Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường châu phi của tổng công ty lương thực miền nam vinafood II

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNGix DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒx LỜI MỞ ĐẦU1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ1 II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU2 V. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:2 CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY3 1.1. Tổng quan về xuất khẩu trực tiếp. 3 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu.3 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu. 3 1.1.2.1. Các nhân tố khách quan. 3 1.1.3 Các hình thức xuất khẩu:5 1.1.3.1. Xuất khẩu gián tiếp. 6 1.1.3.2. Xuất khẩu trực tiếp. 6 1.1.3.3. So sánh ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp với hình thức xuất khẩu gián tiếp.8 1.1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình xuất khẩu.10 1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay. 11 1.2.1. Vài nét về hoạt động xuất khẩu gạo trên thế giới11 1.2.1.1. Giới thiệu chung về gạo xuất khẩu. 11 1.2.1.2 Sơ lược về tình hình sản xuất tiêu thụ gạo trên thế giới12 1.2.1.3. Các hình thức giao dịch mua bán gạo trên thị trường thế giới16 1.2.1.4. Những nhận xét tổng quát về thị trường gạo thế giới17 1.2.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay. 17 1.2.2.1 Sơ lược về tình hình sản xuất gạo của Việt Nam17 1.2.2.2 Xuất khẩu gạo của Việt Nam18 1.2.2.3 Vai trò của xuất khẩu lương thực của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu gạo.19 1.2.2.4. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của việt Nam.19 1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước. 20 1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan - quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo. 20 1.3.1.1. Kinh nghiệm trong sản xuất, lưu thông và xuất khẩu gạo.20 1.3.1.2. Các hình thức giao dịch mua bán gạo. 21 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD II).23 2.1. Giới thiệu về Tổng công ty lương thực Miền Nam23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 23 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty.24 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.25 2.1.4. Tình hình nguồn nhân lực của Tổng công ty.31 2.1.5. Cơ sở vật chất của Tổng Công Ty.32 2.2. Tình hình sản xuất của Tổng công ty.33 2.3. Tình hình kinh doanh của Tổng công ty.35 2.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu.35 2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.37 2.4. Đánh giá chung tình hình của Tổng công ty.38 CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ39 TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (VINAFOOD2)39 3.1. Tổng quan về thị trường Châu Phi.39 3.l.1. Vị trí địa lý.39 3.1.2. Con người-dân cư và nguồn nhân lực.39 3.1.3. Kinh tế.40 3.1.3.1. Vài nét về kinh tế Châu Phi.40 3.1.3.2. Đặc điểm thị trường.41 3.1.3.3. Các trung tâm kinh tế của Châu Phi.41 3.1.4. Nhu cầu tiêu thụ gạo và tình hình sản xuất gạo của Châu Phi.47 3.1.5. Dự đoán nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước Châu Phi trong thời gian tới. . 48 3.1.6 Tình hình nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi49 3.1.7 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi50 3.1.7.1 Tình hình xuất khẩu. 50 3.1.7.2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Châu Phi51 3.1.7.3 Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Châu Phi51 3.1.7.4. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi52 3.2. Tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty.55 3.2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Tổng công ty từ năm 2006 – 2009.55 3.2.1.1.Sản lượng và kim nghạch xuất khẩu gạo của Tổng công ty.55 3.2.1.2. Tình hình đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo. 56 3.2.1.3. Tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường.57 3.2.1.4. Tình hình Xuất Khẩu gạo theo chủng loại.62 3.2.1.5 Tình hình xuất khẩu gạo theo khách hàng. 63 3.2.1.6 Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Tổng Công Ty. 64 3.2.2. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty . 65 3.2.2.1.Về sản lượng kim nghạch.65 3.2.2.2. Về chủng loại gạo. 68 3.2.2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty.70 CHƯƠNG 4 : .MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI72 4.1. Cơ sở và quan điểm đề xuất giải pháp.72 4.2. Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới.72 4.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi. 73 4.3.1. Giải pháp về thị trường.73 4 3.1.1. Thành lập các kho bán hàng tại các thị trường trọng điểm để làm bàn đạp tấn công các thị trường còn lại trong khu vực.73 4.3.1.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để giành lấy thị phần gạo từ các đối thủ cạnh tranh77 4.3.2. Giải pháp về sản phẩm.79 4.3.2.1. Duy trì sản lượng gạo cấp thấp để giành lấy thị phần gạo tiêu thụ của các nước nghèo ở Châu Phi.79 4.3.2.2. Nâng cao chất lượng gạo để giành lấy thị phần gạo tiêu thụ của các quốc gia phát triển ở Châu Phi.80 4.3.3. Giải pháp về công nghệ. 81 4.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực. 83 4.3.4.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 83 4.3.4.2. Cơ cấu lại bộ phận nhân lực cho phù hợp hơn.84 KIẾN NGHỊ87 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦUI. ĐẶT VẤN ĐỀNăm 2009 là năm thứ 20, Việt Nam tham gia vào thị trường gạo thế giới, cũng là năm đánh dấu sự vượt bậc trong lịch sử sản xuất gạo của nước ta. Với khối lượng 5.95 triệu tấn và kim ngạch 2.7 tỷ USD. Và đến nay gạo Việt Nam đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Đạt được những thành tựu đó một phần là do Chính phủ đã có những sự quan tâm đến xuất khẩu ngành hàng lương thực, tạo cơ hội thuận lợi nhất cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. mặc khác cũng nhờ đến những nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam, mà trong đó Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam được xem là đầu tàu. Những thành tựu xuất khẩu lương thực của Vệt Nam gắn liền với những thành tựu của Tổng công ty Lương thực Miền Nam (sau đây được gọi bằng Tổng công ty). Trong những năm qua Tổng công ty đã đạt được những thành tựu rất to lớn: Là công ty xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam (chiếm gần 50% số lượng xuất khẩu gạo của cả nước trong những năm qua) thị trường xuất khẩu gạo của Tổng Công ty đã được mở rộng đến rất nhiều nước trên thế giới (có cả Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Úc) tạo được sự cạnh tranh đáng kể với gạo Thái Lan (đã thâm nhập được vào thị trường Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu gạo Thái Lan). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được Tổng công ty vẫn còn những hạn chế, khó khăn cần khắc phục, mà một trong những vấn đề đó là hiện nay việc xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng như Châu Phi của Tổng công ty vẫn còn qua trung gian, nên hoạt động kinh doanh của Tổng công ty vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang thị trường có tiềm năng lớn này để khai thác tối đa hiệu quả kinh doanh của tổng công ty. II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Do đó, góp phần giải quyết vấn đề đặt ra như trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi của Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood2)”. Nhằm mục tiêu phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường này. Nội dung chính của đề tài là đưa ra những biện phaùp ñaåy maïnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi trên cơ sở những thuận lợi khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường này được rút ra từ việc phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và tổng công ty nói riêng sang Châu Phi trong những năm qua. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như: thu thập những thông tin, số liệu cần thiết từ hoạt động của Tổng công ty, tham khảo ý kiến và những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sau đó tổng hợp phần tích những dữ liệu có được trên cơ sở những tài liệu tham khảo, ý kiến đóng gĩp và những hiểu biết của bản thân từ đó rút ra những nhận xét đánh giá và đề ra phương hướng giải quyết vấn đề. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2006-2009 Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Tổng công ty và thị trường nghiên cứu là thị trường Châu Phi. V. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu trực tiếp và tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay.Chương 2: Giới thiệu chung về Tổng công ty Lương Thực Miền NamChương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty Lương Thực Miền NamChương 4: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi.

doc106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường châu phi của tổng công ty lương thực miền nam vinafood II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CT cần cải tiến công nghệ sản xuất gạo đồ,để khai thác hiệu quả thị trường này một cách triệt để. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi năm 2006-2009 Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu gọ sang thị trường Châu Phi từ năm 2006-2009 Tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi giảm mạnh vào năm 2007, do giảm về số lượng như đã phân tích. Tuy nhiên, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng từ 2006-2009. Tăng từ 178.662.749 USD đến 184.123.013 USD. Mặc dù sản lượng có xu hướng giảm khá nhiều, giảm từ 716.643 tấn xuống còn 450.950 tấn. Điều này chứng tỏ đây là một thị trường đầy tiềm năng, nhu cầu tiêu thụ gọ khá lớn, cầu luôn vượt qua cung nên giá luôn luôn cao. Từ đó làm cho kim ngạch tăng cao. Bên cạnh đó cũng cho ta thấy được rằng, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo của TCT sang thị trường Châu Phi là rất hiểu quả trong những năm qua. 3.2.2.2. Về chủng loại gạo Bảng 3.15. Tình hình xuất khẩu gạo của TCT theo loại gạo. ĐVT: số lượng:tấn- kim ngạch:USD STT Loại gạo Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng Kim Ngạch Số lượng Kim ngạch Số lượng Kim ngạch 1 Jasmine 19.985 8.143.835 15.564 8.058.975 28.593 13.446.619 2 5% tấm 246.162 72.827.395 207.607 101.870.589 265.726 108.571.374 3 10% tấm 8.600 2.476.800 14.675 7.547.750 14.917 6.223.655 4 15% 10.600 3.038.600 25.703 11.280.225 36.190 13.554.180 5 20% tấm - - - - 186 66.960 6 25% tấm 13.100 4.770.181 76.902 33.387.589 43.641 21.059.284 7 35% tấm - - - - 9.300 3.216.400 8 Tấm ½ 3.125 923.050 12.472 4.913.040 50.873 17.330.667 9 Nếp - - 5.755 3.126.625 175 76.000 10 Lức - - 138 67.620 1.349 579.873 Tổng 301.571 92.179.861 358.836 170.252.444 450.950 184.123.013 Loại gạo xuất khẩu sang Châu Phi không ổn định, tăng giảm không đều qua các năm. Tuy nhiên loại gạo được xuất khẩu chủ yếu sang Châu Phi là gạo Tấm 5%, 25% Tấm và Tấm 1/2 %. Điều này cho thấy rằng nhu cầu nhập khẩu gạo chủ yếu là gạo cấp cao( 5% Tấm) và gạo cấp thấp (25% tấm và Tấm ½). Nguyên nhân chính là gạo cấp cao dung để phục vụ cho các nước giàu hơn như Nam Phi, Nigieria. Còn gạo cấp thấp dung để phục vụ cho các nước nghèo ở Châu Phi. Tuy nhiên, lượng gạo cấp cao 5% tấm vẫn chiếm ưu thế, chiếm tới 58,93% về tổng sản lượng gạo xuất khẩu sang Châu Phi (2009). Điều này cho thấy các trung gian mua gạo từ TCT bán sang Châu Phi chủ yếu dành cho các nước giàu và có nhu cầu tiêu thụ gạo cao cấp. Vì vậy, TCT khi chọn con đường xuất khẩu trực tiếp gạo sang thi trường Châu Phi thì nên hướng tới những nước giàu như Nam Phi, Nigieria. Để làm cơ sở thành lập các công ty con hay chi nhánh bán hàng rồi từ các thị trường trọng điểm này làm bàn đạp xuất gạo phẩm chất thấp và trung bình sang các nước còn lại. 3.2.2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty. a. Về sản phẩm Thuận lợi Gạo tiêu thụ phù hợp với chất lượng gạo của Tổng công ty: Châu Phi là châu lục mà hầu hết các quốc gia đều nghèo, đang trong tình trạng chậm phát triển hoặc đang phát triển nên gạo tiêu thụ chủ yếu là gạo phẩm chất thấp, giá cả phải chăng, chỉ mọt số ít nhập gạo cao cấp như Nam Phi, Nigiêra. Trong khi đó Việt Nam nói chung và Tổng công ty nói riêng, hiện nay mặc dù đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho sản xuất chế biến gạo nhưng chất lượng gạo vẫn chưa cao, vẫn còn thua chất lượng gạo của Hoa Kỳ, Thái Lan. Do đó chất lượng gạo của TCT hiện nay không những rất phù hợp với yêu cầu về chất lượng gạo của Châu Phi mà giá gạo của TCT luôn có tính cạnh tranh cao hơn so với giá gạo của Thái Lan, Hoa Kỳ. Khó khăn Gạo tiêu thụ chủ yếu là gạo đồ: gạo đồ là loại gạo mà có thể bảo quản được lâu và nhiều chất dinh dưỡng. Đây là loại gạo được hầu hết các nước Chây Phi tiêu thụ. Mặc dù chất lượng gạo và giá cả của TCT rất phù hợp với hu cầu của Châu Phi, nhưng lượng gạo của TCT xuất vào Châu Phi không đáng kể. Nguyên nhân chính là do gạo tiêu thụ của Châu Phi là gạo đồ, mà TCT chưa có dây chuyền sản xuất gạo đồ nên phần lớn các nước Châu Phi nhập khẩu gạo của Thái Lan và Ấn Độ. Chỉ một số ít nhập gạo trắng của TCT. Do đó nếu muốn khai thác và mở rộng thụ trường Châu Phi thì TCT nên xây dựng nhà máy chế biến gạo đồ. b. Về thị trường. Thuận lợi Nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước Châu Phi lớn: với dân số ngày một tăng, và tốc độ tăng trung bình là 2.6%/năm, và đến năm 2009 dân số đã gần 1 tỷ người. Nhưng lượng gạo sản xuất của các nước Châu Phi chỉ đáp ứng được 66,56% nhu cầu tiêu thụ, nên hằng năm các nước Châu Phi phải nhập khẩu lượng gạo là 8 triệu tấn/năm, chiếm gần 30% tổng lượng gạo giao dịch toàn cầu. Khó khăn Xuất khẩu lệ thuộc vào trung gian: như đã phân tích, hiệm nay TCT chưa trực tiếp xuất khẩu gạo sang Châu Phi mà phải thông qua các trng gian là các khách hàng như Nidera, Phoenix, Loius Dreyfer, Toepfer… cho nên TCT không thể kiểm soát được lượng gạo nhập, cũng như nhu cầu nhập gạo hằng năm của Châu Phi, mà đang còn lệ thuộc khách hàng trung gian quá nhiều. Đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn: các nhà xuất khẩu sang Châu Phi hiện nay như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Trung Quốc… T Rong đó Thái Lan là nhà xuất khẩu lớn nhất, lượng gạo xuất khẩu vào Châu Phi hàng năm của Thái Lan chiếm gần 50% lượng gạo xuất khẩu của nước này. Bên cạnh đó Thái Lan là nước có kinh nghiệm sản xuất gạo đồ từ lâu đời, và gần như là một mình một chợ, nên gạo đồ của Thái Lan có chất lượng cao và tốt nhất. CHƯƠNG 4 : .MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TRỰC TIẾP SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 4.1. Cơ sở và quan điểm đề xuất giải pháp. Dựa trên các chủ trương, chiến lược đẩy mạnh hợp tác, xuất khẩu sang thị trường Châu Phi của Chính phủ, các bài học kinh nghiệm trong việc xuất khẩu gạo của các nước, các cơ sở lí luận về xuất khẩu trực tiếp, tình hình xuất khẩu sang thị trường Châu Phi của Việt Nam, các dự báo vế nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu phi trong thời gian tới và phân tích thực trạng xuất khẩu sang Châu Phi của Tổng công ty. Đặc biệt qua phân tích thực trạng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty, em thấy còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Vì vậy trên cơ sở đó e đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nhằm khắc phục các nhược điểm trên, từ đó giúp Tổng công ty phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai và phát triển theo đúng định hướng và chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi của Chính phủ. 4.2. Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới. Năm 2011, Việt nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường lượng thực trong nước theo lộ trình thực hiện các cam kết của tổ chức Thương mại Thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tự do kinh doanh xuất nhập khẩu lúa, gạo một cách bình đẳng tại Việt Nam. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh, chủ động đối phó với những thách thức mới, Tổng Công ty phải xây dựng nhữmg chủ trương, định hướng, kế hoạch phát triển như sau: - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng chiến lược "Hiệu quả, tăng trướng và đổi mới ". Hướng mọi hoạt động vào việc phát triển thị trường mới, nâng .cao chất lượng quản lý và nghiêm túc thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. . Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và nông dân, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ trong việc tham gia bình ổn thị trường lương thực. Tập trung xây dựng hệ thống kho tàng, thiết bị, sẵn sàng phục vụ thu mua hết lượng lúa hàng hóa của nông dân cần tiêu thụ. Thực hiện công tác kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, phân cấp, phân quyền rõ ràng, quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm túc phát triển và cải tiến các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường nội địa và xuất khẩu, xúc tiến các hoạt động tiếp thị để khai thác tiềm năng thị trường, đặc biệt là thị trường Châu Phi. Tiếp tục tăng cường c ác biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng trong . sản xuất kinh doanh. Kiên quyết phát hiện và xử lý các trường hợp trục lợi, tham ô, tiêu cực... - Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhan lực, có chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ phù hợp, nhằm thu hút và giữ người tài, đảm bảo cho sự phát triển ổn định, lâu dài của Tổng Công ty. 4.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi. 4.3.1. Giải pháp về thị trường. 4 3.1.1. Thành lập các kho bán hàng tại các thị trường trọng điểm để làm bàn đạp tấn công các thị trường còn lại trong khu vực. Thực trạng: Hiện nay việc xuất khẩu sang thị trường Châu Phi của Tổng công ty đều thông qua trung gian như đã phân tích, nên sẽ làm cho TCT chưa phát huy được hết hiệu quả kinh doanh của mình. Với quy mô lớn và kinh nghiệm xuất khẩu khá tốt.như hiện nay thì việc xuất khẩu trực tiếp sang Châu Phi là điều nên làm, vì sẽ giúp TCT mở rộng thị trường, giảm sức ép từ các thị trường truyền thống và thu được lợi nhuận lớn hơn từ việc xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy nếu muốn xuất khẩu trực tiếp thì thông qua các hình thức như kho bán hàng nước ngoài, công ty con. . .(đã trình bày ở chương 1). Trong các hình thức đó thì việc thành lập kho bán hàng là thích hợp với TCT nhất vì nó sẽ giúp TCT tốn ít chi phí và thuận tiện nhất so với các hình thức xuất khẩu trực tiếp khác. Kho bán hàng sẽ vừa giữ chức năng bán hàng như là một đại lí bán hàng, hay một nhà phân phối tức thay mặt TCT bán hàng cho các nước chính quốc (tức các nước mà kho bán hàng được đặt), tuy nhiên TCT sẽ không phải trả hoa hồng hay chi chiết khấu cho kho bán hàng, mà nó hạch toán trực tiếp với TCT. Ngoài ra kho bán hàng còn giữ chức năng là kho ngoại quan (là khu vực kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hoá tù nước ngoài hoặc từ trong nướcđưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng), nên nó sẽ giữ chức năng như là một kho chứa hàng, một công ty con xuất khẩu, để dự trữ hàng và bán hàng cho các nước Châu Phi khác trong khu vực, nhưng nó sẽ giúp TCT giảm được các khoản tiền do phải thuê kho và khoản thuế xuất nhập khẩu phải đóng khi nhập tạm hàng trong kho chờ xuất bán cho các nước Châu Phi khác trong khu vực. Bên cạnh đó, việc thành lập kho bán hàng còn giảm được nhiều chi phí cho nhân sự hơn là công ty con xuất khẩu đặt tại các nước Châu Phi, vì kho bán hàng cần ít nhân viên điều hành quản lí hơn là công ty con. CÓ thể một kho bán hàng chỉ cần từ 2 đến 3 nhân viên là đủ. Tuy nhiên, xuất khẩu trực tiếp qua Châu Phi, thì TCT sẽ đối mặt với nhiều khó khăn như rủi ro về thanh toán, về thiếu thông tin thị trường, chính trị không ổn định, không đủ tiền nhập khẩu với số lượng lớn của các nước Châu Phi. .., vì vậy Tổng công ty không thể cùng một lúc trực tiếp xuất sang tất cả các nước Châu Phi vì làm như thế sẽ đầy rủi ro. Mà Tổng công ty phải xác định thị trường nào là trọng điểm, là an toàn cho việc xuất khẩu trực tiếp của mình, rồi từ các thị trường trọng điểm này Tổng công ty thành lập các kho bán hàng, rồi dùng các kho này làm bàn đạp để mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình sang các.thị trường còn lại. Và việc thành lập các kho bán hàng tại các thị trường trọng điểm của các nước Châu Phi sẽ phần nào giúp TCT tránh được các rủi ro đó. Vì: + Kho bán hàng sẽ được đặt tại các nước phát triển, có tiềm năng nhập khẩu gạo lớn, có tình hình chính trị ổn định ở Châu Phi. + Kho bán hàng được đặt tại Châu phi nên sẽ nắm bắt thông tin về thị trường Châu Phi sẽ dễ dàng hơn ở Việt Nam. + Kho bán hàng sẽ trực tiếp hạch toán với công ty mẹ nên sẽ không sợ rủi ro về mặt thanh toán. + Thói quen mua hàng của người dân Châu Phi là thấy hàng mới ngã giá, rồi trả tiền mặt, mua hàng với số lượng nhỏ nhưng mua nhiều lần. Vì vậy, kho bán hàng sẽ trực tiếp bán hàng và nhận tiền mặt. Đối với trường hợp kho bán hàng xuất bán hàng cho các nước Châu phi khác thì phải yêu cầu khách hàng mở L/C và phải được đảm bảo bởi một ngân hàng danh tiếng. Do kho bán hàng được đặt tại Châu phi nên sẽ biết ngân hàng nào là ngân hàng đáng tin cậy Ơ Châu Phi, nên sẽ giảm được rủi ro về thanh toán Qua phân tích bên trên em thấy được, 3 thị trường ở Châu Phi hiện nay được xem là tiềm năng cho việc tlnình lập kho bán hàng là Nam Phi, Nigêria và Xê-nê-gan: + Nam Phi là nước có nền kinh tế ngoại thương phát triển mạnh nhất Châu Phi nên hệ thống luật pháp khá rõ ràng và minh bạch, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, thu nhập bình quân đầu người lớn (>5000ụsd/người), chính trị khá ổn định vì vậy thành lập các công ty con hay chi nhánh xuất khẩu tại đây là khá an toàn cho Tổng công ty. Đồng thời từ đây ngoài việc bán gạo cho Nam Phi, Tổng công ty còn có thể sử dụng thị trường này để làm cơ sở thâm nhập thị trường gạo của các nước Nam và Đông Phi. + Với Nigêria, đây là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn nhất Châu Phi, hàng năm phải nhập khẩu ít nhất 1 ,6 triệu tấn gạo. Vì vậy nếu thành lập công ty con hay chi nhánh xuất khẩu tại đây sẽ giúp Tổng công ty có thể bán gạo trực tiếp tại thị trường này, vì bấy lâu nay tập quán mua hàng của người dân Châu Phi là thấy hàng rồi mới ngã giá, rồi mua và trả tiền nên việc này sẽ rất thuận tiện cho việc bán gạo của Tổng công ty vào thị trường này. Không những thế đây cũng là cửa ngõ để Tổng công ty thâm nhập thị trường gạo của các nước thuộc khu vực Trung Phi. + Với Xê-nê-gan, mặc dù đây là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhưng lại là nước có quan hệ hợp tác nông nghiệp với.Việt Nam khá tốt. Xê-nê-gan hợp tác nông nghiệp với Việt Nam bằng cách giao đất cho người Việt Nam sang canh tác trồng lúa để bán gạo tại chỗ, ngoài ra còn cho Việt Nam tham gia vốn đầu tư tham gia khâu kỹ thuật nông nghiệp, quy hoạch đất đai. Chính vì vậy khi Tổng công ty đầu tư mở công ty con hay chi nhánh xuất khẩu tại đây sẽ rất được ưu đãi và sự hỗ trợ của Chính phủ Xê-nê-gan. Không những thế Tổng công ty còn có thể tham gia hợp tác nông nghiệp với Xê-nê-gan nên việc mở rộng đất canh tác trồng lúa trên nước bạn, nên ngoài việc bán gạo cho Xê-nê-gan, Tổng công ty còn có thể dùng Xê- nê-gan làm thị trường trọng điểm để xuất khẩu sang các nước còn lại trong khu vực Tây Phi như Bờ Biển Ngà, Maili… Thực hiện: + Tiến hành nghiên cứu thị trường ở 3 quốc gia này, tìm hiểu các qui định về việc thành lập kho ngoại quan tại các nước trọng điểm như điều kiện để được thành lập kho, khu vực được cho phép thành lập kho, hồ sơ xin thành lập kho, thủ tục cấp phép thành lập kho, thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp kho. + Lựa chọn địa điểm và vị trí thuận tiện để đặt kho ngoại quan. Làm sao gần vùng trung tâm tiêu thụ gạo chính của các quốc gia này, nằm ở những nơi có điều kiện hoạt động tốt như cơ sở vật chất tốt.. và phải nằm ở vị trí thuận tiện để có thể xuất khẩu hàng sang các nước trong khu vực: + Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, ngoại ngữ giỏi, đặc biệt giỏi tiếng Pháp và tiếng Anh và có trình độ quản lí, có khả năng xa nhà để đưa sang.làm việc tại các kho ngoại quan ở các thị trường này. Đồng thời cũng tiến hành tuyển dụng lao động tại các nước đó để giảm bớt các chi phí đưa lao động từ Việt Nam sang các thị trường này. + Tiến hành xây dựng các kho có sức chứa phù hợp. ' Kết quả: + Ổn định thị trường xuất khẩu gạo của Tổng công ty. Vì hiện nay Tổng công ty phụ thuộc vào thị trường Philippines rất nhiều nên việc thành lập kho ngoại quan tại các thị trường này sẽ giúp Tổng công ty mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Phi, giảm sức ép từ thị trường gạo Phiiippines, từ đó ổn định thị trường xuất khẩu gạo của mình. + Thâm nhập thị trường của các nước có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn dễ dàng. Vì kho bán hàng sẽ bán gạo trực tiếp tại các thị trường có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn ở Châu Phi như Nigêria, Xê-nê-gan và Nam Phi, mà không phải thông qua trung gian hay phải tìm kiếm đối tác nhập khẩu gạo tại các nước này. + Tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước Châu Phi khác dễ dàng và thuận tiện hơn. Vì từ Nam Phi ta có thể thâm nhập các khu vực Nam và Đông Phi. Từ Nigêria thâm nhập Trung Phi và Tây Phi. Từ Xê-nê-gan thâm nhập Tây Phi. Và nước này đều thuộc Châu Phi nên cước phí vận chuyển sẽ rẻ hơn là từ Việt Nam hay Thái Lan hay Pakistan xuất sang các nước Châu Phi nên sẽ làm cho giá gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn các đối thủ ở thị trường Châu Phi. + Đồng thời sẽ giúp phần giảm bớt các rủi ro về thanh toán cho Tổng công ty vì Tổng công ty trực tiếp hạch toán trực tiếp với kho bán hàng của mình. Về phần kho bán hàng, thì do thâm nhập trực tiếp vào sâu bên trong thị trường Châu Phi nên sẽ hiểu rõ về thị trường này hơn, hiểu rõ về các đối tác mua bán với mình tại các thị trường này hơn nên sẽ giảm thiểu các rủi ro về thanh toán hơn. + Giảm bớt các chi phí về thuế xuất nhập khẩu do phải nhập khẩu và xuất khẩu nhiều lần với số lượng nhỏ, và thuế xuất bán hàng qua các nước Châu Phi khác lân cận. . . + Giảm chi phí về thuê kho bãi. Vì kho ngoại quan cũng đồng thời là kho chứa hàng, nên công ty con không cần phải thuê kho bãi tại các nước này. + Đồng thời kho này sẽ giúp công ty kiếm thêm được một khoản thu từ việc cho các công ty khác thuê kho để chứa hàng. Khó khăn + Qui định về pháp luật của các quốc gia này không thuận lợi cho việc thành lập các kho bán hàng. Chính sách xuất nhập khẩu không thuận lợi cho kho bán hàng. + Đội ngũ nhân viên quản lí ở Việt Nam đưa sang không đi hoặc không làm việc hiệu quả do phải xa nhà. Nhân viên tại các nước sở tại làm việc không hết mình hoặc tiền lương phải trả cho các nhân viên này lớn. + Khó khăn trong việc quan lí đội ngủ nhân viên và quản lí hoạt động của kho bán hàng. + Chi phí lớn do việc xây dựng các kho. Khắc Phục + Tìm hiểu rõ về các qui định của 3' nước này trước khi quyết định thành lập kho bán hàng. + Đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích đội ngũ nhân viên của Tổng công ty làm việc tại Châu Phi hiệu quả hơn như trả lương cao, cho phép cả gia đình được đi theo cùng + Tuyển dụng và thuê. những nhân viên của các nước sở tại với tiền lương thích hợp. + Có sự kiểm soát sát sao của Tổng công ty đối với các kho bán hàng này để đảm bảo quản lí được nó một cách hiệu quả nhất. + Xin sự hỗ trợ kinh phí từ Chính Phủ cho việc thành lập các kho này. 4.3.1.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để giành lấy thị phần gạo từ các đối thủ cạnh tranh Thực trạng: Hiện nay khi xuất khẩu gạo qua thị trường gạo Châu Phi TCT còn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Thái Lan, ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Miến Điện và Mỹ. Vì vậy muốn giành được các thị phần gạo của các nước này trên thị trường Châu Phi thì TCT cần phải tăng cường đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của mình, từ đó giúp cho người tiêu dùng gạo Ơ Châu Phi biết và hiểu nhiều hơn về gạo Việt Nam nói chung và gạo của TCT nói riêng. Biết về lợi thế so sánh của gạo Việt Nam so với gạo của các nước khác, đặc biệt là lợi thế về giá (giá gạo' Việt Nam luôn thấp hơn gạo Thái Lan và luôn phù hợp với túi tiền của người dân (Châu Phi). Từ đó, làm cho họ chuyển sang dùng gạo Việt Nam nhiều hơn. Thực hiện : Có nhiều công cụ để tiến hành xúc tiến thương mại nhưng công cụ xúc tiến phù hợp với hoạt động bán hàng của Tổng công ty là catalog nước ngoài và hội chợ thương mại và triển lãm. + Đối với catalog nước ngoài: cần phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết về sản phẩm như số lượng, chất lượng, phương thức thanh toán, giá cả theo giá FOB hay giá CIF . Đồng thời cũng cần nêu rõ những thông .tin về Tổng công ty như quá trình hoạt động của tổng cộng số lượng nhà máy, phân xưởng chế biến gạo, vị trí của Tổng cộng ty trong ngành. Nói tóm lại catalog phải trả lời được tất cả các câu hỏi mà người mua muốn biết về gạo xuất khẩu, về những điều khoản hợp đồng. Ngoài ra, catalog còn phải được sắp xếp một cách logic, rõ ràng, hấp dẫn và được trình bày bằng ngôn ngữ địa phương của các nước Châu Phi như Anh, Pháp và Ả Rập. Sau khi có được một catalog hoàn chỉnh thì TCT nên gửi nó tới cho các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu gạo ở Châu Phi. + Hội chợ thương mại và triển lãm: đây là hoạt động định kì, được tổ chức vào một thời gian và ở một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hóa của mình và tiếp xúc với người mua để kí kết các hợp đồng mua bán. Vì vậy đây là hoạt động không mang tính thường xuyên liên tục nên khi nhận được lời mời tham gia hội chợ và triển lãm Tổng công ty cần chuẩn bị các hoạt động sau: - Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, thương mại của nước đăng cai hội chợ hoặc triển lãm để biết nước đó quan tâm đến xuất nhập khẩu ra sao, điều kiện thuế quan, vận tải và tập quán thương mại ra sao. - Dự trù chi phí tham gia triển lãm. - Nghiên cứu tình hình giá cả của các loại gạo của các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan, Miến Điện, Mỹ. - Chuẩn bị phiên dịch và nhân sự phục vụ hội chợ. - Chuẩn bị và phân phát các tài liệu quảng cáo, thông tin về Tổng công ty. - Xây dựng những mẫu đơn chào hàng, mẫu hợp đồng, có dự tính về giá cả, số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất, toại gạo, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán. - Phát giấy mời cho các công ty, đại lí, khách hàng có nhu cầu mua gạo. . .đến thăm gian hàng của Tổng công ty. .. - Chuẩn bị những vật lưu niệm như các sản phẩm giới thiệu về Tổng công ty để tặng khách hàng tham gian hàng Tổng công ty. - Chuẩn bị điều kiện vật chất để tiến hành dàm phán thương mại tại hội chợ. Kết quả: + Giúp các khách hàng ở Châu Phi biết nhiều hơn về gạo Việt Nam, đặc biệt hơn là biết về gạo và danh tiếng, hình ảnh của Tổng công ty. + Giúp Tổng công ty kí kết được nhiều hợp đồng thương mại hơn thông qua hội chợ vì tại hội chợ Tổng công ty sẽ phát cho các khách hàng các tờ bướm giới thiệu về Tổng công ty và hoạt động xuất khẩu gạo của Tổng công ty. Ngoài ra, các catalog nước ngoài cũng phát huy được hiệu lực của nó khi Tổng công ty gửi nó cho các khách hàng Châu Phi. + Đưa Tổng công ty trở nên gần gũi hơn với thị trường hơn, được nhiều khách hàng biết đến, từ đó phát huy được tối đa hiệu lực bán hàng của mình. Vì trong thời gian diễn ra hội chợ thì nhiều khách hàng đặc biệt là khách hàng Châu Phi sẽ đến tham quan và kí kết hợp đồng với Tổng công ty. Khó khăn: + Thông điệp về Tổng công ty cũng như gạo xuất khẩu của Tổng công ty phải được dịch ra tiếng địa phương, đặc biệt là tiếng Pháp. Nếu dịch không đúng sẽ ảnh hưởng tới uy tín, và dễ gây hiểu lầm về sản phẩm. của Tổng công ty. Cho nên thông điệp được in trên các catalog, các mẫu quảng cáo phát tại hội chợ đòi hỏi phải chính xác và đầy đủ ý nghĩa. + Các quốc gia Châu Phi đặc biệt là khu vực Trung Phi, ngôn ngữ chính là tiếng Pháp. Nên trong một vài trường hợp, hợp đồng được lập và thỏa thuận bằng tiếng Pháp. Vì vậy nếu đội ngũ đàm phán hợp đồng của Tổng công ty tại hội chợ không thông thạo tiếng Pháp thì sẽ dẫn tới khó khăn cho Tổng công ty trong việc đàm phán, kí kết hợp đồng. Khắc Phục: + Kiểm tra và dò lại các thông tin, nội dung, cũng như chính tả được in ấn trên calalog hoặc các tờ rơi quảng cáo một cách rõ ràng và chính xác. + Đào tạo và tuyển chọn đội ngũ nhân viên có trình độ ngoại ngữ thật giỏi đặc biệt là tiếng Pháp và tiếng Anh để tham gia hội chợ. 4.3.2. Giải pháp về sản phẩm. 4.3.2.1. Duy trì sản lượng gạo cấp thấp để giành lấy thị phần gạo tiêu thụ của các nước nghèo ở Châu Phi. Thực trạng: Hiện nay, mặc đù chỉ xuất qua Châu Phi với một lượng nhỏ (năm 2009 xuất 450.950 tấn) và xuất qua trung gian, nhưng ta thấy ngoài lượng gạo phẩm chất cao như gạo Jasmine và gạo 5% tấm thì gạo phẩm chất thấp, xuất qua Châu Phi vẫn chiếm khoảng 35% trong tổng lượng gạo xuất sang Châu Phi. Và gạo phẩm chất thấp này được xuất qua các nước như Xê-nê-gan, Bờ Biển Ngà. . .và hầu hết các nước nghèo ở Châu Phi. Vì vậy trong tương lai nếu TCT xuất trực tiếp sang các nước này thì cần phải duy trì sản xuất lượng gạo phẩm chất thấp để bán cho các nước này. Đặc biệt là Xê-nê-gan, nước mà TCT sẽ đặt kho bán hàng, là nước có nhu cầu nhập khẩu gạo phẩm chất thấp lớn gần 1 triệu tấn/năm. Thực hiện: Việc sản xuất gạo cấp thấp không phải là vấn đề khó khăn của TCT vì đây là loại gạo rất đễ sản xuất và TCT đã có kinh nghiệm rất tốt để sản xuất loại gạo này. + Mua gạo nguyên liệu để chế biến gạo 15% tấm. + Mua các nguyên liệu đặc biệt là tấm để trộn với gạo 1 5% tấm để chế biến gạo 25% tấm.. + Sau khi đã chế biến được gạo 25% tấm xuất qua kho bán hàng ở Xê-nê-gan để từ kho có thể bán cho các.khách hàng ở Xê-nê-gan và các quốc gia vùng lân cận có nhu cầu nhập khẩu gạo 25% tấm. 4.3.2.2. Nâng cao chất lượng gạo để giành lấy thị phần gạo tiêu thụ của các quốc gia phát triển ở Châu Phi. Qua phân tích các loại gạo xuất khẩu của TCT qua Châu Phi thì gạo phẩm chất vẫn chiếm đa số, chiếm khoảng 65% trong tổng lượng gạo xuất khẩu qua Châu Phi của TCT. Điều này cho thấy các khách hàng trung gian mua gạo của TCT qua bán lại cho các nước giàu, nước có nhu cầu tiêu thụ gạo cao cấp ở Châu Phi như Nam Phi, Nigêria. Đây là hai nước có nhu càu tiêu thụ gạo cao cấp rất lớn, đặc biệt là gạo đồ cao cấp. Riêng Nigêria hàng năm đã nhập khẩu ít nhất 1,6 triệu tấn gạo, còn Nam Phi hàng năm nhập gần 1 triệu tấn. Như vậy khi tiến hành xuất khẩu trực tiếp, đặc biệt là thành lập các kho bán hàng và để giành được phân khúc thị trường tiêu thụ gạo cấp cao từ những nước này, thì Tổng công ty cần phải không ngừng nâng cao vả cải tiến chất lượng gạo của mình để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo của các nước này. Thực hiện : - Hiện nay, qua quy trình thu mua ta thấy nếu mua lúa thì TCT sẽ làm thêm mấy công đoạn như phải sàng tạp chất, sàng tách đá và xay bóc vỏ rồi mới chế biến lúa ra gạo nguyên liệu, rồi từ gạo nguyên liệu trải qua các quy trình chế biến nữa để ra gạo thành phẩm phù hợp với nhu cầu xuất khẩu. Còn nếu mua gạo nguyên liệu thì TCT chỉ cần chế biến từ gạo nguyên liệu ra gạo thành phẩm, không phải bắt đầu từ chế biến lúa. - Như vậy sẽ giảm được mấy công đoạn. - Tuy nhiên nếu mua từ gạo nguyên liệu TCT sẽ khó kiểm soát được chất lượng gạo xuất khẩu hơn, vì trong gạo nguyên liệu là sự trộn lẫn nhiều giống lúa với nhau. Vì vậy trong tương lai nếu muốn nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu thì TCT nên đầu tư trang thiết bị để mua nguyên liệu là lúa để chế biến gạo xuất khẩu. TCT nên mua lúa trực tiếp của nông dân thông qua các xí nghiệp, tại các vùng trọng điểm. Đồng thời nên niêm yết giá mua từng thời điểm để người dân có thể tham khảo và quyết định việc bán lúa của mình. Hoặc thành lập các tổ thu mua lưu động trực tiếp mua lúa tại rẫy của nông dân trong thời gian thu hoạch rộ để .đưa về kho phơi, sấy. Xây dựng những vệ tinh là các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã có chức năng xay xát lúa gạo thuộc TCT đứng ra thu mua lúa trong nông dân. - Ở công đoạn nhập nguyên liệu cần chú ý trang bị phương tiện sàng tách tạp chất và máy sấy để đảm bảo lúa đạt tiêu chuẩn về độ ẩm và độ sạch trước khi xay chà sẽ giảm thiểu được tỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát. - Tiến hành chế biến lúa ra gạo lức tại các vùng lúa, rồi sau đó vận chuyển về các nhà máy để chế biến gạo xuất khẩu. Vì như thế sẽ làm cho gạo lức nguội đi trước khi đưa vào công đoạn bốc cám và đánh bóng (gạo lức bị nóng và giòn hơn do ma sát khi bốc trấu), sẽ hạn chế được tỷ lệ gạo gãy và độ gãy nát của hạt gạo, gạo thứ phẩm, giảm hao hụt và tăng tỷ lệ thu hồi chính phẩm, do đó chất lượng gạo sẽ nâng cao hơn so với trường hợp xay xát thẳng từ lúa ra gạo trắng trên một qui trình liên hoàn. Hoặc trong trường hợp nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của TCT đã gần các vùng lúa thì sau hi chế biến lúa ra gạo lức nên để cho gạo lức nguội'rồi mới tiếp tục qui trình chế biến gạo thành phẩm. Kết quả: - Gạo thu được là gạo chất lượng cao, nên có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ gạo của các quốc gia Châu Phi phát triển như Nigêria, Nam Phi . . .từ đó làm cho các nước phát triển ở Châu phi có nhu cầu tiêu thụ gạo cao cấp chuyển sang dùng gạo của TCT nhiều hơn, từ đó giúp cho các kho đặt tại Châu Phi bán được nhiều hàng hơn. - Giúp Tổng Công.Ty nâng cao được chất lượng hạt gạo và có thể xây dựng thương hiệu gạo phẩm chất cao. - Giúp TCT thu về được nhiều ngoại tệ hơn do bán gạo chất lượng cao vì giá gạo chất lượng cao luôn cao hơn nhiều so với gạo phẩm chất thấp. 4.3.3. Giải pháp về công nghệ Cải tiến công nghệ để sản xuất gạo đồ. Hiện nay, các nước Châu Phi có nhu cầu tiêu thụ gạo gần 8 triệu tấn/năm, nhưng phần lớn gạo tiêu thụ là gạo đồ. Các nước giàu như Nam Phi, Nigêria thì dùng gạo đồ phẩm chất cao, còn các nước nghèo ở Châu Phi thì dùng gạo đồ có phẩm chất thấp và trung bình. Tuy nhiên, hiện nay TCT vẫn chưa có nhà máy sản xuất gạo đồ. Nên phần lớn các nước Châu Phi đều nhập gạo đồ từ Thái Lan và An Độ. Vì vậy nếu muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Châu Phi thì Tổng công ty cần phải đầu tư đổi mới công nghệ để sản xuất gạo đồ. Gạo đồ là loại gạo thu được từ lúa được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng . . . Vì vậy để chế biến được gạo đồ Tổng công ty không thể sử dụng công nghệ chế biến gạo trắng mà phải đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến gạo đồ. Từ thực trạng về công nghệ, ta cần có những cách thực hiện sau: + Xác định vị trí để đặt nhà máy. Sao cho gần các vựa lúa lớn để đảm bảo rằng lúa sau khi thu hoạch sẽ được thu mua và chuyển tới nhà máy để chế biến trong thời gian nhanh nhất và khoảng cách gần nhất. Vì như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển lúa từ nơi thu mua đến nhà máy và đảm bảo được lúa vẫn còn giữ được đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng chưa bị mộc mầm. + Dự trù kinh phí để xây dừng nhà máy sản xuất gạo đồ. Dự trù tính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận để biết được sau khoảng thời gian bao lâu thì có thể khấu hao hết giá trị của nhà máy. + Sàng lọc các giống lúa trong khâu thu mua, vì hiện nay các thương lái thu mua thường trộn lẫn nhiều giống lúa lại với nhau làm cho chất lượng gạo luôn thấp. Vì vậy khi đã có nhà máy sản xuất gạo đồ, Tổng công ty cần phải phân loại các giống lúa khác nhau trong khâu thu mua, vì khi chế biến giống lúa tốt sẽ cho gạo đồ phẩm chất cao, giống lúa xấu sẽ cho gạo đồ phẩm chất thấp. + Thường xuyên kiểm tra và bảo trì sự vận hành của nhà máy để đảm bảo hoạt động đúng công suất và chất lượng. Sau khi thực hiện những bước trên, ta có kết quả: + Hoạt động xuất khẩu sang Châu Phi được cải tiến rõ rệt. Vì sẽ có nhiều đơn đặt hàng từ các nước Châu Phi. Trước đây khi nhập khẩu gạo đồ thì các nước Châu Phi chủ yếu nhập từ Thái Lan (gần như một mình một chợ gạo đồ), nhưng khi Tổng công ty đã có thể sản xuất được gạo đồ thì nhiều nước Châu Phi sẽ chuyển qua nhập gạo của Tổng công ty nhiều vì gạo của Tổng công ty luôn phù hợp với nhu cầu tiêu thụ gạo của Châu Phi, bên cạnh đó là do mối quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam và các nước Châu Phi rất tốt. + Thu được lợi nhuận nhiều hơn vì giá gạo đồ luôn cao hơn giá của gạo trắng. + Đảm bảo được chất lượng gạo tốt hơn. Vì gạo đồ được chế biến trực tiếp từ lúa tươi, không phải lúa khô nên sẽ hạn chế được việc trộn lẫn nhiều giống lúa và sự phơi tự phát từ người nông dân. 4.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 4.3.4.1.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hiện nay mặc dù Tổng công ty đã có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giỏi ngoại ngữ, thế nhưng phấn lớn các nhân viên chỉ giỏi ngoại ngữ tiếng Anh, còn tiếng Pháp và tiếng A Rập thì rất hạn chế. Vì vậy muốn có thể đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang Châu Phi thì cần phải nâng cao khả năng ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp và Ả Rập cho nhân viên. Bên cạnh đó, TCT cần phải chú trọng đến các trường hợp đào tạo dài hạn ở nước ngoài như ở Anh, Pháp, để giúp cho nhân viên sau khi đào tạo có thể hiểu được sâu sắc văn hóa tập quán cũng như ngoại ngữ ở các quốc gia này. Bên cạnh đó TCT cũng nên chú trọng vào hoạt động tuyển dụng để tìm ra được những nhôm viên giỏi, năng động, có tinh thần cầu tiến và chịu làm việc xa nhà, để đào tạo những nhân viên này sang các nước Châu Phi làm việc hoặc thay thế vị trí cho các nhân viên được đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài hoặc được cử qua Châu phi làm việc. Để khắc phục tình trạng trên, TCT cần phải: + Đối với đào tạo ngắn hạn: cử nhân viên, đặc biệt là nhân viên phòng xuất nhập khẩu (nếu TCT mở rộng phòng kinh doanh) tham gia các khóa học tiếng Pháp, tiếng Anh cao cấp và tiếng A Rập, để đảm bảo rằng mọi nhân viên phòng xuất nhập khẩu đều giỏi ngoại ngữ, đều có thể trực tiếp giao dịch và kí kết các hợp đồng, tránh những hiểu lầm đáng tiếc do không thông thạo ngoại ngữ, dẫn đến việc không nắm bắt đầy đủ các thông tin về hợp đồng. Ngoài ra, cần chú ý đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, chú ý nâng cao các kĩ năng về ngoại thương, các kiến thức kinh doanh, cơ chế thị trường, hội nhập, nghiệp vụ marketing, tin học, khả năng đàm phán, thu thập và xử lí thông tin. + Đối với đào tạo dài hạn: cử những nhân viên thật ưu tú xuất sắc, năng động, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, tham gia các khóa học dài hạn ở nước ngoài như học thạc sĩ, tiến sĩ. Vì những nhân viên này, sau khi được đào tạo, sẽ trở thành những nhân viên giỏi nghiệp vụ, giỏi chuyên môn và giỏi ngoại ngữ, từ đó sẽ đưa những điều hay, mới mẻ và tiên tiến ở nước ngoài, áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả vào việc điều hành quản lí, hoạch định chiến lược cho Tổng công ty. + Đối với hoạt động tuyển dụng: cũng nên tiến hành tuyển dụng thường xuyên, để tìm được những nhân viên trẻ, năng động, xuất sắc, giỏi chuyên môn, giỏi nghiệp vụ, và ngoại ngữ. Đồng thời, để lắp những vị trí trống của các nhân viên được cử đi đào tạo. Từ những bước thưc hiện trên, TCT thu được kết quả: + Có được đội ngũ nhân viên giỏi, thông thạo ngoại ngữ, giỏi nghiệp vụ, giỏi kĩ năng đàm phán và kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Tạo nên một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và luôn khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên. + Có được đội ngũ nhân viên năng động, giỏi giang, có khả năng và trình độ quản lý và giải quyết mọi tình huống tốt. + Đưa TCT phát triển vững mạnh và bền vững trong tương lai. . Tuy nhiên cũng tồn tại những khó khăn: Tốn kém về chi phí, nếu những nhân viên sau khi tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn không cải thiện trình độ sinh ngữ và những nhân viên tham gia khóa học dài hạn ở nước ngoài, trở về điều hành quản lý không như mong muốn, hoặc cho đi đào tạo không trở về TCT làm việc. Để khắc phụ tình trạng trên, TCT cần thường xuyên tổ chức kiểm tra và tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích nhân viên phát triển trình độ sinh ngữ và kĩ năng nghiệp vụ của mình. + Khuyến khích bằng cách phát động phong trào, giao tiếp hàng ngày với nhau bằng ngoại ngữ cho nhân viên phòng xuất nhập khẩu. Đồng thời, nếu có thể tổ chức thành lập một câu lạc bộ hay một diễn đàn tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Ả Rập để cho tất cả các nhân viên tham gia, giao lưu vào những ngày cuối tuần hoặc những lúc rãnh rỗi. + Đối với những trường .hợp đào tạo dài hạn thì phải bắt nhân viên được đưa đi đào tạo kí kết hợp đồng cam kết làm việc lâu dài với TCT sau khi hoàn thành khóa học, nếu vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt gấp 5 lần tiền chi phí cho nhân viên đó đi đào tạo. Ngoài ra nếu sau khi đi đào tạo ở nước ngoài về mà nhân viên đó không có đóng góp gì tích cực cho công ty thì sẽ phải bồi thường 70% tổng chi phí cho đi đào tạo ở nước ngoài. 4.3.4.2. Cơ cấu lại bộ phận nhân lực cho phù hợp hơn. Hiện nay với quy mô lớn và có kinh nghiệm xuất khẩu như Tổng công ty, thì cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh hiện tại còn khá nhỏ và đơn giản, chỉ có 17 nhân viên đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ như sau: + Một trưởng phòng: điều hành quản lý tất cả mọi hoạt động của phòng, đặc biệt quản lý, giám sát công việc của tổ nội địa và tổ nghiệp vụ. + Một phó phòng: điều hành quản lý mọi hoạt động của tổ xuất nhập khẩu. Đặc biệt tham gia đàm phán và kí kết các hợp đồng xuất khẩu. + Một phó phòng và một nhân viên làm bên tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm: kiểm tra, giám định hàng hóa trước khi mời giám định kiểm định chất lượng hàng hóa. Nhằm đảm bảo cho chất lượng hàng hóa phù hợp với chất lượng qui định xuất khẩu. + Tổ nội địa và tổ nghiệp vụ: gồm 9 nhân viên, làm các thủ tục trong nước để phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu như làm chứng từ, làm thủ tục hải quan, thuê tàu, thu mua hàng hóa để xuất khẩu. + Tổ xuất nhập khẩu: chỉ gồm có 4 nhân viên, có nhiệm vụ liên hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài và trực tiếp đàm phán, theo dõi, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. Trong 4 nhân viên đó mỗi nhân viên sẽ giữ nhiệm vụ kiểm soát một thị trường khác nhau. Vì vậy thực tế cho thấy với qui mô lớn và xuất khẩu hầu hết đến các thị trường như TCT mà bộ phận xuất khẩu chỉ có 4 nhân viên là thật sự ít. Như vậy sẽ làm cho một nhân viên đảm nhiệm quá nhiều công việc, nên sẽ tạo nhiều áp lực cho nhân viên khi làm việc. Ngoài ra trong thời gian tới, khi TCT xuất khẩu trực tiếp sang Châu Phi thì cần phải có những nhân viên đảm nhiệm chuyên sâu bên thị trường này. Do đố TCT cần phải tăng số lượng nhân viên làm việc bên tổ xuất nhập khẩu, để giúp cho lượng công việc ở mỗi thị trường được giảm đi do có sự chia sẽ công việc giữa các nhân viên, giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, vì không phải chịu nhiều áp lực do quá nhiều việc. Đặc biệt bên mảng thị trường Châu Phi, một thị trường mới nếu trong thời gian tới TCT xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này, thì cần phải có những nhân viên giỏi nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ như tiếng Pháp, A Rập, để trực tiếp nghiên cứu theo dõi và phát triển thị trường này. Đặc biệt quản lý sự hoạt động của các kho bán hàng đặt tại các thị trường trọng điểm của Châu Phi. Do vậy, để tăng số lượng nhân viên tổ xuất nhập khẩu có 2 cách: - Cách 1 : Chuyển nhân viên giỏi về xuất nhập khẩu và ngoại ngữ ở các phòng ban khác qua vì TCT là công ty xuất khẩu nên hầu hết các nhân viên đều biết về xuất nhập khẩu và ngoại ngữ. - Cách 2: Tuyển thêm nhân viên mới. Các nhân viên này phải năng động, ham học hỏi, giỏi về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, đặc .biệt giỏi về ngoại ngữ như Anh, Pháp, Ả Rập để có thể làm việc tốt, đặc biệt là phát triển thị trường Châu Phi. Từ đó thu được kết quả: + Hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty được tiến hành nhanh chóng và hoàn thiện hơn bởi có sự đóng góp và chia sẽ cửa nhiều nhân viên với nhau. + Việc đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Châu Phi sẽ được tiến hành hiệu quả hơn vì đã có những nhân viên chuyên nghiên cứu, phát triển thị trường này cũng như việc theo dõi hoạt động của các kho bán hàng ở Châu Phi. KIẾN NGHỊ ---o0o--- Đối với chinh Phủ. Về công tác hỗ trợ người nông dân: nhằm đảm bảo cho nông dân có lợi, để khuyến khích họ tăng gia sản xuất lúa gạo và nâng cao chất lượng gạo trong khâu trồng trọt, thu mua, chế biến và dự trữ sau thu hoạch. - Chính phủ nên chọn những giống lúa có chất lượng tốt, độ thuần chủng cao để cung cấp ổn định cho các tiểu vùng chuyên canh gạo xuất khẩu nhằm hạn chế việc sử dụng các giống lúa bị lai tạp trong dân làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. . - Chính phủ cần tổ chức đầu tư hệ thống máy sấy, kho trung chuyển, kho dự trữ với qui mô lớn và hiện đại, phân bố mạng lưới hợp lí, phục vụ công tác xử lí sau thu hoạch ở các địa phương nhất là các vùng chuyên canh lúa gạo. - Có chính sách tài trợ vốn, tăng cường hướng dẫn kỹ thuật để nông dân trực tiếp đầu tư trang thiết bị gặt đập, suốt lúa và phương tiện vận chuyển, máy sấy nhỏ và phương tiện bảo quản lúa gạo phù hợp với qui mô hộ nông dân. Để nông dân không bị tình trạng thiếu vốn, tránh được cảnh bị ép giá và bị buộc phải bán lúa non cho thương lái qua lực lượng hàng xáo… - Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển, trong đó tập trung giải quyết khâu thu hoạch, tiêu thụ để đảm bảo đầu ra, chất lượng hạt gạo và khuyến khích nông dân gắn bó với đồng ruộng. - Mở sàn giao dịch lúa gạo để hỗ trợ người nông dân bán lúa được với giá cao ' hơn là bán cho các thương buôn. Từ đó giúp cho nông dân nắm bắt thông tin thị trường nhanh hơn và phản ứng lại thông tin một cách nhanh chóng và chính xác hơn. - Nhà nước cần có chính sách điều tiết giá lúa theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và nông dân như việc qui định giá sàn cho lúa, nhằm tránh tình trạng giá lúa tăng giảm thất thường. Đồng thời xử phạt nặng những đơn vị thu mua dưới giá sàn nhằm ép người nông dân. Về công tác hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Phi. - Nâng cao hiệu quả của các trang Web, cổng thông tin điện tử về thị trường Châu Phi: do khoảng cách giữa Việt Nam và Châu Phi quá lớn, cơ quan đại diện chưa nhiều nên sự ra đời của cổng thông tin điện tử là rất cần thiết. Cổng thông tin sẽ có ba chức năng chính. Thứ nhất là nguồn cung cấp các thông tin cụ thể cho doanh nghiệp như tập quán thị trường, môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật các nước, số liệu thống kê... Thứ hai tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giao thương bằng cách gửi các đơn hàng trực tiếp lên sàn giao dịch ảo. Doanh nghiệp sẽ được tham gia một triển lãm ảo với chi phí không đáng kể, không bị giới hạn không gian và thời gian. Thứ ba, doanh nghiệp .sẽ có một diễn đàn trao đồi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, giao lưu trực tiếp và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Cho nên, Nhà nước cần có sự đầu tư nâng cấp cổng thông tin sao cho hiệu quả nhất, cung cấp ngân hàng dữ liệu có tính cập nhật và có độ chính xác cao về thị trường Châu Phi, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Nam Phi, Nigêria, Xê-nê-gan, Ai Cập … Nâng cao vai trò và hiệu quả cung cấp thông tin của các đại sứ quán, lãnh sự quán và thương vụ ở Châu Phi: thông tin được cung cấp từ các cơ quan này phải chính xác, chi tiết, được cập nhật thường xuyên liên tục về tình hình của các nước Châu Phi. Để nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu thêm về Châu Phi để hạn chế những rủi ro từ thị trường này. Cần tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về luật pháp, chính sách, thông tin thị trường…của các nước Châu Phi. - Chính phủ cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại do cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước tổ chức để hỗ trợ cho các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như Tổng Công ty tìm kiếm đối tác nhằm mở rộng phát triển xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Châu phi nói riêng. - Trong những năm tới, hoạt động xúc tiến cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại ở tầm quốc tế nhằm giới thiệu hơn nữa với thế giới về gạo Việt Nam; cần có nhiều cuộc gặp gỡ, thương lượng hợp tác kinh tế cấp Chính phủ với các nước Châu Phi để ký kết các thỏa thuận, các hợp đồng kinh tế cấp Chính phủ (G to G). - Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam ở nước ngoài đối với các hoạt động xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu. - Ngoài ra Chính phủ cũng nên có những biện pháp và chính sách để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào thị trường Châu Phi, và phát triển cơ sở sản xuất trong nước, đặc biệt là hỗ trợ vốn và hỗ trợ lãi suất. Đối với Doanh nghiệp Tổng công ty cần xây dựng và hoàn thiện Website của mình để giới thiệu cho các khách hàng nước ngoài nói chung và Châu Phi nói riêng biết về hoạt động kinh doanh. Đồng thời, cần phải thường xuyên cập nhật thông tin 'về các thị trường nước ngoài, đặc biệt là Châu phi để có được sự điều chỉnh chiến lược xuất khẩu thích hợp. - Cần có sự phối hợp và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa giữa TCT và các công ty con, nhằm kiểm soát được thực trạng chế biến và thu mua lúa gạo của các công ty này. - Trong thời gian tới TCT nên phát triển nhiều hợp đồng thương mại hơn nữa vì năm 2012 Chính phủ sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường lúa gạo, nên TCT phải nên chủ động hơn nữa. KẾT LUẬN ---o0o--- - Trong những năm qua, xuất khẩu gạo đã đem ' lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước và là một mốc quan trọng đánh dấu sự thành công của chiến lược đổi mới kinh tế Việt Nam từ cơ chế hành chính bao cấp sang kinh tế thị trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngoại thương nói riêng, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam đã khẳng định được mình và ngày càng có uy tín cả Ơ thị trường trong nước và thế giới. Nhờ sự phấn đấu nổ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, Tổng Công ty đã không ngừng phát huy thế mạnh và đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Là doanh nghiệp xuất khẩu gạo gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước; hoàn thành tốt những chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao, mang lại lợi ích cho đơn vị và cho cả nước; góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu những mặt hàng có nhiều lợi thế so sánh; giữ được sự bình ổn tình hình lương thực, an ninh lương thực quốc gia trong những năm qua. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, bên cạnh những thành tựu Tổng Công ty vẫn còn có những tồn tại yếu kém cần quan tâm giải quyết mà một trong những vấn đề' đó là việc xuất khẩu gạo qua một thị trường đầy tiềm năng như Châu Phi vẫn còn phải qua trung gian. Đây là vấn đề lớn, nếu giải quyết đúng sẽ mở đường cho sự phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Tổng Công ty trong tương lai, giúp mở ra một thị trường mới, không phải lệ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống đặc biệt là thị trường Philippines. Việc làm này có ý nghĩa chẳng những về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội, không chỉ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động trong nông thôn hiện nay, mà còn góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn Việt Nam. Chính vì lẻ đó mà việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo trực tiếp sang thị trường Châu Phi sẽ giúp Tổng công ty nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của mình. Do đó, qua bài Chuyên Đề Tốt Nghiệp này với những giải pháp được nêu ra trên cơ sở những phân tích đánh giá mong rằng sẽ giúp giải quyết được phần nào vấn đề này và tạo ra những hiệu quả cao cho chính sách xuất khẩu gạo của Tổng Công ty. Nhìn lại quá trình hoạt động của Tổng Công ty trong những năm qua, chúng ta có thể tin rằng, với những thành tựu đã đạt được cùng với ý chí quyết tâm cao của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Tổng Công ty nhằm giải quyết, khắc phục những mặt còn yếu kém, khó khăn chắc chắn Tổng Công ty sẽ ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai . Trong khuôn khổ Chuyên đề Tốt nghiệp, với kiến thức còn nhiều hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ biết lấy kiến thức từ sách vở để làm cơ sở đi vào thực tiễn. Sau một thời gian ngắn thâm nhập thực tế trong'lĩnh vực xuất nhập khẩu của Tổng Công ty đã giúp em tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu và bổ sung nâng cao những kiến thức ' đã có. Và cũng từ môi trường thực tế tại Tổng Công ty đã giúp em hoàn thành những nội dung quan trọng của Chuyên đề Tốt nghiệp này. Những vấn đề được trình bày trong Chuyên đề Tốt nghiệp này mong sao có thể góp phần vào việc cải tiến, hoàn thiện chiến lược khai thác; phát triển xuất khẩu ở các thị trường tiềm năng của Tổng Công ty, mà cụ thể ở đây là thị trường Châu Phi. Do còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên những vấn đề mà em trình bày đây không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy và các cán bộ nhân viên của Tổng Công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lạng (2000) Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu, NXB Nông Nghiệp Hồ Chí Minh Đỗ Đức Định (2007) Việt Nam và Châu Phi – Nghiên Cứu so sánh kinh nghiệm và cơ hội phát triển, NXB KHXH Hà Nội. Hoàng Cửu Long và Nguyễn Đông Phong (2008), Marketing toàn cầu – Những vấn đề căn bản, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh Dương Hữu Hạnh (2007), Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, NXB Thống Kê. Ts. Phạm Thu Hương (2007), Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam – cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO, NXB Lý luận chính trị Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Bách Khoa và Ths. Phạm Thu Hoài (2003), Marketing thương mại quốc tế,NXB Thống kê Đinh Thị Thơm (2007), Thị trường một số nước Châu Phi, Cơ hội đối với Việt Nam, NXB KHXH Hà Nội PGS. Ts Võ Thanh Thu (2007), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê. Đỗ Hữu Vinh (2006) Marketing xuất nhập khẩu,NXB Tài Chính Các Website Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì Cổng thương mại điện tử Lào Cai Thị trường nước ngoài Công thông tin xuất khẩu Việt Nam Website Bộ Ngoại Thương. Cục Hải Quan Đồng Nai Tổng Cục Hải Quan Bộ NN&PTNT Việt Nam ộ Ngoại Giao www.dangcongsan.vn: Đảng cộng sản Việt Nam Phụ lục 1: Tình hình sản xuất gạp của các quốc gia ĐVT : Triệu tấn Quốc gia/ Năm 2006 2007 2008 2009 Bang-la-desh 28,758 29,000 28,800 31,000 Brazil 7,874 7,695 8,199 8,595 Miến Điện 10,440 10,600 10,730 10,150 Cam-pu-chia 3,771 3,946 4,238 4,520 Trung Quốc 126,414 127,200 129,850 134,330 Ai Cập 4,135 4,383 4,385 4,387 An Độ 91,790 93,350 96,690 99,150 In-do-nê-xia-a 34,959 35,300 37,000 38,300 Nhật Bản 8,257 7,786 7,930 8,029 Hàn Quốc 4,768 4,680 4,408 4,843 Ni-gê-ni-a 2,700 2,900 3,000 3,200 Pakistan 5,547 5,450 5,700 6,300 Philipine 9,821 9,775 10,479 10,753 Thái Lan 18,200 18,250 19,300 19,400 Việt Nam 23,302 23,323 24,273 25,231 Hoa Kỳ 7,105 6,267 6,344 6,515 Khác 30,600 30,720 32,072 30,964 Tổng 418,441 420,625 433,398 445,667 (Nguồn: Office of golbal analysis, Foreign Agriculuratl Service , Bộ nghiệp Hoa Kỳ) Phụ lục 2: Tình hình tiêu thụ gạo của các quốc gia. ĐVT: Triệu tấn Quốc gia/Năm 2006 2007 2008 2009 Băng-la-desh 29.000 29.764 30.747 31.000 Brazil 8.460 7.925 8.254 8.655 Miến Điện 10.400 10.670 10.249 9.550 Cam-pu-chia 3.571 3.646 3.788 3.770 Trung Quốc 128.000 127.200 127.450 129.300 Ai Cập 3.320 3.276 3.340 4.000 Ấn Độ 85.088 86.700 90.466 93.150 In-do-nê-xi-a 35.739 35.900 36.350 37.090 Iran 3.274 3.550 3.575 3.550 Nhật Bản 8.250 8.250 8.177 8.370 Hàn Quốc 4.766 4.887 4.670 5.007 Ni-gê-ri-a 4.300 4.400 4.500 5000 Philippine 10.722 12.000 13.499 13.650 Thái Lan 9.544 9.780 9.600 10.292 Việt Nam 18.392 18.775 19.400 19.150 Hoa Kỳ 3.828 4.102 4.078 4.100 Khác 45.885 47.406 426.181 434.539 Tổng 412.539 418.231 426.181 434.539 (Nguồn: Office of global analysis, Foreign Agricultural Service, Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan an tot nghiep 2011.doc
Luận văn liên quan