Điều đáng nói nhất là ngay trong giai đoạn quan trọng này, ở mô hình kinh
doanh báo mạng đã tồn tại những vấn đề bất cập có tác động lớn đến sự phát triển
trong tương lai. Thứ nhất là vấn đề ở khâu sản xuất sản phẩm thông tin: quá trình
tạo nội dung dựa trên sao chép và cắt ghép quá nhiều – vấn đề này bóp méo mô
hình kinh doanh báo mạng khi mà doanh thu (quảng cáo) không còn phản ánh được
đúng giá trị lao động nữa. Thứ hai là vấn đề giá trị của sản phẩm thông tin: các báo
ngày càng chạy theo xu hướng đưa tin nhanh, tin phù phiếm và tin giật gân miễn
sao thu hút được thật nhiều sự chú ý – điều đó chỉ khiến sản phẩm thông tin trở
thành loại sản phẩm cấp thấp, lợi ích đạt được nhanh nhưng không bền, vừa đủ
nhưng không cao và thậm chí gây tổn hại tới uy tín về lâu về dài của các trang báo.
108 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình kinh doanh báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó đƣợc phần nhiều nhờ
khả năng tài chính. Ngƣợc lại một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sinh lời lớn lại
là một doanh nghiệp có khả năng khai thác hiệu quả tối đa các nguồn lực từ con
ngƣời, các mối quan hệ hợp tác, khách hàng… Những yếu tố này, đến một giai đoạn
phát triển nhất định, sẽ cùng phát huy mạnh mẽ vai trò của chúng trong mô hình
kinh doanh.
3.2.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn
Sự sơ khai trong tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh báo mạng chủ yếu
mang tính chất biểu hiện cho giai đoạn phát triển thấp của cả hoạt động kinh doanh
báo mạng lẫn hoạt động thƣơng mại điện tử ở Việt Nam. Còn những vấn đề lớn
trong mô hình hoạt động của báo mạng mới là những vấn đề gốc phải đƣợc giải
quyết trƣớc tiên. Những vấn đề này bao gồm:
- Nạn sao chép tin tức bừa bãi – hay còn đƣợc gọi là hiện tƣợng “đạo báo” –
trong môi trƣờng thông tin truyền thông trực tuyến.
- Sai lầm trong định hƣớng giá trị sản phẩm thông tin báo chí.
- Tốc độ phát triển chậm chạp của báo mạng qua nhiều năm.
Để giải quyết ba vấn đề trên cần hai nhóm giải pháp: nhóm giải pháp tác
động từ phía Nhà nƣớc và nhóm giải pháp đƣợc thực hiện bởi chính các tờ báo
mạng.
77
3.2.1.1. Các giải pháp đã có của Nhà nƣớc
Điều chỉnh chất lƣợng thông tin
Trƣớc tình hình báo chí đang dần bị thƣơng mại hóa, chủ trƣơng đầu tiên của
Nhà nƣớc là điều chỉnh lại nội dung báo chí. Đối tƣợng điều chỉnh là những tờ báo
chạy theo lợi nhuận bằng cách thỏa mãn thị hiếu tầm thƣờng của một bộ phận công
chúng, đƣa tin giật gân, câu khách, sa vào miêu tả các vụ án rùng rợn, những tin tức
tình ái thô thiển, dung tục mà không nghĩ tới hậu quả của lớn việc làm này.
Ngày 28/10/2009, Thứ trƣởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn gửi công văn đến
các cơ quan báo chí trong cả nƣớc, trong đó nêu rõ thực trạng một số tòa soạn báo
coi nhẹ hoặc bỏ qua một số công đoạn trong quy trình biên tập, thông tin cập nhật
nhanh mà không kỹ lƣỡng, thiếu cân nhắc dẫn đến tình trạng không chính xác hoặc
không phù hợp với lợi ích quốc gia. Bộ TT&TT yêu cầu các báo điện tử và các cơ
quan báo chí có thiết lập trang tin điện tử: khẩn trƣơng kiểm tra, rà soát quy trình
biên tập, biên dịch và duyệt cho đăng tin bài; xây dựng quy chế, quy trình biên tập,
quản lý chặt chẽ, bố trí nhân sự phù hợp; thƣờng xuyên tổ chức, kiểm tra, rà soát
việc thực hiện quy chế, quy trình quản lý thông tin, đặc biệt là những nội dung
thông tin trên mục diễn đàn và ý kiến độc giả, nhằm đảm bảo thông tin đƣợc đăng
tải phù hợp với các quy định của pháp luật về báo chí.
Giải pháp chấn chỉnh nội dung thông tin đƣợc nêu lên thứ hai là cải thiện,
nâng cao nguồn nhân lực của báo chí. Giải pháp này luôn đƣợc đề cập rất nhiều
trong các văn bản nêu lên chủ trƣơng, chiến lƣợc phát triển và trong cả những bài
tổng kết báo cáo đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, cụ thể gồm
các biện pháp thực hiện cơ bản nhƣ sau:
- Tiêu chuẩn hoá các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan báo chí,
đặc biệt là ngƣời đứng đầu, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tại các cơ quan chỉ
đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nƣớc.
- Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với nƣớc ngoài về chuyên
môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và quản lý báo điện tử; hình thành cơ chế tƣ vấn
78
khoa học công nghệ trong nƣớc và quốc tế và chính sách đầu tƣ cho công tác
nghiên cứu khoa học về thông tin.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực thông
tin báo chí tham dự các hội nghị quốc tế, học tập nghiên cứu ở các nƣớc có
trình độ tiên tiến.
- Xây dựng các khoa, bộ môn báo điện tử với hệ thống giáo trình và cán bộ
giảng dạy có chất lƣợng ở các cơ sở đào tạo về báo chí.
Trong các biện pháp nêu ra ở trên thì việc thực hiện biện pháp hỗ trợ đào tạo
các nhà báo đƣợc thực hiện rõ nét hơn cả. Hàng năm liên tục có những suất học
bổng liên kết đào tạo với các nƣớc Mỹ, Úc, Pháp, trong đó có những trƣờng đại học
báo chí hàng đầu thế giới nhƣ Lille của Pháp. Tuy nhiên những học bổng này chủ
yếu nằm trong phạm vi các khóa học ngắn hạn dành cho những nhà báo giỏi có kinh
nghiệm lâu năm.
Các biện pháp còn lại dƣờng nhƣ phần nhiều vẫn còn nằm trên giấy tờ, đặc
biệt hoạt động nghiên cứu vẫn còn rất yếu. Các nguồn tài liệu của Bộ, Cục và Viện
có khá nhiều công trình nghiên cứu báo chí nhƣng rất hiếm trong số này nghiên cứu
dƣới góc độ kinh tế. Các dữ liệu về truyền thông trực tuyến lại càng ít, cho đến nay
vẫn chƣa có một thống kê chính thức nào về số lƣợng các trang thông tin điện tử,
ngay cả danh sách các báo điện tử cũng không đƣợc cập nhật đầy đủ. Đa phần các
thống kê báo cáo về tình hình hoạt động của các website điện tử đều không chính
xác và cho những kết quả trái chiều do những thủ thuật riêng của một vài website.
Điều này xuất phát từ khả năng tài chính hạn chế của các quỹ nghiên cứu Nhà nƣớc.
Điều chỉnh thị trƣờng thông tin trực tuyến
Với thị trƣờng thông tin trực tuyến, pháp luật phân định rõ ràng quyền, chức
năng và các mức phạt vi phạm của các thành phần hoạt động trong môi trƣờng này.
Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin điện tử trên Internet ban hành ngày 28/8/2008 định nghĩa:
79
- Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang
thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trƣờng
Internet, bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá
nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tƣơng tự khác.
- Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử trên Internet của
tổ chức hoặc doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội trên cơ sở trích dẫn lại thông tin từ nguồn chính thức của các
cơ quan báo chí hoặc từ các trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng và
Nhà nƣớc.
- Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi
ngƣời sử dụng khả năng tƣơng tác, chia sẻ, lƣu trữ và trao đổi thông tin với
nhau trên môi trƣờng Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum),
trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tƣơng tự khác.
Theo những định nghĩa nêu trên, mỗi thành phần tham gia vào hoạt động
thông tin truyền thông trực tuyến đều có chức năng riêng và đều chịu sự điều chỉnh
của luật. Trong đó các báo điện tử, trang thông tin điện tử của các tổ chức, doanh
nghiệp, các mạng xã hội trực tuyến đều phải đƣợc cấp phép hoạt động; các hình
thức khác phải tuân theo các quy định ghi trong các điều khoản về mặt nội dung.
Để quản lý chặt thông tin lƣu truyền trên Internet, các nhà quản lý chủ
trƣơng kiên quyết phân định rõ báo điện tử và trang tin điện tử, xóa bỏ tình trạng
các trang thông tin điện tử hoạt động nhƣ một tờ báo điện tử. Các biện pháp mạnh
đã bắt đầu đƣợc thực hiện. Riêng trong năm 2007 đã có 22 trƣờng hợp thiết lập
trang điện tử trên mạng Internet khi chƣa đƣợc phép bị xử phạt vi phạm hành chính
với số tiền 230 triệu đồng, 3 trƣờng hợp bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo, 2
trang điện tử của 2 cơ quan báo chí bị đình bản tạm thời, 200 đơn thƣ các loại liên
quan đến nội dung thông tin trên báo chí đƣợc xử lý. Thời gian gần đây liên tục có
những website khá thịnh hành nhƣ vietbao.com, kenh14.vn bị xử phạt hoặc đình chỉ
hoạt động, thậm chí có trang còn bị thu hồi tên miền nhƣ sieunhanh.com.
80
3.2.1.2. Các giải pháp đề xuất
Nhóm giải pháp kiến nghị với Nhà nước:
Nhóm giải pháp đƣợc chia thành ba nhóm nhỏ tƣơng ứng với ba vấn đề nêu
trên.
Để giải quyết nạn sao chép tin tức bừa bãi, Nhà nƣớc bằng các luật định và
các biện pháp xử lý thắt chặt vấn đề bản quyền nội dung tác phẩm báo chí, hạn chế
tối đa việc các báo sao chép nội dung tin của nhau. Cần thanh tra hàng loạt các trang
tin điện tử, xử lý mạnh những cơ quan vi phạm để ngăn chặt triệt để xu hƣớng phát
triển bừa bãi của thông tin trực tuyến, tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh
công bằng.
Song song với việc xử lý là kế hoạch thực tế khuyến khích, thúc đẩy các báo
tự bảo vệ bản quyền tin tức của mình. Tình trạng đạo báo đã diễn ra khá sâu rộng
trên thị trƣờng kinh doanh báo mạng, có ảnh hƣởng tới tất cả các thành phần có
trong nó. Mặc dù gần đây một loạt các báo lên tiếng về vấn nạn này nhƣ báo Bƣu
điện, báo Công An Nhân Dân, báo Lao Động ... và cả các thành viên trong website
của Hội nhà báo Việt Nam, nhƣng điều khó là có đƣợc một đại diện đủ khả năng đi
đầu xóa bỏ. Do đó cần phải có biện pháp thúc đẩy các cơ quan báo chí hành động
hàng loạt, bắt đầu từ những tên tuổi lớn trong lĩnh vực báo điện tử nhƣ
Tuoitreonline, VietnamNet, VnExpress ...
Về biện pháp chỉnh đốn nội dung và nâng cao giá trị thông tin, việc tiêu
chuẩn hóa các Tổng biên tập và các vị trí chủ chốt khác trong cơ quan báo chí là
hợp lý. Nhƣng thực ra giải pháp này phần nhiều vẫn nặng tính lý thuyết bởi vấn nạn
bệnh thành tích ở Việt Nam không phải là mới mẻ. Và để đảm bảo quá trình thực thi
này đƣợc diễn ra một cách chặt chẽ lại điều rất khó. Hơn nữa, một nhà quản trị báo
mạng cũng nhƣ những nhà quản trị kinh doanh nói chung, họ phải không chỉ là một
nhà báo xuất sắc mà còn phải là một nhà kinh doanh giỏi có tầm nhìn chiến lƣợc.
Khi đó cũng không thể quy định những ngƣời này phải có thêm các bằng cấp kinh
tế bên cạnh các thành tích trong hoạt động nghiệp vụ.
81
Trong ngắn hạn muốn loại trừ những lệch lạc trong nội dung thông tin báo
chí thì hữu hiệu nhất vẫn là những biện pháp thanh tra, xử phạt những báo sa đà vào
những loại tin giật gân câu khách. Đó là những tin miêu tả các vụ án rùng rợn,
những câu chuyện thô thiển dung tục gây phản cảm, những tin đồn thiếu căn cứ
xung quanh đời tƣ của những ngƣời nổi tiếng mà những báo truyền thống gọi đó là
thứ “rác văn hóa”. Những tin tức này thực chất không vi phạm luật báo chí nhƣng
về lâu về dài nó có ảnh hƣởng tiêu cực tới nhận thức của cộng đồng.
Các biện pháp xử phạt cần đƣợc tiến hành liên tục và triệt để với sự phối hợp
của độc giả và các cơ quan báo chí. Các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện để
công chúng và các cơ quan báo chí phản hồi trực tiếp về những tờ báo họ cho là
kém chất lƣợng. Biện pháp này cơ bản giống với việc các thành viên trong mạng xã
hội báo cáo về những trang cá nhân chứa nội dung xấu thông qua nút “report” đặt
tại mỗi trang hiển thị (page). Đối với các báo điện tử chức năng này có thể đƣợc đặt
trong một cổng thông tin riêng của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, hoặc tinh vi
hơn nên tích hợp dƣới mỗi bài báo của các trang báo. Những báo cáo khi vƣợt quá
một mức độ nhất định các cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành thanh tra thực tế để
xử lý. Tuy nhiên khi thiết kế chức năng này cần phải cân nhắc tới những yếu tố gian
lận trong báo cáo tránh tình trạng các báo cáo phản ánh sai sự thật.
Đơn giản và khả thi hơn, sự phối hợp nói trên có thể diễn ra giữa cơ quan
chức năng và với chính các cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan đã có uy tín lâu
năm. Thực tế việc thanh tra nội dung trang Kenh14 và một vài trang trong thời gian
gần đây bắt nguồn từ phản ánh của những cơ quan báo chí tên tuổi, bằng cả các đơn
thƣ và các bài báo phóng sự. Những hành động nhƣ vậy cần đƣợc khuyến khích để
sự thanh lọc thị trƣờng thông tin đƣợc diễn ra nhanh chóng.
Và cuối cùng kết quả thanh tra cần đƣợc công bố công khai nhằm định
hƣớng nhận thức của độc giả về chất lƣợng những tờ báo mà họ đọc, đồng thời cũng
là để sự xử phạt đƣợc tiến hành triệt để.
Thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh báo mạng Việt Nam thông
qua cải thiện nguồn lực chỉ bằng chủ trƣơng nâng cao chất lƣợng nhà báo hay nâng
82
cao cơ sở kỹ thuật là không đủ. Những thực tế kinh doanh đã cho thấy, sự phát triển
nhanh chóng chỉ có thể diễn ra trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, sự cạnh
tranh cao thúc đẩy các thành phần tự cải thiện chính mình theo hƣớng phù hợp với
bối cảnh, hƣớng tới giá trị thực tế và lâu dài.
Để có đƣợc môi trƣờng cạnh tranh nhƣ thế, Nhà nƣớc sau khi hoàn thiện hệ
thống pháp luật điều chỉnh các thành phần còn cần tạo điều kiện cho hoạt động kinh
tế của các thành phần đó. Đối với báo chí đặc biệt là báo mạng cần nới rộng những
hạn chế về kinh doanh quảng cáo, để cho những cơ quan này đƣợc hoạt động thực
sự nhƣ một doanh nghiệp nhƣ đã chủ trƣơng trong chính sách thuế; đồng thời xem
xét điều chỉnh lại những quy định về nhuận bút, tiền lƣơng thƣởng ngoài giờ để
những nhà báo thực thụ đƣợc hƣởng xứng đáng với lao động sáng tạo của mình.
Đối với các trang tin doanh nghiệp Nhà nƣớc lại càng cần phải tạo điều kiện.
Bởi lẽ khối doanh nghiệp luôn chứng tỏ rõ sự năng động của mình trong việc phát
triển các trang tin từ hình thức cho đến nội dung. Việc hƣởng thành quả trên sức lao
động của các báo chí chỉ là một phần, chính kết quả của nỗ lực đáp ứng nhu cầu độc
giả mục tiêu của những doanh nghiệp này mới là điều không thể phủ nhận. Bản thân
các tờ báo mạng khi phải đối mặt với sự cạnh tranh sôi nổi nhƣ vậy cũng sẽ buộc
phải tự cải thiện mình, phát triển lợi thế về chất lƣợng và độ chuyên nghiệp của
thông tin song song với sự hoàn thiện các giá trị về mặt hình thức, cách thức tiếp
cận, quảng bá để có thể tồn tại.
Nhóm giải pháp dành cho các trang báo mạng:
Những nhà quản trị báo mạng giàu kiến thức và kinh nghiệm là những ngƣời
hiểu hơn ai hết ảnh hƣởng của tình trạng đạo báo tới hoạt động kinh doanh của họ.
Việc giải quyết vấn đề sao chép tin bài bừa bãi là khó và rất cần sự điều chỉnh của
Nhà nƣớc nhƣng nó có thể đƣợc thúc đẩy bằng chính chức năng ngôn luận của báo
chí. Một loạt các bài báo xoay quanh hiện trạng gây nhức nhối này sẽ vừa là sức ép
vừa là động lực hỗ trợ để các cơ quan chức năng tiến hành các thanh lọc để môi
trƣờng cạnh tranh. Thông qua đó nhận thức của độc giả về vấn đề bản quyền, về giá
trị thực của mỗi trang tin điện tử cũng sẽ đƣợc nâng cao.
83
Để nâng cao giá trị hệ thống tin tức thì giải pháp căn bản và thiết yếu nhất là
thu hút và khai thác các nguồn lực nòng cốt mà chủ yếu là nguồn lực tri thức.
Nguồn lực tri thức xuất phát từ đội ngũ nhà báo và cộng tác viên, từ các độc giả của
báo và rộng hơn nữa là từ cả cộng đồng trực tuyến. Các giải pháp cụ thể nhƣ sau:
Xây dựng môi trƣờng hoạt động cho các nhà báo và cộng tác viên
Yếu tố căn bản để tạo dựng chất lƣợng của tờ báo là đội ngũ những nhà báo
có trình độ và cộng tác viên cao cấp. Để thu hút nguồn lực này thông thƣờng tiềm
lực tài chính của tòa soạn phải cao, tuy nhiên những tòa soạn nhỏ vẫn hoàn toàn có
thể có đƣợc những nhân tài nếu biết xây dựng một môi trƣờng tốt. Thực tế hoạt
động báo chí là một hoạt động đặc thù mang nặng tính học thuật, nên làm cách nào
để các nhà báo đƣợc phát huy hết năng lực và cảm thấy hoạt động sáng tạo của
mình đƣợc đánh giá đúng là điều hết sức quan trọng. Điều đó chỉ có thể đạt đƣợc
bằng môi trƣờng văn hóa do chính mỗi cơ quan báo chí tạo lập nên, cụ thể nó là
cách các lãnh đạo đánh giá và khuyến khích các phóng viên, biên tập viên của mình,
cách những thành quả của họ đƣợc nhìn nhận và cách suy nghĩ về nghề nghiệp của
những ngƣời đồng nghiệp trong cùng một tòa soạn.
Trong bối cảnh hoạt động thƣơng mại thông tin trực tuyến diễn ra ồ ạt, có
nhiều báo chạy theo lối viết bài câu kéo số đông lại thu đƣợc lợi nhuận cao. Thế
nhƣng những tin bài nhƣ vậy có thể đem đến lợi nhuận trƣớc mắt chứ không thể
đem đến cái lợi bền vững về lâu về dài, thu hút đƣợc sự chú ý của độc giả nhƣng
không có đƣợc lòng trung thành của họ. Độc giả vẫn đọc rất nhiều, đọc liên tục
nhƣng không coi đó là một tác phẩm học thuật. Cái tên của những tờ báo mạng nhƣ
vậy không thể tạo dựng đƣợc hình ảnh uy tín trong lòng độc giả nên khó mà phát
triển cao lên và càng dễ sụp đổ khi sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt. Các báo vì thế
phải tự nhận thức đƣợc giá trị thực của sản phẩm tin tức báo chí để định hƣớng cho
sự phát triển của mình và tạo dựng nên một môi trƣờng văn hóa thống nhất theo
định hƣớng đó Một tờ báo uy tín, luôn nhận thức sâu sắc và đề cao những giá trị
nghề nghiệp sẽ luôn thu hút các nhà báo giỏi hơn những tờ báo giàu có mà chạy
theo lối thƣơng mại hóa tin tức một cách tầm thƣờng.
84
Khai thác nguồn lực độc giả
Các tờ báo mạng cần phải ý thức đƣợc xu hƣớng ngƣời dùng tạo nội dung
của xã hội thông tin trực tuyến ngày nay. Những độc giả hiện đại không chỉ là
ngƣời tiếp nhận tin tức một cách thụ động, họ phân tích bình luận thông tin giống
nhƣ những nhà báo thực thụ trên các diễn đàn và các trang cá nhân. Các tờ báo
mạng không thể phát triển nếu chỉ thuần tuý dựa vào đội ngũ biên tập viên, phóng
viên. Những tin bài không đòi hỏi thật quy chuẩn, quan trọng là nếu không tận dụng
những ngƣời nghiệp dƣ thì nội dung báo điện tử sẽ dần trở nên nhàm chán, khuôn
mẫu đối với cộng đồng độc giả trực tuyến.
Với thực trạng hiện nay, các báo mạng muốn khai thác khả năng sáng tạo của
các cá nhân thì đầu tiên các công cụ tiếp cận với độc giả cần đƣợc cải thiện. Công
cụ huy động bài vở của ngƣời đọc (các đƣờng dẫn đến hòm thƣ của ban biên tập)
phải đƣợc thiết lập sao cho ngƣời đọc thấy mình đƣợc khuyến khích đóng góp sự
sáng tạo, bằng hình thức kèm lời ghi chú rõ ràng và bằng những lời cám ơn tự động
nhã nhặn từ phía tòa soạn. Khu vực bình luận, phản hồi nên tích hợp thêm chức
năng tƣơng tác giữa độc giả với độc giả (trả lời trực tiếp cho một bình luận bất kỳ),
cao hơn là giữa độc giả với tác giả để những cuộc đối thoại bình đẳng có thể diễn ra
thuận lợi, gây dựng nơi độc giả niềm tin vào sự khách quan hoặc sự chủ quan thẳng
thắn. Hình thức của khu vực này cũng nên đƣợc cải thiện sao cho rộng rãi, rõ ràng
hơn nữa.
Liên kết với các cộng đồng trực tuyến
Đối với nhóm các mạng xã hội, các website báo mạng nên thiết lập liên kết
với một vài diễn đàn chuyên sâu hay phù hợp. Ví dụ nhƣ chuyên mục xe máy của
báo Vnexpress liên kết với diễn đàn Mô-tô Hà Nội, hay chuyên mục công nghệ liên
kết với một trong các diễn đàn công nghệ nhƣ vnzoom, diendantinhoc... Về phƣơng
diện nội dung, các bài viết hay trên các diễn đàn có thể đƣợc chọn lọc để đƣa lên
chuyên mục tƣơng ứng của báo, ngƣợc lại các chuyên mục của báo lại dẫn đƣờng
link tới những cuộc trao đổi thực tiễn trên diễn đàn. Về mặt tài chính các tờ báo có
thể tài trợ ít hay nhiều cho diễn đàn và đặt lôgô, banner của mình trên diễn đàn đó.
85
Việc các báo hỗ trợ cho sự phát triển các diễn đàn đồng thời cũng chính là phát triển
mô hình kinh doanh của chính mình, nâng cao chất lƣợng nội dung, quảng bá tên
báo và thu hút thêm một bộ phận đông đảo độc giả trực tuyến.
Hình thức cũng là một yếu tố quan trọng mà các không nên xem nhẹ bởi nó
có tác động trực diện đến ngƣời tiếp nhận thông tin, đặc biệt là với loại hình báo
điện tử. Hình thức trƣớc hết là giao diện của các trang báo mạng. Nhìn nhận một
cách thực tế các trang báo mạng Việt Nam hiện nay không thể cắt giảm các banner
chỉ để cải thiện giao diện. Với hoạt động kinh doanh còn non yếu thì doanh thu
quảng cáo vẫn là yếu tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của tờ báo. Bởi vậy
các báo cần phải nghiên cứu thiết kế lại cách phối màu, font chữ và cách sắp xếp tin
tức sao cho trang nhã hơn hay bắt mắt hơn tùy theo phong cách của mỗi báo. Một
vài ví dụ nhƣ báo điện tử VietNamNet hay trang tin điện tử Kenh14 thực chất đã
khá thành công trong việc thiết kế giao diện tạo thiện cảm cho ngƣời xem, mặc dù
số banner quảng cáo của những trang này cũng không hề ít.
Một khía cạnh khác của hình thức quan trọng hơn tính thẩm mỹ là cách viết
một tin bài của các nhà báo điện tử. Đối với những ngƣời đọc trực tuyến, nội dung
của một tin bài đó cho dù có giá trị cao nhƣng giá trị đó chỉ có thể đƣợc tiếp nhận
nếu nó có cách viết hợp lý. Theo nhận định của Washington Post15, một tờ báo đi
tiên phong trong việc phát triển các chức năng trực tuyến của báo chí Mỹ, những tin
tức đƣa ra trên Internet không thể dài dòng và mang tính trịch thƣợng nhƣ báo chí
truyền thống nữa, chúng cần phải đƣợc tập trung trong những “tít” lớn và những câu
diễn đạt tóm gọn; văn phong của báo mạng phải mang đặt tính đối thoại cao, trực
tiếp hƣớng đến độc giả; các mệnh đề đƣa ra phải mang tính giả định và dành chỗ
cho phản biện của độc giả chứ không cứng nhắc nhƣ báo chí truyền thống.
3.2.2. Nhóm giải pháp dài hạn
Nếu vấn đề trong ngắn hạn của mô hình kinh doanh báo mạng là ba vấn đề
đƣợc nêu trên thì vấn đề trong dài hạn của mô hình này là sự thô sơ, thiếu đi tính
chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
15 “Thu phí đọc báo điện tử: bất khả thi?” – Lƣơng Hƣơng, ICTNews
86
3.2.2.1. Các giải pháp đã có của Nhà nƣớc
Hỗ trợ phát triển
Nhà nƣớc phát triển thị trƣờng báo chí trực tuyến bằng các chủ trƣơng đầu
tƣ, hỗ trợ về mặt công nghệ, đào tạo nhƣ đã nêu trong phần “Điều chỉnh chất lƣợng
thông tin” ở trên. Tuy nhiên có tác động trực tiếp nhất vẫn là những quy định về mặt
tài chính. Liên quan đến khía cạnh này có hai định hƣớng lớn:
- Chính sách thuế xây dựng riêng sao cho phù hợp với hai nhóm báo chí:
nhóm chủ yếu phục vụ mục đích chính trị và nhóm chủ yếu phục vụ nhu cầu
giải trí. Song song với đó là các hoạt động tài trợ của Nhà nƣớc theo hƣớng
đặt hàng cho một số lĩnh vực thông tin nhất định.
- Giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Nhà nƣớc của các cơ quan báo chí, chủ
trƣơng để các cơ quan này độc lập tài chính bằng các hoạt động kinh doanh.
Về định hƣớng thứ hai, thực tế Luật Doanh nghiệp có hiệu lực ngày 1/1/2009
đƣa cơ quan báo chí vào thành đối tƣợng điều chỉnh, theo đó các cơ quan báo chí
cũng đƣợc áp chính sách thuế nhƣ mọi loại hình kinh doanh khác.
Chính sách này vấp phải sự mạnh mẽ từ phía các cơ quan báo chí do những
sự mâu thuẫn trong các điều luật áp dụng gây áp lực nặng nề cho ngành báo. Các
lãnh đạo báo chí lập luận rằng ngoài Luật Doanh nghiệp, các cơ quan báo chí cũng
đang đồng thời phải chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành là Luật Báo chí và
Luật Sở hữu trí tuệ. Với cơ chế nhuận bút, cơ quan báo chí bị trói buộc bởi sự
khống chế cực thấp chỉ từ 1% - 10%, không đƣợc chi lƣơng làm thêm giờ quá quy
định khi mà hầu nhƣ không có báo nào tồn tại mà làm việc chỉ 8h/ngày, thậm chí
thời gian làm ngoài giờ còn lớn hơn giờ quy định của Nhà nƣớc, chi phí khai thác
quảng cáo chỉ đƣợc tối đa 10% - cơ chế nhƣ vậy không thể giữ chân các nhà báo
giỏi do không đảm bảo đƣợc thu nhập cho họ. Cộng thêm một vài yếu tố bất cập
khác, mức thuế thu nhập 25% bị đánh giá là quá cao đối với hoạt động kinh doanh
báo chí và chỉ nên hạn chế ở mức 10%.
Hiện tại vấn đề chính sách thuế áp dụng với các cơ quan báo chí đang trong
quá trình kiến nghị và thảo luận. Bộ Tài chính đƣa ra giải pháp sẽ tiếp tục áp mức
87
thuế 25% nhƣng chỉ trên doanh thu từ hoạt động quảng cáo và dịch vụ khác – có
nghĩa là tách riêng hoạt động kinh doanh với nghiệp vụ báo chí. Nhƣng theo phân
tích của các nhà quản lý báo chí đó là giải pháp không khả thi do không thể tách cơ
học đơn giản nhƣ vậy khi mà hoạt động quảng cáo của báo chí vẫn bị khống chế.
Đặc biệt nó lại càng tỏ ra bất cập với các báo điện tử bởi lẽ báo điện tử không hề có
doanh thu bán báo, nội dung báo điện tử đƣợc cung cấp miễn phí, doanh thu từ
quảng cáo cũng có thể coi là doanh thu từ bán báo và toàn bộ chi phí cũng đều lấy
từ nguồn này. Nhìn chung phía Bộ Tài chính đang nghiêng theo hƣớng điều chỉnh
lại cơ chế thuế, nhƣng sẽ có sự phân loại ƣu đãi giữa báo chí chính trị xã hội và báo
chí kinh doanh giải trí.
3.2.2.2. Các giải pháp đề xuất
Giải pháp cho các tờ báo điện tử
Để hoạt động kinh doanh trở nên chuyên nghiệp thì các tờ báo mạng phải
đẩy mạnh các khâu còn yếu trong mô hình kinh doanh16. Các giải pháp cụ thể gồm
thúc đẩy hoạt động marketing và nâng cao giá trị sản phẩm thông tin trực tuyến.
Thúc đẩy hoạt động marketing
Việc thúc đẩy hoạt động marketing thực chất đã bao hàm tất cả các khâu
mang tính thƣơng mại của mô hình kinh doanh báo chí, đó là: phân nhóm khách
hàng, quan hệ đối tác, quan hệ khách hàng và kênh phân phối17.
Trƣớc hết hoạt động nghiên cứu độc giả và thị trƣờng phải do một bộ phận
làm nhiệm vụ marketing của tòa soạn thực hiện chuyên nghiệp trên quy mô rộng, để
từ đó phân đoạn rõ ràng thị trƣờng thông tin và thiết kế sản phẩm thông tin sao cho
phù hợp với các phân đoạn ấy. Các biện pháp xúc tiến nhƣ quảng bá hình ảnh trang
báo thông qua các cuộc thi, đợt phát quà hay phiếu khuyến mãi cần đƣợc đẩy mạnh
hơn nữa (những hoạt động này thực tế đã đƣợc các loại hình báo truyền thống thực
hiện tƣơng đối tốt nhƣng ở các báo mạng mới chỉ diễn ra lẻ tẻ trên quy mô nhỏ).
16 Xem phần Kết luận chƣơng 2
17 Xem chƣơng 1
88
Các kênh phân phối trong tƣơng lai nhƣ kết nối mạng không dây, điện thoại
cầm tay… sẽ mở rộng tƣơng ứng với trình độ phát triển của công nghệ. Nhƣng mỗi
báo lại phải tự nỗ lực trong việc thúc đẩy mạng lƣới liên kết với các trang tin, diễn
đàn và mạng xã hội (nhƣ VietNamNet và VnExpress đang làm) để mở rộng tiếp cận
với độc giả, và sự tiếp cận ấy cần chú ý nhắm đúng đến các đối tƣợng mục tiêu.
Quan hệ khách hàng đến nay mới đƣợc các báo củng cố chủ yếu qua các hòm
thƣ góp ý. Trong tƣơng lai các công cụ cao cấp của một mô hình thƣơng mại điện tử
nhƣ hệ thống FAQs, email trả lời tự động, email cung cấp tin bài và hệ thống tƣơng
tác giữa các độc giả nên đƣợc chú trọng phát triển. Ở mức độ cao nhất các báo có
thể thiết kế khu vực riêng cho những cuộc trao đổi thẳng thắn, bình đẳng giữa nhà
báo với độc giả để tăng độ tin cậy của các độc giả với các sản phẩm thông tin.
Và về quan hệ đối tác, các mối liên kết hợp tác giữa các báo mạng với nhau
và với các loại hình báo chí truyền thống hay cơ quan truyền thông trong tƣơng lai
sẽ tự động đƣợc thắt chặt bởi hợp tác là xu hƣớng tất yếu của kinh tế thị trƣờng.
Nâng cao giá trị sản phẩm thông tin trực tuyến
Khác với nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động marketing, nhóm giải pháp thứ
hai này thiên về tính chất nghiệp vụ báo chí, nó bao gồm việc nâng cao chất lƣợng
nguồn lực trí tuệ và định hƣớng giá trị sản phẩm thông tin trực tuyến18.
Khi báo mạng phát triển đến mức độ nhất định nó sẽ thu hút đƣợc các nhà
báo giỏi và các chuyên gia nhƣ các loại hình báo chí truyền thống, bản thân các tòa
soạn báo mạng cũng sẽ khai thác ngày càng nhiều nguồn lực trí tuệ cao cấp để tăng
sức cạnh tranh. Tuy nhiên nguồn lực này muốn đạt hiệu quả cao thì phải đƣợc phát
triển theo hƣớng chuyên sâu cho loại hình báo điện tử. Các cơ quan báo mạng cần
thƣờng xuyên mở lớp nâng cao nghiệp vụ cho các phóng viên và biên tập viên nhƣ
báo Tuổi Trẻ và một số báo lớn khác đang làm. Đội ngũ kỹ thuật viên gồm các
chuyên gia thiết kế web, chuyên gia mỹ thuật và cả các cộng tác viên trình bày cũng
nên đƣợc chú trọng để cải thiện giá trị hình thức cho trang báo.
18 Xem chƣơng 1
89
Giá trị của thông tin trực tuyến gắn chặt với xu hƣớng tiếp nhận thông tin của
thời đại – đó là xu hƣớng cá nhân hóa tin tức, xu hƣớng đi tìm những thông tin sát
thực ngoài luồng trên Internet hơn là những tin bài quy phạm của các nhà báo.
Trong ngắn hạn các mối liên kết và các biện pháp tạo dựng giá trị theo hƣớng này
đã đƣợc thiết lập. Và trong tƣơng lai các blog và các diễn đàn online bàn luận về
những vấn đề thời sự của xã hội sẽ phát triển mạnh hơn nữa, tính cá nhân và tính
không chính thống của thông tin sẽ thể hiện rõ ràng hơn nữa. Các nhà báo khi đó có
thể thâm nhập vào trung tâm của những cuộc đối thoại trên mạng (các blog và diễn
đàn online) để nắm bắt những phản ứng của xã hội với thông tin, thậm chí có thể
phản biện lại các ý kiến với tƣ cách của chính tờ báo. Đồng thời những tin bài viết
bởi chính những ngƣời trong cuộc của vấn đề thời sự nào đó sẽ ngày càng phải đƣợc
ƣu tiên trên các trang tin. Điều đó có nghĩa là sự giao hòa giữa báo chí và xã hội sẽ
ngày càng lớn. Tuy nhiên báo chí mang tính xã hội cao nên tất cả những tin bài, ý
kiến đƣa ra phải thẩm định phải thật cẩn thận, đòi hỏi bản lĩnh biên tập viên rất cao.
Nhóm giải pháp kiến nghị với Nhà nước
Để giải quyết vấn đề trong dài hạn nói trên cần một nhóm đồng bộ các giải
pháp của Nhà nƣớc về quản lý, hỗ trợ hoạt động và đào tạo nguồn nhân lực cho các
cơ quan báo mạng. Tuy nhiên việc đào tạo nhân lực cho các cơ quan báo chí phụ
thuộc rất nhiều vào cung cầu lao động trên thị trƣờng và vào cách đào tạo của từng
cơ sở. Sự tác động của Nhà nƣớc diễn ra chủ yếu các hỗ trợ cho hoạt động này cũng
nhƣ cho tất cả các hoạt động đào tạo khác của ngành giáo dục. Do đó nhóm giải
pháp kiến nghị với Nhà nƣớc trong dài hạn chỉ gồm các giải pháp hỗ trợ hoạt động
kinh doanh báo mạng và các giải pháp định hƣớng cho hoạt động kinh doanh báo
chí nói chung và báo mạng nói riêng.
Hỗ trợ nghiên cứu hoạt động kinh doanh báo mạng
Việc hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính
của các quỹ Nhà nƣớc, trong khi đó rất nhiều hoạt động kinh doanh khác quan trọng
hơn cũng cần đƣợc tài trợ nghiên cứu. Giải pháp này khó có thể đƣợc thực hiện
đúng với yêu cầu thực tế đặt ra. Nhƣng nhìn chung các cơ quan chức năng cần quan
90
tâm hơn nữa tới hoạt động nghiên cứu báo chí, đặc biệt là nghiên cứu dƣới góc nhìn
kinh tế chứ không chỉ nặng về góc nhìn học thuật nhƣ hiện nay. Những thống kê,
báo cáo về tình hình thị trƣờng truyền thông phải đƣợc cập nhật liên tục trên các
cổng thông tin của Bộ, dù là những điều tra nghiên cứu nhỏ của các hãng nghiên
cứu thị trƣờng, hình thành một kho dữ liệu đáng tin cậy phục vụ cho công tác
nghiên cứu hoạt động báo điện tử.
Định hƣớng hoạt động kinh doanh báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng
Báo điện tử trƣớc hết là báo chí, do đó nó chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của
đƣờng lối phát triển báo chí nói chung của Nhà nƣớc.
Theo quan điểm cá nhân tác giả, báo chí không thể nào vừa là một công cụ
phục vụ cho đƣờng lối phát triển của Nhà nƣớc lại vừa là một hoạt động kinh tế độc
lập – nó chỉ có thể thực hiện tốt một trong hai chức năng.
Một khi các cơ quan quản lý đã có chủ trƣơng tách dần các cơ quan báo chí
ra khỏi quan hệ phụ thuộc tài chính vào Nhà nƣớc thì đồng thời cũng phải giải
phóng các tờ báo khỏi những bó hẹp của quy chế lƣơng thƣởng, nhuận bút và kinh
doanh quảng cáo, xóa đi những sức ép của chức năng phổ biến đƣờng lối chính sách
chính trị nhƣ đã nêu trong các chủ trƣơng chiến lƣợc. Những cơ quan báo chí này
cần đƣợc hoạt động nhƣ một doanh nghiệp thực sự. Có nghĩa là họ phải tự điều
chỉnh sản phẩm thông tin của mình, phải làm sao đem đến giá trị cao nhất cho độc
giả để có thể tồn tại trên thị trƣờng.
Hầu nhƣ các nhà quản lý đều phản đối việc để báo chí hoạt động tự do, cho
rằng đó là một sự thƣơng mại hóa khiến thông tin báo chí bị xa rời khỏi chủ trƣơng
của Đảng và Nhà nƣớc. Nhƣng suy cho cùng giá trị của báo chí thực chất nằm ở
chính sức mạnh định hƣớng cho dƣ luận của nó. Giá trị này chỉ có thể đạt đƣợc khi
nghiệp vụ báo chí đƣợc đặt độc lập khỏi mọi áp lực về kinh tế lẫn chính trị. Nhìn
vào các tên tuổi báo chí quốc tế nhƣ BBC, CNN, WSJ, khi nhắc đến thành công của
những thƣơng hiệu này ngƣời ta đều nhắc đến giá trị của những bài báo chuyên
nghiệp, thẳng thắn phân tích mọi vấn đề xã hội không e dè bất cứ một thế lực nào
91
mà họ đem đến cho công chúng. Họ luôn thu hút đƣợc đông đảo độc giả và giữ
đƣợc lòng trung thành của độc giả với mình nên tiềm lực tài chính của những tờ báo
này rất mạnh. Đó chính là cách những tờ báo khẳng định đẳng cấp của mình trong
một môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt.
Chức năng phục vụ chính trị của báo chí khi này nên chuyển toàn bộ vào các
tập đoàn truyền thông tƣơng lai của Nhà nƣớc nhƣ Đài Truyền Hình và Thông tấn
xã Việt Nam (thực tế trong chiến lƣợc phát triển ngành truyền thông báo chí hai cơ
quan này đã đƣợc định hƣớng xây dựng thành các tập đoàn). Đài Truyền Hình và
Thông tấn xã Việt Nam đang phát triển rất mạnh, đặc biệt Đài Truyền Hình gần nhƣ
chiếm vị trí thống trị trong ngành truyền thông và báo chí Việt Nam. Hai cơ quan
này có sức ảnh hƣởng với công chúng đủ lớn để định hƣớng cho các luồng thông
tin, do đó hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt vai trò phục vụ chính trị. Hơn nữa khi
đó uy tín của hai tập đoàn truyền thông tƣơng lai này sẽ buộc nhóm “doanh nghiệp
báo chí” phải thận trọng khi cung cấp bất kỳ một thông tin cho công chúng, bởi lẽ
những thông tin thiếu xác đáng sẽ chỉ làm sụt giảm giá trị của chính tờ báo đó.
Hiện nay tất cả các cơ quan chủ quản báo chí đều là cơ quan Nhà nƣớc, vì
những lý do về chất lƣợng thông tin các nhà quản lý không chấp nhận giao các cơ
quan báo chí vào tay khối doanh nghiệp tƣ nhân. Nhƣng xét về lâu dài đây cũng là
một vấn đề nên cân nhắc. Các công ty truyền thông đang ngày càng tỏ rõ thế mạnh
của mình trên thị trƣờng thông tin trực tuyến. Những thông tin do các trang tin đƣa
ra có thể có một bộ phận kém chất lƣợng nhƣng những kết quả to lớn nhƣ thu hút
một lƣợng đông đảo độc giả, hình thành nên một hệ thống thông tin chuyên sâu mà
những công ty này đạt đƣợc là không thể phủ nhận. Những công ty thậm chí vẫn
thƣờng xuyên liên kết với đài truyền hình, các tòa soạn để sản xuất những ấn phẩm,
phụ san trong đó không ít có chất lƣợng khá tốt. Vì vậy trong tƣơng lai, khi báo
mạng phát triển ổn định thì việc trao quyền hoạt động báo chí cho tƣ nhân cũng
chính là mở rộng thị trƣờng, đa dạng hóa hệ thống các thông tin báo chí trực tuyến
và tăng tính cạnh tranh cho môi trƣờng kinh doanh báo mạng.
92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Báo mạng trên thế giới đã phát triển ở tầm cao và đang ngày càng chứng tỏ
vị thế trong ngành công nghiệp truyền thông. Tuy vậy với xu hƣớng cá nhân hóa
thông tin và tìm đến luồng thông tin không chính thống của độc giả ngày nay thì
hƣớng phát triển của báo mạng vẫn còn là điều gây tranh cãi, trong đó đa phần
nghiêng về hƣớng duy trì mô hình miễn phí nội dung.
Có cùng xu hƣớng tiếp nhận thông tin của thời đại, báo chí trực tuyến Việt
Nam đang bƣớc vào thời kỳ phát triển mới đậm tính thƣơng mại và cạnh tranh. Ở
giai đoạn quan trọng này, cần có các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề của
mô hình kinh doanh báo chí, bao gồm các giải pháp dài hạn và các giải pháp ngắn
hạn dành cho các cơ quan chức năng Nhà nƣớc và cho chính các tờ báo trực tuyến.
Nhóm giải pháp ngắn hạn giải quyết các vấn đề bất cập của mô hình kinh
doanh báo mạng. Với vấn nạn sao chép tin bài bừa bãi, Nhà nƣớc đóng vai trò đề ra
quy định và xử lý vi phạm, còn các cơ quan báo chí phải tự đấu tranh loại bỏ hiện
tƣợng này bằng chính chức năng cơ quan ngôn luận của mình. Với những sai lệch
trong định hƣớng giá trị thông tin, các nhà quản lý nên tập trung mạnh vào các biện
pháp thanh tra rà soát; trong khi đó các cơ quan báo mạng lại phải tự nhận thức lấy
giá trị cốt lõi của thông tin báo chí để thiết lập một môi trƣờng hoạt động đề cao đạo
đức nghiệp vụ. Song song với việc nhận thức giá trị cốt lõi, các tờ báo cũng phải
tiến hành khai thác tối đa các nguồn lực để tạo dựng những giá trị riêng trong xu thế
mới. Cuối cùng để đẩy mạnh tốc độ phát triển của báo mạng thì điều tối cần là Nhà
nƣớc phải tạo ra một môi trƣờng có tính cạnh tranh cao bằng cách tạo điều kiện cho
mọi thành phần tham gia thị trƣờng thông tin trực tuyến đƣợc phát huy ƣu thế.
Nhóm giải pháp dài hạn nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động kinh
doanh báo điện tử sau khi những bất cập đã đƣợc giải quyết. Để làm đƣợc điều này
các khâu còn yếu trong mô hình kinh doanh phải đƣợc tập trung phát triển, cụ thể là
chuyên nghiệp hóa hoạt động marketing và xây dựng giá trị sản phẩm thông tin theo
xu hƣớng tƣơng lai. Và về phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, ngoài những hỗ trợ
nghiên cứu và đào tạo, thì điều quan trọng nhất lại là phải định ra hƣớng quản lý
thống nhất cho hoạt động báo chí trên góc độ quản lý một hoạt động kinh tế.
93
KẾT LUẬN
Nhìn chung, qua nghiên cứu có thể thấy mô hình kinh doanh báo mạng Việt
Nam chƣa hoàn thiện. Các hoạt động nghiệp vụ báo chí bao gồm cung cấp tin tức và
nâng cao tính diễn đàn liên tục đƣợc đẩy mạnh, nhƣng những yếu tố đặc thù của
một hoạt động kinh doanh mà điển hình là hoạt động marketing lại chƣa hình thành
rõ nét. Tất cả thể hiện tính sơ khai của giai đoạn đầu một thời kỳ mà ở đó, xu hƣớng
thƣơng mại là khó tránh khỏi.
Điều đáng nói nhất là ngay trong giai đoạn quan trọng này, ở mô hình kinh
doanh báo mạng đã tồn tại những vấn đề bất cập có tác động lớn đến sự phát triển
trong tƣơng lai. Thứ nhất là vấn đề ở khâu sản xuất sản phẩm thông tin: quá trình
tạo nội dung dựa trên sao chép và cắt ghép quá nhiều – vấn đề này bóp méo mô
hình kinh doanh báo mạng khi mà doanh thu (quảng cáo) không còn phản ánh đƣợc
đúng giá trị lao động nữa. Thứ hai là vấn đề giá trị của sản phẩm thông tin: các báo
ngày càng chạy theo xu hƣớng đƣa tin nhanh, tin phù phiếm và tin giật gân miễn
sao thu hút đƣợc thật nhiều sự chú ý – điều đó chỉ khiến sản phẩm thông tin trở
thành loại sản phẩm cấp thấp, lợi ích đạt đƣợc nhanh nhƣng không bền, vừa đủ
nhƣng không cao và thậm chí gây tổn hại tới uy tín về lâu về dài của các trang báo.
Cuối cùng là vấn đề về tốc độ tiến triển chậm chạp không tƣơng xứng với tiềm năng
của ngành báo mạng Việt Nam – nếu tốc độ ấy không đƣợc cải thiện thì báo mạng
Việt Nam sẽ dần tụt hậu trong một thị trƣờng thông tin trực tuyến bùng nổ với vô
vàn các thành phần tham gia của cả trong nƣớc và thế giới (các trang thông tin tƣ
nhân, các mạng xã hội…) đang vận động liên tục để thu hút cộng đồng trực tuyến
cũng đang tăng trƣởng rất mạnh nhƣ hiện nay.
Để ngành báo mạng phát triển đúng hƣớng, những vấn đề tồn tại ấy phải
đƣợc giải quyết ngay từ đầu. Các nhà quản lý cần thực hiện các biện pháp chấn
chỉnh chấm dứt tình trạng sao chép tin bài tràn lan trên thị trƣờng thông tin trực
tuyến. Đồng thời các trang tin thuộc khối doanh nghiệp cũng phải đƣợc tạo điều
kiện hoạt động để tính cạnh tranh trên thị trƣờng thông tin trực tuyến đƣợc nâng cao
– chỉ có môi trƣờng cạnh tranh mới thúc đẩy sự phát triển diễn ra nhanh chóng.
Song song với các giải pháp từ phía Nhà nƣớc, bản thân các tờ báo mạng cần tự
94
điều chỉnh sản phẩm thông tin của mình. Sản phẩm thông tin trực tuyến trong thời
đại ngày nay chỉ có chất lƣợng thôi chƣa đủ, chúng phải thích ứng với xu hƣớng
hƣớng về ngƣời đọc. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là các nhà báo sẽ viết ra
những tin tức thoả mãn những thị hiếu tầm thƣờng, mà là đƣa ra những tin tức có
giá trị theo cách công chúng muốn tiếp nhận, tạo dựng chúng theo cách mà độc giả
chính là những ngƣời đồng sáng lập nội dung.
Về lâu dài, mô hình kinh doanh báo mạng Việt Nam cần tập trung vào những
yếu tố mang tính thƣơng mại mà nó còn khuyết. Trong đó quan trọng nhất là hoạt
động marketing bao gồm nghiên cứu thị trƣờng, thiết kế sản phẩm và xúc tiến việc
tiêu thụ sản phẩm – ở đây là sản phẩm thông tin báo chí. Hoạt động này phải đƣợc
đầu tƣ sâu bằng nỗ lực của mỗi tờ báo kết hợp với các hỗ trợ nghiên cứu báo chí,
nghiên cứu thị trƣờng báo chí, thị trƣờng báo trực tuyến và cả hoạt động thƣơng mại
điện tử của Nhà nƣớc.
Nếu những nỗ lực của bản thân các tờ báo mạng sẽ thúc đẩy sự phát triển, thì
định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc lại có ảnh hƣởng rất lớn đến phƣơng hƣớng của
sự phát triển đó. Báo chí Việt Nam hiện nay vẫn giới hạn trong chức năng là công
cụ nâng cao nhận thức cho cộng đồng chứ không phải là thỏa mãn các nhu cầu của
chính cộng đồng điều này đi ngƣợc hẳn với các quy tắc trong kinh doanh. Các nhà
quản lý, vì muốn kiểm soát chặt chẽ thông tin báo chí, vẫn chƣa muốn trao quyền
hoạt động báo chí cho khối tƣ nhân vốn rất năng động và kinh tế hơn hẳn khối Nhà
nƣớc. Đó cũng là nguyên nhân khiến các tờ báo không có tính sinh lời cao, tính
cạnh tranh của thị trƣờng thấp, ngành báo chí nói chung và ngành báo mạng nói
riêng của Việt Nam không phát triển cao đƣợc nhƣ các nƣớc tƣ bản. Bởi thế khi
ngành báo trực tuyến đang bƣớc vào một thời kỳ mới nhƣ hiện nay, việc phát triển
báo chí theo hƣớng kinh tế thị trƣờng, phù hợp với xu thế trong nƣớc và cả thế giới
là một vấn đề tối quan trọng mà các nhà quản lý cần xem xét.
Một khi sự phát triển diễn ra mạnh mẽ và đi theo chiều hƣớng hợp lý, các
trang báo điện tử sẽ dần có uy tín nhƣ các phƣơng tiện báo chí truyền thống, chức
năng nâng cao nhận thức cho công chúng lúc đó sẽ tự động đƣợc thực hiện. Nhƣng
hơn thế nữa, nếu đƣợc chú trọng đúng mức, báo mạng hoàn toàn có khả năng trở
95
thành loại hình báo chí của tƣơng lai – bởi lẽ một khi ƣu thế về tính diễn đàn đƣợc
phát huy tối đa, báo mạng sẽ trở thành loại hình tiêu biểu mang trong mình sức
mạnh lớn nhất của báo chí: sức mạnh dƣ luận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Tài liệu sách và báo giấy
1. Phạm Anh, Minh Đồng (3/2010), Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
báo chí: Bất cập do… nhầm đối tượng, báo Lao Động số 69/2010, tr.8 -
9, Việt Nam.
2. Bộ Thông Tin và Truyền Thông (2009), Sách trắng Công nghệ thông
tin và truyền thông Việt Nam, NXB Thông Tin và Truyền Thông, tr. 22
- 38, Việt Nam.
3. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản , NXB
Chính trị quốc gia, tr. 70 – 85, Việt Nam.
4. Thứ trƣởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn (2008), Công tác quản lý Nhà
nước về báo chí xuất bản, tạp chí Cộng Sản điện tử Số 11 (155) năm
2008, tr. 20 - 22, Việt Nam.
5. Ngô Đình Giao (ch.b), Phan Đăng Tuất, Nguyễn Đình Phan (1997),
Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh, NXB Giáo Dục, tr. 07 -
15, Việt Nam.
6. Lê Hạnh, Mạnh Tiến (2009), Còn bao nhiêu báo điện tử chui, báo Bƣu
điện Việt Nam (ICT News) số 68/2009, tr. 18 - 20, Việt Nam.
7. Lê Hạnh (2009), Chuyển trang web thành báo là không được, báo Bƣu
điện số 73 ngày 19/6/2009, tr 11 - 12, Việt Nam.
8. Lê Hạnh (2010), Điều gì sẽ đến sau báo điện tử, báo Bƣu điện Việt
Nam (ICT News) số Xuân Canh Dần, tr. 30 - 32, Việt Nam.
9. Lê Tâm Hằng, Ngữ Phan, Đới Thị Kim Thoa (dịch), A.A.
Grabennhicốp (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Giáo Dục,
tr. 115 - 198, Việt Nam.
10. Lƣơng Hƣơng (2009), Thu phí đọc báo điện tử: Bất khả thi?, báo Bƣu
điện số 85, 8/2009 (ICT News), tr. 13 - 14, Việt Nam.
11. Anh Minh (2010), Việt Nam: 20% không tin tưởng thông tin trên
Internet, báo Bƣu điện Việt Nam số 45 ra ngày 14/4/2010, tr. 8, Việt
Nam.
12. Trần Đình Thu (2003), Tìm hiểu nghề báo, NXB Trẻ, tr. 20 - 100, Việt
Nam.
13. Trần Doãn Tiến (2005), Nâng cao chất lượng, hiệu quả báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam, báo Tƣ tƣởng Văn hoá (số 11), tr 14 - 17,
Việt Nam.
Tài liệu từ Internet
14. Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam (2010), Nghề báo truyền thống
đã lỗi thời?, truy cập ngày 20/3/2010,
ew=article&id=3198:ngh-bao-truyn-thng-a-li-thi&catid=28:nghien-
cuu&Itemid=98
15. Lê Thuý Hạnh (2010), Quyền lực thứ năm, báo điện tử Vietnamweek,
truy cập ngày 2/5/2010,
16. Hoàng Minh (2005), Báo in Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi, báo
điện tử VietNamNet, truy cập ngày 20/3/2010,
17. Dƣơng Hoàng Minh (2009), Thương mại điện tử và Thanh toán điện tử
ở Việt Nam, Cục TMĐT và CNTT - Bộ Công Thƣơng, truy cập ngày
12/3/2010,
18. Nguyễn Văn Phú (2010), Chừng nào báo chí Việt Nam sẽ thu phí như
nước ngoài, báo điện tử Vietnamweek, truy cập ngày 16/4/2010,
se-thu-phi-nhu-nuoc-ngoai-
19. Trần Ngọc Thái Sơn (2006), Các báo điện tử VN có vi phạm bản
quyền?, Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam, truy cập ngày
16/4/2010,
ew=article&id=1583&catid=30:bao-dien-tu&Itemid=94
20. Thông tấn xã Việt Nam (2009), Cần sửa đổi luật để nâng cao chất
lượng báo chí, báo điện tử VietnamPlus, truy cập ngày 28/4/2010,
luong-bao-chi/200912/27407.vnplus
21. Phong Vân (2008), Luật sửa đổi phải tạo điều kiện cho báo chí phát
triển, báo điện tử VietNamNet, truy cập ngày 28/4/2010,
22. VietNamNet (2009), Báo điện tử & sự phát triển Internet ở Việt Nam,
truy cập ngày 15/3/2010,
www.vaip.org.vn/info/itw-ws/BC5-Vietnamnet-VASC.pdf
23. Wikipedia tiếng Việt (2008), Môi trường doanh nghiệp, truy cập ngày
12/3/2010,
_doanh_nghi%E1%BB%87p
Các văn bản luật
24. Chỉ thị số 52-CT/TW của Ban Bí thƣ về phát triển và quản lý báo điện
tử (22/7/2005), Việt Nam.
25. Chế độ nhuận bút – Nghị định 61/NĐ-CP, 11/06/2002
26. Luật Báo chí, 29-LCT/HĐNN8, 02/01/1990, Việt Nam.
27. Luật Sửa đổi - bổ sung một số điều luật của Luật Báo chí, số
12/1999/QH10, Việt Nam.
28. Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ
Internet, số 55/2001/NĐ-CP
29. Nghị định thi hành Luật Báo chí, số 51/2002/NĐ-CP
30. Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
điện tử trên Internet, số 97/2008/NĐ-CP
31. Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin
điện tử trên Internet, số 27/2002/QĐ-BVHTT
Tài liệu tiếng Anh
32. Alison Bone (2007), Revenue fluctuation for newspaper publisher,
Service Industries Division, page 03, Canada.
33. IFRA (5/2006), Business models of newspaper publishing companies,
page 02 - 07, 10 - 11, 18 - 22, America.
34. Knowledge Exchange (2009), Briefing paper on journal business
models, page 03 - 08, United Kingdom.
35. Alexander Osterwalder, Ph.D & Professor Yves Pigneur (2004),
Business model generation, Pattrick van der Pijl, page 01 - 72, America.
36. Steve Outing (2002), To Charge or Not to Charge?, Poynter Online,
Russia, accessing on 4/3/2010,
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 – Sơ đồ mô hình kinh doanh.................................................................... 07
Hình 1.2 – Mô hình kinh doanh báo chí ................................................................. 22
Hình 1.3 – Trang WashingtonPost.com ................................................................. 30
Hình 1.4 – Trang CNN.com................................................................................... 31
Hình 1.5 – Trang ConsumerReports.org ................................................................ 32
Hình 1.6 – Mô hình kinh doanh báo mạng ............................................................. 33
Hình 2.1 – Số ngƣời sử dụng Internet / 100 dân (nguồn: Bộ TT&TT) .................... 38
Hình 2.2 – Số hộ gia đình có máy vi tính/ 100 dân (nguồn: Bộ TT&TT) .............. 39
Bảng 2.1 - Bảng cơ cấu các loại tin trong bốn tờ
Tuoitre, VietNamNet, VnExpress, Dantri .............................................................. 50
Hình 2.3 – Biểu đồ cơ cấu các loại tin trong bốn tờ
Tuoitre, VietNamNet, VnExpress, Dantri .............................................................. 50
Hình 2.4 – Mô hình cơ cấu tin tức của báo mạng Việt Nam51
PHỤ LỤC – THÔNG TIN VỀ CÁC CUỘC ĐIỀU TRA DO TÁC GIẢ THỰC HIỆN
Điều tra độc giả
Đối tƣợng điều tra: độc giả báo điện tử Việt Nam.
Phƣơng pháp: gửi phiếu trắc nghiệm qua email (mẫu phiếu đính kèm sau
đây).
Thời gian thực hiện: tháng 3 năm 2010.
Nội dung thực hiện:
Mẫu phiếu trắc nghiệm gồm một bộ câu hỏi liên quan đến thói quen đọc báo
điện tử và đánh giá về các báo điện tử Việt Nam đƣợc gửi qua mail khoảng
300 ngƣời, trong đó có khoảng 200 sinh viên và khoảng 100 ngƣời đã đi làm,
khoảng 80% đang sinh sống và học tập tại Hà Nội, còn lại sống ở các thành
phố lớn khác là Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả này sau
đó sẽ đƣợc gửi về cho tác giả để thống kê số liệu.
Kết quả: có 82 phản hồi, trong đó có 62 đối tƣợng là sinh viên và 20 là ngƣời
đã đi làm, 13 ngƣời sống ở Hải Phòng, 3 ngƣời ở thành phố Hồ Chí Minh và
76 ngƣời ở Hà Nội.
Điều tra các báo điện tử: tác giả trực tiếp thống kê, phân loại toàn bộ tin tức trong
tuần thứ hai của tháng 3/2010 (từ ngày mùng 7/3/2010 đến ngày 13/3/2010) các
website sau: website báo điện tử vietnamnet.vn, tuoitre.vn, thanhnien.com.vn,
vnexpress.net, dantri.com; website thông tin tổng hợp 24h.com.vn.
Điều tra các nhà báo: lấy thông tin trực tiếp từ các nhà báo làm việc trong các báo
Tuổi Trẻ, VnExpress, VietnamNet, tạp chí Thế Giới Đẹp, báo Đầu Tƣ.
Mẫu phiếu điều tra độc giả báo mạng
1. Bạn bao nhiêu tuổi?
Hiện bạn đang học/ tốt nghiệp trường nào
hay đang làm cho công ty nào?
2. Trung bình mỗi ngày bạn đọc khoảng bao
nhiêu website báo mạng? (đánh dấu x vào ô
trống bên cạnh)
> 5 website
3 – 5 website
< 3 website
Mất bao nhiêu thời gian? (đánh dấu x vào ô
trống bên cạnh)
> 3 tiếng
1 – 3 tiếng
< 1 tiếng
3. Tin tức trên báo mạng bạn đọc thường thuộc
loại gì? (điền số phần trăm vào ô trống bên
cạnh)
………% Tin giải trí
………% Tin thời sự
………%
Tin hữu ích cho một công việc định
trước (học tập, nghiên cứu...)
4. Nếu các trang báo mạng đồng loạt thu phí
(phương thức thanh toán thuận tiện và mức
phí hợp lý) thì bạn có tiếp tục đọc báo mạng
hay không? (đánh dấu x vào ô trống bên
cạnh)
Vẫn tiếp tục đọc những trang tôi
thích
Có đọc nhưng hạn chế tối đa
Không vì tôi đã phải mất cước thuê
bao Internet hoặc vì ……………………
………………………………………………………
………………………………………………………
Nếu có bạn sẽ chấp nhận trả phí cho những
website báo nào?
5. Bạn thấy thế nào về chất lượng tin tức trên Chất lượng tốt
các website báo chí Việt Nam hiện nay?
(đánh dấu x vào ô trống bên cạnh)
Cũng được
Kém chất lượng
6. Bạn cảm thấy thế nào về hình thức các
website báo Việt Nam nói chung? (đánh dấu
x vào ô trống bên cạnh)
Rất cần cải thiện
Cũng nên cải thiện
Không quan trọng, tôi chỉ quan
tâm tới nội dung tin
7. Bạn có hay gửi bài đóng góp ý tưởng của
mình cho các tờ báo mạng không? (đánh
dấu x vào ô trống bên cạnh)
Thường xuyên
Cũng muốn nhưng ít vì khả năng
hạn chế hoặc vì ……….……………………
……………………………………………………….
Không vì đó không phải lĩnh vực
của tôi hoặc vì ………………………………
………………………………………………………
8. Hiện nay bạn có mua báo in không? (đánh
dấu x vào ô trống bên cạnh)
Vẫn mua đều
Thi thoàng
Không hề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5444_9849.pdf