Đề tài Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

Để phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằ m tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, chúng ta cần phả i xây dựng và phát triển các tổ chức trung gian tài chính trong đó có các CTCK. Cùng với quá trình phát triền của TTCK Việt Nam trong 7 nă m qua, các CTCK đã có những bước trưởng thành, đã thực hiện được vai trò trung gian môi giới mua bán chứng khoán, tham gia tư vấn và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, góp phần tạo nên sự vận hành thông suốt của TTCK. Trên bình diện chung, các công ty chứng khoán đã gặt hái được những kết quả khả quan như: không ngừng tăng về số lượng và quy mô hoạt động, các hoạt động nghiệp vụ ngày càng được đẩy mạnh về chất đồng thời doanh thu từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng qua các năm.

pdf106 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5150 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình và hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hàng đầu tư để giúp việc chào bán chứng khoán. Mặc dù tên gọi của nó là ngân hàng đầu tư nhưng nó không phải là một ngân hàng theo nghĩa thông thường, cũng không phải là một tổ chức tài chính trung gian đứng ra nhận tiền gửi và cho vay. Những ngân hàng đầu tư nổi tiếng ở Mỹ như Morgan Stanley, Merrill Lynch, Salomon Brothers… đã rất thành công trong việc bảo lãnh phát hành không những ở Mỹ mà còn ở các thị trường ngoài Mỹ. Thực chất nó là các quỹ đầu tư. - Các công ty môi giới: Công ty môi giới ở Mỹ có thể thành lập dưới bất kỳ hình thức nào: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Các công ty này có thể tham gia vào mọi hoạt động kinh doanh trên TTCK như môi giới chứng khoán, cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, cung cấp các dịch vụ liên quan tới bảo lãnh phát hành, quản lý tiền cho khách hàng, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ liên quan tới chứng khoán. Trong đó có những nhà môi giới nhỏ chuyên cung cấp một loại dịch vụ, và có những công ty môi giới lớn cung cấp mọi dịch vụ tài chính rất đa dạng. Công ty môi giới lớn nhất của Mỹ là Merrill Lynch. Những công ty môi giới nổi tiếng khác Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 69 như Paine Webber, Dean Witter Reynold (được sáp nhập với Morgan Stanley vào năm 1997)… Việc thành lập các CTCK ở Mỹ được thực hiện theo chế độ đăng ký (khác với chế độ cấp phép hoạt động như ở Việt Nam và đa số các nước như hiện nay). Theo đó, các công ty môi giới và tự doanh chứng khoán muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán chỉ cần đăng ký với Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) và phải gia nhập một tổ chức tự quản phù hợp, đó có thể là hiệp hội những nhà kinh doanh chứng khoán quốc gia (NASD) hay xin trở thành thành viên của một sở giao dịch … SEC sẽ kiểm tra để đánh giá các điều kiện tài chính và hoạt động của các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán trong thời gian 6 tháng kể từ ngày đăng ký đầu tiên, các công ty này phải chịu sự giám sát của hai cơ quan là SEC và tổ chức tự quản đã đăng ký. Ngoài ra, các nhân viên nghiệp vụ có liên quan tới CTCK bao gồm cả các thành viên ban giám đốc, nhân viên nghiệp vụ, nhân viên giám sát … cũng phải đăng kí với SEC. Một trong các tiêu chuẩn mà các CTCK phải tuân thủ đó là tiêu chuẩn về vốn ròng, thống nhất áp dụng cho các thành viên của sở giao dịch và các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán tại thị trường phi tập trung (OTC). Theo nguyên tắc này, mức vốn yêu cầu cho hoạt động kinh doanh chứng khoán được xây dựng bằng sự kết hợp của yêu cầu về vốn theo quy định của pháp luật và mức độ cần thiết của từng công ty: - Phương thức vốn cơ bản (The basic capital method – BCM): Theo BCM tổng nợ của công ty môi giới kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 1500% của vốn ròng, các công ty môi giới thực hiện các dịch vụ trên tài khoản của khác hàng phải có mức vốn ròng tối thiểu là 25.000 USD. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 70 - Phương thức vốn để lựa chọn (Alternative capital method –ACM): Theo ACM một công ty môi giới phải duy trì mức vốn ròng tối thiểu là 100.000 USD hoặc 2% tổng nợ. Mặc dù mức vốn tối thiểu yêu cầu để tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán không lớn, nhưng mức vốn yêu cầu này sẽ tăng lên nhanh chóng do quy mô kinh doanh và các rủi ro CTCK gánh chịu ngày càng tăng. Ở Mỹ không có sự khác biệt trong các quy định giữa các CTCK trong nước và các tổ chức nước ngoài tham gia kinh doanh chứng khoán trên thị trường Mỹ.  Kinh nghiệm tổ chức công ty chứng khoán của Đức Tại Đức, các ngân hàng đa năng mang tính thống trị và được phép tham gia vào tất cả các loại hình kinh doanh chứng khoán mà không chịu bất kỳ một sự ràng buộc nào. Những nghiệp vụ kinh doanh chính do ngân hàng tiến hành bao gồm: tự doanh, môi giới và bảo lãnh phát hành các chứng khoán được phép giao dịch tại SGDCK. Ngoài các ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn có những người được nhà nước cử ra để lập giá và các nhà lập giá tự do. Trong đó, số lượng các ngân hàng được phép và người lập giá tự do không bị hạn chế, chỉ hạn chế số người lập giá do nhà nước cử ra. - Chỉ các ngân hàng mới được phép nhận lệnh mua hoặc bán chứng khoán của khách hàng rồi chuyển tới SGDCK, vì theo luật tín dụng của Đức, việc mua và bán chứng khoán cho người khác là một nghiệp vụ của ngân hàng . Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 71 - Người lập giá do nhà nước cử ra là người xác định giá chứng khoán chính thức trên cơ sở giao dịch thực sự tại SGDCK. Mỗi người lập giá do nhà nước cử ra chỉ chịu trách nhiệm đối với một nhóm chứng khoán nhất định được và chỉ giao dịch với loại chứng khoán đó. - Người lập giá tự do hoạt động với tư cách là người trung gian môi giới các nghiệp vụ giao dịch giữa các ngân hàng và những người lập giá do nhà nước cử ra. Chi nhánh của các CTCK nước ngoài tại Đức cũng phải có giấy phép kinh doanh chứng khoán với tư cách là một ngân hàng.  Kinh nghiệm tổ chức công ty chứng khoán tại Hàn Quốc Trước những năm 90, các CTCK Hàn Quốc được thành lập theo mô hình chuyên doanh. Bắt đầu từ năm 1991, cùng với việc tái cơ cấu trong ngành tài chính Hàn Quốc, các công ty tài chính đầu tư và các tổ chức tín dụng mới được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán. Các công ty đầu tư tài chính (là các công ty chuyên cung cấp vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các nguồn vốn có được qua việc phát hành các chứng từ hoặc các công cụ có giá của chính họ, hoặc kinh doanh các chứng từ có giá khác) được chuyển thành CTCK. Các tổ chức tín dụng chuyên cung cấp vốn dài hạn như Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, Ngân hàng cung cấp tín dụng dài hạn Hàn Quốc muốn tham gia hoạt động chứng khoán phải thành lập các công ty con độc lập. Các công ty nuốn tham gia kinh doanh chứng khoán tại Hàn Quốc bắt buộc phải là công ty cổ phần và phải có giấy phép hoạt động do Bộ tài chính và kinh tế Hàn Quốc cấp. Các nghiệp vụ kinh doanh mà một CTCK có thể đảm nhận gồm môi giới chứng khoán, tự doanh và bảo lãnh phát hành. Hiện Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 72 nay có trên 30 công ty của Hàn Quốc tiến hành cả 3 loại nghiệp vụ trên. Hầu hết các chi nhánh của CTCK nước ngoài mở tại Hàn Quốc chỉ tham gia vào hoạt động môi giới chứng khoán. Yêu cầu về vốn đối với các CTCK tối thiểu là 50tỷ Uôn (khoảng 53,3 triệu USD hay 850 tỷ VND) với công ty muốn tham gia cả 3 loại hình kinh doanh trên, 30 tỷ uôn với hai loại hình tự doanh và môi giới, và 03 tỷ uôn với chỉ loại hình môi giới. Ngoài ra công ty còn phải tuân thủ các quy định khác về tài chính như: Tổng các nghĩa vụ nợ của CTCK không được vượt quá 5 lần giá trị tài sản thuần của công ty. Các công ty phải trích 0,002% trị giá giao dịch tại SGDCK Hàn Quốc (KSE) làm quỹ dự trữ đặc biệt trong trường hợp có xảy ra biến động trên thị trường...  Kinh nghiệm tổ chức công ty chứng khoán của Trung Quốc Các công ty xin cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Trung Quốc theo quy định của Luật Chứng khoán nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa phải là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, được thành lập theo Luật công ty. Cũng như hầu hết các thị trường mới nổi khác, Trung Quốc áp dụng chế độ cấp phép hoạt động kinh doanh đối với các công ty xin kinh doanh chứng khoán. Cơ quan quản lý nhà nước đảm đương việc cấp phép là cơ quan giám quản chứng khoán thuộc Quốc vụ viện. Các nghiệp vụ kinh doanh CTCK được phép tiến hành: - Nghiệp vụ môi giới chứng khoán - Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 73 - Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán Các CTCK được chia thành 2 loại: CTCK đa năng và công ty môi giới chứng khoán. Công ty môi giới chứng khoán là các công ty chỉ được phép thực hiện 1 nghiệp vụ duy nhất là môi giới chứng khoán. CTCK đa năng có thể được phép tiến hành tất cả các nghiệp vụ nêu trên. Điều kiện để được thành lập CTCK đa năng và công ty môi giới chứng khoán là: - Điều kiện về vốn: Với CTCK đa năng mức vốn điều lệ tối thiểu là 500 triệu NDT (tương đương 1000 tỷ VND), với công ty môi giới chứng khoán mức vốn điều lệ tối thiểu là 50 triệu NDT (tương đương 100 tỷ VND) - Những người điều hành và nhân viên nghiệp vụ phải có giấy phép hành nghề chứng khoán. - Có địa điểm kinh doanh cố định, thiết bị giao dịch đủ tiêu chuẩn. - Có chế độ quản lý hoàn chỉnh và có hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động tự doanh và môi giới chứng khoán hợp lý. 2. Bài học kinh nghiệm  Về mô hình công ty chứng khoán Qua mô hình của các nước, ta có thể nhận thấy hầu như các thị trường, từ các thị trường phát triển đến các thị trường mới nổi đều cho phép các ngân hàng tham gia vào kinh doanh chứng khoán, tuy ở những mức độ và phạm vi rất khác nhau. Ngay cả ở những thị trường như ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… trước đây không cho phép các ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán hiện nay đều đã có những quy định nới lỏng và có xu hướng Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 74 chuyển từ mô hình CTCK chuyên doanh thuần tuý sang mô hình đa năng kiểu Anh, tức là các ngân hàng được phép tham gia kinh doanh chứng khoán thông qua các công ty con độc lập.  Về chế độ cấp phép cho các công ty chứng khoán Theo kinh nghiệm của các nước, hiện nay tồn tại hai chế độ quản lý việc thành lập của các công ty muốn hoạt động kinh doanh chứng khoán: Chế độ đăng ký thành lập và chế độ cấp phép thành lập. Chỉ một số ít nước phát triển mới áp dụng chế độ đăng ký hoạt động và không đưa ra bất kỳ quy định nào về mức vốn điều lệ tối thiểu (như trường hợp của Mỹ). Tuy nhiên các công ty này phải bảo đảm mức vốn khả dụng nhất định và phải chịu sự giám sát trong 6 tháng hoặc 1 năm đầu hoạt động. Hầu hết các nước khác đều áp dụng chế độ cấp phép hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư. Những nước áp dụng chế độ này đều quy định rõ trong văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán về mức vốn pháp định yêu cầu đối với từng loại hình kinh doanh chứng khoán. Vì vậy việc duy trì chế độ cấp phép hoạt động đối với các CTCK như ở Việt Nam hiện nay là điều tất yếu và đặc biệt cần thiết.  Về hình thức pháp lý Điều kiện bắt buộc chung với các nước là tổ chức muốn kinh doanh chứng khoán phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Trừ Mỹ cho phép cả loại hình công ty hợp danh. Hàn Quốc chỉ cho phép các CTCK hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Điều này cho thấy những ưu việt của công ty cổ phần so với các loại hình công ty khác. Ở Việt Nam hiện nay cho phép thành lập CTCK dưới 2 loại hình là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên do những ưu điểm của công ty cổ Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 75 phần trong việc huy động và chuyển nhượng vốn, về lâu dài nên khuyến khích loại hình công ty cổ phần hơn.  Về quản lý nhà nƣớc Ngành chứng khoán đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ do nó có liên quan nhiều đến quyền lợi của công chúng đầu tư. Mục đích của việc quy định chặt chẽ là duy trì chặt chẽ là nhằm duy trì tình trạng tài chính lành mạnh của các CTCK, đảm bảo khả năng thanh toán và ngăn ngừa sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các công ty nhằm bảo vệ quyền lợi của người đầu rư. Vì vậy, ngoài việc duy trì chế độ cấp phép các CTCK còn phải chịu chế độ quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động kinh doanh của mình. Hầu hết các CTCK phải duy trì mức vốn khả dụng theo quy định pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay rủi ro trên TTCK là rất lớn. Do vậy, thiết nghĩ nên cần thiết phải quy định mức vốn khả dụng tối thiểu đối với các CTCK cũng như phải thắt chặt quản lý, giám sát hoạt động của các CTCK trên thị trường.  Về sự tham gia của bên nƣớc ngoài Việc nghiên cứu mô hình CTCK của các nước cho thấy phần lớn các TTCK phát triển đều không áp dụng các biện pháp hạn chế đối với sự tham gia của bên nước ngoài bởi vì các thị trường này đã lớn mạnh và hoàn toàn mở cửa, trở thành một bộ phận của TTCK quốc tế. Tuy nhiên, ở các thị trường mới nổi, các biện pháp hạn chế sự tham gia của bên nước ngoài vẫn được áp dụng ở các mức độ khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, TTCK mới phát triển rất cần sự tham gia của bên nước ngoài với những đóng góp về vốn, kiến thức kinh nghiệm cũng như công nghệ, tuy nhiên, do những tổ chức trung gian tham gia kinh doanh chứng khoán trong nước còn non trẻ và yếu Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 76 về tiềm lực cũng như năng lực cạnh tranh, nên những hạn chế nhằm bảo vệ các tổ chức kinh doanh trong nước là hết sức cần thiết. Khi năng lực cạnh tranh được nâng cao có thể giảm dần các hạn chế và tiến tới hội nhập với thị trường quốc tế. Tóm lại, TTCK Việt Nam đã được hình thành và phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Trong xu hướng đó, các CTCK không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều kết quả to lớn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của các CTCK nói riêng và TTCK Việt Nam nói chung vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Do đó, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại các CTCK hiện nay và những bài học kinh nghiệm rút ra qua việc nghiên cứu mô hình CTCK tại một số nước, trong chương 3, người viết xin trình bày một số giải pháp giúp các CTCK tại Việt Nam, hoạt động có hiệu quả, phát triển an toàn và lành mạnh hơn trong thời gian tới. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 77 CHƢƠNG BA : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CTCK TRÊN TTCK VIỆT NAM HIỆN NAY Trong chương hai đã trình bày về thực trạng các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay, qua đó ta có thể thấy rõ số lượng các CTCK trong thời gian qua đã tăng lên nhanh chóng. Có ý kiến cho rằng, việc tăng số lượng các CTCK như vậy không đi đôi với việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện thị trường dịch vụ chứng khoán, ngược lại, các CTCK mới ồ ạt đi vào hoạt động gây ra nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nó như một mối đe doạ đến quyền lợi nhà đầu tư. Do vậy, UBCKNN nên tạm dừng việc cấp giấy phép hoạt động cho các CTCK đang xin cấp phép. Tuy nhiên, theo ý kiến bản thân người viết, không nên ngừng cấp giấy phép hoạt động cho các CTCK, vì rất nhiều lý do như: - Tạm ngừng cấp giấy phép sẽ đi ngược lại những quy định trong Luật Doanh nghiệp: Trong Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định rõ, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện phải được cấp giấy phép hoạt động. Hơn nữa, TTCK hiện nay đang phát triển, không nên dùng biện pháp hành chính để quản lý sự phát triển của các CTCK, không nên tạo ra một thị trường hẹp bằng việc hạn chế sự ra đời của các CTCK. Trong một thị trường tự do mà chúng ta đang hướng tới, phải có doanh nghiệp sinh ra và doanh nghiệp phá sản mới đem lại những doanh nghiệp tốt nhất vì những CTCK mới thành lập vẫn có thể hoạt động tốt hơn những CTCK đã hoạt động từ trước. - Thực tế, TTCK Việt Nam được xem là mới chỉ phát triển ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Mới đây, một số CTCK mở thêm chi nhánh ở Hải Phòng, Cần Thơ… tuy nhiên còn rất hạn chế. Hơn nữa, tỷ lệ người dân tham gia đầu tư chứng khoán ở nước ta còn rất thấp so với các Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 78 nước trong khu vực như Hồng Kông, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan… Do vậy, vẫn còn nhiều thị trường đang bị bỏ ngỏ chờ những CTCK mới khai thác. - Sự ra đời của những CTCK mới sẽ tạo thêm cơ hội lựa chọn cho nhà đầu tư, tạo áp lực cạnh tranh để các thành viên không ngừng phát triển hơn. Vì mỗi CTCK dù lớn hay nhỏ, đều có những lợi thế riêng của mình, muốn tồn tại và khẳng định, các CTCK sẽ phải tìm cách phát huy những thế mạnh đó, có định hướng mở rộng hoạt động và chuyên sâu hơn trong nghiệp vụ của mình. Với tất cả những lý do trên, theo ý kiến bản thân người viết không nên tạm ngừng cấp phép hoạt động cho các CTCK, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng hoạt động của các CTCK trên thị trường, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, cần nâng cao điều kiện thành lập các công ty mới, thắt chặt hơn nữa việc quản lý của UBCKNN đối với các hoạt động của CTCK và bản thân các CTCK cũng cần có nhiều biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả và năng lực hoạt động của chính mình. Xin được đưa ra những kiến nghị sau: I. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƢỚC 1. Hoàn thiện khung chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động của TTCK nói chung và CTCK nói riêng theo hƣớng an toàn hiệu quả. Luật chứng khoán 2006 cùng những văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như Quy chế Tổ chức và hoạt động của CTCK đã được ban hành và có hiệu lực trong năm 2007 đã giúp hoạt động của TTCK cũng như các CTCK có những cơ sở pháp lý để hoạt động thuận lợi, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc từ trước tới nay có quá nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh yêu cầu cần thiết phải rà soát lại những văn bản đã ban hành để giảm thiểu sự mâu thuẫn và chồng Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 79 chéo. Bên cạnh đó cần bổ sung các văn bản luật điều chỉnh hoạt động của TTCK và các CTCK theo hướng an toàn hiệu quả. Theo thực tế TTCK và hoạt động các CTCK hiện nay, cần thiết phải: - Cần sớm hoàn thiện đề án về chính sách phí, lệ phí đối với các đối tượng tham gia thị trường, trong đó có phí giao dịch. Trên thị trường đang có nhiều CTCK hoạt động dẫn tới thực tế một số công ty cạnh tranh không lành mạnh, lôi kéo khách hàng bằng cách giảm phí giao dịch, gây khó khăn cho nhiều công ty nhỏ, mới đi vào hoạt động. Do vậy, về phí giao dịch cần quy định cả mức phí trần và mức phí sàn. Trong đó, mức phí sàn phải được xác định để tránh cạnh tranh không lành mạnh và trong bối cảnh thị trường chưa ổn định thì việc đưa ra mức phí trần cũng là cần thiết. - Cần có hướng dẫn rõ ràng về các hành vi bị cấm đối với CTCK như: Tư vấn cho khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán với dự đoán chắc chắn, tiến hành giao dịch tự doanh “giả” (giao dịch mua bán chứng khoán mà không chuyển nhượng quyền sở hữu) làm ảnh hưởng tới giá và khối lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường, CTCK thực hiện giao dịch thông đồng (câu kết với người khác mua, bán chứng khoán của nhau nhưng không nắm giữ lâu dài) làm ảnh hưởng tới giá và khối lượng chứng khoán giao dịch… - Xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động Repo, hoạt động tổ chức giao dịch OTC của các CTCK. - Hoàn chỉnh chế độ báo cáo thống kê của ngành chứng khoán, trong đó có báo cáo thống kê các hoạt động nghiệp vụ của CTCK. - Vấn đề đạo đức kinh doanh của người kinh doanh chứng khoán cũng là một vấn đề quan trọng. Do vậy UBCKNN cần phối hợp với hiệp hội kinh Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 80 doanh chứng khoán xây dựng bộ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán và sớm triển khai đến các CTCK. - Xây dựng hệ thống luật cạnh tranh: Bao gồm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống độc quyền nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các CTCK trên TTCK hiện nay. - Hoàn thiện hệ thống luật phá sản: Sự tăng số lượng các CTCK một cách nhanh chóng như hiện nay, có thể dẫn tới sự phá sản của một số công ty không đủ năng lực cạnh tranh và hoạt động. Đó cũng là quy luật chung của thị trường. Các công ty này sẽ có xu hướng hợp nhất, sáp nhập và thậm chí là phá sản. Tài chính, chứng khoán là lĩnh vực nhạy cảm, một công ty chứng khi còn nắm giữ nhiều tài khoản của khách hàng phá sản sẽ gây ảnh hưởng lớn đến công chúng đầu tư cũng như toàn thị trường. Để việc phá sản không ảnh hưởng lớn đến sự vận hành chung của thị trường và quyền lợi của các nhà đầu tư, cần thiết phải hoàn chỉnh Luật phá sản nói chung và có những quy định chi tiết trong trường hợp phá sản, hợp nhất, sáp nhập với các CTCK nói riêng. 2. Kiến nghị về các loại hình tham gia kinh doanh chứng khoán Qua việc phân tích, so sánh hoạt động giữa các loại mô hình CTCK ở chương hai ta đã thấy rõ được vị trí, vai trò, của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm trong hệ thống tài chính nói chung và các CTCK nói riêng. Do vậy, trong bối cảnh TTCK còn non trẻ, hệ thống các CTCK rất cần thiết phải có sự tham gia của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm cũng như những tổ chức tài chính lâu đời khác. Trong đó, những ngân hàng lớn cần được khuyến khích và phải chiếm vai trò hoạt động chủ đạo nhằm tránh rủi ro cho hệ thống. Bởi những ngân hàng lớn, với kinh nghiệm lâu đời, và một tiềm lực tài chính lớn Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 81 mạnh sẽ ít khả năng bị rủi ro hơn cũng như khả năng gánh chịu rủi ro cũng sẽ lớn hơn. Đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn khác, do chưa có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn nên muốn tham gia kinh doanh chứng khoán cần có phương án kinh doanh hiệu quả, đáp ứng những điều kiện về nhân sự, tổ chức cũng như đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán. Đối với các công ty tư nhân (công ty chuyên doanh) không có sự hỗ trợ của công ty mẹ, thường có vốn nhỏ, trình độ quản lý thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu. Tuy nhiên các công ty này lại đang chiếm số đông trên thị trường. Để đảm bảo chất lượng hoạt động, tránh tình trạng chỉ mở ra hoạt động và hớt váng thị trường cần phải được quản lý chặt chẽ. Trước mắt không nên khuyến khích loại hình công ty này thành lập. Đối với các CTCK liên doanh, hiện tại giới hạn tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài vào CTCK liên doanh là 49%. Trong điều kiện các CTCK trong nước còn non trẻ, năng lực cạnh tranh còn thấp, quy định giới hạn như vậy là hợp lý. Tuy nhiên, việc giới hạn ở mức 49% vốn góp sẽ vẫn hạn chế nhiều vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Một mặt là vốn đầu tư vào các CTCK vì bên nước ngoài còn e ngại vì họ vẫn sẽ không phải là đối tác quyết định. Mặt khác là vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào TTCK nói chung vì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa tin tưởng vào các nhà môi giới trong nước, cũng như chưa tin tưởng khi mở tài khoản nộp tiền vào một CTCK trong nước, nên khi cho phép thành CTCK có bên nước ngoài nắm quyền quyết định chắc chắn sẽ thu hút hơn nữa vốn từ những nhà đầu tư này. Do vậy trong thời gian tới, có thể tăng mức giới hạn này lên 51%, sau đó là 70%. Và theo lộ trình thực hiện cam kết khi gia nhập WTO, trong vòng 5 Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 82 năm sau khi gia nhập (tức là đến năm 2011) Việt Nam cần mở cửa hoàn toàn, cho phép bên nước ngoài được thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài. 3. Nâng cao điều kiện thành lập đối với các công ty chứng khoán  Điều kiện về vốn Trong quá trình TTCK phát triển, quy mô của các công ty niêm yết sẽ tăng, số lượng khách hàng cũng như quy mô giao dịch tại các CTCK cũng tăng theo. Do đó, một yêu cầu khách quan của các CTCK là phải gia tăng quy mô về vốn để đảm bảo hoà nhịp với sự phát triển của thị trường trong nước cũng như xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một giải pháp để tăng vốn cho các CTCK là cần nâng cao điều kiện về vốn pháp định để được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, đặc biệt đối với những nghiệp vụ đòi hỏi vốn lớn như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán. Hiện nay, quy định về vốn pháp định để thực hiện cả 4 nghiệp vụ kinh doanh là 300 tỷ đồng, áp dụng với các công ty thành lập sau 1/1/2007. Về trước mắt có thể giữ nguyên mức này, tuy nhiên ở Hàn Quốc mức vốn pháp định với các CTCK là khoảng 840 tỷ và Trung Quốc là khoảng 1000 tỷ, do vậy khi thị trường lớn mạnh hơn cần yêu cầu mức vốn pháp định đối với các CTCK cao hơn nữa nhằm tương xứng với sự phát triển của thị trường trong nước cũng như có thể hội nhập với thị trường tài chính, chứng khoán trong khu vực và thế giới. Ngoài ra UBCKNN có thể quy định nâng cao hạn mức giới hạn tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài trong các CTCK lên nhằm thu hút vốn đầu tư của bên Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 83 nước ngoài vào các CTCK vì đây là một nguồn vốn rất dồi dào và nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh chứng khoán, cần phải đưa ra những quy định khắt khe về chứng minh tài sản của chủ sở hữu, số cổ đông phải 50 – 60 cổ đông, và những cổ đông sáng lập phải nắm giữ cổ phiếu trong vòng 3 năm sau khi thành lập…  Điều kiện về cơ sở vật chất Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, năng lực phục vụ, giảm chi phí hoạt động và tăng cường hình ảnh uy tín cho các CTCK. Để nâng cao mặt bằng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CTCK, việc trước tiên là nâng cao những điều kiện về cơ sở vật chất để thành lập và hoạt động của các CTCK như: mặt bằng kinh doanh nên giới hạn ở mức 400 – 500m2, hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo đồng bộ, kết nối được giữa các chi nhánh của công ty và với SGDCK….Đặc biệt vấn đề bảo mật thông tin tại các CTCK đang được quan tâm rất nhiều trong thời điểm hịên nay. Cần có những quy định rõ ràng về điều này. Quy định như vậy không những hạn chế được số lượng CTCK quá nhiều như hiện nay mà còn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các CTCK.  Điều kiện về nhân sự Nhân sự ngành chứng khoán đang khan hiếm trong thời điểm hiện nay, nhiều CTCK vẫn chưa đáp ứng được các điều kiện hiện hành, do vậy không thể đặt ra điều kiện về nhân sự cao hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên cần có những quy định khắt khe với đội ngũ lãnh đạo, Ban kiểm soát trong các Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 84 CTCK. Bởi họ là lực lượng quyết định chiến lược và hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy đây phải là những người không những có trình độ học vấn, mà còn phải là những người có đạo đức hành nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính trên 5 năm và phải từng giữ những chức vụ tương đương… 4. Hoàn thiện hệ thống đào tạo, sát hạch cấp giấy phép hành nghề Hiện nay công tác đào tạo về chứng khoán và TTCK chưa theo kịp với nhu cầu của thị trường. Do vậy cần tổ chức thường xuyên hơn các lớp đào tạo, và các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề. Trước đây để được tham dự kỳ thi sát hạch lấy chứng chỉ hành nghề bắt buộc phải tham gia các khoá học của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo chứng khoán (thuộc UBCKNN). Hiện nay, quy định này đã mở rộng, cho phép một số trường đại học, cơ sở được phép đào tạo. Tuy nhiên, cần thiết phải cải tiến và xây dựng chuẩn hoá bộ giáo trình về chứng khoán và TTCK và tất cả các cơ sở đào tạo phải đào tạo theo một chương trình chuẩn. Do việc học như vậy khó quản lý về chất lượng, nên trong việc thi lấy chứng chỉ phải thực hiện thực sự nghiêm túc, phải xây dựng quy chế tổ chức thi sát hạch hành nghề kinh doanh chứng khoán theo tinh thần Luật chứng khoán. 5. Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các CTCK hoạt động - Phát triển hệ thống công nghệ thông tin của TTCK nói chung. Cần nâng cấp hệ thống giao dịch của các TTGDCK để việc giao dịch được thuận tiện hơn, triển khai khớp lệnh liên tục, tiến tới giao dịch không sàn, bỏ đại diện sàn. Đề nghị Uỷ ban chứng khoán xây dựng phần mềm dùng chung cho các CTCK có sự chia sẻ kinh phí xây dựng của các công ty nhằm đảm bảo tính đồng bộ cho toàn hệ thống. Cần đưa ra lộ trình nâng cấp hệ thống phần Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 85 mềm giao dịch để các CTCK chủ động xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thích hợp. - Tăng cung cho TTCK cả về số lượng, chất lượng và chủng loại thông qua: Đưa ra lộ trình và thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng thương mại, gắn tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, khuyến khích các địa phương, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vay vốn, phát triển các sản phẩm phái sinh cho thị trường... Tuy nhiên không nên tăng cung một cách ồ ạt sẽ dễ gây sụt giảm giá chứng khoán trên thị trường. - Phát triển thị trường sơ cấp, thị trương thứ cấp, thị trường OTC... - Phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng đầu tư, nhằm thúc đẩy đầu tư trên thị trường. Tuyên truyền về vai trò tư vấn của các CTCK trong việc tư vấn đầu tư, hay tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hoá... 6. Tăng cƣờng quản lý, giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trƣờng Để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, và sự an toàn của TTCK nói chung cần thiết phải có sự quản lý giám sát chặt chẽ của UBCKNN đối với hoạt động của các CTCK. Việc cần thiết trước mắt là phải nâng cao năng lực giám sát của UBCKNN với các công ty thành viên thông qua nâng cao trình độ năng lực cũng như đạo đức của đội ngũ nhân viên giám sát. Hiện đại hoá hệ thống giám sát bằng việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin, nối mạng nội bộ với các thành viên. Thông qua mạng nội bộ, các thành viên thường xuyên phải báo cáo về hoạt động kinh doanh của mình, giảm số lượng báo cáo trực Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 86 tiếp mà các CTCK hiện nay phải nộp. Nếu phát hiện nghi vấn cần thiết phải có giải trình. UBCKNN nên tham khảo cách làm của Ngân hàng Nhà nước trong việc giám sát các ngân hàng thương mại. Theo đó, khi phát hiện có vấn đề phát sinh trong hoạt động thì cơ quan quản lý nhà nước ra thông báo cảnh báo gửi tới toàn hệ thống các thành viên tham gia thị trường. Đẩy mạnh phối hợp hoạt động với hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong công tác truyên truyền về chứng khoán và TTCK, trong việc hoàn chỉnh bộ đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kinh doanh chứng khoán và trong việc quản lý giám sát hoạt động của các CTCK thành viên. II. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1. Tăng vốn điều lệ hơn nữa nhằm nâng cao quy mô và chất lƣợng hoạt động Với các CTCK đang hoạt động trên thị trường, để nâng cao quy mô và chất lượng hoạt động , một yêu cầu cấp thiết là phải có những giải pháp tăng vốn hữu hiệu. Thực tế cho thấy, ngay cả mức vốn 300 tỷ đồng thì hiện nay cũng chỉ có 8 trên 60 CTCK đang hoạt động có thể đáp ứng. Sở dĩ như vậy vì đa số các CTCK được thành lập trước thời điểm 1/1/2007 - thời điểm Luật Chứng khoán 2006 có hiệu lực. Những công ty này cần phải tăng vốn lên theo mức yêu cầu trong 2 năm tiếp theo. Để tăng vốn, người viết xin đưa ra những kiến nghị như sau: + Các CTCK được tổ chức dưới loại hình công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán tăng vốn, chọn thêm các đối tác chiến lược là các công ty lớn. Nếu đủ điều kiện, có thể niêm yết chứng khoán trên SGDCK để huy động Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 87 thêm vốn. Thông qua việc niêm yết, CTCK còn có thể quảng cáo về công ty với các nhà đầu tư. + Các công ty trách nhiệm hữu hạn nên sớm tiến hành chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần nhằm dễ dàng hơn cho việc huy động vốn, bởi đây một trong những ưu điểm lớn của hình thức công ty cổ phần. + Các công ty nhỏ có thể hợp nhất, sáp nhập với nhau để hình thành các CTCK lớn hơn. Việc sáp nhập có thể giúp các công ty nhỏ giảm thiểu chi phí hoạt động, vẫn giữ được những thế mạnh của các công ty con và nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty lớn trên thị trường, từ đó thúc đẩy sự đi lên của thị trường. 2. Ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng nhƣ kiểm soát và quản trị rủi ro tốt Trong thời đại hiện nay, cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin luôn là chiếc chìa khoá để các CTCK khẳng định vị thế trên thị trường, thu hút khách hàng và kinh doanh hiệu quả. Do vậy các CTCK cần nhận thức được tầm quan trọng cũng như dành những khoản đầu tư nhất định vào nâng cấp cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin. Cần mua thêm những thiết bị mới hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Xây dựng và nâng cấp website, để đó thực sự trở thành nơi cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, là nơi quảng bá về hình ảnh của công ty với các nhà đầu tư, là chiếc cầu nối giữa công ty với các khách hàng. Mạng Internet hiện nay đã phổ biến trong dân chúng cũng như trong giới đầu tư, hình thức giao dịch không sàn cũng đã được SGDCK TP.Hồ Chí Minh Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 88 triển khai, các CTCK cần nhanh chóng phát triển hình thức giao dịch, đặt lệnh qua mạng. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin càng phát triển thì vấn đề bảo mật, bảo vệ hệ thống cơ sở dữ liệu càng phải nâng cao. Tránh việc kẻ xấu xâm nhập vào trang web, xâm nhập vào cơ sở dữ liệu ăn cắp thông tin của khách hàng. Để làm được như vậy, cần thiết phải có một đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin chuyên trách làm nhiệm vụ này. 3. Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao Để phát triển nhân lực cho ngành chứng khoán cần thiết phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và thi sát hạch lấy chứng chỉ hành nghề chứng khoán của UBCKNN, tuy nhiên vấn đề quan trọng là bản thân các thành viên cũng phải tự xây dựng các chương trình thu hút, đào tạo nhân lực riêng của mình. Nhân lực ngành chứng khoán hiện đang khan hiếm, do vậy mỗi công ty cần có những chính sách thu hút, tuyển dụng nhân tài bằng các chế độ đãi ngộ xứng đáng không chỉ về lương mà còn về những quyền lợi như được đào tạo, có môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp... Đặc biệt phải có chế độ đãi ngộ đặc biệt nhằm thu hút nhân tài đối với các vị trí quản lý như giám đốc điều hành, trưởng phòng, trưởng bộ phận... Sau khi tuyển dụng, các CTCK cần thiết phải đào tạo thêm cho các nhân viên về nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp như: thành lập những trung tâm đào tạo chuyên biệt tương tự như các ngân hàng thương mại và một số công ty bảo hiểm lớn hiện nay; xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán của công ty và áp dụng như một văn hoá kinh doanh của công ty. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 89 Trong quá trình làm việc cần có chính sách khen thưởng hoặc chế độ tiền lương không cố định đối những người làm việc tốt để khuyến khích họ phát huy hơn nữa năng lực của mình như: ngoài tiền lương cố định các nhân viên môi giới hoặc nhân viên tự doanh sẽ được hưởng hoa hồng từ kết quả kinh doanh của mình, bình chọn và khen thưởng cho những nhân viên tư vấn tốt, được sự tín nhiệm của khách hàng... 4. Mở rộng mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch , đại lý nhận lệnh Một điểm yếu khá lớn của nghiệp vụ môi giới của các CTCK đó là hệ thống khách hàng hầu như chỉ tập trug ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, một số các CTCK cũng đã có mở thêm chi nhánh tại các tỉnh Hải Phòng, Đồng Nai, Cần Thơ…Tuy nhiên các CTCK nên mở rộng các đại lý nhận lệnh ở tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Đặc biệt hiện nay một số CTCK lớn hàng đầu nắm giữ tới 80% số tài khoản của các nhà nhà đầu tư, các công ty nhỏ và CTCK mới thành lập rất khó lôi kéo lượng khách hàng này vì nhà đầu tư có tâm lý ngại đổi tài khoản đã lập tại CTCK. Trong khi thị trường tại các thành phố lớn ngày càng tới mức bão hòa, sẽ ít tài khoản mới được lập thêm. Do vậy, mở thêm đại lý nhân lệnh tại những địa phương chưa được khai thác là một hướng đi hữu hiệu. Lệnh được nhận từ các đại lý này sẽ được chuyển về chi nhánh gần nhất của công ty. Đây là biện pháp vừa làm tăng doanh thu môi giới cho CTCK vừa góp phần phổ cập hoá chứng khoán cho công chúng. Hơn nữa, việc mở đại lý nhận lệnh sẽ có chi phí thấp hơn so với việc mở các chi nhánh. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 90 5. Đẩy mạnh hơn nữa nghiệp vụ tƣ vấn Nghiệp vụ tư vấn là một trong những nghiệp vụ cực kỳ quan trọng của CTCK. Nghiệp vụ này khẳng định vị thế lâu dài của các CTCK và quyết định đến sự phát triển của toàn thị trường. Tuy nhiên, hệ thống tư vấn tại các CTCK hiện nay chưa phát huy được vai trò to lớn đó. Đối với nghiệp vụ này xin kiến nghị một số giải pháp như sau: - Cần có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động tư vấn: Hiện nay hoạt động này không mang lại doanh thu lớn cho các công ty. Tuy nhiên các CTCK cần nhận thức được rằng, chỉ thông qua hoạt động tư vấn các công ty mới tạo được niềm tin với khách hàng và khẳng định được vị thế của công ty về lâu dài. Do vậy, các CTCK cần có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động tư vấn. Phát triển hoạt động tư vấn dưới nhiều hình thức: tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp, tư vấn qua điện thoại, qua trang web…Tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với dịch vụ này. - Nâng cao hơn nữa năng lực nhân viên tư vấn: Nhân tố con người là nhân tố quyết định trong hoạt động tư vấn. Một công ty muốn nâng cao năng lực hoạt động tư vấn cần phải thiết lập một đội ngũ nhân viên tư vấn am hiểu lý thuyết và có kinh nghiệm thực tiễn, có kỹ năng hành nghề tư vấn. Để được như vậy ngay từ công tác tuyển dụng cần lựa chọn những người có năng lực thực sự, tác phong năng động hoạt bát và đạo đức nghề nghiệp tốt. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động các công ty cần mở rộng, tăng kinh phí đầu tư vào việc đào tạo, bổ sung liến thức cho đội ngũ chuyên viên đang làm nghiệp vụ tư vấn. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng với các nhân viên tư vấn làm tốt chuyên môn nhằm khuyến khích hơn nữa họ phát huy năng lực của mình. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 91 - Xây dựng một hệ thống chỉ số làm nền tảng cho việc phân tích. Từ đó phát huy hơn nữa vai trò của phòng phân tích hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho hoạt động tư vấn. 6. Chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ chứng khoán cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài Hiện nay số lượng các nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam ngày càng gia tăng, và còn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng quan tâm đến TTCK Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Trung Quốc…Trong thời gian tới, theo lộ trình gia nhập WTO chính phủ sẽ nới rộng hơn nữa hạn mức đầu tư của bên nước ngoài đầu tư vào TTCK Việt Nam. Do vậy ngay từ bây giờ các CTCK cần chủ động tìm kiếm, tiếp xúc, tư vấn, mở tài khoản cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức những cuộc hội thảo, nói chuyện tìm hiểu về TTCK Việt Nam và xúc tiến đầu tư vào TTCK Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cần tuyển dụng, đào tạo một đội ngũ nhân viên môi giới thành thạo nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ. Xây dựng một quy trình giao dịch vào các văn bản giao dịch bằng các thứ tiếng… 7. Nâng cao vai trò hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty chứng khoán Trong thực tế cần coi việc giám sát thanh tra các CTCK cũng chính là nhiệm vụ của các CTCK. Các CTCK có trách nhiệm giám sát những người có liên quan. Mỗi công ty phải thiết lập một quy trình giám sát nội bộ bằng văn bản và chịu trách nhiệm thực thi những nguyên tắc này. Nhân viên giám sát nội bộ phải chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát toàn bộ các chứng từ lưu Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 92 giữ thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán, phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của các văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình. Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm cần nhanh chóng điều tra, báo cáo lên cấp trên cũng như UBCKNN. Các cá nhân trong công ty có hành vi vi phạm phải được phát hiện và xử lý, khắc phục tuỳ theo mức độ. Nếu vi phạm nặng có thể bị đuổi việc hoặc thậm chí có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây ra hậu quả lớn, nghiêm trọng. Nói chung bộ phận kiểm soát nội bộ phải là tâm điểm của nỗ lực giám sát không ngừng của bản thân các CTCK. Nhân viên trong công ty phải ý thức được việc tuân thủ những quy chế này là vấn đề quan trọng. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 93 KẾT LUẬN Để phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, chúng ta cần phải xây dựng và phát triển các tổ chức trung gian tài chính trong đó có các CTCK. Cùng với quá trình phát triền của TTCK Việt Nam trong 7 năm qua, các CTCK đã có những bước trưởng thành, đã thực hiện được vai trò trung gian môi giới mua bán chứng khoán, tham gia tư vấn và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, góp phần tạo nên sự vận hành thông suốt của TTCK. Trên bình diện chung, các công ty chứng khoán đã gặt hái được những kết quả khả quan như: không ngừng tăng về số lượng và quy mô hoạt động, các hoạt động nghiệp vụ ngày càng được đẩy mạnh về chất đồng thời doanh thu từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng qua các năm... Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những bất cập và tồn tại trong hệ thống pháp luật nói chung cũng như trong hoạt động của các CTCK nói riêng. Để hoàn thiện mô hình và nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của các CTCK cần thiết phải có những giải pháp thiết thực từ phía UBCKNN cũng như từ bản thân các CTCK như: hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động các CTCK nói riêng và TTCK nói chung, nâng cao năng lực về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực cho các CTCK…Bên cạnh đó, cần thiết phải tăng cường công tác quản lý giám sát hoạt động của các CTCK, nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các CTCK nhằm đảm bảo an toàn, tránh rủi ro cho các CTCK nói riêng và TTCK nói chung. Từ đó, các CTCK sẽ ngày càng được hoàn thiện về mô hình, chuyên sâu hơn trong hoạt động nghiệp vụ, thực sự trở thành một tác nhân thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 94 Hà Nội, tháng 10 năm 2007 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Xuân Trình (1998), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 2. Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán (2007), Thị trường chứng khoán và quản trị công ty, Nhà xuất bản thống kê, trang 7-26, Hà Nội. 3. Ban phát triển thị trường – UBCKNN (2006), Thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn lại 2006, hướng tới 2007 với mục tiêu phát triển thị trường bền vững, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 1+2 năm 2007. 4. Nguyễn Thu Hằng (2007), Thực trạng công ty chứng khoán tại Việt Nam thực tế hoạt động và những thách thức tiềm ẩn, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 10 năm 2007. 5. Thành Nam (2006), Hoạt động của các công ty chứng khoán những bước trưởng thành cùng thị trường, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 7 năm 2006. 6. Nguyễn Văn Nam (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. 7. Lê Văn Tề (2007), Thị trường chứng khoán tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 8. Đặng Quốc Tuyến (1991), Chứng khoán và thị trường chứng khoán: Kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Viện Khoa học Tài chính-Bộ Tài chính, Hà Nội. 9. Trần Quốc Tuấn (2004), Xây dựng mô hình công ty chứng khoán trong hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, học viện tài chính, TP.Hồ Chí Minh. Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 95 DANH MỤC WEBSITE www.ssc.gov.vn Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán www.bvsc.com.vn Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt www.acbs.com.vn Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng á Châu www.ssi.com.vn Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Và các website của các CTCK khác theo danh sách tại Phụ lục 1 Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 96 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Bảng 1: Kết quả hoạt động của các công ty chứng khoán............................. 43 Bảng 2: Kết quả kinh doanh năm 2005, 2006 của các công ty chứng khoán 46 Bảng 3: Tỷ trọng doanh thu từ các nghiệp vụ trên tổng doanh thu .............. 48 Bảng 4: Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán qua các năm ................ 51 Bảng 5: Tình hình giao dịch chứng khoán qua các công ty chứng khoán tháng 6/2007 .......................................................................................................... 51 Bảng 6: Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tại các công ty chứng khoán .... 53 Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của SSI ............................................ 54 Bảng 8: Hoạt động bảo lãnh phát hành tại các công ty chứng khoán 6 tháng đầu năm 2007 ............................................................................................... 56 Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của BVCS....................................... 56 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN BiÓu ®å 1: Doanh thu, lîi nhuËn cña c¸c c«ng ty chøng kho¸n qua c¸c n¨m ............................................................................................................ ..43 Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 97 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCK : Công ty chứng khoán TTCK : Thị trường chứng khoán UBCKNN : Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 98 PHỤ LỤC Phụ lục1: Danh sách các công ty chứng khoán trên TTCK Việt Nam (Tính đến ngày 30/9/2007. Xắp xếp theo thứ tự thời gian đăng ký kinh doanh ) STT Tên công ty Tên viết tắt Trang Web VĐL Đv: tỷ đồng 1 Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt BVSC www.bvsc.com.vn 150 2 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BSC www.bsc.com.vn 200 3 Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn SSI www.ssi.com.vn 800 4 Công ty CP Chứng khoán Đệ Nhất FSC www.fsc.com.vn 100 5 Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long TSC www.thanglongsc. com.vn 120 6 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng á Châu ACBS www.acbs.com.vn 500 7 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam IBS www.icbs.com.vn 105 8 Công ty TNHH Chứng khoán NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam AGRISE CO 150 9 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VCBS www.vcbs.com.vn 200 10 Công ty CP Chứng khoán Mê kông MSC www.mekongsecurit 22 Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 99 ies.com 11 Công ty CP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC www.hsc.com.vn 200 12 Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán Ngân hàng Đông á DAS www.das.vn 500 13 Công ty CP Chứng khoán Hải Phòng HASECO www.hpsc.com.vn 50 14 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội HBBS www.hbbs.com.vn 150 15 Công ty CP Chứng khoán Đại Việt DVSC www.dvsc.com.vn 44 16 Công ty CP Chứng khoán An Bình ABS www.abs.vn 330 17 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín SBS www.sbsc.com.vn 1100 18 Công ty CP Chứng khoán Kim Long KLS www.kls.vn 315 19 Công ty CP Chứng khoán Việt VSC www.vietsecurities .com.vn 9.75 20 Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam VISecurit ies www.vise.com.vn 200 21 Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT VNDS www.vnds.com.vn 50 22 Công ty CP Chứng khoán âu Lạc ALS www.chungkhoanaulac .com.vn 50 23 Công ty CP Chứng khoán Việt Nam VNSEC www.vnsec.vn 9 24 Công ty CP Chứng khoán Việt Tín VTSS.JS www.viet-tin.com 50 Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 100 C 25 Công ty CP Chứng khoán Hà Thành HASC www.hasc.com.vn 60 26 Công ty CP Chứng khoán Dầu khí PVSecuri ties www.pvsecurities. com.vn 150 27 Công ty CP Chứng khoán Quốc Gia NSI www.nsi.com.vn 50 28 Công ty CP Chứng khoán Hà Nội HSSC www.hssc.com.vn 50 29 Công ty CP Chứng khoán Đà Nẵng DNSC www.dnsc.com.vn 22 30 Công ty TNHH Chứng khoán NH TMCP các DN ngoài quốc doanh Việt Nam VPBS www.vpbs.com.vn 300 31 Công ty CP Chứng khoán Thủ Đô CSC www.capitalsecurit ies.vn 60 32 Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt VDSC www.vdsc.com.vn 100 33 Công ty CP Chứng khoán Sao Việt VSSCorp www.vssc.com.vn 36 34 Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đông Nam á SEABS www.seabs.com.vn 50 35 Công ty CP Chứng khoán Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam SMESc www.smesc.vn 51 36 Công ty CP Chứng khoán Thiên Việt TVSC www.tvs.vn 86 37 Công ty CP Chứng khoán Châu á Thái Bình Dương APEC SECURIRI ES www.apec.com.vn 60 Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 101 38 Công ty CP Chứng khoán Gia Anh GASC www.gasc.com.vn 22 39 Công ty CP Chứng khoán Chợ Lớn CLSC www.cholonsc.co m.vn 90 40 Công ty CP Chứng khoán Tân Việt TVSI www.tvsi.com.vn 55 41 Công ty CP Chứng khoán Tràng An TAS 60 42 Công ty CP Chứng khoán Tầm Nhìn www.horizonsecurities .com 12 43 Công ty CP Chứng khoán Biển Việt CBV.JSC www.cbv.vn 25 44 Công ty CP Chứng khoán Alpha APSC www.apsc.com.vn 20 45 Công ty CP Chứng khoán NH Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long MHBS www.mhbs.vn 60 46 Công ty CP Chứng khoán Thái Bình Dương PSC 28 47 Công ty CP Chứng khoán Phú Gia PGSC www.pgsc.com.vn 43 48 Công ty CP Chứng khoán Đại Dương OCS www.ocs.com.vn 50 49 Công ty CP Chứng khoán Phương Đông ORS www.ors.com.vn 120 50 Công ty CP Chứng khoán VINA VINAS www.vinasecuritie s.com 45 51 Công ty CP Chứng khoán Hoàng Gia ROSE 20 52 Công ty CP Chứng khoán Hướng Việt GSI www.gsi.com.vn 20 Mô hình và hoạt động của các CTCK trên TTCK Việt Nam hiện nay 102 53 Công ty CP Chứng khoán Cao Su RUBSE www.rubse.com.vn 40 54 Công ty CP Chứng khoán Nam Việt NVS 16 55 Công ty CP Chứng khoán Việt Quốc VQSC www.vqs.vn 45 56 Công ty CP Chứng khoán Gia Quyền EPS www.eps.com.vn 135 57 Công ty CP Chứng khoán Âu Việt AVSC 300 58 Công ty CP Chứng khoán Quôc tế Hoàng Gia IRS 135 59 Công ty CP Chứng khoán FPT FPTS www.fpts.com.vn 200 60 Công ty CP Chứng khoán VNS VNS www.vnsc.com.vn 161 Nguồn: trang web của UBCKNN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3905_4931.pdf
Luận văn liên quan