Đề tài Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế

Việt Nam đã gia nhập nền kinh tế toàn cầu, đời sống của người dân đang ngày càng được nâng cao, xu hướng vay vốn kinh doanh hay chi tiêu cá nhân ngày một lớn thêm nhất là ở những người trẻ tuổi. Do đó cho vay khách hàng cá nhân ở Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Qua những kết quả mà đề tài thực hiện được cho thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thực sự mang lại nhiều lợi ích. Vì vậy mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động này là một hướng đi đúng đắn và cần thiết. Tăng cường cho vay khách hàng cá nhân cũng là một trong những biện pháp thực hiện chủ trương của Ngân hàng nhá nước. Ngoài ra, khi hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng được đẩy mạnh, khi đó ngân hàng sẽ thực sự trở thành địa chỉ tin cậy không những cho khách hàng cá nhân mà còn cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân muốn được ngày càng có chất lượng và mở rộng thì trước hết nền kinh tế phải thật sự ổn định và tăng trưởng tốt, tiếp theo là việc có một luật định chung nhất, áp dụng được rộng rãi, các văn bản luật cần mang tính chặt chẽ hơn nữa là điều kiện rất quan trọng, tiếp theo là sự chỉ đạo, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường cho vay khách hàng cá nhân và khả năng đáp ứng các nhu cầu này của từng ngân hàng và sự phối kết hợp của nhiều cơ quan chức năng khác nữa. Mong rằng những giải pháp bé mà em đưa ra có thể giúp cho việc nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT TTH được đẩy mạnh, thích hợp với năng lực thực sự của ngân hàng. Hạn chế của bài khóa luận Do thời gian không nhiều, năng lực của em còn hạn chế cùng việc chưa được lĩnh hội sâu kiến thức do vậy mà quá trình thực hiện còn để lại nhiều hạn chế cho khóa luân.

pdf73 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các nhu cầu chi tiêu cua người dân và nhu cầu vốn của người nông dân. Sự tăng lên này tuy không đáng kể nhưng là thành quả đáng khích lệ của chi nhánh. Một điểm đáng chú ý là tình hình dư nợ của hầu hết cá loại hình dịch vụ đều có xu hướng tăng. Đây là một điều tốt, chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh ngày càng phát triển, chi nhánh cần phát huy hơn nữa các điểm mạnh của mình để hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được thuận lợi và phát triển hơn nữa. Trong danh mục, chỉ có tổng dư nợ của thành phần hoạt động dịch vụ khác là giảm. Mức giảm là tương đối lớn. Cụ thể năm 2008 là 254,330 tỷ đồng giảm mạnh xuống còn hơn 9 tỷ đồng năm 2009 và đặc biệt năm 2012 xuống chỉ còn 0,302 tỷ đồng. Điều này cho thấy chi nhánh đang có chính sách tập trung hoạt động cho vay vào một số mảng nhất định để tận dụng lợi thế của mình. Điều đó có nghĩa là chi nhánh cần giảm bớt hoạt động ở một số mảng khác. Đây là điều cần thiết và chi nhánh đang làm tốt điều đó. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 42 Bảng 2.7: Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế (khách hàng cá nhân ) Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nông nghiệp 25,9 30,5 25,4 23,6 22,2 Lâm nghiệp 2,5 1,7 3,6 4,2 4,8 Thuỷ sản 8,6 9,6 8,8 7,5 7,2 Công nghiệp chế biến. chế tạo 2,1 2,7 3,0 3,6 3,9 Sản xuất và phân phối điện. khí đốt.nước nóng. hơi nước 0,2 0,2 0,1 0,1 0,2 Xây dựng 1,0 1,6 1,9 2,1 2,3 Bán. sửa chữa ô tô. mô tô. xe máy và xe có động cơ khác 2,1 1,2 2,8 2,4 2,3 Bán buôn và bán lẻ 5,1 9,1 10,9 14,0 15,9 Vận tải kho bãi 3,7 6,5 5,5 5,6 5,7 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 4,1 4,3 6,5 6,3 7,4 Nghệ thuật. vui chơi và giải trí 0,1 0,1 0,2 0,5 0,4 Thông tin và truyền thông 0,1 0,2 0,2 0,1 0,2 Hoạt kinh doanh bất động sản 0,6 0,5 0,4 0,4 0,0 Cung cấp nước; quản lý và xử lý rác thải. nước thải 0,1 0,1 0,1 0,0 0,1 Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân bằng thẻ 24,1 31,1 29,5 28,4 27,5 Hoạt động dịch vụ khác 19,9 0,6 1,2 1,1 0,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Về mặt tỉ trọng, số liệu cũng cho thấy thành phần cho vay nông nghiệp và hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục. Với tỉ trọng lần lượt là 25,9% và 24,1% năm 2008. Thành phần nông nghiệp có sự giảm nhẹ trong giai đoạn 2010-2012. Cụ thể năm 2010 giảm xuống còn 25,4%, năm 2011 tiếp tục giảm còn 23,6% và giảm tiếp cho đến năm 2012 chỉ còn 22,2%. So với thành phần dư nợ nông nghiệp, thành phần tiêu dùng và chi tiêu cá nhân lại có tỉ trọng tăng lên. Cụ thể, năm 2008 chỉ là 24,1%, năm 2009 tăng lên 31,1%. Giai đoạn 2010-2012 tuy có giảm nhưng không đáng kể. Cho đến năm 2012, tỉ trọng này vẫn ở mức 27,5%, cao hơn mức ban đầu. Đây là một kết quả tốt trong việc phát triển Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 43 mạng lưới tiêu dùng bằng thẻ của chi nhánh. Thể hiện sự phát triển về công nghệ, cho thấy chi nhánh đang từng bước phát triển và nâng cao đổi mới công nghệ vào kinh doanh. Chi nhánh cần làm tốt hơn nữa để ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng thẻ. Một chỉ tiêu đáng chú ý ở đây là tỉ trọng hoạt động dịch vụ khác. Như đã nói ở trên, tỷ trọng này chiếm tới 19,9% năm 2008 nhưng đã giảm mạnh ngay sau đó. Năm 2009 chỉ là 0,6% trong tổng dư nợ và đến năm 2012 thì hầu như chỉ chiếm một phần rất nhỏ, không đáng kể nữa. Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo hình thức bảo đảm tiền vay Bảng2.8: Dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2.008 2.009 2.010 2.011 2.012 Dư nợ KHCN 1.277.574 1.429.696 1.758.054 1.903.545 2.194.220 - Có TSĐB 831.701 802.625 1.120.177 1.340.765 1.612.750 - Không có TSĐB 445.873 627.071 637.877 562.780 581.470 Có TSĐB/Dư nợ KHCN 65,1% 56,1% 63,7% 70,4% 73,5% Không có TSĐB/Dư nợ KHCN 34,9% 43,9% 36,3% 29,6% 26,5% (Nguồn: P.Kế hoạch Tổng hợp - Agribank TTH) Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay. Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 (+/-) % (+/-) % (+/-) % (+/-) % - Có TSĐB -29.076 -3,5 317.552 39,6 220.588 19,7 271.985 20,3 - Không có TSĐB 181.198 40.6 10.806 1,7 -75.097 -11,8 18.690 3,3 Dư nợ KHCN 152.122 11,9 328.358 23,0 145.491 8,3 290.675 15,3 Theo số liệu 2.9; 2.10, ta thấy dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 1 tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ khách hàng cá nhân (khoảng 65%). Nhìn chung thì dư nợ có tài sản đảm bảo tăng trong giai đoạn 2008-2012 . Cụ thể năm 2008 dư nợ có tài sản đảm bảo là 832 tỷ đồng chiếm 65,1% dư nợ khách hàng cá nhân. Sang năm 2009 dư Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 44 nợ có tài sản đảm bảo giảm nhẹ xuống còn 802.625 triệu đồng, chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn là 56.1% . Năm 2010 dư nợ có TSĐB tiếp tục tăng thêm 317.552 triệu đồng, lên 1.120.177 triệu đồng, tương ứng tăng 39.6%. Trong khi đó dư nợ khách hàng cá nhân chỉ tăng 23% , tức là tăng 328.358 triệu đồng. Điều này làm cho tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2010 tăng thêm gần 10% nữa, tức là 63.7%. Năm 2011, cả 2 chỉ tiêu này tiếp tục tăng. Dư nợ có TSĐB tăng lên 1.340.765 triệu đồng, cùng lúc đó tỷ trọng dư nợ có TSĐB trên dư nợ khách hàng cá nhân tăng lên là 70.4% . Và cho đến năm 2012, tỷ trọng đạt được là 73.5% , tăng thêm gần 3% so với năm 2011. Kết quả này trước hết cho thấy hoạt động của Chi nhánh là khá ổn định về mặt cho vay. Tuy vẫn có sự linh hoạt trong hoạt động cho vay nhưng ngân hàng vẫn luôn chú trọng đến mặt đảm bảo cho các khoản vay. Điều này có thể giúp ngân hàng tránh các khoản nợ quá hạn hoặc thậm chí là nợ xấu có thể xảy ra. Trong tương lai, nếu ngân hàng vẫn giữ được tỷ lệ ổn định như trên thì sẽ rất tốt cho hoạt động của Ngân hàng. 2.2.3.2 Tình hình tăng trưởng doanh số cho vay, thu nợ khách hàng cá nhân Bảng 2.10: Quy mô và tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân 221.425 255.547 459.607 302.446 460.858 Tổng doanh số cho vay 369.177 785.746 899.269 513.293 705.126 Doanh số CV KHCN/ Tổng doanh số CV 60,0% 32,5% 51,1% 58,9% 65,4% (Nguồn: P.Kế hoạch Tổng hợp - Agribank TTH) Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 (+/-) % (+/-) % (+/-) % (+/-) % Doanh số cho vay khách hàng cá nhân 34.122 15,4 204.060 79,9 -157.161 -34,2 158.412 52,4 Tổng doanh số cho vay 416.569 112,8 113.523 14,4 -385,976 -42,9 191.833 37,4 Qua bảng số liệu 2.10; 2.11 ta thấy, doanh số cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2008-2012 tăng mạnh. Năm 2008 doanh số cho vay khách hàng cá nhân đã là 221,425 tỷ đồng thì đến năm 2012 là 460,858 tỷ đồng tăng gẫn 2,1 lần. Đặc Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 45 biệt vào năm 2010 doanh số cho vay tăng cao lên 459,607 tỷ đồng nhưng qua năm 2011 có sự giảm sút xuống còn 302,446 tỷ đồng. Nhìn vào tỷ trọng, ta thấy trong nhiều năm, doanh số cho vay khách hàng cá nhân chiếm một tỉ trọng khá lớn, trên 50%. Đặc biệt năm 2012 chiếm đến 65,4% tổng doanh số cho vay. Chỉ có năm 2009 tỉ trọng khá thấp chỉ chiếm 32,5%. Năm 2010 tỉ trọng tăng trở lại là 51,1% và năm 2011 là 58,9%. Sở dĩ có sự biến động như vậy là vì năm 2009 gặp nhiều khó khăn do chịu biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế nên NH đã dành thị phần cho vay lớn vào các DN xuất nhập khẩu do vậy mà doanh số cho vay khách hàng cá nhân giảm mạnh. Bên cạnh đó tổng doanh số cho vay tăng mạnh. Do đó tỉ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân giảm mạnh. Tiếp theo là năm 2010, thì doanh số cho vay khách hàng cá nhân tăng mạnh với tốc độ 79,9%. Nhưng tổng doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ. Do đó tỉ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân tăng đáng kể lên 51,1%. Cho đến năm 2011 tình hình cho vay khách hàng cá nhân sụt giảm với tốc độ 34,2% , tổng mức cho vay giảm mạnh do sự thất chặt về cho vay của toàn hệ thống do vậy dẫn đến sự sụt giảm trên . Tuy nhiên về mặt tỷ trọng thì năm 2011 cho vay khách hàng cá nhân lại tăng. Tỷ trọng trong giai đoạn này nằm ở ngưỡng 50%. Đây là một tín hiệu khá tốt cho chi nhánh. Chứng tỏ chi nhánh đang có nhiều chính sách và biện pháp ổn định tình hình cho vay. Bảng 2.12: Quy mô và cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân theo thời gian Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Cho vay ngắn hạn 149.683 152.050 265.653 199.009 306.931 Cho vay trung hạn 71.520 103.497 193.954 103.437 144.249 Cho vay dài hạn 222 - - - 9.678 Tổng CV KHCN 221.425 255.547 459.607 302.446 460.858 Cvngắn hạn/tổng 67,6% 59,5% 57,8% 65,8% 66,6% Cvtrung hạn/tổng 32,3% 40,5% 42,2% 34,2% 31,3% Cvdài hạn/tổng 0,1% 0,0% 0,0% 0,0% 2,1% (Nguồn: P.Kế hoạch Tổng hợp - Agribank TTH) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 46 Bảng 2.13: Tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân theo thời gian Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 (+/-) % (+/-) % (+/-) % (+/-) % Cho vay ngắn hạn 2.367 1,6 113.602 74,7 -66.643 -25,1 107.922 54,2 Cho vay trung hạn 31.976 44,7 90.458 87,4 -90.518 -47 40.812 39,5 Cho vay dài hạn -222 -100,0 0 0 9.678 Nhìn vào bảng số liệu 2.12 và 2.13 ta thấy rằng, giai đoạn 2008 đến 2012 NH chủ yếu cho vay ngắn và trung hạn, cho vay dài hạn chiếm một con số không đáng kể trong cơ cấu. Điều này là phù hợp khi ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay váo đối tượng khách hàng cá nhân và với lĩnh vực tập trung là tam nông do vậy mà nhu cầu vốn ngắn hạn và trung hạn rất lớn. Xét cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay có sự tăng trưởng không đáng kể và thay đổi theo xu hướng chung. Năm 2008 cho vay ngắn hạn 149,683 tỷ đồng thì năm 2009 tăng nhẹ lên 152,050 tỷ đồng với tốc độ tăng chỉ là 1,6%, sang đến năm 2010 thì cho vay ngắn hạn tăng mạnh với tốc độ 74,7% tương ướng với 114,602 tỷ đồng, năm 2011 sụt giảm đáng kể với tốc độ 25,1% tương ứng với 66,643 tỷ đồng, năm 2012 tăng trưởng trở lại với tốc độ 54,2% tương ứng với 107,922 tỷ đồng. Điều này cho thấy rằng cho vay ngắn hạn là chiếm chủ yếu trong cơ cấu cho vay trên 60% và lại có sự gia tăng đáng kể. Vấn đề cho thấy NH tập trung cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Xét cho vay trung hạn, cho vay trung hạn cũng có diễn biến tương tự cho vay ngắn hạn. Có tăng vào năm 2009, tăng 44,7% tương ứng với 31,976 tỷ đồng. Qua năm 2010 cho vay trung hạn tiếp tục bật tăng với tốc độ 87,4% tương ứng với 90,458 tỷ đồng, năm 2011 sụt giảm với tốc độ 47% tương ứng với mức giảm 90,518 tỷ đồng, và năm 2012 cho vay quay đầu tăng trưởng với tốc độ 39,5% tương ứng với 40,812 tỷ đồng .Qua các con số, cho thấy cho vay trung hạn chiếm cơ cấu trên 30% và thực sự tăng trưởng đáng kể. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 47 Bảng 2.14: Quy mô và tỷ trọng thu nợ khách hàng cá nhân Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh số thu nợ cá nhân 201.680 103.425 131.249 156.955 170.183 Tổng doanh số thu nợ 369.695 259.199 341.764 344.775 325.913 Tỷ trọng doanh số thu nợ cá nhân 54,6% 39,9% 38,4% 45,5% 52,2% (Nguồn: P.Kế hoạch Tổng hợp - Agribank TTH) Số liệu ở bảng 2.14 cho thấy, tổng doanh số thu nợ cũng giảm, tuy nhiên mức giảm là không đáng kể. Năm 2008 là 369,695 tỷ đồng, giảm xuống còn 259,199 tỷ đồng. Giai đoạn 2010-2012 có sự tăng nhẹ trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2010 là 341,764 tỷ đồng, năm 2011 là 344,775 tỷ đồng và năm 2012 là 325,913 tỷ đồng. So với tổng doanh số thu nợ, doanh số thu nợ cá nhân giai đoạn 2008-2012 cũng có biến động tương tự. Cụ thể, năm 2008 là 210,680 tỷ đồng giảm xuống còn 103,425 tỷ đồng năm 2009. Năm 2010 tuy có tăng nhưng không đáng kể lên 131 tỷ đồng, qua năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục lên 157 tỷ đồng và đến năm 2012 doanh số ở mức 170,183 tỷ đồng, vẫn thấp hơn mức ban đầu năm 2008. Kết quả này cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh là chưa thực sự tốt. Chi nhánh chưa có biện pháp hữu hiệu làm tăng doanh số thu nợ hàng năm. Để cải thiện tình hình này, đòi hỏi chi nhánh phải có nhiều phương pháp hơn nữa để cải thiện hệ thống thu nợ của mình. Bên cạnh đó thì tỷ trọng doanh số thu nợ ở mức khá cao trên 40% và có biến đổi thất thường, giảm xuống 39,9% năm 2009 từ 54,6% năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 38,4% năm 2010. Nhưng đến năm 2011 thì đã có sự tăng trưởng lên 45,5% và lên 52,2% năm 2012. Điều này cho thấy rằng NH tập trung cho vay ở đối tượng cá nhân do vậy doanh số thu nợ chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân. Do vậy mà NH cấn tập trung, nâng cao công tác thu hồi nợ ở đối tượng khách hàng cá nhân. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 48 Bảng 2.15: Tốc độ tăng trưởng thu nợ khách hàng cá nhân Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 (+/-) % (+/-) % (+/-) % (+/-) % Tốc độ tăng trưởng -98.255 -48,7 27.824 26,9 25.706 19,6 13.228 8,4 Nhìn từ bảng số liệu 2.15 ta thấy tốc độ tăng trưởng thu nợ của ngân hàng đa phần đều có tốc độ dương nhưng không đồng đều và có xu hướng giảm xuống, giai đoạn năm 2008 đến 2009 -48,7%, qua năm 2010 tăng lên 26,9% nhưng năm 2011 giảm xuống còn 19,6% đến năm 2012 thì chỉ còn 8,4%. Điều này cho thấy thu nợ là một vấn đề mà NH chưa xử lý tốt do bộ phận cho vay giám sát, thu hồi còn yếu kém và chưa ổn định đây là một vấn đề cần quan tâm giải quyết. 2.2.3.3 Tình hình dư nợ quá hạn, nợ xấu khách hàng cá nhân Bảng 2.16: Tình hình nợ xấu khách hàng cá nhân Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ xấu KHCN 60.258 44.418 41.389 26.204 22.511 Nợ quá hạn KHCN 104.761 62.907 61.532 100.888 129.459 Tổng dư nợ KHCN 1.277.574 1.429.696 1.758.054 1.903.545 2.194.220 Nợ xấu KHCN/ Tổng dư nợ KHCN 4,7% 3,1% 2,4% 1,4% 1,0% Nợ xấu/tổng dư nợ 3,5% 2,3% 1,7% 1,2% 1,0% Nợ quá han KHCN/ Tổng dư nợ KHCN 8.2% 4.4% 3.5% 5.3% 5.9% Nợ quá hạn/ tổng dư nợ 7,9% 3,9% 3,2% 5,1% 5,7% (Nguồn: P.Kế hoạch Tổng hợp - Agribank TTH) Qua bảng số liệu ta thấy, nhóm nợ xấu khách hàng cá nhân cũng có biến động tích cực, liên tục giảm trong giai đoạn 2008-2012. Cụ thể năm 2008 là 60.258 tỷ đồng, năm 2009 là 44.418 tỷ đồng và cho đến năm 2012, con số này chỉ là 22.511 tỷ đồng. Trong khi đó tổng dư nợ khách hàng cá nhân liên tục tăng trong giai đoạn trên. Năm 2008 là hơn 1,277 tỷ đồng , đến năm 2012 đã là 2,194 tỷ đồng. Điều này làm cho tỉ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ khách hàng cá nhân có sự suy Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 49 giảm khá ấn tượng. Con số này ở mức khá cao là 4.7% năm 2008 và giảm xuống còn mức chỉ là 1% năm 2012. Kết quả này là rất đáng được hoan nghênh. Giai đoạn 2008-2012, nợ quá hạn khách hàng cá nhân tăng lên không nhiều và biến động thất thường. Năm 2008 ở mức 105 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng trên dư nợ khách hàng cá nhân là 8,2%, qua năm 2009 giảm xuống còn 63 tỷ đồng và tỷ trọng trên dư nợ khách hàng cá nhân chỉ còn 4,4%, tiếp tục giảm nhẹ ở năm 2010 chỉ chọn 61,5 tỷ đồng và mức tỷ trọng là 3,5%. Nợ quá hạn quay đầu tăng vào năm 2011 lên gần 101 tỷ đồng tương ứng với 5,3% của tổng dư nợ khách hàng cá nhân, năm 2012 là 129,459 tỷ đồng với tỷ trọng trên dư nợ khách hàng cá nhân là 5,9%. Nhìn chung nợ quá hạn khách hàng cá nhân có tăng nhẹ trong giai đoạn này nhưng về mặt tỷ trọng so với dư nợ khách hàng cá nhân thì có giảm từ 8,2% năm 2008 xuống còn 5,9% năm 2012. Từ năm 2008 – 2010 tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ khách hàng cá nhân giảm từ 8,2% xuống còn 3,5% cho thấy NH đã làm tốt công tác cho vay, thu nợ khoản vay, tránh rủi ro trong cho vay. Đây là một tín hiệu tốt và nên phát huy hơn nữa. Tuy nhiên 2011-2012 tỉ lệ nợ quá hạn khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ khách hàng cá nhân tăng lên đến 5,9% cho thấy NH đã để cho nhiều khoản nợ rơi vào nợ quá hạn do chưa làm tốt công tác thâm định cho vay và thu hồi nợ. Bên cạnh đó, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cũng liên tục giảm trong giai đoạn trên. Cụ thể năm 2008 là 3.5% giảm xuống còn 2.3% năm 2009, 1.7% năm 2010, 1.2% năm 2011. Đến năm 2012, tỷ lệ này chỉ là 1%. Năm 2008 tỷ lệ nợ xấu cao (3.5%) do trong thời gian này nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động. Đặc biệt là chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, mất khả năng trả nợ, do đó nhiều khoản nợ của ngân hàng bị rơi vào nhóm nợ xấu. Tình hình này được cải thiện hơn vào năm 2009, tuy nhiên sự cải thiện này là không đáng kể do nền kinh tế nói chung vẫn đang trong thời kì khủng hoảng. Đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng càng chịu ảnh hưởng trầm trọng hơn của cơn bão tài chính thế giới. Do đó, sự cải thiện này chỉ ở mức đáng khích lệ. Giai đoạn 2011-2012, tỉ lệ nợ xấu đã có sự cải thiện tốt. Tỉ lệ nợ xấu năm 2012 giảm xuống chỉ còn 1%. Có được thành quả này, một phần nhờ vào sự Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 50 phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, kết quả này cũng cho thấy nỗ lực từ phía ngân hàng. Cho thấy ngân hàng đã có sự cải cách đáng kể công tác cho vay. Điều này đã phần lớn làm giảm đi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nói chung có sự biến động khá phức tạp. Cụ thể tỉ lệ này là 7.9% năm 2008 và giảm mạnh xuống còn 3.9% năm 2009 và 3.2% năm 2010. Giai đoạn 2011-2012, tỉ lệ này đột nhiên tăng trở lại. Cụ thể năm 2011 tăng lên 5.1% và tiếp tục tăng lên 5.7% năm 2012. Sở dĩ tỉ lệ này có sự biến động như vậy là do nợ quá hạn có biến động tương tự. Điều này cho thấy ngân hàng chưa có sự quản lý tốt công tác thu hồi nợ, để nhiều khoản nợ rơi vào nhóm nợ quá hạn. Xét thấy chỉ tiêu nợ xấu khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ khách hàng cá nhân ở các năm luôn ở mức cao hơn chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ và chỉ tiêu nợ quá hạn khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ khách hàng cá nhân qua các năm luôn cao hơn nợ quá hạn trên tổng dư nợ, cho thấy rằng việc cho vay khách hàng cá nhân có mức độ rủi ro cao. Điều này là do việc cho vay vào đối tượng cá nhân rất khó kiểm soát vốn và quản lý nguồn vốn cấp cho họ sử dụng, bên cạnh đó thì việc năng lực cạnh tranh và khả năng sử dụng vốn của các đổi tượng cá nhân rất hạn chế nên dẫn đến rủi ro đến từ cho vay các đổi tượng là khá cao 2.2.3.4 Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Bảng 2.17: Tình hình thu nhập hoạt động cho vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập từ CV KHCN 213.033 203.045 286.898 384.468 389.288 Thu nhập từ CV 348.093 299.153 439.630 611.141 553.092 Tổng thu nhập 439.093 400.810 500.505 691.160 653.972 Thu nhập CV KHCN/Thu nhập HĐ CV 61,2% 67,9% 65,3% 62,9% 70,4% Thu nhập CV KHCN/Tổng thu nhập 48,5% 50,7% 57,3% 55,6% 59,5% (Nguồn: P.Kế hoạch Tổng hợp - Agribank TTH) Qua bảng 2.17 ta thấy rằng, nhìn chung thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tăng trong giai đoạn 2008-2012, cụ thể năm 2008 thu nhập là 213 tỷ đồng thì đến năm 2012 là 389 tỷ đồng tăng gần gấp 1,8 lần so với năm 2008, Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 51 năm 2009 thu nhập có giảm nhẹ xuống mức 203 tỷ đồng do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng suy thoái nền kinh tế, qua năm 2010 thì thu nhập tăng trưởng trở lại lên mức 287 tỷ đồng và bật tăng mạnh vào năm 2011 lên 384 tỷ đồng. thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở mức cao và gia tăng đều cho thấy hoạt động cho vay cho đối tượng khách hàng cá nhân có tiềm năng lớn và phù hợp với điều kiện kinh doanh của NH. Đây là một tín hiệu đáng mừng và nên phát huy tối đa trong thời gian tới. Về mặt tỉ trọng, thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của hoạt động cho vay ở mức 65% vá chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu nhập của hoạt động cho vay (trên 55%) cho thấy rằng thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là nguồn thu nhập chính ở hoạt động cho vay cũng như cho vay của NH. Bảng 2.18: Khả năng sinh lời của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Thu nhập từ CV KHCN 203.045 286.898 384.468 389.288 Dư nợ BQ KHCN 1.353.635 1.593.875 1.830.800 2.048.883 Thu nhập từ CV KHCN/Dư nợ BQ KHCN 0,15 0,18 0,21 0,19 Thu nhập từ CV 299.153 439.630 611.141 553.092 Tổng dư nợ BQ 2.100.915 2.642.941 3.005.952 3.279.818 Thu nhập từ CV/Tổng dư nợ BQ 0,14 0,17 0,20 0,17 (Nguồn: P.Kế hoạch Tổng hợp - Agribank TTH) Nhìn từ bảng số liệu 2.18 ta thấy rằng, khả năng sinh lời của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân biến động theo hướng tăng, cụ thể năm 2009 một triệu đồng cho vay có khả năng sinh lời là 0,15 triệu đồng, năm 2010 là 0,18 triệu đồng và đặc biệt năm 2011 là 0.21 triệu đồng, qua năm 2012 có giảm nhẹ xuống 0,19 triệu đồng. Điều này cho thấy rằng với đồng vốn của NH cho vay ở đối tượng cá nhân luôn mang lại khả năng sinh lời cao. Ta có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở các năm luôn cao hơn khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay của NH điều này cho thấy với các khoản cho vay có rủi ro cao mang lại cho NH khả năng sinh lời cao. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 52 2.3. Đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế 2.3.1. Nhận xét hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huế Về quy trình cho vay: Quy trình cho vay KHCN của Chi nhánh rõ ràng, dễ hiểu, thể hiện trách nhiệm của từng cá nhân. Những kết quả thể hiện qua số liệu: 1. Nguồn vốn huy động về cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh. 2. Tình hình cho vay khá ổn định, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng là chưa cao, thậm chí có năm, tốc độ tăng trưởng còn bị âm. Chi nhánh cần có biện pháp tích cực hơn để khắc phục tình trạng này. 3. Tỉ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân trên tổng doanh số cho vay khá ổn định, ở ngưỡng 50% , đây là một tín hiệu tốt nguồn thu nhập và khả năng sinh lời từ đối tượng khách hàng cá nhân khá cao, bên cạnh đó thì cho vay đối tượng khách hàng cá nhân chứa nhiều rủi ro do vậy đây là điều mà NH cần kiểm soát tốt hơn . 4. Công tác thu nợ cá nhân của Chi nhánh chưa thực sự tốt, chưa tương xứng với hoạt động cho vay. Chi nhánh cần có nhiều biện pháp hơn để cải thiện hệ thống thu nợ của mình. 5. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu khách hàng cá nhân của chi nhánh giảm trong giai đoạn 2008-2012. Đây là một tín hiệu rất tốt cho chi nhánh. Nhưng bên cạnh đó thì tỉ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân và nợ quá hạn khách hàng cá nhân trên tổng dư nọ cá nhân luôn ở mức cao hơn tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay cho thấy cho vay ở đối tượng cá nhân chưa nhiều rủi ro do vậy chi nhánh đang quản lý tốt nguồn cho cay của mình. 6. Thu nhập của chi nhánh đa phần đến từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và đều tăng trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó thì khả năng sinh lời từ cho vay khách hàng cá nhân luôn cao hơn khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay của NH cho thấy cho vay ở đối tượng cá nhân mang lại khả năng sinh lời lớn cho NH.Đây là một điều rất tốt. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 53 2.3.2. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh  Điểm mạnh NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế lịch sử nhiều năm thành lập, là một thương hiệu ngân hàng quốc doanh uy tín, có trụ sở lớn, mạng lưới rộng khắp toàn tỉnh với nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, đội ngũ cán bộ, nhân viên có chất lượng. Chi nhánh Thừa Thiên Huế tọa lạc trên đường Hoàng Hoa Thám là một trong những tuyến đường trọng tâm ở Huế với nhiều cơ quan, doanh nghiệp và dân cư. Đây chính là điều kiện thuận lợi rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh.  Điểm yếu NHNo&PTNT TTH vẫn còn tồn tại một số điểm yếu cần khác phục nhu thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên đối với khách hàng cần nâng cao hơn nữa. Công tác thẩm định, giám sát, thu hồi vốn vay chưa thực sự tốt. Mạng lưới của NH rộng và nhiều nhưng chưa thực sự phát huy hết khả năng còn thụ động và thiếu sang tạo.  Cơ hội Hướng đến năm 2013, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh của thế giới với nhu cầu về dịch vụ tài chính và cho vay tăng cao và Tỉnh nhà Thừa Thiên Huế có nền kinh tế phát triển và hội nhập, phấn đấu gia nhập vào hàng ngũ các thành phố trực thuộc trương ương. Thu nhập bình quân của người Việt Nam cũng cao hơn trước đây dẫn đến gia tăng nhu cầu các sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm thẻ và các dịch vụ tài chính cá nhân. Đây là một thị trường mở cho các ngân hàng vốn hiện tại vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu một cách đầy đủ. Điều quan trọng là chi nhánh phải biết hành động thế nào, kết hợp với công cụ nào để đạt hiệu quả cao trong hoạt động.  Thách thức Năm 2012 ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều vụ bê bối xảy ra, nhiều ngân hàng giải thể và tái cơ cấu, sáp nhập, bên cạnh đó chính sách tái cơ cấu ngân hàng cũng đang làm giảm uy tín của các ngân hàng trong lòng khách hàng. Đây là một trở ngại tuy không quá lớn nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều hoạt động của ngân hàng nói chung và chi nhánh Huế nói riêng, đặc biệt là hoạt động huy động vốn. Kể từ khi Việt Nam tháo bỏ mọi rào cản cho các Ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu khi gia nhập WTO năm 2007, tạo ra sân chơi lành mạnh hơn cho các ngàn Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 54 hàng, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh trong thị trường mở. Đây chính là sự cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh thị phần. Riêng NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế, hiện nay trên địa bàn thành phố Huế, các ngân hàng ngày càng gia tăng, trong vài năm qua, một số ngân hàng đã có trụ sở và đi vào hoạt động. Chỉ tính riêng trên địa bàn phường Phú Nhuận đã có nhiều trụ sở và phòng giao dịch mới của các ngân hàng như SHB, MaritimeBank, Ngân hàng Quân đội (sắp chuyển trụ sở qua đường Lý Thường Kiệt), Techcombank, bên cạnh đó các chi nhánh cũ thì không ngừng tăng cường mở rộng các phòng giao dịch để thu hút khách hàng. Vì vậy, NHNo&PTNT Thừa Thiên Huế cần phải có các biện pháp tập trung tăng nhanh quy mô mạng lưới, phát triển các kênh bán hàng để chiếm lĩnh thị trường. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 55 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế 3.1.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Agribank Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, thể hiện qua việc luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về đầu tư vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những hoạt động trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì mục tiêu phát triển hoạt động “Tam nông”. Dựa trên định hướng kinh doanh chung trong những năm tới của Agribank Việt Nam, chi nhánh Agribank tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, tập trung huy động vốn, nhất là các nguồn vốn ổn định và đảm bảo thừa vốn để chuyển tải vốn cho nông nghiệp, nông thôn; đa dạng hóa các hình thức huy động để nâng cao hiệu quả của hoạt động này; tập trung tăng trưởng nguồn vốn ổn định mới được tăng trưởng cho vay, giao chỉ tiêu huy động vốn, tăng trưởng cho vay cho từng chi nhánh và cho từng nhân viên, tùy thuộc vào tình hình thực tế tại mỗi địa phương, chi nhánh, và vị trí công việc. Thứ hai, thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay. Chọn lọc các dự án hiệu quả để đầu tư, gắn liền với nâng cao chất lượng cho vay, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.. Bên cạnh đó, tăng cường giải ngân vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thu mua và chế biến hàng xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP về “cho vay nông nghiệp nông thôn”, dựa trên định hướng phát triển chung của NHNo&PTNT Việt Nam để kịp thời chỉ đạo và thực hiện tốt kế Đại ọc Ki tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 56 hoạch kinh doanh từng năm. Thứ ba, tăng cường đánh giá hiệu quả các sản phẩm dịch vụ đã thực hiện, tiếp tục triển khai các dịch vụ sản phẩm mới như: dịch vụ thu tiền Thuế, tiền điện hay các dịch vụ thanh toán online, dịch vụ hỗ trợ tự động qua hệ thống Banknet Bên cạnh đó cần chủ động thực hiện phân loại khách hàng, xây dựng chính sách ưu đãi, các dịch vụ dành riêng cho từng đối tượng khách hàng, ví dụ như các khách hàng có tiền gửi lớn, khách hàng trung thành, khách hàng tiềm năng, hay là các nhóm khách hàng mới nhằm củng cố, mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ tư, chú trọng phát triển, nâng cao nội lực của ngân hàng bằng các đầu tư vào các công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ, chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện cho các chi nhánh trực thuộc cũng như các nhân viên hoạt động hiệu quả hơn. Về mục tiêu cụ thể cho năm 2013, Ngân hàng phấn đấu tăng nguồn vốn huy động từ 22 – 23% so với năm 2012; dư nợ tăng 18 – 19% trong đó tỷ lệ cho vay Nông nghiệp Nông thôn là 65%/ tổng dư nợ và nợ xấu / tổng dư nợ dưới 2%. 3.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế Nâng cao tỷ trọng dư nợ của cá nhân từ 63% năm 2012 tăng 71% năm 2013 và 76% năm 2014. Bảng 3.1: Chỉ tiêu dư nợ năm 2013. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 Kế hoạch 2013 Tăng/giảm so với 2012 (+/-) % Dư nợ khách hàng cá nhân 2.194 2.685 491 22% Tổng dư nợ 3.469 3.782 313 9% (Nguồn: P.Kế hoạch Tổng hợp - Agribank TTH) - Phương hướng phát triển : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế phấn đấu tăng trưởng và nâng cao chất lượng cho vay phù hợp với Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 57 kế hoạch đề ra :  Hiện nay tỷ trọng cho vay hộ gia đình của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tinh còn thấp. Đặc biệt là các chi nhánh trên địa bàn thành phố, chỉ chiếm gần 5% tổng số hộ. Toàn tỉnh mới đầu tư được 16,5%. Do đó, các chi nhánh phải xây dựng chính sách hợp lý để tiếp cận đến các hộ gia đình tìm hiểu nhu cầu, thông qua đó quảng bá các sản phẩm của Agribank, mở rộng cơ hội đầu tư. Bên cạnh nâng suất đầu tư bình quân trên 1 hộ toàn tỉnh từ 42 triệu đồng lên 50 triệu đồng năm 2013 và 53 triệu đồng năm 2014, các chinh nhánh cần tích cực gia tăng khách hàng mới, gia tăng dư nợ.  Muốn tăng trưởng khách hàng hộ gia đình, gia tăng dư nợ, chi nhánh cần nắm rõ kinh tế hộ để có hướng đầu tư. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đầu tư vốn đến hộ nông dân, triển khai sâu, rộng xuống xã, thôn cụm dân cư thông qua hình thức cán bộ cho vay về tận hộ dân triển khai tổ chức họp dân để phổ biến các chính sách, cơ chế  Đối với hộ nuôi trồng thủy sản: Kết hợp sở, phòng Thủy sản nắm bắt vùng nuôi trồng thủy sản đã quy hoạch để tiếp cận đầu tư vốn theo chế độ hiện hành.  Đối với hộ vay đời sống tiêu dùng: Mở rộng quan hệ để tiếp cận với các cơ quan ban ngành, trường học và các doanh nghiệp đăng ký trả lương qua hệ thống Agribank để đẩy mạnh cho vay.  Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu qửa cao, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay, đảm bảo tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả. Ngược lại, giảm thấp và tiến tới chấm dứt quan hệ cho vay với các khách hàng kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Phấn đấu tăng trưởng dư nợ cho vay khu vực ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể có đủ năng lực và kinh doanh có hiệu quả.  Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm truyền thống là đầu tư cho vay cần phải quan tâm phát triển nguồn vốn, khuyến khích các đơn vị vay vốn sử dụng trọn gói các dịch vụ khác của ngân hàng.  Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho vay theo tiêu chuẩn quy định, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 58 rủi ro, năng lực phân tích thị trường. Cán bộ cho vay phải chuyển sang tác nghiệp, nâng cao tinh thần tự nghiên cứu, có ý thức kỷ luật, tinh thần đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, chủ động theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản cho vay, thu nợ đầy đủ cả gốc lẫ lãi theo từng kỳ hạn theo hợp đồng vay vốn.  Phấn đấu không để phát sinh nợ quá hạn mới cũng như nợ xấu nhóm 3, 4, 5. Tập trung quyết liệt thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện cơ chế khoán và động lực nhằm thu hồi nợ xấu đạt kết quả cao nhất.  Chủ động cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về bảo đảm tiền vay để tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của người vay, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi nợ, phấn đấu giảm tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo. 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế Để nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT TTH cần thực hiện tốt các giải pháp sau: 3.2.1. Hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng Để nâng cao chất lượng cho vay và từng bước chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm cho vay và phân loại khách hàng khoa học đóng vai trò rất quan trọng. Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng nhằm đảm bảo tính khách quan trong cấp cho vay, xác định mức thiệt hại dự kiến từ đó áp dụng mức lãi suất, phí phù hợp và phân loại nơ, trích lập dự phòng rủi ro. Việc chấm điểm và xếp hạng cho vay khách hàng cần dựa vào số liệu, thông tin do khách hàng cung cấp và những thông tin mà cán bộ Ngân hàng thu thập và xác minh. Việc xếp hạng cần đánh giá với khách hàng lần đầu và tái đánh giá hàng năm. Ngoài ra, lịch sử quan hệ cho vay của khách hàng với ngân hàng cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc cho điểm cho vay và xếp hạng khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu ngân hàng thường xem xét là: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi... Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm cho vay, ngân hàng cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần phải Đại học Kin h tế u ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 59 tham khảo quy trình chấm điểm và xếp hạng cho vay khách hàng của các Ngân hàng TM khác trong khu vực và quốc tế nhằm hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng của mình. 3.2.2. Xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý Quy trình thẩm định và cho vay một cửa còn nhiều hạn chế. Ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế đó, tuy nhiên điều này mới thực hiện ở Chi nhánh còn ở các phòng giao dịch vẫn còn tồn tại: đó là việc một cán bộ cho vay kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ vừa tiếp xúc với khách hàng, vừa thẩm định và thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ cho vay nhưng cũng là cơ hội để một số ít cán bộ cho vay thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro cho vay Để hạn chế nhược điểm này cũng như nhằm hạn chế rủi ro, Chi nhánh và phòng giao dịch cần thực hiện nghiêm chỉnh việc tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận: - Bộ phận quan hệ hệ khách hàng (front office): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay; - Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay : Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay. Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách cho vay phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. 3.2.3. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm Có đủ vốn vay nhưng để nguồn vốn đó lưu thông được cũng là một vấn đề không phải dễ đặc biệt trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM CP như hiện nay. Để thực hiện được việc lưu thông vốn thì NHNo&PTNN VN nói chung và NHNo&PTNN TTH nói riêng cần phải đa dạng hóa các hình thức cho vay, như thế ngân hàng sẽ giảm được rủi ro CV, tạo được uy tín và thu hút được nhiều khách hàng để từ đó khách hàng có thể lựa chọn được một hình thức vay hợp lý, qua đó có cơ sở vững chắc để mở rộng CV. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 60 Vì dư nợ các thành phần kinh tế doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, hợp tác xã chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ do đó cần tăng cường giám sát, quản lý vốn, tư vấn cho vay để sản xuất kinh doanh để họ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Nhịp độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay thì sự tin tưởng trong quan hệ kinh doanh càng phải được đề cao, uy tín luôn là vấn đề được xem trọng, nên CV thương mại cũng được mở rộng ra và thương phiếu đã ra đời khi phát sinh mối quan hệ này. Đó là các giấy tờ có giá ngắn hạn, chưa đến thời hạn thanh toán được đem chiết khấu hay cầm cố tại các ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu cần tiền đột xuất, làm việc này nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận cho các khách hàng vay vốn với số tiền nhỏ hơn giá trị thương phiếu Bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức CV, thì việc phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng cá nhân là điều vô cùng cần thiết. Việc này tạo nên tiện ích cho khách hàng khi quan hệ với ngân hàng, giúp ngân hàng thu hút khách hàng đồng thời tạo mối liên hệ giữa ngân hàng và khách hàng 3.2.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trước và sau khi cấp cho vay Ngân hàng nếu chỉ quan tâm đến việc mở rộng CV mà không tính đến chất lượng hoạt động của cho vay thì quy mô CV sẽ bị hạn chế, do nếu chất lượng CV kém thì việc mở rộng cũng không cần thiết, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng. Vì thế để có cơ sở mở rộng CV vững chắc thì một trong những việc cần làm là nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng ở mức tương xứng với quy mô CV. Việc kiểm tra giám sát cần thực hiện cả trước, trong và sau khi cấp cho vay. Việc kiểm tra trước khi cấp cho vay nhằm đánh giá xem khách hàng có đủ điều kiện cấp cho vay hay không, bao gồm: kiểm tra thông tin khách hàng, kiểm tra quy trình nghiệp vụ, việc thẩm định khách hàng đã tuần tự và đúng nguyên tắc hay chưa, kiểm tra các thủ tục giấy tờ có đầy đủ hay chính xác chưa, chỗ nào còn không hợp lý, sai sót nhằm ngăn chặn ngay những thiệt hại có thể phát sinh sau này. Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân: đây là khi tiền vay đã được giải ngân, bộ phận kiểm soát cho vay cũng như chính các cán bộ cho vay sẽ giám sát việc sử dụng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 61 vốn vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, đây là quá trình cần bám sát nhất trong một khoản vay vì tình hình sử dụng khoản vay của khách hàng sẽ quyết định đến thời hạn và khả năng trả nợ của ngân hàng. Đồng thời qua quá trình này, khách hàng mới để lộ nhiều khuyết điểm nhất, ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác những thông tin mà cá nhân đã nêu ra, nếu thấy có những sai phạm hay thông tin không sự thật thì ngân hàng phải xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để bảo đảm vốn vay được sử dụng có hiệu quả. Giải quyết đựoc những vấn đề trên, ngân hàng sẽ phát hiện kịp thời khả năng rủi ro sẽ xảy ra nhằm có biện pháp đối phó thích hợp để giảm thiểu rủi ro CV. Đồng thời khi kết thúc một hợp đồng cho vay công tác kiểm tra cần thực hiện một nghiêm túc để đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế để rút kinh nghiệm. 3.2.5. Củng cố và nâng cao trình độ của cán bộ cho vay ngân hàng Con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và trong hoạt động cho vay nói riêng, yếu tố này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có một máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ CV đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ CV. Trong thực tế, do tính chất phức tạp của kinh tế thị trường, sự khó khăn trong công tác cho vay thì đòi hỏi cán bộ CV có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn giỏi và cả những kiến thức khác một cách thường xuyên, để có được điều này trong quá trình tuyển chọn nhân viên cần tổ chức thi tuyển nhân viên đầu vào một cách công bằng, lựa chọn những người thực sự có năng lực, có trình độ, ưu tiên những người đã từng làm công tác CV. Đối với những cán bộ CV lâu năm phải có kinh nghiệm nắm bắt nhanh các chủ trương chính sách của Ngân hàng, biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, không ngừng trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cũng như kiến thức kinh tế thị trường, đáp ứng tính cập nhập của những vấn đề kinh tế hiện đại. Nhưng khả năng của mỗi người có hạn nên Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 62 không thể một lúc tiếp thu được tất cả các kiến thức tổng hợp nên ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo từng bước mang tính chuyên sâu. Đối với những cán bộ quản lý kinh doanh thì không chỉ nâng cao trình độ nghiệp vụ CV mà cần nắm chắc tất cả các nghiệp vụ khác của ngân hàng, có khả năng phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế một cách tổng hợp, sắc bén, có kinh nghiệm thực tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, thêm vào đó công tác quản lý đòi hỏi cần có nghệ thuật quản lý, công tác tổ chức cán bộ cần có tính chuyên sâu trong công việc cụ thể và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình. Mọi nhân viên kinh doanh nghiêm túc thực hiện đúng theo đường lối, chủ trương của ngân hàng với một tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu quả cao. Ngoài việc nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý thì bộ phận cán bộ quan hệ khách hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng cần được chú trọng một cách đặc biệt vì đây là những người có ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay. Đội ngũ này tham gia giao tiếp với khách hàng, thẩm định dự án đầu tư và đề xuất với cán bộ lãnh đạo ra các quyết định nhưng các quyết định này lại phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ CV này, do đó ngoài những tiêu chuẩn về nghiệp vụ chung đòi hỏi đội ngũ cán bộ này phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tư tưởng lập trường vững vàng, không bị cám dỗ bởi những lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho ngân hàng để những đánh giá, thẩm định của cán bộ CV mang tính khách quan, thẳng thắn. Là những người trực tiếp phụ trách các khoản vay nên các cán bộ CV phải sâu sát thực tế, có hiểu biết nhất định về pháp luật, thị trường, kỹ thuật, tinh tế trong việc kiểm tra, phát hiện những hành vi lừa đảo của khách hàng hoặc những biểu hiện thiếu trung thực bằng cách trắc nghiệm, thăm dò. Trước những khó khăn của các khách hàng, nếu có thể giúp được, cán bộ ngân hàng phải nhiệt tình, không ngại vất vả, kiên trì giúp đỡ hết mình, tạo mối quan hệ thiện cảm, lâu dài giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng cần có chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với người làm công tác CV, gắn lợi ích của người làm CV với hiệu quả đầu tư CV nhằm nâng cao trách nhiệm và tinh thần hào hứng của cán bộ chuyên trách trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng CV cũng như nâng cao chất lượng CV. Quy chế thưởng phạt Đại học Ki tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 63 phải gắn liền với hiệu quả làm việc, đồng thời phải có quy định cụ thể và xử lý nghiêm minh đối với cán bộ để xảy ra thất thoát vốn, hoặc làm trái những quy tắc trong cho vay gây ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng, làm mất uy tín của ngân hàng. Ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, tổ chức các cuộc thi đua cán bộ có tay nghề giỏi nhằm khuyến khích không khí làm việc hiệu quả trong ngân hàng. Mỗi cán bộ cho vay cần hiểu rõ: Chất lượng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, là cơ sở để đánh giá năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ cho vay; năng lực quản lý của người lãnh đạo. Nâng cao chất lượng cho vay và chất lượng cho vay phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống là yêu cầu cấp thiết; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện mục tiêu năm 2013 và chiến lược kinh doanh của ngành trong những năm tiếp theo”. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 64 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việt Nam đã gia nhập nền kinh tế toàn cầu, đời sống của người dân đang ngày càng được nâng cao, xu hướng vay vốn kinh doanh hay chi tiêu cá nhân ngày một lớn thêm nhất là ở những người trẻ tuổi. Do đó cho vay khách hàng cá nhân ở Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Qua những kết quả mà đề tài thực hiện được cho thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thực sự mang lại nhiều lợi ích. Vì vậy mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động này là một hướng đi đúng đắn và cần thiết. Tăng cường cho vay khách hàng cá nhân cũng là một trong những biện pháp thực hiện chủ trương của Ngân hàng nhá nước. Ngoài ra, khi hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng được đẩy mạnh, khi đó ngân hàng sẽ thực sự trở thành địa chỉ tin cậy không những cho khách hàng cá nhân mà còn cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân muốn được ngày càng có chất lượng và mở rộng thì trước hết nền kinh tế phải thật sự ổn định và tăng trưởng tốt, tiếp theo là việc có một luật định chung nhất, áp dụng được rộng rãi, các văn bản luật cần mang tính chặt chẽ hơn nữa là điều kiện rất quan trọng, tiếp theo là sự chỉ đạo, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường cho vay khách hàng cá nhân và khả năng đáp ứng các nhu cầu này của từng ngân hàng và sự phối kết hợp của nhiều cơ quan chức năng khác nữa. Mong rằng những giải pháp bé mà em đưa ra có thể giúp cho việc nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT TTH được đẩy mạnh, thích hợp với năng lực thực sự của ngân hàng. Hạn chế của bài khóa luận Do thời gian không nhiều, năng lực của em còn hạn chế cùng việc chưa được lĩnh hội sâu kiến thức do vậy mà quá trình thực hiện còn để lại nhiều hạn chế cho khóa luân. Việc chỉ phân tích khóa luận trên cơ sở số liệu thứ cấp của Ngân hàng chưa mang lại cái nhìn tổng quan, thực sự sâu sắc cho đề tài. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 65 Hướng phát triển của đề tài Qua những hạn chế của đề tài, cho thấy đề tài có những hướng phát triển mới thực sự có chất lượng và tính thực tiễn cao hơn. Như phân tích số liệu rộng hơn để làm rõ các mấu chốt trong chất lượng hoạt động cho vay cá nhân. Đề tài còn có thể thực hiện việc phân tích thông qua điều tra số liệu sơ cấp từ khách hàng từ nó làm rõ mảng chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân từ góc nhìn của khách hàng cá nhân. Trên đây là một số hướng phát triển cho đề tài mong các tác giả sau sẽ thực hiện điều này. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Việt Đức SVTH: Nguyễn Thanh Toàn 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Ngân hàng Thương mại, TS Phan Thị Thu Hà - TS Nguyễn Thị Thu Thảo, NXB Thống kê Hà Nội - 2004 2. Giáo trình Ngân hàng Phát triển, TS Phan Thị Thu Hà, NXB Lao động - Xã hội 2005 3. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, TS Lưu Thị Hương (chủ biên), NXB Thống kê 2003 4. Tạp chí Ngân hàng - Thị trường Tài chính năm 2004, 2005 5. Luật Các tổ chức tín dụng 6. Các báo cáo thường niên của NHNo&PTNT TTH từ 2008-2012 7. Các văn bản, thông báo, tài liệu của NHNo&PTNT TTH,VN 8. Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT 9. Luận văn: “Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay của ngân hàng VPBank tỉnh Quảng Bình” của tác giả Hoàng Thái Linh, Đại học Huế 10. Khóa luận tốt nghiệp: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế” sinh viên Lê Thị Thu Hà, Đại học kinh tế - Đại Học Huế 11. Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh Cần Thơ”. Của sinh viên Mai Thanh Bình trường đại học Cần Thơ Đại ọc Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_hoat_dong_cho_vay_khach_hang_ca_nhan_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_non.pdf
Luận văn liên quan