Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai đến năm 2010

Tổng tỷ suất sinh đạt mức sinh thay thế( năm 1998 là 2,5 con); Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,1% (TĐTDS 1/4/199 là 1,43%); Dân số cả nước không quá 88 triệu người (TĐTDS 1/4/1999 là 76,6 triệu người; Tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại lên khoảng 70% ( năm 1997 là 55,8%); Hạ tỷ suất chết sơ sinh xuống còn 25‰ (TĐTDS 1/4/1999 là 36,7‰); Hạ tỷ suất chết mẹ xuống còn 70/100.000 ca đẻ sống ( năm 1998 là 100/100.000 ca đẻ sống); giảm tỷ lệ nạo phá thai xuống bằng 50% hiện nay ( năm 1998 là khoảng 935 ca ). Phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người(HDI) từ 0,664 điểm năm 19987 lên mức trung bình tiên tiến của thế giới, khoảng 0,700-0,750 điểm. Trong đố nâng tuổi thọ trung bình của dân số 66,4 tuổi của năm 1998 lên 9 năm trên cơ sở phổ cập phổ thông trung học cơ sơ; Tăng GDP đầu người lên gấp đôi so với hiện nay. Nâng chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) từ 0,668 điểm năm 1998 lên 0,700 điểm. Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 36,7% năm 1995 xuống còn 25%. Ha tỷ lệ nhiễm mới HIV/AIDS. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh ra bị dị tật do di truyền và ảnh hưởng của chất độc màu da cam . Đến năm 2005, cơ bản xoá hộ đói và giảm tỷ lệ hộ nghèo ( theo tiêu chuẩn hiện nay của Việt Nam) từ 10% năm 2000 xuống còn 5%; Đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp thành thị không vượt quá 5% ( hiện nay là 7%). Tăng thời gian lao động ở nông thôn từ 70% hiện nay lên 80%-85% . Tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo tăng lên khoảng 40%( hiện nay là 20%).

docx61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Yên - Tỉnh Lào Cai đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phức tạp và là nhiệm vụ quan trọng, do vậy công tác này trong những năm qua(đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây) 1 Số l ệu UBDS,GĐ&TE huy ện Bảng 6 :số liệu báo cáo tổng kết năm 2004,2005,2006 UBDS,GĐ&TE huyện. đã được quan tâm thực hiện và thể hiện rõ trên các hoạt động sau: 3.3.1. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin. Cùng với lịch sử phát triển của ngành, công tác thông tin tuyên truyền cũng từng bước phát được xây dựng và phát triển. Giai đoạn trước năm 1995 công tác này chưa được quan tâm, do thiếu bộ máy cũng như kinh phí để hoạt động. Các hoạt động tuyên truyền ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào các hội nghị của các ban, ngành hoặc các đợt tuyên truyền bề nổi do huyện tổ chức, phạm vi địa bàn tuyên truyền cũng chỉ dừng ở khu vực trung tâm huyện và một số xã vùng thấp có điều kiện thuận lợi. Ở giai đoạn này tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận các biện pháp tránh thai thấp. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay cùng với sự ra đời và phát triển của bộ máy dân số cơ sở, công tác thông tin tuyên truyền cũng có bước phát triển mới. Cán bộ Chuyên trách và cộng tác viên được tuyển chọn và bố trí phụ trách ngay địa bàn mình sinh sống, nên hộ rất gắn kết với cộng đồng, hiểu được phong tục tập quán địa phương nên họ rất có khả năng trong công tác tuyên truyền vận động. Tuy trình độ còn nhiều hạn chế, nhưng họ là những người nhiệt tình, say mê với công việc. Nhằm nâng cao năng lực, cũng như kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ này, hàng năm UBDS-KHHGĐ huyện phối hợp với các phòng, ban chuyên môn UBDS-KHHGĐ tỉnh tổ chức các khoá đào tạo, thời gian từ 3-5 ngày. Ngoài việc chú trọng xây dựng mạng lưới thông tin trông hệ thống, UBDS-KHHGĐ huyện rất quan tâm tới việc triển khai các hoạt động truyên thông lồng ghép với các chương trình khác, thông qua cơ chế phối hợp hoạt động huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia. Đây là yếu tố quan trọng là tiền đề cho việc xã hội hoá công tác DS-KHHGĐ ở địa phương. 3.3.2 Hình thức tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền ngày càng đa dạng, như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội nghị chuyên đề tại các thôn bản, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách dân số-KHHGĐ, qua tranh ảnh …. Trong đó chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp, để tăng cường đối thoại, thông qua thông tin hai chiều để đánh giá chất lượng trong công tác tuyên truyền và có bước điều chỉnh cho phù hợp. Thông qua công tác quản lý để nắm và phân nhóm đối tượng để xây dựng nội dung, hình thức và cách tiếp cận với từng nhóm đối tượng để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả. Bảng 7: Số liệu về nội dung chính sách trong tuyên truyền. S T T Nội dung công việc Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Ghi chú huyện xã huyện xã huyện xã 1 Số lần đến thăm hộ của CTV(lần) 127.556 131.616 137.162 2 Số buổi tổ chức họp giao ban, hội nghị chuyên đề (buổi) 13 16 15 16 15 16 3 Số buổi tuyên truyền lưu động(buổi) 1 2 1 4 Số lần tổ chức hội thi(lần) 1 1 5 Số tin, phóng sự truyền hình(Tin, phóng sự) 27 32 35 6 Số tin, bài truyền thanh(tin, bài) 31 34 31 7 Số pa nô- ap phích(cái) 4 38 4 38 4 38 8 Số tờ rơi được phát, tạp chí các loại ( tờ) 8500 8500 8000 8000 7.500 7.500 9 Số buổi chiếu phin lưu động(buổi) 54 60 54 65 56 62 10 Hội nghị phối hợp với các ngành khác(lần) 12 15 13 19 13 18 3.3.3. Kinh phí phục vụ cho công tác truyền thông. Kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền được trung ương duy trì và cấp theo chương trình mục tiêu- tuy nhiên số kinh phí được cấp còn thấp so với yêu cầu công việc. Số lượng kinh phí cấp được cho các năm cụ thể như sau: Bảng 7 :số liệu tổng hợp báo cáo UBDS,GĐ&TE huyện, xã, thị trấn. Bảng 8: Tình hình kinh phí được cấp 2003-2005 Đơn vị đồng Năm Kinh phí cấp Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Ghi chú Tuyên huyện 7.000.000 10.000.000 10.000.000 KP Trung W Tuyễn xã 16.200.000 18.000.000 18.000.000 KP Trung W Cộng 23.200.000 28.000.000 28.000.000 III. Đánh giá quá trình thực hiện công tác DS-KHHG Đ ở huyện 1. Kết quả đạt được: Thực hiện Nghị quyết TW 4 ( khoá VII) về chính sách DS-KHHGĐ, chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000, chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010, trong những năm qua công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên đã có bước phát triển mới và thu được những kết quả đáng khích lệ, được thể hiện trên các mặt sau: 1.1. Tổ chức bộ máy làm việc từng bước được hoàn thiện. Bộ máy làm công tác Ds-KHHGĐ được hình thành từ huyện xuống đến cơ sở, từng bước hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động. UBDS,GĐ&TE huyện, cán bộ Chuyên trách ban dân số các xã, thị trấn đã làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương. Cán bộ Chuyên trách từ huyện xuống cơ sở được tăng cường về cả số lượng và chất lượng. Mạng lưới cộng tác viên dân số được bố trí đến tận thôn bản, tổ dân phố theo phương thức quản lý đến tận hộ gia đình. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách ngày càng được nâng cao. Ở huyện cán bộ có 03 biên chế, trong đó có 01 cán bộ có trình độ đại học, 01 cán bộ đang theo học đại học. Ở cấp xã, thị trấn: số cán bộ chuyên trách và cộng tác viên có trình độ từ bậc trung học trở lên ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Tổ chức tốt các hoạt động điều phối của chương trình, để cuốn hút các ngành, các cấp tham gia tích cực vào công tác DS-KHHGĐ. 1.2 Công tác thông tin giáo dục truyền thông mở rộng và đẩy mạnh. Do xây dựng tốt cơ chế phối hợp hoạt động nên đã huy động được đông đảo lực lượng xã hội và cá nhân tham gia truyên truyền vận động về DS-KHHGĐ với nhiều hình thức, như truyền thông đại chúng( báo đài phát thanh, đài truyền hình); Truyền thông của đội ngũ cán bộ Chuyên trách và cộng tác viên, cán bộ y tế, trưởng bản và cán bộ của khối đoàn thể. Các mô hình truyền thông được xây dựng và từng bước tiếp cận được với từng nhóm đối tượng. Bảng 8 : Số liệu UBDS,GĐ&TE huyện. Hình thức truyền thông, các sản phảm truyền thông, nội dung truyền thông ngày càng đa dạng và phong phú. Giáo dục dân số đã được ngành giáo dục đưa vào giảng dậy đúng giáo trình và số giờ giảng dậy. 1.3. Nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác DS-KKHGĐ ngày càng được nâng cao: Các cấp uỷ Đảng, chính quyên, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ huyện xuống cơ sở đã coi chính sách DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Hàng năm, các cấp, các ngành đã chủ động lồng ghép công tác DS-KHHGĐ vào phương hướng hoạt động của ngành mình, cấp mình, nhằm triển khai các hoạt động được thống nhất và đồng bộ tới tất cả các đơn vị trực thuộc, các thành viên, hội viên của mình. Quan niệm về hôn nhân và sinh đẻ trong nhân dân có sự chuyển biến tích cực, ngày càng có nhiều người chấp nhận kết hôn muộn, đẻ thưa, đẻ ít để có điều kiện nuôi dậy con cái. Ở hầu hết phụ nữ(đặc biệt là ở lớp trẻ) đã hiểu việc chấp nhận thực hiện KHHGĐ giúp họ có cơ hội giữ gìn sức khoẻ, tham gia học tập và các hoạt động kinh tế- xã hội, từng bước nâng cao địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nhờ có sự chuyển biến tích cực của nhân dân về KHHGĐ, nên đã có sự thay đổi lớn về hành vi thực hiện KHHGĐ trong nhân dân. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai tăng nhanh từ 51% năm 1995 lên 75,1% năm 2005. Trung bình mỗi năm tăng 2,35%, vượt kế hoạch đề ra là 2% mỗi năm. Số người chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai cao và thời gian sử dụng lâu dài, như triệt sản, thuốc tiêm, vòng tránh thai ngày càng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu các biện phát tránh thai hiện đang được sử dụng ( từ 36-40%). 1.4. Mạng lưới dịch vụ KHHGĐ từng bước hoàn thiện cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ được củng cố và phát triển, Trung tâm y tế huyện làm tốt thủ thuật đình sản nam(nữ) và đặt vòng tránh thai, có 6/8 trạm y tế tự làm được thủ thuật đặt vòng tại trạm. Các mô hình phân phối phượng tiện tránh thai phi lâm sàng( viên thuốc tránh thai , bao cao su) Thông qua đội ngũ cộng tác viên, y tế thôn bản, tiếp thị xã hôị…. được triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng. Chính sách khuyến khích cho người tự nguyện chấp nhận KHHGĐ và người cung cấp dịch vụ KHHGĐ được thực hiện tốt, thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân dân và cán bộ vào chương trình KHHGĐ. 1.5. Tỷ lệ giảm sinh có xu hướng giảm nhanh: Trong những năm quan do làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền vận động và tổ chức tốt việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ, tỷ lệ sinh hàng năm có xu thế giảm nhanh từ 19,85% năm 2003 xuống 17,61‰ năm 2005, trung bình mỗi năm giảm 0,74‰, vượt kế hoạch đề ra là 0,7‰ mỗi năm. Tương ứng tỷ lệ sinh con thứ 3 tr trở lên giảm 22,2% xuống còn 15,8%, trung bình mỗi năm giảm 2,13% vượt kế hoạch đề ra ( 2% mỗi năm). Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2005 là 1,31%. Kết quả giảm tỷ lệ sinh trong ba năm 2003-2005 cụ thể như sau: Bảng 9: Số liệu kết qủa giảm sinh Năm Nội dung chỉ tiêu 2004 2005 2006 KH TH KH TH KH TH Giảm tỷ lệ sinh(‰) 0,7 0,65 0,7 0,9 0,7 0,98 2. Hạn chế và tồn tại: 2.1. Bộ máy tổ chức ra đời muộn: Bộ máy tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ của huyện ra đời muộn, biên chế của cơ quan chuyên trách quá thấp không tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình triển khai công việc. Xuất phát điểm triển khai các hoạt động của chương trình, một số chỉ tiêu, như tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên trong nhân dân ở mức cao so với các huyện bạn trong tỉnh và so với mặt bằng chung của cả nước. 2.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp chưa được quan tâm đúng mức: Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trong xây dựng phương hướng hoạt động của một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa đặt công tác DS-KHHGGĐ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ công tác. Đôi khi còn coi công tác DS-KHHGĐ là việc riêng của ngành dân số, do vậy việc triển khai các hoạt động của chương trình DS-KHHGĐ ở cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt hơn là có số ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở không những không gương mẫu đi đầu trong công tác này, mà còn vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. 2.3 Tỷ lệ giảm sinh còn chậm và chưa bền vững. Xu thế chung tỷ lệ sinh có giảm, nhưng giảm không theo xu thế giảm đều Bảng 9 : Số liệu Phòng Thống Kê huyện mà có năm giảm, năm tăng, điều đó nói lên mức sinh có xu thế giảm, nhưng không đều và chưa thực sự bền vững, nguy cơ tăng mức sinh trở lại là rất cao nếu như công tác này không được quan tâm đúng mức. 2.4 Các sản phẩm truyền thông, trang thiết bị truyền thông chưa đáp ứng được nhu cầu. Các sản phẩm truyền thông thường thiếu so với yêu cầu, đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho truyền thông đầu tư không đồng bộ, việc khai thác các tính năng của các trang thiết bị chưa cao, gây lên tình trạng lãng phí. 3. Nguyên nhân dẫn đến thành công của chương trình: 3.1. Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ với nguyện vọng người dân: Nghị quyết TW lần thứ 4(khoá VII) về chính sách dân số- KHHGĐ, chiến lược dân số-KHHGĐ đến năm 2000, Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đem lại lợi ích, tinh thần, sức khoẻ cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội nên đã được đông đảo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện, ngoài ra một số chinh sách kinh tế xã hội tạo được sự đồng thuận hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. 3.2. Nhận thức của các lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp về công tác DS-KHHGĐ được nâng cao: Nhận thức về công tác DS-KHHGĐ của các cấp lãnh đạo ngày càng được nâng cao, do vậy đã có sự chuyển biến tích cực trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai chính sách DS-KHHGĐ và đã huy động được toàn lực lượng xã hội tham gia vào thực hiện công tác này. 3.3 Môi trường xã hội tạo ra những thuận lợi cơ bản cho việc triển khai các hoạt động của chương trình: Chiến lược DS-KHHGĐ được triển khai trong bối cảnh đất nước có bước phát triển mạnh mẽ nhờ công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng. Sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và kết quả của chương trình xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã tạo tiền đề cơ bản cho việc cải thiện đời sống, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân kể cả vùng sâu, vùng cao. Đây là nguyên nhân khách quan giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà chương trình đề ra. 3.4 Kinh phí hoạt động: Tuy những năm qua kinh phí phục vụ cho các hoạt động của chưong trình đầu tư còn thấp so với yêu cầu công việc nhưng đã cơ bản đáp ứng được các hoạt động tuyên truyền kể cả ở tuyến huyện và tuyến cơ sở. 3.5. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số-KHHGĐ được thành lập và nhanh chóng bắt nhịp được công việc. Bộ máy tổ chức tuy ra đời muộn song đã nhanh chóng hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là xây dựng được cơ chế phối hợp với các ngành, các cấp trong việc lồng ghép các hoạt động của chương trình với các hoạt động của các ngành khác, huy động được đông đảo lực lượng xã hội và cá nhân tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ.Tranh thủ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và cá nhân có uy tín trong cộng đồng tổ chức triển khai các hoạt động của chương trình thành phong trào rộng lớn, được nhân dân đồng tình ủng hộ. 4 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế kết quả của chương trình: 4.1 Phong tục tập quán của người dân. Phong tục tập quán, yếu tố tâm lý về quy mô gia đình lớn và giới tính của con cái còn nặng nề đối với người dân. Tư tưởng phải có con trai để nối dõi vẫn còn tồn tại ở nhiều người, nhiều vùng, đặc biệt là vùng cao, vùng xa, vùng nghèo. 4.2 Kinh phí cho công tác tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Kinh phí hàng năm được cấp cho công tác tuyên truyền vận động còn quá thấp so với thực tế, năm 2005 kinh phí cấp cho tuyến cơ sở đạt cao nhất từ trước đến nay nhưng cũng chỉ đạt được mức bình quân là 01 triệu đồng/xã/năm. 4.3 Chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác DS_KKHGĐ chưa được quan tâm. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là ở tuyến cơ sở chưa được quan tâm, mức thù lao được hưởng hàng tháng thấp so với yêu cầu nhiệm vụ được giao gây lên tâm lý chán nản trong công việc, vì vậy hàng năm đội ngũ cán bộ này thường có sự biến động do bỏ việc hoặc chuyển sang các ngành khác. 5. Đánh giá chung: Qua thực trạng cho thấy, Bảo Yên là huyện miền núi thấp, huyện cửa ngõ của tỉnh Lào Cai. Với các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; Bảo Yên có những thuận lợi và khó khăn như sau: 5.1 Thuận lợi: Với đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng nhiệt đới, nắng ấm, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông- lâm-ngư nghiệp. Việc quy hoạch vùng phát triển kinh tế gắn với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được huyện quan tâm. Mạng lưới giao thông của huyện tương đối phát triển tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hoá, giao lưu thương mại và văn hoá. Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội đã được huyện cụ thể hoá thành bẩy chương trình trọng tâm hướng về cơ sở( chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, chương trình củng cố trường lớp học, chương trình xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, chương trình củng cố hệ thống chính trị cơ sở, chương trình quy hoạch sản xuất, sắp xếp ổn định dân cư). Công tác y tế, giáo dục có bước phát triển mới. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ chuyển lớp, tốt nghiệp các bậc học hàng năm đều đạt tỷ lệ cao. Công tác giám sát phát hiện và dập tắt dịch bệnh được thực hiện tốt. Công tác khám, chữa bệnh đáp ứng kịp thời cho người dân. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 97% đạt 100% kế hoạch giao. Bộ máy tổ chức công tác DS-KHHGĐ được hình thành từ huyện xuống cơ sở. Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ huyện xuống cơ sở được quan tâm đúng mức. Công tác thông tin tuyên truyền ngày càng phát triển, số người được xem truyền hình, nghe đài tiếng nói Việt Nam ngàng càng chiếm tỷ lệ cao. 5.2 Khó khăn: Trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều giữa các vùng, các dân tộc, các phong tục, tập quán lạc hậu vẫn cón phổ biến. Tỷ lệ tái mù chữ có nguy cơ cao. Mạng lưới giao thông nông thôn ít được cải tạo nâng cấp, sửa chữa, ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của người dân. Cơ sở vật chất của hệ thống giáo dục và y tế tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng đến nay đã có nhiều trường, trạm xuống cấp cần phải sửa chữa hoặc xây dựng mới. Trình độ của đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên còn nhiều bất cập. Số giáo viên và cán bộ y tế có trình độ trung học và sơ học còn chiếm tỷ lệ cao. Việc giáo dục ý thức phát luật cho người dân chưa thật sự quan tâm đúng mức, dẫn đến người dân thường có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước. Tình hình di cư và hoạt động tôn giáo vẫn thường xuyên xẩy ra và diễn biến phức tạp. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm còn chậm, sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Việc quy hoạch vùng sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và sắp xếp dân cư đã được triển khai, song hiệu quả bước đầu đem lai chưa được như mong muốn. Tập quán sản xuất khép kín, tự cung tự cấp trong nhân dân ở một số vùng, một số dân tộc vẫn còn tồn tại, do vậy các hoạt động sản xuất ở các vùng này còn manh múm và độc canh cây lúa là chủ yếu. Công tác DS-KHHGĐ tuy đã được quan tâm, song chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc. Biên chế UBDS,GĐ&TE huyện chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ từ huyện xuống cơ sở còn nhiều hạn chế. Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên cơ sở chưa được quan tâm. Tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường trong nhân dân vẫn còn nặng nề. Những thuận lợi và khó khăn trên đều có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp tới công tác DS-KHHGĐ ở địa phương. Vì vậy trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của chương trình cần xác định chính xác, đầy đủ những khó khăn và thuận lợi, những ảnh hưởng tác động tới các hoạt động của chương trình, để đề ra những giải pháp thích hợp thực hiện thành công, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn. 6. Bài học kinh nghiệm: - Ở nơi nào cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền nhận thức đúng về công tác DS_KHHGĐ và trực tiếp chỉ đạo công tác này, thì ở đó chươn trình sẽ thành công. Còn nơi nào lãnh đạo chủ chốt ở đó ít quan tâm và ít thông tin về công tác này thì ở đó việc triển khai công việc sẽ trì trệ và kém hiệu quả. - Phải kiên trì và có biện pháp triển khai tốt các hoạt động tuyên truyền, đề toàn xã hội cũng như từng người dân nhận thức về công tác DS-KHHGĐ, việc chấp nhận quy mô gia đình nhỏ( mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc hai con) trở thành chuẩn mực của xã hội và coi đó là tiêu chuẩn để đánh giá giữa tiến bộ và lạc hậu. - Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, tạo sự đồng thuận cao giữa các chính sách, đồng thời phải quan tâm đến việc xây dựng củng cố kiện toàn bộ máy hoạt động, đây là điều kiện cơ bản nhất để đưa chính sách đi vào cuộc sống, bên cạnh đó phải có chính sách quan tâm đến người lao động và chính sách khuyến khích nhằm huy động tối đa lực lượng xã hội tham gia. CHƯƠNG III Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai đến năm 2010. I. Các quan điểm và mục tiêu chiến lược dân số ở Việt Nam. 1. Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000. 1.1 Quản điểm. 1.1.1. Công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. 1.1.2. Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS-KHHGĐ là: Vận động tuyên truyền và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận tay người dân, có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thự hiện kế hoạch hoá gia đình. 1.1.3. Đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ là đầu tư mang lại hiệu quản kinh tế trực tiếp rất cao. Nhà nước cần tăng mức chị ngân sách cho công tác DS-KHHGĐ, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện chợ của quốc tế. 1.1.4. Huy động lực lượng toàn xã hội tham gia công tác DS-KHHGĐ, đồng thời phải có bộ máy chuyên trách tập chung cao để quản lý theo chương trình mục tiêu, bảo đảm các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu quả và đến tận tay người dân. 1.1.5. Để đạt được mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng và chính quyền các cấp lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ theo chương trình. 1.2 Mục tiêu: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no hạnh phúc. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Mỗi gia đình chỉ có 1 hoạc 2 con để đến năm 2015 bình quan trong toàn xã hội mỗi gia đình( mỗi cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ XXI. Tập chung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này. 2. Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010. 2.1 Quan điểm: 2.1.1 Công tác dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đát nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 2.1.2 Thực hiện đồng bộ từng bước và có trọng điểm việc điều hoà quan hệ giữa số lượng với chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân lực, giữa phân bố và di chuyển dân cư với phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số; tậ trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mức sống nhân dân. 2.1.3 Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội trực tiếp và rõ rệt. Nhà nước đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện chợ của quốc tế. 2.1.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền- giáo dục về dân số và phát triển, kết hợp với việc thực hiện đầy đủ , có hiệu quả chưong trình chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tăng cường vai trò của gia đình và thực hiện bình đăng giới trong lĩnh vực chăm sóc SKSS/KHHGĐ là các giải pháp cơ bản để đảm bảo tính bền vững của chương trình dân số và phát triển. 2.1.5. Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số, đẩy mạnh xã hội hoá là yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công của chương trình dân số phát triển. 2.2. Mục tiêu: 2.2.1 Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. 2.2.2 Các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội vào năm 2010. Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người(HDI) ở mức trung bình tiên tiến của thế giới vào năm 2010. 2.3. Các chỉ tiêu cần đạt đạt được vào năm 2010. Tổng tỷ suất sinh đạt mức sinh thay thế( năm 1998 là 2,5 con); Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,1% (TĐTDS 1/4/199 là 1,43%); Dân số cả nước không quá 88 triệu người (TĐTDS 1/4/1999 là 76,6 triệu người; Tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại lên khoảng 70% ( năm 1997 là 55,8%); Hạ tỷ suất chết sơ sinh xuống còn 25‰ (TĐTDS 1/4/1999 là 36,7‰); Hạ tỷ suất chết mẹ xuống còn 70/100.000 ca đẻ sống ( năm 1998 là 100/100.000 ca đẻ sống); giảm tỷ lệ nạo phá thai xuống bằng 50% hiện nay ( năm 1998 là khoảng 935 ca ). Phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người(HDI) từ 0,664 điểm năm 19987 lên mức trung bình tiên tiến của thế giới, khoảng 0,700-0,750 điểm. Trong đố nâng tuổi thọ trung bình của dân số 66,4 tuổi của năm 1998 lên 9 năm trên cơ sở phổ cập phổ thông trung học cơ sơ; Tăng GDP đầu người lên gấp đôi so với hiện nay. Nâng chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) từ 0,668 điểm năm 1998 lên 0,700 điểm. Hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 36,7% năm 1995 xuống còn 25%. Ha tỷ lệ nhiễm mới HIV/AIDS. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh ra bị dị tật do di truyền và ảnh hưởng của chất độc màu da cam…. Đến năm 2005, cơ bản xoá hộ đói và giảm tỷ lệ hộ nghèo ( theo tiêu chuẩn hiện nay của Việt Nam) từ 10% năm 2000 xuống còn 5%; Đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp thành thị không vượt quá 5% ( hiện nay là 7%). Tăng thời gian lao động ở nông thôn từ 70% hiện nay lên 80%-85% . Tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo tăng lên khoảng 40%( hiện nay là 20%). Phần lớn dân cư được đăn ký theo các chỉ tiêu của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đáp ứng nhu cầu sử dụng các thông tin dữ liệu dân cư trong việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm từ 35-40%. Đảm bảo 75% số người di dân tự do có đăng ký. II. Mục tiêu công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên đến năm 2010. 1. Mục tiêu chung: Nhằm cụ thể hoá quan điểm, mục tiêu, giải pháp chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 vào điều kiện thực tế ở điạ phương, để triển khai có hiệu qủa công tác Ds-KHHGĐ trên địa bàn. Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh, nhằm đạt mức sinh thay thế( trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có hai con) chậm nhất vào năm 2010, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Đảm bảo thực hiện tốt mối quan hệ giữa số lượng dân số với chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân lực, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương và của cả nước. 2. Mục tiêu cụ thể: 2.1 Xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con tước năm 2010 và quy mô dân số khoảng dưới 82 nghìn người. Tiếp tục duy trì vững trắc mức giảm sinh trong những năm tiếp theo, để cùng với cả nước tiến tới ổn định quy mô dân số vào giữa thế kỷ XXI. 2.2 Tổ chức triển khai tốt dự án đăng ký dân số và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hình thành hệ thống quản lý dân số thống nhất vào năm 2010, bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu dân số kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác quản lý điều hành của các cấp lãnh đạo III. Một số giải pháp cụ thể: 1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ: 1.1. Nhằm thống nhất trong công việc tổ chức thực hiện và huy động đông đảo lực lượng xã hội tham gia thực hiện công tác DS-KHHGĐ, cấp uỷ Đảng chính quyền phải tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, thông qua việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, các chương trình hành động và các văn bản khác để chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai công tác dân số với các mục tiêu và cách làm cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và của mỗi ngành. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và phân công cán bộ chủ chốt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động dân số thông qua việc phụ trách theo các địa bàn cụ thể. 1.2 Chỉ đạo các ngành, các cấp trong khi xây dựng kế hoạch hoạt động của ngành mình, cấp mình phải lồng ghép với các nội dung công tác Ds-KHHGĐ và tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc tới các thành viên, hội viên của ngành mình, cấp mình. 1.3 Định kỳ hàng năm, năm năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chính sách và thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ theo từng giai đoạn đối với tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị trên cơ sở, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm khắc phục những yếu kém, đề ra mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và có các giải pháp thực hiện cho các năm tiếp theo. 1.4. Nhằm tăng cường công tác quản lý và khuyến khích, các cấp, các ngành, tổ chức xã hội và cá nhân tham gia tích cực vào công tác này ta cần đưa việc thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ vào trong công tác thi đua, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân. Cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu thực hiện và tích cực vận động gia đình và nhân dân thực hiện. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số-KHHGĐ; Không kết nạp đảng, không đề cử, đề bạt và xem xét đưa ra khởi các chức vụ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể đối với cán bộ, công chức viên chức vi phạm chính sách này. Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc tổ chức triển khai chính sách DS-KHHGĐ và mức độ hoàn thành các chỉ tiêu của các cơ quan, đơn vị, địa phương. 1.5 Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện nghiêm chế độ báo cáo việc tổ chức triển khai và thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại cơ quan đơn vị và địa phương theo quy định. 2. Kiện toàn, củng cố bộ máy làm việc: 2.1 Đối với UBDS,GĐ&TE huyện. Tham mưu và đề xuất với UBND huyện tăng thêm biên chế cho UBDS,GD&TE huyện, để đảm bảo có đủ cán bộ triển khai đầy đủ kịp thời các hoạt động theo chương trình. Tạo điều kiện và động viên cán bộ tích cực tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là các lớp tập huấn chuyên môn về công tác DS-KHHGĐ do tỉnh và TW tổ chức, nhằm từng bước nâng cao năng lực quản lý và điều hành các hoạt động của chương trình cho đội ngũ cán bộ này. Thực hiện nghiêm các chế độ chính sách đối với người lao động, đồng thời thực hành tiết kiệm chi để tăng thêm thu nhập cho các cán bộ viên chức, ngoài ra phải thường xuyên thăm hởi động viên về mặt tinh thần và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan để tạo cho cán bộ nhân viên khí thế làm việc hăng say, nhiệt tình và yêu công việc, phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao. Xây dựng tốt quy chế hoạt động của cơ quan, trong đó có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng người với các công việc cụ thể, để các thành viên có trách nhiệm hơn và chủ động triển khai tốt công việc được giao. Thực hiện tốt chế độ giao ban tháng, quý để kịp thời động viên những người, những công việc tốt và kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những người chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc có những vấn đề sai sót, để cho các hoạt động của cơ quan được thông suốt và theo đúng chỉ đạo. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong toàn cơ quan để tạo ra không khí sôi nổi trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng cán bộ và của tập thể. 2.2 Đối với Ban dân số các xã, thị trấn. Để đội ngũ cán bộ dân số các xã, thị trấn hoạt động tốt, đáp ưng được yêu cầu công việc và ổn định yên tâm công tác lâu dài trong ngành dân số, UBDS,GĐ&TE huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn lựa chọn những đối tượng có trình độ, nhiệt tình, có sức khoẻ và gia đình phải có điều kiện về kinh tế để đưa vào làm cán bộ Chuyên trách và cộng tác viên, đồng thời có kế hoạch phối hợp với các phòng ban chuyên môn của UBDS,GĐ&TE tỉnh tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý và những kỹ năng chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu đề ra. Thực hiện tốt việc chi trả chế độ và phối hợp với các cơ sở làm tốt công tác thi đua khen thưởng hàng năm nhằm động viên kịp thời những cán bộ hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đề nghị tỉnh, trung ương có chính sách chế độ cụ thể cho đội ngũ cán bộ này. 3. Tăng cường và đổi mới công tác thông tin giáo dục truyền thông. Với gần 90% dân số sống ở vùng nộng thôn, trình độ dân trí còn rất thấp, thâm trí có người còn không biết nói tiếng phổ thông, do vậy huyện xác định công tác tuyên truyền vận động là hết sức khó khăn và phức tạp, để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra, trong thời gian tới huyện sẽ tổ chức tốt các công việc sau: 3.1. Tăng cường nâng cao chất lượng thông tin cho các cấp lãnh đạo để tạo sự cam kết và ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của lãnh đạo Đảng và chính quyền trong việc thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, cần phải thường xuyên cung cấp thông tin với nội dung hình thức phù hợp cho lãnh đạo Đảng và chính quyền. Tăng cường các cuộc tiếp xúc đối thoại giữa lãnh đạo với nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các cuộc gặp mặt, trao đổi trực tiếp nhằm đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt và hiệu quả, tạo điều kiện cho các cấp thực sự tham gia vào cuộc, đảm bảo mọi chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống của người dân và tạo sự tin tưởng trong nhân dân đối với công tác DS-KHHGĐ. 3.2. Nâng cao năng lực và kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông: Nâng cao năng lực và kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thành công chương trình DS-KHHGĐ. Nghị quyết TW ương 4 ( khoá VII) cũng chỉ rõ trong thực hiện chính sách DS-KHHGĐ lấy tuyên truyền vận động là chính, như vậy để làm tốt công tác này, đội ngũ tuyên truyền viên từ huyện đến cơ sở phải được bố trí đầy đủ và lựa chọn những người có năng lực để bố trí thực hiện công tác này, đồng thời phải có kế hoạch đào tạo hàng năm để nâng cao năng lực nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ. Thường xuyên cung cấp đầy đủ các thông tin về công tác DS-KHHGĐ và các thông tin khác có liên quan, kịp thời bổ sung các trang thiết bị, các sản phẩm truyền thông phục vụ cho công tác truyền thông được tốt nhất . Đồng thời phải có biện pháp cụ thể để thu hút đối tượng tham gia. Thực hiện tốt chế độ chính sách và có những chính sách khuyến khích để đôị ngũ này yên tâm công tác lâu dài để họ phát huy được những kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động. 3.3. Nâng cao chất lượng trong công tác truyền thông: Trên cơ sở làm tốt công tác quản lý về dân số, quản lý đối tượng của chương trình, tiến hành phân nhóm theo những đặc điểm cụ thể để xây dựng nội dung, hình thức, kênh truyền thông cho phù hợp để tiếp cận được với các nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức và tăng nhanh số người thay đổi hành vi về SKSS/KHHGĐ một cách bền vững. Tiếp tực vận động các đối tượng đã và đang thực hiện thay đổi hành vi SKSS/KHHGĐ để họ duy trì hành vi và vận động họ tuyên truyền vận động người khác cùng thực hiện. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời chú trọng phát huy hiệu quả của các hoạt động truyền thông trực tiếp, trong đó chú ý làm tốt công tác tư vấn về các dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động phối hợp truyền thông lồng ghép với các chương trình và với các ngành, tạo sự đồng bộ và phát huyết tối đa hiệu quả truyền thông. 3.4. Mở rộng các hình thức thức truyền thông. Ngoài các hình thức tuyên truyền thường được sử dụng, như thông qua phương tiện thông tin đại chúng( báo, đài truyền thanh, truyền hình); tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị của tổ chức đoàn thể, hội nghị của các thôn bản, tổ dân phố, qua các câu lạc bộ cán bộ y tế, tuyên truyền tại các hộ gia đình của đội ngũ cộng tác viên, chúng ta phải chú ý tới đội ngũ già làng, trưởng các dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng, các cha đạo ở địa phương; Đặc biệt là quan tâm hơn nữa công tác giáo dục tuyên truyền trong nhà trường. Ngành giáo dục trước hết phải làm tốt công tác giáo dục để nâng cao dân trí cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời làm tốt công tác giáo dục dân số trong nhà trường với các nội dung, hình thức phù hợp với từng cấp học, nhằm nâng cao ý thức về dân số, gia đình & trẻ em cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 3.5. Đổi mới nội dung và mở rộng phạm vi tuyên truyền. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, trình độ nhận thức của từng nhóm đối tượng cụ thể, cán bộ tuyên truyền phải cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành những nội dung tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng cụ thể, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính hệ thống của hệ thống chính sách. Các chủ trương chính sách của Đảng, phát luật của nhà nước, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên phải được triển khai đồng bộ và rộng rãi tới toàn thể cán bộ và nhân dân, kể cả vùng sâu, vùng xa. Phải có kế hoạch và chọn địa điểm tổ chức truyền thông phù hợp để thu hút được đông đảo lực lượng tham gia. Ngoài ra cán bộ truyền thông ở cấp tỉnh, cấp huyện phải thường xuyên nắm bắt thông tin để xây dựng các nội dung và sản phẩm truyền thông chuyển giao cho cấp cơ sở tổ chức tuyên truyền kịp thời. Trong khi tuyên truyền phải chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ các đối tượng và của nhân dân, nhằm giải quyết tốt các vấn đề mà nhân dân chưa rõ hay những khó khăn mà người dân đang gặp phải; Đồng thời cũng cần chú ý tới các phong tục, tập quán, bản sắc, lối sống của từng dân tộc, từng vùng để có cách tiếp cận cũng như đưa lượng thông tin phù hợp để người nghe không bị nhàm chán. Khi xây dựng kế hoạch tuyên truyền cần đặc biệt chú ý tới nhóm tuổi có mức sinh cao( tính theo nữ từ 24-29 tuổi và nhóm có nguy cơ sinh con thứ ba trở lên cao, đó là những cặp vợ chồng sinh con một bề toàn là con gái sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu. Tăng cường tuyên truyền với nhóm đối tượng là nam giới, chủ hộ gia đình, để họ có trách nhiệm chia sẻ cùng với người vợ trong thực hiện các biện pháp KHHGĐ và trong việc quyết định số lần sinh. 3.6. Định kỳ hàng năm, năm năm hoặc giữa kỳ tổ chức kiểm điểm đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác tuyên truyền vận động trên phạm vi địa bàn huyện. Đánh giá việc đã làm được viêc chưa làm được, nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Đồng thời để đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ cần phải xây dựng được các chỉ tiêu cụ thể và tổ chức giao chỉ tiêu cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở để so sánh và phấn đấu. Đặc biệt là phải xây dựng được hệ thống tiêu chí mẫu biểu để tổ chức điều tra khảo sát về tình hình nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về công tác DS-KHHGĐ, kịp thời điều chỉnh bổ sung các hoạt động tuyên truyền phù hợp hơn, nhằm tăng nhanh số người chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ bền vững. Gắn hoạt động truyền thông với việc cung cấp đầy đủ kịp thời các dịch vụ KHHGĐ. 4. Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ SKSS/KHHGĐ: Việc chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai giúp cho người sử dụng tránh có thai ngoài ý muốn,chủ động được số lần sinh và khoảng cách giữa các lấn sinh cho phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tuổi tác, điểu kiện kinh tế; đặc biệt là giúp cho nhà nước điều tiết được mức sinh chung, để xây dựng quy mô,cơ cấu dân số hợp lý với điều kiện kinh tế-xã hội tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của đất nứơc. Như vậy việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ là nhiệm vụ hết sức quan trọng; nếu chất lượng dịch vụ tốt, được cung cấp kịp thời và thuận tiện sẽ tăng nhanh số người sử dụng; ngược lại số người sử dụng sẽ giảm và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng, như vậy việc điều tiết mức sinh sẽ không đạt được các mục tiêu đề ra. Để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong thời gian tới cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau; 4.1 Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ: Chủ động phối hợp với ngành y tế quan tâm kiện toàn, củng cố hệ thống y tế cơ sở, tổ chức rà soát lại đội ngũ cán bộ, các trang thiết bị phục vụcho việc khám, chữa bệnh và chăm sóc SKSS/KHHGĐ để kịp thời điều chỉnh bổ sung, đặc biệt là bố trí đủ cán bộ nữ hộ sinh cho tất cả các trạm y tế, đảm bảo trước năm 2010 tất cả các trạm đều tự làm thủ thuật đặt vòng tránh thai, cấy thuốc tránh thai, thuốc ti êm tránh thai cho các đối tượng ngay tại trạm. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ trực tiếp làm dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế từ huyện xuống cơ sở, nhằm mục đích nâng cao tay nghề, kỹ năng thực hành, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ngoài các dịch vụ cung cấp qua hệ thống y tế, cần cung cấp thêm mạng lưới dịch vụ phi lâm sàng( thuốc uống tránh thai, bao cao su tránh thai) qua hệ thống cộng tác viên dân số, theo phương thức cung cấp tới tận hộ các gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng. Để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ được an toàn, hàng năm cần phải tập huấn về bảng kiểm thuốc tránh thai cho đội ngũ cộng tác viên. Thực hiện tốt chế độ chính sách và chính sách khuyến khích đối với người cung cấp dịch vụ KHHGĐ và người tự nguyện chấp nhận thực hiện KHHGĐ, đồng thời, kịp thời khen thưởng cho những người có tinh thân trách nhiệm phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tạo phong trào thị đua sôi nổi trong công tác này. Làm tốt công tác tư vần về các biện pháp tránh thai( kể cả ưu, nhược điểm của từng biện pháp) để giúp các đối tượng lựa chọn được biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tuổi tác và với số con hiện có, giảm tối đa tỷ lệ thất bại trong thực hiện KHHGĐ. Đồng thời làm tốt công tác chăm sóc cho những người sau sử dụng các biện pháp tránh thai, thông qua việc hàng tháng đi thăm hộ gia đình của các cộng tác viên. 4.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các biện pháp tránh thai. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ, trước tiên biện pháp tránh thai phải đảm bảo về mặt chất lượng, và kho bảo quản phải đảm bảo để tránh hư hỏng. Trước khi cung cấp cho đối tượng phải kiểm tra kỹ, nếu không dễ gây tai biến hoặc ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng đặc biệt là gây mất niềm tin trong nhân dân. Ví dụ như vòng tránh thai phải được bảo quản tốt, không bị han dỉ; thuôc uống phải còn hạn sử dụng, mới được cấp cho người sử dụng. Trong khi làm tốt các thủ thuật đình sản, đặt vòng… phải tuân thủ quy trình kỹ thuật và phải thận trọng trong từng động tác, hạn chế tối đa những sai sót xẩy ra. Biện pháp tránh thai là loại hình dịch vụ cung cấp cho nhiều người với các đặc điểm tâm lý, điều kiện khác nhau, do vậy cần phải đa dạng hoá các biện pháp tránh thai để người sử dụng lựa chọn biện pháp phù hợp; đồng thời phải xây dựng lượng dự trữ đảm bảo cung cấp thường xuyên cho đối tượng, tránh tình trạng đối tượng có nhu cầu sử dụng nhưng lại không có các phương tiện tránh thai để cung cấp. 4.3. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích: Cùng với việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động gắn với dịch vụ KHHGĐ và tạo sự thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ cho người sử dụng, cần làm tốt chính sách khuyến khích trực tiếp đối với đối tượng chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai, như chế độ bồi dưỡng, cấp thẻ bảo hiểm cho những đối tượng sau thực hiện biện pháp đình sản; mục đích là khuyến khích người sử dụng, đồng thời để giúp cho đối tượng có khoản thu nhập nhất định để bồi dưỡng trong thời gian nghỉ thực hiện KHHGĐ. 5. Nhóm giải pháp hỗ trợ: 5.1. Ngành giáo dục cần có kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục. Làm tốt công tác huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường, duy trì được việc giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và từng bước phổ cập giáo dục THCS trong toàn huyện, làm tốt công tác xoá mù và chống tái mù chữ để nhằm nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho mọi người tham gia học tập nâng cao kiến thức về mọi mặt, cũng như hiểu biết về chính sách pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương chính sách đề ra. 5.2. Ngành tư pháp: Cần kiện toàn, củng cố ban phối hợp tuyên truyền giáo dục pháp luật của huyện, đảm bảo mọi chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước đều được tuyên truyền sâu rộng tới tất cả quần chúng nhân dân. Đồng thời xây dựng và bổ sung kịp thời tủ sách pháp luật ở dưới cơ sở. Làm tốt công tác tư vấn pháp luật cho người dân. 5.3. Ngành y tế: Ngoài việc làm tốt các hoạt động cung cấp đầy đủ, kịp thời các dịch vụ kế hoạc hoáh gia đình cho các đối tượng, cần chú trọng làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho trẻ em, các chương trình y tế quốc gia như chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi, chương trình tiêm chủng mở rộng….Đồng thời làm tốt công tác tư vấn cho các bà mẹ vệ sinh thai nghén, nuôi con bằng sữa mẹ…. Mục đích là giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, để loại bỏ tâm lý sinh dự phòng, sinh bù trong nhân dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh con thứ ba hiện này. 6. Tăng cường vai trò của cộng đồng; Hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng hương ước, quy ước của thôn, bản, xã nhằm tạo thành dư luận xã hội ủng hộ việc thực hiện mực tiêu DS-KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số và quản lý tốt công tác dân cư. Khuyến khích mọi các nhân, gia đình, cộng đồng và mọi tổ chức tham gia các hoạt động DS-KHHGĐ, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. 7.Tài chính và hậu cần: Các nguồn kinh phí được phân bổ từ đầu năm và được quản lý thống nhất theo luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính, Kinh phí được phân bổ chi tiết đến từng vịêc cụ thể, đặc biệt là kinh phí cho các cơ sở được cấp đầy đủ, kịp thời và có hướng dẫn sử dụng có hiệu quả. Thường xuyên tăng cường giám sát nhằm sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm, xử lý kịp thời các sai phạm. Đồng thời có kế hoạch đề nghị huyện bổ sung kinh phí cho hoạt động truyền thông. Xây dựng kho bảo quản và dự trữ các phương tiện tránh thai theo quy định; hàng tháng, hàng quý xây dựng kế hoạch dự trù đảm bảo cơ số để cung cấp cho các cơ sở theo nhu cầu người sử dụng. 8. Làm tốt công tác quản lý dân cư: Làm tốt công tác quản lý biến động về dân số, bao gồm cả biến động tự nhiên và cơ học. Tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho việc xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về dân cư. Trên cơ sở nắm chắc các xu hướng biến động về dân số có các giải pháp tác động phù hợp để đạt mục tiêu dân số như chiến lược Việt Nam 2001-2010 đề ra. 9. Đào tạo nghiên cứu: Trên cơ sở cán bộ hiện có, tiếp tục động viên và tạo điều kiện cho cán bộ đi học về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là về nghiệp vụ quản lý chương trình DS-KHHGĐ để đảm đương tốt được yêu cầu công việc cụ thể, từng bước nâng cao năng xuất và chất lượng công tác. Phối hợp với các xã, thị trấn kiện toàn, củng cố lại đội ngũ cán bộ dân số cơ sở và có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, để đội ngũ này làm tốt công tác quản lý biến động về dân số, công tác tuyên truyền, cấp được các phương tiện tránh thai phi lâm sàng cho các đối tượng và các hoạt động khác theo chương trình. IV. Một số kiên nghị: Nhằm hỗ trợ các giải pháp thực hiện thành công công tác DS-KHHGĐ, sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra, UBDS,GĐ&TE huyện xin có một kiến nghị như sau: 1. Về chế độ chính sách: Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách DS-KHHGĐ cho phù hợp với xu hướng phát triển dân số và kinh tế-xã hội. Trong khi xây dựng các chính sách cần có sự phối hợp giữa các chính sách để tạo ra sự đồng thuận và thống nhất trong hệ thống chính sách, đồng thời chính sách nên cụ thể hoá theo vùng, miền tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của các vùng, miền và có chính sách khuyến khích giúp đỡ với các vùng, miền còn gặp nhiều khó khăn, để các địa phương dễ vận động trong tổ chức thực hiện và xây dựng các phong trào. Có chính sách khuyến khích trực tiếp về vật chất và tinh thần đối với các cơ quan, đơn vị, các cơ sở, đặc biệt là các thôn bản và cá nhân tự giác thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ và với những người làm công tác DS-KHHGĐ. 2. Về tổ chức bộ máy làm việc. Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy tổ chức các cấp để lựa chọn cán bộ và xác định biên chế tương xứng đảm bả tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động của chương trình. Đồng thời cần có quy hoạch đào tạo cán bộ chuyên ngành về công tác dân số, đảm bảo bố trí cán bộ đúng ngành đúng nghề tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai nhiệm vụ. Xác định công tác DS-KHHGĐ là một công việc khó khăn, phức tạp và cần phải thực hiện trong thời gian dài; Vì vậy Ban dân số-KHHGĐ xã phải xác định là một ngành trực thuộc UBND xã; Cán bộ Chuyên trách được hưởng chế độ như trưởng của các ban ngành khác, đồng thời điều chỉnh chế độ thù lao cho Cộng tác viên cho phù hợp để đội ngũ này ổn định yên tâm công tác. 3. Về quản lý và lãnh đạo. Cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyển đối với công tác DS-KHHGĐ, nhằm triển khai mạnh mẽ các hoạt động chương trình của đảng và tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện, đồng thời huy động được cả hệ thống chính trị và cá nhân tham gia, tạo thành phong trào rộng lớn trong nhân dân. 4. Về kinh phí và hậu cần: Cần tăng cường thêm kinh phí trong công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là trong các hoạt động truyền thông và quản lý về dân cư. Kinh phí phải cấp kịp thời đảm bảo cho các hoạt động triển khai đúng kế hoạch. Kết Luận Qua phân tích thực trạng trên ta thấy công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên còn gặp nhiều khó khăn, như tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao. Địa hình phức tạp, hệ thống đường giao thông, đặc biệt là đường giao thông liên xã, liên thôn đi lại còn khó khăn. Trình độ dân trí còn thấp, công tác y tế, giáo dục còn nhiều hạn chế. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm và có tư tưởng trông chờ ỷ lại, do vậy các hoạt động ở những địa phương này triển khai chưa đạt yêu cầu, chuyển đổi hành vi về thực hiện KHHGĐ chưa bền vững. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao, luôn tiềm ẩn nguy cơ tăng mức sinh trở lại. Biên chế bộ máy tổ chức làm công tác ở cấp huyện còn quá thấp, trình độ còn bất cập do vậy chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc đề ra. Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn trên cũng có những thuận lợi cơ bản sau: Nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp và của nhân dân về công tác DS-KHHGĐ ngày càng được nâng cao. Công tác phối hợp lồng ghép hoạt động chương trình Ds-KHHGĐ với các chương trình khác ngày càng được các ngành các cấp quan tâm và đã đưa thành một chỉ tiêu trong việc xét thi đua khen thưởng của các ngành các cấp. Tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên hàng năm có xu thế giảm mạnh. Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao. Nhưng mặt thuận lợi trên là tiền đề cho việc hoàn thành mục tiêu DS-KHHGĐ đến năm 2010. Xác nhận của UBND huyện Bảo Yên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010.docx
Luận văn liên quan