làm cho nó ngày một tốt hơn lên, tự tạo ra được những cái hữu ích phục vụ cho nhu cầu của con người. Cụ thể đúng là con người đã làm rối rắm, phức tạp thêm nhiều vấn đề, có khi là tự làm ô nhiễm thêm xã hội, trong thực tế đúng là như vậy, ngay cả khi vệ sinh xả rác cũng đã làm cho môi trường sống của mình trở nên bừa bộn và ô nhiễm. Trong giáo dục chỉ cần có nhận thức và định hướng đúng đắn, phần còn lại là tạo ra động lực phát triển đi đúng hướng như đã xác định, tạo ra điều kiện cho làm và điều kiện cho áp dụng nữa là xã hội coi như đã hoàn thiện. Cái con người cần là tri thức, luôn luôn và lúc nào cũng là tri thức, vậy phải hướng toàn bộ mục tiêu vào vấn đề này, cấm toàn bộ những gì làm hạn chế nó, cải tạo, rút ngắn và đổi mới những gì không góp phần vào việc phát triển tri thức, cũng nên chú ý là tri thức có chất lượng chứ không hoàn toàn là văn chương, triết học, tức là tri thức tạo ra được giá trị thực tế đủ các thể loại. Đồng thời với việc tạo ra cơ chế để cho nó tự nhiên mà phát triển, giống như là cái cây không thể kích thích cho tăng trưởng rồi lại không thể có được cái cây có chất lượng cao, bền vững. Vậy thì, chỉ cần có cơ chế là tự nhiên, tất yếu con người sẽ phải tự đưa ra các bước phát triển, các nhu cầu,… miễn sao không đi trệch hướng đã định trước, tri thức thực tế. Tất cả đều là nhu cầu tự nhiên của con người, đừng nên áp đặt triết lý gì gì đó vào giáo dục mà hãy cho nó một cơ chế hoạt động, yêu cầu là phát triển tri thức, chỉ chú ý vào tri thức để tìm ra hướng phát triển của tương lai và dựa vào đó cải tạo hiện tại để đạt được mục đích của tương lai. Vậy là đủ, còn cấm toàn bộ. Cơ chế ở đây cũng là những việc ngăn chặn bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xã hội, không có mâu thuẫn mà luôn ràng buộc con người vào thế là phải học phải giỏi mới giàu có, mới có tiền đồ sáng rọi.v.v… Trong suốt quá trình được sinh ra cho đến khi hết phổ thông là quá trình trở thành người hoàn thiện, trong suốt quá trình này là học tập để nắm bắt đầy đủ những gì đã diễn ra, tồn tại trong xã hội. Khi sang đến bước tiếp theo là chuyển ngay vào nghiên cứu, phát triển và chế tạo ra được cái mới, sản xuất ra những cái phục vụ nhu cầu thực tế của con người, làm được tất cả những gì hiện tại đang có, tức là đã trở thành người bắt đầu tìm cách xây dựng được xã hội, góp phần xây dựng xã hội. Không thể giống với hiện nay, học ra trường rồi mà không biết làm như thế nào, luôn cho rằng giỏi lý thuyết nhưng thực hành thì cần có kinh nghiệm là sai, lý thuyết không có gì là giỏi, sách vở hướng dẫn giải thích luôn đầy đủ, chỉ cần đọc và làm theo. Cái quan trọng là làm được việc thực tế và phát triển nó hơn nữa, vậy thì tất cả những gì mà chúng ta làm từ trước tới nay trong giáo dục là hoàn toàn lãng phí, tỷ lệ mang lại ích lợi vô cùng thấp, cứ theo giáo dục từ trước tới nay là đào tạo ra những con người hoàn toàn yếu kém, ngoại trừ những người có năng lực tốt thoát lên được còn dựa vào giáo dục là không có hiệu quả. Đúng hơn là giáo dục chỉ là tượng trưng, ngay như học là trách nhiệm, nghĩa vụ mà không phải là sự tự nguyện, lòng ham muốn, hăng say, chuyên cần học vì nhiều mục đích khác nhau đã cho thấy giáo dục như vậy là không có hiệu quả, chưa kể tới những việc chạy đua thành tích… Cũng giống như cơ chế của kinh tế thị trường, ở đây là một cơ chế giáo dục và đào tạo có khuôn khổ hẳn hoi, nó sẽ tiến tới mục đích là tạo ra các sản phẩm khoa học – công nghệ. Để có được cơ chế thì nó liên quan tới rất nhiều các điều kiện như môi trường có khả năng áp dụng vào thực tế, xu hướng trong tương lai, lợi ích mang lại, chi phí để thực hiện,.v.v… Cụ thể các trường đại học phải là những trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ, chứ không phải là những nơi giảng dậy về lý thuyết, những nghiên cứu phải góp phần vào việc cải tạo hiện tại và đổi mới theo hướng hoàn thiện của tương lai và lại tuân thủ cái tính thống nhất chung. Sau khi đã tốt nghiệp đại học, ai cũng phải có một sản phẩm cho quá trình học tập của mình, những gì gọi là lý thuyết thì không cần phải giảng dậy, đọc hiểu và làm rồi thực hành và đọc hiểu và làm. Lý thuyết mà đem ra giảng giải không có thực tế, không nghiên cứu áp dụng ngay vào thực tế thì làm mất tác dụng của lý thuyết và có khi là lại làm rối lý thuyết, tức là chúng ta phải vừa học vừa làm, học đi đôi với hành là ở chỗ học xong rồi thì phải làm được. Thông thường hiện nay là chỉ có học mà không làm được thực tế, đến lúc đi làm rồi mới hiểu đó là gì thì coi như trong lúc học là hoàn toàn không hiệu quả, cũng coi như là không học. Chúng ta đã lãng phí quá nhiều thời gian trong vấn đề giáo dục, một con người trải qua cả một quá trình học tập gần 20 năm mà vẫn không thể nào cho ra đời một sản phẩm hữu ích cho xã hội thì là lãng phí. Lấy ví dụ về môi trường để giáo dục, nó phải mang tính thực tế là ở chỗ đưa ra được đòi hỏi của thực tế và học và giáo dục để tìm ra cách để đáp ứng, ứng dụng vào thực tế như: bạn thấy rằng việc làm ra một con đường giao thông, phải huy động vốn và nhân lực rất lớn, vậy thì phải đưa ra một yêu cầu làm sao khắc phục và hạn chế được điều này. Như vậy, những gì trong học tập và giáo dục sẽ phải đi tìm giải pháp cho nó. Bên cạnh điều kiện sẵn sàng hỗ trợ cho nó, đã có được động cơ và chỉ còn việc là làm sao có được sản phẩm đáp ứng nhu cầu đã nêu ra. Tất cả bắt đầu, mọi người kể từ già trẻ gái trai đều hướng tư tưởng vào đó, tập trung con người và nghiên cứu, những người trẻ tuổi, còn nhỏ thì được giáo dục là hãy học để mà làm được những việc như vậy, như thế này như thế kia,… tức là giai đoạn hình thành tư tưởng và dần dần sẽ là giai đoạn tìm hiểu và phát triển, những gì có thể thì được đi vào hiện thực hóa ngay. Cứ như vậy ngày này không được thì ngày khác, năm này không được thì năm khác, thế hệ này không được thì thế hệ khác nhưng, luôn hướng tư tưởng vào và cũng luôn phải có đủ điều kiện để cho những tư tưởng có thể để hiện thực hóa. Như vậy, con người phải hướng tới một thiết bị có thể tự làm được con đường, nhanh và chuẩn xác, có chất lượng, một chiếc máy có thể lắp ghép lại với nhau được thiết kế ra, chỉ việc lập trình và đưa vào vị trí cần phải làm, nó tự động sẽ phải đi san phẳng đất đá, nơi nào thiếu thì có thể lấy ở nơi dư để đưa vào, chỉ cần một người điều khiển, tất cả những gì nó tự có thể làm lấy, kể cả trộn bê tông, đầm, làm đường ống.v.v.... Chỉ còn những loại nguyên vật liệu là cần phải đưa vào từ phía sau, cũng do phương tiện kế tiếp đưa vào. Mỗi ngày nó phải đảm bảo làm được một đoạn đường khoảng 10km… cuối cùng thì thành quả của giáo dục đã đạt được, không phải vay mượn vốn và mang nặng nợ nần, người lao động thì không phải làm gì chỉ cần học tập và nghiên cứu, miễn có cái ăn là được, tức miễn có con đường. Cũng giống như ví dụ trên, nếu như con người biết giáo dục, luôn đưa ra yêu cầu như vấn đề Internet, chúng ta tất nhiên là muốn trao đổi dễ dàng với nhau, liên kết dễ dàng với nhau vì, đó là nhu cầu thực tế ai cũng có thể dễ dàng nghĩ ra, sau đó thì đưa vào để mà hiện thực hóa theo cách ở trên, vậy thì, internet đã có được cách đây không biết bao nhiêu năm. Như vậy giáo dục đúng không hẳn là chỉ đi học lại những cái đã qua, cho đó là giỏi và cấp bằng cấp chứng chỉ, phải đi nghiên cứu những cái trong quá khứ(đã qua) để làm được một cái thay thế cho hiện tại, có thể phát triển và làm được một cái hữu ích hơn thay cho hiện tại và tương lai đang cần có. Cụ thể giáo dục không bao giờ được phép xa rời với thực tế, hơn nữa phải biết được tương lai, hiểu và xác định được tương lai. Khi đã hiểu và xác định được tương lai thì ngay từ khi còn nhỏ, giáo dục phải làm sao giúp cho người được giáo dục phải hiểu được tương lai và trong suốt quá trình phát triển là để nghiên cứu những gì đã có tìm hướng làm được theo hướng như tương lai. Điều gì trong giáo dục cũng đều phải hướng tới mục tiêu là có lợi ích gì trong việc làm được thực tế hay phục vụ cho tương lai, không bao giờ học chỉ để biết vì, cái gì cũng phải có lợi ích gì hay không thì hãy làm. Cần thu gọn những cái gì có thể dễ dàng nắm bắt để đưa vào tài liệu nghiên cứu.v.v… không nên tốn nhiều thời gian trong giáo dục mà phải hiện thực được một cái gì đó trong suốt quá trình giáo dục, đó là cái mà không nên cấp bằng trong giáo dục, nó làm cho con người mất đi động lực để mà phát triển.v.v… giáo dục trong xã hội chủ nghĩa là phải khác hoàn toàn với giáo dục trong xã hội tư bản hiện nay. Mục đích của giáo dục là để phát triển con người và tiến tới sự hoàn thiện của xã hội, ví dụ như giáo dục phải cho người được giáo dục biết được rằng xã hội sẽ cần phải làm những gì để tiến tới hoàn thiện, trong từng lĩnh vực khác nhau, người được giáo dục hiểu ra rằng như vậy mới là hoàn thiện như các phương tiện giao thông trong tương lai sẽ phải như thế nào thì là hoàn thiện, từ đó người được giáo dục sẽ tìm hiểu nhiều hơn ở hiện tại và tự đặt ra những câu hỏi khác nhau, người giáo dục lại phải có trách nhiệm giải thích đầy đủ, cuối cùng tự nhiên phát triển được con người. Như vậy, mục đích của giáo dục là phải làm sao cho người được giáo dục cho dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng xác định được tương lai vì, chỉ khi người ta xác định được mục tiêu thì mới nghĩ ra được cách làm còn, ngay như bạn đi ra đường mà không biết mình đi đâu thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể nghĩ ra được cách để đi, chỉ đi loanh quanh và chỉ đủ nhận thức làm sao cho xe cộ khỏi tông vào mình là được, đó chính là những thành viên an phận của xã hội hiện nay, họ không được giáo dục tốt. Lấy ví dụ như giáo dục hiện nay lại chỉ đi tổ chức các cuộc thi xem ai nhớ, ai biết nhiều hơn, thực tế nó chả có ý nghĩa gì nhưng, con người trong xã hội tư bản lại cho đó là giỏi, tức là đã bị dở hơi. Tất cả đều phải thực tế, thực chất thì mới đánh giá đúng được, để nhớ nhiều hơn thì người ta hoàn toàn có thể ghi chép lại rồi đến khi cần lật ra coi, hoặc nên sản xuất những thiết bị có thể giúp con người nhớ nhiều hơn, thuận tiện hơn, như máy vi tính hiện nay chỉ cần cải thiện bằng phần mềm là có thể làm tốt điều này, chỉ cần ra yêu cầu và ngay lập tức nó đáp ứng theo yêu cầu đó. Trí nhớ là một tài sản, một vũ khí hay một công cụ quý báu, không nên phung phí cho những điều vụn vặt. Cái quan trọng là giải được những bài toán khó, làm ra được những sản phẩm có giá trị, đó mới chính là cái mục đích để mà giáo dục, đào tạo cho đúng. Yêu cầu của giáo dục là phải tận dụng thời gian và các điều kiện khác nhau, nhanh chóng giúp cho người được giáo dục trả lời được hết những câu hỏi đặt ra cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Cuối cùng là có thể ứng dụng vào thực tế. Làm cách nào cho con người khi mới được sinh ra là đã có tính chất ham học hỏi, sau đó là chỉ biết có học tập để đạt được mục đích nào đó, điều đó mới là giáo dục, đòi hỏi ở đây là môi trường giáo dục rất quan trọng. Giáo dục đúng hướng nhất là phải phát triển được một môn học về xã hội, khi sinh ra và bắt đầu được đến trường thì con người phải được giáo dục căn bản về môn học xã hội này, cho đến ngày trưởng thành thì môn học xã hội này sẽ giúp cho mỗi người hiểu cặn kẽ nhất về vai trò của mình trong xã hội, trách nhiệm của mình đối với xã hội và đối với những người xung quanh, những quy luật vận động và sự phát triển của xã hội.v.v…. Họ phải trả lời được tất cả các câu hỏi về xã hội, ai cũng hiểu xã hội tức là ai cũng xác định được mục tiêu của mình, biết được mình và từ đó thì ai cũng làm đúng hướng. Như hiện nay là không biết đường nào mà giáo dục, người được giáo dục chỉ biết học, nếu có thì cũng chỉ biết học cho giỏi, còn học để đạt được mục đích gì thì hoàn toàn khó có thể định hướng được trong đầu của mình từ khi còn nhỏ vì, giáo dục đã không giúp gì cho người được giáo dục hiểu gì về xã hội về bản thân mình, về tất cả những gì trong xã hội, tương lai và những yêu cầu của xã hội, cuối cùng thì chỉ có chờ đợi tới khi trưởng thành rồi mới xác định được con đường để đi. Việc trưởng thành rồi mới xác định được con đường để đi trong xã hội tư bản con người cho đó là bình thường nhưng, hãy nên lưu ý tất cả đều do con người, muốn nhận thức được thì chỉ cần hiểu và rồi nhận thức được, tức là ở bất cứ thời điểm nào đều được cả không hẳn là phải đợi tới khi trưởng thành là đã quá muộn. Đúng hơn mỗi một đứa trẻ ngay từ nhỏ nó đã phải phát triển được những khả năng bẩm sinh chuyên về một lĩnh vực nào đó, chỉ cần chúng hiểu được tất cả và làm theo và dưới sự hướng dẫn của ngươi khác thì hoàn toàn có thể thực hiện được theo ý muốn về bất cứ điều gì có thể. Giáo dục trong xã hội tư bản là một sự giáo dục hoàn toàn thiếu sót, hầu hết người dân chỉ biết sống trong xã hội, họ hầu như không biết được xã hội là như thế nào, mình là như thế nào một cách chính xác nhất và cuối cùng là ai cũng chỉ biết làm và kiếm tiền cho mình còn, làm và kiếm tiền và xây dựng xã hội thì hoàn toàn là mơ hồ, họ luôn cho rằng trách nhiệm xây dựng xã hội là của người khác, người lãnh đạo và quản lý xã hội, họ không hiểu được rằng mỗi con người là một tế bào của xã hội (giống như là một thành viên trong gia đình khi đã có thì không thể nào lại không có trách nhiệm với gia đình đó được), con người tốt thì xã hội mới tốt còn cho dù có người chuyên đi để xây dựng xã hội nhưng họ lại không làm tốt(giống như là cán bộ quản lý thị trường hiện nay) rồi trở thành là người tàn phá xã hội thì xã hội có đã được xây dựng tới đâu cũng không thể nào tốt được vì, người xây dựng không thể nào bằng với người đi phá được, hơn nữa lại trực tiếp người đi xây phá thì quả là tệ hại. Cụ thể thì ai cũng phải hiểu biết xã hội để xác định được đầy đủ định hướng của mình trong tương lai, mỗi người cần phải biết mình nên làm gì và không nên làm gì giúp cho xã hội phát triển. Có nghĩa là ai cũng phải trả lời được tất cả những câu hỏi về xã hội mà mình đang sống, bên cạnh đó để cho có hiệu quả thì những người xung quanh lúc nào cũng có thể chất vấn bất cứ người nào về xã hội, ai sống trong xã hội cũng phải hiểu về xã hội. Sống mà không hiểu gì về việc trách nhiệm của mình đối với xã hội là như thế nào, xã hội đối với mình là như thế nào thì không khác gì với việc sống trong nhà nhưng coi đó như là nơi công cộng như hiện nay trong xã hội tư bản, luôn coi của chung thì không ai khóc và cứ thế tàn phá. Như hiện nay rất hiếm người có thể hiểu hết được xã hội, xã hội là gì, mình là gì trong xã hội, xã hội cần phải làm gì thì mới phát triển được(mang tính chất chung nhất), hoặc người ta cố tình không hiểu thì ai có thể đoán được. Hầu hết mọi người chỉ biết chú trọng làm sao giỏi để kiếm tiền, kiếm tìm những cái thỏa mãn nhu cầu của mình, không cần biết nhu cầu đó tốt hay là xấu, có khi nó làm cho người khác bị thiệt hại, không ít là những hoạt động cướp mất quyền của người khác nhưng, lại không hiểu được đầy đủ rằng đó là vi phạm pháp luật của xã hội. Nói chung thì mình phát triển mà những nơi khác lại bị chậm đi thì không phải là xây dựng xã hội, nói đúng hơn có thể là những hành động tạo ra mâu thuẫn và dẫn đến hậu quả xấu cho chính mình, thực tế không có lợi lộc gì.v.v… như vậy, trong xã hội xã hội chủ nghĩa trước tiên phải có một môn học này, nó cũng là một môn học về nhận thức chuẩn mực nhất về xã hội mà mỗi con người đang sinh sống trong đó phải hiểu và có trách nhiệm với xã hội. Khi đã có được nhận thức đầy đủ thì hành động vì sự hoàn thiện xã hội sẽ được thực hiện, đơn giản nó chỉ cần phát triển được chính con người của mình. Đòi hỏi phải có sự thay đổi trong Đảng và Nhà nước, dựa trên những định hướng chuẩn mực về xã hội xã hội chủ nghĩa, phải nghiên cứu hoàn thiện và soạn thảo ra môn học này. Những người Đảng viên Đảng cộng sản phải thấu hiểu đầy đủ về môn học này, từ đó họ đi tuyên truyền nhận thức trong nhân dân, ví như nếu biết rằng tri thức mới chính là tài sản cần phải tích trữ trong mỗi con người thì họ, những người Đảng viên phải tuyên truyền cho nhân dân hiểu, khi hiểu thì ai cũng tập trung chỉ biết tích trữ tri thức thôi và rồi sự phát triển của con người sẽ giúp cho xã hội hoàn thiện, tri thức phát triển thì kinh tế phát triển…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLoài người sẽ không tránh khỏi cái ác cho tới khi các nhà triết học chân chính và biết tư duy đúng đắn chưa giữ được các chức trách nhà nước hoặc các .doc
Luận văn liên quan