Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ tại Công ty Cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex

Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008 - 2009 tác động khá mạnh mẽ đến việc sản xuất, kinh doanh của toàn tổng công ty. Ngành gỗ Việt Nam trong thời gian sắp tới còn gặp nhiều khó khăn do tác động bởi hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Những vấn đề hậu khủng hoảng như bảo hộ mậu dịch, biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm nguyên liệu, năng lượng. có thể xảy ra, sẽ tác động xấu đến phát triển kinh tế các nước, nhất là các nước đang phát triển như nước ta. - Biến động giá cả trong nước thường xuyên đã làm tăng chi phí đầu vào, cùng với việc tỷ giá VNĐ/USD bất ổn đã làm giảm rất nhiều hiệu quả của Công ty. - Đứng trước năm 2010, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn do suy giảm kinh tế năm 2009, hoạt động của hệ thống tài chính của Việt Nam còn nhiều rủi ro, lạm phát có nguy cơ tăng lên cũng như đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Sức cạnh tranh của cả nền kinh tế và của các doanh nghiệp còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp.

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4168 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ tại Công ty Cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh của Công ty chịu ảnh hưởng nhiều bởi tác động của môi trường kinh doanh. NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty: Nguyên liệu chính hiện nay là ván nhân tạo (MDF, P/B…) gỗ cao su, có nhiều ở trong nước, gỗ thông Bắc âu, một số gỗ ôn đới (Ash, Alder, White, Oak…) nguồn cung cấp dồi dào, phong phú, đa dạng cả trong nước và nước ngoài. Công ty hiện nay mua nguyên liệu theo 2 nguồn: Nguồn nhập khẩu: Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Thụy Điển…thời gian nhập khẩu khoảng 30 ngày, nguồn nguyên liệu nhập khẩu có bị ảnh hưởng bởi tỉ giá ngoại tệ. Ưu điểm của nguyên liệu nhập khẩu là có nguyên liệu chất lượng đảm bảo; cung cấp ổn định và số lượng nhiều. Nguồn nguyên liệu trong nước: số lượng ít và chất lượng chưa cao, thường phải được sơ chế, xử lý trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm. Danh sách một số nhà cung cấp chính cho Công ty: STT SẢN PHẨM NHÀ CUNG CẤP 1 Gỗ thông - LAKESAWN LUMBER LTD, New Zealand - NIAGARA SAWMILLING CO., LTD, New Zealand 2 MDF - ROBIN RESOURCESSDN.BHD, Maylaysia - CARTER HOLT HARVEY WOOD PRODUCTS AUTRALIA PTY LTD, Australia 3 Particle board (P/B) - HEVEABOARD SDN BHD, Malaysia 4 Sơn - INTELCHEM INDUSTRIES SDN BHD, Maylaysia - HARAKI SYOKO CO., LTD, Japan 5 Ốc vis - HAFELE SINGAPORE PTE.LTD, Singapore 6 Gỗ cao su phôi Công ty Thái Bình  7 Ván ép Công ty Tân Thuận Phong 8 Gỗ khác Công ty Đức Hậu, Công ty Gosaco Sự ổn định của các nguồn cung cấp: Phần lớn các hợp đồng xuất khẩu hiện nay rất ổn định trong các năm. Vì vậy, Công ty rất chủ động trong việc nhập nguyên liệu dự trữ để ổn định phục vụ cho sản xuất; mặt khác các nhà cung cấp dần dần trở thành các đối tác tin cậy của công ty về chất lương và giá cả. Sự ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận: - Giá mua nguyên liệu trong nước: Công ty mạnh dạn sử dụng một số phụ liệu trong nuớc thay thế phụ liệu ngọai nhập, việc sử dụng các phụ liệu thay thế trong nuớc có giá bán rẻ hơn. Do vậy sản phẩm làm ra có giá thành thấp hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh - Giá nhập khẩu nguyên liệu: Giá nguyên liệu nhập khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tỉ giá ngoại tệ, và đòi hỏi phải nhập khẩu số lượng lớn nên Công ty thường xuyên cân nhắc khi đặt hàng nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá và tồn kho lâu ngày. Nguyên liệu nhập khẩu thường chiếm tỷ trọng từ 50-60% trong sản phẩm của Công ty. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, việc mở rộng thị trường là vấn đề thiết yếu của mỗi đơn vị kinh doanh và là chiến lược quan trọng cần phải quan tâm. Đối với SAV cũng vâỵ, việc tìm kiếm và duy trì thị trường cũ là một vấn đề quan trọng. Savimex thường thông qua các công ty nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam để làm đầu mối phân phối ra các thị trường nước ngoài. Tại thị trường nội địa, hệ thống phân phối của SAV mới chỉ có 2 cửa hàng tại Tp.HCM ( số liệu năm 2006). Thị trường xuất khẩu của SAV chủ yếu tập trung xuất khẩu sang thị trường Nhật, Mỹ, EU… nên chịu ảnh hưởng bởi một số sắc thuế nhập khẩu, tập quán thương mại quốc tế, luật chống phá giá. Do vậy, công ty có thể gặp rủi ro về mặt pháp luật và nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty từ năm 2007-2009 Đơn vị: USD S T T Tên hàng Trị giá (USD) So sánh 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 S.tiền (USD) TT% S.tiền (USD) TT% I. HÀNG NHẬT 14,294,241 13,641,466 12,318,552 - 652,775 95.43 -1,322,914 90.30 1 Bộ bàn học sinh 5,976,094 6,508,235 4,804,948 532,141 108.90 -1,703,287 73.83 2 Bộ System Desk Bed 228,383 292,817 184,690 64,434 128.21 - 108,127 63.07 3 Desk + Kệ 979,251 630,191 103,698 - 349,060 64.35 - 526,493 16.46 4 Bàn Kotatsu 288,257 857,350 1,434,919 569,093 297.43 577,569 167.37 5 Giường 567,176 345,373 318,071 - 221,803 60.89 - 27,302 92.09 6 Desk 351,913 1,058,508 1,965,103 706,595 300.79 906,595 185.65 7 Cabinet 923,537 866,219 997,067 - 57,318 93.79 130,848 115.11 8 Kệ 351,913 288,994 682,521 - 62,919 82.12 393,527 236.17 9 Ghế 817,086 395,985 369,473 - 421,101 48.46 - 26,512 93.30 10 Chest 817,086 36,556 81,221 - 780,530 4.47 44,665 222.18 11 Rack 134,831 272,020 134,831 137,189 201.75 12 Cyze Wagon 13,500 20,070 13,500 6,570 148.67 13 Home Desk 314,187 211,582 282,028 - 102,605 67.34 70,446 133.29 14 Mk-Seiko 32,587 80,269 47,682 246.32 - 80,269 0.00 15 Maurkura 1,492,643 1,042,321 607,595 - 450,322 69.83 - 434,726 58.29 16 JNF 895,586 684,033 - 211,553 76.38 - 684,033 0.00 17 Các mặt hàng khác, linh tinh 258,542 194,702 195,128 - 63,840 75.31 426 100.22 II HÀNG MỸ 3,659,547 5,506,764 2,760,768 1,847,217 150.48 -2,745,996 50.13 1 Tủ (Nightstand, TV chest…) 1,566,309 1,198,688 1,566,309 - 367,621 76.53 2 Giường (Queen, king headboard) 594,815 424,945 594,815 - 169,870 71.44 3 Bàn (ADA desk, Coffee table…) 597,851 406,898 597,851 - 190,953 68.06 4 Kiếng (Panel, Crowmirror…) 92,117 20,387 92,117 - 71,730 22.13 5 Linh tinh 34,462 3,529 34,462 - 30,933 10.24 6 Các mặt hàng Navta 62,734 62,734 7 Các mặt hàng Accent 132,930 254,707 132,930 121,777 191.61 8 Hampton, Platinum 32,475 34,228 32,475 1,753 105.40 9 C&V 514,775 157,000 514,775 - 357,775 30.50 10 Ligo 113,495 181,536 113,495 68,041 159.95 11 Traba 541,847 16,009 541,847 - 525,838 2.95 12 Khác 1,285,688 107 1,285,688 -1,285,581 0.01 III HÀNG CHÂU ÂU 288,686 511,495 288,686 222,809 177.18 1 Allwood 40,986 40,986 2 FGF 74,998 381,034 74,998 306,036 508.06 3 Vietsimex 31,340 31,340 4 Iquedesign 185,088 28,239 185,088 - 156,849 15.26 5 Edmonton 29,896 29,896 6 Sudima 28,600 28,600 - 28,600 IV HÀNG Ở THỊ TRƯỜNG KHÁC 267,679 - 267,679 TỔNG CỘNG (1+2+3+4) 18,221,467 19,436,916 15,590,815 1,215,449 106.67 -3,846,101 80.21 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Savimex) 1. Thị trường Nhật Bản. Thông qua công Ty JNF Furniture phân phối đến các tập đoàn lớn tại Nhật:Toyota Tsusho Inc(Koizumi), Sati Furniture Inc (Yamazen, Livinz, Kurogane), Butsurin Inc(Okamura), Koike Imate(Itoki), Marunaka Inc…Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường Nhật Bản (thị trường này chiếm 79% thị phần kinh doanh đồ gỗ của Savimex). Là thị trường tiêu thụ chính của Savimex. Lý do: Nhật Bản là một thị trường mở quy mô lớn với số dân 127 triệu người có mức sống khá cao. Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Nhưng do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó đồ gỗ nhập khẩu chiếm 37% thị phần tại thị trường Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới. Đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất có xu hướng tăng trưởng khá nhanh ở Nhật còn do quá trình chuyển sản xuất các đồ gỗ giá rẻ sang các khu vực Đông Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu rồi dào, chi phí nhập khẩu thấp và đặc biệt là nỗ lực của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã cho phép giảm giá bán đồ gỗ nhập khẩu. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu truyền thống của Savimex với nhiều đối tác quen thuộc như trên và có mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền chặt. Các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này bao gồm các mặt hàng truyền thống như bộ bàn kệ học sinh, bàn làm việc, tủ…Theo đó, mặt hàng Bộ bàn học sinh là chiếm tỷ trọng cao nhất (31%) trong tổng tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Tiếp theo là các mặt hàng Bàn làm việc chiếm tỷ trọng 12.6% , Tủ (Nightstand, TV chest...) chiếm tỷ trọng 7.69%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Savimex sang Nhật giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 12,318,552 USD, giảm 9.7% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự giảm sút: Năm 2009, là năm mà nền kinh tế Nhật gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế Nhật rơi vào tình trạng suy thoái sâu. Việc sụt giảm này càng nhấn mạnh tình trạng “dễ bị tổn thương” của các nền kinh tế xuất khẩu châu Á trong bối cảnh kinh tế tòan cầu đi xuống. Công ty Savimex cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế này, các nhà nhập khẩu của Nhật đã giảm đơn đặt hàng, các mặt hàng Bộ bàn học sinh, bộ System Desk Bed giảm xuống rõ rệt. Bên cạnh đó, Savimex một số khách hàng không mua hàng của công ty nữa như MK- Seiko, JNF…điều đó cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của công tysang thị trường này. 2. Thị trường Hoa Kỳ. Là thị trường tiềm năng bao gồm các khách hàng lớn như: Maszma Marketing SDN BHD, Accents Furniture Inc, North America – Vietnam Trading Agency Inc, Ligo Inc., C & V Inc….Thị trường này là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Savimex sau thị trường Nhật. Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là sản phẩm nội thất như giường ngủ, bàn, tủ…Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này còn ít so với khả năng của Savimex. Lý do: Công ty chỉ mới thâm nhập vào thị trường Mỹ vào năm 2008, việc xúc tiến quảng bá các mặt hàng gỗ của Công ty tại thị trường Mỹ còn nhiều hạn chế, vì thế các nhà nhập khẩu Mỹ chưa biết nhiều về Savimex. Tại thị trường Mỹ, đồ gỗ Savimex được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng giống như thị trường Nhật, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ năm 2009 cũng giảm sút rỗ rệt. Cụ thế năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 5,506,764 USD, sang năm 2009 chỉ còn 2,760,768 USD, giảm gần 50% so với năm 2008 Nguyên nhân của sự giảm sút. Sự sụt giảm này một phần là do suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nhiều đến đơn hàng. Hơn nữa, các đạo luật của Mỹ đã được sửa đổi với nhiều quy định mới đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Công ty Savimex nói riêng vào thị trường nước này. 3. Thị trường Châu Âu. Công ty đã phân phối thông qua tập đoàn FGF Inc. Đây là thị trường đầy hứa hẹn và triển vọng. Ðồ gỗ được xem là mặt hàng lâu bền, và 70% người dân Châu Âu mua đồ gỗ là để thay cho đồ cũ. Thị trường Châu Âu là thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhất trong số tất cả các thị trường của Công ty, mức xuất khẩu của Savimex còn khiêm tốn và chưa phản ánh đúng tiềm năng còn khiêm tốn, chưa phản ánh đúng tiềm năng. Cụ thể, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này chỉ chiếm 3.28%. trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Savimex. Lý do: Công ty chỉ mới thâm nhập vào thị trường này vào năm 2008. Một trong những nguyên nhân nữa là đồ gỗ Việt nam nói chung cũng như của Savimex nói riêng phải cạnh tranh quyết liệt với hàng Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Đông Âu... Mặt khác, đồ gỗ Savimex còn mắc phải một số nhược điểm như: thiếu đầu tư cho sản xuất từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường còn thấp, kém hiệu quả, nguồn cung nguyên liệu và phân phối còn chưa đồng bộ, ít nhiều còn manh nha... So với năm 2008, năm 2009 Công ty có nhiều đơn đặt hàng hơn, nâng kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 288686 USD lên 511495 USD, các mặt hàng mà Công ty xuất sang thị trường này là các sản phẩm đồ gỗ nội thất. Nguyên nhân của sự tăng trưởng: Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Châu Âu hiện đang hưởng thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%) đã giúp Savimex có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trường này so với Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Malaysia..., do các nước này không được hưởng GSP. Savimex tích cực vào việc đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng sản xuất, đầu tư nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó, Công ty đã giữ được sự ổn định trong việc đáp ứng những tiêu chuẩn mà nhà nhập khẩu châu Âu đề nghị, giá cả những mặt hàng của Công ty cũng khá cạnh tranh, cũng như uy tín của Savimex đã giúp Công ty có vị trí tốt hơn tại thị trường Châu Âu. Một số vấn đề khác trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Về phương thức xuất khẩu của Công ty: Mạng lưới tiêu thụ của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tiếp là chủ yếu. Sản phẩm được giao trực tiếp cho khách hàng theo hợp đồng hoặc theo đơn hàng. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của giao thông và công nghệ thông tin, việc liên lạc giữa khách hàng via Công ty đã thuận lợi hơn nhiều. Khách hàng trực tiếp gặp mặt hoặc thông qua thư từ, điện thoại, fax, thư điện tử…liên lạc vơi Công ty để bàn bạc, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch, thanh toán… Với phương thức xuất khẩu trực tiếp, hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty được nâng cao bởi việc vận dụng phương thức này có những ưu điểm nhất định như: giảm thiểu được chi phí quản lý tổ chức mạng lưới phân phối, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thu nhận được nhiều thông tin phản hồi từ phía thị trường nhanh chóng chính xác. Tuy nhiên, với phương thức này, Công ty rất khó có thể bao quát hết thị trường, có thể bỏ sót nhiều khách hàng nhỏ lẻ, tuy rằng số lượng tiêu thụ của mỗi khách hàng không lớn nhưng tính trên toàn bộ thị trường lại không nhỏ. Về hoạt động đóng gói bao bì cho thị trường xuất khẩu: nhìn chung bao bì đóng gói do Xí nghiệp Bao bì (SaviPack) được đầu tư với giá trị ban đầu là 9 tỷ đồng cung cấp. Mục tiêu chính của SaviPack là đáp ứng tối đa nhu cầu bao bì đóng gói hàng xuất khẩu cho các nhà máy của Savimex trước tình hình khó khăn do biến động giá bao bì như hiện nay. Về điều kiện cơ sở giao hàng: Nhà máy Satimex nói riêng và Công ty Savimex nói chung áp dụng giao hàng theo điều kiện FOB “Free On Board – Giao hàng lên tầu”. Theo điều kiện này người bán chỉ cần giao hàng lên tầu tại cảng bốc hàng. Qua các giao dịch trong thời gian vừa qua, phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thói quen này của các doanh nghiệp ta là thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tàu hoặc container, và tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF, vì phải tính toán tỷ lệ phí mua bảo hiểm và cước tàu (hoặc container), do đó các doanh nghiệp của ta chỉ chào hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tàu là hết trách nhiệm. Nếu nhập khẩu, thường đề nghị khách hàng nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF, hoặc CFR ( giá hàng và cước phí). Về phương thức thanh toán áp dụng trong xuất khẩu: Các phương thức thanh toán hàng xuất khẩu của Công ty chủ yếu là thanh toán bằng thư tín dụng L/C và thanh toán TTR. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Sau khi ký hợp đồng công ty yêu cầu bên nhập khẩu mở thư tín dụng (L/C) để có được cam kết trả tiền của người nhập khẩu. Nhận được L/C công ty tiến hành giao hàng nếu chấp nhận L/C đó. Ngược lại, nếu không chấp nhận thì từ chối không giao hàng và yêu cầu sửa đổi bổ sung L/C. Sau khi giao hàng Công ty lập một bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và gửi cho ngân hàng bên mua yêu cầu thanh toán toàn bộ tiền hàng cho mình. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn hoặc khi đối tác chưa có quan hệ mật thiết với Công ty, để đảm bảo an toàn Công ty sử dụng phương thức thanh toán này. Hạn chế của thanh toán L/C là chi phí cao và thủ tục thanh toán phức tạp. Phương thức chuyển tiền: TTR là chữ viết tắc của Telegraphic Transfer Reimbursement ( chuyển bồi hoàn tiền bằng điện). Công ty áp dụng phương thức này đối với các đối tác có mối quan hệ thân thiết và đã làm ăn trong thời gian dài nhằm đơn giản hóa việc thanh toán cho cả hai bên. Áp dụng phương thức này có ưu điểm là ít tốn chi phí hơn thanh toán bằng phương thức thư tín dụng và nhận được tiền nhanh, bộ chứng từ tương đối được đảm bảo, có thể thương lượng giá cả nếu có rủi ro xảy ra via hàng hóa. IV. NHỮNG ĐÁNH GIÁ RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SAVIMEX 1. Những thành tựu đạt được. Trong những năm qua, Công ty đã có những cố gắng trong lĩnh vực xuất khẩu và đạt được những thành tích đáng mừng. - Trong 3 năm 2007-2009, năm nào Công ty cũng bù đáp được chi phí và có lãi, bảo đảm và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra của Công ty. Kế hoạch năm 2009, kim ngạch xuất khẩu là 13,000,000 USD, nhưng thực hiện được 15,589,815 USD, điều đó chứng minh Công ty đã có sự linh hoạt trong sự chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đã đạt được một mức khá cao (9.5 tỷ đồng năm 2009) - Công tác chào giá đáp ứng đúng theo yêu cầu của khách hàng. - Có sự phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị sản xuất nên đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy năng lực của mình đi sâu vào chuyên môn hóa. Các đơn vị đã có điều kiện cùng với Công ty đi sâu tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị trường và tập trung vào khai thác từng mảng thị trường. Sử dụng cán bộ kiêm nhiệm nên tận dụng hết năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ trực tiếp sản xuất kinh doanh. Giảm bớt chi phí quản lý nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh. Năm 2007 mức thu nhập bình quân của công nhân viên là 2,166,081 đồng, năm 2008 là 2,042,581 đồng, đến năm 2009 là 3,250,729 đồng. Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. - Công ty Savimex nói chung, Nhà máy Satimex nói riêng đã tạo được uy tín của mình trong kinh doanh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Mỹ và Nhật với các đối tác nổi tiếng: Toyota Tsusho Corp, Koiki Imatees Corp, Japan New Furniture Co,Wood Furniture resource. Do đó Công ty luôn có mặt trong 10 doanh nghiệp có tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Điều đó giúp cho Công ty có thể mở rộng thêm một số thị trường mới, tìm kiếm khách hàng và bạn hàng mới. - Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng : được công ty thực hiện với tiến độ nhanh chóng, đảm bảo những điều kiện đã giao kết trong hợp đồng, góp phần củng cố uy tín của Công ty. - Trong quá trình xuất khẩu, Công ty luôn tranh thủ những quy định của Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục Xuất nhập khẩu và luôn hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. 2. Những mặt hạn chế. Bên cạnh những thành tích đạt được kể trên, thời gian qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, công tác chào giá tìm kiếm đơn hàng chưa làm thỏa mãn khách hàng do khách hàng có xu hướng muốn giá ngày càng rẻ. Thứ hai, về công tác nghiên cứu thị trường: Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn yếu, Công ty chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu thị trường một cách triệt để đúng hướng, do đó hiệu quả kinh doanh chưa cao, đơn đặt hàng ở quý 1 và quý 2 của năm không cao. Khả năng mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế, chưa tìm kiếm được nhiều thị trường mới có triển vọng cho hoạt động xuất nhập khẩu, phần lớn các khách hàng của công ty chủ yếu vẫn là những khách hàng truyền thống, đã có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty. Thứ ba, công tác quản lý chất lượng tại một số khu vực sản xuất chưa phát huy hết năng lực, trách nhiệm quản lý của một số cán bộ còn chưa cao. Một số nguyên liệu, vật tư, phụ liệu chưa thật sự ổn định về chất lượng như: Tân Á, Savi Pack, Hợp Tiến. Chưa khắc phục tốt tình trạng bụi trịêt để tại các xưởng sản xuất. Quy trình cấp phát vật tư kỹ thuật còn chậm. Thứ tư, vấn đề thiết kế mẫu mã cho sản phẩm của Công ty còn yếu. Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành gỗ nói chung cũng như Công ty Savimex nói riêng chủ yếu sản xuất sản phẩm theo mẫu mã do khách hàng nước ngoài thiết kế, do vậy mà giá trị cộng thêm trong quá trình sản xuất thấp, lợi nhuận vì thế cũng thấp hơn. Như vậy, thời gian qua bên cạnh những thành tựu nhất định, Công ty Savimex cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Điều quan trọng là Công ty đã nhận thấy rõ những hạn chế và đang tìm cách khắc phục. Hy vọng trong thời gian tới Công ty sẽ có những kết quả đáng mừng. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SAVIMEX. I. PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO 1. Định hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, đồ gỗ xuất khẩu đã liên tục tăng trưởng cao, trở thành một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, chính phủ đã có những chính sách ưu đãi hơn cho ngành đồ gỗ phát triển, điều này đã giúp cho họat động sản xuất kinh doanh đồ gỗ của Savimex luôn ổn định và phát triển. Đối với thị trường xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam, chủ trương lấy thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản làm thị trường xuất khẩu chính. Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp tham gia vào việc tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu, giải quyết nhu cầu lao động trong nước, góp phần cùng Nhà nước giải quyết nạn thất nghiệp. Hiện nay, ngành kinh doanh và công nghiệp chế biến gỗ của thế giới thay đổi nhanh chóng. Trung Quốc và các nước Asean đã phát triển nhanh chóng trên thị trường thế giới và là những đối thủ cạnh tranh về cung cấp đồ gỗ trong nhà và ngoài trời cho thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Về đồ nội thất, giường ngủ, tủ và những chi tiết đồ gỗ là những mặt hàng quan trọng và phát triển nhanh nhất. Điều đó cho thấy lợi thế và thị phần của các nước Asean trên thị trường quốc tế đang được phát triển, trong đó Việt Nam đã và đang vươn lên với tốc độ phát triển rất cao. Vì vậy, nhìn chung triển vọng của ngành gỗ Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh và ổn định trong nhiều năm tới. 2. Phương hướng xuất khẩu của Công ty trong những năm tiếp theo. Tiếp tục đầu tư sức lực và chi phí hợp lý để củng cố và mở rộng thị trường. Tham gia hội chợ MIFF nhằn giới thiệu thương hiệu Savimex, tìm thêm khách hàng, đơn hàng, mở rộng thị trường. Tích cực tính toán kỹ để có giá bán tốt nhất cho khách hàng. Tăng cường mở rộng thị trường nội địa thông qua việc cung cấp hàng cho hệ thống khách sạn Việt Nam. Phát huy thế mạnh về vốn, kinh nghiệm để duy trì nguồn hàng cũ, tạo lập nguồn hàng mới. Củng cỗ tổ chức, tinh gọn bộ máy theo chiều sâu thông qua việc đầu tư đổi mới công nghệ, tuyển dụng, đào tạo lại nâng cao chất lượng lao động, môi trường làm việc, có chính sách tốt cho người lao động. Chú trọng hơn nữa khâu chế biến hàng hóa, kiểm tra chất lượng sản phẩm. tìm đối tác hợp tác sản xuất, trợ giúp về kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam thời gian tới: Tăng cường đầu tư, tạo năng lực mới cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô lớn, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu. Các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, gỗ xuất khẩu, trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ chuyên môn hoá một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm… Quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, xúc tiến việc xin cấp chứng chỉ rừng: Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để khẩn trương đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Trong chiến lược sản phẩm, cần hướng tới phát triển các sản phẩm nội thất (indoor), đồng thời tăng tỉ lệ hàng cao cấp trong cơ cấu các mặt hàng gỗ nội thất vì làm hàng cao cấp có lãi suất cao và phát triển gỗ mỹ nghệ xuất khẩu để tận dụng được lợi thế cạnh tranh của ta là tay nghề khéo léo của công nhân. 4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex trong thời gian tới. 4.1. Những thuận lợi: Cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất ngày càng hoàn thiện và mở rộng, đầu tư thiết bị chuyên dụng đa dạng, hiện đại, công cụ sản xuất được thay đổi mới phù hợp để đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất cho các chủng loại sản phẩm chất lượng cao và kết cấu phức tạp. Xét về qui mô công nghệ cao trong ngành tinh chế sản phẩm đồ gỗ thì Công ty Savimex hiện nay là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam. Máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại nhập từ Nhật, Châu Âu. Hệ thống Quản Lý Chất Lượng được áp dụng xuyên suốt quá trình sản xuất để đảm bảo chất luợng tốt nhất, ngay cả đối với những sản phẩm phức tạp và Hệ thống Quản Lý Môi trường được quan tâm triệt để nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên. Công ty có một đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, phần lớn được huấn luyện tại Nhật Bản, làm việc có kỷ cương và đoàn kết nhất trí cao. Uy tín của Công ty trên thương trường và lợi thế trong kinh doanh của Công ty đang ngày càng củng cố và phát triển. Savimex đang là đơn vị hàng đầu tại Viêt Nam trong việc sản xuất hàng loạt và xuất khẩu các sản phẩm gỗ chất lượng cao. Taì chính công ty mạnh và lành mạnh, toàn bộ đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mở rộng và đổi mới thiết bị đều từ nguồn tự bổ sung của Công ty. Công tác chuẩn bị sản xuất đã thể hiện được tính kế hoạch hóa, đã cân đối hài hòa giữa sản xuất và tiêu thụ thông qua việc duy trì thường xuyên công tác chào hàng, nhận đơn đặt hàng trước khi quyết định mua nguyên vật liệu và sản xuất, hạn chế được hàng tồn kho. Trong theo dõi sản xuất, thường xuyên bám sát Nhà máy để nắm bắt tiến độ, năng lực sản xuất, xử lý kịp thời các trục trặc trong quá trình sản xuất. Công tác thiết kế được tăng cường, sản phẩm của Công ty không ngừng được cải tiến cho phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của khách hàng. Nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước luôn ổn định. Có sự quyết tâm nhất trí của Ban lãnh đạo, các phòng ban công ty và các xí nghiệp trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Các khách hàng truyền thống ngày càng tin tưởng với chất lượng sản phẩm của Công ty. Các khách hàng mới qua những thông tin về uy tín của Savimex cũng đã tìm đến và bước đầu có những khả quan hơn. Cho tới nay, với người tiêu dùng thế giới thì hàng gỗ Việt Nam vẫn đi vào phân khúc thị trường giá trung bình và đây là lợi thế của Việt Nam là phù hợp túi tiền của người tiêu dùng thế giới vốn đang dè sẻn trong chi tiêu do khó khăn. Trong bối cảnh khó khăn kinh tế, các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam đang nghĩ cách sản xuất sao cho sản phẩm sử dụng lâu hơn nhưng giá, chất lượng vẫn giữ nguyên. 4.2. Những khó khăn. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008 - 2009 tác động khá mạnh mẽ đến việc sản xuất, kinh doanh của toàn tổng công ty. Ngành gỗ Việt Nam trong thời gian sắp tới còn gặp nhiều khó khăn do tác động bởi hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Những vấn đề hậu khủng hoảng như bảo hộ mậu dịch, biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm nguyên liệu, năng lượng... có thể xảy ra, sẽ tác động xấu đến phát triển kinh tế các nước, nhất là các nước đang phát triển như nước ta. Biến động giá cả trong nước thường xuyên đã làm tăng chi phí đầu vào, cùng với việc tỷ giá VNĐ/USD bất ổn đã làm giảm rất nhiều hiệu quả của Công ty. Đứng trước năm 2010, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn do suy giảm kinh tế năm 2009, hoạt động của hệ thống tài chính của Việt Nam còn nhiều rủi ro, lạm phát có nguy cơ tăng lên cũng như đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Sức cạnh tranh của cả nền kinh tế và của các doanh nghiệp còn ở mức thấp. Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể còn diễn biến phức tạp... Năm 2010 cũng là năm nhiều cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đến thời hạn thực thi, nhất là cam kết về mở cửa lĩnh vực dịch vụ, tài chính, bán lẻ, tạo ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày càng xuất hiện nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn như đạo luật Lacey của Hoa Kỳ, hiệp định “tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ” (FLEGT) của EU. Đây thực sự là những khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ của nước ta. Chịu sức ép về cạnh tranh: hiện nay, trong cơ chế thị trường, via chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, Công ty Savimex đã chịu một sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp, các đơn vị cạnh tranh cùng tham gia hoạt động như Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn phải cạnh tranh với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan… Thị trường xuất khẩu chính của Công ty còn hạn hẹp, chưa khai thác mở rộng thị trường mới. è Với những thuận lợi và khó khăn như trên đã tạo cơ sở cho đồ gỗ Việt Nam nói chung cũng như đồ gỗ của Savimex nói riêng sẽ tiếp tục phát triển tại thị trường Nhật, Mỹ... Tuy nhiên, những yếu kém và thách thức đang và sẽ làm cản trở ngành đồ gỗ xuất khẩu kém phát triển. Điều này sẽ được giải quyết khi Công ty có một chiến lược phát triển thích hợp, đây là một vấn đề hết sức cấp thiết và quan trọng. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SAVIMEX. A. GIẢI PHÁP. Giữ vững thị trường hiện tại và tìm thêm thị trường mới. Nghiên cứu lựa chọn thị trường. Trong thời điểm kinh tế khó khăn và cạnh tranh quyết liệt như hiện nay đòi hỏi Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc giữ vững thị trường chủ lực (Nhật, Mỹ). Đây là những thị trường lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng xuất khẩu. Trong đó đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đây là thị trường lớn nhất chiếm tới 80% tổng sản lượng xuất khẩu của Công ty, là đối tác quan trọng và là thị trường lâu đời, sản phẩm của Công ty đã được chấp nhận và tiêu thụ với số lượng lớn. Vì vậy cần phải giữ vững tốc độ tăng trưởng cũng như không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tạo được uy tín cao trong lòng khách hàng. Mặt khác, các thị trường Mỹ và EU là những thị trường đầy tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao. Do đó Công ty cần phải tăng cường các hình thức tiếp thị sản phẩm để thu hút người tiêu dùng, tạo được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần nghiên cứu bước đi của đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước như Trung Quốc, Thái Lan…Đây là những đối thủ có lợi thế riêng của họ trong việc sản xuất các sản phẩm cùng loại với Công ty như lợi thế về nguyên vật liệu, giá cả nhân công, mẫu mã… để từ đó đề ra phương hướng phát triển phù hợp cho mình trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay. 1.2. Sử dụng các chính sách Marketing thích hợp Sau khi lựa chọn các thị trường trọng điểm, Công ty cần phải chú ý đến các hoạt động marketing để thâm nhập vào thị trường đó. Việc sử dụng các công cụ marketing (giá cả, sản phẩm, phân phối, chiêu thị) phải thích hợp với đặc điểm của mỗi thị trường để đạt hiệu quả cao. Trong xuất khẩu nhân tố chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Để có chất lượng sản phẩm cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, Công ty không chỉ cần nâng cao hiệu quả của công tác giám định chất lượng mà cần phải trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất. Chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng của thị trường đó. Nhật, Mỹ, EU là những thị trường yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm. Giá cũng là một nhân tố rất quan trọng trong marketing xuất khẩu. Giá là một công cụ để công ty thực hiện lợi nhuận nhưng cũng là công cụ để lôi kéo khách hàng. Mức giá hợp lý là mức giá thu hút được nhiêù khách hàng trong khi vẫn đảm bảo lợi nhuận dự kiến. Trong khi đặt giá, Công ty cần phải tính đến sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng, vừa hấp dẫn, vừa tạo niềm tin từ phía khách hàng. Công ty nên áp dụng chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, ưu đãi về giá cho những khách hàng mua với khối lượng lớn và những khách hàng truyền thống. Các biện pháp xúc tiến và khuếch trương cũng rất quan trọng để bán được hàng xuất khẩu. Công ty nên áp dụng các biện pháp: quảng cáo trên mạng internet, tham gia hội chợ quốc tế, gửi các đơn chào hàng đến các nhà nhập khẩu nước ngoài, tạo mọi cơ hội để giới thiệu, khuếch trương uy tín sản phẩm của mình. 1.3. Các thị trường mà Công ty cần tập trung và mở rộng trong những năm tới. Mặc dù hiện nay, Công ty đã có quan hệ với nhiều khách hàng ở các thị trường Nhật, Mỹ...Tuy nhiên, để có một hướng xuất khẩu vững chắc, ngoài các thị trường Nhật và Mỹ, Công ty cần nghiên cứu phát triển tập trung vào một số thị trường tiềm năng sau đây: Thị trường EU: Đây là thị trường có tiềm lực kinh tế hùng hậu, sức mua cao nhưng khách hàng của thị trường này là khó tính, yêu cầu về chất lượng rất cao nhưng giá bán cũng cao hơn so với các thị trường khác. Để xuất khẩu hàng sang thị trường này, Công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào khâu chế biến và khai thác nguồn hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Thị trường Hàn Quốc: Hàn Quốc là một một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Hiện nay, một bộ phận lớn dân số nước này đang có xu hướng mua đồ gỗ cao cấp về trang trí cho nhà bếp của mình. Thị trường đồ gỗ nhà bếp bị chi phối từ nhu cầu của các cặp vợ chồng mới cưới và những gia đình có điều kiện chuyển vào ở tại các căn hộ hoặc nhà mới có diện tích lớn hơn. Hai nhóm khách hàng này giữ tỷ lệ tiêu thụ đồ gỗ nhà bếp ổn định và lớn nhất hiện nay. Khoảng 70% các chung cư cũ tại Hàn Quốc được xây dựng từ giữa những năm 1970-1980, tương đựơng khoảng 3,5 triệu căn hộ có trên 20 năm. Do vậy, nhu cầu sửa chữa lại nhà là rất lớn. Điều này cũng làm tăng nhu cầu sử dụng đồ nội thất mới, đặc biệt là đồ gỗ nhà bếp. Do vậy thâm nhập vào thị trường mới này sẽ giúp Công ty tạo được một chỗ đứng vững vàng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều cần thiết để đáp ứng được nhu cầu của thị trường này là Công ty cần phải chú trọng hơn đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, cập nhật những xu hướng mới nhất, tìm hiểu thị trường kỹ để hàng hóa Công ty có thể có chỗ đứng tại thị trường Hàn Quốc. Thị trường Đông Âu: Đông Âu một thị trường lớn gồm 10 quốc gia: Belarus, Bun-ga-ri, CH Séc, Hungary, Moldova, Ba Lan, Romani, Nga, Slovakia, Ucraina hiện đang có nhu cầu cao về các mặt hàng đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, phần lớn các công ty nhập khẩu ở các nước này mua sản phẩm trang trí nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ thông qua các nước thứ ba khác như Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển…vì họ chưa biết nhiều đến các nhà cung cấp của Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có thể bước chân vào thị trường đầy tiềm năng này. Các công ty sản xuất đồ gỗ của Việt Nam nói chung và Savimex nói riêng nếu muốn xuất hàng qua thị trường này thì cần phải đi khảo sát thực tế để biết người tiêu dùng cần những gì hoặc xu hướng thị trường như thế nào để định hướng chiến lược cụ thế trong việc xuất khẩu và phân phối hàng cho phù hợp. Việc định ra mục tiêu và giải pháp cho từng khu vực thị trường sẽ là cơ sở vững chắc giúp cho Công ty có được kế hoạch kinh doanh chi tiết, sát thực và hiệu quả. Nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong hoạt đông xuất khẩu, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra hiện nay là Công ty cần sử dụng những biện pháp nào để tăng sức cạnh tranh hàng hóa của mình và giảm rủi ro trong kinh doanh. Giá cả và chất lượng hàng hóa là công cụ chính để tăng cạnh tranh hàng hóa của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh các nhân tố trên thì việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp ngành gỗ trong nước có ý nghĩa rất quan trọng, điều đó làm tăng khả năng cạnh tranh với các nước xuất khẩu cùng ngành trong khu vực, (đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc). 2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như : tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp công nghệ, trình độ tay nghề của người lao động, tổ chức quản lí sản xuất và bảo quản hàng hóa, do vậy Công ty cần: Chú trọng kỹ thuật sản xuất, sử dụng công nghệ kỹ thuật cao. Kiểm tra chất lượng cả quá trình sản xuất và khâu cuối cùng trước khi xuất khẩu đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và đảm bảo chất lượng. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. 2.2. Đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần đầu tư vào việc cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp via nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường, đặc biệt để cạnh tranh với các đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan. Để làm được điều này, Công ty cần: Đa dạng hóa giá cả sản phẩm, áp dụng từng nhóm khách hàng, với từng thị trường. Đa dạng hóa chất lượng mẫu mã, kích thước sản phẩm. Đa dạng hóa màu sắc. 2.3. Thực hiện tiết kiệm vật tư. Khi sản xuất cần cố gắng tiết kệm tối đa nguồn vật tư để giảm chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu. Công tác tạo nguồn có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Nguồn hàng tốt đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu thị trường, giúp thực hiện đúng thời hạn hợp đồng, nâng cao uy tín của Công ty. Vì thế,Công ty cần thực hiện những biện pháp sau: Xây dựng kế hoạch tổ chức thu mua nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Mặc dù Công ty đã có quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp và trở thành đối tác tin cậy nhưng trong tình cảnh hiện nay thì nguy cơ thiếu nguyên liệu đầu vào là rất cao. Nếu công ty xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu đạt hiệu quả sẽ giúp Công ty có đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đảm bảo xuất đủ số lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Công ty nên theo dõi giá thị trường để đưa ra mức giá thu mua hợp lý, đôi bên cùng có lợi tiến tới hợp tác lâu dài. Chất lượng nguyên liệu quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên liệu tốt kết hợp với quy trình sản xuất hiện đại sẽ taọ ra sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao uy tín thương hiệu, từ đó làm tăng thị phần xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng – quản lý môi trường. Chất lượng sản phẩm là yếu tố cạnh tranh quan trọng tronng kinh doanh xuất khẩu. Chất lượng hàng hóa tốt phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó, công tác giám định chất lượng đối với hàng xuất khẩu cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt bởi đó là công việc quyết định đến chất lượng hàng hóa. Công ty cần triển khai thực hiện các bảng lưu ý về những yêu cầu chất lượng sản phẩm cần được đảm bảo; phân công nhân sự giám sát chặt chẽ tình hình chất lượng ở các khu vực để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm giảm khiếu nại của khách hàng; kết hợp với kế hoạch nâng cấp máy móc thiết bị của công ty sẽ cải tạo lại hệ thống hút bụi cho các xưởng tạo phôi, tạo dáng và cải tạo hệ thống thu gom bụi khu vực chà nhám sealer… 4. Nâng cao nghiệp vụ ký kết hợp đồng. Trong hoạt động xuất khẩu, thận trọng trong việc lựa chọn đối tác để ký kết hợp đồng là rất cần thiết. Đã có rất nhiều bài học do đánh giá không xác đáng về đối tác dẫn đến không đạt hiệu quả trong đàm phán ký kết hợp đồng. Trong một số trường hợp khác, việc ký kết những thương vụ thất thường mà đối tác chỉ mua hàng lần đầu với giá cao sau đó lại ép giá hoặc thôi không mua nữa sẽ làm xóa trộn kế hoạch kinh doanh của công ty, gây nhiều thiệt hại. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng, Công ty cần phải chú ý: Tìm hiểu kỹ đối tác nhập khẩu: tình hình hoạt động kinh doanh của đối tác; khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn, uy tín của đối tác, điểm mạnh và điểm yếu của họ… Tìm hiểu mong muốn của đối tác: ý định mua ngắn hạn hay lâu dài, khả năng lấn lướt hay nhượng bộ của họ trong thương vụ này. Chuẩn bị tốt cho đàm phán và ký kết hợp đồng Công ty phải thực hiện mọi nghĩa vụ hợp đồng đã ký. Việc tổ chức thực hiện tốt hợp đồng sẽ mang lại uy tín cho Công ty, làm tiền đề cho những hợp đồng sau, do vậy cần hết sức chú trọng công tác này. 5. Xây dựng chiến lược thích hợp cho xuất khẩu trong thời gian tới. Chiến lược kinh doanh xuất khẩu được hiểu như là một hệ thống các mục tiêu giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà xuất khẩu. Chiến lược được xây dựng trên cơ sở đánh giá chính xác mối quan hệ giữa hai nhân tố doanh nghiệp và thị trường. Về phía doanh nghiệp, người xuất khẩu sẽ phải trả lời các câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta muốn gì? Chúng ta có thể làm gì? Về phía trường, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi: Đâu là thị trường hiện tại của doanh nghiệp? Đâu là thị trường tiềm năng của doanh nghiệp? Các thị trường này sẽ biến đổi như thế nào? Như vậy, một chiến lược kinh doannh phù hợp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội và hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh. Trong những năm tới, Công ty cần tập trung vào những mục tiêu cốt lõi sau: Nâng cao thị phần của công ty trên thị trường quốc tế. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng sản phẩm xuất khẩu. Những giải pháp chiến lược cụ thể: Thứ nhất, đối với việc nâng cao thị phần xuất khẩu của công ty, Công ty cần chủ động nâng cao sức cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh ở trong nước và ngoài nước như Thái Lan, Trung Quốc, mở rộng mối quan hệ kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm các thị trường mới cũng là một hướng đi quan trọng. Các thị trường Mỹ, EU có khả năng tiêu thụ rất lớn, việc tăng cường chi phí cho công tác marketing để tìm các đối tác xuất khẩu trực tiếp trên thị trường này sẽ đem lại lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó, công ty cũng cần có những biện pháp thâm nhập các thị trường khác như mở rộng danh mục hàng xuất khẩu, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, các chính sách ưu đãi về giá cả thanh toán. Thứ hai, để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc huy động vốn, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài. Về lâu dài cạnh tranh chất lượng sẽ là nhân tố quyết định sự thắng bại trong kinh doanh xuất khẩu. 6. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Đây là một trong những nguồn lực cơ bản của mỗi quốc gia. Với Công ty Savimex, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm về ngoại ngữ nhất là ttrong điều kiện kinh doanh quốc tế đầy biến động như hiện nay. Mỗi một cán bộ kinh doanh phải năng động sáng tạo, thường xuyên được bồi dưỡng về trình độ để có thể dự báo được những biến động của thị trường, nắm bắt thông tin kịp thời để có những cách ứng phó linh hoạt trước những biến động đó. Các biện pháp mà công ty có thể thực hiện được: Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp họ nâng cao được trình độ nghiệp vụ xuất khẩu. Thường xuyên gửi cán bộ, các nhà doanh nghiệp trẻ có năng lực đi học tập nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước. Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên có đủ năng lực kiểm tra, giám định hàng hóa, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế. B. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Đối với Nhà nước: Để khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu, để nâng cao uy tín hàng Việt Nam trên thị trường Quốc tế, để kim ngạch xuất khẩu là phần đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, Chính phủ cần có những biện pháp sau đây: Đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô: Ổn định các chính sách tài chính, thương mại, đầu tư, tiền tệ. Đó cũng là sự ổn định và quan tâm cho các nhà đầu tư, các công ty. Vì vậy Nhà nước cần: Ổn định tỷ giá hối đoái phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền. Điều này sẽ thúc đẩy xuất khẩu và điều tiết được xuất khẩu… Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản hơn, thông thoáng hơn, phù hợp với cơ chế thị trường. Những quy định về xuất khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất khập khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của nước ta, hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu của Nhà nước phải được đổi mới và hoàn thiện. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước cũng cần tăng cường thêm nữa công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, có chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Có chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao và giao lưu kinh tế via các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước. Trên cơ sở đó để ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. Thực hiện việc ký kết hợp đồng sẽ đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp tham gia vào việc tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp phát triển sẽ thu hút nhiều lao động, góp phần cùng Nhà nước giải quyết nạn thất nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp xúc trực tiếp với chủ rừng và hợp tác liên kết với họ trong khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng... Cần xây dựng một Trung tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ trong việc thiết kế mẫu mã, định hướng thị trường phù hợp với các dòng sản phẩm.... Nhà nước cần có một chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ lâu dài; mở rộng đối tượng hưởng kích cầu hỗ trợ vốn với lãi vay ưu đãi hoặc không tính lãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. 2. Đối với Công ty. Xây dựng thị trường mục tiêu và xác định lại cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhằm tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng thân quen để làm giảm chi phí trung gian. Thay thế trang thiết bị máy móc hiện đại nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt công ty nên sử dụng giá CIP và CIF theo điều kiện xuất khẩu chính và nhập khẩu theo giá FOB vì công ty có thể lo thủ tục đối với hãng tàu và các đại lý bảo hiểm. Công việc này sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Xây dựng một ngân sách hợp lý cho hoạt động Marketing, tích cực tham gia các hội chợ, trang web của công ty cần phải cải tiến về hình thức và nội dung, phát hành catolog về đầy đủ các mặt hàng công ty sản xuất. Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ phụ trách xuất nhập khẩu bằng cách cho họ tham gia các khóa học chuyên ngành để sau này họ có thể đứng ra trực tiếp thương lượng đàm phán trong quá trình ký kết hợp đồng. Khuyến khích khen thưởng đối với những cán bộ công nhân viên nào đưa ra sáng kiến mới, cải tiến quá trình làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn. Khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến và nhận xét điểm tốt và hạn chế của công ty để từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần của toàn thể cán bộ công nhân viên, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Tạo bầu không khí làm việc thoải mái thân thiện để tăng cường tinh thần đoàn kết và gắn bó lâu dài với công ty. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng lớn, chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa ngày càng phát triển cho thấy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của đất nước đang trên đà phát triển. Dù vậy nền kinh tế thị trường không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng khốc liệt. Do đó doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Svimex nói riêng cần phải có sự cải tổ mạnh mẽ hơn nữa trên mọi lĩnh vực. Nhìn chung công ty đã có nhiều cố gắng trong việc duy trì và phát triển hoạt động của mình, đảm bảo cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình luôn đạt hiệu quả, đồng thời cũng khẳng định định hướng đúng đắn của công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tổng hợp là trong điều kiện khó khăn của mặt hàng này thì lấy lợi nhuận của mặt hàng khác bù đắp vào và công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mình Xuất khẩu sản phẩm gỗ là hoạt động chủ lực của Công ty. Hằng năm, hoạt động xuất khẩu đem về cho Công ty trên 60% doanh thu trong tổng doanh thu của Savimex. Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, bên cạnh khắc phục những khó khăn, khuyết điểm, Công ty phải nỗ lực hơn nữa trong việc đề ra và thực hiện những chiến lược kinh doanh hợp lý, nhạy bén hơn nữa trong việc nắm bắt thông tin, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng. Đồng thời Công ty phải tiến hành tìm kiếm, mở rộng thị trường sẽ giúp Công ty đảm bảo được vai trò của mình trên thương trường trong thời buổi hội nhập, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng tốt hơn. Sau khi nghiên cứu và phân tích quá trình hoạt động kinh doanh tại Công ty, đưa ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Em hy vọng những phân tích và giải pháp giúp cho Công ty có thêm thông tin trong việc đưa ra các kế hoạch kinh doanh. Trong khuôn khổ báo cáo thực tập với thời gian thực tập không nhiều, giới hạn về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên cái nhìn về hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty chưa thật đầy đủ vì không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Mong thầy cô, các chú và các anh chị trong công ty góp ý kiến giúp em hoàn thiện bài báo cáo, nhằm mở mang kiến thức và sẽ vận dụng được những gì đã học ở trường vào thực tế một cách hiệu quả TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Hòe: Nghiệp Vụ Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu. Trường ĐH kinh tế Quốc dân 2007. Dương Hữu Hạnh: Hướng dẫn thực hành Kinh doanh xuất nhập khẩu. NXB Thống Kê 2007. Võ Thu Thanh: Kỹ thuật kinh doanh Xuất nhập khẩu. NXB Lao động Xã hội 2006. Philip Kotler – Marketing căn bản – NXB Thống kê 1997 Vũ Hữu Tửu – Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – NXB Giáo dục – 2002. Trang web: http:// www.savimex.com Các bảng thống kê tại phòng kế hoạch, phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu. Tạp chí thương mại, báo công nghiệp và một số báo, tạp chí khác có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm gỗ của Cty SAVIMEX.doc
Luận văn liên quan