Từng bước tập trung đầu tư vốn và nguồn nhân lực bằng việc dành riêng một quỹ đầu tư cho công nghệ NH và tổ chức cho các cán bộ ngân hàng đi học ở nước ngoài. Nghiên cứu thí điểm các chương trình phần mềm về thanh toán trong xử lý nghiệp vụ phải phù hợp với đặc thù của VN. Tiếp đến là hợp tác, liên kết và thuê các chuyên gia ngân hàng cùng máy móc thiết bị làm việc
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CH¦¥NG 1 TỔNG QUAN VỀ TTKDTM VÀ MỞ RỘNG TTKDTM CỦA NHTM
1.1 Khái quát về TTKDTM
1.1.1 Cơ sở lý luận và quy định pháp lý về TTKDTM
a, Khái niệm cơ bản về TTKDTM
“TTKDTM là hình thức thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại một ngân hàng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian giữa các NHTM hoặc của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”
b, Sự xuất hiện và những quy định pháp lý của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường.
Sự xuất hiện và tính tất yếu của hình thức TTDTM trong nền kinh tế
Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp hàng đổi hàng (H - H). Khi tiền ra đời, người ta đã sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi. Quy trình lưu thông mua bán hàng hoá, dịch vụ hiểu đơn giản là: (H-T-H). Trong nền kinh tế hàng hóa, từ quy trình giao dịch đơn giản trên ta có thể thấy "tiền" chính là 1 công cụ, cầu nối quan trọng giữa người mua và người bán. Nhưng thực tế trong xã hội lại gồm rất nhiều đối tượng chủ thể khác nhau. Càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao và khối lượng hàng hoá, dịch vụ ngày càng đa dạng cả về khối lượng và chất lượng, các quan hệ thương mại được mở rộng ra trên phạm vi quốc tế thì việc thanh toán bằng tiền mặt càng trở nên phức tạp gặp nhiều trở ngại và bộc lộ những hạn chế nhất định. Khi đó quá trình thanh toán như sau: Hn-Tn1 - Tn2-Hn. Sở dĩ xuất hiện Tn1 và Tn2 là do có nhiều chủ thể trung gian tham gia giao dịch mua bán. Từ đó song hành cùng nền kinh tế hàng hóa là sự xuất hiện của nền kinh tế tiền tệ. Chính vì thế theo đó tất yếu là sự xuất hiện của hình thức TTKDTM mà ở đây tiền và các giấy tờ có giá được coi như là hàng hóa tham gia trong thị trường tiền tệ.
Các quy định pháp lý về TTKDTM
Các chủ thể tham gia thanh toán đều phải mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản.
Số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải dựa trên cơ sở lượng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa hai bên mua và bên bán. Người mua phải có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc hạn mức thấu chi (nếu có) để đáp ứng yêu cầu thanh toán đầy đủ, kịp thời khi yêu cầu thanh toán. Nếu người mua chậm trễ thanh toán, hoặc vi phạm chế độ thanh toán thì phải chịu phạt theo chế độ thanh toán hiện hành.
Người bán hay cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người được hưởng số tiền do người chi trả chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng, dịch vụ kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán.
Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán:
+ Chỉ trích tiền gửi tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng khi có lệnh của người chi trả.
+ Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng mở tài khoản, sử dụng các công cụ thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, phương thức giao nhân, vận chuyển hàng hoá.
+ Tổ chức hạch toán, chuyển chứng từ thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn tài sản. Nếu chậm trễ hay hạch toán thiếu chính xác gây thiệt hại cho khách hàng thì phải chịu phạt để bồi thường theo chế độ chung.
1.1.2 Nội dung của các hình thức TTKDTM đang áp dụng tại Việt Nam
Các thể thức TTKDTM hiện đang sử dụng cho các tổ chức kinh tế giao dịch thanh toán giữa các đơn vị được thực hiện theo quyết định số 1092/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NĐ 30 CP về séc bao gồm:
- Thanh toán bằng séc: Séc tiền mặt, séc chuyển tiền, séc bảo chi
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ( hoặc Lệnh chi) - chuyển tiền
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu ( hoặc Nhờ thu)
- Thanh toán bằng thư tín dụng.
- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng...
Với mỗi hình thức thanh toán có nội dung kinh tế nhất định nhằm đáp ứng với điều kiện tính chất của sự vận động vật tư hàng hoá cung ứng dịch vụ và phương thức chi trả trong quan hệ giao dịch.
1.1.2.1. Thanh toán bằng Séc.
a. Khái niệm
“Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, lệnh cho người bị lý phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng”.
b. Phân loại Séc:
* Séc Tiền mặt:
Trên tờ Séc nếu không có cụm từ “ Trả vào tài khoản” thì người thụ hưởng có quyền lĩnh tiền mặt
Khi người thụ hưởng Séc tiền mặt đem Séc đến NH, kế toán NH kiểm soát các nội dung ghi trên Séc.
* Séc chuyển khoản:
Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt.
Trên tờ Séc (theo cùng mẫu) ghi thêm cụm từ “ Trả vào tài khoản” thì Séc này được thanh toán chuyển khoản bằng cách trích tiền từ tài khoản người ký phát chuyển vào tài khoản người thụ hưởng.
* Séc bảo chi:
Séc bảo chi do chủ tài khoản phát hành, được ngân hàng (hoặc kho bạc)
đảm bảo thanh toán. Người phát hành Séc phải lưu ký trước số tiền ghi trên tờ Séc, vào một tài khoản riêng.
Ưu điểm:
Thủ tục thanh toán đơn giản, gọn nhẹ vì người mua không cần đến tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát hành séc đồng thời không phải lưu ký số tiền trên séc.
Phạm vi thanh toán rộng, thời hạn thanh toán nhanh vì séc bảo chi cùng hệ thống được phép ghi Có ngay cho người thụ hưởng khi nộp séc.
Nhược điểm:
Do phát hành séc không qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nên dễ phát hành quá số dư gây nên ứ đọng vốn và tốc độ thanh toán chậm.
- Khi thực hiện thanh toán séc bảo chi thì người mua sẽ phải mất thời gian đến tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để làm thủ tục xác nhận bảo chi và trong trường hợp séc bảo chi lưu ký thì người mua sẽ phải lưu ký số tiền trên tờ séc, gây ứ đọng vốn và không được hưởng lãi kể từ ngày bảo chi.
1.1.2.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền:
a. Khái niệm:
“UNC là lệnh chi của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho người thụ hưởng. (như nộp thuế, thanh toán nợ, tiền điện nước vv...)”
b. Đặc điểm thanh toán qua UNC:
UNC được sử dụng ngày một rộng rãi với các ưu thế nổi bật: an toàn, hiệu quả và đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ giúp của các thành tựu phát triển trong lĩnh vực công nghệ tin học (UNC có thể được xử lý dưới dạng các chứng từ điện tử).
Khi lập và nộp UNC vào ngân hàng, đơn vị trả tiền phải đảm bảo đủ số dư trên tài khoản để đảm bảo chi trả. Nếu chứng từ hợp lệ, tài khoản đủ tiền, trong phạm vi một ngày làm việc, ngân hàng phải hoàn tất UNC đó. Nếu chứng từ không hợp lệ, hợp pháp, tài khoản không đủ số dư thì ngân hàng không thanh toán.
Ưu điểm:
Bên mua kiểm soát được bên bán vụ giao nhận hàng và cung cấp dịch vụ.
Phạm vi thanh toán rộng, đây là điều kiện thuận lợi cho người mua và người bán
Nhược điểm:
- Do quyền chủ động thanh toán thuộc về người mua nên khả năng người mua chiếm dụng vốn của người bán trong trường hợp người mua đă nhận hàng nhưng lại không thanh toán vốn ngay cho người bán, dẫn đến người bán sẽ gặp rủi ro, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
- Do không quy định thời hạn thanh toán cụ thể nên ngân hàng không có căn cứ để đôn đốc người mua thanh toán theo đúng thời hạn hoặc xử phạt người mua khi người mua chậm trả.
1.1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (nhờ thu).
a. Khái niệm:
“Uỷ nhiệm thu (UNT) là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập, nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho đơn vị bên mua theo hợp đồng thoả thuận đã ký kết.”
b. Đặc điểm thanh toán bằng UNT:
UNT được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn định kỳ cho người cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại … bởi nó thường được dùng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên các UNT chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.
Ưu điểm:
Thích hợp với các dịch vụ cung ứng định kỳ công cộng có công cụ, máy móc đo chính xác như: điện, nước, cước phí điện thoại…
Bên trả tiền không bị ứ động vốn.
Nhược điểm:
Thủ tục thanh toán phức tạp và có khả năng xảy ra chênh lệch giữa tiền trên UNT do người bán lập với giá trả hàng hoá mà người mua đă cung cấp.
1.1.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng:
a. Khái niệm
“Thư tín dụng thanh toán trong nước là giấy ủy nhiệm của khách hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền vay để lưu lý trên tài khoản riêng nhằm thanh toán tiền hàng do bên bán yêu cầu theo hợp đồng”
b. Đặc điểm thanh toán qua thư tín dụng
- Thư tín dụng dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận và phù hợp với số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.
- Số tiền tối thiểu để mở TTD là 10 triệu đồng và thời hạn hiệu lực của TTD là 3 tháng.
- Mọi tranh chấp về hàng hóa đã giao và tiền hàng đã trả do hai bên mua bán tự giải quyết.
Ưu điểm :
Đảm bảo quyền lợi của cả bên mua và bên bán. Bên mua thì nhận được hàng hóa, người thụ hưởng chắc chắn nhận được hàng tiền hàng vì TTD đã được xác nhận thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm thanh toán.
Nhược điểm:
Quá trình thanh toán rườm rà, luân chuyển chứng từ qua nhiều khâu lại phải ký quỹ tiền thanh toán mở TTD và không tính lãi cho khoản tiền này tại Ngân hàng, làm ứ đọng vốn của người mua....
1.1.2.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
a. Khái niệm chung:
“Thẻ (CARD) là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để chi trả tiền hàng hóa dịch vụ, các khoản thanh toán khác cà rút tiền mặt tại các đại lý thanh toán hay quầy trả tự động”
b. Phân loại thẻ:
Trên thế giới có rất nhiều loại thẻ thanh toán nhưng ở Việt Nam áp dụng 3 loại thẻ được sử dụng phổ biến là:
* Thẻ A (Thẻ thanh toán không phải ký quỹ) :
- Là loại thẻ mà khi sử dụng loại thẻ này khách hàng không phải ký quỹ mà được sử dụng hạn mức tối đa do ngân hàng quy định.
- Thẻ loại A áp dụng đối với các khách hàng có mối quan hệ thanh toán thường xuyên, được tín nhiệm (có tài khoản) tại ngân hàng.
* Thẻ B (Thẻ ghi có) :
- Là loại thẻ mà khi sử dụng khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng (tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ) tại ngân hàng và được sử dụng bằng số tiền đã ký quỹ. Loại thẻ này được áp dụng rộng rãi.
* Thẻ C (Thẻ tín dụng):
- Áp dụng cho khách hàng là đối tượng được Ngân hàng cho vay. Số tiền cho vay là hạn mức của thẻ.
Đối với các loại thẻ trên sau khi kiểm soát chứng từ, bộ phận nghiệp vụ thanh toán thẻ sẽ phải làm các thủ tục để cấp thẻ cho chủ thẻ (nhập các thông tin vào thẻ như tên chủ thẻ, địa chỉ, số CMTND, mã của chủ thẻ, hạn mức của thẻ, số kiểm tra (PIN) của ngân hàng phát hành thẻ).
Ưu điểm:
Thuận tiện, gọn nhẹ cho khách hàng, chứng từ sử dụng ít, một thẻ dùng cho nhiều lần thanh toán nên tiết kiệm được chi phí.
Đây là hình thức thanh toán nhanh nhất trong các hình thức trên. Là công cụ thanh toán tự động, khách hàng có thể tự động phục vụ mà không cần có sự góp mặt của nhân viên ngân hàng.
Bên bán có thể biết được mức chi trả của bên mua.
Nhược điểm:
Khi sử dụng thẻ khách hàng chỉ được sử dụng trong một giới hạn mức tín dụng tối đa cho phép.
Đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đồng bộ và trình độ ứng dụng khoa học phù hợp. Do đó, thẻ chỉ thanh toán ở một số nơi nhất định.
Như vậy, ta thấy rằng TTKDTM với rất nhiều hình thức, có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là trong công tác thanh toán còn một số tồn tại đòi hỏi ta phải xem xét tuỳ từng ngân hàng cụ thể để có thể đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác TTKDTM.
1.1.3 Ý nghĩa của công tác TTKDTM
Không như các công tác khác, tham gia TTKDTM giúp ngân hàng có thể can thiệp một cách gián tiếp vào các giao dịch mua bán trong nền kinh tế. Điều đó tạo cơ sở minh chứng pháp lý rõ ràng cho những giao dịch mua bán hàng hóa giữa hai bên. Ngân hàng càng làm tốt công tác này thì lại càng tạo sự tin tưởng tới khách hàng, càng làm tăng thêm lợi nhuận và bổ trợ cho những công tác quan trọng khác.
1.2 Những nội dung cơ bản về mở rộng TTDKTM.
1.2.1 Khái niệm về mở rộng TTKDTM
“Mở rộng TTKDTM là tăng quy mô về số lượng, đơn vị tham gia thanh toán, tăng doanh số TTKDTM trong nền kinh tế quốc dân”.
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mở rộng TTKDTM.
- Số lượng đơn vị mở tài khoản tại NHTM
- Doanh số TTKDTM
- Sự đa dạng các hình thức TTKDTM
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác TTKDTM
1.2.3.1 Nhân tố khách quan
Tình hình kinh tế – tài chính thế giới:
Quá trình khu vực hóa và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đang ngày một diễn ra và các quốc gia trên thế giới không thể đứng ngoài vòng quay đó. Hoạt động thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng của một quốc gia cũng chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế tài chính thế giới. TTKDTM và phải đạt được trình độ phát triển ở một mức nhất định so với thế giới thì mới có thể thực hiện được các mối quan hệ kinh tế với các nước khác một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Kinh tế vĩ mô, sự ổn định chính trị - xã hội và môi trường pháp lý:
Một nền kinh tế - xã hội phát triển, môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi và ổn định về chính trị - xă hội sẽ tạo ra sự phát triển ổn định kinh tế, đảm bảo tính an toàn của hệ thống tài chính, hệ thống thanh toán, tế để thúc đẩy quá trình phát triển và mở rộng TTKDTM.
Môi trường pháp lý:
Thanh toán không dùng tiền mặt là hoạt động liên quan đến mối quan hệ mang tính chất kinh tế giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, nó phải được pháp luật điều chỉnh bởi hệ thống các văn bản nhất định. Môi trường pháp lý có lành mạnh thế mới đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia thanh toán, từ đó mới làm cho mọi người tham gia thanh toán qua ngân hàng nhiều hơn. Trái lại, môi trường pháp lý thiếu lành mạnh, các thủ tục, chế độ quá cứng nhắc, phiền hà…sẽ gây trở ngại cho tất cả các bên tham gia thanh toán.
Trình độ dân trí, tâm lý, thói quen của người dân:
Đây là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định đối với việc mở rộng và phát triển TTKDTM. Người dân có hiểu biết và ưa thích thanh toán qua ngân hàng thì họ mới tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng, TTKDTM mới có điều kiện phát triển.
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng:
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hiện nay sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng có đặc điểm là rất dễ “ bắt trước”. Có thể thấy TTKDTM là sản phẩm dịch vụ rất nhạy cảm của ngân hàng. Trong đó, ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý các nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là hiện đại hoá công nghệ thanh toán là giải pháp mang tính chất quyết định. Do đó, để cạnh tranh thắng lợi đ̣i hỏi ngân hàng phải không ngừng đổi mới và cải tiền, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình để có thể vừa duy trì được khách hàng truyền thống, vừa thu hút được thêm khách hàng mới đến với ngân hàng.
1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Quy mô nguồn vốn:
Quy mô nguồn vốn của ngân hàng có vai trò quyết định đối với hoạt động của ngân hàng nói chung vầ TTKDTM nói riêng. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi tham gia giao dịch với một ngân có quy mô vốn tự cớ lớn, họ sẽ tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng và sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp trong đó có TTKDTM. Ngoài ra, quy mô nguồn vốn của ngân hàng càng lớn thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng càng vững mạnh, quy mô hoạt động của ngân hàng càng đa dạng.
Trình độ công nghệ thanh toán trong ngân hàng:
Các quy trình nghiệp vụ, các thao tác nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng là nhân tố trực tiếp thể hiện trình độ công nghệ thanh toán của ngân hàng, là cái mà khách hàng có thể đánh giá ngay lập tức khi sử dụng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. Do vậy ngân hàng luôn phải quan tâm đến các nhân tố này, làm sao để duy trình nghiệp vụ đơn giản nhất, tiết kiệm thời gian nhiều nhất, tạo sự tiện lợi nhất cho khách hàng và cả ngân hàng khi tham gia thanh toán qua ngân hàng.
Yếu tố con người:
Đối với chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì con người đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó là sản phẩm vô hình, không thể tính toán được. Việc đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của khách hàng với sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ trong thanh toán được các cán bộ công nhân viên của ngân hàng phụ trách. Việc đáp ứng này phụ thuộc phần lớn vào năng lực của đội ngũ nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng.
1.3 Ý nghĩa của việc mở rộng TTKDTM
Có thể khẳng định rằng “thanh toán” là khâu quan trọng nhất gắn với quá trình lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế. Giả sử rằng chỉ có duy nhất 1 chủ thể đứng ra đáp ứng tất cả mọi nhu cầu thanh toán, mua bán hàng hoá, dịch vụ cho nhiều chủ thể khác ở mọi nơi, mọi lúc thì ta có thể thấy ngay được ý nghĩa vai trò lớn lao của nó trong nền kinh tế tiền tệ là: Tn1-T-Tn2. Nhưng điều trên khó có thể thực hiện được khi lượng tiền mặt còn lưu thông trên thị trường. Chính vì thế Tiền mặt (một phương tiện TT chủ yếu) mới bị chia nhỏ thành các mệnh giá, bị phân tán đi nhiều nơi để đáp ứng cho mọi nhu cầu giao dịch thanh toán.
- Một khi TTKDTM có thể thay thể cho TTDTM thì nó sẽ khắc phục được những hạn chế và tiết kiệm chi phí lưu thông khi sử dụng tiền mặt là:
+ Giảm chi phí do việc in ấn, phát hành, lưu thông, vận chuyển, bảo quản, an ninh, thu hủy tiền mặt của NHTW, kho bạc Nhà nước.
+ Lưu thông tiền mặt cũng không khác gì lưu thông hàng hoá. Tiền mặt cũng phải được mang đi vận chuyển cùng hoặc trước và sau chuyến hàng. Bởi vậy TTKDTM sẽ giảm rủi ro, mất mát, hao mòn hữu hình và cả hao mòn vô hình cho tiền mặt.
- TTKDTM còn làm cho công tác quản lý, kiểm soát, điều tiết các hoạt động kinh tế dễ dàng.
+ Như Nhà nước nên thu hồi hay phát hành thêm tiền và thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát dựa trên những số liệu tương đối chính xác tạo thuận lợi cho các nhà quản lý Vĩ mô.
+ Ngoài ra, TTKDTM làm cho bọn tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế, khó có thể che giấu các giao dịch bất chính và TTKDTM còn hạn chế nạn in tiền giả.
- TTKDTM sẽ tăng tính thanh khoản của tiền và tăng cả nguồn vốn tín dụng cho NHTM.
+ Nền kinh tế luôn cần có nhu cầu về tiền mặt để thanh toán, chi tiêu gây sức ép giả tạo về sự khan hiếm tiền mặt trong nền kinh tế và giảm tính thanh khoản tại NH.
+ Việc khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH cũng chính là tạo thêm nguồn vốn tín dụng cho NH.
- Khi TT=TM đều làm giá trị của "tiền mặt" ngày một giảm đi qua thời gian lẫn qua mỗi lần giao dịch, mua bán. Nếu tính đến cả lượng tiền chết không tham gia lưu thông và hao mòn trong tổng số lượng thanh toán trong 1 nền kinh tế thì giá trị này không phải là nhỏ. Nhưng TTKDTM sẽ khác phục được những điều đó.
Vậy TTKDTM là giải pháp để giảm thiểu sự mất mát, tiết kiệm chi phí lưu thông và cả những hạn chế không thể khăc phục do việc lưu hành tiền giấy. Không những thế việc mở rộng TTKDTM còn có thể tập trung lượng tiền tại một mối tăng thêm nguồn vốn tín dụng mà vẫn đảm bảo tính thanh khoản cao vốn có của tiền. Do vậy, Ngân hàng phải đóng vai trò là trung tâm và quan trọng bậc nhất trong nhiệm vụ trên.
CH¦¥NG 2THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÔNG HN
2.1 Tổng quan về NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN
2.1.1 Khái quát về Chi nhánh Đông Hà Nội
NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN được hình thành từ tháng 01 năm 2001 trên cơ sở nâng cấp phòng Giao dịch Yên Viên lên thành Chi nhánh cấp II trực thuộc NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Chương Dương. Đến tháng 04 năm 2003 được nâng cấp tiếp lên Chi nhánh cấp I trực thuộc NHTMCP Công Thương Việt Nam. NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN là một trong 18 đơn vị thành viên của NHTMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ của Chi nhánhĐịa chỉ: 284 Hà Huy Tập, Thị trấn Đông HN, Gia Lâm, Hà Nội (DT: 1.230 m2)Điện thoại: 043.8783.159 - 043.8783.158Các phòng giao dịch: Gồm 3 phòng giao dịch loại 1 và 5 phòng giao dịch loại 2- Chức năng, nhiệm vụ của NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN
* Huy động vốn+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. + Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ... + Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
* Cho vay, đầu tư+ Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ + Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ + Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài + Thấu chi, cho vay tiêu dùng. + Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. + Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ
* Thanh toán và ngân quỹ
+ Chuyển tiền trong nước và quốc tế + Chuyển tiền nhanh Western Union + Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc, thẻ ngân hàng + Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
* Thẻ và ngân hàng điện tử
+ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)
+ Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
+ Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
2.1.2 Mô hình tổ chức tại NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN
Đội ngũ cán bộ công nhân viên NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN gồm 118 người làm việc tại các bộ phận, phòng ban và các điểm giao dịch khác nhau. Mỗi phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo sự phân công, chỉ đạo của Ban Giám đốc. Hoạt động giữa các Phòng, ban có mối quan hệ mật thiết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của Ngân hàng.
Bảng 2.1. Sơ đồ tổ chức của NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI KINH DOANH
KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO
KHỐI TÁC NGHIỆP
KHỐI HỖ TRỢ
HỆ THỐNG GIAO DỊCH LOẠI I
Phòng KH Doanh Nghiệp
Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề
Phòng kế toán giao dịch
Phòng tổ chức hành chính
Gồm 3 phòng GD loại I trên địa bàn
Phòng KH Cá Nhân
Phòng tiền tệ, kho quỹ
Hệ tống phòng giao dịch loại II
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Đông HN
Qua những số liệu tổng quát dưới đây ta có thể thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong 3 năm gần đây (từ 2007 đến 2009)
Đơn vị: Tỷ đồng
Bảng 2.2: Quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2007-2009
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tăng - Giảm 2008/2007
Tăng – Giảm 2009/2008
Số Tiền
%
Số Tiền
%
A
Vốn huy động
602
900
1.732
298
49,50
832
95,44
1
Tiền gửi DN
120
331
586
211
175,833
255
77,03
2
Tiền gửi dân cư
478
563
684
85
17,78
121
21,49
3
Tiền gửi các TCTD
4
6
462
2
50
456
7600
B
Vốn khác
3
4
10
1
33,33
6
150
Tổng
605
904
1.742
299
49,42
838
92,69
(Nguồn: Bảng cân đối của Chi nhánh năm 2007-2009)
Từ những số liệu trên ta có thể thấy, năm 2007 Chi nhánh huy động tiền gửi hầu như phần lớn là của dân cư với khoản tiền gửi tiết kiệm chiếm 79%. Tới năm 2008, danh mục khoản vốn này giảm xuống còn chiếm 26%. Vào năm 2009 với chính sách thúc đẩy nền kinh tế của nhà nước, Chi nhánh đã huy động được một lượng vốn lớn từ các tổ chức tín dụng khác chiếm khoảng 26,5% trong tổng nguồn vốn huy động và làm gia tăng nguồn vốn tới 92% so với năm 2008.
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh Đông HN
Đơn vị: Tỷ đồng
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của NHTM Công Thương - Chi nhánh Đông HN
Sử dụng vốn
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tăng - Giảm 2008/2007
Tăng - Giảm 2009/2008
Số Tiền
%
Số Tiền
%
1/ Dư nợ
172
477
765
305
177.33
288
60.38
- Ngắn hạn
98
244
411
146
148.98
167
68.44
- Trung – dài hạn
74
233
354
159
214.86
121
51.93
2/ Dư nơ cho vay
107
357
521
250
233.64
164
45.94
- Ngắn hạn
88
314
491
226
256.82
177
56.37
- Trung – dài hạn
19
43
30
24
126.32
-13
-30.23
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh năm 2007-2009)
Theo khảo sát, hoạt động cho vay của Chi nhánh chủ yếu với mục đích chính là duy trì, phát triển cho các Doanh nghiệp, cơ sở sản suất kinh doanh. Hầu hết các khoản vay đều là cho vay ngắn hạn và lãi từ tiền vay này tạo ra thu nhập chính của Chi nhánh (chiếm trên 90%). Để công tác cho vay được hiệu quả, nhanh chóng cạnh tranh được với các Chi nhánh khác trên địa bàn thì NHTM Công Thương - Chi nhánh Đông HN đã thực hiện kịp thời chiến lược ưu đãi khách hàng truyền thống, khách hàng lớn làm ăn có hiệu quả.
2.1.3.3 Các hoạt động kinh doanh khác
Từ đầu năm 2008 Chi nhánh có tham gia đầu tư dự án “tàu chở hàng khô Vinalines Global” có sự đồng tài trợ của Cathay United Bank và Indovina Bank với tổng vốn đầu tư qua thẩm định là 65.179.350 USD, trong đó Chi nhánh góp vốn cho vay 31,500,000 USD. Đến nay dự án vẫn đang trong tiến độ và tương lại sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Ngoài hoạt động trên Chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ mới như dịch vụ SMS BANKING , chuyển khoản qua tin nhắn (SMS CK), chuyển khoản qua máy ATM. Trên đây là những loại hình dịch vụ còn mới mẻ với người dân, nên bước đầu chưa thu được kết quả cao và còn nhiều bất cập. Nhưng trong tương lai đây sẽ là loại hình thanh toán mới và đem lại chi Chi nhánh những lợi ích to lớn.
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Đông HN
Trong các năm qua, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh luôn có xu hướng giảm do ảnh hưởng của lạm phát với kết quả kinh doanh năm 2007 lỗ 103 tỷ đồng. Sau đó Chi nhánh lại phải trải qua khó khăn trong vài năm suy thoái kinh tế (2008-2009). Nhưng bằng sự lỗ lực hết sức mình, kết quả kinh doanh của Chi nhánh đã cải thiện lên và đạt được mức lợi nhuận đáng kể trong những năm sau.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng
Danh mục
2007
2008
2009
1. Doanh thu
64
184,735
161,658
2. Chi phí
167
124,5
125,577
3. Lợi nhuận
-103
60,235
36,081
(Nguồn: Báo các kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh năm 2007-2009)
Ta thấy sự biến động về doanh thu và chi phí qua 3 năm gần đây như sau : Lợi nhuận năm 2007: (-103; năm 2008: 60,235 tỷ; năm 2009: 36.081 tỷ. Trong năm 2009 lợi nhuận lại có phần giảm đi so với năm 2008. Điều này cũng dễ hiểu bởi không chỉ có NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN mà toàn bộ nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới vừa qua. Trong khi nhiều NH trong nước gặp không ít khó khăn, thì tại NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN vẫn thu được kết quả kinh doanh đáng kể trên.
2.2 Thực trạng TTKDTM và mở rộng TTKDTM tại NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN
2.2.1 Tình hình chung về TTKDTM tại Chi nhánh Đông HN
Thực hiện đề án của Chỉnh Phủ và các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước về TTKDTM, Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng cũng như khả năng TTKDTM của mình. Tại Chi nhánh, chuyển biến về tình hình TTKDTM tại cũng đã tác động tới tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn và từng bước đẩy nhanh được tốc độ và khối lượng thanh toán tăng nhiều so với trước đây.
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán tại Chi nhánh Đông HN Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số món
Số tiền
%
Số món
Số tiền
%
Số món
Số tiền
%
TT = TM
11.431
955
15,57
6.410
1.213
22,95
13.526
1.850
23,76
TTKDTM
18.684
5.180
84,43
15.466
4.073
77,05
22.278
5.973
76,24
TỔNG CỘNG
30.115
6.135
100
21.867
5.286
100
25.804
7.787
100
Kết quả giao dịch TTKDTM trên làm cho thấy tính thanh khoản của Chi nhánh ít bị chi phối bởi nhu cầu cần tiền mặt của khách hàng. Những khoản TTKDTM mặt tại Chi nhánh chiếm giá trị khá lớn. Điều đó càng cho thấy hiệu quả sử dụng phương tiện TTKDTM tại chi nhánh cao và được cá nhân, DN quan tâm chú ý vì đều này cũng chính làm tăng tốc độ chu chuyển vốn SXKD hoạt động của họ.
2.2.2 Các hình thức TTKDTM đang vận dụng tại Chi nhánh Đông HN
Để đánh giá việc phát huy sử dụng các hình thức TTKDTM tại NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN thì ta phân tích, nghiên cứu bảng thống kê số liệu sau:
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng các hình thức TTKDTM tại - Chi nhánh Đông HNĐơn vị: Tỷ đồng
Các phương thức TT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tăng - Giảm 2008/2007
Tăng - Giảm 2009/2008
Số Tiền
%
Số Tiền
%
Số Tiền
%
Số Tiền
%
Số Tiền
%
1.Séc
5,813
0,11
5,431
0,13
7,44
0,13
-0,382
-6,57
2
36,99
2. UNT
0,462
0,01
0,447
0,01
0,554
0,01
-0,015
-3,25
0,107
23,94
3. UNC
4.815,14
92,94
3.485,13
85,56
5,406
91,04
-1.330,01
-27,6
1.920,52
55,11
4. Thẻ
0,374
0,01
0,408
0,01
0,646
0,01
0,034
0,238
5. Loại #
359,17
6,93
582,01
14,29
523,46
8,82
222,84
62,04
-58,55
-10,06
Tổng
5.180,96
100%
4.073,43
100%
5.937,75
100%
-1.107,53
-21,3
1.864,32
45,77
Qua bảng số liệu trên ta thấy, việc sử dụng các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh Đông HN có sự giảm sút trong thời kỳ khủng hoảng. Những khoản thanh toán có sự chênh lệch lớn. Trong các hình thức đó UNC được cá nhân và các tổ chức kinh tế sử dụng nhiều nhất ~90%. Tiếp theo là loại khác với 7-14% sau đó là Séc chiếm tỷ trọng thanh toán khoảng 0.2%. Bên cạnh đó, cùng với UNT và các phương tiện TT khác lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trong năm các năm gần đây. Sau cùng là thẻ ngân hàng hầu như chỉ được sử dụng trong nội bộ Chi nhánh, còn thanh toán trên địa bàn với các cơ sở tiếp nhận thẻ rất ít.
Séc thanh toán
Hiện nay, Chi nhánh Đông HN sử dụng hai loại séc: Séc chuyển khoản và Séc bảo chi. Qua số liệu trong bảng đă nêu ta thấy số lượng thanh toán Séc tăng từ 5,813 năm 2007 tới 7,44 tỷ năm 2009.
Uỷ nhiệm thu hay lệnh thu
Hiện nay, thanh toán UNT tại Chi nhánh Đông HN được một số đơn vị có quan hệ cung ứng dịch vụ có tính chất thường xuyên đóng trên địa bàn thanh toán với những khoản tiền như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại. Qua bảng trên ta thấy, UNT tại Chi nhánh Đông HN tuy có tăng, nhưng xét trên tổng các phương thức thanh toán thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé trong tổng doanh số TTKDTM.
Số tiền thanh toán cũng thường rất nhỏ, chỉ vài trăm triệu đồng bởi vậy mà số doanh số cao nhất của UNT cũng chỉ đạt được là 554 triệu đồng chiếm 0,01% trong tổng TTKDTM năm 2009. Bên cạnh đó, hình thức này cũng không thuận tiện cho khách hàng lắm. Trước hết việc thanh toán phải dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa bên mua và bên bán. Khách hàng phải thống nhất những điều kiện cụ thể trong hợp đồng kinh tế và thông báo bằng văn bản cho ngân hàng, kho bạc phục vụ mình biết. Rõ ràng hình thức này có phần gò bó và phức tạp hơn các hình thức khác.
Uỷ nhiệm chi hay lệnh chi
Hiện nay, thanh toán bằnh hình thức UNC – lệnh chi ở hầu hết các Ngân hàng có khối lượng và tỷ trọng cao. Tại Chi nhánh Đông HN hình thức thanh toán này được khách hàng sử dụng phổ biến nhất và chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn chiếm tới 90%, gấp nhiều lần so với các thể thức thanh toán khác cả về số món và số tiền.
Qua biểu đồ trên, Doanh số thanh toán đạt cao nhất vào năm 2009 với 5,406 tỷ . Thanh toán bằng UNC tại Chi nhánh Đông HN lớn cũng bởi trong số khách hàng của Ngân hàng có nhiều Tổng công ty thuộc mọi thành phần kinh tế có doanh số thanh toán lớn. Nhiều khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn có doanh số thanh toán thường xuyên trị giá hàng trăm triệu đồng bằng UNC.
Thẻ ngân hàng
Hoà cùng sự sôi động của thị trường thẻ Việt Nam đang ngày một phát triển,. Chi nhánh Đông HN cũng đã tham gia phát hành thẻ thanh toán từ những năm 2005. Chi nhánh đã lắp một máy ATM tại trụ sở Chi nhánh. Tính đến cuối năm 2009 số thẻ mới Chi nhánh phát hành được là 615 thẻ, số món giao dịch qua ATM của Chi nhánh là 847 món. Số phí thu được từ dịch vụ ATM là 26 triệu đồng. Doanh số thanh toán trong năm đạt 646 triệu đồng chiếm tỷ lệ % rất nhỏ trong tổng phương tiện TTKDTM. Chi nhánh cũng đã thực hiện trả lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên vào thẻ ATM. Hình thức thanh toán qua thẻ chỉ áp dụng trong nội bộ chi nhánh chứ không có phát sinh qua thanh toán bù trừ và qua tài khoản của các NHTM và tổ chức tín dụng khác.
Các hình thức thanh toán khác
Ngoài các hình thức TTKDTM cụ thể đã nêu ở trên thì tại Chi nhánh Đông HN còn có các bút toán chuyển khoản nội bộ như thu trả lãi tiền vay, tiền gửi. Các khoản thanh toán này cũng chiếm tỷ trọng tương đối. Đặt biết trong năm 2008 doanh số lên tới 582,01 tỷ đồng chiếm tới 14,29% trong tổng phương tiện TTKDTM.
2.3 Đánh giá chung về công tác TTKDTM và mở rộng TTKDTM tại Chi nhánh Đông HN
2.3.1 Những kết quả đã đạt được
- Khối lượng và tỷ trọng doanh số TTKDTM phát triển theo xu hướng tăng, chỉ trừ thời điểm năm 2008. Như vây, TTKDTM đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần làm tăng quy mô tín dụng, từng bước giảm lãi suất cho vay, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, mở rộng phạm vi kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh.
- Chất lượng thanh toán được đảm bảo và có xu hướng cải thiện. Số lượng khách hàng đến với Ngân hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ TTKDTM của Ngân hàng ngày càng nhiều, cho thấy chất lượng TTKDTM đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thanh toán chính xác, an toàn, tiện lợi cho khách hàng.
- Những chính sách, giải pháp đổi mới, phát triển dịch vụ về công tác thanh toán, trong thời gian trước đã mở rộng hơn các hình thức TTKDTM. Đồng thời cũng tích cực giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt, tăng tốc đọ chuyển tiền, thanh toán an toàn.
- Hệ thống cơ sở vật chất của Chi nhánh từng bước được trang bị hiện đại. Các thủ tục thanh toán ngày càng được đơn giản hoá. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin chứng từ được luân chuyển trên mạng tin học nội bộ, rút ngắn thời gian và hạn chế sai sót tạo tiền đề cho việc mở rộng và phát triển hoạt động TTKDTM.
Trên đây là những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được trong hoạt động TTKDTM. TTKDTM tăng trưởng đã có những tác động tích cực tới một số hoạt động của Chi nhánh Đông HN. Việc mở rộng TTKDTM đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền vào Ngân hàng, cung cấp một khối lượng vốn đáng kể trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. TTKDTM giúp kết nối được các mặt nghiệp vụ của Ngân hàng và luân chuyển được luồng vốn trong và ngoài ngân hàng ngày một nhanh chóng và thuận tiện, góp phần vào việc mở rộng TTKDTM trong nền kinh tế.
2.3.2 Một số khó khăn và tồn tại
Với những kết quả đã đạt được trong hoạt động thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng thì tại Chi nhánh Đông HN hoạt động TTKDTM vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại được thể hiện trong các khía cạnh sau:
- Tại Chi nhánh Đông HN chỉ mới được sử dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế mà chưa được phổ biến rộng rãi ở mọi tầng lớp dân cư. Số lượng khách hàng mở tài khoản và giao dịch thanh toán với Ngân hàng không nhiều. Các tài khoản của dân cư chủ yếu là tài khoản tiền gửi tiết kiệm, số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán còn ít.
- Tiến trình hiện đại hoá ngân hàng diễn ra chậm so với yêu cầu phát triển các sản phẩm kinh doanh ngân hàng và so với những ngân hàng khác.
- Các sản phẩm TTKDTM tại Chi nhánh thiếu tính cạnh tranh so với các NH khác, ngoài ra nó cũng chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế của khách hàng.
- Hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng vẫn chưa được phát triển, vẫn chủ yếu là hình thức thanh toán bằng UNC. Vì những lý do như: nếu tiền để trong túi sẽ thuận tiện hơn, nhất là việc chi tiêu không phải nơi nào cũng tiếp nhận thẻ thanh toán, phải chi phí nhiều hơn cho việc giao dịch (phí sử dụng thẻ, phí giao dịch .).
2.3.3 Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân tình trạng trên là trên địa bàn hoạt động không phải là vùng kinh tế phát triển, người dân chủ yếu là công nhân, nông dân nên thu nhập còn thấp và không có thói quen TTKDTM hơn nữa họ chưa thực sự hiểu biết hết những cách thức và lợi ích từ việc TTKDTM. Ngoài ra thì thu nhập của khách hàng chưa cao, do đó việc mở và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân là không phù hợp. Hơn nữa trong những năm kinh tế khó khăn, lạm phát và người dân còn không muốn gửi tiền mặt vào NH.
- Cơ sở hạ tầng thông tin của Việt Nam hiện nay còn chưa đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố trong toàn quốc, đường truyền dữ liệu còn chậm.Việc chuẩn hoá thông tin còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, dẫn đến thông tin không thông suốt, đường truyền thường bị tắc nghẽn.
- NHTMCP Công Thương-Chi nhanh Đông Hà Nội phải đối mặt với áp lực canh tranh với các ngân hàng khác.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác Maketing của Chi nhánh để TTKDTM phát triển chưa thực hiện tốt. Những thông tin về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn quá ít, khách hàng chưa nắm bắt được, chưa tiếp cận được. Ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng, chưa tích cực tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, chưa quan tâm đến khách hàng tiềm năng.
- Do trình độ của cán bộ tin học của Chi nhánh vẫn còn hạn chế, tính cập nhật những kiến thức mới về công nghệ thông tin chưa cao, nên chưa đáp ứng được với xu thế phát triển chung của xã hội cũng như đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
- Chưa tập trung nghiên cứu để phát triển các sản phẩm mới có nhiều tiện ích để từ đó có thể thu hút được khách hàng đến với Ngân hàng.
CH¦¥NG 3GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁNKHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG- CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
3.1 Định hướng của Ngân hàng trong thời gian tới với công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
- Mở rộng phạm vi và tăng cường khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phát triển và hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhanh chóng hoà vào cơ cấu chung của nền kinh tế.
- Khuyến khích sử dụng tài khoản cá nhân.
- Tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Nối mạng với các khách hàng lớn hoặc khách hàng truyền thống để thực hiện các giao dịch qua mạng.
- Hiện đại hoá công nghệ thông tin, kế toán và xử lý thông tin của Ngân hàng.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng, đào tạo các chuyên gia thanh toán và tin học để có thể đáp ứng được những công nghệ thông tin mới nhất, tiên tiến nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao.
3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng TTKDTM
3.2.1 Nhóm giải pháp về mở rộng dịch vụ TTKDTM
- Mở rộng các điểm giao dịch để thu hút khách hàng mở tài khoản
- Năng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng
- Đa dạng hóa dịch vụ phù hợp với từng đối tượng để thu hút các cá nhân mở tài khoản như: Học sinh, sinh viên, người về hưu, người khuyết tật ....
3.2.2 Nhóm giải pháp về hợp tác và công nghệ Ngân hàng
- Tăng cường hợp tác với WB và các tổ chức tín dụng quốc tế khác để tiếp thu các công nghệ mới và phương pháp mới trong quản lý ngân hàng.
- Liên kết với các NH để có thể liên kết các máy ATM của hệ thống CHCT Việt Nam với các máy ATM của hệ thống ngân hàng khác. Đây là giải pháp đôi bên cùng có lợi, bởi vì sẽ tiết kiệm được chi phí trang bị, lắp đặt sửa chữa hệ thống và mở rộng được phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng mà không cần tăng thêm số lượng máy của mình.
- NHTMCP Công Thương - Chi nhánh Đông HN nên đầu tư tiền bạc vào các thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu suất thanh toán tại chi nhánh đồng thời nghiên cứu công nghệ mới trên thế giới nhưng phù hợp để áp dụng tại VN và trên địa bàn.
3.2.3 Nhóm giải pháp marketing và đẩy mạnh thương hiệu
- Ngân hàng cần có một chiến lược Marketing linh hoạt và phù hợp; xây dựng được hình ảnh riêng, đặc trưng của từng Ngân hàng, giới thiệu một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ về các loại hình dịch vụ, các tiện ích mà Ngân hàng có thể đem đến cho khách hàng không thua kém các NH khác.
- Nắm bắt, phán đoán được thị trường và xu thế của các phương thức TTKDTM hiện nay như: Thẻ TD trả trước - Flexicard của PG Bank, dịch vụ 24x7 và Connect24 của Vietcom bank, VCB-Money, Internet banking. Đồng thời cũng tổ chức nghiêm cứu, phát triển nhu cầu tiềm năng của các dịch vụ các dịch vụ thanh toán trực tuyến mới.
3.2.4 Nhóm giải pháp đối với khách hàng
- Phải tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo các ưu điểm của các công cụ thanh toán không dung tiền mặt và tuyên truyền hướng dẫn cụ thể các quy trình thủ tục các thể thức thanh toán trên các phương tiện thông tin đại chúng, nơi công cộng.
- Chi nhánh Đông HN nên tăng cường hợp tác, khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tiến hành trả lương cho cán bộ nhân viên qua tài khoản tiền gửi của họ và các cá nhân khác mở tại Ngân hàng. Như:
+ Hạ thấp lệ phí và ưu đãi lãi suất trên tài khoản tiền gửi
+ Cho khách hàng tự do lựa chọn phương thức thanh toán
+ Mở rộng cho vay thấu chi
+ Đơn giản hóa thủ tục
- Có chính sách tăng cường cho vay tiêu dùng và cung cấp, đa dạng hóa những gói tiêu dùng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Ưu tiên, khuyến mại khích lệ khi khách hàng có những khoản chi tiêu lớn.
- Đến các ngày lễ, tết tặng quà lưu niện như lịch, sổ, đồng hồ treo tường ... cho những khách hàng có số thanh toán lớn trong năm.
- Tổ chức hội nghị khách hàng, trao đổi, phát phiếu điều tra thu thập lấy ý kiến khách hàng. Qua đó tổng hợp lại để đưa ra các dịch vụ mới kịp thời nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu, sở thích ngày càng cao của khách hàng.
- Ngoài cách truyền thống thường làm ngân hàng có thể kí kết các hợp đồng với các công ty trong đó có các điều khoản thỏa thuận về việc bán hàng hóa trả góp cho khách hàng mở tài khoản tại NH của mình.
3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao trình độ, trách nhiệm cán bộ nhân viên trong NH làm công tác TTKDTM
- Đề ra cho cán bộ công nhân viên tác phong làm việc chuyên nghiệp, ân cần chu đáo.
- NH cũng cần đưa ra cho cán bộ nhân viên những tình huống hay thường xuyên phát sinh cùng những biện phát giải quyết chúng sao cho hiệu quả, tối ưu nhất khi khách hàng tới giao dịch.
- Chi nhánh cần tổ chức tập huấn cho nhân viên kế toán tiếp cận được với các công cụ, quy trình công nghệ thanh toán hiện đại mà các NH khác hiện nay đang áp dụng. Nhằm thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi NH có thay đổi về hệ thống thanh toán. Ngoài những kiến thức chuyên ngành ra thì cán bộ, nhân viên kế toán cũng cần có những kiến thức tin học để xử lý kịp thời được những tình huống trục trặc về máy tính khi nó xảy ra ngoài ý muốn tránh những thiệt hại không đáng có.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với Chính phủ
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho TTKDTM tại Việt Nam. Như các sai phạm, phát sinh tranh chấp khi có sai sót trong khâu thanh toán thì chưa có quy chế xử lý cụ thể được đầy đủ và rõ ràng cho các bên liên quan. Đồng thời môi trường pháp lý tạo ra cũng phải hòa nhập với thông lệ Quốc tế. Phải có những hình thức thích hợp để áp dụng Luật của Quốc tế vào nước ta như: Luật về Séc, Luật về thư tín dụng (L/C) và những quy đinh thanh toán hiện đại khác.
- Ban hành những quy đinh và chế tài bắt buộc các DN, cá nhân có những khoản thanh toán lớn phải dùng hình thức TTKDTM.
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước
- Cần xây dựng 1 phương án cho các NHTW, các NHTM ngoài quốc doanh và kho bạc nhà nước một chuẩn mực thanh toán, máy móc công nghệ giữa các hệ thống NH với nhau để đảm báo tính thanh khoản tốt đa. Theo đó Kho bạc nhà nước có tài khoản tại các NHTM lớn được chỉ định.
- Ngân hàng Nhà nước cần ban hành thống nhất quy trình và chế độ thanh toán không chứng từ qua mạng lưới vi tính, phần mềm thanh toán tới từng ngân hàng để thuận tiện cho việc đồng nhất thủ tục và số liệu.
- Nhằm tiến tới việc khách hàng có thể giao dịch và thanh toán tại bất kỳ máy ATM với tài khoản của mình nào kể cả không cùng hệ thống thì các NHNN chỉ thị cho các NH khác nên lập một cơ sở dữ liệu của khách hàng để có thể dùng chung. Cái này tùy vào quy trình công nghệ cũng như tính an toàn, bảo mật riêng mà đưa ra những biện pháp hợp lý.
3.3.3 Đối với hệ thống NHTMCP Công Thương VN
- Từng bước tập trung đầu tư vốn và nguồn nhân lực bằng việc dành riêng một quỹ đầu tư cho công nghệ NH và tổ chức cho các cán bộ ngân hàng đi học ở nước ngoài. Nghiên cứu thí điểm các chương trình phần mềm về thanh toán trong xử lý nghiệp vụ phải phù hợp với đặc thù của VN. Tiếp đến là hợp tác, liên kết và thuê các chuyên gia ngân hàng cùng máy móc thiết bị làm việc.
- NHTMCP Công Thương cần xây dựng một chiến lược tăng trưởng vững chắc, thu hút sự chú ý của công chúng và các nhà đầu tư nhằm tạo sự tin tưởng của khách hàng với NH.
- Nên thực hiện những biện pháp nghiệp vụ để thâm nhập ngầm vào các thị trường mới của các NH khác. Từ đó nếu thấy có khả quan triển vọng thì NH sẽ liên kết với NH nào làm tốt công tác trên vừa để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ vừa để tạo cho mình một thị trường mới.
- Từng bước mở rộng, cải tiến, đa dạng hóa dịch vụ cho các loại thẻ thanh toán như: thẻ thanh toán điện tử dành cho Doanh nghiệp và Ngân hàng, thẻ thanh toán cho cá nhân là cán bộ công chức, cho sinh viên ...
Mục Lục
LờI NóI ĐầU
KÕT LUËN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTMCP Công ThươngVN - Chi nhánh Đông HN.doc