Chính việc trao đổi thông tin trong cộng đồng có thể tăng cường tinh thần gắn
kết, chia sẻ và nâng cao nhận thức cho người dân. Hệ thống thông tin cần được
cải thiện, tận dụng triệt để các cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, như hệ thống loa
truyền thanh, bảng thông tin xã phường, các buổi họp dân, họp cử tri đồng thời
có thể sử dụng các hình thức mới hơn như các buổi tập huấn nâng cao nhận thức,
các chiến lược truyền thông, các buổi tuyên truyền trực tiếp để đảm bảo công
bằng trong việc tiếp cận thông tin giữa các cá nhân trong cộng đồng. Các hoạt
động cộng đồng lôi kéo được sự tham gia của đông đảo cư dân cũng cần được
thực hiện thường xuyên, định kì, nâng cao “niềm tự hào dân tộc” của mỗi cá
nhân, đồng thời kết nối được các thành viên trong cộng đồng khi tham gia giải
quyết các vấn đề chung. Ví dụ: việc tổng vệ sinh cuối tháng, cuối tuần, định kì,
nhân dịp lễ tết
105 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác sản phẩm khác nhƣ ván, cột trụ... Để nung thép, hàng ngày, một lƣợng lớn
than đã đƣợc sử dụng để tạo ra đủ nhiệt lƣợng cho sản xuất. Nó đã gây ra ô
nhiễm không khí ở một mức độ nào đó. Mặt khác, để làm nguội thép đã nung,
một lƣợng lớn nƣớc đã đƣợc sử dụng và thải ra ao, hồ chứa nƣớc mà không đƣợc
xử lý phù hợp.
Khảo sát ở làng Đa Hội về khía cạnh môi trƣờng sản xuất tái chế cho thấy:
- 39 trong số 108 hộ gia đình tham gia vào hoạt động tái chế kim loại
- Mỗi cơ sở sản xuất thu hút khoảng 15-20 công nhân, nghĩa là có tổng
cộng khoảng 600-750 lao động làm việc trong các xƣởng tái chế. Rất nhiều
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
lao động phải di chuyển từ các làng phụ cận đến các cơ sở sản xuất này. Số
lƣợng lao động trong các xƣởng sản xuất có xu hƣớng tăng lên.
- Sắt vụn thu gom có giá trung bình từ 2.000-2.500 VND/kg từ những ngƣời mua
lẻ hay mua buôn. Giá cả có thể dao động tuỳ theo điều kiện thị trƣờng. Trong
khi đó, giá bán ra các sản phẩm tái chế của làng thƣờng ở mức 4.000-4.500
VND/kg.
c. Trường hợp làng tái chế nhựa Minh Khai
Ở làng tái chế nhựa Minh Khai, điều kiện làm việc thực sự rất khủng
khiếp. Công nhân lao động trong một căn phòng rộng chừng 10 m2 để nung chảy
các túi nhựa và các vật liệu thô để tạo ra bi nhựa (các hạt nhựa nhỏ,
vụn) (pellet) đƣợc sử dụng trong chu trình sản xuất. Cũng cần một nhiệt lƣợng
tƣơng đối để nung nhựa. Các công nhân phải chịu ô nhiễm do việc thiêu, đốt
nhiên liệu, và họ cũng phải chịu những chất thải ra quá trình phục hồi nhựa. Chu
trình sản xuất dựa chủ yếu trên nhân công giá rẻ ở địa phƣơng.
Các sản phẩm cũng khá đa dạng, thậm chí ngay cả trong cùng một làng. Một cơ
sở sản xuất có thể tạo ra nhựa tấm, phiến (sheet), trong khi cơ sở khác có thể sản
xuất nhựa dây, chuỗi (rope). Chất lƣợng của nguyên liệu thô thu gom từ rác cũng
khác nhau, tuỳ theo cơ sở sản xuất. Để tạo nhựa tấm, họ sử dụng hầu hết là các
túi nhựa trắng làm nguyên liệu thô. Thêm vào đó, đôi khi họ cho một số loại
nhựa có chất lƣợng cao đƣợc sản xuất bởi các nhà cung cấp nƣớc ngoài để đảm
bảo chất lƣợng sản phẩm. Đối với nhựa dây, ngƣời ta chủ yếu sử dụng nhựa màu
làm nguyên liệu đầu vào.
Kết quả khảo sát ở làng tái chế nhựa Minh Khai cho thấy:
- Trong làng có khoảng 70-80 cơ sở sản xuất. Hầu hết đều là các xƣởng sản xuất
quy mô hộ gia đình.
- Ngoài các sản phẩm kể trên, nhiều xƣởng còn sản xuất áo mƣa và các loại ghế
thông thƣờng
- Năng suất tái chế: nhựa tấm trung bình khoảng 1.000 kg/ngày, nhựa dây
khoảng 200 kg/ngày.
d. Làng tái chế giấy Dương Ô
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
Ngƣời ta sản xuất phiên giấy (sheet) cho các quá trình sản xuất ở các nhà máy
khác. Theo các công nhân trong làng, họ sản xuất các loại giấy phục vụ cho việc
ghi chép hoá đơn ở các nhà hàng và quán xá không đòi hỏi chất lƣợng cao lắm.
Quá trình sản xuất giấy đòi hỏi rất nhiều nƣớc. Các phƣơng tiện hỗ trợ xử lý phù
hợp chƣa đƣợc trang bị.
Khảo sát liên quan đến làng Minh Khai cho thấy:
- Có hơn 100 cơ sở sản xuất trong làng. Một xƣởng đƣợc phỏng vấn cho biết
xƣởng thu hút hơn 30 công nhân và có năng xuất sản xuất giấy tái chế khoảng 1
tấn/ngày.
- Các điều kiện buôn bán giấy tái chế tỏ ra không bền vững. Giá giấy vụn thu
gom trung bình khoảng 3.000-6.00 VND/kg từ các nhà bán buôn hay bán
lẻ đến xƣởng sản xuất, trong khi đó giá bán sản phẩm cuối cùng là khoảng 6.000-
7.000 VND/kg.
- Theo quan điểm của chủ một cơ sở sản xuất, có thể nói rằng thị trƣờng giấy tái
chế ít biến động hoặc tăng nhẹ trong vòng 6 năm qua. Ông hi vọng xu thế này
sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới.
e. Làng mua bán buôn Triều Khúc
Có một làng khác cũng có tham gia vào quá trình tái chế rác là làng Triều Khúc.
Trong làng có nhiều nhà mua bán buôn và thu gom các nguyên liệu thứ cấp có
khả năng tái chế. Họ mua các nguyên liệu này trái phép trên thị trƣờng từ trong
thành phố. Họ không thực hiện việc sản xuất và không bị ảnh hƣởng của ô
nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Các hoạt động ở làng kiểu thế này có thể sẽ
không còn trong một chu trình tái chế rác thải hiệu quả hơn trong tƣơng lai.
f. Xung quanh các bãi chôn lấp
Theo khảo sát tại các bãi rác trong phạm vi nghiên cứu, không diễn ra việc thu
gom chủ động xung quanh khu chôn lấp vì thời gian mở cửa cho những ngƣời
mót rác theo quy định của URENCO rất hạn chế. Ngoài ra, khi vào vụ lúa, những
ngƣời nhặt rác phải lo việc đồng áng.
Nhiều loại nguyên liệu đƣợc thu gom thủ công từ rác đƣợc lƣu trữ trong làng nơi
những ngƣời nhặt rác sinh sống. Những loại rác này rất khác so với rác thu gom
trong thành phố. Những nguyên liệu có thể tái chế mà chúng ta có thể dễ thấy
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
trong nội thành nhƣ chai nhựa tốt, lọ thuỷ tinh và các hộp kim loại ở đây rất hiếm.
Tất nhiên, họ vẫn thu lƣợm các loại rác này, nhƣng bên cạnh đó, họ cũng thu
gom túi nhựa bẩn, đai bánh xe, xƣơng động vật... Tất cả các hoạt động trên phụ
thuộc chủ yếu vào sức lao động của con ngƣời. Tất nhiên, quy trình này không
hiệu quả.
Các loại túi nhựa bẩn và những thứ khác cần đƣợc giặt sạch để đem bán. Việc
này làm giảm chất lƣợng hoặc gây ô nhiễm nguồn nƣớc sông.
4. Dòng tái chế tổng quát:
Mô hình sau sẽ mô tả dòng tái chế rác thải tổng quát trên địa bàn Hà Nội dựa
theo những kết quả nghiên cứu ở trên và các thông tin thu thập đƣợc trong
nghiên cứu. Giá cả của các loại nguyên liệu và sản phẩm có khả năng tái chế
đƣợc liệt kê trong bảng 25 dựa trên thông tin từ những ngƣời cung cấp cũng nhƣ
các thông tin thứ cấp. Sẽ cần có thêm các bài phỏng vấn về việc buôn bán liên
quan đến tái chế và các vấn đề thị trƣờng liên quan để kiểm tra tính thị trƣờng và
vai trò cần thiết của khu vực công cộng.
Bảng 24 Giá cả các nguyên vật liệu có thể tái chế
Làng/địa
điểm
Vai trò kinh
tế
Nguyên liệu Giá mua Giá bán
Đa Hội nhà sản xuất kim loại
2.000-2.500
VND/kg
4.000-4.500
VND/kg
Thị trƣờng
chợ đen
môi giới bình thép
200
VND/thỏi
Minh Khai nhà sản xuất nhựa (tấm)
10.000-12.500
VND/kg
* tuỳ theo chất
lƣợng
Dƣơng Ô môi giới giấy
2.000-2.200
VND/kg
2.302.500
VND/kg
nhà sản xuất giấy
3.000-6.000
VND/kg
6.000-7.500
VND/kg
Triều Khúc môi giới nhựa
2.700
VND/kg
3.000 VND/kg
5.000-
8.000 VND/kg
* sau khi làm
vụn
Nguồn: Theo báo cáo ECFA (tháng 9/2003)
Bảng 25 Nguyên liệu thu gom tại bãi chôn lấp Nam Sơn
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
Số lƣợng
bài trả
lời
Khối lƣợng
thu gom
(kg/tháng)
Giá bán (VND/kg)
Theo những ngƣời
thu gom rác
Số liệu của
URENCO
1. Chai, lọ
nhựa
42 25-65 1.500 NA
2. Các loại
nhựa khác
42 5-60 150-200 1.000-2.000
3. Chai thuỷ
tinh
41 10-150 150
4. Nhôm 36 1-15 10.000-12.000
14.000-
15.000
5. Thép 33 4 400-800 1.000
6. Bao xi
măng
2 6 400-1000 1.000
7. Rau củ quả,
gỗ
29 NA
sử dụng trong gia
đình
NA
8. Xƣơng 1 NA 150 NA
9. Bảng giấy,
card
20 300 100-400 1.000-2.000
10. Quần áo 3 NA 2.000 NA
11. Lông 1 NA 2.000 8.000
12. Đồng 1 NA 15.000
12.000-
17.000
13. Túi gai 3 NA 200-700 NA
14. Lốp xe 4 NA 200 VND/lốp
15. Nilon NA NA NA 500
16. Dép song
đan
NA NA NA 150
Ghi chú: NA: (no answer) không có câu trả lời, không có dữ liệu từ URENCO
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thiết kế cơ bản về dự án trang bị trang thiết bị cho
việc quản lý chất thải cho thành phố Hà Nội, năm 2002, JICA và công ty Nippon
Koei.
Hình 18 Recycling stage – Dòng tái chế tổng quát
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
V. Mô hình dự án có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) – 3R
HN
Ở Việt Nam, có rất nhiều nhóm và các tổ chức thực hiện các dự án liên quan đến
lĩnh vực môi trƣờng nói chung và rác thải nói riêng nhƣ WASTE – ECON,
CIDA, DANIDA, UEPP... Trong thời lƣợng ngắn của khóa luận, tác giả sẽ trình
bày một dự án về Phân loại rác thải tại nguồn do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản JICA tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội mang tên 3R HN. Trong phần
này, chúng ta cùng xem sự ra đời, mục tiêu và đánh giá một phần nhỏ hiệu quả
của dự án.
1. Giới thiệu chung về dự án 3R HN:
Thành phố Hà Nội với dân số 3.145.300 ngƣời (2005), mỗi ngày xả ra một lƣợng
rác khoảng 2.500 tấn rác thải sinh hoạt. Điều đó có nghĩa là trung bình mỗi ngƣời
dân Hà Nội thải ra 0,79kg rác một ngày.
Hầu hết lƣợng rác trên sẽ đƣợc chuyển đến Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam
Sơn để chôn lấp. Nếu cứ tiếp tục mà không có hạn chế nào, chẳng bao lâu nữa
chúng ta sẽ không còn chỗ cho việc chôn lấp. Chính vì vậy, mục tiêu của rất
nhiều dự án NGO ngày nay là tác động thay đổi nhận thức của ngƣời dân và biến
thành hành động để giảm thiểu lƣợng rác thải mang đi chôn lấp.
“Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu nhƣ chúng bị trộn lẫn, nhƣng rác thải sẽ trở thanh
tài nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng cách!” Đây là câu nói đầy ấn tƣợng của
Giáo sƣ Kitano- một giáo sƣ nổi tiếng trong lĩnh vực môi trƣờng của Nhật Bản.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
Dự án 3R HN (www.3r-hn.vn) là kết quả hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam
và Nhật Bản. Tháng 12/2006, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA và Công
ty TNHH Nhà nƣớc một thành viên Môi trƣờng Đô thị URENCO bắt đầu hợp tác
triển khai dự án 3R-HN nhằm phát triển xã hội bền vững. Đây là dự án kéo dài 3
năm, bao gồm từ các hoạt động giáo dục môi trƣờng và tuyên truyền, phân loại
rác tại nguồn, thiết lập các quy định nhằm giảm thiểu rác và tăng cƣờng hiệu quả
sản xuất phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ.
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse-Recycle
Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lƣợng rác thông qua việc thay đổi lối sống
hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ:
Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lƣợng rác thải
phát sinh từ túi nilon…
Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho
chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng
nƣớc khoáng để đựng nƣớc nƣớc…
Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có
ích khác.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
Hình 19 Phân loại rác thải tại nguồn
(nguồn : www.3r-hn.vn)
Dự án bắt đầu đƣợc thực hiện thí điểm trên địa bàn phƣờng Phan Chu Trinh,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kể từ ngày 20/6/2008.
2. Mục tiêu hoạt động của dự án:
Cũng nhƣ các dự án môi trƣờng khác ở Việt Nam, mục tiêu chung của dự án 3R
HN là góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam, thông qua việc thay
đổi hành vi, thói quen của ngƣời dân.
Mục tiêu cụ thể hơn mà 3R HN hƣớng tới là giảm thiểu lƣợng rác thải chuyên
chở đến các bãi chôn lấp trên địa bàn Hà Nội thông qua việc phân loại rác tại
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
nguồn. Từ đó, 3R HN cũng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi
trƣờng, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử
lý rác thải, và giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác.
Rác thải đƣợc phân thành 3 loại: rác hữu cơ, rác tái chế và rác vô cơ.
Rác hữu cơ có thể tái chế thành phân hữu cơ một loại phân hiệu quả cho cây
trồng và an toàn cho ngƣời sử dụng. Tác dụng của phân hữu cơ là làm tăng năng
suất cây trồng, giúp cây trồng hấp thu dinh dƣỡng tốt hơn, tăng hiệu lực phân
hóa học, cải tạo đất, giữ pH đất ở mức độ trung hòa hợp lý; tăng chất mùn cho
đất, chứa các kích thích tố giúp cho rễ cây phát triển nhanh hơn; chứa các chất
kháng sinh, các vi sinh vật đối kháng hay các vitamin để tăng khả năng chống
chịu của cây trồng trong những điều kiện bất lợi. Do đó, việc sản xuất phân hữu
cơ từ rác thải hữu cơ mang lại tác động kép cho xã hội. Rác hữu cơ đƣợc quay
vòng để sản xuất thành phân hữu cơ, điều này làm giảm thiểu đáng kể lƣợng rác
mang đi chôn lấp. Phân hữu cơ không chỉ giúp nông dân phòng trị bệnh trên cây
trồng, giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần hƣớng tới xây dựng, phát triển một
nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
Rác tái chế có thể tái chế thành nguyên liệu thô phục vụ cho sản xuất. Rác vô cơ:
không thể tái chế nên phải mang đi chôn lấp. Nếu rác tái chế và rác hữu cơ đƣợc
tách riêng ra khỏi rác vô cơ thì lƣợng rác cần phải mang đi chôn lấp sẽ giảm
xuống.
Để thực hiện mục tiêu này, 3R HN đƣợc triển khai thí điểm trên địa bàn các
phƣờng Nguyễn Du va Phan Chu Trinh, và sắp tới, tháng 9/2008, sẽ tiếp tục thí
điểm thêm hai phƣờng Láng Hạ và Thành Công.
Đối tƣợng mà 3R HN hƣớng tới gồm : các trang trại, các trƣờng họ, các hộ gia
đình... Với mỗi đối tƣợng, 3R HN lại có một phƣơng thức tiếp cận khác nhau.
Đối với các hộ gia đình, 3R HN chủ trƣơng tăng cƣờng nhận thức về vai trò của
việc phân loại rác thải tại nguồn và chỉ cho họ cách thức phân loại rác sinh hoạt.
Với các trang trại, 3R HN giúp nông dân hiểu đƣợc giá trị của phân bón hữu cơ,
cách sản xuất từ rác thải hữu cơ. Trong trƣờng học, 3R HN giáo dục cho các em
nhỏ - những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc thay đổi về nhận thức, hành vi để
hạn chế phát thải trong từng hoạt động nhỏ nhất nhƣ hạn chế sử dụng túi nilon,
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
vứt rác đúng nơi quy định. Ở cơ sở (xã, phƣờng...), 3R HN hƣớng tới việc giáo
dục môi trƣờng cộng đồng, tạo thói quen tiêu dụng thân thiện với môi trƣờng.
3. Đánh giá các kết quả đạt đƣợc:
Sau một thời gian triển khai thí điểm, hiện nay 3R HN đang thực hiện việc báo
cáo và tổng kết giai đoạn 1. 3R HN đã thực hiện thành công việc giáo dục về tầm
quan trọng và cách thức phân loại rác cho trẻ em và các hộ gia đình trên 2 địa
bàn thí điểm là phƣờng Nguyễn Du và phƣờng Phan Chu Trinh. 3R HN cũng đã
thực hiện đƣợc nhiều chƣơng trình khác nhau nhƣ “những ngôi sao 3R Hà Nội”,
“chƣơng trình khảo sát cân rác”, “chiến dịch sử dụng túi eco-bag”, cuộc thi “hãy
cùng túi eco-bag tạo nên sự khác biệt vì Hà Nội xanh tƣơi”, thiết kế túi eco-bag,
tổ chức “thăm quan nhà máy xử lý phế thải Cầu Diễn”, “lễ hội Mottainai”... thu
hút đƣợc đông đảo sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong hai phƣờng thí
điểm nói riêng và sự quan tâm của ngƣời dân thủ đô nói chung đến hoạt động
phân loại rác tại nguồn.
Trong tháng 3/2008, Ban quản lý dự án các phƣờng Nguyễn Du, Phan Chu Trinh
đã phối hợp với các Xí nghiệp Môi trƣờng đô thị tổ chức đoàn kiểm tra định kỳ
hàng tuần thực hiện phân loại rác thải tại nguồn và giữ gìn vệ sinh môi trƣờng
trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào việc đôn đốc, nhắc nhở các tổ dân phố
thực hiện một cách tích cực việc phân loại rác. Ngƣời dân và chính quyền địa
phƣơng cũng nhƣ các cán bộ cơ sở cũng nhận thấy cần phải thực hiện song song
việc xử phạt đối với các trƣờng hợp cố tình vi phạm. Ý thức của ngƣời dân đã
đƣợc cải thiện rõ rệt, môi trƣờng trong khu vực cũng tốt hơn. Các dự án cũng
góp phần tăng sự tự tin và tích cực, chủ động của ngƣời dân vào các hoạt động
cộng đồng.
Cá nhân ngƣời viết khóa luận cho rằng thành công không nhỏ của dự án 3R HN
chính là những hiệu quả truyền thông mà dự án đạt đƣợc. Với mục tiêu cụ thể là
thay đổi nhận thức của ngƣời dân về việc phân loại rác thải tại nguồn, dự án đã
chú trọng tính giáo dục, tính bền vững khi tập trung giáo dục cho đối tƣợng trẻ
em. Ngoài ra, khả năng nhân rộng của dự án rất lớn, với chi phí không quá cao,
chủ yếu là cho việc biên tập tài liệu, ấn phẩm truyền thông và sử dụng lực lƣợng
tình nguyện viên để tuyên truyền. Với các công cụ truyền thông sáng tạo và đa
dạng, từ video, ảnh, bài hát, bài thơ, truyện tranh, tuyên truyền, hoạt động ngoại
khóa... dự án đã thu hút đƣợc sự chú ý của cả cộng đồng lớn và tạo dấu ấn trong
tiềm thức của mỗi ngƣời dân.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
Chƣơng III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
VÀ KINH DOANH RÁC THẢI Ở VIỆT NAM
Nhƣ đã phân tích trong chƣơng II, hệ thống pháp luật của ta còn nhiều thiếu sót,
tuy vừa cứng về hệ thống, vừa mềm trong cơ chế, bộ máy hoạt động còn cồng
kềnh. Khái niệm “phân loại rác thải tại nguồn” còn khá mới mẻ, chƣa đƣợc đề
cập đến nhiều chứ chƣa nói là đƣợc “chuẩn hóa” trong các văn bản pháp quy.
Các quy định liên quan và điều chỉnh nhƣ “Tiêu chuẩn phân loại rác thải”, “Luật
tái chế”, “Quy định đảm bảo an toàn vệ sinh cho ngƣời thu gom”… còn thiếu rất
nhiều.
Công ty kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải còn khá độc quyền, hầu nhƣ
chỉ có URENCO với công nghệ xử lý thô sơ, sử dụng nhiều lao động phổ thông,
hiệu quả kinh doanh thấp, chƣa đƣợc đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn, số
lao động sử dụng còn rất nhiều, phí thu gom còn thấp, chủ yếu chỉ mang tính
“thống kê” chứ chƣa đủ để bù đắp chi phí hoạt động. Việc thu gom rác còn tiến
hành tập trung, chƣa có phân loại tại nguồn, khiến hiệu quả tái chế, xử lý, chế
biến còn chƣa cao.
Một điểm lạ ở Việt Nam mà các nƣớc phát triển ít gặp là việc thu gom, buôn bán
các loại “đồng, nhôm nát, sắt vụn, dép hỏng…” Các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ,
tự phát, từ qui mô nhỏ là các cá nhân cho đến quy mô lớn hơn là hình thành các
làng nghề tái chế (Minh Khai, Dƣơng Ô, Đa Hội, Triều Khúc…). Hoạt động kinh
doanh rác tái chế này cũng tuân theo cơ chế thị trƣờng và bị chi phối rất nhiều
bởi giá cả rác tái chế, nhƣng cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu
lƣợng rác thải đem tới các bãi chôn lấp. Các gia đình cũng thƣờng bán các đồ
dùng này cho những ngƣời “ve chai” hơn là việc vứt bỏ vào thùng. Giá trị của
rác tái chế vẫn còn đó, và đủ để tạo ra thị trƣờng rác tái chế, nhƣng cơ chế hoạt
động còn yếu, chƣa có “luật chơi” rõ ràng nên hoạt động còn manh mún và chƣa
đƣợc pháp luật chính thống công nhận. Nếu nhƣ URENCO có thể hoạt động với
tƣ cách một doanh nghiệp Nhà nƣớc độc quyền thì các mô hình “làng nghề” tái
chế cũng có thể phát triển theo hƣớng “doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ”. Khi
hoạt động theo cơ chế thị trƣờng “có sự định hƣớng của Nhà nƣớc” sẽ tạo ra hiệu
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
quả không nhỏ. Theo hƣớng này, các doanh nghiệp đƣợc cạnh tranh bình đẳng
trong việc sử dụng nguồn tài nguyên đầu vào là rác tái chế và năng động trong
việc tiêu thụ đầu ra sản phẩm (giấy, nhựa, thép…). Một nền kinh tế “xây dựng
trên cơ sở tài nguyên tái chế” hoàn toàn khả thi và cần đƣợc khuyến khích.
Mô hình cộng đồng tự quản lý nói chung và thu gom rác thải nói riêng cũng đã
manh nha ở Việt Nam từ khá lâu, chỉ có điều, nó đƣợc gọi bằng cái tên khác,
hoặc có thể tính dân chủ trong các cộng đồng đó chƣa cao. Ngày nay, nhiều
“cộng đồng quản lý” đã đƣợc xây dựng, phát triển theo hƣớng chú trọng bảo vệ
môi trƣờng, hƣớng tới phát triển bền vững, độc lập, tự chủ và có tiếng nói tại
nhiều địa phƣơng nhƣ Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình…
Hoạt động của các NGOs ở Việt Nam khá phong phú, đa dạng và đang có xu
hƣớng chuyển từ trang bị khoa học công nghệ hiện đại sang đầu tƣ cho hoạt động
giáo dục, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân, cho cộng đồng.
Mỗi mô hình riêng lẻ trên tuy đã phần nào có hiệu quả, nhưng chưa đạt lợi ích
và hiệu quả mà xã hội mong muốn. Để nâng cao được hiệu quả của mô hình
quản lý và kinh doanh rác thải cần có sự kết hợp hài hòa giữa hành lang pháp lý
vững chắc của Nhà nước về phân loại rác tại nguồn (quản lý tổng hợp của khu
vực công), với hoạt động hiệu quả của các công ty kinh doanh dịch vụ liên quan
đến rác thải và các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát được tổ chức chặt chẽ
(tăng tính cạnh tranh cũng như hiệu quả của khu vực tư nhân), cùng với việc
xây dựng các cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững (khu vực xã hội dân
sự).
A. Về vĩ mô (Nhà nƣớc)
I. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý vững mạnh
Trƣớc đây Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý môi trƣờng theo kiểu mệnh lệnh,
kiểm soát (command & control). Đặc điểm của công cụ này là việc đƣa ra luật lệ,
tiêu chuẩn các giấy phép hoạt động môi trƣờng để điều tiết quá trình sản xuất
nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và quy hoạch các vùng sản xuất riêng biệt,
các khu công nghiệp nhằm hạn chế phát thải. Tuy nhiên, mô hình này gặp phải
nhiều khó khăn. Các quy định, tiêu chuẩn không thích hợp với tình hình cụ thể ở
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
từng địa phƣơng. Các hệ thống xử lý ô nhiễm ở các nhà máy hoạt động cầm
chừng một cách đối phó (chỉ hoạt động khi có đoàn kiểm tra đến), vẫn có nhiều
nhà máy sản xuất “lách luật” qua sự bao che của các cán bộ quản lý môi trƣờng.
Chi phí hành chính để duy trì hoạt động cao.
Hiện nay, cơ chế này đã thay đổi. Việt Nam đang hoàn thiện hơn hệ thống quản
lý, pháp luật liên quan trên cơ sở đóng góp có sự tham gia nên hữu ích và mang
tính thực tiễn chứ không phải là đống giấy tờ, sách vở. Năm 2005, khi xây dựng
Luật Bảo vệ Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên môi trƣờng mà đứng đầu là bộ trƣởng
Mai Ái Trực cũng đã rất cố gắng trong việc thu hút ý kiến đóng góp từ các bộ,
ban, ngành, tổ chức các hội thảo lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn khung
pháp lý cao nhất là Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005.
Cần xây dựng và thực hiện tốt các quy định và hành lang pháp lý cho việc phân
loại và quản lý rác thải. Xây dựng tiêu chuẩn thống nhất, hợp lý. Cần có sự phối
kết hợp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố với công ty URENCO. Ở Việt Nam
hiện nay mới chú ý đến quản lý chất thải rắn nguy hại, mà cũng chỉ trên giấy tờ,
có quy định nhƣng chƣa có chế tài xử phạt, chƣa thực hiện nghiêm. Vì thế, hiệu
lực pháp lý hay tính pháp chế còn chƣa cao.
Hoàn thiện khung pháp lý trên giấy tờ thôi là chƣa đủ, Nhà nƣớc phải đóng vai
trò chủ đạo trong việc đƣa các văn bản này “sống” đƣợc trong đời sống xã hội.
Muốn vậy, luật phải xuất phát từ dân và dân phải nhận thức đƣợc đầy đủ về luật.
Nhà nƣớc còn tuyên truyền để “dân hiểu, dân làm theo”.
Việc phân cấp quản lý cũng cần phải rõ ràng, minh bạch hơn. Việc xây dựng hệ
thống pháp luật do Quốc hội tiến hành, nhƣng việc thực hiện nó lại do Chính phủ,
các bộ, ban, ngành, các đoàn thể thực hiện. Việc điều tra do công an môi trƣờng,
thanh tra lại do thanh tra môi trƣờng tiến hành, còn xử lý lại thuộc về Tòa án. Vì
thế, cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, tránh việc chồng
chéo, bên này chen chân vào lĩnh vực của bên khác hay không bên nào chịu trách
nhiệm về mình. Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh, các cơ quan hữu quan phải
kịp thời xử lý và công khai với ngƣời dân. Giữa các bộ phận trong hệ thống quản
lý cũng cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau để hoạt động đạt kết quả cao nhất.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
Chính phủ cần xây dựng các đơn vị quản lý có trách nhiệm giám sát và thúc đẩy
hiệu quả việc quản lý rác. Tăng cƣờng sức mạnh cho các nhà cầm quyền địa
phƣơng, đặc biệt là trong việc giám sát môi trƣờng. Điều này cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố. Không dừng lại ở việc nâng cao năng lực cho chính quyền cơ sở mà còn
phải trao quyền cho dân, để chính những ngƣời dân tại cộng đồng địa phƣơng
đƣợc “nhìn, nghe, thấy, giám sát” việc quản lý rác thải cộng đồng họ.
Chú trọng tới việc cập nhật khung pháp lý và tập trung vào việc thực thi, phối
hợp nhịp nhàng giữa Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Công nghiệp, Bộ Y tế và
Bộ Xây dựng. Nhiệm vụ đặt ra của khung pháp lý là phải linh hoạt, phù hợp và
đi trƣớc các thay đổi của tình hình hiện tại, có khả năng dự báo xa hơn những
thách thức và cách giải quyết cho các vấn đề môi trƣờng trong tƣơng lai.
II. Tăng cƣờng đầu tƣ và mở rộng hoạt động của dịch vụ quản lý rác thải
Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các bãi chôn lấp hiện tại và
xây dựng các bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, hợp vệ sinh. Để thực hiện mục
tiêu này, cần có sự phối hợp giữa Bộ xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố,
các nhà tài trợ và công ty URENCO.
Ngoài nguồn vốn viện trợ chính phủ, các dự án phát triển, Nhà nƣớc cũng nên đi
đầu trong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho việc thu gom, xử lý, chế biến rác thải. Vì
việc đầu tƣ các công nghệ này đòi hỏi chi phí ban đầu rất cao, việc thu hồi lại
chậm, nên khó có thể đòi hỏi các doanh nghiệp chịu toàn bộ chi phí. Tuy nhiên,
khi nguồn ngân sách còn hạn hẹp, Chính phủ cần chú ý hài hòa, hợp lý hóa các
khoản đầu tƣ này, có ƣu tiên, tăng cƣờng xã hội hóa và kêu gọi đầu tƣ bằng các
biện pháp khuyến khích nhƣ thuế, đăng kí kinh doanh…
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, URENCO cũng cần phối hợp chặt chẽ để thực
hiện tốt việc thu phí hợp lý cho việc hoạt động và duy trì dịch vụ, điều chỉnh
mức phí tăng tùy theo mức độ lạm phát và đa dạng hóa phí thu gom. Chú ý hợp
lý giữa số lƣợng và khả năng chi trả của ngƣời sử dụng dịch vụ, phù hợp với
nguyên tắc đã đề ra trong mô hình lý thuyết. Cố gắng hƣớng tới độc lập về tài
chính cho các công ty kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải, cải thiện các kĩ
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
năng chuyên môn và khả năng quản lý đem lại hiệu quả chi phí, tƣ nhân hóa
hoặc xã hội hóa các đơn vị kinh doanh dịch vụ rác thải để tăng hiệu quả.
III. Xây dựng các khuyến khích cho việc giảm thiểu hóa rác thải và tăng
cƣờng tái chế
Nhà nƣớc cần tạo lập thị trƣờng và các ƣu đãi thuế cho việc giảm thiểu hóa rác,
tái chế và xử lý rác thành phân hữu cơ. Để làm đƣợc điều này, Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng, Bộ tài chính cùng với khu vực tƣ nhân cần phải đóng vai trò là
ngƣời xây dựng “luật chơi” góp phần điều tiết vĩ mô cơ chế thị trƣờng, nhƣng
không can thiệp quá sâu và lấn át hiệu quả hoạt động của cơ chế thị trƣờng. Các
biện pháp xử lý hành chính nhƣ các chế tài xử phạt là cần thiết, nhƣng không nên
quá nhiều và trở thành rào cản phát triển. Chú trọng tính thị trƣờng, tính cạnh
tranh và đảm bảo công bằng cho những ngƣời chơi chính là một trong những
nhân tố cơ bản mang lại hiệu quả quản lý vĩ mô của nhà nƣớc.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và các NGOs
cũng cần hỗ trợ việc thành lập các hợp tác xã thu gom, tái chế, xử lý rác thải. Cơ
sở tổ chức của các hợp tác xã này là cộng đồng, nhƣng khả năng tổ chức và tài
chính của cộng đồng lại rất hạn chế. Việc hỗ trợ cả về năng lực, tài chính, đào
tạo là hết sức cần thiết. Với các làng nghề tái chế vốn hoạt động tự phát theo cơ
chế thị trƣờng, Nhà nƣớc nên nhìn nhận nhƣ một yếu tố tất yếu và cần thực hiện
việc hỗ trợ để các làng nghề này phát triển.
Về vĩ mô cũng cần chú ý mở rộng các chƣơng trình sản xuất sạch (clean
production) và định hƣớng phát triển kinh tế theo cơ chế phát triển sạch (CDM –
Clean Development Machinism), có sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng, Bộ Công nghiệp, và các ngành hữu quan.
Nhà nƣớc cũng cần công nhận thu gom rác thải là một nghề, có các chế độ chính
sách phù hợp để gắn bó ngƣời lao động với nghề, xây dựng các tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn lao động, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động. Chú trọng vị trí
của con ngƣời trong mô hình này là vị trí trung tâm. Tất cả nhằm tới mục tiêu
sức khỏe và lợi ích của các cộng đồng dân cƣ.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
IV. Tăng cƣờng thông tin cộng đồng – xây dựng hệ thống quản lý thông tin
môi trƣờng (EIMS)
Thông tin hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Trong điều kiện của
Việt Nam, thông tin giống nhƣ một loại hàng hóa, ai nắm đƣợc thông tin sẽ có
lợi thế hơn trên thị trƣờng. Thông tin có thể nằm trong các tài liệu tuyên truyền,
các kinh nghiệm thành công hay thất bại khi triển khai mô hình, thông tin cũng
có thể là hiểu biết về công nghệ, khoa học…
Cần mở rộng và nâng cao hoạt động của các chƣơng trình giáo dục, tuyên truyền,
nâng cao nhận thức về môi trƣờng nhƣ “không rác thải” hay “hạn chế rác”, trách
nhiệm liên quan thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng,
và các NGOs. Nếu đƣa việc giảng dạy các chƣơng trình về rác thải, môi trƣờng,
phân loại rác thải tại nguồn… vào chƣơng trình học nhƣ một môn tự chọn, có
hoạt động ngoại khóa, hoặc một phần trong các môn nhƣ “Tự nhiên xã hội”,
“Đạo đức”… thì chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ không nhỏ chút nào. Hãy nhìn về
thế hệ tƣơng lai, “muộn còn hơn không”, nếu chúng ta bắt đầu từ bây giờ, con
cháu chúng ta sẽ biết phân loại rác thải thế nào, đến thời cháu chắt chúng ta sẽ
biết cách sử dụng năng lƣợng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và đến đời sau đó,
chắc chắn mơ ƣớc về một tƣơng lai Việt Nam phát triển bền vững là điều hoàn
toàn có thể.
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cần thực hiện hỗ trợ tƣ vấn công về việc đánh giá
tính kinh tế, môi trƣờng, xã hội của các công cụ xử lý, thu gom, chế biến rác. Cả
các công nghệ, máy móc, phƣơng tiện nhập khẩu của các đơn vị thu gom cũng
cần đƣợc đánh giá để tránh việc trở thành bãi rác công nghệ của thế giới, hoặc
tác dụng tích cực từ việc chế biến lại không cao bằng tác động tiêu cực về tiêu
hao nhiên liệu hay gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nƣớc… của các công nghệ
nhập khẩu.
Hiện nay Bộ Tài nguyên môi trƣờng đã đƣa ra hệ thống quản lý thông tin môi
trƣờng về Quản lý chất thải rắn nguy hại, nhƣng việc sử dụng nó chƣa thực sự
hiệu quả. Sản phẩm chƣa thực sự đến đƣợc với khách hàng hoặc với mức giá quá
cao. Hệ thống này còn cần phải hoàn thiện rất nhiều và mở rộng ra cho nhiều
lĩnh vực khác, nhƣ: rác tái chế, phân loại rác…
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
Như vậy, vai trò của Nhà nước trong hệ thống kinh doanh rác thải là vô cùng
quan trọng, nhằm thiết lập được một hệ thống pháp lý vững mạnh và hệ thống
thông tin hiệu quả, nhằm tạo nền tảng cho các mô hình kinh doanh ở khu vực tư
nhân và xã hội dân sự phát huy lợi thế linh hoạt của mình.
B. Về vi mô
I. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải
Thống kê cho thấy, ở một số nước thực hiện phân loại rác tại nguồn, các công ty
tái chế có thể đạt lợi nhuận 200% sau 5 năm ổn định sản xuất. Vốn đầu tư ban
đầu có thể rất cao, nhưng việc thu lại không phải là không thực hiện được.
1. Xã hội hóa, cổ phần hóa hoặc tƣ nhân hóa
Rác thải vẫn đƣợc xem là hàng hóa công cộng và việc đầu tƣ cho xử lý nó vẫn
mặc nhiên đƣợc xếp vào “trách nhiệm của khu vực công”. Nhƣng thực tế trong
chƣơng II đã chứng minh rằng rác thải và các dịch vụ liên quan hoàn toàn có thể
trở thành hàng hóa tƣ nhân khi ý thức của ngƣời dân về nó đƣợc cải thiện. Các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này hoàn toàn có khả năng tự hạch toán, thậm
chí có thể đạt đƣợc mức lợi nhuận khổng lồ. Hoạt động sản xuất từ nguồn tài
nguyên rác thải đã phân loại, kinh doanh sản phẩm rác tái chế, xử lý và các dịch
vụ thu gom, chuyên chở… sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi đƣợc thực hiện bởi khu
vực tƣ nhân và khu vực xã hội dân chủ.
Xã hội hóa, cổ phần hóa hoặc tƣ nhân hóa các doanh nghiệp này sẽ giúp các
doanh nghiệp tích cực, chủ động hơn trong việc hạch toán và tìm kiếm các
phƣơng thức sản xuất phù hợp để tìm kiếm lợi nhuận. Nguồn thu có thể từ phí xả
rác, từ việc bán năng lƣợng từ xử lý rác, từ bán sản phẩm rác tái chế, hay từ phí
dịch vụ làm sạch môi trƣờng hay từ việc thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp,
các nhà đầu tƣ khác. Điều quan trọng là phải “dám nghĩ, dám làm”, nhìn nhận
đây là một ngành có tiềm năng phát triển chứ không cần sự bợ đỡ, che chở của
Nhà nƣớc nữa. Nhà nƣớc cũng cần hạn chế sự độc quyền, khuyến khích sự tham
gia của các khu vực khác và sự cạnh tranh, cho phép thành lập các doanh nghiệp
mới nếu có đủ khả năng để thực hiện dịch vụ kinh doanh liên quan đến rác thải,
miễn sao đảm bảo cho doanh nghiệp làm ăn hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển tốt.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
2. Đầu tƣ, trang bị máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại
Chi phí ban đầu cho công nghệ, cơ sở hạ tầng có thể rất cao. URENCO cũng đã
đầu tƣ đƣợc rất nhiều cho mảng này nhờ nguồn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc (vì
URENCO là công ty nhà nƣớc một thành viên), từ các nguồn vốn viện trợ chính
phủ (Đan Mạch, Đức, Úc…) và các dự án hỗ trợ công nghệ của các NGOs (JICA,
DANINA, CIDA…). Tuy nhiên, công nghệ luôn cần đƣợc cải tiến. URENCO sẽ
cần năng động hơn trong việc đầu tƣ, chú trọng đầu tƣ công nghệ quản lý, xử lý
hiện đại, giảm thiểu lƣợng lao động phải làm việc trong môi trƣờng độc hại, cũng
nhƣ đánh giá hợp lý giá trị công nghệ khi nhập khẩu, đảm bảo lợi ích không chỉ
của công ty mà còn cả quốc gia và đảm bảo lợi ích môi trƣờng, hƣớng tới phát
triển bền vững.
3. Cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động, xây dựng tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn lao động, công nhận lao công là một nghề
Lao động trong URENCO khá lớn, nhƣng phần lớn là lao động phổ thông, cƣờng
độ lao động cao, thu nhập rất thấp, không đảm bảo đƣợc điều kiện sinh hoạt tối
thiểu. Vì thế, lao động gắn bó với nghề chủ yếu là vì họ không thể làm đƣợc việc
gì khác. Lao động chủ yếu là nữ, nhiều lúc phải làm việc vào ca đêm để đảm bảo
việc thu gom không ảnh hƣởng đến giao thông nên cũng gặp nhiều nguy hiểm.
Điều kiện lao động khó khăn, trang bị bảo hộ thiếu thốn, đơn giản, không đảm
bảo đƣợc việc bảo vệ sức khỏe. Gần đây, các quy định an toàn vệ sinh lao động
cho công nhân thu gom đã đƣợc cải thiện đáng kể, nhƣng vẫn còn rất nhiều khó
khăn. Điều làm nản lòng đội ngũ lao động này nhất là vị thế của họ trong xã hội
bị xem nhẹ.
Đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm, URENCO cần chú trọng cải thiện đời sống
cho anh chị em lao công, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho họ, trang bị
bảo hộ lao động đầy đủ, phân công lao động hợp lý và có nhiều chính sách
khuyến khích, hỗ trợ công nhân. Việc đƣa vào công nghệ hiện đại cũng cần chú ý
đảm bảo lợi ích, nếu không sẽ gây ra vấn đề cắt giảm việc làm. Điều quan trọng
là có những chính sách đối xử phù hợp, để ngƣời lao động thực sự cảm nhận
mình là một phần của công ty và cảm thấy tự hào về công việc mình làm. Nâng
cao nhận thức xã hội, coi trọng những ngƣời lao động trong ngành này.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
II. Từ phía các làng nghề tái chế
1. Xây dựng tổ chức, cơ cấu lại hoạt động
Bản thân rác thải đã đủ sức tạo ra giá trị để trao đổi. Cung và cầu thị trƣờng cũng
đã có. Hoạt động trao đổi, buôn bán cũng đã diễn ra, tuy còn lén lút, nhỏ lẻ. Thu
nhập đem lại còn thấp, điều kiện làm việc khó khăn và vị thế xã hội còn không
đƣợc coi trọng. Bản thân các làng nghề này cần nhận thức lợi thế cũng nhƣ bất
lợi của mình để phát triển. Cũng giống nhƣ các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và
vừa, các cơ sở sản xuất, các làng nghề rác tái chế cần đƣợc nâng cao năng lực, kĩ
năng chuyên môn, hiểu biết về sản phẩm cũng nhƣ các kĩ năng kinh doanh khác
nhƣ marketing, bán hàng, truyền thông...
Mô hình hoạt động ở các làng nghề còn nhỏ lẻ, manh mún, cần phải chuyển dần
từ tự phát sang tự giác, hoạt động có tổ chức, quy củ hơn, có quy tắc vệ sinh an
toàn lao động cũng nhƣ tiêu chuẩn sản phẩm, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu
vào, bảo đảm chất lƣợng sản phẩm đầu ra. Cạnh tranh diễn ra giữa các làng nghề
tuy có nhƣng chƣa nhiều. Việc sáng tạo và đa dạng hóa mặt hàng tái chế còn
chƣa đƣợc chú trọng. Các làng nghề cần chủ động trao đổi thông tin, chia sẻ kinh
nghiệm và sáng tạo nhiều mẫu mã hơn cũng nhƣ cải thiện chất lƣợng sản phẩm
tái chế.
2. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm tái chế
Sản phẩm sản xuất ra vẫn chỉ theo “tiêu chuẩn làng” mà không có tiêu chuẩn
chung, vì thế, việc tiêu thụ còn nhỏ lẻ. Ngay cả sản phẩm đầu vào cũng chỉ là
theo “mắt thƣờng” của những ngƣời thu gom quy ƣớc với nhau, nhƣ loại nhựa
này, sắt này thì sẽ mua, còn loại khác thì không. Tiêu chuẩn này cũng không gắn
với hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng vệ sinh sản phẩm chính thống, khiến việc trao
đổi còn hạn chế. Việc xây dựng quy chuẩn về nguyên liệu đầu vào và sản phẩm
đầu ra vừa phù hợp với tiêu chuẩn chính thống, lại vừa đảm bảo việc trao đổi dễ
dàng, thuận tiện giữa các làng nghề và mạng lƣới những ngƣời thu gom sẽ khiến
hệ thống thu gom, buôn bán, kinh doanh rác tái chế phát triển mạnh mẽ.
3. Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động
Lao động trong lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là điều kiện vệ
sinh và thu nhập. Những ngƣời thu gom thƣờng là phụ nữ và trẻ em hay ngƣời
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
lang thang, vì thế, giải quyết vấn đề này không chỉ là vấn đề lao động đơn thuần
mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội nhƣ quyền trẻ em, bình đẳng giới, ngƣời
vô gia cƣ, đô thị hóa… Ngƣời lao động cũng thƣờng đổ xô về các thành phố lớn
hoặc gần khu vực các bãi rác để kiếm việc, vì thế sẽ tạo ra gánh nặng cho đô thị,
xã hội. Đảm bảo điều kiện làm việc cho họ cũng bao gồm việc quan tâm đến cải
thiện thu nhập, chú trọng điều kiện ăn ở, sinh hoạt của họ và gia đình. Chú trọng
tạo công ăn việc làm ổn định tại địa phƣơng của họ - tại các làng nghề tái chế, để
hƣớng tới phát triển bền vững.
4. Tăng tính linh hoạt, mềm dẻo, chủ động trong kiểm soát nguyên liệu đầu
vào và tìm kiếm thị trường đầu ra.
Đây chính là kết quả của việc nâng cao năng lực của các làng nghề tái chế, kiểm
soát hiệu quả nguồn lực đầu vào, duy trì ổn định và chất lƣợng rác thải nhập vào,
tránh nhập các loại rác thải độc hại, tránh tình trạng đổ xô đi lấy kim loại, vàng,
bạc… trong các sản phẩm điện từ từ các lô rác nhập khẩu từ nƣớc ngoài, nếu
không sẽ biến Việt Nam thành bãi rác thải của thế giới.
Các làng nghề cũng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trƣờng cho sản
phẩm đầu ra của mình. Muốn vậy, việc tái chế không chỉ đảm bảo chu trình vệ
sinh khi chế biến mà sản phẩm đầu ra cũng cần đảm bảo chất lƣợng, phù hợp tiêu
chuẩn chung, đa dạng hóa về mẫu mã, đẹp về hình thức thể hiện, tiến tới phổ
biến trên nhiều kênh thông tin để đến với khách hàng. Nếu chất lƣợng sản phẩm
tái chế phù hợp, hƣớng xuất khẩu là điều hoàn toàn có thể nghĩ tới.
Tại các làng nghề này, các NGOs cũng có thể hỗ trợ các hoạt động nhƣ lắp đặt
các cơ sở tái chế (trung tâm tái chế...), cho phép họ xử lý và khôi phục một lƣợng
lớn những nguyên vật liệu có thể tái chế (tập trung các hoạt động tái chế trong
các hộ gia đình vào một cơ sở chung) và lắp đặt các thiết bị quản lý ô nhiễm
công cộng trong ngành tái chế.
Khi tính toán kế hoạch quản trị, phải cân nhắc thật kĩ lƣỡng và tuân theo một số
nguyên tắc. Các hoạt động tái chế rác thải cần phải đƣợc thực hiện bởi khu vực
tƣ nhân dựa trên cơ chế thị trƣờng, chứ không phải theo quy định pháp luật, bởi
chính các nguyên vật liệu có khả năng tái chế này mang trong chúng đủ giá trị để
tái chế. Vấn đề chung gặp phải trong các hoạt động tái chế là các nguyên vật liệu
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
thu gom đƣợc đã không đƣợc sử dụng đầy đủ cho nhu cầu đang thiếu. Đây là một
trong những lí do mang tính kinh tế khiến giảm việc tái sử dụng và khôi phục
nguồn lực. Trong trƣờng hợp này, khu vực công cộng cần phải tham gia trong
hoạt động tái chế để tăng cầu, thƣờng xuyên sử dụng các quy định pháp luật và
các hƣớng dẫn, chỉ đạo cho cả khu vực tƣ nhân và công đồng.
Cần phải đƣa vào cách nhìn mang tính quy tắc, pháp lý, phƣơng pháp tiếp cận
bắc cầu giữa khu vực tƣ nhân và khu vực công để nâng cao tính thị trƣờng
(marketability) cho rác tái chế, các chiến lƣợc chỉ đạo các phƣơng án hiệu quả về
mặt chi phí cho việc tái sử dụng và khôi phục nguồn lực, và chiến lƣợc khôi phục
chi phí và kích cầu cho việc tái chế, chuyển vào công thức trong kế hoạch hành
động.
III. Về phía cộng đồng
1. Nâng cao năng lực, trao quyền quản lý nhiều hơn cho các cộng đồng địa
phương
“phép vua thua lệ làng”, cần phải sử dụng hiệu quả chính các tổ chức xây dựng
trên cơ sở cộng đồng để tiếp cận với ngƣời dân, xây dựng hệ thống quản lý trên
chính nguyện vọng của họ. Khi ngƣời dân nhận thức đầy đủ và cảm thấy “cần
phải làm vậy”, họ sẽ tuân thủ các nguyên tắc do chính họ xây dựng nên. Ngƣời
dân trong cộng đồng “làng xóm láng giềng” cũng có thể dựa trên mối quan hệ
thân tình này mà khuyên răn nhau. Do vậy, các tổ chức cơ sở cần đƣợc trao
quyền nhiều hơn, nâng cao năng lực và nhận thức hơn để đƣa vấn đề môi trƣờng,
vấn đề rác thải mà cụ thể là phân loại rác thải tại nguồn đến ngƣời dân.
2. Thành lập các nhóm, tổ chức, hiệp hội hỗ trợ về tài chính, tín dụng và hoạt
động sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, hoặc liên quan đến kinh doanh
rác thải
Tại các cộng đồng nhỏ, ngƣời dân có thể có nhiều sáng kiến, cải tiến kĩ thuật
nhằm nâng cao năng suất lao động cho việc kinh doanh nhỏ lẻ của mình hoặc của
doanh nghiệp, của làng. Vấn đề họ gặp phải thƣờng là thiếu vốn, thiếu năng lực
quản trị để thực hiện ý tƣởng. Vì thế, cộng đồng cần hỗ trợ về mặt tổ chức, tài
chính để cải thiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, hƣớng tới sản xuất sạch hơn
thân thiện với môi trƣờng.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
3. Tăng cường trao đổi thông tin trong cộng đồng
Chính việc trao đổi thông tin trong cộng đồng có thể tăng cƣờng tinh thần gắn
kết, chia sẻ và nâng cao nhận thức cho ngƣời dân. Hệ thống thông tin cần đƣợc
cải thiện, tận dụng triệt để các cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có, nhƣ hệ thống loa
truyền thanh, bảng thông tin xã phƣờng, các buổi họp dân, họp cử tri… đồng thời
có thể sử dụng các hình thức mới hơn nhƣ các buổi tập huấn nâng cao nhận thức,
các chiến lƣợc truyền thông, các buổi tuyên truyền trực tiếp… để đảm bảo công
bằng trong việc tiếp cận thông tin giữa các cá nhân trong cộng đồng. Các hoạt
động cộng đồng lôi kéo đƣợc sự tham gia của đông đảo cƣ dân cũng cần đƣợc
thực hiện thƣờng xuyên, định kì, nâng cao “niềm tự hào dân tộc” của mỗi cá
nhân, đồng thời kết nối đƣợc các thành viên trong cộng đồng khi tham gia giải
quyết các vấn đề chung. Ví dụ: việc tổng vệ sinh cuối tháng, cuối tuần, định kì,
nhân dịp lễ tết…
4. Xây dựng thí điểm mô hình làng sinh thái
Các NGOs có thể hỗ trợ cộng đồng xây dựng mô hình thí điểm làng sinh thái và
định hƣớng phát triển bền vững tại một vài xã, phƣờng, sau đó nhân rộng lên. Có
thể năng lực của cộng đồng đƣợc cải thiện, nhƣng nếu không đƣợc tập huấn cơ
bản về bảo vệ môi trƣờng, về phát triển bền vững, định hƣớng phát triển có thể bị
lệch lạc thì mọi nỗ lực, cố gắng cũng sẽ đổ sông đổ biển. Trong xây dựng cộng
đồng sinh thái phải luôn kiên định với tiêu chí “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”. Khái niệm và phƣơng pháp thiết kế cũng cần đƣợc thống nhất trong
cộng đồng, để từ đó mọi ngƣời dân nhận thức đƣợc vị trí, vai trò và có những cố
gắng, nỗ lực cần thiết để xây dựng mô hình thành công.
5. Tăng cường vai trò của người dân vào các tổ chức xây dựng trên cơ sở cộng
đồng, tăng cường nhận thức về phân loại rác thải tại nguồn
Các tổ chức xây dựng trên cơ sở cộng đồng vừa cần cải thiện hoạt động, tăng
tính hiệu quả, đồng thời cũng nên xây dựng trên cơ chế mở, thu hút sự tham gia
của ngƣời dân. Các hoạt động cũng nên đa dạng hóa, hấp dẫn và tiến hành
thƣờng xuyên, công bố thông tin rộng rãi để mọi ngƣời dân có thể chủ động sắp
xếp thời gian và tham gia, thể hiện đƣợc khả năng của mình cũng nhƣ đóng góp
cho cộng đồng. Đặc biệt, hoạt động phân loại rác thải tại nguồn cần phải đƣợc
thực hành nhiều, và không nên dừng lại trên sách vở mà cần nhiều hoạt động
thực tế. Có thể tổ chức các cuộc thi giữa các gia đình, hoặc lồng ghép vào các
chƣơng trình Quốc tế thiếu nhi, các buổi sinh hoạt của hội phụ nữ, Hội nông
dân… hay trong các chƣơng trình chung của cộng đồng.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
KẾT LUẬN
Rác thải là một thứ hàng hoá vô cùng đặc biệt, có giá trị riêng, có tính thị trƣờng
và hoàn toàn có thể kinh doanh đƣợc.
Qua nghiên cứu thực tế ở Việt Nam (mà cụ thể là Hà Nội) có thể thấy có rất
nhiều mô hình quản lý và kinh doanh rác thải đã và đang tồn tại. Qua phân tích
từng mô hình, em nhận định việc phát triển riêng rẽ của mỗi mô hình ít nhiều
đem lại hiệu quả, nhƣng chƣa đạt mức kì vọng của xã hội hoặc chƣa đi tới mục
tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù
hợp cho Việt Nam nên là một hệ thống hợp tác và chia sẻ dựa trên cơ sở phân
loại rác thải tại nguồn giữa 3 khu vực: khu vực công, khu vực tƣ nhân, khu vực
xã hội dân sự, đứng trên 5 góc nhìn kinh tế: hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà
nƣớc, hoạt động tự do cạnh tranh và kinh doanh có lãi của các doanh nghiệp, sự
phát triển của các làng nghề tái chế, nhận thức về việc tiêu dùng hàng hóa của
cộng đồng và sự hỗ trợ thiết thực của các tổ chức phi chính phủ, trong đó tính thị
trƣờng và hiệu quả về mặt môi trƣờng, xã hội đều cần đƣợc đánh giá đúng.
Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, cũng nhƣ sự hiểu biết hạn chế, chắc chắn
bài khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp và chia sẻ của các thầy cô để bài khóa luận hoàn thiện hơn.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Luật Bảo vệ Môi trƣờng, số 52/2005/QH11 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005.
2. Báo cáo hiện trạng môi trƣờng Việt Nam 2005, Phần Tổng quan, chƣơng II,
Chất thải rắn.
3. Nghị định 59/2007/ND-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 về Quản lý chất thải rắn.
4. SLC - Sudokwon landfill site management corp., Bãi chôn lấp rác vùng thủ đô
hƣớng đến Dream Park (tờ rơi), Triễn lãm quốc tế sản phẩm sinh thái, tháng
3/2008.
5. G-project, Kobunaki Ecovillage (tờ rơi), tháng 2/2004.
6. Eco-Community for Asia (tờ rơi), G-project, Triển lãm quốc tế sản phẩm sinh
thái, tháng 3/2008.
7. Tiến sĩ Danh Sơn, Kinh tế chất thải và Quản lý tổng hợp chất thải, Viện chiến
luợc và chính sách khoa học và Công nghệ, bộ Khoa học và công nghệ, Quảng
Ninh, ngày 4-6/6/2004. (lớp tập huấn về Quản lý tổng hợp chất thải)
8. Giáo sƣ, tiến sĩ Trần Hiếu Nhuệ, Trung tâm Kỹ thuật môi trƣờng Đô thị và
Khu công nghiệp, Tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị và Khu công
nghiệp Việt Nam, Quảng Ninh, tháng 6/2004.
9. Giáo sƣ Murry Haight, Trƣờng Quy hoạch Đại học tổng hợp Waterloo, Khung
chƣơng trình cho quản lý chất thải tổng hợp, tháng 6/2004.
10. Tổng hợp thông tin dự án: Nâng cao năng lực quản lý đô thị, tháng
12/2003, Hiệp hội các đô thị Việt Nam.
11. Thạc sỹ Nguyễn Trọng Nhân, sở Tài nguyên Môi trƣờng TP Hồ Chí Minh,
Báo Ngƣời lao động, 13/09/2007.
Tài liệu Tiếng Anh
1. David W. Richardson, Community – based solid waste management systems
in Hanoi, Viet nam, A research paper submitted to the Falcuty of Forestry,
University of Toronto, Ontario, Canada, ngày 10/1/2003.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
2. Nippon Koei Co., Ltd., Engineering Consulting Firms Association, Japan,
Development of Recycling Network and establishment of recycling – based
society : Cases of Hanoi and Jakarta study, Study report, tháng 12/2003.
3. A.P. Gomes, M.A. Matos, I.C. Carvalho, Separate collection of the
biogegradable fraction of Management Solid Waste : an economic assessment,
ngày 13/8/2007.
4. Ostrom, năm 1990, Governing the Commons, The Evolution of Institutions for
Collective Action, Cambridge University Press, USA.
5. Ostrom, năm 1992, Crafting Institutions for Self-governing irrigation Systems,
ICS Press, San Francisco.
6. Sen, năm 1973, Behaviour and the Concept of Preference. Economic XL (159),
241-259.
7. Sen, năm 1982, “Rational Fools: A critique of the Behavioral Foundations of
Economic Theory”.
8. ANU – the Australian National University, Guideline for Minimising Waste at
the Australian National University, 2007 (tờ rơi).
9. UNFPA, State of world population 2007, press summary
10. Irina Kostova & Ivanka Todorova, Pentachlorophenol degradation in landfill
drainage models , Sofroekt, Sofia, Bulgaria, ngày 12/8/1999.
9. Shunji MATSUOKA và Akifumi KUCHIKI, viện nghiên cứu Các nền kinh tế
phát triển (Institute of Developing Economies – IDE), JETRO, tháng
3/2003, Social Capacity Development for Environmental management in Asia
(báo cáo của công ty Môi trƣờng Nhật Bản - Japan's Environmental Cooperation
sau hội nghị thƣợng đỉnh Johannesburg 2002).
10. Bộ tài nguyên môi trƣờng Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Dự án Waste-Econ
(CIDA), năm 2004, “Vietnam Environment Monitor 2004 - SOLID WASTE”.
11. Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation
Agency - Institute for International Cooperation), tháng 7/2005, “Supporting
Capacity Development in Solid Waste Management in Developing
Countries towards improving solid waste management capacity of Entire
Society”.
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
12. Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc – UNEP, năm 2001, “State of
Environment Vietnam 2001”.
Các website
1. Website 3R – HN: www.3r-hn.vn
2. Diễn đàn E&M: eandm@yahoogroups.com
3. Diễn đàn Môi trƣờng: tinhnguyen@yahoogroups.com
4. Box Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng – diễn đàn TTVNOL:
5. Từ điển Tiếng Việt: www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn
6. Dƣơng Thị Tơ và các cộng sự, Trung tâm Tƣ vấn, Đào tạo & chuyển giao
Công nghệ môi trƣờng, Phân loại rác thải tại nguồn:
7. TS Mai Thanh Tuyết, ngày 21/4/2005, “Chất phế thải rắn ở Việt Nam”:
8.
8. Sách "Cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản":
9. Nozomi, ngày 10/8/2003, “Vấn đề xử lý rác thải ở Nhật, một kinh nghiệm quý
báu cho Việt Nam”:
15
10.Wikipedia:
11. Website chất thải nguy hại nguy hại:
12. Báo khoa học Việt Nam:
Đề tài: Mô hình quản lý và kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4017_6479.pdf