Đề tài môn Quản lí dự án: Xây dựng hàng rào tre
Tần suất họp:
Họp với giám sát của chủ đầu tư: Hàng ngày (mỗi ngày khoảng 15 phút).
Nội dung họp: báo cáo những khó khăn trong quá trình thi công, giải quyết khó khăn từng
ngày, giám sát góp ý kỹ thuật với nhà thầu
Họp với chủ đầu tư: Cứ 2 tuần họp 1 lần:
Nội dung: báo cáo tiến độ, điều chỉnh lịch khi cần thiết, giải quyết khó khăn vướng mắc và
bàn giao công việc đã hoàn thành.
Điệu lệ: Đảm bảo an toàn lao động, thực hiện đúng cam kết về tiến độ với chủ đầu tư, thi công
đúng chất lượng và đúng theo thiết kế được duyệt
15 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài môn Quản lí dự án: Xây dựng hàng rào tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 1
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIZ
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit
(GIZ) GmbH) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy tụ những kinh nghiệm lâu năm của
ba tổ chức tiền nhiệm là DED (Tổ chức Dịch vụ Phát triển Đức), GTZ (Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật
Đức) và InWEnt (Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao Năng lực Quốc tế Đức). Là một tổ chức Liên
bang, GIZ hỗ trợ Chính phủ Đức đạt các mục tiêu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cho phát triển bền
vững cũng như công tác giáo dục quốc tế trên toàn cầu.
Các hoạt động của GIZ được tài trợ chủ yếu bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức
(BMZ). Ngoài ra, GIZ còn thực hiện sứ mệnh của mình dưới sự ủy nhiệm của các bộ khác của
Đức, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (United Nations), Ngân hàng
Thế giới (World Bank), cũng như hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân để thúc đẩy sự hiệp lực
giữa các lĩnh vực phát triển và ngoại thương. Ủy ban Châu Âu (European Commission) và Cơ quan
Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) là một trong những đối tác của GIZ tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, GIZ còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm phát triển kinh tế và xúc tiến
việc làm; xây dựng nhà nước và khuyến khích dân chủ; an ninh, tái thiết và giải quyết mâu thuẫn
dân sự; an ninh lương thực, y tế, giáo dục phổ cập; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm
thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Hơn 15 năm qua, Việt Nam là đối tác ưu tiên của Hợp tác Phát triển Đức. Nhiều chương trình, dự án
liên kết chặt chẽ với nhau trong mục tiêu tổng thể Giảm Nghèo bao trùm 3 lĩnh vực ưu tiên sau
đây: 1) Phát triển Kinh tế Bền vững và Đào tạo Nghề, 2) Chính sách Môi trường, các Nguồn Tài
nguyên Thiên nhiên và Phát triển Đô thị và 3) Y tế. Ngoài ra, GIZ còn có dự án Hợp tác với Khu
vực Tư nhân; Chuyển giao Tri thức bao gồm các Chương trình Chuyên gia Hòa nhập (IE) và
Chuyên gia Hồi hương (RE); Phát triển Nguồn nhân lực (HCD); Chương trình Cựu học viên
(Alumni); Xã hội Dân sự và điều hành tốt chính quyền địa phương và chương trình nguyện viên
“welwaerts”
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 2
2. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Đồng bằng là các vùng liên kết giữa các lục địa, bờ biển, biển và các nền văn hóa và là những khu
vực năng động, có năng suất cao về phát triển sinh vật biển, động vật hoang dã, và con người. Nét
rất đặc sắc riêng của những khu vực này cũng làm cho vùng đồng bằng dễ bị tổn thương bởi nước
biển dâng, lún nền và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các thách thức đe dọa sự tồn tại cơ bản, ...
Tăng nhu cầu đối với thủy điện và bảo vệ chống lũ lụt và sự gia tốc có thể xảy ra cao của nước biển
dâng, sự thay đổi dòng chảy sông và cường độ các cơn bão do biến đổi khí hậu sẽ tạo ra tình huống
khẩn cấp ở mức độ hành tinh trong thế kỷ 21. Sự công nhận quốc tế cao và năng lực quản trị,
nghiên cứu, hành động và khoa học kỹ thuật vững chắc nhiều hơn để hỗ trợ thì cần thiết để đảm
bảo khả năng phục hồi xã hội và môi trường” (Thông cáo Hợp tác, DELTAS 2013 Việt Nam: Đối
thoại Vùng đồng bằng Thế giới II, tháng 05/2013, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam).Một trong
những thách thức Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam đang đối mặt là xói lở. Vì Đồng bằng
đông dân cư và đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam, nhiều nỗ lực khác
nhau đã được thực hiện để bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở và đất khỏi ngập lụt. Mặc dù những nỗ lực
này, xói lở vẫn còn phá hủy rừng ngập mặn và gây nguy hiểm cho đê và do đó cho con người và cơ
sở hạ tầng phía sau đê. Vì vậy, một cách tiếp cận mới để bảo vệ bờ biển đã được thí điểm dọc theo
bờ biển các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, được gọi là chiến lược bảo vệ khu vực ven biển sử dụng
quản lý bãi bồi như một cách bền vững và hiệu quả để bảo vệ chống xói lở và lũ lụt. Việc thiết kế
và xây dựng các biện pháp bảo vệ cấu trúc dựa trên mô hình toán số mô phỏng thủy động lực học
và phát triển bờ biển cũng như mô hình vật lý để đảm bảo tính hiệu quả và tránh những tác động
tiêu cực như xói lở sau công trình càng xa càng tốt.
Sóc Trăng có bờ biển dài trên 72 km, diện tích bãi bồi với trên 20.000 ha, trong đó có trên 5.000 ha
rừng phòng hộ ven biển. Tuy nhiên, trước nguy cơ biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng đe
dọa nghiêm trọng tới vùng ven biển của tỉnh, nên việc bảo vệ bờ biển, hạn chế sóng biển, xói lở
đang được nhiều tổ chức, chính quyền và người dân quan tâm.
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 3
Ngoài việc khẩn cấp bồi trúc các đoạn đê biển bị xói lở, trồng cây ven biển, một giải pháp thân thiện
với môi trường đã được Tổ chức hợp tác Đức (GIZ) tiến hành thí điểm ở những nơi biển động, xói
lở mạnh tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, bước đầu cho hiệu quả hơn hẳn so với việc xây dựng
công trình kiên cố trước đây. Đó là làm hàng rào chữ T (một đường nối từ bờ ra và một đường
song song với bờ) bằng tre chắn sóng.
3. CÁC MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:
Thi công hàng rào chắn bằng tre hình chữ T, sử dụng vật liệu bằng tre ( vật liệu có sẵn tại địa
phương, có tính đàn hồi và dễ thi công ở vùng sình lầy)
Khôi phục rừng ngập mặn ở khu vực xói lở
Khôi phục rừng đã bị hư hại và trồng các loại cây rừng ngập mặn tiên phong từ phía đằng sau của
hàng rào chắn sóng.
Hàng rào chắn sóng bằng tre hình chữ T được dùng để tái tạo các bãi bồi đã bị xói lở.
Tại những nơi xói lở nghiêm trọng ven biển tại địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, các hàng
rào tre chữ T được kết nối từ các doi đất phía trong bờ để giảm xói lở và xúc tiến bồi tụ.
Địa điểm thực hiện: xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
Thời gian thực hiện dự án: 27-04-2012 đến 12-07-2012
Vốn đầu tư: 1,17 tỷ
4. TÓM TẮT VỀ QUY MÔ DỰ ÁN:
Dự án thí điểm lập rào chắn được GIZ - Sóc Trăng tiến hành trên độ dài hơn 600 mét tại địa bàn xã
Vĩnh Tân (thị xã Vĩnh Châu - Sóc Trăng) được xem là một trong những giải pháp để khôi phục
rừng phòng hộ, bảo vệ tuyến đê biển Vĩnh Châu có hiệu quả. Từ kết quả khả quan này, mô hình rào
chắn sóng chống xói lở của dự án GIZ - Sóc Trăng dự kiến sẽ tiếp tục được nhân rộng, triển khai
tại 6 điểm bờ biển đang có nguy cơ xói lở cao dọc theo tuyến đê biển Vĩnh Châu.
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 4
5. CÁC GIẢ ĐỊNH
Dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ nếu:
Thời tiết thuận lợi ( tức không có bão, hoặc mưa to phải ngưng thi công)
Giám sát phối hợp tốt từng hạng mục, từng công việc
Công nhân phải đáp ứng đủ, mỗi ngày khoảng 30 công nhân
6. CÁC DÀNG BUỘC:
Với chủ đầu: Đảm bảo đúng tiến độ,
Chất lượng vật liệu phải đảm bảo đúng yêu cầu.
7. DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN:
Dự án trồng rừng
Dự án làm đê kè bằng bê tông
8. CHI PHÍ DỰ ÁN
Tổng chi phí dự án là 1.17 tỷ
Chi phí quản lý dự án chiếm: 20%
Chi phí nhân công chiếm: 40%
Chi phí vật tư chiếm: 35%
Chi phí khác: 5%
Sau khi bàn giao cho chủ đầu tư dự án hoàn thành đúng thời gian và chi phí cho phép.
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 5
Sau khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư xong, điều kiện bất khả kháng là bão làm dư hại tới
công trình dẫn đến phát sinh chi phí bảo hành thêm 10%
9. DANH MỤC CÔNG VIỆC - WBS CỦA DỰ ÁN
Tài liệu dự án cung cấp không có WBS. Theo em có thể xây dựng WBS như sau
1.1. Mua nguyên vật liệu:
1.1.1. Tìm, liên hệ tìm nhà cung cấp cọc tre, bó chà, dây mây
1.1.2. Chọn nhà cung cấp phù hợp và ký kết hợp đồng
1.1.3. Đặt hàng từng đợt
1.1.4. Kiểm tra vật liệu
1.1.5 Thanh toán
1.2. Thi công:
1.2.1. Vận chuyển nguyên vật liệu đến địa điểm thi công
1.2.2. Thi công cắm cọc tre xuống bung
1.2.3. Thi công ép sâu cọc tre xuống bùn
1.2.4. Đặt bó chà vào vị trí giữa
1.2.5. Cột dây chữ x để bó chà khỏi bay ra
1.2.5. Cưa đều đầu cọc tre
1.2.6 Nghiệm thu hoàn thành công việc
1.3. Giám sát kiểm tra:
1.3.1. Kiểm tra vật liệu và ghi chép so sánh đánh giá
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 6
10. TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ( TIẾN ĐỘ NGANG)
Theo tiến độ đệ trình ban đầu, với điệu kiện thời tiết thuận lợi, thi công cả thứ 7 và chủ nhật, dự án
sẽ hoàn thành vào ngày 12.07.2012.
Thực tế do thời tiết mưa lớn ngưng thi công 4 ngày vào tuần thứ 5 của dự án.
Ngoài ra sau mưa phải bảo trì một số hư hại do mưa để lại như: lắp lại bó chà thứ 3, cột lại dây lớp
trên cho T1 và một nửa T2.
Vì vậy dự án hoàn thành và bàn giao so với dự kiến 1 tuần
Bảng tiến độ ngang đầu dự án ( Ms Project đính kèm phía sau)
Bản vẽ dự án ( Đính kèm bản vẽ phía sau)
1.3.2. Kiểm tra quá trình đóng cọc và ghi chép độ sâu khoảng cách
1.3.3. Kiểm tra chất lượng ( kiểm tra độ bền kéo ngẫu nhiên)
1.3.4. Giám sát ghi chép toàn bộ quá trình làm tư liệu đánh giá hoàn công
1.4. Hoàn thành
1.4.1. Nghiệm thu, kiểm tra chất lượng và bàn giao dự án.
1.4.2. Thanh lý, kết thúc tất cả các hợp đồng với các bên liên quan.
1.4.3. Hoàn thiện và lưu trữ các hồ sơ dự án, tài liệu kĩ thuật
1.4.4. Viết báo cáo tổng kết cuối cùng cho dự án
1.4.5. Tổ chức cuộc họp tổng kết, đánh giá dự án.
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 7
11. CÁCH THỨC KIỂM SOÁT ĐÃ ĐƢỢC DÙNG Ở DỰ ÁN
Dự án được kiểm soát thường xuyên trong suốt quá trình thi công
11.1 Giám sát thi công
Một tài liệu chi tiết và giám sát giai đoạn xây dựng là rất cần thiết để đạt được thông tin cho các
công trình xây dựng trong tương lai.
Giám sát thi công xây dựng phải bao gồm:
- Kiểm tra bằng mắt các vật liệu: cọc tre, cành cây và vật liệu kết nối bao gồm cả ảnh chụp.
- Đo ngẫu nhiên chiều dài và đường kính của các cọc tre (khoảng cứ mỗi 20 cọc) bao gồm cả tài liệu
và phân tích.
Bảng: Kiểm tra đƣờng kính cọc tre
Mẫu Đƣờng kính (mm)
STT Gốc Ngọn
1 87 70
2 89 82
3 80 99
4 78 77
5 80 90
6 94 70
7 70 72
8 77 80
9 78 79
10 82 80
11 80 100
12 99 79
13 80 78
14 91 80
15 80 84
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 8
16 79 82
17 80 83
18 79 86
19 93 78
20 91 77
Độ lệch trung
bình
83,35 81,30
Độ lêch chuẩn 7,24 7,91
- Kiểm tra ngẫu nhiên các bó chà (chiều dài, đường kính, chất lượng, kết nối) bao gồm tài liệu; đo
ngẫu nhiên khoảng cứ mỗi 30 bó chà.
- Kiểm tra ngẫu nhiên vật liệu kết nối; khoảng 30 thí nghiệm phá hủy.
- Kiểm tra và ghi chép lại kích thước và vị trí.
- Ghi chép lại phương pháp đóng cọc đứng và các thông tin bổ sung, ví dụ: số nhát búa.
- Ghi chép độ dày của lớp bùn.
- Kiểm tra và ghi chép độ sâu đóng cọc.
- Kiểm tra và ghi chép khoảng cách giữa các cọc đứng.
- Kiểm tra và ghi chép độ nghiêng của các cọc.
- Kiểm tra bằng mắt các kết nối (các cọc đứng - các thanh ngang, các cọc đứng - các bó chà; các
thanh ngang - các bó cành cây) bao gồm chụp ảnh tài liệu.
- Kiểm tra độ bền kéo ngẫu nhiên của các cọc tre đứng, khoảng 20-30 thí nghiệm tùy thuộc vào đặc
điểm của đất.
a. Kiểm tra vật liệu thi công
Bảng 3 cho thấy các kết quả kiểm tra các cọc tre sử dụng trong xây dựng mẫu. Kiểm tra một mẫu 20
cọc tre trên tổng số 104 cọc (xem Hình 31). Đo đường kính gốc và ngọn của các cọc tre. Đường
kính trung bình là 83,35 mm (gốc) và 81,30 mm (ngọn), độ lệch chuẩn là 7,24 mm (gốc) và 7,91
mm (ngọn). Như vậy đã đạt được đường kính yêu cầu là 80 mm.
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 9
Chiều dài của các cọc được ước tính bằng cách đo một cọc và đánh giá tỷ lệ phần trăm các cọc ngắn
hơn và dài hơn. Hầu hết các cọc (> 85%) đạt chiều dài theo yêu cầu là 4,70 m. Ít hơn 5% số cọc là
ngắn hơn và khoảng 10% là dài hơn một chút.
Kiểm tra đƣờng kính các cọc tre
b. Kiểm tra độ bền kéo
Để có được giá trị đáng tin cậy cho các lực ngang tối đa và các thông tin về cơ chế phá hủy (đất hoặc
tre) việc kiểm tra độ bền kéo đã được thực hiện. Các kết quả cung cấp thông tin có giá trị để xây
dựng các công trình tre khác.
Trong quá trình xây dựng đoạn mẫu, một loạt các lần kiểm tra độ bền kéo được thực hiện ở hai cọc.
Sau khi đóng xong một cọc tre thẳng đứng, nó được ép mạnh cho đến khi hư hỏng. Để thực hiện
điều này, sử dụng một trụ gồm một nhóm ba cọc tre (xem Hình 34). Sau đó, một dây đai căng được
kẹp giữa trụ và cọc thí nghiệm và lực ngang đã được tăng lên với một chìa vặn đai (xem Hình 35).
Các lực phù hợp được đo bằng một đồng hồ đo lực. Một máy đo trọng lượng dạng cần cẩu tiêu
chuẩn được sử dụng như một đồng hồ đo lực (xem Hình ).
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 10
Đóng trụ kiểm tra độ bền kéo
Thực hiện kiểm tra độ bền kéo
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 11
Kết quả kiểm tra độ bền kéo
11.2 Giám sát
Để có thể đánh giá tính hiệu quả của cấu trúc tre, một chương trình giám sát toàn diện là rất cần
thiết. Hiệu quả của đoạn mẫu 10 m thì bị hạn chế về mặt không gian. Tuy nhiên, việc giám sát nên
được triển khai trước khi tiến hành xây dựng tiếp. Điều này giúp đưa ra kết luận về chính công
trình, hiệu quả giảm xóc sóng và hiệu quả trên các lớp bùn cát xung quanh.
Đối với đoạn mẫu, việc giám sát nên bao gồm:
Kiểm tra bằng mắt và chụp ảnh tư liệu về các mối nối và các bó chà.
Kiểm tra độ bền của độ chọn sâu đóng cọc đứng, ví dụ dùng tay lung lay.
Hàng tháng, chụp ảnh tham chiếu địa lý. Vị trí đặt máy chụp ảnh trên đê được đánh dấu bằng bệ bê
tông (xem Hình 38). Chiều cao, góc đứng và hướng của máy ảnh cần được ghi chép lại và phải
giống nhau cho mỗi ảnh chụp để có thể quan sát được sự phát triển của khu vực phía sau đọan mẫu.
Độ phân giải của máy ảnh kỹ thuật số phải đủ lớn để có thể phóng phù hợp.
Kiểm tra độ bùn chặt ngay phía sau đê chắn sóng và ở một vị trí khác không bị ảnh hưởng của đê.
Thay vì các phân tích địa kỹ thuật của mẫu đất trong một phòng thí nghiệm, phương pháp tiếp cận
đơn giản, định tính có thể sử dụng ở giai đoạn này. Ví dụ: có thể ghi chép lại khoảng thời gian cần
thiết cho 1 quả bóng thép (đường kính ~ 3-5 cm) chìm xuống bùn ở một độ sâu xác định (~ 30 cm).
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 12
Ở mỗi vị trí, cần tiến hành một loạt gồm 10 thử nghiệm. Các thử nghiệm này cần được lặp lại mỗi
tháng. Trong bùn chặt hơn quả bóng thép sẽ cần một thời gian dài hơn cho cùng một khoảng cách.
Đầu dò áp lực nên được sử dụng để đo chiều cao sóng và chu kỳ sóng ngay ở phía trước và phía
sau hàng rào tre để đánh giá hệ số truyền dẫn trong tự nhiên. Điều này nên được thực hiện trong
thời gian thủy triều cao nhất trong một tháng
11 MA TRẬN PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA DỰ ÁN ( RAM)
Dự án không có ma trận phân công trách nhiệm RAM
Sau khi tham khảo thông tin dự án, ma trận phân công trách nhiệm theo em như sau:
Ngoại
giao
Giám
sát thi
công
Chất
lƣợng vật
tƣ
Số
lƣợng
vật tƣ
Theo
dõi chi
phí
Nhân
sự
Tiến
độ
Chất lƣợng
công trình
Trƣởng dự
án
X X
Phó dự án X
Phòng
Nhân sự vật
tƣ
X X
Kế toán X
Giám sát X X
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 13
12 RACI CỦA DỰ ÁN
RACI của dự án là ngầm hiểu, không có ma trận thể hiện rõ ràng.
Theo em dự án nên thể hiện RACI như sau:
Nhiệm vụ
Bên có
trách nhiệm
Chịu trách
nhiệm trƣớc
Phối hợp
với
Báo cáo cho
Chất lượng vật
liệu
Nhà thầu Chủ đầu tư Giám sát Chủ đầu tư
Chất lượng công
trình
Thi công Chủ đầu tư Giám sát Chủ đầu tư
Giám sát thiết kế Giám sát Chủ đầu tư Nhà thầu Chủ đầu tư
Tiến độ Nhà thầu Chủ đầu tư Giám sát Chủ đầu tư
13 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DỰ ÁN
Sơ đồ tổ chức của dự án là:
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 14
14 CÁC RỦI RO CHÍNH CỦA DỰ ÁN, ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH
GIẢM NHẸ
STT Rủi ro Mức độ Hƣớng đề xuất
1 Mưa Cao
Thi công cả thứ 7 và chủ nhật
để bù lại những ngày mưa
không thi công được
2 Bão lớn Cao
Thay dây cột mây bằng dây
thép
Ngay từ đầu dự án, nhà thầu đã đánh giá được rủi ro thứ 2 là gặp bão trong quá trình thi công là rất
lớn, bão có thể làm đứt dây cột x bằng mây, và đề nghị thay dây cột mây bằng dây thép. Nhưng do
thiết kế của dự án là sử dụng hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên, nên chủ đầu tư không chấp nhận
đề suất của nhà thầu.
Trong quá trình thi công và bàn giao công việc với chủ đầu tư đã không xảy ra rủi ro như dự báo (
tức không có bão lớn). Nhưng sau khi bàn giao, vẫn trong thời gian bảo hành công trình có bão,
bão làm đứt dây cột chữ x, bay bó chà.
Nhà thầu phải kiểm tra hư hao, thương thảo với chủ đầu tư để sữa chữa ( thay dây cột mây bằng
dây kẽm) giai đoạn này phát sinh chi phí phát sinh thêm khoảng 10% ( khoảng hơn 100 triệu). Giai
đoạn phát sinh này nhà thầu chịu chi phí nhân công và quản lý, chủ đầu tư chịu chi phí nguyên vật
liệu
Đề tài môn QLDA: Xây Dựng Hàng Rào Tre
HVTH: Lê Thị Thƣơng Page 15
15 GIAO TIẾP GIỮA CÁC BÊN THAM GIA: TẦN SUẤT HỌP, ĐIỀU LỆ CỦA BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN
Tần suất họp:
Họp với giám sát của chủ đầu tư: Hàng ngày (mỗi ngày khoảng 15 phút).
Nội dung họp: báo cáo những khó khăn trong quá trình thi công, giải quyết khó khăn từng
ngày, giám sát góp ý kỹ thuật với nhà thầu
Họp với chủ đầu tư: Cứ 2 tuần họp 1 lần:
Nội dung: báo cáo tiến độ, điều chỉnh lịch khi cần thiết, giải quyết khó khăn vướng mắc và
bàn giao công việc đã hoàn thành.
Điệu lệ: Đảm bảo an toàn lao động, thực hiện đúng cam kết về tiến độ với chủ đầu tư, thi công
đúng chất lượng và đúng theo thiết kế được duyệt
16 KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN
Do tuần suất họp thường xuyên với giám sát và chủ đầu tư giải quyết khó khăn và vướng mắc mỗi
ngày, dự án đã hoàn thành gần như đúng tiến độ yêu cầu của chủ đầu tư
Thực tế thì dự án bàn giao trễ 1 tuần do với tiến độ đệ trình ban đầu, lý do trễ là do thiên tai ( mưa
không thi công được) việc trễ này vẫn được chủ đầu tư chấp nhận.
Dự án thi công nằm trong nguồn kinh phí dự kiến
Kết quả sau khi thiết lập hàng rào cho thấy chiều cao của sóng biển giảm xuống thấp, khả năng bồi
lắng phù sa phía trong rào chắn đã đạt mức từ 0,4 đến trên 0,6 m.
Kết quả này mở ra khả năng cho Dự án có thể mở rộng việc trồng mới rừng phòng hộ ở khu vực
đang bị xói lở nếu tiếp tục được rào chắn giữ phù sa bồi lắng. Sự tái sinh tự nhiên của loài cây mấm
biển đã được ghi nhận bên trong hàng rào tre sau khi được xây dựng 6 tháng. Yếu tố môi trường
thích hợp cho rừng ngập mặn phát triển đã được tái tạo. Cây con cũng được trồng dọc diện tích bồi
tụ ven biển có tỷ lệ sống trên 80% và tăng trưởng tốt, không còn bị sóng đánh dạt trôi đi như trước
đây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_mon_quan_li_du_an_xay_dung_hang_rao_tre.pdf