Đề tài Một số quan điểm phát triển nguồn nhân lực, xu hướng giải pháp chính sách

Nguồn nhân lực có thể nhận diện trên khía cạnh là dân số hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội (lực lượng lao động). Phát triển nguồn nhân lực như là một quá trình mở rộng, tăng năng lực các khả năng của người lao động tham gia có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội. Phát triển nguồn nhân lực cụ thể ở TP.HCM chính là sự biến đổi số lượng và chất lượng về các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần, tạo ra những biến đổi tiến bộ trong cơ cấu lực lượng lao động. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực có thể nói đơn giản đó là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội. Bài gồm 2 phần: 1. Nhận thức, hình thành trào lưu học tập và “Học tập suốt đời” trong lực lượng lao động. Do đó, xã hội cần phải chuẩn bị cả về nội dung, cơ sở vật chất, phương thức và loại hình đào tạo nhằm giúp cho lực lượng lao động thường xuyên tham gia học tập ngày một nhiều hơn. 2. Chú trọng đúng mức đáp ứng nhu cầu về tiền công, thu nhập cao và tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động ngày càng cao và đa dạng của lực lượng lao động. 3. Phát triển thị trường lao động - việc làm, một loại thị trường đặc biệt có tác động mạnh đến phát triển nguồn nhân lực. 4. Cần có những chương trình hành động thiết thực hơn đến phát triển thể chất (cân nặng và chiều cao) trong phát triển nguồn nhân lực.

pdf3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2814 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số quan điểm phát triển nguồn nhân lực, xu hướng giải pháp chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, XU HƯỚNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KS.Nguyễn Thị Bích Hồng Viện Nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh Nguồn nhân lực có thể nhận diện trên khía cạnh là dân số hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội (lực lượng lao động). Phát triển nguồn nhân lực như là một quá trình mở rộng, tăng năng lực các khả năng của người lao động tham gia có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội. Phát triển nguồn nhân lực cụ thể ở TP.HCM chính là sự biến đổi số lượng và chất lượng về các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần, tạo ra những biến đổi tiến bộ trong cơ cấu lực lượng lao động. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực có thể nói đơn giản đó là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia có hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội. Bên cạch sự chuyển biến tiến bộ về nguồn nhân lực, một vấn đề rất quan trọng đặt ra là tổ chức quản lý, sử dụng nguồn nhân lực tốt để đạt mục tiêu đề ra của tổ chức. Ngược lại, tổ chức quản lý, sử dụng nguồn nhân lực không tốt rất có thể không đạt mục tiêu đề ra của tổ chức đó mà còn làm triệt tiêu động lực hoạt động của nguồn nhân lực. Với ý nghĩa nội dung này, xin được trao đổi một số quan điểm và xu hướng giải pháp chính sách về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa nhìn từ TP.HCM như sau: 1. Nhận thức, hình thành trào lưu học tập và “Học tập suốt đời” trong lực lượng lao động. Do đó, xã hội cần phải chuẩn bị cả về nội dung, cơ sở vật chất, phương thức và loại hình đào tạo nhằm giúp cho lực lượng lao động thường xuyên tham gia học tập ngày một nhiều hơn. Toàn cầu hóa cùng với tự do hóa thương mại và sự đổi mới công nghệ, phát triển khoa học diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi lực lượng lao động phải ứng phó – thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng này. Vì vậy, lực lượng lao động phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ nhiều hơn, nhanh hơn và việc “Học tập suốt đời” đã, đang là yêu cầu đặt ra đảm bảo cho phát triển bền vững nguồn nhân lực. Chính yêu cầu của việc học tập này sẽ có sự phân hóa nhanh, mạnh hơn trong lực lượng lao động và thước đo giá trị dựa vào bằng cấp hiện hữu trở lên tương đối mà thước đo đích thực chính là kỹ năng của người lao động, là năng suất, là hiệu quả trong công việc. Cũng từ sự đổi mới công nghệ, phát triển khoa học diễn ra nhanh chóng, tính chất và yêu cầu của việc làm cũng thay đổi nhanh hơn; có những công việc cũ mất đi xong cũng có nhiều công việc mới hình thành với những tiêu chuẩn và đòi hỏi mới cao hơn; đó cũng chính là nguy cơ thất nghiệp xảy ra (chưa kể đến nguy cơ thất nghiệp cơ cấu do chủ động của chúng ta tái cấu trúc lại nền kinh tế, nguy cơ cạnh tranh trong tìm kiếm và duy trì việc làm của thị trường lao động, …). Vấn đề này đặt ra sự linh hoạt của người lao động không chỉ cố hữu đặc thù cho một công việc mà là cần có một kỹ năng lao động rộng hơn, đa ngành hơn; điều này cũng minh chứng thêm sự cần thiết phải “Học tập suốt đời”. Việc “Học tập suốt đời” của lực lượng lao động, xã hội cần phải chuẩn bị cả về nội dung, cơ sở vật chất; phương thức và loại hình đào tạo nhằm giúp cho lực lượng lao động thường xuyên tham gia học tập ngày một nhiều hơn. Trên phương diện quản lý nhà nước nên tập trung vào các nhóm giải pháp chính sách là: Có quy hoạch, kế hoạch về quy mô đào tạo nhằm điều tiết cho từng cấp độ đào tạo khác nhau, loại hình, phương thức và cơ cấu ngành nghề đào tạo phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch về quy mô đào tạo, ưu tiên tăng nhanh chi ngân sách Nhà nước cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực. Có cơ chế thúc đẩy xã hội hóa đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xem việc phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của toàn xã hội. 2. Chú trọng đúng mức đáp ứng nhu cầu về tiền công, thu nhập cao và tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động ngày càng cao và đa dạng của lực lượng lao động. Việc chú trọng đúng mức đáp ứng nhu cầu về tiền công, thu nhập cao thực chất là nguyên tắc khuyến khích động lực vật chất đối với người lao động, nguyên tắc này không chỉ phù hợp với phát triển thể chế kinh tế thị trường mà còn có ý nghĩa trực tiếp, động lực đối với từng cá thể lao động. Dân số thành phố trẻ, tỷ lệ lực lượng lao động cao với mục tiêu tạo việc làm, tạo thu nhập, giảm nghèo theo hướng toàn dụng lao động là chính. Cần hướng dần sang đáp ứng nhu cầu về tiền công, thu nhập cao và tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động ngày càng cao và đa dạng của lực lượng lao động; đặc biệt là các ngành nghề đặc thù và khuyến khích tài năng. Có thể tập trung khuyến khích nguồn nhân lực trên các lĩnh vực: Nguồn nhân lực trong khu vực quản lý hành chính Nhà nước. Nguồn nhân lực khoa học công nghệ, công nhân kỹ thuật trình độ cao. Nguồn nhân lực quản lý trong các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Giải pháp chính sách tiền công, thu nhập cao và tăng nhanh trên phương diện quản lý nhà nước có thể thực hiện nhanh hơn trong khu vực quản lý hành chính nhà nước. Đó là cần tiêu chuẩn hóa cụ thể nhóm ngạch và chức danh trong công việc tương ứng với thang bảng lương, không nhất thiết phải xếp lương tuần tự theo năm làm việc của công chức. Việc xác định mức lương theo đúng nội dung, vị trí công việc không những tăng thu nhập cho cá nhân cụ thể trong từng công việc mà còn tạo động lực cho cá nhân phấn đấu tăng năng lực làm việc để cạnh tranh và duy trì việc làm. 3. Phát triển thị trường lao động - việc làm, một loại thị trường đặc biệt có tác động mạnh đến phát triển nguồn nhân lực. Thị trường lao động, việc làm hiện nay mới trong giai đoạn hình thành, chưa hội đủ những yếu tố của thị trường như còn thiếu khuôn khổ pháp lý, thông tin bị gián đoạn, cắt khúc giữa cung và cầu nguồn nhân lực. Vì vậy, chưa thực sự kích thích, điều tiết thị trường lao động, việc làm phục vụ mục tiêu chung và tối ưu hóa lợi ích của các cá thể lao động, trong thực tế đã gây lãng phí không ít cả về nhân lực và tài chính. Giải pháp chính sách thị trường lao động, việc làm của Nhà nước đang ngày càng bao quát rộng hơn đến toàn bộ lực lượng lao động xã hội và theo hướng tích cực đến phát triển nguồn nhân lực. Đó là việc thực hiện Luật lao động và luật này vẫn đang tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nhiều giải pháp chính sách còn chậm thực hiện, chuyển biến chưa nhiều. Một bộ phận khá lớn lao động ngoài khu vực Nhà nước chưa được quan tâm đầy đủ và chưa là đối tượng điều tiết của nhiều chính sách. Một số giải pháp chính sách trong quản lý nhà nước địa phương cần hướng đến, tiếp tục đẩy mạnh hơn là: Gắn kết chủ trương chính sách đầu tư với chính sách lao động, việc làm; đảm bảo đầu tư tăng nhanh cùng tương thích với tăng chất lượng nguồn nhân lực; chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng năng suất lao động. Trước hết thông qua đầu tư của Nhà nước vào những ngành, những lĩnh vực tạo việc làm có ý nghĩa quyết định và tác động liên ngành; tạo sự chuyển biến về cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp chuyển sang lao động phi nông nghiệp, lao động trình độ kỹ thuật thấp chuyển sang lao động trình độ kỹ thuật cao. Cụ thể hóa chính sách điều tiết quan hệ lao động, điều kiện lao động trong tình hình của địa phương và chế tài có kết quả, đó là: Hình thức, phương thức ký kết hợp đồng lao động; thời gian lao động, trả công lao động; những chuẩn mực, quy định về vệ sinh, an toàn lao động; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; đặc biệt là nghiên cứu định mức trả công lao động được điều tiết theo quan hệ cung cầu của thị trường lao động – việc làm. 4. Cần có những chương trình hành động thiết thực hơn đến phát triển thể chất (cân nặng và chiều cao) trong phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với xu thế chuẩn hóa, quốc tế hóa về những tiêu chuẩn tổ chức lao động và điều kiện làm việc. Cụ thể là những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định bởi tính năng của máy móc công nghệ thiết bị trong nhiều ngành công nghiệp đòi hỏi người lao động cần có tầm vóc và thể lực tốt để vận hành tốt công suất của máy móc thiết bị. Thực tế qua chỉ số cụ thể của HDI về tuổi thọ của người Việt Nam có tăng lên, điều này chứng tỏ sức khỏe của người Việt Nam có tốt hơn nhưng chưa có số liệu chính thức nào khẳng định tầm vóc, thể lực của người lao động tốt hơn. Giải pháp chính sách tập trung vào nghiên cứu khuyến cáo các chế độ dinh dưỡng phù hợp với điều kiện làm việc và tập quán của người Việt Nam. Tập trung hơn các phúc lợi xã hội công cộng cho rèn luyện thể dục thể thao trong cộng đồng dân cư, cụ thể là gia tăng các nhà văn hóa thể thao, đảm bảo mật độ theo quy định. Tóm lại: Nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt quan trọng của phát triển đã được khẳng định và không ít ý kiến thừa nhận yếu tố con người là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công cũng như thất bại. Việc đầu tư cho con người là hoàn toàn có lợi, lợi ích kép, trước hết là trực tiếp cho bản thân của con người và gián tiếp là cho xã hội. Vậy cần đầu tư cho con người nhiều hơn nữa để thành phố Hồ Chí Minh có những thị dân đô thị tương thích.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số quan điểm phát triển nguồn nhân lực, xu hướng giải pháp chính sách.pdf
Luận văn liên quan