Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán và đảm bảo tiến độ kiểm toán Chất
Chất lượng kiểm toán là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng và
thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi hoạt động kiểm toán là
hoạt động đa dạng, phức tạp và mang tính chất đặc thù riêng
trong từng cuộc kiểm toán. Do vậy, những tiêu chuẩn đưa ra để
đánh giá chất lượng kiểm toán chỉ là những quy định chung mang
tính chất khái quát và định hướng.
Theo quan điểm đó, thì chất lượng kiểm toán là mức độ đạt được
các tiêu chuẩn chung đã đề ra. Đối với một cuộc kiểm toán cụ thể
được coi là có chất lượng khi được thực hiện trên cơ sở đảm bảo
tốt các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Kế hoạch kiểm toán đầy đủ, phù hợp, xác định rõ mục tiêu kiểm
toán, nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, mức trọng yếu, rủi
ro kiểm toán và các phương pháp kiểm toán thích hợp. Kế hoạch
kiểm toán được phổ biến thống nhất đến từng thành viên đoàn
kiểm toán và được triển khai cụ thể và chi tiết ở từng tổ kiểm
toán;
- Các thành viên đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán tuân thủ kế
hoạch kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán và
các quy chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, các quy định nghiệp vụ
khác và pháp luật có liên quan;
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán và đảm bảo tiến độ kiểm toán Chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp nâng cao chất
lượng kiểm toán và đảm bảo tiến độ
kiểm toán
Chất lượng kiểm toán là một chỉ tiêu phức tạp, khó định lượng và
thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, bởi hoạt động kiểm toán là
hoạt động đa dạng, phức tạp và mang tính chất đặc thù riêng
trong từng cuộc kiểm toán. Do vậy, những tiêu chuẩn đưa ra để
đánh giá chất lượng kiểm toán chỉ là những quy định chung mang
tính chất khái quát và định hướng.
Theo quan điểm đó, thì chất lượng kiểm toán là mức độ đạt được
các tiêu chuẩn chung đã đề ra. Đối với một cuộc kiểm toán cụ thể
được coi là có chất lượng khi được thực hiện trên cơ sở đảm bảo
tốt các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Kế hoạch kiểm toán đầy đủ, phù hợp, xác định rõ mục tiêu kiểm
toán, nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, mức trọng yếu, rủi
ro kiểm toán và các phương pháp kiểm toán thích hợp. Kế hoạch
kiểm toán được phổ biến thống nhất đến từng thành viên đoàn
kiểm toán và được triển khai cụ thể và chi tiết ở từng tổ kiểm
toán;
- Các thành viên đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán tuân thủ kế
hoạch kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán và
các quy chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, các quy định nghiệp vụ
khác và pháp luật có liên quan;
- Các kiểm toán viên thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm
toán thích hợp để làm cơ sở cho viecẹ hình thành các ý kiến và
kết luận kiểm toán;
- Báo cáo kiểm toán phù hợp với chuẩn mực và các quy định về
báo cáo kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước ban hành; phản ánh
đầy đủ tình hình, kết quả kiểm toán và kết quả kiểm toán thỏa
mãn các mục tieu kiểm toán đã đề ra; nhứng vấn đề sai sót, gian
lận, tồn tại của đơn vị được kiểm toán trình bày trong báo cáo đã
được xem xét, giải quyết thỏa đáng; các ý kiến nhận xét, đánh
giá, kết luận kiểm toán được căn cứ vào những bằng chứng kiểm
toán đầy đủ, xác thực và tin cậy, phù hợp với pháp luật hiện
hành;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kiểm toán.
Các tiêu chuẩn cơ bản trên đây là căn cứ chung để đánh giá chất
lượng cuộc kiểm toán, tuy nhiên để đánh giá một cách sâu sát
chất lượng kiểm toán thì cần phải dựa trên hệ thống các chỉ tiêu
chi tiết và cụ thể.
Chất lượng và tiến độ kiểm toán, thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi
Sau hơn 10 năm hoạt động, KTNN đã xây dựng được hàng loạt
những văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và văn bản
pháp quy, đặc biệt là Luật KTNN, nhờ đó mà hoạt động kiểm toán
của KTNN dần đi vào nền nếp và mang tính chuyên nghiệp.
Khó khăn và thách thức
Sau hai năm KTNN hoạt động theo Luật KTNN, bên cạnh những
thuận lợi cũng nảy sinh không ít khó khăn. Trong quá trình hoạt
động, kiểm toán đã đặt ra những khó khăn cho KTNN trong việc
đảm bảo chất lượng và tiến độ kiểm toán.
Về kế hoạch kiểm toán: một cuộc kiểm toán có thành công hay
không, việc thực hiện kiểm toán có thuận lợi hay không phụ thuộc
rất nhiều vào công tác lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm
toán là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cuộc kiểm
toán, việc xác định đầy đủ, sát thực nội dung, mục tiêu kiểm toán
cũng như cách thức thực hiện cuộc kiểm toán sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để đạt được mục tiêu cuộc kiểm toán. Để xây dựng
được một kế hoạch kiểm toán có chất lượng thì thong tin thu thập
về đơn vị được kiểm toán phải đầy đủ, toàn diện và chính xác.
Tính đầy đủ thể hiện ở việc thu thập thông tin của đơn vị được
kiểm toán và đơn vị thành viên. Tính toàn diện thể hiện ở việc thu
htập thông tin trên tất cả mọi hoạt động của đơn vị bao gồm:
thông tin cơ bản về đặc điểm chủ yếu, cơ sở pháp lý và môi
trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán; chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động…của đơn vị được kiểm
toán; tình hình hoạt động của bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và
hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Tính chính
xác thể hiện ở việc thu thập thông tin đã được cập nhật mới nhất
và không bị thay đổi sau khi kiểm toán viên thu thập.
Ở bối cảnh hiện nay, trong một thời gian ngắn, ở thời điểm mà
các đơn vị được kiểm toán đang trong thời kỳ chỉnh lý báo cáo tài
chính, việc đảm bảo được các yêu cầu chất lượng như trên quả
thật là một thách thức không nhỏ đối với các đơn vị KTNN
chuyên ngành, khu vực cũng như các đoàn kiểm toán.
Về tiến độ thực hiện: Khó khăn và thách thức gay cấn căng
thẳng, nhất là vấn đề quỹ thời gian cho KTNN thực hiện kiểm
toán đối với Báo cáo quyết toán ngân sách các đơn vị dự toán
cấp I và Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, vì theo quy
định tại Điều 75, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003
của Chính phủ thì BCQT của các đơn vị trên gửi chậm nhất trước
ngày 01/10 năm sau. Do đó, quỹ thời gian để KTNN hoàn thành
nhiệm vụ của mình là một thách thức không nhỏ. Để khắc phục
quỹ thời gian eo hẹp trong quá trình kiểm toán là phải đảm bảo
đúng tiến độ kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán và quy định của
pháp luật. Kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán
chung toàn ngành thực hiện trong 1 năm và kế hoạch kiểm toán
của từng cuộc kiểm toán. Để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ kế
hoạch chung của toàn ngành thì mỗi KTNN chuyên ngành và
KTNN khu vực phải đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch của từng
cuộc kiểm toán. Tiến độ thực hiện của đoàn kiểm toán phụ thuộc
vào các yếu tố: trong giai đoạn thực hiện kiểm toán phụ thuộc vào
tiến độ thực hiện của các tổ kiểm toán và chất lượng của kê
shoạch kiểm toán; trong giai đoạn lập và phát hành báo cáo kiểm
toán, tiến độ kiểm toán phụ thuộc không chỉ ở đoàn kiểm toán mà
còn phụ thuộc vào các cấp kiểm soát thực hiện soát xét chất
lượng báo cáo kiểm toán và ý kiến phản hồi (tham gia) của đơn vị
được kiểm toán.
Về bằng chứng kiểm toán:
Đặc trưng cơ bản và xuyên suốt trong quá trình tác nghiệp kiểm
toán là việc thu thập bằng chứng để làm căn cứ hình thành các ý
kiến đánh giá, kết luận, kiến nghị của KTV. Chất lượng của cuộc
kiểm toán chỉ được đảm bảo khi các KTV thu thập các bằng
chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, bởi bằng chứng kiểm toán
ngoài việc là căn cứ để KTV đưa ra ý kiến đánh giá kết luận, kiến
nghị trong báo cáo kiểm toán thì nó còn là cơ sở cho việc kiểm
tra, soát xét chất lượng kiểm toán và là dữ liệu cho các kỳ kiểm
toán sau. Tính đầy đủ thể hiện ở số lượng bằng chứng cần thu
thập; còn thích hiựp là thước đo chất lượng thể hiện độ tin cậy,
sự xác đáng, phù hợp của bằng chứng kiểm toán. Chuẩn mực số
6 “Thu thập bằng chứng kiểm toán” quy định “Khi thu thập bằng
chứng kiểm toán, KTV phải thực hiện: ghi chép đầy đủ các bằng
chứng kiểm toán và những công việc trong quá trình thu thập
bằng chứng đồng thời phân loại, sắp xếp, quản lý các bằng
chứng kiểm toán theo từng mối quan hệ kinh tế - tài chính và nội
dung, phạm vi kiểm toán, làm cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm
toán”. Trách nhiệm thu thập bằng chứng cũng đã được quy định
tại Khoản 4 Điều 30 Luật KTNN “Trách nhiệm của kiểm toán viên
nhà nước” như sau: “Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi sổ nhật
ký kiểm toán và các tài liệu làm việc khác của KTNN theo quy
định của Tổng KTNN”. Như vậy, cả về mặt lý luận và quy định
thực tế đặt ra yêu cầu cho KTV phải thực hiện tốt trách nhiệm thu
thập bằng chứng kiểm toán.
Về công tác kiểm tra soát xét chất lượng kiểm toán:
Một trong những yêu cầu đặt ra đối với bất kỳ cơ quan kiểm toán
nào để đảm bảo chất lượng kiểm toán là phải thực hiện nghiêm
túc công tác kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán. Thực hiện
tốt công tác này sẽ giúp kiểm toán viên xác định rõ trách nhiệm
được giao, tránh được những sai sót trong từng nội dung, từng
bước công việc kiểm toán và đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ
các chuẩn mực, quy trình và kế hoạch kiểm toán. Chuẩn mực số
10 – Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán quy định: “Công
việc của kiểm toán ở mỗi bước và mỗi giai đoạn kiểm toán viên
đều phải kiểm tra và soát xét lại chất lượng một cách đầy đủ,
đúng đắn và kịp thời”. Như vậy để đảm bảo công việc kiểm toán
của các KTV tuân thủ chuẩn mực, quy trình và kế hoạch kiểm
toán thì công tác kiểm tra, soát xét phải được thực hiện ở tất cả
các cấp độ: Kiểm toán viên phải tự soát xét lại nội dung công việc
của mình sau mỗi bước thực hiện; Tổ trưởng tổ kiểm toán phải
thường xuyên tiến hành soát xét chất lượng công việc của các
thành viên trong tổ kiểm toán; Trưởng đoàn kiểm toán thực hiện
soát xét chất lượng kiểm toán và công tác kiểm soát của các tổ
kiểm toán; Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành, khu vực thực
hiện soát xét chất lượng kiểm toán cũng như công tác kiểm soát
của đoàn kiểm toán; lãnh đạo KTNN với sự giúp việc của các đơn
vị tham mưu là cấp kiểm soát cao nhất thực hiện kiểm tra, soát
xét chất lượng kiểm toán của các đoàn kiểm toán và công tác
kiểm soát của các cấp. Các cấp kiểm soát phải chịu trách nhiệm
về chất lượng kiểm toán đối với các nội dung được kiểm soát ở
cấp của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán và đảm bảo tiến độ kiểm toán Chất.pdf