Đề tài Mối quan hệ giữa gia đình – xã hội công dân – nhà nước trong triết học pháp quyền của Hegel

Cùng với các nhà triết học pháp quyền khác Hegel cũng đã đi đến mục đích cao nhất của triết học pháp quyền đó là làm thế nào để đem lại tự do cho con người cái mà ngày nay bất kỳ thể chế chính trị nào đều hướng đến là “nhân quyền”. Tuy còn nhiều hạn chế trong quan điểm lý luận của mình về xây dựng nhà nước pháp quyền “hợp lý tính” nhưng về cơ bản nó vẫn mang nhiều tư tưởng tiến bộ mà sau nay chính Marx và một số nhà tư tưởng khác kế thừa: nguồn gốc về sự xuất hiện nhà nước, giá trị của lao động, một quy luật phổ biến là quy luật mâu thuẫn như là một động lực của sự phát triển xã hội, sự hòa hợp giữa lợi ích cá nhân đặc thù và lợi ích cộng đồng trong việc đưa ra các định chế pháp luật và thực thi công lý.

docx23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa gia đình – xã hội công dân – nhà nước trong triết học pháp quyền của Hegel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH BÀI GIỮA KỲ TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN Đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH – XÃ HỘI CÔNG DÂN – NHÀ NƯỚC TRONG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HEGEL SVTH: LÊ THỊ NGỌC ANH MSSV: 1256070040 GVHD: TS. NGÔ THỊ MỸ DUNG TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2014 Danh Mục I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN HEGEL 1. Hegel(1770 – 1831) – Một trong những biểu tượng của tinh thần Đức................................................................................................... 2. Triết học pháp quyền Hegel – Triết học tinh thần khách quan................................................................................................. 3. Mục đích của triết học pháp quyền Hegel.............. 4. Cấu trúc “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” Hegel...... II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH – XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ NƯỚC TRONG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN HEGEL Gia đình.............................. Xã hội công dân Nhà nước III. KẾT LUẬN........................ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN HEGEL Triết học cổ điển Đức được biết đến như là sự kết thúc vinh quang cuả nền triết học tư sản cổ điển và toàn bộ truyền thống cổ điển trong triết học phương tây. Hơn nữa, nó còn là “giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Đây là đỉnh cao của thời kỳ triết học cổ điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới triết học hiện đại” Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội – 1998, tr.371 . Có thể nói sự ra đời của triết học cổ điển Đức gắn liền với tiền đề thực tiễn xã hội là sự lạc hậu của nước Đức nửa sau thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX và nước Đức được nhìn nhận như một mắt xích của hệ thống phát triển tư bản chủ nghĩa, nghĩa là nhìn nhận trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, để thấy được đâu là đặc trưng riêng, đâu là tính phổ biến, biểu hiện trong các học thuyết Đức. Hegel (1770 -1831) – Một trong những biểu tượng của tinh thần Đức Khi tìm hiểu về triết học cổ điển Đức người ta thường nhớ đến Immanuel Kant (1724 – 1804) vừa người sáng lập triết học cổ điển Đức, cũng đồng thời là người cùng với Lessing xác lập phương pháp tư duy mới trong văn hóa châu Âu. “Danh tiến của ông đã đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và tỏa sáng lên trên những gì đi sau” vi.wikipedia.org/wiki/Immanuel_Kant‎ như nhận xét của triết sử gia J. Hirschberger. Một Fichte (1762 – 1814) với quan điểm triết học cơ bản thông qua hệ thống “Học thuyết khoa học” (Wissenschaftslehre), tập hợp các tác phẩm thể hiện quan điểm triết học mang tính cải cách của ông. Một “chủ nghĩa duy vật nhân bản” lấy con người làm nền tảng, đối tượng nghiên cứu chủ yếu làm nên tên tuổi L. Feuerbach (1804 – 1872). Và cuối cùng không thể không nhắc đến một trong những biểu tượng của tinh thần Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX – G.V.F. Hegel (1770 – 1831) là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học Mácxít. Theo nhận xét của Ph.Ăngghen, ông “không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại” C.Mac và Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.397. . Hegel là người đã đem đến cách hiểu mới về phép biện chứng, vượt qua cách hiểu mang nặng tính chủ quan về biện chứng như “nghệ thuật đối thoại”. Phương pháp biện chứng được thể hiện ngay từ công trình triết học lớn đầu tiên - “Hiện tượng học tinh thần” (1806) và xuyên suốt cuộc đời của ông, có lẽ đây cũng là tác phẩm lớn nhất mang lại tiếng tăm lẫy lừng cho Hegel. Song nội dung cơ bản nhất tập trung trong Lôgic học hay Khoa học logic. Do vậy, một đặc điểm nổi bật của khoa học triết học Hegel là sự kết hợp của ba thành tố: logic học, khoa học tự nhiên, triết học tinh thần. Bên cạnh đó, Hegel còn được biết đến bởi tư tưởng của ông về “Triết học pháp quyền” khi nó mặc nhiên trở thành tên gọi ngắn gọn và quen thuộc dành cho tác phẩm lừng danh mang đến hai nhan đề: “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” (Grundlinien der Philosophie dé Rechts) và “Đại cương pháp quyền tự nhiên và khoa học về Nhà nước” (Naturrecht und Staatswissenschaft im Grundrisse) của Hegel sau khi tác giả của nó qua đời” Heghel: GPR (Các nguyên lý của triết học pháp quyền), tr124, Giảng thêm. được xuất bản lần đầu năm 1821 tại Berlin. Triết học pháp quyền Hegel - Triết học tinh thần khách quan Trong triết học thế kỷ XVII – XVIII tính khái niệm “lý trí” hầu như không được đề cập đến, các nhà triết học chỉ đơn giản trưng dẫn nó ra để đối lập với cái phi lý, thay sự thông trị của uy quyền bằng sự thống trị của lý trí. Việc phân tích “cơ chế” vận động của lý trí, do đó trở thành nhiệm vụ tất yếu của Kant, Fichte, Hegel. Sự phân tích đòi hỏi phải “khách quan hóa” khái niệm, xem xét nó từ phía khác, chứ không chỉ như cái chủ quan, cố hữu nơi con người. Hệ thống Hegel là một ví dụ. Khoa học logic của ông được cắt nghĩa là “tư duy về tư duy”; ở vế thứ nhất tư duy là năng lực chủ quan của con người, vế thứ hai tư duy đã là đối tượng, là cái khách quan bên ngoài, là cái đã được khách quan hóa, tạm tách ra khỏi chủ thể. Vì vậy triết học của Hegel là hệ thống “chủ nghĩa duy tâm khách quan”. Vậy thực chất của “chủ nghĩa duy tâm khách” Hegel là gì? Nếu trả lời đúng câu hỏi này thì sẽ giải thích đúng bản chất thực sự của triết học Hegel, trả lại cho nó ý nghĩa nhiêm túc vốn có. Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel thể hiện trên quan điểm: Theo ông, thực tại là một quá trình logic phát triển theo quy luật về sự phù hợp giữa các mặt đối lập. Quá trình này có ba giai đoạn cơ bản: Ý niệm (Logos), Tự nhiên, Tinh thần. Ba giai đoạn chỉ sự kế tiếp về mặt logic chứ không phải là về mặt trình tự thời gian, bởi vì toàn bộ quá trình được thực hiện hóa bởi ý niệm ban đầu, trong đó mọi cái đều đã có sẵn. Điều đó cũng dễ lý giải vì sao triết học pháp quyền của Hegel thuộc về lĩnh vực tinh thần khách quan (trong ba thành tố cấu thành hệ thống triết học của ông: logic học, triết học tự nhiên, triết học tinh thần). Khác với triết học pháp quyền của Kant, Hegel cho rằng nhiệm vụ của triết học pháp quyền là nhận thức và diễn tả cái hợp lý ở trong bản thân nhà nước và pháp luật, chứ không phải chỉ ra chúng cần phải như thế nào. Trong Phác thảo về triết học háp quyền Hegel viết “Nhiệm vụ cơ bản của triết học pháp quyền là nhận thức nhà nước và pháp luật, chứ không phải là chỉ ra chúng phải như thế nào. Triết học không thể vượt qua khuôn khổ của thời đại mình, nhiệm vụ cơ bản của nó là đạt tới tính hợp lý của cái hiện tồn chứ không phải là tìm kiếm lý luận mới về nhà nước và pháp luật. Bởi vì tác phẩm bao hàm khoa học về nhà nước và pháp luật nên nó sẽ là ý định nhận thức và mô tả một cái hợp lý trong bản thân mình. Với tư cách là một tác phẩm triết học nó cần hải đi xa hơn việc kiến tạo nhà nước như là nhà nước cần phải trở nên như vậy” G. W. F. Hêgel, Phát thảo về triết học phá quyền. Lời nói đầu (Grundlinien der philosophie des Rechts Vorede) Frankfurt am Main, 1979, tr.21 Mục đích của triết học pháp quyền Hegel. Bởi Hegel là một nhà “Bách khoa” nên những phát biểu của ông được người ta biểu dương mang tính thần. Hơn nữa, trong hệ thống triết học của ông nói chung và tư tưởng về triết học pháp quyền nói riêng mọi sự phân tích đều quy về logic. Triết học pháp quyền là triết học về luật, về quyền con người trong việc ban hành luật, đi tìm một nhà nước như thế nào là “hợp lý tính” và đem lại giá trị bảo đảm thực thi công lý trong những quyền mà pháp luật đề cập đến. Trong đó, “tự do” được thể hiện như thế nào là vấn đề mà nhiều nhà triết học bấy giờ quan tâm. Kế thừa tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp, đặc biệt là triết học pháp quyền của Kant. Hegel cũng lấy tự do ý chí làm xuất phát cho triết học pháp quyền của mình. Nhưng nếu như Kant với ý chí tự do ông đi đến kết luận khi đã là con người thì được tự do và được thể hiện quyền làm người của mỗi chúng ta là “tự do”. Cũng xuất phát và lấy tự do ý chí làm đối tượng nghiên cứu triết học pháp quyền của mình nhưng mục đích triết học pháp quyền Hegel là muốn chứng minh một nhà nước mà trong đó sự “tự do” được đảm bảo. Theo Hegel nhà nước đó là nhà nước Phổ. Chính vì vậy, Hegel kêu gọi mọi người đã là một công dân nhà nước thì chưa đủ, muốn có sự tự do thực sự thì phải phấn đấu trở thành thành viên của nhà nước. Hegel muốn chứng minh tự do có hiện thực được không trong nhà nước Phổ. Trả lời cho các câu hỏi thế nào là tự do và con đường tự do từ ý niệm trở thành hiện thực như thế nào. Tuy con đường đi là khác nhau nhưng đối với Marx, Kant…Hegel thì mục đích cuối cùng trong triết học pháp quyền của họ là hướng đến tự do cho con người. Theo Hegel, tự do ý chí là sự thống nhất giữa tư duy và ý chí. Hegel phân tích tự do ý chí có ba giai đoạn: Thứ nhất, là ý chí tự nhiên (der naturliche Wille) hay là ý chí trực tiếp - Tự do tự mình. Thứ hai, là ý chí tùy tiện – tự do cho nó, được thể hiện qua sự tự do lựa chọn trong những hoàn cảnh “cụ thể tôi có thể làm nếu tôi muốn” Sđđ, 11, tr.57 . Theo Hegel, đây là tự do về mặt hình thức chứ không phải nội dung. Cuối cùng, là ý chí hợp lý – ý chí đích thực tự do. “Với Hegel, tự do đích thực là tự do tồn tại tự nó và cho nó. Đấy là ý chí tự do có nội dung của mình là bản thân mình.” Triết học pháp quyền Tây Âu, TS. Ngô Thị Mỹ Dung, ĐH Khxh & Nv TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.58 . Ý chí tự do là trí tuệ biết tư duy, là năng lực quyết định một cách hiểu biết công việc chứ không phải là tự do tự nhiên hay tự do tùy tiện. Cấu trúc của “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” Hegel Khác với các nhà khai sáng của Pháp và Đức tự do trong triết học pháp quyền của họ đề cập chưa phải là tự do đích thực mà chỉ là tự do hình thức, chỉ mới là tự do bề ngoài mang tính khách quan. Do vậy, đối với ông tự do đích thực của con người là kết quả của quá trình hiện thực lâu dài khái niệm tự do trong hiện thực (tức tự do từ khái niệm của ý niệm đến tự do cụ thể của hiện thực). Quá trình đó trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” của Hegel (do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải) được thể hiện qua ba phần cụ thể. Tự do trước tiên trong lĩnh vực pháp quyền trừu tượng hay pháp luật hình thức, sau đó là luân lý và đời sống đạo đức. Phần I của tác phẩm, pháp quyền trừu tượng (pháp luật hình thức), tự do được thể hiện là tự do bên ngoài, tự do mang tính hình thức. Ở đây, Hegel đã thể hiện ý chí tự do trên hai phương diện chủ thể và khách thể. “Trong lĩnh vực này, phương diện chủ thể của ý chí tự do là nhân thân (Person), tức là con người theo nghĩa hoàn toàn trừu tượng với thuộc tính duy nhất là chủ nhân của những quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý trừu tượng”.Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Nxb Tri Thức, 2010, tr.33 Ở phương diện khách thể của ý chí tự do đề cập đến “luận điểm về sự tự triển khai tất yếu của các hình thức và định chế pháp lý “thuần túy” như sở hữu và hợp đồng; sự quá độ tất yếu về mặt khái niệm từ các mối quan hệ hợp đồng sang sự phi pháp hay sai trái (sự phi pháp ngay tình, sự lừa đảo, sự cưỡng bách và tội ác), cũng như quan niệm và học thuyết về hình phạt như Là sự phủ định của phủ định (phủ định bằng pháp luật đối với sự vi phạm pháp quyền hau là việc khôi phục pháp quyền, công lý” Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Nxb Tri Thức, 2010, tr.33,34 . Điều đáng chú ý ở đây là Hegel coi trọng tính sở hữu của con người. Hegel cho rằng thông qua sở hữu của cá nhân chứng tỏ người đó có nhân cách. Rằng luật định phải đảm bảo cho quyền tự do đó – đó chính là quyền được sở hữu, một trong những quyền tự nhiên của con người. Khi đó sở hữu được đồng nhất như là nhân cách của con người. “Sở hữu là điều kiện cần thiết, biểu thị sự tồn tại hiện có bên ngoài của ý chí tự do, vì vậy mỗi cá nhân, với tư cách là thực thể có ý chí tự do để biểu thị người có lý tính, và pháp luật hiện hành có nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu của các cá nhân. Các cá nhân có quyền tự do tiến hành thỏa thuận sở hữu của mình trên nguyên tắc: “Hãy là một nhân cách và tôn trọng những người khác như là những nhân cách”.” Ngô Thị Mỹ Dung, Triết học pháp quyền Tây Âu, Đh Khxh & Nv TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.59 Phần II, Hegel nói về “Luân lý” nhưng không phải theo nghĩa thông thường và quen thuộc của những quy phạm luân lý. Hegel hiểu chữ “luân lý” theo nghĩa khác. Theo ông, đó là quá trình “nhân thân trừu tượng (của cấp độ pháp quyền trừu tượng) phát triển thành chủ thể. Như thế, luân lý nơi Hegel chính là yếu tố chủ quan của việc quy định ý chí và là “pháp quyền” của ý chí chủ quan”. “Trong chừng mực đó, luân lý như là một hình thái của pháp quyền nói chung, là một hiện tượng của Tinh thần khách quan, giống như các hiện tượng khác, nghĩa là, có thể mô tả được bằng lý thuyết, và, do đó, về cơ bản, chứa đựng một lý thuyết về hành động dưới các tiểu mục “Chủ ý và trách nhiệm”, “Ý định và sự an lạc”, “Cái thiện và lương tâm” Bùi Văn Nam Sơn, Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Nxb Tri thức, 2010, tr.34 . Những cái mà Hegel cho là luân lý ấy được đặt trong một nền đạo đức học định chế - theo đó sự đúng đắn và bổn phận ràng buộc do chính bản thân cấu trúc của các định chế mang lại mà suy cho cùng là định chế nhà nước, Hegel tiền giả định rằng các định chế đó là những “quyền lực đạo đức”, trong đó có sự hài hòa giữa đời sống cộng đồng (Aristoteles) và tính chủ thể tự do (Kant). Trong phần luân lý tự do ý chí được Hegel thể hiện “con người không phải làm gì khác hơn ngoài những gì đã được quy định, đã được ban bố” (§ 150). Có thể nói tự do trong trường hợp này là con người chỉ được phép làm những gì mà pháp luật không cấm. Chính vì quan điểm bất đồng với các nhà khai sáng Pháp khi Hegel cho rằng sự thể hiện của ý chí tự do thông qua quyền sở hữu, khế ước và hành vi đạo đức của cá nhân chưa phải là tự do đích thực “tự nó và cho nó”. Đến với phần III, Hegel cho rằng, chỉ trong lĩnh vực của đời sống luân lý – đời sống đạo đức thì tự do đích thực mới được thể hiện. Nó là một “bước chuyển” từ luân lý sang đời sống đạo đức (Sittlichkeit) như trước đây từ pháp quyền trừu tượng sang luân lý. Đời sống đạo đức được thể hiện ở ba cấp độ gia đình, xã hội công dân và nhà nước. Tuy là đời sống đạo đức (đời sống luân lý) là tổng hòa của tự do bên trong và bên ngoài (khách quan và chủ quan) nhưng tự do lại được thể hiện theo từng mức độ khác nhau ở các cấp độ. II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH, XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ NƯỚC TRONG TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HEGEL. Để xây dựng một nhà nước pháp quyền theo Hegel nó phải trải qua một quá trình, một logic nhất định. Đó là khi ta đặt nó trong mối quan hệ giữa gia đình, xã hội công dân và nhà nước. Có thể nói nhà nước là cấp độ cao nhất của việc hiện thực hóa pháp quyền từ một nhà nước pháp quyền trong ý niệm, trải qua cái chung trừu tượng đến cái cụ thể, hiện thực hóa khái niệm đó. Chính vì vậy nhà nước theo cách hiểu của Hegel không chỉ đơn thuần là các cơ quan hành pháp mà là tổng thể các quy chế, đạo đức, pháp quyền, chính trị, văn hóa,.. của xã hội, nhờ đó mà mỗi quốc gia mới có thể phát triển bình thường . Ta nhận thấy rõ điểm tiến bộ của Hegel khi ông cho rằng mọi hoạt động của nhà nước phải gắn liền với lĩnh vực đạo đức, nói cách khác nhà nước là hiện thực hóa của ý niệm đạo đức. (Phần III – Đời sống đạo đức). Gia đình. Gia đình được xem là “gốc rễ đạo đức đầu tiên của nhà nước”, là một chỉnh thể có tính bản chất, trong đó các thành viên có liên hệ vói nhau về mặt tình cảm, mà không phải cạnh tranh nhau, liên kết với nhau bằng một hợp đồng nào đó. “Gia đình, như là tính bản thể trực tiếp của Tinh thần, có sự quy định của nó trong cảm nhận của tinh thần về sự thống nhất của chính mình, đó là tình yêu [thương]. Tâm thế [phù hợp với gia đình, do đó, là có Tự - ý thức về tính cá nhân của mình bên trong sự thông nhất này như là tính bản chất tự - mình và cho – mình, khiến con người hiện diện trong gia đình không phải như là một nhân thân độc lập mà như là một thành viên”. Bùi Văn Nam Sơn, Các nguyên lý triết học pháp quyền W. G. F. Hegel, Nxb Tri thức, 2010, tr.495 (§ 158) “Tình yêu” như là khái niệm trung tâm của gia đình. Hegel xem nguyên tắc của việc xã hội hóa ở cấp độ gia đình là nguyên tắc của “tính bản thể trực tiếp của Tinh thần” (§ 158). Tình yêu và “tính bản thể trực tiếp có mối quan hệ với nhau. Theo đó, tình yêu là “sự thống nhất của tinh thần tự cảm nhận”, đó còn là sự thống nhất về mặt ý thức của mỗi người với người khác, khiến cho cá nhân không bị cô lập “như một nhân thân độc lập” mà như một thành viên trong gia đình. Nhưng, tình yêu [thương] là một sự cảm nhận, có nghĩa là đời sống đạo đức trong hình thức tự nhiên của nó, do vậy, gia đình là khâu trung gian giữa Tự nhiên và Tinh thần. Chính bởi gia đình xuất hiện khi có sự thống nhất giữa hai chủ thể khác nhau – hôn nhân, Hegel cho rằng nguồn gốc khách quan của hôn nhân không phải là do “sự tiên liệu và sắp đặt của cha mẹ...” mà “nguồn gốc khách quan lại là sự đồng thuận tự do của các nhân thân có liên quan, và nhất là, sự đồng thuận của họ để tạo nên một nhân thân duy nhất và từ bỏ tính nhân thân tự nhiên và riêng lẻ của họ bên trong sự hợp nhất này”. (§ 162). Do đó, đối với Hegel chỉ có một lựa chon duy nhất là hôn nhân phải dựa trên ý chí tự do của các bên liên quan (nam – nữ), ông muốn nhấn mạnh hôn nhân phải dựa trên cơ sở “tự nguyện” chứ không phải hôn nhân do sự sắp xếp, áp đặt của cha mẹ. Đây là một quan niệm thực sự tiến bộ, mới mẻ của Hegel, nếu ta không quên thời điểm ra đời của quyển sách – nửa đầu thế kỷ XIX. Nếu như Kant hôn nhân được xem xét như một “hợp đồng” của pháp quyền trừu tượng thì Hegel lại kịch liệt phản đối quan niệm này. Bởi theo ông “trong hợp đồng, hai nhân thân chỉ nhất trí với nhau chỉ về một vật, trong khi hôn nhân là sự kết hợp giữa hai nhân thân thành một nhân thân duy nhất, với nội hàm tư biện rằng ở đây, việc hiến dâng (tự - xuất nhượng) của nhân thân đồng thời là sự đón nhận đúng thật, còn sự tự hạn chế của nhân thân lại chính là sự giải phóng hiện thực” Bùi Văn Nam Sơn, Các nguyên lý của triết học pháp quyền G. W. F. Hegel, Nxb Tri thức, 2010, tr.534 . Trong hôn nhân những bên liên quan thống nhất thành một nhân thân duy nhất do vậy “tự do” sẽ bị hạn chế nhưng lý luận của Hegel cho rằng khi “họ đạt được sự Tự - Ý thức bản thể của họ trong đó, nên trong thực tế, đó là sự giải phóng của họ”.( §162). Ý chí tự do còn được thể hiện trong việc gáo dục con cái. Những đứa con là là hiện thân “tình yêu”, là sự thống nhất bản thể một cách khách quan của cha mẹ. “Họ thấy cái toàn bộ của sự thống nhất của họ trước mặt mình...trong đứa con, họ thấy tình yêu của họ trước mặt họ" Bùi Văn Nam Sơn, Các nguyên lý của triết học pháp quyền G. W. F. Hegel, Nxb Tri thức, 2010, Giảng thêm, §173, tr.514 . “Con cái có quyền được nuôi dưỡng và giáo dục từ nguồn lực của gia đình... quyền của cha mẹ đối với ý chí tùy tiện của con cái được quy định bởi mục đích giáo dục chúng và bắt chúng tuân theo kỷ luật”( §174). Cha mẹ có quyền nuôi dưỡng và giáo dục con cái, hơn nữa bắt chúng tuân thủ theo kỷ luật của gia đình, họ được phép trùng phạt con cái nhưng mục đích của việc sự trừng phạt này không phải là luân lý xét theo nghĩa là công lý, mà chỉ có tính chất chủ quan và luân lý, nhằm “bẻ gãy ý chí tùy tiện của con cái, xóa bỏ cái gì đơn thuần cảm tính và tự nhiên” (Giảng thêm, §174, tr.515) của con cái. Trong khi đó, trẻ em (con cái) tự do được hiểu theo nghĩa “tự mình” tuy được giáo dục, nuôi dưỡng trong khuôn khổ gia đình, đời sống của chúng đơn thuần là sự tồn tại - hiện có (Dasein) trực tiếp của tự do tự mình nên chúng “không thuộc về cha mẹ hay những người khác như những đồ vật” (§175). Nói như Rousseu “Chúng sinh ra vốn là người, và là người tự do. Tự do thuộc về chúng không ai có quyền hưởng tự do hơn chúng. Trước khi chúng trưởng thành, người cha có thể nhân danh chúng mà bố trí điều kiện sinh tồn, mưu hạn phúc cho chúng, chứ không thể đem con mà cho không, cho hẳn đi” Jean – Jacques Rousseu, Bàn về khế ước xã hội, Thanh Đạm dịch, Nxb Đà Nẵng, 2010, Chương IV Nô Lệ, tr.34 . Quyền của cha mẹ của Hegel và Rousseu trong gia đình có thể xem là “quyền bảo hộ” đối với con cái trong hiện tại. Con cái “tạm thời” trao quyền “tự do” của mình cho cha mẹ như là một sự đảm bảo để được bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục. Nhưng đó chỉ mới là những mặt “tự do bên trong” của gia đình. Vậy “tự do bên ngoài” của gia đình được thể hiện như thế nào? Tự do bên ngoài được thể hiện thông qua sự công nhận của pháp luật đối với cuộc hôn nhân đó. Khi hôn nhân được xác lập trên cơ sở tự nguyện với vai trò quan trọng của tình yêu được nhấn mạnh thì nó phải được “thừa nhận” mang tính chất pháp lý, cộng đồng. Nó đòi hỏi các tính chất mang tính “định chế” của hôn nhân thông qua nghi lễ hôn nhân chính thức và lời tuyên bố xác nhận công khai việc kết hôn vì như vậy hôn nhân sẽ đi vào “sự ràng buộc đạo đức của hôn nhân cũng như sự thừa nhận và xác nhận bởi gia đình về cộng đồng tạo nên sự kết hôn về hình thức và cả hiện thực của hôn nhân”.(§ 164). Hegel còn thể hiện điểm tiến bộ của mình về mặt nhận thức khi cho rằng “hôn nhân đồng huyết thống là đi ngược lại với Khái niệm về hôn nhân như một hành vi đạo đức của sự tự do hơn là một sự nối kết dựa trên tồn tại tự nhiên trực tiếp và động lực cảm tính, và vì thế cũng đi ngược lại với tình cảm tự nhiên đích thực”. (§168). Tuy hôn nhân ra đời từ sự “dâng hiến tự do” của cả hai giới tính về nhân thân của mình (hi sinh cái tự do vốn riêng biệt và vô hạn) nhưng không có nghĩa là tất cả các nhân thân đều có thể kết hôn. Họ “không được phép kết hôn trong vòng những người có sự đồng nhất tự nhiên (đồng huyết) vốn quen thuộc nhau đến mọi ngõ nghách – một vòng quen thuộc trong đó những cá nhân không có một tính nhân thân riêng biệt của chính mình so với những người khác, mà phải kết hôn giữa những người từ những gia đình khác nhau”. (§168) Xã hội công dân. Xã hội dân sự là thuật ngữ được xem xét và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong lịch sử tư tưởng, chính trị, pháp lý thế giới. Nhưng xét về “ý thức xã hội dân sự thực sự có bước phát triển mạnh mẽ với những nội dung sâu sắc hơn được thể hiện trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng xuất sắc ở thế kỷ XVI như J. Rodin (Pháp), T. Hobbes (Anh), B. Spinoza (Hà Lan) v.v.. Họ bắt đầu đưa ra sự phân biệt giữa xã hội và nhà nước, phản ảnh sự trỗi dậy của các cá nhân ở các đô thị vào buổi đầu hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. J. Rodin, một học giả người Pháp vào thời xảy ra các cuộc chiến tranh tôn giáo, đã đưa ra nguyên lý về tính tối thượng của nhà nước. Theo ông, nhà nước có quyền tối thượng đối với tất cả các thành viên xã hội và tất cả những gì thuộc về nó. Nhà nước chỉ hình thành khi những thành viên tản mạn của xã hội thống nhất lại dưới một quyền lực thống nhất”  Vài nét về xã hội dân sự trong lịch sử và kinh nghiệm đối với nước ta Thứ năm, 11 12 2008 18:32 |  TẠP CHÍ KHPL Số 1(38)/2007 . T. Hobbes, người coi trạng thái tự nhiên của xã hội là“chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”(là tình trạng xâu xé lẫn nhau trong thời kỳ “tích lũy nguyên thủy” của chủ nghĩa tư bản, người là chó sói với người), tức đồng nghĩa trạng thái tự nhiên với trạng thái chiến tranh “hòa bình chỉ là một dạng khác của chiến tranh” , cho rằng nhà nước có sứ mệnh khắc phục trạng thái đó bằng cách thiết lập một sự thỏa thuận giữa tất cả các thành viên của xã hội. Xã hội dân sự nảy sinh trên cơ sở thỏa thuận ấy được coi là đồng nghĩa với nhà nước và luật pháp do nhà nước đặt ra. Thông qua một khế ước xã hội như là một phương tiện giúp con người đi từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội. Đến thế kỷ XVIII, J. J. Rousseau, một trong những nhà Khai sáng xuất sắc nhất, đã phát triển quan điểm của Hobbes. Đối với ông, con người vì mất đi sự tự do tự nhiên của mình và cũng vì sợ mất đi cả các quyền tự nhiên của mình nên đã đi tới một “khế ước xã hội”. Nhờ có sự liên hiệp này mà người ta thống nhất lại với nhau trên cơ sở phục tùng những thể thức chung, nhưng mỗi người vẫn có tự do như trước đây. Theo Rousseu, tự do chỉ mất đi khi con người “tự mình” tước bỏ nó, rằng không có cái quyền nào gọi là “quyền nô lệ”, phủ định quan điểm quyền nô lệ là quyền tự nhiên của con người của Grotius Jean – Jacques Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, Thanh Đạm dịch, Nxb Đà Nẵng, Chương IV . Giống như T. Hobbes, ông cho rằng khi chuyển giao giữa trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội – dân sự thì mỗi chúng ta chỉ từ bỏ một phần “quyền tự do ``tự nhiên” của mình để thực hiện “quyền tự do dân sự”. T. Hobbes, J. Locke, J. J. Rousseau, Montesquieu đều có chung quan điểm là tự do cá nhân của con người độc lập với nhà nước. Chẳng hạn, theo Locke, xã hội có trước nhà nước, nó tồn tại một cách “tự nhiên”, còn nhà nước là một “vật mới”. Nếu nhà nước vì một lý do nào đó bị xóa bỏ đi thì xã hội vẫn được duy trì bằng tất cả các luật và quyền tự nhiên của nó. Người dân hợp thành xã hội, nó là tối thượng và khi thiết lập nhà nước, tuy tính tối thượng chuyển sang nhà nước nhưng nhà nước không thể nuốt mất xã hội. Hơn thế nữa, mục đích chủ yếu của nhà nước là bảo vệ xã hội. Do đó, nhà nước không thể thay thế được xã hội, chính là nhờ có xã hội mà nhà nước có thể hoạt động được. Cả Hobbes, Locke, Montesquieu và Rousseau đều cho rằng dân chủ chỉ có thể nảy nở trên một sự thỏa thuận mang tính khế ước giữa công dân và nhà nước, về việc hạn chế và phân chia quyền lực nhà nước để quyền lực ấy thực chất thuộc về nhân dân. Chừng nào, sự thỏa thuận ấy bị phá vỡ, chừng ấy nhân dân có quyền xác lập một khế ước mới bằng nhiều cách khác nhau, và đó cũng hoàn toàn là quyền tự nhiên của con người. Mở đầu Khế ước xã hội, Rousseau đã phải thốt lên đau đớn rằng, “con người sinh ra là tự do, vậy mà ở khắp nơi, con người lại bị cùm kẹp”. Do vậy, cách tốt nhất để lấy lại sự tự do như là quyền tự nhiên của con người đó chính là việc cần phải tổ chức thiết chế xã hội sao cho quyền tự nhiên ấy không bị xâm phạm và tước đi một cách tùy tiện từ phía nhà nước và bộ máy công quyền. Đối với Hobbes và Rousseau đó là sự thỏa thuận bằng khế ước xã hội, đối với Locke và Montesquieu, đó là sự phân chia quyền lực nhà nước một cách độc lậpg và chế ước lẫn nhau. Do đó, dân chủ gắn liền với nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Nền dân chủ không thể sản sinh trong một xã hội mà ở đó nguyên tắc cai trị do các cá nhân tùy tiện và thao túng. Trái lại, dân chủ là kết quả trong một xã hội được tổ chức, thiết chế, và vận hành trên nguyên tắc luật pháp và phân chia quyền lực, cũng như có sự tham gia mạnh mẽ của các thiết chế phi chính trị và phi nhà nước đóng vai trò là lực lượng xã hội đối trọng nhằm giám sát và cân bằng với thiết chế chính trị và nhà nước trong việc thực thi dân chủ. Vậy trong triết học pháp quyền của Hegel bức tranh về xã hội công dân – dân sự được ông dựng lên như thế nào? Trong mô hình gia đình con cái được bảo hộ bởi cha mẹ nhưng đến khi chúng có đủ “năng lực hành vi, pháp lý, trách nhiệm về hành vi của mình” hay nói cách khác là chúng tự ý thức được sự “trưởng thành” của bản thân, chúng có nhu cầu thoát ly khỏi vỏ bọc của gia đình. Như vậy, đó là quá trình chúng “ra khỏi sự trực tiếp tự nhiên của cuộc sống ban đầu để đến với sự độc lập – tự tồn và sự tự do của tính nhân thân, qua đó, chúng có năng lực rời bỏ đơn vị tự nhiên là gia đình”( §175). Đồng nghĩa với nó là gia đình bị “giải thể”, và khi tồn tại với tư cách là một nhân thân độc lập thì những nhân thân độc lập này cảm thấy phải hợp nhất thành một tổ chức và như thế xã hội công dân (thang bậc thứ hai của đời sống đạo đức) ra đời. Theo Hegel, xã hội dân sự là nơi các cá nhân được tự do theo đuổi những lợi ích, những khác biệt của mình, liên kết với nhau. Xã hội dân sự cũng được phân biệt với nhà nước. Các cá nhân hợp thành xã hội dân sự thường không giống nhau, không bền vững và cũng thường có những xung đột với nhau bởi vì họ là những “nhân thân cụ thể” và mang tính “đặc thù”. Nhưng trong xã hội dân sự những “nhân thân cụ thể này, về bản chất, là ở trong mối quan hệ với những nhân thân đặc thù tương tự, khiến cho trong mối quan hệ ấy, mỗi bên tự khẳng định chính mình và đạt được sự thỏa mãn thông qua những nhân thân khác”(§182). Mỗi cá nhân trong xã hội dân sự đều muốn hướng đến “tự do tự mình” và “tự do cho mình”, họ là mục đích của chính mình nhưng “nếu không có quan hệ với những người khác thì cá nhân không thể thực hiện được toàn bộ hành vi của mình, vì thế những người khác là phương tiện cho mục đích của [cá nhân] đặc thù” (Giảng thêm § 182. Tr.544). Mục đích đặc thù của cá nhân mang tính phổ biến khi họ thỏa mãn những nhhu cầu của chính mình và đồng thời thỏa mãn sự an lạc của những người khác thông qua mối quan hệ “cộng sinh” giữa những người khác trong xã hội dân sự. Trong §185 cũng thể hiện tính đặc thù độc lập của nhân thân phải hòa hợp với tính phổ biến bởi “ một mặt, khi buông thả toàn diện trong việc thỏa mãn các nhu cầu, ý muốn tùy tiện và sự tùy hứng chủ quan, sẽ tự hủy hoại chính mình và hủy hoại Khái niệm thực thể của chính mình trong hành động hưởng thụ; mặt khác, được kích động vô hạn và liên tục bị phụ thuộc vào sự bất tất và sự tùy tiện bên ngoài, đồng thời bị hạn chế bởi thế lực của tính phổ biến, nên bản thân việc thỏa mãn cả những nhu cầu thiết yếu lẫn bất tất cũng là ngẫu nhiên, bất tất”. Điều đó giải thích vì sao Hegel xem xã hội dân sự là nơi “tính đặc thù được tính phổ biến hạn chế lại” hay cá nhân ý thức được giới hạn của tự do tự mình trong khuôn khổ của xã hội dân sự. Hegel mô tả xã hội dân sự đã phát triển như là một hình thức của đời sống đạo đức với ba đặc điểm cơ bản (Hegel gọi là ba mômen): -Thứ nhất, đó là hệ thống những nhu cầu. -Thứ hai, hiện thực của cái phổ biến của sự tự do bao hàm trong đó, việc bảo vệ sở hữu bằng sự quản trị và thự thi công lý -Thứ ba, sự phòng chống lại ngẫu nhiên bất tất vẫn còn có mặt trong các hệ thống nói trên, và chăm lo cho lợi ích đặc thù như một cái chung, bằng cảnh sát và hiệp hội. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu chỉ xin làm rõ mômen thứ nhât; hệ thống các nhu cầu trong xã hội dân sự dưới góc độ liên quan trực tiếp đến sự hình thành của mô hình nhà nước hiện thực cụ thể trong triết học pháp quyền của Hegel. Hệ thống các nhu cầu bao gồm “sự trung giới của nhu cầu và sự thỏa mãn của cái cá biệt [cá nhân] thông qua lao động của mình và thông qua lao động và sự thỏa mãn nhu cầu của mọi người khác.” (§188). Điều đó có nghĩa là trong khi hoat động nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, các cá nhân riêng biệt đồng thời đã đáp ứng nhu cầu và lợi ích chung của toàn xã hội. Hegel cho rằng, nhân quyền thể hiện quyền tự do của con người đối với tồn tại bên ngoài, trước hết là các sản phẩm lao động do chính mình làm ra (quyền sở hữu, ký kết hợp đồng kinh tế, quyền thành lập và tham gia các hiệp hội…). Theo lập luận của mình Hegel lấy “lao động” để làm sự trung giới giữa hệ thống các nhu cầu xã hội và việc thỏa mãn chúng, đồng tình với quan điểm của nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith khi cho rằng lao động của con người là nguồn gốc duy nhất của sự giàu có xã hội “Chính bằng mồ hôi và lao động của con người mà ta mới có được phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu của mình”. (Giảng thêm §196). Mặt khác, tính cách xã hội của lao động là sự đào luyện/giáo dục về phương diện lý thuyết lẫn thực hành (§197). Đối với chức năng đào luyện thực hành thông qua lao động (chuyên môn hóa những kỹ năng) dẫn đến sự phân công lao động (§198) như là tiền đề cơ bản cho nền sản xuất xã hội thông qua những cá nhân riêng lẻ. Chính bởi tính đặc thù của nhân thân nên “do những hoàn cảnh ngẫu nhiên mà sự đa tạp của nó làm nảy sinh những sự khác biệt trong việc phát triển những tố chất tự nhiên, thể xác lẫn tinh thần vốn tự mình đã không bình đẳng”(§200) từ đó tạo ra sự bất bình đẳngtrong nguồn lực và kỹ năng. Vì thế hệ thông những nhu cầu hàm chứa sự bất bình đẳng xã hội và việc hình thành các tầng lớp xã hội. Sự tích lũy của cải (sở hữu) của mỗi cá nhân trong quá trình lao động tạo ra có sự chênh lệch tư bản giữa giàu và nghèo, dẫn đến sự bần cùng hóa của một số người và sự tích tụ của cải vào tay một số ít người trong xã hội công dân. Hegel khẳng định sự bất bình đẳng trong xã hội công dân là sản phẩm tất yếu của tự nhiên. Theo đó, sự phát triển công nghiệp và gia tăng dân số cùng sự phân phối tài sản không đồng đều giữa các tầng lớp dẫn đến mâu thuẫn giai cấp trong xã hội và đó là điều kiện để nhà nước hình thành. Nhà nước Khác với quan điểm của các nhà khai sáng giải thích nguồn gốc nhà nước từ quan điểm “Khế ước xã hội”, trong ‘xã hội dân sự” Hegel cũng đã chỉ rõ nhà nước hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác biệt giữa caccs đẳng cấp trong xã hội, khi sự chênh lệch ggiuax người giàu và người nghèo trở nên quá lớn. Hơn nữa, trong xã hội công dân mỗi cá nhân theo đuổi mục đích của mình từ đó làm tăng nguy cơ hỗn loạn xã hội, làm phát sinh nhà nước với tư cách là giai đoạn thứ ba cuả đạo đức. Do vậy, sự xuất hiện của nhà nước với tư cách là lực lượng xã hội đóng vai trò trung gian hòa giải và dung hòa mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo.Theo ông, gia đình và xã hội công dân chịu sự chỉ đạo của nhà nước. Nhờ nó, gia đình và xã hội công dân được bảo tồn. “Nhà nước là tính hiện thực của ý niệm luân lý (sittliche Idee), tinh thần luân lý (sittliche Geist) như ý chí công khai, rõ ràng tự nó, ý chí thực thể (substanlieller Wille), tư duy và nhận thức mình và thực hiện những gì mà nó nhận thức được và vì nó nhận thức được điều đó” Sđd. § 257,tr. 363 Trong trạng thái nhà nước tự do công dân được biểu hiện cụ thể và đầy đủ nhất. Vì thế Hegel kêu gọi mọi cá nhân muốn có tự do thực sự thì ngoài là công dân trong xã hội dân sự ra thì chưa đủ mà cần phải phấn đấu “đào luyện” để trở thành thành viên của nhà nước. Sự thống nhất của những cá nhân đặc thù dưới nhà nước của “ý chí thực thể” làm cho “sự tự do đi đến quyền hạn cao nhất của nó, cũng giống như mục đích tối hậu này có quyền hạn cao nhất trongg quan hệ với những cá nhân riêng lẻ, mà nghĩa vụ tối cao của họ là làm thành viên của nhà nước”. (§258). Ngòai ra, hành vi của các nhân thân cụ thể không được đi ngược lại với luật pháp và các nguyên tắc luân lý phổ biến. Trong xã hội công dân mọi người chỉ theo đuổi mục đích của mình để phục vụ lợi ích của riêng mình. Mọi quan hệ xã hội chỉ là phương tiện để cá nhân thực hiện mục đích đó. Vì vậy, tự do đích thực vẫn chưa được hiện thực. Nhưng trong nhà nước là sự thống nhất giữa những lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Đó là tự do đích thực. Quan điểm này gần giống với quan điểm của Kant, khi ông cụ thể hóa mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học thành yêu cầu “mỗi người hãy hành động sao cho tự do của bạn có thể cùng tồn tại với tự do của tất cả mọi người” Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia – Hà Nội, 1998, tr.406 Hegel xem nhà nước như cơ sở đích thực của xã hội công dân nhưng theo Marx thì nhà nước là kết quả của sự phát triển mnag tính lịch sử của gia đình và xã hội công dân, là sản phẩm do quá trình hoạt động của mỗi cá nhân đặc thù trong sự thống nhất xã hội công dân lên một cấp cao hơn là sự thống nhất ấy trong nhà nước. Bản chất của triết học Hegel mang đậm tính Khoa học logic nên trong sự hình thành nên một nhà nước hiện thực Hegel cũng đi theo trật tự logic. “Với Hegel, tự do đúng thật là ý niệm về tự do, mà ý niệm – như ta đã biết ngay từ đầu GPR –, là sự thống nhất giữa Khái niệm và hiện thực, hay, bằng thuật ngữ khác, giữa ý thể (Idealität) và thực tại (Realität), nơi đó hiện thực không gì khác hơn là hiện thực do “chính Khái niệm tự mang lại cho chính mình” (§1, Nhận xét) Bùi Văn Nam Sơn, Các nguyên lý của triết học pháp quyền G. W. H. Hegel, Nxb Tri thức, 2010, tr.860 . Hegel giải thích bằng chính quan niệm của ông về chữ “Khái niệm”. Khái niệm là bản chất đúng thật, hợp-lý tính của hiện thực (“Cái gì hợp-lý tính là hiện thực; và cái gì là hiện thực thì hợp-lý tính” (Lời Tựa, 17). Hiện thực của tự do như là kết quả của việc “hiện thực hóa” của bản thân Khái niệm về tự do (tức: “tự do với tư cách là ý niệm”, §29) là sự tồn tại-nơi-chính mình-trong-cái-tồn-tại-khác (Beisichsein-im-Anderssein). Hegel xem nhà nước như Nhà nước như một “sinh thể hữu cơ” và sự phân quyền. Quan điểm này “Chống lại các học thuyết duy lý của thời Khai minh về Nhà nước như là “sản phẩm nhân tạo”, “cơ giới” (Hobbes), tư tưởng chính trị của phong trào lãng mạn Ðức (Herder, Novalis, phái duy sử…) xem các quan hệ nhà nước là một “sinh thể hữu cơ” (Organismus). Quan niệm này nhằm bảo vệ những gì đã được hình thành từ lịch sử, chống lại những gì được “làm ra” một cách nhân tạo, tức từ bàn tay của cách mạng Pháp, do đó, là biểu hiện của chủ nghĩa bảo thủ chính trị. Về sau, lại được củng cố thêm dưới ảnh hưởng của thuyết Darwin: Nhà nước trở thành một “sinh thể” có máu thịt, huyết thống, chủng tộc, đất đai lao vào cuộc “đấu tranh sinh tồn” Bùi Văn Nam Sơn, Các nguyên lý của triết học pháp quyền G. W. H. Hegel, Nxb Tri thức, 2010, tr. 863, 864. . Sự phân quyền của nhà nước bao gồm: quyền lập pháp (quy định và xác lập cái phổ biến); quyền hành pháp ( bắc buộc những lĩnh vực đặc thù tuân theo cái phổ biến) và quyền lực quốc vương (sự thống nhất quyền lực ở cá nhân mang tính cá biệt) được xem là đỉnh cao và là cơ sở của tổng thể mô hình nhà nước. Chính vì vậy mô hình nhà nước mà Hegel ủng hộ trong triết học pháp quyền của mình là “Chính thể quân chủ lập hiến”, luận điểm cơ bản biện hộ của nó là “Cái gì hợp lý, thì hiện thực và cái gì hiện thực thì hợp lý” mà nhà nước tồn tại bấy giờ ở Đức là nhà nước Phổ. “Hegel lập luận rằng, nhà nước quí tộc Phổ là nhà nước ưu việt nhất vì trong đó quyền tự do sỡ hữu được đảm bảo, luật pháp và đạo đức thống nhất với nhau, nhà nước đó thể hiện như một nhân cách sống và là trí tuệ của dân tộc và đối với mỗi người như tâm hồn đối với thể xác”. Ngô Thị Mỹ Dung, Triết học pháp quyền Tây Âu, Đh Khxh & Nv TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.65 III. Kết luận Cùng với các nhà triết học pháp quyền khác Hegel cũng đã đi đến mục đích cao nhất của triết học pháp quyền đó là làm thế nào để đem lại tự do cho con người cái mà ngày nay bất kỳ thể chế chính trị nào đều hướng đến là “nhân quyền”. Tuy còn nhiều hạn chế trong quan điểm lý luận của mình về xây dựng nhà nước pháp quyền “hợp lý tính” nhưng về cơ bản nó vẫn mang nhiều tư tưởng tiến bộ mà sau nay chính Marx và một số nhà tư tưởng khác kế thừa: nguồn gốc về sự xuất hiện nhà nước, giá trị của lao động, một quy luật phổ biến là quy luật mâu thuẫn như là một động lực của sự phát triển xã hội, sự hòa hợp giữa lợi ích cá nhân đặc thù và lợi ích cộng đồng trong việc đưa ra các định chế pháp luật và thực thi công lý... Việt Nam đang bước đi những bước đi đầu tiên trên con đường phát triển chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền thiết nghĩ chúng ta cần nghiên cứu, tham khảo,tiếp biến và kế thừa những điểm tiến bộ trong tư tưởng của các triết gia trước Marx. Trong Hiến pháp sửa đổi và bổ sung 2013 có nhiều điểm mới một trong số đó là Chương “Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân”từ Chương V trong Hiến pháp năm 1992 về Chương II trong Hiến pháp sửa đổi. Việc thay đổi nói trên không đơn thuần là một sự dịch chuyển cơ học mà là một sự thay đổi về nhận thức. Với quan niệm đề cao chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp, quyền con người được tách biệt với quyền công dân. Một lần nữa khẳng định vai trò của pháp quyền trong việc bảo vệ và đảm các quyền của con người một cách nhân bản, bởi con người là chủ thể của xã hội, mục đích cuối cùng của mọi hoạt động đều nhằm hướng đến lợi ích, hạnh phúc của con người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxmoi_quan_he_giua_gia_dinh_nha_nuoc_xa_hoi_cong_dan_trong_triet_hoc_phap_quyen_hegel_152.docx