Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế – xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong những năm qua Bình Định đã nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Bình Định nói riêng nhưng quy mô FDI vào tỉnh còn hạn chế, tỉnh cần có những giải pháp thiết thực hơn trong việc thực hiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Mục đích của đề tài: Tiến hành đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại Bình Định năm 2008 -2011 từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong giai đoạn tiếp theo.Phạm vi nghiên cứu : Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2008 -2011.Phương pháp nghiên cứu: Đề án áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở kết hợp với phương pháp tổng hợp thống kêKết cấu đề án: Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Đề án gồm có 3 phần: Phần 1: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài.Phần 2: Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian qua (2008-2010).Phần 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định. Với khả năng đánh giá thu thập thông tin còn hạn chế, đề tài của nhóm 4 còn nhiều thiếu sót,rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy MỤC LỤC A. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 1. Giới thiệu khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. a. Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. b. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp n c. Các hình thức của FDI trong thực tiễn. 2. Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. a. Vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam b. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài B.THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH THỜI GIAN QUA. I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH 1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Định : 2.Lợi thế đầu tư a.vị trí chiến lược b. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH 1. đánh giá chung 2. tình hình và kết quả thục hiện trên các lĩnh vực kinh tế xã hội 2.1Cơ sở hạ tầng a.hệ thống giao thông đường bộ b.hệ thống điện nước c.Bưu chính viễn thông d.giáo dục đào tạo , công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm: e. Về hoạt động khoa học và công nghệ f. y tế 2.2 dân số và cơ cấu hành chính 3.đặc điêm phát triển kinh tế a.công nghiệp b.Về sản xuất nông, lâm, thủy sản, quản lý tài nguyên, môi trường c. Về thương mại, dịch vụ, tài chính 4. nhận định thuận lợi và khó khăn a. thuận lợi b. khó khăn III. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.tổng quan về đầu tư FDI 2. Số lượng và quy mô dự án . 3. Cơ cấu đầu tư. 4.Hình thức đầu tư. 5. Một số dự án FDI ở Bình Định: 6. Đánh giá kết quả đạt được trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 a. Những đóng góp tích cực b. FDI tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. d.Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động e. Đóng góp vào ngân sách 7. Những tồn tại, hạn chế Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. a. Về khách quan (phía nhà đầu tư) b. Về chủ quan (phía tỉnh) IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách. 2. Nhóm giải pháp về quy hoạch: a.Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN. b.Khẩn trương chấn chỉnh công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. 3.Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: 4.Giải pháp về xúc tiến đầu tư (XTĐT): 5. Nhóm giải pháp về lao động. a.Nâng cao chất lượng địa phương. b.Thu hút lao động lành nghề và cán bộ kỹ thuật từ tỉnh ngoài . 6.Nhóm giải pháp bổ trợ khác a.Tiếp tục ban hành những quy định về ưu đãi, khuyến khích về lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Bình Định . b. Đảm bảo hài hoà về nội tiêu và ngoại tiêu: c.Lựa chọn đối tác xây dựng cơ sở hạ tầng: d. Nâng cao hiệu quả quả lý của nhà nước đối với các hoạt động đầu tư thông qua các nội dung sau: KẾT LUẬN CHUNG

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm 32,8 % so với năm 2007 từ 72,5 triệu USD xuông còn 48,7 triệu USD. Tính đến năm 2008, toàn tỉnh có 32 dự án FDI (trong đó có 23 dự án 100% vốn nước ngoài) với tổng vốn đăng ký hơn 409 triệu USD. Trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp phép tại tỉnh Bình Định trong năm 2008 là dự án đầu tư xây dựng Nhà máy may xuất khẩu Hwarung của công ty TNHH Hwarung Việt Nam.. Theo dự án, nhà máy chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu với công suất 1.500.000 áo và 525.000 quần/năm, với tổng vốn đầu tư là 1,2 triệu USD, tại Cụm Công nghiệp Quang Trung, TP Quy Nhơn. Trong năm 2009, mặc dù còn chịu tác động của suy giảm kinh tế nhưng tỉnh ta đã thu hút được 2 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng vốn đăng ký 57,12 triệu USD. So với năm 2008 thì số dự án thấp hơn, nhưng vốn đăng ký cao hơn (ĐTNN tăng 17%)...Đến 2009 Bình Định có 34 dự án ĐTNN (FDI) với tổng vốn đăng ký trên 470,75 triệu USD, gồm 28 dự án 100% vốn nước ngoài và 6 dự án liên doanh hoặc có góp vốn giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN.Trong điều kiện suy giảm kinh tế như năm 2009, kết quả thu hút đầu tư nói trên là khá tích cực, đặc biệt cuối năm 2009 KKTNH đã thu hút được một loạt dự án, chứng tỏ hạ tầng tại đây đã thực sự sẵn sàng để đón nhận nhà đầu tư. Trong năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 6 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký là 150,042 triệu USD, tăng 96,52% so với năm 2009. Ban qu ản l ý Khu kinh t ế c ấp 2 d ự án,t ổng v ốn:131 triệu USD ;UBND t ỉnh c ấp 4 d ự án ,t ổng v ốn:19,042 tri ệu USD. Trong đó, Khu Kinh tế Nhơn Hội, khu công nghiệp có 2 dự án, tổng vốn đăng ký 131 triệu USD; 4 dự án bên ngoài có tổng vốn đăng ký 19,042 triệu USD. Chia theo lĩnh vực, có 2 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, 4 dự án thương mại - dịch vụ. Giải ngân vốn FDI cả năm đạt khoảng 27,31 triệu USD. 3. Cơ cấu đầu tư. Bình Định trong lĩnh vực công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng) xuất hiện muộn hơn so với các tỉnh khác trong cả nước.Với mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà, Bình Định đã có những chính sách, sự ưu tiên đối với phát triển ngành công nghiệp và các KCN tập trung. Đến năm 2010, Bình Định đã và đang hình thành 37 cụm công nghiệp, có tổng diện tích 1.519,37 ha với các ngành nghề chủ yếu: chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí nhỏ, sản xuất gạch ngói, hàng tiêu dùng... Hiện đã có 19 cụm công nghiệp đi vào hoạt động từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển cân đối, lớn mạnh và tiến tới đạt mục tiêu chung của tỉnh là sẽ trở thành tỉnh công nghiệp . Phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành cho thấy : các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đang có sự chuyển dịch cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Bảng 2. Cơ cấu đầu tư FDI vào Bình Định từ 2008- 2010 Đơn vị: % Lĩnh vực 2008 2009 2010 Công nghiệp nặng 7 15 27 Công nghiệp nhẹ 32 40 45 Công nghiệp chế biến 32 26 10 Du lịch 4 8 10 Xậy dựng 25 11 8 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định) Ta thấy, cơ cấu FDI đã từng bước chuyển dịch vào lĩnh vực công nghiệp nặng (từ 7% năm 2008 cho đến 27% năm 2010), công nghiệp nhẹ (từ 32% năm 2009 đến 45% năm 2010) trong khi đó công nghiệp chế biến lại có xu hướng giảm dần qua các năm ( từ 32% năm 2009 còn 10% năm 2010). Các nhà đầu tư trong lĩnh vực này hầu như đều lựa chọn phương thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chứ hiếm khi liên doanh với phía Việt Nam. 4.Hình thức đầu tư. Đầu tư 100% vốn nước ngoài là hình thức phổ biến nhất tại Bình Định. Hình thức này đang chiếm tới khoảng 78,7% số dự án và chiếm 77% số vốn đầu tư. Về hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thì dần tăng lên trong thời gian gần đây. Sở dĩ như vậy là do trong thời kỳ đầu, các thủ tục triển khai thực hiện còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu và rất phức tạp. Trong khi đó người nước ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện- xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn trong việc giao dịch, quan hệ với khá nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để có được đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như thực hiện các dự án đầu tư. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp sẽ có hiệu quả hơn.Và hình thức đầu tư 100% vốn nược ngoài có xu hướng tăng lên qua các năm, nguồn vốn FDI đăng ký theo hình thức đầu tư được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Định. (Đơn vị : Triệu USD) Năm 2008 cả tỉnh có 23 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài , sang năm 2009 tăng lên 28 dự án và đạt 33 dự án năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng trung bình là 21,7% .Trong khi đó dự án liên doanh giảm dần từ 9 dự án năm 2008 xuống còn 7 dự án năm 2010 do số doanh nghiệp liên doanh xin chuyển sang 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên. Hiện tượng này cũng cần được hiểu ở nhiều góc độ. Kinh nghiệm cho thấy nếu như số dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên một phần chứng tỏ môi trường đầu tư ở địa bàn tỉnh tốt hơn. Nó cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư an tâm tin tưởng sản xuất kinh doanh trong một môi trường có triển vọng như ở nước ta 5. Một số dự án FDI ở Bình Định: Công ty Du lịch Bãi Dài Quy Nhơn Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty Du lịch Bãi Dài Quy Nhơn                   Năm cấp phép: 2002 Địa chỉ: 10 Nguyễn Huệ, Quy Nhơn Điện thoại: 056.3840132 Fax: 056. 3840138 Email: quynhon@life-resorts.com Giám đốc: Ông Lodvicus (Louk) Lennaerts Lĩnh vực kinh doanh: Khu du lịch Nước: Áo Vốn (triệu USD): 2,15 Công ty LD Sản xuất Dăm gỗ Bình Định Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty LD Sản xuất Dăm gỗ Bình Định Năm cấp phép: 2001 Địa chỉ: Đường Tây Sơn, P. Nhơn Phú, Quy Nhơn Điện thoại: 056. 3741872  Fax: 056. 3741873 Email: bdchip@dng.vnn.vn Giám đốc: Ông Haruo Miyazaki Lĩnh vực kinh doanh: Dăm gỗ Nước: Nhật Vốn (triệu USD): 1,5 Công ty Tư vấn Viet-Euro Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty Tư vấn Viet-Euro Năm cấp phép: 2002 Địa chỉ: 100 An Dương Vương, Quy Nhơn Điện thoại: 056.3647794 - 3647795 Fax: 056. 3648896 Email: a.maier@viet-euro-consulting.com Giám đốc: Ông Alois Maier Lĩnh vực kinh doanh: Tư vấn Nước: Đức Vốn (triệu USD): 1,5 Doanh nghiệp The Kiwi Connection Tên doanh nghiệp / Dự án: Chi nhánh Asia Hawaii Ventures (Trụ sở: KCN Hoà hiệp - Phú Yên)        Năm cấp phép: 2002 Địa chỉ: Xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ Điện thoại: 056.3857165 -2244410 Fax: 057. 3548124 Email: Giám đốc: Ông Tran Tony Phuc Thanh Lĩnh vực kinh doanh: Nuôi tôm Nước: Mỹ Vốn (triệu USD): 3 Chi nhánh Asia Hawaii Ventures Tên doanh nghiệp / Dự án: Chi nhánh Asia Hawaii Ventures (Trụ sở: KCN Hoà hiệp - Phú Yên)        Năm cấp phép: 2002 Địa chỉ: Xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ Điện thoại: 056.3857165 -2244410 Fax: 057. 3548124 Email: Giám đốc: Ông Tran Tony Phuc Thanh Lĩnh vực kinh doanh: Nuôi tôm Nước: Mỹ Vốn (triệu USD): 3 Công ty Đá Viet-Stone Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty Đá Viet-Stone Năm cấp phép: 2003 Địa chỉ: 100 An Dương Vương, Quy Nhơn Điện thoại: 056.3647794 -3647795 Fax: 056. 3648896 Email: a.maier@viet-euro-consulting.com Giám đốc: Ông Alois Maier Lĩnh vực kinh doanh: Khai thác chế  biến đá Nước: Đức Vốn (triệu USD): 1,5 Công ty TNHH Bowling Việt Hàn Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty TNHH Bowling Việt Hàn Năm cấp phép: 2003 Địa chỉ: 07 Lê Duẩn, Quy Nhơn Điện thoại: 056.3525366 Fax: 056. 3525256 Email: Giám đốc: Ông Shin Yong Kyu Lĩnh vực kinh doanh: Bowling, bida, cà phê (bowling, billards, coffee house) Nước: Hàn Quốc Vốn (triệu USD): 1,3 Công ty TNHH Schaupp Bình Định Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty TNHH Schaupp Bình Định Năm cấp phép: 2004 Địa chỉ: 88 Trần Phú, Quy Nhơn Điện thoại: 056. 3815758 Fax: 056. 3815758 Email: spl.sgp@gmail.com Giám đốc: Ông Frank Huppertsberg Lĩnh vực kinh doanh: Tư vấn, hỗ trợ đầu tư, lập dự án và hỗ trợ giải pháp tài chính  Nước: Singapore Vốn (triệu USD): 1 Công ty TNHH Việt - Úc Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty TNHH Việt - Úc Năm cấp phép: 2005 Địa chỉ: Thôn Xuân Thạnh Nam, Xã Mỹ An, Huyện Phù Mỹ Điện thoại: 056. 3857489            Fax: 056.3857002 Email: vietucbinhdinh@yahoo.com Giám đốc: Ông Lương Thanh Vân Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất tôm giống (shrimp raising) Nước: Úc          Vốn (triệu USD): 0,55 Công ty TNHH AVSS Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty TNHH AVSS Năm cấp phép: 2005 Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Nhơn Bình, Tp Quy Nhơn Điện thoại: 056. 3648392 Fax: Email: Giám đốc: Ông Đỗ Thanh Trương Lĩnh vực kinh doanh: SXKD inox, tư vấn du lịch, kinh doanh, đầu tư Nước: Úc Vốn (triệu USD): 1 Chi nhánh Công ty TNHH C.P. Việt Nam Tên doanh nghiệp / Dự án: Chi nhánh Công ty TNHH C.P. Việt Nam Năm cấp phép: 2006 Địa chỉ: 264 Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn                     Điện thoại: Fax: Email: Giám đốc: Lĩnh vực kinh doanh: Nước: Thái Lan Vốn (triệu USD): 2,0 Chi nhánh Công ty Cargill Long An Tên doanh nghiệp / Dự án: Chi nhánh Công ty Cargill Long An Năm cấp phép: 2006 Địa chỉ: KCN Long Mỹ      Điện thoại: Fax: Email: Giám đốc: Lĩnh vực kinh doanh: Thức ăn chăn nuôi Nước: Hoa Kỳ   Vốn (triệu USD): 6,0 Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi EH Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi EH Năm cấp phép: 2006 Địa chỉ: KCN Phú Tài       Điện thoại: Fax: Email: Giám đốc: Lĩnh vực kinh doanh: Thức ăn chăn nuôi Nước: Trung Quốc Vốn (triệu USD): 1,5 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Hội Tên doanh nghiệp / Dự án: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Hội (Công ty TNHH Hong Yeung Việt Nam) Năm cấp phép: 2007 Địa chỉ: KCN Nhơn Hội   Điện thoại: Fax: Email: Giám đốc: Ông Từ Phong Bội Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Nhơn Hội Nước: Hong Kong Vốn (triệu USD): 34 Công viên Vĩnh Hằng Quy Nhơn Tên doanh nghiệp / Dự án: Dự án Công viên Vĩnh Hằng Quy Nhơn (Công ty TNHH Optivest Bình Định) Năm cấp phép: 2007 Địa chỉ: Phường Trần Quanh Diệu, Tp Quy Nhơn Điện thoại: Fax: Email: Giám đốc: Ông Khôi Hồ Lĩnh vực kinh doanh: Khu hoả táng Nước: Singapore Vốn (triệu USD): 5 Nhà máy may mặc xuất khẩu Sepplus Bình Định Tên doanh nghiệp / Dự án: Dự án Nhà máy may mặc xuất khẩu Sepplus Bình Định (Công ty TNHH Sepplus Bình Định) Năm cấp phép: 2007 Địa chỉ: Cụm Công nghiệp thị trấn Bình Định, huyện An Nhơn          Điện thoại: Fax: Email: Giám đốc: Ông Chung Jae Chul Lĩnh vực kinh doanh: May mặc Nước: Hàn Quốc Vốn (triệu USD): 1,5 Công ty TNHH Vàng Bình Định – Newzealand Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty TNHH Vàng Bình Định – Newzealand Năm cấp phép: 2007 Địa chỉ: 422 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn              Điện thoại: Fax: Email: Giám đốc: Lĩnh vực kinh doanh: Thăm dò, khai thác vàng Nước: New Zealand Vốn (triệu USD): 15 Nhà máy sản xuất sản phẩm thép không gỉ thiết yếu Tên doanh nghiệp / Dự án: Nhà máy sản xuất sản phẩm thép không gỉ thiết yếu Năm cấp phép: 2007 Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn Điện thoại: Fax: Email: Giám đốc: Ông Martin Richard Baker Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm thép không gỉ Nước: Úc Vốn (triệu USD): 0,3125 Xây dựng, kinh doanh khách sạn Cali Hotel Tên doanh nghiệp / Dự án: Dự án xây dựng, kinh doanh khách sạn Cali Hotel        Năm cấp phép: 2007 Địa chỉ: Khu dân cư hồ sinh thái Đống Đa (Lô 61, 62, 63 đường Hoàng Quốc Việt nối dài), Tp Quy Nhơn Điện thoại: : 0987467972 Fax: Email: Giám đốc : Ông Nguyễn Văn Bảy  Lĩnh vực kinh doanh: Khách sạn Nước: Anh Vốn (triệu USD): 1,25 Dự án nhà máy may Hoa Sen Tên doanh nghiệp / Dự án: Dự án nhà máy may Hoa Sen Năm cấp phép: 14/4/2008 Địa chỉ: Cụm CN Nhơn Hưng, huyện An Nhơn Điện thoại: 0918191956 Fax: Email: thanh-long.le@mountech.vnn.vn Giám đốc: Ông Thanh Long Le Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và gia công các loại túi xách, vải bạt, áo mưa làm bằng da và vải, lều vải, quần áo du lịch; Sản xuất và gia công các mặt hàng bằng thép không gỉ (inox) dùng trong gia đình và cho hoạt động thể thao, du lịch và các nhu cầu khác. Nước: Hồng Kông Vốn (triệu USD): 3,8 Công ty Khoáng sản Bình Định - Malaysia Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty Khoáng sản Bình Định - Malaysia (Binh Dinh - Malaysia Minerals Co., Ltd) Năm cấp phép: 1995 Địa chỉ: 160 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn Điện thoại : 056. 3824784 Fax : 056. 3824785 Email: bimal@dng.vnn.vn Giám đốc : Mr Huỳnh Ngọc Châu Lĩnh vực kinh doanh: Khoáng sản (titan) (ilmenite and minerals exploitation and processing) Nước: Malaysia Vốn (triệu USD): 1,797 Công ty TNHH Trồng rừng Quy Nhơn Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty TNHH Trồng rừng Quy Nhơn Năm cấp phép: 1995                              Địa chỉ: 124 Phan Chu Trinh, Quy Nhơn Điện thoại: 056.3892866, 3891980 Fax: 056.3891865 Email: qpflqn@dng.vnn.vn Giám đốc: Ông Haruo Miyazaki Lĩnh vực kinh doanh: Trồng rừng, dăm gỗ Nước: Nhật Vốn (triệu USD): 20,75 Công ty Liên doanh Thép Việt Hàn Tên doanh nghiệp / Dự án: Công ty Liên doanh Thép Việt Hàn  Năm cấp phép: 1999 Địa chỉ: Thôn Phú Sơn, xã Nhơn Hoà, huyện An Nhơn     Điện thoại: 056.3838993 Fax: 056. 3838993 Email: Giám đốc:  Ông Hoàng Kiến Quốc Lĩnh vực kinh doanh:Thép cán Nước: Hàn Quốc Vốn (triệu USD): 4,150 Trong số các công trình khởi công trong năm 2010, có thể xem Trung tâm thương mại Metro Cash & Carry Quy Nhơn là điểm sáng về tiến độ triển khai, Trung tâm đã khai trương và đi vào hoạt động chỉ sau 5 tháng thi công xây dựng.Metro Cash & Carry Quy Nhơn là Trung tâm thứ 11 tại Việt Nam của Metro Cash & Carry tại Việt Nam Ngày 30/3/2010, UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam đầu tư xây dựng Trung tâm Metro Cash & Carry Quy Nhơn tại khu đất rộng 3ha thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn với tổng vốn đăng ký đầu tư 12,4 triệu USD Trước đó, ngày 24/3/2010, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản chấp thuận chủ trương về dự án này nhằm góp phần phát triển Thành phố Quy Nhơn trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ của khu vực.. Sáng 13/10/2010, tại TP. Quy Nhơn – Bình Định, Công ty METRO Cash & Carry Việt Nam đã tổ chức Lễ Khai trương Trung tâm METRO Cash & Carry Quy Nhơn. Trong đó đáng chú ý là: sáng 24.8, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Công ty Du lịch và Khách sạn Việt Mỹ đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với 3 tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới, gồm: Ritz-Carlton, JW Marriott và Outrigger để quản lý 3 resort cao cấp trong dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Vĩnh Hội Dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng Vĩnh Hội Bay Công ty du lịch và khách sạn Việt-Mỹ - doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thuộc ITC spectrum, LLC, Hoa Kỳ đang triển khai dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng Vĩnh Hội, cách thành phố Quy Nhơn 25km. Khu du lịch nghỉ dưỡng Vĩnh Hội nằm trong khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) được xây dựng trên diện tích 325ha dọc bờ biển Vĩnh Hội, kinh phí giai đoạn 1 là 250 triệu USD (tổng kinh phí đầu tư cả hai giai đoạn là 500 triệu USD). Theo thiết kế, Vĩnh Hội là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, gồm các khu chức năng: Trung tâm hội nghị đạt chuẩn quốc tế; khách sạn, resort 5 sao; sân golf 18 lỗ, villa cao cấp; du lịch thể thao leo núi, cưỡi ngựa, du thuyền… Dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động tại địa phương. Giai đoạn 1 sẽ được xây dựng vào giữa năm 2011, dự tính đón khách vào cuối năm 201 ngày 24/8, Việt - Mỹ đã ký hợp đồng với ba tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới là JW Marriott, Ritz-Carlton và Outrigger để quản lý 3 resort cao cấp trong dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Vĩnh Hội. Theo hợp đồng ký kết, Tập đoàn Ritz-Carlton sẽ quản lý một resort gồm 100 biệt thự cao cấp, JW Marriott quản lý một resort 320 phòng, Outrigger quản lý resort 210 phòng và 46 vila riêng biệt JW Marriott sẽ quản lý một resort 320 phòng. Dự kiến hai resort này sẽ được khởi công xây dựng vào đầu 2012 và đưa vào sử dụng giữa năm 2014. Còn Outrigger bao gồm resort 210 phòng và 46 villa riêng biệt sẽ bắt đầu được xây dựng vào giữa năm 2011, dự tính đón khách vào cuối năm 2013. 6. Đánh giá kết quả đạt được trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 Hoạt động của FDI đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo khả năng lớn cho sản xuất cũng như đa dạng cho các mặt hàng; dưới đây là những mặt tích cực mà FDI đã đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh Bình Định cũng như những mặt còn hạn chế. a. Những đóng góp tích cực Bảng 3. Hoạt động của FDI tại Bình Định từ 2008 -2010 Năm 2008 2009 2010 Đóng góp vào KNXK 13 triệu USD 15 triệu USD 21 triệu USD Đóng góp vào ngân sách 112 tỷ VND 191 tỷ VND 200 tỷ VND Thu hút lao động 3000 người 3200 người 3500 người (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định) b. FDI tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng Việc thu hút nguồn vốn FDI không chỉ cho phép Bình Định phát huy những lợi thế, tiềm năng của mình (cụ thể là nhằm phát triển KCN - CCN) mà quan trọng hơn là đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh (2008: 11%; 2009: 9%, mục tiêu 2010: 10,5%), nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh. c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỷ trọng nông –lâm –nghư nghiệp giảm từ 38,5% năm 2008 xuống 38% năm 2009 và 35 % năm 2010. Tỷ trọng công nghiệp tăng 27,8% năm 2008 lên 29,5% năm 2009 và 30% năm 2010. Dịch vụ tăng từ 32% năm 2008 lên 34,2 % năm 2009 và 35% năm 2010. Năm 2008 khu vực có vốn FDI đạt giá trị sản xuất công nghiệp 90 tỉ đồng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) khoảng 13 triệu USD. Năm 2009, khu vực có vốn FDI đạt giá trị sản xuất công nghiệp 103 tỉ đồng, KNXK 15 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2010 khu vực có vốn FDI đạt giá trị sản xuất công nghiệp 312 tỷ đồng (tăng 13% so cùng kỳ), kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 6,6 triệu USD, bằng 2,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. d.Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động FDI không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn đó là thông qua làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với công nghệ và thiết bị hiện đại, chính những điều này đã và đang đem lại cho tỉnh Bình Định một đội ngũ quản lý giỏi và tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên để nhanh chóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề quốc tế. Hơn nữa, FDI góp phần chuyển đổi tư duy người dân, họ phải luôn tự học hỏi, nâng cao trình độ để có thể tìm được việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương cao hơn các doanh nghiệp địa phương. Đây là một yếu tố tích cực trong thời buổi cạnh tranh của thị trường lao động. e. Đóng góp vào ngân sách Đóng góp vào ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, bởi vì một trong những mục tiêu của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Kể từ khi bắt đầu hoạt động, các dự án FDI ở Bình Định đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Thu ngân sách của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nguồn cho ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đưa tỷ lệ thu ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh. 7. Những tồn tại, hạn chế Có thể thấy rằng, kết quả thu hút đầu tư nói chung (số dự án và tổng vốn đăng ký đã cấp phép) chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của tỉnh.Trong điều kiện suy giảm kinh tế như năm 2009, kết quả thu hút đầu tư nói trên là khá tích cực, đặc biệt cuối năm 2009 KKTNH đã thu hút được một loạt dự án, chứng tỏ hạ tầng tại đây đã thực sự sẵn sàng để đón nhận nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hầu hết các dự án FDI tại Bình Định có quy mô nhỏ nên đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế. Thủ tục hành chính để đưa các dụ án đầu tư vào thực hiện đang còn nhiều bất cập, rườm rà Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. a. Về khách quan (phía nhà đầu tư) các nhà đầu tư thực sự “ngấm” tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế nên gặp nhiều khó khăn, phải lo tái cấu trúc và điều chỉnh chính mình, chưa thể vươn ra địa bàn, lĩnh vực mới. Một số nhà đầu tư đến Bình Định tìm hiểu và đăng ký đầu tư nhưng năng lực hạn chế, không thể sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư. b. Về chủ quan (phía tỉnh) - Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn nên không “giữ chân” được nhà đầu tư (NĐT) - Tỉnh không thể biết được năng lực tài chính của các NĐT, dẫn đến tình trạng nhiều NĐT đến đăng ký dự án, giữ đất để đó chờ sang tay kiếm lời. Thủ tục hành chính tuy đã cải tiến nhiều nhưng một vài chỗ vẫn còn chồng chéo và chậm. Đối với một số dự án, thời gian xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư còn hơi dài. Việc định giá đất chưa kịp thời. Hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) chưa mạnh, kinh phí quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư còn hạn hẹp…địa phương chưa có được những bản quy hoạch phát triển kinh tế có chất lượng tốt đúng nghĩa. Bên cạnh đó, các cơ quan như Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán không những chưa đủ sức người sức của thực hiện XTĐT mà còn chưa thể hỗ trợ tốt cho các địa phương về “lai lịch” của các NĐT nước ngoài, do vậy mà địa phương rất dễ bị “ăn bánh vẽ”! - Tỉnh ta chưa thật sự sẵn sàng về quy hoạch và mặt bằng cho nhà đầu tư. Công tác quy hoạch chưa thực sự “đi trước một bước” để mở đường cho đầu tư phát triển. chưa có những chính sách đồng bộ để quản lý tốt các dự án FDI. Tồn tại lớn nhất hiện nay là chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng. Muốn công nghiệp hoá tất yếu phải chuyển một phần đất nông - lâm nghiệp sang sử dụng vào công nghiệp. Nhưng hiện nay, nhà nước chưa ban hành cụ thể chính sách đền bù phù hợp, việc phân chia lợi ích giữa Nhà nước, tập thể, cá nhân chưa được thoả đáng cho nên các dự án thường gặp khó khăn thậm chí rất khó giải quyết, có dự án đã bị cản trở không thực hiện được. - Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian đàm phán, chờ đợi ảnh hưởng tiêu cực đến ý định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh. - Một điểm rất quan trọng là việc tuyên truyền, giáo dục về ĐTNN, đặc biệt là lợi ích của thu hút FDI đối với nền kinh tế chưa được quán triệt thường xuyên, sâu rộng nên sự nhận thức đại chúng còn chưa đồng bộ, thậm chí ngay cả một số đồng chí lãnh đạo địa phương chưa thấy hết lợi ích lâu dài của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh cho nên khi triển khai dự án gặp không ít khó khăn và có trường hợp dẫn đến mất dự án, gây ấn tượng không tốt về môi trường đầu tư tại Bình Định. Nhiều vụ việc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án không được giải quyết kịp thời hoặc giải quyết không triệt để, còn tình trạng thiếu trách nhiệm, thờ ơ.Việc phối kết hợp quản lý theo chức năng của các ngành còn hạn chế dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra nắm tình hình diễn ra nhiều lượt, nhiều lần trong năm gây phiền hà cho các doanh nghiệp, thậm chí có cá nhân, đơn vị kiểm tra vượt quá thẩm quyền cho phép. - Về chiến lược con người thì một số cán bộ khi làm việc với các nhà đầu tư, nhân viên nước ngoài chưa chú ý đến phong cách đối ngoại nên gây ấn tượng không tốt cho phía nước ngoài. Đội ngũ cán bộ, quản lý Việt Nam làm trong các liên doanh chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, luật pháp và ngoại ngữ. Công tác chuẩn bị đội ngũ lao động cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn FDI chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Các cơ quan quản lý lao động thường không chịu trách nhiệm về phẩm chất lao động nên không có uy tín đối với doanh nghiệp dẫn đến nhiều tình trạnh tranh chấp về lao động, tiền lương. Bên nước ngoài lợi dụng điểm yếu này để chèn ép, từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn nội bộ khó hoà giải, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Về giữ gìn trật tự an ninh làm lành mạnh môi trường nơi có dự án, có địa phương còn chưa có thái độ xử lý dứt điểm, để cho dân chặt cây, đào bới, làm lều quán trước hành lang lưu không hoặc làm mất vệ sinh môi trường. Chính những tồn tại trên làm cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Định chưa đạt hiệu quả cao trong thời gian vừa qua. Những khó khăn tồn tại này cần được giải quyết một cách nhanh chóng và phù hợp để thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Định ngày càng có hiệu quả, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế, Tổ công tác thực hiện đề án 30 của tỉnh và các cơ quan liên quan rà soát các thủ tục hành chính, các vướng mắc trong quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường… và đề xuất kiến nghị với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ ngành khác… xem xét, cắt giảm 30% thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính tại các Sở, ngành được thực hiện theo hướng đơn giản hoá, giúp nhà đầu tư giảm chi phí và thời gian chờ đợi. UBND tỉnh phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) xây dựng Quy định về trình tự và cơ chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng của doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn. Qua đó quy định rõ trách nhiệm và thời hạn của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh trong việc thực hiện các thủ tục hành chính  đối với công dân, tổ chức. UBND tỉnh xây dựng và ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư đối với dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng hỗ trợ đầu tư của tỉnh (về kinh phí chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình xử lý nước thải) đi đôi với trách nhiệm của chủ đầu tư. Ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn. UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, phân loại các dự án FDI theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua đó tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các dự án chậm triển khai vì lý do khách quan và đôn đốc các chủ dự án tích cực giải ngân vốn đầu tư đã đăng ký. Rà soát tình hình thuê đất trồng rừng, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh báo cáo Bộ ngành liên quan. Nhìn chung các dự án thuộc lĩnh vực nêu trên đều thực hiện theo qui định của pháp luật về đầu tư, thuê đất đúng qui hoạch và mục đích sử dụng. - Đổi mới cơ chế chính sách Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý theo hướng chính quyền các các cấp hoạt động đúng chức năng quản lý nhà nước, tạo môi trường hoạt động kinh tế thông thoáng trên cơ sở pháp luật của nhà nước. Tăng cường vai trò và quyền hạn của chính quyền tỉnh. Trên cơ sở các chính sách lớn của nhà nước căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tỉnh chủ động đề ra các chính sách định chế cụ thể, linh hoạt nhằm kích thích, thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài, tỉnh ngoài. - Cải thiện và đơn giản hoá thủ tục đầu tư Cải thiện, đơn giản hoá thủ tục đầu tư chủ yếu là cải thiện và đơn giản hoá thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, và các quy định trong thủ tục hải quan, thanh tra, kiểm tra đối với các dự án đầu tư. Việc đẩy mạnh các cải cách hành chính phải gắn liền với các cải cách thủ tục đầu tư ở mọi cấp. Đây là vấn đề hết sức phức tạp. Song để đẩy nhanh thủ tục đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư cần phải thực hiện một số biện pháp sau: - thực hiện cơ chế một cửa đây là cơ chế cho phép tinh giản tối đa các thủ tục mà nhà đầu tư phải thực hiện. Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý một cửa. Chính phủ, các bộ ngành hữu quan cần phải quan tâm giải quyết các vấn đề sau: + Cần “pháp lý hoá” cơ chế quản lý “một cửa“. + Tiếp tục thực hiện quy định đã có của chính phủ nêu tại quy chế khu công nghiệp – khu chế xuất. + Đề nghị bộ tài chính uỷ quyền cho ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện ra các văn bản chấp thuận về một số vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời uỷ quyền cho ban quản lý thực hiện việc quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. + Kiến nghị bộ lao động thương binh xã hội sớm cải thiện thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. + Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002 đối với các dịch vụ hành chính công nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ban quản lý. Thiết lập hệ thống mạng đối với các khu công nghiệp và ban quản lý nhằm kịp thời trao đổi các thông tin cung cấp văn bản pháp quy, nhu cầu mua hàng, nhu cầu tuyển dụng lao động, báo cáo định kỳ, khai báo hải quan, trả lời các thắc mắc của các doanh nghiệp. - Công khai hoá thủ tục đầu tư: nghĩa là trên cơ sở hệ thống lại toàn bộ thủ tục đầu tư, cơ quan chủ trì quản lý vốn đầu tư của tỉnh lập danh mục chi tiết có hướng dẫn cụ thể và công khai hoá danh mục này đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. - Hoàn thiện thủ tục đầu tư phù hợp với đặc điểm của tỉnh, mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh và tạo ra lợi thế so sánh cao hơn các địa phương khác để thu hút và sử dụng có hiệu quả. Muốn vậy việc hoàn thiên các thủ tục đầu tư vừa phải phát huy được lợi thế, vừa phải hạn chế được những phức tạp của tỉnh khi tuân thủ các thủ tục đầu tư của nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan trọng - Cải thiện thủ tục hành chính . Các sở, ngành lập hướng dẫn chung về yêu cầu của đơn vị mình đối với việc tiếp nhận và triển khai, quản lý nhà nước trong hoạt động của dự án đầu tư, lập dự mẫu hồ sơ, giới thiệu rõ quy trình, thời gian thực hiện công bố rộng rãi cho chủ đầu tư biết và thực hiện. Qua đó có thể giảm bớt thời gian đi lại cho các chủ đầu tư, đảm bảo các thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, thuận tiện hơn Chuyển từ điều chỉnh trực tiếp sang điều chỉnh gián tiếp theo cơ chế thị trường thông qua hệ thống công cụ pháp luật đồng bộ nó vừa tạo hành lang pháp lý rõ ràng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vừa hạn chế quan liêu cửa quyền, tham nhũng … làm tổn thương đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Để khuyến khích hoạt động thu hút FDI cần quan tâm đến một số chính sách sau : - Chính sách đất đai : Cụ thể hoá việc cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng đất đai, hình thành bộ máy sử lý nhanh và có hiệu quả (kết hợp giữa thuyết phục tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và cưỡng chế), giảm giá thuê đất, công tác đo đạc chỉ nên tiến hành tối đa hai lần, thủ tục đơn giản, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thoả thuận với người sử dụng đất. Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng gây chậm trễ nhất là trong việc triển khai dự án đầu tư. Nhà nước cần cụ thể hoá bằng pháp luật để có căn cứ cho các địa phương tổ chức thực hiện thuận lợi. - Chính sách thuế và hỗ trợ tài chính : Rà soát lại các chính sách về thuế để đảm bảo tính ổn định và thay đổi những bất hợp lý theo hướng khuyến khích các dự án thực hiện nội địa hoá, khắc phục tình trạng nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu … Nhà nước cần nghiên cứu chính sách ưu đãi tài chính giải quyết vấn đề hoàn thuế, chuyển lợi nhuận về nước, vốn góp, hỗ trợ các dự án được cấp giấy phép hưởng những ưu đãi về thuế lợi tức giá thuê đất mới, giảm thuế doanh thu cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hỗ trợ bán ngoại tệ … cho phép tổ chức tài chính hỗ trợ về mặt tài chính cho các đối tượng Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài tìm được đối tác trong nước có đủ năng lực tài chính. - Chính sách lao động tiền lương : Hoàn thiện văn bản pháp quy về tuyển dụng lựa chọn lao động, chức năng của cơ quan quản lý lao động đào tạo, đề bạt sa thải , tranh chấp lao động… thành lập phân toà lao động, tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra lao động trong kiểm tra giám sát, sửa đổi mức chịu thuế thu nhập của người nước ngoài theo hướng nâng cao mức khởi điểm chịu thuế và giảm mức thuế suất, giảm thuế thu nhập cho người Việt Nam. Sở lao động và thương binh xã hội nên thoả thuận với các nhà đầu tư để lựa chọn những người lao động cho phù hợp bằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cử cán bộ chuyên trách sang tham gia phỏng vấn, kiểm tra hồ sơ … Khi đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tuyển dụng lao động tìm kiếm lao động phù hợp, giúp cho các dự án được triển khai đúng tiến độ, chất lượng dự án được nâng cao, tiến tới cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tuyển dụng lao động theo tiêu chuẩn của họ. - Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao, chế biến tinh, sâu sản phẩm mang thương hiệu việt nam, nghiên cứu ban hành chính sách chống độc quyền, chống hàng giả, xây dựng luật cạnh tranh để tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Bảo hộ thị trường trong nước bắng cách định hướng các ngành nghề ưu tiên … xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao. - Chính sách về công nghệ: Xây dựng chiến lược thu hút công nghệ hiện đại, coi trọng xây dựng KCNC, công nghệ sạch ở vùng thích hợp với hệ thống quy chế rõ ràng. Máy móc thiết bị đưa vào góp vốn hoặc nhập khẩu phải qua giám định chất lượng. Xử lý thoả đáng việc nhập thiết bị đã qua sử dụng theo nguyên tắc để nhà đầu tư chịu trách nhiệm và tự quyết định nhưng phải đảm bảo các quy định về an toàn lao động và môi trường. Đào tạo cán bộ quản lý khoa học công nghệ thường xuyên đưa một số cán bộ có phẩm chất và chuyên môn cao ra nước ngoài để tiếp cận thông tin về công nghệ, từ đó nâng cao hiệu quả giám định chất lượng công nghệ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ công nghệ. 2. Nhóm giải pháp về quy hoạch: a.Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN. Ngoài việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung để thu hút đàu tư cần chú ý đến xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài KCN, các đường giao thông vận tải ngoài KCN thường bị chậm trễ trong quá trình xây dựng làm cho việc lưu thông hàng tư, nguyên liệu đi lại gặp khó khăn. Mặt khác hạ tầng bên ngoài KCN còn bao gồm cả chợ, trường học, trạm y tế. Theo tính toán thì mỗi KCN tập trung bình quân có 80 xí nghiệp, mỗi xí nghiệp có từ 250-300 công nhân, vậy thì cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN phải đáp ứng cho sinh hoạt của khoảng 20000 công nhân. Do đó nếu không có sự quan tâm vào hạ tầng bên ngoài thì các KCN tập trung khi đi vào hoạt động sẽ tạo nên những phức tạp khó lường cho xã hội, và từ đó có tác động tiêu cực trở lại KCN. Do việc nâng cao chất lượng quy hoạch KCN là công việc cấp thiết đặt ra cho Bình Định, để làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quy hoạch có kinh nghiệm, năng lực, nhiệt tình. Tổ chức bộ máy của ban quy hoạch có kinh nghiệm, năng lực, nhiệt tình. Tổ chức bộ máy của ban quy hoạch phải tương đối độc lập và có điều kiện để lựa chọn những cán bộ đủ tiêu chuẩn. Mặt khác phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo tính hợp lý, hài hoà trong quy hoạch b.Khẩn trương chấn chỉnh công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. Việc giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư xây dựng. Hiện nay việc giải phóng mặt bằng của nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đang bị ách tắc trong vấn đề đền bù làm kéo dài thời gian gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư và làm nản lòng nhiều nhà đầu tư. Để cải thiện và đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Bình Định cần thực hiện một số biện pháp sau: - Tuyên truyền vận động. Các cấp uỷ đảng của địa phương, các cấp chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của đảng, nhà nước, các quy định của pháp luật về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong nước cũng như chủ trương của tỉnh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh để nhân dân biết và thực hiện. Đối với những khu vực đã quy hoạch để làm KCN, cấp uỷ chính quyền địa phương phải công bố công khai quy hoạch trong từng thời kỳ, tuyên truyền giải thích để nhân dân thấy rõ lợi ích của cá nhận, lợi ích của địa phương, lợi ích chung của tỉnh sẵn sàng di dời cho chuyển đất sang làm công nghiệp . - Thống nhất việc xác định chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng. Căn cứ vào quy định của nhà nước và của tỉnh vào tình hình thực tế của địa phương, xây dựng và công bố công khai về : . Giá tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư tại từng KCN trong tỉnh . Tổng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư bao gồm đền bù quyền sử dụng đất, đền bù chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ địa phương chi phí cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng Đơn giá này có giá trị ấn định trong thời gian từ 3- 5 năm, có tính khả thi, các địa phương và người bị thu hồi đất có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc. Trên cơ sở đó các nhà đầu tư có thể tính toán ngay được các chi phí đầu tư để quyết định đầu tư có thể cùng với lãnh đạo địa phương hoàn thành ngay các thủ tục ban đầu, không phải đi lại bàn bạc nhiều lần như hiện nay. - Cải tiến việc tổ chức tiến hành đền bù, giải phóng mặt UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất nhằm thu hút cả ĐTNN và ĐTTN, cụ thể là Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (bổ sung), Quy hoạch tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu (điều chỉnh), tuyến du lịch Đề Gi - Tam Quan (lập mới), Quy hoạch khu đô thị mới Nhơn Bình - Nhơn Phú (lập mới)… 3.Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Cùng với việc tập trung đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng Khu kinh tế Nhơn Hội và các khu, cụm công nghiệp, UBND tỉnh cũng quan tâm đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cả kinh tế lẫn xã hội, đó là giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế và chỉnh trang đô thị để tạo thế sẵn sàng cho các dự án đầu tư, chuẩn bị tiện ích cho nhà đầu tư khi đến đầu tư và kinh doanh tại tỉnh. Đối với các công trình, dự án do Trung ương quản lý như nâng cấp cảng biển Quy Nhơn, ga hàng không và thiết bị sân bay Phù Cát, tỉnh đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và đề đạt lên Chính phủ có giải pháp, đến nay đã có những chuyển biến tích cực được nhà đầu tư đánh giá  cao. 4.Giải pháp về xúc tiến đầu tư (XTĐT): Đầu tư vào xây dựng một KCN tập trung đòi hỏi một số vốn rất lớn, có khi lên tới hàng trăm triệu USD, tài sản của KCN tập trung là đất đai các công trình hạ tầng, đường giao thông, đường điện, nói chung chủ yếu là các công trình hạ tầng, đường giao thông, đường điện, nói chung chủ yếu là bất động sản không thể mang đi bán ở nơi khác mà phải tìm khách hàng bán tại chỗ. phải tổ chức công tác Marketing tốt, tích cực chủ động tiếp xúc với các tập đoàn công nghiệp lớn trong và ngoài nước để kêu gọi các nhà đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi nhằm tạo cơ hội gọi vốn đầu tư, tổ chức giới thiệu các cơ hội và nhu cầu đầu tư vào tỉnh, vào các KCN của tỉnh, cùng với các chính sách khuyến khích, tỉnh đã ban hành trong đó cần giới thiệu cụ thể hơn về điều kiện tự nhiên và những ưu thế của tỉnh để các nhà đầu tư nhận thức đúng đầy đủ và mạnh dạn đầu tư. Công tác XTĐT đã thu được những kết quả nhất định, thể hiện được tính chuyên nghiệp, chu đáo trong công tác tổ chức và chuẩn bị tài liệu quảng bá hình ảnh của tỉnh, số lượng cũng như chất lượng của các dự án kêu gọi đầu tư tại  các hội nghị và diễn đàn cũng được nâng cao. Cụ thể là: + UBND tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến vào tỉnh Bình Định (20/1/2010). Đây là sự kiện xúc tiến đầu tư quy mô lớn được tổ chức của tỉnh với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, các cơ quan ngoại giao, các doanh nghiệp trong và ngoài nước và gần 30 cơ quan báo chí, truyền hình, phát thanh viết bài và đưa tin. Tại Hội nghị, UBND tỉnh đã công bố Danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư vào tỉnh gồm 60 dự án và nhóm dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 141 ngàn tỷ đồng (tương đương 7,8 tỷ USD). Đồng thời UBND tỉnh và BQL Khu kinh tế tỉnh Bình Định đã trao 13 Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 13.090 tỷ đồng (tương đương 725,25 triệu USD) và ký kết thoả thuận đầu tư 9 dự án với tổng vốn đăng ký 119.385 tỷ đồng (tương đương 6,631 tỷ USD). Tính chung, tại Hội nghị đã thu hút được 22 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 132.475 tỷ đồng (tương đương 7,36 tỷ USD), trong đó có 5 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 5,07 tỷ USD. + Chuẩn bị nội dung, tham gia  04 hội nghị xúc tiến đầu tư lớn của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, đó là: Diễn đàn Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung (18 - 20/3/2010 tại Quảng Ngãi), Hội chợ triển lãm hàng Công nghiệp , nông thôn tiêu biểu phía Nam lần thứ II năm 2010 tại TP Vũng Tàu (28/4 - 3/5/2010), Hội thảo Xúc tiến Đầu tư - Thương mại Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Tây Nguyên và Hội chợ Thương mại Quốc tế Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - Tây Nguyên (04 - 10/6/2010 tại TP. Huế), Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung (25 - 26/6/2010 tại Hội An, Quảng Nam). + Các cơ quan chức năng của tỉnh như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư, xây dựng tài liệu XTĐT và tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, cơ hội đầu tư của tỉnh, của KKT, các KCN trong mọi hoạt động kinh tế đối ngoại, qua các cơ quan thông tấn báo chí và qua website, ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước biết và đến Bình Định tìm hiểu, đăng ký đầu tư. bằng bàn giao cho chủ đầu tư. 5. Nhóm giải pháp về lao động. a.Nâng cao chất lượng địa phương. Để giải quyết tốt hiện tượng thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu trầm trọng lao động lành nghề qua đào tạo cơ bản Bình Định cần phải chủ động công tác đào tạo nâng cao tay nghề trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tỉnh nhà. Tổ chức liên kết với các trường Trung học – cao đẳng dậy nghề trên toàn quốc thành lập các chi nhánh đào tạo tại chỗ cho lao động địa phương, tỉnh có thể cho các cơ sở dạy nghề này thuê mặt bằng rẻ thuận tiện, lao động được đào tạo tại các trung tâm này sẽ được cấp chứng chỉ và giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh. Khuyến khích và có quy định cụ thể với các dự án FDI về đào tạo tay nghề, nhất là huấn luyện kỹ thuật, có chính sách yêu cầu các công ty có kế hoạch đào tạo công nhân và người quản lý địa phương. b.Thu hút lao động lành nghề và cán bộ kỹ thuật từ tỉnh ngoài . Ngoài công tác đào tạo lao động tại chỗ phục vụ cho yêu cầu về lao động lành nghề của chủ đầu tư. Bình Định có thể khác phục tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề hiện nay là đưa ra các chính sách khuyến khích, nhằm thu hút ngồn lao động có chất lượng từ các trung tâm đào tạo lớn như xây dựng các khu nhà ở cho lao động ở xa, tạo điều kiện thuận lợi về sinh hoạt cho người lao động… 6.Nhóm giải pháp bổ trợ khác a.Tiếp tục ban hành những quy định về ưu đãi, khuyến khích về lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Bình Định . - Miễn giảm tiền thuê đất : Miễn giảm tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và miễn tiếp 7 năm trong thời gian xây dựng cơ bản hoàn thành. - Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất áp dụng cho Bình Định gồm 2 loại từ 10 – 15 %, thời gian miễn từ 2-4 năm, giảm 50% từ 3-4 năm tiếp theo tuỳ loại dự án. - Về thuế nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định trừ vật tư xây dựng trong nước đã sản xuât được. b. Đảm bảo hài hoà về nội tiêu và ngoại tiêu: Hiện nay chúng ta đang nhấn mạnh chiến lược hướng vào xuất khẩu, nhưng không coi nhẹ thị trường nội địa. Cần đảm bảo việc sử dụng thị trường nội địa hài hoà cho các công ty nước ngoài tại việt nam được sử dụng một phần thị trường trong nước với các sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hay sản xuất kém hiệu quả và kém khả năng cạnh tranh. Song cũng cần khuyến khích họ từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, hạn chế hình thức gia công đơn thuần. c.Lựa chọn đối tác xây dựng cơ sở hạ tầng: Hiện nay do thiếu vốn đầu tư và khả năng vận động đầu tư ở Bình Định chỉ chủ trương gọi vốn đầu tư nước ngoài và khả năng vận động đầu tư ở Bình Định chỉ chủ trương gọi vốn đầu tư nước ngoài vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Đây là cách làm riêng, mang tính đặc thù được áp dụng ở nước ta. Tuy tranh thủ được vốn đầu tư và khả năng vận động đầu tư của chủ đầu tư của chủ đầu tư nước ngoài nhưng do xuất phát từ lợi ích kinh tế thuần tuý nên trong khi xây dựng cơ sở hạ tầng KCN các chủ đầu tư nhiều khi đã không đáp ứng được yêu cầu của dự án cũng như quy hoạch nói chung. d. Nâng cao hiệu quả quả lý của nhà nước đối với các hoạt động đầu tư thông qua các nội dung sau: Bổ sung hoàn thiện và đồng bộ hoá các quy định pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản. Sớm khắc phục tình trạng liên tục thay đổi các quy định pháp lý cũng như sự thiếu thống nhất của các văn bản pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước trong thời gian qua. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành nhưỡng quy định của nhà nước trong công tác đấu thầu xây dựng cơ bản, thực hiện xử phạt nghiêm minh. Chỉ có như vậy chúng ta mới lập lại trật tự kỷ cương trong công tác đấu thầu xây dựng cơ bản và tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khuyến khích phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ cho các hoạt động đầu tư, bao gồm: Tổ chức dịch vụ tư vấn, tổ chức dịch vụ cung ứng vốn .Bình Định cần mạnh dạn hơn nữa trong việc tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam theo xu hướng đồng bộ hoá về luật tăng ưu đãi về tài chính cho nhà đầu tư đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện lien quan đến sự phát triển ổn định, bền vững cho phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Cần phải tránh sự trồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật. Đặc biệt cần tiến tới luật đầu tư thống nhất chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. KẾT LUẬN CHUNG Hiện nay, chúng ta đang ở trong một thế giới ngày càng mang tính toàn cầu hoá, không một nước nào có thể tồn tại và phát triển trong sự biệt lập về kinh tế. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư ngày càng trở nên năng động và luôn có điều kiện so sánh môi trường đầu tư và kinh doanh giữa các khu vực và các nước để quyết định hoạt động đầu tư của mình. Bình Định cũng như các địa phương khác trong cả nước đang phải đương đầu với một thách thức rất lớn là các nước trong khu vực đang cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.Vì vậy, để thực hiện mục iêu thu hút vốn FDI phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tỉnh cần phải xác định rõ chủ trương, quan điểm và các giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh của mình. Trong phạm vi đề án chuyên ngành này em đã trình bày được những thực trạng thu hút nguồn vốn FDI trong giai đoạn hiện nay và nêu ra một số biện pháp nhằm thu hút có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI trong tương lai. Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Bình Định còn ở mức độ nhất định song nếu thực hiện tốt các giải pháp này sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao với các điạ phương trong cả nước cũng như với các nước khác trong việc thu hút nguồn vố quan trọng này, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu thu hút FDI của tỉnh, xây dựng Bình Định thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển vững mạnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, nhom 4 rất mong các thầy cô có những ý kiến đóng góp giúp nhóm 4 có thể hoàn thiện hơn nữa đề án này. Chúng em xin chân thành cảm ơn MỤC LỤC A. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. 1. Giới thiệu khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. a. Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. b. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp n c. Các hình thức của FDI trong thực tiễn. 2. Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. a. Vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam b. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài B.THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH THỜI GIAN QUA. I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH 1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Định : 2.Lợi thế đầu tư a.vị trí chiến lược b. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH 1. đánh giá chung 2. tình hình và kết quả thục hiện trên các lĩnh vực kinh tế xã hội 2.1Cơ sở hạ tầng a.hệ thống giao thông đường bộ b.hệ thống điện nước c.Bưu chính viễn thông d.giáo dục đào tạo , công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm: e. Về hoạt động khoa học và công nghệ f. y tế 2.2 dân số và cơ cấu hành chính 3.đặc điêm phát triển kinh tế a.công nghiệp b.Về sản xuất nông, lâm, thủy sản, quản lý tài nguyên, môi trường c. Về thương mại, dịch vụ, tài chính 4. nhận định thuận lợi và khó khăn a. thuận lợi b. khó khăn III. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.tổng quan về đầu tư FDI 2. Số lượng và quy mô dự án . 3. Cơ cấu đầu tư. 4.Hình thức đầu tư. 5. Một số dự án FDI ở Bình Định: 6. Đánh giá kết quả đạt được trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 a. Những đóng góp tích cực b. FDI tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. d.Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động e. Đóng góp vào ngân sách 7. Những tồn tại, hạn chế Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. a. Về khách quan (phía nhà đầu tư) b. Về chủ quan (phía tỉnh) IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách. 2. Nhóm giải pháp về quy hoạch: a.Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN. b.Khẩn trương chấn chỉnh công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. 3.Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: 4.Giải pháp về xúc tiến đầu tư (XTĐT): 5. Nhóm giải pháp về lao động. a.Nâng cao chất lượng địa phương. b.Thu hút lao động lành nghề và cán bộ kỹ thuật từ tỉnh ngoài . 6.Nhóm giải pháp bổ trợ khác a.Tiếp tục ban hành những quy định về ưu đãi, khuyến khích về lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Bình Định . b. Đảm bảo hài hoà về nội tiêu và ngoại tiêu: c.Lựa chọn đối tác xây dựng cơ sở hạ tầng: d. Nâng cao hiệu quả quả lý của nhà nước đối với các hoạt động đầu tư thông qua các nội dung sau: KẾT LUẬN CHUNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_trang_thu_hut_dau_tu_fdi_tai_binh_dinh_0898.doc