Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh

CTCP lương thực Hà Tĩnh là đơn vị kinh doanh đa ngành nhưng chủ yếu là mảng kinh doanh lương thực, phân bón. Công ty được cổ phần hoá giữa lúc nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, lại phải nhận bàn giao khoản lỗ âm (-) 5 tỷ đồng từ CTCP lương thực Thanh Nghệ Tĩnh nên giai đoạn này Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo cũng với các cán bộ nhân viên, Công ty đã có những thành tích đáng ghi nhận, tăng trưởng trong giai đoạn này luôn ở mức cao, tiến hành bù được lỗ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Với sự quan tâm giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh cũng như các ban ngành, đặc biệt là Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng đội ngũ nhân viên thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, Công ty đã có những chính sách, chiến lược phát triển đúng đắn. Công ty rất quan tâm đến việc nghiên cứu, dự đoán thị trường, luôn quan tâm tìm kiếm những nguồn hàng có chất lượng cao, giá cả chấp nhận được để cung ứng cho khách hàng.Vì vậy trong những năm qua Công ty đã đạt được nhiều thành tựu. Các sản phẩm do Công ty sản xuất và cung ứng được khách hàng ưu thích và đánh giá cao. Công ty cũng nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng cho những cố gắng không ngừng nghỉ của mình. Tuy nhiên, hoạt động trong nền kinh tế thị trường Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt.Mặt khác, việc nước ta gia nhập WTO vừa là cơ hội vừa là sự thách thức lớn đối với Công ty. 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước  Đối với Bộ, ngành Trung ương + Công tác hỗ trợ pháp lý cần được triển khai để tạo ra “cú hích” trong việc triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho DN tại các Bộ, ngành trung ương. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương,. cần triển

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11) 86,78 (339,5) 85,19 Vốn lưu động bình quân Triệu đồng 4.734,5 1.761,5 2.697,5 (2.973) 37,21 936 153,14 Tổng doanh thu Triệu đồng 521.146 532.077 698.459 10.931 102,1 166.382 131,27 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng (2.004) 1.609 584 3.613 - (1.025) 36,3 Hiệu suất vốn cố định Triệu đồng 157,4 183,2 240,8 25,8 116,39 57,6 131,44 Vòng quay vốn lưu động Vòng 110,1 302,1 258,9 192 274,39 (43,2) 85,7 Mức sinh lợi vốn cố định Triệu đồng (0,61) 0,55 0,2 1,16 - (0,35) 36,36 Mức sinh lợi vốn lưu động Triệu đồng (0,42) 0,91 0,22 1,33 - (0,69) 24,18 Nguồn: số liệu tổng hợp từ BCTC ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 35 - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động: Qua bảng 2.6 ta thấy số vòng quay vốn lưu động của Công ty trong giai đoạn này tương đối cao và đang có xu hướng tăng lên. Năm 2011 số vòng quay vốn lưu động là 110,1 vòng, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2012 số vòng quay vốn lưu động tăng lên gần 3 lần so với năm 2011 với số vòng quay vốn lưu động là 302,1 vòng. Năm 2013 số vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn 258,9 vòng tuy nhiên vẫn ở mức cao, có thể thấy giai đoạn này hiệu quả sử dụng lưu động của Công ty khá hiệu quả. Mức sinh lợi vốn lưu động: Mức sinh lợi vốn lưu động cho biết mỗi đơn vị vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2011 mức sinh lợi vốn lưu động là (-) âm 0,42 mặc dù năm này vòng quay vốn tương đối lớn tuy nhiên do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như chi phí tăng cao dẫn đến mức sinh lợi trên mỗi đồng vốn lưu động của Công ty vẫn âm. Năm 2012 mức sinh lợi vốn lưu động là 0,91 tức là một đồng vốn lưu động tạo ra được 0,91 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên chi tiêu này đã giảm xuống ở năm 2013 chỉ còn 0,22 tức là mỗi đồng vốn lưu động chỉ tạo ra được 0,22 đồng lợi nhuận. d. Nhân tố vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho cho biết khả năng bán hàng hóa của mỗi DN, từ đó có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh đối với DN đó.Bảng 2.7 cho thấy, năm 2011 chỉ số vòng quay hàng tồn kho là 16,4 vòng nghĩa là trung bình trong năm 2011 hàng tồn kho của Công ty quay được khoảng 16,4 vòng. Năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho của Công ty có sự gia tăng lên là 23,3 vòng tăng 6,9 vòng tương đương với tăng 42,33% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh này là do năm 2012 giá vốn hàng bán của Công ty tăng lên nghĩa là năm này Công ty có sự mở rộng kinh doanh, đồng thời giá trị của hàng tồn kho bình quân lại giảm xuống (giảm tới 28,17%) dẫn tới sự gia tăng của vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho tăng lên cho thấy khả năng bán hàng của công ty diễn ra nhanh hơn, ít bị ứ đọng làm cho vốn quay vòng nhanh hơn. Tuy nhiên cần phải kiểm soát hàng tồn kho phù hợp đảm bảo nhu cầu của thị trường tăng nhanh, tránh mất thị phần vào tay của các đối thủ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 36 Bảng 2.7:Các chỉ tiêu về hàng tồn kho giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Lợi nhuận sau thuế (2.004) 1.609 584 3.613 - (1.025) (63,71) Hàng tồn kho bình quân 30.412 21.844 30.378 (8.568) (28,17) 8.534 39,07 Giá vốn hàng bán 498.838 509.956 677.099 11.118 2,23 167.143 32,78 Vòng quay hàng tồn kho 16,4 23,3 22,3 6,9 42,33 (1) (4,52) Nguồn: Phòng Kế toán – CTCP lương thực Hà Tĩnh Năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho giảm 1 vòng so với năm 2012 tương đương với giảm 4,52%. Mặc dù giá vốn hàng bán tăng nhanh đến 32,78% tuy nhiên cùng với đó thì hàng tồn kho bình quân cũng với mức tăng là 39,07% dẫn đến năm này số vòng quay hàng tồn kho vẫn giảm. Nhận xét chung: Vòng quay hàng tồn kho có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN, từ đó cũng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặc dù không thể khẳng định số vòng quay lớn là tốt hay nhỏ là tốt, tuy nhiên dựa vào bảng 2.7 ta có thể thấy tốc độ tăng của số vòng quay tỷ lệ thuận với lợi nhuận của Công ty. 2.5.3. Phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy được sự biến động của lợi nhuận có mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng: - Năm 2012 so với năm 2011 Ta thấy năm này lợi nhuận của công ty tăng lên cùng với sự tăng lên của các nhân tố khác. Trong đó các nhân tố như Doanh thu, năng suất lao động, hiệu suất vốn cố định, vòng quay vốn lưu động và vòng quay hàng tồn kho có sự gia tăng mạnh. Mặc dù sự biến ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 37 động của chi phí là ngược chiều với lợi nhuận, năm này chi phí cũng có xu hướng tăng lên tuy nhiên lợi nhuận của công ty vẫn tăng lên. - Năm 2013 so với năm 2012 Mặc dù lợi nhuận của công ty năm 2013 là dương nhưng đã có biến động giảm so với năm 2012. Cùng với đó có một số nhân tố vẫn tăng như: Doanh thu, chi phí, năng suất lao động và hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên nhân tố vòng quay vốn lưu động và vòng quay hàng tồn kho lại giảm xuống. - Năm 2013 so với năm 2011 Mặc dù trong giai đoạn này có sự biến động thất thường của lợi nhuận cùng với một số nhân tố khác, tuy nhiên nhìn chung năm 2013 so với năm 2011 thì cả lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đều có biến động tăng lên. Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng Nhân tố Năm 2012 so với Năm 2011 Năm 2013 so với Năm 2012 Năm 2013 so với Năm 2011 Lợi nhuận Tăng Giảm Tăng Doanh thu Tăng Tăng Tăng Chi phí Tăng Tăng Tăng Năng suất lao động Tăng Tăng Tăng Hiệu suất vốn cố định Tăng Tăng Tăng Vòng quay vốn lưu động Tăng Giảm Tăng Vòng quay hàng tồn kho Tăng Giảm Tăng Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC 2.6. Phân tích tỷ suất lợi nhuận Có thể hiểu một cách đơn giản hiệu quả kinh doanh chính là bằng kết quả đầu ra trừ đi chi phí đầu vào, nó phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào. Trong đó chi phí đầu vào được đo lường bằng các chỉ tiêu như vốn kinh doanh, vốn cố định, vốn lưu động, VCSH, số lượng lao động, tài sản cố định, thì kết quả ra lại được ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 38 đo lường bằng các chỉ tiêu như doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, LNST, mà DN đạt được trong kỳ sản xuất. Tuy nhiên, trong hệ thống các chỉ tiêu thì “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)” là chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của DN. Đây chính là mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng số vốn của các chủ sở hữu. Tiến hành phân tích công thức Dupont để thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Hay Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 39 Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận của Công tyqua giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: % Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (LNST/VCSH)*100% (33,682) 27,089 9,070 Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu (LNST/DT)*100% (0,385) 0,302 0,084 Nguồn: Phòng Kế toán – CTCP lương thực Hà Tĩnh Qua bảng 2.9 ta thấy một điểm chung ở cả hai chỉ tiêu đó là năm 2011 đều bị âm là do đây là năm mà Công ty bị thua lỗ, lợi nhuận bị âm dẫn đến hai chỉ tiêu này đều là số âm. Sang năm 2012 lại có sự gia tăng mạnh sau đó lại sụt giảm ở năm 2013, đây cũng là một xu hướng chung ở một số chỉ tiêu đã phân tích trước đó. - Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH Năm 2011 chỉ tiêu này là (-) âm 33,682%; năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên VCSH là 27,089%, tức là cứ 100 đồng VCSH tạo ra được 27,089 đồng lợi nhuận, có thể thấy đây cũng là một con số khá cao cho thấy năm này Công ty làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên năm 2013 chỉ tiêu này lại có sự giảm mạnh, chỉ còn 9,07% tức là cứ 100 đồng VCSH năm này chỉ tạo ra được 9,07 đồng lợi nhuận (giảm gần 3 lần so với năm 2012). Sự sụt giảm này là do sự thay đổi về lợi nhuận của Công ty, năm 2011 do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, những biến động lớn về nền kinh tế, lãi suất ngân hàng ở mức cao cùng với các khoản chi phí phát sinh khác làm cho lợi nhuận năm này bị âm. Năm 2012 đã có bước tăng mạnh mẽ, tuy nhiên đến năm 2013 lại bị giảm xuống điều này cho thấy việc kinh doanh của Công ty không có sự ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Vì vậy thời gian tới Công ty cần có biện pháp - Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu cho ta thấy được tỷ lệ lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm (%) so với doanh thu, tuy nhiên đây chỉ là chỉ tiêu mang tính tương đối. Chúng ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 40 ta không thể kết luận được tỷ lệ này tăng lên là tốt hay giảm đi là xấu được mà nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Tỷ suất lợi nhuận tăng lên là tốt khi mà cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng, hoặc lợi nhuận của Công ty giảm do thu hẹp sản xuất ở những lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả, tuy nhiên khi tỷ suất lợi nhuận tăng lên lại không tốt khi mà cả doanh thu và lợi nhuận cùng giảm nhưng do tốc độ giảm của lợi nhuận nhỏ hơn nên nó vẫn tăng lên. Qua bảng2.9 ta thấy năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty là (-) âm 0,385%, năm 2012 tỷ suất lợi nhuận là 0,302% sau đó lại có sự giảm xuống mạnh còn 0,084% năm 2013 (giảm gần 3,6 lần so với năm 2012) 2.7. Phân tích các nhân tố khác a. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Bảng 2.10: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nhà nước giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Tổng thuế 29.693 27.151 33.033 (2.542) (8,56) 5.882 21,66 Thuế giá trị gia tăng 29.325 26.809 32.689 (2.516) (8,58) 5.880 21,93 Thuế đất Thuế môn bài 342,6 331,7 334,1 (10,9) (3,18) 2,4 0,73 Thuế thu nhập DN - - - Thuế thu nhập cá nhân 25,3 10,1 10,1 (15,2) (59,98) 0 0 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính – CTCP lương thực Hà Tĩnh Qua bảng ta thấy, tình hình nộp thuế của Công ty trong 3 năm qua có sự biến động mạnh, giai đoạn này các khoản phải nộp cho Nhà nước tăng lên 3.340 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2011 số thuế phải nộp cho Nhà nước đạt 29.693 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đã giảm xuống còn 27.151 triệu đồng (giảm8,56%); năm 2013 tổng số thuế lại tăng trở lại với mức thuế phải nộp là 33.033 triệu đồng (tăng 21,66% so với 2012 và tăng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 41 11,25% so với 2011). Trong đó mức biến động chủ yếu là do biến động của thuế giá trị gia tăng còn các loại thuế khác như thuế đất và thuế môn bài thì qua các năm mức biến động là không lớn. Đặc biệt trong cả 3 năm này Công ty không phải nộp thuế thu nhập DN là do Công ty kinh doanh thua lỗ và phải tiến hành bù lỗ của năm trước nên được miễn thuế thu nhập DN. b. Các chỉ tiêu tài chính khác Về cơ cấu nguồn vốn, tài sản : - Tỷ suất tài trợ: Là chỉ tiêu thể hiện mức độ độc lập về tài chính đối với các đối tượng bên ngoài. Chỉ số tỷ suất tài trợ được xem là chủ động về tài chính khi ít nhất bằng 30% tuy nhiên tỷ suất tài trợ của Công ty trong giai đoạn này đều khá thấp và đặc biệt trong 2 năm gần đây lại thấp hơn so với năm 2011 cho thấy Công ty có mức độ độc lập tài chính thấp. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong hai năm này tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng lên trong khi VCSH lại có mức tăng không đáng kể. Mặc dù có giảm nhưng trong năm 2013 tỷ suất tài trợ cũng đã tăng nhẹ lên, từ 6.4% năm 2012 đã tăng lên 8,54% năm 2013. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có phương án tăng nguồn VCSH để đảm bảo an toàn cho các khoản vay nợ. - Tỷ suất đầu tư: Cho biết cơ cấu tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong tổng tài sản của Công ty. Qua bảng 2.11 ta thấy tỷ suất đầu tư cũng có xu hướng giảm qua các năm cho thấy được tỷ trọng đầu tư tài sản cố định của Công ty trong giai đoạn này đang có xu hướng giảm xuống, mặc dù tài sản dài hạn giai đoạn này vẫn tăng lên từ 2.985 triệu đồng lên 3.257 triệu đồng nhưng do mức độ tăng của tổng tài sản là lớn hơn nhiều nên tỷ suất đầu tư giai đoạn này giảm từ 7,64% xuống còn 4,32%.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 42 Bảng 2.11: So sánh các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu Công thức tính ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ suất tài trợ (VCSH/Tổng NV)x100 % 15,24 6,40 8,54 Tỷ suất đầu tư (TSDH/Tổng TS)x100 % 7,64 4,01 4,32 KNTT hiện hành Tổng TS/Tổng NPT lần 1,18 1,07 1,09 KNTT ngắn hạn TSNH/NNH lần 1,10 1,03 1,05 KNTT nhanh (TSNH – HTK)/NNH lần 0,57 0,71 0,57 KNTT tức thời (Tiền và các khoản tươngđương tiền/NNH) lần 0,082 0,031 0,083 Nguồn: Phòng Kế toán tài chính – CTCP lương thực Hà Tĩnh Về khả năng thanh toán của Công ty: - Khả năng thanh toán hiện hành: Năm 2011 khả năng thanh toán hiện hành của Công ty năm 2011 là 1,18 lần và đến năm 2012 lại giảm xuống còn 1,07 lần và lại tăng lên 1,09 lần vàonăm 2013. Có thể thấy mặc dù năm 2013 khả năng thanh toán của Công ty có tăng lên tuy nhiên tính chung trong giai đoạn này thì chỉ tiêu về khả năng thanh toán chung của Công ty lại có xu hướng giảm xuống, vì vậy cần có những biện pháp cắt giảm chi phí để đảm bảo khả năng tài chính ổn định. - Khả năng thanh toán ngắn hạn: Là tỷ lệ giữa khoản tài sản ngắn hạn trên các khoản nợ phải trả ngắn hạn, chỉ tiêu này cho biết khả năng dùng các tài sản ngắn hạn nhằm thanh toán những khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Chỉ tiêu này tuy có giảm nhưng qua các năm đều lớn hơn 1 cho thấy Công ty chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tăng khả năng thanh toán cũng như tạo niềm tin đối với khách hàng. - Khả năng thanh toán nhanh: Qua bảng 2.11 ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2011 là 0,57 lầnsau đó tăng lên là 071 lần vào năm 2012. Năm 2013 khả năng thanh toán nhanh là 057 lần. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 43 - Khả năng thanh toán tức thời: Năm 2011 lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là 2.671 triệu đồng đã tăng lên 5.694 triệu đồng năm 2013 (tăng 113,17%), cho thấy Công ty đảm bảo chủ động được trong hoạt động tài chính cũng như tăng khả năng thanh toán nhanh. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua các năm lần lượt là 0,082 lần, 0,031 lần và 0,083 lần. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 44 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CTCP LƯƠNG THỰC HÀ TĨNH 3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 3.1.1. Dự đoán tình hình thị trường trong thời gian tới đối với Công ty Năm 2014 được dự báo là năm mà nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với năm ngoái. Tuy nhiên các chỉ tiêu trên vẫn ở mức thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Diễn biến của của lạm phát kinh tế tiếp diễn; sức mua, tiêu thụ của thị trường còn hạn chế, thị trường xuất khẩu lương thực, nông sản sẽ có nhiều khó khăn. Khả năng vay vốn để đáp ứng kinh doanh gặp khó khăn do vốn điều lệ của Công ty nhỏ, giá trị tài sản thế chấp với ngân hàng Thương mại thấp. Đây là những khó khăn lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của đơn vị. 3.1.2. Mục tiêu Dựa trên cơ sở vật chất hiện có, phát huy năng lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, sự ủng hộ của chính quyền địa phương tỉnh Hà Tĩnh để tạo ra thế và lực mới nhằm mở rộng thị trường, bạn hàng; nắm vững thị trường để tổ chức SXKD có hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014, bảo tồn và phát triển vốn, hoạt động có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước người lao động có việc làm, tăng thu nhập, phấn đấu vượt kế hoạch để trả cổ tức, gia tăng tài sản của Công ty, tăng vốn, đảm bảo Công ty luôn tăng trưởng và phát triển bền vững. 3.1.3. Phương hướng hoạt động Duy trì, mở rộng và phát triển mảng kinh doanh lương thực hiện có, mở rộng thị trường và thị phần kinh doanh phân bón.Công ty hiện đang duy trì và phát huy năng lực của bộ máy quản lý HĐQT và bộ máy điều hành của các phòng ban, xí nghiệp để tổ chức việc kinh doanh có hiệu quả. Công ty cũng cần đầu tư và nâng cao năng lực của công tác xuất nhập khẩu, hiện tại Công ty chủ yếu kinh doanh ở trong nước vì có nhiều hạn chế về năng lực kỹ thuật cũng như tài chính nên chưa đủ khả năng cung cấp những đơn hàng lớn đi xuất khẩu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 45 Đầu tư hệ thống xay xát, chế biến, hệ thống sấy, là vấn đề cần thiết nhằm nâng cao giá trị thặng dư của hàng hoá, vì hiện tại Công ty chỉ đang ở mức độ là thu mua, bảo quản và lưu thông lương thực, hàng nông sản chưa qua chế biến; nâng cấp xưởng sửa chữa cơ khí, mua phương tiện vận chuyển hàng hoá, cải tạo nâng cấp các vùng kho, xây dựng khách sạn, nhà hàng, là định hướng đểCông ty mở rộng kinh doanh và đa dạng hoá sản phẩm nhằm xây dựng thương hiệu lương thực Hà Tĩnh và làm cơ sở cho sự phát triển bền vững. 3.1.3.1. Kế hoạch sản xuất Kế hoạch SXKD trong những năm tới thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế hàng năm là 6% - 10%, trả cổ tức bằng hoặc cao hơn lãi suất ngân hàng, thực hiện nghĩa vụ ngân sách 100%. Về kinh doanh vẫn chủ yếu là kinh doanh lương thực, nông sản và phân bón và mở rộng kinh doanh các mặt hàng kinh doanh khác để giảm thiểu rủi ro và tăng thu nhập cho Công ty. Cần xây dựng thêm hệ thống xay xát lúa gạo, sấy lúa, ngô, sắn để chế biến nông sản trước khi bán làm nông cao giá trị của hàng hoá. Kinh doanh vận tải bằng việc khoán quản theo tải trọng/km (T/km) và thực hiện vận chuyển hàng hoá trong kế hoạch. Về vấn đề xuất nhập khẩu cần tập trung vào để việc kinh doanh Ngô hạt và sắn láttại thị trường Lào, Thái Lan, Campuchia, các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và Miền Nam để bán cho các nhà máy thức ăn gia súc, các tỉnh Miền Trung và Trung Quốc; tổ chức cung ứng gạo xuất khẩu cho Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. Mở rộng thị trường nội địa, thu mua lúa gạo trên địa bàn Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận để xay xát và bán cho Cục Dự trữ quốc gia, các nhà máy bia Nghệ An, Hà Tĩnh, bán cho các tỉnh phía Bắc và các nhu cầu khác. Mở rộng thị trường phân bón bằng việc mua từ các đại lý của các Nhà máy phân bón Miền Nam và Miền Bắc bán trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; kinh doanh các mặt hàng khác theo thời vụ, cần xác định đầu vào và đầu ra hợp lý có hiệu quả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 46 Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất của CTCP lương thực Hà Tĩnh năm 2014(Phụ lục 2) Qua bảng kế hoạch sản xuất của Công ty năm 2014 có thể thấy các chỉ tiêu sản xuất mà Công ty đặt ra thấp hơn so với năm 2013, điều này làm giảm áp lực đối với cán bộ nhân viên trong Công ty vì thế có thể tiến hành SXKD có hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu mua vào và bán ra trong năm 2014 chỉ đạt hơn 50% so với năm 2013, như chỉ tiêu mua vào kế hoạch năm 2014 là 355 tỷ đồng trong khi chỉ tiêu này thực hiện năm 2013 là 677 tỷ đồng (đạt 52,4%); chỉ tiêu bán ra kế hoạch năm 2014 là 363 tỷ đồng và chỉ tiêu này thực hiện năm 2013 là 697 tỷ đồng (cũng chỉ đạt 52%). Tuy nhiên trong này vẫn có một số chỉ tiêu tăng lên như chỉ tiêu mua vào của thóc, màu, tinh bột sắn cũng có tăng lên so với năm 2013, chỉ tiêu mua vào gạo thương mại lại giảm mạnh từ hơn 50 ngàn tấn xuống còn 15 ngàn tấn, chỉ tiêu kế hoạch mua vào phân bón cũng giảm từ hơn 24 ngàn tấn xuống 15 ngàn tấn. Mặc dù chỉ tiêu mua vào và bán ra của kế hoạch sản xuất năm 2014 có xu hướng giảm so với kết quả thực hiện năm 2013, tuy nhiên ở chỉ tiêu bán ra xuất khẩu lại có xu hướng tăng lên thể hiện việc Công ty đang ngày càng chú trọng đến công tác xuất khẩu hàng hoá thay vì chỉ cung cấp hàng hoá trong nước. Cụ thể, năm 2013 sản lượng xuất khẩu gạo chỉ khoảng 4 ngàn tấn trong khi chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 là 5 ngàn tấn (tăng 1 ngàn tấn hay 25% so với năm 2013). Chỉ tiêu xuất khẩu tinh bột sắn cũng tăng lên, năm 2014 kế hoạch là xuất khẩu 5 ngàn tấn trong khi năm 2013 sản lượng xuất khẩu là hơn 4,5 ngàn tấn. Dựa vào nguồn lực tài chính hạn hẹp của mình Công ty đang có xu hướng tăng giá trị trong sản phẩm hơn tăng khối lượng mua vào và bán ra, vì nếu như tăng khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra mà nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn vay thì sẽ làm tăng chi phí tài chính. 3.1.3.2. Kế hoạch nhân sự Nhân sự của Công ty được bố trí theo điều lệ của Công ty và Luật doanh nghiệp, nhưng cần phải chú trọng vào các vấn đề sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 47 + Nhân sự quản lý: Phải đảm bảo sức khoẻ, có trình độ chuyên môn, có năng lực lãnh đạo, điều hành và phải có kinh nghiệm công tác. + Nhân sự kỹ thuật: Có sức khoẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực sự làm được việc và có hiệu quả cao. + Nhân sự nghiệp vụ: Có sức khoẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm việc có hiệu quả. + Nhân sự kiểm soát: Có sức khoẻ tốt, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về tài chính, biết quản lý và thẩm định được các báo cáo của Công ty. Đặc biệt có thể giám sát, kiểm soát và thẩm định được các báo cáo tài chính Công ty.  Nguyên tắc bố trí nhân sự của Công ty + HĐQT : Từ 3 đến 5 người + Ban kiểm soát : Từ 3 đến 5 người + Ban Giám đốc : Từ 2 đến 3 người + Các phòng ban của Công ty Phòng Tổ chức hành chính: Tối thiểu 3 người + phục vụ, sự vụ Phòng Kế toán tài chính: Tối thiểu 5 người Phòng Kế hoạch kinh doanh: Tối thiểu 5 người Phòng Thị trường: Tối thiểu 5 người + Các chi nhánh, xí nghiệp: Bố trí tổi thiểu mỗi đơn vị 10 người  Định mức lao động của CTCP lương thực Hà Tĩnh năm 2014 Lđb = Lch + Lpv + Lql Trong đó: Lđb: Lao động định biên = 79 người Lch: Lao động chính định biên = 64 người Lpv: Lao động phục vụ = 4 người Lql: Lao động quản lý = 11 người Định mức lao động của Công ty năm 2014 là: 80 người Lao động thường xuyên có mặt năm 2014 là: 79 người ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 48 Lao động bổ sung: 1 người Như vậy có thể thấy năm 2014 Công ty đã xây dựng kế hoạch nhân sự với định mức lao động là 80 người (tăng 2,56% so với năm 2013), tuy đây vẫn chưa phải là mức tăng lớn nhưng có thể thấy hàng năm thì nhân sự của Công ty đang được tăng lên, năm sau lớn hơn năm trước. Với mức lương bình quân theo kế hoạch của năm 2014 được xây dựng là 4.500.800 đồng/người/tháng, nếu thực hiện được theo kế hoạch đặt ra thì mức lương bình quân của người lao động được tăng thêm 2,59% so với năm 2013. 3.1.3.3. Kế hoạch marketing 3.1.3.3.1.Phân tích SWOT a. Điểm mạnh - Công ty là cơ sở sản xuất kinh doanh có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng nông sản, phân bón và đã tạo được uy tín đối với khách hàng. - Công ty có lực lượng lao động dồi dào, trẻ tuổi, luôn luôn nhiệt tình với công việc, phương tiện vận tảicơ bản đáp ứng được nhu cầu. - Công ty cơ bản xây dựng được các mối quan hệ bạn hàng thân thiết. b. Điểm yếu - Trình độlao động của Công ty còn hạn chế vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng công nghệ mới và quản lý lao động theo phương pháp mới. - Cơ sở vật chất của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế như kho bãi, phương tiện vận chuyển, chưa đáp ứng được nhu cầu. - Công ty chưa hình thành hệ thống nguồn cung ổn định do chưa có hệ thống thu mua trải rộng đến nơi sản xuất (nông dân) nên không hình thành được mạng lưới kinh doanh ổn định mà chủ yếu là qua các thương lái, tư nhân hoặc pháp nhân trung gian làm tăng chi phí thu mua và tăng thời gian tồn kho. - Tỷ suất lợi nhuận thấp do Công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu nông sản ở mức độ sơ chế, chưa chế biến được sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm có tính cạnh tranh thấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 49 - Vốn là yếu tố quan trọng nhất mà Công ty chưa đáp ứng đủ, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại tuy nhiên do hạn mức vay thấp nên cũng chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. c. Cơ hội - Hà Tĩnh, Nghệ An là vùng đất có diện tích đất Nông nghiệp rộng lớn, vì vậy việc thu mua các sản phẩm nông sản dễ dàng cũng như việc cung ứng vật tư nông nghiệp có một thị trường tương đối rộng lớn. - Hiện nay Nhà nước cũng như thế giới đang có chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh đặc biệt là ngành nghề kinh doanh lương thực. - Được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc. d. Thách thức - Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh với Công ty về cả chất lượng và giá cả như CTCP vật tư nông nghiệp Nghệ An, Tổng Công ty Sông Gianh, - Tình hình kinh tế trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng nông sản giảm trong khi chi phí đầu vào cao khiến nông dân cũng không mặn mà với ruộng đất như trước. Cùng với đó thì tình hình trong những năm tiếp theo cũng diễn biến phức tạp, môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn hơn. - Việc gia nhập các tổ chức kinh tế trên thế giới đặc biệt là WTO khiến Công ty cũng phải cạnh tranh với các sản phẩm của DN nước ngoài với sản phẩm chất lượng tốt. 3.1.3.3.2.Chiến lược marketing - Tổ chức bộ phận làm công tác tiếp cậnnghiên cứu và phát triển thị trường nhằm phát triển thị trường ở những thị trường tiềm năng. Cùng với đó là việc ngày càng nâng cao thị phần của Công ty ở những thị trường hiện tại. - Về thương hiệu và quản trị thương hiệu cần phải được quan tâm đúng mức, trong tương lai cần phải xây dựng được thương hiệu lương thực Hà Tĩnh nhưng trước mắt cần lấy thương hiệu chung của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc là VNF1 để quảng bá. - Liên kết, liên doanh kinh doanh: Đối với mặt hàng phân bón cần phải gắn kết 4 nhà: Nhà máy, Nhà đại lý, Công ty và các đại lý cấp 3, cấp 4. Việc liên kết giữa các nhà ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 50 giúp cho việc thống nhất giá dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng các đại lý tự ý bán hàng với giá cao, điều này cũng giúp cho khách hàng mua được hàng đúng giá cũng như uy tín của Công ty được đảm bảo. - Liên kết với các nhà máy thức ăn gia súc, nhà máy bia, Dự trữ quốc gia để trở thành bạn hàng thân thiết, thường xuyên trong cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết được các mối quan hệ làm ăn này giúp Công ty có kế hoạch hàng năm về kinh doanh cũng như hàng tồn kho để chủ động trong việc kinh doanh. - Có các chính sách đãi ngộ thích hợp với các đại lý nhằm xiết chặt mối quan hệ giữa Công ty và các đại lý như chiết khấu giá mua hàng đối với các đại lý mua khối lượng lớn, - Đẩy mạnh công tác khuyến nông cho bà con nông dân, mở các lớp tập huấn cho các đại lý và hộ nông dân nhằm trang bị những hiểu biết nhất định về việc sử dụng phân bón để bà con nông dân và đại lý biết lựa chọn và sử dụng phân bón có hiệu quả. 3.1.3.4. Kế hoạch tài chính Bảng3.2: Kế hoạch đầu tư xây dựng trong năm 2014 TT Tên dự án Địa điểm xây dựng VĐT dự kiến 1 Thuê đất để đầu tư xây kho, lắp đặt hệ thống máy xay xát đánh bóng gạo 5tấn/1ca Thị xã Hồng Lĩnh 10 tỷ đồng 2 Xây kho và lắp đặt hệ thống sấy Ngô Tỉnh Xiêng Khoảng, Lào – cửa khẩu Nậm Cắn 5 tỷ đồng 3 Đầu tư kho để thu mua sắn lát khô tại Lào Cửa khẩu Cầu Treo 3 tỷ đồng 4 Mua 2 xe tải trọng tải 19 tấn 3,8 tỷ đồng 5 Nâng cấp sửa chữa các kho hiện tại 2 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư dự kiến 23,8 tỷ đồng Nguồn: Phòng KHKD - CTCP lương thực Hà Tĩnh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 51 Trong năm tới Công ty chủ yếu đầu tư xây dựng vào việc đầu tư vào việc xây dựng, nâng cấp kho bãi, lắp đặt hệ thống xay xát gạo và mua thêm phương tiện vận tải.Có thể thấy đây là những khoản đầu tư rất cần thiết trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Các khoản đầu tư dự kiến trong năm tới vào khoảng 23,8 tỷ đồng, đây là một khoản đầu tư tương đối lớn vì vậy Công ty cần có phương án tài chính hợp lý nhằm chủ động được nguồn vốn kinh doanh trong năm tới. Bảng3.3:Một số chỉ tiêu kế hoạch tài chính từ năm 2014 - 2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu Triệu đồng 365.000 387.000 410.000 435.000 460.000 Mức độ tăng Doanh thu Giá trị - 22.000 23.000 25.000 25.000 % - 6,03 5,94 6,1 5,75 Lợi nhuận Triệu đồng 700 750 800 860 920 Mức độ tăng LN Giá trị - 50 50 60 60 % - 7,14 6,67 7,5 6,98 Nộp NSNN Triệu đồng 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - CTCP lương thực Hà Tĩnh Trên đây là một số kế hoạch tài chính củaCông ty trong thời gian tới, với mức độ tăng doanh thu hàng năm khoảng 6%/năm và mức độ tăng lợi nhuận hàng năm xấp xỉ 7%/năm.Công ty đang xây dựng một kế hoạch tài chính giai đoạn 2014 - 2018 với mức độ tăng trưởng ở mức ổn định, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận ở mức thấp. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Trên thực tế tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua Công ty cũng đã khắc phục những hạn chế, yếu kém của mình.Để hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả, khắc phục những hạn chế và nâng cao vị thế của Công ty đối với khách hàng thì trong thời gian tới cần phải kết hợp nhiều biện pháp.Xuất phát từ điều kiện thực tế của Công ty tôi xin đưa ra một số ý kiến chủ quan của mình nhằmgiúp Công ty phát triển hơn nữa nâng cao hiệu quả sản xuất trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 52 3.2.1. Giải pháp về mở rộng thị trường Có thể nói thị trường chính là nơi duy nhất để Công ty thực hiện được mục đích của mình là bán hàng hóa và thu lợi nhuận. Vậy nên để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cần phải tập trung vào công tác nghiên cứu thị trường, từ đó tiến hành thành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các chính sách thị trường. - Chiến lược xâm nhập thị trường Mặc dù hiện tại Công ty đã có phòng thị trường, tuy nhiên hoạt động của phòng thị trường vẫn còn chưa hiệu quả. Số lượng khách hàng của Công ty trong những năm gần đây tăng lên không đáng kể, nguyên nhân là do Công ty chưa chủ động tìm các nguồn khách hàng mới mà chỉ mới tập trung vào một số khách hàng thường xuyên. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là đối với ngành nghề kinh doanh phân bón. Tuy nhiên bên năng lực về tài chính của Công ty còn nhiều hạn chế cùng với đó là áp lực cạnh tranh bởi các đối thủ có tiềm lực mạnh như CTCP Sông Gianh, CTCP vật tư nông nghiệp Nghệ An,đã gây không ít khó khăn đối với tình hình kinh doanh của Công ty. Vì vậy Công ty cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm giữ vững và nâng cao thị phần của mình để từng bước xâm nhập vào thị trường phân bón. - Chiến lược phát triển sản phẩm Có thể thấy hiện tại Công ty đang kinh doanh rất nhiều mặt hàng khác nhau từ kinh doanh nông sản, phân bón đến nhà nghỉ, khách sạn, Đó cũng là một xu thế chung của hầu hết các DN hiện nay, họ thường đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro.Vì vậy Công ty cần có những chiến lược phát triển kinh doanh những ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cắt giảm những ngành nghề kinh doanh không hiệu quả. - Hoàn thiện mạng lưới phân phối Việc xây dựng hệ thống phân phối phù hợp thuận lợi cho người tiêu dùng cuối cùng dễ dàng mua là yếu tố quyết định và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh.Hệ thống phân phối hoạt động hiệu quả sẽ làm tăng khả năng cung ứng, kích ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 53 thích cầu tiêu dùng, làm sống động thị trường, tăng cường mối liên kết với các thị trường khác. Vì vậy cần xây dựng hệ thống phân phối hợp lý nhằm đảm bảo cung ứng tốt sản phẩm cho người tiêu dùng, tuy nhiên không nên xây dựng kênh phân phối quá dài sẽ làm cho giá cả đến tay khách tăng cao. 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty cần đầu tư thỏa đáng để phát triển quy mô bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có chất lượng cao trong các doanh nghiệp. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến,... Vấn đề đầu tiên là việc tuyển dụng nhân lực cần được tuyển chọn một cách cạnh tranh, công bằng và công khai. Việc tuyển dụng phải có tuyển được người có năng lực thật sự chứ không phải do quan hệ quen biết, ô dù, bằng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của Công ty. Cần có chính sách thu hút và giữ chân người tài năng trẻ tuổi và nhiệt tình trong công việc. Việc quản trị lao động cũng rất quan trọng, cần xây dựng một cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu của công việc. Cần xây dựng một bộ máy quản lý kinh doanh một cách hợp lý và gọn nhẹ, đồng thời cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên bằng việc thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo trong Công ty, các cán bộ chủ chốt cần tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Cần phân công lao động vào các vị trí công việc một cách hợp lý và cụ thể. Việc bố trí lao động vào các vị trí phù hợp với khả năng và chuyên môn của mỗi người sẽ làm cho họ phát huy hết năng lực, tạo hiệu quả làm việc tối đa. Tuy nhiên hiện nay việc bố trí đúng năng lực và chuyên môn của mỗi người tại các Công ty đang là một bài toán khó. Vì hiện nay có những người năng lực không có tuy nhiên vẫn ở những vị trí rất cao trong Công ty như trưởng phòng, kế toán trưởng, vì họ là người thân của ai đó trong Công ty, hay là làm việc lâu năm rồi được lên những vị trí đó. Còn những người mặc dù trẻ tuổi, có đầy đủ khả năng về chuyên môn và lòng nhiệt huyết để cống hiến thì lại không được coi trọng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 54 3.2.3. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một DN nào trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, đồng thời vốn là nhân tố quyết định quy mô sản xuất, khả năng cạnh trạnh so với đối thủ, Do đó việc chủ động xây dựng, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả SXKD của DN. Tuy nhiên qua việc phân tích và quá trình tìm hiểu tại Công ty thì thấy việc quản lý vốn ở Công ty cổ phần lương thực Hà Tĩnh còn một số hạn chế, chưa khai thác sử dụng nguồn vốn một cách tối đa. Vì vậy tôi xin đưa ra một sô biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, đặc biệt là vai trò quản lý nguồn vốn lưu động nói riêng.  Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của Công ty Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu về vốn, mức độ chênh lệch giữa kế hoạch và tình hình thực hiện ở các kỳ trước.Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch huy động vốn từ các kênh khác nhau sao cho hiệu quả nhất, tránh tình trạng thừa thiếu vốn gây lãng phí.  Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và linh hoạt Trong điều kiện của Công ty chủ yếu hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng vốn thì Công ty nên tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Các nguồn mà Công ty có thể xem xét như: - Vay ngân hàng: Đây là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của CTCP lương thực Hà Tĩnh trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh. Công ty cần tập trung huy động các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đảm bảo cho Công ty có đủ khả năng tài chính và giảm gánh nặng nợ. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó DN không chỉ làm tăng được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 55 - Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Tuy đây không được xem là nguồn vốn huy động nhưng khi sử dụng nguồn vốn này Công ty không phải trả chi phí sử dụng.  Sử dụng hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi Qua phân tích cho thấy vốn bằng tiền của Công ty tương đối lớn và đang có xu hướng ngày càng tăng, vì vậy việc tổ chức quản lý sử dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện tại thì các khoản tiền nhàn rỗi của Công ty chủ yếu tập trung ở các ngân hàng, nên đã đánh mất các cơ hội đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn như kinh doanh tài chính, bất động sản,  Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho - Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra kỹ chất lượng hàng nhập về, nếu phát hiện hàng kém chất lượng thì cần có biện pháp đề nghị người bán bồi thường thiệt hại cho Công ty. - Bảo quản tốt hàng tồn kho, cần thường xuyên đối chiếu sổ sách để có biện pháp xử lý hàng tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hoá, từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời lượng hàng tồn kho cho phù hợp với nhu cầu thị trường. 3.2.4. Sử dụng tiết kiệm chi phí Chi phí là một trong những nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp tới lợi nhuận của DN, vì vậy mục đích của DN là tăng doanh thu tối đa và đồng thời phải giảm thiểu chi phí. Hiện tại trong mấy năm gần đây thì các khoản chi phí vẫn đang còn cao và có tốc độ tăng nhanh như chi phí bán hàng, chi phí quản lý,làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu cho mỗi chu kỳ sản xuất, phòng kế hoạch kinh doanh cần tính toán nhu cầu nguyên vật liệu dựa vào việc ước lượng nhu cầu thị trường tránh trường hợp dư thừa quá nhiều hoặc quá thiếu.Đồng thời xác định mức dự trữ hợp lý ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 56 để phục vụ thị trường khi cần thiết, nhưng cũng ở mức độ vừa phải nếu không cũng làm tăng chi phí kho bãi, bảo quản, vận chuyển. Cân đối lại lao động cho phù hợp với nhu cầu của công việc, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả công việc. Trên thực tế có những bộ phận lại thiếu người nhưng cũng có những bộ phận lại tương đối thừa người khi mà khối lượng công việc tương đối ít, làm cho hiệu quả không cao. 3.2.5. Giải pháp về kinh doanh - Cần tập trung hơn nữa vào kinh doanh lương thực, đây là mảng kinh doanh chiến lược hiện tại của Công ty, đẩy mạnh vào khâu tìm kiếm và phát triển thị trường, chủ động trong việc lựa chọn khách hàng. Với tiềm lực và năng lực hiện tại thì Công ty có khả năng nâng cao hiệu quả mảng kinh doanh lương thực, tuy nhiên cần phải thực hiện việc chuyên môn hoá các bộ phận chức năng tạo ra sự năng động trong từng khâu kinh doanh cũng như đảm bảo sự nhanh nhạy và kịp thời của các quy định quản lý từ ban giám đốc Công ty. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến phát triển việc cung ứng gạo xuất khẩu và các mặt hàng khác là nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm trong thời gian tới. Phấn đấu gia tăng các đầu mối khách hàng thông qua sự hỗ trợ của Tổng Công ty và nỗ lực từ chính bản thân Công ty, đồng thời cần nâng cao chất lượng khách hàng giảm bớt các đối tác trung gian. - Cần phát huy lợi thế địa bàn cũng như trong nước, ngoài kinh doanh mặt hàng chiến lược là lương thực thì Công ty cần mở rộng kinh doanh các mặt hàng là nông sản xuất khẩu như lạc, tiêu, cà phê, đường, cao su, nhựa thông, - Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của Công ty, thì cần phải lắp đặt thêm hệ thống sấy và máy xay xát đánh bóng gạo để chủ động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chủ động nguồn hàng cho khách mua hàng. Ngoài ra Công ty cần chú trọng vào mảng kinh doanh phân bón vì trong mấy năm gần đây thì mảng kinh doanh này đang đem lại cho Công ty nhiều hiệu quả và thị trường này đang ngày càng đi vào ổn định và mở rộng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 57 - Trên cơ sở hoàn thiện bộ máy kinh doanh, Công ty cần mở rộng hơn nữa địa bàn thu mua sản phẩm đầu vào cũng như khách hàng và thị trường đầu ra, xây dựng hệ thống bán lẻ gắn với chuỗi hệ thống bán lẻ nhằm chủ động và tối ưu hơn nữa lợi nhuận. - Điều chỉnh cơ cấu thị trường theo nguyên tắc ưu tiên bạn hàng ổn định và khai thác tối đa các thị trường tiềm năng. Để khai thác tối lợi thế này cần tập trung vào việc thiết lập hệ thống khách hàng ổn định thông qua việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt của Công ty khi phục vụ khách hàng, đồng thời cần ổn định nguồn cung để có thể tiến đến việc ký các hợp đồng dài hạn với khách hàng. Tóm lại,muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động có lợi cho mình.Bản thân Công ty có vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò quyết định thể hiện trên hai mặt: thứ nhất, biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài và thứ hai, Công ty phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 58 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận CTCP lương thực Hà Tĩnh là đơn vị kinh doanh đa ngành nhưng chủ yếu là mảng kinh doanh lương thực, phân bón. Công ty được cổ phần hoá giữa lúc nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, lại phải nhận bàn giao khoản lỗ âm (-) 5 tỷ đồng từ CTCP lương thực Thanh Nghệ Tĩnh nên giai đoạn này Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo cũng với các cán bộ nhân viên, Công ty đã có những thành tích đáng ghi nhận, tăng trưởng trong giai đoạn này luôn ở mức cao, tiến hành bù được lỗ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Với sự quan tâm giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh cũng như các ban ngành, đặc biệt là Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng đội ngũ nhân viên thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, Công ty đã có những chính sách, chiến lược phát triển đúng đắn. Công ty rất quan tâm đến việc nghiên cứu, dự đoán thị trường, luôn quan tâm tìm kiếm những nguồn hàng có chất lượng cao, giá cả chấp nhận được để cung ứng cho khách hàng.Vì vậy trong những năm qua Công ty đã đạt được nhiều thành tựu. Các sản phẩm do Công ty sản xuất và cung ứng được khách hàng ưu thích và đánh giá cao. Công ty cũng nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng cho những cố gắng không ngừng nghỉ của mình. Tuy nhiên, hoạt động trong nền kinh tế thị trường Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, cạnh tranh gay gắt.Mặt khác, việc nước ta gia nhập WTO vừa là cơ hội vừa là sự thách thức lớn đối với Công ty. 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước  Đối với Bộ, ngành Trung ương + Công tác hỗ trợ pháp lý cần được triển khai để tạo ra “cú hích” trong việc triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho DN tại các Bộ, ngành trung ương. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương,... cần triển ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 59 khai mạnh mẽ công tác hỗ trợ pháp luật cho DN trong lĩnh vực, ngành do mình quản lý.Bên cạnh đó cần tạo cơ chế thông thoáng trong việc đăng ký và quản lý việc thành lập DN để tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư tuy nhiên cần thẩm định nghiêm ngặt về ngành nghề đăng ký kinh doanh cũng như khả năng tài chính của DN. + Nhà nước cần có chính sách can thiệp kịp thời để điều chỉnh, hỗ trợ giá phân bón khi thị trường có biến động mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN và lợi ích của người tiêu dùng. + Có chính sách ưu đãi về vốn tín dụng để khuyến khích các Công ty đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.  Đối với UBND, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Tổ chức triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý giúp cho các tổ chức đại diện cho DN được “tiếp thêm sức mạnh” trong công tác hỗ trợ các hội viên của mình thông qua thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho DN. Khi DN tham gia thị trường thì thường gặp rất nhiều rủi ro về mặt pháp lý như: Rủi ro trong việc tranh chấp giữa các thành viên Công ty; rủi ro trong việc tranh chấp với chính người lao động của DN mình; rủi ro trong việc tổ chức vận hành hoạt động và cơ cấu nội bộ của Công ty; rủi ro trong hoạt động kinh doanh; rủi ro trong vay vốn tín dụng, và thực tế là ngay cả khi DN phá sản (chết) thì cũng có rủi ro là “chết nhưng không được chôn”. 2.2. Kiến nghị đối với Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc - Hiện nay do vốn điều lệ của Công ty nhỏ nên phải huy động bìa đất và tài sản cá nhân lãnh đạo Công ty thế chấp cho ngân hàng để được vay vốn kinh doanh, tài sản của Công ty đã xuống cấp cần phải đầu tư nâng cấp và đầu tư mua mới một số tài sản đáp ứng nhu cầu SXKD. Vì vậy đề nghị Tổng Công ty nâng mức vốn điều lệ lên trên 10 tỷ đồng để có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất và vay vốn SXKD. - Việc đầu tư tài sản mới nếu đầu tư theo tỷ lệ vốn góp thì người lao động của Công ty không thể đáp ứng được vì vậy kính đề nghị lãnh đạo Tổng Công ty lương thực Miền Bắc đầu tư tài sản và giao cho CTCP Lương thực Hà Tĩnh khai thác và sử dụng nộp khấu hao tài sản và lợi nhuận cho Tổng Công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 60 - Đơn vị chưa đủ điều kiện để xuất khẩu gạo trực tiếp vì vậy kính đề nghị lãnh đạo Tổng Công ty khi có hợp đồng xuất khẩu gạo thì cho Công ty được cung ứng gạo cho Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc nhằm tạo công ăn việc làm và doanh thu, lợi nhuận để hoàn thành kế hoạch được giao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2003), “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”, NXB Đại học quốc gia TP.HCM 2. PGS.TS. Mai Văn Bưu và TS. Phan Kim Chiến (2005), “Lý thuyết Quản trị kinh doanh”, Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 3. PGS.TS Hoàng Hữu Hòa (2012) “Quản trị thương mại”, Đại học Huế 4. GS.TS. Đặng Đình Đào (1998), “Kinh tế thương mại dịch vụ”, NXB Thống kê. 5. TS. Nguyễn Tài Phúc và TS. Hoàng Quang Thành (2009), Giáo trình quản trị học, ĐH Huế 6. ThS. Bùi Đức Tuân (2005) “Giáo trình Kế hoạch kinh doanh”, Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB Lao động và xã hội. 7. TS. Nguyễn Quốc Tuấn (2006), “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Thống kê. 8. CTCP lương thực Hà Tĩnh – “Báo cáo tài chính năm 2011” 9. CTCP lương thực Hà Tĩnh – “Báo cáo tài chính năm 2012” 10.CTCP lương thực Hà Tĩnh – “Báo cáo tài chính năm 2013” 11.CTCP lương thực Hà Tĩnh – “Đề án tái cơ cấu CTCP lương thực Hà Tĩnh” 12.CTCP lương thực Hà Tĩnh – “Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014” 13. Các bài khoá luận tham khảo khác. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 62 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Cơ cấu tổ chức của CTCP lương thực Hà Tĩnh HĐQT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Các phòng ban Các đơn vị trực thuộc Phòng Kế hoạch kinh doanh ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Phòng Thị trường Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức hành chính XNKD Lương thực TH Hà Tĩnh XNKD Lương thực TH Đường 8 CNKD Lương thực TH Nghi Xuân CNKD Lương thực TH Cẩm Kỳ BAN KIỂM SOÁT ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Mai Văn Xuân SVTH: Hoàng Văn Giao – K44A KHĐT 63 Phụ lục 2: Kế hoạch sản xuất của công ty năm 2014 Chỉ tiêu Thực hiện 2013 Kế hoạch 2014 SL (Tấn) Giá trị (Tr.đồng) SL (Tấn) Giá trị (Tr.đồng) I. Mua vào 677.225 39.500 355.000 4. Thóc 4.271 34.405 5.000 30.000 5. Gạo thương mại 50.761 408.882 15.000 135.000 6. Màu 3.763 30.311 10.000 60.000 7. Tinh bột sắn 4.588 41.654 5.000 40.000 8. Phân bón 24.791 162.977 15.000 90.000 II.Bán ra 697.362 39.762 363.825 1.Bán nội địa 79.228 621.648 39.762 269.925 9. Thóc 4.363 36.258 4.500 27.675 10. Gạo 47.720 396.555 9.000 82.350 11. Màu 3.574 29.702 10.000 61.500 12. Phân bón 23.570 158.909 16.000 98.400 2.Xuất khẩu 13. Gạo cung ứng XK 3.988 31.733 5.000 45.750 14. Tinh bột sắn 4.588 44.191 5.000 48.150 15. Kim ngạch xuất khẩu 2.200 2.250 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – CTCP lương thực Hà TĩnhĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoang_van_giao_531.pdf
Luận văn liên quan