MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .4
LỜI MỞ ĐẦU 5
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP .7
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM .7
1.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm .7
1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 8
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm .9
1.1.4. Năng suất, chất lượng và chi phí .11
1.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm .13
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 13
1.2.1. Khái niệm, bản chất và nhiệm vụ của quản lý chất lượng .14
1.2.2. Những yêu cầu chủ yếu trong quản lý chất lượng 16
1.2.3. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng .17
1.2.4. Một số hệ thống quản lý chất lượng .18
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NDT .21
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 21
2.1.1. Tên, địa chỉ của Công ty .21
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty .21
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý .23
2.2. CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ CHUNG 28
2.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing .28
2.2.2. Cơ cấu lao động của Công ty .31
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty .32
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 34
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NDT 36
2.3.1. Khái quát công tác quản lý chất lượng của Công ty 36
2.3.2. Phân tích công tác quản lý chất lượng của Công ty 41
2.3.3. Những kết quả đã đạt được 46
2.3.4. Những vấn đề còn tồn tại .46
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NDT 48
3.1. Giải pháp 1 48
3.2. Giải pháp 2 51
3.3. Giải pháp 3 54
3.4. Giải pháp 4 55
3.5. Giải pháp 5 58
Kết luận 62
Tài liệu tham khảo 63
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công việc đòi hỏi cả về số lượng và hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao đối với nhân công thì Công ty rất có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực.
Như vậy, Công ty cần phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động hơn nữa để có thể đáp ứng được những khối lượng công việc nhiều hơn, có độ phức tạp hơn. Đối với khối lao động gián tiếp, Công ty nên khuyến khích học cao học, đại học hoặc tự nghiên cứu thêm chuyên môn để có thể đáp ứng được nhu cầu về chuyên môn kỹ thuật, về quản lý, kinh doanh, điều hành doanh nghiệp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty:
2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, là loại vốn quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào, nó thể hiện một phần quy mô của doanh nghiệp. Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định:
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty NDT
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
So sánh
Số tuyệt đối
%
1. Doanh thu thuần (đ)
37.611.954.976
42.636.728.139
5.024.773.163
13,35
2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (đ)
95.103.896
464.368.057
369.264.161
388,2
3. Vốn cố định bình quân (đ)
8.103.413.574
8.379.914.378
276.500.804
3,41
4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = 1/3 (Lần)
4,64
5,09
0,45
9,69
5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định = 2/3 (Lần)
0,01
0,06
0,05
500
(Nguồn: Từ số liệu Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 Công ty NDT)
Từ Bảng 3 thấy được rằng năm 2009 một đồng vốn cố định đem lại 4,64 đồng doanh thu, thì đến năm 2010 cũng một đồng vốn cố định bình quân đã đem lại 5,09 đồng doanh thu, chứng tỏ Công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả.
Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2010 tăng nhiều so với năm 2009. Nếu như một đồng vốn cố định bình quân đem lại 5,09 đồng doanh thu trong năm 2010 thì cũng một đồng đó đem lại 0,06 đồng lợi nhuận thuần của một đồng vốn cố định bình quân, từ đó cho thấy sức sinh lợi của tài sản cố định đã tăng lên (0,06đ so với 0,01đ của năm 2009). Tuy mức tăng này chưa cao nhưng cũng chứng tỏ Công ty đã không ngừng khai thác và kết hợp tối đa công suất của tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Công ty, và là một chỉ số tài chính dùng để đo lường hiệu quả hoạt động cũng như năng lực tài chính trong ngắn hạn của Công ty.
Bảng 4: Chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn lưu động
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
So sánh
Số tuyệt đối
%
1. Doanh thu thuần (đ)
37.611.954.976
42.636.728.139
5.024.773.163
13,35
2. Lợi nhuận thuần (đ)
95.103.896
464.368.057
369.264.161
388,2
3. Vốn lưu động bình quân (đ)
12.529.722.728
18.236.161.881
5.706.439.153
45,5
4. Số vòng quay vốn lưu động = 1/3 (Lần)
3
2,34
-0,06
- 22
5. Sức sinh lợi vốn lưu động = 2/3 (Lần)
0,01
0,03
0,02
200
6. Thời gian luân chuyển vốn lưu động (360/4 - Ngày)
120
153
33
27,5
(Nguồn: Từ số liệu Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 Công ty NDT)
Vòng quay vốn lưu động của Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT năm 2009 đạt 3 vòng, năm 2010 còn 2,43. Điều này dẫn tới tốc độ vòng quay vốn lưu động tăng. Năm 2009 để cho vốn lưu động quay được một vòng chỉ cần 120 ngày/vòng nhưng năm 2010 cần đến 153 ngày/vòng. Có nghĩa Công ty sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn năm 2009. Mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng lượng vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu kinh doanh trong năm lại tăng. Do đó khả năng sinh lời của vốn lưu động tuy có tăng nhưng không đáng kể.
Để đánh giá khách quan ta thấy, do cạnh tranh và rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động, khả năng sinh lợi tăng rất ít không phải là điều ngạc nhiên.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:
2.2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị: 1000 đ)
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Tăng/ Giảm
Tỉ lệ (%)
1. Doanh thu thuần
37.611.954
42.636.728
5.024.774
13,35
2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
95.104
464.368
369.264
388,3
3. Lợi nhuận khác
19.485
28.953
9.468
48,59
4. Tổng lợi nhuận trước thuế
114.589
493.321
378.732
330,5
5. Tổng lợi nhuận sau thuế
96.919
419.731
322.812
333,1
(Nguồn: Từ số liệu Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 Công ty NDT)
So sánh năm 2009 với năm 2010 ta thấy kết quả kinh doanh có sự thay đổi theo xu hướng tăng, đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của Công ty. Doanh thu thuần của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5.024.774 (1000đ) tương ứng với 13,35%, đây là một con số khá lớn thể hiện sự tiến triển một cách rõ rệt, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng tăng lên rất cao (388,3%).
Chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Công ty năm 2010 tăng so với năm 2009. Tỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần năm 2009 là 0,26%, năm 2010 là 0,98%, tăng 0,72%. Dù vậy, ban lãnh đạo Công ty vẫn cần phải tìm các biện pháp để tăng tỉ số này. Tỉ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỉ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỉ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỉ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
2.2.4.2. Tình hình lợi nhuận:
Bảng 6: Tình hình lợi nhuận của Công ty CP Phát Triển Kỹ Thuật NDT
CHỈ TIÊU
Năm 2009
Năm 2010
Chênh lệch
1. Doanh thu thuần (đ)
37.611.954.976
42.636.728.139
5.024.773.163
2. Tổng nguồn vốn hay tài sản bình quân (đ)
21.220.905.313
26.700.897.259
5.479.991.946
3. Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân (đ)
2.868.688.291
3.063.866.532
195.478.241
4. Tổng lợi nhuận trước thuế (đ)
114.589.109
493.321.025
378.731.916
5. Doanh lợi doanh thu (Lần)
0,003
0,01
0,007
6. Doanh lợi vốn hay tài sản cố định (Lần)
0,005
0,02
0,015
7. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (Lần)
0,04
0,16
0,12
(Nguồn: Từ số liệu Báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 Công ty NDT)
Kết quả trên cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của một đồng doanh thu tăng. Điều này chủ yếu là do năm 2010 Công ty thực hiện tốt giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận. Hơn nữa, các chỉ tiêu doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu đều tăng. Kết quả này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2010 tốt hơn năm 2009. Tuy mức tăng không cao nhưng điều này cũng cho thấy rằng tình hình sử dụng tài chính đang có xu hướng tốt.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NDT
2.3.1. Khái quát công tác quản lý chất lượng của Công ty:
Nhận thức được chất lượng là vũ khí cạnh tranh số một trong thời điểm hiện nay, là điều kiện quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của Công ty, nên ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng cho Công ty một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
Với những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong năm 2008, tháng 1 năm 2009 Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT đã chính thức được cấp chứng chỉ về việc áp dụng thành công hệ thống ISO 9001:2000. Đây là một thành công lớn giúp Công ty thuận lợi hơn trong đối ngoại, đảm bảo các yêu cầu theo hợp đồng với khách hàng. Mặt khác, việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 giúp Công ty xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, từ đó có thể tăng cường chất lượng, nâng cao năng suất, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.3.1.1. Hình thức tổ chức sản xuất và chức năng của các bộ phận:
Đấu thầu
Nghiệm thu
Hoàn thiện
Thi công
Nhận thầu
Lập dự toán
Thanh quyết toán
Bàn giao
Ký hợp đồng
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty NDT
Sản phẩm của Công ty là các dự án cơ điện công trình mà Công ty đã trúng thầu hoặc được thuê. Bộ phận kế hoạch dự án đánh giá hồ sơ dự án và hiện trạng các dự án, dựa vào mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty để quyết định việc đấu thầu và ký hợp đồng với khách hàng. Bộ phận kế hoạch, bộ phận vật tư cùng với bộ phận kế toán kết hợp lập dự toán về vật tư, tài chính cho dự án, công trình.
Qui trình công nghệ là căn cứ cơ bản để xác định đối tượng, tập hợp chi phí, lựa chọn phương pháp phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hoạt động thi công dự án, công trình, đảm bảo hiệu quả và tăng lợi nhuận cho Công ty. Đội trưởng bộ phận quản lý thực hiện dự án hoạt động như một giám đốc điều hành dự án công trình, chịu trách nhiệm mọi mặt về tiến độ, chất lượng, kinh tế, an toàn lao động trên công trình, dự án theo qui định của Nhà nước và qui chế của Công ty. Công ty đã thành lập các đội chuyên sâu như đội lắp đặt thiết bị, đội lắp đặt ống gió, đội lắp đặt ống nước, đội lắp đặt điện, cùng một đội ngũ kỹ sư quản lý các mặt. Công ty chỉ đạo, bàn giao hàng ngày, hàng tuần, kịp thời giải quyết mọi yêu cầu phục vụ cho tiến độ công việc hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trong quá trình thi công, bộ phận lắp đặt với chức năng chính và quan trong nhất phải tuân thủ nghiêm ngặt sự kiểm tra, giám sát và chỉ đạo thi công của bộ phận cơ điện và bộ phân môi trường để bảo đảm chất lượng kỹ thuật và môi trường tốt nhất.
Trong giai đoạn hoàn thiện, lắp ráp xong thiết bị, tiến hành việc vận hành thử, đảm bảo cho khách hàng có thể sử dụng thiết bị vào hoạt động phục vụ sản xuất, kinh doanh của họ. Cung ứng cho khách hàng đầy đủ, kịp thời và đúng chất lượng, đủ số lượng cần thiết theo hợp đồng những vật tư, phụ tùng phục vụ cho việc lắp ráp hoàn chỉnh thiết bị máy móc hay nhu cầu sử dụng.
Khi tổ chức vận hành thử, phải có mặt khách hàng và đầy đủ các bộ phận có liên quan. Kiểm tra trước việc lắp ráp, cùng tham gia vận hành thử và bàn giao cho khách hàng sau khi bộ phận an toàn kiểm tra về kỹ thuật, quy trình công nghệ, kiểm tra chất lượng, đánh giá chất lượng dự án và bộ phận bảo hành trao sổ bảo hành chi tiết cho khách hàng. Khách hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ thanh quyết toán với bộ phận kế toán.
2.3.1.2. Công tác triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và nâng cao nhận thức về chất lượng
Công ty đã xây dựng, thiết kế văn bản và duy trì hệ thống quản lý chất lượng làm phương tiện để đảm bảo rằng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phù hợp với yêu cầu và chính sách chất lượng của Công ty. Hệ thống chất lượng gồm các tài liệu về sổ tay chất lượng, các quy trình hướng dẫn công việc nhằm quản lý nội bộ toàn Công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn yêu cầu khách hàng để tạo lòng tin với khách hàng, đánh giá chất lượng để hệ thống được duy trì.
Hệ thống quản lý chất lượng quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận và hướng dẫn công việc cụ thể trong từng bộ phận của Công ty. Cấu trúc hệ thống chất lượng bao gồm ba phần được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Tầng I
STCL
Quy trình
Tầng II
Hướng dẫn công việc
Hồ sơ chất lượng
Tầng III
Sơ đồ 4: Cấu trúc hệ thống tài liệu chất lượng của Công ty
Hệ thống văn bản của Công ty gồm 3 tầng:
Tầng I: Sổ tay chất lượng: Chính sách chất lượng, các mục tiêu chất lượng, tổ chức quản lý chất lượng, phân công trách nhiệm quyền hạn, mô tả chung các yếu tố của hệ chất lượng.
Tầng II: Các quy trình chất lượng: thể hiện các biện pháp kiểm soát và điều phối hoạt động có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Tầng III:
Các hướng dẫn công việc: các quy định cho người làm việc thực hiện gồm: các kế hoạch chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cụ thể quy trình thao tác, các tài liệu để tra cứu biểu mẫu.
Hồ sơ chất lượng: các báo cáo thử nghiệm các biểu mẫu đã được thực hiện và các báo cáo khác.
Công ty đã tiến hành xây dựng triển khai khai chính sách chất lượng đến toàn Công ty, huy động mọi thành viên trong Công ty tham gia vào công tác quản lý chất lượng. Chính sách chất lượng là tấm gương phản chiếu sự đổi mới nhận thức của ban lãnh đạo về chất lượng sản phẩm.
Chính sách chất lượng của Công ty là: “Chất lượng cao là tạo uy tín và sức mạnh cạnh tranh”
Song song với việc xây dựng, triển khai hệ thống văn bản chất lượng Công ty còn in ra cấp phát cho cán bộ công nhân viên trong Công ty để đảm bảo chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của Công ty được hiểu thấu đáo.
Công ty đã tập chung nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới và nâng cấp hệ thống máy móc, phương tiện, trang thiết bị cho các phòng ban, các đội thi công.
Bảng 7: Danh mục các quy trình chất lượng của Công ty NDT
Tên tài liệu
Ngày ban hành
1. QT kiểm soát tài liệu nội bộ
3/2/2009
2. QT kiểm soát HSCL
3/2/2009
3. QT xử lý sản phẩm không phù hợp
15/2/2009
4. QT kỹ thuật thống kê
10/4/2009
5. QT lưu kho - bảo quản vật tư, thiết bị
1/2/2009
6. QT khắc phục và phòng ngừa
10/9/2009
7. QT kiểm tra và thử nghiệm
10/9/2009
8. QT kiểm soát thiết bị đo lường
15/2/2009
9. QT kiểm soát tài liệu bên ngoài
15/2/2009
10. QT kiểm soát quá trình thi công
10/4/2009
11. QT trạng thái kiểm tra và thử nghiệm
10/4/2009
(Nguồn: từ tài liệu Phòng Kỹ thuật Công ty CP Phát Triển Kỹ Thuật NDT)
Nhìn chung, việc triển khai chương trình quản lý chất lượng được Công ty thực hiện có hiệu quả, phong trào chất lượng lên cao tạo nên môi trường làm việc khoa học, cán bộ công nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong công việc của mình.
2.3.2. Phân tích công tác quản lý chất lượng của Công ty:
Hiện nay công tác quản lý chất lượng của Công ty còn gặp một số nhược điểm, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và công trình của Công ty:
2.3.2.1. Nhân tố con người:
Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và sự hợp tác giữa mọi thành viên và bộ phận trong Công ty.
Bảng 8: Cơ cấu đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp Công ty NDT
BỘ PHẬN
Số lượng
BẬC THỢ
Phổ thông
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
1. Đội lắp đặt thiết bị
21
16
-
2
2
-
1
2. Đội lắp đặt ống gió
17
13
1
1
1
1
-
3. Đội lắp đặt ống nước
19
15
2
1
-
1
-
4. Đội lắp đặt điện
15
13
-
-
-
1
1
Tổng cộng
72
57
3
4
3
3
2
Tỉ lệ (%)
100
79,16
4,16
5,5
4,16
4,16
2,7
(Nguồn: từ tài liệu phòng Nghiệp vụ)
Từ bảng trên ta thấy lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông, số lượng công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao trong các đội lao động trực tiếp của Công ty là rất hạn chế, lao động lành nghề từ bậc 4 trở lên chỉ có 12 người ứng với 16,66%. Kỹ năng công nhân thấp kém như vậy là một yếu tố cản trở trong quá trình quản lý. Chất lượng lao động thấp kém dẫn tới chất lượng sản phẩm trực tiếp không cao, vì thế hiệu quả quản lý thấp, hiệu lực quản lý dự án cũng vì thế mà thấp kém.
Thông qua quá trình tìm hiểu về một số khâu trong quy trình sản xuất thì việc xuất hiện các lỗi sai hỏng trong các khâu thi công do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhân tố con người:
Trong tất cả các khâu lắp đặt: Trình độ của người lao động còn hạn chế và trong quá trình làm việc không tập trung nên việc xem và đối chiếu sản phẩm với bản vẽ thiết kế còn sơ sài và qua loa, không hiểu thấu đáo những thông số kỹ thuật làm cho việc thi công chậm tiến độ, sai hỏng xảy ra nhiều hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc khắc phục lỗi.
Trong khâu lắp đặt tủ điện tổng thiết bị đóng cắt: Trong quá trình vận chuyển tủ điện, đối với loại tủ điện đặt trên sàn, do không cẩn thận nên công nhân đôi khi làm cho tủ điện bị trầy xước bề mặt, làm cho tủ điện dễ bị oxy hóa, làm giảm tính thẩm mỹ.
Trong khâu lắp đặt máng, ống dây và cáp điện: Tại khâu này yêu cầu của công việc rất phức tạp, mỗi loại cáp, máng và ống khác nhau cần có kỹ thuật lắp đặt khác nhau, nhưng do trình độ của người công nhân còn hạn chế và do không tập trung làm việc dẫn đến thỉnh thoảng vẫn gặp lỗi xoắn cáp khi kéo dây, độ cong của máng và ống không đúng kỹ thuật, làm cho thi công gặp khó khăn.
Trong khâu thi công hệ thống cấp nước: Do trong khi cắt gọt ống GI công nhân không chú ý nên sẽ dẫn đến ống cắt không cân, mạt cắt bị lọt vào ống, đến khi hàn ống mất nhiều thời gian chỉnh sửa lại.
Trong khâu thi công hệ thống thoát nước thải: Trong phương pháp nối ống PVC, công nhân đánh dấu phần ống tiếp xúc với Fitting thường không chính xác, dẫn đến việc bôi keo không đúng vị trí gây lãng phí keo hoặc ảnh hưởng đến chất lượng mối nối.
Tóm lại, nhân tố con người quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm vì vậy việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay của Công ty.
2.3.2.2. Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng. Chính vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Để tổ chức tốt các mục tiêu chất lượng đặt ra Công ty cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Do đó việc tìm được nhà cung ứng tin cậy cũng như việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào là hết sức quan trọng và cần thiết.
Khâu lựa chọn nhà cung ứng: Là một nhân tố quan trọng trong hệ thống cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho Công ty. Việc tìm được một nhà cung ứng tin cậy đòi hỏi Công ty phải có một quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng để có đầy đủ các thông tin về nhà cung ứng… từ đó tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn định với một số nhà cung ứng. Nguyên vật liệu không đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra của Công ty thấp. Hiện nay Công ty chưa có được một hệ thống hồ sơ và danh mục các nhà cung ứng để tiện theo dõi các vấn đề về chất lượng nguyên vật liệu.
Quản lý đầu vào nguyên vật liệu: Hiện nay tại Công ty công tác kiểm tra nguyên vật liệu vẫn còn lỏng lẻo, công tác mua nguyên vật liệu vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ trong tất cả mọi khâu. Công ty cần quan tâm đúng mức đến khâu đảm bảo chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu, nếu không sẽ gây khó khăn cho quá trình thi công, sản phẩm tạo ra không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3.2.3. Các loại sai hỏng chính và tỷ trọng từng loại sai hỏng:
Tại Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT có rất nhiều khâu thi công trong quy trình sản xuất. Do các nguyên nhân khác nhau đặc biệt là nhân tố con người mà dẫn đến xuất hiện các lỗi sai hỏng gây ra những thiệt hại cho Công ty.
Mỗi loại sai hỏng đều có hiện tượng, nguyên nhân làm sai hỏng trong các khâu của quy trình sản xuất, hoặc là do con người, hoặc là do nguyên vật liệu… Để thấy được từng loại sai hỏng và tỷ trọng của chúng, ta xét các loại lỗi thường gặp trong hai năm 2009 - 2010. Từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. Sau đây là một số sai hỏng thường gặp:
Bảng 9: Một số sai hỏng thường gặp và nguyên nhân gây sai hỏng.
DẠNG SAI HỎNG
HIỆN TƯỢNG
NGUYÊN NHÂN
Ống PVC không đạt tiêu chuẩn
- Độ dày ống không đều.
- Ống PVC cong vênh.
- Do khâu mua hàng không xem xét tiêu chuẩn, nhà cung ứng và nhà sản xuất.
- Do khâu bảo quản vật tư tại công trường: ống bị để ngoài nắng.
Hỏng dao cắt gọt
Dao cắt gọt nhanh chóng bị nóng và nứt, gãy.
- Do chất lượng dao không tốt.
- Do quá trình cắt gọt không đúng kỹ thuật.
Xước cáp điện
Bề mặt ngoài của dây cáp không nhẵn.
Do công nhân dải cáp không cẩn thận, để cáp kéo trượt trên nền.
Mối nối ống không chắc chắn hoặc thừa keo làm dính bụi bẩn
- Mối nối bị lỏng.
- Cát bụi dính vào mối nối.
Do công nhân đánh dấu mối nối không chính xác gây ra việc bôi keo không đúng chỗ.
Tủ điện bị bong ra khỏi tường
Vữa xung quanh tủ điện bị bong, tủ điện lệch ra ngoài.
- Do khi xây bệ và chát quanh tủ điện sử dụng vật liệu không thích hợp.
- Do trình độ lắp đặt của công nhân.
Đường ống dẫn bị lệch
Đường ống không đặt được vào vị trí.
- Do khi hàn, nối bị lệch.
- Do cố định lệch.
Dây cáp mỏng không đạt tiêu chuẩn
Vỏ cáp mỏng
Do quá trình mua hàng không xem xét tiêu chuẩn, hãng sản xuất, nhà cung ứng.
(Nguồn: Từ tài liệu Phòng Kỹ thuật Công ty NDT)
Bảng 10: Các loại sai hỏng tiêu biểu năm 2009 -2010
STT
DẠNG SAI HỎNG
SỐ DỰ ÁN GẶP PHẢI SAI HỎNG
TỶ LỆ %
1
Ống PVC không đạt tiêu chuẩn
2
10,5
2
Hỏng dao cắt gọt
3
15,8
3
Xước cáp điện
4
21,05
4
Mối nối ống không chắc chắn hoặc thừa keo làm dính bụi bẩn
2
10,5
5
Tủ điện bị bong
1
5,3
6
Đường ống dẫn bị lệch
3
15,8
7
Dây cáp mỏng không đạt tiêu chuẩn
4
21,05
Tổng
19
100
(Nguồn: Từ tài liệu phòng Kỹ thuật Công ty NDT)
Nhận xét: Như vậy quá trình thi công của Công ty thường xuất hiện 7 loại sai hỏng chủ yếu, đối với từng công trình, dự án thì số lượng các sai hỏng này khác nhau nhiều hay ít. Tất cả các dạng sai hỏng kể trên đều đã gặp trong quá trình thi công. Nguyên nhân của các sai hỏng này là do các yếu tố đã được phân tích ở phần trên:
Trong quá trình thi công, do Công ty chưa quan tâm đúng mức tới việc đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề cho đội công nhân nên dẫn đến nhiều sai sót, và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến số lượng sai hỏng nhiều hơn so với qui định của Công ty.
Trong quá trình bảo quản và quản lý đầu vào của nguyên vật liệu, Công ty vẫn còn tùy tiện giao trách nhiệm cho một số công nhân thiếu kinh nghiệm, kỷ luật còn lỏng lẻo.
Tóm lại: Công tác quản lý chất lượng thi công của Công ty còn một số những sai sót, tuy không nghiêm trọng nhưng cũng đã làm cho Công ty tốn khá nhiều thời gian và chi phí cho việc khắc phục. Để cải thiện tình hình, Công ty đã và đang nghiên cứu tìm ra các biện pháp để cải thiện công tác quản lý chất lượng. Các biện pháp này bao gồm các giải pháp về kỹ thuật, quản lý và đặc biệt là công tác giáo dục đào tạo tay nghề và sự hiểu biết của toàn bộ người lao động về tầm quan trọng của chất lượng và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển lâu dài của Công ty.
2.3.3. Những kết quả đã đạt được:
Nhìn chung công tác quản lý chất lượng của Công ty đã đi vào ổn định. Hệ thống văn bản trong hệ thống chất lượng đã được xây dựng đầy đủ và qua sửa đổi nhiều lần để hoàn thiện hơn. Công tác triển khai nhanh chóng, chặt chẽ, khoa học, tạo nên môi trường chất lượng khá sôi nổi trong toàn Công ty.
Chính sách chất lượng của Công ty dễ hiểu, phản ánh được sự đổi mới trong nhận thức về chất lượng là hướng tới sự thoả mãn nhu cầu khách hàng của ban lãnh đạo Công ty.
Công ty có khả năng tự thiết kế bản vẽ, lập hồ sơ từ dự thầu đến thi công, đảm bảo công trình, thi công có tính đồng bộ.
Hệ thống các phòng ban của Công ty đơn giản nhưng hoạt động hiệu quả.
Công ty đã xây dựng được một hệ thống tài liệu tương đối đầy đủ phản ánh được hoạt động quản lý chất lượng của công ty.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào nề nếp, có kế hoạch, có tính toán, khoa học và được văn bản hóa.
Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng được tiến hành khá chặt chẽ từ đầu đến cuối nên đã phát hiện, xử lý, ngăn chặn nhanh được các vấn đề bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng.
2.3.4. Những vấn đề còn tồn tại:
Mặc dù, công ty đã có sự chuyển biến nhận thức về chất lượng sản phẩm, song cách tiếp cận nhận thức của cán bộ công nhân viên về hệ thống chất lượng vẫn chưa thực sự đầy đủ và chuyên nghiệp.
Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tuy đã được tăng cường, nhưng chưa phát huy hết những tính năng của phương pháp quản lý hiện nay. Bộ phận kiểm tra chất lượng chủ yếu là các cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trong khi đó công nhân lao động trực tiếp chưa phát huy hết được ưu thế của mình, trình độ tay nghề và nghiệp vụ còn non kém.
Công tác quản lý đầu vào của nguyên vật liệu còn chưa được quan tâm nhiều, vẫn còn lỏng lẻo và thiếu khoa học ở một số khâu, dẫn đến chất lượng nguyên vật liệu kém.
Vấn đề quản lý chất lượng và biện pháp nâng cao chất lượng còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các phòng ban và công nhân, mà chưa có chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để phát huy tính sáng tạo, cải tiến chất lượng của công nhân viên, đặc biệt là bộ phận lao động trực tiếp.
Vẫn chưa hoàn thiện được hệ thống quản lý chi phí chất lượng nên chưa thể đánh giá hết được hiệu quả cũng như thiệt hại của công tác quản lý chất lượng.
Công tác đào tạo chất lượng mới chỉ ở mức tương đối, chưa đạt được kết quả cao. Các công nhân mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức, tiếp nhận và thực hiện chỉ thị từ cấp trên một cách máy móc mà chưa có sự sáng tạo để tìm ra các giải pháp trong mọi tình huống.
Như vậy, công tác quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT đã có nhiều điểm mạnh đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng chính sách, mục tiêu chất lượng đề ra, Công ty cần phải khắc phục một số tồn tại còn lại một cách hữu hiệu nhất.
Chương III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NDT
3.1. Giải pháp 1: Tăng cường công tác đào tạo nhận thức về chất lượng cho cán bộ và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công nhân.
1. Cơ sở lý luận:
Con người là chủ thể của mọi quá trình kinh tế xã hội. Đào tạo và bồi duỡng cho nguời lao động là cơ sở để thực hiện chiến lược phát huy nhân tố con nguời. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Sản phẩm của Công ty là sản phẩm về kỹ thuật, chứa đựng nhiều chất xám, do vậy yếu tố con nguời chiếm phần lớn trong sự thành bại của dự án. Muốn nâng cao chất lượng thì việc cần thiết phải làm là nâng cao trình độ của lao động trực tiếp, kinh nghiệm cho các kỹ sư và nhận thức của nhân viên về vấn đề chất luợng. Việc đào tạo, bồi duỡng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên là công việc cần phải được tiến hành một cách liên tục, thường xuyên, và phải phù hợp với chiến luợc phát triển của Công ty.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong Công ty, các kỹ sư và cán bộ quản lý là lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng của dự án. Mặc dù họ đều có trình độ đại học và có nhiều kinh nghiệm, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi vấn đề kiến thức phải thường xuyên cập nhật một cách liên tục và đều đặn.
Lực lượng lao động hiện nay ở Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT phần lớn là những người trẻ tuổi, họ năng động, nhiệt tình, có sức sáng tạo song nghiệp vụ chưa cao, lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
Vì vậy Công ty cần phải đào tạo nâng cao nhận thức về chất lượng cho các cán bộ quản lý, các kỹ sư và nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp để có thể nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty trên thị trường.
3. Nội dung của giải pháp:
* Đối tượng đào tạo: Các cán bộ quản lý dự án, các kỹ sư thiết kế và chỉ đạo thi công, và đội ngũ công nhân lao động trực tiếp.
* Nội dung:
Đối với những cán bộ quản lý dự án, Công ty cần đào tạo kiến thức về quản lý chất lượng, các phương pháp quản lý chất lượng và sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng.
Đối với các kỹ sư, Công ty cần đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật những phương pháp thiết kế mới, công nghệ mới..., đào tạo cách khắc phục và phòng ngừa sai sót trong thi công. Ngoài ra cũng cần đào tạo thêm về kiến thức quản lý chất lượng.
Đối với công nhân lao động trực tiếp, ngoài việc nâng cao tay nghề, Công ty cần giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong công việc.
Việc đào tạo phải phù hợp với chiến lược của Công ty. Công ty cần có một chiến lược kế hoạch hoá nguồn nhân lực trong 5 hoặc 10 năm nhằm mục tiêu thích ứng với cường độ cạnh tranh càng cao và nhu cầu tăng trưởng, phát triển của Công ty trong tương lai. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực sẽ giúp Công ty nắm bắt được trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của từng người, các tiềm năng cần khai thác để có thể nâng cao chất lượng.
* Hình thức thực hiện:
Quá trình đào tạo về kiến thức chất lượng sẽ được tiến hành định kỳ 6 tháng một lần trong thời hạn 2 ngày, còn các kỹ sư sẽ được học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để nâng cao nhận thức về chất lượng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty có thể thực hiện các hình thức sau:
Đào tạo tại chỗ các kỹ sư và cán bộ quản lý dự án, do một người có kinh nghiệm hay thuê chuyên gia đào tạo tại Công ty.
Đối với công nhân các đội thi công và nhân viên mới, do thiếu kinh nghiệm nên Công ty trực tiếp cử người có trình độ kèm cặp họ, vừa học vừa làm và vận dụng ngay lý thuyết vừa học vào thực tế, hoặc tổ chức những lớp ngắn hạn về nghiệp vụ nhằm giúp họ dễ dàng hơn trong công việc.
Đối với những nhân viên có trình độ cao, Công ty cử đi học các lớp tập huấn tại các trường đào tạo chất lượng, sau đó trở về truyền đạt lại các kiến thức đã học được cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Chi phí đào tạo cán bộ công nhân viên đều do Công ty trích từ quỹ ra nhằm kích thích người lao động học tập tốt. Trong thời gian đi học, Công ty vẫn trả lương cho họ.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chất lượng.
4. Hiệu quả của giải pháp:
Với giải pháp trên, CBCNV trong Công ty sẽ được bồi dưỡng hoàn chỉnh về chất lượng. Nhận thức của cán bộ quản lý và các kỹ sư thiết kế, chỉ đạo thi công về chất lượng được nâng cao. Trình độ của công nhân sẽ tăng lên một cách rõ rệt làm cho quá trình thi công được tốt ngay từ đầu, hạn chế các sai sót do tay nghề yếu kém và thiếu kinh nghiệm, từ đó sẽ giảm được chi phí sửa chữa khắc phục hậu quả, nâng cao được hiệu quả, tính chính xác của công trình.
Mặt khác, khi trình độ của CBCNV được nâng cao thì họ có thể chuyên nghiệp hơn công việc của mình, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí cho Công ty, do đó Công ty sẽ tận dụng tốt hơn và không làm lãng phí nguồn nhân lực.
Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt cho thấy, doanh nghiệp nào có ban lãnh đạo chú trọng tới các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên thì công ty đó thành công trong kinh doanh. Việc định hướng và đào tạo này không những được thực hiện với mọi cấp lãnh đạo mà còn xuống tới từng nhân viên với những hình thức huấn luyện khác nhau.
5. Điều kiện thực hiện giải pháp:
Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT cần phải lập kế hoạch cụ thể trên cơ sở đánh giá, phân loại nguồn lực lao động, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho công tác đào tạo.
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng của công tác đào tạo.
Đòi hỏi phải có sự thường xuyên tham gia của mọi thành viên trong Công ty.
Có nguồn kinh phí đào tạo cho các học viên đi học.
Thật công bằng và khách quan trong việc lựa chọn các học viên và công khai vì sao lại chọn.
Các học viên được cử đi học phải có tinh thần ham học hỏi, cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để sau khoá học có thể truyền đạt lại cho CBCNV toàn Công ty, đảm nhiệm công việc một cách tốt hơn và có trình độ chuyên môn cao hơn.
3.2. Giải pháp 2: Thực hiện chính sách đãi ngộ, khuyến khích vật chất, tinh thần công nhân viên.
1. Cơ sở lý luận:
Trong việc kích thích tạo động lực làm việc và phấn đấu cho người lao động, vấn đề về khuyến khích vật chất, tinh thần đóng một vai trò rất quan trọng. Nó có ý nghĩa to lớn và quyết định đến hiệu quản sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhân viên khi làm việc chăm chỉ và có thành tích, tất nhiên sẽ muốn được công nhận và khen thưởng. Bởi khi người lao động làm việc có chất lượng, có trách nhiệm mà không được thưởng, trong khi người lười làm việc không tốt lại được thưởng, hoặc người có công, có thành tích cũng như người không có thành tích đều được thưởng như nhau… sẽ làm nản lòng người lao động, dẫn đến làm việc không có trách nhiệm, không có ý chí phấn đấu.
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT đã có chính sách đãi ngộ và khen thưởng cho cán bộ công nhân viên, nhưng mới chỉ là hình thức xét lương thưởng cuối năm, chưa có chính sách động viên, khuyến khích kịp thời và trực tiếp cho những sáng kiến và thành tích trong công việc.
3. Nội dung giải pháp:
Công ty cần đề ra các biện pháp thưởng, phạt về vật chất rõ ràng, phân minh.
Để khoản tiền thưởng kích thích người lao động tuân thủ đúng các yêu cầu đã đặt ra của hệ thống, Công ty nên xem xét lại hệ số thưởng, phạt dựa vào mức độ quan trọng của từng bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng cũng như trách nhiệm của mỗi cấp trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Nội dung tiêu chuẩn bình bầu như sau:
Tiêu chuẩn A, B, C theo tháng:
Loại A:
Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Đảm bảo đủ ngày công trong tháng (nếu nghỉ ốm, nghỉ không lương 1 ngày đều bị xuống loại). Riêng nghỉ phép 2 ngày trong tháng vẫn đạt loại A.
Chấp hành tốt mọi nội qui, qui chế của công ty, không vi phạm khuyết điểm.
Loại B:
Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Nghỉ 1 hoặc 2 ngày có lý do.
Vi phạm một khuyết điểm.
Những ngày nghỉ phải có lý do chính đáng, phải có đơn xin nghỉ và báo trước một hôm để công ty bố trí người khác thay.
Loại C:
Vi phạm từ 2 khuyết điểm trở lên.
Nghỉ 1 ngày không có lý do trở lên.
Tiêu chuẩn bình bầu lao động tiên tiến:
Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Đạt tiêu chuẩn bình bầu loại A đủ 6 tháng/ năm.
Không vi phạm bất kỳ khuyết điểm nào.
Năng động, sáng tạo trong công việc.
Được mọi người suy tôn, bình chọn.
Tiêu chuẩn lao động xuất sắc:
Đạt tiêu chuẩn lao động tiên tiến.
Có nhiều đóng góp cho mọi hoạt động phong trào.
Luôn đạt được những thành tích vượt trội.
Thực sự gương mẫu được mọi người trong Công ty ghi nhận.
Được mọi người suy tôn, bình chọn.
Khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động là một nguyên tắc hết sức quan trọng nhằm thu hút và tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động trong quá trình làm việc trong thực tiễn. Không nên quá coi trọng một phía khuyến khích vật chất hoặc tinh thần mà phải kết hợp chặt chẽ giữa hai loại khuyến khích này, kết hợp chặt chẽ giữa thưởng, phạt nghiêm minh thì động lực tạo ra mới mạnh mẽ và đạt hiệu quả.
Một trong các biện pháp để thúc đẩy chất lượng đi lên là cải tiến chất lượng. Trong điều kiện hiện nay, cải tiến là một phương pháp quan trọng để nâng cao năng suất lao động. Công ty cần có các chế độ khen thưởng đối với các sáng kiến, phát minh nhằm thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, cải tiến và hợp lý hoá sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Công ty.
Công ty cũng cần đề ra các mức thưởng đối với các sáng kiến. Thực hiện tốt điều này, sẽ khuyến khích mọi người làm việc đúng trách nhiệm đã được quy định trong các thủ tục cũng như tuân thủ các yêu cầu đã được phê chuẩn trong hệ thống và phát huy tính sáng tạo, cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng trong Công ty.
Thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho cán bộ công nhân viên.
Đề bạt những nhân viên, cán bộ có tài năng.
4. Hiệu quả của giải pháp:
Đây là biện pháp có tính hiệu quả, không chỉ động viên kịp thời những bộ phận, cá nhân làm tốt chất lượng theo yêu cầu đã qui định của hệ thống chất lượng, phát huy tính sáng tạo và khả năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân người lao động mà còn ngăn chặn ngay các hành động cố ý hay sơ suất vi phạm các yêu cầu.
Khuyến khích việc thiết lập ý thức tự giác về thực hiện, áp dụng, duy trì và chuyển đổi mở rộng hệ thống quản trị chất lượng đã xây dựng.
Công nhân viên có trách nhiệm, yêu thích công việc mình làm hơn, cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp của Công ty.
Tạo môi trường văn hóa thi đua tăng thành tích, nâng cao chất lượng trong toàn Công ty.
Tạo lập tinh thần đoàn kết cùng phấn đấu vì mục tiêu chung trong nội bộ công nhân viên.
5. Điều kiện thực hiện giải pháp:
Công ty cần thiết lập quỹ khen thưởng mới thay cho quỹ khen thưởng cũ.
Tính toán chi phí khen thưởng.
Theo dõi sát sao tiến bộ của công nhân viên và động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng.
3.3. Giải pháp 3: Kiểm soát và quản lý chặt chẽ đầu vào của nguyên vật liệu.
1. Cơ sở lý luận:
Đối với bất kỳ một công ty nào, việc quản lý nguyên vật liệu là một công việc rất quan trọng để đảm bảo chất lượng, vì chúng là yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình tạo nên sản phẩm. Nếu nguyên vật liệu có chất lượng kém, thì chất lượng sản phẩm, công trình không bao giờ có thể tốt được và gây ra lãng phí rất lớn về thời gian, tiền bạc, uy tín.
2. Cơ sở thực tiễn:
Nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình thi công của Công ty có nhiều và chúng rất quan trọng. Hiện nay khi mua nguyên vật liệu, Công ty vẫn còn chưa chú ý kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và kỹ thuật. Đối với loại nguyên vật liệu giá trị không lớn lắm, Công ty vẫn giao việc mua hàng cho những công nhân thiếu kinh nghiệm, và vì thế dễ bị mua phải hàng kém chất lượng và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật.
3. Nội dung giải pháp:
Công ty cần kiểm soát tốt các qui trình khảo sát, đánh giá và quyết định việc mua nguyên vật liệu để thi công. Cập nhật quản lý, nắm vững tình hình đáp ứng vật tư thiết bị cho công trình.
Cần chú ý khi mua những mặt hàng có nguồn gốc từ nước ngoài và những mặt hàng có giá trị nhỏ. Không được vì giá trị của nguyên vật liệu nhỏ mà thiếu chú ý đến việc chọn hãng sản xuất, nhà cung ứng.
Hàng giá trị lớn khi nhập cần có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ pháp lý xác nhận đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn. Cần mang máy móc và công cụ kiểm tra để kiểm tra hàng trước khi nhập.
Thường xuyên nhận xét, lựa chọn nhà cung ứng có chất lượng hàng hóa tốt. Muốn vậy phải lập hồ sơ về người cung ứng, sản phẩm cung ứng. Đồng thời theo dõi danh mục các nhà cung cấp để đảm bảo sự tin cậy và xử lý khi có trục trặc về chất lượng do yếu tố vật tư thiết bị.
Tăng cường những nhân viên có tay nghề, có trách nhiệm, được đào tạo kỹ lưỡng để thực hiện công tác mua hàng.
Vật tư thiết bị do chủ đầu tư và khách hàng cung cấp cũng cần phải được kiểm tra và theo dõi số lượng, chất lượng và những thông tin có liên quan.
Đối với vật tư và thiết bị Công ty cung cấp cũng cần có danh mục và các thông tin về chất lượng có liên quan.
4. Hiệu quả của giải pháp:
Khi thực hiện đầy đủ các quy trình trên đây Công ty sẽ tránh khỏi việc lãng phí nguyên vật liệu, tránh được hư hỏng, thay sản phẩm. Đồng thời cũng sẽ không bị lãng phí thời gian dừng lặt vặt do sai hỏng, giảm chi phí khắc phục hậu quả do chất lượng kém, tiến độ thi công liên tục không bị gián đoạn. Qua đó sẽ làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận.
5. Điều kiện thực hiện giải pháp:
Cần tạo dựng mối quan hệ bền vững đối với một số nhà cung ứng có uy tín và chất lượng.
Đào tạo nhân viên mua hàng.
Cần tính toán chi phí và quy mô dự án để chọn lựa mua hàng cho phù hợp.
Có sự kết hợp giữa các phòng ban, đặc biệt là phòng Vật tư và phòng Kỹ thuật.
3.4. Giải pháp 4:Quản lý chi phí chất lượng.
1. Cơ sở lý luận:
Để xác định và tính toán việc đầu tư cho chất lượng đã mang lại bao nhiêu phần trăm trong tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải tính toán được chi phí chất lượng. Việc đo lường chi phí chất lượng cũng sẽ làm rõ những chi phí không phù hợp giúp doanh nghiệp thực hiện cắt giảm các chi phí. Đồng thời chi phí chất lượng cũng sẽ chỉ cho mọi người thấy được hiệu quả của công tác chất lượng, từ đó thu hút hơn sự quan tâm của lãnh đạo Công ty và tất cả mọi thành viên, tạo đà cho việc cải tiến, lao động sáng tạo và không ngừng thoả mãn khách hàng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay Công ty chưa thể thống kê được hết các chi phí do vấn đề chất lượng gây ra, do vậy chưa thể tính toán được hết những thiệt hại về chất lượng, để từ đó có các hành động phòng ngừa nhằm cắt giảm chi phí, và chưa đánh giá được hiệu quả của các cải tiến chất lượng .Vì những lợi ích mà chi phí chất lượng mang lại như đã nêu ở trên, Công ty cần phải quản lý tốt chi phí chất lượng.
3. Nội dung của giải pháp:
a. Việc tính toán chi phí chất lượng cần tập trung vào một số chỉ tiêu sau:
i. Chi phí phòng ngừa:
Chi phí cho đào tạo.
Chi phí cho kiểm tra sản phẩm.
Chi phí lập kế hoạch chất lượng.
Chi phí bảo dưỡng công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị…
ii. Chi phí thẩm định:
Chi phí cho công tác kiểm tra đầu vào (chi phí hành chính, chi phí lấy mẫu thử, chi phí vật tư tiêu hao).
Chi phí kiểm tra trong quá trình sản xuất (chi phí hành chính, chi phí đào tạo, chi phí lập hồ sơ).
Chi phí kiểm tra đầu ra (chi phí lấy mẫu, chi phí hành chính).
iii. Chi phí sai hỏng bên trong:
Chi phí cho sản phẩm hỏng.
Chi phí cho sửa chữa sản phẩm hỏng.
iv. Chi phí sai hỏng bên ngoài:
Chi phí do không thực hiện đúng hợp đồng (trễ thời gian, sản phẩm sai quy cách, phẩm chất).
Chi phí khảo sát và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
b. Các giai đoạn tiến hành tính toán chi phí chất lượng:
Nhận dạng yếu tố chi phí.
Thu thập các dữ liệu chi phí chất lượng.
Tính chi phí liên quan đến chất lượng.
Hình thành chi phí chất lượng.
Liệt kê tất cả các loại chi phí thành một bản, cuối mỗi tháng, quý, năm, bộ phận Kỹ thuật đưa ra xử lý hoàn thành báo cáo chất lượng. Những chi phí này có thể tính trên tổng doanh thu, lợi nhuận. Sau này khi hệ thống đã có kinh nghiệm tính chi phí, Công ty có thể tiến hành tính chi phí từng hạng mục công trình, sản phẩm.
Để tính được chi phí chất lượng không phải là đơn giản. Nó không chỉ là chi phí sai hỏng, chi phí sửa chữa, khắc phục, phòng ngừa… Mà nó còn là tổng hợp các loại chi phí, không chỉ bao gồm chi phí tính toán được mà còn phải có cả chi phí ước định.
c. Phân tích chi phí chất lượng:
Việc phân tích chi phí chất lượng cần dựa vào việc tính toán và phân tích một số chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng các yếu tố chi phí chất lượng phát sinh trong kì báo cáo so với tổng chi phí chất lượng.
Phần trăm tổng chi phí chất lượng so với tổng doanh thu hoặc ngân sách phân bổ.
Tỷ lệ tiết kiệm hay lãng phí chi phí chất lượng.
Tốc độ tăng giảm chi phí chất lượng.
Việc phân tích phải làm rõ các vấn đề sau:
Có cần bổ sung hay loại bỏ yếu tố chi phí nào không.
Nguồn gốc chi phí chất lượng có đảm bảo độ chính xác không.
Phân tích xu hướng biến động chung của các yếu tố chi phí chất lượng theo thời gian và không gian đồng thời cũng phân tích mối quan hệ giữa các loại chi phí.
Đánh giá hiệu quả của các nỗ lực cải tiến chất lượng.
Đưa ra các biện pháp cắt giảm các chi phí không phù hợp.
Báo cáo chi phí lên trưởng bộ phận Kỹ thuật.
4. Hiệu quả của giải pháp:
Việc quản lý chi phí chất lượng làm giảm đáng kể các lỗi chất lượng và tiết kiệm được các chi phí sửa chữa sản phẩm, làm cho tình hình tài chính của Công ty được rõ ràng hơn, mọi người trong Công ty thấy được những chi phí nào là chi phí phù hợp, thấy được xu thế biến động của các loại chi phí, từ đó giúp cắt giảm các chi phí không phù hợp bằng cách làm đúng ngay từ đầu. Đồng thời nó cũng cho thấy hiệu quả của hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty và đánh giá được nỗ lực của mọi người.
5. Điều kiện thực hiện giải pháp:
Để thực hiện được giải pháp này, cần có sự cam kết của lãnh đạo, cần kết hợp hoạt động của các bộ phận với nhau, nhất là bộ phận Kỹ thuật với Bộ phận kế toán.
Khi tính toán, cần xác định được các yếu tố chi phí chất lượng, có cách thức và phương hướng thu nhập sao cho hiệu quả nhất.
Cần có sự quyết tâm của mọi người trong Công ty.
3.5. Giải pháp 5: Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
1.Cơ sở lý luận
Để đạt được chứng chỉ ISO 9000 các doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí rất lớn cùng với sự nỗ lực cao của các CBNV trong doanh nghiệp. Nhưng khi đã lấy được chứng chỉ các doanh nghiệp phải duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu lực của hệ thống đó. Đây là yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp chỉ coi chứng chỉ ISO 9000 là một phương tiện để quảng bá cho sản phẩm và là giấy thông hành để thu hút khách hàng. Vì vậy họ cố gắng đạt cho được chứng chỉ rồi bỏ đó không quan tâm xem hệ thống quản lý chất lượng có được duy trì và cải tiến hay không. Do vậy việc nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng là yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp nếu muốn nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
2. Cơ sở thực tiễn.
Mặc dù công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT đã đạt được rất nhiều thành công khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 nhưng hệ thống vẫn còn nhiều trở ngại trong quá trình hoàn thiện. Điều này được thể hiện ở:
Một số cán bộ công nhân viên còn có nhận thức sai lầm về ISO, do vậy họ chưa được tích cực tham gia vào việc xây dựng và áp dụng nó. Nhiều người nôn nóng trong việc xây dựng hệ thống, cho nó là một việc hết sức tốn kém.
Một số tài liệu khó áp dụng do viết khó hiểu, một số tài liệu còn mâu thuẫn nhau.
Chưa có một hệ thống giúp tìm đọc và khai thác các tài liệu ISO về lĩnh vực cơ điện lạnh công trình một cách đơn giản và dễ hiểu.
3. Nội dung giải pháp.
Để nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, Công ty cần thực hiện các công việc sau:
Định kỳ 6 tháng một lần tiến hành đào tạo bổ sung kiến thức về quản lý chất lượng cho mọi thành viên trong công ty trong vòng 2 ngày. Thực tế tại Công ty chỉ có các trưởng phòng ban mới được đi học bổ sung kiến thức về quản lý. Việc đào tạo bổ sung kiến thức này có thể thực hiện bằng cách đào tạo tập trung cho trưởng các phòng ban sau đó trưởng các phòng ban sẽ đào tạo lại cho các thành viên trong phòng ban mình phụ trách.
Giám đốc cần quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý chất lượng của Công ty bằng cách định kỳ thông qua việc xem xét hệ thống tài liệu có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn và có được áp dụng đúng như đã viết không, duy trì hồ sơ chất lượng và huỷ bỏ những tài liệu lỗi thời.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý thi công. Đây là quy trình hay gặp để nâng cao hiệu quả nhất ở một công ty thuộc lĩnh vực cơ điện lạnh. Công ty cần đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên thực hiện công việc quản lý thi công các mảng riêng biệt và cần có các hướng dẫn rõ ràng hơn nữa cho các quy trình này. Hiện nay công ty đã có những hướng dẫn rất cụ thể về quản lý thi công từng hạng mục, được thể hiện trong phần hướng dẫn công việc và sổ tay quy trình thi công. Nhưng mỗi bộ phận lại chỉ có duy nhất một quyển sổ tay do cán bộ quản lý chất lượng trực tiếp quản lý. Do đó việc tra cứu thường không thuận lợi và gặp nhiều khó khăn. Công ty nên in và phát các hướng dẫn đó cho mọi người trong bộ phận để có thể tiện tra cứu một cách thuận lợi nhất khi cần thiết.
Các hướng dẫn công việc, nếu có thể, nên được thay bằng các lưu đồ để mọi người có thể nhận biết một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, có thể nắm bắt ngay được công việc. Với các bước công việc quan trọng nên có chú thích ở bên dưới lưu đồ.
Mọi thông tin về chất lượng nên được đưa lên trang web nội bộ của công ty để mọi người trong công ty đều có thể nắm bắt tình hình chất lượng thay vì chỉ có trưởng phòng Kỹ thuật và trưởng phòng Quản lý dự án mới biết như hiện nay.
Tăng cường công tác phòng ngừa các lỗi hay lặp lại bằng cách tìm kiếm các nguyên nhân thông qua:
Xem xét nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Đo lường sự thoả mãn khách hàng.
Phân tích các dữ liệu thu được.
Các kinh nghiệm có được trong quá trình các dự án trước.
4. Hiệu quả của giải pháp.
Việc nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng sẽ đảm bảo công tác thiết kế và thi công của Công ty sẽ luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, kể cả các khách hàng khó tính như các chủ đầu tư nước ngoài; đảm bảo các hoạt động quản lý chất lượng của Công ty được thông suốt và không gặp trở ngại khi các trung tâm chuyên trách tiến hành đánh giá lại hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.
5 .Điều kiện thực hiện giải pháp.
Để thực hiện giải pháp này, ban lãnh đạo trong Công ty cần quan tâm hơn nữa tới công tác quản lý chất lượng. Thực tế cho thấy nếu như lãnh đạo Công ty không quan tâm tới công tác quản lý chất lượng thì mọi người trong Công ty cũng không quan tâm đến nữa. Cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động quản lý chất lượng để hoạt động này ngày một thông suốt, nâng cao chất lượng, uy tín và niềm tin của khách hàng đối với Công ty.
KẾT LUẬN
Mới chỉ thành lập được hơn 3 năm và áp dụng hệ thống chất lượng được hơn 2 năm, nhưng Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT đã có những thành công bước đầu thật đáng kể. Công ty đã được rất nhiều đối tác tin tưởng, đặc biệt có nhiều chủ đầu tư nước ngoài đã biết đến Công ty. Đó chính là do ngay từ ngày đầu mới thành lập, ban lãnh đạo của Công ty đã có một tầm nhìn dài hạn, với phương châm: “Chất lượng cao là tạo uy tín và sức mạnh cạnh tranh”, từ đó Công ty đã xác định một chiến lược phát triển chất lượng thật đúng đắn.
Mặc dù còn một số nhược điểm trong các khâu quản lý chất lượng, nhưng người viết luận văn này thiết nghĩ đó chỉ là những thử thách bước đầu không đáng ngại, vì hiện nay Công ty đã và đang tiếp tục cải thiện chính những mặt yếu kém mà trong luận văn này đã nêu ra. Công ty cũng đã bước đầu thực hiện nghiêm chỉnh những yêu cầu về chất lượng môi trường để tiến tới xin cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng ISO 14000.
Với những hướng đi như thế, Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT sẽ không thể thiếu được một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp trong chuyên môn, vì vậy Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo và tuyển dụng nhân sự cho phù hợp với chiến lược của mình.
Trên hành trình kinh doanh nói chung và hành trình nâng cao chất lượng sản phẩm nói riêng, có rất nhiều thuận lợi, thời cơ, cũng không ít những khó khăn, thách thức. Tất cả đòi hỏi lãnh đạo, công nhân, cán bộ Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT phải không ngừng cố gắng để hoàn thiện, bởi vì “thành công là một hành trình, không phải điểm đến”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị chất lượng, Ths. Hoàng Lệ Chi & Ths. Đỗ Như Lực, năm 2009.
2. Quản trị chất lượng, ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
3. TCVN ISO 9001:2000.
4. Bài giảng Quản trị chất lượng, thầy Hoàng Văn Liêu, ĐH Kinh tế Quốc dân.
5. “Hệ quản trị chất lượng ISO 9000:2000 trong thi công xây lắp” – Lưu Trường Văn, M.Eng (AIT).
6. “Quản lý chất lượng dự án theo Nghị định 209/2004 NĐ-CP”, Ths. Ks Lương Văn Cảnh.
7. Tài liệu kế toán và nhân sự, bộ phận Nghiệp vụ Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT.
8. Tài liệu quản lý chất lượng, bộ phận Kỹ thuật Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT.doc