Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng đông Dương Á

LỜi dẪn nhẬp Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, từ đó tạo điều kiện để nước ta bước vào thời kỳ mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước ngoài, có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới Mặt khác, các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong nền kinh tế thị trường một khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức lớn nhất hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là tăng cường hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích, đánh giá hiệu quả họat động kinh doanh nói chung, chi phí, doanh thu và lợi nhuận nói riêng trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong thời gian học tập ở trường đã cung cấp cho em những kiến thức cơ bản về lý thuyết kinh tế, phương pháp phân tích kinh tế. trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng Đông Dương Á đã cho em tiếp cận được với thực tiễn sinh động tại đơn vị. Bản thân em cũng cố gắng nghiên cứu tìm tòi và nhận thấy việc đánh giá hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. Bởi vì việc đánh giá không những giúp cho các nhà quản lý nhận thấy được kết quả hoạt động kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Thông qua việc phân tích này, các nhà quản lý sẽ nắm được thực trạng của doanh nghiệp, phát hiện những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các nhân tố lên doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Từ đó, chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động tối đa các nguồn lực nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên đây mà em đã chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG ĐÔNG DƯƠNG Á” 1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình kinh doanh và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Bao gồm: - Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty qua năm 2008 và 2009 - Tìm ra nguyên nhân biến động của chi phí, doanh thu, lợi nhuận - Đề ra một số giải pháp tiết kiệm chi phí nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 2. PHẠM VI NGHIÊNCỨU: Do thời gian thực tập ngắn ngủi và sự hạn chế của người viết, bài viết không đi sâu vào chi tiết, chỉ giới thiệu tổng quan và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh thông qua doanh thu, lợi nhuận và các chỉ số về tỷ suất hoạt động cùng tỷ suất lợi nhuận qua số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính của công ty. Không phân tích tất cả các nhân tố mà chỉ phân tích một số nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuận của công ty. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. số liệu phân tích chỉ giới hạn trong hai năm 2008 và 2009. Công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng Đông Dương Á là một doanh nghiệp hoạt động cả tư vấn, kiểm định và xây dựng. Tuy nhiên đề tài của em chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá chung về tình hình hoạt động của toàn công ty chứ không đi sâu phân tích trong từng lĩnh vực hoạt động. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, các số liệu trên báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán cùng các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu và từ đó đưa ra các nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thay thế liên hoàn, phân tích các tỷ số.

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng đông Dương Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng Đông Dương Á Hội đồng quản trị Đội thí nghiệm II Phòng kinh doanh Giám Đốc công ty Phòng tài chính kế toán Phòng Thí nghiệm – Kiểm định Phòng thiết kế Phòng hành chánh nhân sự Đội thí nghiệm I 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: Phòng kinh doanh: Chức năng: Tham mưu giúp ban giám đốc công ty trong lĩnh vực lập và triển khai sản xuất kinh doanh, đàm phán và thực hiện các thủ tục ký kết thanh toán, thanh lý các hợp đồng kinh tế, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty, tìm kiếm cơ hội đầu tư, quản lý công tác kỹ thuật, lập và tư vấn dự án đầu tư, kiểm soát, bảo đảm chất lượng dự án, vệ sinh an toàn lao động về công tác quản lý và cập nhật các tiêu chuẩn, hồ sơ tài liệu kỹ thuật. Nhiệm vụ: - Lập và triển khai thực hiện các quyết định đầu tư, mua sắm vật tư, thiết bị của công ty. - Lập kế hoạch đấu thầu hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, đàm phán hợp đồng kinh tế. - Theo dõi và tổng hợp việc thực hiện các hợp đồng kinh tế do công ty ký. - Cập nhật và phổ biến các văn bản pháp luật tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định của của các ban ngành trong lĩnh vực quản lý công trình. - Tham gia xây dựng định mức, đơn giá và các đơn giá ngoài định mức liên quan đến công tác tư vấn, thí nghiệm có tính đặc thù riêng. Phòng thiết kế: Chức năng: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được công ty giao phù hợp với chức năng sản xuất của công ty, giao dịch tiếp thị và giải quyết các công việc trong phạm vi lĩnh vực hoạt động hoặc được công ty uỷ quyền thực hiện. Nhiệm vụ: - Thiết kế các công trình, các hạng mục công trình điện dân dụng, công nghiệp, khu công nghiệp, thuỷ lợi …. - Thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định các hồ sơ thiết kế, kỹ thuật thi công do công ty giao. - Lập dự toán chi tiết các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, khu công nghiệp… Phòng thí nghiệm – Kiểm định: - Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị. - Kiểm định chất lượng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp do công ty thực hiện. - Tiến hành hoạt động dịch vụ thí nghiệm các loại vật liệu xây dựng và cơ học đất nhằm kiểm định chất lượng công trình. - Nghiên cứu sử dụng tối đa các loại vật liệu xây dựng đáp ứng yêu cầu thiết kế, thi công các công trình xây dựng. Nghiên cứu các quy trình kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng so sánh với các quy phạm, tiêu chuẩn và công nghệ liên quan đến đánh giá chất lượng vật liệu chính xác nhất. Phòng tài chính kế toán: Chức năng: Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc công ty về công tác quản lý, bảo đảm duy trì và mở rộng nguồn vốn phân tích đánh giá các chỉ số tài chính cho việc quyết định phương án sản xuất kinh doanh và về công tác thống kê, kế toán theo quy định của nhà nước, công ty. Nhiệm vụ: - Thực hiện các nghiệp vụ quy định trong luật kế toán thống kê của nhà nước và tuân thủ quy chế tài chính của công ty, chấp hành sự chỉ đạo và hướng dẫn về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của các ngành, cấp trên. Phân tích báo cáo tài chính, báo cáo ban giám đốc để phục vụ cho việc quyết định các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng hành chánh nhân sự: Chức năng: Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc công ty về công tác tổ chức, nhân sự, hồ sơ, tiền lương, tiền thưởng, thanh tra kiểm tra về thi đua khen thưởng, kỹ luật các chế độ chính sách và công tác về hành chính quản trị văn phòng. Nhiệm vụ: - Xây dựng cơ cấu tổ chức, kế hoạch, phát triển cán bộ, phát triển nguồn nhân lực và thực hiện việc tuyển dụng nhân viên phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty. - Thực hiện công tác tiền lương, tiền thưởng phù hợp với chế độ chính sách của nhà nước, các quy định của công ty để thu hút nhân tài và phát triển sản xuất. - Thực hiện công tác văn phòng, lập kế hoạch thực hiện lưu trử hồ sơ theo từng công trình. 2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua: Hoạt động của Công ty Cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng Đông Dương Á gồm ba mảng tư vấn, kiểm định và xây dựng. Năm 2008 mảng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp vẫn là tư vấn và kiểm định. Nhưng dưới sự chỉ đạo của ban quản trị và sự nổi lực của tất cả nhân viên trong công ty sang năm 2009 đã tập trung hơn sang lĩnh vực xây dựng nhưng tình hình đã khả quan hơn dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp không ít khó khăn do sự suy thoái kinh tế, sự sụt giảm của thị trường nhà đất... Hoạt động tài chính bị lỗ trong năm 2009 là do công ty đang trong giai đoạn đầu tư vốn để đầu tư nâng cấp trang thiết bị rất cao và lợi nhuận trong năm 2008 chủ yếu do lãi tiền gửi kỳ hạn của công ty. Bước vào năm 2009 với những thuận lợi và khó khăn cơ bản, Ban giám đốc quyết định đầu tư trang thiết bị từ nguồn vốn vay Ngân hàng và bổ sung nguồn vốn cho kinh doanh. Mặc dù vậy Ban Giám Đốc và công nhân viên trong Công ty luôn cố gắng tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh với kết quả trong hai năm qua đạt được như sau : Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Nghìn VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2009 Năm 2008 số tiền % so sánh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 16,897,774 15,361,613 1,536,161 9.09% Các khoản giảm trừ doanh thu 2 Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 16,897,774 15,361,613 1,536,161 9.09% Giá vốn hàng bán 11 8,786,843 5,953,378 2,833,465 32.25% lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=11-10) 20 8,110,931 9,408,235 -1,297,304 -15.99% Doanh thu hoạt động tài chính 21 12,659 75,180 -62,521 -493.89% Chi phí hoạt động tài chính 22 193,002 7,050 185,952 96.35% Trong đó : chi phí lãi vay 23 Chi phí bán hàng 24 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6,446,956 8,282,734 -1,835,778 -28.48% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21-22)-24+25)] 30 1,483,632 1,193,631 290,001 19.55% Thu nhập khác 31 Chi phí khác 32 Lợi nhuận khác (40= 31-32) 40 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 1,483,632 1,193,631 290,001 19.55% (50= 30 + 40) Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 370,908 292,440 78,468 21.16% Chi phí thuế TNDN hoàn lại 52 Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 1,112,724 901,191 211,533 19.01% (60=50-51-52) Nhìn chung trong năm 2009 các chỉ tiêu chính như Doanh số, Lợi nhuận, Nộp Ngân sách, thu nhập bình quân của người lao động đều tăng cao hơn so với năm 2008. Kết quả kinh doanh năm 2009 cũng cho thấy rằng công tác điều hành quản lý về tài chính của Ban Giám Đốc rất sâu sát chặt chẻ, nắm bắt tình hình kinh doanh hàng ngày từ đó có hướng xử lý chỉ đạo kịp thời mang lại hiệu quả cao. Từ đây cho thấy rằng, hoạt động của công ty tương đối khả quan, trong đó hoạt động xây dựng các công trình dân dụng khả quan hơn, đây là điều mà công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa để nâng cao khả năng kinh doanh và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc đầu tư nâng cấp đổi mới trang thiết bị đã dần đi vào hoạt động ổn định và trong các năm tới sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty, góp phần tạo công ăn, việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho công nhân viên. Bên cạnh đó công tác quản lý và phân công bố trí nhân sự của công ty ngày càng hợp lý giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời cùng với tinh thần quyết tâm trong lao động sản xuất của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân viên đã góp phần đưa công ty vượt qua những khó khăn nhất định và không ngừng phát triển trong những năm qua. 2.2 Tổng quan ngành xây dựng: 2.2.1 Xây dựng là ngành tạo ra cơ sở vật chất của nền kinh tế: Là ngành tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế xã hội, sự phát triển của nền kinh tế có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển của ngành xây dựng nói chung. Tổng mức đầu tư cho xây dựng cơ bản tại các nước đang phát triển luôn chiếm một phần khá lớn trong tổng mức đầu tư toàn xã hội. Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động của Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Sự tăng trưởng này trong những năm qua đóng góp quan trọng của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp, văn phòng và nhà cho thuê, nhà máy điện... tăng cao. Vốn đầu tư từ nước ngoài(FDI) vào bất động sản tăng kỷ lục trong năm 2009. thể hiện qua đánh giá của Bộ kế hoạch đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển năm 2009 sẽ là 118.800 tỉ đồng (con số này của năm 2008 là 99.730 tỉ đồng), chiếm 16,4% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Trong tổng số hơn 64 tỷ USD vốn đăng ký FDI thì có đến hơn 50% là vào lĩnh công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, và trong đó đã có đến gần 50% là đổ vào bất động sản. Tuy chưa có số liệu cụ thể, song theo ước tính của Bộ Kế hoạch đầu tư, con số này cũng đã vượt tổng vốn đăng ký FDI của năm 2007, tức là nhiều hơn 20,3 tỷ USD. 2.2.2 Tốc độ đô thị hóa ảnh hưởng tới ngành xây dựng: Dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa cao khiến nhu cầu về nhà ở tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, nhu cầu nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp và trung bình là rất lớn và Chính phủ cũng đang rất quan tâm tới vấn đề này. Do đó, trong tương lai, các dự án xây dựng khu chung cư nhằm cho thuê hoặc mua trả góp cho những người có thu nhập thấp hoặc trung bình sẽ tăng lên. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.162.864 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,95 người/hộ. Phân theo giới tính: nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Bảng 2.2: Bảng thống kê dân số tại hai thành phố lớn của Việt Nam Đơn vị tính: nghìn người Thành phố 2007 2008 Sơ bộ 2009 Hà Nội 3228.5 6381.8 6472.2 TP.Hồ Chí Minh 6725.3 6946.1 7165.2 (Nguồn: Cục thống kê) Hiện tại việc quy hoạch Tp. Hồ Chí Minh không đồng bộ chưa đáp ứng kịp nhu cầu cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng và bất động sản nói chung. Theo số liệu thống kê của Vụ kiến trúc Quy hoạch Xây dựng (Bộ xây dựng), tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng mạnh, tỉ lệ đô thị hóa năm 1999 là 23,6%, năm 2004 là 25,8%, dự báo năm 2010 sẽ tăng lên 33% và đến năm 2025 sẽ đạt đến 45%. Diện tích đất đô thị cũng sẽ tăng từ 105.000 ha hiện nay lên đến 460.000 ha vào năm 2020. Từ đó cho thấy, nhu cầu về nhà ở của người dân đô thị là vô cùng lớn. Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam phải phát triển thêm 35 triệu m2 nhà ở thì mới đạt 20 m2/người tại đô thị vào năm 2020, còn thấp xa so với con số 100m2/người của các nước phát triển dự kiến vào năm 2025, dân số đô thị sẽ tăng lên mức 46 triệu người, gấp đôi mức hiện nay. Việt Nam là đang ở vào thời kỳ có tốc độ đô thị hoá nhanh và nó sẽ còn kéo dài nhiều năm sau. Khi tốc độ đô thị hóa tăng lên, đi cùng với với nó là sự tăng nóng của thị trường bất động sản. Trong tương lai, thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch thành trung tâm tài chính và giao dịch quốc tế lớn vào năm 2020, nên mức cầu về nhà ở và văn phòng cho thuê rất lớn.Vì thế, nhu cầu về nhà ở và cho thuê sẽ rất lớn đó sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khai thác. Ngoài ra đô thị hóa cao, cũng kéo theo nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng cao. Theo thống kê từ Bộ Công thương, mỗi năm nhu cầu điện tăng trên 15% trong khi công suất của các nhà máy điện chỉ cung cấp 13%/năm. Điều này tạo ra nhu cầu cấp thiết đối với các dự án năng lượng, cũng là cơ hội đối với doanh nghiệp xây lắp có khả năng thi công các hạng mục của các dự án thủy điện hay nhiệt điện. 2.2.3 Mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt trong khi năng lực của các công ty trong nước còn thấp: Trong ngành xây dựng hiện tại có khá nhiều các công ty đang hoạt động thuộc các Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Xuất khẩu và Xây dựng Vinaconex, Tổng công ty xây dựng Thăng Long... Thêm vào đó, với tiến trình thực hiện cam kết WTO, kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, môi trường cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn. Trong tình hình khó khăn chung của toàn ngành xây dựng, cùng với sự cạnh tranh trong lĩnh vực thi công xây dựng ngày càng quyết liệt, các thành phần kinh tế tham gia ngày càng nhiều (có nhiều nhà thầu cả trong và ngoài nước) do vậy sự cạnh tranh trong tìm kiếm hợp đồng là rất lớn. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trong nước không có khả năng làm tổng thầu chính thức cho toàn bộ 1 dự án lớn mà chủ yếu chỉ tham gia với tư cách nhà thầu phụ. 2.2.4 Chính sách kinh tế ảnh hưởng tới thị trường bất động sản: Trong những năm qua chính sách chính sách pháp luật Nhà nước có nhiều thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng, triển khai đầu tư gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi luật đất đai có hiệu lực, một số chính sách về đất ở từng địa phương cũng thay đổi theo: khung giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất và cho thuê đất… Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác kinh doanh nhà, ngoài ra sức mua của thị trường nhà đất cũng trầm lắng. Các giao dịch về đất đai, nhà ở đều ít thành công. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng là một yếu tố có tác động nhất định tới thị trường xây dựng. Ví dụ như chính sách giảm lãi sất của Ngân hàng nhà nước nhằm kích cầu trong thời gian qua khiến các ngân tăng cung tiền, cho vay tín dụng bất động sản trở lại khiến người dân dễ dàng vay tiền để mua nhà, đất trả góp. Chính sách đất đai của nước ta đang hướng tới chủ trương giá đất theo giá thị trường và khuyến khích đấu giá đất để đất có giá cao đã làm giá đất tăng lên nhanh chóng. Thủ Tướng CP vừa qua ban hành Nghị định 123/2007/NĐ-CP cho phép UBND cấp tỉnh được quyết định giá các lọai đất dao động trên dưới 20% khung giá đất do chính phủ quy định. Nghị định xác định giá đất tối đa ở các đô thị đặc biệt là 67,5 triệu đồng, như vậy giá đất cao nhất ở Hà Nội và TP.HCM là 81 triệu đồng/m2. Giá cả Bất Động Sản ở nước ta đã tăng lên giả tạo gấp hàng chục lần chỉ trong thời gian ngắn. Giá bán của căn hộ cao cấp đến nay (đầu năm 2008) đã tăng gấp 3 lần so với đầu năm 2007, từ 1.200 USD lên 4.500 USD/m2, giá thuê văn phòng tại TP.HCM đã tăng lên từ 30-50% so với đầu năm 2007. TP.HCM, Hà nội nằm trong Top 10 thành phố trên thế giới có mức giá nhà đất tăng. Cơn sốt giá diễn ra chưa từng thấy bắt đầu từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 chỉ chậm lại khi các ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Năm 2009 nhiều bộ luật và quy định có hiệu lực như: Luật Thuế thu nhập cá nhân (PIT), Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) mới, Luật Sở hữu trong thị trường bán lẻ và nhà ở cho người nước ngoài, tăng lệ phí trước bạ ô tô và chuyển nhượng bất động sản, tăng mức lương tối thiểu, giảm lãi suất ngân hàng, ngân hàng bắt đầu cho vay bất động sản trở lại… khiến tình hình thị trường bất động sản trong nước có nhiều thay đổi khó dự đoán. Áp lực từ suy thoái kinh tế toàn cầu và cạnh tranh từ các cao ốc trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh, các khu đô thị mới tại các địa phương chuẩn bị đưa vào hoạt động, sẽ có tác động mạnh đến sự năng động của mảng thị trường này trong năm 2009. Bảng 2.3: Bảng giá đất TP.HCM  trong năm 2009 và 2008 (1): Đơn vị tính: 1.000 đồng/m2 TÊN ĐƯỜNG ĐOẠN ĐƯỜNG Năm 2009 Năm 2008 TỪ ĐẾN GIÁ AN PHÚ, PHƯỜNG AN PHÚ XA LỘ HÀ NỘI CUỐI ĐƯỜNG 4,600 1,700 BÌNH TRƯNG, PHƯỜNG BÌNH TRƯNG ĐÔNG LÊ VĂN THỊNH BẾN ĐƯỜNG TRÂU 1,800 1,400 ĐẶNG HỮU PHỔ, PHƯỜNG THẢO ĐIỀN ĐƯỜNG 39 THẢO ĐIỀN 3,900 1,400 ĐẶNG TIẾN ĐÔNG, PHƯỜNG AN PHÚ ĐOÀN HỮU TRƯNG CUỐI ĐƯỜNG 3,300 1,200 ĐỖ QUANG, PHƯỜNG THẢO ĐIỀN XUÂN THỦY ĐƯỜNG CỤT 3,900 1,400 ĐỖ XUÂN HỢP, PHƯỜNG AN PHÚ CẦU NĂM LÝ NGÃ BA TÂN LẬP 3,300 1,600 Giá cả tăng và lạm phát phi mã, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2008 tăng 22.97%, cao nhất từ trước đến nay (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân năm 2008. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%). Lạm phát cao làm giá nguyên vật liệu tăng làm chi phí đầu vào của chu trình kinh doanh tăng đã làm giá cả bất động sản tăng theo. Hệ quả là các dự án xây dựng phải điều chỉnh hợp đồng tăng giá, các chủ đầu tư nhiều dự án phải thương lượng lại với khách hàng để tăng giá bán. Các ngân hàng thương mại nước ta cũng tham gia vào thị trường bất động sản bằng việc đẩy mạnh cho vay tiền kinh doanh bất động sản hoặc làm chủ đầu tư của các công trình bất động sản, thể hiện qua dư nợ cho vay để đầu tư và kinh doanh bất động sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm chỉ chiếm 11,76% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng Đông Dương Á: Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh công ty sẽ cung cấp cho nhà quản trị một cách tổng quát tình hình kinh doanh trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể đề ra các biện pháp nhằm cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích đánh giá khái quát tình hình hoạt động của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau: (1) Nguồn tuổi trẻ online: 2.3.1 đánh giá tình hình doanh thu: Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể khai thác các tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn. Việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận, vì doanh thu là nhân tố quyết định tạo ra lợi nhuận. Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn lợi nhuận càng cao, bởi vậy chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi, lỗ sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu. Bảng2.4: Bảng tổng hợp doanh thu của doanh nghiệp qua các năm ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối Tương đối Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 15,361,612,921 16,897,774,213 1,536,161,292 10.00% Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0.00% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 15,361,612,921 16,897,774,213 1,536,161,292 10.00% (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009) Năm 2008 doanh thu đạt hơn 15 tỷ đồng, năm 2009 doanh thu tăng lên đến gần 17 tỷ đồng tương đương 1,5 tỷ đồng. Có thể nói doanh thu năm 2009 tăng tương đối tốt. Điều đó chứng tỏ công ty đã không ngừng nỗ lực đàm phán, tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm làm tăng doanh thu, đồng thời cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, dần tạo dựng được uy tín trên thị trường. Năm 2008 trở về trước, doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc tư vấn và kiểm định vật liệu và công trình xây dựng nhưng sang năm 2009 doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị mở rộng và đẩy mạnh vào lĩnh vực xây dựng, thực hành tiết kiệm, tái cơ cấu cắt giảm nhân công lao động.Vì vậy dù tinh hình bất động sản đang trong giai đoạn phục hồi nên doanh nghiệp đã đạt tốc độ tăng lợi nhuận là 10% so với năm 2008. 2.3.2 Đánh giá tình hình chi phí: để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có đầy đủ 3 yếu tố cơ bản là lao động, đối tượng lao động, tư liệu sản xuất.Các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất với tính chất khác nhau và nó hình thành các khoản chi phí tương ứng.Vì vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Giá thành sản xuất sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành.Nó là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh mọi ưu nhược điểm trong quá trình tổ chức, quản lý doanh nghiệp. Việc phân tích đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí, thấy được nguyên nhân làm tăng giảm giá thành từ đó đánh giá đúng hiệu quả của công tác quản lý chi phí tại doanh nghiệp. Đánh giá khái quát và toàn diện tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm cũng như toàn bộ và các khoản mục giá thành. Xác định được nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trênvà đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm trên cơ sở tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, khai thác tốt các nguồn lực trong sản xuất một cách tối đa. Qua số liệu thực tế tại công ty ta lập bảng phân tích sau: Bảng2.5:Bảng phân tích tình hình chi phí và doanh thu thuần trong năm 2008 và 2009 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,897,774,213 15,361,612,921 1,536,161,292 10.00% Giá vốn hàng bán 8,786,842,591 5,953,378,014 2,833,464,577 47.59% Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,446,955,700 8,282,733,985 -1,835,778,285 -22.16% GVHB/Doanh thu thuần 52.00% 38.75% 13.25% CPQL/Doanh thu thuần 38.15% 53.92% -15.77% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009) đồ thị chi phí và doanh thu thuần cho ta thấy tỷ trọng của mỗi loại chi phí tác động đến doanh thu thuần một cách rỏ nét hơn: 15,362 5,953 8,283 16,898 8,787 6,447 0 5,000 10,000 15,000 20,000 TRIEÄU ÑOÀNG Naêm 2008 Naêm 2009 NAÊM ÑOÀ THÒ CHI PHÍ VAØ DOANH THU THUAÀN Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụï Giá vốn hàng bán Chi phí quản lý doanh nghiệp Đồ thị 2.1: Năm 2008 giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 38.75% trong doanh thu thuần. Năm 2009 giá vốn hàng bán đã tăng lên 52.00% trong doanh thu thuần, tức tăng 13.25% so với năm 2008. Tốc độ tăng doanh thu thuần (10%) chậm hơn tốc độ tăng giá vốn (47.59%) Nguyên nhân do năm 2009 công ty đã mở rộng thị phần tham gia vào các công trình xây dựng, bên cạnh đó giá nguyên vật liệu biến động liên tục nhất là giá thép và xi măng đã làm cho giá vốn tăng 47.59%.Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là sự biến động của giá dầu trên thế giới biến động mạnh cũng làm cho giá của các mặt hàng tăng. Tóm lại giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng là phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của công ty. Năm 2008 chi phí quản lý của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng trong doanh thu thuần là 38.15% nhưng sang năm 2009 tỷ trọng này đã giảm còn 38.15% (tương ứng 15.77%). Nguyên nhân của việc chi phí quản lý giảm mạnh (15.77%) trong khi tốc đô tăng doanh thu thuần chỉ là 9.09% là do doanh nghiệp thực hành tiết kiệm, áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả và cắt giảm nhân công do tình hình đóng băng của lĩnh vực bất động sản và sự suy thoái kinh tế. 2.3.3 Đánh giá tình hình lợi nhuận: Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho Nhà nước và cho nhân viên của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến lợi nhuận giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó đề ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đó. Do vậy mà đánh giá lợi nhuận được tiến hành thường xuyên, cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và cả những mục tiêu kinh tế khác. Để đánh giá tình hình lợi nhuận thực tế của công ty qua các năm, phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí. Căn cứ vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta lập bảng phân tích lợi nhuận thông qua phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận và so sánh tỷ trọng giữa chúng với doanh thu. Để đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận thực tế ta có: Bảng2.6: Bảng tổng hợp chi phí - doanh thu – lợi nhuận năm 2008 và 2009: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Tổng doanh thu 15,437 16,910 1,473 9.54% Tổng chi phí 14,243 15,427 1,184 8.31% Lợi nhuận trước thuế 1,194 1,483 289 24.20% (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009) Đồ thị 2.2: Biểu diển lợi nhuận trước thuế qua tổng doanh thu và chi phí: Nhìn chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua hai năm đều có lãi, lãi năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2008 lợi nhuận chỉ đạt 1194 triệu đồng nhưng sang năm 2009 tăng lên 1483 đồng đạt đến 24.2% (tương ứng 289 triệu đồng). Nguyên nhân tốc độ tăng tổng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng tổng chi phí chỉ là (9.54% - 8.31%=1.23%) .Như vậy, qua phân tích có thể thấy mức lợi nhuận mỗi năm tăng lên là do doanh nghiệp tăng được doanh số đồng thời đã có sự kiểm soát tốt chi phí. 2.3.4 Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận: Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đan xen giữa thu nhập và chi phí. Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận cho ta một cái nhìn tổng quát về các tác động đến lợi nhuận, khi các nhân tố này biến động tăng giảm làm cho lợi nhuận doanh nghiệp cũng tăng giảm theo. Tập hợp số liệu tại công ty ta có: Bảng2.7: Bảng phân tích tỷ trọng các nhân tố tác động đến lợi nhuận: Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng chênh lệch Tuyệt đối Tương đối DTT-BHDV 15,362 100% 16,898 100% 1,536 10.00% GVBH 5,953 38.75% 8,787 52.00% 2,834 47.61% LN gộp 9,408 61.24% 8,111 48.00% -1,297 -13.79% DT-HĐTC 75 0.49% 13 0.08% -62 -82.67% CP-HĐTC 7 0.05% 193 1.14% 186 2657.14% CPQL 8,283 53.92% 6,447 38.15% -1,836 -22.17% LN-HĐKD 1,194 7.77% 1,484 8.78% 290 24.29% (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009) (ghi chú: tỷ trọng của các chỉ tiêu được so sánh với doanh thu thuần) Ta biết rằng tỷ trọng % giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong bảng trên cũng chính là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ. Từ chỉ tiêu này cho ta thấy năm 2008 và sang năm 2009 lợi nhuận đã tăng lên đến 8.78% (tương ứng 290 triệu đồng). Song song với đó thì chi phí cũng tăng rất lớn. Năm 2008 giá vốn hàng bán chỉ chiếm tỷ trọng 38.75%, năm 2009 chiếm đến 52% trong doanh thu thuần, giá vốn hàng bán năm 2009 tăng 2,834 triệu đồng tương ứng 47.61% so với năm 2008, chi phí hoạt động tài chính năm 2009 cao hơn năm 2008 là do lãi vay nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không đem lại một khoản thu nhập riêng cho công ty. Chi phí tài chính năm 2008 chỉ là 7 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0.05%, chi phí tài chính năm 2009 là 193 triệu đồng chiếm tỉ trọng 3,11%, chứng tỏ doanh nghiệp đã vay nhiều hơn trước, sự gia tăng chi phí tài chính chủ yếu là sự gia tăng của lãi vay. Chính sự gia tăng này, một lần nữa tác động xấu đến thu nhập của công ty, cụ thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Tỷ trọng của chi phí quản lý năm sau thấp hơn năm 2008. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng giảm những chi phí không hợp lý nhất là trong khâu quản lý, Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp nổi lực tăng lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thông qua đẩy mạnh khâu đấu thầu, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tăng cường quảng bá hình ảnh, tìm kiếm và thu hút thêm khách hàng. Với những nổ lực trên, doanh nghiệp đã tăng được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.3.4.1 Chi phí: Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Tình hình thực tế tại doanh nghiệp như sau: Bảng 2.8 : Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Doanh thu thuần(DTT) 15,362 16,898 1,536 10.00% Tổng chi phí(TCP) 14,243 15,427 1,184 8.31% Hiệu suất sử dung chi phí(DTT/TCP) 1.08 1.10 0.02 1.85% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009) Năm 2009 cứ 100 đồng chi phí mang lại 109.6 đồng doanh thu, so với năm 2008 thì đã tăng 2 đồng tương đương 1.85%, năm 2008 thì 100 đồng chi phí chỉ mang lại 108 đồng doanh thu.Qua hai năm cho thấy doanh nghiệp sử dụng chi phí hiệu quả hơn góp phần gia tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh. => Nhìn chung chi phí doanh nghiệp bỏ ra có tăng nhưng nhằm phục vụ cho các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Chứng tỏ công ty đã không ngừng đàm phán, tích cực tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm tìm kiếm các hợp đồng xây dựng, tạo được uy tín trên thương trường, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tốc độ tăng tổng doanh thu cao hơn so với tốc độ tổng tăng chi phí. Hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.3.4.2 Hoạt động tài chính: Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo chức năng, công ty còn có những hoạt động tài chính với những chi phí và thu nhập có liên quan.Việc phân tích hoạt động này sẽ giúp ta đánh giá được sử ảnh hưởng của chúng vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình hoạt động tài chính qua 2 năm 2008 và 2009: Bảng2.9:Bảng phân tích ảnh hưởng hoạt động tài chính đến lợi nhuận Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Doanh thu hoạt động tài chính 75,180,400 12,659,207 -62,521,193 -83.16% Chi phí hoạt động tài chính 7,050,300 193,002,030 185,951,730 2637.50% Lợi nhuận hoạt động tài chính 68,130,100 -180,342,823 -248,472,923 -364.70% Lợi nhuận thuần HĐKD 1,193,631,022 1,483,633,099 290,002,077 24.30% Lợi nhuận HĐKD & HĐTC 1,261,761,122 1,303,290,276 41,529,154 3.29% (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009) Và: ÑOÀ THÒ 2.3: BIEÅU DIEÅN SÖÏ AÛNH HÖÔÛNG CUÛA CAÙC LÔÏI NHUAÄN VAØO TOÅNG LÔÏI NHUAÄN 1,193,631,022 1,261,761,122 1,483,633,099 1,303,290,276 68,130,100 -180,342,823 -80% -60% -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Lợi nhuận HĐKD & HĐTC % Naêm 2008 Naêm 2009 Lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận thuần HĐKD Dựa vào bảng phân tích ta thấy, năm 2008 thu nhập hoạt động tài chính chủ yếu là thu lãi tiền gửi, thu lãi do chênh lệch tỷ giá và cổ tức được chia. Trong khi đó chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là chi phí giao dịch trong năm. Vì thế hoạt động có sinh lợi cho doanh nghiệp. Sang năm 2009 doanh thu hoạt động tài chính giảm đáng kể 83.16% (tương ứng 62.521.193 VNĐ).trong khi đó chí phí tăng rất nhanh làm cho hoạt động tài chính năm 2009 bị thua lỗ đã gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân làm cho hoạt động tài chính lỗ là do thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp khá ít nên không bù đắp nổi chi phí tài chính. Trong đó chi phí tài chính chủ yếu là tiền lãi vay để đầu tư vào các hạng mục công trình xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm định và xây dựng,… Nhưng hoạt động động kinh doanh lại khá tốt (tăng 24.30% năm 2009) nên đã bù đắp được khoảng lỗ của hoạt động tài chính.Tóm lại hoạt động tài chính đã góp phần vào việc mở rộng quy mô hoạt động góp phần đáng kể vào lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4 Đánh giá tình hình hoạt động qua tỷ số tài chính: 2.4.1 Đánh giá tình hình hoạt động công ty qua tỷ suất hoạt động: 2.4.1.1 Vòng quay hàng tồn kho: Ta đi xét bảng chỉ tiêu sau: Bảng 2.10: Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho của Công ty Tỷ số hoạt động ĐVT Năm 2008 Năm 2009 chênh lệch Vòng quay tồn kho (DT thuần/Hàng tồn kho) Vòng 23.94 35.40 11.46 - Ngày lưu kho bình quân (360/vòng quay) Ngày 15 10 -5 Số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong năm 2009 là 35.40 vòng, mỗi vòng là 10 ngày. So với năm 2008 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2009 tăng 11.46 vòng tương đương giảm 5 ngày. Trong đó lượng tồn kho năm 2009 giảm nên tác động mạnh đến số vòng quay tăng 8.24 vòng và danh thu tăng tác động 3.22 vòng. Từ đó làm giảm ngày lưu kho bình quân xuống 5 ngày. Ta có thể thấy rỏ qua: Bảng 2.11: Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến chỉ số vòng quay tồn kho Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tác động Doanh thu thuần(DTT) 15,361,612,921 16,897,774,213 3.22 Hàng tồn kho (HTK) 641,574,048 477,345,505 8.24 Tổng Cộng 11.46 Nhìn chung qua 2 năm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần thể hiện công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi. Vì tính chất ngành nghề kinh doanh, Công ty thường xuyên thi công công trình trong năm 2009 có chi phí lớn nhưng chỉ được quyết toán khi hoàn thành xong công trình. Do đó, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang luôn ở mức cao làm cho vòng quay tồn kho của Công ty không cao. Mặc dù vòng quay tồn kho thấp nhưng điều này là chấp nhận được vì doanh thu thuần vẫn tăng hàng năm chứng tỏ hàng tồn kho không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.4.1.2 Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh số ngày thu tiền bình quân từ khi ghi nhận doanh thu. Thực hiện theo công thức ta có bảng phân tích sau: Bảng 2.12 : Vòng quay khoản phải thu qua 2 năm 2008 và 2009 Tỷ số hoạt động ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Vòng quay khoản phải thu (DT thuần/KPT) Vòng 2.28 3.66 1.38 - Ngày thu tiền trung bình (360/vòng quay) Ngày 158 98 -60 Qua số liệu phân tích, năm 2009 tốc độ luân chuyển khoản phải thu tăng 1.38 vòng, tương ứng 3.66 vòng và đã giảm được 60 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng nhưng tác động không đáng kể đến số vòng quay (0.33 vòng), trong khi đó thì khoản phải thu lại giảm mạnh nên tác động chủ yếu đến sự thay đổi của chỉ số vòng quay khoản phải thu (1.05 vòng). Bảng 2.13: Tổng hợp các nhân tố tác động đến chỉ số vòng quay khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tác động Doanh thu thuần(DTT) 15,361,612,921 16,897,774,213 0.33 Khoản phải thu (KPT) 6,734,195,572 4,615,848,950 1.05 Tổng Cộng 1.38 Như vậy trong giai đoạn này khả năng thu hồi nợ khả quan hơn giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc thanh toán. Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang có xu hướng thuận lợi và phát triển tốt. Đồng thời, Công ty không bị khách hàng chiếm dụng vốn cũng như đã tạo được uy tín đối với khách hàng. 2.4.1.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định trong kỳ của doanh nghiệp như thế nào. Qua số liệu thực tế tại công ty ta có bảng phân tích sau: Bảng 2.14: Bảng hiệu suất sử dụng tài sản cố định và các nhân tố tác động: Tỷ số hoạt động ĐVT Năm 2008 Năm 2009 chênh lệch Hiệu suất sử dụng TSCĐ (DT Thuần/TSCĐ) Vòng 44.94 10.05 -34.89 Số ngày /Vòng quay Ngày 72.87 35.82 -37.04 DTHU THUẦN VNĐ 15,361,612,921 16,897,774,213 0.92 TSCĐ VNĐ 341,791,595 1,681,227,921 -35.81 Nghĩa là, năm 2008 một đồng tài sản cố định mang lại 44.94 đồng doanh thu nhưng sang năm 2009 chỉ mang lại 10.05 đồng. Năm 2009, Công ty đã đầu tư cho các lĩnh vực mới nên tài sản cố định tăng lên 392% nhưng doanh thu chỉ tăng 10% đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm 34.89 lần. Xu hướng sử dụng tài sản của Công ty giảm hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2009 suất sử dụng tài sản cố định giảm là do Công ty tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh... nên tài sản cố định chưa được sử dụng hết công suất, công ty nên xem xét và có những biện pháp cải thiện sao cho phù hợp với tình hình hoạt động trong giai đoạn hiện nay mặc dù đây là điều tất yếu ở các doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Từ các tài liệu liên quan ta lập bảng phân tích và đồ thị biểu diễn như sau: Bảng 2.15: Bảng hiệu suất sử dụng tổng tài sản và các nhân tố tác động: Tỷ số hoạt động ĐVT Năm 2008 Năm 2009 chênh lệch Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (DT Thuần/TTS) Vòng 2.16 1.97 -0.19 Số ngày/ vòng quay Ngày 166.7 182.7 12 DTHU THUẦN VNĐ 15,361,612,921 16,897,774,213 0.18 Tồng tài sản bình quân VNĐ 7,119,830,269 8,593,845,741 -0.37 Tổng tài sản đầu kỳ VNĐ 5,997,277,808 8,242,382,730 Tổng tài sản cuối kỳ VNĐ 8,242,382,730 8,945,308,751 Năm 2009 tốc độ luân chuyển của tài sản là 1.97 vòng/năm đồng nghĩa là mỗi đồng đầu tư vào tài sản của doanh ngiệp thu được 1.97 đồng doanh thu thuần. So với năm 2008 vòng quay này đã giảm đi 0.19 vòng/năm. Tuy mức độ giảm này không cao, nhưng cho thấy tài sản của công ty sử dụng giảm hiệu quả vì tốc độ tăng doanh thu không bằng mức gia tăng đầu tư tài sản, biểu hiện là doanh thu chỉ tăng 10% tương ứng vòng quay tăng 0.18 vòng/năm trong khi tài sản sử dụng bình quân tăng 21% nên đã làm vòng quay giảm đi 0.37 vòng/năm. Vậy qua việc tốc độ lưu chuyển tài sản của doanh nghiệp chưa nâng cao, chứng tỏ vốn của công ty chưa được sử dụng hiệu quả, để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công ty trong thời gian tới doanh nghiệp cần tận dụng và sử dụng tốt công suất tài sản. => Tóm lại, qua toàn bộ quá trình phân tích chỉ số hoạt động trên qua hai năm 2008 và 2009 ta nhận thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng, bằng chứng là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tăng, nhưng hiệu suất sử dụng tài sản đã giảm. tài sản cố định có xu hướng luân chuyển với tốc độ ngày càng chậm. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như đề ra các giải pháp nhằm nhanh chóng thu hồi hơn nữa các khoản nợ phải thu, hạn chế những tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất, đồng thời tăng doanh thu bán hàng, giảm giá vốn hàng bán. 2.4.2 Tỷ số sinh lợi: Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của đơn vị ta phải dựa vào lợi nhuận mà đơn vị thu được.Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối thì chưa thể đánh giá đúng chất lượng hoạt động kinh doanh của Công ty.Vì vậy, bên cạnh việc xem xét biến động của tổng lợi nhuận còn phải đánh giá bằng số tương đối đó chính là tỷ suất lợi nhuận.Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn sản xuất kinh doanh bình quân khi sử dụng sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng bởi hai loại nhân tố: - Chịu ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô sản xuất kinh doanh càng lớn thì sẽ tạo ra tổng mức lợi nhuận càng nhiều, quy mô sản xuất kinh doanh càng nhỏ thì tạo ra tổng mức lợi nhuận càng thấp. - Chịu ảnh hưởng bởi chất lượng công tác tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp nào có tổ chức quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Bởi vậy, để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần tính và phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận.Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số của hai chỉ tiêu tuỳ theo mối liên hệ giữa tổng mức lợi nhuận với một chỉ tiêu có liên quan. Do đó, có rất nhiều chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, tuỳ theo mục đích phân tích cụ thể, tính các tỷ suất lợi nhuận thích hợp.Việc phân tích các tỷ suất lợi nhuận phải được tiến hành đồng thời với việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến các tỷ suất lợi nhuận đó. Để thấy được sự biến động của các nhân tố đó đã tác động như thế nào đến sự biến động của lợi nhuận.Ta có: Bảng 2.16: Bảng tổng hợp các tỷ suất sinh lợi ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 1,126 1,664 538 47.78% Doanh thu thuần (DTT) 15,362 16,898 1,536 10.00% Lợi nhuận sau thuế (LNST) 901 1,113 212 23.53% Tổng tài sản (TTS) 8,242 8,945 703 8.53% Vốn chủ sở hữu (VCSH) 4,398 5,511 1,113 25.31% Tỷ số lợi nhuận hoạt động (EBIT/DTT) 7.33% 9.85% 2.52% 0.34 Tỷ số LN/TTS (ROA) 10.93% 12.44% 1.51% 0.14 Tỷ số LN/DTT (ROS) 5.87% 6.59% 0.72% 0.12 Tỷ số LN/VCSH (ROE) 20.49% 20.20% -0.29% -0.01 TTS / VCSH 1.87 1.62 -0.25 -0.13 (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009) 2.4.2.1 Tỷ số lợi nhuận hoạt động: Tình hình thực tế tại công ty như sau: Bảng 2.17: Bảng phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 1,126 1,664 538 47.78% Doanh thu thuần (DTT) 15,362 16,898 1,536 10.00% Tỷ số lợi nhuận hoạt động (EBIT/DTT) 7.33% 9.85% 2.52% 0.34  Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2008 chỉ số lợi nhuận hoạt động là 7.33% điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ đem lại âm 7.33 đồng lợi nhuận trong năm 2008. với năm 2009 thì chỉ tiêu này là 9.85% tăng 2.52%, nghĩa là 100 đồng doanh thu năm 2009 đã đem lại 9.85 đồng lợi nhuận tăng 2.52 đồng so với năm 2008. chỉ tiêu hoạt động tăng 2.52% chủ yếu do lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước thuế và lãi vay tăng 47.78% và doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ chỉ tăng 10%. Tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2009 (47.78%) nhanh hơn so với tốc độc tăng doanh thu (10%). Như vậy sau hai năm, chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty có chiều hướng tăng nhanh, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng khả quan hơn. Nguyên nhân doanh nghiệp giảm bớt các chi phí và hoạt động kinh doanh cũng tốt hơn đem lại lợi nhuận góp phần làm tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận qua hai năm tăng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả. Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy hơn nữa chiều hướng có lợi này. 2.4.2.2 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (LNST/DT): Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng. Theo số liệu thực tế tại công ty ta lập bảng phân tích sau: Bảng 2.18: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Doanh thu thuần (DTT) 15,362 16,898 1,536 10.00% Lợi nhuận sau thuế (LNST) 901 1,113 212 23.53% Tỷ số LNST/DTT (ROS) 5.87% 6.59% 0.72% 0.12 Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 6.59%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 6.59 đồng lợi nhuận. Năm 2008 tỷ suất này là 5.87% (cứ 100 đồng doanh thu mang lại 5.87 đồng lợi nhuận). So với năm 2008 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2009 đã tăng 0.72 đồng tương ứng 12%. Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế tăng 23.53% trong khi doanh thu tăng 10%. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty qua các năm có chiều hướng tăng, đây là biểu hiện tốt hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, kiểm soát tốt chi phí làm cho doanh thu tăng, từ đó lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng. Như vậy qua 2 năm từ 2008 – 2009 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều hướng tăng dần, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp lại rất thấp, do đó trong những năm tới để giúp nâng dần chỉ tiêu này lên doanh nghiệp cần phải có các biện pháp để giảm bớt chi phí nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận. 2.4.2.3 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (LN/TTS): Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp. Bảng 2.19: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận sau thuế (LNST) 901 1,113 212 23.53% Tổng tài sản (TTS) 8,242 8,945 703 8.53% Tỷ số LN/TTS (ROA) 10.93% 12.44% 1.51% 0.14 Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy trong năm 2008 ROA của công ty là 10.93% tức là 100 đồng đầu tư vào tài sản công ty thu được lợi nhuận là 10.93 đồng. Năm 2009 tỷ suất này tăng lên 1.51% tương đương 12.44% cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho doanh nghiệp 12.44 đồng lợi nhuận tăng 1.51 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân lợi nhuậu sau thuế tăng nhanh 23.53% (tương đương 212 triệu đồng) trong khi đó tổng tài sản bình quân chỉ tăng 8.53% (tương đương 703 triệu đồng). Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên bằng cách đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời nâng cao dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. 2.4.2.4 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu-ROE(LNST/VCSH) Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Từ các số liệu liên quan ta có bảng sau: Bảng 2.20: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Lợi nhuận sau thuế (EAT) 901 1,113 212 23.53% Tổng tài sản (TTS) 8,242 8,945 703 8.53% Vốn chủ sở hữu (VCSH) 4,398 5,511 1,113 25.31% Tỷ số LN/TTS (ROA) 10.93% 12.44% 1.51% 0.14 TTS / VCSH 1.87 1.62 -0.25 -0.13 Tỷ số LN/VCSH (ROE) 20.49% 20.20% -0.29% -0.01 Năm 2008 ROE của doanh nghiệp là 20.49% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 20.49 đồng lợi nhuận. Sang năm 2009 tỷ suất đã giảm chỉ còn 20.20% nghĩa là 100 đồng chỉ mang lại 20.46 đồng lợi nhuận giảm 29 đồng tương đương 1%. Nguyên nhân năm 2008 tỷ suất sinh lời tổng tài sản bình quân (ROA) chỉ là 10.93% với tác dụng của đòn bẩy tài chính (tương ứng 1.87) mà ROE đạt đến 20.49%. Sang năm 2009 đòn bẩy tài chính giảm 25% tương ứng 0.13 chỉ còn lại 1.62 dù ROA năm 2009 tăng 1.51 (tương ứng 14%) nhưng ROE của năm 2009 chỉ đạt 20.20%. Tốc độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu đã làm ROE giảm biểu hiện doanh nghiệp chưa phát huy tốt đòn bẩy tài chính, khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản thấp hơn lãi vay. Do đó doanh nghiệp cần kết hợp nhiều biện pháp tối ưu để nâng cao khả năng sinh lời cho mỗi đồng vốn đầu tư của mình cho tài sản và quản lý tốt chi phí hơn nữa. => Tóm lại, qua hai năm phân tích tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp có chiều hướng giảm, khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm chứng công ty chưa nổ lực khai thác và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Lợi nhuận ròng của công ty có gia tăng nhưng không tương xứng với doanh thu làm hệ số lãi ròng có chiều hướng giảm cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng giảm, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đối với tài sản giảm chứng tỏ tài sản cố định của công ty được sử dụng chưa mấy hiệu quả. Như vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn hơn công ty cần khai thác có hiệu quả tài sản cố định và nguồn vốn chủ sở hữu tại đơn vị mình. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của tài sản và khả năng sinh lợi hơn nữa thông qua việc quản lý tốt chi phí để giảm giá thành và gia tăng lợi nhuận. 2.5 Đánh giá chung: 2.5.1 Những kết quả đạt được: Công ty chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý đảm bảo cho công ty có được một cơ cấu tài sản cố định hợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của Công ty trong từng giai đoạn. Hoàn thành tốt tiến độ thi công công trình, chất lượng công trình được đánh giá cao.Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh tăng lên qua các năm. Doanh thu đạt ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối khá, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.. Hiệu quả hoạt động của Công ty có nhiều chuyển biến tích cực, giảm được lượng hàng tồn kho, đẩy nhanh các khoản phải thu hạn chế việc chiếm dụng vốn, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân: Giá vốn tăng nhanh làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm hiệu quả đầu tư vào tài sản chưa cao, chưa khai thác hết công suất của tài sản. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, do vốn đầu tư vào tài sản tăng lên nhưng hiệu suất sử dụng tài sản giảm đã làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Chưa tiến hành đánh giá khối lượng hoành thành so với kế hoạch để có cái nhìn tổng quan về hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van 27th12.doc
  • docchuong 31.doc
  • docCHUYEN DE TOT NGHIEP KHOA 2010.doc
  • docDANH MUC BANG BIEU.doc
  • docLOICAMON.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc