Đề tài Nâng cao chất lượng Đồ án tốt nghiệp đại học ngành cơ khí trường đại học Nha Trang

Trong quá trình SV thực hiện ĐATN, GVHD sẽ phải có lịch gặp SV ít nhất 1 lần/1 tuần để SV báo cáo tiến độ cũng như giải quyết những vướng mắc khi SV gặp phải. Mỗi SV (nhóm SV) phải đưa ra ít nhất 3 phương án thiết kế cơ khí để có cơ sở lựa chọn được phương án cuối cùng. Việc chế tạo phần cơ khí phải mang tính thẩm mỹ, chắc chắn, và vật tư phải dễ kiếm trên thị trường. GVHD yêu cầu SV phải có kế hoạch nghiên cứu cụ thể, càng chi tiết càng tốt vì nó sẽ giúp cho SV dể phân bố thời gian cho đồ án và làm việc hiệu quả hơn.

pdf25 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng Đồ án tốt nghiệp đại học ngành cơ khí trường đại học Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ cho việc chế biến gỗ (dài 4m) [6]. Kết luận: Cơ bản chỉ nói về việc đã cố gắng hết sức để tìm tài liệu và gặp khó khăn khi thực hiện đề tài vì đề tài mới. Đề xuất: Nêu tầm quan trọng của máy cưa Holx Her 1230 và lịch sử phát triển của nó, đề nghị các công ty chế biến gỗ nên mua về. - Đồ án: Thiết kế máy cắt cá làm thức ăn cho tôm [7]. Kết luận: Nói về việc đã vận dụng tất cả các kiến thức đã học vào việc thiết kế chế tạo máy cắt cá nhưng đề tài chỉ dừng ở công đoạn thiết kế và tính toán nên khi ra ngoài xưởng thực tế chế tạo chắc còn nhiều thiếu sót và gặp khó khăn, mong được đóng góp ý kiến. 4 Đề xuất (trích nguyên văn): “Tôi thấy đây là một đề tài hay, có tính thời sự, rất phù hợp với chuyên ngành Chế tạo máy. Nếu được áp dụng triển khai vào thực tiễn sản xuất nó sẽ góp phần tích cực vào việc cơ giới hoá nuôi trồng của nước nhà”. - Đề xuất của đồ án “Thiết kế kỹ thuật máy vận chuyển rác thải trong dây chuyền xử lý rác bằng công nghệ yếm khí tuỳ nghi [8]”: Nói về quá trình lắp đặt phải đúng yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, về vận hành bảo dưỡng thiết bị và yêu cầu về thay thế phụ tùng đúng chủng loại. - Kết luận của đồ án Thiết kế kỹ thuật thiết bị nghiền nông sản khô phục vụ việc chăn nuôi [9] (trích nguyên văn): “Em thấy đây là một đề tài hay, rất phù hợp với chuyên ngành Chế tạo máy. Nếu được áp dụng triển khai vào thực tiễn sản xuất nó sẽ góp phần tích cực vào việc cơ giới hoá nông nghiệp và chăn nuôi” 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng viết thuyết minh Trừ các lỗi thuộc phần viết kết luận và kiến nghị thì các lỗi đã nêu ở phần trên có thể được khắc phục một cách dễ dàng thông qua một số việc như: - Yêu cầu sinh viên tuân thủ các quy định chung về trình bày đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Giảng viên hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn sinh viên truy cập vào trang web của bộ môn để tải bản hướng dẫn theo quyết định 673. - Rèn luyện sinh viên cách viết văn bản khoa học thông qua các đồ án học phần, bài tập lớn, tiểu luận. Các giảng viên khi dạy các học phần có bài tập lớn, tiểu luận và đồ án phải yêu cầu sinh viên áp dụng đúng cách viết văn bản khoa học thông qua các tài liệu hướng dẫn cụ thể. - Về mặt quản lý, các bộ môn nên kiên quyết yêu cầu sinh viên phải viết lại thuyết minh thậm chí không cho sinh viên bảo vệ các luận văn trình bày không theo đúng thể thức. Về viết kết luận và kiến nghị, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để sinh viên có thể viết tốt phần này. Tổ chức các buổi thực hành viết kết luận và kiến nghị cho sinh viên có thể là một giải pháp hữu ích. Ngoài ra, cần phải xem lại nội dung và phương pháp giảng dạy các học phần như Thực hành văn bản tiếng Việt và Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nội dung và phương pháp giảng dạy những học phần này phải được thiết kế sao cho phục vụ một cách thiết thực việc viết các văn bản khoa học, tránh giáo điều như hiện nay. 4. Kết luận Viết thuyết minh đồ án tốt nghiệp là một công việc tỷ mỉ và khoa học. Việc tuân theo các chuẩn mực về hình thức thuyết minh là điều cần thiết và được hầu hết các trường đại học áp dụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sinh viên ngành cơ khí trường ta chưa thực hiện tốt điều này mặc dù đã có những quy định hết sức cụ thể. Thông qua các thuyết minh đồ án tốt nghiệp trong những năm gần đây của sinh viên ngành cơ khí trường Đại học Nha Trang, các bộ môn, Khoa và Trường cần phải có những giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đồ án tốt nghiệp nói riêng. Tài liệu tham khảo 1. Trần Châu Tuấn. Thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho hội trường Thành uỷ Thành phố Nha Trang. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Nhiệt lạnh. Đại học Nha Trang, 2010. 5 2. Phạm Công Chuẩn. Thiết kế hệ thống lạnh liên hoàn cho công ty chế biến thuỷ sản Thiên Anh. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt lạnh. Đại học Nha Trang, 2008. 3. Hoàng Minh Dương, Tổng quan khả năng sử dụng nặng lượng mặt trời và bước đầu tính toán thiết kế hệ thống sấy cá sử dụng năng lượng mặt trời công suất 500 kg sản phẩm khô/mẻ. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt lạnh. Đại học Nha Trang, 2008. 4. Bùi Trọng Thân, Thiết kế máy phân loại vỏ và nhân hạt bàng, Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy. Đại học Nha Trang, 2011. 5. Lê Hồng Ân, Thiết kế kỹ thuật hệ thống xử lý rác thải bằng phương pháp yếm khí tùy nghi cho bãi rác phía bắc Tp. Nha Trang, Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy. Đại học Nha Trang, 2011. 6. Nguyễn Thành Đông, Thiết kế kỹ thuật máy cưa đứng dùng phục vụ cho việc chế biến gỗ (dài 4m), Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy. Đại học Nha Trang, 2009. 7. Hồ Sỹ Tâm, Thiết kế máy cắt cá làm thức ăn cho tôm, Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy. Đại học Nha Trang, 2010. 8. Đoàn Văn Cương, Thiết kế kỹ thuật máy vận chuyển rác thải trong dây chuyền xử lý rác bằng công nghệ yếm khí tuỳ nghi, Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy. Đại học Nha Trang, 2009. 9. Vũ Xuân Điệp, Thiết kế kỹ thuật thiết bị nghiền nông sản khô phục vụ việc chăn nuôi, Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy. Đại học Nha Trang, 2009. 6 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢN VẼ CƠ KHÍ TRONG CÔNG TÁC TỐT NGHIỆP ThS. Nguyễn Hữu Thật Bộ môn Chế tạo máy I. Mục đích báo cáo. Báo cáo “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng bản vẽ cơ khí trong công tác tốt nghiệp” nhằm mục đích nêu ra những khuyết điểm thường xảy ra đối với sinh viên khi thành lập bản vẽ, từ đó xây dựng một số giải pháp làm thế nào để giúp sinh viên nâng cao kỹ năng vẽ cơ khí trong đồ án tốt nghiệp. II. Nội dung báo cáo. 1. Đặt vấn đề. Luận văn tốt nghiệp hay đồ án tốt nghiệp có thể hiểu là một báo cáo nghiên cứu (cùng với sản phẩm nếu có) của sinh viên năm cuối đại học, được thực hiện trong một khoảng thời gian qui định, nhằm giúp cho sinh viên rèn luyện kĩ năng chuyên môn, tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện, rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đồng thời, nó còn phát huy tính độc lập, sáng tạo và tự nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm, một báo cáo trình bày hoàn chỉnh. [1] Đối với sinh viên ngành cơ khí nói chung, bản vẽ là ngôn dùng để trao đổi và thảo luận với nhau trong công việc chuyên môn. Vì vậy, việc vẽ chính xác về nội dung, đúng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật là nhiệm vụ hàng đầu của người làm kỹ thuật. Tuy nhiên, qua nhiều năm tham gia hướng dẫn và chấm đồ án tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí chế tạo máy, tôi nhận thấy kỹ năng thiết lập và trình bày bản vẽ của sinh viên còn quá yếu. Sinh viên khi làm đồ án tốt nghiệp không biết phân biệt giữa bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết và sơ đồ nguyên lý. Chính vì vậy mà chất lượng đồ án rất thấp. Nhận thấy tầm quan trọng về kỹ năng hình thành bản vẽ của sinh viên trong công tác tốt nghiệp, tôi xin đưa ra một vài thực trạng và giải pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng bản vẽ cơ khí của sinh viên trong công tác tốt nghiệp. 2. Thực trạng hiện nay Để hoàn thiện một bản vẽ cơ khí đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng thiết lập bản vẽ và nắm vững các kiến thức các môn học cơ sở để phục vụ cho việc xây dựng bản vẽ cơ khí. Trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn các đồ án môn học cũng như đồ án tốt nghiệp, tôi nhận thấy sinh viên khi xây dựng bản vẽ còn sai sót quá nhiều, không phân biệt được các loại bản vẽ cơ khí như bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết và không đọc đọc bản vẽ cơ khí. Đối với bản vẽ lắp (hình 1.1) - Sinh viên không phân biệt được giữa bản vẽ lắp và sơ đồ nguyên lý của máy. Khi thành lập bản vẽ lắp thì không biết bắt đầu từ đâu, vẽ như thế nào cho đúng. - Trong bản vẽ không thể hiện yêu cầu kỹ thuật, nếu có cũng chỉ là liệt kê sơ sài, không hiểu rõ bản chất vấn đề về yêu cầu kỹ thuật của một bản vẽ như thế nào. - Ghi kích thước trên bản vẽ không đầy đủ, ghi lung tung, không theo tiêu chuẩn. Điều này phản ánh sinh viên không nắm được kiến thức cơ sở phục vụ cho quá trình ghi kích thước trên bản vẽ. Vì vậy, trên bản vẽ không thể hiện rõ các loại kích thước như định vị, định khối và kích thước lắp ghép (hình 1.2) - Trên bản vẽ lắp vẽ khung tên, kiểu chữ, đường nét, không theo tiêu chuẩn TCVN, do đó gây khó khăn cho người đọc. Như chúng ta biết, bản vẽ lắp phải thể hiện được hai quá trình là lắp và hoạt động được. Nhiều sinh viên không hiểu vấn đề này nên khi vẽ dễ vấp phải sai sót, nhiều khi vẽ rất đẹp nhưng kiểm tra thấy máy không thể lắp và hoạt động được. 7 Hình 1.1. Bản vẽ lắp của máy ép bún Hình 1.2.Bản vẽ lắp máy 8 Đối với bản vẽ chi tiết (hình 1.3): Bản vẽ chi tiết được tách ra từ bản vẽ lắp, do không nắm được các yêu cầu kỹ thuật nên khi vẽ tách, sinh viên thường gặp những sai sót: - Không biết vẽ mấy hình chiếu là đủ, nhiều lúc vẽ rập khuôn. Có nhiều sinh viên lúc nào cũng thể hiện đủ 3 hình chiếu (đứng, bằng, cạnh) trên một bản vẽ. Trên bản vẽ tách không chú ý đến nét gạch mặt cắt, tính đối xứng và không vẽ trích khi chi tiết chưa thể hiện rõ. - Trên bản vẽ ghi kích thước không đúng. Sinh viên không hiểu rằng chức năng của chi tiết cần vẽ và tính công nghệ của nó trong kết cấu. Nhiều lúc sinh viên ghi kích thước lung tung, do đó không gia công được, nếu có thì trình tự gia công rất phức tạp, gây sai số khi chế tạo chi tiết. Hình 1.2. Bản vẽ trục ep được tách chi tiết từ bản vẽ lắp máy ép bún - Không biết ghi dung sai kích, dung sai vị trí (độ vuông góc, độ đối xứng, độ - song song,), sai số hình dáng hình học (độ đồng tâm, độ trụ, độ tròn, ) và chất lượng bề mặt của chi tiết máy (độ nhám bề mặt và các tính chất cơ lý ) (hình 1.4) Hình 1.4. Bản vẽ chi tiết trục Những hạn chế nêu trên, theo tôi xuất phát từ các nguyên nhân sau đây - Một số giảng viên thấy không cần thiết cần phải sử dụng phương pháp giảng dạy mới, việc sử dụng phương pháp giảng truyền thống là phù hợp hơn với với cách thức giảng dạy của họ. - Việc chuẩn bị cho tiết dạy tích cực công phu, tốn kém và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ, cơ sở hạ tầng - Chương trình, giáo trình còn nhiều bất cập, đặc biệt là về nội dung, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, chưa cập nhật được những tri thức mới, thực tiễn hơn.. - Chất lượng đầu vào sinh viên chúng ta rất yếu, do đó khi dạy và học các môn học cơ sở gặp rất nhiều khó khăn. - Phương pháp dạy các học phần cơ sở như Họa hình, vẽ kỹ thuật và Dung sai lắp ghép- Kỹ thuật đo lường chưa hiệu quả. Lâu nay, chúng ta dạy quá nặng về lý thuyết, ít chú trọng đến bài tập thực tế, nên sinh viên không có kỹ năng xây dựng được bản vẽ kỹ thuật. 9 - Trang thiết bị thực hành, thực tập và các mô hình mẫu phục vụ cho các học phần này còn rất hạn chế. Khi học vẽ kỹ thuật, chúng ta chỉ dạy lý thuyết mà không chỉ cho sinh viên cái mô hình cụ thể thì sinh viên khó nắm được vấn đề. 4. Giải pháp thực hiện Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng bản vẽ cơ khí trong công tác tốt nghiệp. a. Đổi mới nội dung, phương pháp giản dạy và học tập các học phần cơ sở như Họa hình, Vẽ kỹ thuật và Dung sai lắp ghép: - Đối với học phần Họa hình: Phần này chúng ta cần nhấn mạnh kiến thức cơ sở về các phép chiếu, các nguyên tắc và phương pháp dựng hình biểu diễn của các vật thể, từ các đường mặt cơ bản cho đến các giao. Phải yêu cầu sinh viên nắm vững các định lý cơ sở, các phương pháp tìm giao tuyến của đường với mặt, mặt với mặt. Yêu cầu sinh viên nắm được các dạng giao và cách tìm giao của những hình khối cơ bản: trụ, cầu, hình hộp Ngoài ra, chúng ta cũng cần nhấn mạnh một số đường và mặt cơ bản như đường thân khai để vẽ bánh răng, mặt hêlicôít để vẽ ren,.. Từ những kiến thức trên, sinh viên sẽ đạt được kỹ năng về phép dựng hình, phép biến đổi hình chiếu. [3] - Đối với học phần vẽ kỹ thuât: Trong phần này, theo nội dung chương trình đã xây dựng thì học phần Vẽ kỹ thuật chỉ dừng lại ở mức độ biểu diễn vật thể và có giới thiệu sơ lược về vẽ lắp và tách chi tiết. Với nội dung như thế, kết hợp với bài tập còn ít chưa thể trang bị cho sinh viên đầy đủ các nội dung về kỷ năng vẽ và cũng không quan tâm đến việc rèn kỹ năng vẽ cho sinh viên thông qua các bài tập. Qua tham khảo các chương trình vẽ kỹ thuật nước ngoài [2], tôi thấy cần bổ sung chương trình một số nội dung và xây dựng nguồn tài liệu để sinh viên tham khảo và tăng cường rèn luyện kỹ năng tự vẽ ở nhà, cụ thể chúng ta thêm các phần như: các bộ phận nối trục, nối ông, puly, thân ổ, các bộ truyền động, các loại đồ gá gia công cơ, các hệ thống vale, các bộ phận máy công cụ, Ngoài ra, để sinh viên học tập tốt các học phần này Bộ môn cần chuẩn hóa hệ thống bài tập lớn, công khai ngân hàng đề thi, giới thiệu đầy đủ các tài liệu học tập, tham khảo, hướng dẫn kỹ cách học tập, thảo luận. Xây dựng mô hình chi tiết rồi yêu cầu sinh viên tự đo đạt các kích thước và vẽ bản vẽ chi tiết đó. Bênh cạnh đó chúng ta cũng cần phải có những mô hình các cụm chi tiết, các thiết bị cơ khí để sinh viên có thể thực hành vẽ bản vẽ lắp và vẽ tách chi tiết . - Đối với học phần Dung sai lắp ghép:[4] Sinh viên cần phải thực hành nhiều để nắm vững kỹ năng tính toán và cách tra bảng dung sai. Riêng trong việc lập bản vẽ, nó quy định cách ghi kích thước, dung sai hình dạng, vị trí và độ nhám bề mặt, cách tính, giải các chuỗi kích thước kết hợp với tính công nghệ để ghi kích thước bản vẽ. Việc lựa chọn cách ghi kích thước sao cho năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đạt được ở mức cao nhất, để thỏa mãn yêu cầu quan trọng này chúng ta bắt buộc phải tìm hiểu: - Vị trí của chi tiết gia công trong bản vẽ lắp để chọn chuẩn ghi kích thước. - Chúng ta hình dung ra các bước gia công sản phẩm trong một nguyên công nào đó (khả năng còn lại có thể gia công đạt cấp chính xác nào, trình độ tay nghề của người thợ, độ chính xác của các loại dụng cụ đo). - Xác định kích thước, lượng dư giữa các nguyên công, khả năng điều chỉnh của máy, gá lắp, dụng cụ và các giải pháp có liên quan đến việc đạt được độ chính xác của các chi tiết. - Chọn gốc kích thước: Căn cứ vào bề mặt định vị, chuẩn tinh chính, phụ, hướng kẹp phôi để lựa chọn cách ghi kích thước sao cho sai số gá đặt và sai số tích lũy là ít nhất. - Giải chuỗi kích thước: Khi đã định sơ bộ kích thước của từng chi tiết, ta phải tiến hành giải chuỗi kích thước để xác định khả năng có thể đạt được kích thước của khâu khép kín. Từ đó, 10 có thể điều chỉnh lại kích thước và sai lệch của các khâu thành phần, hoặc lựa chọn các biện pháp điều chỉnh khi giải chuỗi kích thước tùy thuộc vào điều kiện thực tế. b. Thay đổi hình thức thi kiểm tra: Cần đổi mới quy trình và hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên nên theo quá trình học tập của sinh viên, chứ không chỉ dừng lại ở công đoạn cuối cùng là thi và kiểm tra. Nếu áp dụng cách thức đánh giá học tập theo quá trình, sinh viên sẽ tích cực tham gia vào quy trình dạy học và đó cũng là điều thuận lợi cho việc rèn luyện kỹ năng vẽ kỹ thuật cơ khí. Có thể hình thức đánh giá kết quả học tập của học viên dựa trên những nội dung sau đây: - Đảm bảo giờ lên lớp: 10 % điểm. - Làm bài tập lớn: 30 % điểm. - Thảo luận, làm việc nhóm: 15 % điểm. - Kiểm tra: 15 % điểm. - Thi hết môn: 30 % điểm. c. Các hoạt động ngoại khóa: Tăng cường hoạt động của câu lạc bộ chế tạo máy để bổ sung kiến thức và kỹ năng vẽ cho sinh viên. Trong học kỳ vừa qua câu lạc bộ chế tạo máy đã bồi dưỡng cho sinh viên lớp 50CT1 và 50CT 2 về các kỹ năng thiết lập bản vẽ lắp, bản vẽ chi tiết cũng như việc đọc các bản vẽ nói trên. Từ những buổi sinh hoạt ngoại khóa này, kiến thức của sinh viên về xây dựng bản vẽ đã nâng lên rõ rệt. 5. Kết luận: Trên đây là báo cáo về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bản vẽ cơ khí trong công tác tốt nghiệp. Trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng và có cách nhìn mới mẻ hơn, tôi đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bản vẽ cơ khí trong đồ án tốt nghiệp. Tôi tin tưởng rằng, với nội dung các giải pháp đã đề xuất trên sẽ giúp cho người học có kiến thức và kỹ năng trong việc xây dựng bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết đúng theo tiêu chuẩn trong quá trình thiết kế. Tài liệu tham khảo [1]. [2]. K.L Narayana, P. Kannaiah, K. Venkata Reddy, Machine Drawing, New age International Publishers. [3]. [4]. www.cadviet.com › CADViet forum 11 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH KHOA CƠ KHÍ Lê Như Chính Bộ môn CNKT nhiêt lạnh Mục đích cuả báo cáo: Trình bày thực trạng và một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đồ án tốt nghiệp cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật nhiệt lạnh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Làm đồ án tốt nghiệp là việc làm rất cần thiết và bổ ích cho sinh viên Đại học, khi làm đồ án đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức tổng hợp, có khả năng tự học, tự nghiên cứu biết vận dụng khối kiến thức đã học vào thực tiễn để sáng tạo ra một sản phẩm mới. Đó là một quá trình mà sinh viên biết nhào nặn, biết biến tri thức đã được học thành tri thức của mình và quá trình này giúp cho sinh viên hình thành và bồi dưỡng những phẩm chất khoa học cần thiết: đó là tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn, tìm tòi và sáng tạo. Hơn nữa, sinh viên có thể trình bày, thuyết trình kết quả nghiên cứu của mình trước hội đồng khoa học. Đây là một điều rất quan trọng để sinh viên tự rèn luyện kỹ năng viết, trình bày bố cục một văn bản khoa học Tuy nhiên, chất lượng đồ án tốt nghiệp của sinh viên ra trường hiện nay vẫn còn có những hạn chế. Theo kết quả thống kê mỗi năm có khoảng 150.000 sinh viên làm luận văn tốt nghiệp và phần lớn đều đạt điểm giỏi thế nhưng dường như đó là điểm cho công sức của sinh viên nhiều hơn là chất lượng thực của đồ án tốt nghiệp [3]. Do đó, việc tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng đồ án tốt nghiệp sao cho đồ án tốt nghiệp phù hợp với thực tế sản xuất là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. THỰC TRẠNG CỦA SINH VIÊN LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HIỆN NAY Nhìn chung chất lượng đồ án tốt nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật nhiệt lạnh cho đến nay được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của thực tế. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy vẫn có sinh viên thích thi tốt nghiệp hơn là làm đồ án vì sợ khó, đa số sinh viên còn lại lại thích làm đồ án tập trung một lĩnh vực tính toán lý thuyết như là” Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí” một phần là do lĩnh vực này hiện nay là đang dễ xin việc hoặc là hướng đề tài này đã có nhiều người làm, nên có thể copy hoặc thay đổi số liệu đầu vào đề hoàn thành đồ án dễ dàng hơn là làm nghiên cứu sang một hướng hoàn toàn mới mà lại không phải tốn kém vì thí nghiệm. 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Qua quá trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên làm đồ án tốt nghiệp bản thân có một số suy nghĩ và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đồ án cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh, Khoa Cơ Khí như sau: 3.1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Chất lượng của đồ án tốt nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thầy hướng dẫn là người định hướng cho sinh viên hướng nghiên cứu là người sửa đề cương nghiên cứu và sửa nội dung chính trong đồ án tốt nghiệp. Do đó, đòi hỏi người thầy hướng dẫn phải có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực mà sinh viên nghiên cứu để làm được điều này người thầy hướng dẫn khoa học cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Để tránh tình trạng nhưng sinh viên làm đồ án thiết kế hệ thống thực tế nhưng lại không đến cơ sở mà copy đồ án cũ và thay đổi số liệu để hoàn thành đồ án thì Giáo viên hướng dẫn phải giám sát và yêu cầu sinh viên trước khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp phải có giấy xác nhận của cơ quan nơi Sinh viên thực hiện đề tài nhận xét về tinh thần và thái độ thực tập của sinh viên. 12 - Đối với những sinh viên nhận đề tài rồi lại xin chuyển sang thi tốt nghiệp thì giáo viên hướng dẫn phải động viên và phân tích cho sinh viên thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc làm đồ án so với thi tốt nghiệp. - Thầy hướng dẫn phải có thâm niên công tác, học hàm học vị và kinh nghiệm hướng dẫn đồ án tốt nghiệp. - Thầy hướng dẫn phải có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp với sản xuất để có thể định hướng cho sinh viên những đề tài sát với thực tế sản xuất đang cần tránh tình trạng đồ án chỉ mang tính lý thuyết không có thực tế. - Mỗi thầy hướng dẫn nên chuyên sâu một lĩnh vực nghiên cứu không nên một thầy mà hướng dẫn cùng một lúc nhiều sinh viên làm nhiều mảng khác nhau. Như thế sẽ không đảm bảo được chất lượng đồ án. - Thầy hướng dẫn phải tham gia hay chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu khoa học hoặc chuyển giao công nghệ để có kinh phí hỗ trợ sinh viên nghiên cứu và kinh nghiệm hướng dẫn nghiên cứu cũng như cung cấp tài liệu chuyên môn. - Thầy hướng dẫn nên có một thời gian biểu nhất định hàng tuần để sinh viên có thể gặp và trao đổi những khúc mắc phát sinh trong quá trình nghiên cứu để tránh tình trạng giáo viên hướng dẫn chỉ gặp sinh viên một lần cho đến khi bảo vệ đồ án như thế có những đồ án sai từ kiến thức cơ bản cho đến các lỗi chính tả rất thông thường mà do là giảng viên bận việc không có thời gian đọc và sửa đồ án cho sinh viên. 3.2. ĐỐI VỚI SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Sinh viên sau khi gặp GVHD thống nhất về hướng nghiên cứu thì sinh viên phải tự tìm tài liệu viết đề cương nghiên cứu và nhờ thầy hướng dẫn sửa sau đó mới tiến hành theo đề cương. Sinh viên là người thực hiện đồ án do đó chất lượng của đồ án phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực và khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. - Sinh viên phải khai thác nguồn tài liệu mà GVHD cung cấp và các nguồn tài liệu khác để có kiến thức tổng quan về lĩnh vực mà mình đang nghiên cứu. - Khi bắt tay vào thực hiện đồ án sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn để giải thích các vấn đề thực tế đòi hỏi sinh viên phải tự tìm hiểu và cuối cùng là chuẩn bị các câu hỏi, những khúc mắc để hỏi thầy hướng dẫn theo thời gian mà thầy trò đã thống nhất. - Sinh viên phải trung thực với số liệu tính toán hay số liệu thí nghiệm không được làm giả số liệu. - Sinh viên phải có khả năng tự học và làm việc theo nhóm để có thể trao đổi kinh nghiệm, tài liệu với những sinh viên cùng hướng nghiên cứu với mình. 3.3. ĐỐI VỚI BỘ MÔN VÀ NHÀ TRƯỜNG - Trước khi phân giáo viên hướng dẫn Bộ môn nên họp và đưa ra một số hướng nghiên cứu mới trong ngành hiện nay, khi đó những thầy có chuyên môn sâu về lĩnh vực nào thì hướng sinh viên theo hướng đó. Như vậy sẽ giải tỏa được sinh viên chỉ tập trung làm một lĩnh vực. - Đối với Giảng viên trẻ thì Bộ môn nên phân công hướng dẫn phụ cùng với thầy cô có có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy và nghiên cứu để được học hỏi trước khi hướng dẫn chính. - Bộ môn cần tăng cương đối ngoại với công ty, doanh nghiệp bên ngoài đặc biệt là cơ sở liên quan đến chuyên ngành để xin tài trợ học bổng cho sinh viên hay kinh phí hỗ trợ sinh viên 13 làm đồ án nghiên cứu, như vậy vừa có kinh phí hỗ trợ sinh viên vừa góp phần cải thiện chất lượng đồ án [2]. - Nhà trường nên tạo điều kiện để Bộ môn có thể mời các Giáo sư đầu ngành, Cán bộ kỹ thuật là các cựu sinh viên có kinh nghiệm thực tiễn tham gia hướng dẫn chính hoặc phụ đồ án hay tham gia ngồi hội đồng bảo vệ đồ án tốt nghiệp như vậy sẽ nâng cao chất lượng đồ án của sinh viên. - Nhà trường cần tạo điều kiện về hỗ trợ kinh phí để sinh viên có thể nhận được các đề tài nghiên cứu khoa học để từ đó làm tiền đề cho đồ án tốt nghiệp cuối khóa có như vậy mới cải thiện được chất lượng đồ án. - Nhà trường nên tạo điều kiện để Giảng viên có thể đi thực tế sản xuất theo định kỳ để nâng cao năng lực chuyên môn, tạo mối quan hệ và hơn nữa là nắm bắt được những vấn đề mà thực tế đang cần nghiên cứu có như vậy thì đề tài của sinh viên mới sát với thực tế. - Nhà trường nên chọn những sinh viên có kết quả học tập từ 6,5 trở lên mới cho làm đồ án tốt nghiệp những sinh viên còn lại cho làm chuyên đề và thi tốt nghiệp có như vậy thì chất lượng đồ án mới tốt vì trong thực tế có những sinh viên học lực trung bình làm đồ án khi bảo vệ cho thấy chất lượng rất thấp nếu không nói là yếu kém. Luận văn muốn thực chất và sống động phải dành cho những sinh viên khá, giỏi và tâm huyết, không thể ào ào lấy cả những sinh viên kém làm luận văn, nhất là khi chúng ta đang xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao và sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển [3] 4. KẾT LUẬN Như vậy, có thể nói sinh viên làm đồ án tốt nghiệp là một hoạt động rất bổ ích và có ý nghĩa, hoạt động này giúp sinh viên có được phương pháp tự học, tự khám phá, tự nghiên cứu và làm việc độc lập sáng tạo và nó là hành trang cho các tân kỹ sư khi bước vào nghề. Do đó, việc tăng cường, bồi dưỡng năng lực cho sinh viên và nâng cao chất lượng đồ án tốt nghiệp là một việc làm cần thiết đối với tất cả các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẻ của bản thân trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên làm đồ án tốt nghiệp cũng như đưa ra một số giải pháp trao đổi nhằm nâng cao chất lượng đồ án tốt nghiệp cho sinh viên ngành cơ khí nói chung và kỹ thật nhiệt nói riêng. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô. Tài liệu tham khảo. 1. Ngô Văn An, Nghiên cứu khoa học trong sinh viên, một hoạt động góp phần nâng cao chất lượng học tập ở Cao đẳng, Đại học, Đại học Nha Trang 2011. 2. Trần Đại Tiến, Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ cho sinh viên ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh, Đại học Nha Trang 2011. 3. 4. 14 MỘT VÀI KINH NGHIỆM THỰC TẾ VỀ THIẾT KẾ MÁY ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TRONG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ThS. Ngô Quang Trọng Bộ môn Chế tạo máy I. Mục đích báo cáo Báo cáo nhằm đưa ra một số kinh nghiệm thực tế về thiết kế máy, để từ đó giúp sinh viên triển khai các kinh nghiệm này trong chính quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, qua đó giúp sinh viên nâng cao tính thực tiễn của việc thiết kế máy tại thời điểm thực hiện đồ án, cũng như quá trình tiếp cận công tác thiết kế máy sau này. II. Nội dung báo cáo 1. Đặt vấn đề Trong các đồ án tốt nghiệp được thực hiện hằng năm của sinh viên ngành Chế tạo máy thì có một số đồ án có liên quan đến việc thiết kế ra một máy cụ thể nào đó. Nếu trong quá trình thực hiện đồ án này, sinh viên được hỗ trợ một số kinh nghiệm trong thực tiễn về việc thiết kế ra một máy, cũng như một số các yêu cầu thực tiễn đối với một người kỹ sư thiết kế để đảm bảo sản phẩm thiết kế ra đáp ứng được yêu cầu của thị trường, và phù hợp với năng lực sản xuất của đơn vị thiết kế thì chắc chắn rằng đồ án tốt nghiệp đó sẽ gần gũi với thực tế sản xuất hơn và sinh viên sẽ rút ngắn được thời gian tiếp cận với công việc kỹ sư thiết kế máy sau này. 2. Thực trạng hiện nay Qua tình hình thực tế của một số sinh viên mới ra trường được làm quen với công việc thiết kế máy, và qua nghiên cứu thực trạng việc thực hiện đồ án tốt nghiệp hiện nay, đánh giá dưới góc độ thiết kế máy thì nhận thấy có một số vấn đề như sau: 1. Phần lớn các sinh viên bị lúng túng trong việc vận dụng kiến thức Dung sai & lắp ghép vào việc thiết kế chi tiết máy. Đặc biệt là tính ứng dụng của Sai số gia công chi tiết máy và Dung sai lắp ghép các bề mặt trơn. Chính vì vậy, trong bản vẽ chế tạo, các thông số kỹ thuật như cấp chính xác kích thước, dung sai mối ghép, cấp độ nhám bề mặt mà được cho trên các bản vẽ còn mang tính rất chung chung. Điều này làm cho chi tiết máy rơi vào tình trạng: - Các thông số kỹ thuật đó không sát với tính năng hoạt động của chi tiết. Đôi khi là không phù hợp với tính năng sử dụng của chi tiết. - Các thông số kỹ thuật không phù hợp với điều kiện sản xuất, kiểm tra của đơn vị, hoặc trong điều kiện sản xuất hiện tại. - Kết quả là các chi tiết được chế tạo ra thường là không theo đúng với các thông số kỹ thuật đã được thiết kế. Điều này làm cho việc ghi các giá trị dung sai trên trở nên không có ý nghĩa. Ví dụ: chi tiết trục như hình vẽ, với độ nhám Ra=2.5 thì trục cần được tiện tinh mới đạt được độ nhám này; với mức dung sai là 13µm thì cấp chính xác phải là cấp 6 và thường được áp dụng cho gia công chính xác. Bên cạnh đó, việc phân bố chuỗi kích thước và sai lệch giới hạn của chuỗi là rất chăt chẽ. Vậy chi tiết này phải được gia công trong điều kiện gia công chính xác. 15 Tuy nhiên, điều kiện làm việc thực tế của chi tiết và khả năng công nghệ để chế tạo chi tiết là điều cần phải xem xét và nghiên cứu. 2.52.5 3.22.5 0.012 Hình 1. Chi tiết trục trục máy đánh bóng gạo trong đồ án tốt nghiệp 2. Các sinh viên chưa có điều kiện làm quen với tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho ngành chế tạo máy trên thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, khi đi vào sản xuất kinh doanh, có thể một số chi tiết máy được thiết kế ra có chủng loại vật tư chưa phù hợp với thị trường hiện tại. Do vậy, bản vẽ thiết kế khi đưa ra sản xuất đôi khi phải điều chỉnh lại chủng loại vật tư và có khi phải điều chỉnh lại phương án thiết kế cho phù hợp với chủng loại vật tư mới. Thông thường trong công việc thiết kế máy đòi hỏi phải nắm bắt chính xác các nguyên vật liệu đầu vào có thể có nhằm đảm bảo rằng chi tiết được thiết kế ra có các chủng loại vật tư phù hợp để chế tạo. Ngoài ra, việc nắm bắt tốt các nguyên vật liệu đầu vào có thể có còn giúp cho quá trình thiết kế được thuận tiện rất nhiều, đôi khi một số thiết bị đầu vào có thể thay thế hẳn cả một phương án thiết kế. Ví dụ: đối với trục cuốn như hình vẽ, với ống thép có kích thước Ø140x7 ứng với chiều dài 1050mm và sản xuất ở dạng đơn chiếc; ở đây có thể với phương án dùng ống tiêu chuẩn được cung cấp trên thị trường có chiều dài 6m, 12m, hoặc dùng thép tấm khổ 1,5m cuốn lại. Tuy nhiên cả 2 phương án trên đều không khả thi về mặt kinh tế. Trong trường hợp này, một số nhà cung ứng lẻ có thể cung cấp chính xác ống có kích cỡ chiều dài và đường kính trên. Trong trường hợp đường kính ống bị thay đổi thì có khả năng phải thay đổi một số bộ truyền động để có thể cho vận tốc dài của chi tiết trục này phù hợp với yêu cầu làm việc. Hình 2. Trục cuốn giấy cuộn 3. Việc vận dụng kiến thức Nguyên lý máy vào quá trình thiết kế máy còn nhiều khiếm khuyết. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn nhận thấy rằng, lý thuyết nguyên lý máy là nền tảng cơ bản để tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy, và đây cũng là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp để cải tiến các máy được nghiên cứu thiết kế. 16 Chính việc chưa nắm rõ nguyên lý hoạt động, hoặc chưa xây dựng được nguyên lý hoạt động cho phù hợp mà một số các máy sản xuất ra đã không thể hoạt động, hoặc hoạt động mà không thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra. Ví dụ: trong quá trình thiết kế Máy chia cuộn giấy tại một đơn vị cơ khí, vì chưa xác định chính xác nguyên lý hoạt động của máy, kỹ sư thiết đã tiến hành thay đổi chủng loại vật tư cho chi tiết lô cuốn giấy từ lô cao su thành lô thép có cà nhám bề mặt. Kết quả là máy hoàn toàn không thực hiện được việc cuốn giấy và phải tiến hành chế tạo lại lô cuốn giấy. Vì rằng, khi chuyển từ lô cao su sang lô thép cán nhám thì đã bị sai về nguyên lý lực ma sát tạo nên lực thu giấy của lô cuốn giấy. Hình 3. Kết cấu lô thép-thép kết cấu lô thép-cao su 3. Giải pháp thực hiện Trên cơ sở 3 thực trạng đã được nêu trên, cũng như các nghiên cứu trong thời gian vừa qua, tôi xin được đưa ra một số yêu cầu và giải pháp nhằm giúp cho sinh viên vận dụng các vấn đề của thực tiễn vào trong quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp của mình như sau: 1. Nâng cao tính thực tiễn của nội dung Dung sai & lắp ghép Để giải quyết được yêu cầu này, giải pháp được đưa ra là tổng hợp tài liệu về các chi tiết máy và các mối ghép thường được sử dụng trong thực tế. Kèm theo đó là các thông số kỹ thuật của nó, điều kiện làm việc cụ thể và tính năng sử dụng của chi tiết đó trong thực tế. Từ các số liệu này, sẽ giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế và toàn diện hơn về việc: - Cho các giá trị độ bóng, độ nhám bề mặt trong từng chi tiết cụ thể được sử dụng trong thực tế. - Cho các giá trị về các mối lắp ghép của các bộ phận được sử dụng trong thực tế. 2. Nâng cao khả năng nhận biết, áp dụng các chủng loại nguyên vật liệu thường dùng trên thị trường hiện nay Giải pháp được đưa ra cho yêu cầu này là tổng hợp một số chủng loại vật tư đang được cung cấp trên thị trường trong nước, các tiêu chuẩn vật tư thường dùng của các nước để từ đó sinh viên sẽ tra cứu và áp dụng các chủng loại vật tư này vào trong quá trình thiết kế các chi tiết máy trong đồ án của mình. 3. Nâng cao khả năng vận dụng nội dung Nguyên lý máy vào thực tiễn thiết kế máy Tiến hành tổng hợp và soạn thảo một số các máy đặc trưng trong thực tế, mà ở đó thể hiện các nguyên lý hoạt động rất cơ bản, rất sâu sắc và rất phong phú cho từng loại ngành nghề khác 17 nhau. Từ đó, sinh viên sẽ làm quen dần với các nguyên lý hoạt động đó, đúc kết ra được các kinh nghiệm thiết kế trong thực tế. Qua đó, các sinh viên sẽ áp dụng trong đồ án tốt nghiệp của mình. 4. Kết luận Qua việc phân tích thực trạng và các giải pháp đã nêu trên, nếu các tài liệu đã nêu trong giải pháp được soạn thảo một cách công phu thì tôi tin tưởng rằng các tài liệu này sẽ đem đến cho sinh viên cái nhìn rõ nét và cụ thể hơn về các hoạt động thiết kế máy trong thực tế. Để từ đó, sinh viên sẽ tiếp cận nhanh hơn trong quá trình trở thành Kỹ sư thiết, và đặc biệt là tránh được các rủi ro trong quá trình tác nghiệp của mình. 5. Tài liệu tham khảo [1]. Giáo trình Nguyên lý máy; Đinh Gia Tường, Tạ Khánh Lâm; nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006. [2]. Giáo trình Dung sai và Lắp ghép; PGS.TS. Ninh Đức Tốn; nhà xuất bản Giáo dục, năm 2009. [3]. Đồ án tốt nghiệp “ Thiết kế chế tạo máy đánh bóng gạo phục vụ cho các cơ sở chế biến gạo ở quy mô vừa phải” của sinh viên Nguyễn Thanh Bình, năm 2011. [4]. Đồ án tốt nghiệp “Thiết kế kỹ thuật máy rang cà phê với công suất 150 kg/mẻ” của sinh viên Nguyễn Duy Thịnh, năm 2011. [5]. Trích dẫn Tài liệu thiết kế Máy chia cuộn giấy của Xí nghiệp Cơ khí Khatoco, năm 2010. 18 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đặng Xuân Phương Bộ môn Chế tạo máy Mục đích của báo cáo: Báo cáo trình bày thực trạng công tác làm đồ án tốt nghiệp của sinh viên ngành Cơ khí, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng của đồ án tốt nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở giai đoạn quan trọng cuối cùng trong quá trình đào tạo. 1. Mở đầu Đồ án tốt nghiệp (ĐATN) là một chuyên khảo thể hiện khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được trong khoá học [1]. ĐATN là dấu ấn cuối cùng của thời sinh viên sau nhiều năm học tập và nghiên cứu trên giảng đường, là sản phẩm khoa học và trí tuệ mà mỗi sinh viên có học lực trung bình khá trở lên chứng tỏ kiến thức và kỹ năng tích lũy của của họ sau 4 năm học tập. Đồ án tốt nghiệp cũng mở ra hướng học tập, nghiên cứu và làm việc theo chuyên môn hẹp của mỗi sinh viên sau khi ra trường. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của ĐATN đối với chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng của các đồ án tốt nghiệp chưa đồng đều, nhiều đồ án có chất lượng chưa cao nếu không nói là thấp, chưa thực sự là một công trình khoa học ở tầm của sinh viên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bài viết này nêu lên một số thực trạng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đồ án tốt nghiệp cho sinh viên nhóm ngành Cơ khí nói chung và ngành Chế tạo máy nói riêng. 2. Thực tế một số điểm yếu đối với ĐATN 2.1 Về tinh thần, thái độ và mức độ sẵn sàng - Sinh viên rất bị động trong khâu chọn đề tài. Có đến 95% đề tài tốt nghiệp do giảng viên đề xuất, đồng nghĩa với việc chỉ khoảng 5% sinh viên tự đề xuất hướng nghiên cứu của ĐATN cho bản thân mình. Sự bị động đó làm cho SV cảm thấy rất lúng túng khi tiếp cận với nội dung của đề tài. Trong đầu họ không hình dung rõ ràng là phải làm cái gì, bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Do vậy, họ mất rất nhiều thời gian để làm công việc khởi động nghiên cứu. - ĐATN chỉ được chuẩn bị ở thời điểm chính thức giao đề tài. Tức là sinh viên chỉ có 15 tuần thực tế để thực hiện ĐATN. Nếu nội dung của đề tài cần nhiều kiến thức phụ trợ ngoài chương trình hoặc đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng tự học thì sinh viên sẽ mất khá nhiều thời gian loay hoay việc chuẩn bị và khởi động. Như vậy thời gian thực hiện thực tế sẽ giảm đi. - Cá biệt một số SV rất thờ ơ với việc chọn đồ án tốt nghiệp. Bằng chứng là đề tài đã được các GV hướng dẫn (GVHD) “phục vụ tận nơi” nhưng các SV này không chú ý việc đăng ký chọn thầy, chọn đề tài, đến mức trưởng bộ môn phải gán đề tài cho các SV này. - Tinh thần và thái độ của một số không ít SV làm đồ án không cao. Còn tồn tại tư tưởng làm đồ án tốt nghiệp thì chắc chắn 99% là bảo vệ thành công. Do vậy nhiều SV thực hiện theo tiến độ rất chậm, không định kỳ báo cáo kết quả với GVHD. Cá biệt có trường hợp thầy phải đi tìm “trò” để thầy “được làm nhiệm vụ hướng dẫn”. Từ đó, nhiều đồ án chất lượng rất thấp tại thời điểm phải nộp đồ án, không còn thời gian để sửa chữa và cái tiến. 2.2 Về nội dung và hình thức - Hầu hết các đồ án chỉ dừng lại ở cấp độ vận dụng, tương đối ít đề tài của đồ án nằm ở mức phân tích và tổng hợp, và rất hiếm các đề tài nằm ở mức sáng tạo. Thành thật mà nói, 19 nhiều đồ án tốt nghiệp có khối lượng công việc không hơn các đồ án môn học là bao nhiêu. - Hiện tượng cắt dán nguyên bản các nguồn tài liệu có liên quan trên internet, sách báo và các đồ án khóa trước là rất phổ biến. Thậm chí lời nói đầu cũng giống nhau. - Kỹ năng trình bày thuyết minh của đồ án (một dạng của báo cáo khoa học) còn rất thấp, mặc dù SV đã được trang bị các kỹ năng về thực hành các văn bản khoa học. - Từ các khóa 51 về trước, do chưa được trang bị kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học nên hầu hết các SV đều chưa nhận thức rõ được khái niệm “khoa học” trong đồ án của mình. Vì hầu hết các SV lựa chọn đề tài trong danh sách cho trước (do các GVHD đề xuất) một cách cảm tính mà lý do chọn đề tài không thể được làm rõ theo cách đúng nghĩa của nghiên cứu khoa học. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu cũng được xác định một cách mơ hồ. Nhiều SV chưa phân biệt rõ giữa nội dung và phương pháp nghiên cứu. - Chất lượng về đồ họa của các hình vẽ, đồ thị trong thuyết minh đồ án còn rất thấp trong khi các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ (là các đối tượng quan thông tin rất quan trọng trong một đồ án tốt nghiệp của các ngành kỹ thuật) của nhiều đồ án còn rất thấp. - Còn quá nhiều sai sót về các lỗi vẽ kỹ thuật cơ bản trong các bản vẽ thiết kế. - Nhiều SV trích dẫn tài liệu (trích công thức, số liệu hoặc ý tưởng) không tin cậy hoặc nhầm lẫn. - Hiện tượng tính toán bừa hoặc tính toán một đường nhưng vẽ bản vẽ là một nẻo có xảy ra. - Lỗi sai chính tả và các lỗi về in ấn (trình bày trang) đều gặp ở hầu hết các đồ án tốt nghiệp. - Mặc dù đã có quy định về phạm vi số trang và format của của thuyết minh đồ án [1], tình hình thực hiện chưa nghiêm túc. 2.3 Về chất lượng bảo vệ đồ án (chỉ còn áp dụng cho khóa 50 và 51) - Đa số SV không biết trình bày đồ án trước hội đồng bảo vệ. Sinh viên lên trình bày từ mở đầu, chương 1, chương 2, và cuối cùng là chương cuối. Các slide powerpoint trong nội dung bảo vệ được cắt dán từ nguyên bản của file word nên tính logic khoa học rất thấp, khó theo dõi và thời gian trình bày thường bị vượt quá thời lượng cho phép. - Khi bị đặt câu hỏi về mục đích, ý nghĩa, nội dung chính và kết quả đạt được của đề tài, nhiều SV không trả lời được một cách rõ ràng. 3. Các giải pháp 3.1 Tăng cường tính chủ động của SV đối với ĐATN - Khuyến khích và từng bước chuyển đến bắt buộc các SV chủ động tìm kiếm và lựa chọn hướng nghiên cứu thay vì phải đợi đề xuất từ GVHD. Hiện nay chưa có một hình thức cụ thể nào (ví dụ như cột điểm đánh giá sự chủ động tìm kiếm đề tài của SV) để khuyến khích việc này. Vì vậy đề nghị có một phần cột điểm này trong khâu đánh giá kết quả. Việc này được công nhận ngay từ khi giao đề tài. - Nghiên cứu phương án giao đề tài ngay từ học kỳ thứ 6 hoặc chậm nhất là đầu học kỳ 7 cho dù chưa biết chắn chắn SV có khả năng đủ điểm làm đề tài hay không. Phương án này hoàn toàn khả thi vì mỗi SV đều phải có một động cơ, thái độ, mục đích và tiến trình học 20 tập của mình. Việc phấn đấu và xác định đến hết học kỳ thứ 7 có đủ điểm làm ĐATN hay không không phải là vấn đề khó đối với mỗi SV. 3.2 Hướng giải pháp về mặt quản lý đào tạo ở cấp Bộ môn và cấp Khoa - Tổ chức xét duyệt, góp ý đề tài của ĐATN trước khi quyết định giao cho SV với sự có mặt của toàn thể GV trong bộ môn (BM) để góp ý về tên đề tài, nội dung thực hiện nhằm tránh sự trùng lắp với các đề tài các năm trước, đảm bảo khối lượng công việc và hàm lượng khoa học trong mỗi đề tài. - Để nâng cao chất lượng ĐATN của sinh viên và đưa công tác quản lý đào tạo ngày một tốt hơn, các GVHD cần nộp "Báo cáo tình hình hướng dẫn đồ án tốt nghiệp” bằng email về BM và BM đưa lên BCN Khoa định kỳ sau mỗi 5 tuần để nắm tình hình. 3.3 Nhóm giải pháp từ phía GVHD - GVHD phải bổ túc các kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học cho SV mà mình hướng dẫn. - Ngoài việc giới thiệu văn bản hướng dẫn thực hiện ĐATN, GVHD cần có buổi trình bày và giải đáp các qui định về nội dung và hình thức đồ án tốt nghiệp và các vấn đề liên quan cho các SV. - Buộc SV xây dựng đề cương nghiên cứu theo mẫu hướng dẫn của khoa và căn cứ vào đó đôn đốc và giám sát nội dung và tiến độ thực hiên ĐATN. - Cần chỉ cho SV các kinh nghiệm khi thưc hiện ĐATN (có thể tham khảo [2,3]). - Giám sát, đôn đốc việc thực hiện ĐATN của SV, giải đáp và hướng dẫn khi SV cần sự trợ giúp về đường lối và phương hướng, kịp thời chấn chỉnh các sai sót hoặc sự chệch hướng theo quá trình thực hiện của SV. 3.4 Các giải pháp liên quan đến việc chấm ĐATN - Đến khóa 52, ĐATN không còn bảo vệ trước hội đồng nữa mà được đánh giá bằng chấm thuyết minh và các sản phẩm đi kèm nếu có. Như vậy ngay từ bây giờ phải nghiên cứu các tiêu chí đánh giá sao, quy trình đánh giá cho cho đánh giá chính xác mức độ tiếp thu kiến thức và khả năng tổng hợp, vận dụng kiến thức cũng như mức độ sáng tạo của SV khi mà hội đồng chấm ĐATN không có cơ hội chất vấn trực tiếp họ. - Không được có sự nới lỏng hoặc nhẹ tay trong khâu đánh giá ĐATN, nhất là các đồ án có chất lượng thực hiện kém, tinh thần thấp và thái độ lười biếng của SV nhằm tránh sự ỷ lại và xem nhẹ đối với ĐATN - Kiến nghị giao quyền và trọng số cho điểm của GV hướng dẫn ngang với các thành viên khác trong hội đồng vì GVHD là người hiểu nhất chất lượng thực hiện của đồ án, thái độ của SV và tiến độ thực hiện.. Trong tờ đánh giá của GVHD phải có các cột điểm thành phần này. GVHD phải tự chịu trách nhiệm trước kết quả đánh giá của mình, tránh trường hợp tâm lý cho điểm cao đối với SV mình hướng dẫn. Sự đánh giá của GVHD phải được thực hiện trước và phải cho các thành viên khác trong hội đồng chấm ĐATN biết (giống như cách chấm có bảo vệ). Trường hợp ĐATN có chất lượng quá thấp (nguy cơ điểm dưới 5), tôi đề xuất phương án là việc đánh giá SV có đạt điểm yêu cầu của ĐATN hay không là do các thành viên khác trong hội đồng đánh giá quyết định (không tính điểm của GVHD trong trường hợp này). - Ngoài việc nộp thuyết minh đồ án và các sản phẩm có liên quan, SV phải nộp kèm một bản tóm tắt ngắn gọn ĐATN trong đó trình bày mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vị 21 nghiên cứu, nội dung chính vắn tắt, kết quả đạt được, kết luận và các kiến nghị hay đề xuất nếu có. Nộp và công bố rộng rãi tóm tắt ĐATN trên internet cũng là kêu gọi của Dự án “Thư viện đồ án tốt nghiệp” [4]. - Bản tóm tắt này có thể đánh giá được năng lực nghiên cứu, kỹ năng viết báo cáo khoa học và tóm việc nội dung và kết quả nghiên cứu, giúp cho việc đánh giá kết quả được thuận lợi và chính xác hơn, ngoài ra còn nâng cao năng lực và kỹ năng mềm cho SV. 4. Kết luận Bài viết nêu lên thực trạng về một số yếu điểm liên quan đến tinh thần, thái độ, mức độ chủ động của SV trong quá trình thực hiện ĐATN. Nội dung và hình thức của nhiều ĐATN chưa đúng với quy định cũng như chưa đạt yêu cầu so với kỳ vọng. Chất lượng bảo vệ ĐATN cũng còn thấp. Trên cơ sở xác định và phân tích cách yếu điểm nói trên, bốn nhóm giải pháp bao gồm: tăng tính chủ động của SV đối với DDARTN, nhóm giải pháp liên quan đến vấn đề quản lý cấp Khoa và cấp bộ môn, nhóm giải pháp đối với GVHD và nhóm giải pháp liên quan đến việc đánh giá ĐATN. Thực hiện các giải pháp nói trên ít ra cũng đảm bảo được chất lượng ĐATN, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. 5. Tài liệu tham khảo 1. Khoa Cơ khí (2008), Hướng dẫn thực thiện đồ án tốt nghiệp tại Khoa Cơ khí – ĐHNT 2. 3. 4. 22 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ Nguyễn Văn Định Bộ môn Cơ điện tử 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồ án Tốt nghiệp (ĐATN) là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học thực hiện vào học kỳ cuối để tốt nghiệp ra trường. Khái niệm ĐATN cũng tương đương với luận văn tốt nghiệp, nhưng luận văn mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu nhiều hơn, còn đồ án tốt nghiệp thì mang tính chất thực hành, có thể tạo thành sản phẩm phục vụ cho công việc nào đó. Có thể nói ĐATN là một sản phẩm quan trọng, là đứa con tinh thần của sinh viên. Song làm như thế nào, viết như thế nào, bảo vệ như thế nào thì sinh viên còn có quá nhiều bỡ ngỡ. Trong quá trình thực hiện ĐATN, sinh viên là người làm tất cả mọi việc, GVHD đóng vai trò hỗ trợ, định hướng cho sinh viên. 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Yêu cầu cần phải có với đề tài là phải có tính mới, có giá trị thực tiễn cao và có độ khó tương đối. Đây chính là mấu chốt để mang lại 1 đề tài thành công. Trước khi đăng ký chọn ĐATN, đa phần sinh viên thường hay đắn đo không biết đi theo hướng nào. Việc chọn sai hướng kiến thức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của ĐATN cũng như kết quả của SV. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là GVHD, sẽ phân tích và giúp SV lựa chọn đúng dạng ĐATN theo “sở trường” của mình. Và người GVHD cần phải làm những gì? Đứng ở góc độ người đã tham gia hướng dẫn ĐATN cho sinh viên ngành Cơ điện tử các khóa từ 48÷50, tác giả xin đưa ra một số công việc cụ thể áp dụng cho các ĐATN có chế tạo mô hình như sau: 2.1. Giai đoạn chọn ĐATN Trong học kỳ cuối SV đang thực hiện Thực tập chuyên ngành, GV chủ nhiệm phải có ít nhất 1 buổi gặp toàn bộ lớp để định hướng cho công tác làm ĐATN. Những ĐATN của SV đã thực hiện ở khóa trước thì nên gửi lại cho lớp (qua email) để các em tham khảo nhằm tránh bị trùng lặp. 23 Trong học kỳ cuối, mỗi GV trong Bộ môn cũng phải đưa ra một số đề tài để SV lựa chọn. Sau khi SV đã chọn đề tài thì GVHD sẽ trao đổi với SV mục tiêu cuối cùng của đề tài đó cần phải đạt là những gì. Trong thời gian đó, SV sẽ phải tìm hiểu để đưa ra giải pháp mang tính khả thi Bên cạnh đó, SV cũng có thể đề nghị những đề tài do mình tự nghĩ ra nhằm tăng thêm tính sáng tạo. Tất nhiên để đề tài được chấp nhận thì phải qua phần sơ duyệt của Bộ môn. 2.2. Giai đoạn thực hiện ĐATN Trong quá trình SV thực hiện ĐATN, GVHD sẽ phải có lịch gặp SV ít nhất 1 lần/1 tuần để SV báo cáo tiến độ cũng như giải quyết những vướng mắc khi SV gặp phải. Mỗi SV (nhóm SV) phải đưa ra ít nhất 3 phương án thiết kế cơ khí để có cơ sở lựa chọn được phương án cuối cùng. Việc chế tạo phần cơ khí phải mang tính thẩm mỹ, chắc chắn, và vật tư phải dễ kiếm trên thị trường. GVHD yêu cầu SV phải có kế hoạch nghiên cứu cụ thể, càng chi tiết càng tốt vì nó sẽ giúp cho SV dể phân bố thời gian cho đồ án và làm việc hiệu quả hơn. 2.3. Giai đoạn kiểm thử và hoàn thiện Khi SV chạy thử nghiệm mô hình, GVHD phải giám sát để có những góp ý cần thiết. Đồng thời GVHD cũng phải đặt ra một số tình huống giả định trong quá trình hoạt động để SV tìm biện pháp giải quyết. 2.4. Bảo vệ thử Trước khi bảo vệ chính thức, GVHD nên cho SV bảo vệ thử. Hình thức thực hiện có thể làm theo từng nhóm của GVHD hoặc tập trung tất cả GVHD trong Bộ môn. Để tiết kiệm thời gian, GVHD chỉ cho 1 vài SV bảo vệ thử, sau đó góp ý chung. 3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Chất lượng của ĐATN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất vẫn là vốn kiến thức của SV. Thông qua GV, SV được chọn đề tài mà mình yêu thích. Với những SV còn đắn đo khi lựa chọn đề tài, GV đã trực tiếp trao đổi với các em để biết được mảng kiến thức thế mạnh của các em và gợi ý hướng đề tài để các em lựa chọn. Tuy nhiên, một số SV có học lực không cao thì GV cũng gợi ý để chọn những đề tài vừa sức với các em, và vì thế những đề tài này cũng được đánh giá ở mức độ tương đối. Tăng cường khả năng tiếp cận thực tế của sinh viên. Khi thực hiện ĐATN, đòi hỏi SV phải tìm hiểu các sản phẩm thực tế để áp dụng vào cho đề tài của mình. 24 Rèn luyện khả năng làm việc độc lập, chủ động, sáng tạo trong công việc, và đôi lúc cũng chịu áp lực về thời gian. Nâng cao tính tư duy về chế tạo sản phẩm, không chỉ biết cách làm mà còn phải làm thế nào để sản phẩm có tính thẩm mỹ. 3. KẾT LUẬN Quá trình thực hiện ĐATN là một dịp để sinh viên thể hiện kiến thức của mình bằng các sản phẩm cụ thể. Việc GV hỗ trợ định hướng cho SV chọn đúng dạng đề tài mình yêu thích thể hiện chất lượng rõ rệt. Trong quá trình làm, SV tự chủ động làm tất cả mọi thứ: tìm mua vật tư thiết bị, chế tạo phần cơ khí, chế tạo mạch điều khiển, lắp đặt hệ thống đồng thời cũng chịu áp lực về mặt thời gian. Nhưng tất cả đó là những bài học bổ ích giúp cho SV có thêm tự tin trước khi ra trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_do_an_tot_nghiep_dai_hoc_nganh_co_khi_truong_dai_hoc_nha_trang_6495_2065985.pdf
Luận văn liên quan