Đề tài Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế

MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt 2 Lời nói đầu 3 Phần một: KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4 1.1. Khái niệm thuế TNDN . 4 1.2. Nguồn gốc thuế TNDN 4 1.3. Đối tượng nộp và không nộp thuế TNDN 4 1.4. Căn cứ tính thuế TNDN 5 1.5. Phương pháp tính thuế 5 1.6. Thuế suất thuế TNDN . 6 1.7. Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN 6 1.8. Ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN 16 Phần hai: PHÂN BIỆT LỢI NHUẬNKẾ TOÁN & LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ 20 2.1. Doanh thu chịu thuế và cách xác định . 20 2.2. Chi phí kinh doanh và chi phí hợp lý (chi phí thuế) 22 2.3.Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế 25 Phần ba:ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đầy đủ BTC Bộ Tài chính TT Thông tư CP Chính phủ NĐ Nghị định TNCT Thu nhập chịu thuế TN Thu nhập CP Chính phủ TNDN Thu nhập doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh LỜI NÓI ĐẦU Ta biết rằng, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và khi nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước càng lớn thì tất yếu phải đòi hỏi nguồn thu từ thuế ngày càng tăng. Bên cạnh đó, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dung, điều chỉnh các cân đối lớn trong nền kinh tê – xã hội. Thông qua thu thuế Nhà nước thực hiện kiểm kê, kiểm soát và quản lý kinh tê – xã hội, đồng thời điều tiết thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Ở các nước phát triển, Luật Kế toán là căn cứ để ban hành các chuẩn mực kế toán. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vào ngày 31/12/2001, Bộ Tài chính ký Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ban hành và công bố 04 chuẩn mực kế toán đầu tiên của Việt Nam dựa trên cơ sở nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong 4 chuẩn mực kế toán này thì Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết. Chuẩn mực này là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệp lựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành về thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán. Và đây cũng là nội dung nghiên cứu của em. Sinh viên thực hiện Vũ Minh Duy PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm thuế TNDN: Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên thu nhập chịu thuế của các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, cơ sở tính thuế TNDN không phải là toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp mà cơ sở tính thuế là TNCT. 1.2. Nguồn gốc thuế TNDN: Thuế TNDN ra đời xuất phát từ yêu cầu đảm bảo nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Ngoài ra, còn là công cụ quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. 1.3. Đối tượng nộp và không nộp thuế TNDN: 1.3.1. Đối tượng nộp: a) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại, các văn bản pháp luật chuyên ngành khác dưới các hình thức: - Công ty cổ phần; - Công ty trách nhiệm hữu hạn; - Công ty hợp danh; - Doanh nghiệp tư nhân; - Doanh nghiệp Nhà nước; - Nhóm công ty; b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; c) Đơn vị sự nghiệp (bao gồm công lập và ngoài công lập) có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hoặc có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực; d) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã bao gồm liên minh hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác. đ) Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập.

doc51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền thuê đất (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có) với bên nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất, thời điểm chuyển quyền thuê đất. 7.1.2. Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế, bao gồm: - Giá vốn của đất chuyển quyền - Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu. - Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất. - Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng. - Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viễn thông… - Các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải hạch toán riêng các khoản chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh. Không được tính vào chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các khoản chi phí đã được Nhà nước thanh toán hoặc thanh toán bằng nguồn vốn khác. 7.2. Thuế suất thuế TNDN từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất là 28%. Sau khi tính thuế thu nhập theo mức thuế suất 28%, phần thu nhập còn lại phải tính thuế thu nhập bổ sung theo biểu luỹ tiến từng phần dưới đây: Biểu thuế luỹ tiến từng phần Bậc Tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí Thuế suất 1 Đến 15% 0% 2 Trên 15% đến 30% 10% 3 Trên 30% đến 45% 15% 4 Trên 45% đến 60% 20% 5 Trên 60% 25% 8. Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn đầu tư vào cơ sở kinh doanh Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn đầu tư vào cơ sở kinh doanh được xác định: THU NHẬP CHỊU THUẾ = Giá chuyển nhượng - Giá vốn của phần vốn chuyển nhượng - Chi phí chuyển nhượng 1.7.1.Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh: a. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; b. Kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định; c. Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế; d. Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, báo cáo kế toán, hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế; e. Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường. 1.7.2. Kê khai thuế: a. Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 tháng 01; nếu tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm có sự thay đổi lớn thì cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý. Trong trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chưa phù hợp thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp cả năm và từng quý. b. Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì số thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề do cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định. c. Mẫu tờ khai thuế TNDN tạm tính: Trong đó: + Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế theo giá thị trường mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả các khoản lợi nhuận chưa chia và các khoản lợi ích khác hoặc các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh (nếu có). + Giá vốn của phần vốn chuyển nhượng được xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ kế toán về vốn đầu tư vào cơ sở kinh doanh của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng vốn tại thời điểm chuyển nhượng vốn và được các bên tham gia doanh nghiệp hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hoá đơn hợp lệ. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền). PHẦN HAI: CƠ SỞ THỰC TIỂN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP: THU NHẬP CHỊU THUẾ & LỢI NHUẬN KẾ TOÁN Tờ khai thuế TNDN quý: Có 2 mẫu tờ khai thuế TNDN : Mẫu số 01A/TNDN: Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp xác đinh được chi phí phát sinh của kỳ tính thuế Mẫu số 01B/TNDN: Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không xác đinh được chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế Lưu ý: phải áp dụng thống nhất mẫu tờ khai cho cả kỳ tính thuế theo năm duơnglịch hoặc theo năm tài chinh. Mẫu số: 01A/TNDN (Ban hành kèm theo thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH (Dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh) [01] Kỳ tính thuế: Quý...năm.... [02] Người nộp thuế:………………………………………………… [03] Mã số thuế:……………………………………………………... [04] Địa chỉ:………………………………………………………….. [05] Quận huyện:.................................[06] Tỉnh/Thành phố:....................... [07] Điện thoại:……….....[08] Fax:.....................[09] Email:...................... Đơn vị tiền: đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu 1 Doanh thu phát sinh trong kỳ [10] 2 Chi phí phát sinh trong kỳ [11] 3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ ([12]=[10]-[11]) [12] 4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế [13] 5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế [14] 6 Lỗ được chuyển trong kỳ [15] 7 Thu nhập chịu thuế ([16]=[12]+[13]-[14]-[15]) [16] 8 Thuế suất thuế TNDN [17] 9 Thuế TNDN dự kiến miễn giảm [18] 10 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([19]=[16]x[17]-[18]) [19] Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai. ......,ngày.....tháng....năm........ NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) Mẫu số: 01B/TNDN (Ban hành kèm theo thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH (Dành cho người nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu) [01] Kỳ tính thuế: Quý...năm.... [02] Người nộp thuế:…………………………………………………….. [03] Mã số thuế:…………………………………………………………. [04] Địa chỉ:……………………………………………………………… [05] Quận huyện:..........................[06] Tỉnh/Thành phố:........................... [07] Điện thoại:………….[08] Fax:………….[09] Email:........................ Đơn vị tiền: đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu 1 Doanh thu phát sinh trong kỳ [10] a Doanh thu theo thuế suất chung [11] b Doanh thu của dự án theo thuế suất ưu đãi [12] 2 Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu [13] 3 Thuế suất a Thuế suất chung (%) [14] b Thuế suất ưu đãi (%) [15] 4 Thuế TNDN phát sinh trong kỳ ([16]=[17]+[18]) [16] a Thuế TNDN tính theo thuế suất chung ([17]=[11]x[13]x[14]) [17] b Thuế TNDN tính theo thuế suất ưu đãi ([18]=[12]x[13]x[15] [18] 5 Thuế TNDN dự kiến miễn giảm [19] 6 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([20]=[16]-[19]) [20] Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai. ......,ngày.....tháng....năm........ NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) Ngoài ra, còn có các bảng số liệu kèm theo sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP [01] Kỳ tính thuế:......từ.......đến....... Mẫu số: 01B/TNDN (Ban hành kèm theo thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính) [02] Người nộp thuế:……………………………………………………… [03] Mã số thuế:………………………………………………………….. [04] Địa chỉ:………………………………………………………………. [05] Quận huyện:..............................[06] Tỉnh/Thành phố:........................ [07] Điện thoại:………………[08] Fax:…………..[09] Email:................ Đơn vị tiền: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Mã số Số tiền A Kết quả kinh doanh kỳ báo cáo tài chính 1 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN B Xác định thu nhập chịu thuế theo luật thuế TNDN 1 Điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế TNDN (B1=B2+B3+…+B16) 1.1 Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu 1.2 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm 1.3 Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài 1.4 Chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định 1.5 Chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định 1.6 Chi phis không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định 1.7 Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt về vi phạm hành chính đã tính vào chi phí. 1.8 Chi phí không lien quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế TNDN. 1.9 Chi phí tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm hợp đồng chế độ hợp đồng lao động. Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty TNHH không trực tiếp tham gia điều hành SXKD. 1.10 Các khoản trích trước vào chi phí thực tế không chi. 1.11 Chi phí tiền ăn giữa ca vượt mức quy định 1.12 Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định 1.13 Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính 1.14 Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng mô giới, chi phí hội họp và các loại chi phí khác vượt mức quy định 1.15 Các khoản điều chỉnh tăng làm tăng lợi nhuận trước thuế khác 2 Điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế TNDN (B17=B18+…+B22) 2.1 Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế TNDN 2.2 Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước 2.3 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng 2.4 Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính 2.5 Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác 3 Tổng thu nhập chịu thuế TNDN chưa trừ chuyển lỗ (B23=A1+B1-B17) 3.1 Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyề thuê đất) 3.2 Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đát, chuyển quyền thuê đất 4 Lỗ từ các năm trước chuyển sang 5 Tổng thu nhập chịu thuế TNDN (đã trừ chuyển lỗ) (B29=B30+B31) 5.1 Thu nhập từ hoạt động SXKD (trừ thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) (B30=B24-B27) 5.2 Thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (B31=B25-B28) C Xác định số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế 1 Thuế TNDN từ hoạt động SXKD (C1=C2-C3-C4-C5) 1.1 Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất phổ thông (C2=B30X28%) 1.2 Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng thuế suất khác mức thuế suất 28% 1.3 Thuế TNDN được miễn giảm trong kỳ tính thuế 1.4 Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế 2 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C6=C7+C8-C9) 2.1 Thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (C7=B31x 28%) 2.2 Thuế thu nhập bổ sung từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất 2.3 Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở tỉnh/ thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính 3 Thuế TNDN phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế (C10=C1+C6) D. Ngoài các Phụ lục của tờ khai này, chúng tôi gữi kèm theo các tài liệu sau: 1 2 3 4 Tôi xin cam đoan các số liệu kê khai trên là hoàn toàn đúng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai. ......,ngày.....tháng....năm........ NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) Phụ lục KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ. Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm….. Mẫu số: 03-1A/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/2/2007 của Bộ Tài chính) Người nộp thuế:………………………………….. Mã số thuế:………………………………………. Đơn vị tiền: đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu Mã số Số tiền Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính 1 Doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ 01 Trong đó:doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu 02 2 Các khoản giãm trừ doanh thu ([03]=[04]+[05]+[06]+[07]) 03 a Chiết khấu thương mại 04 b Giảm giá hang bán 05. c Giá trị hang bán bị trả lại 06 d Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương phap trực tiếp phải nộp. 07 3 Doanh thu hoạt động tài chính 08 4 Chi phí sản xuất kinh doanh HH,DV ([09]=[10]+[11]+[12]) 09 a Giá vốn hang bán 10 b Chi phí bán hàng 11 c Chi phí quản lý doanh nghiệp 12 5 Chi phí tài chính 13 Trong đó: chi phí lãi tiền vay dung sản xuất, kinh doanh 14 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ([15]=[01]-[03]+[08]-[09]-[13]) 15 7 Thu nhập khác 16 8 Chi phí khác 17 9 Lợi nhuận khác ([18]=[16]-[17]) 18 10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp ([19]=[15]+[18]) 19 .....,ngày.....tháng....năm........ NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) 1.7.3. Nộp thuế: a. Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý. Chính phủ quy định thủ tục nộp thuế đơn giản, thuận tiện, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thu thuế chặt chẽ, có hiệu quả. b. Cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật thuế TNDN phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế hàng tháng được ghi trong thông báo chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo. c. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. d. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số tiền chi trả và nộp vào ngân sách nhà nước cùng thời điểm chuyển trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. 1.7.4. Quyết toán thuế: a. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản sau đây: - Doanh thu; - Chi phí hợp lý; - Thu nhập chịu thuế; - Số thuế thu nhập phải nộp; - Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm; - Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài; - Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa. b. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch; trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo năm tài chính đó. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản. Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này. 1.7.5. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế: a. Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định của Luật này; b. Thông báo cho cơ sở kinh doanh về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế và quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; nếu cơ sở kinh doanh không nộp đầy đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật này để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt thì chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật; c. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh và các yếu tố khác không hợp lý thì cơ quan thuế có quyền xác định lại để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp; d. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế; e. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; f. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định. 1.8. Ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN: 1.8.1. Các hình thức ưu đãi thuế: a. Thuế suất ưu đãi đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh của một số loại hình doanh nghiệp được quy định tại Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. b. Miễn thuế, giảm thuế có thời hạn đối với thu nhập từ một số hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Điều 14 và Điều 15 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. c. Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ từ nguồn thu nhập trước khi tính thuế quy định tại Điều 17 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.8.2. Thuế suất ưu đãi: a. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh áp dụng đối với: - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm. - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc loại dự án có quy mô lớn, công nghệ cao và mới cần đặc biệt thu hút đầu tư, thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 30 năm. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% quy định tại điểm này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. b. Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ lĩnh vực hoạt động: giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục chi tiết các hoạt động quy định tại khoản này phù hợp với chủ trương, chính sách xã hội hoá của Nhà nước trong từng thời kỳ. c. Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. d. Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân. Đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn áp dụng mức thuế suất 20% sau khi hết thời hạn áp dụng thuế suất 10%. e. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu. 1.8.3. Miễn thuế, giảm thuế: a. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Cơ sở thành lập mới thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. b. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với: - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Cơ sở thành lập mới thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. c. Miễn thuế hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bốn năm tiếp theo đối với: - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. 1.8.4. Miễn thuế, giảm thuế cho các trường hợp khác: a. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng trên 100 lao động có 30% số lao động là nữ trở lên được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ, gồm: - Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho chị em nữ công nhân viên, nếu nghề cũ không còn phù hợp để chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của cơ sở kinh doanh. Khoản chi thêm này bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); - Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý. Số cô giáo này được xác định theo định mức do hệ thống giáo dục đào tạo quy định; - Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm một lần trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên; - Chi bồi dưỡng cho người lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động và tình hình biến động thực tế của giá tiêu dùng trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi tối đa cho người lao động nữ sau khi sinh con; - Trong thời gian cho con bú, nếu vì lý do khách quan người lao động nữ  không nghỉ cho con bú theo chế độ quy định mà ở lại làm việc cho cơ sở kinh doanh thì thời gian làm việc này người lao động nữ được trả phụ cấp làm thêm giờ theo chế độ. b. Doanh nghiệp sử dụng 30% số lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số, gồm: - Chi cho công tác đào tạo nghề bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học). PHẦN HAI: PHÂN BIỆT LỢI NHUẬN KẾ TOÁN & LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ 2.1.Doanh thu chịu thuế và cách xác định: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: a. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. b. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.  c. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau: - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hoá trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm. - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ; - Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền cho thuê thu trước cho nhiều năm. - Đối với hoạt động tín dụng, cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, tiền thuê phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế; Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền chênh lệch từ tổng các giao dịch đã thực hiện trong kỳ tính thuế. - Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, các khoản thu tu bổ sân gôn và dịch vụ khác thu được trong kỳ tính thuế. - Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ số tiền được hưởng từ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểm hoàn thành dịch vụ vận chuyển. - Đối với hoạt động bán điện, nước sạch là số tiền ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác nhận chỉ số công tơ và ghi trên hoá đơn tính tiền. - Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm, giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình nghiệm thu bàn giao hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt nghiệm thu bàn giao. - Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. - Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. - Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: + Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu thì doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng bên là số tiền bán hàng hoá, dịch vụ của từng bên được chia theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. + Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng bên là số tiền bán sản phẩm đó. + Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận thì doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là số tiền bán hàng hoá, dịch vụ của hợp đồng hợp tác kinh doanh . Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cử ra một bên làm đại diện, xuất hoá đơn, ghi nhận doanh thu và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng là số tiền khách chơi thua trừ số tiền khách chơi thắng. 2.2. Chi phí kinh doanh và chi phí hợp lý (chi phí thuế): Chi phí kinh doanh bao gồm cả chi phí hợp lý (chi phí thuế) và chi phí không hợp lý. Chi phí hợp lý là cơ sở để xác định lợi nhuận chịu thuế và thuế TNDN phải nộp, dó là: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp: mua sản phẩm làm bằng mây, tre, cói, dừa, cọ, của người nông dân trực tiếp làm ra; mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân không kinh doanh; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác; mua nông, lâm, thuỷ sản của người sản xuất, đánh bắt bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán và Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký và chịu trách nhiệm. Còn chi phí không hợp lý là các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số khoản chi không được trừ chi tiết như sau: - Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường; Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần bồi thường bảo hiểm và/hoặc phần bồi thường do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật. - Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do Bộ Tài chính quy định; - Phần chi vượt mức theo quy định của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng; - Phần trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của Bộ Tài chính; phần trích khấu hao tài sản cố định không tham gia vào sản xuất kinh doanh, không phục vụ người lao động của doanh nghiệp; phần trích khấu hao tài sản cố định tương ứng với nguyên giá vượt 800 triệu đồng đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi; phần khấu hao lũy kế vượt 800 triệu đồng tính đến hết năm tính thuế 2008 đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi đang sử dụng trước ngày 01 tháng 01 năm 2009; phần trích khấu hao tài sản cố định đối với tàu bay dân dụng và du thuyền không đăng ký sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch; phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản cố định trong các trường hợp góp vốn liên doanh, điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp định giá tài sản cố định khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Bộ Tài chính quy định số lượng tối đa đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngỗi được trích khấu hao vào chi phí được trừ phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. - Các khoản trích trước vào chi phí không có mục tiêu chi hoặc trở nên không còn mục tiêu chi so với khi trích lập, gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định, trích trước chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác theo quy định của Bộ Tài chính; - Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; - Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra; Phương án 1: Doanh nghiệp thành lập chưa đủ 3 năm (năm tính đủ 12 tháng) tính đến 31 tháng 12 năm 2008 được áp dụng tỷ lệ giới hạn là 15% kể từ năm tính thuế 2009 đến khi đủ 3 năm tính từ khi được cấp phép thành lập. Phương án 2: Mức 15% chỉ áp dụng cho Doanh nghiệp thành lập mới có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009, không kể trường hợp chia, tách, sát nhâp, chuyển đổi sở hữu. - Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế; - Khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. 2.3. Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế: a. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. b. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, cộng thu nhập khác nhận được từ các nguồn, kể cả thu nhập thu được ở nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp đang được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật thuế TNDN không được tính vào thu nhập của hoạt động được ưu đãi thuế. c. Cách xác định một số khoản thu nhập chịu thuế khác như sau: - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bằng tổng giá trị thực tế theo giá thị trường mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng kể cả các khoản lợi nhuận chưa chia và các khoản lợi ích khác trừ giá vốn của phần vốn chuyển nhượng và trừ chi phí chuyển nhượng. Giá vốn của phần vốn chuyển nhượng được xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ kế toán của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng vốn tại thời điểm chuyển nhượng vốn hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập. Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hoá đơn hợp lệ. Trường hợp giao dịch không có đủ hồ sơ, chứng từ xác nhận giá chuyển nhượng, giá vốn và chi phí hoặc giá ghi trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế - Thu nhập từ các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bằng tổng số tiền thu được từ bán bản quyền, bán quyền sở hữu trí tuệ đó trừ đi giá vốn để có quyền sở hữu trí tuệ hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ và các khoản chi khác được trừ liên quan. Giá vốn để có quyền sở hữu trí tuệ hoặc các chi phí tạo ra, phí duy trì phải nộp hằng năm, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ chỉ được tính trừ một lần. - Thu nhập về cho thuê tài sản là số tiền thu được từ hoạt động cho thuê, cho thuê lại tài sản trừ các khoản chi đi thuê tài sản, chi phí khấu hao, duy trì, bảo dưỡng tài sản và các chi phí khác góp phần tạo ra và tương ứng với doanh thu . - Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản bằng toàn bộ số tiền chuyển nhượng, thanh lý tài sản thu được trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt động này. - Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán hàng trả chậm bằng toàn bộ số tiền lãi thu được; - Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái bằng toàn bộ số tiền thu từ bán ngoại tệ hoặc số tiền thu được khi quy đổi trừ giá vốn ngoại tệ (không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh); - Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài là tổng số thu nhập tính thuế trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài. d. Thu nhập được miễn thuế: Thu nhập được miễn thuế được quy định tại Điều 4 của Luật thuế TNDN. Một số khoản thu nhập được miễn thuế được chi tiết như sau: - Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng ; thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi. - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp. Trường hợp số lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV bình quân trong năm thấp hơn30% thì phần thu nhập được miễn thuế xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV bình quân trên tổng số lao động bình quân trong năm. Doanh nghiệp quy định tại khoản này phải có tổng số lao động bình quân trong năm là 100 người nếu hoạt động tại đô thị cấp 2 trở lên, 50 người đối với các địa bàn còn lại. - Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội: + Nếu hoạt động dạy nghề thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì toàn bộ thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế. + Nếu hoạt động dạy nghề thực hiện tại địa bàn khác mà số học viên thuộc các đối tượng nêu tại khoản này chiếm từ 30% trở lên trong tổng số học viên thì toàn bộ thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế; trường hợp thấp hơn 30% thì phần thu nhập được miễn thuế xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số học viên thuộc các đối tượng nêu tại khoản này trên tổng số học viên. - Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp được ưu đãi thuế. - Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam; trường hợp không sử dụng đúng mục đích thì khoản thu nhập này không được miễn thuế. Tổ chức nhận tài trợ phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thuế tính trên toàn bộ số tiền sử dụng không đúng mục đích. Tổ chức nhận tài trợ nêu tại khoản này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, trong điều lệ có quy định việc thực hiện các hoạt động nêu trên và thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật. PHẦN BA: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề: thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán thuế tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số tổ chức, cá nhân còn lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục được vấn đề này hay không? Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): TNCT = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác. Còn theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành: TNCT = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Thực tế cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau: Về doanh thu: Điều 4, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa,hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm: Một là: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán. Hai là: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Ba là: các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN. Bốn là: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu thuế tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt). Về chi phí thực tế: cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí nhưng không được đưa vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế. Qua phân tích, từ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự khác biệt trên, Nhà nước ta có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN theo hướng thu  hẹp dần sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch trên là tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn như: Chính sách thanh toán không dùng tiền mặt, bán hóa đơn lẻ và nhất là khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in... Các doanh nghiệp cũng thấy rằng sử dụng hóa đơn trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, giám sát được chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Từ 1/1/2009, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chính thức hạ xuống còn 25%, theo Luật Thuế TNDN được Quốc hội thông qua ngày 3/06/2008. việc giảm thuế suất này sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Đây cũng là định hướng trong Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010. Mặc dù việc giảm thuế suất có thể ảnh hưởng phần nào đến nguồn thu trước mắt, nhưng sẽ khuyến khích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong tương lai.  Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế có tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ hợp pháp, khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật, chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng ngoài ngân hàng, các tổ chức tín dụng được nâng lên tối đa 150% lãi suất cơ bản so với 120% như đề nghị cũ.  Chính phủ đã đồng ý phương án giảm 30% thuế TNDN cho các DN, thời điểm thực hiện ngay trong quý IV/2008. Bên cạnh đó, việc giảm 30% thuế TNDN cũng sẽ được áp dụng đối với các DN khó khăn trong năm 2009. Thời gian chậm nộp thuế thay vì 6 tháng như trước đây sẽ kéo dài lên 9 tháng. Trên đây là một số nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện chính sách thuế TNDN hiện hành. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Huyền Trang đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt bài đề án này. PHẦN BA: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP: THU NHẬP CHỊU THUẾ & LỢI NHUẬN KẾTOÁN Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề: thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán thuế tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số tổ chức, cá nhân còn lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục được vấn đề này hay không? Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): TNCT = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác. Còn theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành: TNCT = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Thực tế cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau: Về doanh thu: Điều 4, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm: Một là: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán. Hai là: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Ba là: các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN. Bốn là: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu thuế tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt). Về chi phí thực tế: cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí nhưng không được đưa vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế. Qua phân tích, từ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự khác biệt trên, Nhà nước ta có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN theo hướng thu  hẹp dần sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch trên là tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn như: Chính sách thanh toán không dùng tiền mặt, bán hóa đơn lẻ và nhất là khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in... Các doanh nghiệp cũng thấy rằng sử dụng hóa đơn trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, giám sát được chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Công- NXB ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN. Giáo trình Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. 2. PGS.TS. Đỗ Minh Đức, TS. Nguyễn Việt Cường- NXB BTC. Giáo trình Lý thuyết Thuế. 3. Các website: - www.gdt.gov.vn - www.tapchi ketoan.info www.vietnamnet.com www.mof.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuế thu nhập doanh nghiệp- Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế.doc
Luận văn liên quan