Xác định tài sản sau hôn nhân

A và B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là 500 triệu đồng, đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung để A kinh doanh riêng để tránh rủi ro cho gia đình. Hai bên vẫn hạnh phúc và sống chung, mỗi người được 250 triệu đồng. Sau khi chia tài sản thì A nói với Blà lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích luỹ cho gia đình. Sau 3 năm A kinh doanh thu được khoản lợi tức là 200 triệu đồng, hàng tháng B được hưởng lương là 5 triệu đồng và chi tiêu dùng hết cho đời sống gia đình. Sau đó A đã có hành vi ngoại tình và dùng số tiền lợi tức đó cho người tình của mình.B yêu cầu ly hôn và yêu cầu đòi lại số tài sản đó có được không?

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tài sản sau hôn nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập 1 A và B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là 500 triệu đồng, đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung để A kinh doanh riêng để tránh rủi ro cho gia đình. Hai bên vẫn hạnh phúc và sống chung, mỗi người được 250 triệu đồng. Sau khi chia tài sản thì A nói với Blà lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích luỹ cho gia đình. Sau 3 năm A kinh doanh thu được khoản lợi tức là 200 triệu đồng, hàng tháng B được hưởng lương là 5 triệu đồng và chi tiêu dùng hết cho đời sống gia đình. Sau đó A đã có hành vi ngoại tình và dùng số tiền lợi tức đó cho người tình của mình.B yêu cầu ly hôn và yêu cầu đòi lại số tài sản đó có được không?  Trả lời: Theo qui định tại Điều 29 Luật HNGĐ về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có qui định: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ DS riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung”. Như vậy, sau khi 2 vợ chồng thỏa thuận chia đôi tài sản chung để kinh doanh riêng thì tài sản riêng của mỗi người là 250 triệu. Điều 30 Luật HNGĐ cũng qui định : “phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Do đó lương của B không nằm trong thỏa thuận phân chia tài sản chung vì tại thời điểm phân chia nó chưa hề tồn tại. Về nguyên tắc (nếu không có thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ HN) thì “thu nhập do lao động, họat động SXKD” của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (khoản 1 Điều 27) là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, theo qui định tại khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001 về hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có qui định: “Thu nhập do lao động, họat động SXKD và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Theo luật định thì “thỏa thuận khác” ở đây phải là “thỏa thuận bằng văn bản”. Dẫn chứng: khoản 1 Điều 4 NĐ70/2001 qui định: “… sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực)”. Ở đây đề bài chỉ nói là “A nói với B” nên coi như thỏa thuận với nội dung “lương của B sẽ chi tiêu cho gia đình còn A kinh doanh để tích lũy cho gia đình” không được xem là “thỏa thuận của vợ chồng”. Như vậy, đối chiếu với qui định tại khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001 thì số lương 5 triệu/tháng của B vẫn là tài sản riêng của B. Cũng thế, theo khoản 1 Điều 8 NĐ70/2001 thì: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác bằng văn bản”. Do vậy, số tiền thu được từ việc A kinh doanh từ tài sản riêng của mình (sau 3 năm là 200 triệu) vẫn là tài sản riêng của A bởi lẽ hai người không có thỏa thuận nào khác bằng văn bản. Số tiền này nếu A không đồng ý nhập vào khối tài sản chung của 2 người thì mặc nhiên nó vẫn là tài sản riêng của A và A có toàn quyền định đoạt, muốn làm gì thì làm, muốn cho ai thì cho (không vi phạm khoản 5 Điều 33 do hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình do đó A có quyền định đọat mà không cần hỏi ý kiến B). Việc B phát hiện mối quan hệ bất chính của A và yêu cầu tòa cho ly hôn là có cơ sở và phù hợp các qui định của PL. Tuy nhiên việc B yêu cầu “đòi lại số tài sản đã có” là không có cơ sở. Ở đây B không thể “đòi lại số tài sản đã có” mà B chỉ có thể đòi lại những tài sản nào là “tài sản riêng” của mình đồng thời yêu cầu tòa phân định “phần tài sản mà mình được chia trong khối tài sản chung của vợ chồng” mà thôi. Theo Điều 95 về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn thì khi phân xử, tòa án phải bảo đảm 2 nguyên tắc : (1) “Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó” (khoản 1 Điều 95); (2) Tài sản chung được giải quyết theo nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì trên nguyên tắc sẽ chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, công sức đóng góp của mỗi bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên (khoản 2 Điều 95). Như vậy, khi phân xử, tòa sẽ áp dụng nguyên tắc (1) để công nhận những tài sản nào là tài sản riêng của B và chúng phải thuộc về B. Dĩ nhiên là B có quyền yêu cầu tòa công nhận số lương 5 triệu/tháng (có được sau thời điểm phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ HN) là tài sản riêng của B (áp dụng khoản 2 Điều 8 NĐ70/2001) như đã phân tích ở trên. Đối với khối tài sản chung của cả 2 vợ chồng thì sẽ phải áp dụng nguyên tắc (2) để phân xử. Tuy nhiên do các bên đã thỏa thuận phân chia toàn bộ tài sản chung (có tổng gía trị là 500 triệu) đang có tại thời điểm thỏa thuận phân chia nên coi như những tài sản chung nào có được từ thời điểm thỏa thuận phân chia trở về trước bây giờ đã không còn. Nếu các bên có thể chứng minh được là mình còn có những tài sản chung khác từ sau thời điểm thỏa thuận phân chia tài sản chung (ví dụ: “tài sản do vợ chồng cùng tạo ra” hoặc “những thu nhập hợp pháp khác” sau thời điểm thỏa thuận phân chia tài sản chung) thì họ vẫn có quyền yêu cầu tòa phân xử để chia theo nguyên tắc thứ (2).  Anh T và chị H được gia đình tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán từ ngày 1/10/1988 (không có đăng ký kết hôn). Trong lễ cưới, cha mẹ anh T tuyên bố cho chị H một sợi dây chuyền (5 chỉ vàng). Hai năm sau, cha mẹ anh T cho vợ chồng anh mảnh đất 150m2 để làm nhà và hai người đã cùng đứng tên chủ quyền mảnh đất này. Cuộc sống gia đình hạnh phúc, hai anh chị đã có các con chung là cháu M (1990) và cháu N (1994). Đến cuối năm 2007, giữa hai người phát sinh mâu thuẫn. Ngày 12/10/2008, anh T đã làm đơn xin ly hôn gửi đến Toà án (Toà đã thụ lý). Trong thời gian chờ giải quyết vụ việc, ngày 15/10/2008, anh T đã kết hôn với chị X (có đăng ký kết hôn). - Toà án sẽ giải quyết vụ việc như thế nào (chia tài sản và con chung) ? Tại sao? Về chia tài sản: Trong lễ cưới, cha mẹ anh T đã tuyên bố cho chị H sợi dây chuyền nên đấy sẽ là tài sản riêng của của chị H. Còn mảnh đất và ngôi nhà cùng với các tài sản có được trong thời kỳ anh chị chung sống và con cái thì chia như khi anh chị ly hôn. Vì ngôi nhà anh chị được cha mẹ anh T tặng cho chung nên là tài sản của cả hai người. - Chị H có đơn yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa anh T và chị X. Toà án sẽ xử lý yêu cầu này ra sao?  Trước tiên, ta xem xét quan hệ giữa anh T và chị H có phải là vợ chồng không. Tại khoản 2.TT01:  Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; do đó, cần phân biệt như sau: a. Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý trong trường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội do Bộ Tư pháp hướng dẫn. b. Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung. Theo lý luận trên Tòa án giải quyết ly hôn giữa T & H (bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng) là đúng( theo điểm b, k1, TT01và theo c.1 NQ02/2000 HDTP), dù rằng T & H đáng lẽ ra phải có nghĩa vụ đăng ký kết hôn, vì như thế sẽ đảm bảo quyền lợi chính đáng cho 2 con của họ ( NQ02/2000HĐTP).Tuy nhiên trong lúc chờ giải quyết vụ việc thì T đăng ký kết hôn với X. Việc đăng ký kết hôn này đã vi phạm khoản 1, điều 10 LHNGĐ. Tòa án sẽ tuyên bố hủy bỏ hôn nhân giữa T & M. Sau khi giải quyết ly hôn xong giữa T và H ( có bản án của Tòa án giựa T & H có hiệu lực pháp lý) thì T mới được đăng ký kết hôn với M Bài tập 2.  A và B là vợ chồng hợp pháp, trước khi kết hôn A có 1 căn nhà, sau khi kết hôn vì hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định nên đã dùng tầng 1 căn nhà đó cho thuê mỗi tháng la 2 triệu đồng để có thêm thu nhập. Sau 5 năm A đã bán căn nhà đó mà không cho B biết.B biết chuyện đã yêu cầu toà án xác định hợp đồng mua bán đó bị vô hiệu.Hỏi toà án sẽ giảin quyết như thế nào ?            Căn nhà được A tạo lập trước khi hôn nhân và sau khi kết hôn cũng không có thỏa thuận nhập vào tài sản chung của vợ chồng nên nó là tài sản riêng của A.  Theo quy định của Khoản 5 Điều 33 Luật HN và GĐ quy định "Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng" Ta thấy theo đề bài ra do AB không có công việc ổn định chứ không phải không có công ăn việc làm. Việc cho thuê nhà chỉ là nhằm có thêm thu nhập cho gia đình chứ không phải là nguồn sống duy nhất của 2 vợi chồng AB nên trong trường hợp này A bán nhà không cần cho B biết là phù hợp với quy định của pháp luật. Do vậy tòa án sẽ tuyên bố yêu cầu của B không được chấp nhậm vì không có căn cứ để xác định hợp đồng mua bán này là vô hiệu. Bài tập 3 :AB là vợ chồng có con là X, đồng ý để X đi làm con nuôi của bà K,khi K lên 10 tuổi thì bà K lại rơi vào tình trạng khó khăn đặc biệt về kinh tế nênAB muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi giữa X và bà K nhưng cả X và bà K đều không đồng ý.Hỏi AB có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hay không ?trong thời gian bà K đang ko có đủ điều kiện nuôi dưỡng X thì AB có nghĩa vụ cấp dưỡng cho X hay không ?nếu X gây ra thiệt hại thì Ab có nghĩa vụ bồi thường cho X không ? - Căn cứ điều 76 Luật HN và GĐ -> A và B không có quyền yêu cầu. - AB không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do X gây ra do luật không quy định cha mẹ phải cấp dưỡng or bồi thường trong trường hợp này. Theo luật nuôi con nuôi chuẩn bị có hiệu lực 01/01/2011 thì cha mẹ không có nghĩa vụ này trừ trường hợp AB và K có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, AB có quyền được đề nghị bà K cho mình được chu chập cho con mình khỏi phải đói khổ. Nếu bà K không chấp nhận mà để X phải chụi đói, khổ thì AB có quyền yêu cầu tòa án chấp dứt việc nuôi con nuôi của bà K theo điều 77 Luật HN và GĐ vì tội hành hạ người khác theo quy định của luật hình sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập 1 A và B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là 500 triệu đồng, đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung để A kinh doanh riêng để trán.doc
Luận văn liên quan