Đề tài Nâng cao chất lượng sản phẩm - Dịch vụ tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Xã hội hóa giáo dục cùng với cơ chế mở cửa trong việc liên kết hợp tác giữa các trường đại học, cao đẳng trong ngoài nước là một trong những chính sách của Đảng, nhà nước dành cho giáo dục giúp cho việc nâng cao trí tuệ, năng lực, phát huy mọi khả năng đồng thời định môi trường làm việc cho nguồn nhân lực Việt Nam. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, ngành Du lịch được cộng hưởng nhiều từ chính sách đó với biểu hiện cụ thể thông qua các dự án như “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam” (hợp tác với Cộng đồng châu Âu), với chính phủ chính phủ Lucxembourg .v.v. đã đóng góp sứ mạng cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thời hội nhập. Từ đó, Ngành góp phần góp sức chung vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế và văn hóa xã hội mà Đảng vá nhà nước giao phó. Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao Chọn người hiền tài cho phục vụ cho đất nước là một truyền thống lâu đời và có tính kế thừa của dân tộc như một câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vào mỗi thời điểm, mỗi giai đoàn của lịch sử tùy theo sự thăng trầm, dâu bể của nó mà yêu cầu, tiêu chí của người tài có những thước đo khác nhau. Khi bàn về nguồn lực chất lượng cao, có rất nhiều ý kiến, quan điểm từ các nhà lãnh đạo, quản lý tới các chuyên gia đưa ra và được các phương tiện thông tin đại chúng truyền tải. Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển; là tài sản vô giá của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, doanh nghiệp .Có ý kiến còn khẳng định: “Thực chất của nguồn nhân lực nằm trong tổng thể các nguồn lực xã hội và có vị trí đứng đầu, là tiền đề của các nguồn lực khác; vừa là chủ thể, vừa với tư cách khách thể của quá trình phát triển”.Đối với ngành Du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu, đòi hỏi và nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng sự bùng nổ về nhu cầu của du khách trong bối cảnh cạnh tranh với những đòi hỏi về chất lượng, năng lực hoạt động của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tê. Do bản thân du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có sự cộng hưởng của nhiều nghề khác nhau có mối liên hệ mật thiết nên việc đi tìm đáp án cho câu hỏi “Thế nào là nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao?” không phải là điều đơn giản. Tùy thuộc vào vai trò, tính chất và nhiệm vụ công việc của từng cá nhân, nghề để đưa ra sự định hướng “chất lượng cao” và tìm ra những “nguyên khí” xứng đáng cho ngành Du lịch có lẽ là hướng đi cần tham khảo. Như đã nói ở trên, ngành Du lịch bao gồm nhiều nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau nên khi xác định tiêu chuẩn nhân lực chất lượng cao cần phải định hướng cụ thể đối với từng nhóm. Tuy bao gồm nhiều nghề song chúng ta có thể xác định mục tiêu, tiêu chuẩn nguồn nhân lực du lịch theo từng nhóm, cụ thề đó là: gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà giáo) và trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, đại lí lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp .v.v.). Ở mỗi nhóm nguồn nhân lực du lịch có các tiêu chuẩn, quy định cần đạt về chất lượng riêng bên cạnh sự có sự “giao lưu” do tính chất, đặc thù của Ngành. Từ thực tế của ngành Du lịch, nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu đó là TÀI trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; TÂM trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo; TẦM trong cách nhìn xu hướng vận động của Ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ. Với người thầy giỏi, năng lực cùng chất lượng của mình phải thể hiện qua nội dung bài giảng gắn liền với yêu cầu đòi hỏi thực tế của doanh nghiệp, phương pháp giảng dạy phù hợp từng đối tượng học và môn học, kỹ năng truyền được ngọn lửa yêu nghề đến tới học sinh, sinh viên .v.v.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2882 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng sản phẩm - Dịch vụ tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao thời hội nhập Xã hội hóa giáo dục cùng với cơ chế mở cửa trong việc liên kết hợp tác giữa các trường đại học, cao đẳng trong ngoài nước là một trong những chính sách của Đảng, nhà nước dành cho giáo dục giúp cho việc nâng cao trí tuệ, năng lực, phát huy mọi khả năng đồng thời định môi trường làm việc cho nguồn nhân lực Việt Nam. Cũng như nhiều lĩnh vực khác, ngành Du lịch được cộng hưởng nhiều từ chính sách đó với biểu hiện cụ thể thông qua các dự án như “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam” (hợp tác với Cộng đồng châu Âu), với chính phủ chính phủ Lucxembourg .v.v. đã đóng góp sứ mạng cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thời hội nhập. Từ đó, Ngành góp phần góp sức chung vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế và văn hóa xã hội mà Đảng vá nhà nước giao phó. Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao Chọn người hiền tài cho phục vụ cho đất nước là một truyền thống lâu đời và có tính kế thừa của dân tộc như một câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vào mỗi thời điểm, mỗi giai đoàn của lịch sử tùy theo sự thăng trầm, dâu bể của nó mà yêu cầu, tiêu chí của người tài có những thước đo khác nhau. Khi bàn về nguồn lực chất lượng cao, có rất nhiều ý kiến, quan điểm từ các nhà lãnh đạo, quản lý tới các chuyên gia đưa ra và được các phương tiện thông tin đại chúng truyền tải. Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển; là tài sản vô giá của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, doanh nghiệp... Có ý kiến còn khẳng định: “Thực chất của nguồn nhân lực nằm trong tổng thể các nguồn lực xã hội và có vị trí đứng đầu, là tiền đề của các nguồn lực khác; vừa là chủ thể, vừa với tư cách khách thể của quá trình phát triển”. Đối với ngành Du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu, đòi hỏi và nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng sự bùng nổ về nhu cầu của du khách trong bối cảnh cạnh tranh với những đòi hỏi về chất lượng, năng lực hoạt động của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tê. Do bản thân du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có sự cộng hưởng của nhiều nghề khác nhau có mối liên hệ mật thiết nên việc đi tìm đáp án cho câu hỏi “Thế nào là nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao?” không phải là điều đơn giản. Tùy thuộc vào vai trò, tính chất và nhiệm vụ công việc của từng cá nhân, nghề để đưa ra sự định hướng “chất lượng cao” và tìm ra những “nguyên khí” xứng đáng cho ngành Du lịch có lẽ là hướng đi cần tham khảo. Như đã nói ở trên, ngành Du lịch bao gồm nhiều nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau nên khi xác định tiêu chuẩn nhân lực chất lượng cao cần phải định hướng cụ thể đối với từng nhóm. Tuy bao gồm nhiều nghề song chúng ta có thể xác định mục tiêu, tiêu chuẩn nguồn nhân lực du lịch theo từng nhóm, cụ thề đó là: gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu, nhà giáo) và trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, đại lí lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp .v.v.). Ở mỗi nhóm nguồn nhân lực du lịch có các tiêu chuẩn, quy định cần đạt về chất lượng riêng bên cạnh sự có sự “giao lưu” do tính chất, đặc thù của Ngành. Từ thực tế của ngành Du lịch, nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu đó là TÀI trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; TÂM trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo; TẦM trong cách nhìn xu hướng vận động của Ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ. Với người thầy giỏi, năng lực cùng chất lượng của mình phải thể hiện qua nội dung bài giảng gắn liền với yêu cầu đòi hỏi thực tế của doanh nghiệp, phương pháp giảng dạy phù hợp từng đối tượng học và môn học, kỹ năng truyền được ngọn lửa yêu nghề đến tới học sinh, sinh viên .v.v. Khi nhóm nguồn nhân lực du lịch gián tiếp hoàn thành và đạt được mục tiêu về tiêu chuẩn chất lượng cao thì các đối tượng nhân lực gián tiếp mới có những chuyển biến tích cực, đạt tới đích như mong muốn. Nguồn nhân lực du lịch trực tiếp đạt được chất lượng cao đóng vai trò quan trọng vì trực tiếp thể hiện cái tôi “chất lượng” của mình trong phục vụ, biểu diễn cũng như “thuyết khách” trước các du khách tới từ khắp mọi nơi trong cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch. Để mang lại uy tín, vị thế, khả năng tài chính cho doanh nghiệp thì hiển nhiên cần phải không ngừng đào tạo và nhân rộng không ngừng về lượng, chất của nguồn nhân lực du lịch này. Nguồn nhân lực đó phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp .v.v. và một yêu cầu tối quan trọng trong phục vụ du lịch không thể thiếu đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành. Nhân lực chất lượng cao - Nguồn lực chính để du lịch Việt Nam chiếm lĩnh những thành công Hệ quả từ việc xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao mang một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và làm thay đổi diện mạo của Ngành nói riêng và đất nước nói chung. Từ việc xac định được vai trò, lợi thế tương lai mà nó mang lại để thực hiện xây dựng các giải pháp đồng bộ là điều rất quan trọng và cần thiết. Trên đây là các vai trò, ý nghĩa của việc phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao: Một là, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp cho việc xây dựng chính sách và hoạch định chiến lược phát triển ngành Du lịch hợp lý, khoa học, có sự gắn kết giữa lí luận và thực tiễn. Xây dựng chính sách cùng với hoạch định chiến lược là nhân tố “mở rộng cánh cửa nhận thức” để những người làm du lịch nắm bắt được kiến thức lí luận khi “bước chân” vào thế giới của thực tiễn hoạt động du lịch. Thời cuộc, sự cạnh tranh, đòi hỏi khách quan của xu thế và nhu cầu du khách không cho phép nhà quản lý du lịch mắc sai lầm vì một lẽ như quy luật đã đúc kết “sai một li đi một dặm”. Điều này đòi hỏi sự lãnh đạo, quản lý sứ mạng của Ngành phải “có chất lượng”, am hiểu sâu sắc cũng như khả năng dự báo để đưa ra chính sách, chiến lược hợp lí cho sự phát triển du lịch của đất nước và từng địa phương. Tùy vào hoàn cảnh, thực tế của yếu tố khách quan kết hợp với yếu tố chủ quan; điểm mạnh lẫn điểm yếu của từng phương để có kế hoạch đầu tư có chiều sâu. Hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao tạo điều kiện thuận lợi cho Ngành và doanh nghiệp du lịch bên cạnh tận dụng nguồn chất xám mà còn thuận lợi trong việc sử dụng đúng người, đúng việc. Đây được xem là tính “bắc cầu” trong việc kích thích phát triển số lượng, chất lượng nhân lực du lịch chất lượng cao. Khi đã xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lược cao (tạm gọi là cấp 1) thì đó chính là cơ sở để chính đội ngũ này xây dựng lực lượng cấp 2, cấp 2 xây dựng lực lượng cấp 3, cứ như thế cấp 4,5 … sẽ lần lượt xuất hiện. Điều này là hoàn toàn khả thi vì khi nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao (cấp 1) được hình thành thì họ ý thức rằng muốn phát triển, phát huy hết khả năng con người để tìm kiếm lợi nhuận, tồn tại, cạnh tranh với các đối thủ không có cách nào khác là phải đầu tư, không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ cho các nhân viên khác hoặc cấp dưới. Để làm tốt việc này thì yêu cầu đầu tiên là phải sử dụng đúng người, đúng việc. Hệ quả của việc này mang lại nhiều lợi ích khác nhau như giúp cho cán bộ công nhân viên thấy được tôn trọng trí thức, tôn trọng sự cống hiến, an tâm làm việc và đưa ra những ý tưởng mới. Tất nhiên sự gắn bó với doanh nghiệp, yêu nghề du lịch hơn là vấn đề không còn phải bàn cãi. Ba là, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao với khả năng tư duy thị trường, thời cuộc sẽ đảm bảo, nâng cao chất lượng; chủ động sáng tạo, đề xuất xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch mới để duy trì sự phát triển bền vững cho Ngành, doanh nghiệp. Sản phẩm dịch vụ là hạt nhân, yếu tố cốt lõi tạo thành thị trường du lịch. Sản phẩm dịch vụ chỉ thích ứng yêu cầu và được thị trường chấp nhận khi và chi khi nó hội tụ hai yếu tố đó là chất lượng cùng sự đa dạng để du du khách có nhiều sự cảm nhận, lựa chọn. Nguồn nhân lực chất lượng cao bên cạnh việc ý thức về việc đó còn có động lực cao cả hơn là làm sao nâng cao chất lượng để tạo niềm tin, gắn kết du khách với doanh nghiệp và không ngừng sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch mới theo kịp thị hiếu, tạo “món lạ” để kích “cầu” từ du khách. Có du khách, vinh dự đón tiếp, phục vụ nhiều du khách thì công cuộc phát triển bền vững đối với Ngành, doanh nghiệp du lịch có được bước đầu thành công. Bốn là, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ khai thác hợp lí, hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, tránh lãng phí. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và nhân văn, được xem là điều kiện cần phải có để phát triển du lịch của địa phương và đất nước. Nhưng một trong những điều kiện đủ cần phải có chính là yếu tố con người làm du lịch đúng nghĩa, hiểu sâu về du lịch vá cách làm du lịch trong mối quan hệ với việc tận dụng, khai thác và bảo vệ nguốn tài nguyên. Vấn đề đặt ra trong việc khai thác tài nguyên phục vụ du lịch luôn gắn liền với phát triển bền vững. Với nguồn nhân lực chất lượng cao từ cấp lãnh đạo, quản lý tới nhân viện làm việc trực tiếp sẽ ý thức sấu sắc về vai trò, trách nhiệm trong việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp mang tính khoa học, phù hợp với thực tế. Như vậy, khi tài nguyên du lịch được sự tiếp nhận, ứng xử từ nhân lực chất lượng cao sẽ khai thác, vận hành đúng thiên chức, quy luật của nó. Các dự án về điểm, khu du lịch gắn liền với tài nguyên sẽ có hồn, sức sống, không rơi vào trường hợp làm “cây cảnh lưu niên” cho người đi đường ngắm và sự phản ánh từ dư luận xã hội. Khả năng vượt ngoài tầm kiểm soát và lãng phí trong khai thác tài nguyên du lịch sẽ bị loại bỏ. Một số đề xuất, kiến nghị về giải pháp Thứ nhất, ngành Du lịch cần xây dựng và hoàn thiện chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Đây được xem là khâu đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhân lực du lịch Việt Nam. Xây dựng chính sách, chiến lược phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch phải có xuất phát điểm từ chính sách chung của Đảng và Nhà nước dành cho giáo dục; thực trạng nguồn nhân lực; tình hình chung của ngành du lịch thế giới; so sánh với ngành du lịch các nước, điều tra thị trường khách và sức hấp dẫn ngành nghề của học sinh, sinh viên; năng lực đào tạo tại các trường .v.v. Khi chính sách, chiến lược được xây dựng, đi vào cuộc sống thì đó là thời điểm Cơ quan quản lí nhà nước về du lịch vừa chung sức, vừa “trao” chìa khóa định hướng cho mọi tổ chức, các tỉnh thành, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo về du lịch mở rộng kho tàng tri thức; nghiêm chỉnh, đồng lòng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thứ hai, nâng cao vị thế và phát huy hết khả năng vai trò của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đầu tư cho các trường, khoa đào tạo chuyên ngành du lịch từ các bậc đại học, cao đẳng tới trung cấp xây dựng chương trình, giáo trình dạy học, trang thiết bị, đội ngũ chuyên gia trong ngành .v.v. Đặc biệt cần chú trọng tới các trường dạy nghề vì nơi đây hàng năm “sản xuất” cho Ngành hàng ngàn lao động trực tiếp, giải quyết được một trong những vấn đề nan giải mà nhiều ngành trong đó có du lịch đang đối mặt với thách thức đó là tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Khi lực lượng lao động trực tiếp này được các trường nghề đào tạo có chất lượng, năng lực làm việc không ngừng nâng cao thì chắc chắn thu nhập sẽ tốt, sự “ấn tượng” dành cho trường, cho nghề mình theo học là một lợi thế. Chính các học sinh, sinh viên này sẽ là “công cụ” quảng bá tới các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường những năm cuối cấp khi đang đứng “giữa hai dòng nước” của “sự lựa chọn cho tương lai”. Vô hình chung, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho việc điều hòa, phân bổ hợp lý hơn nguồn lực lao động giữa các ngành và địa phương. Thứ ba, phối hợp với các doanh nghiệp tham gia, đóng góp tài lực vào công cuộc xây dựng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Xét cho cùng thì đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao chính là các doanh nghiệp. Điều đó cho chúng ta thấy được phần nào mức độ trách nhiệm và tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu nhà trường với ưu thế là hệ thống kiến thức lí luận thì doanh nghiệp là thực tiễn hoạt động. Vì vậy cần có sự liên kết trong đào tạo như tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, nội dung kết hợp với giảng dạy, đặc biệt là các nội dung liên quan tới bài tập tình huống. Hàng năm, các doanh nghiệp cần có sự đánh giá năng lực làm việc của nhân viên mình và tổ chức hội thảo báo cáo với các cơ sở đào tạo để hai bên nắm bắt được trình độ, chất lượng đang ở mức nào, cần có những điều chỉnh gì về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chỉ mang lại nhiều cái lợi cho người làm và người học. Dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam” (hợp tác với Cộng đồng châu Âu) tuy đã kết thúc nhưng gia tài của nó để lại cho ngành Du lịch Việt Nam nói chung, các cơ sở đào tạo và đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch là rất lớn. Gần 2500 đào tạo viên khắp mọi miền đất nước với đủ nghề từ phục vụ bàn, chế biên món ăn, đại lí lữ hành, lễ tân, phục vụ buồng tới an ninh khách sạn .v.v. được công nhận đủ khả năng đào tạo nhân viên của mình tại doanh nghiệp. Vậy thì việc duy trì, vận dụng hợp lí Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) tại các doanh nghiệp du lịch cũng chính là một trong những cách làm hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ tư, duy trì, mời gọi, ưu tiên các dự án liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam từ các nước và tổ chức trong và ngoài nước. Uy tín, tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao, các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội không ngừng được cải thiện cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước là những lợi thế để thu hút vốn đầu tư, các dự án từ nước ngoài. Du lịch cũng là một trong những ngành chiếm được “cảm tình” từ các nhà đầu tư. Nhiều dự án đã được đầu tư vào việc xây dựng các khu du lịch. Tuy vậy, chúng ta cần tìm kiếm, tranh thủ đón nhận các dự án về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì một lẽ con người là yếu tố trung tâm của mọi sự tồn tại và phát triển. Một phần nữa là do ngành du lịch nước nhà còn đang đi sau nhiều nước, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á, thể hiện sự chưa tương xứng với nguồn tài nguyên phong phú hiện có. Chính điều đó cần phải huy động các dự án liên quan tới chất lượng nguồn nhân lực du lịch là lí do hoàn toàn chính đáng và có cơ sở. Khi vấn đề chất lượng nguồn nhân lực được giải quyết hiệu quả thì các yếu tố “vệ tinh” thuộc trách nhiệm của nguồn nhân lực sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và có chiều sâu hơn. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao không chỉ là nhu cầu, đòi hỏi cấp thiết của xã hội mà còn là chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và nhà nước. Tầm vóc, vị thế của Việt Nam có “sánh ngang với các cường quốc”, đáp ứng yêu cầu hợp tác cùng phát triển hay không một phần nhờ sự định hướng, chuẩn bị và tạo nền tảng bền vững đối với nguồn nhận lực chất lượng cao. Đào tạo, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao sẽ là liều thuốc bổ vừa nâng cao vị thế của Ngành, vừa đáp ứng yêu cầu khách quan. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch thời hội nhập là hướng đi phù hợp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Phạm Trọng Lê Nghĩa Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu Địa chỉ: 459 Trương Công Định, P7, TP.Vũng Tàu, tỉnh BRVT ĐTLH: 064.3859964/0907.162421 Fax: 064.3852587 Email: phamtronglenghia@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.doc
Luận văn liên quan