Về cơ bản, sàn giao dịch TMĐT B2B (B2B e-marketplace) là một website mà ở đó nhiều công ty có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng chung một nền tảng công nghệ. Sàn giao dịch B2B còn cung cấp những dịch vụ hỗ trợ như thanh toán hay vận chuyển, giao nhận để các công ty có thể hoàn thành giao dịch. Ngoài ra sàn giao dịch cũng có thể hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp như cung cấp những thông tin về các lĩnh vực ngành nghề, tạo các diễn đàn trực tuyến và cung cấp các bản nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với các mặt hàng cụ thể.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3525 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch điện tử Vnemart.vn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 3:
Đề tài thảo luận 3: Mô hình tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch điện tử Vnemart.vn
I) Sàn giao dịch TMĐT B2B
1)Khái niêm:
Về cơ bản, sàn giao dịch TMĐT B2B (B2B e-marketplace) là một website mà ở đó nhiều công ty có thể mua bán hàng hoá trên cơ sở sử dụng chung một nền tảng công nghệ. Sàn giao dịch B2B còn cung cấp những dịch vụ hỗ trợ như thanh toán hay vận chuyển, giao nhận để các công ty có thể hoàn thành giao dịch. Ngoài ra sàn giao dịch cũng có thể hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp như cung cấp những thông tin về các lĩnh vực ngành nghề, tạo các diễn đàn trực tuyến và cung cấp các bản nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với các mặt hàng cụ thể.
2)Đặc điểm:
Về cơ bản, các đặc điểm chính của sàn giao dịch (e-marketplace) có thể được tóm lược lại bằng bốn ý chính dưới đây.
- Địa điểm để người mua và bán trên khắp thế giới gặp nhau
- Tập trung các mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức và chính phủ
- Là nền tảng cho các hoạt động thương mại, bản thân e-marketplace không mua bán hàng hoá, dịch vụ mà chỉ những người tham gia thực hiện các giao dịch tại đây
- Có ít nhất một trong các chức năng thương mại
Những đặc điểm trên cũng là những yếu tố chính để phân biệt sàn giao dịch với các website khác bổ xung thêm các yếu tố sau:
- Chỉ cung cấp thông tin thị trường hay cung cấp danh mục các công ty
- Là website của một công ty lập ra để bán các sản phẩm của công ty đó
- Chỉ cung cấp các giải pháp về Thương mại điện tử
3) Mô hình
Hiện nay có ba mô hình sàn giao dịch B2B phổ biến là:
a)Sàn giao dịch B2B của một công ty:
Là một sàn giao dịch B2B trực tuyến do một công ty điều hành. Đây có thể là sàn dành cho bên mua hoặc cho bên bán giao dịch với một công ty, trong đó.Sàn giao dịch dành cho bên bán là nơi một công ty bán các sản phẩm tiêu chuẩn hoặc sản phẩm thiết kế riêng cho các công ty khác.Sàn giao dịch cho bên mua là nơi một công ty mua hàng từ các nhà cung cấp.
b)Sàn giao dịch chuyên ngành (ví dụ Boeing và Hàng không toàn cầu)
Là nơi các công ty lớn tạo ra một sàn giao dịch cho một ngành hàng nào đó để tạo lên một mạng lưới cung cấp.
c)Sàn giao dịch B2B tự do:
Là một thị trường dành cho doanh nghiệp, thường do một đơn vị độc lập sở hữu và quản lý. Sàn giao dịch này bao gồm nhiều người mua và nhiều người bán.
Sàn giao dịch điện tử là hình thức kinh doanh hứa hẹn nhiều triển vọng, với phương thức giao dịch giống như thị trường chứng khoán NASDAQ hay CBOT. Sàn giao dịch điện tử là những nơi bạn có thể tiến hành việc thoả thuận giá cả, các điều kiện mua hàng, hoặc mua trước hàng mẫu (sample).
Dịch vụ của các sàn giao dịch TMĐT bao gồm: danh bạ các doanh nghiệp, các bộ catalogue sản phẩm trực tuyến, các dịch vụ thương mại và giao dịch.
Do vậy các chức năng thường có của sàn giao dịch TMĐT là: đấu giá, catalogue, quảng cáo, đặt hàng trực tuyến, hỏi hàng, hỏi giá, danh bạ nhà cung cấp, tích hợp hệ thống và các dịch vụ mời thầu.
Catalog tự động hoá là hình thức phổ biến nhất của sàn giao dịch điện tử vì đây vừa là phương thức vừa hữu ích vừa mạo hiểm đối với khả năng thu lợi nhuận của các công ty tham gia. Từ góc độ của người mua, đây là một giải pháp tuyệt vời. Chỉ cần một vài cái nhấn chuột, người mua có thể tìm thấy danh sách nhiều nhà cung cấp để chọn lựa cho mình sản phẩm có mức giá thích hợp nhất cũng như những điều kiện thuận tiện nhất cho bất kỳ thứ gì mà họ cần mua. Trước đây, giá cả được ghi trong các catalog dày hàng nghìn trang, và việc so sánh giá cả của từng cửa hàng đã gây rất nhiều phiền toái cho khách hàng do tốn quá nhiều thời gian.
Nhưng ngày nay, bạn có thể tìm kiếm được cùng một lúc hàng tá các nhà cung cấp ngay trong chốc lát thông qua các tiện ích được các sàn giao dịch điện tử cung cấp, tiết kiệm được thời gian và tối ưu hoá quá trình thu mua.
II) Sàn giao dịch thương mại điện tử website alibaba.com
1. Giới thiệu về website Vnemart
Sàn giao dịch Thương mại điện tử đầu tiên của Việt Nam - VNEMART - đã chính thức khai trương vào ngày 23/4/2003. Đây là dự án do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) phối hợp triển khai. Sau gần 2 nǎm thai nghén, sự ra đời của VNEMART so với thế giới có vẻ muộn mằn nhưng đã mở ra cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu hàng hoá, tìm kiếm đối tác và bạn hàng trên thị trường thế giới.
Cầu nối giao thương
Sàn giao dịch sẽ là một cầu nối giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập quan hệ đối tác và tiến hành đàm phán tiền giao dịch. Mục tiêu của VCCI và các đối tác khi xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam là phát triển VNEMART thành cầu nhịp cầu nối doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài, cung cấp đầy đủ thông tin nhất về doanh nghiệp, thị trường và sản phẩm cũng như các công cụ giao dịch và xác thực để các doanh nghiệp có thể tiến hành mua bán trực tuyến.
Vai trò cầu nối giao thương được cụ thể hóa thành 5 chức nǎng chính: Thứ nhất là trung tâm tuyên truyền giới thiệu, quảng bá hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên mạng Internet. Đây là cửa ngõ giới thiệu hàng hoá dịch vụ của Việt Nam với các đối tác và bạn hàng quốc tế. Chức nǎng thứ hai là trung tâm giao dịch thương mại. Thông qua sàn giao dịch, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, bạn hàng và tiến hành đàm phán hợp đồng thương mại. Chức nǎng thứ ba là trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Với hơn 40.000 trang tài liệu về thị trường, pháp luật và tập quán thương mại, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với một nguồn tài nguyên thông tin phong phú. Chức nǎng thứ tư là trung tâm đào tạo doanh nghiệp. Thông qua sàn giao dịch, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp thông tin và tư vấn về các vǎn bản, chính sách, các quy định và tập quán thương mại quốc tế, nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao nǎng lực cạnh tranh khi hội nhập quốc tế. Chức nǎng cuối cùng là diễn đàn cho các doanh nghiệp. Sàn giao dịch là một diễn đàn cho các doanh nghiệp có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, hỏi đáp những vấn đề quan tâm.
2. Mô hình tổ chức của website
Giai đoạn I
Và cũng là giai đoạn thử nghiệm bắt đầu từ tháng 4/2003, sàn giao dịch sẽ hỗ trợ giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch trực tuyến (B2B), tiến hành tuyên truyền quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong giai đoạn này, các thành viên tham gia sàn sẽ được miễn phí hoàn toàn, kể cả thiết kế các gian hàng. Dự kiến việc miễn phí này có thể sẽ kéo dài tới hết nǎm 2004.
Giai đoạn II,
Sàn giao dịch sẽ mở rộng quy mô cho các doanh nghiệp tham gia, trước mắt ưu tiên cho các hiệp hội ngành hàng, các địa phương. Mỗi hiệp hội, địa phương sẽ được xây dựng một khu riêng cho mình (subweb). Trong giai đoạn này, các sản phẩm, hàng hoá cũng sẽ được mở rộng cho tất cả mọi lĩnh vực như du lịch, khách sạn, vǎn hoá phẩm, may mặc... Quan trọng hơn, giai đoạn này cũng sẽ bắt đầu đưa dịch vụ thanh toán điện tử vào sử dụng và phát triển các dịch vụ gia tǎng khác như giao nhận, vận chuyển, bảo hiểm, phân phối, tư vấn, luật pháp... VCCI hy vọng giai đoạn II sẽ được bắt đầu sớm nhất vào cuối nǎm nay.
Giai đoạn III
Sàn giao dịch sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, số lượng các doanh nghiệp thành viên, sản phẩm và dịch vụ, phát triển mô hình B2C và một chu trình thương mại điện tử hoàn chỉnh ở Việt Nam.
Trước mắt, có 27 doanh nghiệp trong số 200 doanh nghiệp xin đǎng ký lên sàn được chấp nhận, với tổng số gần 2000 mặt hàng. Các doanh nghiệp được lên sàn đầu tiên là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Theo ông Nguyễn Vǎn Thảo, Phó Tổng thư ký VCCI, sau 3 tuần đi vào hoạt động, hiện có khoảng 1000 khách hàng muốn tham gia thành viên trên sàn giao dịch, trong đó chủ yếu là đối tượng doanh nghiệp Việt Nam, một số khác là các doanh nghiệp của Việt kiều tại Cộng hoà Séc, Nga. Hoạt động trên sàn theo dự kiến sẽ gia tǎng mạnh trong thời gian tới khi các ngành hàng trên sàn được mở rộng chứ không thể bó hẹp ở hàng thủ công mỹ nghệ như hiện nay. Theo dự kiến, các ngành hàng và dịch vụ sẽ lên sàn trong thời gian tới gồm: may mặc, da giày, hàng nông sản, khách sạn, du lịch...
3. Các hoạt động trong sàn giao dịch của website Vnemart.vn
• Hoạt động mua bán :
Được coi la hoạt động tiên quyết cho sự tồn tại của 1 website thương mại điện tử B2B. Vnemart cung cấp một môi trường điện tử cho các bên tham gia mua bán có thể thuẹc hiện các giao dịch mua bán , xuất khẩu.
Hiện tại Vnemart.com có số sản phẩm tổng cộng la 10637 sản phẩm nhiều nhất là các sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, quà tặng, đồ gia dụng của hơn 930 công ty (trong đó có hơn 100 doanh nghiệp nước ngoài) tham gia sàn giao dịch.Qua đó cũng có thể thấy số lượng các công ty có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm của mình ở Việt nam là ở mức khá khi mới chỉ mới thành lập từ năm 2003. Cấu trúc nội dung VNemart có những phong phú riêng nhưng những vấn đề cơ bản đều giống nhau. Các thông tin chào mua, chào bán được cấu trúc theo nhóm hàng (trên cơ sở bảng mã HS – Harmonize System), sắp xếp theo thời gian, theo các thứ tự ưu tiên khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và lựa chọn của khách hang
• Hoạt động cung cấp thông tin thương mại :
Không chỉ giao dịch thương mại thuần túy, VNemart cũng cung cấp thông tin thương mại qua 40.000 trang thông tin về mô hình kinh doanh, đầu tư, pháp lý Việt Nam; CSDL luật thương mại Việt Nam và quốc tế; hồ sơ các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, ASEAN. Đồng thời, VNemart cũng có thông tin về thị trường Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài (buying from Vietnam) giới thiệu đất nước, con người, các quy định về thuế, hải quan, ngân hàng, đặc điểm văn hóa của người Việt..., giúp khách hàng nước ngoài hiểu rõ hơn về kinh tế và con người Việt Nam
• Hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch
Năm 2006, VNemart đã tung ra các dịch vụ mới nhằm hỗ trợ thành viên mạnh mẽ hơn. Dịch vụ PRO cung cấp cho thành viên một website với tính năng đầy đủ như website độc lập. Website tích hợp trên sàn giao dịch VNemart này còn có nhiều tiện ích thương mại điện tử để thành viên quảng bá, giao dịch với đối tác.
Dịch vụ GOLD hỗ trợ thêm cho các thành viên trong việc quảng bá quốc tế, xây dựng và cập nhật websitegian hàng và giao dịch với khách hàng. Thành viên không cần có nhân sự làm thương mại điện tử sẽ được gói dịch vụ GOLD của VNemart hỗ trợ toàn bộ.
Ngoài ra các dịch vụ PRO và GOLD đều xác thực tư cách hoạt động cho thành viên, giúp tăng tính tin cậy khi giao dịch TMĐT.
Thông qua sàn giao dịch VNemart, rất nhiều các công ty trong nước hiện tại như NIC,. Ltd hay Tân Hồng Phát Co.,Ltd etc đã ký kết và giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị với một số các đối tác nước ngoài. Những thành công đó phần nào đã nói lên giá trị của các sàn giao dịch đối với các thành viên nói của chúng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
III) Đánh giá nhận xét hiệu quả mô hình giao dịch điện tử
Ảnh hưởng của các sàn giao dịch điện tử B2B đối với các bên tham gia vào giao dịch
Sàn giao dịch điện tử nói chung
Sàn giao dịch điện tử sẽ rất tốt khi bạn là người mua, còn nếu bạn là người bán, thị trường này có thể là một nơi ẩn chứa sự cạnh tranh rất mạnh. Bởi vì ở đó việc tìm ra các thương vụ tốt hơn hoặc thay đổi nhà cung cấp là quá dễ dàng, vì thế sự trung thành của khách hàng cũng rất khó kiểm soát. Thị trường kinh doanh điện tử đã tạo ra một sân chơi nơi các nhà cung cấp nhỏ có thể cạnh tranh tốt với những công ty lớn. Tuy nhiên, không phải mọi người bán đều muốn có sự bình đẳng của sân chơi. Tham gia vào sân chơi này, các nhà cung cấp nhỏ có thể có thể tăng được số lượng sản phẩm nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải cạnh tranh khốc liệt về mặt giá cả. Vì danh mục mặt hàng của các công ty đều có tính khả thi như nhau, nên giá cả có xu hướng bị đẩy xuống mức thấp nhất. Chính vì thế, lợi nhuận ròng thường thấp và các nhà cung cấp nhỏ vẫn không thể tồn tại được. Thị trường kinh doanh điện tử buộc bạn phải cạnh tranh và cạnh tranh một cách có hiệu quả để phát triển.
Theo báo cáo của Hãng nghiên cứu Forrester Research: “Mạng kinh doanh điện tử sẽ cuốn trôi những người chơi không có khả năng và loại bỏ họ, chẳng hạn những nhà đại lý không có khả năng phản hồi thông tin của khách hàng ngược trở lại cho nhà sản xuất. Để phát triển, các công ty sẽ cần phải xuất sắc để đạt được mục tiêu kinh doanh cốt lõi và hoạt động kinh doanh phải luôn đạt hiệu quả cao”. Hiện nay, thị trường điện tử đang tạo ra một rào cản ngày càng lớn, buộc chất lượng kinh doanh phải ngày càng được cải thiện nếu không bạn phải chịu thất bại một cách nhanh chóng.
Như vậy, sàn giao dịch là một công cụ kết nối hiệu quả giữa DN với DN, DN với thị trường một cách kịp thời. Nó đáp ứng nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian cho cộng đồng DN trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.
VNemart nói riêng
Sàn Giao dịch thương mại điện tử (VNemart.com) đã và đang phát triển mạnh mẽ .Từ chỗ chỉ có 1 ngành hàng duy nhất chào mua, chào bán với sự tham gia của 27 doanh nghiệp (DN) thành viên trong nước, đến nay, sàn đã thu hút hơn 5.500 thành viên từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia với 400 ngành hàng.
Nhận thấy VNemart.com đã thực sự phát huy tốt vai trò, trước sự chứng kiến của đại diện các cơ quan liên quan cùng đông đảo DN, mới đây Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chính thức khai trương dịch vụ VNemart.com hỗ trợ các DN giao thương và hội nhập quốc tế.
Đây là sàn giao dịch thương mại điện tử được thiết kế theo mô hình B2B (DN với DN). Theo Ban Quản lý VNemart, VNemart đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Từ 2003 đến nay, số DN thành viên của VNemart.com tăng từ 100% đến 300%/năm, tháng 6-2006 đã đạt trên 5.500 thành viên, trong đó DN Trung Quốc chiếm 30%, Việt Nam 35%, còn lại là các nước khác như Mỹ, ấn Độ, các nước châu Âu...
Trước nhu cầu giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng của các DN, trong buổi chính thức khai trương VNemart.com, Ban Quản lý sàn giao dịch đã công bố việc cung cấp các gói dịch vụ PRO, GOLD để tăng cường hỗ trợ DN hội nhập. Với gói dịch vụ PRO, DN chỉ phải trả phí 50 USD/năm sẽ được sử dụng 1 website trên sàn với đầy đủ tính năng như một wesite độc lập với tên miền riêng và có 3 mẫu để thay đổi, có quyền quản trị và cập nhật nội dung liên tục. Ngoài ra, với gói dịch vụ PRO, thành viên còn được VNemart.com xác thực thông tin và hoạt động bảo đảm độ tin cậy và tăng uy tín giao dịch với các đối tác, được đăng không giới hạn các nhu cầu chào hàng. Dịch vụ PRO áp dụng cho cả trong nước và nước ngoài nhằm hỗ trợ các đơn vị thực sự có nhu cầu giao thương, DN chưa có website hoặc website bị hạn chế.
Với gói dịch vụ GOLD sẽ dành cho các thành viên cao cấp nhất trên sàn VNemart.com, DN phải trả phí 150 USD/năm. Thành viên GOLD được xác thực thông tin và uy tín hoạt động ở mức cao nhất, được hỗ trợ tối đa và được gán biểu tượng có uy tín nhất trên sàn giao dịch. Ngoài việc được hưởng các chức năng, tiện ích như thành viên PRO, thành viên GOLD còn được hỗ trợ quảng bá hình ảnh hoạt động của Cty, quảng bá sản phẩm hàng hóa trên các sàn giao dịch điện tử B2B nổi tiếng khác trên thế giới, được hỗ trợ trọn gói xây dựng, phát triển website gian hàng và cả giao dịch với các đối tác. Gói dịch vụ GOLD chỉ dành cho các DN Việt Nam và nhằm tới các DN có uy tín trên thị trường, có khả năng sản xuất tốt và các DN thiếu nhân lực làm thương mại điện tử.
Ngoài ra, VNemart.com cũng tổng hợp các bản tin thương mại với các thông tin chào hàng, sản phẩm mới gửi tới các thành viên hằng ngày theo lĩnh vực đăng ký tùy chọn, hỗ trợ thông tin thương mại cho các thành viên trong quá trình giao dịch và có diễn đàn để các thành viên trao đổi thông tin. VNemart.com còn bao gồm cả một hệ thống các sàn nhánh dành cho các thị trường chuyên biệt như Trung Quốc, châu Phi, Hàn Quốc... DN là thành viên của VNemart.com đồng thời cũng sẽ là thành viên của các sàn nhánh nói trên.
2. Thành công và hạn chế của website
2.1 Thành công
Sàn giao dịch Thương mại điện tử đầu tiên của Việt Nam - VNEMART - đã chính thức khai trương vào ngày 23/4/2003. Đây là dự án do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) phối hợp triển khai.6 tháng sau khi khai trương, VSDC đã nâng cấp "chợ" và mở rộng thêm 8 ngành hàng nữa là dệt may, da giày, nông sản, thủy sản, điện tử và cơ khí, thực phẩm chế biến, hóa chất và nhựa, vật liệu xây dựng. Số lượng doanh nghiệp tham gia chợ cũng tăng vọt, từ 27 doanh nghiệp ban đầu lên gần 600 thành viên (trong đó có gần 100 doanh nghiệp nước ngoài). Cấu trúc nội dung VNemart có những phong phú riêng nhưng những vấn đề cơ bản đều giống nhau. Các thông tin chào mua, chào bán được cấu trúc theo nhóm hàng (trên cơ sở bảng mã HS – Harmonize System), sắp xếp theo thời gian, theo các thứ tự ưu tiên khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và lựa chọn của khách hàng.
Không chỉ giao dịch thương mại thuần túy, VNemart cũng cung cấp thông tin thương mại qua 40.000 trang thông tin về mô hình kinh doanh, đầu tư, pháp lý Việt Nam; CSDL luật thương mại Việt Nam và quốc tế; hồ sơ các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, ASEAN. Đồng thời, VNemart cũng có thông tin về thị trường Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài (buying from Vietnam) giới thiệu đất nước, con người, các quy định về thuế, hải quan, ngân hàng, đặc điểm văn hóa của người Việt..., giúp khách hàng nước ngoài hiểu rõ hơn về kinh tế và con người Việt Nam.
Sau nhiều năm triển khai 1 cách tích cực website đã trở thành 1 cầu nối giao thương hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài tìm kiếm thông tin về thị trường và sản phẩm, thiết lập quan hệ đối tác và tiến hành đàm phán tiền giao dịch.Giúp doanh nghiệp có thêm một kênh tiếp thị, bán hàng mới, qua mạng Internet
Cho đến nay số sản phẩm được các doanh nghiệp bày bán trên website là 10645 sản phẩm,với số doanh nghiệp là 922.
2.2 Hạn chế
Mô tả hàng hoá trên VnEmart còn rất sơ sài, Nhiều sản phẩm không có niêm yết giá trên website.Ví dụ như
VnEmart cũng chưa chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng và trước mắt cũng chưa phải “là nơi cung cấp đầy đủ thông tin nhất về doanh nghiệp, thị trường và sản phẩm cũng như cung cấp các công cụ xác thực để doanh nghiệp có thể tiến hành các thủ tục mua bán trực tuyến” như đã tuyên bố.
3. Cơ hội và thách thức đối với VNEMART
Cơ hội
Sàn thương mại điện tử (B2B) ở Việt Nam: "Miếng ngon" còn đó, vẫn dò đường đi
Không nằm ngoài bối cảnh khó khăn chung, các sàn thương mại điện tử dành cho DN (B2B, Business to Business) hiện đều gặp phải những vấn đề về nguồn vốn, doanh thu và nhân lực trong quá trình hoạt động.
Một số sàn B2B đang đưa ra những chiến lược, hướng đi mới nhằm tiếp tục tồn tại, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của thị trường lẫn khách hàng.
Việc trang web Gophatdat.com giải thể sau một thời hoạt động sôi nổi (có tới 17.000 thành viên trong 23 lĩnh vực với gần 9.000 chủng loại sản phẩm) cùng tình trạng không truy cập được của nhiều trang web như vietgo.com, b2bvietnam.com, vietnamb2b.com, vnemart.com, daugia247.com, marofin.com... đã phần nào nói lên thực tế khó khăn của các sàn thương mại trực tuyến B2B này.
Có khá nhiều nguyên nhân để lý giải cho các cuộc ra đi này, nhưng phần lớn là do các sàn không có nhiều khách hàng lại không thể thu phí thành viên, từ đó không bảo đảm nguồn thu và dẫn đến việc không thể tiếp tục hoạt động.
Từ sàn nội
Một vị đại diện của Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) cho biết lượng khách hàng tham gia sàn hiện tại tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sự tăng trưởng chủ yếu là ở ngành thép. Còn ngành phân bón do hoạt động mua bán trên sàn mới chính thức từ tháng 8 vừa rồi nên hiện mới thu hút khoảng 50 doanh nghiệp tham gia. Sacom-STE dự kiến trong thời gian sắp tới mở rộng thêm một số ngành hàng có tiềm năng phát triển như phân bón, hạt nhựa… chứ không chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực chuyên biệt như nông sản, thủy sản hay công nghiệp.
Bên cạnh đó, ngoài việc kết nối doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp bán hàng, Sacom-STE sẽ cung cấp thêm dịch vụ hỗ trợ tín dụng cho bên mua. Cụ thể, bên mua chỉ phải ký quỹ trước khoảng 30%, khoản còn lại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sẽ cho vay và giải ngân thông qua sàn này. Sacom-STE cũng sẽ tạo thêm một kênh mua bán các công cụ phái sinh, hợp đồng kỳ hạn cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Ông Hà Tuấn Anh, đại diện Ban quản lý sàn thép Vinametal.com, nói rằng từ đầu năm đến nay, lượng khách hàng tham gia giao dịch tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh thu tăng trưởng rất thấp. Trong thời gian tới sàn này sẽ tiếp tục hỗ trợ miễn phí cho các doanh nghiệp Việt Nam đăng thông tin về hàng hóa trên sàn; tuy nhiên, có thể xem xét thu phí việc cung cấp các thông tin “nóng” về ngành thép như thị trường thép trong nước và quốc tế, chẳng hạn, ở các thị trường thép lớn như Nga, Trung Quốc… đang có nhu cầu về mặt hàng nào, thừa sản phẩm nào, kèm theo việc cung cấp các bản báo cáo của các tổ chức nghiên cứu thị trường chuyên ngành thép cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ việc cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể và kịp thời, Vinametal.com kỳ vọng sẽ phần nào giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc xây dựng những chiến lược kinh doanh đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ví dụ đưa ra quyết định nhanh chóng trong việc nhập hàng, trả hàng khi thị trường có những diễn biến mới. Ngoài ra, sàn cũng đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Trong tương lai, sàn sẽ mở thêm một trang tiếng Anh nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia, với mục đích tạo cầu nối giữa các nhà kinh doanh và sản xuất thép trong và ngoài nước.
Vinametal.com cũng dự kiến tổ chức các buổi gặp mặt giữa các nhà xuất nhập khẩu trong nước để trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin cho nhau cũng như thường xuyên mời những người mua tiềm năng ở thị trường quốc tế đến giao lưu, gặp gỡ với các doanh nghiệp trong nước, ông Tuấn Anh cho biết.
Đến sàn ngoại
Ông Trần Đình Toản, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Công nghệ OSB – đại diện Alibaba.com ở Việt Nam, cho hay sàn này vừa đưa ra thị trường các dịch vụ mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm kiếm, tiếp cận với đối tác thuận tiện hơn như chức năng tài khoản phụ (Sub Account), công cụ phân tích về từ khóa mà người mua thường sử dụng (Biz Trends), các trang thông tin phụ (Sub Web) của doanh nghiệp.
Trong đó, với chức năng tài khoản phụ, ngoài tài khoản chính mà chủ doanh nghiệp quản lý như lâu nay, sẽ có thêm năm tài khoản phụ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân bổ nhân lực cho công tác chăm sóc, trả lời thư khách hàng một cách nhanh chóng. Còn chức năng phân tích từ khóa sẽ cho doanh nghiệp biết được những từ khóa nào người mua hay sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm, đặc biệt là những hàng hóa đặc thù như máy móc chuyên ngành..., từ đó các nhà xuất khẩu sẽ biết cách chọn từ khóa phù hợp để đăng giới thiệu về hàng hóa.
Một tính năng khác là Message sẽ cho biết người mua đang tìm kiếm các sản phẩm tương tự thuộc ngành hàng nào, thư hỏi mua hàng được gửi đến bao nhiêu nhà cung cấp để doanh nghiệp chủ động đăng sản phẩm phù hợp hơn cũng như xem xét mức độ cạnh tranh và đánh giá lại khách hàng tiềm năng, ông Toản cho biết thêm.
Còn bà Vũ Thị Hằng, Trưởng phòng đối ngoại của sàn Globalsources.com ở Việt Nam, nói rằng sàn này sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tiếp thị nhằm thu hút các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, thường xuyên tổ chức những buổi hội chợ cho các doanh nghiệp Việt Nam triển lãm hàng hóa ở các thị trường nhập khẩu lớn như Hồng Kông, Ấn Độ, Brazil… Ngoài ra, sàn cũng sẽ tiếp tục hợp tác với các đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sàn với chi phí thấp hơn.
Trong quá trình hội chợ, sàn sẽ đăng tải hình ảnh chi tiết về gian hàng, sản phẩm của doanh nghiệp thành viên lên trang hội chợ trực tuyến của Globalsource.com để nhà nhập khẩu có thể xem và gửi thư hỏi mua hàng cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ nếu có nhu cầu. Bên cạnh đó, sàn sẽ mở thêm nhiều khóa huấn luyện dành cho nhân viên của các doanh nghiệp thành viên về nghiệp vụ giao dịch với khách quốc tế, kỹ năng sàng lọc thư hỏi mua hàng, kỹ năng bán hàng, bà Hằng cho biết thêm.
Ngoài ra, cả hai sàn Alibaba.com và Globalsources.com đều hỗ trợ thành viên lập gian hàng riêng để có thể gửi riêng cho những khách hàng mục tiêu những mẫu thiết kế sản phẩm mới, sản phẩm chiến lược cũng như các chính sách ưu đãi mà nhà xuất khẩu dành cho đối tác tiềm năng… Chỉ những đối tác nào nhận được thư mời mới có thể xem thông tin trên trang riêng này, điều này góp phần bảo vệ doanh nghiệp trong các vấn đề về bản quyền, sở hữu trí tuệ liên quan đến mẫu mã, hình ảnh sản phẩm, hàng hóa và thương hiệu công ty.
Nhìn chung, giới chuyên gia thương mại nhận định rằng thị trường B2B Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ. Thị trường này đang tạo ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức cho những doanh nghiệp có hoài bão và tham vọng gia nhập vào nó.
Thách thức
Trước hết, đó là những thách thức do điều kiện khách quan: thương mại điện tử ở Việt Nam hiện chưa phát triển, thậm chí còn có thể coi mới ở giai đoạn phôi thai. Các doanh nghiệp cũng còn nhiều bỡ ngỡ, hiểu biết về TMĐT còn rất hạn chế, chưa nói đến việc thực hiện triển khai. Một thống kê gần đây cho thấy, trong số 90.000 doanh nghiệp trong nước hiện nay, mới có 10% doanh nghiệp có Website và phần lớn trong số đó chưa có tính tương tác, hoàn toàn không có khả nǎng thực hiện giao dịch. Về vấn đề nhận thức, một số doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của TMĐT trong việc hỗ trợ tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Họ chưa thể chủ động xây dựng cho mình một chu trình, một kế hoạch tham gia kinh doanh trong môi trường trường mạng có nhiều điểm khác với hình thức kinh doanh truyền thống. Trong khi đó, sàn giao dịch thương mại điện tử, cũng giống như các sàn giao dịch khác, muốn phát triển trước hết phải có đủ hàng hóa để bán. Vì chi phí cố định của một dự án thương mại điện tử thường cao, trong một số trường hợp là rất cao nên ngay cả một Website B2C thông thường, doanh nghiệp chỉ có lãi khi nào thu hút được một số đông trọng yếu (lượng lớn có tính chất quyết định) về khách hàng. Trong mô hình sàn giao dịch, để đạt được số đông trọng yếu về khách hàng, trước hết phải có số đông trọng yếu về doanh nghiệp bán hàng. Các mô hình sàn giao dịch trên thế giới cũng không nằm ngoài qui luật đó, với ví dụ điển hình là Alibaba ( Thành lập nǎm 1999, Alibaba đã phát triển thành một trong những website thương mại điện tử thành công nhất của Trung Quốc, thậm chí còn được tạp chí Forbes xếp hạng là website B2B hàng đầu thế giới. Hiện nay, Alibaba có hơn 60 triệu thành viên đǎng ký từ hơn 240 nước trên thế giới. Tuy phát triển với tốc độ rất nhanh như vậy nhưng Alibaba cũng chỉ mới bắt đầu có lãi (tính theo cơ sở luồng tiền mặt) vào cuối nǎm 2001 khi đã thu hút hơn 100.000 thành viên tham gia. Cũng liên quan đến thực trạng hiện nay, hạ tầng cho TMĐT ở Việt Nam, nhất là khuôn khổ pháp lý còn chưa đầy đủ. Vǎn bản pháp lý quan trọng nhất là Pháp lệnh Thương mại điện tử chưa thống nhất, các qui định cụ thể về luật hợp đồng, hành chính, tư pháp liên quan tới TMĐT chưa rõ ràng. Điều này cản trở việc triển khai VNEMART thành một sàn giao dịch thương mại điện tử đầy đủ theo đúng nghĩa của nó (hỗ trợ thanh toán, ký kết hợp đồng, dịch vụ sau bán hàng). Trong thương mại điện tử lý tưởng, các công việc về quản lý hàng hoá, quản lý hoá đơn và theo dõi thanh toán của khách hàng được tự động hoá, giúp các doanh nghiệp tập trung vào các khâu trọng yếu trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay các yếu tố này chưa thể được tự động hoá trên VNEMART vì chưa thể thanh toán qua mạng. Hơn nữa, để trở thành một công cụ thực sự hữu ích, hệ thống VNEMART phải xây dựng một giao diện để có thể kết nối với hệ thống nội bộ của các doanh nghiệp tham gia sàn. Đây cũng là hướng mà một số cổng thương mại điện tử, kể cả cổng đấu giá như Ebay đã làm để trở thành một kênh bán hàng tích hợp cho các doanh nghiệp tham gia. Ngoài ra, một vấn đề khác cần phải quan tâm là việc bảo vệ bản quyền mẫu mã của các hàng hóa bán trên mạng, nhất là trong giai đoạn đầu, sàn giao dịch sẽ tập trung vào các ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là ngành hàng có độ nhạy cảm rất cao nên dẫu sao các doanh nghiệp cũng lo ngại về việc các mặt hàng giới thiệu trên sàn giao dịch có thể bị đánh cắp mẫu mã... Tuy nhiên, ngay cả với những trở ngại này, theo đánh giá của các chuyên gia am hiểu về TMĐT thì việc cho ra đời một sàn giao dịch trong thời điểm hiện nay cũng là điều hết sức cần thiết. Không thể đợi đến lúc mọi thứ trở nên chín muồi mới xây dựng sàn vì lúc đó có khi lại quá muộn. Theo ông Nguyễn Vǎn Thảo, sàn giao dịch TMĐT VNEMART, cũng có thể là một mô hình cụ thể để cho các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, để thông qua những vấn đề thực tiễn trong hoạt động của sàn, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ ban hành những vǎn bản phù hợp, tạo ra hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển TMĐT ở Việt Nam.
4.So sánh với các website khác
Có thể nói Alibaba.com là một mô hình thành công nhất của sàn giao dịch điện tử B2B trên thế giới, mô hình sàn giao dịch TMĐT B2B Alibaba.com là trang web chuyên cung cấp dịch vụ TMĐT trực tuyến cho đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Gửi các đơn chào bán sản phẩm của mình, tìm kiếm khách hàng trên Internet là nội dung của dịch vụ Alibaba trên Internet. Alibaba giúp cho một công ty kết nối Internet tham gia thị trường thế giới với hàng triệu công ty kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ. Với một chi phí rất thấp, công ty tham gia Alibaba có thể giao tiếp hàng ngày với cộng đồng công ty toàn cầu. Alibaba giúp cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá và chào bán sản phẩm của mình ra thế giới và để các đối tác quốc tế giao dịch, buôn bán với trực tiếp với các doanh nghiệp Trung Quốc. Phát triển theo mô hình của Alibaba là mục tiêu của sàm giao dịch điện tử và các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT hiện nay đang hướng đến. Nó tạo nên một xu thế tất yếu cho TMĐT hiện nay.
Mô hình sàn giao dịch điện tử Vnemart của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng với các sàn giao dịch khác của Việt Nam như ECVN của Bộ Công thương và các sàn giao dịch điện tử của các công ty như Gophatdat, Thuongmaivietmy, Export, Mekongsources, Evnb2b,… “Phiên bản” sàn giao dịch điện tử cũng được hưởng ứng xây dựng ở rất nhiều địa phương như Lào Cai, Đà Nẵng, Tiền Giang, Bình Định, Bình Dương…cho đến 5/2010 đã có khoảng 30 sàn giao dịch điện tử đã được thành lập.
Mô hình hoạt động của các sàn Việt Nam đều tương đối giống nhau: là nơi để các doanh nghiệp thành viên giới thiệu, quảng bá hoạt động sản xuất; xây dựng các mục chào mua, chào bán hàng hóa nhằm xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Vnemart cũng như các sàn giao dịch này hoạt động đều kém hiệu quả, thu hút được ít doanh nghiệp tham gia. Nguyên nhân là các hạn chế về mặt tài chính, vật chất, nguồn nhân lực và chủ yếu là do các dịch vụ hỗ trợ chưa đa dạng và hiệu quả.
Với nhiều DN, hình thức sử dụng sàn ảo, thư điện tử để trao đổi thông tin hàng hóa, đàm phán hợp đồng hiện vẫn chưa thực sự phổ biến. Điện thoại, fax và gặp gỡ trực tiếp vẫn là công cụ, phương thức bán hàng chủ yếu.
Theo các hình mẫu phát triển SGDĐT trên thế giới như Alibaba, Amazon, ngoài việc hỗ trợ DN quảng bá tên tuổi, giới thiệu hàng hóa, các sàn giao dịch phải hỗ trợ được DN trao đổi thông tin mua bán, ký kết hợp đồng, thanh toán và cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng (tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin kinh doanh, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ hỗ trợ giao dịch…). Bước phát triển cao nhất của sàn giao dịch điện tử là hoạt động như một sàn giao dịch khép kín, nơi các DN có thể hoàn thành từ A đến Z các công đoạn mua bán sản phẩm.
Thế nhưng thời gian qua, các SGDĐT ở Việt Nam trong đó có Vnemart - một doanh nghiệp dẫn đầu ở Việt Nam, mới chỉ là “địa chỉ đầu tiên” để các DN có thể biết đến nhau, tiện ích lớn nhất cũng chỉ giới hạn ở việc đăng tải các nhu cầu mua bán chứ chưa có hoạt động hỗ trợ DN trong đàm phán để tiến tới ký kết hợp đồng, thực hiện và trợ giúp sau hợp đồng. Chuyện tìm hiểu sâu, lựa chọn hàng hóa, đàm phán giá cả, ký kết hợp đồng thì các DN vẫn phải tự tìm đến nhau theo cách truyền thống (qua fax, điện thoại, hay gặp gỡ trực tiếp…). Nói cách khác, sau 3 – 4 năm phát triển, các SGDĐT mới chỉ giúp DN bước đầu làm quen với hình thức thương mại điện tử mà thôi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô hình tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch điện tử Vnemart.vn.doc