Mục Lục
Đánh giá mức độ đóng ghóp của các thành viên 4
Câu 1: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5
Câu 2: Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài 6
2.1 Mô hình lý thuyết của đề tài 6
2.2 Mô hình cụ thể của đề tài 7
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu tác giả đã sử dụng 14
3.1 Nghiên cứu định tính: 14
3.2 Nghiên cứu định lượng 14
Câu 4: Việc tóm lược lý thuyết liên quan có hỗ trợ cho mô hình nghiên cứu này không? 19
4.1 Mô hình lý thuyết liên quan. 19
4.2 Mô hình nghiên cứu. 19
4.3 Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng & ủng hộ cho mô hình nghiên cứu: 19
Câu 5: Cách đặt câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không ? 23
Câu 6: Giải thích kết quả xử lý thống kê 26
6.1 Bảng I: 26
6.2 Bảng II: 28
6.2.1 Đối với xây dựng các định hướng tiếp thu công nghệ: 30
6.2.2 Đối với xây dựng các định hướng giảm rủi ro công nghệ: 30
6.2.3 Đối với xây dựng định hướng nền theo hướng R & D: 31
6.3 Bảng III: 31
6.3.1 Phân tích nhóm yếu tố chiến lược thích ứng nhanh: 32
6.3.2 Phân tích nhóm yếu tố chiến lược giảm chi phí: 33
6.4 Bảng IV: 34
6.4.1 Phân tích nhóm về nhân tố khả năng tiếp thu công nghệ: 35
6.4.2 Phân tích nhóm về nhân tố kinh nghiệm liên minh: 36
6.5 Bảng V: 36
6.5.1 Phân tích nhóm về yếu tố kinh nghiệm TMT: 37
6.5.2 Phân tích nhóm về yếu tố chiến lược chụi đựng rủi ro: 38
6.6 Bảng VI: 39
43 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình dự phòng chiến lược cho liên minh công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ cao hơn chiến lược phân khúc thị trường sau đó. Việc tiếp cận các thành tựu công nghệ thông qua thỏa thuận về giấy phép hoạt động hoặc tiếp cận nguồn nhân lực có kinh nghiệp về công nghệ đó.
Từ các quan điểm này, nhóm tác giả của đề tài nghiên cứu đã rút ra giả thuyết
H6. Chiến lược điều chỉnh những mô hình hoạt động kinh doanh phù hợp giữa các nhân tố chiến lược và mô hình liên minh công nghệ, sẽ dẫn đến cạnh tranh tốt hơn trong ngành công nghệ cao.
Giả thuyết H7:
- Theo quan điểm của Beheshti (2004): thật sự khó và không chắc là một doanh nghiệp với giới hạn về khả năng có thể phát triển được công nghệ, nguồn lực chiến lược ở mức chi phí thấp và trong thời gian ngắn.
- Theo Steensma và Corley (2001): với nhận định về nguồn lực trong liên minh: kinh nghiệm của ban quản trị cấp cao, công nghệ hiện tại, kinh nghiệm liên minh trước đó… như là cơ hội phát triển để doanh nghiệp có thể tái cơ cấu thông qua việc mua lại công nghệ.
- Theo Leonard Barton (1995): có cơ hội lớn hơn cho việc phát triển công nghệ cốt lõi thông qua việc chuyển nhượng hơn là thông qua việc ký kết thỏa thuận sử dụng giấy phép hoạt động.
Từ các quan điểm này, nhóm tác giả của đề tài nghiên cứu đã rút ra giả thuyết :
H7. Chiến lược điều chỉnh những mô hình hoạt động kinh doanh phù hợp giữa năng lực tổ chức và mô hình liên minh công nghệ, sẽ dẫn đến cạnh tranh tốt hơn trong ngành công nghệ cao.
Giả thuyết H8:
- Theo Aulakh and Kotabe (1997): đưa ra một cách tiếp cận ngẫu nhiên thông qua việc liên kết hai hay nhiều biến độc lập với một kết quả phụ thuộc để giải thích tác động của cách bố trí chiến lược – cấu trúc trong hiệu quả tổ chức. Theo các luận cứ ngẫu nhiên, nghiên cứu này đề xuất rằng cả liên minh kỹ thuật và các nhân tố bên trong nếu được thực hiện riêng lẻ thì không thể dự đoán được hiệu quả hoạt động của các công ty trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
Từ quan điểm này, nhóm tác giả của đề tài nghiên cứu đã rút ra giả thuyết :
H8. Nhằm phù hợp với các qui định theo lý thuyết, lựa chọn liên minh dựa trên các biến trước đó (vd: các nhân tố định hướng liên minh, nhân tố chiến lược và khả năng tổ chức) nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh được liên quan một cách rõ ràng đến hiệu quả hoạt động của công ty trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
Giả thuyết H9:
- Theo quan điểm cùa Teece et al., 1997 và Montes et al., 2003: lợi thế cạnh tranh cần khai thác các khả năng riêng vốn có bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, và phát triển những cái mới. Vì vậy, lợi thế cạnh tranh cần phải tập trung vào tính riêng biệt để làm thế nào doanh nghiệp xây dựng khả năng riêng, và làm thế nào để làm mới tính cạnh tranh nhằm đáp ứng các thay đổi của môi trường DTC
Từ quan điểm này, nhóm tác giả của đề tài nghiên cứu đã rút ra giả thuyết :
H9. Mối liên hệ giữa lợi thế cạnh tranh và hiệu quả quản lý của liên minh kỹ thuật chính là việc điều chỉnh phần nào thông qua việc làm mới năng lực cốt lõi trong hợp tác hoạt động của các công ty.
Từ 9 giả thuyết trên, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình 7 yếu tố của đề tài nghiên cứu:
Lợi thế cạnh tranh
Chiến lược nguồn lực
Khả năng quản lý công nghệ
Khả năng cải tiến sản phẩm
Khả năng cải tiến quy trình
Năng lực cốt lõi
Năng lực quản lý chất lượng
Năng lực công nghệ
Hiệu quả
quản lý
Hiệu quả kinh doanh chung
Hiệu quả cải tiến
Các nhân tố chiến lược
Thích ứng nhanh
Giảm chi phí
Mô hình liên minh công nghệ
Theo hợp đồng
Hợp tác phát triển
Thỏa thuận đăng ký
Thỏa thuận chiến lược
Theo vốn góp
Cổ phần
Chuyển nhượng vốn
Các nhân tố năng lực tổ chức
Khả năng học hỏi công nghệ
Kinh nghiệm liên minh
Rủi ro TMT
Kinh nghiệm TMT
Các nhân tố định hướng liên minh
Định hướng tiếp thu công nghệ
Định hướng giảm rủi ro công nghệ
Định hướng quy mô kinh tế theo R&D
H1
H3
H2
H7
H8
H9
H6
Hhh4
Hình 2.2: Mô hình cụ thể
Câu 3: Phương pháp nghiên cứu tác giả đã sử dụng
Nghiên cứu định tính kết hợp Nghiên cứu định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng là chủ yếu.
3.1 Nghiên cứu định tính:
Nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nền (Grounded theory) để xây dựng lý thuyết khoa học cho bài nghiên cứu. Thông qua việc thu thập, xây dựng , kết nối các dữ liệu từ các nghiên cứu trước, tác giả đã xây dựng cho mình chín giả thiết làm nền tảng để phát triển nghiên cứu của mình.
Cụ thể là :
- Từ các quan điểm của Hagedoorn và Shakenraad (1994) về khuynh hướng hợp tác R&D, Quan điểm của Wiersema và Bantel (1992) về các nhân tố nội bộ, Quan điểm của Tyler và Steensma (1998) về kinh nghiệm và định hướng rủi ro của TMT nhóm tác giả đã rút ra được giả thiết 1: Những khả năng hiện có của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng chung đến việc lựa chọn mô hình liên minh công nghệ vượt qua và hơn cả những đặc trưng của ban quản trị cấp cao (TMT).
- Từ quan điểm của Powell (1987), quan điểm của Porter (1980), Mody (1993), Teece (1988), Liao và Greenfield (1997) nhóm tác giả rút ra giả thiết 2: Các nhân tố chiến lược của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng chung đến sự lựa chọn mô hình liên minh công nghệ, vượt qua và hơn cả khả năng hiện có của doanh nghiệp.
3.2 Nghiên cứu định lượng
Từ nghiên cứu định tính xây dựng mô hình lý thuyết, nhóm tác giả đã chỉ ra bảy yếu tố (bảy biến) được nghiên cứu trong bài báo:
Các nhân tố định hướng liên minh
Các nhân tố năng lực tổ chức
Các nhân tố chiến lược
Lợi thế cạnh tranh
Năng lực cốt lõi
Hiệu quả quản lý
Mô hình liên minh kỹ thuật
Trong đó biến nghiên cứu là Lợi thế cạnh tranh (bao gồm Nguồn lực chiến lược và Năng lực cốt lõi) và Hiệu quả quản lý. Biến tác động gồm: Các nhân tố định hướng liên minh, Các nhân tố năng lực tổ chức, Các nhân tố chiến lược, Mô hình liên minh kỹ thuật
Sau đó bằng phương pháp phân tích nhân tố (Factor analysis), tác giả đã kiểm tra lại kích cỡ của dữ liệu để tóm tắt đặc điểm chính của một số lượng lớn biến., chuyển dịch các yếu tố thành phần đo lường một biến này thành các biến khác. Kết quả của phân tích nhân tố là làm gia tăng số lượng biến. Cụ thể là:
- Ba nhân tố đã được tìm thấy nhằm giải thích cho cấu trúc của nhân tố định hướng liên minh: định hướng nền kinh tế theo hướng R&D, định hướng giảm rủi ro công nghệ và định hướng tiếp nhận công nghệ (Hệ số tương quan biến – tổng = 0,699 – 0,923, α = 0,75 - 0,94).
- Hai nhân tố được mô tả trong cấu trúc của các nhân tố chiến lược, bao gồm chiến lược giảm thiểu chi phí và chiến lược thích ứng nhanh (Hệ số tương quan biến – tổng = 0,679 – 0,834, α = 0,74 - 0,74).
- Bốn nhân tố trong cấu trúc nhân tố khả năng tổ chức, gồm khả năng tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm liên minh, kinh nghiệm của đội ngũ quản lý cấp cao (TMT), khả năng định hướng rủi ro của đội ngũ quản lý cấp cao (TMT) với Hệ số tương quan biến – tổng = 0,646 – 0,985, α = 0,80 - 0,92.
- Ba nhân tố trong cấu trúc nguồn chiến lược, gồm khả năng quản lý công nghệ, khả năng cải tiến qui trình, và khả năng cải tiến sản phẩm và các mục với Hệ số tương quan biến – tổng = 0,755 – 0,909, α = 0,79 - 0,88.
- Hai nhân tố trong cấu trúc năng lực cốt lõi, gồm năng lực quản lý chất lượng (Hệ số tương quan biến – tổng = 0,804 – 0,902, α = 0,84) và năng lực công nghệ (Hệ số tương quan biến – tổng = 0,709 – 0,929, α = 0,65).
- Hai nhân tố được tìm thấy để giải thích cấu trúc hiệu quả quản lý: hiệu quả kinh doanh chung và hiệu quả cải tiến (Hệ số tương quan biến – tổng = 0,760 – 0,895, α = 0,67 – 0,91).
Như trong bảng I, tất cả các yếu tố nghiên cứu thường có hệ số tương quan biến – tổng cao (lớn hơn 0.30) và hệ số α Cronbach (lớn hơn 0.60). Các kết quả cũng chỉ ra mức độ phù hợp cao của mỗi nhân tố đối với các cấu trúc liên quan.
Cấu trúc nghiên cứu
Nhân tố nghiên cứu
Số lượng
Hệ số tương quan biến – tổng
Hệ số cronbach a
Những nhân tố định hướng liên minh
Định hướng nền kinh tế theo hướng R&D
4
0.742-0.857
0.82
Định hướng giảm rủi ro công nghệ
3
0.881-0.923
0.94
Định hướng tiếp thu công nghệ
4
0.699-0.791
0.75
Nhân tố chiến lược
Chiến lược giảm chi phí
4
0.679-0.760
0.74
Chiến lược thích ứng nhanh
3
0.769-0.834
0.77
Nhân tố năng lực tổ chức
Khả năng tiếp thu công nghệ
3
0.646-0.889
0.92
Kinh nghiệm liên minh
3
0.744-0.884
0.88
Kinh nghiệm của đội ngũ quản lý cấp cao (TMT)
3
0.782-0.888
0.80
Khả năng định hướng rủi ro của đội ngũ quản lý cấp cao (TMT)
1
0.985
–
Nguồn lực chiến lược
Khả năng quản lý công nghệ
3
0.779-0.847
0.88
Khả năng cải tiến quy trình
2
0.755-0.879
0.79
Khả năng cải tiến sản phẩm
1
0.825-0.909
0.79
Năng lực gốc
Năng lực quản lý chất lượng
3
0.804-0.902
0.84
Năng lực công nghệ
2
0.709-0.929
0.65
Hiệu quả quản lý
Hiệu quả kinh doanh chung
3
0.760-0.895
0.91
Hiệu quả cải tiến
2
0.837-0.841
0.67
Nhóm tác giả cũng đã xây dựng được mô hình thể hiện sự tương tác giữa các biến (mô hình trong câu 2)
Để thu thập dữ liệu, một bản câu hỏi 6 trang gồm 93 mục đã được gửi đến các nhà quản trị cấp cao, các nhà thương thuyết liên minh công nghệ, giám đốc R&D, và nhân viên kế hoạch chiến lược để điều tra ý kiến về liên minh công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Tiếp theo để phân tích sự tương tác giữa các biến, tác giả đã sử dụng phân tích phương sai ANOVA. Phân chia mẫu thành bốn phân nhóm và lần lượt đánh giá sự tương quan của biến tác động đến biến nghiên cứu. Các thử nghiệm được thực hiện bao gồm:
- Sự tác động của các nhân tố định hướng liên minh và mô hình liên minh đến lợi thế cạnh tranh: Phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để đánh giá xem liệu sự phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng và các hình thức liên minh sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh tốt hơn không. Để xác định câu hỏi nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thực hiện phân chia mẫu thành bốn phân nhóm. Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của từng yếu tố lợi thế cạnh tranh trong số các định hướng tiếp thu công nghệ cao / tiếp thu công nghệ thấp với liên minh dựa trên hợp đồng, định hướng tiếp thu công nghệ cao / định hướng tiếp thu công nghệ thấp với liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu
- Sự tác động của các nhân tố chiến lược và mô hình liên minh đến lợi thế cạnh tranh: ANOVA được sử dụng để kiểm tra xem sự phù hợp giữa sự lựa chọn chiến lược và các hình thức liên minh sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh tốt hơn không. Để làm rõ câu hỏi nghiên cứu này, nhóm tác giả phân chia các quan sát toàn bộ thành bốn phân nhóm. Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của từng yếu tố lợi thế cạnh tranh trong số các lựa chọn chiến lược cao / lựa chọn chiến lược thấp với liên minh dựa trên hợp đồng, lựa chọn chiến lược cao / lựa chọn chiến lược thấp với liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu
- Sự tác động của nhân tố khả năng tổ chức và mô hình liên minh đến lợi thế cạnh tranh: ANOVA được sử dụng để kiểm tra xem sự phù hợp giữa khả năng tổ chức và các hình thức liên minh sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh tốt hơn không.
- Sự tác động của một mô hình liên minh dự phòng lên hiệu quả quản lý: ANOVA được sử dụng để đánh giá liệu sự phù hợp của các nhân tố định hướng liên minh, nhân tố chiến lược, nhân tố năng lực tổ chức có dẫn đến hiệu quả quản lý tốt hơn không.
Câu 4: Việc tóm lược lý thuyết liên quan có hỗ trợ cho mô hình nghiên cứu này không?
Việc tóm lược lý thuyết liên quan hỗ trợ rất lớn cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết của đề tài. Từ các quan điểm rút ra từ những nghiên cứu trước đây, đồng thời từ những nhận định riêng của mình, nhóm tác giả đã đưa ra hướng nghiên cứu mới, xác định các biến nghiên cứu từ đó đề xuất mô hình cụ thể cho đề tài nghiên cứu và dùng mô hình này để nghiên cứu định lượng. Từ đó xác định được những kết quả cần thiết, phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu.
4.1 Mô hình lý thuyết liên quan.
- (Nội dung câu 2)
4.2 Mô hình nghiên cứu.
Phụ thuộc vào 3 nhân tố chính:
Kết hợp chặt chẽ các quan điểm ngẫu nhiên và chủ quan về các nhân tố định hướng liên minh, các nhân tố năng lực tổ chức, và các nhân tố chiến lược trong phân tích liên minh kỹ thuật trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Xây dựng mô hình hoạt động nhằm giải thích việc lựa chọn mô hình liên minh kỹ thuật dựa trên các tiếp cận đa dạng được Aulakh and Kotabe (1997) đề xuất, và kiểm tra tính phù hợp giữa các yếu tố và mô hình được lựa chọn, và kết quả chiến lược nguồn lực và các cạnh tranh cốt lõi trong chuyển giao kỹ thuật.
Kiểm tra sự phối hợp hoạt động giữa các nhân tố định hướng chiến lược, khả năng tổ chức, nhân tố chiến lược, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả quản lý, dự trên lý thuyết về việc xem xét chiến lược và học hỏi một cách có tổ chức.
4.3 Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng & ủng hộ cho mô hình nghiên cứu:
- Sự thích ứng & ủng hộ được thể hiện qua bảng bên dưới (lý thuyết & mô hình nghiên cứu thông qua việc ửng hộc các biến nghiên cứu)
Lý thuyết liên quan
Các biến nghiên cứu
- Môi trường bất ổn cộng với công nghệ phức tạp và sự không chắc chắn xung quanh việc phát triển công nghệ có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời (Quan điểm của Harrigan 1985)
- Những doanh nghiệp không có khả năng ưu tiên phát triển công nghệ trong thời gian ngắn sẽ có nguy cơ thất bại, tham gia liên minh công nghệ là hấp dẫn bởi vì liên minh thường yêu cầu đặ thù một mức đầu tư tổng thể thấp hơn nhiều và ít rủi ro hơn khi sáp nhập/thâu tóm trong tương lai, và cung cấp sự linh hoạt để chuyển sang công nghệ mới khi cần thiết (Lambe và Spekman 1997)
1-Các nhân tố định hướng liên minh
- Hagedoorn và Shakenraad (1994) cho rằng: khuynh hướng hợp tác về R&D được xem như liên kết chiến lược với mục tiêu tận dụng khả năng công nghệ hiện có của đối tác để tăng tốc độ phát triển sản phẩm mới.
- Wiersema và Bantel (1992): cho rằng các nhân tố nội bộ và nhận thức như sự đồng thuận, chấp nhận rủi ro, sự sẵn lòng thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn dạng của mô hình liên mình công nghệ .
- Quan điểm của Tyler và Steensma (1998): Kinh nghiệm đi trước và định hướng rủi ro của ban quản trị cấp cao (TMT) ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác liên minh công nghệ.
2-Các nhân tố khả năng tổ chức
- Theo Porter (1980): trong môi trường cạnh tranh việc tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất có thể sẽ tạo ra sự khác biệt.
- Mody (1993) cho rằng doanh nghiệp nên tập trung vào chiến lược tham gia liên minh đổi mới công nghệ nhằm mục tiêu tin cậy và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường.
- Theo Teece (1988), Liao và Greenfield (1997): sự nhất quán về chiến lược hành động cụ thể của doanh nghiệp như là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn liên minh công nghệ.
3-Các nhân tố chiến lược
- Osborn và Baughn (1990) đề cập rằng dựa vào chi phí kinh tế thực hiện, lĩnh vực R&D đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp khi đi đến một liên minh công nghệ .
- Ngoài ra Hagedoorn và Narula (1996) cho rằng việc sắp xếp nguồn vốn mang lại mức độ kiểm soát lớn hơn trong việc chia sẽ công nghệ.
- Theo Levin et al (1987): liên minh chiến lược có thể là một phần của chiến lược cạnh tranh toàn cầu, điều mà mong đợi sự tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp đến từ sự thay đổi công nghệ.
4-Lợi thế cạnh tranh
Theo Teece et al., 1997 và Montes et al., 2003: lợi thế cạnh tranh cần khai thác các khả năng riêng vốn có bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, và phát triển những cái mới.
5-Năng lực cốt lõi
Horton and Richey, 1997:để giải thích tác động của cách bố trí chiến lược – cấu trúc trong hiệu quả tổ chức. Theo các luận cứ ngẫu nhiên, nghiên cứu này đề xuất rằng cả liên minh kỹ thuật và các nhân tố bên trong nếu được thực hiện riêng lẻ thì không thể dự đoán được hiệu quả hoạt động của các công ty trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao
6-Hiệu quả quản lý
Aulakh and Kotabe (1997) đã đề xuất một cách tiếp cận ngẫu nhiên thông qua việc liên kết hai hay nhiều biến độc lập với một kết quả phụ thuộc
7-Mô hình liên minh kỹ thuật
Câu 5: Cách đặt câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không ?
Đây là nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thông qua việc điều tra thông tin từ các nhà quản lý cấp cao của các công ty bán dẫn ở Đài Loan. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu về 8 nội dung để có thể đưa ra 9 các giả thuyết:
Giả thuyết 1: Những khả năng hiện có của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng chung đến việc lựa chọn mô hình liên minh công nghệ vượt qua và hơn hẳn những đặc trưng của ban quản trị cấp cao (TMT).
Giả thuyết 2: Các nhân tố chiến lược của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng chung đến sự lựa chọn mô hình liên minh công nghệ, vượt qua và hơn hẳn khả năng hiện có của doanh nghiệp.
Giả thuyết 3: Các nhân tố định hướng liên minh của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng chung đến sự lựa chọn mô hình liên minh công nghệ, vượt qua và lên trên các nhân tố chiến lược của doanh nghiệp.
Giả thuyết 4: Các nhân tố khả năng hiện có, nhân tố chiến lược, định hướng liên minh của một doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng chung đến sự lựa chọn mô hình liên minh công nghệ.
Giả thuyết 5: Chiến lược điều chỉnh những mô hình hoạt động kinh doanh phù hợp giữa các nhân tố định hướng liên minh và mô hình liên minh công nghệ, sẽ dẫn đến cạnh tranh tốt hơn trong ngành công nghệ cao.
Giả thuyết 6: Chiến lược điều chỉnh những mô hình hoạt động kinh doanh phù hợp giữa các nhân tố chiến lược và mô hình liên minh công nghệ, sẽ dẫn đến cạnh tranh tốt hơn trong ngành công nghệ cao.
Giả thuyết 7: Chiến lược điều chỉnh những mô hình hoạt động kinh doanh phù hợp giữa năng lực tổ chức và mô hình liên minh công nghệ, sẽ dẫn đến cạnh tranh tốt hơn trong ngành công nghệ cao.
Giả thuyết 8: Nhằm phù hợp với các qui định theo lý thuyết, lựa chọn liên minh dựa trên các biến trước đó (vd: các nhân tố định hướng liên minh, nhân tố chiến lược và khả năng tổ chức) nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh được liên quan một cách rõ ràng đến hiệu quả hoạt động của công ty trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
Giả thuyết 9: Mối liên hệ giữa lợi thế cạnh tranh và hiệu quả quản lý của liên minh kỹ thuật chính là việc điều chỉnh phần nào thông qua việc làm mới năng lực cốt lõi trong hợp tác hoạt động của các công ty.
Nhìn chung, các giả thuyết mà đề tài nêu ra đều rất hợp lý, tác giả đã có những dẫn chứng rất sinh động của những người nổi tiếng như Porter, Lambe & Spekman, Dutta và Weiss...và lập luận tương đối xúc tích, chặt chẽ. Tuy nhiên giả thuyết số 2 và 3 có thể gộp chung lại, vì chiến lược chung và định hướng liên minh là hai quá trình có tính tương tác qua lại với nhau và bổ sung cho nhau. Nếu chúng ta tách rời thì sẽ không đầy đủ và hợp lý. Hai yếu tố này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau trong định hướng hoạt động chung, nên việc tách ra sẽ không thể hiện hết độ bao phủ của nó. Do chiến lược của công ty là những chính sách, điều lệ nội bộ riêng của công ty, nhưng các chiến lược này của công ty thông thường cũng tùy theo từng giai đoạn và sẽ phụ thuộc nhiều vào các nhân tố của liên minh. Nên nếu các nhân tố của liên minh thay đổi thì thường sẽ kéo chiến lược của công ty cũng thay đổi theo, nhằm thích ứng với sự thay đổi trong liên minh, và cũng đáp ứng nhu cầu năng lực của liên minh để từ đó nâng cao tính cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp. Vì khi tham gia vào liên minh, nếu có sự thay đổi trong định hướng công nghệ thì doanh nghiệp cũng cần thay đổi lại chính sách để có thể tiếp nhận được những luồng công nghệ mới này, vì đây là ngành công nghiệp công nghệ cao.
Trong giả thuyết thứ 5, tác giả đã giải thích một cách hợp lý mục tiêu hiển nhiên của việc liên minh đó là cắt giảm chi phí và nhằm tối ưu hóa năng lực và lợi thế cạnh tranh của công ty từ việc liên minh với những doanh nghiệp đã đạt được các thành tựu đó và ngược lại. Tuy nhiên tác giả chưa nói một cách cụ thể mô hình mong muốn đạt được mà chỉ nói lên được mục tiêu của việc liên minh.
Trong giả thuyết thứ 6, tác giả đã nêu lên được chiến lược cốt lõi của các công ty hoạt động trong ngành bán dẫn là đặt mục tiêu phát triển công nghệ lên hàng đầu và tiếp theo sau mới là chiến lược marketing. Tuy nhiên nhóm tác giả cũng không có đề cập đến chiến lược về nhân sự, con người trong từng giai đoạn, vì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp công nghệ cao phụ thuộc trực tiếp vào đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn hóa cao. Đây chính là một chiến lược rất quan trọng khi đề cập đến nhân tố chiến lược trong doanh nghiệp hay liên minh.
Trong giả thuyết thứ 7, tác giả chỉ nêu lên khả năng thích ứng, khả năng chuẩn bị càng cao thì sẽ càng dễ dàng thích nghi và cạnh tranh khi có sự thay đổi. Nhưng trong năng lực tổ chức của doanh nghiệp hay liên minh thì vẫn còn rất nhiều khó khăn khi thực hiện, điều này thì tác giả lại không đề cập đến. Phải chăng khi một doanh nghiệp nào giải quyết khó khăn được tốt nhất (nhanh nhất) là doanh nghiệp đó có được năng lực tổ chức cao nhất? Vì việc này sẽ tác động rất nhiều đến việc lựa chọn mô hình của doanh nghiệp. Tùy theo năng lực tổ chức hiện tại thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn mô hình như thế nào để phù hợp với chi phí và hiệu quả thì tác giả cũng không đề cập đến.
Trong giả thuyết thứ 8, tác giả có nêu ra kỹ thuật sử dụng mô hình ngẫu nhiên để lý giải cho các bố trí chiến lược – cấu trúc đối với hiệu quả tổ chức. Nhưng chỉ đề cập đến lý thuyết của mô hình một cách rất hạn chế, và chưa có lập luận chặt chẽ là tại sao chỉ sử dụng mô hình này mà không sử dụng các mô hình tổ chức khác. Có nên chăng, tác giả cần phải sử dụng thêm một mô hình nữa để đối chứng hoặc tiến hành thực hiện mô hình khác (tốt hơn).
Các giả thuyết của đề tài đã được nhóm tác giả trình bày một cách đầy đủ và đã bao phủ hết được các vấn đề xảy ra trong mô hình này. Tuy nhiên, các nội dung đôi lúc còn trùng nhau và hơi rời rạc, cụ thể là ở giả thuyết số 2 và 3. Nhóm tác giả cũng có những lập luận chưa được chắc chắn khi giải thích ở các giả thuyết còn lại và đặc biệt là ở giả thuyết thứ 8, tác giả chưa nói được nguyên nhân tại sao chỉ sử dụng mô hình ngẫu nhiên để thực hiện phân tích.
Câu 6: Giải thích kết quả xử lý thống kê
Bảng I:
Cấu trúc nghiên cứu
Mục nghiên cứu
Số mục
Item-to-total correlation
Cronbach’s a
Những yếu tố định hướng liên minh
Định hướng nền kinh tế theo hướngR&D
4
0.742-0.857
0.82
Định hướng giảm rủi ro công nghệ
3
0.881-0.923
0.94
Định hướng tiếp thu công nghệ
4
0.699-0.791
0.75
Các yếu tố chiến lược
Chiến lược giảm chi phí
4
0.679-0.760
0.74
Chiến lược theo dõi nhanh
3
0.769-0.834
0.77
Yếu tố năng lực tổ chức
Khả năng học hỏi công nghệ
5
0.646-0.889
0.92
Kinh nghiệm liên minh
3
0.744-0.884
0.88
Kinh nghiệm TMT
3
0.782-0.888
0.80
Rủi ro TMT
1
0.985
–
Nguồn chiến lược
Khả năng quản lý công nghệ
3
0.779-0.847
0.88
Khả năng cải tiến quy trình
2
0.755-0.879
0.79
Khả năng cải tiến sản phẩm
1
0.825-0.909
0.79
Năng lực gốc
Năng lưc quản trị chất lượng
3
0.804-0.902
0.84
Năng lực công nghệ
2
0.709-0.929
0.65
Hiệu quả quản lý
Hiệu quả kinh doanh tổng quát
5
0.760-0.895
0.91
Hiệu quả cải tiến
2
0.837-0.841
0.67
Bảng I: Kết quả phân tích nhân tố và xét nghiệm độ tin cậy.
Phân tích nhân tố trong các biến chính
- Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm tra mô hình hoặc kích cỡ của dữ liệu đã được cô đọng hoặc tóm gọn thành các đặc điểm chính đại diện cho cho một số lượng lớn các biến. Phân tích các thành phần cơ bản liên quan đến kỹ thuật tối đa tổng các biến trong một đơn vị vuông (varimax rotation).
- Kết quả phân tích nhân tố cho các biến chính được trình bày trong bảng I
+ Hướng liên minh
+ Các nhân tố chiến lược
+ Khả năng tổ chức
+ Các tài nguyên chiến lược (Strategic resources)
+ Năng lực cốt lõi (Core competence)
+ Hiệu quả quản lý.
Dựa vào kết quả phân tích nhân tố, ba nhân tố đã được tìm thấy nhằm giải thích cho cấu trúc của nhân tố định hướng liên minh: định hướng phạm vi kinh tế theo R&D, định hướng giảm rủi ro kỹ thuật và định hướng tiếp nhận kỹ thuật (các mục với tổng tương quan = 0.699 – 0.923, α = 0.75 – 0.94).
Hai nhân tố được mô tả trong cấu trúc của các nhân tố chiến lược, bao gồm chiến lược giảm thiểu chi phí và chiến lược thích ứng nhanh (các mục với tổng tương quan = 0.679 – 0.834, α = 0.74 - 0.74).
Cấu trúc của các sản lượng các nhân tố khả năng tổ chức về bốn yếu tố (khả năng học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm của liên minh, kinh nghiệm TMT, rủi ro của TMT) và các mục với tổng tương quan = 0.646 – 0.985, α = 0.80 – 0.92.
Cấu trúc sản lượng nguồn chiến lược cho 3 nhân tố (khả năng quản lý kỹ thuật, khả năng cải tiến qui trình, và khả năng cải tiến sản phẩm) và các mục với tổng tương quan = 0.755 – 0.909, α = 0.79 - 0.88.
Cấu trúc sản lượng cạnh tranh cốt lõi cho 2 nhân tố riêng biệt: năng lực quản lý chất lượng (các mục với tổng tương quan = 0.804 – 0.902, α = 0.84) và năng lực kỹ thuật (các mục với tổng tương quan = 0.709 – 0.929, α = 0.65).
Hai nhân tố được tìm thấy để giải thích cấu trúc hiệu quả quản lý: hiệu quả kinh doanh chung và hiệu quả cải tiến (các mục với tổng tương quan = 0.760 – 0.895, α = 0.67).
Như trong bảng I, tất cả các yếu tố nghiên cứu thường có khuynh hướng cao trong các mục với tổng tương quan và hệ số Cronbach’s α. Các kết quả cũng chỉ ra mức độ phù hợp cao của mỗi yếu tố đối với các cấu trúc liên quan.
Bảng II:
Lợi thế cạnh tranh
Khả năng quản lý công nghệ
Khả năng cải tiến quy trình
Khả năng cải tiến sản phẩm
Năng lực quản trị chất lượng
Năng lực công nghệ
Định hướng tiếp thu cao với liên minh dựa trên hợp đồng
4.78
5.93
5.67
5.93
5.17
Định hướng tiếp thu thấp với liên minh dựa trên hợp đồng
4.44
5
4.44
5.26
4.5
Định hướng tiếp thu cao với liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu
5.58
5.96
5.62
5.74
5.25
Định hướng tiếp thu thấp với liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu
4.48
4.9
5.32
4.38
4.83
F
4.694
8.103
2.681
11.191
1.337
p-value
0.005
0.000
0.055
0.000
0.271
Định hướng giảm rủi ro công nghệ cao với liên minh dựa trên hợp đồng
5.05
5.77
5.4
5.73
5.25
Định hướng giảm rủi ro công nghệ thấp với liên minh dựa trên hợp đồng
4.06
5.08
4.63
5.42
4.31
Định hướng giảm rủi ro công nghệ cao với liên minh dựa trên vốn
5.33
5.83
5.71
5.51
5.33
Định hướng giảm rủi ro công nghệ thấp với liên minh dựa trên hợp đồng
4.71
4.92
5.09
4.51
4.62
F
2.97
4.684
2.345
4.883
3.115
p-value
0.039
0.005
0.082
0.004
0.033
Định hướng nền kinh tế theo hướng R&D cao với liên minh dựa trên hợp đồng
5.35
5.87
5.4
5.7
5.3
Định hướng nền kinh tế theo hướng R&D thấp với liên minh dựa trên hợp đồng
3.68
4.96
4.63
5.46
4.25
Định hướng nền kinh tế theo hướng R&D cao với liên minh dựa trên vốn
5.59
5.88
5.68
5.52
5.32
Định hướng nền kinh tế theo hướng R&D thấp với liên minh dựa trên vốn
4.27
4.88
5.16
4.49
4.65
F
12.339
6.353
2.015
5.104
3.226
p-value
0.000
0.001
0.122
0.003
0.029
Bảng II: Kết quả phân tích ANOVA về mối quan hệ giữa định hướng liên minh, mô hình liên minh công nghệ và lợi thế cạnh tranh.
Phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để đánh giá xem liệu sự phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng với các hình thức liên minh sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh tốt hơn không.
Để xác định câu hỏi nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện phân chia mẫu để phân chia toàn bộ quan sát thành bốn phân nhóm, dựa trên giá trị trung bình của các yếu tố định hướng liên minh của mẫu với các hình thức cổ phần hoặc không cổ phần.
Đối với xây dựng các định hướng tiếp thu công nghệ:
Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của 4 yếu tố:
Định hướng tiếp thu cao với liên minh dựa trên hợp đồng
Định hướng tiếp thu thấp với liên minh dựa trên hợp đồng
Định hướng tiếp thu cao với liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu
Định hướng tiếp thu thấp với liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu
Các kết quả được thể hiện trong Bảng II.
Do giá trị p của biến “năng lực công nghệ” >5% (p-value= 0.279) nên độ tin cậy không cao vì vậy loại không xem xét mối quan hệ.
Kết quả hiển thị rằng các công ty với định hướng tiếp thu cao dựa trên các liên minh vốn có xu hướng có một khả năng quản lý công nghệ tốt hơn đáng kể F=4.694; p=0.005 và khả năng đổi mới quá trình F=8.103; p=0.000
Trong khi đó, các công ty với định hướng tiếp thu cao trên cơ sở liên minh dựa trên hợp đồng thường có khả năng đổi mới sản phẩm tốt hơn đáng kể F=2.681; p=0.055 và thẩm quyền quản lý chất lượng F=11.191; p=0.000
Đối với xây dựng các định hướng giảm rủi ro công nghệ:
Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của 4 yếu tố:
Định hướng giảm rủi ro công nghệ cao với lien minh dựa trên hợp đồng
Định hướng giảm rủi ro công nghệ thấp với lien minh dựa trên hợp đồng
Định hướng giảm rủi ro công nghệ cao với lien minh dựa trên vốn
Định hướng giảm rủi ro công nghệ thấp với lien minh dựa trên hợp đồng
Các kết quả được thể hiện trong Bảng II.
Kết quả cho thấy các công ty định hướng giảm rủi ro công nghệ cao khi sát nhập các liên minh dựa trên vốn cổ phần có xu hướng có khả năng quản lý công nghệ tốt hơn đáng kể F=2.970; p=0.039, khả năng cải tiến quy trình F=4.684; p=0.00, khả năng cải tiến sản phẩm F=2.345; p=0.082 và thẩm quyền công nghệ F=3.115; p=0.033
Ngoài ra, các công ty này khi sát nhập các liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng có thẩm quyền quản lý chất lượng tốt hơn đáng kể F=4.883; p=0.004
Đối với xây dựng định hướng nền theo hướng R & D:
Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của 4 yếu tố:
Định hướng giảm rủi ro công nghệ cao với lien minh dựa trên hợp đồng
Định hướng tiếp thu thấp với liên minh dựa trên hợp đồng
Định hướng giảm rủi ro công nghệ cao với lien minh dựa trên vốn
Định hướng nền kinh tế theo hướng R&D thấp với lien minh dựa trên vốn
Các kết quả được thể hiện trong Bảng II.
Kết quả cho thấy rằng các công ty với nền kinh tế theo hướng R & D cao khi sát nhập vào các liên minh dựa trên vốn có xu hướng có khả năng quản lý công nghệ tốt hơn đáng kể F=12.339; p= 0.000, khả năng cải tiến quy trình F=6.353; p=0.00, và thẩm quyền công nghệ F=3.226, p=0.029
Ngoài ra, các công ty này vào liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng có thẩm quyền quản lý chất lượng tốt hơn đáng kể F=5.104; p= 0.029
6.3 Bảng III:
Lợi thế cạnh tranh
Khả năng quản lý công nghệ
Khả năng cải tiến quy trình
Khả năng cải tiến sản phẩm
Năng lực quản trị chất lượng
Năng lực công nghệ
Chiến lược thích ứng nhanh ở mức cao khi liên minh theo hợp đồng
5.5
6.08
5.75
5.88
5.31
Chiến lược thích ứng nhanh ở mức thấp khi liên minh theo hợp đồng
3.9
4.07
4.5
5.37
4.45
Chiến lược thích ứng nhanh ở mức cao khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
5.4
5.89
5.61
5.53
5.155
Chiến lược thích ứng nhanh ở mức thấp khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
4.64
4.88
5.29
4.47
4.91
F
6.118
8.104
2.763
5.85
1.312
p-value
0.001
0.000
0.05
0.01
0.279
Chiến lược giảm chi phí ở mức cao khi liên minh theo hợp đồng
5.41
5.42
5.94
5.38
5.88
Chiến lược giảm chi phí ở mức thấp khi liên minh theo hợp đồng
3.98
5.5
4.35
4.4
5.37
Chiến lược giảm chi phí ở mức cao khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
5.6
5.91
5.82
5.48
5.75
Chiến lược giảm chi phí ở mức thấp khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
4.83
4.97
5.05
4.5
4.3
F
8.668
4.136
6.111
5.257
12.555
p-value
0.000
0.010
0.001
0.003
0.000
Bảng III: Kết quả phân tích ANOVA về mối quan hệ giữa các nhân tố chiến lược, mô hình liên minh công nghệ và lợi thé cạnh tranh
Nhóm tác giả sử dụng phân tích ANOVA để kiểm tra xem sự phù hợp giữa sự cân nhắc chiến lược và các hình thức liên minh dưới dạng hợp đồng hoặc vốn góp sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh tốt hơn không. Để làm rõ câu hỏi nghiên cứu này, người ta phân chia các quan sát toàn bộ thành bốn phân nhóm, dựa trên giá trị trung bình của các yếu tố chiến lược của mẫu với vốn chủ sở hữu hoặc không sở hữu.
Phân tích nhóm yếu tố chiến lược thích ứng nhanh:
Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của 4 yếu tố:
Chiến lược thích ứng nhanh ở mức cao khi liên minh theo hợp đồng
Chiến lược thích ứng nhanh ở mức thấp khi liên minh theo hợp đồng
Chiến lược thích ứng nhanh ở mức cao khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
Chiến lược thích ứng nhanh ở mức tháp khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
Các kết quả được thể hiện trong Bảng III.
Do giá trị p của biến “năng lực công nghệ” >5% (p-value= 0.279) nên độ tin cậy không cao vì vậy loại không xem xét mối quan hệ.
Kết quả ở cột biến “khả năng quản lý công nghệ” chỉ ra rằng công ty với chiến lược thích ứng nhanh gia nhập liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng có khả năng quản lý công nghệ tốt hơn đáng kể (5.5) với F=6.118, p=0.001
Kết quả ở cột biến “Khả năng cải tiến quy trình” chỉ ra rằng công ty với chiến lược thích ứng nhanh gia nhập liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng có khả năng cải tiến quy trình tốt hơn (6.08) với F=8.104, p=0.000
Kết quả ở cột biến “Khả năng cải tiến sản phẩm” chỉ ra rằng công ty với chiến lược thích ứng nhanh gia nhập liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng có khả năng cải tiến sản phẩm tốt hơn (5.75) với F=2.763, p=0.050
Kết quả ở cột biến “Năng lực quản trị chất lượng” chỉ ra rằng công ty với chiến lược thích ứng nhanh gia nhập liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng Năng lực quản trị chất lượng tốt hơn (5.88) với F=5.85, p=0.001
Phân tích nhóm yếu tố chiến lược giảm chi phí:
Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của 4 yếu tố:
Chiến lược giảm chi phí ở mức cao khi liên minh theo hợp đồng
Chiến lược giảm chi phí ở mức thấp khi liên minh theo hợp đồng
Chiến lược giảm chi phí ở mức cao khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
Chiến lược giảm chi phí ở mức thấp khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
Các kết quả được thể hiện trong Bảng III.
Kết quả ở cột biến “khả năng quản lý công nghệ” chỉ ra rằng công ty với chiến lược giảm chi phí khi gia nhập liên minh dựa trên chuyển nhượng vốn có xu hướng có khả năng quản lý công nghệ tốt hơn đáng kể (5.6) với F=8.668, p=0.000
Kết quả ở cột biến “khả năng cải tiến quy trình” chỉ ra rằng công ty với chiến lược giảm chi phí khi gia nhập liên minh dựa trên chuyển nhượng vốn có xu hướng có khả năng cải tiến quy trình tốt hơn (5.91) với F=4.136, p=0.010
Kết quả ở cột biến “Khả năng cải tiến sản phẩm” chỉ ra rằng công ty với chiến lược giảm chi phí khi gia nhập liên minh dựa trên chuyển nhượng vốn có xu hướng có khả năng cải tiến sản phẩm tốt hơn (5.94) với F=6.111, p=0.001
Kết quả ở cột biến “Năng lực quản trị chất lượng” chỉ ra rằng công ty với chiến lược giảm chi phí khi gia nhập liên minh dựa trên chuyển nhượng vốn có xu hướng năng lực quản trị chất lượng tốt hơn (5.48) với F=5.257, p=0.003
Kết quả ở cột biến “ Năng lực công nghệ” chỉ ra rằng công ty với chiến lược giảm chi phí khi gia nhập liên minh dựa trên chuyển nhượng vốn có xu hướng thực hiện năng lực công nghệ tốt hơn (5.88) với F=12.555, p=0.000
Nhìn chung, kết quả dường như cho thấy rằng các công ty ưu thế về chiến lược thích ứng nhanh sẽ luôn luôn thiên về các liên minh dựa trên hợp đồng để phát triển lợi thế cạnh tranh. Đối với các công ty ưu thế về chiến lược giảm thiểu chi phí, khi mục tiêu là phát triển khả năng quản lý công nghệ và đổi mới quá trình, họ sẽ thiên về hướng liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu. Các kết quả thống kê cung được nhóm tác giả so sánh với lý thuyết chi phí giao dịch (Barringer và Harrison, 2000), cho thấy rằng các công ty sẽ thích liên minh dựa trên vốn chủ sở hữu để đảm bảo hiệu quả nghiên cứu có thể giảm chi phí sản xuất bằng cách tăng khả năng cải tiến quy trình.
Bảng IV:
Lợi thế cạnh tranh
Khả năng quản lý công nghệ
Khả năng cải tiến quy trình
Khả năng cải tiến sản phẩm
Năng lực quản trị chất lượng
Năng lực công nghệ
Khả năng tiếp thu công nghệ cao với liên minh dựa trên hợp đồng
4.69
5.85
4.94
5.63
4.72
Khả năng tiếp thu công nghệ thấp với liên minh dựa trên hợp đồng
4.53
5.07
5.18
5.56
4.94
Khả năng tiếp thu công nghệ cao với liên minh dựa trên vốn
5.4
5.64
5.52
5.32
5.12
Khả năng tiếp thu công nghệ thấp với liên minh dựa trên vốn
4.84
5.38
5.46
4.94
5
F
1.663
1.312
0.641
1.348
0.280
p-value
0.185
0.279
0.591
0.268
0.84
Kinh nghiệm liên minh cao với liên minh dựa trên hợp đồng
5.25
5.07
5.4
5.4
5.2
Kinh nghiệm liên minh thấp với lien minh dựa trên hợp đồng
4.37
5.62
4.92
5.67
4.69
Kinh nghiệm liên minh cao với liên minh dựa trên vốn
5.41
5.61
5.39
5.26
5.11
Kinh nghiệm liên minh thấp với liên minh dựa trên vốn
4.77
5.38
5.6
4.99
5
F
2.687
0.612
0.894
1.187
0.476
p-value
0.055
0.610
0.450
0.323
0.700
Bảng IV: Kết quả phân tích ANOVA mối quan hệ giữa khả năng tiếp thu công nghệ, mô hình liên minh và lợi thế cạnh tranh
Nhóm tác giả sử dụng phân tích ANOVA để mức độ phù hợp của các nhân tố khả năng tổ chức và mô hình liên minh lên lợi thế cạnh tranh
Phân tích nhóm về nhân tố khả năng tiếp thu công nghệ:
Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của 4 yếu tố dưới đây trong mối tương quan với lợi thế cạnh tranh cụ thể
- Khả năng tiếp thu công nghệ cao khi liên minh dựa trên hợp đồng
- Khả năng tiếp thu công nghệ thấp với liên minh khi liên minh theo hợp đồng
- Khả năng tiếp thu công nghệ cao khi liên minh dựa trên vốn
- Khả năng tiếp thu công nghệ thấp với liên minh dựa trên vốn
Dựa trên kết quả thống kê ANOVA tác giả đưa ra các kết luận sau:
- Các công ty có khả năng tiếp thu và cơ sở công nghệ cao khi tham gia liên minh dựa trên vốn sẽ có khuynh hướng gia tăng đáng kể các lợi thế cạnh tranh: khả năng quản lý công nghệ (Mean = 5.4, F = 1.663, p = 0.185), khả năng cải tiến sản phẩm (Mean = 5.52, F = 0.641, p < 0.591), năng lực công nghệ (Mean = 5.12, F = 0.280, p = 0.840)
- Khi các công ty này tham gia liên minh dựa trên hợp đồng sẽ gia tăng các lợi thế cạnh tranh: khả năng cải tiến quy trình (Mean = 5.85, F = 1.312, p = 0.279), năng lực quản trị chất lượng (Mean = 5.63, F = 1.348, p = 0.268)
Giá trị p dùng để đánh giá độ tin cậy của phép kiểm định, p<=5% thì chấp nhận. Ở đây ta thấy tất cả giá trị p đều lớn hơn 5% (0.185; 0.279; 0.591; 0.268; 0.840) chứng tỏ độ tin cậy của mối liên hệ giữa các biến là không cao. Vì vậy theo ý kiến của nhóm 9, phép kiểm định này không có ý nghĩa, và không thể đưa ra được kết luận.
Phân tích nhóm về nhân tố kinh nghiệm liên minh:
Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của 4 yếu tố dưới đây trong mối tương quan với lợi thế cạnh tranh cụ thể
- Khả năng tiếp thu công nghệ cao khi liên minh dựa trên hợp đồng
- Khả năng tiếp thu công nghệ thấp với liên minh khi liên minh theo hợp đồng
- Khả năng tiếp thu công nghệ cao khi liên minh dựa trên vốn
- Khả năng tiếp thu công nghệ thấp với liên minh dựa trên vốn
Bảng kết quả đã cho thấy ở các cột biến “khả năng cải tiến quy trình, khả năng cải tiến sản phẩm, năng lực quản trị chất lượng, năng lực công nghệ” với các giá trị p lần lượt là 0.610, 0.450, 0.323, 0.700 đều lớn hơn 5% nên có độ tin cậy không cao, vì vậy không xem xét mối quan hệ giữa các biến trong các trường hợp này. Chỉ còn một kết quả p = 0.055 tương đối có thể chấp nhận được
Kết luận: chỉ có những công ty có kinh nghiệm liên minh cao khi gia nhập liên minh theo vốn là đạt được lợi thế cạnh tranh về khả năng quản lý công nghệ (F = 2.687, p = 0.055)
6.5 Bảng V:
Lợi thế cạnh tranh
Khả năng quản lý công nghệ
Khả năng cải tiến quy trình
Khả năng cải tiến sản phẩm
Năng lực quản trị chất lượng
Năng lực công nghệ
Chiến lược kinh nghiệm TMT ở mức cao khi liên minh theo hợp đồng
5.16
6.21
5.44
5.96
5.13
Chiến lược kinh nghiệm TMT ở mức thấp khi liên minh theo hợp đồng
4.18
4.87
4.75
5.3
4.6
Chiến lược kinh nghiệm TMT ở mức cao khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
5.71
5.92
5.74
5.68
5.44
Chiến lược kinh nghiệm TMT ở mức thấp khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
4.31
4.95
5.16
4.45
4.6
F
9.740
9.690
2.104
8.875
2.980
p-value
0.000
0.000
0.110
0.000
0.039
Chiến lược chụi đựng rủi ro ở mức cao khi liên minh theo hợp đồng
5.5
5.71
5.93
5.62
5.29
Chiến lược chụi đựng rủi ro ở mức thấp khi liên minh theo hợp đồng
4.05
5.3
4.5
5.58
4.55
Chiến lược chụi đựng rủi ro ở mức cao khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
5.16
5.7
5.79
5.25
5.33
Chiến lược chụi đựng rủi ro ở mức thấp khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
5.06
5.32
5.22
5.00
4.80
F
3.257
0.859
4.146
1.072
1.795
p-value
0.028
0.468
0.010
0.368
0.158
Bảng V: Kết quả phân tích ANOVA về mối quan hệ giữa các kinh nghiệm TMT, mô hình liên minh công nghệ và lợi thế cạnh tranh.
Nhóm tác giả sử dụng phân tích ANOVA để kiểm tra xem sự phù hợp giữa sự cân nhắc chiến lược và các hình thức liên minh dưới dạng hợp đồng hoặc vốn góp sẽ dẫn đến lợi thế cạnh tranh tốt hơn không. Để làm rõ câu hỏi nghiên cứu này, người ta phân chia các quan sát toàn bộ thành bốn phân nhóm, dựa trên giá trị trung bình của các yếu tố chiến lược của mẫu với vốn chủ sở hữu hoặc không sở hữu.
Phân tích nhóm về yếu tố kinh nghiệm TMT:
Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của 4 yếu tố:
Chiến lược kinh nghiệm TMT ở mức cao khi liên minh theo hợp đồng
Chiến lược kinh nghiệm TMT ở mức thấp khi liên minh theo hợp đồng
Chiến lược kinh nghiệm TMT ở mức cao khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
Chiến lược kinh nghiệm TMT ở mức thấp khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
Các kết quả được thể hiện trong Bảng V:
Do giá trị p của biến “Khả năng cải tiến sản phẩm” >5% (p-value= 0.110) nên độ tin cậy không cao vì vậy loại không xem xét mối quan hệ.
Kết quả ở cột biến “khả năng quản lý công nghệ” chỉ ra rằng công ty với chiến lược kinh nghiệm TMT gia nhập liên minh theo chuyển nhượng vốn có xu hướng có khả năng quản lý công nghệ tốt hơn đáng kể (5.71) với F=9.740, p=0.000
Kết quả ở cột biến “Khả năng cải tiến quy trình” chỉ ra rằng công ty với chiến lược kinh nghiệm TMT gia nhập liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng có khả năng cải tiến quy trình tốt hơn (6.21) với F=9.690, p=0.000
Kết quả ở cột biến “Năng lực quản trị chất lượng” chỉ ra rằng công ty với chiến lược kinh nghiệm TMT gia nhập liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng có năng lực quản trị chất lượng tốt hơn (5.96) với F=8.875, p=0.000
Kết quả ở cột biến “Năng lực công nghệ” chỉ ra rằng công ty với chiến lược kinh nghiệm TMT gia nhập liên minh theo chuyển nhượng vốn có xu hướng năng lực công nghệ tốt hơn (5.44) với F=2.980, p=0.039
Phân tích nhóm về yếu tố chiến lược chụi đựng rủi ro:
Phân tích này đã được sử dụng để đánh giá sự khác biệt của 4 yếu tố:
Chiến lược chụi đựng rủi ro ở mức cao khi liên minh theo hợp đồng
Chiến lược chụi đựng rủi ro ở mức thấp khi liên minh theo hợp đồng
Chiến lược chụi đựng rủi ro ở mức cao khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
Chiến lược chụi đựng rủi ro ở mức thấp khi liên minh theo chuyển nhượng vốn
Các kết quả được thể hiện trong Bảng V:
Do giá trị p của biến “Khả năng cải tiến quy trình” >5% (p-value= 0.468) nên độ tin cậy không cao vì vậy loại không xem xét mối quan hệ.
Do giá trị p của biến “Năng lực quản trị chất lượng” >5% (p-value= 0.368) nên độ tin cậy không cao vì vậy loại không xem xét mối quan hệ.
Do giá trị p của biến “Năng lực công nghệ” >5% (p-value= 0.158) nên độ tin cậy không cao vì vậy loại không xem xét mối quan hệ.
Kết quả ở cột biến “khả năng quản lý công nghệ” chỉ ra rằng công ty với chiến lược chụi đựng rủi ro khi gia nhập liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng có khả năng quản lý công nghệ tốt hơn đáng kể (5.5) với F=3.257, p=0.028
Kết quả ở cột biến “Khả năng cải tiến sản phẩm” chỉ ra rằng công ty với chiến lược chụi đựng rủi ro khi gia nhập liên minh dựa trên hợp đồng có xu hướng có khả năng cải tiến sản phẩm tốt hơn (5.93) với F=4.416, p=0.010
Nhìn chung, kết quả dường như cho thấy rằng các công ty ưu thế về kinh nghiệm TMT sử dụng cả các liên minh dựa trên hợp đồng và chuyển nhượng vốn để phát triển lợi thế cạnh tranh. Đối với các công ty có mức chụi đựng rủi ro cao thì họ cũng sữ dụng liên minh theo hợp đồng để nâng cao khả năng quản lý công nghệ và cải tiến sản phẩm.
Bảng VI:
Tình hình kinh doanh chung
Hiệu quả trong cải tiến
Khuynh hướng tiếp nhận cao đối trong mô hình dựa trên hợp đồng
5.76
5.83
Khuynh hướng tiếp nhận thấp trong mô hình dựa trên hợp đồng
4.51
4.56
Khuynh hướng tiếp nhận cao trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.64
5.60
Khuynh hướng tiếp nhận thấp trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
4.80
5.08
F
5.697
3.575
p-value
0.002
0.019
Khuynh hướng giảm rủi ro công nghệ cao trong mô hình dựa trên hợp đồng
5.60
5.80
Khuynh hướng giảm rủi ro công nghệ thấp trong mô hình dựa trên hợp đồng
4.55
4.44
Khuynh hướng giảm rủi ro công nghệ cao trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.59
5.64
Khuynh hướng giảm rủi ro công nghệ thấp trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
4.74
4.91
F
4.592
5.029
p-value
0.006
0.004
Khuynh hướng qui mô đầu tư kinh tế cho R&D cao trong mô hình dựa trên hợp đồng
5.34
5.70
Khuynh hướng qui mô đầu tư kinh tế cho R&D thấp trong mô hình dựa trên hợp đồng
4.88
4.56
Khuynh hướng qui mô đầu tư kinh tế cho R&D cao trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.58
5.75
Khuynh hướng qui mô đầu tư kinh tế cho R&D thấp trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
4.57
4.74
F
2.822
6.302
p-value
0.047
0.001
Chiến lược bắt chuớc nhanh chóng được chú trọng nhiều trong mô hình dựa trên hợp đồng
5.65
5.88
Chiến lược bắt chuớc nhanh chóng ít được chú trọng trong mô hình dựa trên hợp đồng
4.72
4.65
Chiến lược bắt chuớc nhanh chóng được chú trọng nhiều trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.37
5.54
Chiến lược bắt chuớc nhanh chóng ít được chú trọng trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.10
5.09
F
1.548
2.957
p-value
0.212
0.040
Chiến lược tối thiểu hóa chi phí được chú trọng nhiều trong mô hình dựa trên hợp đồng
5.68
5.44
Chiến lược tối thiểu hóa chi phí ít được chú trọng trong mô hình dựa trên hợp đồng
4.70
5.00
Chiến lược tối thiểu hóa chi phí được chú trọng nhiều trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.63
5.62
Chiến lược tối thiểu hóa chi phí ít được chú trọng trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
4.77
5.03
F
4.567
1.523
p-value
0.006
0.218
Nền tảng công nghệ và khả năng học hỏi được chú trọng nhiều trong mô hình dựa trên hợp đồng
5.51
5.72
Nền tảng công nghệ và khả năng học hỏi ít được chú trọng trong mô hình dựa trên hợp đồng
4.76
4.67
Nền tảng công nghệ và khả năng học hỏi được chú trọng nhiều trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.57
5.80
Nền tảng công nghệ và khả năng học hỏi ít được chú trọng trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
4.97
4.96
F
2.234
4.605
p-value
0.094
0.006
Nhiều kinh nghiệm liên minh trong mô hình dựa trên hợp đồng
5.68
5.40
Ít kinh nghiệm liên minh trong mô hình dựa trên hợp đồng
4.92
5.12
Nhiều kinh nghiệm liên minh trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.44
5.74
Ít kinh nghiệm liên minh trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.08
4.98
F
1.173
2.250
p-value
0.328
0.092
Kinh nghiệm cao của đội ngũ lãnh đạo trong mô hình dựa trên hợp đồng
5.55
6.13
Đội ngũ lãnh đạo kinh nghiệm còn thấp trong mô hình dựa trên hợp đồng
4.80
4.45
Kinh nghiệm cao của đội ngũ lãnh đạo trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.66
5.78
Đội ngũ lãnh đạo kinh nghiệm còn thấp trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
4.78
4.85
F
3.974
9.263
p-value
0.012
0.000
Rủi ro gặp phải cao trong mô hình dựa trên hợp đồng
5.49
5.43
Rủi ro gặp phải thấp trong mô hình dựa trên hợp đồng
4.91
5.05
Rủi ro gặp phải cao trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.38
5.45
Rủi ro gặp phải thấp trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên
5.17
5.29
F
0.657
0.371
p-value
0.582
0.774
Bảng VI: Kết quả phân tích ANOVA về mối quan hệ giữa khuynh hướng tiếp nhận, mô hình liên minh công nghệ và hiệu quả quản lý.
Bảng này đã chỉ ra rằng các chỉ tiêu về khuynh hướng tiếp nhận cao hơn và giảm thiểu rủi ro tốt hơn trong liên minh hợp đồng có thể đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn (F = 3.575 – 5.697, p = 0.019 – 0.002).
Các doanh nghiệp có khuynh hướng qui mô đầu tư kinh tế cho R&D cao trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên có khuynh hướng đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn (F = 2,822 – 6,302, p = 0,047 – 0,001)
Các doanh nghiệp có khả năng học hỏi công nghệ cao hơn và kinh nghiệm liên minh cao hơn trong mô hình dựa trên hợp tác công bằng đôi bên sẽ có khuynh hướng đạt được liên minh kinh doanh tốt hơn (F = 2,234 – 4,605, p = 0,094 – 0,006)
Các doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm và tham gia vào liên minh dựa trên sự hợp tác công bằng đôi bên cùng sẽ có khuynh hướng đạt được hiệu quả kinh doanh chung tốt hơn một cách rõ rệt (F = 3.974, p < 0.012). Trong khi đó thì doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm và tham gia liên minh dựa trên nền tảng hợp đồng sẽ có khuynh hướng đạt được hiệu quả cải tiến tốt hơn rõ rệt (F = 6.13, p < 0.000)
Trong phần kết quả được trình bày, tác giả đã chưa nêu lên sự khác biệt giữa từng nhân tố, nên do đó các nhân tố có giá trị gần bằng với giá trị cao nhất thì vẫn có khả năng là giá trị tốt, và có thể được chọn. Do đó tác giả cần phải tiến hành phân tích so sánh từng cặp để có thể thấy được rõ hơn sự khác biệt trong từng nhân tố so sánh và do đó làm gia tăng thêm tính thuyết phục cho các giá trị được lựa chọn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PPNCKH_Nhom9_Dem1.doc
- PPNCKH_Nhom9_Dem1.pdf