Lời nói đầu Trong điều kiện hiện nay, với sự có mặt của đa thành phần kinh tế, tiến trình cải cách đang đặc nền kinh tế Việt Nam bước vào một giai đoạn mà trong đó đồng vốn được xem là bàn đạp thúc đẩy hết sức quan trọng.
Vấn đề chính đặt ra các doanh nghiệp trong giai đoạn này là làm thế nào để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bởi hiệu quả kinh tế không chỉ là thước đo về chất lượng, phản ảnh năng lực, trình độ tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là vấn đề sống cong đối với các doanh nghiệp. Trong đó có thể nói hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện tiên quyết để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp là nhân tố tích cực góp phần quyết định làm tăng giá trị sử dụng của công trình. Do vậy, việc phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong các doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng đó là cơ sở giúp cho các đơn vị hoạch định ra kế hoạch quản lý vốn có hiệu quả hơn.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, bằng những kiến thức đã được trang bị ở trường và qua thực tế tìm hiểu tại khu Quản lý Đường bộ V em đã chọn đề tài "Báo cáo quyết toán vốn đầu tư" làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Đề tài được kết cấu gồm 3 phần:
Phần I. Cơ sở lý luận chung về công tác báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Phần II. Tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V.
Phần III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V.
Đề tài mới hoàn thành tuy mới là lý thuyết chưa đi vào áp dụng nhưng em xin chân thành cảm ơn cô Võ Thị Hảo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Rất biết ơn cô chú trong phòng TC - KT của Khu Quản lý Đường bộ V đã tạo mọi điều kiện để cho em đi sâu nghiên cứu đề tài của mình trong thời gian thực tập.
Do thời gian kiến thức còn hạn chế hơn nữa đây là lần đầu tiên đi vào thực tế cho nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các thầy cô cùng các cô, chú trong cơ quan và các bạn về bài viết này.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lệch
Giải thích nguyên nhân chênh lệch (Tăng? , Giảm ?)
B. Nhận xét đánh giá và kiến nghị:
1. Nhận xét:
Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng.
Chấp hành chế độ quản lý tài chính đầu tư.
2. Kết qỉa kiểm doát qua quá trình cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư thực hiện dự án.
3. Kiến nghị: về nguồn vốn đầu tư và chi phí đầu tư đề nghị quyết toán thuộc phạm vi quản lý.
......., ngày ... tháng ... năm ....... ......., ngày ... tháng ... năm .......
Chủ đầu tư Cơ quan cấp vốn, cho vay,
thanh toán
Kế toán Thủ trưởng Phụ trách Thủ trưởng
trưởng đơn vị kế toán đơn vị
(ký, ghi (ký, đóng dấu, (ký, ghi rõ (ký, đóng dấu, ghi
rõ họ tên) ghi rõ họ tên) họ tên) rõ họ tên)
2.2.4. Nơi nhận báo cáo quyết toán:
Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư (nếu có)
Cơ quan cấp vốn cho vay, thanh toán.
3. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán.
3.1. Mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán.
Căn cứ tổng mức đầu tư và đặc điểm của dự án, chi phí thẩm tra, phê duyệt quản lý, chi phí kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng mức đầu tư của dự án, mức trích tối đa theo quy định ở bảng dưới đây (mức tối thiểu là 300.000 đồng)
BẢNG CHI PHÍ THẨM TRA, PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN CHI PHÍ KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH
ĐVT:%
Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)
50,5
1
10
25
50
100
50
1000
5000
10000
20000
Chi phí thẩm tra, phê duyệt
0,2
0,12
0,09
0,08
0,07
0,06
0,031
0,02
0,01
0,006
0,004
Chi phí kiểm toán
0,25
0,15
0,135
0,096
0,084
0,072
0,04
0,024
0,015
0,008
0,005
Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án Nhóm A sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: các Bộ, cơ quan ngành Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc TW, Tổng Công ty Nhà nước được hưởng chi phí để thực hiện công tác tổ chức kiểm tra, xác định số liệu quyết toán vốn đầu tư trước khi đề nghị Bộ Tài chính thẩm tra, phê duyệt quyết toán với mức tối đa bằng 50% mức chi phí thẩm tra, phê duyệt được quy định ở bảng trên.
Trường hợp dự án được phép thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo quyết toán, thì cơ quan (đơn vị) chủ trì thẩm tra quyết toán được chi cho công tác thẩm tra, phê duyệt tối đa bằng 50% mức chi phí thẩm tra phê duyệt quy định ở bảng trên.
Trường hợp cần nội suy để xác định mức trích chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán thì áp dụng theo công thức tổng quát sau:
Ki = b -
(Kb - Ka) x (Gi - Gb)
Ga - Gb
Trong đó:
Ki là định mức chi phí tương ứng với quy mô dự án cần tính (ĐVT: %)
Ka là định mức chi phí tương ứng với quy mô dự án cận trên (ĐVT: %)
Kb là định mức chi phí tương ứng với quy mô dự án cận dưới (ĐVT: %)
Gi là tổng mức đầu tư của dự án cần tính, đơn vị: tỷ đồng.
Ga là tổng mức đầu tư của dự án cận trên, đơn vị: tỷ đồng.
Gb là tổng mức đầu tư của dự án cận dưới, đơn vị: tỷ đồng.
Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so tổng mức đầu tư thì mức chi phí kiểm toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán bằng 70% mức trích tương ứng quy định ở bảng trên.
Trường hợp quyết toán hạng mục công trình hoàn thành, mức trích chi phí kiểm toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán được tính theo công thức sau:
Mức chi phí của HMCT =
Mức CP của cả dự án x Dự toán của HMCT
x 85%
Tổng mức đầu tư của dự án
Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể quyết định thuê tư vấn kiểm tra lại Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án thì chi phí thanh toán cho tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra này tối đa bằng 10% mức trích chi phí thẩm tra phê duyệt quy định nêu trên.
3.2. Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán:
Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định và đề nghị của cơ quan chủ từ thẩm tra, chủ đầu tư thực hiện chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo các nội dung sau:
Chi trả thù lao cho các thành viên tham gia thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Chi trả cho các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư (nếu có)
Chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác phục vụ cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
3.3. Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư được tính vào chi phí khác trong giá trị quyết toán của dự án.
4. Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư:
Tất cả hồ sơ này đều phản ánh trên cơ sở pháp lý của dự án, tổng quát tình hình và kết quả đầu tư, tình hình sử dụng vốn đầu tư, vốn đầu tư thực hiện theo từng công trình, riêng đối với công tác di tu mang tính tổng hợp của tuyến đường và hệ thống cầu cống phân theo m dài cầu, các khoản công nợ (phải thu, phải trả) và cuối cùng phản ánh những khó khăn và thuận lợi của từng dự án. Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư phải được lập đầy đủ nội dung, đúng các biểu mẫu đã quy định, phù hợp với từng dự án. Số liệu trong các biểu mẫu báo cáo phải rõ ràng, trung thực, kiến nghị cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu.
Phần II:
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
TẠI KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V.
I. KHÁI QUÁT VỀ KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V:
1. Lịch sử hình thành và phát triển Khu Quản lý Đường bộ V:
1.1. Lịch sử hình thành:
Khu Quản lý Đường bộ V được hình thành trên cơ sở: Từ năm 1968 được Khu uỷ Khu V quyết định thành lập Ban giao thông vận tải miền Trung Trung Bộ. Đến ngày 30/4/175 đất nước giải phóng chuyển cơ quan về tại Thành phố Đà Nẵng được Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập Khu Quản lý Đường bộ V. Tháng 3/1983 thì được sát nhập với Liên hiệp Công trình III và được đổi tên thành Liên Hiệp các Xí nghiệp Xây dựng Giao thông V. Đến tháng 5/1993 được Bộ Giao thông Vận tải chia tách thành Khu Quản lý Đường bộ V và địa điểm cơ quan đóng tại 16 Lý Tự Trọng - TP Đà Nẵng.
1.2. Quá trình phát triển:
Trong chiến tranh chống Mỹ, từ năm 1968 Ban Giao thông Vận tải miền Trung Trung Bộ được giao nhiệm vụ làm đường giao thông phục vụ cho kháng chiến từ các tỉnh Quảng Đà, Quãng Ngãi, Bình Định , Phú Yên, Khánh Hoà, Đồng thời có một bộ phận đi cõng đạn, cõng gạo và đến tháng 1/1973 có 4 tiểu đoàn xe vận tải chuyên đi vận tải đạn và gạo phục vụ cho chiến trường.
Từ ngày miền nam được hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, Khu Lý Đường bộ V được Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống đường quốc lộ ở khu vực miền Trung tức Khu V cũ. Lúc này toàn bộ cán bộ của khu Lý Đường bộ V được tiếp xúc làm quản lý về kinh tế làm chủ đầu tư các dự án khôi phục hệ thống cầu đường bộ sau khi chiến tranh bị tàn phá và cũng xây dựng một số dự án mới.
Cho đến năm 1983 thì được sát nhập hai đơn vị Khu Đường bộ V với Liên Hiệp Công trình III, lúc này khối lượng công việc tăng lên gấp nhiều lần về cơ sở vật chất, con người cũng như về công tác chủ đầu tư. Thời kỳ này liên Hiệp các Xí nghiệp Xây dựng Công trình Giao thông V vừa làm nhiệm vụ chủ đầu tư vừa xây dựng gồm đường bộ, đường sắt, bến cảng và sân bay dân dụng, đồng thời còn có cả một ban quản lý công trình riêng gần 20 người.
Đến năm 1993 chia tách phần quản lý riêng và xây dựng riêng nên hình thành 2 đơn vị là Khu Quản lý Đường bộ V và T ổng Công ty Xây dựng công trình Giao thông V. Khu Quản lý Đường bộ V là cơ quan thừa hành chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải về giao thông đường bộ, đồng thời là tổ chức sự nghiệp quản lý giao thông đường bộ trong phạm vi các tỉnh, Thành phố thuộc khu V cũ. Văn phòng khu có các phòng chủ yếu làm tham mưu cho Tổng Giám đốc.
Khu Quản lý Đường bộ V làm nhiệm vụ quản lý duy tu, bảo trì sửa chữa hệ thống các quốc lộ khu vực miền Trung gồm: Quốc lộ 1A, 14,19, 26 và Quốc lộ 28, trực tiếp làm chủ đầu tư các dự án nhóm C (từ 30 tỷ đồng trở xuống)
Hàng năm, Khu Quản lý Đường bộ V được Cục Đường bộ Việt Nam giao cho làm chủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng để làm công tác duy tu, bảo trì, sửa chữa hệ thống các đường bộ tại Khu vực miền Trung.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu của Khu Quản lý Đường bộ V:
Khu Quản lý Đường bộ V thừa hành chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải trên hệ thống đường bộ tại phạm vi quản hạt, gồm: có trách nhiệm đề xuất, tham gia xây dựng, bổ sung và sửa đổi các luật lệ chế độ, chính sách về quản lý giao thông, duy tu, sửa chữa đường bộ. Phải có trách nhiệm thực hiện hoặc thuê các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp xây lắp có tư cách pháp nhân lập, hoặc thẩm định dự án do các tổ chức tư vấn khác lập, quản lý dự án, thực hiện dự án đầu tư thông qua hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành.
Đồng thời Khu Quản lý Đường bộ V phải luôn xây dựng chiến lược, quy định phát triển mạng lưới cầu đường trong khu vực miền Trung, tham gia đề xuất với Bộ Giao thông vận tải về việc quy hoạch, đầu tư của Trung ương cho địa phương về giao thông đường bộ. Các cán bộ lãnh đạo phải tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, xem xét về mặt chất lượng và khối lượng, xác định cấp cầu đường quốc gia, đường địa phương. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông của khu vực miền Trung. Xét cấp giấy phép cho các phương tiện giao thông hoạt động để tham gia lưu thông hoạt động trên các tuyến cầu đường bộ. Mặt khác cũng phải để ý đến công việc quản lý phương tiện và người lái như các hoạt động kiểm tra, cấp giấy phép hoạt động xe chở hành khách, giấy phép lái xe, các loại máy móc công trình phục vụ trong ngành cầu đường bộ. Có thể sử dụng được nhiều nguồn vốn khác nhau theo quy định để thực hiện dự án và có trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi bắt đầu lập dự án cho công trình, đến khi thực hiện dự án và đưa dự án vào hoạt động theo yêu cầu đề ra trong dự án được duyệt. Khu Quản lý Đường bộ V tổ chức thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng theo định ngạch và thực hiện các công việc sửa chữa lớn và vừa đối với hệ thống đường bộ, Xây dựng kế hoạch duy tu, bão dưỡng, sửa chữa đường bộ dài hạn, trung hạn và hàng năm. Luôn phải thực hiện chức trách chủ đầu tư trên các tuyến quốc lộ được Bộ Giao thông Vận tải giao cho như Quốc lộ 1A, 14, 19, 26 và 28.
Có trách nhiệm trả nợ các nguồn vốn vay, vốn huy động đúng thời hạn và các điều kiện đã cam kết khác khi huy động vốn để thực hiện những công trình xây dựng cầu đường trên khu vực miền Trung. Khu Quản lý Đường bộ V luôn đảm bảo an toàn giao thông và giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ được giao trong mọi tình huống để có thể dễ dàng trong công tác quản lý và điều hành công trình. Phải có đội ngũ tổ chức ứng cứu đảm bảo giao thông, quản lý nguồn phương tiện, vật tư dự phòng đảm bảo giao thông. Xác định đúng trách nhiệm của mình trong mọi tình huống, luôn có mặt kịp thời để giải quyết những khó khăn đã xảy ra trên các tuyến đường quốc lộ.
Khu Quản lý Đường bộ V là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của các đơn vị trực thuộc, có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng thiết bị vật tư kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư ... Tổ chức, chỉ đạo phân bổ kế hoạch vốn đầu tư vào các dự án của công trình xây dựng, tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới thuộc phạm vị ngành cho các cán bộ công nhân viên. Khu Quản lý Đường bộ V quản lý cán bộ công nhân viên của mình theo phân cấp.
Nếu cơ quan có sai sót gì thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất khi gây ra lãng phí, thất thoát nguồn vốn đầu tư khi xây dựng công trình, dự án. Kỹ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ đã gây nên những sai phạm đó, tuỳ theo mức độ thiệt hại của công trình để dẫn đến tình trạng sau này có được những dự án, những công trình xây dựng tốt hơn về mọi mặt. Phối hợp với các nhà thầu, các đơn vị kinh doanh, các tổ chức, cá nhân cung cấp thiết bị, dịch vụ cho dự án để có được một công trình đúng theo quy hoạch, kế hoạch ban đầu được đặt ra. Hướng dẫn, đôn đốc công nhân thuộc Khu Quản lý Đường bộ V làm tốt công việc của mình. Cơ quan có quyền quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư theo đúng pháp luật, đúng chức năng và nhiệm vụ của một chủ đầu tư theo quy định của Nhà nước để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Cơ cấu tổ chức của Khu Quản lý Đường bộ V:
3.1. Bộ máy quản lý chung:
Khu Quản lý Đường bộ V do Tổng giám đốc trực tiếp lãnh đạo, có các phó Tổng giám đốc và các kế toán trưởng giúp việc, Trong Khu Quản lý Đường bộ V thì tổng giám đốc lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng.
Tổng Giám đốc
P. Tổng giám đốc
thanh tra giao thông
PTGĐ kỹ thuật
PTGĐ quản lý giao thông
PTGĐ quản lý vận tải phương tiện và người lái
Phòng
KT - KH
Phòng TC cán bộ LĐ
Phòng Tài chính KToán
Thanh tra giao thông
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng quản lý giao thông
Phòng quản lý vận tải phương tiện và người lái
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sau :
3.2. Các tổ chức trực thuộc Khu Quản lý Đường bộ V:
Tổng giám đốc
Trung tâm kỹ thuật đường bộ V
Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Quãng Ngãi
CTQL & SCĐB Quãng nam Đà Nẵng
CTQL & SCĐB Bình Định
CTQL & SCĐB Phú Yên
CTQL & SCĐB Khánh Hoà
CTQL & SCĐB Đak Lak
CTQL & SCĐB Gia Lai
CTQL & SCĐB Kon Tum
CTQL & SC công trình cơ khí giao thông V
Trường công nhân kỹ thuật nghiệp vụ đường bộ V
Các tổ chức trực thuộc Khu Quản lý Đường bộ V được Tổng Giám đốc chỉ đạo trực tiếp, quản lý chung toàn bộ các đơn vị trực tiếp, chỉ đạo cấp dưới làm theo sự điều hành của mình.
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V
1. Thực trạng vốn đầu tư của Nhà nước tại Khu Quản lý Đường bộ V:
1.1. Đặc điểm vốn đầu tư cho cầu đường của Khu Quản lý Đường bộ V:
Vốn Nhà nước đầu tư cho việc bảo trì sửa chữa đường bộ lớn quá, không đủ đáp ứng được kịp thời cho công tác bảo trì, sửa chữa đường bộ. Do vậy, hệ thống đường bộ bị xuống cấp là điều không thể tránh khỏi. Tất nhiên sự xuống cấp của đường bộ còn nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó thiếu vốn là nguyên nhân cơ bản. Điều này không chỉ riêng Khu Quản lý Đường bộ V mà là tình trạng chung phổ biến trong cả nước. Bộ Giao thông Vận tải đã thống kê tổng kết nhiều năm đi đến khẳng định: "Vốn đầu tư cho việc nâng cấp, bảo trì, sửa chữa đường bộ luôn bị thiếu trong nhiều năm, thường mới chỉ đảm bảo được 30% so với yêu cầu" .
Từ thực trạng đó vừa qua Khu Quản lý Đường bộ V đã trích Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính cho phép áp dụng nguồn vốn thu phí để nâng cấp, bảo trì, sửa chữa cầu đường bộ. Hiện tại Khu Quản lý Đường bộ Vtrong hai năm 2002 và 2003 áp dụng các nguồn vốn sau để nâng cấp, sửa chữa, bảo tu cầu đường bộ: vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay ngân hàng thu phí - hoà vốn và vốn thu phí chung của cả nước.
Năm 2002 Khu Quản lý Đường bộ V được Cục Đường bộ Việt Nam giao tổng số vốn ngân sách phục vụ cho công tác di tu sửa chữa đường bộ kà 87.911.000.000 đồng. Vốn vay theo dự án 3170/KTN là 30.412.790.432 đồng. Đặc điểm của Khu Quản lý Đường bộ V có quản lý thu phí cầu đường của 9 trạm năm 2002, tổng thu: 109.200.000.000 đồng và chi cho bộ máy thu: 18.316.867.854 đồng.
Năm 2003 Khu Quản lý Đường bộ V được Cục đường bộ Việt Nam giao thổng số vốn ngân sách phục vụ cho công tác di tu sửa chữa đường bộ là 103.356.892.794 đồng. Vốn vay theo dự án 3170/KTN là 25.033.000.000 đồng, tổng thu của 9 trạm thu phí 109.608.034.375 đồng.
1.2. Mối quan hệ giữa các tổ chức có liên quan:
Khu Quản lý Đường bộ V chủ yếu vốn đầu tư là ngân sách Nhà nước cấp, vốn vay thu phí - hoàn vốn nên quan hệ chủ yếu cấp trên là Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Khoa bạc Trung ương và các địa phương. Các tổ chức cấp trên này có nhiệm vụ giao phó nhiệm vụ và chỉ đạo cho Khu Quản lý Đường bộ V để hoàn thành các công trình xây dựng cầu đường.
2. Tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V:
2.1. Căn cứ vào khối lượng thực hiện và tình hình cấp phát vốn sự nghiệp đường bộ trong 2 năm 2002 và 2003 của Khu Quản lý Đường bộ V do Cục Đường bộ Việt Nam giao cho và các văn bản hướng dẫn về công tác quyết toán vốn đầu tư của Nhà nước mà trong đó quy định cụ thể là Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải. Sau đây là tổng hợp quyết toán vốn đầu tư các dự án do Khu Quản lý Đường bộ V làm chủ đầu tư xuất nguồn vốn ra để thực hiện các công trình xây dựng cầu đường bộ.
BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
I. Vốn sửa chữa đường bộ
87.911.000.000
180.836.299.794
92.925.299.794
II. Các dự án 3170 (Vay - thu phí - hoàn vốn)
40.739.013.432
37.807.883.537
(2.931.129.895)
III. Thu phí cầu đường
114.974.153.000
137.760.357.000
22.786.204.000
IV. Vốn xây dựng cơ bản
7.625.348.501
12.343.099.441
4.717.750.940
Cộng
251.249.514.933
368.747.639.772
117.498.124.839
Qua bảng phân tích trên ta có một số nhận xét sau:
Nguồn vốn đầu tư trong năm 2003 tăng so với trong năm 2002 là 117.498.124.839 đồng, sự gia tăng này là do vốn sửa chữa đường bộ tăng 92.925.299.794 đồng. Nguồn vốn từ việc thu phí cầu đường tăng 22.786.204.000 đồng, vốn xây dựng cơ bản tăng 4.717.750.940 đồng trong khi đó thì việc thu từ các dự án 3170 lại giảm là 2.931.129.895 đồng.
Về công tác quản lý vốn đầu tư trong năm 2002 thì khi Quản lý Đường bộ V đầu tư có hiệu quả nhưng nhìn chung so với năm 2003 thì năm 2003 đầu tư có phần đạt được hiệu quả cao hơn. Lý do là vì năm 2003 khối lượng thực hiện công việc tăng gấp 3 lần so với năm 2002, chất lượng của công trình khi hoàn thành trong năm 2003 cũng tốt hơn năm 2002. Và điều quan trọng là các khoản chi cho những khoản chi phí khác cũng thấp hơn , chi đúng mức và tiết kiệm hơn 2002. Công tác thu phí có nhiều biện pháp để tăng thu, đem lại nguồn lợi lớn. Tuy nhiên cơ quan cũng cần có một số kiến nghị với cơ quan cấp trên để có thể nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư trong thời gian đến, đề nghị cơ quan cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho Khu Quản lý Đường bộ V thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, êmthuận trên các tuyến Quốc lộ do Khu Quản lý Đường bộ V quản lý.
2.2. Căn cứ vào bảng thuyết minh quyết toán vốn đầu tư, ta phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư vào sửa chữa đường bộ để xem nó tăng giảm như thế nào. Hoạt động quản lý của Khu Quản lý Đường bộ V có đạt hiệu quả hơn không trong 2 năm 2002 và 2003.
Vốn để sửa chữa đường bộ là một nguồn vốn thường xuyên hàng năm phải đầu tư vào thực hiện những công trình đường bộ. Vì vậy đây là một nguồn vốn đầu tư rất quan trọng của Khu Quản lý Đường bộ V nhằm đánh giá và nâng cao trách nhiệm quản lý của người chủ đầu tư. Sau đây là bảng phân tích:
BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN SỬA CHỮA ĐƯỜNG BỘ
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
I. Vốn sửa chữa đường bộ
87.911.000.000
180.836.299.794
92.925.299.794
1. Vốn thường xuyên
25.764.000.000
31.239.300.000
5.476.300.000
a. Vốn SC TX cầu đường
17.625.000.000
22.888.000.000
5.263.000.000
b. Vốn cấp cho HĐTTGT
5.589.000.000
5.801.300.000
212.300.000
c. Vốn cấp cho HĐVP khu
2.550.000.000
2.550.000.000
2. Vốn sửa chữa vừa
33.379.000.000
46.240.107.000
12.861.107.000
3. Vốn sửa chữa lớn
28.768.000.000
103.356.892.794
74.588.892.000
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn sửa chữa đường bộ trong năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 92.925.299.794 đồng, trong đó vốn thường xuyên tăng 5.475.300.000 đồng, vốn sửa chữa thường xuyên cầu đường tăng 5.263.000.000 đồng, vốn cấp cho hoạt động TTGT tăng 212.300.000 đồng, vốn sửa chữa vừa tăng 12.861.107.000 đồng, vốn sửa chữa lớn tăng 74.588.892.000 đồng. Trong khi đó thì vốn cấp cho hoạt động văn phòng khu lại vẫn ở mức bình thường không tăng và cũng không giảm.
Năm 2003 Khu Quản lý Đường bộ V quản lý nguồn vốn đầu tư của mình rất có hiệu quả, cơ quan đã sử dụng nguồn vốn vào sửa chữa đường vộ đạt hiệu quả hơn năm 2002. Tuy nhiên cũng cần phải có thêm vốn từ các cơ quan cấp trên để Khu Quản lý Đường bộ V có thể hoàn thành tốt khả năng làm việc của mình để xây dựng, sửa chữa và nâng cấp cầu đường để có thể tăng công ăn việc làm, giải quyết những khó khăn trong công việc.
2.3. Để có thể dễ dàng hình dung được sự tăng giảm và hiệu quả của nguồn vốn được đầu tư vào các dự án, các công trình thì ta có thể dựa vào bảng phân tích để nhằm đánh giá tính hợp lý và sự biến động nguồn vốn đầu tư và có thể đưa ra những kiến nghị làm cho nguồn thu ngày một tăng lên trong các năm tới đây. Sau đây là bảng phân tích việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào các dự án 3170.
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Các dự án 3170
(Vay - thu phí - hoàn vốn)
40.739.013.432
37.807.883.537
2.931.129.895
1.Dự án QL14KM 352 - 402
3.458.600.000
5.461.000.000
2.002.400.000
2. Dự án Liên Chiểu - Hoà Cầm
13.978.479.000
1.055.068.000
12.923.411.000
3. Dự án SCQL 14&QL19
10.733.467.462
13.592.492.812
2.859.025.350
4. Dự án quốc lộ 26
2.242.243.970
3.244.684.913
1.002.440.943
5. Dự án nâng cấp QL19 KM5-KM14
10.326.223.000
14.454.637.812
1.128.414.812
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn thu được từ việc đầu tư vào các dự án 3170 trong 2 năm 2002 và 2003 thì tổng nguồn thu năm 2003 có phần giảm hơn so với tổng nguồn thu năm 2002 là 2.931.129.895 đồng. Tuy nhiên đi sâu vào xem xét thì việc giảm này chủ yếu do đầu tư nguồn vốn vào dự án Liên Chiểu - Hoà Cầm giảm 12.923.411.000đồng còn lại thì việc đầu tư vào các dự án khác đều tăng như dự trán QL14 KM 352-402 tăng 2.002.400.000 đồng, dự án sửa chữa QL14, QL 19 tăng 2.859.025.350 đồng, dự án QL26 tăng 1.002.440.943 đòng, dự án nâng cấp QL19 KM 5-11 tăng 1.128.414.812 đồng.
2.4. Việc thu phí cầu đường là một công việc góp phần quan trọng tăng thu nguồn vốn, lấy nguồn vốn từ việc thu phí để có thể sửa chữa, xây dựng và bảo trì cầu đường. Một công trình có thể đi vay vốn để đầu tư và sau khi đã hoàn thành thì phải thu phí lại để hoàn lại số vốn đã vay của Nhà nước và có thế tạo được nhiều công ăn việc làm cho anh em công nhân.
Căn cứ vào bảng báo cáo quyết toán vốn đầu tư để lập bảng phân rtích nguồn vốn từ công việc thu phí cầu đường sau đây:
BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN THU PHÍ CẦU ĐƯỜNG
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Thu phí cầu đường
114.974.153.000
137.760.357.000
22.786.204.000
1. Kế hoạch thu
109.200.000.000
133.400.000.000
24.200.000.000
Thực thu
114.974.153.000
137.760.357.000
22.786.204.000
2. Kế hoạch chi phục vụ thu phí
18.875.503.493
21.363.000.000
2.487.496.507
Thực chi
18.316.867.854
21.361.854.374
3.044.986.520
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn từ việc thu phí cầu đường năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 22.786.204.000 đồng, trong khi đó Khu Quản lý Đường Bộ V có kế hoạch cho việc thu phí cầu đường năm 2003 tăng hơn 2002 là 24.200.000.000 đồng nhưng thực tế thì tổng thu lại ít hơn 1.413.796.00 đồng. Vì vậy cần phải cố gắng hơn trong những năm tới, phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa đểcó thể tăng thêm nguồn thu. Phần thực chi trong năm 2003 lại tăng hơn 2002 là 3.044.986.520 đồng nhưng lúc lên kế hoạch dự tính thì phần kế hoạch chi cho phục vụ thu phí cầu đường năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 2.487.496.507 đồng. So với kế hoạch thì đã chi ra nhiều hơn là 557.490.013 đồng.
Cần phải xem lại công tác thu phí cầu đường thì mới đạt hiệu quả hơn, công tác thu phí có nhiều biện pháp để tăng thu chẳng hạn như Khu Quản lý Đường Bộ V đã đẩy mạnh phong trào chống tiêu cực trong cán bộ, có nhiều biện pháp để chống thất thoát để tập trung thu vào. Còn đối với công tác chi thì chi ra phải rất tiết kiệm, chi ra một cách hợp lý có kế hoạch chứ không được phung phí tránh được tệ nạn tiêu cực trong Khu Quản lý Đường Bộ V. Để từ đó mới có khả năng có thêm một nguồn vốn lớn để đầu tư vào các công trình dang dở, đầu tư trở lại cho những công trình xây dựng mới.
2.5. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ số vốn bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm: Chi phí khảo sát, quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, thiết kế, xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong dự toán.
Căn cứ vào bảng báo cáo quyết toán vốn đầu tư ta lập bảng để phân tích nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có biến động gì trong 2 năm 2002 và 2003. Sau đây là bảng phân tích:
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Vốn xây dựng cơ bản
7.625.348.501
12.343.009.441
4.717.660.940
1. Xây lắp
6.598.000.000
11.402.243.000
4.813.243
2. Thiết bị
483.726.510
569.273.490
85.546.980
3. Chi phí khác trực tiếp
321.825.439
183.296.451
(138.528.988)
4. Chi phí khác phân bổ
221.796.552
188.196.500
(33.600.052)
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy được trong 2 năm 2002 và 2003, vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2003 tăng lên hơn so với vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2002 là 4.717.660.940 đồng, trong đó vốn xây lắp năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 4.813.243 đồng, vốn mua sắm thiết bị tăng 85.546.980 đồng, các chi phí khác trực tiếp lại giảm hơn so với năm 2002 là 138.528.988 đồng, chi phí khác phân bổ giảm 33.600.052 đồng. Nhìn chung lại toàn bộ thì nguồn vốn đầu tư trong năm 2003 vẫn đạt hiệu quả hơn trong năm 2002.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung cho công tác xây lắp lắp còn về các khoản chi khác và thiết bị thì việc đầu tư còn rất nhiều hạn chế cho nên vốn đầu tư của 2 năm 2002 và 2003 Khu Quản lý Đường bộ V đưa vào công trình xây dựng cầu đường đạt rất nhiều hiệu quả. Nhưng cơ quan cũng cần phải đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cho tăng thêm kinh phí duy tu đường bộ hàng năm để đảm bảo làm hết các khối lượng trong hạn ngạch duy tu.
2.6. Để có thể hình dung được rõ hơn về công tác hoạt động thu phí ta có thể xem bảng phân tích dựa vào bảng báo cáo tổng hợp tình hình thu chi hoạt động thu phí 2 năm 2002 và 2003.
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Thu phí cầu đường
114.974.153.000
137.760.357.000
22.786.204.000
1. Trạm theo 3170
22.849.402.000
31.946.891.000
9.097.489.000
2. Trạm theo QĐ441
16.362.209.000
25.297.354.000
8.935.145.000
3. Trạm theo 1038
75.762.542.000
80.516.112.000
4.753.570.000
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy tình hình hoạt động thu phí năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 22.786.204.000 đồng, trong đó tình hình thu phí của trạm theo 3170 tăng 9.097.489.000 đồng, trạm theo QĐ441 tăng 8.935.145.000 đồng, trạm theo 1038 tăng 4.753.570.000 đồng.
Tình hình thu phí trong 2 năm đạt được hiệu quả cao do Khu Quản lý Đường bộ V đã có nhiều biện pháp đúng đắn để tăng thu giảm chi, chống được mọi tệ nạn trong công tác thu chi, giảm được nhiều tiêu cực. Và cũng đề nghị Khu Quản lý Đường bộ V hãy đẩy mạnh phong trào chống các tệ nạn tiêu cực, quan liêu trong đội ngũ cán bộ công nhân viên để công tổ chức thu phí có thể đạt nhiều khả quan hơn trong những năm tới.
2.7. Căn cứ vào bảng báo cáo tổng hợp tình hình thu chi hoạt động thu phí năm 2002 và 2003 ta có thể lập bảng phân tích để có cơ sở để đánh giá tình hình thu phí của Khu Quản lý Đường bộ V.
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Trạm theo 3170
22.849.402.000
31.946.891.000
9.097.489.000
1. Trạm Nhơn Tân
7.246.488.000
9.557.566.000
2.311.068.000
2. Trạm Chư Á
6.822.299.000
9.195.274.000
2.372.975.000
3. Trạm Madead
3.296.059.000
4.964.173.000
1.668.114.000
4. Trạm Buôn Hồ
5.484.556.000
8.229.878.000
2.745.322.000
Nhận xét:
Như vậy, qua bảng phân tích trên ta thấy được tình hình thu phí của các trạm theo 3170 trong2 năm 2002 và 2003, hoạt động thu phí cầu đường ở các trạm 3170 năm 2003 tăng hơn so với 2002 là 9.097.489.000 đồng, ở trạm Nhơn Tân tăng 2.311.068.000 đồng, ở trạm Chư Á tăg 2.372.975.000 đồng, trạm Madead tăng 1.668.114.000 đồng, trạm Buôn Hồ tăng 2.745.322.000 đồng . Nhìn về mặt tổng quan thì các trạm 3170 đều tăng thu nhưng Khu Quản lý đường bộ V phải có nhiều cố gắng hơn nữa đểhdj thu phí ở các trạm này có thể tăng hơn nữa và điều quan trọng là phải tìm mọi cách để giảm chi.
2.8. Căn cứ vào bảng báo cáo tổng hợp tình hình thu chi hoạt động thu phí trong năm 2002 và 2003 để lập bảng phân tích nguồn thu có được từ hoạt động thu phí ở trạm theo QĐ44. Dựa vào bảng phân tích này để có thể đánh giá được tình hình thu phí trong 2 năm này có đạt hiệu quả gì không. Bảng phân tích như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Trạm theo QĐ 44
16.362.209.000
25.297.354.000
8.935.145.000
1. Trạm số 03
6.967.097.500
10.708.407.500
3.741.310.000
2. Trạm số 04
9.395.111.500
14.588.946.500
5.193.835.000
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy hoạt động thu phí ở trạm theo QĐ44 năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 8.935.145.000 đồng, trong đó trạm số 03 tăng hơn 3.741.310.000 đồng, trạm số 04 tăng 5.193.835.000 đồng. Như vậy năm 2003 nguồn vốn thu được từ hoạt động thu phí ở các trạm theo QĐ44 tăng hơn và đạt hiệu quả hơn so với 2002.
2.9. Dựa vào bảng báo cáo tổng hợp tình hình thu chi hoạt động thu phí năm 2002 và 2003 lập bảng phân tích tình hình thu của hoạt động thu pí như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Trạm theo 1038
75.762.542.000
80.516.112.000
4.753.570.000
1. Trạm Đà Rằng
17.118.724.000
26.861.401.000
9.742.677.000
2. Trạm Diên Phú
21.295.605.000
22.158.122.000
862.517.000
3. Trạm Cam Thịnh
37.348.213.000
31.496.589.000
(5.851.624.000)
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng tình hình thu ở các trạm theo 1038 năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 4.753.570.000 đồng, trong đó ở trạm Đà Rằng tăng 9.742.677.000, trạm Diên Phú tăng 862.517.000 đồng, nhưng ở trạm Cam Thịnh tình hình tu lại giảm hơn là 5.851.624.000 đồng.
Nhìn chung thì hoạt động thu phí ở trạm theo 1038 trong 2 năm 2002 và 2003 đạt hiệu quả nhưng cũng nên xem lại nguồn thu ở trạm Cam Thịnh trong năm 2003 và cần có biện pháp khắc phục tình trạng này để có thể đạt được kết quả khả quan hơn nữa.
2.10. Có thu thì phải có chi, trong hoạt động thu phí thì bắt buộc phải có nguồn chi ra nhưng chi làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất là điều đáng được quan tâm.
Căn cứ vào bảng báo cáo tổng hợp tình hình thu chi hoạt động thu phí năm 2002 và năm 2003, lập bảng phân tích tình hình chi ra của hoạt động thu phí như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Chi cho hoạt động thu phí
18.316.867.854
21.361.854.374
3.044.986.520
1. Trạm theo 3170
7.298.299.941
7.466.276.171
167.976.230
2. Trạm theo QĐ441
4.012.075.842
5.109.938.903
1.097.863.061
3. Trạm theo 1038
7.006.492.071
8.785.639.300
1.779.147.229
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng nguồn vốn chi cho hoạt động thu phí trong 2 năm 2002 và 20003, năm 2003 tăng hơn 2002 là 3.044.986.520 đồng, ở trạm theo 3170 tăng 167.976.230 đồng,trạm theo QĐ441 tăng 1.097.863.061 đồng, trạm theo 1038 tăng 1.779.147.229 đồng.
Nhìn chung thì chi ra cho hoạt động thu phí tăng lên nhưng thu vào lại cũng tăng nên không ảnh hưởng gì nhiều, vẫn đạt hiệu quả trong hoạt động thu phí. Nhưng cũng phải cố gắng tiết kiệm giảm chi để đạt hiệu quả tốt hơn trong những năm tới.
2.11. Căn cứ vào bảng báo cáo tổng hợp tình hình thu chi hoạt động thu phí năm 2002 và năm 2003 để lập bảng phân tích tình hình chi cho hoạt động thu phí như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Trạm theo 3170
7.298.299.941
7.466.276.171
167.976.230
1. Trạm Nhơn Tân
1.718.727.080
2.250.058.372
531.331.292
2. Trạm Chư Á
1.731.622.630
1.957.909.884
226.287.254
3. Trạm Madeak
1.775.877.680
1.258.364.660
(517.513.020)
4. Trạm Buôn Hồ
2.072.072.551
1.999.943.255
()72.129.2960
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình chi ra của hoạt động thu phí ở trạm 3170 trong năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 167.976.230 đồng, trạm Nhơn Tân tăng 531.331.292 đồng, trạm Chư Á tăng 226.287.254 đồng, trong khí đó ở trạm Madeak giảm 517.513.020 đồng, trạm Buôn Hồ giảm hơn 72.129.296 đồng.
Trong năm 2002 và 2003 nhìn chung thì nguồn vốn chi ra năm 2003 tăng hơn 2002 nhưng trong đó cũng có một số trạm đạt được kết quả tốt, chi ra trong năm 2003 ít hơn.
2.12. Dựa vào bảng báo cáo tổng hợp tình hình thu chi hoạt động thu phí năm 2002 và 2003, lập bảng phân tích tình hình chi ra cho hoạt động thu phí như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Trạm theo QĐ441
4.012.075.842
5.109.938.903
1.097.863.061
1. Trạm số 03
1.983.662.166
2.519.981.035
536.318.869
2. Trạm số 04
2.028.413.676
2.589.957.868
561.544.192
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên cho thấy nguồn vốn chi ra ở trạm theo QĐ441 trong năm 2002 và 2003, năm 2003 tăng 1.097.863.061 đồng so với năm 2002, trạm số 03 tăng 536.318.869 đồng,trạm số 04 tăng 561.544.192 đồng.
Nhìn chung thì nguồn chi ra năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 nhưng thu về thì cũng tăng nhiều hơn để nên bù vào nguồn chi, nói chung là công việc đầu tư vẫn đạt được hiệu quả.
2.13. Căn cứ vào bảng báo cáo tổng hợp tình hình thu chi hoạt động thu phí năm 2002 và 2003 ta lập bảng phân tích tình hình chi ra của hoạt động thu phí như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH
ĐVT: đồng
Hạng mục công việc
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Trạm theo 1038
7.006.492.071
8.785.639.300
1.779.147.229
1. Trạm Đà Rằng
2.272.386.975
3.269.924.300
997.537.325
2. Trạm Diên phí
2.257.894.682
2.580.000.000
322.105.318
3. Trạm Cam Thịnh
2.476.210.414
2.935.715.000
459.504.586
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên cho thấy nguồn chi ra trong hoạt động thu phí trạm theo 1038 năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 1.779.147.229 đồng, trạm Đà Rằng tăng 997.537.325 đồng, trạm Diên Phú tăng 322.105.318 đồng, Trạm Cam Thịnh tăng 459.504.586 đồng. Cần phải giảm chi để đạt hiệu quả hơn trong công tác thu phí ở trạm theo 1038 trong các năm đến.
Trên đầy là phần phân tích về tình hình quản lý sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý đường bộ V trong 2 năm 2002 và 2003. Trên cơ sở đó ta biết được những ưu khuyết điểm trong công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư của Khu Quản lý Đường bộ V từ đó có thể xây dựng các giải pháp nhằm khắc phục những mặt yếu, tồn đọng của cơ quan hay phát huy hơn nữa những mặt mạnh của cơ quan.
Phần III:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
TẠI KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V
Qua thời gian kiến tập tại Khu Quản lý Đường bộ V và được sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên cơ quan, nhất là cán bộ nhân viên phòng Tài chính - Kế toán đã giúp đỡ em tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư ở cơ quan để có thể hiểu kỹ hơn những kiến thức đã học và biết cách vận dụng các kiến thức đó vào thực tế.
Từ những thực tế như đã trình bày ở phần II, em có nhận thức nhất định về công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư tại cơ quan. Trên cơ sở đó em mới trình bày một số suy nghĩ của bản thân về công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V.
1. Những thuận lợi và khó khăn:
Khu Quản lý Đường bộ V được cơ quan cấp trên trực tiếp là Cục Đường bộ Việt Nam rất quan tâm tạo điều kiện hướng dẫn cụ thể kịp thời, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, phổ biến, tập huấn kịp thời các chế độ chính sách mới về tài chính quản lý vốn đầu tư. Khu Quản lý Đường bộ V thường xuyên đưa ra những kiến nghị để có thể ngày càng hoàn chỉnh mình và đã được Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, các chi cục kho bạc địa phương một phần nào đã đáp ứng những yêu cầu đó, đã cấp thêm một phần vốn để có thể đem đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và bảo trì cầu đường bộ. Khu Quản lý Đường bộ V đã đứng vững và ngày một khẳng định được mình trong nền kinh tế thị trường gay gắt hiện nay. Với một đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, năng động, luôn ham học hỏi và tìm tòi nghiên cứu, cơ quan liên tiếp gặt hái được những thành công trong nhiều năm tặng danh hiệu cơ sở đơn vị đứng đầu thi đua.
Về nhân lực, cơ quan có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ kỹ thuật cao và sự nhiệt tình cao trong công việc, không ngại khó khăn, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mỗi khi mưa bão, lũ lụt thì các lãnh đạo của ngành đường bộ là người trước tiên đi xem xét, họ có trách nhiệm rất cao trong quá trình sửa chữa, nâng cấp, tu bổ và xây dựng cầu đường bộ. Và có đội ngũ công nhân xây dựng lành nghề, có trách nhiệm và đầy sự nhiệt tình. Tổ chức bộ máy lãnh đạo từ khu cho đến cơ sở đều là những người tâm huyết với nghề nghiệp, trách nhiệm, am hiểu sâu về quản lý xây dựng. Thành phố Đà Nẵng vừa mới được phong tặng danh hiệu "Đô Thị Loại I" đang trên đà phát triển, để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của miền Trung. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Khu Quản lý Đường bộ V có thêm nhiều công trình để xây dựng, nâng cấp phục vụ cho nhân dân.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì Khu Quản lý Đường bộ V cũng có những khó khăn đáng kể. Trong khu vực của Khu Quản lý Đường bộ V quản lý đầu tư thường bị tác động lớn về khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, trong khi đó thì giá cả cũng là một khó khăn của cơ quan, luôn biến động phức tạp vì ảnh hưởng chung giá xây dựng ở khu vực miền Trung cũng như trên toàn Thế giới. Giá xăng dầu , sắt thép, xi măng luôn luôn biến động, chỉ toàn tăng lên gây không ít khó khăn trong công tác xây dựng cầu đường bộ. Vốn ngân sách Nhà nước cấp phục vụ hco việc thanh toán khối lượng công việc chậm và không đáp ứng được yêu cầu hư hỏng xuống cấp của hệ thống cầu đường do Khu Quản lý Đường bộ V quản lý và khai thác. Đội ngũ công nhân còn một số từ chiến khu nên việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật hiện còn có nhiều hạn chế, không thể tiếp thu kịp thời những kỹ thuật tân tiến từ nước ngoài đem về nhưng họ cũng đã rất cố gắng tìm mọi cách học hỏi, bù đắp những hạn chế của mình bằng lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao.
2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V:
2.1. Các căn cứ tiền đề cho việc xây dựng giải pháp:
Trong nền kinh tế thị trường, mọi cơ quan, công ty hay doanh nghiệp thì cũng đề cạnh tranh nhau để mà tồn tại, bởi chính vì vậy, mà Khu Quản lý Đường bộ V cần phải tìm cách quản lý và sử dụng vốn đầu tư được tốt hơn, làm hoàn thiện nhiều công trình hơn nữa để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Tạo nên được nhiều uy tín cho cơ quan, xây dựng ngày một lớn mạnh để tạo niềm tin trong nhân dân, cố gắng nhận được nhiều công trình, nguồn thu tăng để có thể sử dụng để sửa chữa, nâng cấp, bảo trì các công trình cầu đường bộ. Tạo nhiều công ăn việc làm cho công nhân, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Cùng với Nhà nước, Khu Quản lý Đường bộ V góp phần thu hút ngày càng nhiều số lượng lao động và đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Cơ quan phải luôn hoàn thiện mình, bởi vì nếu như có sai sót trong bất kỳ một khâu nào thì cũng đều có thể dẫn tới sự khó khăn cho công việc quản lý và điều hành của cơ quan.
2.2. Các hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V:
Khu Quản lý Đường bộ V phải có trách nhiệm trong công tác trình duyệt, quản lý hồ sơ quyết toán vốn đầu tư đúng quy định. Chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với tài liệu trong hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư. Phải cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra (kiểm tra, kiểm toán). Lựa chọn đơn vị kiểm toán, ký và tổ chức thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất nếu gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của dự án. Cùng với nhà thầu, cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ cho dự án xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại trong quá trình quyết toán vốn đầu tư. Thực hiện thu hồi đầy đủ số vốn đã chi trả cho cá nhân, đơn vị sai so với chế độ quy định.
Mặt khác, chủ đầu tư còn phải có trách nhiệm thực hiện hoặc thuê các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp xây lắp có tư cách pháp nhân lập, hoặc thẩm định dự án do các tổ chức tư vấn khác lập, quản lý dự án, thực hiện dự án đầu tư thông qua hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành. Chủ đầu tư có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau theo quy định để thực hiện dự án và có trách nhiệm toàn diện, liên tục về quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ khi lập dự án, thực hiện dự án được duyệt. Chủ đầu tư có trách nhiệm trả nợ các nguồn vốn vay, vốn huy động đúng thời hạn và các điều kiện đã cam kết khác khi huy động vốn.
Khu Quản lý Đường bộ V phải luôn nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách về công tác tài chính, tiết kiệm nhất những chi phí bất hợp lý, không cần thiết phải có, không rõ ràng. Thực hiện đầu tư tập trung, trọng điểm và hạn chế đầu tư dàn trải phân kỳ. Khu Quản lý Đường bộ V phải phối hợp chặt chẽ với Kho bạc địa phương để có biện pháp bố trí vốn đúng mục đích, mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, nguồn nào vố trí vốn cho đúng nguồn đó không vận dụng làm trái những quy định hiện hành của Nhà nước. Cơ quan phải nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật thường xuyên để có thể đuổi kịp những tiến bộ của thế giới nhằm áp dụng vào công việc đáp ứng cho ngành xây dựng quản lý cầu đường bộ. Luôn phải chăm lo cho đời sống tinh thần lẫn vật chất cho cán bộ công nhân viên của ngành, để họ ngày càng phấn đấu hơn nữa trong công việc, ra sức góp phần vào công tác quản lý và xây dựng, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Cùng với Khu Quản lý Đường bộ V thì Cục đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch - Đầu tư, kho bạc địa phương phải tạo điều kiện để cơ quan có thể làm tốt công việc của mình . Cấp cho những nguồn vốn cần thiết mà Bộ đã chi cho để sử dụng trong công tác sửa chữa, nâng cấp và tu bổ cầu đường bộ, tạo điều kiện để làm việc được tốt hơn. Tăng thêm kinh phí duy tù đường bộ hàng năm để đảm bảo làm hết các khối lượng trong hạng ngạch duy tu. Nâng cao thu nhập cho văn phòng đồng thời phải giải quyết công ăn việc làm nhằm đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
Tại Khu Quản lý Đường bộ V cần phải có những giải pháp đúng đắn hơn nữa để có thể tăng thu năm sau cao hơn nhiều năm trước thì mới giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng, những công trình chưa có nguồn vốn khả năng để nâng cấp, sửa chữa và bảo trì. Cũng nên đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam có kế hoạch cấp vốn trả nợ khối lượng còn lại của những năm trước đây và giao thêm nhiều nhiệm vụ sửa chữa định kỳ để giải quyết công ăn việc làm của các cán bộ công nhân viên trong cơ quan. Sử dụng nguồn vốn phải đúng với kế hoạch, hoạch định, tránh những sai sót không đáng có làm hao hụt nguồn vốn đầu tư và điều quan trọng nhất là tránh được những tiêu cực trong đội ngũ lãnh đạo cũng như công nhân dưới quyền mình luôn luôn mở những lớp đào tạo, nâng cao kỹ thuật tay nghề cho cán bộ công nhân viên, phải có những máy móc hiện đại tân tiến nhập về từ nước ngoài để có thể vượt kịp với thời đại.
Khu Quản lý Đường bộ V phải thẩm duyệt chặt chẽ về hồ sơ thiết kế và dự toán ban đầu để tránh những sai sót không đáng có gây những hậu quả về sau. Giám sát khống chế chặt chẽ về khối lượng phát sinh để tránh thất thoát và làm kéo dài thêm thời gian thi công của những công trình. Đồng thời cũng quản lý chặt giá thành thi công như nhân công, thiết bị công trình, xe, máy móc: các loại máy công trình, xe vận tải..., vật tư chủ yếu như nhựa đường, ximăng, sắt thép... nhiên liệu như xăng dầu các loại. Đây là những thứ rất dễ bị lợi dụng tăng giá gây nhiều thiệt hại cho công trình, nó có thể ảnh hưởng rất lớn tới việc công trình hoàn thành được nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Công tác kiểm tra, kiểm soát cần phải được tăng cường vì đây là điều không thể thiếu được, luôn phải kiểm tra, kiểm soát trong quá trình xây dựng, quản lý tốt các loại chi phí khác dùng trong khi xây dựng công trình.
Đặc biệt nếu các công trình có nguồn vốn đầu tư lớn thì phải tổ chức đấu thầu để giảm giá, có thể tiết kiệm được vốn để nâng cao hiệu quả về đồng vốn, đem những nguồn vốn tiết kiệm được đi đầu tư xây dựng mới những công trình tiếp theo tạo nhiều công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên.
Nếu thiếu vốn để đầu tư một công trình xây dựng cầu đường bộ nào đó thì Khu Quản lý Đường bộ V phải đi huy động các nguồn vốn và phải vay ngân hàng. Điều quan trọng đặt ra trong hình thức này là phải lựa chọn cách thức vay thích hợp và giữ uy tín trong quá trình vay như trả lãi đúng kỳ hạn, vay đúng theo những quy định chung của ngân hàng... Quản lý có hiệu quả hay không cơ quan còn phải lưu ý đến các khoản chi như thi phí về điện thoại. Hằng năm, khoản chi phí này chiếm một khoản rất lớn trong chi phí quản lý nhưng cơ quan chưa kiểm soát hậu quả được. Hiện tượng dùng điện thoại còn nhiều, nhất là những cuộc điện thoại đường dài liên tỉnh vì thế bên cạnh ý thức của những cán bộ công nhân viên trong Khu Quản lý Đường bộ V, cơ quan cần có biện pháp cứng rắn hơn như đề nghị trả tiền cuộc gọi, mạnh hơn là từ hướng kỷ luật... để giảm bớt chi phí này. Đồng thời cũng phải giảm bớt những khoản chi phí sử dụng điện, nước... Và có một khoản chi phí cần phải tiết kiệm và bây giờ đang được cả nước cảnh báo là dùng xe Nhà nước, xe biển số xanh để đi công chuyện riêng, đi chơi, đi về quê của một số cán bộ công nhân viên, nếu tiết kiệm được khoản đó thì sẽ tăng thêm được một nguồn vốn vô cùng lớn.
Kiểm tra về chu trình các nghiệp vụ có ảnh hưởng đến thu hay chi tiền. Kiểm tra độc lập thông qua kiểm kê quỹ hay đối chiếu với ngân hàng. Trong thực tế, muốn kiểm soát một cách hữu hiệu đối với bằng tiền cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: thu phải đủ và chi phải đúng, phải duy trì số dư tồn quỹ hợp lý. Và phải luôn kiểm soát nội bộ với công việc thu quỹ và chi quỹ.
Ở phòng kế toán của Khu Quản lý Đường bộ V có các nhiệm vụ xử lý số liệu và định kỳ lập báo cáo tài chính, các báo cáo này phải nêu rõ ưu, khuyết điểm trong công tác quản lý, những nguyên nhân cơ bản và biện pháp cải thiện.
Ngoài ra cơ quan nên tổ chức một hệ thống kiểm toán nội bộ thường xuyên kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư trên cơ sở các kế hoạch đã lập sẵn. Điều quan trọng là phải nghe những ý kiến đúng từ phía những cán bộ công nhân viên trong cơ quan, chỉ thị công việc cho từng người, xem xét họ có khả năng gì thì phát huy tài năng trong con người họ, khơi gợi lòng nhiệt tình trong mỗi cán bộ công nhân viên trong cơ quan.
Trên đây là một số biện pháp em xin đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V. Hy vọng rằng những giải pháp này sẽ giúp cơ quan nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn đầu tư trong thời gian tới.
Lời kết
Vốn đầu tư là một nguồn vốn vô cùng quan trọng trong công tác quản lý ở các cơ quan chủ đầu tư. Có được nguồn vốn đầu tư này rồi thì phải biết cách quản lý và sử dụng nó, phải tiết kiệm để đạt được hiệu quả cao trong quá trình đầu tư.
Qua thời gian kiến tập, nghiên cứu công tác báo cáo quyết toán vốn đầu tư ở Khu Quản lý Đường bộ V bản thân em nhận thấy giữa lý thuyết đã học ở trường và thực tế trên công việc về cơ bản là giống nhau, nhưng lý thuyết chỉ là lý thuyết nếu ta không có thực tế thì ta khó hình dung được công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Do vậy với tư cách là một người chưa có một chút kinh nghiệm gì trong thực tế nên những vấn đề em đóng góp pử trên chỉ là ở góc độ học viên nên còn có những hạn chế nhất định, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo tổ bộ môn Tài chính, đặc biệt là cô giáo Võ Thị Hảo cùng với các cô chú phòng Tài chính - Kế toán của Khu Quản lý Đường bộ V để chuyên đề của em đạt kết quả tốt hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình đến giáo viên hướng dẫn và các cô chú trong phòng Tài chính - kế toán của Khu Quản lý Đường bộ V đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian qua.
Đà Nẵng, ngày... tháng .... năm 2004
Sinh viên thực hiện
Vũ Thụy Quỳnh Trang
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
PHẦN I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ 3
1. Quy định chung 3
1.1. Khái niệm về vốn đầu tư 3
1.2. Tính chính xác của công tác quyết toán vốn đầu tư 3
1.3. Phân loại về nhóm các dự án 3
1.4. Đánh giá kết quả trong quá trình đầu tư 4
2. Quy định cụ thể 5
2.1. Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư 5
2.2. Biểu mẫu báo cáo quyết toán 6
3. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán 10
3.1. Mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán 10
3.2. Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán 12
3.3. Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán
báo cáo quyết toán vốn đầu tư được tính vào chi phí khác trong
giá trị quyết toán của dự án 12
4. Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư 12
PHẦN II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
TẠI KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V.
I. KHÁI QUÁT VỀ KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V 13
1. Lịch sử hình thành và phát triển Khu Quản lý Đường bộ V 13
1.1. Lịch sử hình thành 13
1.2. Quá trình phát triển 13
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm chủ yếu của Khu Quản
lý Đường bộ V 14
3. Cơ cấu tổ chức của Khu Quản lý Đường bộ V 16
3.1. Bộ máy quản lý chung 16
3.2. Các tổ chức trực thuộc Khu Quản lý Đường bộ V 17
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V 17
1. Thực trạng vốn đầu tư của Nhà nước tại Khu Quản lý Đường bộ V 17
1.1. Đặc điểm vốn đầu tư cho cầu đường của Khu Quản lý Đường bộ V 17
1.2. Mối quan hệ giữa các tổ chức có liên quan 18
2. Tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V 18
PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
TẠI KHU QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ V
1. Những thuận lợi và khó khăn 30
2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại
Khu Quản lý Đường bộ V 31
2.1. Các căn cứ tiền đề cho việc xây dựng giải pháp 31
2.2. Các hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V 32
Lời kết 36
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của cơ quan thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Khu Quản lý Đường bộ V.doc