Đề tài Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp

MỤC LỤC Lời mở đầu . 3 Chương 1: Tổng quan về quản lý và điều hành công ty cổ phần . 8 1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần . 8 1.1.1. Sự hình thành công ty cổ phần . 8 1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên thế giới 18 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần tại Việt Nam 12 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần . 16 1.1.3. Phân loại công ty cổ phần 17 1.1.4. Sự khác biệt giữa các loại hình công ty cổ phần của Việt Nam và của Cộng hòa Pháp 18 1.2. Quản lý và điều hành công ty cổ phần 21 1.2.1. Sự cần thiết của quản lý và điều hành công ty cổ phần . 21 1.2.2. Nội dung của công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần . 22 Chương 2: Thực trạng một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam trong thời gian qua . 25 2.1. Cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông 25 2.1.1. Quy định của pháp luật về triệu tập Đại hội đồng cổ đông . 25 2.1.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam 25 2.1.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 29 2.1.2. Thực trạng về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam 33 2.1.3. Đánh giá về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam . 38 2.2. Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số . 42 2.2.1. Quy định của pháp luật về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số 42 2.2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam 42 2.2.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 44 2.2.2. Thực trạng về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số tại Việt Nam 47 2.2.3. Đánh giá về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam . 50 2.3. Vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát . 52 2.3.1. Quy định của pháp luật về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát . 52 2.3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam 52 2.3.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 54 2.3.2. Thực trạng hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam . 56 2.3.3. Đánh giá về hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam 59 2.4. Sự minh bạch trong công bố thông tin 61 2.4.1. Quy định của pháp luật về vấn đề công bố thông tin . 61 2.4.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam 61 2.4.1.2. Quy định của pháp luật Pháp . 64 2.4.2. Thực trạng về vấn đề minh bạch trong công bố thông tin tại Việt Nam . 65 2.4.3. Đánh giá về vấn đề công bố thông tin tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam 68 Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều hành công ty cổ phầnở Việt Nam 70 3.1. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều hành công ty cổ phần 70 3.2. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam 72 3.2.1. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý 72 3.2.1.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông 72 3.2.1.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ . 73 3.2.1.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát 74 3.2.1.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin . 76 3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm thực hiện đúng luật 78 3.2.2.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông 78 3.2.2.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ . 79 3.2.2.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát 80 3.2.2.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin . 81 3.3. Một số giải pháp khác 83 3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô . 83 3.3.2. Nhóm giải pháp vi mô . 85 Kết luận 87 Tài liệu tham khảo 89 Phụ lục: Vụ án tranh chấp trong công ty cổ phần . 94 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đường lối phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện tính đúng đắn và sáng suốt thông qua sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập và phát triển này chúng ta cũng còn phải đương đầu và cần vượt qua những rào cản trước những yếu tố kinh tế cũ vẫn còn tính bao cấp, lạc hậu và trước những yếu tố kinh tế mới còn mầy mò hoặc chưa có kinh nghiệm. Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế tôn trọng sự tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết và giám sát của Nhà nước thông qua các thế chế và hệ thống luật pháp kinh tế. Mặc dù vậy, để cho mọi thành phần kinh tế nhận thức được đầy đủ hệ thống luật pháp nói chung cũng như những đạo luật điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh nói riêng là điều không dễ dàng thực hiện ngay. Lẽ đương nhiên là trong thực tiễn đã nảy sinh nhiều vụ tranh chấp, kiện tụng ở tất cả các loại hình doanh nghiệp chủ yếu xoay quanh những vấn đề về nhận thức, tuân thủ trong pháp luật và thực tế quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh trong đó loại hình công ty cổ phần là một mẫu ví dụ rất điển hình. Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp đang phát triển và ngày càng phổ biến ở nước ta hiện nay. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành của loại hình công ty này, trong đó văn bản cơ bản nhất là Luật doanh nghiệp mới được chính thức áp dụng từ năm 2005 đến nay nên còn nhiều điểm cần bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp này; bởi vì, so với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần thường có nhiều ưu thế trong việc huy động tiền nhàn rỗi công chúng; linh hoạt, năng động trong quản lý, điều hành; và là loại hình doanh nghiệp chuyển đổi của các doanh nghiệp nhà nước theo theo chủ trương của Chính phủ. Trong thực tiễn, công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần ở nước ta đã và đang có nhiều vướng mắc về pháp lý tạo nên các vụ tranh chấp xuất phát chính từ sự không am hiểu luật pháp hoặc lợi dụng sự chưa hoàn thiện của pháp luật để trục lợi. Một số vụ tranh chấp được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí được coi là những vụ án điển hình để đưa vào sách giáo khoa, sách tham khảo như: Vụ kiện họp Hội

pdf92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ đông thường niên và bất thường là 65% cổ phần có quyền biểu quyết, lần thứ hai là 51% và lần thứ ba vẫn được tiến hành bất kể số cổ phần và số đại biểu. Có thể thấy Luật công ty ở Pháp đã bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Bởi trên thực tế, nếu những người nắm giữ nhiều cổ phần trong công ty, khi họ có sai phạm thì Luật Công ty ở Pháp sẽ cho phép những cổ đông nhỏ có thể nói lên tiếng nói nhằm bảo vệ lợi ích của mình vì chỉ cần 25% cổ phần với Đại hội đồng cổ đông thường niên và 50% với Đại hội đồng bất thường. Cũng như thế, Luật Doanh nghiệp yêu cầu 65% cổ phần, điều này rất khó để các cổ đông nhỏ có thể tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông vì họ không nắm giữ số cổ phần lớn. Thứ hai, về cơ cấu vốn cho phép một số cổ đông nắm giữ cổ phần, nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch, Luật Doanh nghiệp nên quy định tỉ lệ tối thiểu cổ phiếu phổ thông do một công ty cổ phần phát hành. Về cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, Luật doanh nghiệp nên quy định mọi cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký 68 kinh doanh. Việc bảo lưu quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông nhà nước (tổ chức do chính phủ uỷ quyền ) như hiện nay là không cần thiết, thiếu minh bạch và tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cổ đông. Tóm lại, khi chúng ta có những cơ chế đảm bảo quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ là chúng ta bước đầu thực hiện quyền của họ. Bởi quyền dự họp Đại hội cổ đông là nền tảng để cổ đông nhỏ thực hiện các quyền khác của mình. Nhưng thực tế, quyền dự họp đang trở thành vấn đề nóng bỏng do các công ty cổ phần đang vi phạm. Thiết nghĩ, chúng ta cần chấn chỉnh lại việc thực thi Luật Doanh nghiệp, sau đó phải có định hướng cho các cổ đông nhỏ biết liên kết, tự bảo vệ quyền của mình. Cuối cùng, quyền đó phải được bảo đảm từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật. Như thế, môi trường kinh doanh của Việt Nam chắc chắn sẽ được cải thiện trong thời gian tới. 3.2.1.3 Về vai trò, chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát Thứ nhất, về thủ tục đề xuất các kiến nghị của Ban kiểm soát đến đại hội đồng cổ đông. Theo Luật Doanh nghiệp, Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông43. Theo điều lệ mẫu công ty cổ phần áp dụng cho công ty niêm yết44, mọi kiến nghị của Ban kiểm soát đều chỉ được ban hành, đệ trình lên đại hội đồng cổ đông sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị. Như vậy, quy định mềm dẻo của Luật Doanh nghiệp đã bị “ văn bản dưới luật ” biến tấu, dẫn đến tình trạng không đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập của Ban kiểm soát trong công ty cổ phần. Các quy định mâu thuẫn với luật cần được bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp. Thứ hai, khoản 1 điều 123 Luật quy định Ban kiểm soát giám sát Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trước việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nhưng nếu trong luật có quy định Ban kiểm soát hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào Hội đồng quản trị, Ban giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thì thực tế ở Việt Nam Ban kiểm soát chưa phát huy được vai trò cũng như trách nhiệm của mình. Vì thế, Luật nên quy định rõ trách nhiệm cụ thể đối với Ban kiểm soát thì việc này mới được thực thi. 43 Khoản 9 điều 123, Luậtdoanh nghiệp năm 2005. 44 Ban hành kèm theo Quyết định của Bộ tài chính số 15/2007/QĐ – BTC ngày 19/3/2007 về việc ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết sở giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán. 69 Thứ ba, trong quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng, nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm cũng chỉ bao gồm các tài liệu trên. Như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không phải là tài liệu bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý hoặc công bố thông tin theo quy định. Như đã nêu ở trên, báo cáo của Ban kiểm soát là một tài liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có được cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp từ góc độ mà các bản báo cáo tài chính không đề cập đến. Thông tin trong báo cáo của Ban kiểm soát có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính. Do đó, cần phải xem xét việc yêu cầu công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, phải công bố báo cáo của Ban kiểm soát cùng với báo cáo tài chính. Nếu toàn bộ quyền lực trong công ty cổ phần đều tập trung vào Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, thì không ai dám khẳng định rằng họ không lạm quyền và khi đó cổ đông sẽ không được bảo vệ. Ban kiểm soát là một cơ chế phù hợp để cổ đông tự bảo vệ mình. Muốn như thế, hoạt động của Ban kiểm soát cần được điều chỉnh bởi một khung pháp lý rõ ràng hơn, đồng thời chính cổ đông phải hiểu rõ và sử dụng vai trò của Ban kiểm soát một cách thông minh và phù hợp. Ngoài ra, khi được cổ đông tin tưởng và trao quyền, Ban kiểm soát phải có đủ khả năng và dũng khí thực thi nhiệm vụ, các báo cáo của Ban kiểm soát phải thể hiện được tính độc lập và chính xác. Chỉ có như vậy quyền lợi của cổ đông mới được bảo vệ và xã hội mới tránh được những thiệt hại từ sự sụp đổ của các công ty cổ phần. 3.2.1.4 Về sự minh bạch trong công bố thông tin Thứ nhất, quá trình phát triển quản lý và điều hành công ty cổ phần là một quá trình lâu dài trong mối liên hệ giữa người ủy thác và việc quản lý tài sản cũng như các bên liên quan, và lý do cho mối liên hệ này chính là do sự bất đối xứng trong công bố thông tin. Giữ cải thiện tính minh bạch và công bố thông tin đã luôn luôn được yêu cầu trong suốt sự phát triển của quản lý và điều hành công ty, vì thế đây sẽ là một chủ đề vĩnh cửu và luôn nhận được sự chú ý. Công bố thông tin là điểm chính cho quản lý và điều hành công ty hiện nay. Quản lý và điều hành luôn phải đi kèm với sự kiểm tra và cân bằng giữa các bên liên quan, tập trung vào lợi ích của cổ đông, hay nói một cách khác, nó là một tập hợp toàn bộ các cơ chế 70 bố trí các quyền của công ty, phân công trách nhiệm và hạn chế để bảo vệ các quyền lợi của các cổ đông và các bên liên quan theo quy định của pháp luật . Công bố thông tin của công ty cần chính xác, kịp thời và công khai cho các cổ đông và các bên liên quan nhằm mục đích nâng cao sự tham gia của họ và bảo vệ lợi ích của họ.dựa trên những thông tin được tiết lộ đúng sự thật. Công bố cũng sẽ là một thách thức đối với công ty, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với các cổ đông và các bên liên quan. Công bố thông tin không chỉ phản ánh quá trình quản lý và điều hành công ty mà còn có đánh giá hiệu quả của sự quản lý này. "Đầy đủ" là yêu cầu cơ bản để công bố thông tin và nó cũng có thể được bổ sung thêm với các yêu cầu về nội dung. Do phát triển kinh tế, thông tin cần thiết cho quản lý và điều hành công ty cần toàn diện. Mặc dù điểm chú ý của yêu cầu thông tin của các bên liên quan có thể được thay đổi thì các yêu cầu về sự chính xác là cơ bản và cần đảm bảo nhất. Thứ hai, nội dung của thông tin được tiết lộ bao gồm tài chính và thông tin không tài chính. Thông tin tài chính hầu hết liên quan chặt chẽ đến công ty và các bên liên quan, do đó thường xuyên là cần thiết nhất. Thông tin tài chính thường đề cập đến các báo cáo hàng năm, trong khi thông tin phi tài chính có thể tập trung về môi trường kinh doanh, xã hội,… Thông tin liên quan đến các khía cạnh của Hội đồng quản trị bao gồm: cơ cấu và thủ tục hoạt động, chi tiết của các ban đặc biệt hay cách bầu Ban giám đốc, bao gồm cả phương thức giới thiệu và đề cử, tiền lương và chi phí cho việc quản lý cao nhất, kiểm soát rủi ro, kiểm toán viên, và chi tiết các giao dịch liên quan. Các khía cạnh của hoạt động công ty như: báo cáo tài chính, báo cáo của các giao dịch quan trọng, mua bán, trọng điểm khách hàng…; trong khía cạnh của xã hội như: môi trường, cộng đồng và nhân viên,… Công bố thông tin không được giới hạn trong các sự kiện hiện tại, mà còn bao gồm các dự báo và phân tích hoạt động trong tương lai và điều kiện tài chính, báo cáo tài chính và báo cáo về công tác quản lý điều hành,… Do đó, thông tin tiết được công bố là một biểu tượng quan trọng cho doanh nghiệp để tạo ra một hình ảnh tốt với xã hội và cũng là cơ sở cho các nhà đầu tư tin tưởng trong doanh nghiệp và sẵn sàng đóng bỏ tiền đầu tư. 71 Thứ ba, một điểm mà chúng ta cần tham khảo kinh nghiệp của Pháp đó là trong hồ sơ huy động vốn của doanh nghiệp Pháp, phải có một bản cáo bạch tóm tắt dưới 2.500 từ để giúp những người ít thời gian vẫn có thể tiếp cận thông tin chính yếu về doanh nghiệp. Tại Pháp, nhiều doanh nghiệp có cáo bạch dài tới 500 trang, nên việc yêu cầu phải có một bản cáo bạch tóm tắt là thủ tục bắt buộc và người thực hiện bản tóm tắt này phải chịu trách nhiệm dân sự nếu tóm tắt có nội dung lừa dối, không chính xác hoặc mâu thuẫn với các phần khác của cáo bạch. Thứ tư, cũng có thể học tập từ các kinh nghiệm đã nêu ở chương hai của công hòa Pháp. Đó là việc quy định cụ thể từng loại thông tin công bố cho từng đối tượng cụ thể, cần cung cấp đầy đủ thông tin mà đối tượng đó cần. Nếu là thông tin cho các cổ đông thì cần cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động của công ty, doanh thu, chi phí, lỗ, lãi, cổ tức, suất sinh lời… Nếu là thông tin cho các nhân viên trong công ty thì là thông tin về lương bổng. Nếu là thông tin cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước là các thông tin về thuế, doanh thu, chi phí sản xuất… Cũng cần quy định rõ thời gian và cách thức cung cấp các thông tin, ví dụ như cung cấp thông tin cho cổ đông vào các cuộc họp đại hội đồng hoặc trên trang web công ty, cung cấp thông tin cho cán bộ nhân viên thông tin lương bổng tại cuộc họp tổng kết cuối năm nhằm tạo ra động lực làm việc và tăng sự gắn bó với công ty, còn đối với các cơ quan quản lý hay các phương tiện truyền thông thì việc cung cấp thông tin là theo nhu cầu của các đối tượng này được các hình thức như báo cáo tóm tắt cho cơ quan quản lý, các bài phỏng vấn, giới thiệu công ty cho các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, còn cần phải có một bộ phận PR và duy trì một cách thường xuyên bộ phận này để có thể cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc cho cách nhà đầu tư một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác nhất. 3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm thực hiện đúng luật. 3.2.2.1 Về cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông Cũng xuất phát từ sự không rõ ràng và đôi khi có sự mâu thuãn trong Luật và các văn bản dưới luật quy định về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông nói riêng và các vấn đề khác nói chung nên thường dẫn đến thực tế là các thành viên công ty đã lợi dụng kẽ hở đó và không tuân thủ đúng luật. Thứ nhất, về trình tự và thủ tục triệu tập Đại hội đồng cổ đông cần phải được tuân thủ đúng quy định. Có thể lấy ví dụ như: Đầu tiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, 72 phải có sự chính xác về cách sử dụng từ, đó là luôn luôn phải thêm từ cuộc họp hoặc từ khác tương đương vào cụm từ "Đại hội đổng cổ đông" để chỉ một cuộc họp. Thứ hai, thông báo mời họp phải gửi đúng thời hạn quy định, đó là "đến tất cả cổ đông chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc". Việc gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn do việc ghi địa chỉ của cổ đông không được chính xác, vì thế các công ty có thể định kỳ gửi thông báo đến cho các cổ đông, một mặt là cung cấp thông tin về tình hình hoạt động, mặt khác là để xác định xem cổ đông đó có thay đổi địa chỉ hay không. Hơn nữa, cũng cần quy định rõ trong điều lệ đó là nếu cổ đông tự ý thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho công ty thì việc không nhận được thông tin cũng như giấy thông báo mời họp công ty sẽ không chịu trách nhiệm. Thứ ba, trong nội dung thông báo mời họp, các công ty cần chú ý không chỉ gửi một thông báo mời họp mà còn gửi tài liệu kèm theo như: Chương trình họp, phiếu biểu quyết, dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp. Những nội dung phải được ghi trong Biên bản cũng được Luật Doanh nghiệp bắt buộc một cách cụ thể, chặt chẽ. Tiếp đó, biên bản họp Đại hội đổng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày bế mạc cuộc họp. Trên thực tế rất ít công ty thực hiện quy định về việc gửi Biên bản này hoặc nếu có gửi thì lại là gửi Nghị quyết chứ không phải là Biên bản và thường cũng không đúng thời hạn 15 ngày. Vì vậy, cần chú ý để không nhầm lẫn hai loại văn bản. Thủ tục là điều kiện cần thiết để bảo đảm giải quyết đúng đắn về nội dung. Nếu không thực hiện đúng những quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến việc họp Đại hội đồng cổ đông, thì có thể dẫn đến hậu quả là quyết định của Đại hội đổng cổ đông bị huỷ bỏ theo yêu cầu của các bên liên quan. Những nhầm lẫn, sai sót như trên, ngoài việc do chưa hiểu rõ quy định của Luật còn là ý thức không muốn tuân thủ nghiêm chỉnh và một điều không kém phần quan trọng là do những quy định bất cập, thiếu thực tế, thiếu thuyết phục của Luật. Do vậy, ngoài việc đào tạo, giúp các công ty tăng cường hiểu biết về Luật doanh nghiệp và có những biện pháp xử lý với các trường hợp vi phạm thì quan trọng hơn, cần có sự xem xét, bổ sung và điều chỉnh những quy định trong Luật cho rõ ràng và chính xác. Không thể có sự mập mờ, không rõ nghĩa vì nó có thể dẫn đến sự hiểu sai hay cố tình lợi dụng lỗ hổng của Luật để trục lợi. 73 3.2.2.2 Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ Về vấn đề quyền dự họp đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ, Luật Doanh nghiệp đã có quy định để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số, theo đó tất cả các cổ đông, không phụ thuộc tỉ lệ sở hữu cổ phần đều có quyền tham dự đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, quyền này thường bị các công ty hạn chế bằng việc quy định tỉ lệ sở hữu nhất định mới được tham dự đại hội đồng cổ đông. Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông nhỏ phải được đảm bảo bằng những biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp tư pháp. Bộ luật Tố tụng dân sự 2003 quy định: Cổ đông có quyền yêu cầu toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp (1) Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty (2) Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Cổ đông nhỏ sẽ khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền nếu Hội đồng quản trị không triệu tập họ dự họp. Nhưng các cơ quan có thẩm quyền phải hướng dẫn cụ thể để Các cơ quan tiến hành tố tụng thực thi quyền của cổ đông nhỏ. Thực tế, các cổ đông được quy định trong khoản 2 điều 79 có rất nhiều quyền hạn nhưng thực tế ở Việt Nam do không nắm được rõ luật như trên đã phân tích nên họ dễ bị hạn chế những quyền lợi chính đáng của mình. Do đó, các cổ đông nhỏ tham gia công ty cổ phần với vốn góp ít phải nghiên cứu kỹ càng về công ty, Bản điều lệ công ty và xác định mục đích của mình (cổ tức và lãi vốn chẳng hạn). Cổ đông nhỏ được luật pháp trao cho quyền nhất định để tự bảo vệ mình, nhưng cũng đừng quên quyền chỉ giới hạn trong số vốn góp. Hơn nữa, các cổ đông nhỏ có thể liên kết với nhau thành lập một tổ chức bảo vệ quyền lợi của mình như tổ chức Bảo vệ cho cổ đông thiểu số của Pháp. Nhờ vào sự hoạt động của tổ chức này, các cổ đông nhỏ có thể nắm bắt nhanh chóng các quyền lợi của mình khi tham gia đầu tư, đồng thời tổ chức cũng có thể đứng ra làm người đại diện bảo vê cho quyền lơi của thành viên trong trường hợp quyền của cổ đông bị vi phạm. 3.2.2.3 Về vai trò, chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát Thứ nhất, nếu như theo luật, Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là kế toán hoặc kiểm soát viên để hàng năm thành viên Ban kiểm soát đó kiểm tra tính 74 hợp pháp, tính trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng một lần của công ty nhưng tại Việt Nam hầu hết thành viên Ban kiểm soát đó lại nằm trong phòng kế toán tài chính. Người lập ra báo cáo quyết toán hàng năm của công ty song đồng thời cũng là người kiểm tra, người giám sát nên việc giám sát, kiểm tra của công ty không được minh bạch và chính xác. Do đó, thiết nghĩ luật nên quy định thành viên Ban kiểm soát, người được giao nhiệm vụ thống kê, lập báo cáo tài chính phải là người có nghiệp vụ kế toán nhưng không được nằm trong phòng kế toán. Có như thế, mới đảm bảo được lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và các cổ đông của công ty. Thứ hai, lại nhắc đến một vấn đề hiện đang tồn tại , đó là một trong những đặc điểm của các công ty cổ phần Việt Nam là quyền lực rất lớn tập trung vào tay các thành viên hội đồng quản trị chính vì thế quyền lực trong các doanh nghiệp đang bị lạm dụng dưới nhiều hình thức để phục vụ cho lợi ích riêng của một số người. Như vậy, trong các công ty cổ phần, vai trò của Ban kiểm soát là thực sự quan trọng. Họ không chỉ giám sát hoạt động của hội đồng quản trị , tổng giám đốc/giám đốc , nhằm ngăn chặn và phát hiện những trường hợp sai phạm, thiếu sót, bất minh, bất hợp lý, xung đột lợi ích… trong việc quản lý, điều hành công ty; mà Ban kiểm soát còn đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý, điều hành công ty đạt được hiệu quả cao nhất. Vì thế, chính Ban kiểm soát phải hiểu rõ hơn ai hết vai trò, trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình thì hoạt động quản lý điều hành công ty mới thực sự có hiệu quả. Do đó, có lẽ cũng nên có những lớp tập huấn, đào tạo hay thông tin cho thành viên Ban kiểm soát để họ nhận biết và phát huy tốt nhất vai trò của mình. 3.2.2.4 Về sự minh bạch trong công bố thông tin Thứ nhất, nếu xét về quyền được công bố thông tin của các cổ đông, khoản 2 điều 79 Luật doanh nghiệp ghi rất rõ quyền của các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền xem xét và trích 75 lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; họ cũng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty nếu xét thấy cần thiết. Tại Việt Nam, rất ít các công ty làm được việc đó vì Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát không sẵn sàng minh bạch hoá các thông tin cho các cổ đông. Thiết nghĩ nguyên nhân của vấn đề trên là quyền lực của những người được giao trách nhiệm quản lý rất lớn, họ có thể gây cản trở cho các cổ đông không được đảm bảo các quyền lợi như luật định. Mặt khác, sự minh bạch hoá thông tin của công ty cổ phần còn liên quan chặt chẽ đến việc tách bạch giữa quản lý và sở hữu trong công ty cổ phần. Một bên các cổ đông và cả các nhà đầu tư luôn luôn muốn thông tin về tình hình hoạt động của công ty, họ muốn biết xem đồng vốn họ bỏ ra đã được sử dụng như thế nào và hiệu quả ra sao. Nhưng khi đồng vốn đó đến tay các nhà quản lý, họ kinh doanh trên số tiền mà các cổ đông bỏ ra. Thực tế, nếu tình hình kinh doanh khả quan thì không sao nhưng nếu việc kinh doanh gặp khó khăn thì các nhà quản lý lại không muốn công bố thông tin cho các cổ đông vì nếu biết hoạt động của công ty bất lợi, cổ đông có thể bán cổ phần công ty để hạn chế tối đa các thiệt hại cho mình. Các nhà quản lý trong trường hợp nào cũng không muốn điều đó. Vì thế, thực tế là các cổ đông có nguy cơ là người cuối cùng biết thông tin khi công ty bị phá sản. Do đó, các cổ đông cần chính bản thân họ tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình bằng cách yêu cầu công ty minh bạch hoá thông tin. Thứ hai, minh bạch và công bố thông tin dựa trên quản lý và kiểm soát bên trong và đồng thời là việc có thể để thúc đẩy việc cải thiện quản lý và kiểm soát bên trong. Doanh nghiệp nhà nước cần đưa thêm các nỗ lực trong quản lý bên trong và kiểm soát để nâng cao tính minh bạch và chất lượng công bố thông tin. Cần chú ý là phải chú ý đến các lĩnh vực. Một là, tiêu chuẩn hóa quản trị nội bộ và thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống. Thiết lập cơ cấu quản trị mà các trung tâm về Hội đồng quản trị và tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị với việc giám sát và kiểm soát rủi ro và kiểm soát nghiêm ngặt quản lý và hệ thống nội bộ được thực hiện. Hai là, việc kiến nghị sửa đổi Luật Doanh nghiệp là khá khó khăn và mất nhiều thời gian, chính vì vậy các công ty có thể quy định rõ về việc công bố thông tin trong điều lệ công ty. 76 Ba là, Hội đồng quản trị là cơ quan chính chịu trách nhiệm về tính minh bạch và công bố thông tin. Bốn là, tăng cường đào tạo nhân viên, cán bộ nhằm trau dồi nhận thức của họ về rủi ro, kiểm soát và lưu lượng, và do đó để tạo thành một văn hóa doanh nghiệp của minh bạch và thiện ý. 3.3. Một số giải pháp khác 3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô Nhìn chung, nếu so sánh với các chuẩn mực, nguyên tắc quản lý và điều hành của các công ty cổ phần trên thế giới nói chung và Pháp nói riêng thì hầu hết các chuẩn mực, các nguyên tắc ấy không được tuân thủ hoặc căn bản chỉ tuân thủ được một phần. Do đó, cần có sự can thiệp trực tiếp của Nhà Nước mà trước hết là sự quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn để tránh sai sót đáng tiếc và cả sự lợi dụng những lỗ hổng của luật để mang lại lợi ích cho một số người. Các văn bản luật và dưới luật cũng không được quy định mẫu thuẫn nhau vì nếu không sẽ rất khó để các công ty đưa vào áp dụng. Cần phải tăng cường sự tham gia, đánh giá và phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ, khu vực tư nhân, viện nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần Tiếp theo, cần tăng cường đào tạo cán bộ có trình độ pháp luật cao, thường xuyên cử người trong ban lãnh đạo tham gia các lớp tập huấn, rút kinh nghiệm về pháp luật để nâng cao trình độ quản lý. Có thể tiến hành đào tạo bằng cách tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tọa đàm, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia pháp lý, đại diện các doanh nghiệp, cơ quan lãnh đạo để trực tiếp trao đổi, tháo gỡ vướng mắc giúp các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng có thể nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc tổ chức hội thảo, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực điều hành công ty, đặc biệt đối với loại hình công ty cổ phần; trao đổi kinh nghiệm, phát hiện kịp thời những bất cập trong hệ thống luật pháp nói chung, luật doanh nghiệp nói riêng để khiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoàn thiện sửa đổi. Hơn thế nữa, cũng cần tuyên truyền, phổ biến tinh thần của Luật Doanh nghiệp một cách sâu rộng và hiệu quả trong đội ngũ cán bộ, giúp họ nhận thức đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong một điều tra mới đây của Công ty truyền thông Việt Gate về Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, 73% số cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế được hỏi 77 cho rằng cần tiếp tục tuyên truyền về hai luật này. Tuy nhiên, có vẻ như lý do của quan điểm này là việc nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ và làm theo đúng các quy định của các luật này. Những căn cứ nêu ra phần lớn là: doanh nghiệp chưa quan tâm, chưa chủ động vận dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động của mình… Cuối cùng, một kiến nghị mà nhóm nghiên cứu đề xuất chính là áp dụng mô hình công ty cổ phần giản đơn vào Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, công ty cổ phần giản đơn rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tiễn cũng đã chứng minh điều đó. Sau khi mô hình công ty cổ phần giản đơn ra đời ở Pháp, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty cổ phần giản đơn. Nếu như vào năm 2000, ở Pháp, có tới 40% các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần thì hiện nay, con số này chỉ còn là 10%, số còn lại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần giản đơn45. Mô hình này hoàn toàn phù hợp với một đất nước mà đến 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số doanh nghiệp như ở Việt Nam ta. Pháp luật cho phép các thành viên công ty có quyền tự do thỏa thuận trong điều lệ công ty về hầu hết các vấn đề thành lập, quản lý, tổ chức hoạt động của công ty. Đây là một trong những điểm mới có tính chất đột phá trong pháp luật về công ty của Pháp. Đây cũng chính là ưu điểm mà các nhà đầu tư rất hưởng ứng. Khả năng chuyển đổi công ty cổ phần giản đơn sang loại hình công ty khác rất dễ dàng, khiến cho công ty có thể linh hoạt thay đổi trong môi trường kinh doanh biến động. Một công ty cổ phần giản đơn nhiều thành viên sau một thời gian hoạt động, nếu số lượng thành viên giảm xuống chỉ còn một người thì có thể chuyển thành công ty cổ phần giản đơn một thành viên ; nếu công việc kinh doanh thuận lợi và muốn phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng thì sẽ chuyển thành công ty cổ phần truyền thống một cách rất dễ dàng. 3.3.2. Nhóm giải pháp vi mô Hoạt động quản trị doanh nghiệp giữ vai trò quyết định tới hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng của hoạt động phòng ngừa tranh chấp phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, chất lượng của hoạt động quản trị doanh nghiệp lại lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, như: Cơ chế quản lý trong doanh nghiệp có hợp lý hay không, trình độ về mọi mặt của những người 45 Société par actions simplifié. ULR: truy cập ngày 16/05/2010 lúc 22:15 PM. 78 có thẩm quyền trong quản trị doanh nghiệp… Do đó, để có thể nâng cao chất lượng của hoạt động quản trị doanh nghiệp, cần quan tâm đúng mức tới mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động này, trong đó việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành, có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, trước tiên, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cán bộ quản lý cao cấp cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững luật, điều này đặc biệt nghiêm trọng với các nhà quản lý vì họ là người chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty, sự không am tường luật có thể dẫn đến các sai phạm và tranh chấp giữa các thành viên công ty. Ngoài ra, cần có nhiều cơ hội hơn nữa để những người làm kinh doanh được học hỏi về những mô hình quản lý và điều hành công ty tiên tiến trên thế giới để vừa nâng cao nhận thức và nâng cao trình độ quản lý. Nhà nước có thể tổ chức các khoá học, các lớp đào tạo theo mô hình như trên. Ngoài việc tham gia các khóa học, các doanh nghiệp Việt Nam có thể trực tiếp thuê chuyên gia về quản lý và điều hành công ty để tư vấn riêng cho phù hợp với hoàn cảnh riêng của công ty mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực còn mới mẻ này, vì thế những chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp của các tổ chức quốc tế cho công ty sẽ rất hữu ích. Tiếp theo, đó là vấn đề xây dựng niềm tin giữa các cổ đông trong công ty, các nhà đầu tư với công ty. Thực trạng cho thấy vấn đề xây dựng lòng tin ở các công ty Việt Nam chưa được coi trong. Trong khi đó, các cổ đông và nhà đầu tư nói chung là người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư giúp công ty thực hiện các dự án, kế hoạch kinh doanh và chia sẻ rủi ro cũng như cùng phát triển; họ cũng là người tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng, định hướng cho sự phát triển lâu dài của công ty và cuối cùng nhà đầu tư nói riêng còn là yếu tố vô cùng quan trọng giúp công ty quảng bá hình ảnh ra đại chúng, đóng góp vào sự phát triển bền vững, quyết định yếu tố thành bại của công ty. Để làm tốt điều này, việc tạo dựng niềm tin với họ dễ dàng nhất, có thể được giải quyết bằng cách làm tăng sự cân đối cung cầu thông tin như: thông tin không đủ, thông tin không rõ ràng, thông tin tới sai đối tượng mà điều kiện cần của hoạt động này là cam kết của Ban giám đốc doanh nghiệp, chiến lược cổ đông và nhân sự. Kinh doanh tốt cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng quan hệ tốt với nhà đầu tư. Ngoài ra, cũng cần tăng cường sự tham gia của đội ngũ nhân viên, người lao động trong các công ty cổ phần với vai trò là những người giám sát sự điều hành của hệ thống 79 lãnh đạo công ty thông qua hình thức thiết lập các hộp thư góp ý, thông qua tổ chức công đoàn, thông qua các buổi tiếp người lao động của ban lãnh đạo công ty. Tóm lại, việc hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều hành công ty cổ phần là vấn đề rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty. Điều đó có ý nghĩ rất lớn đối với các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng tăng hiệu quả hoạt động trên thương trường, tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ kinh tế hội nhập ở nước ta hiện nay. 80 KẾT LUẬN Đối với công ty cổ phần khi nói đến quản lý là đề cập đến các trung tâm quyền lực của loại hình công ty này đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những cá nhân điều hành công việc hàng ngày do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, gọi là Giám đốc hay Tổng giám đốc. Để có một cái nhìn rộng hơn về vấn đề này nhóm nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu thêm các điểm căn bản về quản lý và điều hành các công ty cổ phần theo Luật Công ty và Bộ luật thương mại của Cộng hòa Pháp bởi vì nhóm nghiên cứu cho rằng tổ chức công ty cổ phần ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Pháp. Trên cơ sở phương pháp tiếp cận so sánh luật học, đề tài nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra một số điểm khác biệt giữa pháp luật hai nước như: Quy định đối với Ban kiểm soát, sự minh bạch trong công bố các thông tin, cách thức triệu tập đại hội cổ đông, quyền dự họp đại hội cổ đông của những cổ đông nhỏ, từ đó chỉ ra những bất cập trong trong quá trình thực thi Luật Doanh nghiệptại các công ty cổ phần ở Việt Nam mà một trong những lý do chính của những bất cập này là một số quy định pháp lý có liên quan của Việt Nam chưa phù hợp hoặc chưa hoàn chỉnh. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đánh dấu một bước phát triển mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp vẫn hay mắc phải sai sót, nhầm lẫn ví dụ như công bố thông tin không minh bạch hay không đảm bảo quyền lợi của cổ đông nhỏ… Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một số vấn đề doanh nghiệp hay mắc phải nhằm đề xuất hoàn thiện Luật doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp dễ dàng hoạt động hơn trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Đề tài nghiên cứu đã đề xuất hoàn thiện Luật doanh nghiệp 2005 trên bốn khía cạnh:Về cách thức triệu tập đại hội cổ đông; về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ; về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát và về sự minh bạch trong công bố thông tin. Các đề xuất hoàn thiện này xuất phát từ những vướng mắc trong thực tiễn của các công ty cổ phần ở Việt Nam và kết hợp tham khảo Luật công ty và Bộ luật thương mại của Pháp. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp thực thi cụ thể khác và những kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ. Do năng lực nghiên cứu có hạn trước một thực tiễn vô cùng phong phú và phức tạp là các vấn đề pháp lý trong công tác quản lý, điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam, nên 81 đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, sự góp ý của các nhà khoa học và các bạn sinh viên. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt. 1. Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam. 2. Nghị định 139/2007/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành một số điều của LDN. 3. Cao Đình Lành, “Tiếp cận quản trị công ty cổ phầntrên phương diện kết hợp hài hoà lợi ích giữa các bên”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước và pháp luật, Số 2/2008, tr. 35 – 40. 4. Dương Đức Chính, “Những nội dung chủ yếu của pháp luật hiện hành về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước và pháp luật, Số 8/2008, tr. 11 - 13, 20. 5. Ths. Đoàn Trung Kiên, “Những điểm mới cơ bản của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 12/2006, tr. 12-16. 6. Ths. Hoàng Anh Tuấn, “Công ty cổ phần một cổ đông”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng quốc hội, Số14(151) tháng7/2009, tr. 14 – 17. 7. Ths. Lê Đình Vinh, “Kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ti theo luật doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 1/2004, tr. 54-58. 8. Ths. Lê Vệ Quốc, “Tìm hiểu khái niệm “Hợp đồng công ti” trong pháp luật Cộng hoà Pháp”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học luật Hà Nội, Số 2/2007, tr 66-71. 9. Ths. Lê Vệ Quốc, “Quyền thành lập các công ti trách nhiệm hữu hạn của người chưa thành niên theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 5/2008, tr. 60-65, 72. 10. Nguyễn Anh, “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề cần quan tâm”, Quản lý nhà nước. Học viện hành chính. Số168 tháng 1/2010, tr. 42 – 46. 11. Nguyễn Khắc Định, “Tìm hiểu pháp luật về kinh tế tư nhân”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 1/1996, tr 39-45. 12. Nguyễn Ngọc Bích, 2003, Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nxb. Trẻ. 13. Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, 2009, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức. 83 14. TS. Nguyễn Thị Dung và Nguyễn Như Chính, “Đảm bảo quyền lợi của cổ đông công ty cổ phầntheo các nguyên tắc quản trị công ty của OECD”, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số10/2009, tr. 23 – 31. 15. Nguyễn Văn Phương, “Liệu có can thiệp quá sâu vào việc bán cổ phần, niêm yết cổ phiếu của ngân hàng”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Bộ Tư pháp, Số 3/ 2009, tr. 30 – 34. 16. Nguyễn Văn Phương, “Cần hoàn thiện một số quy định của luật doanh nghiệp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Bộ Tư pháp, Số 2/2008, tr. 31 – 36. 17. Phạm Duy Nghĩa, 2004, Chuyên khảo luật kinh tế, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 18. TS. Phạm Thị Giang Nhu, “Một số vấn đề về pháp luật điều chỉnh hoạt động về chào bán cổ phiếu của công ty cổ phầntại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện nhà nước và pháp luật, Số7/2009, tr. 24 – 28. 19. Phạm Thu Hương, “Một vài suy nghĩ về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, Thanh Tra. Thanh tra chính phủ, Số8/2009, tr. 16 – 17 20. Thanh Nghị, 08/2008, “Những bất cập cần sửa đổi trong văn bản thi hành luật Doanh nghiệp”, Tạp chí Pháp lý, tr.9. 21. Trần Quang Vũ, “Thay đổi bổ sung một số quy phạm pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiêp Nhà nước”, Tạp chí Pháp Lý, Số 8/1998, tr.8. 22. Trương Vĩnh Xuân, “Quyền dự họp đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phần hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội Số 5/2010, tr. 48 - 51, 59 23. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, 2006, Hỏi đáp Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài. 1. André Jacquemont, 1995, Annales de droit des sociétés, Imprimerie Lussaud 85200 Fontenay-le-comte. 2. Francis Lemenier, 1993, Droit des sociétés, Principes et pratique, Éditions Belfond 216 boulevard Siant-Germain 75007 Paris. 3. Francis Lemeunier, 1995, Société anonyme, constitution-gestion, 16e édition, Édition Belfond 216 boulevard Saint-Germain, 75007 Paris. 84 4. Geoges Ripert – René Roblot, 1996, Traité de Droit commercial, Tom 1, 16e édition, Librairie Générale de Droit et de Jurisprudence, 14 rue Pierre et Marie Curie 75005 Paris. 5. M. Cozian – A.Viandier – F. Deboissy, 2001, Droit des sociétés, 4e édition, Édition Libraire de la Cour de Cassation 27 place Dauphines, 75001 Paris. Tài liệu tham khảo từ hệ thống Internet. 1. Lê Hoàng Tùng, “Thành viên hội đồng quản trị độc lập: quy định và thực tiễn” URL: h%e1%bb%99i-d%e1%bb%93ng-qu%e1%ba%a3n-tr%e1%bb%8b-d%e1%bb%99c- l%e1%ba%adp-qui-d%e1%bb%8bnh-v-th%e1%bb%b1c-ti%e1%bb%85n/ - Truy cập ngày 23/03/2010 lúc 15 PM 2. Ly Nguyễn, “ Ban kiểm soát bị vô hiệu hóa như thế nào?”, URL: - Truy cập ngày 7/4/2010 lúc 16:20 PM. 3. GS.TS Hồ Sĩ Thoảng, “Bàn về hội đồng quản trị trong doanh nghiệp nhà nước” URL: h%e1%bb%99i-d%e1%bb%93ng-qu%e1%ba%a3n-tr%e1%bb%8b-trong-doanh- nghi%e1%bb%87p-nh-n%c6%b0%e1%bb%9bc/ - Truy cập ngày 6/4/2010 lúc 14:45 PM. 4. Từ Thảo, “Cấu trúc quản trị công ty cổ phầntheo Luật Doanh nghiệp” URL: - Truy cập ngày 6/4/2010 lúc 15:20 PM. 5. Từ Thảo, “Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phầntrên thế giới và ở Việt Nam” URL: - Truy cập ngày 6/4/2010 lúc 16:03 PM. 6. Trần Văn Trí, “Quy định của pháp luật về công ty cổ phần” URL: - Truy cập ngày 7/4/2010 lúc 14:10 PM. 7. LS. Trương Thanh Đức, “Những nhầm lẫn và bất cập về thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông” 85 URL: http:// thongtinphapluatdansu.wordpress.com, Truy cập ngày 24/3/2010 lúc 15:15 PM. 8. Ths. Trương Vĩnh Xuân, “Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phầnhiện nay” URL: 111ong-cua-co-111ong-nho-cong-ty-co-phan-hien-nay- Truy cập ngày 23/10/2010 lúc 14:17PM 9. LG. Vũ Xuân Tiền, “Bảo vệ cổ đông thiểu số: những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn” URL: v%e1%bb%87-c%e1%bb%95-dng-thi%e1%bb%83u-s%e1%bb%91- nh%e1%bb%afng-v%c6%b0%e1%bb%9bng-m%e1%ba%afc-pht-sinh-t%e1%bb%ab- th%e1%bb%b1c-ti%e1%bb%85n/ - Truy cập ngày 23/10/2010 lúc 14:09 PM 10. Nhóm phóng viên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Thực tiễn áo dụng Luật Doanh nghiệp: quy định chưa rõ, tòa lúng túng”, URL: lung-tung.htm - Truy cập ngày 23/03/2010 lúc 15:29 PM. 11. “Công ty hợp danh theo pháp luật Cộng hòa Pháp” URL: d=421&fuseaction=3&articleid=1838 - Truy cập ngày 6/4/2010 lúc 14:04 PM. 12. www.vibonline.com.vn 13. www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com 14. Droit commercial, URL : - Truy cập ngày 28/02/2010. 15. Société anonyme URL : - Truy cập ngày 28/02/2010 86 PHỤ LỤC: VỤ ÁN TRANH CHẤP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN I. Nội dung vụ án Trong các ngày 10 và 15 tháng 5 năm 2007, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 122/2006/TLST-KDTM ngày 19 tháng 12 năm 2006 về Tranh chấp thành viên Công ty với nhau theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 46/2007/KDTM/QĐXX-ST ngày 05 tháng 4 năm 2007 giữa các đương sự: Nguyên đơn: 1. Công ty công nghệ và thiết bị hàn Trụ sở: 415 đường Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. 2. Bà Bùi Thị Thanh Hà Trú tại: 53 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội. Do ông Nguyễn Thế Quyền - đại diện theo uỷ quyền (vắng mặt khi tuyên án) 3. Ông Lê Huy Cẩm Trú tại: số 22 ngách 518/6 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội Bị đơn: Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân Trụ sở: đường Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Nhận thấy 87 Trong đơn khởi kiện ngày 30.11.2006, nguyên đơn là Công ty TNHH công nghệ và thiết bị hàn do ông Nguyễn Nhâm - Giám đốc Công ty đại diện và bà Bùi Thanh Hà, ông Lê Huy Cẩm là các cổ đông của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân trình bày: Trong đợt phát hành cổ phiếu của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân vào cuối tháng 12.2004 đầu tháng 01.2005, Công ty TNHH công nghệ và thiết bị hàn đã mua 10.000 cổ phiếu (tương ứng với 01 tỷ đồng) tăng cổ phần lên 1.560.000.000 đồng, ông Lê Huy Cẩm mua 4.000 cổ phiếu (tương ứng 400.000.000 đồng) tăng cổ phần lên 1.011.099.120 đồng, bà Bùi Thanh Hà mua 4.000 cổ phiếu (tương ứng 400.000.000 đồng) tăng cổ phần lên 405.375.048đồng. Kết quả việc bán cổ phiếu và tư cách của các nguyên đơn trong việc đại diện cho số cổ phần tương ứng với số cổ phiếu đã mua đã được Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân công nhận trong nghị quyết số 11/Hội đồng quản trị ngày 07.4.2005. Và như vậy, số cổ phần của các nguyên đơn đã được Công ty công nhận về mặt pháp lý (thể hiện trên sổ sách của Công ty) để chia cổ tức của mỗi người. Trong thời gian từ đó đến nay, các nguyên đơn tham gia vào việc biểu quyết, bổ sung vào thêm Hội đồng quản trị Công ty với tư cách là người đại diện cho toàn bộ số vốn của mỗi người (bao gồm vốn góp trước đó và vốn mua cổ phiếu nêu trên). Ngày 09.11.2006, Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông bất thường và ra nghị quyết số 186/Hội đồng quản trị có nội dung huỷ bỏ kết quả bán 25.000 cổ phần năm 2004 - 2005 (trong đó có số cổ phiếu mà các nguyên đơn đã mua). Theo các nguyên đơn trình bày, việc tiến hành Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 09.11.2006 không tuân thủ đúng Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp năm 2005, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các nguyên đơn. Chính vì vậy, nguyên đơn đề nghị Toà án giải quyết các vấn đề sau: 1. Huỷ bỏ nghị quyết số 186/Hội đồng quản trị ngày 09.11.2006 của Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân. 2. Công nhận kết quả của việc bán 23.000 cổ phiếu (trị giá 2.300.000.000đồng) của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ kiện, ngày 29.3.2007 các nguyên đơn xin rút yêu cầu công nhận kết quả của việc bán 23.000 cổ phiếu. Chỉ đề nghị Toà án huỷ bỏ nghị 88 quyết số 186/Hội đồng quản trị ngày 09.11.2006 của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân. * Nguyên đơn trình bày Tại phiên toà, các nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện nêu trên và cho rằng Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân tiến hành ngày 09.11.2006 không đúng thể thức họp và biểu quyết theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ Công ty. Cụ thể: - Đại hội không thông qua việc bầu Ban Kiểm phiếu mà Ban Kiểm phiếu do Chủ toạ Đại hội chỉ định. - Số vốn của các nguyên đơn ghi trong phiếu biểu quyết không đúng với số vốn được ghi trong danh sách cổ đông, như Công ty TNHH công nghệ và thiết bị hàn có số vốn trong Công ty là 1.560.000.000 đồng, nhưng phiếu biểu quyết chỉ ghi 560.000.000 đồng. Bà Bùi Thanh Hà có số vốn trong Công ty là 405.375.048 đồng, nhưng phiếu biểu quyết chỉ ghi 5.375.048 đồng. - Vào thời điểm này vốn điều lệ của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân là 8.000.000.000 đồng được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng Ban Kiểm phiếu lại tính tỷ lệ biểu quyết trên số vốn cũ trước khi phát hành cổ phiếu là 5.500.000.000 đồng. - Thẩm quyền phán quyết về việc huỷ bỏ kết quả bán 25.000 cổ phần năm 2004 - 2005 không thuộc thẩm quyền Đại hội cổ đông. * Bị đơn trình bày Trong quá trình tiến hành tố tụng cũng như tại phiên toà, bị đơn trình bày: Tại Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân ngày 21.4.2004 đã thông qua nghị quyết tăng vốn điều lệ từ 5,5 tỷ đồng lên 08 tỷ đồng nhưng không quyết định loại cổ phần và số lượng cổ phần mỗi loại được quyền chào bán. Việc Giám đốc Công ty tự ý quyết định việc bán 25.000 cổ phần phổ thông là không tuân thủ đúng quy định tại Điều lệ Công ty cũng như Luật Doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc tiến hành Đại hội ngày 09.11.2006 để huỷ bỏ việc phát hành cổ phiếu là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Trình tự, thủ tục tiến hành Đại hội này hoàn toàn phù hợp với Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Danh sách Ban Kiểm phiếu do Chủ toạ đề nghị và tổ chức bỏ phiếu biểu quyết. Kết quả số phiếu biểu quyết tán thành nghị quyết huỷ 89 kết quả bán 25.000 cổ phần đạt tỷ lệ 65%. Do điều lệ hiện hành chưa sửa đổi nên nó vẫn có giá trị pháp lý cao nhất và mọi việc về tổ chức và hoạt động của Công ty vẫn phải tuân theo điều lệ đó. Theo Điều 14.6.2 thì tỷ lệ thông qua chỉ cần 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp nhận. Chính vì vậy, nghị quyết số 186/Hội đồng quản trị ngày 09.11.2006 của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân là hoàn toàn hợp pháp. Xét thấy Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định: Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân được thành lập năm 1999 trên cơ sở cổ phần hoá một bộ phận Công ty vận tải hành khách số 14 (doanh nghiệp Nhà nước). Vốn điều lệ của Công ty khi thành lập là 5,5 tỷ đồng.Ngày 21.4.2004, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty lần thứ 4 đã thông qua nghị quyết số 04/HĐQT tăng vốn điều lệ từ 5,5 tỷ đồng lên 08 tỷ đồng.Thực hiện nghị quyết nêu trên, cuối năm 2004 đầu năm 2005 Giám đốc Công ty đã quyết định bán 25.000 cổ phần nhưng không thông báo đến tất cả các cổ đông. Ngày 09.11.2006, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đã triệu tập Đại hội cổ đông bất thường để xem xét việc bán 25.000 cổ phần do Giám đốc tự ý quyết định. Tại Đại hội này, các cổ đông đã nhất trí ra nghị quyết số 186/HĐQT ngày 09.11.2006 huỷ việc bán cổ phần trái quy định.Không đồng ý với nghị quyết 186/HĐQT ngày 09.11.2006, ngày 30.11.2006 các nguyên đơn đã có đơn khởi kiện đề nghị Toà án huỷ bỏ nghị quyết số 186/HĐQT nêu trên. Căn cứ Điều 107 Luật Doanh nghiệp năm 2005, đơn khởi kiện của các nguyên đơn nằm trong thời hiệu mà pháp luật quyết định, do vậy được Toà chấp nhận xem xét. Xét yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn, Hội đồng xét xử thấy: - Về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông ngày 09.11.2006, do Điều lệ công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân không quy định vì vậy Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2005 để xem xét. - Theo biên bản Đại hội thì ông Nguyễn Văn Huy - Chủ tịch Hội đồng quản trị - chủ trì cuộc họp đã giới thiệu 02 Thư ký ghi biên bản Đại hội là ông Nguyễn Văn Khúc và bà Phạm Bích Liên. Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 103 Luật Doanh nghiệp thì Chủ toạ cử 01 người làm Thư ký lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông. Việc cử 02 Thư ký ghi biên bản tại cuộc họp ngày 09.11.2006 là không phù hợp. Hơn nữa, tại Điều 14.8 Điều lệ Công ty quy định "… Những người tham gia họp cử một Thư ký ghi biên bản họp…". Do đó, Chủ 90 tịch Hội đồng quản trị giới thiệu 02 người ghi biên bản cuộc họp không được Đại hội thông qua là không tuân thủ Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp. - Về bản kiểm phiếu: theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 103 thì Ban Kiểm phiếu do Đại hội bầu theo đề nghị của Chủ toạ. Căn cứ biên bản Đại hội cũng như nghị quyết số 186/HĐQT cho thấy Ban Kiểm phiếu do Chủ toạ đề nghị gồm Kiểm soát viên trưởng, Ban Thư ký và 01 nhân viên phòng Tổ chức là không đúng với quy định. Hơn nữa, theo kết quả kiểm phiếu xác định 07 cổ đông từ bỏ quyền biểu quyết. Tuy nhiên, tại phiên toà hôm nay các nguyên đơn đã xuất trình cho Toà án bản gốc 11 phiếu biểu quyết chưa bỏ vào hòm phiếu. Điều này khẳng định 11 cổ đông không tiến hành biểu quyết tại Đại hội chứ không chỉ có 07 cổ đông như biên bản kiểm phiếu và nghị quyết số 186/HĐQT xác nhận. Các nguyên đơn cho rằng kết quả kiểm phiếu tại Đại hội là thiếu chính xác là hoàn toàn có cơ sở. - Về trình tự biểu quyết tại cuộc họp phải được tiến hành theo quy định tại khoản 5 Điều 103, đó là "Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến…". Căn cứ theo trình tự trên thì Đại hội đồng cổ đông ngày 09.11.2006 của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân không phát thẻ biểu quyết cho các cổ đông mà việc bỏ phiếu được thực hiện theo thể thức gạch bỏ chữ tán thành hoặc không tán thành quyết định huỷ bỏ kết quả bán cổ phần năm 2005 trong phiếu biểu quyết. Hội đồng xét xử thấy việc biểu quyết này của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân là không thực hiện đúng cách thức đã được Luật Doanh nghiệp quy định. - Từ những phân tích nên trên có thể thấy trình tự tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông ngày 09.11.2006 của Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ Công ty. Vì vậy, cần huỷ bỏ kết quả Đại hội ngày 09.11.2006 của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân. Do yêu cầu của các nguyên đơn được chấp nhận nên các nguyên đơn không phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm, được hoàn lại tiền tạm ứng án phí đã nộp.Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân phải chịu án phí theo quy định của pháp luật. Từ những nhận định trên. 91 Quyết định Căn cứ Điều 103, Điều 107 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Căn cứ Điều 14.8 Điều lệ Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân tháng 4.2003. Căn cứ Điều 29 khoản 3; Điều 131; Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự. Nghị định 70/CP ngày 12.6.1997 của Chính phủ về án phí. 1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH công nghệ và thiết bị hàn do ông Nguyễn Nhâm - Giám đốc Công ty đại diện và bà Bùi Thị Thanh Hà, ông Lê Huy Cẩm. 2. Huỷ bỏ nghị quyết số 186/Hội đồng quản trị ngày 09.11.2006 của Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân. 3. Bác các yêu cầu khác của đương sự. 4. Về án phí: - Công ty cổ phầnvận tải hành khách Thanh Xuân phải chịu 500.000 đồng tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. - Hoàn trả Công ty TNHH công nghệ và thiết bị hàn do ông Nguyễn Nhâm - Giám đốc Công ty đại diện và bà Bùi Thị Thanh Hà, ông Lê Huy Cẩm 750.000 đồng (bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn) tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai số 003519 ngày 15.12.2006 của Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội. án xử công khai sơ thẩm. Các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Công ty TNHH công nghệ và thiết bị hàn, bà Bùi Thị Thanh Hà do ông Nguyễn Thế Quyền đại diện có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tống đạt bản án. 92

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam và so sánh với pháp luật Cộng Hòa Pháp.pdf
Luận văn liên quan