LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước quá trình hội nhập và phát triển, để có thể tồn tại và tạo sức cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn phải lựa chọn cho mình những chiến lược phù hợp với điều kiện và đặc điểm sản xuất kinh doanh. Một trong những chiến lược mang tính quyết định, có khả năng tạo động lực mạnh mẽ để tăng năng suất lao động mà các doanh nghiệp thường quan tâm hiện nay là chính sách tiền lương.
Tiền lương có ý nghĩa vô cùng to lớn trong xã hội. Tiền lương kích thích năng suất lao động, tác động mạnh mẽ đến ý thức, thái độ của người lao động. Tiền lương luôn mang trong nó mục đích tự thân, nghĩa là trước khi là một phần của chí phí sản xuất, tiền lương là phương tiện cho việc thực hiện ý đồ kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của các chủ doanh nghiệp. Tiền lương được coi là đòn bẩy đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Do vậy các chính sách về tiền lương luôn luôn là chính sách quan trọng của mỗi quốc gia.
Lựa chọn hình thức tiền lương hợp lý có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực làm việc và sáng tạo trong công việc. Hình thức trả lương theo sản phảm là hình thức đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất, vừa có vai trò to lớn trong công tác cải tiến quản lý tổ chức lao động. Hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm là cần thiết trong các doanh nghiệp. bằng hình thức trả lương theo phẩm sẽ quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động và nó có nhiều tác dụng tích cực trong các đơn vị cơ sở, kích thích người lao động tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 - Tổng cục Hậu cần – QĐNDVN” làm đề tài tốt nghiệp.
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê và so sánh số liệu . nhằm phân tích thực trạng những mặt mạnh, hạn chế của Công ty trong công tác trả lương theo sản phẩm.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu thực tiễn, nhận rõ và đánh giá đúng thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm của Công ty 20, chỉ ra những kết quả cũng như tồn tại, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty.
Kết cấu của đề tài gồm:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM 3
I- LÝ LUÂN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG 3
1. Vai trò của tiền lương 3
2. Khái niệm cơ bản về tiền lương 4
2.1 Tiền lương trong nền kinh tế thị trường 4
2.2 Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 5
2.3 Tiền lương tối thiểu 6
3. Nguyên tắc cơ bản về tiền lương 7
4. Nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 8
II- CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM 10
1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm 10
2. Các hình thức trả lương theo sản phẩm 11
2.1 Vai trò của hình thức trả lương theo sản phẩm 11
2.2 Điều kiện áp dụng của hình thức trả lương theo sản phẩm 13
2.3 Các hình thức trả lương theo sản phẩm 14
2.3.1 Các hình thức thanh toán tiền lương 15
2.3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 16
2.3.3 Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp 17
2.3.4 Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể 18
2.3.5 Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng 21
2.3.6 Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến 22
2.3.7 Hình thức trả lương khoán
24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20 - TCHC 25
I- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 20 25
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20 25
2. Những đặc điểm về sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý có ảnh hưởng đến hình thức trả lương theo sản phẩm 28
2.1 Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý 28
2.2 Đặc điểm về lao động 31
2.3 Đặc điểm về các mặt hàng sản xuất 33
2.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu 35
2.5 Đặc điểm về quy trình công nghệ 35
2.6 Đặc điểm về máy móc thiết bị 37
II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20 38
1.Tổng quan về công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 38
2. Các điều kiện trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 39
2.1 Công tác định mức 39
2.2 Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc 40
2.3 Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm 41
2.4 Công tác thống kê sản phẩm 42
3. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 43
3.1 Xác định đơn giá cho một đơn vị thành phẩm 43
3.2 Chế độ trả lương sản phẩm áp dụng tại Công ty 20 47
III- ĐÁNH GÍA CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 20 53
1. Kết quả 53
2. Tồn tại 54
3. Nguyên nhân của tồn tại
55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẢM
TẠI CÔNG TY 20 - TCHC 55
I- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 55
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP 56
1. Công tác tổ chức lao động 56
1.1 Công tác định mức lao động 56
1.2 Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc 58
1.3 Công tác bố trí phân công lao động 60
2. Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ quản lý 60
3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 61
4. Hoàn thiện công tác thống kê 62
5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phảm 62
6. Hoàn thiện cách xác định đơn giá 63
7. Mở rộng các hình thức trả lương sản phẩm 65
8. Áp dụng hình thức thưởng tạo động lực cho người lao động 66
KẾT LUẬN: 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 69
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 - Tổng cục Hậu cần – QĐNDVN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương sản phẩm
3293
88.17
3541
89.10
3632
89.57
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
Ba năm qua tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty tăng nhanh, thể hiện sự tăng trưởng về quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong đó có thể thấy số lượng người hưởng lương sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty qua các năm (lớn hơn 85%): Năm 2004 số người hưởng lương sản phẩm chiếm 88,17%, năm 2005 chiếm 89,10% và năm 2006 chiếm 89,57%. Tuy nhiên số lao động hưởng lương thời gian chiếm chỉ trên 10% và tăng chậm qua các năm. Điều đó cho thấy hình thức trả lương sản phẩm đang là hình thức được áp dụng rộng rãi để trả lương cho người lao động tại công ty.
2. Các điều kiện trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20
2.1 Công tác định mức
Công tác định mức là khâu quan trọng then chốt để trả lương theo sản phẩm, đánh giá một cách chính xác khả năng làm việc của người lao động cũng như trả lương cho người lao động đã phù hợp chưa, do vậy phải dựa vào công tác định mức có chính xác hay không.
Công tác định mức là do phòng Kỹ thuật đảm nhiệm có trách nhiệm cung cấp định mức thời gian, hao phí lao động đối với từng loại sản phẩm trên dây chuyền sản xuất trực tiếp hoặc dây chuyền chế thử của phòng Kỹ thuật. Do đặc điểm của quy trình công nghệ ngành may bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, mặt hàng đa dạng, thường xuyên thay đổi, nên việc xây dựng mức từng bước công việc, từng công đoạn, từng mặt hàng là tương đối phức tạp, đòi hỏi phải tiêu hao một khối lượng công sức lớn.
Công ty thường sử dụng phương pháp khảo sát (bấm giờ trực tiếp trên dây chuyền may hoặc dây chuyền chế thử của phòng Kỹ thuật) và phương pháp thống kê kinh nghiệm để xây dựng định mức. Do vậy mức độ chính xác chưa cao và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ định mức. Các mức được xây dựng bằng phương pháp khảo sát đòi hỏi nhiều thời gian và yêu cầu về độ chính xác cũng ở mức tương đối. Việc bấm giờ này nhiều khi chưa được chính xác và chưa phản ánh đúng thực tế do mã hàng luôn thay đổi hoặc thời gian làm hàng ngắn không đủ thời gian cần thiết để xem xét lại toàn bộ định mức đã xây dựng nhằm bổ sung sửa đổi.
2.2 Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một thiết yếu bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục nhờ đó làm giảm thời gian hao phí không cần thiết, hạn chế đến mức tối đa thời gian không làm ra sản phẩm của người công nhân. Từ đó công ty và các xí nghiệp thấy rõ được tầm quan trọng của công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Căn cứ vào quy trình sản xuất nhằm thực hiện sản xuất theo dây chuyền. Vì vậy các khâu trong quá trình sản xuất được bố trí liên tiếp nhau tạo thành một dây chuyền liên tục, sản phẩm của khâu này là nguyên vật liệu của khâu khác. Máy móc thiết bị được thiết kế lắp đặt sao cho đường vận chuyển là ngắn nhất, tiện dụng nhất.
Để có nơi làm việc hợp lý Công ty đã thiết kế nơi làm việc theo yêu cầu quá trình sản xuất và quá trình lao động. Nơi làm việc trong xí nghiệp là những nơi làm việc chuyên môn hoá cả về máy móc, thiết bị và công nhân. Nhìn chung công nghệ sản xuất ổn định mặc dù hàng sản xuất đa dạng, sản phẩm phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước công việc. Tại mỗi nơi làm việc công nhân tiến hành một chức năng nhất định của quá trình sản xuất vì vậy các nơi làm việc này được phân thành từng bộ phận riêng biệt, trang bị cùng một loại máy móc thiết bị, điều đó giúp cho công nhân dễ nắm bắt được đặc điểm công việc của mình một cách dễ dàng, thích nghi nhanh với máy móc trang thiết bị của họ.
Về ánh sáng: Công ty trang bị một hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ và một hệ thống cửa sổ lớn bao quanh nơi làm việc để có ánh sáng tự nhiên. Nơi làm việc của công nhân được bố trí một hệ thống quạt thông gió chống nóng.
Phục vụ nơi làm việc: Được tiến hành ở từng công đoạn và phục vụ chung cho toàn xí nghiệp. Đội ngũ công nhân phục vụ của xí nghiệp luôn túc trực để sửa chữa máy móc thiết bị (Tổ cơ khí), vận chuyển kịp thời (Tổ vận chuyển) và vệ sinh khi chuẩn bị đổi ca làm việc (Tổ vệ sinh). Công nhân vệ sinh được phân công phục vụ theo từng bộ phận sản xuất (Công nhân vệ sinh của bộ phận cắt, công nhân vệ sinh của bộ phận may...), quét dọn nhà xưởng thu nhặt vải vụn trong ca làm việc, không gây bẩn trong nhà xưởng, lau bụi, lau nhà xưởng lúc cuối ca làm việc.
2.3 Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là cơ sở để tiến hành trả lương theo sản phẩm được chính xác. Đối với các xí nghiệp của Công ty thì công tác này đặc biệt quan trọng vì nó đảm bảo được uy tín và chất lượng mặt hàng của công ty với khách hàng. Hiện nay công tác kiểm tra chất lượng kỹ thuật do phòng kỹ thuật của công ty đảm nhiệm. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên ngay trên dây chuyền sản xuất của các xí nghiệp nhờ đó tránh được những sai phạm về kỹ thuật đảm bảo tiến độ kỹ thuật được thông suốt, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Công tác kiểm tra kỹ thuật được Công ty đánh giá là một trong những khâu quan trọng. Nó là tiền đề nâng cao chữ tín đối với khách hàng và được coi là vấn đề sống còn của toàn Công ty. chính vì vậy Công ty rất chú trọng tới việc nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật bằng việc tiến hành mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ hoặc cử người đi học....
Việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm được tiến hành vào cuối mỗi tháng để xác định công việc hoàn thành làm cơ sở để xây dựng mức lương cho công nhân. Với các sản phẩm sản xuất ra nếu kiểm tra thấy hỏng thì Công ty sẽ áp dụng hình thức xử lý trực tiếp đối với công nhân gây hỏng, để từ đó người công nhân sẽ có ý thức nâng cao trách nhiệm của mình.
Công tác kiểm tra kỹ thuật được Công ty đánh giá là một trong những khâu quan trọng. Nó là tiền đề nâng cao chữ tín đối với khách hàng và được coi là vấn đề sống còn của toàn Công ty. chính vì vậy Công ty rất chú trọng tới việc nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật bằng việc tiến hành mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ hoặc cử người đi học....
2.4 Công tác thống kê sản phẩm
Phòng sản xuất kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp tình hình sản xuất của các xí nghiệp thành viên trong toàn Công ty, lập báo cáo theo định kỳ trong tháng theo số thống kê của nhân viên kế toán xí nghiệp. Từ đó đánh giá, phân tích kết quả đạt được và những tồn đọng cần giải quyết trong sản xuất. từ những kết quả đạt được của các xí nghiệp, Công ty lấy đó làm cơ sở Với các xí nghiệp để đánh giá chính xác kết quả lao động của từng người lao động, công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm phải gắn liền với công tác thống kê số sản phẩm sản xuất ra của từng người lao động theo bảng theo dõi của tổ sản xuất.chính để trả lương theo sản phẩm cho các xí nghiệp. Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch của các xí nghiệp và có các hình thức khen thưởng sau này.
Bảng 2.7: Bảng theo dõi tình hình lao động sản xuất của công nhân tháng.........../200
Tên công nhân: Bậc thợ: Tổ may:
Mặt hàng sản xuất
Giờ sản xuất thực tế
Giờ vắng mặt
Giờ ngừng việc
Chắp mí vai con QPCS
Sửa đỉa vai QPCS
Mí sườn áo CSDC
Vào vai áo CSDC
Từ việc kiểm tra chặt chẽ đến từng người lao động như vậy nên quá trình sản xuất luôn được liên tục, thời gian hao phí đứt đoạn ngừng trệ do các yếu tố như hư hỏng, chờ bán thành phẩm giảm nhanh. công tác nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách nghiêm túc, có hệ thống và các hình thức xử phạt vật chất trực tiếp người làm hỏng sản phẩm.
3. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20
3.1 Xác định đơn giá cho một đơn vị thành phẩm
- Đơn giá tiền lương mỗi khâu sản xuất được xác định theo công thức:
Lcbn
Đg =
Mslca
Trong đó:
Đg: Đơn giá tiền lương
Lcbn: Lương cấp bậc công việc ngày
Mslca: Mức sản lượng 1 ca làm việc
Bậc thợ: Bậc thợ quy định của từng mặt hàng thường theo tiêu chuẩn của ngành quân trang, hiện nay các sản phẩm may đo thường được quy định về các cấp bậc thợ từ 4/6 trở lên.
Ví dụ:
Áo sơ mi hè cộc tay may đo: Bậc 4/6
Đại lễ phục hè may đo: Bậc 6/6
Lương tháng theo cấp bậc công việc của công nhân viên quốc phòng ngoài phần lương cơ bản theo thang lương hiện hành của Nhà nước còn được hưởng 30% phụ cấp quốc phòng. Thang lương được áp dụng tại Công ty như sau:
Bảng 2.8: Thang lương 6 bậc quy định
đối với công nhân SX trực tiếp
Bậc
1
2
3
4
5
6
Hệ số
1,55
1,85
2,22
2,65
3,18
3,8
Mức lương
697,5
832,5
999
1192,5
1431
1710
Thang lương với mức lương tối thiểu là 450.000 đ theo quy định mới của Nhà nước.
Lương cấp bậc công việc tháng = 450.000 * hệ số * 1,3
Lương cấp bậc công việc ngày = Lcbt/22 ngày
Mức sản lượng ca phụ thuộc vào hao phí cho một sản phẩm thông qua công tác định mức hao phí thời gian cho từng bước công việc:
å Thời gian 1 người lao động làm 1 ngày
Mslca =
Thời gian hao phí 1 sản phẩm
Để xác định mức sản lượng ca một cách chính xác thì đòi hỏi những người làm công tác định mức phải xác định được thời gian hao phí cho 1 sản phẩm một cách chính xác, phải khảo sát thời gian hao phí cho từng bước công việc một cách tỷ mỷ, khách quan. Dựa vào công thức trên ta xác định được đơn giá cho từng khâu sản xuất.
Ví dụ: Xác định đơn giá cho sản phẩm áo sơ mi budông dài tay sĩ quan.
Đơn giá may:
Bậc thợ quy định: 4/6
Lương tháng quy định bậc 4/6 là: 2,65*450.000*1,3= 1.550.250đ
Lương 1 ngày công lao động: 1.550.250/22 = 70.466đ
Năng suất 1 người/ngày/áo: 5,6 áo
Đg may = 70.466 / 5,6 = 12.583 đ/áo
Đơn giá cắt:
Bậc thợ quy định: 4/6
Lương tháng là: 1.550.250đ
Lương 1 ngày công lao động: 70.466đ
Năng suất lao động 1 người: 20 áo/ ngày
Đg cắt = 70.466 / 20 = 3.523đ/áo
Vậy ta tính được đơn giá cho khâu sản xuất:
Đgsx = Đg cắt + Đg may = 12.583 +3.523 =16.106 đ/áo
* Sau khi tính được đơn giá cho khâu sản xuất ta tính CPql, CPpv để xác định đơn giá lương của bộ phận quản lý phục vụ gián tiếp chủ yếu dựa trên việc bố trí sắp xếp định biên về số lượng người trong các bộ phận. Trong đó các chức năng nhiệm vụ của từng người theo hệ số quy định làm căn cứ tính lương.
Bảng 2.9: Định biên về nhân sự xí nghiệp I
TT
Chức danh
Hệ số
Số người
å Hệ số
Ghi chú
1
Giám đốc xí nghiệp
4,5
1
4,5
2
Phó GĐ xí nghiệp
3,9
1
3,9
3
Kế toán
1,5
3
4,5
4
Nhân viên cửa hàng
1,3
2
2,6
5
Đo cửa hàng
1,7
1
1,7
6
Cơ khí
1,5
1
1,5
7
Kiểm phẩm
1,5
2
3
8
Thủ kho
1,5
2
3
9
Nhân viên bảo vệ
1,3
1
1,3
åHệ số bộ phận QL
10
Tổ trưởng sản xuất
1,7
6
10,2
11
Công nhân may
1,2
190
228
12
Công nhân cắt
1,2
40
48
å Hệ số XN
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
å Hệ số người (bộ phận QL + PV)
CPql + CPpv = * Đgsx
å Hệ số người xí nghiệp
26
= * (Đg cắt + Đg may) = 9,08% * (Đgcắt + Đg may)
286,2
Theo ví dụ trên thì đơn giá quản lý và phục vụ là:
CPql + CPpv = 9,08% * 16.106 = 1.462 đ/áo
Tổng đơn giá tiền lương = Đg cắt + Đg may + Đg(ql+pv)
= 12.583 +3.523 + 1.462 = 17.568đ
Qua cách tính đơn giản này ta thấy đơn giá tiền lương của bộ phận quản lý và phục vụ được xác định dựa vào đơn giá tiền lương các khâu sản xuất cắt, may. Như vậy tiền lương của bộ phận quản lý và phục vụ ít nhiều gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất của công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm. Cho nên, những công nhân làm ra sản phẩm kém chất lượng không những ảnh hưởng đến tiền lương của chính họ mà còn ảnh hưởng đến tiền lương của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ. Do vậy cách tính đơn giá này gắn trách nhiệm và quyền lợi của bộ phận gián tiếp sản xuất với bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm.
- Đơn giá tổng hợp cho một đơn vị thành phẩm:
Đơn giá tổng hợp là lượng tiền dùng để trả cho một đơn vị sản phẩm là thành phẩm (đã hoàn thành đúng quy cách) sau khi đã qua tất cả các khâu, các công đoạn sản xuất. Đơn giá tổng hợp bao gồm đơn giá tiền lương cho khâu công việc và các chi phí quản lý, chi phí phục vụ. Để hoàn thành một đơn vị sản phẩm; quy trình công nghệ ngành may cần phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn rất phức tạp. Vì vậy để việc xác định lương được chính xác mỗi khâu, mỗi công đoạn, lại được tính đơn giá tiền lương riêng.
Đơn giá tổng hợp được tính theo công thức:
m
Đg TH = S Đgi + CPgl + CPpv
i=1
Trong đó:
ĐgTH: Đơn giá tiền lương tổng hợp 1 đơn vị sản phẩm.
ĐGi: Đơn giá tiền lương cho khâu công việc
CPql: Chi phí quản lý phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm
CPpv: Chi phí phục vụ phân bổ cho 1 sản phẩm
m: Số khâu công việc sản xuất ra 1 sản phẩm
Cấu thành đơn giá các mặt hàng may đo được giao xuống cho xí nghiệp hiện nay bao gồm 3 bộ phận:
Đơn giá tiền lương cho phục vụ và quản lý (CPgl, CPpv)
Đơn gía tiền lương trả cho khâu Cắt
Đơn giá tiền lương trả cho khâu May
Do đặc điểm sản xuất của Công ty là mặt hàng tương đối phong phú và đa dạng. Muốn hoàn thành một sản phẩm thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, từng mặt hàng. Đơn giá tiền lương mỗi khâu sản xuất được xác định dựa vào mức sản lượng trong 1 ca làm việc và tiền lương cấp bậc công việc đã xác định phù hợp với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.
3.2 Chế độ trả lương sản phẩm áp dụng tại Công ty 20
Công ty hiện nay đang áp dụng 2 chế độ lương sản phẩm:
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
* Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng đối với bộ phận quản lý và phục vụ của tất cả các xí nghiệp. Tiền lương của bộ phận quản lý và phục vụ phụ thuộc trực tiếp vào sản lượng các loại hàng hoá sản xuất trong kỳ của xí nghiệp.
Đơn giá tiền lương cho bộ phận phục vụ, quản lý xí nghiệp được tính theo công thức:
å Hệ số người BP (pv + gl)
CPql + CPpv = * Đgsx
å Hệ số người toàn xí nghiệp
CPql + CPpv: Chi phí tiền lương về phục vụ và quản lý cho một đơn vị sản phẩm.
Lương của cán bộ quản lý:
L(pv + ql) = (CPpv +CPql) *Q (Q: sản lượng)
Bộ phận phục vụ và quản lý được chia thành các bộ phận sau:
Giám đốc Hệ số: 4,5
Phó giám đốc 3,9
Quản đốc 2,7
Trưởng ban 2,2
T.kê, K,thuật, Y tế, Thủ kho 1,5
Bảo vệ, CN cơ khí 1,3
Công nhân vệ sinh CN 1,1
Bảng 2.11: Hệ số chức danh và độ phức tạp CV của xí nghiệp 2
TT
Chức danh
Hệ số
(1)
Số người
(2)
å Hệ số = (1)*(2)
1
Giám đốc
4.5
1
4.5
2
Phó giám đốc
3.9
1
3.9
3
Quản đốc
2.7
4
10.8
4
Kiểm phẩm
1.5
17
25.5
5
Thủ kho + kế toán
1.5
6
9
6
Cơ khí
1.5
5
7.5
7
Vệ sinh CN
1.1
4
4.4
Tổng
36
65.6
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
Lương của từng bộ phận sẽ bằng:
[(Lpv + ql) /65,6] * å Hệ số người của bộ phận đó
Ví dụ:
Lương tháng 10/2006 của bộ phận QL+PV xí nghiệp 2 là 51.380.000 được chia như sau:
Lương Giám đốc: (51.380.000/65,6)* 4,5 = 3.524.543 đ
Tương tự ta cũng tính được:
- Lương Phó Giám đốc: 3.054.604đ
- Lương 4 quản đốc: 8.458.900đ
- Lương 17 kiểm phẩm: 19.972.400đ
- Lương 6 thủ kho - kế toán: 7.049.080đ
- Lương 5 cơ khí: 5.874.238đ
- Lương 4 vệ sinh công nghiệp: 3.446.220đ
* Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Hình thức trả lương này áp dụng trực tiếp cho các công nhân làm việc ở các dây chuyền công đoạn sản xuất trong đó mỗi người đều hoàn thành một công đoạn sản xuất.
Đơn giá sản phẩm bước công việc được tính theo công thức:
Lcbni
Đgi = (i=1...n)
Msli
Trong đó:
Đgi: Đơn giá sản phẩm bước công việc
Lcbni: Lương cấp bậc công việc ngày của công nhân i
Msli: Mức sản lượng của công nhân i
Mỗi công nhân có thể thực hiện một hoặc một số bước công việc trong công đoạn sản xuất của một sản phẩm. Vậy tiền lương của họ được tính như sau:
Lương công nhân:
Lcn = (Qi –Đgi)
Trong đó:
Qi: Số lượng sản phẩm ở bước Cvi
n: Số lượng công việc
Ví dụ: Mặt hàng may đo quần GBD xí nghiệp I, đơn giá quần GBD len do công ty quy định.
May
Cắt
Quản lý
Tổng đơn giá
10.136
7.043
6.891
24.070
*Công tác chia đơn giá của các bộ phận cắt được chia theo đơn giá bộ phận căn cứ theo bố trí phân công công việc trong khâu cắt quần GBD len gồm:
- Tổ trưởng hệ số: 1,7
- Cắt chính hệ số: 1,2
- Cắt phá + cắt túi (cắt phụ) hệ số: 1,0
Các hệ số này do công ty căn cứ vào mức phức tạp của công việc tổng hệ số cắt:
23 cắt chính * 1,2 + 8 cắt phụ*1,0 + 1 tổ trưởng *1,7=37,3
Đơn giá hệ số 1 = 7043/37,3 = 188,82
Đơn giá tổ trưởng = 188,82*1,7 * 1 = 319,94
Đơn giá cắt chính = 188,82* 1,2 * 23 = 5.214,43
Đơn giá cắt phụ = 188,82* 1,0 *8 = 1.505,60
Việc xác định đơn giá bộ phận như trên khi thanh toán lương cho bộ phận cắt ta luôn có tỷ lệ giữa các bộ phận trong khâu đúng với hệ số lương do Công ty quy định:
- Tổ trưởng sản xuất hệ số: 1,7
- Công nhân sản xuất chính hệ số: 1,2
- Công nhân sản xuất phụ hệ số: 1,0
* Đối với bộ phận may cũng căn cứ theo việc bố trí các bộ phận sản xuất như sau:
May chính (CN SX chính)
Di bọ: Công nhân phụ
Thùa khuy: Công nhân phụ
Đính cúc: Công nhân phụ
Vắt gấu: Công nhân phụ
Là hoàn chỉnh: Công nhân phụ
Vắt sổ: Công nhân phụ
Cách tính đơn giá bộ phận cũng tương tự như bộ phận Cắt và cụ thể đơn giá bộ phận may được tính:
Tổng đơn giá
10.136
Bậc thợ
May chính
5.232
4
Di bọ
431
3
Thùa khuy
321
3
Đính cúc
319
3
Vắt gấu
485
3
Là hoàn chỉnh
1.468
4
Vắt sổ
413
3
Tổ trưởng
1.467
4
Cách tính đơn giá chi tiết cho từng bước công việc trong khâu may quân phục chiến sĩ:
Bảng 2.10: Đơn giá chi tiết cho từng bước Cv
trong khâu May Qpcs
(Đơn giá chung may Qpcs – 11.085đ)
TT
Bộ phận
Hệ số CV
Người đảm nhận
Tổng hệ số
Đơn giá
(đồng)
1
Quay moi. dán moi. dán túi dọc
1
4
4
575.5
2
Can chèn. chiết ly. cuốn dọc. mí dài
1.02
3
3.06
692.7
3
Dán cạp. may đầu cạp. mí cạp
1.06
2
2.12
475
5
Can quay cổ. may séc. moi thùa
1
1
1
347.7
7
May dây luồn eo. đáp eo
0.99
3
2.97
456.6
4
May dây điều chỉnh- dây lưng
0.99
2
1.98
456.5
10
Vào vai con. gắn đỉa. may dây lưng
1
1
1
350
12
May thép tay hoàn chỉnh- tra tay
1
2
2
567.4
9
Đỉa vai. diều đê cúc thân trước. dán cỡ
1.2
2
2.4
480.8
6
May đáp thùa khuyết. thùa dán túi hoàn chỉnh
0.99
2
1.98
454.3
8
Diều nẹp. ghim nẹp. mí nẹp
1
3
3
680.6
11
Tra cổ hoàn chỉnh
0.99
1
0.99
346.7
13
Cuốn sườn. mí sườn
1.02
2
2.04
464
14
May đáp dây luồn eo
1
2
2
348
15
May gấu áo
0.99
1
0.99
346.8
16
Tra măng séc. diều măng séc
1
2
2
470.6
17
Pha sửa hoàn chỉnh
1
1
1
347.9
18
Mí tay
1
1
1
347.8
19
Thùa. đính hoàn chỉnh
1
2
2
457.6
20
Vắt sổ lót moi. bấm ve là nẹp
1
2
2
462
21
Lộn măng séc. nắp túi
0.99
1
0.99
356.8
22
Là hoàn chỉnh. nhặt chỉ
0.99
3
2.97
476.5
23
Kiểm phẩm
1.08
1
1.08
357.8
24
Tổ phó
1.5
1
1.5
378
25
Tổ trưởng
1.7
1
1.7
387
26
Tổng
46
47.77
11.085
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
Tổng đơn giá may
Đơn giá hệ số 1 = = 11.085 / 46,81 = 236,8 đ
Tổng hệ số
Đơn giá bộ phận = Đơn giá hệ số 1 * Hệ số cấp bậc Cv
Từ đó ta có thể tính được tiền lương của công nhân sản xuất:
TLCNn = (Qi * Đgi)
Trong đó:
TLCNn: Tiền lương của công nhân n
Qi: Sản lượng sản phẩm i
Đgi: Đơn giá sản phẩm i
m: Số bước công việc trong sản xuất 1 sản phẩm k
k: Số loại sản phẩm công nhân sản xuất ra
III- ĐÁNH GÍA CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 20
1. Kết quả
Công ty đã có những phương pháp hợp lý phát huy được tác dụng của trả lương theo sản phẩm. Việc áp dụng trả lương theo sản phẩm, Công ty đã quán trịêt nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Đồng thời việc trả lương theo sản phẩm, Công ty đã khắc phục được nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm là công nhân chỉ biết đến số lượng chứ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được Công ty thực hiện rất tốt giúp cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngày càng tạo uy tín và vị thế vững chắc cho Công ty trên thị trường may mặc trong nước và quốc tế.
Việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty đã khuyến khích người lao động tích cực sản xuất, luôn học hỏi để nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân được nâng cao chính vì vậy Công ty luôn đạt năng suất cao, thu nhập của công nhân từ đó cũng được nâng lên.
Bảng 2.12: Năng suất lao động và tiền lương bình quân
Chỉ tiêu
Đvt
2004
2005
2006
Số lượng CBCNV
Người
3735
3974
4055
NSLĐ bq tháng
Cái/ca máy
429
407
631
Tiền lương bq
1000 đồng
1092
1191
1380
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
Năng suất lao động và tiền lương bình quân tăng hàng năm và vẫn đảm bảo được tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Công ty đã đảm bảo được đời sống và các quyền lợi kinh tế cho cán bộ công nhân viên, có tích luỹ phát triển và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư chiều sâu cho các xí nghiệp thành viên bằng trang thiết bị một loạt máy móc thiết bị dây chuyền hiện đại thay thế các loại máy móc cũ, trang bị thêm các loại máy móc khác, giúp cho người lao động có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức năng suất lao động; góp phần tạo điều kiện cho Công ty có thể thực hiện hình thức trả lương một cách hiệu quả.
Từ việc kiểm tra chặt chẽ đến từng người lao động như vậy nên quá trình sản xuất luôn được liên tục, thời gian hao phí đứt đoạn ngừng trệ do các yếu tố như hư hỏng, chờ bán thành phẩm giảm nhanh. công tác nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách nghiêm túc, có hệ thống và các hình thức xử phạt vật chất trực tiếp người làm hỏng sản phẩm.
2.Tồn tại:
Công tác trả lương sản phẩm ngoài những kết quả đã đạt được bên cạnh đó còn những tồn tại nhất định:
Công tác tuyển dụng bố trí lao động cần phải ngày một hoàn thiện hơn để đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay trong công ty và giữa các xí nghiệp thành viên việc bố trí lao động vẫn còn chưa cân đối. Đội ngũ công nhân da phần còn rất trẻ, bên cạnh những ưư điểm mạnh dạn, xông xáo thì đội ngũ này còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất; mặt khác trình độ học vấn không cao, do vậy đã gây khó khăn đáng kể trong việc chuyển giao công nghệ hiện đại.
Phương thức trả lương hiện công ty đang áp dụng vẫn còn chưa thực hợp lý và khai thác được hết tiềm năng của công nhân.
Định mức của Công ty chưa sát thực tế, vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể. Do đặc điểm của ngành may là may theo đơn đặt hàng, mặt hàng nào là sản xuất dứt điểm mặt hàng đấy, nhất là may gia công xuất khẩu. Do vậy công tác định mức gặp nhiều khó khăn.
Tại một số đơn vị công tác bảo hộ lao động chưa được quan tâm đúng mức, công nhân vẫn chưa ý thức đầy đủ về bảo đảm an toàn lao động. Công ty cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người lao động, nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng lao động.
Công tác chia lương cho bộ phận trả lương sản phẩm gián tiếp còn mang tính chất bình quân, chưa phản ánh rõ trách nhiệm của từng người đối với sản xuất.
3. Nguyên nhân của tồn tại:
Năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, chưa kịp thời tham mưu, đề xuất những giải pháp có tính khả thi đối với lãnh đạo Công ty như định mức lao động chưa sát, quy chế tuyển chọn lao động chưa rõ ràng.
Việc bố trí, tuyển chọn lao động vẫn còn mang nặng yếu tố chính sách, chưa đi sâu vào năng lực công tác; một số khâu trung gian quân số dôi dư còn nhiều, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng của người lao động và quỹ tiền lương của Công ty.
Về công tác đào tạo, mặc dù Công ty rất chú trọng, nhưng do việc xác định nhu cầu cho công tác đào tạo còn mang tính chủ quan và ước lượng, tính khoa học chưa cao, những người làm công tác đào tạo chưa đưa ra được những tiêu chuẩn cho các đối tượng thể hiện tính ưu tiên giữa các chương trình đào tạo; chưa có sự ràng buộc thực sự giữa quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên được cử đi đoàn tạo. Điều này thể hiện ở người lao động sau khi tham gia khóa đào tạo, họ có thể sắp xếp chỗ làm mới, được nâng lương, nhưng Công ty chưa đưa ra được những hình thức kỷ luật khi người lao động không hoàn thành hoặc không đạt yêu cầu khoá đào tạo.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẩM
TẠI CÔNG TY 20 - TCHC
I- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI
Nhiệm vụ chính trị của Công ty là bám sát vào Nghị quyết lãnh đạo, chỉ thị và nhiệm vụ của Tổng cục giao để có kế hoạch triển khai cụ thể. Trong thời gian tới liên quan đến công tác trả lương theo sản phẩm, Công ty tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
Thực hiện tốt mục tiêu CNH-HĐH của đất nước và trước tình hình hội nhập. Do vậy nhiệm vụ đặt ra là: tiếp tục đầu tư mới và mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường nội địa, vươn ra thị trường quốc tếbằng những mặt hàng thích hợp, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Mục tiêu cần đạt tới: nâng cao chất lượng sản phẩm, da dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
Tiến hành rà soát, chấn chỉnh, kiện toàn cơ cấu tổ chức và bộ máy làm việc sao cho nhỏ, gọn nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và tình hình hội nhập.
Chấn chỉnh hệ thống hành chính: bám sát và xin ý kiến các cơ quan chức năng, tiến hành rà soát, soạn thảo các loại văn bản, quy chế làm việc ... tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trao đổi hàng hoá tại môi trường trong nước và nước ngoài.
Bổ sung trang, thiết bị hiện đại, hoàn thiện dây truyền sản xuất, nhằm sử dụng hết công suất của máy móc, rang thiết bị.
Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho công nhân; Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, có kế hoạch tạo nguồn, bổ sung, thay thế nhằm trẻ hoá bộ máy, nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nhằm đưa Công ty phát triển một cách vững chắc.
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Công tác tổ chức lao động
1.1 Công tác định mức lao động
Công tác định mức lao động là một công tác mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức lao động khoa học và là điều kiện không thể thiếu khi áp dụng hình thức trả lương sản phẩm. Việc xác định đơn giá tiền lương sai lệch, làm ảnh hưởng đến công tác trả lương nói chung và việc tính toán tiền lương chính xác cho người lao động nói riêng.
Trong thời gian qua Công ty đã thực hiện tốt định mức lao động, tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa cần phải quan tâm, coi đây là một việc làm cần được thực hiện một cách toàn diện và mang tính thống nhất, cụ thể:
Hoàn thiện bộ máy làm công tác định mức.
Mở các lớp ngắn hạn để bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ định mức.
Cử cán bộ định mức đi học ở các trường chính quy.
Tạo điều kiện cho cán bộ định mức xuống các cơ sở sản xuất để nắm bắt tính hình thực tế bổ sung thêm kiến thức chuyên môn.
Phải thưởng xuyên theo dõi và cập nhật chính xác chế độ có liên quan đến công tác định mức. Có như vậy các mức được xây dựng mới có tính khả thi và được chấp nhận rộng rãi.
Do các mức xây dựng có tính không gian và thời gian nên nó chỉ đúng trong những điều kiện nhất định. Vì vậy cần thiết phải tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện mức cho phù hợp với tình hình thực tế. Nếu mức đã bị lạc hậu thì phải được chỉ ra rõ ràng, cụ thể: do trình độ tay nghề của công nhân được nâng lên hay do quá trình sản xuất sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến hoặc do các điều kiện tổ chức kỹ thuật thay đổi. Để khắc phục tình trạng định mức không sát thực thực tế cần phải xây dụng một hệ số điều chỉnh giữa các mặt hàng để định mức sát thực tế và có tính chất khách quan giúp cho việc tổ chức trả lương theo sản phẩm đúng với sức lao động bỏ ra.
Tóm lại việc xây dựng và quản lý định mức lao động cần tập trung vào các công việc sau:
Kiểm tra và có kế hoạch sửa lại các định mức lao động thấp, lạc hậu hoặc sai.
Định mức lao động phải được xây dựng theo từng bước công việc, từng công đoạn, từng chi tiết... và phảo được xây dựng cho tất cả các nguyên công, các công việc phù trợ và phục vụ theo các hình thức thích hợp.
Xây dựng định mức lao đồng cho những công việc chức có mức.Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, thống kê và phân tích tình hình thực hiện định mức. Dựa vào kết quả tính toán và phân tích, thông kê số lượng công nhân thực hiện định mức theo từng loại để rõ số lượng công nhân không hoàn thành hoặc vượt định mức qua đó có biện pháp khắc phục và sửa đổi, hoàn thiện định mức.
Đầu tư để nâng cấo đổi mới máy móc trang thiết bị một cách đồng bộ, hiện đại để máy móc chạy một cách tốt nhất, giảm các thao tác, cử động trong quá trình lao động để thuận lợi cho việc định mức lao động.
Giảm biên chế với nhân viên gián tiếp quản lý gắn với việc áp đặt trách nhiệm công việc lên mỗi cá nhân người lao động. Vì rất khó định lượng, lượng hoá công việc khối công nhân gián tiếp nên công ty có thể cắt giảm biên chế đối với khối này. Để chính xác hơn trong việc lập kế hoạch quỹ lương phải đảm bảo tính công bằng cho người lao động.
Công tác định mức lao động không chỉ dừng lại ở việc xây dưnựg đình mức mà cond áp dụng vào sản xuất thường xuyên, thay đổi thói quen sản xuất một cách từ từ để dần phù hợp và tạo thói quen mới cho người lao động. Có như vậy mới phát huy đươc tác dụng to lớn của định mức lao động, mới sử dụng đươhc triệt để khả năng tiềm tàng của Công ty về máy móc thiết bị và nguồn nhân lực.
1.2 Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc
Tổ chức nơi làm việc tốt có tác dụng thiết thực với quá trình lao đồng của công nhân sản xuất, đảm bảo sức khoẻ về lâu dài cho công nhân, giúp tăng năng suất lao động.
* Trang bị nơi làm việc:
Công ty ngày càng phải đầu tư mua sắm và trang bị thêm một số loại máy móc thiết bị mới (như máy may) để khắc phục tình trạng thiếu máy móc thiết bị khi công ty mở rộng mặt bằng sản xuất tuyển dụng thêm lao động hợp đồng.
Về công cụ lao động cá nhân, công ty cần giải quyết nhanh để cấp phát kịp thời (thước, kéo ...) tránh tình trạng công cụ bị hỏng mà chưa được thay. Đồng thời công ty nên khuyến khích công nhân trong việc sử dụng giữ gìn dụng cụ của mình, tránh hỏng, mất mát.
* Bố trí nơi làm việc:
Trong các xí nghiệp sản xuất, việc bố trí nơi làm việc hợp lý là điều kiện để tăng năng suất lao động. Trong phân xưởng may hầu như mỗi người sử dụng một máy may. Việc sắp xếp nguyên vật liệu và thành phẩm phải gọn gàng ngăn nắp giúp công nhân dễ dàng sử dụng nguyên vật liệu của mình tiện lợi cho cả dây chuyền sản xuất. Vật ta cần sử dụng một dãy bàn dài đặt nguyên vật liệu và thành phẩm (vì may theo dây chuyền sản phẩm của người trước là nguyên vật liệu của người sau) đặt riêng biệt thành phẩm và nguyên vật liệu thành hai không để lẫn, tránh sai sót nguyên vật liệu và thành phẩm. Còn bên kia là lối ra vào cho công nhân.
Máy khâu
Máy khâu
Máy khâu
Máy khâu
Máy khâu
Bàn để nguyên vật liệu và thành phẩm
Khi sản phẩm hoàn thành thì công nhân vận chuyển phải nhanh chóng giải phóng mặt bằng nhà xưởng. Bộ phận cơ khí sửa chữa cần thường xuyên kiểm tra, sửa chữa kịp thời máy móc thiết bị tránh tình trạng công nhân phải đợi làm giảm thời gian sản xuất lao động của công nhân.
* An toàn bảo hộ lao động:
Hầu như tất cả các Công ty xí nghiệp việc an toàn lao động cho công nhân sản xuất là vấn đề cần thiết nhằm đảm bảo sức khoẻ và tính mạng cho công nhân đồng thời làm tăng năng suất lao động đảm bảo hoàn thành đúng, đủ chỉ tiêu Công ty đề ra. Cần chú ý:
Bồi dưỡng kiến thức cho công nhân trong việc sử dụng máy móc thiết bị tránh sự cố đáng tiếc.
Trước giờ làm việc các kỹ thuật viên của xí nghiệp phân xưởng phải kiểm tra kỹ lưỡng lại hệ thống máy móc, nhất là hệ thống điện.
Phòng tổ chức có trách nhiệm trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân. Như công nhân may đa số là nữ, tóc dài vì vậy phải có mũ bảo hộ giữ tóc gọn gàng, trang bị khẩu trăng chống bụi...
1.3 Công tác bố trí phân công lao động
Công tác bố trí lao động do các tổ tự sắp xếp, thường được tiến hành theo kinh nghiệm nên đã xảy ra tình trạng mất cân đối về tỷ lệ giữa công nhân chính và công nhân phụ, bố trí chưa hợp lý giữa cấp công nhân với cấp bậc công việc. Để khắc phục tình trạn này Công ty cần chú ý thực hiện các công việc sau:
Dây chuyền phải được thường xuyên rà soát, kiểm tra sắp xếp bố trí cho phù hợp với công việc của từng bộ phận. Nâng cao tỷ lệ với công nhân chính, giảm công nhân phụ.
Bộ phận gián tiếp của các xí nghịêp phải được sắp xếp phù hợp với khối lượng công việc đảm nhận. Bộ phận này hiện nay có một điểm cần chú ý : tổ kỹ thuật khi bắt đầu triển khai vào một mặt hàng nào đó thì cần nhiều kỹ thuật viên (do khối lượng công việc lớn). Nhưng khi đã triển khai trên các dây chuyền sản xuất thì bộ phận này lại hết sức nhàn rỗi. Do đó có thể bố trí bộ phận này đảm nhiệm các công việc khác thích hợp như dịch vụ... để nâng cao thu nhập cũng như hiệu quản sản xuất của các xí nghiệp.
2. Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ quản lý
Đứng trước tình hình và nhiệm vụ của Quân đội trong giai đoạn mới, các cấp lãnh đạo trong Công ty là những người đầu tiên phải nhận thức một cách thiết thực và đúng đắn vai trò yếu tố con người đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh, với sự tồn tại lâu dài và thắng lợi của Công ty. Từ đó có sự chú trọng, quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển tại Công ty mình; chính vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có phẩm chất, đạo đức và năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng để sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Một trong những nhiệm vụ cần làm là phải đổi mới đội ngũ cán bộ:
Trong từng giai đoạn phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, sắp xếp cán bộ hợp lý nhằm phát huy tốt năng lực và sở trường trên cương vị công tác.
Công tác bồi dưỡng cán bộ phải được chú trọng thường xuyên, có nhận xét, đánh gía chất lượng những việc làm được và những việc chưa làm được qua mỗi lần sơ, tổng kết; kết hợp công tác quy hoạch cán bộ, sắp xếp, bổ nhiệm cần chú trọng đến đội ngũ kế thừa để sẵn sàng đảm nhiệm được các chức danh theo yêu cầu nhiệm vu.
Ngoài ra cần chú trọng nâng cao việc giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức và nối sống cho đội ngũ cán bộ để họ có thể vững vàng trước những khó khăn và các biến động tiêu cực khác; tổ chức sinh hoạt chính trị định kỳ để giáo dục về truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đàn anh đi trước, từ đó làm gương cho cán bộ và công nhân viên toàn Công ty phấn đấu noi theo.
Thực tế, tiền lương của bộ phận quản lý và phục vụ ít nhiều gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất của công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm. Cho nên, những công nhân làm ra sản phẩm kém chất lượng không những ảnh hưởng đến tiền lương của chính họ mà còn ảnh hưởng đến tiền lương của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ. Do vậy, đây là một hình thức gắn trách nhiệm và quyền lợi của bộ phận gián tiếp sản xuất với bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm.
3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao năng lực làm việc và hiệu quả công tác.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cần rà soát, chấn chỉnh từng tổ chức nhất là các đầu mối trung gian từ đó xác định rõ chức năng, phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ để thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất; đi đôi với việc chấn chỉnh tổ chức là việc hoàn thiện định biên, giảm biên chế, sắp xếp lại nhân sự ... theo xu hướng tinh gọ về tổ chức, mạnh về chất lượng.
Việc hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý phải được tiến hành thật tỉ mỉ, chuẩn bị kỹ lưỡng, vì việc thành lập, giải thể, sáp nhập, thu gọn một tổ chức nó liên quan đến rất nhiều yếu tố như kinh tế, tình cảm, hậu phương gia đình... Do đó phải đựơc cấp có thẩm quyền thông qua và ban hành chính thức sau đó mới tổ chức thực hiện.
Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý mới của Công ty phải đạt được mục đích, nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát huy quyền chủ động sáng tạo của các đơn vị trong công ty trong việc thực hành tiết kiệm, khai thác mọi tiềm năng của Công ty, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ với hiệu quả cao, góp phần xây dựng công ty ngày càng phát triển vững mạnh và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động của toàn công ty.
4. Hoàn thiện công tác thống kê
Để trả lương đúng, đủ với hiệu quả công việc của người lao động, công tác thống kê ghi chép số liệu ban đầu có một vị trí quan trọng. Có ghi chép tỷ mỷ chính xác về thời gian lao động về số lượng, chất lượng sản động được chính xác công bằng và nhanh chóng. Đồng thời mới có thể theo dõi có hiệu quả việc chấp hành ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động.
Từng tổ sản xuất có thể áp dụng bảng biểu sau đây ghi chép tình hình sản xuất của người công nhân:
Bảng 4.1: Bảng theo dõi tình hình sản xuất
TT
Họ và tên
Cấp bậc
Ngày/Tháng
Số lượng SP đã SX trong ngày
Chất lượng SP loại A, B, C
5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
Tuỳ công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm công ty đã thực hiện khá tốt, nhưng đây là hoạt động rất quan trọng, là tiền đề để nâng cao chữ tín đối với khách hàng, vì vậy công ty phải không ngừng hoàn thiện và đổi mới cách thức cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất.
Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là khâu cuối cùng phản ánh kết quả sản xuất sản phẩm của người lao động về số lượng, chất lượng và là cơ sở trả lương chính xác cho người lao động. Vì vậy cần phải có sự nghiêm túc, chính xác và tỷ mỉ. Các xí nghiệp cần bổ sung thêm những cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm theo dõi kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm. Từ đó kịp thời uốn nắn những thiếu sót về kỹ thuật tránh những sản phẩm phải sửa chữa lại làm giảm năng suất lao động. Cán bộ kiểm tra nghịêm thu sản phẩm phải có tinh thần trách nhiệm, có phẩm chất tốt, tránh tình trạng chỉ kiểm tra nghiệm thu số lượng còn chất lượng thì không đảm bảo.
Các cán bộ phụ trách kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cần tiến hành theo dõi kiểm tra thường xuyên hơn và nghiêm ngạt hơn, phải xem khả năng tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với định mức của từng bước công việc và từng công đoạn của công việc, tránh lãng phí nguyên vật liệu. Bên cạnh đó phải đặt ra các chế độ thưởng phạt đối với những cán bộ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm không tốt công việc.
Cán bộ kiểm tra nên có tài liệu thống kê ghi chép tình hình vi phạm chất lượng lao động trong ca sản xuất mỗi ngày, Kết hợp theo dõi về thái độ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy an toàn lao động. Cuối tháng bình bầu công nhân trong tổ sản xuất để có các hình thức thưởng phạt kịp thời, để khuyến khích công nhân có kết quả sản xuất tốt.
6. Hoàn thiện cách xác định đơn giá
Căn cứ vào định mức lao động và cấp bậc công việc đã được xác định để tính đơn giá trả lương sản phẩm hợp lý. Đơn giá trả lương sản phẩm có thể tính cho từng khâu sản xuất, cho từng công đoạn, chi tiết sản phẩm, theo từng bước công việc... hoặc để tổng hợp thành đơn giá tiền lương sản phẩm cho một đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh theo kết quả cuối cùng.
Đơn giá tiền lương sản phẩm cho một đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm:
Đơn giá trực tiếp cho công nhân sản xuất chính, trong đó có đơn giá lương cơ bản tính theo định mức lao động, cấp bậc công việc và đơn giá lương biến động có các phụ cấp tiền lương theo chế độ, có hệ số khuyến khích lương sản phẩm.
Đơn giá trực tiếp để tính cho số công nhân phục vụ phù trợ và bộ phận gián tiếp, bằng cách đưa vào đơn giá tiền lương, lấy tổng số lương cấp bậc chia cho số lương sản phẩm phải hoàn chỉnh.
Để xác định đơn giá lương sản phẩm của công nhân phục vụ và phù trợ căn cứ vào định biên công nhân phục vụ và khối lượng công việc phục vụ cho công nhân sản xuất chính, tiền lương cấp bậc công việc.
Đối với đơn giá lương sản phẩm của bộ phận gián tiếp (quản lý) cần căn cứ vào định biên công nhân phục vụ và khối lượng công việc của từng bộ phận, định biên gián tiếp để xác định tỷ trọng % chiếm trong đơn giá lương sản phẩm của công nhân sản xuất chính.
Cách xác định đơn giá giao cho xí nghiệp vẫn áp dụng phương pháp tính như hiện tại, nhưng phải bổ sung cho phù hợp với những thay đổi. Những tiêu thức để xác định đơn giá sản phẩm xí nghiệp hiện nay như định mức năng suất lao động, lương theo bậc thợ quy định phải chặn chẽ, chính xác, đặc biệt là khâu định mức. Việc xác định đơn giá sẽ không chính xác nếu xác định năng suất lao động hoặc cấp bậc công việc cho mặt hàng không đúng. Để làm tốt khâu này công ty cần xây dựng hệ thống định mức chặt chẽ, chính xác hơn, xác định cấp bậc cho từng mặt hàng chính xác có căn cứ cơ bản cho việc xác định đơn giá.
Ví dụ:
Trong thực tế hiện nay mặt hàng áo ấm chiến sĩ định mức là 4,6 áo/máy/ca, thực tế năng suất là 5 áo/máy/ca. Công việc này do thợ bậc 5 làm với tiền lương là 1.457.000 đ/tháng. Tiền công ngày làm việc là 66.975 đ/ngày do vậy việc xác định đơn giá như sau:
Cách 1:
Đg = 66.975/4,6 = 14.559 đ/áo
Nhưng trong thực tế thì:
Đg = 66.975/6 = 13.395 đ/áo
Vậy việc xác định đơn giá không chính xác thực tế làm cho việc trả đơn giá cho các mặt hàng không đúng giá trị lao động bỏ ra.
Cách 2:
Mức thời gian làm ra sản phẩm 8h làm việc là 4,6 sản phẩm, tức là công nhân làm ra 1 sản phẩm trong 1,74 h. Trong thực tế, một công nhân làm một sản phẩm hết 1,6 h do vậy một sản phẩm họ tiết kiệm được 0,14h. Như vậy trong 480 phút họ làm ra 5 sản phẩm thay vì 4,6 sản phẩm và họ tiết kiệm được 1h. Vì thế họ được hưởng đủ 8h làm việc tiêu chuẩn + 1h tiết kiệm được. Nếu đơn giá là 8.211 đ/h làm việc thì ngày hôm đó họ sẽ được:
66.975 +8.232 = 73.989 đ/ngày/người
Với 2 phương pháp như trên, phương pháp thứ 2 có nhiều ưu điểm hơn vì nó khuyến khích người lao động cố gắng làm ra nhiều sản phẩm hơn trong 8h sản xuất. Khi sản xuất ra nhiều sản phẩm thì tiền lương của họ tăng lên.
7. Mở rộng các hình thức trả lương sản phẩm
Có nhiều hình thức trả lương theo sản phẩm, nhưng với điều kiện và đặc điểm sản xuát của công ty thì với những hình thức trả lương sản phẩm đang áp dụng tại công ty có thể áp dụng kèm theo phương pháp trả lương cơ bản cộng với tiền thưởng để tạo nên hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.
Đây là phương pháp mà tiêu chuẩn thời gian và tiêu chuẩn công việc được ấn định ở mức cao, đòi hỏi công nhân phải cố gắng để có tay nghề và vì thế đơn giá giờ công lao động tương đối cao.
Công nhân hoàn thành công việc theo giờ tiêu chuẩn sẽ được hưởng tiền lương cơ bản cao, cộng với tiền thưởng theo tỷ lệ phần trăm cố định (từ 20 đến 50% tuỳ theo tính chất công việc) của số giờ tiêu chuẩn tính theo đơn giá giờ công lao động.
Ví dụ:
Đơn giá giờ công lao động là 7.000 đ, sản phẩm định mức là 6 áo/người, tiền thưởng theo tỷ lệ 20% số giờ công lao động tiêu chuẩn (8h).
Công nhân hoàn thành đúng tiêu chuẩn, nghĩa là làm được 6 áo/người, để là được 1 sản phẩm mất 1,3h; lương của công nhân đó là:
7.000 đ x 8h = 56.000 đ/ngày
cộng với 20% của số giờ tiêu chuẩn:
8h = 1,6 h x 7.000 = 11.200 đ
Tổng lương của người đó là: 56.000 đ + 11.200 đ = 67.200 đ/ngày
Nếu người đó hoàn thành vượt định mức, thực tế làm được 7 áo/ngày, mất 1,2h để làm được 1 sản phẩm, như vậy tiết kiệm được 0,7h. Người đó sẽ được trả thù lao 8,7h cơ bản = 8,7h x 7.000 đ = 60.900 đ, cộng với 20% của 8,7h = 12.100 đ. Như vậy tổng lương của họ là: 73.000 đ
Ngược lại, nếu công nhân nào không hoàn thành tiêu chuẩn công việc, tức là chỉ được dưới 6 áo/người, họ chỉ được số tiền lương 8h làm việc theo đơn giá cơ bản chỉ đủ sống và sinh hoạt.
Phương pháp trả lương này không những thưởng cho công nhân nào hoàn thành “kế hoạch” mà còn thưởng toàn bộ số thời gian tiết kiệm được do vượt mức kế hoạch, theo một tỷ lệ phần trăm của tổng số giờ quy định cộng với thời gian tiết kiệm được.
8. Áp dụng hình thức thưởng tạo động lực cho người lao động
Làm thế nào để phát huy khả năng tiềm tàng của mỗi nhân viên, để nhân viên trung thành với công ty, làm việc tận tâm và luôn cố gắng cải tiến hoạt động để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Đó là khoa học và nghệ thuật của các nhà lãnh đạo. Để làm được điều đó, lãnh đạo công ty cần phải tạo động lực để kích thích người lao động.
Việc tạo động lực cho cán bộ công nhân việc là một việc làm thiết thực gắn liến với hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo động lực sẽ làm cho người lao động trở nên hưng phấn và hăng hái hơn trong công việc, người lao động sẽ có ý thức hoàn thiện mình do họ cảm thấy được trách nhiệm của họ cần phải làm gì đó để đáp lại sự mong đợi của công ty.
Công ty nên áp dụng những hình thức như: thưởng cho những ai có kết quả làm việc tốt, có những sáng tạo mới mang lại lợi ích cho Công ty, tạo cơ hội phát triển và tăng tiến cho người lao động như đề bạt, tăng lương....
Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung vào thu nhập của người lao động, nó có tác dụng khuyến khích người lao động hăng say hoạt động sản xuất đồng thời với nó khi người công nhân có ý thức tiết kiệm vật tư, hoàn thành vượt mức kế haọch thì nó đem lại một lợi ích to lớn cho Công ty.
Ở các xí nghiệp may, vật tư có tầm quan trọng đặc biệt. Do vậy, việc tiết kiệm vật tư và hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu rất quan trọng, là chỉ tiêu xét thưởng cho các xí nghiệp. Công ty phải xét đến các chỉ tiêu hao vật tư thực tế so với định mức, xác định độ lãng phí hay tiết kiệm vật tư của từng khâu để có thưởng phạt hợp lý.
Điều kiện thưởng là phân xưởng có tỷ lệ tiêu hao vật tư thấp hơn tỷ lệ định mức do Công ty, xí nghiệp quy định và đồng thời với nó là phạt khi tỷ lệ tiêu hao vật tư lớn hơn định mức và qui trách nhiệm cho từng công nhân để nâng cao ý thức của họ trong sản xuất.
Ví du:
Hiện nay mức tiêu hao vật tư của công ty cho xí nghiệp là 4% so với định mức kế hoạch nếu xí nghiệp tiêu hao vật tư thực tế là 3,5 % tiết kiệm được 0,5% chi phí vật tư. Xí nghiệp 2 sản xuất 22500 quân phục chiến sĩ quần đông nữ Tropican kết quả giá thành toàn bộ của sản phẩm là 160.612 đ/bộ. Chí phí vật tư là 97.628 đ/bộ, do vậy xí nghiệp tiết kiệm được là:
97.628 x 22.400 x 0.5% = 10.934.336 đ
Từ đó xí nghiệp sẽ được hưởng một phần tiết kiệm vật tư (chẳng hạn Công ty trích thưởng 50%), vậy số tiền thưởng xí nghiệp 2 sẽ nhận được là:
10.934.336 x 50% = 5.467.168 đ
Nguồn tiền thưởng này sẽ được xí nghiệp phân chia cho các tổ, cá nhân có thành tích tiết kiệm vật tư theo khả năng của từng tổ, từng người.
Ngoài tiền thưởng, tiết kiệm vật tư công ty còn nên đề ra chế độ thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch, thưởng sản xuất ra 100% chất lượng sản phẩm loại I để khuyến khích người lao động hăng say, có trách nhiệm trong công việc, nhằm đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.
KẾT LUẬN
Tiền lương có ý nghĩa vô cùng to lớn trong xã hội. Tiền lương được coi là đòn bẩy đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Do vậy các chính sách về tiền lương luôn luôn là chính sách quan trọng của mỗi quốc gia. Tiền lương kích thích năng suất lao động, tác động mạnh mẽ đến ý thức, thái độ của người lao động. Tiền lương luôn mang trong nó mục đích tự thân, nghĩa là trước khi là một phần của chí phí sản xuất, tiền lương là phương tiện cho việc thực hiện ý đồ kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của các chủ doanh nghiệp. Như vậy, tiền lương có vai trò rất quan trọng. Việc giải quyết các vấn đề phải đặt nó trong mối quan hệ và sự tác động qua lại với nhiều vấn đề kinh tế khác, đặc biệt với sự phát triển của xã hội và nâng cao năng suất lao động. Trong doanh nghiệp tiền lương phải đảm bảo được sự công bằng và khuyến khích người lao động tăng khả năng làm việc.
Đối với doanh nghiệp, để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì mỗi doang nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng, một cách thức trả lương thích hợp. Trả lương sản phẩm đang là một phương pháp được sử dụng rộng rãi tại các xí nghiệp bởi các ưu điểm của nó và việc hoàn thiện công trả lương này đang thực sự trở nên cần thiết giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong cạnh tranh và phát triển một cách bền vững.
Trải qua 50 năm phát triền, Công ty 20 đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó công tác trả lương sản phẩm đã được Công ty rất quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế nhất định. Trong thời gian thực tập tại công ty 20, bằng những lý luận đã được trang bị kết hợp với thực tiễn của Công ty, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương sản phẩm. Tuy nhiên do thời gian và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo PGS-TS Lê Thị Anh Vân, các thày cô trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Ban lãnh đạo, các phòng, ban thuộc Công ty 20, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này./.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Văn Đạt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị nhân sự, Nguyễn Hữu Thân, NXB Thống kê, 2005.
2. Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động, tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
3. Giáo trình tổ chức lao động khoa học trọng xi nghiệp, NXB Giáo dục, 1996.
4. Điều lệ công tác Hậu cần QĐNDVN ban hành tháng 2 năm 1999
5. Phát huy nguồn nhân lực - yếu tố con người trong sản xuất, kinh doanh của PTS Đặng Vũ Chư và PTS Ngô Văn Quế.
6. Cương lĩnh chính trị Đảng cộng sản Việt Nam về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020.
7. Nghị định 41/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ máy của Bộ Quốc phòng.
8. Chế độ tiền lương mới, NXB Lao động, 2005.
9. Giáo trình kinh tế lao động, NXB Lao động XH, 2000.
10. Tài liệu “Công ty 20 – 45 năm xây dựng và trưởng thành” NXB Quân đội nhân dân, 2004.
11. Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động XH, 2004.
12. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh năm 2004-2006 của Công ty 20.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Sinh viên: Hoàng Văn Đạt
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài thực tập: Một số giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 - Tổng cục Hậu cần - QĐNDVN.
Công ty 20 nhận xét về sinh viên Hoàng Văn Đạt trong thời gian thực tập tại Công ty (từ tháng 9/2006 đến tháng 01/2007) như sau:
- Chấp hành tốt các nội quy, quy định của Công ty;
- Có ý thức trong việc tìm tòi, học hỏi thực tế, tham gia tích cực vào các hoạt động của Công ty;
- Đoàn kết tốt, có nối sống giản dị, khiêm tốn, chan hoà gần gũi với CBCNV nên được mọi người tin yêu quý mến;
- Bài viết trung thực, có nhiều ý kiến phân tích sâu. Công ty có thể xem xét áp dung vào thực tế để nâng cáo hiệu quả về công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty.
Công ty 20 xác nhận sinh viên Hoàng Văn Đạt đã hoàn thành tốt kỳ thực tập tại Công ty. Kính đề nghị Trường Đại học Kinh tế Quốc dân quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2007
GIÁM ĐỐC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 - Tổng cục Hậu cần – QĐNDVN.docx