LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÁC KCN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Lý luận chung về KCN
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai
1.2.1. Các nhân tố vĩ mô
1.2.1.1. Các nhân tố kinh tế-xã hội trong nước
1.2.1.2. Các nhân tố bối cảnh khu vực và quốc tế
1.2.2. Các nhân tố vi mô
1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua
1.3.1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.3.3. Xuất-nhập khẩu
1.3.4. Thu chi ngân sách
1.3.5. Phát triển các ngành kinh tế
1.3.6. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp
1.3.7. Phát triển các lĩnh vực xã hội
1.3.8. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội
1.3.9. Đầu tư phát triển
1.4. Giới thiệu về các KCN của tỉnh Đồng Nai
1.5. Vai trò của các KCN đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai
1.5.1. Vai trò của các KCN ở Đồng Nai
1.5.1.1. Đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai
1.5.1.2. Đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua
1.5.1.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng Nai theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp
1.5.1.4. Góp phần đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa nông thôn
1.5.1.5. Giải quyết việc làm và đào tạo lao động
1.5.1.6. Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, HĐH cách thức quản lý sản xuất
1.5.2. Những tồn tại trong việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Dân số
2.1.2. Lao động
2.1.2.1. Lao động trong toàn tỉnh Đồng Nai
2.1.2.2. Lao động trong khu vực công nghiệp của tỉnh Đồng Nai
2.2. Nhu cầu lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai năm 2008
2.3. Thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Hiện trạng đội ngũ lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai
2.3.1.1. Đặc điểm chung của lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai
2.3.1.2. Đặc điểm của lao động nhập cư trong các KCN của tỉnh Đồng Nai
2.3.2. Thu nhập và đời sống người lao động trong các KCN Đồng Nai hiện nay
2.3.2.1. Thu nhập của người lao động
2.3.2.2. Đời sống của người lao động
2.3.3. Thực trạng thiếu lao động trong các KCN ở Đồng Nai
2.3.4. Tác hại của việc thiếu hụt lao động
2.3.5. Một số nguyên nhân của việc thiếu hụt lao động
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KCN CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Dự báo về nguồn nhân lực ở Đồng Nai trong thời gian tới
3.1.1. Dự báo về dân số
3.1.2. Dự báo về cung lao động
3.2. Dự báo về nhu cầu sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010
3.3. Một số giải pháp
3.3.1. Cải thiện thu nhập và phúc lợi cho người lao động
3.3.2. Về quan hệ lao động trong doanh nghiệp
3.3.3. Vấn đề nhà ở cho người lao động
3.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.3.5Phát triển hệ thống giao dịch thị trường lao động
3.3.6. Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp KCN Đồng Nai
3.3.7. Đề xuất chính sách đối với lao động nhập cư tại các KCN
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
95 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp lại “khát” lao động có tay nghề với nhu cầu tuyển dụng lên đến 35 ngàn người, chiếm khoảng 64,75% tổng nhu cầu. Đáng chú ý, đây là nhu cầu về lao động đào tạo dài hạn gồm đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật chứ không phải lao động đào tạo ngắn hạn từ các khóa đào tạo nghề. Ngành dệt may, giày dép vẫn đứng đầu với nhu cầu 13.147 công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp, kế đến là cơ khí, điện - điện tử, hóa chất, mộc. Nhu cầu về lao động kỹ thuật có trình độ đại học cũng chiếm khoảng 50% so với ngành kinh tế và các ngành nghề khác.
Tính đến cuối năm 2007 số lao động được đào tạo dài hạn là 8.800 người, trong đó hệ công nhân kỹ thuật dạy nghề chiếm khoảng một nửa. Như vậy, so với nhu cầu thì lượng lao động có tay nghề sẽ thiếu hụt trầm trọng, không thể đáp ứng đủ. Và nếu tính luôn khoảng 8.500 lao động được đào tạo sẽ ra trường vào cuối năm 2008 thì cũng vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu về lao động có trình độ tay nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai.
Nguyên nhân khiến thị trường lao động có tay nghề tăng vọt, một phần là do những năm gần đây các địa phương hạn chế những dự án đầu tư cần nhiều lao động phổ thông, ưu tiên cho các dự án kỹ thuật cao. Việc các doanh nghiệp chú trọng nâng cao và đổi mới công nghệ sản xuất cũng khiến nhu cầu về lao động có tay nghề tăng lên. Bên cạnh đó, con số khoảng 37 ngàn lao động chuyển dịch từ cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp trong năm 2007 cho thấy, nguồn lao động chủ yếu hiện nay vẫn là lao động phổ thông với trình độ thấp, chậm thích ứng với sự phát triển của xã hội. Vì thế, đào tạo và dạy nghề cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Nhìn chung, tuy vẫn có sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị và có những kế hoạch tuyển dụng phù hợp. Và sự cạnh tranh tuyển dụng giữa các doanh nghiệp là yếu tố thuận lợi cho người lao động. Những doanh nghiệp nào có chế độ lương bổng cao, phúc lợi tốt sẽ được người lao động nhắm đến.
Năm nay (2008), nhu cầu về lao động kỹ thuật có tăng cao. Các doanh nghiệp cho rằng lao động đã qua đào tạo làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn, người lao động có tay nghề cũng có thu nhập cao hơn. Vấn đề là người lao động dần dần phải thích nghi với nhu cầu mới của xã hội. Dự báo về tình hình lao động năm nay một lần nữa lại cho thấy công tác đào tạo và dạy nghề chưa đáp ứng và theo kịp nhu cầu của xã hội. Cần phải mở rộng hơn nữa mạng lưới đào tạo nghề và cũng cần phải có sự hợp tác từ nhiều phía.
2.3.4. Tác hại của việc thiếu hụt lao động
Lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Do vậy việc thiếu hụt lao động có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi doanh nghiệp.
Thiếu hụt lao động làm gián đoạn quá trình sản xuất, một số dây truyền sản xuất phải tạm ngừng hoạt động hoặc tăng ca, việc tăng ca nhiều quá sẽ gây ra sự mệt mỏi cho công nhân, ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Thiếu hụt lao động làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, tùy vào mức độ thiếu hụt mà tác động của nó có thể khắc phục được hoặc gây tác hại nghiêm trọng, như: doanh nghiệp phải giãn bớt đơn đặt hàng, thuê các đơn vị khác gia công sản phẩm…do đó, sản lượng của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ bị giảm sút, lợi nhuận giảm, thậm chí nếu không giao hàng đủ và kịp thời sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiêp đối với khách hàng.
Việc người lao động bỏ việc còn khiến cho doanh nghiệp phải mất thời gian, công sức, chi phí để tuyển dụng lao động mới và đào tạo lại họ.
2.3.5. Một số nguyên nhân của việc thiếu hụt lao động.
Trong thời gian qua và hiện nay tình trạng không tuyển được lao động đáp ứng được yêu cầu công việc; người lao động bỏ việc, chuyển sang làm một công việc khác ở một nơi khác…đang là nỗi nhức nhối của nhiều doanh nghiệp. Một số nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là:
- Người lao động không đủ sống với mức lương được trả. Thu nhập mà họ nhận được thì rất thấp trong khi đó chi phí sinh hoạt lại rất cao (điện, nước, nhà ở, chi phí cho sinh hoạt hàng ngày…), đặc biệt hiện nay chỉ số giá tiêu dùng đang rất cao nên mặc dù tằn tiện song cuộc sống vật chất của họ rất thiếu thốn. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Cường độ làm việc và thời gian nghỉ ngơi: Theo quy định của Bộ luật lao động: người lao động làm việc không quá 8 giờ/ ngày, không quá 48h/tuần, với quy định này đảm bảo cho người lao động có đủ thời gian để nghỉ ngơi, đáp ứng các nhu cầu giải trí cho bản thân từ đó tái tạo lại sức lao động. Nhưng thực tế hiện nay, quy định trên đang bị các Doanh nghiệp vi phạm rất phổ biến, công nhân lao động phải làm việc từ 10-12 giờ/ngày, 60-72 giờ/tuần, cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với quy định của Luật Lao động. Thậm chí do áp lực giao hàng đúng hạn, người sử dụng lao động còn áp đặt người lao động tăng ca liên tục với cường độ làm việc cao, căng thẳng mà không có chế độ bồi dưỡng và trả thù lao thích hợp. Điều này khiến người lao động mệt mỏi, suy nhược cơ thể, không còn thời gian cho giao lưu, giải trí, chăm sóc gia đình…Do vậy nhiều người đã bỏ việc.
Công việc của phần lớn lao động trong các KCN (đặc biệt là lao động phổ thông) rất vất vả, thời gian nghỉ ngơi rất ít. Nhiều lao động đã không chịu nổi mà phải bỏ việc. Mặt khác họ cũng chưa nhận được mức thu nhập thoả đáng với sự vất vả đó.
- Không chỉ thiếu thốn về vật chất, đời sống tinh thần của nhiều người lao động rất nghèo nàn. Đặc biệt đối với lao động nhập cư thì tình trạng “mù văn hoá, thông tin” là phổ biến.
- Do sự chuyển dịch mạnh lao động giữa Đồng Nai với các địa phương khác: trong những năm qua nhiều KCN ở các tỉnh khác đã đi vào hoạt động, thu hút những lao động nhập cư vào Đồng Nai về làm việc ở gần nhà vì xét cho cùng làm việc gần nhà vẫn mang lại nhiều cái lợi hơn nên đã cắt đi một nguồn cung lao động cho Đồng Nai. Theo các nhà quản lý, thực trạng chuyển dịch mạnh lao động giữa các khu vực kinh tế, các địa phương đang được nhìn nhận là xu hướng tích cực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, các doanh nghiệp cần bình tĩnh đón nhận và chủ động cho hướng đi của mình.
- Nhiều ngành công nghiệp Đồng Nai có tốc độ phát triển nhanh, nhiều doanh nghiệp ra đời dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao. Số lượng và quy mô doanh nghiệp phát triển ngày càng nhiều và nhu cầu tuyển dụng công nhân của các đơn vị sản xuất tăng cao, đã khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất. Trong khi đó, những vấn đề được quy định trong Luật lao động như: Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, lương và các lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động... lại bị không ít doanh nghiệp làm ngơ hoặc thể hiện thiếu minh bạch. Điều hiển nhiên và tất yếu dẫn đến là việc đơn phương phá vỡ hợp đồng của người lao động.
- Do tình trạng thiếu hụt lao động trong các KCN rất lớn, nên nếu thấy một công việc khác có lợi hơn công việc hiện tại (phần lớn là vấn đề thu nhập) thì người lao động (nhất là lao động phổ thông) sẵn sàng bỏ việc vì (thực tế cho thấy) nếu không xin được việc mới thì quay trở lại làm việc ở công ty cũ cũng không khó. Hiện đang có sự cạnh tranh ngầm giữa các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mức lương tăng cao, thêm phụ cấp để thu hút lao động.
- Trong những năm qua việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã trở nên quen thuộc. Nhiều công ty xuất khẩu lao động cũng đang tuyển một lượng lớn lao động, do vậy điều này cũng gây ra một sự thiếu hụt lao động không nhỏ trong các KCN của tỉnh.
- Tình trạng thiếu lao động cũng đang diễn ra ở những lĩnh vực đòi hỏi lao động có tay nghề, chuyên môn cao. Mặc dù nước ta nói chung và Đồng Nai nói riêng lực lượng lao động dồi dào xong chất lượng lao động còn thấp.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KCN CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Dự báo về nguồn nhân lực ở Đồng Nai trong thời gian tới.
3.1.1. Dự báo về dân số.
Thời kì 10-15 năm tới là giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh, tiếp tục thu hút mạnh di dân cơ học từ nhiều nơi khác đến làm ăn, sinh sống.
Với tốc độ tăng dân số tự nhiên được kiểm soát bình quân ở mức 1,1-1,2% từ nay đến 2015 và 1,1-1,05% giai đoạn 2016-2020, nhu cầu lao động trên địa bàn sẽ làm tăng dân số cơ học của tỉnh trung bình mỗi năm 20-25 nghìn người từ nay đến 2015 và 30-32 nghìn người trong giai đoạn tiếp theo 2016-2020.
Qui mô dân số của tỉnh sẽ lên đến khoảng 2,5 triệu người vào năm 2010; 2,7 triệu người vào năm 2015 và 2,8-2,9 triệu người vào năm 2020, với tốc độ tăng bình quân 1,3-1,4%.
3.1.2. Dự báo về cung lao động.
Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và năng suất lao động tăng bình quân 11-12%, lao động trong nền kinh tế của tỉnh sẽ tăng lên 1,38 triệu người vào năm 2010; 1,56 triệu người vào năm 2015 và 1,73 triệu người vào năm 2020. (Xem hình sau)
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
Chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ ngày càng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nền kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ của tỉnh vào năm 2010, 2015, 2020 dự báo trong khoảng : 34%-37%-29%; 23%-42%-35%; 13%-46%-41%.
Hình 1.6-Cơ cấu lao động Đồng Nai năm 2010
Hình 1.7-Cơ cấu lao động Đồng Nai năm 2015
Hình 1.8-Cơ cấu lao động Đồng Nai năm 2020
3.2. Dự báo về nhu cầu sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2006-2010, nhu cầu lao động của toàn tỉnh Đồng Nai là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu lao động trong các KCN của tỉnh. Trong giai đoạn này, các KCN của tỉnh cần tới 225.000 lao động, trong đó nhu cầu về lao động phổ thông là 133.875 lao động (chiếm 59,5% tổng nhu cầu), nhu cầu về lao động kỹ thuật là 91.125 lao động (chiếm 40,5% tổng nhu cầu). Nhu cầu về lao động lớn nhất được dự báo là của huyện Thống Nhất, huyện này cần tới 58.609 lao động (chiếm 26% tổng nhu cầu). Dệt may, giày dép vẫn được dự báo là ngành cần nhiều lao động nhất, với nhu cầu về công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp là 36.225 lao động; tiếp đến là các ngành hoá chất, điện-điện tử, cơ khí, mộc. KCN Bàu Xéo (huyện Thống Nhất) là KCN cần thu hút nhiều lao động nhất với số lao động lên đến 27.683 người. (Xem bảng sau)
TÊN DOANH NGHIỆP
Tổng số
1=2+6+13
Đại học, cao đẳng
kjljk
Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật
Lao động
phổ thông
13
Tổng
2=3+4+5
Kỹ thuật
3
Kinh tế
4
Khác
5
Tổng
6=7+8+9+10+11+12
Cơ khí
7
Điện, Điện tử
8
Hóa chất
9
Dệtmay, giày dép
10
Mộc
11
Khác
12
TỔNG CỘNG TOÀN TỈNH
225.000
12.375
7.055
3.464
1,856
78.750
6.568
7.245
7.560
36.225
4.016
17.136
133.875
I.TP. BIÊN HÒA
40.060
2.080
1.186
584
310
14.180
1.182
1.304
1.361
6,522
724
3.087
23.800
KCN BIÊN HÒA I
1.168
53
30
15
8
520
43
48
50
239
27
113
595
KCN BIÊN HÒA 2 VÀ CỤM TÂN TIẾN
12.589
651
371
182
98
4.500
375
414
432
2.070
230
979
7.438
KCN AMATA
9.669
520
296
146
78
3.200
267
294
307
1.472
163
697
5.949
KCN LOTECO
12.005
625
356
175
94
4.240
354
390
407
1.950
216
923
7.140
VỊ TRÍ KHÁC
4.629
231
133
66
32
1.720
143
158
165
791
88
375
2.678
II.H. LONG THÀNH
38.506
2.036
1.160
570
306
13.860
1.157
1.275
1.331
6.375
708
3.014
22.610
KCN GÒ DẦU
2.134
104
59
29
16
840
70
77
81
386
43
183
1.190
KCN TAM PHƯỚC
11.200
605
345
169
91
4.050
338
373
389
1.863
207
880
6.545
KCN LONG THÀNH
9.670
520
296
146
78
3.200
267
294
307
1.472
163
697
5.950
KCN AN PHƯỚC
9.000
495
282
139
74
3.150
263
290
302
1.449
161
685
5.355
VỊ TRÍ KHÁC
6.502
312
178
87
47
2.620
219
241
252
1.205
134
569
3.570
III.H.NHƠN TRẠCH
54.481
2.887
1.646
807
434
18.870
1.574
1.737
1.811
8.681
962
4.105
32.724
KCN NHƠN TRẠCH 1
5.648
314
178
87
49
1.763
147
162
169
811
90
384
3.571
KCN NHƠN TRẠCH 2
14.005
780
445
218
117
4.300
359
396
413
1.978
219
935
8.925
KCN NHƠN TRẠCH 3
9.389
495
282
139
74
3.539
295
326
340
1.628
180
770
5.355
KCN DỆT MAY NHƠN TRẠCH
13.168
675
385
189
101
4.760
397
438
457
2.190
243
1.035
7.733
KCN NHƠN TRẠCH 5
7.960
415
237
116
62
2.785
232
256
267
1.281
142
607
4.760
VỊ TRÍ KHÁC
4.311
208
119
58
31
1.723
144
159
165
793
88
374
2.380
IV.H.THỐNG NHẤT
58.609
3.708
2.114
1.037
557
19.200
1.601
1.767
1.843
8.832
979
4.178
35.701
KCN HỐ NAI 3
8.753
390
222
109
59
3.900
325
359
374
1.794
199
849
4.463
KCN SÔNG MÂY
17.505
780
445
218
117
7.800
651
718
749
3.588
398
1.696
8.925
KCN BÀU XÉO
27.683
2.330
1.328
652
350
5.420
452
499
520
2.493
276
1.180
19.933
VỊ TRÍ KHÁC
4.668
208
119
58
31
2.080
173
191
200
957
106
453
2.380
V.H. VĨNH CỬU
15.505
780
445
218
117
5.800
484
534
557
2.668
296
1.261
8.925
VI.CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC
17.839
884
504
248
132
6.840
570
629
657
3.146
349
1.489
10.115
Bảng 1.13- DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Nguồn: Sở LĐTB & XH tỉnh Đồng Nai) ĐVT: người
3.3. Một số giải pháp chủ yếu.
Để giải quyết vấn đề thiếu lao động cục bộ tại các doanh nghiệp công nghiệp Đồng Nai (và cũng là vấn đề của nhiều tỉnh hiện nay) thì cần có sự nỗ lực của không chỉ bản thân các doanh nghiệp mà cần có sự phối hợp của cả các ngành, các cấp chính quyền tỉnh và trung ương.
3.3.1. Cải thiện thu nhập và phúc lợi cho người lao động.
Điều 56 Bộ luật lao động xác định, khi chỉ số giá cả sinh hoạt tăng cao dẫn đến việc giảm sút tiền lương thực tế của người lao động thì Chính phủ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo thu nhập thực tế cho người lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, việc làm và chỉ số giá cả sinh hoạt thường xuyên biến động cùng với giá cả quốc tế. Thực tế trong những năm qua cho thấy, giá cả sinh hoạt tăng cao, nhưng việc điều chỉnh tiền lương thực ra là một bài toán không đơn giản cho doanh nghiệp khi giá thành sản phẩm cũng tăng cùng giá cả sinh hoạt.
Việc cụ thể hoá Điều 56 Bộ luật lao động là một đòi hỏi bức xúc của thực tế, nhưng phải dành được sự thoả thuận của cả người sử dụng lao động và người lao động, nhằm mục tiêu tái tạo được sức lao động cơ bản của người lao động. Và đây chính là lợi ích chung, lâu dài của doanh nghiệp. Những hệ quả của đình công vừa qua cũng như sự manh nha khả năng cung cấp lao động phổ thông ngày càng hạn chế, đã thúc đẩy nhiều nhà doanh nghiệp coi việc bảo đảm tái tạo được sức lao động cơ bản của người lao động là điều kiện cần thiết để phát triển ổn định của doanh nghiệp.
Cuối năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2007/NĐ-CP và 168/2007/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và các doanh nghiệp, tổ chức có VĐTNN. Hai Nghị định này đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2008.
Hiện nay, việc cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp trong KCN đang trở nên găy gắt, để tăng cường khả năng thu hút lao động cho doanh nghiệp của mình, trước mắt các doanh nghiệp cần phải:
- Xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng, công bố công khai cho người lao động biết theo quy định của pháp luật lao động. Kịp thời điều chỉnh thang bảng lương theo quy định mới. Mức lương điều chỉnh mới có thể bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu này tuỳ khả năng và chiến lược của mỗi doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý quan tâm cân đối tiền lương giữa người mới và người cũ, giữa người có trình độ chuyên môn kỹ thuật với lao động khác.
- Doanh nghiệp cần thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu, nội dung, trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đã được ghi trong bộ Luật lao động và các văn bản pháp quy do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành nhằm bảo đảm các quyền lợi cho người lao động, như: thực hiện chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và các chế độ khác theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động...
- Thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động đúng nội dung và hình thức quy định. Cần thực hiện nghiêm túc các cam kết đã ký trong hợp đồng lao động. Chủ doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động có sự chứng kiến của tổ chức công đoàn-đại diện lợi ích hợp pháp của công nhân. Chủ doanh nghiệp phải tôn trọng lợi ích vật chất, tinh thần của người lao động được ghi trong hợp đồng lao động mà bên sử dụng lao động và người lao động đã cam kết, thực hiện đúng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không được ép buộc người lao động làm thêm giờ trái quy định pháp luật.
- Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ đãi ngộ, chính sách ưu đãi lao động, coi trọng người lao động như nguồn tài sản quý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có các chính sách đãi ngộ thích đáng đối với người lao động về: tiền thưởng, tiền tăng ca, khẩu phần ăn,…cũng như có các biện pháp hỗ trợ khác đối với người lao động (hỗ trợ tiền xăng xe đi lại, tiền nhà ở…) nhằm giảm bớt phần nào những gánh nặng trong cuộc sống đang rất khó khăn như hiện nay.
- Doanh nghiệp cần có các hoạt động cải thiện đời sống tinh thần cho người lao động, lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động đó, giúp người lao động gắn bó hơn với nhau và với doanh nghiệp.
Về lâu dài để duy trì ổn định và nhất là có thể thường xuyên cải thiện nâng cao mức lương và các phúc lợi khác cho người lao động, doanh nghiệp cần:
- Bên cạnh việc tiếp tục làm tốt các vấn đề đã nêu ở trên, doanh nghiệp phải chú trọng cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động nhằm tạo sự thoải mái, khuyến khích người lao động hăng say làm việc; tạo điều kiện cho người lao động học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, có điều kiện thăng tiến và luôn chú ý chăm lo đời sống tinh thần cho họ.
- Doanh nghiệp cần có các biện pháp phát triển sản xuất, cải tiến công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó có thể tăng thu nhập cho người lao động.
3.3.2. Nâng cao đời sống văn hóa người lao động
Quá trình phát triển các KCN đã và đang hình thành "làng công nhân mới". Hầu hết cư dân sống ở đây là những người nhập cư từ địa phương khác mà chủ yếu xuất thân từ nông thôn, nên đời sống dân cư có tính đan xen văn hóa giữa nông thôn và thành thị; giữa văn hóa trong nước và văn hóa nước ngoài. Do vậy, việc xây dựng đời sống văn hóa cần chú trọng các giải pháp:
- Quá trình quy hoạch phát triển công nghiệp cần quy hoạch các cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho công nhân.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, kết hợp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng các dịch vụ văn hóa lành mạnh, xây dựng công trình văn hóa mới, tu bổ các thiết chế văn hóa truyền thống và tài trợ cho các hoạt động văn hóa thông tin.
- Động viên, hướng dẫn người lao động xây dựng và thực hiện đời sống văn hóa mới, do trong quá trình phát triển kinh tế tính đa dạng của cộng đồng cư dân nảy sinh tính tất yếu có sự giao lưu và hợp tác giữa cư dân tại chỗ và các chủ thể văn hóa ở các địa phương khác và với người nước ngoài. Do vậy, cần phải tăng cường giáo dục định hướng để cho người lao động vừa biết giữ gìn, khai thác, nâng cao truyền thống văn hoá tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc, vừa biết tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa đô thị và văn hóa nước ngoài nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững .
3.3.3. Củng cố, ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, cần hình thành và vận hành có hiệu quả cơ chế hợp tác, đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đúng với nguyên tắc thị trường. Ở đây phải tôn trọng và phát huy quyền tự định đoạt trong thương lượng, tự giải quyết các tranh chấp về quan hệ lao động thông qua hòa giải tại doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và vì lợi ích chung phát triển doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là hoàn thiện và nâng cao vai trò của tổ chức đại diện của các bên, nhất là phát triển và nâng cao năng lực của tổ chức Công đoàn doanh nghiệp trong KCN, để tổ chức này thực sự là người đại diện cho người lao động. Thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp công nghiệp Đồng Nai còn mờ nhạt, chưa thực sự gắn bó với người lao động để nói lên tiếng nói của họ, bệnh vực quyền lợi chính đáng cho họ. Doanh nghiệp phải chủ động tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức chính trị, xã hội, nhất là tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả. Thường xuyên tiếp xúc với người lao động để nắm bắt thông tin giải quyết kịp thời các vướng mắc, khiếu nại của người lao động ngay từ đầu nhằm ngăn chặn các tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp lao động, chủ doanh nghiệp phải chủ động bàn bạc với ban chấp hành công đoàn cơ sở để thương lượng, thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp các bên không tự thương lượng giải quyết được tại doanh nghiệp thì có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động hoặc đoàn công tác của địa phương cùng trao đổi giải quyết theo quy định của pháp luật.
Việc quan tâm thực hiện đầy đủ cả quy định pháp luật về chế độ, chính sách đối với người lao động cũng góp phần củng cố quan hệ lao động. Hiện nay do tác động của quy luật cung cầu lao động nên người sử dụng lao động mới chủ yếu quan tâm đến lao động chuyên môn kỹ thuật cao, bởi việc tuyển dụng nguồn lao động này thường khó khăn. Ngược lại, đối với lao động phổ thông, do không yêu cầu cao về trình độ đào tạo và việc tuyển dụng khá dễ dàng, nên mức độ quan tâm của người sử dụng lao động đến việc duy trì, củng cố quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động chưa cao. Người lao động nhập cư, thoạt đầu có thể dễ dàng chấp nhận điều kiện lao động khó khăn, tiền lương thấp, thậm chí cả sự vi phạm quy định pháp luật ở người sử dụng lao động. Họ sẵn sàng chấp nhận ký kết hợp đồng lao động một cách không điều kiện. Do thiếu kiến thức pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ, nên họ buộc phải tham gia vào những quan hệ lao động ngoài mong muốn. Nhưng sau một thời gian nhất định họ lại không tha thiết đến việc ổn định quan hệ lao động hiện có. Họ sẵn sàng đơn phương cắt bỏ hợp đồng để ký kết một hợp đồng lao động mới; hoặc nếu không tìm được việc làm mới tốt hơn, họ sẵn sàng biến những “bất đồng nhỏ” thành “bất đồng lớn” và sử dụng “quyền đình công” mà không thực hiện các bước hoà giải và trọng tài theo quy định của pháp luật. Trước tình hình này, cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể, như: ngành LĐTB & XH , Giáo dục- Đào tạo, Tư pháp, Đoàn Thanh niên, Phụ nữ và Liên đoàn lao động…tuyên truyền, giáo dục những kiến thức về hợp đồng lao động cho học sinh trung học, sinh viên, thanh niên; tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ năng thương lượng tập thể và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động, tăng cường phổ biến thông tin về thị trường lao động cũng như các chính sách và luật pháp về lao động cho các đối tượng lao động nhất là lao động nhập cư. Điều này sẽ giúp người lao động có được thông tin về các cơ hội việc làm, thông tin về quyền và nghĩa vụ của người lao động, giúp họ có được vị thế cần thiết khi đàm phán về các hợp đồng lao động…Đặc biệt cần thực hiện thường kỳ, nghiêm minh các hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về lao động. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng thanh tra lao động có đức, có tài để thực hiện tốt vai trò giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách lao động và tiền lương của doanh nghiệp.
3.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Theo lộ trình xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp trong tương lai thì việc giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhận lực chất lượng cao là vấn đề mang tính cấp thiết và lâu dài. Đồng Nai đang đứng trước yêu cầu lớn là vừa phải đáp ứng kịp nhu cầu về số lượng, cơ cấu ngành nghề nhưng phải đảm bảo chất lượng đào tạo, với sự thay đổi kỹ thuật công nghệ và phù hợp với quá trình phát triển nhanh của nền kinh tế.
Nhiều dự án đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Đồng Nai đã từng bước được khởi động như: đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông cho công nhân lao động; đề án đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, dạy nghề cho lao động nông thôn, đào tạo giáo viên dạy nghề và đầu tư cho các trường nghề. Và một trong những “lời giải” được nhiều doanh nghiếp đánh giá cao là mô hình đào tạo liên kết. Hiện tại, nhiều trường dạy nghề trên địa bàn đã có sự liên kết với các trung tâm nghiên cứu khoa học lớn như Trường Công nhân kỹ thuật Đồng Nai, Trường cao đẳng Công nghệ và quản trị Sonadezi. Ngoài ra, còn có các mô hình liên kết giữa các trung tâm dạy nghề với các tổ chức đào tạo quốc tế như Aptech, NIIT, AIT, AITCV... Các mô hình này cần tiếp tục duy trì,mở rộng và phát triển.
Một trong những định hướng quan trọng của tỉnh sắp tới là tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo nghề. Đến nay Đồng Nai đã nhận được sự hỗ trợ của một số tổ chức như: Swiss Contact (Thụy Sĩ) với dự án tăng cường năng lực của các trung tâm dạy nghề; Inwent (Đức) với dự án hỗ trợ cho giáo viên dạy nghề xây dựng giáo án chương trình đào tạo lại lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu...Trong tương lai, việc củng cố và mở rộng các quan hệ như thế này là hết sức cần thiết.
Ngoài ra, không chỉ bản thân người lao động phải nỗ lực, mà doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện để người lao động được học tập (chẳng hạn như hỗ trợ tiền học phí, đào tạo...). Từng doanh nghiệp cần phải hiểu nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động trong đơn vị mình cũng là nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Để người lao động đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và thị trường, mô hình học tập cộng đồng cần được khuyến khích, mở rộng.
Sở LĐTB & XH đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng chương trình Đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020:
- Mục tiêu của chương trình là nhằm nâng cao nguồn lực lao động kỹ thuật cho địa phương Đồng Nai, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh lên 40%. Trong đó, tỷ lệ thợ giỏi ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Trước mắt sẽ tập trung đào tạo lại, nhằm nâng cấp nhanh trình độ lao động kỹ thuật đang làm việc tại doanh nghiệp; bổ sung, cải tiến, cập nhật chương trình đào tạo ban đầu cho các khóa đào tạo nghề dài hạn; thu hút học sinh tham gia học nghề.
- Căn cứ vào dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo, thì kế hoạch mục tiêu đào tạo riêng trong năm 2010 là 1.393.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 40%. Trong đó đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao cho đối tượng là lao động đang làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp bình quân là 2% tổng số lao động đang làm việc.
- Để đào tạo được nguồn lực lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai, Sở LĐTB & XH cho biết sẽ tập trung vào các giải pháp như: bồi dưỡng chuẩn hóa, cập nhật kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo, dạy nghề; Tổ chức các hội thảo chuyên đề về xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo nghề theo góp ý, tư vấn của các doanh nghiệp và học sinh sau khi tốt nghiệp đang làm việc trong các thành phần kinh tế; Biên soạn, cải tiến các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, các mô đun đào tạo công nghệ mới nhằm giải quyết nhu cầu bổ sung chương trình đào tạo ban đầu, xây dựng chương trình đào tạo lại và nâng cao cho lực lượng lao động đang làm việc, trong đó bao gồm các đối tượng là bác sỹ, kỹ sư, thợ bậc cao, công nhân đang trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp, lao động kỹ thuật công nghiệp, lao động nông thôn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; Tăng cường mời gọi xã hội hóa đào tạo nghề nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập thuộc tỉnh; Xây dựng nội dung kiểm định đào tạo làm cơ sở thực hiện các biện pháp củng cố, tăng cường chất lượng đào tạo, thương hiệu hóa các loại hình đào tạo tiến đến đấu thầu chỉ tiêu đào tạo, hợp đồng đào tạo theo đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng lao động.
Đồng Nai được Bộ Lao động thương binh xã hội hỗ trợ 3 chương trình lớn trong việc đào tạo nghề. Đó là các chương trình: Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đào tạo cho 14 giáo viên của các trường dạy nghề, trong đó trường Công nghiệp kỹ thuật Đồng Nai là một trong 15 trường trọng điểm quốc gia được nhận dự án. Dự án hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo cho dạy nghề theo Modul (đào tạo lại), dự án này dành cho tất cả các trường dạy nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn. Dự án SVTC do Thuỵ Sỹ tài trợ cho công tác dạy nghề ngắn hạn chỉ dành cho 3 cơ sở dạy nghề trên địa bàn Đồng Nai là trung tâm dạy nghề Định Quán; dạy nghề và thẩm mĩ Nguyên My và Trung tâm dạy nghề sửa xe gắn máy Đồng Nai. Cùng với ba chương trình trên, sự năng động của các cấp, các ngành Đồng Nai trong những chuyến xúc tiến mời gọi đầu tư hợp tác tại Hoa Kỳ, vùng Rhôn Alpes của Pháp đã có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ tìm đối tác trong dạy nghề. Bên cạnh đó một số trường dạy nghề ở Đồng Nai như Lilama II, Trường CNKT Đồng Nai, Trường dạy nghề số 2… đã chủ động phối hợp với doanh nghiệp và một số đối tác nước ngoài để nhận được sự hỗ trợ về trang thiết bị, tư vấn dạy nghề và giới thiệu các học sinh đi tu nghiệp ở nước ngoài…
Với ưu thế là một tỉnh nằm trong vùng KTTĐPN, việc thu hút các ngành nghề, các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài để tìm sự hỗ trợ, hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực cần phải được triển khai, nhân rộng ở các trường, các cơ sở đào tạo nghề. Chất lượng của nguồn lao động chính là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong quá trình hội nhập như hiện nay khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO.
3.3.5. Phát triển hệ thống giao dịch thị trường lao động
Phát triển hệ thống giao dịch của thị trường lao động ngày càng đa dạng về hình thức, phong phú về các hoạt động kết nối người lao động và người sử dụng lao động. Trong những năm qua, nhiều chính sách đã được ban hành nhằm tạo môi trường pháp lý về quan hệ lao động, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm nhằm hỗ trợ phát triển giao dịch việc làm, tạo điều kiện cho người lao động dễ dàng tiếp cận với việc làm.
Cần thường xuyên tổ chức nhiều hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm, điểm hẹn việc làm, tháng việc làm…tạo điều kiện để doanh nghiệp và người lao động tiếp xúc với nhau.
Đồng Nai cần tiếp tục duy trì và phát triển hình thức Sàn giao dịch việc làm. Tới nay, Tỉnh đã tổ chức được 2 Sàn giao dịch việc làm. Ở mỗi lần tổ chức đều có sự hưởng ứng tham gia của nhiều doanh nghiệp và người lao động. Kết quả trong mỗi lần cũng rất khả quan và hứa hẹn sẽ là nhịp cầu tốt kết nối doanh nghiệp và người lao động. Cho đến nay, đây là hình thức kết nối cung-cầu hiệu quả nhất trong các hình thức kết nối mà Đồng Nai đã tổ chức.
- Kết quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm lần 1:
Có 42 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động trực tiếp.
Số lượt người tham gia: 5.000
Truy cập trực tuyến vào Website: 12.176 lượt. Online bình quân 300 người/giờ
Nhận hồ sơ : 2.316 người (Đại học: 838 người, công nhân kỹ thuật: 703 người, lao động phổ thông: 737 người)
Như vậy có khoảng 47% được nhận hồ sơ (Ngày hội việc làm chỉ khoảng 10%.)
Sàn giao dịch việc làm được tổ chức tiết kiệm, toàn bộ chi phí khoảng 100 triệu đồng; chủ yếu là chi cho tuyên truyền, quảng cáo, an ninh trật tự, vệ sinh và phòng chống cháy nổ được bảo đảm tốt.
- Kết quả hoạt động của Sàn giao dịch việc làm lần 2:
Có 44 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với tổng nhu cầu: 6537 lao động. Trong đó:
+ Tham gia tuyển dụng lao động trực tiếp có 32 doanh nghiệp, với nhu cầu: 4228 lao động. Trong đó, cao đẳng-đại hoc: 178 người, trung cấp- công nhân kỹ thuật: 915 người , lao động phổ thông: 3135 người.
+ Tham gia tuyển dụng lao động gián tiếp có 12 doanh nghiệp, với nhu cầu: 2309 lao động. Trong đó, cao đẳng-đại hoc: 27 người, trung cấp- công nhân kỹ thuật: 137 người , lao động phổ thông: 2145 người.
Có khoảng 4500 lượt người lên sàn.
Trực tuyến bình quân trên website: 370 người.
Tư vấn việc làm nghề nghiệp: 1777 lượt người.
Giải quyết việc làm cho 2089 lao động. Trong đó trực tiếp phóng vấn: 340 lao động.
Như vậy, có thể thấy đây là một mô hình rất có ý nghĩa. Sàn giao dịch việc làm có vai trò thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động trong tỉnh và khu vực trên cơ sở kết nối và cung cấp thông tin có hệ thống, khoa học về lao động - việc làm cho các cá nhân và đơn vị có nhu cầu. Ngoài phương thức giao dịch trực tiếp, sàn giao dịch việc làm còn khai thác các ưu thế về công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người nắm bắt thông tin về thị trường lao động một cách nhanh chóng qua giao dịch trực tuyến.
- Đối tượng của sàn giao dịch việc làm ngoài người lao động và người sử dụng lao động còn có các tổ chức giới thiệu việc làm.
- Tại sàn giao dịch việc làm, người lao động có thể tìm hiểu các thông tin liên quan về việc làm, học nghề, tham dự các buổi tư vấn về nghề nghiệp, việc làm để định hướng học nghề và việc làm phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như bản thân mình; thông qua các hoạt động sẽ nâng cao kỹ năng tìm việc và quan trọng hơn, là có thể tham gia các buổi phỏng vấn của doanh nghiệp tuyển dụng lao động trực tiếp.
- Với các doanh nghiệp, ngoài việc giới thiệu rộng rãi cho mọi người về ngành nghề sản xuất, qui mô hoạt động, các chính sách đối với người lao động, còn có thể thông báo nhu cầu tuyển dụng trước mắt và lâu dài, tìm hiểu nguồn cung ứng lao động để có kế hoạch phối hợp cũng như tuyển dụng trực tiếp được lao động.
- Với các tổ chức giới thiệu việc làm, đây là cơ hội thu thập và cung cấp thông tin công khai, rộng rãi về thị trường lao động, tăng cường mối quan hệ và thực hiện cầu nối giữa doanh nghiệp - cơ sở đào tạo - người lao động, cũng như gắn hoạt động dạy nghề với giải quyết việc làm.
3.3.6. Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp KCN Đồng Nai.
Tìm lao động cho Đồng Nai từ nguồn lao động dồi dào, chưa được khai thác hết của các tỉnh miền Tây Nam bộ như: tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh…được coi là triển vọng về hợp tác giải quyết cung-cầu lao động cho các KCN của tỉnh này.
Hiện tại, ở các KCN trên địa bàn Đồng Nai, nguồn lao động ngành may đang thiếu trầm trọng và không còn khả năng tìm được người lao động tại chỗ. Chỉ riêng 3 doanh nghiệp này hiện đang thiếu hơn 10 ngàn lao động. Đồng Nai cần nắm được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động các tỉnh bạn để có hướng liên kết sau này, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp Đồng Nai tiếp thị và đưa ra những yêu cầu tuyển dụng lao động của mình.
Do đặc điểm riêng của từng vùng miền khác nhau nên thị trường lao động các tỉnh bạn có nhiều điểm khác thị trường lao động Đồng Nai. Hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ chưa có những KCN lớn, nguồn lao động chủ yếu gắn bó với nghề nông. Nhưng điểm chung của thị trường lao động Đồng Nai và các tỉnh miền Tây Nam bộ là đều có nghịch lý thừa - thiếu lao động. Một số không ít lao động được xem là thất nghiệp nhưng không có nhu cầu tìm việc, bởi họ có người thân ở nước ngoài chu cấp. Thời gian nhàn rỗi trong lao động nông nghiệp ở các tỉnh miền Tây Nam bộ chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 30%) nhưng nhiều người không có ý tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi này. Tâm lý của bà con nông dân là sợ làm xa nhà, ngại tiếp cận với lao động công nghiệp... Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, các tỉnh bạn rất nỗ lực trong việc giải quyết việc làm theo các chương trình 120, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động... Đặc biệt, hàng năm, mỗi tỉnh đều có kế hoạch đưa từ 5 đến 10 ngàn lao động đến làm việc ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Những giải pháp phối hợp được đề ra phải trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Cần có sự trao đổi thường xuyên giữa các ngành chức năng của Đồng Nai và Sở Lao động-thương binh xã hội các tỉnh về tình hình lao động, thông tin kịp thời các nhu cầu tuyển dụng, việc làm và thu nhập của người lao động. Các tỉnh bạn sẽ cập nhật, thông tin tình hình việc làm ở Đồng Nai để từ đó chỉ đạo cho các địa phương có nhiều lao động chưa có việc làm chuẩn bị nguồn lao động để kịp thời cung ứng khi các KCN Đồng Nai có nhu cầu...
Về lâu dài, Đồng Nai có thể đẩy mạnh sự hợp tác như thế này tới các tỉnh xa hơn ở miền Trung, miền Bắc.
3.3.7. Chính sách đối với lao động nhập cư tại các KCN:
Để người lao động nhập cư có cuộc sống ổn định và bình đẳng với những người lao động bản địa đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ doanh nghiệp phải quan tâm đến họ, tạo những điều kiện tối thiểu để họ có thể gắn bó hơn với các KCN và tạo sức hút lao động, giảm bớt áp lực thiếu lao động hiện nay. Một số các đề xuất liên quan đến chính sách đối với lao động nhập cư như sau:
3.3.7.1.Chính sách về hộ khẩu.
Người nhập cư chỉ “lạc nghiệp”, khi họ được “an cư”. Vì thế, chính sách hộ khẩu đối với lao động nhập cư trong các KCN phải được ưu tiên.
Chính quyền địa phương nên tạo điều kiện về nhà ở, đăng ký tạm trú đối với công nhân ngoại tỉnh.
Đối với những trường hợp lao động có đủ điều kiện định cư lâu dài, cần nhanh chóng chính thức hoá tình trạng cư trú của họ ở địa phương để giúp họ an tâm trong công việc và cuộc sống. Khi doanh nghiệp có xác nhận người lao động đang làm việc tại cơ sở của mình và người lao động nhập cư có nguyện vọng nhập hộ khẩu sau một thời gian đăng ký tạm trú và làm việc (6-12 tháng) thì chính quyền sở tại cần tạo điều kiện để người lao động được nhập hộ khẩu chính thức.
Hiện nay ở Đồng Nai, mặc dù có khoảng 70% lao động nhập cư có đăng ký hộ khẩu, nhưng chỉ có 4,5% được nhập hộ khẩu thường xuyên (KT1) còn lại khoảng 90% chỉ được đăng ký KT4 (diện KT4: Những người từ địa phương khác đến làm việc theo hợp đồng lao động hợp pháp tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế thì cấp tạm trú 12 tháng sau đó tiếp tục gia hạn theo hợp đồng làm việc. Nếu hết hạn hợp đồng nhưng không có việc làm ổn định thì không giải quyết cho tạm trú và yêu cầu trở về địa phương nơi thường trú.). Hộ khẩu và nhà ở luôn là hai vấn đề gắn chặt với nhau, là một trong những nan giải nhất của người lao động nhập cư. Vì hộ khẩu thuộc diện KT4 nên người lao động nhập cư rất khó có cơ hội để mua được nhà. Việc quản lý hộ khẩu cần có cách tiếp cận thích hợp. Người nhập cư cống hiến sức lao động của mình cho sự phát triển chung của xã hội, vì vậy không thể coi họ là công dân đô thị loại hai. Trong thời gian qua, ở các thành phố lớn đã quá coi trọng hộ khẩu, thường có các biện pháp xử lý dựa vào hộ khẩu. Do đó, những người nhập cư chưa có hộ khẩu thường tiếp cận hạn chế với các dịch vụ cơ bản... Vì vậy, công tác quản lý hộ khẩu cần cải tiến linh hoạt hơn, dễ tiếp cận và không gây phiền hà cho người dân. Trong những năm qua, lợi dụng việc có nhiều người muốn chuyển đến đô thị, KCN tìm việc làm, một số cá nhân đứng ra tổ chức cho người di cư và đã lừa gạt người nhập cư với những thông tin sai lệch để trục lợi. Sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn những hành động trục lợi này sẽ giảm đáng kể nguy cơ rủi ro do thiếu thông tin của người di dân.
3.3.7.2. Chính sách về nhà ở.
Người lao động nhập cư gặp rất nhiều khó khăn, nên việc mua được nhà là không hề dễ. Vì thế, cần tạo nhiều cơ hội để người lao động nhập cư có thể thuê được nhà với giá rẻ, giá ưu đãi. Khó khăn nhất trong việc xây nhà cho thuê giá rẻ là đất đai và vốn đầu tư ban đầu. Để thực hiện chính sách nhà ở chính quyền sở tại có thể kết hợp với các KCN để xây dựng nhà ở bán kiên cố cho người lao động nhập cư. Với chính sách cho thuê nhà ở tập trung cũng sẽ tạo điều kiện đảm bảo an ninh hơn cho người lao động nhập cư.
Giải pháp về nhà ở cho người lao động là một giải pháp vừa có tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Một số giải pháp cụ thể là:
- Để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới việc phát triển KCN, trong Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư cần quy định những điều kiện và nội dung cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của địa phương và chủ đầu tư trong việc quy hoạch và phát triển KCN. Bảo đảm việc phát triển các KCN phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát triển nhà ở và các điều kiện về hạ tầng xã hội thiết yếu cho công nhân, có những chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN, chính sách hỗ trợ phát triển và đào tạo nghề, chính sách đặc biệt ưu đãi nhằm phát triển nhà ở cho công nhân (hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng; ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp,…).
- Cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 kịp thời, phù hợp nhằm tạo điều kiện và sự chủ động cho các địa phương triển khai xây dựng và phát triển các KCN theo quy hoạch một cách đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị và các công trình dịch vụ - tiện ích công cộng cần thiết khác; tránh thành lập KCN để chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách chủ quan, duy ý chí, gây nên sự lãng phí về đất đai và vốn đầu tư, đồng thời giúp các bộ, ngành có căn cứ theo dõi và kiểm tra việc phát triển các KCN ở các địa phương.
- Bộ Xây dựng cần sớm nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách về xây dựng nhà ở đối với công nhân trong KCN; hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư, đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.
- Quy hoạch KCN phải được gắn với quy hoạch khu nhà ở cho công nhân. Quy hoạch khu nhà ở cho công nhân cần đáp ứng quy hoạch chung của đô thị, nhà ở dành cho công nhân và là một bộ phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân phải gắn với các dự án nhà ở thương mại hoặc các dự án khu đô thị mới để đảm bảo tính đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội.
- Cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho người lao động trong KCN, đồng thời điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm thống nhất và đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động trong KCN. Đồng thời, khi quy hoạch nhà ở KCN cần tính toán nhu cầu, khả năng nhà ở của người lao động, từ đó định hướng việc xây dựng các loại hình nhà ở với quy mô, mức độ hiện đại và giá thành hợp lý.
- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để cho thuê, thuê mua, bán trả dần (trả góp), trả chậm… theo cơ chế thị trường để góp phần tăng nguồn cung nhà ở trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng, kể cả các đối tượng có thu nhập thấp; ban hành quy định cụ thể về phương thức thanh toán tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở thông qua ngân hàng phù hợp với pháp luật về kinh doanh bất động sản. Khuyến khích xã hội hóa về nhà ở đồng thời thực hiện chính sách tạo điều kiện, không thả nổi cho thị trường tự điều tiết.
Có chính sách hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất đối với việc xây dựng nhà ở cho người lao động và người có thu nhập thấp để việc xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán đảm bảo: thu hồi được vốn và có lãi đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện cho người lao động có thể thuê hoặc mua được nhà với giá rẻ, chất lượng vừa phải.
- Điều chỉnh hợp lý thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhà ở cho người lao động trong KCN và người có thu nhập thấp. Phát hành trái phiếu phát triển nhà ở để huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực nhà ở, đặc biệt là nhà ở có giá cho thuê hợp lý.
- Ưu đãi, hỗ trợ về thuế cho người dân tham gia xây dựng nhà ở cho người lao động tại các địa bàn có KCN như: miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất đối với các cá nhân có nhà ở cho người lao động thuê nhằm giảm bớt chi phí đánh vào tiền thuê nhà ở của người lao động. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể về việc xây dựng nhà ở, quản lý nhân khẩu, an ninh, trật tự,… nhằm đảm bảo tốt hơn cuộc sống cho người lao động.
- Thành lập quỹ nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN nhằm hỗ trợ tiền thuê, mua nhà cho người lao động có thu nhập thấp làm việc trong các doanh nghiệp KCN. Quỹ này được hình thành dựa trên đóng góp từ ngân sách địa phương, vận dụng đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan trên địa bàn.
- Cần ban hành cơ chế kiểm soát giá chặt chẽ, cho thuê nhà ở chặt chẽ, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá nhà ở mua hoặc cho thuê ở mức bất hợp lý, không phù hợp với khả năng của người lao động trong KCN.
- Xây dựng các chế tài cụ thể quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, doanh nghiệp trong KCN, doanh nghiệp phát triển hạ tầng và người lao động trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng nhà ở cho người lao động trong KCN.
- Thực hiện chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đối với lao động KCN. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến tổ chức quản lý hành chính khu dân cư ngoài hàng rào KCN; thực hiện xã hội hóa vấn đề cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động, khuyến khích người dân xây dựng nhà cho thuê theo tiêu chuẩn tối thiểu Nhà nước quy định thống nhất. Tổ chức tốt hệ thống cung cấp các dịch vụ phúc lợi công cộng ở khu dân cư, nơi lao động KCN sinh sống (nước, điện, văn hóa, thông tin, giải trí...) không vì mục tiêu lợi nhuận.
3.3.7.3. Các chính sách tạo ra sự công bằng xã hội.
Các chính sách tạo ra công bằng xã hội liên quan đến người lao động nhập cư bao gồm tổng hợp các chính sách, như chính sách về giáo dục, về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, về cung cấp thông tin, về hỗ trợ vốn, về bảo hiểm xã hội…. Các chính sách đó phải đảm bảo không có sự phân biệt giữa người lao động nhập cư và người lao động bản địa. Trong những điều kiện như nhau lao động nhập cư có quyền được đối xử bình đẳng để đảm bảo rằng lao động là nguồn lực được phân bố một cách hiệu quả.
Trên thực tế, vị thế và cơ hội của lao động nhập cư so với lao động địa phương không phải luôn luôn giống nhau. Các vấn đề về nhà ở, thu nhập thấp, thiếu thông tin được xem như là những cản trở cơ bản nhất của lao động nhập cư. Cơ hội thăng tiến của lao động nhập cư cũng thường ít hơn bởi các doanh nghiệp thường muốn tạo cơ hội đó cho những lao động địa phương vì họ tin tưởng lao động địa phương có tâm lý ổn định, yên tâm với công việc hơn. Mối quan hệ giữa lao động nhập cư với chính quyền nơi làm việc cũng như với doanh nghiệp có nhiều hạn chế, do đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc xử lý các vấn đề liên quan đến lợi ích chung của các bên. Vì thế, cần thiết phải thu hẹp khoảng cách giữa lao động nhập cư và lao động địa phương
3.3.7.4. Các chính sách trong nội bộ doanh nghiệp.
Ngoài những chính sách chung đối với người lao động, các doanh nghiệp trong các KCN cần có những chính sách hỗ trợ thêm người lao động nhập cư, như hỗ trợ đào tạo, đi lại, bố trí sắp xếp lao động, trợ cấp cho lao động ngoại tỉnh khi ốm đau, tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua nhiều doanh nghiệp công nghiệp Đồng Nai đã làm tốt điều này, nên ở những doanh nghiệp này rất ít xảy ra tình trạng lao động bỏ việc, và không rơi vào tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng như nhiều doanh nghiệp khác.
Lao động nhập cư vào các KCN là một tất yếu và ngày càng tăng trong những năm tới, sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc thu hút lao động nhập cư vào các KCN đòi hỏi phải giải quyết tốt các chính sách liên quan như đã trình bày trên và phải có những điều tra, nghiên cứu chuyên sâu hơn đối tượng này.
KẾT LUẬN
Đã hơn 1 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Một năm mới chỉ là khởi đầu cho việc Việt Nam hội nhập và tiếp cận với “luật chơi” của một thị trường toàn cầu không ranh giới. Trong điều kiện ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tuy mở ra nhiều thời cơ song bên cạnh đó cũng là những thách thức to lớn đối với nền kinh tế nước ta nói chung và đối với kinh tế tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Đóng vai trò là một cực tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐPN, Đồng Nai cần phát huy điều kiện xuất phát điểm phát triển đã có, kết hợp nội lực với các nguồn lực bên ngoài, chủ động nắm bắt thời cơ hội nhập để phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao hơn nữa vai trò động lực và đóng góp của tỉnh vào phát triển kinh tế-xã hội của vùng KTTĐPN và quá trình thực hiện CNH-HĐH của cả nước.
Trong định hướng ưu tiên phát triển của mình từ nay đến 2020, Đồng Nai tiếp tục coi phát triển các KCN là hướng quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Bài toán nguồn nhân lực cho các KCN trước mắt đang cần được tháo gỡ. Làm thế nào để khớp nối số người được đào tạo tương đối lớn và liên tục tăng hàng năm với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp về lao động qua đào tạo, nhất là lao động trình độ cao đang là mối quan tâm của các nhà quản lý.
Trong Chuyên đề này, em đã nêu ra một số giải pháp chủ yếu dựa trên những gì tìm hiểu được trong quá trình thực tập. Hy vọng rằng đó sẽ là những đóng góp tuy nhỏ bé nhưng có ích, góp phần tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại trong các KCN của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cũng là thực trạng khó khăn đang hiện hữu trong các KCN ở một số tỉnh khác của nước ta nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 (UBND tỉnh Đồng Nai).
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh tỉnh Đồng Nai năm 2007 (UBND tỉnh Đồng Nai).
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh tỉnh Đồng Nai năm 2008 (UBND tỉnh Đồng Nai).
Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 có tính đến năm 2015 (Sở công nghiệp Đồng Nai).
Các báo, tạp chí: Tạp chí KCN Việt Nam số 78/2007, số 87/2007. Tạp chí Lao động và Xã hội các số: 313, 317, 318, 319, 325 năm 2007. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 125 (tháng 11/2007).
Các trang web:
www.diza.vn www.vieclamdongnai.net
www.bhxhdongnai.gov.vn www.baodongnai.com.vn
www.dongnai.gov.vn www.molisa.gov.vn
www.khucongnghiep.com.vn www.moi.gov.vn www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn www.tapchicongsan.org.vn www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn www.vir.com.vn
www.dongnai-industry.gov.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.doc