Đề tài Một số giải pháp để nâng cao xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty may Sài Gòn 3
LỶ DO CHON fìỂ TÀI Xã hội ngày càng phát triển , yêu cầu về may mặc ngày càng đa dạng, phần lớn thu nhập của mọi người tập trung vào ăn mặc. Bên cạnh đó, theo quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới thì ngành may mặc thường là bước khởi đầu công nghiệp hóa cho các nước đang phát triển . Vì ngành may là ngành sử dụng nhiều lao động , vốn ít, thu lợi nhuận cao. Trên thực tế, nước Việt Nam có lực lượng lao động đồi dào nhưng trình độ tay nghề còn hạn chế, trong giai đoạn chuyển tiếp từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế côpg nghiệp thì ngành may rất thích hợp để tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Trong các năm qua , ngành may mặc Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đúng thứ 2 sau xuất khẩu dầu thô. Khi gia nhập thành viên WTO thì ngành may mặc gặp nhiều thách thức . Mỹ bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam tạo ra cơ hội nâng cao xuất khẩu xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhưng Việt Nam phải đối đầu với nguy cơ các doanh nghiệp Hoa Kỳ kiện phá giá và sự cạnh tranh khốc liệt của các ngành dệt may Trung Quốc, Ấn Độ, hàn Quốc . và ngay cả thị trường trong nước. Do đó việc tìm kiếm thị trường tiềm năng cho ngành dệt may là điều tất yêu, việc chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn này là hướng đi thích hợp. Công ty Cổ phần May SG3 cũng đang đối diện vđi những cơ hội cũng như thách thức khó khăn ở thị trường trong và ngoài nước. Là một thành viên của công ty và có nhiều cơ hội tiếp cận thực tế đồng thời kết hợp với những kiến thức thầy cô truyền dạy. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài “ MỘT SÔ GIAI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO XUẤT KHẨU hàng may mặc sang thị trường NHẬT BẲN “ 2. MUC TIÊU NGHIỀN cứu Với kiến thức được truyền dạy từ các thầy cô và kinh nghiệm làm việc tại công ty , tôi nghiên cứu bối cảnh dệt may thế giới , thị trường Nhật Bản , mốt sô" nước có quan hệ xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam và năng lực hoạt động của công ty. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Công ty cổ phần May Sài Gòn 3. cụ thể phân tích thực trạng của công ty , đặc biệt là xuất nhập khẩu sang thị trường Nhật Bản , xác định ưu thế cũng như hạn chế của công ty để tìm ra giải pháp khắc phục. Mục tiêu cuối cùng là tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản - là một thị trường tiềm năng có nhập khẩu hàng may mặc cao. Để chia bớt rủi ro khi doanh nghiệp chỉ tập trung xuất khẩu sang Mỹ - là một thị trường đang có rất nhiều biến động về nền kinh tế cũng như rào cản về luật pháp. 3. PHƯƠNG PHẤP nghiên cứu : Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp : nghiên cứu tại văn phòng thông qua các tư liệu có sẵn trong công ty , thông tin từ các sách báo , internet . Từ các tài liệu thu thập được , đề tài tiến hành phân tích theo phương pháp phân tích tổng hợp - so sánh , phân tích thông kê , phân tích suy luận. 4. NÔI DUNG NGHIÊN cửu : Đe tài nghiên cứu được phân làm 3 chương : Chương I: Tổng quan về thị trường Dệt may thế giới, Nhật Bản và ngành dệt may Việt Nam. Phân tích đặc điểm , nhu cầu sản xuất và thị trường mua bán hàng dệt may trên thế giới . Tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may tại Nhật Bản và Việt Nam. Chươns II i Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần may Sài Gòn 3 , phân tích năng lực , tình hình tài chính , các khó khăn và thuận lợi trong việc xuất khấu hàng dệt may sang Nhật Bản. Chương III .Ễ Một số giải pháp nâng cao kim ngạch nước xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang Nhật bản. Xác định mục đích của giải pháp và đưa ra một sô" giải pháp để nâng cao số lượng hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản. 5. PHAM Vĩ NGHIÊN cứu : Đề tài này được nghiên cứu và đánh giá tình hình xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3 trong vòng 3 năm - từ năm 2005-2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp để nâng cao xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty may Sài Gòn 3.pdf