Đề tài Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ - Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ Trong số những thành tích đạt được của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, trong thời gian qua, có thể nói nông nghiệp là một ngành đã có những bước đột phá ngoạn mục. Thu nhập của nông dân không ngừng tăng lên, bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể. Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo an toàn lương thực cho đời sống xã hội. Thế nhưng, sự phát triển ấy so với yêu cầu phát triển kinh tế chung trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay thì vẫn còn quá thấp và nhỏ bé. Cho đến bây giờ, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền sản xuất kém hiệu quả và thiếu tính hợp lý. Cần phải hình thành và phát triển những hình thức sản xuất phù hợp hơn, mà trong đó, kinh tế trang trại là một mô hình tốt có thể áp dụng để đáp ứng yêu cầu này. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với quy mô đất đai lớn như ở vùng đồng bằng Sông Hồng hay vùng đồng bằng phía nam, nhưng tỉnh Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có nhiều điều kiện ưu đãi về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu đặc biệt là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh của người dân tương đối cao. Huyện Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng Nhưng để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người vùng miền núi này và mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Những năm qua kinh tế trang trại của huyện đã có nhiều thành tích đáng khích lệ nhưng thực sự vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Từ thực tế trên, chuyên đề “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ - Thái Nguyên” nhằm tìm nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ được hiệu quả hơn.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ - Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong số những thành tích đạt được của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước, trong thời gian qua, có thể nói nông nghiệp là một ngành đã có những bước đột phá ngoạn mục. Thu nhập của nông dân không ngừng tăng lên, bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể. Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo an toàn lương thực cho đời sống xã hội. Thế nhưng, sự phát triển ấy so với yêu cầu phát triển kinh tế chung trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay thì vẫn còn quá thấp và nhỏ bé. Cho đến bây giờ, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền sản xuất kém hiệu quả và thiếu tính hợp lý. Cần phải hình thành và phát triển những hình thức sản xuất phù hợp hơn, mà trong đó, kinh tế trang trại là một mô hình tốt có thể áp dụng để đáp ứng yêu cầu này. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với quy mô đất đai lớn như ở vùng đồng bằng Sông Hồng hay vùng đồng bằng phía nam, nhưng tỉnh Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có nhiều điều kiện ưu đãi về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu đặc biệt là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh của người dân tương đối cao. Huyện Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng Nhưng để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người vùng miền núi này và mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Những năm qua kinh tế trang trại của huyện đã có nhiều thành tích đáng khích lệ nhưng thực sự vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Từ thực tế trên, chuyên đề “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ - Thái Nguyên” nhằm tìm nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ được hiệu quả hơn. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈN H THÁI NGUYÊN THỜI GIAN QUA I. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: 1. Đặc điểm tự nhiên: Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Có diện tích tự nhiên là 57.790 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp : 14.689 ha (chiếm 25,42%), đất lâm nghiệp: 27.814 ha (chiếm 48,13 %). Dân số toàn huyện trên165 vạn người, có gần 37.000 hộ sản xuất nông nghiệp. + Vị trí địa lý: Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên: 57.790 ha. Với có toạ độ địa lý: 210 30’ đến 21050’ độ vĩ Bắc, 105032’ đến 105042’ độ Kinh đông. Phía Tây giáp Tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ Phía Đông giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Phía Bắc giáp huyện Định Hoá. Phía Nam giáp huyện Phổ Yên. + Địa hình: Đại Từ là huyện có địa hình tương đối phức tạp thể hiện đặc trưng của vùng trung du miền núi Đông Bắc, địa hình có thể chia làm 3 vùng: + Vùng I: là vùng địa hình của dãy Tam Đảo. + Vùng II: là vùng của dãy núi thấp có độ cao: 150 - 300m + Vùng III: là vùng thung lung hẹp song song với dãy Tam Đảo + Khí hậu chia hai mùa rõ rệt: mùa mua từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Khí hậu nhiệt độ trung bình năm: 22.90C - Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27.20C - Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 20.00C - Luợng mưa trung bình năm: 1 872mm/năm - Độ ẩm không khí trung bình: 78 - 86 (%) - Lượng bốc hơi trung bình: 985,5mm/năm - Thổ nhưỡng: Trên địa bàn huyện đều được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là: - Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37% - Đất Feralit phát triển trên đất đỏ biến chất: 15.107 ha chiếm tỷ lệ 26,14 % - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm tỷ lệ 22,55 % - Đất phù sa Gley phát triển trên đất phù sa cổ: 13.247 ha chiếm tỷ lệ 22,94 % + Hệ thống thủy văn và hệ thống nước huyện Đại Từ là huyện có điều kiện thủy văn rất thuận lợi: Sông Công chảy qua huyện có chiều dài 24 km, Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các con suối như: La Bằng, Quân Chu, Cát Nê, Phục Linh, Ký Phú, Văn Yên, Mỹ Yên, Hoàng Nông là nguồn cung cấp nước quan trọng trong việc cung cấp nước để tưới tiêu và nước sinh hoạt cho nhân dân. 2.Tình hình phát triển kinh tế trang trại Tính đến năm 2007 Huyện Đại Từ đã có 80 trang trại (theo tiêu chí mới)(1), trong đó các xã có số lượng trang trại nhiều nhất là Hùng Sơn (11 trang trại), Cát Nê TT Quân Chu (7 trang trại). Tổng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 463,256 ha, chiếm 0,8% diện tích của huyện và bằng 3,15% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân mỗi trang trại khoảng 5,79 ha. Số trang trại của huyện Đại Từ chỉ chiếm 12,1% tổng số trang trại của tỉnh nhưng hiệu quả lại cao hơn. Về cơ cấu sản xuất, phần lớn các trang trại mới ở mức độ kinh doanh tổng hợp, tức là kinh doanh nhiều loại cây, con cùng một lúc. Các trang trại chăn nuôi và trang trại trồng cây lâu năm phát triển mạnh mẽ là một thế mạnh của vùng (chiếm tới 28,7% trong cơ cấu sản xuất trang trại năm 2007), trong đó trồng cây lâu năm chiếm ưu thế vì điều kiện vùng núi phía Bắc thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm như Cây chè, cây ăn quả, ngoài ra trang trại chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm cũng phát triển vì các loại này khô ng đòi hỏ i đất nhiều, thậm chí đã xuất hiện hình thức các hộ nông dân chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi gia công theo mô hình kinh tế trang trại. Trang trại chăn nuôi đã hình thành ở tất cả các ngành sản xuất sản phẩm chăn nuôi hàng hoá: Thịt lợn, thịt gia cầm, thịt trâu, bò... Một số mặt hàng đặc sản... Trang trại chăn nuô i thường có quy mô vừa và nhỏ, chẳng hạn với gà:1000 - 5000 con, lợn 300 - 500 con, các trang trại chăn nuôi đặc sản như nuôi nhím, ba ba, ếch... sử dụng từ 500 - 1000m2 nhưng đầu tư nhiều vốn và chất xám tạo thu nhập cao. Đây là một ngành chăn nuôi chú trọng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Ngoài ra còn có các trang trại trồng cây lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản và các sản phẩm xuất khẩu khác Biểu 01: Tổng số các trang trại và phân loại trang trại theo loại hình sản xuất Đơn vị tính: Trang trại Xã, thị trấn Tổng số trang trại Chia ra Cây lâu năm Lâm nghiệp Chăn nuôi Thủy sản Tổng hợp TT Q Chu 7 5 1 1 Phúc Lương 5 4 1 Đức Lương 1 1 Phú Cường 3 1 2 Na Mao 4 4 Phú Lạc 4 1 3 Tân Linh 5 2 2 1 Phú Thịnh 1 1 Phú Xuyên 1 1 Bản Ngoại 1 1 Tiên Hộ i 5 1 2 1 1 Hùng Sơn 11 7 4 Cù Vân 1 1 La Bằng 2 2 Hoàng Nông 2 1 1 Khôi Kỳ 3 3 Tân Thái 7 2 3 2 Bình Thuận 3 3 Mỹ Yên 1 1 Vạn Thọ 2 1 1 Văn Yên 2 1 1 Cát Nê 7 5 2 Quân Chu 2 1 1 Tổng cộng 80 17 19 23 5 16 Nguồn: Báo cáo của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ 3. Thu nhập của trang trại: Tổng thu nhập của trang trại là phần thu nhập sau khi lấy tổng thu trừ chi phí vật chất, trừ tiền công thuê lao động và trừ các chi phí khác. Như vậy, phần thu nhập của trang trại bao hàm: T iền công của chủ trang trại (tiền công quản lý và tiền công lao động trực tiếp), tiền công của các thành viên và tiền lãi ròng của các trang trại. Đây là một chỉ tiêu phù hợp, vừa phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh vừa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của trang trại. Xem b iểu 2 có thể thấy rằng thu nhập bình quân 1 trang trại của huyện Đại Từ là cao so với các huyện, thành trong tỉnh Thái Nguyên (47,1 triệu đồng/trang trại/năm, cao hơn mức trung bình chung 1,49 lần và bỏ xa những vùng khác (trừ Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công) từ 60-75 triệu/trang trại. Tổng thu của 80 trang trại năm 2007 là 8.813,2 triệu đồng, diện tích trang trại của huyện bằng 11,7% diện tích trang trại cả tỉnh), trong đó giá trị hàng hoá và dịch vụ bán ra là 7.854,2 triệu đồng, đạt mức tỷ suất giá trị hàng hoá là 98,1%, cao hơn mức trung bình của cả nước. Nhờ thu nhập trang trại tương đối cao nên chi tiêu cho đời sống vật chất và tinh thần của trang trại tương đối cao so với nông dân trong huyện). Biểu 2: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 của trang trại Đơn vị tính: Triệu đồng Xã, Thị trấn Số trang trại Tổng thu Giá trị hàng hóa và dịch vụ bán ra Giá trị hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 trang trại Thu nhập bình quân 1 trang trại TT Q Chu 7 555,00 518,00 74,00 37,70 Phúc Lương 5 262,50 214,00 42,80 26,30 Đức Lương 1 200,00 174,00 174,00 80,00 Phú Cường 3 145,00 120,00 40,00 19,30 Na Mao 4 727,20 692,00 173,00 72,80 Phú Lạc 4 282,40 246,00 61,50 28,30 Tân Linh 5 392,50 348,00 69,60 31,40 Phú Thịnh 1 187,50 137,00 137,00 75,00 Phú Xuyên 1 87,50 63,00 63,00 35,00 Bản Ngoại 1 65,00 40,20 40,20 26,00 Tiên Hộ i 5 396,50 363,00 72,60 35,00 Hùng Sơn 11 1702,80 1512,00 137,45 61,90 Cù Vân 1 112,50 83,00 83,00 45,00 La Bằng 2 162,60 141,00 70,50 32,50 Hoàng Nông 2 175,00 148,00 74,00 35,00 Khôi Kỳ 3 225,30 212,00 70,67 30,00 Tân Thái 7 847,60 775,00 110,71 46,70 Bình Thuận 3 600,00 519,00 173,00 80,00 Mỹ Yên 1 42,50 35,00 35,00 17,00 Vạn Thọ 2 150,10 133,00 66,50 30,00 Văn Yên 2 1000,00 946,00 473,00 200,00 Cát Nê 7 383,60 357,00 51,00 22,40 Quân Chu 2 110,10 78,00 39,00 22,00 Tổng cộng 80 8813,20 7854,20 2331,54 47,36 4. Tạo việc làm cho người lao động: Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các trang trại huyện Đại Từ là 394 lao động, chiếm 14% tổng số 2.815 lao động trang trại của cả tỉnh. So với lượng lao động dư thừa ở nông thôn, thì tỉ lệ này vẫn còn nhỏ. 5. Đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự gia tăng giá trị sản xuất hàng hoá của kinh tế trang trại trực tiếp tác động đến sự gia tăng của cả ngành sản xuất nông nghiệp và do đó đóng góp vào tăng trưởng của cả nền kinh tế nói chung. Nhờ trang trại, giá trị sản xuất hàng hoá của ngành nông nghiệp được cải thiện rõ rệt. Năm 2005 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tính theo giá cố định 1994 là 269.460 triệu đồng, thì trong đó phần đóng góp của kinh tế trang trại là 1,8% . Trong bối cảnh nông nghiệp nước ta đang tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng cho phù hợp với những nhu cầu của thị trường và cải thiện cuộc sống dân cư, thì các sản phẩm của trang trại cũng là một nhân tố tích cực, tuy sự đóng góp chưa nhiều lắm. Nhưng có thể nói rằng, nhờ tính chất sản xuất hàng hoá, các trang trại đã tự chọn lọc hướng đi thích hợp, không kể những trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng quy hoạch của Nhà nước có gắn liền với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, nông nghiệp của huyện Đại Từ trong những năm qua đã có những sự chuyển biến tích cực: Tỉ lệ trồng trọt giảm xuống, chăn nuôi tăng dần, năng suất ngày càng cao. Các loại giống có chất lượng cao ngày càng được đưa vào sản xuất đại trà (lúa, ngô, lợn nạc, cây công nghiệp, rau xanh...) Tuy nhiên để có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa thì bản thân hoạt động sản xuất tự phát của các chủ trang trại không làm được, mà cần có quy hoạch lâu dài trên d iện rộng, chủ trương và các phương án khả thi của tỉnh, của huyện. Có thể nói, kinh tế trang trại là bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỉ trọng hàng hoá tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn, tăng cường phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái. II. Những nhận xét và đánh giá Từ khảo sát thực tế và phân tích thực trạng phát triển của 80 trang trại ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, có thể rút ra một số kết luận sau đây: - Trong những năm gần đây kinh tế trang trại đã phát triển mạnh ở huyện Đại Từ. Mặc dù đang trong quá trình phát triển, nhưng kinh tế trang trại đã thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá ngày càng lớn, một mặt đã tạo ra lượng giá trị lớn về nông, lâm thuỷ sản hàng hoá mà quy mô của nó vượt trội nhiều lần so với kinh tế hộ nông dân, mặt khác là mô hình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu chính. Số liệu điều tra cho thấy ở 80 trang trại thì giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân một trang trại năm 2007 là 47,36 triệu đồng. - Kinh tế trang trại là nhân tố mới trong nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là động lực mới nối tiếp và phát huy động lực của kinh tế hộ, là điểm đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nông nghiệp hàng hoá lớn. Các trang trại đã tạo ra khối lượng nông lâm, thuỷ sản hàng hoá lớn đáp ứng tiêu dùng trong huyện và một phần bán ra tỉnh ngoài. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch c ơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển d ịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là con đường tất yếu, là bước đi thích hợp để chuyển nền nông nghiệp từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá lớn. - Chủ trang trại với cơ cấu xuất thân rất đa dạng, trong đó các chủ trang trại có nguồn gốc từ hộ nông dân làm ăn giỏi là lực lượng chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế trang trại. Với tỷ lệ 67,5% số chủ trang trại là nông dân. Điều đó có thể khẳng định để phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ trước hết và chủ yếu phải dựa vào lực lượng những hộ nông dân làm ăn giỏ i và các trang trại gia đình là hình thức tổ chức chiếm tuyệt đại bộ phận trong kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ. Bên cạnh đó có khoảng 3% là các chủ trang trại sản xuất với quy mô lớn, đây là những trang trại có điều kiện để áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất kinh doanh và là trang trại tạo thêm được nhiều việc làm và thu nhập cho các địa phương. Vì lẽ đó theo tôi ngoài việc thúc đẩy phát triển mạnh các trang trại gia đình thì các trang trại khác cũng cần được khuyến khích. - Để khởi sự phát triển kinh tế trang trại, các ông chủ trang trại cần phải tích tụ vốn ban đầu nhất định, trong đó chủ yếu bằng vốn tự có. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng, việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại mà lượng vốn của từng ông chủ có sự khác nhau. Các trang trại ở huyện Đại Từ lượng vốn tích luỹ ban đầu nhỏ, chủ yếu đi lên từ đất thực hiện phương châm lấy ngắn nuô i dài, chuyên môn hoá kết hợp phát triển tổng hợp, tăng cường sự tích góp thành quả lao động để phát triển kinh tế trang trại. Quy mô các trang trại này còn nhỏ bé. - Một số đáng kể trang trại đã lựa chọn hướng kinh doanh chính phù hợp với các vùng chuyên canh theo quy hoạch của tỉnh và huyện, góp phần sớm định hình các vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các trang trại chè ở La Bằng, Hùng S ơn, Phú Thịnh, Hoàng Nông…Các trang trại qua điều tra đã thể hiện được các loại hình trang trại chuyên môn hoán theo từng loại cây trồng, vật nuôi, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá này trong các trang trại có hướng kinh doanh chính chiếm rất cao. - Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng quỹ đất tốt hơn, đưa đất đai hoang hoá vào sản xuất nhất là những xã vùng núi trọc, bãi bồi ven sông, ven biển đã được đưa vào sản xuất, tạo ra khố i lượng sản phẩm hàng hoá đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên quá trình chuyển nhượng đất chủ yếu diễn ra ở vùng đất mới khai phá, quỹ đất chuyển nhượng chưa lớn. - Các trang trại đã tạo thêm việc làm và thu nhập đáng kể cho bộ phận lao động ở nông thôn. Số liệu điều tra 80 trang trại cho thấy ngoài số lao động của bản thân các trang trại, hàng năm đã tạo thêm nhiều việc làm cho hàng ngàn lao động, bao gồm cả lao động làm thuê thường xuyên theo thời vụ. Mức tiền công hàng tháng của lao động thường xuyên đạt trên 1 triệu đồng/tháng. Từ thực tiễn đó có thể khảng định: Một mặt kinh tế trang trại đã tạo thêm nhiều việc làm và t ăng thu nhập cho những người lao động ở nông thôn. Mặt khác kinh tế trang trại có thể sử dụng lao động gia đình hoặc có thể thêm lao động thường xuyên và lao động thời vụ khi cần thiết, chứ không nhất thiết phải thuê lao động mới là kinh tế trang trại. Bên cạnh những kết luận và khẳng định nêu trên, kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đang đặt ra một loạt các vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết, đáng chú ý là những vấn đề sau: - Nhà nước chưa có những chính sách đồng bộ cụ thể nhằm khuyến khích kinh tế trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng: Trong những năm gần đây kinh tế trang trại đã phát triển khá mạnh theo đường lối đổi mới của Đảng, nhưng chưa được hướng dẫn và chủ yếu còn mang tính chất manh mún, chưa gắn chặt với quy hoạch các vùng sản xuất và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Vấn đề đang đặt ra cho UBND huyện và các cơ quan chức năng của huyện là từng bước hướng dẫn kinh tế trang trại phát triển phù hợp với mục tiêu, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hộ i của đất nước và từng địa phương. - Nhận thức và tiêu chí nhận dạng trang trại mới được thống nhất: Còn nhiều bàn cãi về vai trò của kinh tế trang trại, thậm chí cho đến nay một số cán bộ, chuyên gia còn băn khoăn có nên phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hay không? Liệu có chệch hướng sang phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa hay không? Về tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại của tỉnh chưa rõ nét, do vậy việc xác định số lượng các tang trại đang khác nhau. Cần khẳng định việc phát triển kinh tế trang trại là hình thức thích hợp và có hiệu quả đối với sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của huyện . - Quỹ đất của các trang trại rất đa dạng: nhất là phần đất chưa được giao, phần này chiếm trên 20% đó là đất nhận thầu của hợp tác xã, chính quyền đ ịa phương, dự án… đang làm cho các chủ trang trại chưa thật yên tâm bỏ vốn đầu tư để khai thác có hiệu quả quy đất này. - Sản phẩm hàng hoá của các trang trại có quy mô thương đối lớn, song vấn đề chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm còn mang tính cục bộ. Vài ba năm tới các trang trại đưa diện tích cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, rừng nguyên liệu vào kinh doanh sản xuất thì vấn đề chế biến nông, lâm, thuỷ sản và tiêu thụ sản phẩm sẽ đặt ra hết sức gay gắt, nếu không chú ý giải quyết từ bây giờ thì chắc chắn sẽ gây ra tổn thất lớn cho các trang trại và nền kinh tế quốc dân. - Trình độ của các chủ trang trại về chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp. Tỷ lệ các chủ trang trại được đào tạo có bằng từ sơ cấp trở lên mới đạt 32,5% số chủ trang trại, còn lại chủ yếu là do họ học tập qua báo chí, đài và các tổ chức xã hội khác. Vấn đề đào tạo những kiến thức cần thiết về kỹ thuật và quản lý cho chủ trang trại đã và đang đặt ra một cách bức bách. Huyện cần nghiên cứu chính sách đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với các chủ trang trại, họ là một lực lượng chủ yếu của nông nghiệp huyện trong tương lai. - Để phát triển kinh tế trang trại trước hết người chủ phải dựa vào vốn tự có là chủ yếu, do vậy mà nhiều người có kiến thức, ý chí làm giàu nhưng chưa đủ điều kiện để phát triển kinh tế trang trại. Nếu đáp ứng được nguồn vốn vay trong đó cơ cấu vay trung và dài hạn hợp lý chắc chắn xu thế phát triển kinh tế trang trại sẽ mạnh hơn, rộng rãi hơn, sẽ góp phần sử dụng hợp lý quỹ đất còn hoang hoá, nhất là ở các xã miền núi. Vấn đề đặt ra cần có chính sách tín dụng phát triển kinh tế trang trại thích hợp với từng vùng, từng địa phương trong giai đoạn hiện nay. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa mở rộng: Giá cả thiếu ổn định, rủi ro cao, mặc dù vấn đề được đề cập nhiều nhưng còn mang tính cục bộ. Nguyên nhân: Chất lượng nông sản thấp, trình độ chế biến, bảo quản yếu kém, chủ trang trại thiếu nghiệp vụ thị trường, sản xuất không theo quy hoạch các vùng chuyên môn hoá gắn với các c ơ sở chế biến rau quả, thuỷ sản... vài ba năm tới, hầu hết các trang trại đưa diện tích cây lâu năm, cây công nghiệp, rừng nguyên liệu vào khai thác cho sản phẩm đồng loạt thì vấn đề chế b iến nông, lâm, thuỷ sản và thị trường tiêu thụ, giá cả sản phẩm sẽ đặt ra hết sức gay gắt, không chú ý giải quyết ngày từ bây giờ chắc chắn sẽ gây ra tổn thất lớn cho các trang trại và cho nền kinh tế quốc dân. - Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu, nhất là những vùng kinh tế trang trại phát triển, đáng chú ý là mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, đ iện nông thôn, chế biến nông sản rất yếu kém. Các trang trại đang mong muốn được ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là cây, con giống tốt, công nghệ sau thu hoạch….vấn đề đặt ra cần được nhà nước hỗ trợ các trang trại về xây dựng các yếu tố cần thiết của hệ thống kết cấu hạ tầng, từng b ước đưa tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất và chế biến của các trang trại. KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền nông nghiệp nước ta đang đòi hỏ i gay gắt phải có sự chuyển b iến mạnh mẽ cho thích hợp với lối sản xuất hàng hoá và đem lại thu nhập cao cho người nông dân, kinh tế trang trị kịp xuất hiện như một tất yếu khách quan và nhanh chóng chứng tỏ là một trong những loại hình tổ chức sản xuất quan trọng, có vai trò và vị trí tiên phong trong tiến trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nó cung được hưởng tất cả các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, đồng thời kinh tế trang trại cũng phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phải làm. Ngoài ra, kinh tế trang trại mang nhiều yếu tố sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chế b iến thực phẩm, mở mang ngành nghề d ịch vụ ở nông thôn theo một cơ cấu hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Song thực tế những năm qua đã cho thấy kinh tế trang trại thực sự là đầu tàu trong việc đổi mới nền nông nghiệp của vùng, là cách tốt nhất để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và trong tương lai nó còn có nhiều triển vọng, hứa hẹn đem lại một khố i lượng lớn giá trị hàng hoá, nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp của vùng lên một bước mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ - Thái Nguyên.doc
Luận văn liên quan