Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Quy trình quản lý thu thuế từ trước đến nay luôn là một quy trình chứa đựng rất nhiều khó khăn, phức tạp, vì nó liên quan đến lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội. Mặc dù thuế GTGT đã được đưa và nước ta hơn 11 năm, song vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý, nhằm mục tiêu thu đúng thu đủ, thu kịp thời vào NSNN vẫn luôn nhận được sự quan tâm của các cán bộ ngành thuế và nhân dân. Tuy vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, công tác quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm – TP Hà Nội đã thu được một số kết quả khả quan. Kết quả này bắt nguồn từ nhiều nhân tố: trước hết là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng cục thuế, của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, cùng sự phối hợp hỗ trợ tích cực của các ban ngành liên quan, tiếp đến là sự tự giác chấp hành luật thuế của các cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. Ngoài ra, một nhân tố quan trọng nữa là sự lỗ lực phấn đấu không ngừng của các cán bộ công chức trong chi cục để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác quản lý thu thuế GTGT còn tồn tại một số hạn chế cần sớm khắc phục. Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp này em chỉ xin đề cập đến một số vấn đề lý luận xung quanh việc quản lý thu thuế GTGT với các doanh nghiệp NQD trên điạ bàn huyện; cùng với việc phân tích tình hình thực tiễn tại chi cục thuế huyện Gia Lâm, để từ đó đưa ra được một số giải pháp đồng bộ xuất phát từ nội dung quản lý thuế GTGT, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của chi cục thuế Gia Lâm trong việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế GTGT.

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2787 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng, số cán bộ thuế còn ít… cũng gây ảnh hưởng, làm giảm chất lượng tờ khai thuế. Chẳng hạn như, trong tháng 12 năm 2009, chi cục đã tiến hành xử phạt vi phạm của công ty TNHH Thành An, mã số thuế: 0100597598. Công ty này kê khai doanh số bán ra trong kỳ là 217,8 triệu đồng, qua kiểm tra, cán bộ thuế phát hiện chưa kê khai doanh số bán lẻ cho các đối tượng không lấy hoá đơn. Sau khi xác định đúng doanh số thực tế phát sinh trong kỳ, công ty này phải nộp thuế GTGT theo doanh số thực tế, đồng thời phải nộp tiền phạt theo quy định. Việc thực hiện cơ chế tự kê khai trong quản lý thuế khi đưa vào áp dụng đã thể hiện nhiều ưu điểm, đồng thời cũng có nhiều hạn chế mà quan trọng nhất là nguy cơ trốn lậu thuế cao, gây thất thoát thuế, do cố ý hoặc do thiếu hiểu biết chính sách, pháp luật về thuế. Vì thế, công tác hỗ trợ ĐTNT kê khai thuế càng trở nên cần thiết. Chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành hỗ trợ trên cả hai phương diện: Nâng cao kiến thức về các chính sách pháp luật thuế và hỗ trợ về nghiệp vụ chuyên môn. Thứ nhất, nâng cao kiến thức về các chính sách pháp luật thuế: Hệ thống các chính sách pháp luật về thuế bao gồm rất nhiều các văn bản từ luật đến các thông tư, nghị định và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu quản lý thuế trong từng thời kỳ. Việc nắm bắt được các văn bản này một cách đầy đủ, kịp thời đối với các doanh nghiệp là hết sức khó khăn. Hiểu được điều đó, đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của chi cục cũng như các cán bộ thuế trực tiếp làm việc với đối tượng đều nhiệt tình giải đáp các thắc mắc, chấn chỉnh những hiểu biết sai lầm về chính sách thuế; từ đó, giúp các ĐTNT hiểu và tuân thủ. Thứ hai, hỗ trợ về nghiệp vụ chuyên môn: Các doanh nghiệp NQD do chi cục thuế Gia Lâm quản lý có nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đi lên từ hộ các thể, nên trình độ quản lý không cao và gặp nhiều khó khăn trong công tác kê khai thuế. Chi cục đã tiến hành nâng cấp, ứng dụng các phần mềm quản lý thuế mới, có nhiều ý kiến cải tiến công tác kê khai thuế để hỗ trợ tốt nhất cho người nộp thuế cũng như công tác quản lý thuế. Những năm vừa qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ trong chi cục trong việc áp dụng linh hoạt các biện pháp từ nhắc nhở, đôn đốc đến xử phạt hành chính, thái độ và tính tự giác trong kê khai thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng của đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ, số tờ khai mắc lỗi ngày càng giảm. 2.2.4 Quản lý việc thu nộp tiền thuế Công tác thu nộp tiền thuế là công đoạn cuối cùng của chu trình tính thuế. Vấn đề quản lý khâu nộp thuế đối với khu vực kinh tế NQD được thực hiện tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả động viên vào NSNN. Hàng tháng căn cứ vào số tờ khai thuế đã được các ĐTNT nộp lên, trong thời gian quy định ( chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế), các ĐTNT phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: Tuỳ vào từng ĐTNT mà có thể nộp trực tiếp vào kho bạc hay nộp cho cán bộ thuế. Các cán bộ thuế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tình hình nộp thuế tại địa bàn mình phụ trách, sau đó báo cáo kết quả thu cho tổ nghiệp vụ. Nhìn chung công tác quản lý thu nộp thuế được chi cục thực hiện đúng quy định. Các cán bộ thuế luôn giữ đúng tinh thần trách nhiệm, không xâm tiêu lạm dụng tiền thuế hay nộp muộn số thuế. Nhờ đó, trong những năm qua chi cục thuế Gia Lâm luôn hoàn thành vượt mức giao dự toán thu đối với các khoản thu chủ yếu. Riêng thuế công thương nghiệp, dịch vụ NQD, tỷ lệ thực hiện so với dự toán luôn đạt mức cao. Bảng 2.4: Bảng báo cáo tổng kết thu thuế Đơn vị : triệu đồng STT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán Tỷ lệ (%) thực hiện so với năm trước Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán Tỷ lệ (%) thực hiện so với năm trước Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) thực hiện so với dự toán Tỷ lệ (%) thực hiện so với năm trước 1 Thuế CTN-DV NQD 27.931 31.111 111 137 37.290 43.190 116 139 38.760 48.834 126 113 2 Lệ phí trước bạ 8.300 14.058 169 196 9.740 18.245 187 130 21.500 40.121 187 220 3 Thuế SDĐ nông nghiệp 680 194 200 486 243 71 328 67 4 Thuế nhà đất 1.420 1.972 139 136 1.500 2.181 145 111 1.850 3.215 174 147 5 Thuế chuyển quyền SDĐ 1.210 3.070 254 235 1.800 6.384 355 208 903 14 6 Tiền SDĐ 91.500 32.450 35 149 55.500 55.763 100 172 11.000 46.492 423 83 7 Thu tiền thuê đất 550 9.237 1.674 152 8.000 9.143 114 99 11.800 13.356 113 146 8 Thuế TNCN 183 538 341 186 3.000 8.091 270 2.373 9 Phí, lệ phí 1.300 1.359 105 107 1.000 2.095 210 154 1.200 2.147 179 102 Tổng cộng 132.211 94.120 71 152 115.030 137.828 120 146 89.110 163.487 183 119 Tổng thu trừ tiền SDĐ 40.711 61.670 151 153 59.530 82.086 138 133 78.110 116.995 150 143 ( Nguồn: Số liệu lịch sử các năm – Chi cục thuế Gia Lâm ) Năm 2007: Tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán là 40.711 triệu đồng, thực hiện là 61.670 triệu đồng, tăng 51% so với dự toán, tăng 53% so với năm 2006, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 27.931 triệu đồng, thực hiện là 31.111 triệu đồng, tăng 11% so với dự toán và tăng 37% so với năm 2006. Năm 2008: Tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán và thực hiện tiếp tục tăng, dự toán giao là 59.530 triệu đồng, thực hiện là 82.086 triệu đồng, tăng 38% so với dự toán, tăng 33% so với năm 2007, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 37.290 triệu đồng, thực hiện là 43.190 triệu đồng, tăng 16% so với dự toán và tăng 39% so với năm 2007. Năm 2009: Kết quả thu thuế tại chi cục tiếp tục đạt được kết quả cao, tổng thu trừ tiền SDĐ theo dự toán giao là 78.110 triệu đồng, thực hiện là 116.995 triệu đồng, tăng 50% so với dự toán, tăng 43% so với năm 2008, trong đó thuế CTN-DV NQD theo dự toán là 38.760 triệu đồng, thực hiện là 48.834 triệu đồng, tăng 26% so với dự toán và tăng 13% so với năm 2008. Trong nhiệm vụ được giao, chi cục thuế Gia Lâm luôn coi công tác quản lý thu thuế khu vực NQD là trọng tâm, xác định đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nặng nề. Riêng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD, trên cơ sở tờ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp, cán bộ thuế sẽ kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của tờ khai, kiểm tra đúng mẫu tờ khai quy định, kê khai đầy đủ các chỉ tiêu, có xác nhận của doanh nghiệp. Sau khi nhập tờ khai thuế GTGT vào chương trình quản lý, chương trình sẽ xác định số thuế phải nộp theo tờ khai, để theo dõi việc nộp thuế của doanh nghiệp vào kho bạc, đồng thời phát hiện ra những lỗi tính toán tiền thuế của các doanh nghiệp, hay những lỗi khác liên quan đến thủ tục tờ khai và ra thông báo đề nghị điều chỉnh tờ khai thuế GTGT. Trong trường hợp không nộp tờ khai thuế GTGT, sẽ thực hiện phạt vi phạm hành chính thuế đối với doanh nghiệp vi phạm và thực hiện ấn định thuế đối với các doanh nghiệp không sửa lỗi tờ khai, không nộp tờ khai; doanh nghiệp có nhiệm vụ phải nộp thuế GTGT vào kho bạc mà không cần phải ra thông báo thuế, chỉ ra thông báo đối với thuế ấn định. Bảng 2.5: Báo cáo thực thu thuế GTGT theo ngành Đơn vị: triệu đồng STT Ngành Thực thu năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Thực thu So sánh với năm trước Thực thu So sánh với năm trước Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Sản xuất 3.142 6.079 2.937 193 8.920 2.841 147 2 Xây dựng 1.125 1.927 802 171 1.785 -142 93 3 Thương nghiệp 5.702 9.102 3.400 160 13.570 4.468 149 4 Vận tải 1.052 1.306 254 124 1.909 603 146 5 Phục vụ 1.066 1.823 757 171 3.552 1.729 195 Tổng 12.087 20.255 8.168 168 29.736 9.481 147 ( Nguồn: Báo cáo tình hình thực thu – Chi cục thuế Gia Lâm ) Qua bảng 2.5 ta thấy tổng thu năm 2008 và năm 2009 số thu thuế GTGT nói chung và ở các ngành sản xuất kinh doanh tăng rất cao so với năm trước. Cụ thể: năm 2008 tăng 8.168 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 68%., trong đó tăng mạnh nhất vẫn là ngành sản xuất, tỷ lệ tăng là 93%. Năm 2009 tăng 9.481 triệu đồng, tỷ lệ tăng 47%, tăng mạnh nhất trong ngành phục vụ với tỷ lệ tăng 95%. Để đạt được kết quả cao, ban lãnh đạo chi cục thuế đã chỉ đạo các cán bộ quản lý doanh nghiệp hàng tháng phải rà soát , đánh giá lại tờ khai thuế GTGT, có báo cáo thẩm định tờ khai thuế hàng tháng. Tổ chức công tác duyệt bộ riêng đối với ghi thu tập thể có tham gia của tổ kiểm tra, tổ xử lý dữ liệu và tổ nghiệp vụ hỗ trợ để đánh giá thẩm định tờ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp, từ đó phát hiện các doanh nghiệp kê khai chưa sát với tình hình kinh doanh thực tế, kiểm tra các sổ sách kế toán của những đơn vị có dấu hiệu nghi vấn. Tình hình nợ đọng thuế GTGT Mặc dù tổng thu thuế của chi cục đạt kết quả cao, hoàn thành và thu hơn so với kế hoạch được giao, nhưng tình trạng nợ đọng thuế GTGT vẫn thường xuyên xảy ra. Bảng 2.6: Theo dõi tình hình nợ đọng thuế GTGT ở các doanh nghiệp NQD Đơn vị: triệu đồng Ngành Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ghi thu Thực thu Nợ đọng Ghi thu Thực thu Nợ đọng Ghi thu Thực thu Nợ đọng Sản xuất 3.460 3.142 318 6.502 6.079 423 9.727 8.920 807 Xây dựng 1.154 1.125 29 1.968 1.927 41 1.818 1.785 33 Thương nghiệp 6.428 5.702 726 10.204 9.102 1.102 14.847 13.570 1.277 Vận tải 1.089 1.052 37 1.356 1.306 50 1.970 1.909 61 Phục vụ 1.144 1.066 78 1.937 1.823 114 3.743 3.552 191 Tổng 13.275 12.087 1.188 21.967 20.255 1.730 32.105 29.736 2.369 ( Nguồn: Báo cáo thực thu – Chi cục thuế Gia Lâm ) Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy tình trạng nợ đọng thuế vẫn luôn tồn tại và là vấn đề nan giải trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng. Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT Ngành Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sản xuất 9,2% 6,5% 8,3% Xây dựng 2,5% 2,1% 1,8% Thương nghiệp 11,3% 10,8% 8,6% Vận tải 3,4% 3,7% 3,1% Phục vụ 6.8% 5,9% 5.1% Trung bình 8,9% 7,9% 7,4% Tính đến ngày 31/12/2009 có tổng số 205 đơn vị còn nợ đọng thuế GTGT với số tiền là 2.369 triệu đồng, chiếm 30,2% tổng số nợ đọng, trong đó số có khả năng thu là 164 đơn vị, tương ứng với 1.983 triệu đồng. Chi cục luôn chú trọng đến công tác thu hồi nợ đọng, thường xuyên rà soát phân loại nợ đọng để có biện pháp đôn đốc thu hồi thích hợp, thường xuyên tiến hành các đợt cao điểm thu hồi nợ. Bên cạnh đó, chi cục cũng đã tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của chính quyền các cấp. Đối với những trường hợp có biểu hiện dây dưa, chây ỳ thì thiết lập ngay hồ sơ, để kiên quyết xử lý dứt điểm, tiến hành phạt hành chính, phạt nộp chậm. Nhờ đó, tỷ lệ nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu có xu hướng giảm xuống. 2.2.5. Công tác hoàn thuế và quyết toán thuế 2.2.5.1. Hoàn thuế Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội cũng như cục thuế thành phố, chi cục thuế Gia Lâm đã tiến hành hoàn thuế GTGT cho các ĐTNT đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng đối tượng. Các doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế và được xét hoàn thuế trên địa bàn huyện chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc trường hợp 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết. Bảng 2.8: Tình hình hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp NQD Đơn vị: triệu đồng Số DN đề nghị hoàn thuế GTGT Số tiền đề nghị hoàn thuế GTGT Số DN được hoàn thuế GTGT Số tiền được hoàn thuế GTGT Năm 2007 32 1.672 29 1.332 Năm 2008 42 1.843 41 1.753 Năm 2009 48 1.958 45 1.556 ( Nguồn: Chi cục thuế Gia Lâm ) Nhìn chung, các doanh nghiệp đều thực hiện tương đối đầy đủ về hồ sơ xin hoàn thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị do thực hiện hoàn thuế lần đầu nên chưa có sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Đối với những đơn vị này chi cục đã thông báo cho ĐTNN, đồng thời bố trí cán bộ hướng dẫn cụ thể cho ĐTNT để hoàn chỉnh hồ sơ. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc pháp luật về thuế thì vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế hoàn thuế để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. Có nhiều hình thức gian lận khác nhau được các doanh nghiệp thực hiện nhưng chủ yếu vẫn là sử dụng hóa đơn giả, lập hóa đơn khống, số tiền ghi trên hóa đơn không đúng với thực tế… Một ví dụ điển hình là công ty TNHH Thành Lĩnh, mã số thuế 0103823848, năm 2009 doanh nghiệp này đã nộp hồ sơ xin hoàn thuế GTGT, số tiền 206 triệu đồng. Qua điều tra xác minh cán bộ thuế đã xác định số thuế GTGT đầu vào lũy kế chưa được khấu trừ của doanh nghiệp này chỉ là 140 triệu đồng. Chi cục đã thực hiện hoàn thuế cho công ty TNHH Thành Lĩnh theo đúng số thuế GTGT đầu vào lũy kế đã xác định được. Một số gian lận còn tồn tại trong việc hoàn thuế GTGT đều xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan mà nguyên nhân đầu tiên là do ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT chưa tốt. Do đó cần có sự phối hợp hoạt động giữa ngành thuế và các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, ngành công an và quản lý thị trường để vừa đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế vừa chống các hành vi gian lận để chiếm đoạt tiền thuế. 2.2.5.2. Quyết toán thuế Quản lý quyết toán thuế là việc cơ quan thuế kiểm tra phần tự khai quyết toán của cơ sở kinh doanh và xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế cho ĐTNT. Theo quy định hiện hành, tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế ( trừ hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh thu ) đều phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ Nhà nước quy định; trên cơ sở quyết toán tài chính, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số thuế đã nộp hoặc số thuế được hoàn của năm hoặc thời hạn quyết toán, số thuế còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế ; gởi bản quyết toán thuế đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế trong thời gian quy định. Mẫu tờ khai quyết toán thuế được quy định khác nhau căn cứ theo phương pháp tính thuế áp dụng cho doanh nghiệp. Trong những năm qua, chi cục thuế Gia Lâm luôn gắn công tác quyết toán thuế với công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, nhờ đó hoạt động quyết toán thuế được các doanh nghiệp chấp hành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp không chấp hành đúng thời hạn quyết toán thuế, tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn xảy ra. Có thể thấy được tình trạng đó qua số liệu đưa ra ở bảng 2.9. Bảng 2.9: Theo dõi quyết toán thuế GTGT của doanh nghiệp NQD Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số thuế phải nộp 13.275 21.967 32.105 Số thuế đã nộp 12.087 20.255 29.736 Số thuế đã được hoàn 1.332 1.753 1.556 Số thuế còn thiếu 1.188 1.730 2.369 ( Nguồn: Chi cục thuế Gia Lâm ) Tại chi cục thuế Gia Lâm, công tác kiểm tra quyết toán thuế được tiến hành theo hai bước: Bước 1: cán bộ thuế sẽ thực hiện kiểm tra tại bàn (kiểm tra thủ tục và hình thức) đối với hồ sơ báo cáo quyết toán thuế. Sau đó ghi bổ sung vào sổ thuế đối với khoản chênh lệch giữa số liệu báo cáo quyết toán chính thức so với số liệu do doanh nghiệp đã tạm khai của niên độ báo cáo. Bước 2: chính là những công việc kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện các hành vi trốn, lậu thuế để truy thu lại cho NSNN đồng thời xử phạt đối với các hành vi này. Bên cạnh đó, chi cục cũng chú trọng kiểm tra quyết toán thuế của các doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế không đúng thực tế. Nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ thuế, tỷ lệ nợ đọng thuế và số hồ sơ quyết toán thuế không đúng quy định của các doanh nghiệp có xu hướng giảm. 2.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế Trong cơ chế quản lý thuế hiện nay, ĐTNT là người thực hiện các công việc từ tính thuế, kê khai thuế đến nộp thuế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn nhiều đối tượng không tự giác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, hiện tượng kê khai thiếu, sai để trốn lậu thuế được thực hiện ngày càng tinh vi hơn. Vì thế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế càng thể hiện rõ vai trò của mình trong việc giảm thất thu, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của ĐTNT, tăng cường hiệu quả quản lý của thuế và tăng cường kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về thuế. Đội kiểm tra thuế của chi cục thuế Gia Lâm thường xuyên tiến hành kiểm tra ĐTNT, gồm: + Kiểm tra định kỳ: gồm việc kiểm tra tại trụ sở với các hồ sơ thuế và kiểm tra tại cơ sở nộp thuế từ công tác đăng ký thuế, loại hình kinh doanh, sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ kê khai thuế, thu nộp thuế…. nhằm phát hiện kịp thời những sai sót cũng như những trường hợp cố tình vi phạm. + Kiểm tra đột xuất với những đối tượng bị nghi ngờ về sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ, doanh thu tính thuế, giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào… Công tác kiểm tra thuế được tiến hành thường xuyên đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm, ví dụ như công ty cổ phần Phúc Hiệp, mã số thuế 0103756535, trụ sở đóng tại xã Dương Xá – Gia Lâm – TP Hà Nội, đội kiểm tra thuế đã phát hiện trong quý IV năm 2008 doanh nghiệp này đã có hiện tượng che dấu doanh thu, đồng thời ghi sai số tiền giữa các liên hoá đơn. Cán bộ thuế đã tiến hành truy thu 65,7 triệu đồng và phạt vi phạm số tiền 11,3 triệu đồng. Năm 2009, đội kiểm tra thuế đã tiến hành rà soát và phát hiện 34 trường hợp đã có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh, 16 trường hợp đã kinh doanh nhưng chưa có đăng ký kinh doanh, 362 trường hợp kê khai sai thuế GTGT, truy thu thuế là 2.543.370.000 đồng, thu về số tiền phạt là 900.190.000 đồng. Từ đó ta có thể thấy số trường hợp vi phạm pháp luật về thuế vẫn còn rất lớn, đòi hỏi cán bộ kiểm tra thuế càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc hạn chế hiện tượng trốn lậu thuế, trong việc giải quyết các khiếu nại của người dân, từ đó tăng cường sự tin tưởng trong nhân dân. Bên cạnh đó, chi cục cũng thường xuyên nhận được sụ hướng dẫn chỉ đạo của cục thuế TP Hà Nội trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với ĐTNN và trong nội bộ ngành thuế. Công tác kiểm tra thuế luôn được chi cục đề cao, tuy nhiên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn: số lượng đối tượng phải quản lý quá đông, chế tài xử phạt còn nhẹ, chi phí hoạt động hạn chế… nên chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình trong hệ thống quản lý thuế. 2.3. Đánh giá tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm 2.3.1 Những mặt làm được. Trong các nhiệm vụ được giao, chi cục thuế Gia Lâm luôn coi công tác quản lý thu thuế đối với khu vực NQD mà đặc biệt là các doanh nghiệp NQD. Số thu từ thuế công thương nghiệp NQD luôn hoàn thành vượt mức so với kế hoạch được giao, năm 2007 đạt 111%, năm 2008 đạt 116%, năm 2009 đạt 126% so với dự toán. Tính riêng thuế GTGT, số thực thu năm 2008 tăng 68% so với năm 2007, năm 2009 tăng 47% so với năm 2008. Với tinh thần trách nhiệm, bám sát quy trình quản lý, đội thuế luôn theo dõi được tình hình quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn, không để sót, chậm quản lý đối với các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp mới phát sinh đều hướng dẫn, đôn đốc kê khai nộp thuế kịp thời. Các đội thuế đã tập trung hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp, 100% các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động kinh doanh đều được hướng dẫn thực hiện công tác đăng ký, kê khai nộp thuế. Công tác kiểm tra thuế đã được tăng cường, góp phần vào bình ổn thị trường, đặc biệt ở các đơn vị kinh doanh sắt thép, xăng dầu, xi măng. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT được nâng cao, chú trọng hơn, nên công tác thu thuế tiến hành được thuận lợi hơn và nâng cao được ý thức trách nhiệm của ĐTNT. Chi cục cũng thường xuyên phối hợp với các bên liên quan như UBND huyện, ban quản lý chợ, công an, quản lý thị trường… để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thu. Các cán bộ trong chi cục tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, thường xuyên họp bàn rút kinh nghiệm để công tác quản lý thu thuế đạt kết quả cao nhất. 2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân. Tuy đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế. 2.3.2.1 Những mặt còn hạn chế - Một số cán bộ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu các chế độ chính sách thuế thường xuyên thay đổi, nên gặp không ít những khó khăn trong giải quyết công việc, đấu tranh với ĐTNT, dẫn đến kết quả vẫn chưa thật sự cao. Một số cơ sở sản xuất vẫn nằm ngoài sự quản lý của chi cục, và một số khác các doanh nghiệp có đơn xin nghỉ kinh doanh, chi cục chưa kiểm tra kịp thời, trên thực tế vẫn hoạt động, gây thất thoát tiền thuế của Nhà nước. - Trong công tác quản lý ĐTNT, mặc dù đã có sự phối hợp với chi cục song trên thực tế lại có một số biện pháp hành động chưa đồng bộ nên công tác quản lý ĐTNT còn chưa đạt hiệu quả cao. Vấn đề quản lý các hộ nghỉ kinh doanh chưa thật sự chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng trốn lậu thuế. - Trong công tác quản lý căn cứ tính thuế, vẫn còn những hiện tượng vi phạm chế độ về ghi chép sổ sách kế toán, dùng hệ thống sổ sách kế toán giả để đối phó với các cán bộ thuế trong khi đó công tác quản lý đối với các các đơn vị này không được thường xuyên dẫn đến thất thu khá lớn cho Nhà nước. Đối với các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu ấn định thì việc kê khai mức doanh thu tính thuế ban đầu là rất thấp và khác với thực tế .Do vậy khi kiểm tra số doanh thu thực tế thường lớn hơn so với doanh thu chịu thuế . - Trong khâu quản lý thu nộp vẫn còn xảy ra tình trạng nợ đọng thuế. 2.3.2.2 Nguyên nhân Những hạn chế trên còn tồn tại trong công tác quản lý có thể do một số nguyên nhân sau: Nguyên nhân khách quan: - Địa bàn huyện tương đối rộng, số lượng các doanh nghiệp phải quản lý ngày càng lớn trong khi nguồn nhân lực quản lý thuế có hạn, số lượng cán bộ chưa đủ đáp ứng yêu cầu của thực trạng quản lý ngày càng khó khăn phức tạp. - Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. - Các hoạt động mua bán, chi trả giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với khách hàng chủ yếu là bằng tiền mặt, việc thanh toán thông qua ngân hàng vẫn đang là hình thức mang tính chất động viên khuyến khích, chưa bắt buộc, nên những hành vi mua bán không có hoá đơn chứng từ, bỏ ngoài sổ sách kế toán, cơ quan thuế rất khó phát hiện được. Nguyên nhân chủ quan: - Ý thức của các doanh nghiệp chưa tốt, hạn chế về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, thiếu hiểu biết về pháp luật thuế. - .Chính sách thuế hiện nay còn nhiều kẽ hở, một số doanh nghiệp đã cố tình lách luật mà không hề vi phạm luật. Những quy định xử phạt chưa thật sự đồng bộ, chưa phát huy được hết hiệu lực, như việc quy định ba mức thuế suất như hiện nay, cho những mặt hàng, ngành hàng gây ra những nhập nhằng không rõ ràng, có thể biến tấu trong vận dụng, là cơ hội cho hành vi trốn thuế thông qua thuế suất, một mặt càng làm cho công tác kiểm tra trở nên khó khăn hơn, mất nhiều chi phí của cơ quan thuế. Chế tài xử phạt chưa thực sự răn đe được các đối tượng vi phạm. - Một số cán bộ thuế chưa được đào tạo sâu về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện công tác thuế. Sự thiếu kiên quyết khi xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm, có thể chỉ nhắc nhở, bỏ quả hoặc nếu xử phạt thì cũng ở một mức độ nhẹ, tạo ra tâm lý coi thường pháp luật của các ĐTNT. Có thể thấy trong những năm qua, chi cục thuế Gia Lâm đã không ngừng nỗ lực đổi mới, hoàn thiện… Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với doanh nghiệp NQD nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên công tác quản lý thuế của chi cục thuế Gia Lâm vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó trong thời gian tới, chi cục cần có những giải pháp hiệu quả để hạn chế những tồn tại đó, đồng thời ngày càng làm cho công tác quản lý thuế được toàn diện hơn. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM. 3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong thời gian tới Trong thời gian tới, nước ta chuẩn bị bước vào giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015. Đây là giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển 10 năm 2011- 2020, với mục tiêu tổng quát đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình. Theo đó, kế hoạch này được xây dựng trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là GDP bình quân 5 năm tăng 7%-8%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 40-41% GDP. GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.100 USD, gấp 1,7 lần năm 2010. Về xã hội, chỉ tiêu chủ yếu tới 2015 là tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 55%, quy mô dân số là 93 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%/năm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%. Về môi trường, chỉ tiêu chủ yếu đặt ra tới năm 2015 là tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42,5%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh khoảng 96%, dân cư thành thị được cung cấp nước sạch khoảng 98%... Bên cạnh đó, nước ta ngày càng đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáng kể đến nhất là việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau hơn 3 năm gia nhập, Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết và từng bước khẳng định uy tín của mình trên trường quốc tế. Theo báo cáo tổng kết công tác hội nhập kinh tế quốc tế năm 2009 của Uỷ ban quốc gia, công tác hội nhập kinh tế quốc tế thu được nhiều thành tựu to lớn: Khối lượng xuất khẩu lớn, FDI đạt trên 22 tỷ USD, ODA đạt trên 8 tỷ USD. Về quan hệ kinh tế đa phương, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng trong trong lĩnh vực kinh tế như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Hiệp định an ninh dầu khí, Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Australia và New Zealand, Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc… tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được còn có rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập, cả trong nước và quốc tế, đòi hỏi nước ta phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, đảm bảo sự gắn kết cùng phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng các yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc hoàn thiện hệ thống thuế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế càng trở nên hết sức cấp bách, nhằm đảm bảo hệ thống thuế Nước ta phù hợp với hệ thống thuế với các nước, đảm bảo nguồn thu ngân sách; khuyến khích đầu tư công nghệ mới; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành hàng và nền kinh tế; bảo vệ có trọng điểm, có thời hạn đối với sản xuất trong nước. Riêng đối với thuế GTGT - một trong những loại thuế gián thu có phương pháp thu thuế khoa học và tiên tiến nhất hiện nay - sẽ trở thành sắc thuế chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống chính sách thuế ( khoảng 30% tổng thu ngân sách), đóng vai trò bù đắp nguồn thu thuế nhập khẩu khi cắt giảm thuế theo cam kết quốc tế và góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế. Chính vì thế, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT càng trở nên hết sức cấp bách. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm 3.2.1 Những biện pháp trong công tác quản lý thuế của chi cục 3.2.1.1 Quản lý đối tượng nộp thuế Để quản lý tốt ĐTNT, đòi hỏi chi cục thuế Gia Lâm cũng như các cán bộ thuế phải thực hiện một số biện pháp như: - Tích cực bám sát địa bàn, phối hợp với các cơ quan điều tra, thống kê, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để đảm bảo các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình với Nhà nước. - Cán bộ thuế cần thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tượng do mình quản lý; phải nắm được ngành nghề, quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ cho việc xác định doanh nghiệp có phải là trọng tâm, trọng điểm của quản lý hay không; nắm được mặt hàng sản xuất kinh doanh, phương thức kinh doanh, các quan hệ khách hàng chủ yếu tạo điều kiện cho cơ quan thuế thuận lợi trong quản lý, xác minh đối chiếu hoá đơn, chứng từ và các quan hệ kinh tế. - Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương để kiểm tra xác định số doanh nghiệp thực tế đã nghỉ kinh doanh, có biện pháp cứng rắn với những doanh nghiệp vi phạm như xử phạt hành chính, thậm chí truy tố trước pháp luật. - Cần tăng cường công tác quản lý hoá đơn, vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ hoá đơn cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tiếp tục duy trì bộ phận chuyên trách xác minh doanh nghiệp mới thành lập để bán hoá đơn. Đồng thời tăng cường công tác xác minh để phát hiện và xử lý kịp thời các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết đẩy lùi tiến tới làm trong sạch địa bàn, không còn tồn tại doanh nghiệp thành lập chỉ mua bán hoá đơn. 3.2.1.2 Quản lý doanh thu tính thuế Doanh thu là một trong các căn cứ quan trọng, quyết định đến số thuế phải nộp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh. Một thực tế từ trước đến nay, doanh thu chịu thuế phần lớn là không sát với tình hình sản xuất kinh doanh, thậm chí đã được làm mọi cách để giảm doanh thu tính thuế. Để hạn chế tình trạng này, chi cục thuế Gia Lâm có thể áp dụng một số giải pháp như: - Phân loại doanh nghiệp NQD để quản lý chặt chẽ theo chiều sâu. Công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp là khác nhau, có doanh nghiệp phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật, có doanh nghiệp phải dựa vào tính chất hoạt động… và có sự so sánh với số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp. - Tăng cường nắm bắt thông tin về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp để quản lý chặt chẽ, đầy đủ các khoản thu và chi phí của ĐTNT, cán bộ thuế phải thường xuyên nắm bắt được thực tế sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ, lỗ lãi… Đồng thời, cán bộ thuế cũng phải nắm bắt được tình hình thực hiện chế độ số sách kế toán hoá đơn chứng từ theo quy định của Nhà nước cũng như việc chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước. - Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, thúc đẩy công tác kế toán, quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ ở các doanh nghiệp đi vào nề nếp. - Phân loại các trường hợp kê khai sai có biện pháp xử lý phù hợp: + Đối với các trường hợp kê khai sai bắt nguồn từ hạch toán sai vì không nắm vững chính sách chế độ: cán bộ thuế cần phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp sửa sai kịp thời, đề nghị doanh nghiệp sưu tầm và nghiên cứu kỹ các văn bản pháp quy để thực hiện cho đúng, nêu cần có thể tổ chức lớp tập huấn riêng cho các doanh nghiệp này. + Đối với những trường hợp kê khai sai do cán bộ tài chính kế toán của doanh nghiệp có trình độ hạn chế, làm việc không cẩn thận, thiếu trách nhiệm: cơ quan thuế cần nhắc nhở các cán bộ đó hoặc có thể đề xuất lên lãnh đạo đơn vị để có biện pháp xử lý thích hợp: cử đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, thay thế cán bộ khác có năng lực phù hợp với yêu cầu công việc… + Đối với trường hợp kê khai sai có chủ ý nhằm trốn thuế: cán bộ thuế cần nghiêm khắc cảnh cáo, yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ pháp luật thuế hiện hành. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục cố tình làm sai quy định cần áp dụng các hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế bởi vì đánh vào lợi ích kinh tế chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục ý thức trách nhiệm cho doanh nghiệp. 3.2.1.3 Quản lý công tác thu nộp Ở khâu này, vấn đề chủ yếu là tìm ra phương hướng để thúc đẩy nhanh việc nộp thuế ở các doanh nghiệp NQD, hạn chế tối đa số nợ đọng cũng như giải quyết số thuế tồn đọng. Các cán bộ thuế phải đôn đốc thu nộp thuế thường xuyên, dứt điểm số thuế phải thu hàng tháng, không để dây dưa tiền thuế. Khoán mức thu thuế cho từng cán bộ và gắn trách nhiệm vật chất với từng cán bộ thuế. Theo dõi kết quả và số thuế nợ đọng để làm cơ sở bình xét thi đua khen thưởng. Trường hợp ĐTNT cố tình không nộp thuế hoặc không chịu trả tiền thuế còn nợ thì chi cục phải phối kết hợp với các cơ quan có trách nhiệm xử lý kịp thời như xử phạt hành chính, tịch thu tài sản hay truy tố trước pháp luật… Phải thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với các ĐTNT cũng như với cán bộ thuế để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm. Đối với công tác xây dựng kế hoạch thu: các cán bộ thuế trong chi cục cần căn cứ vào tình hình thực tế của từng đơn vị do mình quản lý, căn cứ vào số thu năm trước mà xây dựng kế hoạch thu của năm sau. Bố trí cán bộ có năng lực làm công tác thu thập tài liệu, phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan để thu thập tài liệu một cách chính xác và kịp thời. Tổ chức tập huấn cho các cán bộ về tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch, coi việc thực hiện công tác xây dựng kế hoạch là một mục tiêu quan trọng để xác định chỉ tiêu thi đua của các đội và của từng cán bộ. Đối với công tác đôn đốc thu nộp thuế: đây là công tác có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thu thuế GTGT vì mục đích cuối cùng là số thuế nộp vào NSNN. Để làm tốt công tác này chi cục có những biện pháp như: + Tiếp tục đẩy mạnh công tác kế toán, tập trung chỉ đạo việc ghi chép sổ sách, sử dụng hóa đơn đầy đủ trong mua bán hoá đơn dịch vụ. Đảm bảo thu thuế phải đạt 100% số thuế ghi thu, doanh thu kê khai phải sát với thực tế kinh doanh và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Chi cục phối hợp với kho bạc để bố trí thêm những điểm thu thuận lợi khi cần thiết, đảm bảo cho các doanh nghiệp cũng như các ĐTNT khác nộp thuế thuận lợi. + Xử lý nghiêm minh, công bằng những trường hợp nợ nần dây dưa về thuế, nếu vi phạm nhiều lần sẽ xử phạt nặng hơn, từ đó khuyến khích ý thức trách nhiệm của người nộp thuế. + Có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với các cán bộ thu thuế. Đối với công tác kiểm tra thuế: Để ngăn chặn các hành vi trốn lậu thuế đang ngày càng trở nên tinh vi, nhất là tại khu vực kinh tế NQD, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, công tác kiểm tra thuế tại chi cục ngày càng phải tăng cường. Để làm tốt công tác này có một số biện pháp sau: + Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cũng như ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thuế. + Tăng cường công tác kiểm tra nộp thuế vào KBNN, tránh tình trạng nợ đọng thuế, xâm phạm tiền thuế của các cán bộ thuế. Thường xuyên kiểm tra việc lập và sử dụng hoá đơn, biên lai thuế. + Tăng cường kiểm tra việc kê khai thuế của các doanh nghiệp, tập trung kiểm tra đối chiếu tờ khai thuế, đối chiếu kỹ hoá đơn mua vào, bán ra, giá cả hàng hoá cũng như các khoản chi phí khác... đôn đốc các doanh nghiệp nộp Ngân sách kịp thời, sát với số phát sinh. + Thực hiện phân loại nợ, có biện pháp đôn đốc thu ngay các khoản nợ có khả năng thu, đồng thời lập danh sách các doanh nghiệp nợ ngân sách không có khả năng thu, phân loại theo tuổi nợ, nội dung nợ để kiến nghị xử lý. Rà soát việc kê khai thuế GTGT của tất cả các doanh nghiệp, đối chiếu với kết quả quyết toán thuế các năm trước và kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, trong đó đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp trọng điểm, doanh nghiệp có nguồn thu lớn... để yêu cầu, đôn đốc các doanh nghiệp nộp sát số phát sinh, hạn chế số thuế chuyển sang năm sau. + Tăng cường công tác kiểm tra quyết toán thuế, thực hiện đúng chỉ đạo của Tổng cục thuế về công tác kiểm tra quyết toán thuế, đồng thời tập trung kiểm tra quyết toán thuế các đơn vị trọng điểm, có nguồn thu lớn nhằm khai thác nguồn thu, đảm bảo cho việc thực hiện dự toán. Các phòng quản lý dân doanh, các chi cục thuế cần tập trung kiểm tra quyết toán thuế tại các địa bàn có kết quả thực hiện còn thấp so với dự toán. Các phòng thanh tra tập trung lực lượng hỗ trợ các chi cục thuế trong công tác kiểm tra quyết toán thuế để thực hiện được kế hoạch kiểm tra 50% số đối tượng phải quyết toán thuế trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu cho việc thực hiện dự toán và đảm bảo thực hiện dự toán thu Ngân sách các quận, huyện. + Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để xử lý nghiêm minh các trường hợp bán hàng không xuất hoá đơn. 3.2.2 Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ Trong công cuộc cải cách hành chính thuế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là vấn đề trọng tâm, vì yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả quản lý. Chính vì vậy, chi cục cần thường xuyên đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tăng chất lượng cũng như số lượng cán bộ công chức qua các lớp, khoá đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là tăng cường kiến thức quản lý nhà nước và các kỹ năng nghiệp vụ hành chính. Có thể đề xuất một số biện pháp: - Thường xuyên tiến hành kiểm tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức, làm cơ sở để xác định mục tiêu, nội dung, lộ trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế. - Khuyến khích và tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho các cán bộ theo học các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn. - Cải cách nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế để phù hợp hơn với thực tiễn, thuận lợi cho cán bộ trong việc tiếp thu, vận dụng trong công tác quản lý thuế tại chi cục. - Bố trí cán bộ làm việc tuỳ theo năng lực chuyên môn nhằm phát huy tốt nhất thế mạnh của từng cán bộ, phải phân bổ lại nguồn lực tập trung vào các khâu công tác chính: thực hiện tinh giảm biến chế, nâng cao hiệu quả đội ngũ cán bộ thuế ở tất cả các khâu quản lý. - Chi cục cần nghiên cứu áp dụng các phương pháp khoa học trong việc đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ, có chế độ thưởng phạt phân minh để khuyến khích cán bộ tự nâng cao trình độ và chấp hành các quy định trong công tác quản lý. Gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, trên cơ sở đó kích thích tinh thần phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm. 3.2.3 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý Đây là một giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong thời gian tới, đặc biệt là khi kê khai thuế qua mạng được áp dụng rộng rãi. Ngành thuế nước ta đang trong giai đoạn thực hiện chiến lược cải cách hướng tới một mô hình thuế hiện đại, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế. Quản lý công tác thuế theo mô hình thuế điện tử đã được ngành Thuế xác định là một trong những điểm cốt yếu nhất trong việc thực hiện chiến lược cải cách của mình. Mô hình này không chỉ bao gồm việc xây dựng các dịch vụ điện tử cung cấp cho ĐTNT mà còn là xây dựng các quy trình quản lý thu nội bộ của cơ quan thuế trên cơ sở hiện đại hoá nhằm giảm bớt các thao tác thủ công, giảm lượng giao dịch giấy tờ, tự động hoá các khâu xử lý thông tin theo dõi số thu, nộp thuế… Cho đến nay, ngành thuế đã tạo dựng được một nền tảng hệ thống ứng dụng CNTT khá thống nhất và quy mô toàn ngành cùng với một nguồn nhân lực CNTT từ trung ương đến địa phương và kỹ năng làm việc trên mạng máy tính của đội ngũ cán bộ thuế đang được nâng lên. Tuy nhiên để thực hiện tốt chiến lược cải cách này còn rất nhiều việc phải làm. Việc thực hiện chiến lược cải cách ngành thuế có sự gắn kết chặt chẽ với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Chi cục cần nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác chuyên môn cũng như chuyên về tin học. Bên cạnh đó, chi cục thuế Gia Lâm nói riêng và ngành thuế nói chung cần nâng có chất lượng cũng như số lượng trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế, đồng thời tìm kiếm những đối tác có kinh nghiệm, có khả năng trong việc xây dựng một hệ thống thuế điện tử, quy mô, phục vụ tốt nhất cho ĐTNT và cơ quan thuế. 3.2.4 Tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ người nộp thuế và công tác tuyên truyền trong nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, ngành thuế đang tiến hành cải cách và hiện đại hoá. Chính vì vậy, hàng loạt các văn bản pháp luật về thuế đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung… tạo thành hệ thống chính sách thuế đồng bộ, tiên tiến và đơn giản, dễ thực hiện. Việc thông tin cho người nộp thuế và nhân dân về nội dung các chính sách thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo đà cho chính sách pháp luật đi vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, chi cục thuế - cơ quan làm việc trực tiếp với các ĐTNT - cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, thông qua các biện pháp cụ thể như: - Tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình. Chi cục nên phối hợp với đài phát thanh của thị trấn, các xã thông báo những trường hợp nợ tiền thuế, thông báo: tên đơn vị, số tiền thuế đã nộp, số còn nợ… cũng như phổ biến pháp luật thuế đến đông đảo quần chúng. - Thực hiện giáo dục về thuế, cùng với việc giáo dục về thuế trong nhà trường, chi cục nên phối hợp với nhà trường dạy cho trẻ em hiểu về ý nghĩa và vai trò đúng đắn về thuế trong việc hỗ trợ nguồn thu cho Nhà nước, thông qua các việc như phát tài liệu về thuế, mở lớp học về thuế, tổ chức thi tìm hiểu và tuyển chọn các bài viết về thuế của học sinh trung học, chú trọng đến khuyến khích khen thưởng cho các học sinh và các trường giáo dục về thuế tốt, từ đó góp phần rất lớn trong ý thức chấp hành luật thuế khi tham gia vào hoạt động kinh tế của đất nước, coi việc đóng thuế là yêu nước, tự hào khi được đóng thuế cho Nhà nước. - Tổ chức các hội nghị phổ biến, tập huấn, đối thoại với người nộp thuế để nắm được và giải đáp kịp thời những thắc mắc của người nộp thuế. - Thực hiện dịch vụ tư vấn thuế: đây là hoạt động hỗ trợ, phục vụ theo yêu cầu của ĐTNT, những khách hàng của phòng tư vấn thuế là người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người thiếu kiến thức về thuế. Nội dung chính là trả lời về luật thuế, thủ tục kê khai và các thắc mắc khác của người nộp thuế để họ hiểu và có thể tự mình kê khai thuế chính xác và đóng thuế đầy đủ. Qua tư vấn thuế, cơ quan thuế có cơ hội tiếp xúc với người nộp thuế, cổ vũ tinh thần đóng thuế, làm cho người dân hiểu và tin tưởng vào cơ quan thuế. Thực hiện tư vấn thuế có thể có nhiều cách như: giải thích trực tiếp, trả lời qua điện thoại hoặc fax, tóm tắt các câu hỏi thường gặp đưa lên trang Web để các doanh nghiệp truy cập, các hình thức này đã được thực hiện nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn tham gia, còn đối với người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự hưởng ứng tích cực. - Công tác thi đua khen thưởng không những phải được thực hiện đối với các cán bộ quản lý thuế có thành tích trong công tác thu mà còn phải chú trọng đến các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế, có đóng góp lớn số thuế hàng năm vào ngân sách. Khen thưởng công khai, thông qua thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền thanh, thông qua đó, có thể nâng cao uy tín các doanh nghiệp trên thị trường, cho thấy khả năng vững mạnh về tài chính trong việc tìm đối tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 3.2.5. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan thuế cấp trên Về cơ bản, hệ thống cơ chế chính sách thuế GTGT hiện hành là tương đối đầy đủ, ngày càng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và phần nào phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để đạt những mục tiêu phát tiển kinh tế - xã hội và xuất phát từ những tồn tại của thuế GTGT phát sinh khi triển khai thực hiện trong thời gian qua, xin kiến nghị một số biện pháp để hoàn thiện Luật thuế GTGT và việc tổ chức thực hiện trong thời gian tới. 3.2.5.1.Tiếp tục hoàn thiện chế độ chính sách về thuế GTGT. Công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng của nước ta vẫn còn phức tạp, lồng ghép nhiều chính sách, chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế. Cơ chế quản lý thuế vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của ĐTNN, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân liên quan. Vì vậy, Nhà nước cần hoàn thiện chế độ chính sách về thuế GTGT theo một số hướng cơ bản sau: - Về đối tượng nộp thuế: tập trung quản lý các doanh nghiệp vừa và lớn, thu hẹp bớt các đối tượng nộp thuế GTGT. - Về thuế suất: Tiến dần đến việc áp dụng thống nhất một mức thuế suất 10% cho tất cả hàng hóa, dịch vụ trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%. Lộ trình áp dụng thuế suất cần thiết phải được thực hiện công khai cho mọi người nộp thuế được biết để có đủ thời gian chuẩn bị nhằm thay đổi chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp chính sách thuế suất mới.   - Về phương pháp tính thuế: Áp dụng thống nhất một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ. Các cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT bắt buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Chỉ áp dụng khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn GTGT và thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.  - Về kê khai nộp thuế:  Mở rộng việc kê khai thuế tập trung trên nguyên tắc thực hiện kê khai đúng, đủ, nộp kịp thời. Số thuế phải nộp, doanh nghiệp có thể nộp tập trung hoặc cho tính phân bổ theo doanh thu để chuyển nộp về các địa phương nơi có chi nhánh kinh doanh bán hàng, tránh biến động nguồn thu ngân sách địa phương.  - Về hoàn thuế:  Nhằm quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế, cần thiết phải thu hẹp đối tượng hoàn thuế, chỉ nên áp dụng cơ chế này cho các đối tượng: Các cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; cơ sở có đầu tư tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh số thuế GTGT đầu vào của tài sản lớn. Đồng thời, qui định rõ hơn và chặt chẽ hơn điều kiện hoàn thuế, thời gian xem xét hoàn thuế phù hợp hơn.  3.2.5.2. Xây dựng các hành lang pháp lý khác hoàn chỉnh hơn và trang bị các điều kiện khác cho ngành thuế để hoàn thành nhiệm vụ được giao Thứ nhất, có quy định cụ thể bắt buộc các doanh nghiệp NQD phải có hệ thống kế toán để thực hiện hạch toán kế toán theo luật. Hiện nay, việc vi phạm về chế độ sổ sách kế toán diễn ra thường xuyên đã gây thất thu lớn cho NSNN. Vì thế, việc quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng hệ thống kế toán đồng bộ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, Nhà nước cũng không nên can thiệp quá sâu đối với từng ngành nghề, tạo cho doanh nghiệp chủ động và sáng tạo trong công tác kế toán. Nhà nước nên tạo dựng đầy đủ và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, đảm bảo cho công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, hành nghề kế toán được thực hiện theo pháp luật. Tổ chức việc thực hiện Luật Kế toán trong cả nước. Thứ hai, thể chế hoá hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Nhà nước cần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt bằng việc tăng cường mở rộng sự hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động của hệ thống này phải cải tiến các thủ tục và cung cấp phục vụ theo hướng nhanh gọn, tạo điều kiện thanh toán thuận lợi cho khách hàng. Mặt khác, Nhà nước cũng cần có các hình thức tuyên truyền các lợi ích thông qua việc thanh toán không dùng tiền mặt và có sự hỗ trợ một phần phí mở tài khoản để thu hút đông đảo các cá nhân tổ chức tham gia. Bên cạnh việc tạo điều kiện đó thì Nhà nước cũng cần quy định cụ thể các giao dịch đến một mức nào đó thì phải được thực hiện không dùng tiền mặt, có như vậy mới kiểm soát được các hoạt động kinh tế của các ĐTNT. Thứ ba, cần xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác. Hiện nay mới chỉ có quy phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an phối hợp phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Do đó cần có các quy định,quy chế cụ thể phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan thuế với các cơ quan hữu quan như cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thị trường… nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho nhau để phối hợp quản lý giám sát đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. KẾT LUẬN Quy trình quản lý thu thuế từ trước đến nay luôn là một quy trình chứa đựng rất nhiều khó khăn, phức tạp, vì nó liên quan đến lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội. Mặc dù thuế GTGT đã được đưa và nước ta hơn 11 năm, song vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý, nhằm mục tiêu thu đúng thu đủ, thu kịp thời vào NSNN vẫn luôn nhận được sự quan tâm của các cán bộ ngành thuế và nhân dân. Tuy vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, công tác quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm – TP Hà Nội đã thu được một số kết quả khả quan. Kết quả này bắt nguồn từ nhiều nhân tố: trước hết là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tổng cục thuế, của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm, cùng sự phối hợp hỗ trợ tích cực của các ban ngành liên quan, tiếp đến là sự tự giác chấp hành luật thuế của các cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. Ngoài ra, một nhân tố quan trọng nữa là sự lỗ lực phấn đấu không ngừng của các cán bộ công chức trong chi cục để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác quản lý thu thuế GTGT còn tồn tại một số hạn chế cần sớm khắc phục. Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp này em chỉ xin đề cập đến một số vấn đề lý luận xung quanh việc quản lý thu thuế GTGT với các doanh nghiệp NQD trên điạ bàn huyện; cùng với việc phân tích tình hình thực tiễn tại chi cục thuế huyện Gia Lâm, để từ đó đưa ra được một số giải pháp đồng bộ xuất phát từ nội dung quản lý thuế GTGT, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của chi cục thuế Gia Lâm trong việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế GTGT. Qua bài viết này, em hy vọng rằng những vấn đề trình bày trong bài có thể góp phần giải quyết phần nào yêu cầu của thực tế hiện nay tại chi cục. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những khuyết điểm, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong chi cục để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Võ Thị Phương Lan, các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý tài chính công cùng toàn thể các cán bộ Đội Kê khai - Kế toán thuế và tin học - Chi cục thuế Gia Lâm đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2007-2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của Chi cục thuế Gia Lâm. 2- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 3- Nghị định 123/2008/NĐ-CP, thông tư 129/2008/TT-BTC 4- Trang web Tổng cục thuế www.gdt.gov.vn Trang web Bộ tài chính www.mof.gov.vn 5- Một số tài liệu lưu hành nội bộ khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.doc
Luận văn liên quan