Trong quá trình thực hiện đề án này, chúng tôi đã có cơ hội củng cố lại những kiến thức đã
được học trong bộ môn nghiên cứu marketing. Khi học môn nghiên cứu marketing, thời
gian làm đề án không nhiều nên chúng tôi chưa có nhiều cơ hội đ ể tìm hiểu kỹ và hiểu rõ
hơn về công việc nghiên cứu thị trường. Nay, với đề án này, chúng tôi đã nắm rõ cách thức
thực hiện nghiên cứu thị trường cũng như sử dụng chương trình SPSS thông thạo hơn.
Đồng thời hiểu được lợi ích của việc khảo sát và nghiên cứu thị trường đối với một doanh
nghiệp. Sau khi hoàn thành đề án chúng tôi đạt được những mục tiêu sau:
- Củng cố kiến thức về nghiên cứu marketing
- Sử dụng chương trình SPSS thành thạo hơn
- Cách thiết kế bảng câu hỏi kh ảo sát
- Học hỏi được kỹ năng nghiên cứu và lựa chọn được cơ sở lý thuy ết, các mô
hình để đo lường, khảo sát một v ấn đề nào đó.
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế, nên việc thiếu sót là điều không thể tránh khỏi.Vì v ậ y,
chúng tôi rất mong nhận được lời nhận xét của Thầ y để có thể hoàn thiện và mang lại
những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trước khi ra trường.
49 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11394 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mức độ hài lòng của sinh viên Hoa Sen về dịch vụ giữ xe tại cơ sở 2 của trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ
Với hệ thống dịch vụ khá đầy đủ và hiện đại, trường Đại học Hoa Sen đã mang đến cho
sinh viên một môi trường học tập thoải mái và tự chủ nhưng bên cạnh đó, bãi gởi xe của
trường Đại học Hoa Sen vẫn còn gặp phải một số bất cập trong dịch vụ và chưa thực sự
đáp ứng được một cách trọn vẹn nhu cầu của tất cả sinh viên. Do đó, chúng tôi thực hiện
bài báo cáo này nhằm đo lường/đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên Hoa Sen về dịch
vụ gởi xe ở CS2 để có thể đưa ra các biện pháp cải thiện để giúp trường có thể đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của sinh viên.
Mục tiêu đề án bao gồm:
1. Tìm hiểu chọn lọc thông tin.
2. Khảo sát về đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên Hoa Sen về
dịch vụ gởi xe tại CS2.
3. Ghi nhận và tổng hợp kết quả.
4. Đưa ra ý kiến, đề xuất cải thiện những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của
dịch vụ gởi xe.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 1
1. GIỚI THIỆU
1.1 Lý do hình thành đề tài
Chúng tôi muốn thực hiện một đề án để khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên Hoa
Sen về dịch vụ giữ xe ở trường Đại Học Hoa Sen. Qua đó, chúng tôi xác định về
nhu cầu và mục đíchh sử dụng nhằm góp phần đưa ra các thống kê và kết để có thể
cải thiện chất lượng bãi giữ xe để phù hợp với sinh viên hiện nay .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu gồm:
- Đo mức độ hài lòng của sinh viên Hoa Sen đối với bãi giữ xe tại trường Đại học
Hoa Sen, cơ sở 2 –công viên phần mềm Quang Trung.
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng bãi giữ xe của sinh viên.
- Đề xuất ý kiến cải thiện, nâng cao chất lượng cho bãi giữ xe tại trường Đại học
Hoa Sen, cơ sở 2- công viên phần mềm Quang Trung.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào lý do hình thành đề tài và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, bài nghiên cứu sẽ
tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ bãi giữ xe tại trường như thế nào?
- Các yếu tố nào tác động đến việc sử dụng bãi giữ xe của sinh viên?
- Sinh viên mong muốn cải thiện bãi giữ xe tại trường như thế nào?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sinh viên Hoa Sen học tại cơ sở 2- công viên phần
mềm Quang Trung, không phân biệt ngành học, khóa học.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn
Có cái nhìn tổng quát về nhu cầu dịch vụ và sự đánh giá của sinh viên Hoa Sen về
bãi giữ xe cơ sở 2 – công viên phần mềm Quang Trung của trường. Qua đó, trường
sẽ có những thay đổi để nâng cao chất lượng của bãi giữ xe, giúp sinh viên cảm thấy
thoải mái hơn mỗi khi đến trường.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 2
2. CÁC CỞ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tính chất dịch vụ
Dịch vụ
Ngày nay dịch vụ được xem như bọ phạ n đem lại giá trị vô hình cho nền kinh tế.
Theo Valarie A Zeithaml và J Bitner (2000) thì “dịch vụ là những hành vi, quá trình
và cách thức thực hiẹ n mọ t công viẹ c nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho
khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”.
Dịch vụ có 4 tính chất
Tính vô hình (Intangibility): Mọ t dịch vụ thuần túy không thể được đánh giá
bằng cách sử dụng bất kỳ giác quan co thể nào trước khi nó được mua. Vì vạ y,
để giảm sự không chắc chắn, người mua sẽ tìm kiếm các bằng chứng của chất lượng
dịch vụ từ những đối tượng họ tiếp xúc, trang thiết bị..., mà họ thấy được.
Tính không thể tách rời (Inseparability): Đạ c thù của dịch vụ là được sản
xuất và tiêu thụ đồng thời cùng mọ t lúc. Nếu mọ t người nào đó thuê dịch vụ thì
bên cung cấp dịch vụ sẽ là mọ t phần của dịch vụ, cho dù bên cung cấp dịch vụ là
con người thạ t hay máy móc. Bởi vì khách hàng cũng sẽ có mạ t lúc dịch vụ
được cung cấp nên sự tương tác giữa bên cung cấp dịch vụ và khách hàng là mọ t
đạ c tính đạ c biẹ t của marketing dịch vụ.
Tính hay thay đổi (Variability): thể hiẹ n ở đạ c điểm chất lượng dịch vụ
phụ thuọ c vào người cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm và cách thức dịch vụ
được cung cấp.
Tính dễ bị phá vỡ (Perishability): dịch vụ khác với các hàng hóa thông
thường ở chỗ nó không thể được cất giữ. Nói cách khác, dịch vụ nhạy cảm ho n
các hàng hóa thông thường trước những thay đổi và sự đa dạng của nhu cầu. Khi
nhu cầu thay đổi thì các công ty dịch vụ thường gạ p khó kha n chính vì vạ y các
công ty dịch vụ luôn phải tìm cách để làm cung và cầu phù hợp nhau, chẳng hạn
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 3
như các nhà hàng thuê thêm nhân viên bán thời gian để phục vụ vào các giờ cao
điểm.
Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào đối tượng
nghiên cứu, môi trường nghiên cứu và việc tìm hiểu chất lượng dịch vụ là cơ sở cho
việc thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.Vì vậy,
việc định nghĩa chất lượng dịch vụ không chỉ quan trọng trong việc xây dựng mục
tiêu phát triển mà còn định hướng cho doanh nghiệp phát huy được thế mạnh của
mình một cách tốt nhất. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng xét một cách
tổng thể, chất lượng dịch vụ bao gồm những đặc điểm: tính vượt trội, tính đặc trưng
của sản phẩm, tính cung ứng, tính thỏa mãn nhu cầu, tính tạo ra giá trị.
2.1.2 Định nghĩa sự hài lòng của khách hàng
Định nghĩa sự hài lòng
Định nghĩa: Sự hài lòng khách hàng là tâm trạng hay cảm giác của khách hàng về
một công ty khi sự mong đợi của họ được thỏa mãn hay đáp ứng vượt mức trong
suốt vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng đạt được sự thỏa mãn sẽ có
được lòng trung thành và tiếp tục mua sản phẩm của công ty.
Có rất nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng với hơn 15000 bài luận và
công trình của nhiều tác giả (Peterson và Wilson, 1992) và thực tế có nhiều cách
hiểu khác nhau về khái niệm này. Hài lòng khách hàng được xem là sự so sánh giữa
mong đợi trước và sau khi mua một sản phẩm hay dịch vụ. Bachelet (1995) định
nghĩa sự hài lòng của khách hàng là một phản ứng mang tính cảm xúc của khách
hàng sau khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ. Theo Kurt & Clow (1998) sự hài
lòng của khách hàng là trạng thái của họ khi cảm nhận về chất lượng dịch vụ so với
kỳ vọng.
Cụ thể hơn, sự hài lòng của khách hàng là sự phản hồi tình cảm/ toàn bộ cãm nhận
của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa
những gì họ nhận được so với mong đợi trước đó (Oliver, 1999 và Zindelin, 2000).
Cũng trên quan điểm này, Kotler (2000) cho rằng sự hài lòng được xác định trên cơ
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 4
sở so sánh giữa kết quả nhận được từ dịch vụ và mong đợi của khách hàng được
xem xét dựa trên 3 mức độ sau đây:
Nếu kết quả nhận được ít hơn mong đợi thì khách hàng sẽ cảm thấy không hài
lòng.
Nếu kết quả nhận được giống như mong đợi thì khách hàng sẽ hài lòng.
Nếu kết quả nhận được nhiều hơn mong đợi thì khách hàng sẽ rất hài lòng thích
thú với dịch vụ đó.
Trong khi đó, Oliva, Oliver, và Bearden (1995) thì lại cho rằng sự hài lòng của
khách hàng là một nhiệm vụ của doanh nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa những
giá trị của sản phẩm, dịch vụ đó so với những mong đợi trước đó của khách hàng về
chúng. Rõ ràng, dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng định nghĩa về sự hài lòng
của khách hàng luôn gắn liền với những yếu tố sau:
Tình cảm/thái độ đối với nhà cung cấp dịch vụ
Mong đợi của khách hàng về khả năng đáp ứng nhu cầu từ phía nhà cung cấp
dịch vụ.
Kết quả thực hiện dịch vụ/Các giá trị do dịch vụ mang lại.
Ý định sẵn sàng tiếp tục sử dụng dịch vụ
Sự cần thiết của đo lường nhu cầu và thỏa mãn khách hàng.
Đo lường nhu cầu khách hàng cho thấy được những nhu cầu mà khách hàng cần,
những nhu cầu mà khách hàng không cần. Từ đó có thể đưa ra những chính sách
điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng để biết được dịch vụ của doanh nghiẹ p đã
làm thỏa mãn khách hàng ở đâu.Những dịch vụ nào khách hàng cho là thỏa mãn,
những dịch vụ mà khách hàng chưa thỏa mãn.Từ đó đưa ra chính sách duy trì, chỉnh
sửa, thay đổi nâng cao chất lượng dịch vụ ta ng sự thỏa mãn của khách hàng.
Đo lường nhu cầu và thỏa mãn khách hàng làm ta ng lòng trung thành của khách
hàng với chất lượng dịch vụ của doanh nghiẹ p và sản phẩm của doanh nghiẹ p.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 5
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 6
2.1.3 Quan hệ giữa chất lượng và sự hài lòng của khách hàng
Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng
(Cronin và Taylor, 1992; Yavas et al, 1997; Ahmad và Kamal, 2002).Nếu nhà cung
cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu
cầu của họ thì doanh nghiệp đó đã bước đầu làm cho khách hàng hài lòng. Do đó,
muốn nâng cao sự hài lòng khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao chất
lượng dịch vụ. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có
quan hệ tương hổ, chặt chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra
trước và sau đó, quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Mối quan hệ nhân quả
giữa hai yếu tố này là vấn đề then chốt trong hầu hết các nghiên cứu về sự hài lòng
của khách hàng.Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai yếu tố này, Spreng và
Mackoy (1996) cũng chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự hài lòng khách
hàng.
Hình 1. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và quan hệ khách hàng
2.2 Mô hình nghiên cứu
2.2.1 Mô hình SERVQUAL( Parasuraman, 1988)
Mọ t cách đo lường chất lượng dịch vụ được sử dụng rọ ng rãi là mô hình
SERVQUAL (Service Quality) được phát triển bởi Parasuraman và các tác giả khác.
SERVQUAL là cách tiếp cạ n được sử dụng nhiều nhất để đo lường chất lượg dịch
vụ, so sánh sự mong đợi của khách hàng trước mọ t dịch vụ và nhạ n thức của
khách hàng về dịch vụ thực sự được chuyển giao (Parasuraman et al., 1985).
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 7
Thang đo phân tích khái niẹ m chất lượng dịch vụ thành 5 yếu tố sau:
- Đọ tin cạ y (Reliability): khả na ng thực hiẹ n dịch vụ phù hợp và đúng
thời hạn ngay từ lần đầu.
- Khả năng đáp ứng (Responsiveness): sự sẵn sàng giúp đỡ và đáp ứng lại nhu
cầu của khách hàng.
- Năng lực phục vụ (Assurance): khả na ng của nhân viên tạo được lòng tin
với khách hàng.
- Đọ thấu cảm (Empathy): thể hiẹ n sự quan tâm cha m sóc đến từng cá
nhân khách hàng.
- Phương tiện hữu hình (Tangibility): co sở vạ t chất, trang thiết bị, diẹ n
mạo của nhân viên...
SERVQUAL thể hiẹ n chất lượng dịch vụ như là sự khác nhau giữa mong đợi của
khách hàng về mọ t dịch vụ và nhạ n thức của khách hàng về dịch vụ thực sự
được chuyển giao.Như vạ y, nếu nhạ n thức của khách hàng nhỏ ho n mong đợi
của khách hàng thì chất lượng cảm nhạ n nhỏ ho n 0 và cần phải cải tiến.
Trong công cụ SERVQUAL, thang đo đo lường sự thực hiẹ n dịch vụ thông qua 5
khía cạnh nêu trên, sử dụng thang đo Likert 5 điểm đo lường cả hai sự mong đợi của
khách hàng và nhạ n thức của khách hàng về dịch vụ được chuyển giao (Gabbie
and O'neill, 1996). Rất quan trọng để biết rằng nếu không có thông tin đầy đủ về
chất lượng dịch vụ được mong đợi và nhạ n thức của khách hàng về dịch vụ được
chuyển giao thì kết quả của cuọ c nghiên cứu có thể dẫn đến sai lầm lớn về cả
chính sách và quan điểm hoạt đọ ng.
Khi tạo ra mô hình SERVQUAL, Zeithaml, Parasuraman và Berry đã tiến hành các
nghiên cứu để kiểm tra yếu tố nào trong số yếu tố về dịch vụ nêu trên đu ợc khách
hàng cho là quan trọng nhất. Kết quả nhìn chung là: đọ tin cạ y là quan trọng
nhất (32%), sau đó đến khả na ng đáp ứng (22%), năng lực phục vụ (19%), độ thấu
cảm (16%) và cuối cùng là phương tiện hữu hình (11%).
Ngoài ra, chúng ta còn phải xét đến yếu tố giá cả.Nó được xem như là nhận thức của
người tiêu dùng về việc từ bỏ hoặc hy sinh một cái gì đó để được sở hữu một sản
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 8
phẩm hoặc một dịch vụ (Zeithaml, 1988).Một trong những phương thức để quảng
cáo ra bên ngoài về dịch vụ là giá cả của dịch vụ (Zeithaml and Bitner, 2000).Trong
khi đó ảnh hưởng của giá vào sự hài lòng khách hàng ít nhận được sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu, hơn là các nhân tố khác (Spreng, Dixon, and Olshavsky, 1993;
Voss et al., 1998; Bolton and Lemon, 1999; Varki and Colgate, 2001).Zeithaml and
Bitner (2000) cho rằng giá của dịch vụ có thể ảnh hưởng rất lớn vào nhận thức về
chất lượng dịch vụ, hài lòng và giá rị.Bởi sản phẩm dịch vụ có tính vô hình nên
thường rất khó để đánh giá trước khi mua, giá cả thường được xem như công cụ
thay thế mà nó ảnh hưởng vào sự hài lòng về dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng.
Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng có mối quan hệ có ý nghĩa giữa giá cả và sự
hài lòng của khách hàng (Varki and Colgate, 2001; Hong and Goo, 2003).
(Nguồn mbavn.org)
2.2.2 Mô hình SERVERF (Cronin and Taylor, 1992)
Trên cơ sở mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1988), Cronin và Taylor (1992)
đã khắc phục và cho ra đời mô hình SERVPERF.
Theo đó thì: CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ = MỨC ĐỘ CẢM NHẬN
Bộ thang đo SERVPERF cũng có 5 thành phần cơ bản (Sự tin cậy, Độ đáp ứng, Độ
đảm bảo, Tính hữu hình và Sự cảm thông) nhưng bỏ qua phần hỏi về kỳ vọng.
2.2.3 Mô hình lý thuyết chỉ số hài lòng khách hàng (Customer Satisfaction
Index –CSI)
CSI là một mô hình gồm các biến số nguyên nhân – kết quả: hình ảnh thương hiệu,
chất lượng mong đợi, chất lượng cảm nhận, sự thỏa mãn của khách hàng và lòng
trung thành. Sự thỏa mãn của khách hàng được đặt trong mối tương quan giữa biến
nguyên nhân và kết quả của mô hình. Thông thường CSI có 4 biến số khởi đầu là:
hình ảnh thương hiệu, chất lượng mong đợi, giá trị cảm nhận và khi đó, sự hài lòng
của khách hàng sẽ tạo nên lòng trung thành (nếu khách hàng hài lòng) hoặc có thể là
sự phàn nàn (nếu khách hàng không hài lòng). Điều đó có nghĩa là: sự thỏa mãn của
khách hàng có thể dẫn tới hay thái cực cảm nhận đối với khách hàng là:
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 9
(1) Thỏa mãn với chất lượng sản phẩm/ dịch vụ và có xu hướng trung thành với
nhãn hiệu hay thương hiệu đó.
(2) Có nhiều điểm không hài lòng về sản phẩm/ dịch vụ dẫn đến những hành vi
“tiêu cực” với thương hiệu.
Mô hình lý thuyết chỉ số hài lòng khách hàng của Việt Nam (Lê Văn Huy- Nguyễn
Thị Hà My) có tên VCSI.Mô hình VCSI chắc chắn cũng không nằm ngoài những
quy tắc chuẩn mực trên.Để khai thác tốt những yếu tố tác động đến mô hình, nghiên
cứu sẽ đề xuất mô hình VCSI với 7 biến số.
Các biến số nguyên nhân của mô hình gồm
1. Hình ảnh thương hiệu
2. Chất lượng mong đợi
3. Chất lượng cảm nhận
4. Giá trị cảm nhận
5. Sự thỏa mãn của khách hàng (yếu tố trung tâm)
Biến số kết quả của mô hình sẽ là
1. Sự phàn nàn
2. Lòng trung thành của khách hàng
Điểm khác biệt của VCSI với các mô hình CSI khác chính là mối quan hệ khác
nhau giữa những biến số tiềm ẩn. Với mỗi quốc gia, từng đặc trưng riêng về kinh tế-
xã hội sẽ quyết định các biến số có mối quan hệ giữa các biến số, trên cơ sở tích lũy
cả những kinh nghiệm thành công của một số mô hình tiêu biểu đi trước và những
đặc điểm của kinh tế Việt Nam.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 10
Hình 2. Mô hình lý thuyết chỉ số hài lòng của Việt Nam
2.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Dựa trên mô hình cơ sở lý thuyết, nhóm chúng tôi thiết kế mô hình nghiên cứu đề
xuất theo các biến sau:
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 11
Hình 3.Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các giả thiết:
- Độ tin cậy (+): Là mức độ tin tưởng, an tâm mà khách hàng cảm nhận được khi
lần đầu tiên sử dụng dịch vụ. Nếu độ tin cậy không được đáp ứng thì thái độ và hành
vi của khách hàng sẽ thay đổi.
H1: Độ tin cậy có quan hệ dương với việc đánh giá theo tiêu chí tác động đến mức
độ hài lòng khi sử dụng bãi giữ xe.
- Khả năng đáp ứng (+) : Bãi xe có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ( về
không gian, vị trí, qui mô, tính an toàn). Ngoài ra nhân viên phải lắng nghe những
phản ánh của khách hàng và khắc phục nhanh chóng.
H2: Khả năng đáp ứng có quan hệ dương với việc đánh giá tiêu chí tác động đến
mức độ hài lòng khi sử dụng bãi giữ xe.
- Năng lực phục vụ (+): Liên quan đến vấn đề nguồn lực, con người trong một
hệ thống. Những qui trình chăm sóc khách hàng có đúng với những tiêu chí mà bãi
xe mong muốn và làm hài lòng khách hàng.
H3: Năng lực phục vụ có quan hệ dương với việc đánh giá các tiêu chí tác động đến
mức độ hài lòng khi sử dụng bãi giữ xe.
Mức
độ hài
lòng
H1
Độ tin
cậy
H2
Khả năng
đáp ứng
H3
Năng lực
phục vụ
H4
Độ thấu
cảm
H5
Phương
tiện hữu
hình
H6
Giá cả
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 12
- Độ thấu cảm (+): Thái độ nhiệt tình, tận tâm của nhân viên với khách hàng.
Đặc biệt trong những trường hợp cá nhân khách hàng được sự giúp đỡ đặc biệt từ
nhân viên. Ngoài ra, sự thay đổi về cở sơ vật chất, nâng cao năng lực phục vụ cũng
thể hiện được độ thấu cảm, hiểu mong muốn khách hàng của bãi xe.
H4: Độ thấu cảm có quan hệ dương với việc đánh giá các tiêu chí tác động đến mức
độ hài lòng khi sử dụng bãi giữ xe.
- Phương tiện hữu hình (+): Cở sở vật chất và trang thiết bị tại bãi giữ xe đáp
ứng được nhu cầu khách hàng. Tính an toàn, bảo vệ cao, tình trạng lưu thông giữa
các xe khi ra vào dễ dàng, bảng hướng dẫn vị trí đỗ xe rõ ràng là những yếu tố hữu
hình khá quan trọng cho một bãi giữ xe chuyên nghiệp.
H5: Phương tiện hữu hình có quan hệ dương với việc đánh giá các tiêu chí tác động
đến mức độ hài lòng khi sử dụng bãi giữ xe.
- Giá cả (-): Giá cả phù hợp với túi tiền của các bạn sinh viên, đảm bảo không
tăng giá bất thường. Với giá cả của bãi giữ xe thì sinh viên cũng không bận tâm về
các loại giá giữ xe, nhưng giá phải có tính ổn định để không làm tác động đến hành
vi khách hàng.
H6: Giá cả có quan hệ âm với việc đánh giá các tiêu chí tác động đến mức độ hài
lòng khi sử dụng bãi giữ xe.
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Nghiên cứu thông tin thứ cấp
Thông tin nghiên cứu bao gồm các tài liệu liên quan đến mô hình nghiên cứu và các
bài báo cáo liên quan đến đánh giá mức độ hài lòng vấn đề bãi xe. Tuy nhiên, các
thông tin này vẫn còn hạn chế do giới hạn của nghiên cứu và không thể sử dụng để
đưa ra kết luận cho đề tài. Nên cần thiết phải tiến hành thu thập và phân tích nguồn
dữ liệu sơ cấp.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 13
3.1.2 Nghiên cứu thông tin sơ cấp
Nghiên cứu định tính: Tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và thăm dò thử
nghiệm thống nhất các thuộc tính, các biến quan sát cần thu nhập. Tiến hành khảo
sát thử với 10 người để hiệu chỉnh, chọn lọc lại các yếu tố cần đo trong bảng câu
hỏi.
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi giấy khảo sát chính thức các đối
tượng đã phân loại. Phân tích dữ liệu thu thập được.
Kiểm định mô hình
- SPSS: dùng chương trình phân tích thống kê SPSS để xử lý dữ liệu thu thập
được từ nghiên cứu định lượng.
- Kiểm định Cronbach’s Alpha: kiểm tra độ tin cậy của thang đo.
- Phân tích khám phá EFA: xác định và rút gọn các nhân tố trong mô hình.
Hàm hồi qui tổng thể
Chạy hàm hổi quy để tìm ra mối tương quan giữa các yếu tố tác động đến ý định sử
dụng dịch vụ giữ xe của sinh viên.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 14
Mục tiêu nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
Chọn các thang đo
Nghiên cứu sơ bộ
Mô hình và thang đo
hiệu chỉnh
Nghiên cứu định lượng
Kiểm định thang đo, phân tích dữ liệu
(Cronbach’s Alpha, EFA, phân tích hồi quy đa biến)
Thảo luận, kết quả, giảipháp
Qui trình nghiên cứu
Hình 4. Quy trình nghiên cứu
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Thiết kế mẫu
Thiết kế mẫu nghiên cứu được thực hiện thông qua quy mô tổng thể, kích thước
mẫu và tỷ lệ đại diện cho tổng thể như sau:
Quy mô tổng thể ( target population)
Toàn bộ sinh viên đang theo học tại trường Đại học Hoa Sen – cơ sở 2- công viên
phần mềm Quang Trung.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 15
Ước lượng chọn mẫu
Giả định:
o Sai số cho phép H là 6%
o Hệ số tin cậy (1 –α ) = 95% => Zq = 1.96. Vì loại được 2.5% giá trị
tại mỗi đầu của một giá trị phân phối chuẩn.
Kích thước mẫu được xác định bởi công thức:
= ࢆ ∗ ࡿࡴ
Công thức tính S: ܵ = ඥ ∗ (1− ݍ) (1). Trong đó p + q = 1
Ghi chú
o n: kích thước mẫu
o Zq: gía trị của một phân phối chuẩn bị tại hệ số tin cậy
o S: độ lệch chuẩn
o H: sai số cho phép
Để Smax thì p=q=0.5 (*)
Thay (*) vào (1) ta có:
ܵ௫ = ඥ0.5 ∗ (1 − 0.5) = 0.5 => S2 = 0.25
Do đó
݊௫ = ࢆ ∗ .ࡴ
Thế S2, Zq, H vào công thức mẫu ta có:
݊௫ = (1.96)ଶ ∗ 0.25(0.06)ଶ = 266
Vậy số mẫu cần thực hiện là 266 nhưng để dự phòng lên tính thêm 10%. Như thế số
lượng mẫu cần thực hiện là 293.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 16
Chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bàn đặt bảng câu hỏi
tại Đại học Hoa Sen – cơ sở 2 – phần mềm Quang Trung. Số lượng mẫu n = 293
sinh viên không phân biệt ngành học hay khóa học đã sử dụng dịch vụ bãi xe tại
trường.
3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng khảo sát gồm 3 phần chính:
- Thông tin bổ sung ( 3 câu hỏi)
- Phần đánh giá sự hài lòng ( 25 câu hỏi)
- Phần ý kiến và đề xuất cải tiến bãi giữ xe ( 1 câu hỏi)
(*) Bảng khảo sát được đính kèm trong phần Phụ lục
Bộ thang đo quyết định mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ bãi xe tại trường:
Biến độc lập:
Yếu tố thang đo Giải thích Mã hóa Thuộc tính thang đo
Độ tin cậy
Thể hiện khả năng
thực hiện dịch vụ
tốt ngay từ lần đầu.
TC1 1. Mức độ an tâm của khách
hàng khi sử dụng bãi giữ
xe.
TC2 2. Mức độ tin tưởng về tính
an toàn và bảo vệ tài sản
của khách hàng.
TC3 3. Tâm lý lần đầu tiên khi
sử dụng dịch vụ bãi giữ
xe.
Khả năng đáp
ứng
Sự sẵn lòng đáp
ứng nhu cầu khách
hàng của nhân viên
bao gồm nhu cầu
phản ánh dịch vụ.
DU1 4. Khả năng đáp ứng về số
lượng xe được gửi ( sức
chứa) của bãi xe.
DU2 5. Khả năng đáp ứng những
phương tiện phản hồi ý kiến
khách hàng.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 17
DU3 6. Ý kiến phản hồi được tiếp
nhận và được lắng nghe.
DU4 7. Khắc phục và giải quyết
nhanh chóng, có sự thay đổi
khi nhận được ý kiến phản
hồi.
Năng lực phục
vụ
Khả năng tạo niềm
tin, cảm giác an
toàn cho sinh viên.
PV1 8. Thời gian chờ đợi của
khách hàng khi
gữi xe vào bãi
PV2 9. Kinh nghiệm chuyên
môn của nhân viên trong
việc hướng dẫn và giải
quyết vấn đề cho khách
hàng.
PV3 10. Năng lực phục vụ của
nhân viên có làm hài
lòng khách hàng.
PV4 11. Tính an toàn và bảo đảm
từ năng lực phục vụ.
Độ thấu cảm Sự quan tâm chăm
sóc đến từng cá
nhân khách hàng;
luôn niềm nở, nhiệt
tình giải quyết vấn
đề cho sinh viên.
DTC1 12. Thái độ phục vụ của
nhân viên.
DTC2 13. Khả năng giải quyết
những vấn đề như ( mất thẻ
xe, hết chỗ đậu xe, xe bị hư
hại..) một cách thỏa đáng và
nhanh chóng.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 18
DTC3 14.Sự giúp đỡ kịp thời khi
bạn gặp khó khăn nào đó
trong việc lấy xe.
DTC4 15. Bố trí và sắp xếp xe
đúng làn nhằm cho khách
hàng dễ dàng lấy xe ra vào
Phương tiện hữu
hình
Thể hiện qua trang
phục của nhân viên
phục vụ, các trang
thiết bị và cơ sở vật
chất để thực hiện
dịch vụ.
HH1 16. Cở sở vật chất và trang
thiết bị tác động đến mức độ
hài lòng. (camera, mái che,
nơi soát vé, bảng hướng
dẫn.)
HH2 17.Vị trí của bãi xe thuận
tiện cho việc di chuyển
HH3 18.Nhiều lối ra vào nên lưu
thông dễ dàng và không mất
thời gian chờ đợi.
HH4 19. Thẻ xe đẹp và độ bền
cao
Giá cả Mức độ phù hợp
với dịch vụ mà
khách hàng nhận
được.
GIA1 20. Giá hợp lý so với các bãi
giữ xe khác.
GIA2 21. Mức độ quan tâm tâm về
giá của khách hàng.
GIA3 22. Mức giá tương xứng với
chất lượng.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 19
Biến độc lập:
Mức độ hài lòng Mức độ hài lòng về
chất lượng dịch vụ
và độ trung thành
với dịch vụ.
HL1 23. Mức độ hài lòng khi sử
dụng dịch vụ tại bãi xe
HL2 24. Ý định sẽ sử dụng dịch
vụ tại bãi xe trong thời gian
tới
HL3 25. Sự trung thành của
khách hàng trong thời gian 1
năm học
3.3 Thang đo
3.3.1 Thiết kế thang đo
Phần Biến Thang đo Thước đo
Thông tin cá
nhân
Sinh viên trường Non-metric
Niên khóa năn học sinh viên Non-metric
Phương tiện đến trường Non-metric
Đã từng sử dụng dịch vụ bải
giữ xe tại trường
Non-metric
Các yếu tố tác
động đến mức
độ hài lòng khi
sử dụng dịch
vụ bãi giữ xe
Yếu tố về độ tin cậy ( 3biến) Metric Thang Likert bậc
5
1= Rất không
đồng ý
5= Rất đồng ý
Yếu tố khả năng đáp ứng ( 4
biến)
Metric
Yếu tố năng lực phục vụ (4
biến)
Metric
Yếu tố độ thấu cảm ( 4 biến) Metric
Yếu tố phương tiện hữu hình
( 4 biến)
Metric
Yếu tố giá cả ( 3 biến) Metric
Yếu tố mức độ hài lòng (
3biến)
Metric
Đề xuất cải tiến Ý kiến phản hồi và giải pháp Non-
metric
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 20
3.3.2 Diễn đạt mã hóa thang đo
- Yếu tố Độ tin cậy bao gồm những câu hỏi định lượng 1, 2, 3 trong phần câu hỏi
khảo sát được mã hóa theo tuần tự DTC 1, DTC 2, DTC 3 vào SPSS.
- Tương tự, yếu tố Khả năng đáp ứng gồm những câu hỏi 4, 5, 6, 7 được mã
hóa theo tuần tự DU 1, DU 2, DU 3, DU 4 vào SPSS.
- Yếu tố Năng lực phục vụ gồm câu hỏi 8, 9, 10, 11 được mã hóa theo tuần tự
PV1, PV2, PV3, PV4 vào SPSS.
- Yếu tố độ thấu cảm gồm những câu hỏi 12, 13, 14, 15, được mã hóa theo tuần
tự TC1, TC2, TC3, TC4, vào SPSS
- Yếu tố Phương tiện hữu hình gồm những câu hỏi 16, 17, 18, 19, được mã hóa
theo tuần tự HH1, HH2, HH3, HH4 vào SPSS.
- Yếu tố giá cả gồm những câu hỏi 20, 21, 22 được mã hóa GIA1, GIA2, GIA3
vào SPSS
- Mức độ hài lòng gồm những câu hỏi 23, 24, 25về chất lượng dịch vụ tại bãi
giữxe mã hóa là HL1, HL2, HL3 vào SPSS.
3.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Alpha của
Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong
thang đo tương quan với nhau. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ các
biến không phù hợp ra khỏi thang đo ( Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2008). Các
biến có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) lớn hơn hoặc bằng
0.3 và hệ số tin cậy Cronbach Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6 sẽ được chấp nhận.
3.3.4 Đánh giá độ giá trị của thang đo
Đánh giá độ giá trị của thang đo thông qua phân tích nhân tố EFA. Phân tích EFA
dùng để xác định số lượng các biến phù hợp với thang đo. Các tham số thống kê
thường được xem xét trong phân tích nhân tố bao gồm:
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 21
- Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO): kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân
tố. Chỉ số KMO phải đủ lớn ( >0.5) thì phân tích nhân tố được xem là thích hợp, còn
nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
- Dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố: những nhân tố nào có
eigenvalue lớn hơn 1 được giữ lại trong mô hình phân tích.
- Phương sai trích (variance explained criteria): tồng phương sai trích phải lớn
hơn 50% thì phân tích nhân tố được xem là thích hợp.
- Hệ số tải nhân tố (factor loadings): là hệ số tương quan đơn giữa các biến và
nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Thông thường với mẫu nhỏ (dưới 200) thì hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.4 là
đạt yêu cầu.
- Phương pháp quay Varimax được sử dụng để xoay các nhân tố. Thông qua việc
xoay các nhân tố, ma trận nhân tố sẽ trở nên đơn giản và dễ giải thích hơn.
3.3.5 Tương quan và hồi qui tuyến tính
Phân tích tương quan để kiểm tra tính liên hệ giữa những biến định lượng thông qua
hệ số tương quan Pearson (kí hiệu là r).Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ
của mối liên hệ tuyến tính.Giá trị tuyệt đối của r gần đến 1 khi hai biến có mối
tương quan tuyến tính chặt chẽ.
Phân tích hồi quy tuyến tính dùng để xác định mối liên hệ giữa một biến phụ thuộc
với nhiều biến độc lập.Mục tiêu của việc phân tích hồi quy đa biến là sử dụng các
biến độc lập có giá trị biết trước để dự báo một giá trị biến phụ thuộc nào đó được
chọn bởi người nghiên cứu.
Một số đại lượng thống kê quan trọng thường được xem xét trong mô hình hồi quy:
Hệ số Adjust R- square càng cao thì càng có ý nghĩa thống kê đối với tổng thể.
- Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số
dựa trên mối quan hệ giải thích giữa chúng với biến phụ thuộc.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 22
- Kiểm định ANOVA để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc.
Nếu mức ý nghĩa Sig <0.01 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập
dữ liệu.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
4.1 Thống kê mô tả và phân tích tương quan
Về đặc điểm phương tiện sử dụng
Trong 293 đối tượng khảo sát, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng: Nhu cầu sinh viên sử
dụng phương tiện đến trường đa số là xe máy ( 70%), tiếp đó là xe buýt (20%) và
(10%) là các phương tiện sử dụng khác. Điều này cho thấy, nhu cầu đi xe máy và sử
dụng dịch vụ bãi giữ xe ngày càng tăng cao, đòi hỏi dịch vụ bãi giữ xe của trường
phải không ngừng nâng cao hạ tầng, cở sở vật chất và chất lượng dịch vụ.
Bãi giữ xe và một trong những yếu tố quạn trọng ảnh hưởng đến hình ảnh của
trường Đại học Hoa Sen, là điểm tiếp xúc đầu tiên khi sinh viên đến trường. Do vậy,
một bãi giữ xe được trang bị cơ sở vật chất và nâng cao dịch vụ sẽ thể hiện bộ mặt
và vị thế của một công ty hay một tổ chức.
Về đặc điểm có hay không sử dụng dịch vụ bãi giữ xe
Trong 293 đối tượng khảo sát đã được hỏi là đã từng sử dụng qua dịch vụ bãi giữ xe
của trường hay không, thì 100% đều đã ít nhất 1 lần sử dụng bãi giữ xe tại trường.
70%
20%
10%
Biểu đồ 1 - Loại phương tiện sử
dụng
Xe máy
Xe buýt
Phương tiện khác
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 23
Điều này cũng cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ bãi giữ xe trong giời sinh viên hiện
này ngày càng cao và trở nên phổ biến.
Về năm học
Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy rằng: Đối tượng khảo sát đa số là sinh viên năm 1
( chiếm 120 bạn). Tiếp đến là đối tượng sinh viên năm 3 và năm 4 với ( 77 bạn và
62 bạn). Điều này là một trong những kết quả khả quan, vì đối tượng sinh viên năm
1 sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng khi lần đầu tiên sử dụng dịch vụ bãi gửi xe và
đối tượng sinh viên năm cuối sẽ có những giải pháp, kiến nghị cho bãi giữ xe một
cách thực tế hơn.
4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo
TấtcảcácbiếnđolườngđềuđượcđobởithangđoLikert5điểm,từrất
khôngđồngýtớirấtđồngý.Saukhikếtthúcviệcthuthậpmẫu,cácthangđođượcđánhgiáđột
incậybằnghệsốtincậyCronbach’sAlphađểxemxétmứcđộnhấtquánnộitại,vàcơsởđểloạ
ibiếnkhôngđạtyêucầudựavàohệsốtươngquanbiếntổngvàgiátrịCronbach’sAlpha.
KếtquảphântíchCronbach’sAlphacủacácbiếnđượctómtắtvàtrìnhbàyởbảng sau:
Biến Tương quan biến tổng
( Corrected Item )
Cronbach’s Alpha nếu
loại biến này
0
20
40
60
80
100
120
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
120
34
77
62
Biểu đồ 2 - Năm học sinh viên
Biểu đồ 2 - Năm học sinh
viên
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 24
Độ tin cậy: (Cronbach’s Alpha = 0.656)
DTC 1 .481 .541
DTC 2 .479 .544
DTC 3 .442 .593
Khả năng đáp ứng: (Cronbach’s Alpha = 0.891)
DU 1 .693 .887
DU 2 .841 .829
DU 3 .730 .871
DU4 .787 .851
Năng lực phục vụ: (Cronbach’s Alpha = 0.758)
PV 1 .576 .689
PV 2 .659 .640
PV 3 .627 .659
PV 4 .368 .789
Độ thấu cảm: (Cronbach’s Alpha = 0.837)
TC 1 .678 .790
TC 2 .747 .764
TC 3 .578 .852
TC 4 .723 .775
Phương tiện hữu hình ( Cronbach’s Alpha= 0.795)
HH 1 .583 .764
HH 2 .671 .711
HH 3 .686 .704
HH 4 .507 .789
Giá cả: (Cronbach’s Alpha = 0.740)
GIA 1 .318 .931
GIA 2 .694 .498
GIA 3 .741 .440
Mức độ hài lòng, thích thú : ( Cronbach’s Alpha = 0.741)
HL 1 .658 .541
HL 2 .597 .620
HL 3 .454 .784
Bảng 7 – Bảng đánh giá độ tin cậy thang đo biến độc lập và biến phục thuộc
Nhận xét: Các thang đo đều đạt yêu cầu với hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item ) của
các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Có thể thấy các thang đo đều đáng tin cậy và
chấp nhận được dùng để đo lường cho nghiên cứu.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 25
4.3 Phân tích nhân tố EFA
Để áp dụng phân tích nhân tố, chúng ta tiến hành kiểm định Bartlett nhằm kiểm định
sự phù hợp của dữ liệu đối với phương pháp phân tích nhân tố được áp dụng. Mục
đích của bước này là bác bỏ giả thiết cho rằng các biến không có tương quan với
nhau trong tổng thể, nếu các giả thiết này không bị bác bỏ thì phân tích nhân tố rất
có khả năng không thích hợp.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
.823
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 3664.22
0
df 231
Sig. .000
Căn cứ trên giá trị sig.=0.000 của kiểm định Bartlett, ta có thể bác bỏ giả thiết các
biến không có tương quan với nhau.
Chỉ số KMO =0.823>0.5, như vậy có thể yên tâm là dữ liệu phù hợp cho việc phân
tích nhân tố.
Tiếp theo, toàn bộ 25 biến phân đo lường mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ bãi
giữ xe của trường Đại học Hoa Sen đưa vào phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố được thực hiện với phép trích Priciple Component với phép xoay
Varimax và các tiêu chuẩn Communality >= 0.5, hệ số chuyền tải (factor loading)
>0.4, eigenvalue>= 1 và tổng phương sai trích >= 50%, hệ số KMO > 0.5 để đảm
bảo tập dữ liệu đưa vào là có ý nghĩa cho phân tích nhân tố (theo Hoàng Trọng_Chu
Nguyễn Mộng Ngọc p262).
Các biến có factor loading gần tương đương nhau ở hai nhân tố tạo nên cross
loading, các biến đó phải được loại bỏ
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 26
Ta có ma trận xoay như sau:
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
DTC1 .597
DTC2 .789
DTC3 .634
DU1 .782
DU2 .885
DU3 .835
DU4 .858
PV1 .740
PV2 .749
PV3 .761
PV4 .533
TC1 .776
TC2 .841
TC3 .608
TC4 .812
HH1 .690
HH2 .745
HH3 .749
HH4 .736
GIA1 .633
GIA2 .874
GIA3 .896
Qua bảng Rotated Component Matrix, 6 nhân tố được tổng hợp thành 5 nhân tố
chính tác động tới mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng dịch vụ tại bãi gửi xe
trường Đại học Hoa Sen cở sở 2. Năm nhân tố chính được đặt tên như sau:
Nhân tốchất lượng dịch vụ đo lường bởi các biến quan sát
o Thời gian chờ đợi khi sinh viên lấy thẻ xe
o Kinh nghiệm hướng dẫn
o Năng lực phục vụ làm sinh viên hài lòng
o Thái độ phục vụ của nhân viên
o Khả năng giải quyết vấn đề
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 27
o Sự giúp đỡ kịp thời
o Bố trí và sắp xếp xe đúng làn
Nhân đó đáp ứng đo lường bởi các biến quan sát
o Khả năng đáp ứng số lượng xe được gửi
o Khả năng đáp ứng những phương tiện phản hồi
o Ý kiến phản hồi được tiếp nhận
o Khắc phục và giải quyết nhanh chóng khi nhận phản hồi
Nhân tố cơ sở vật chất đo lường bởi các biến quan sát
o Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất và trang thiết bị
o Vị trí của bãi xe thuận tiện cho việc di chuyển
o Nhiều lối ra vào nên lưu thông dễ dàng
o Thẻ xe đẹp và độ bền cao
Nhân tố giá cả đo lường bởi các biến quan sát
o Giá cả hợp lí với các bãi giữ xe khác
o Mức quan tâm về giá vé gửi xe
o Mức giá tương xứng với chất lượng.
Nhân tố độ tin cậy đo lường bởi các biến quan sát
o Mức độ an tâm của sinh viên
o Mức độ tin tưởng về tính an toàn
o Tâm lý lần đầu khi sử dụng dịch vụ
o Tính an toàn và bảo đảm từ năng lực phục vụ
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 28
4.4 Mô hình hiệu chỉnh
4.5 Phân tích tương quan và phân tích hồi quy
Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính đa
biến có dạng như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Trong đó:
Y : Mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng dịch vụ bãi giữ xe
X1: Chất lượng dịch vụ
X2: Khả năng đáp ứng
X3: Độ tin cậy
X4: Cơ sở vật chất
X5: Giá cả
Βi: hệ số hồi quy riêng phần tương ứng với các biến độc lập Xi
Hình 5. Mô hình hiệu chỉnh
Mức
độ hài
lòng
X1
Chất lượng
dịch vụ
X2
Khả năng
đáp ứng
X3
Độ tin cậy
X4
Cơ sở vật
chất
X5
Giá cả
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 29
Model Summaryb
Mod
el R
R
Square
Adjusted
R Square
Std. Error
of the
Estimate
Change Statistics
Durbin-
Watson
R
Square
Change
F
Change df1 df2
Sig. F
Change
1 .810a .656 .650 .59199703 .656 109.238 5 287 .000 1.909
Phân tích Phân tích hồi quy đa biến với 5 nhân tố mà ta đã thu thập được từ bước
phân tích nhân tố biến độc lập và nhân tố thu thập được từ phân tích nhân tố biến
phụ thuộc. Ta có kết quả, độ thích hợp của mô hình là khá, thể hiện hệ số R2 =
0.656, kết quả phân tích kiểm định F là 109.238 có mức ý nghĩa =sig 0.000 <0.05.
Điều này chứng tỏ 5 biến độc lập trên được sử dụng vào mô hình là hoàn toàn phù
hợp.
4.6 Kiểm định giả thiết
4.6.1 Kiểm định mô hình phù hợp của mô hình
Ta tiến hành kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể,
xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay
không. Giả thiết H0 được đặt ra là β1=β2=β3=β4=β5=0.
ANOVAb
Model
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
1 Regression 191.418 5 38.284 109.238 .000a
Residual 100.582 287 .350
Total 292.000 292
Ta thấy giá trị Sig. =0.000 rất nhỏ, điều này cho phép bác bỏ giả thiết H0, cũng có
nghĩa là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi
của Y – quyết định chọn lựa mạng điện thoại di động, mô hình xây dựng phù hợp
với tập dữ liệu, mức độ phù hợp là 65 %.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 30
4.6.2 Kết quả phân tích hồi qui đa biến, đánh giá mức độ quan trọng từng
nhân tố
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardize
d
Coefficients
t Sig. B Std. Error Beta
1 (Constant) 7.645E-17 .035 .000 1.000
Chat luong dich
vu
.628 .035 .628 18.141 .000
Do dap ung .099 .035 .099 2.851 .005
Co so vat chat .319 .035 .319 9.194 .000
Gia ca .203 .035 .203 5.870 .000
Do tin cay .329 .035 .329 9.486 .000
a. Dependent Variable: Muc do hai long
Với độ chấp nhận lớn và hệ số phóng đại phương sai của các biến nhỏ, ta không
thấy dấu hiệu xảy ra của hiện tượng đa cộng tuyến, có thể yên tâm sử dụng phương
trình hồi quy.
Phép kiểm định t cho phép kiểm tra xem hệ số hồi quy của biến đưa vào có bằng 0
hay không.Các giá trị Sig. tại các phép kiểm định đều rất nhỏ, chứng tỏ cả 5 biến
độc lập đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Vậy kết quả hồi quy cho ta phương trình dự đoán sự việc đánh giá mức độ hài lòng
về chất lượng bãi giữ xe của trường
Y= 0.628 X1 + 0.99X2 +0.319X3+ 0.203X4 +0.329X5
Tương ứng: Mức độ hài lòng = 0.628 Chất lượng dịch vụ + 0.99 Độ đáp ứng
+0.319 Cơ sở vật chất +0.203 Giá cả + 0.329 Độ tin cậy.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 31
5. KẾT LUẬN
Dựa trên kết quả hồi quy, chúng tôi nhận thấy:
Chất lượng dịch vụ(βmax= 0.628) là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến
mức độ hài lòng của sinh viên về bãi giữ xe.
o Thực trạng: Qua khảo sát, sinh viên không hài lòng về thái độ và năng
lực phục vụ của nhân viên bãi giữ xe. Nhân viên không nhiệt tình hướng dẫn nơi để
xe, bố trí sắp xếp xe khá lộn xộn cản trở lưu thông. Nhiều bạn nữ khi gặp khó khăn
trong việc lấy xe, cũng không được sự hỗ trợ kịp thời từ nhân viên. Khi bãi xe
không đủ chổ, nhân viên cũng không thông báo cho sinh viên biết. Thái độ phục vụ
của nhân viên cũng bị các bạn sinh viên đánh giá không cao.
Kiến nghị: Độ thấu cảm và năng lực phục vụ phản ánh được chất lượng
dịch vụ tại bãi giữ xe. Nhân viên phải nâng cao khả năng phục vụ của mình, nhất là
hỗ trợ giảng viên và các bạn nữ sinh viên khi gặp khó khăn trong vấn đề lấy xe. Mở
rộng các lối ra vào để quá trình ghi thẻ và soát vé được nhanh chóng giảm thời gian
chờ của sinh viên. Nhân viên phải nhiệt tình hướng dẫn nơi để xe và bố trí xe cho
gọn gàng, tạo thuận lợi cho giảng viên và sinh viên. Cuối cùng là giải quyết nhanh
chóng những trường hợp mất thẻ xe và bồi thường thỏa đáng khi có mất mát về tài
sản.
Độ đáp ứng (β = 0.099).
o Thực trạng: Qua nghiên cứu khảo sát, các bạn sinh viên cảm thấy không
hài lòng lắm về khả năng đáp ứng của bãi xe. Sức chứa hiện nay không còn đủ cho
số lượng sinh viên ngày một tăng tại trường. Ngoài ra, bãi xe không có trang bị
những phương tiện thu nhận ý kiến phản hồi từ sinh viên, những kiến nghị được
phản ảnh trực tiếp cũng chưa có biện pháp khắc phục như : Vé xe bằng giấy nên độ
bền không cao, nhiều trường hợp bị mất nón bảo hiểm, sức chứa không đủ, thiếu
tính an toàn và kiểm soát từ nhân viên.
Kiến nghị: Tình trạng cấp thiết nhất hiện nay là bãi xe không đáp ứng
được số lượng xe được gửi. Bãi xe phải thuê ngoài một chỗ cách cơ sở 2 gần 100 m.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 32
Điều này khá bất tiện cho sinh viên mỗi khi gửi xe khá xa trường và quan trọng cơ
sở vật chất bên bãi xe dự phòng còn thiếu thốn khá nhiều trang thiết bị và cơ sở vật
chất cũng như nhân lực. Trường nên mở rộng qui mô bãi xe chính của trường trong
việc mở rộng cơ sở hạ tầng đang được tiến hành hiện nay. Trang bị những thùng
thư góp ý kiến và khắc phục những điểm còn hạn chế
Cơ sở vật chất(β= 0.319)
o Thực trạng: Cở sở vật chất của bãi xe hiện nay khá sơ xài, thiếu độ an
toàn. Qua khảo sát, các bạn không hài lòng vì thời gian chờ để gửi xe khá lâu, làm
trể giờ đến lớp. Qui mô hẹp làm khó khăn trong việc dẫn xe ra vào. Thẻ xe bằng
giấy, khó khăn trong việc cất giữ và độ bền không cao. Thiếu hệ thống quan sát và
kiểm tra soát vé để tính an toàn tốt hơn.
Kiến nghị: Hiện nay bãi xe của trường còn thiếu thốn khá nhiều về cơ sở
vật chất và trang thiết bị. Một phần sinh viên cũng không đòi hỏi cao về cơ sở vật
chất của bãi giữ xe, thêm đó là giá vé cũng phù hợp với cơ sở vật chất hiện tại nên
việc đầu tư cũng không được quan tâm. Nhưng ít nhất, bãi xe cũng phải trang bị mái
che cho khu vực gửi xe của giảng viên, sơn lại đường phân làn đã mờ. Đó là những
việc không tốn nhiều chi phí mà bãi giữ xe nên làm..
Giá (βmin = 0.203) về mức độ hài lòng của sinh viên khi gửi xe tại trường, yếu
tố này có mức ảnh hưởng thấp. Vì giá vé hiện nay khá hợp lí và sinh viên không bận
tâm lắm về vấn đề này.
o Thực trạng: Hiện nay, giá xe số 2,000 đồng, xe tay ga 3,000 đồng. Với
mức giá này khá phù hợp với túi tiền của các bạn sinh viên.
Kiến nghị: Duy trì mức giá hợp lí và giá giữ xe số và tay ga không chênh
lệch nhau quá.
Độ tin cậy(β= 0.329)
o Thực trạng: Vì là bãi xe của trường nên sinh viên khá tin tưởng và an
tâm về tính an toàn của bãi xe. Nhưng hiện nay, có nhiều bạn sinh viên bị mất trộm
nón bảo hiểm. Bãi gửi xe cũng như chưa trang bị nơi gửi nón bảo hiểm, làm giảm đi
độ tin tưởng và tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 33
Kiến nghị: Độ tin cậy một phần ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh
viên. Sinh viên an tâm vì bãi xe là của nhà trường và được bảo đảm về tính an toàn
khi lần đầu tiên sử dụng dịch vụ. Nhưng bãi xe dự phòng hiện nay khá xa trường và
sinh viên cũng cảm thấy khá lo lắng khi gửi xe tại đây vì nhà trường tận dụng một
công trình đang tạm ngưng xây dựng để làm bãi xe dự phòng.
Qua đề án khảo sát nghiên cứu về mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng dịch
vụ bãi giữ xe. Nhóm chúng tôi tìm hiểu được những yếu tố đã tác động đến mức độ
hài lòng của sinh viên, để đưa ra những giải pháp khắc phục, nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ và cơ sở vật chất cho bãi xe. Điều này khá quan trọng, không những
tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đồng thời thể hiện được hình ảnh thương hiệu
của trường Đại học Hoa Sen. Với khả năng và nguồn lực hiện có, bãi xe có thể tập
trung cải thiện và nâng cao những yếu tố nào ảnh hưởng mạnh, từ đó đưa ra các biện
pháp khắc phục phù hợp.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 34
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện đề án này, chúng tôi đã có cơ hội củng cố lại những kiến thức đã
được học trong bộ môn nghiên cứu marketing. Khi học môn nghiên cứu marketing, thời
gian làm đề án không nhiều nên chúng tôi chưa có nhiều cơ hội để tìm hiểu kỹ và hiểu rõ
hơn về công việc nghiên cứu thị trường. Nay, với đề án này, chúng tôi đã nắm rõ cách thức
thực hiện nghiên cứu thị trường cũng như sử dụng chương trình SPSS thông thạo hơn.
Đồng thời hiểu được lợi ích của việc khảo sát và nghiên cứu thị trường đối với một doanh
nghiệp. Sau khi hoàn thành đề án chúng tôi đạt được những mục tiêu sau:
- Củng cố kiến thức về nghiên cứu marketing
- Sử dụng chương trình SPSS thành thạo hơn
- Cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
- Học hỏi được kỹ năng nghiên cứu và lựa chọn được cơ sở lý thuyết, các mô
hình để đo lường, khảo sát một vấn đề nào đó.
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế, nên việc thiếu sót là điều không thể tránh khỏi.Vì vậy,
chúng tôi rất mong nhận được lời nhận xét của Thầy để có thể hoàn thiện và mang lại
những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trước khi ra trường.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 35
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
File giảng bài của Thầy NGUYỄN HUY VŨ
marketing.tailieu
alpha#outer_page_13
Tư liệu tham khảo thêm.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 37
PHỤ LỤC
BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
HOA SEN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ GIỮ XE CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
– CƠ SỞ 2 CÔNG VIÊN PHẦN MỀM QUANG TRUNG
Chào bạn, chúng tôi là sinh viên trường đại học Hoa Sen. Hiện chúng tôi đang thực
hiện đề án môn học Nghiên cứu thị trường. Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi
muốn tìm hiểu xu hướng sử dụng điện thoại HTC của sinh viên Hoa.Chúng tôi rất
mong nhận được sự giúp đỡ của bạn để có thể hoàn thành tốt môn học Nghiên cứu
thị trường này.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Bạn là sinh viên năm:
1
2
3
4
Liên thông
Cao đẳng
2. Phương tiện bạn đi học là:
Xe máy
Xe bus
Phương tiện khác
3. Bạn có sử dụng dịch vụ gửi xe tại cơ sở 2 – công viên phần mềm Quang
Trung của trường?
Có
Không =>Ngừng trả lời tại đây, cảm ơn bạn đã giúp đỡ.
4. Bạn hãy cho biết sự ảnh hưởng của các tiêu chí sau sẽ góp phần dẫn
đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ của dịch vụ giữ xe.
1.Rất không đồng ý 2.Không đồng ý 3. Không ý kiến 4.Đồng ý 5.Rất đồng ý
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 38
STT Các tiêu chí 1 2 3 4 5
1 Bạn an tâm khi gửi xe tại bãi giữ xe của trường.
2
Bạn tin tưởng rằng bãi xe luôn đảm bảo tính an toàn cho
tài sản của bạn.
3
Bạn không cảm thấy lo lắng gì khi lần đầu gửi xe tại
trường.
4
Bãi giữ xe tại trường luôn đáp ứng được số lượng xe của
sinh viên.
5
Bạn cảm thấy dễ dàng phản ánh chất lượng dịch vụ của
bãi giữ xe (qua đường dây nóng, hòm thư, email
trường…)
6
Ý kiến của bạn được lắng nghe và tiếp thu.
7
Phản hồi của bạn được giải quyết nhanh chóng và thoả
đáng.
8
Bạn không phải chờ quá lâu mỗi khi nhận thẻ xe.
9
Nhân viên luôn luôn sẵn sàng hướng dẫn chỗ để xe cho
sinh viên.
10
Nhân viên bãi giữ xe luôn sắp xếp xe ngay hàng thẳng
lối giúp sinh viên ra vào dễ dàng.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 39
11 Xe của bạn không hư hại khi gửi tại bãi xe trường.
12
Nhân viên bãi giữ xe luôn thân thiện, nhiệt tình với sinh
viên.
13
Nhân viên luôn giải quyết vấn đề cho sinh viên (mất thẻ
xe, hết chỗ để xe…) nhanh chóng và hiệu quả
14
Bạn luôn nhận được sự giúp đỡ nhân viên khi lấy xe gặp
khó khăn.
15
Xe luôn luôn được bố trí theo đúng làn đường giúp sinh
viên dễ dàng lấy xe.
16
Cơ sở vật chất hiện nay tại bãi giữ xe làm bạn hài lòng (
mái che, qui mô bãi, lối ra vào…).
17
Vị trí của bãi giữ xe thuận tiện cho bạn trong việc di
chuyển.
18 Bãi giữ xe có nhiều lối ra vào, bạn không cần chờ lâu.
19 Thẻ giữ xe đẹp, độ bền cao.
20 Giá giữ xe hiện giờ là hợp lý với bạn.
21 Bạn không bận tâm về vấn đề giá giữ xe tại trường.
22 Giá cả phù hợp với chất lượng dịch vụ.
23 Bạn rất hài lòng với chất lượng dịch vụ của bãi giữ xe.
24 Bạn có ý định sử dụng dịch vụ bãi xe trong thời gian tới.
25
Bạn sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ bãi giữ xe cho cả năm
học.
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 40
B. KIẾN NGHỊ
Bạn có kiến nghị gì với chất lượng dịch vụ của bãi giữ xe? Nếu có thì đó là kiến
nghị gì?
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
CẢM ƠN BẠN ĐÃ GIÚP CHÚNG TÔI HOÀN THÀNH BẢNG CÂU HỎI
NÀY!
Đại học Hoa Sen MK091
Đề án nghiên cứu marketing 41
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghiencuumk_do_hai_long_bai_giu_xe_huynhminhtan_7226.pdf