Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

TÓM TẮT LUẬN VĂN Vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không phải bây giờ mới được nhắc tới. Nó trở thành vấn đề nóng bỏng và được toàn xã hội Việt nam nói chung và các nước tài trợ nói riêng quan tâm đặc biệt khi xảy ra vụ việc tại Ban quản lý các dự án giao thong 18 – PMU18, khi mà hàng chục tỷ đồng của Nhà nước, tiền viện trợ bị rơi vào túi cá nhân. Bộ NNo&PTNT, một bộ hàng năm nhận được lượng vốn đầu tư lớn từ Ngân sách Nhà nước và nguồn vốn ODA. Vì vậy, vấn đề sử dụng hiệu quả vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT cũng đã được nhắc tới nhiều lần, và nó cũng trở thành vấn đề luôn được quan tâm vì số tiền đầu tư lớn, lĩnh vực đầu tư rộng, dàn trải, lại tập trung vào khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số do vậy việc kiểm soát vốn đầu tư và hiệu quả của nó trở thành một bài toán khó. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với kinh nghiệm và thực tế làm việc tại các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA trong Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Luận văn được chia làm 3 chương với kết cấu như sau: - Chương 1: Vốn ODA và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. - Chương 2: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT từ năm 1993 đến nay. - Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong thời gian tới. Tác giả đã tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT từ năm 1993 đến nay dựa trên phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1: VỐN ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA 4 1.1.VỐN ODA4 1.1.1.Khái niệm và các hình thức của vốn ODA4 1.1.1.1.Khái niệm ODA. 4 1.1.1.2.Các hình thức ODA. 5 1.1.2.Đặc điểm nguồn vốn ODA7 1.1.3.Tính hai mặt của vốn ODA đối với nước nhận viện trợ. 8 1.1.3.1.Ưu điểm9 1.1.3.2.Mặt trái của vốn ODA. 11 1.2.HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA12 1.2.1.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA12 1.2.1.1.Sự cần thiết12 1.2.1.2.Các hình thức đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA. 12 1.2.1.3.Thông tin để đánh giá. 21 1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA21 1.2.2.1.Các nhân tố khách quan. 21 1.2.2.2.Các nhân tố chủ quan. 22 1.3.ODA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM . 25 1.3.1.Đặc điểm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam25 1.3.2.Vai trò của ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam27 1.4.MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG NÔNG NGHIỆP29 1.4.1.Kinh nghiệm quản lý ODA ở một số nước trên thế giới29 1.4.2.Bài học kinh nghiệm quản lý ODA trong lĩnh vực NNo&PTNT cho Việt Nam34 Chương 2: thỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY37 2.1.TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-2006 . . 37 2.1.1.Tình hình cam kết và ký kết các khoản vay ODA37 2.1.2.Tình hình giải ngân. 38 2.1.3.Tình hình phân bổ, sử dụng nguồn vốn ODA39 2.1.3.1.Nguồn vốn ODA phân bổ theo ngành. 39 2.1.3.2.ODA phân bổ theo khu vực địa lý. 40 2.2.QUY TRÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT. 42 2.2.1.Phân công trách nhiệm, thể chế đối với quản lý ODA tại Bộ NNo & PTNT. 42 2.2.2.Phương thức thực hiện các chương trình ODA tại Bộ NNo&PTNT. .45 2.3.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNo&PTNT TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY 45 2.3.1.Tình hình ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT. 45 2.3.1.1.Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT. 46 2.3.1.2.Tình hình phân bổ vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT. 49 2.3.2.Tình hình sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT từ năm 1993 đến nay. 55 2.3.2.1.Theo lĩnh vực sử dụng. 57 2.3.2.2.Theo nhà tài trợ. 57 2.4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNO&PTNT. 62 2.4.1.Hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT. 62 2.4.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT. 66 2.4.2.1.Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn của Nhà nước. 66 2.4.2.2.Sự khác biệt về thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ. 69 2.4.2.3.Quy hoạch và phân bổ nguồn vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT. 72 2.4.2.4.Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan tới quản lý và sử dụng ODA tại Bộ chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng. 74 2.4.2.5.Công tác tổ chức, quản lý và điều hành dự án còn nhiều bất cập. 75 2.4.2.6.Hạn chế trong quá trình tổ chức công tác đấu thầu. 81 2.4.2.7.Năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ. 83 2.4.2.8.Nhận thức về ODA còn hạn chế. 85 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG THỜI GIAN TỚI. 86 3.1.MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2010. 86 3.1.1.Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn đến năm 2010. 86 3.1.1.1.Mục tiêu. 86 3.1.1.2.Những thuận lợi và khó khăn. 88 3.1.2.Quan điểm và định hướng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo & PTNT trong thời gian tới .89 3.1.2.1.Quan điểm sử dụng vốn ODA. 89 3.1.2.2.Định hướng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo & PTNT. 91 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NNo& PTNT TRONG THỜI GIAN TỚI. 95 3.2.1.Từ phía Bộ NNo&PTNT. 95 3.2.1.1.Hoàn thiện quy trình vận động thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA. 95 3.2.1.2.Sửa đổi/bổ sung/thay thế Quyết định số 45/2001/QĐ/BNN ngày 30/09/2004. 96 3.2.1.3.Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế dự án. 96 3.2.1.4.Cải tiến cơ chế và thủ tục giải ngân các dự án. 97 3.2.1.5.Bố trí vốn đối ứng để thực hiện dự án. 98 3.2.1.6.Nâng cao chất lượng mua sắm, công tác đấu thầu. 98 3.2.1.7.Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ về tài chính, kế toán tại các Ban quản lý dự án .99 3.2.1.8.Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án. 100 3.2.1.9.Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thực hiện dự án. 101 3.2.1.10.Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương có dự án. 102 3.2.2.Từ phía các Ban quản lý dự án. 103 3.2.2.1.Xây dựng qui chế hướng dẫn phù hợp cho từng Ban quản lý dự án. 103 3.2.2.2.Tăng cường công tác lập kế hoạch hoạt động/ngân sách hàng năm104 3.2.2.3.Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng/người hưởng lợi105 3.2.2.4.Đẩy mạnh công tác chỉ đạo của Ban chỉ đạo và giám đốc dự án. 106 3.2.2.5.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BQL dự án Trung ương với các tỉnh và của BQL dự án tỉnh đối với người hưởng lợi107 3.2.2.6.Lựa chọn và kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện dự án. 108 3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN109 3.3.1.Đối với Chính phủ. 109 3.3.2.Đối với Bộ Tài chính. 112 3.3.3.Đối với Bộ Kế hoạch - Đầu tư. 114 KẾT LUẬN116 TÀI LIỆU THAM KHẢO118 PHỤ LỤC121

docx170 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3581 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
duyệt của nhà tài trợ, cũng như chủ đầu tư nhằm tạo điều kiện cho Nhà thầu sớm hoàn thiện hồ sơ theo quy định; + Phi tập trung hoá thủ tục/quá trình thanh toán vốn ngoài nước cho các tỉnh/thành phố. Bởi vì hiện nay sự tập trung quá mức về công tác thanh toán vốn ngoài nước tại Ban quản lý dự án Trung ương đã biến Ban quản lý dự án trung ương thành “trung tâm thanh toán” nên không còn đủ thời gian, đủ người để thực hiện hết các nhiệm vụ. Trong khi đó, trách nhiệm của các Ban quản lý dự án của tỉnh/thành phố hoặc khu vực và các cơ quan như Kho bạc tỉnh, Ngân hàng thương mại tỉnh không được phát huy hết. - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành Cẩm nang về các thông lệ, thủ tục và cơ cấu nguồn vốn ODA, trong đó chỉ rõ ai được làm gì? Làm khi nào và như thế nào? Đồng thời cũng quy định thật cụ thể thời hạn giải quyết qua từng khâu công việc. Vì thực tế hiện nay, ở mỗi dự án, mỗi nhà tài trợ lại có một cuốn cẩm nang hướng dẫn riêng, và mỗi dự án đều dựa vào hướng dẫn đó để xây dựng cho mình một quy chế tài chính phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ và Bộ Tài chính, và thường thì việc xây dựng này mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, thực tế đòi hỏi cần có một quyển cẩm nang chung, quy định cụ thể cho từng nhà tài trợ trên cơ sở hài hoà thủ tục của Việt Nam, điều này sẽ giúp làm giảm cả chi phí về thời gian và tiền bạc trong việc xây dựng quy chế tài chính cho từng dự án. - Cùng với Tổng cục thuế xem xét và sửa đổi một số quy định về thuế GTGT, thuế XNK theo hướng đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế (các văn bản, giấy tờ ...), giảm bớt thời gian xem xét và tiến hành hoàn thuế để đảm bảo các dự án có vốn đối ứng kịp thời để thực hiện dự án. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cùng Tổng cục thuế cũng nên xem xét lại quy trình xin miễn thuế Thu nhập cá nhân. Bởi vì, hiện nay tại một số dự án ở Bộ NNo&PTNT, có thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn. Đối với những chuyên gia này, hầu hết là thuộc đối tượng được miễn thuế nhưng theo quy đinh hiện nay, thủ tục để xin miễn thuế rất phức tạp (trình lên Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Tài chính sau đó chuyển lại cho Tổng cục thuế), điều này làm giảm đáng kể tiến độ thực hiện dự án. - Hiện nay, các nhân viên tuyển dụng làm việc tại các Ban quản lý dự án thuộc Bộ NNo&PTNT đang được trả lương cũng như các lợi ích khác như công tác phí, tiền ngủ... khi đi công tác theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nước (theo Thông tư 112 áp dụng cho các dự án sử dụng vốn ODA). Nhưng như đã phân tích ở phần chương II, định mức này tỏ ra không phù hợp vì thực tế cho thấy công việc tại các BQL dự án nhiều, đòi hỏi người có trình độ, kinh nghiệm và tâm huyết... Trong khi đó chế độ đãi ngộ không tương xứng sẽ không thu hút được những người thực sự phù hợp. Chính vì vậy, Bộ Tài chính cần nhanh chóng nghiên cứu, sửa đối lại định mức chi tiêu trong Thông tư 112, để đảm bảo có thể khắc phục được những khó khăn trên. - Có cơ chế thực thi để tăng cường quản lý các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA. Tăng cường công tác kiểm tra/giám sát/quyết toán tài chính hàng năm các dự án để kịp thời phát hiện các sai sót và có những điều chính thích hợp. Vì thực tế hiện nay cho thấy, các dự án ODA ở Việt Nam nói chung và tại Bộ NNo&PTNT nói riêng, hàng năm công tác thanh tra/quyết toán chỉ do Vụ Kế hoạch – Tài chính trực thuộc Bộ thực hiện, còn Bộ Tài chính như đứng ngoài cuộc và họ chỉ thực sự bắt tay vào công việc quyết toán tài chính khi dự án đã kết thúc. Khi đó, nếu có sai sót thì việc sửa chữa cũng đã quá muộn. Và thực tế một số dự án tại Bộ NNo&PTNT chưa đóng cửa được mặc dù đã kết thúc từ lâu, điều này một mặt vừa làm giảm hiệu quả thực hiện dự án, làm cho dự án dây dưa, kéo dài. Mặt khác, làm giảm lòng tin và hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà tài trợ. Đối với Bộ Kế hoạch - Đầu tư - Tiếp tục tiến trình hài hoà thủ tục với nhà tài trợ: Cùng với Bộ ngoại giao, Bộ Tài chính làm cầu nối giữa Chính phủ và nhà tài trợ thông qua việc tiếp tục tổ chức các cuộc hội nghị/hội thảo các nhà tư vấn giữa kỳ, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ nêu lên ý kiến, khó khăn/thắc mắc trong quá trình thực hiện dự án cũng như biết được các chương trình ưu tiên của Chính phủ, trên cơ sở đó lấy ý kiến, phối hợp/chia sẻ thông tin với các nhà tài trợ; khuyến khích các nhà tài trợ phối hợp với nhau một cách hệ thống hơn trong khâu chuẩn bị dự án để tránh trùng lắp. - Tiếp tục hỗ trợ Chính phủ trong việc xây dựng Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức theo thời kỳ 5 năm, 10 năm trên cơ sở cụ thể và chi tiết lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn, tỷ lệ đầu tư theo khu vực..., nhằm giúp cho các Nhà tài trợ có được cái nhìn tổng thể về kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam, từ đó có những hỗ trợ phù hợp và kịp thời. - Để những thay đổi tích cực của Nghị định 131/2006/NĐ- CP sớm được hướng dẫn, Bộ Kế hoạch và đầu tư cần nhanh chóng lấy ý kiến của các Bộ ban ngành, phối kết hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức theo Nghị định số 131/2006/NĐ- CP. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ xây dựng ... cùng nhau ngồi lại thống nhất để cho ra một văn bản hướng dẫn chung cho Nghị định 131, thay vì mỗi Bộ lại ban hành một hướng dẫn riêng, chồng chéo và trùng lắp nhau như trước kia. - Cần nâng cao hơn nữa vai trò thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tư đối với các dự án trên cơ sở xây dựng quy chế thẩm định rõ ràng, khoa học và công khai thông qua chế độ thông tin 02 chiều để cho các Chủ đầu tư biết và thực hiện. - Làm việc và thống nhất với Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn đối với công tác lập kế hoạch và định mức chi tiêu đối với dự án hỗn hợp, vừa có tính chất hành chính sự nghiệp, vừa có tính chất xây dựng cơ bản. Tránh tình trạng, một dự án nhưng lại sử dụng hai chế độ tài chính, định mức, hai chế độ kế toán như hiện nay, gây khó khăn cho việc thực hiện cũng như quyết toán dự án. KẾT LUẬN Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, cần thiết phải có các nghiên cứu, đánh giá định kỳ, toàn diện và các nghiên cứu chuyên sâu theo từng lĩnh vực, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các chính sách liên quan cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực tế cho thấy, các Nhà tài trợ thường xuyên có các nghiên cứu, đánh giá tổng thể cũng như riêng biệt đối với từng dự án cụ thể sử dụng vốn ODA tại các nước tiếp nhận vốn. Tuy nhiên, các đánh giá này chủ yếu trên giác độ và yêu cầu của bản thân các nhà tài trợ. Để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện việc sử dụng vốn ODA, Chính phủ nước tiếp nhận cần thiết có các đánh giá độc lập của riêng mình trên cơ sở tham khảo các ý kiến của nhà tài trợ, chuyên gia để từ đó có thể đưa ra những chính sách thích hợp. Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam“ mong muốn đưa ra tiếng nói tương đối khách quan về hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian qua và kiến nghị một số giải pháp về chính sách trong thời gian tới. Qua việc phân tích và đánh giá thực chứng, kết hợp với phương pháp so sánh và lý giải bằng các lý luận và quan điểm kinh tế. Đề tài đã hoàn thành những nhiệm vụ sau: 1. Trình bày tóm tắt những lý thuyết chung về ODA: Khái niệm, hình thức, đặc điểm; các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này; vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam; và một số kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. 2. Phân tích thực trạng tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam nói chung và tại Bộ NNo&PTNT nói riêng trong thời gian qua. Qua đó, đánh giá được vai trò to lớn của nguồn vốn ODA đối với những thành tựu mà ngành NNo&PTNT nói chung và Bộ NNo&PTNT nói riêng đã đạt được trong thời gian qua như xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tăng cường hệ thống khoa học nông nghiệp, hoàn thiện thể chế, phát huy nội lực trong nước và tăng vị thế của ngành nông nghiệp trên trường quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được, đề tài cũng đã chỉ ra được những tồn tại mà Bộ NNo&PTNT đang gặp phải trong quá trình sử dụng vốn ODA như: việc quy hoạch và phân bổ vốn ODA còn bất hợp lý, chưa có hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ; công tác tổ chức, quản lý và điều hành dự án còn nhiều bất cập; năng lực và trình độ chuyên môn của các cán bộ còn nhiều hạn chế.... 3. Trên cơ sở mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và định hướng sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra các giải pháp từ phía Bộ NNo&PTNT và các Ban quản lý dự án trực thuộc Bộ nhằm giải quyết những tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT trong thời gian tới. Qua đó, đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - đầu tư. Tác giả tin tưởng rằng với sự nỗ lực khẩn trương, nghiêm túc rút kinh nghiệm và nhanh chóng khắc phục những tồn tại trong quy trình sử dụng vốn ODA của mình, trong thời gian tới, hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ NNo&PTNT sẽ được nâng lên rõ rệt, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của đất nước. Tuy nhiên, do tác giả chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, khả năng lý luận chưa thực sự sâu sắc, do vậy bài luận này cần được đóng góp ý kiến bởi những người quan tâm, có kinh nghiệm để nó được hoàn thiện hơn. Cũng qua đây, tác giả muốn gửi lời cảm ơn của mình đến thầy giáo hướng dẫn, PGS. TS – Đào Văn Hùng, cũng các bác, các cô, các chú và các anh/chị đã và đang công tác tại Bộ NNo&PTNT đã giúp đỡ tác giả hoàn thành bài viết này./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: Bộ Kế hoạch - đầu tư (2005), Báo cáo thường niên về vốn ODA năm 2005, Bộ kế hoạch đầu tư. Bộ Kế hoạch - đầu tư (2006), Báo cáo thường niên về vốn vay ODA năm 2006, Bộ kế hoạch đầu tư. Bộ kế hoạch - đầu tư (2006), Báo cáo chuyên ngành tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư một số vùng lãnh thổ giai đoạn 2001 - 2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch - đầu tư, ADP (2004), Sổ tay hỗ trợ và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Bộ Kế hoạch - đầu tư (2001), Thông tư số 06/2001/TT- BKH ngày 20/09/2001 về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức” ban hành theo kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ- CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch - đầu tư. Bộ Kế hoạch - đầu tư (1993 – 2006), Cơ sở dữ liệu trợ giúp phát triển của Việt Nam- dad.mpi.gov.vn, Bộ Kế hoạch - đầu tư. Bộ NNo&PTNT (2004), Quyết định số 45/2004/QĐ- BNN ngày 30/09/2004 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài trong ngành NNo&PTNT“, Bộ NNo&PTNT. Bộ NNo&PTNT (2005), Báo cáo tăng cường năng lực thực thi có hiệu quả các dự án viện trợ ODA, Bộ NNo&PTNT. Bộ NNo&PTNT, UNDP (2007), Báo cáo kết thúc dự án, Dự án Hỗ trợ chương trình Cải cách hành chính tại Bộ Nno&PTNT – VIE/2/016. Bộ NNo&PTNT, ADB (2006), Báo cáo hoàn thành dự án, Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn. Bộ NNo&PTNT, ADB (2007), Bản ghi nhớ dự án, Dự án phát triển chè và cây ăn quả. Bộ NNo&PTNT (2006), Báo cáo kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2006 – 2010, Bộ NNo&PTNT. Bộ NNo&PTNT (2006), Tuyên bố chung của các nhà tài trợ quốc tế Đóng góp ý kiến cho Dự thảo kế hoạch phát triển 5 năm của Bộ NNo&PTNT (2006 – 2010), Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG), Bộ NNo&PTNT. Bộ Tài chính, ADB (2004), Sổ tay các vấn đề tài chính trong dự án hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam, Bộ Tài chính và ADB. Chính Phủ (2001), Nghị định số 17/2001/NĐ – CP Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, ngày 04/05/2001, Chính phủ. Chính phủ (2004), Báo cáo của Chính phủ tại hội nghị nhóm tư vấn, Chính phủ. Chính phủ (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ- CP Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, ngày 09/11/2006, Chính phủ. Dự án Tăng cường năng lực theo dõi và đánh giá dự án Việt Nam – Ôxtrâylia – Giai đoạn II (VAMESP- II) (2004), Sổ tay theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, VAMESP, Hà nội. Gia Minh (2006), “Quản lý nguồn vốn ODA, một vấn đề nóng trong kỳ họp Quốc hội khoá 11”, Báo điện tử Vnexpress.net. Frederic S. Mishkin (1999), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Lê Văn Minh (2006), “Bộ NNo&PTNT với vai trò là cơ quan chủ quản trong quản lý và thực hiện dự án ODA”, tr. 01 – 06. Nhóm hỗ trợ quốc tế (2006), Định hướng phát triển sử dụng vốn ODA đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thời kỳ 2001 – 2010, Bộ NNo&PTNT. Nhật Bản (2004), Báo cáo hàng năm về ODA, Nhật Bản. Nhật Bản (2005), Báo cáo hàng năm về ODA, Nhật Bản. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 290/2006/QĐ –TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 – 2010”, Thủ tướng Chính phủ. Dương Đức Ưng (2006), “Hiệu quả viện trợ có thể đạt được bằng cách thay đổi hành vi”, tr. 01 – 06. Dương Đức Ưng (2007), “Thiếu hụt vốn đối ứng có thể ảnh hưởng như thế nào đến tiến độ các dự án ODA”, tr. 01 – 02. World Bank (2004), ODA trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng thế giới. World Bank (2005), ODA trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng thế giới. Tiếng Anh: ADB, AFD, JBIC, KFW and WB (2003), Vietnam: Improving ODA effectiveness – an updated report on harmonization of operational policies, procedures and practices. ADB – Country Strategy and Program (2007), Viet Nam 2007 – 2010, ADB. IMF (2006), The officials of Vietnam on economic developments and policies, IMF, Washington D.C. JBIC (2003), Evaluation Handbook for ODA Loan projects, Project Development Department, Development Assistance Operation Evaluation Office. Ministry of Planning and Investment (2006), The five – year Social – economic development plan 2006 – 2010, Hanoi. Ngoc Minh (2005), Summary of JBIC report on ODA management and monitoring, MARD. Kurnya Roesad (2001), ODA in Indonesia: A Preliminary Assessment, Centre for Stategic and International Studies, Singapore. The steering committee of comprehensive poverty reduction and growth strategy (CPRGS) (2005), Vietnam, growth and reduction of poverty – annual progress report of 2004 – 2005, Hanoi, Vietnam. United Nations Country Team Viet nam (2005), The Millenlium Development Goals and Vietnam’s Socio – Economic Development Plan 2006 – 2010, Hanoi. Phụ lục Tên dự án: Dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn 8 Số dự án: VIE 29259 - Khoản vay: 1564 VIE (SF) Bên vay: Chính phủ Việt Nam Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Số vốn vay: SDR 77,003,000 Thời gian thực hiện (hiệp định): 4/1998 – 12/2004 Thời gian thực hiện (thực tế): 4/1998 – 9/2005 Mục tiêu: Nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu ở khu vực nông thôn để tăng sản lượng nông nghiệp và phi nông nghiệp, cải thiện thu nhập, tăng khả năng tiếp cận với thị trường và các dịch vụ cơ bản và xoá đói, giảm nghèo. Địa bàn thực hiện: 23 tỉnh/thành phố trong cả nước Tính phù hợp Trong thiết kế dự án: Tại các tỉnh thực hiện dự án, mức thu nhập bình quân theo đầu người có thể tiếp cận với đường giao thông cao hơn 26% so với người không có điều kiện; 50% người dẫn không được sử dụng nước sạch, 25% số trẻ em tử vong có liên quan đến đường nước, và khó khăn trong việc lấy nước làm cho số trẻ em bỏ học cao. Trong khi kế hoạch đến năm 2010 của Chính phủ là tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó tất cả các xã đều có đường giao thông nông thôn, 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, đảm bảo an ninh lương thực.. Vì vậy, mục tiêu của dự án là rất phù hợp với mục tiêu chung của Chính phủ. Trong thực hiện dự án: Dự án đã giúp người dân có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ giáo dục, y tế, chợ và các cơ hội việc làm. Thu nhập của các hộ gia đình nông thôn đã tăng lên 7 Tác giả sử dụng các chỉ tiêu định lượng và định tính tại trang 18, mục 1.3.1.2, trong chương 1 để lượng hoá. 8 Báo cáo hoàn thành dự án, Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn năm 2006. 52% ở những khu vực gần đường giao thông nông thôn được phục hồi, 45% ở khu vực có công trình thuỷ lợi được nâng cấp và 29% ở những khu vực hưởng lợi từ các tiểu dự án cấp nước. Dự án đã lồng ghép được trong chiến lược xoá đói, giảm nghèo của Chính phủ và ADB để phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu thứ hai của dự án là nâng cao năng lực nhân sự của Bộ NNo&PTNT và Sở NNo&PTNT là rất phù hợp, đặc biệt là đối với cán bộ ở các tỉnh khi mà năng lực quản lý - thực hiện các dự án quốc tế còn hạn chế. Tính hiệu quả Các chỉ tiêu đo về mặt lượng STT Mục tiêu trong hiệp định Thực hiện 1 Nâng cấp 1,500km đường nông thôn để tiếp cận với mạng lưới đường quốc lộ và các dịch vụ xã hội - Phục hồi, nâng cấp được 1,887km đường nông thôn, giảm 60% chi phí vận chuyển nông sản; 53% thời gian di chuyển tới những cơ sở hạ tầng xã hội quan trọng; số người đi bộ đến chợ giảm 76%, đến bệnh viện giảm 80% và đến chỗ làm giảm 43%. - Số gia đình có xe máy tăng 75%, xe đạp tăng 24% - Lưu lượng xe qua lại tăng 5 lần so với trước khi có dự án. - Thay vì đi bộ, xe đạp thì người dân đã sử dụng xe máy, ô tô, xe buýt khi có được liên thôn, liên huyện. 2 Cung cấp nước tưới cho 20,000ha - 63 công trình thuỷ lợi được nâng cấp, cung cấp nước tưới cho 60,314ha. - Tăng 25% diện tích gieo trồng (tăng vụ lúa). - Sản lượng lúa tăng 27%, do đảm bảo tốt hơn lượng nước tưới. - Sản lượng các cây trồng vùng cao như ngô, mía và các loại rau quả đã tăng 37%. 3 Cung cấp nước sạch sinh hoạt cho 0.5 triệu người - 31 công trình cấp nước sạch được xây dựng, cung cấp cho 1.53 triệu người - Người dân vùng xa đã tiết kiệm được thời gian lấy nước mỗi ngày từ 10 – 75 phút. - Lượng nước sử dụng trung bình của người dân tăng 47%, từ 68 lít/ngày lên 100lít/ngày. - Các bệnh liên quan đến nguồn nước đã giảm từ 71% xuống còn 43%. - Chi phí cấp nước trước khi có dự án là 10.000đ/người/m3 – 15.000đ/người/m3, đến khi có dự án đã giảm xuống 2.000đ/người/m3. 4 Xây dựng 50 chợ nông thôn - 15 chợ nông thôn đã được xây dựng - Doanh thu của những người buôn bán khi có chợ đã tăng lên 30% Các chỉ tiêu định tính: STT Mục tiêu trong hiệp định Thực hiện 1 Nâng cấp và xây mới đường nông thôn - Việc đi lại thuận lợi đã giúp đa dạng hoá những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, rau quả, mía thay thế loại cây có giá trị kinh tế thấp như lúa nương. - Các hoạt động thương mại phát triển dọc theo tuyến đường được nâng cấp. - Tạo công an việc làm cho người dân địa phương thông qua việc sử dụng lao động thủ công thay cho máy móc trong quá trình thực hiện dự án. - Đời sống người dân đã được nâng lên, số hộ nghèo giảm. 2 Nâng cấp và xây mới các công trình thuỷ lợi - Tăng cường an ninh lương thực theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao. - Tăng năng suất và chất lượng cây trồng. 3 Nâng cấp và xây mới các công trình nước sạch - Tạo điều kiện thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân do chi phí đầu tư ban đầu đã được dự án chi trả. - Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương do có thêm các nhà đầu tư tư nhân. - Số trẻ em có điều kiện đến trường tăng. 4 Xây dựng các chợ nông thôn - Giúp thương nhân tập kết nông sản và tiếp cận, trao đổi buôn bán với các chợ trên tỉnh. - Giá thu mua nông sản đã tăng lên do chi phí vận chuyển giảm, dẫn đến thu nhập của người dân tăng. - Thúc đẩy việc phát triển các khu vực lân cận. Việc thực hiện nâng cao năng lực chỉ đạt được yêu cầu đề ra do hạn chế về năng lực thực hiện các dự án quốc tế tại Sở Nno&PTNT các tỉnh. Trong công tác thiết kế kỹ thuật dự án, ở lĩnh vực liên quan đến giám sát thực hiện và quản lý hợp đồng, việc đào tạo kiến thức và kinh nghiệm đã góp phần đẩy mạnh việc áp dụng những phương thức tiếp cận mới để thực hiện dự án. Theo thiết kế, khoảng 180 cán bộ cấp tỉnh được đào tạo trong việc lập dự án và có 30 cán bộ trung ương được đào tạo quản lý dự án và lập quy hoạch phát triển nông thôn. Thực tế thực hiện đã có hơn 2,000 cán bộ (cấp trung ương và tỉnh) được đào tạo (quản lý XD cơ sở hạ tầng nông thôn, quản lý tài chính, quản lý dự án, kỹ năng tin học…). 73 tiểu dự án đã được thiết kế và thực hiện với việc huy động thêm được khoản vốn vay nhưng vẫn đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Tổng nguồn vốn dự án là 150triệu USD (45 triệu USD ngoại tệ và 105 triệu USD nội tệ). Chi phí thực tế của dự án là 151.1 triệu USD (41.7 triệu USD ngoại tệ và 109.4 triệu USD nội tệ), trong đó chi phí xây lắp thấp hơn từ 10% -20% so với thiết kế. Tính hiệu suất Đối với đường giao thông nông thôn: EIRR đạt 12% – 23%. Lợi ích thu được từ việc tiết kiệm chi phí vân hành phương tiện giao thông là 40%, trong khi tính toán ban đầu là 10%. Thặng dư của người sản xuất là 20%, trong khi ước tính ban đầu là 10%. Đối với hệ thống thuỷ lợi: tỷ lệ nội hoàn về kinh tế (EIRR) đạt 22.3%, trong khi mức ước tính ban đầu là 21% - 28%. Đối với hệ thống nước sạch: EIRR đạt 10,3%, thiết kế ban đầu là 29%. Như vậy, các tiểu dự án đều có EIRR vượt mức chi phí cơ hội của vốn (12%). Tính bền vững Dự án đã: (i) tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực thông qua lập kế hoạch và thực hiện công tác vận hành, bảo dưỡng; (ii) người hưởng lợi được yêu cầu đóng góp vào công tác vận hành và bảo dưỡng. Đối với các công trình thuỷ lợi lớn, các công ty khai thác thuỷ nông cấp huyện hoặc cấp tỉnh có trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng công trình kể cả việc thu thuỷ lợi phí. Đối với các công trình nhỏ hơn, việc vận hành và bảo dưỡng được giao cho một nhóm người có khả năng. Tuy nhiên, do không thu thuỷ lợi phí nên tính bền vững đối với các công trình này sẽ không đảm bảo. Nước sinh hoạt: Trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước đã được trao lại cho các công ty quản lý thuỷ lợi cấp tỉnh hoặc các đơn vị đại diện ở tuyến huyện. Đối với đường giao thông nông thôn: Trách nhiệm bảo dưỡng đã được giao lại cho Chi cục đường bộ các tỉnh, đại diện của Cục ở huyện và ở Xã. Đối với các chợ: việc vận hành và bảo dưỡng được giao lại cho các BQL chợ của Huyện. Tính tác động Cải thiện điều kiện đi lại của người dân, mạng lưới đường được nâng cấp tạo điều kiện phát triển thương mại vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập tăng. Dự án cũng đã nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền địa phương đảm bảo tỉnh có thể tự quản lý và xác định các dự án đầu tư ưu tiên và giám sát quá trình thực hiện. Tác động về môi trường không bị ảnh hưởng mà còn có xu hướng tốt hơn do hệ thống đường xá được nâng cấp, người dân được sử dụng nước sạch… Những tồn tại: 1. Tiến độ thực hiện dự án đã bị chậm so với thiết kế ban đầu (4/1998 – 12/2004), nhưng thực tế thực hiện bị chậm hơn 1 năm, đến tháng 9/2005 mới kết thúc giải ngân và đến tháng 07/2006 mới tiến hành xong việc đánh giá cuối kỳ, và tháng 10/2006 có báo cáo kết thúc dự án. 2. Chất lượng thực hiện dự án tại một số địa phương chưa cao, đặc biệt là các công trình xây dựng, có hiện tượng thông đồng để trúng thầu. Nguyên nhân: Thiết kế dự án: Thủ tục phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, phương án tài chính và các vấn đề xã hội của các tiểu dự án tại các tỉnh còn phức tạp Đấu thầu và lựa chọn tư vấn: Quyết toán một số công trình xây dựng bị chậm tiến độ do một số nhà thầu không đủ vốn để thực hiện trong khi trước đó nhà thầu đã cố gắng hạ thấp giá thầu để thắng thầu; có công trình đã không thể hoàn thành do nhà thầu không đủ năng lực để thực hiện; hoặc hoàn thành được nhưng chất lượng không cao do nhà thầu địa phương hạn chế về năng lực quản lý và năng lực kỹ thuật. Mặc dù công tác tuyển chọn tư vấn đã được thực hiện từ tháng 7/1998, nhưng đến tháng 8/1999 tư vấn mới được huy động. Trong khi đó, các hợp đồng xây lắp đã được trao cho 20/23 tỉnh trước khi tư vấn được huy động, và thực hiện trên cơ sở là những báo cáo nghiên cứu khả thi kém chất lượng. Điều này dẫn đến công trình kém chất lượng, các nhà thầu được tuyển chọn không đủ năng lực thực hiện, tiến độ dự án bị ảnh hưởng. Vốn đối ứng thực hiện dự án: Mặc dù các tỉnh đã được Bộ phân bổ vốn đối ứng kịp thời, nhưng do các tỉnh lại dùng ngân sách đã được phân bổ để chi trả cho phần đóng góp của người hưởng lợi với cơ sở cho rằng những khoản trả trước này sẽ được hoàn lại trong tương lai. Cho nên khi cần vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu thì không còn, vì vậy có nhà thầu bị thanh toán chậm đến 12 tháng. Vấn đề thuế TNCN: Trong thời gian thực hiện, dự án đã thuê số lượng tư vấn lớn người nước ngoài để thực hiện các gói thầu quốc tế. Đa số các chuyên gia tư vấn này đều ở Việt Nam dưới 183 ngày, và theo luật thuế TNCN hiện hành thì họ đều phải nộp thuế TNCN 25% trên tổng số thu nhập. Tuy nhiên, nguồn thanh toán lại là từ vốn vay của ADB, nên theo quy định toàn bộ khoản viện trợ của ADB không chịu thuế. Vì vậy, số thuế để thanh toán này phải được lấy từ vốn đối ứng của NSNN. Nhưng do việc bố trí vốn đối ứng để nộp thuế không có trong ngân sách của dự án, cho nên dự án phải đợi rất lâu để Bộ xin ý kiến của Bộ TC và Bộ Kế hoạch và đầu tư bố trí vốn đối ứng để đóng thuế cho những chuyên gia này. Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện của dự án. Công tác thực hiện dự án: Gặp nhiều khó khăn, do: thủ tục phê duyệt tiểu dự án tại tỉnh còn nhiều phức tạp; các báo cáo nghiên cứu khả thi do tư vấn địa phương lập trong giai đoạn đầu của dự án có chất lượng thấp trong khi đó năng lực thẩm định của các cán bộ của Bộ còn hạn chế; chi phí giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án không được dự toán trong thiết kế dự án; hướng dẫn về các quy trình thực hiện dự án thực hiện chậm, đến cuối năm 2000 mới có hướng dẫn cho các tỉnh. Sự khác biệt giữa quy đinh của ADB và chính phủ: Về thủ tục đấu thầu, sơ tuyển nhà thầu, thời hạn đấu thầu, tổ chức đấu thầu, và thế nào là một nhà thầu hợp lệ đã gây nhiều khó khăn cho dự án trong quá trình thực hiện. Công tác theo dõi/giám sát dự án chưa được chú trọng: tại một số tỉnh, dẫn đến chất lượng công trình không cao, có hiện tượng bong, tróc, lún đường sau khi thi công. Sự tham gia của người dân/cộng đồng hưởng lợi: trong việc xác định nơi xây các công trình thuỷ lợi chưa được chú trọng, dẫn đến một số công trình thuỷ lợi được xây dựng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân. Năng lực của cán bộ thực hiện dự án: Trong giai đoạn đầu, dự án giải ngân thấp do hạn chế về năng lực thực hiện các thủ tục giải ngân, thanh lý và các thủ tục mua sắm theo quy định của ADB; các cán bộ thực hiện dự án tại các tỉnh không có kinh nghiệm đối với các thủ tục đấu thầu cạnh tranh hay các thủ tục từ tài khoản tạm ứng cấp 1. Mặt khác, hầu hết các cán bộ được biệt phái từ Sở Nno&PTNT tỉnh sang, do đó năng lực còn hạn chế, trong khi lại không dành 100% thời gian cho việc thực hiện dự án do còn bận các công việc bên Sở. Một số tư vấn được tuyển dụng trong nước chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án của ADB tài trợ, chưa quen với công tác đánh giá xã hội, môi trường và phân tích kinh tế - tài chính của dự án để thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dẫn đến các báo cáo này kém chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thực hiện dự án. Bên cạnh đó, thiết kế dự án yêu cầu Phó Giám đốc dự án có trách nhiệm quản lý về mặt hành chính và tài chính, nhưng Dự án lại không tuyển được người có kinh nghiệm và năng lực. Vì vậy, các cán bộ tại BQL dự án Trung ương phải kiêm nhiệm nhiều việc, không hướng dẫn cho các tỉnh một cách cụ thể, dẫn đến các yếu kém của cán bộ địa phương không được khắc phục mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tiến độ thực hiện dự án. PHỤ LỤC 27 Tên dự án: Dự án hỗ trợ chương trình cải cách hành chính tại Bộ Nno&PTNT 9 Mã số dự án: VIE/02/016 Cơ quan tài trợ: Chương trình phát triển Liên Hợp quốc – UNDP và Chính phủ Hà Lan. Số vốn: 2,330,000USD Thời gian thực hiện (hiệp định): 7/2003 – 6/2006 Thời gian thực hiện (thực tế): 7/2003 – 12/2006 Mục tiêu: (i) Tăng cường năng lực của Bộ NNo&PTNT trong việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy ở Trung ương và địa phương; (ii) Tăng cường năng lực thế chế và nguồn nhân lực tại một số đơn vị chủ chốt; (iii) Hỗ trợ thực hiện chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý hành chính toàn ngành; (iv) Chia sẻ các kết quả và công cụ thông tin với các dự án cải cách hành chính (CCHC) khác; (v) xây dựng thí điểm 13 trung tâm thông tin nông thôn cấp xã. Địa bàn thực hiện: Tại Bộ NNo&PTNT, các Cục, Vụ, Viện Tính phù hợp Dự án được thiết kế phù hợp với định hướng chung của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính Nhà nước theo đề án 112 của Chính phủ. Dự án là một phần không thể thiếu của Kế hoạch hành động Cải cách hành chính của Bộ NNo&PTNT giai đoạn 2001- 2005. Việc thực hiện dự án cũng đã đem lại hiệu quả rõ nét, đã xây dựng được cơ chế “một cửa” tại 7 đơn vị thuộc Bộ, giảm thiểu thời gian giải quyết các thủ tục hành chính và phù hợp với xu thể cải cách hành chính tại Bộ nói riêng và Chính phủ nói chung. 9 Báo cáo kết thúc dự án, Dự án hỗ trợ chương trình cải cách hành chính tại Bộ NNo&PTNT Tính hiệu quả STT Mục tiêu trong hiệp định Thực hiện (i) Tăng cường năng lực của Bộ Nno&PTNT - Kết thúc công tác thực hiện Nghị định 86/2003/NĐ- CP mới, năng lực của cán bộ chủ chốt được nâng cao. - Các quy chế làm việc mới cũng được ban hành theo Nghị định 86. - Hỗ trợ thành lập Vụ pháp chế. - Tăng cường năng lực cho “Trung tâm khuyến nông quốc gia” theo định hướng cung cấp dịch vụ công. (ii) Tăng cường năng lực thế chế - Hệ thống quản lý chất lượng ISO được xây dựng và thí điểm tại Văn phòng Bộ. - Hỗ trợ Vụ tổ chức nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ. - Năng lực đào tạo của 2 trường cán bộ quản lý Nno&PTNT được tăng cường (iii) Hỗ trợ thực hiện chiến lược ứng dụng CNTT - Phòng tin học trực thuộc Văn phòng Bộ được tăng cường và vận hành với sự hỗ trợ của dự án. - Phát triển nguồn lực CNTT để mở rộng tới tất cả các Cục, Vụ và 38 Sở. - Chuẩn hoá công tác trao đổi thông tin quản lý hành chính với các cấp cơ sở qua mạng nội bộ, internet.. - Hỗ trợ xây dựng thí điểm các trung tâm thông tin nông thôn kết nối mạng cấp xã cho các hộ nông nghiệp. (iv) Chia sẻ kết quả - Cơ chế giám sát và đánh giá công tác quản lý các hoạt động CCHC tại Bộ được thiết lập nhằm hỗ trợ cho Ban chỉ đạo CCHC và Văn phòng thường trực CCHC. - Kinh nghiệm về các kết quả của dự án được chia sẻ với các dự án CCHC khác thông qua Bộ Nội vụ. (v) Xây dựng thí điểm 13 trung tâm TT nông thôn - 13 TTTT nông thôn được thành lập và đi vào hoạt động với sự quản lý và vận hành của cán bộ địa phương. - Các kênh thông tin về sản xuất nông nghiệp và thị trường được thiết lập. - Các hệ thống chia sẻ thông tin và dữ liệu được thiết lập tại các xã. Tính hiệu suất STT Mục tiêu trong hiệp định Thực hiện (i) Tăng cường năng lực của Bộ NNo&PTNT Ngoài những kết quả trên, còn có những kết quả bổ sung: - Kế hoạch hành động chống tham nhũng của Bộ được xây dựng và ban hành. - Mô hình “01 cửa” được thí điểm tại 7 Cục quản lý chuyên ngành của Bộ. - Cơ chế mới đối phó với dịch cúm gia cầm ở Việt Nam được sử dụng và đánh giá. (ii) Tăng cường năng lực thế chế - Xây dựng thêm hệ thống thông tin quản lý nhân sự. - Thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo của 2,050 cán bộ, công chức, viên chức. - Nghiên cứu định tính về giới được thực hiện và phổ biến... (iii) Hỗ trợ thực hiện chiến lược ứng dụng CNTT - Trao đổi thông tin 2 chiều đã được cải thiện. - Hệ thống phần mềm tin học văn phòng đã được xây dựng và ứng dụng... (iv) Chia sẻ kết quả - Hỗ trợ Ban chỉ đạo CCHC của Bộ chuẩn bị kế hoạch hành động đến năm 2010. - Các cuộc thi tìm hiểu về CCHC đã được tổ chức... (v) Xây dựng thí điểm 13 trung tâm TT nông thôn - Thoả thuận chia sẻ chi phí thực hiện giữa Bộ và UNDP đã được ký kết. - Đề xuất mở rộng và tiếp tục thực hiện đã được xây dựng Tính bền vững Có thể nói, với việc ứng dụng các kết quả đạt được của Dự án tại Bộ trong thời gian qua đã thấy rõ tính hiệu quả của dự án; và với việc Bộ sẽ tiếp tục tài trợ kinh phí cho các hoạt động đã được thiết lập của dự án là điều kiện đảm bảo tính bền vững của dự án. Bên cạnh đó, với đề xuất Chính Phủ và các cơ quan tài trợ tiếp tục hỗ trợ chương trình này giai đoạn 2007 – 2010 đã cho thấy sự quan tâm, cam kết của Bộ đối với việc thực hiện các chương trình của dự án. Tính tác động - Mục tiêu 1: Bộ máy hành chính được cải cách đã dẫn đến sự thay đổi của Bộ trong việc quan tâm đến người nông dân thông qua việc Bộ thiết lập các điều kiện cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho nông dân nghèo. Việc thực hiện Nghị định 86 đã tác động đến việc Bộ tinh giản Bộ máy hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” trong các hoạt động hàng ngày. Giúp Bộ xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng và thực hiện công tác bình đẳng giới. - Mục tiêu 2: Hệ thống quản lý nguồn nhân lực theo đó đã được tăng cường; thông qua việc đánh giá nhu cầu đào tạo, chương trình phát triển nguồn nhân lực tại Bộ cũng bắt đầu được triển khai; việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO đã giúp phân định rõ chức năng, trách nhiệm của từng bộ phận trong Văn phòng Bộ, do đó thời gian nhận và giải quyết thư từ, văn bản đã được rút ngắn... - Mục tiêu 3: Nhận thấy tầm quan trọng của CNTT, các Sở đã trang bị máy tính cho cán bộ, làm đơn giản hoá và rút ngắn thời gian giải quyết các văn bản; trình độ của các cán bộ về CNTT được tăng cường; công tác trao đổi thông tin với bên ngoài được cải thiện thông qua việc thiết lập cơ chế thông tin 2 chiều cả ở Bộ và các Sở. - Mục tiêu 4: Kết quả và bài học đã được Bộ sử dụng để xây dựng kế hoạch hành động CCHC đến năm 2010, theo hướng rõ ràng, hợp lý và phù hợp hơn; nhậ thức về cân bằng giới cũng được tăng cường.. - Mục tiêu 5: Chưa có cơ sở để đánh giá do mới đi vào áp dụng. Nguyên nhân thành công: Sự hỗ trợ/phối hợp của các cấp bộ ngành trong quá trình thực hiện dự án: Dự án đã thiết lập được mối quan hệ đối tác với nhiều Cục, Vụ và đơn vị đảm bảo các công việc của dự án được thực hiện kịp thời. Công tác giám sát/kiểm tra dự án: Dự án đã áp dụng phương pháp khung logic trong việc giám sát dự án với việc đưa ra các mục tiêu cần đạt được, các hoạt động cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đó với các chỉ số (indicator) đánh giá cụ thể, giúp dự án có thể đánh giá được hiệu quả thực hiện trên cơ sở các kết quả đầu ra. Sự tham gia của các bên vào quá trình thực hiện dự án: Trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động, dự án đã đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan thông qua việc sử dụng các Tổ công tác; đảm bảo các ý kiến đóng góp của các bên được ghi nhận và cập nhập kịp thời và các kế hoạch hàng năm, 6 tháng và kế hoạch quý. Tồn tại: Tiến độ thực hiện dự án đã bị chậm so với thiết kế ban đầu (7/2003 – 06/2006), nhưng thực tế thực hiện bị chậm nửa năm, đến tháng 12/2006, mới kết thúc giải ngân và đến tháng 01/2007 mới có báo cáo kết thúc dự án. Nguyên nhân: Quy trình/thủ tục hành chính còn nhiều bất cập: Nhiều hoạt động của dự án trong quá trình thực hiện phụ thuộc vào tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Một số văn bản ban hành chậm tiến độ và quy trình, thủ tục hành chính giải quyết một số công việc kéo dài đã ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Nhân lực thực hiện dự án: Ngoài những hạn chế về năng lực của cán bộ trong quá trình thực hiện dự án. Dự án còn liên tục có sự thay đổi các vị trí chủ chốt mà nguyên nhân chủ yếu là chế độ đãi ngộ, và cơ chế phối kết hợp giữa Bộ và Dự án trong quá trình thực hiện. Cụ thể, dự án có 03 lần thay đổi Giám đốc, 03 lần thay đổi Cố Vấn trưởng và 03 lần thay đổi cán bộ chương trình của UNDP. Điều này dẫn đến quá trình điều hành, quản lý và giám sát thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyển chọn tư vấn thực hiện dự án: Dự án gặp khó khăn trong việc tuyển chọn được tư vấn trong nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực cải cách hành chính và nông nghiệp nông thôn. Tư vấn được tuyển dụng lại có chất lượng không cao, do khâu chọn thầu tư vấn ban đầu không được thực hiện tốt, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án. Bên cạnh đó, thời gian tuyển dụng bị kéo dài, mất từ 6 tháng đến 1 năm cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện dự án. PHỤ LỤC 37 Tên dự án: Dự án phát triển chè và cây ăn quả 10 Mã số dự án: 1781- VIE (SF) Cơ quan tài trợ: Ngân hàng phát triển Châu Á Số vốn: 31,157,000SDR Mục tiêu: (i) tăng thu nhập cho người nông dân và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp; (ii) tăng cường bảo vệ môi trường thông qua sử dụng đất bền vững lâu dài thông qua việc hỗ trợ phát triển chè và cây ăn quả. Thời gian thực hiện (theo hiệp định): 10/2001 – 12/2006 Thời gian thực hiện (thực tế): 10/2001 – 12/2007 Địa bàn thực hiện: 13 tỉnh/thành phố và 4 viện nghiên cứu chè và cây ăn quả trong cả nước. Tính phù hợp Dự án được thiết kế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế chung đến năm 2010 của Chính phủ, trong đó tập trung cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và xoá đói, giảm nghèo. Trong quá trình thực hiện dự án, kết quả dự án mang lại đã thực sự giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo công an việc làm và cải thiện đời sống. Không những chỉ giúp người nông dân trong phát triển kinh tế, với hợp phần hỗ trợ phát triển thông tin thị trường, dự án đã giúp những hộ sản xuất nhỏ và các nhà sản xuất thiết lập sự liên kết, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Tính hiệu quả Một số chỉ tiêu chính: 10 Bản ghi nhớ dự án, Dự án phát triển chè và cây ăn quả, năm 2007. STT Mục tiêu trong hiệp định Thực hiện 1 Thông qua hoạt động hỗ trợ vay vốn, tạo ra 71,600 việc làm mới Thông qua hoạt động hỗ trợ vay vốn tín dụng, đã tạo ra được 112,600 việc làm cho các gia đình tại các địa phương thực hiện dự án thông qua 50,070 khoản vay. 2 Đảm bảo số người được hưởng lợi từ dự án là 68,430 người Số người hưởng lợi từ dự án đạt 65,050 người 3 Trồng lại và phục hồi những vùng trồng chè và cây ăn quả trên diện tích 26,800 ha Dự án đã trồng lại và phục hồi được 40,000ha vùng trồng chè và cây ăn quả 4 Hình thành và cấp chứng chỉ được 300 vườn ươm Đã hình thành 7,700 vườn ươm và cấp chứng chỉ được 1,504 vườn ươm 5 Hình thành và phục hồi 1,200 cơ sở chế biến Hình thành/phục hồi được 8,500 cơ sở chế biến 6 Hợp phần tín dụng: cho các hộ gia đình vay – 37.9 triệu USD Dự án đã giải ngân được 35 triệu USD. Trong đó đã thu hồi được 40% số vốn cho vay. 7 Hợp phần phi tín dụng: 6,7 triệu USD Dự án đã giải ngân được 5,7 triệu USD 8 Đào tạo và nâng cap năng lực cho 14,000 người Dự án đã đào tạo và nâng cao năng lực được cho 152,362 người thông qua 2,924 khoá đào tạo. Tính hiệu suất Mặc dù tỷ lệ lãi suất thương mại được áp dụng đối với việc cho vay hộ nông dân nhỏ nhưng dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. Bằng việc hỗ trợ một phần lãi suất, chính phủ làm cho lãi suất này có thể chi trả được bởi cả những người dân tộc thiểu số nghèo để họ có thể tiếp cận với nguồn vốn và các hỗ trợ kỹ thuật liên quan. Dự án cũng đã giúp tăng năng suất cũng như diện tích và sản lượng chè và cây ăn quả và đa số các chỉ tiêu đề ra trong hiệp định đề đã vượt xa. Dự án cũng đã giúp người người nông dân tăng sản lượng, giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả trong sản xuất. Tính bền vững Đa số các hoạt động chính của dự án đều được tiến hành bởi người nông dân, họ trở thành những doanh nhân vay vốn theo lãi xuất thương mại để phát triển doanh nghiệp của họ. Với môi trường chính sách tốt mà Chính phủ đang thúc đẩy thì những doanh nghiệp này có khả năng duy trì hoạt động một cách độc lập và bền vững khi dự án kết thúc. Bên cạnh đó, để giúp người nông dân trong phát triển kinh tế, dự án đã chuẩn bị và in ấn được 22 cuốn sổ tay và phân phát cho 208,941 người hưởng lợi. Dự án cũng thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo hướng dẫn người dân trong việc sử dụng cuốn sổ tay này và các phương pháp phát triển kinh tế gia đình, sử dụng nguồn vốn cho vay có hiệu quả. Với hoạt động hỗ trợ tái cơ cấu/đổi mới trang thiết bị các viện nghiên cứu chè và cây ăn quả, tạo điều kiện giúp đỡ về giống và hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân, đặc biệt khi dự án kết thúc. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho việc trợ giúp của dự án được bền vững. Tính tác động So với mục tiêu ban đầu la 26,800 ha, dự án đã trồng mới và phục hồi được 41,000ha cây chè và cây ăn quả, phủ xanh đất trồng, bảo vệ đất, chống xói mòn. Các diện tích cây trồng này hầu như là các diện tích không được tưới tiêu tốt và không thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp thâm canh nên dự án đã giúp người nông dân chuyển từ hệ thống nông nghiệp không bền vững sang hệ thống các cây trồng lâu năm và đồng thời nâng cap chất lượng của môi trường. Bên cạnh đó, dự án cũng đã tạo ra 112,600 việc làm mới cho người dân, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế. Tồn tại: 1. Tiến độ thực hiện dự án đã bị chậm so với thiết kế ban đầu (10/2001 – 12/2006), nhưng thực tế thực hiện bị chậm nửa năm, dự án xin gia hạn thêm 01 năm, đến tháng 12/2007, mới kết thúc dự án. 2. Trong hợp phần cho vay phát triển trồng cây ăn quả, trong đó, có cây dứa và cây vải là không có tính bền vững vì hầu hết các hộ dân trồng dứa và vải đều không có đầu ra cho sản phẩm. Nguyên nhân: Khâu thiết kế dự án: Có thể nói, khâu thiết kế của dự án đã được thực hiện tương đối tốt ở tất cả các khâu. Tuy nhiên, đối với hoạt động hỗ trợ người dân vay vốn để trồng dứa và cây vải là chưa tốt. Mặc dù, người dân vay vốn để trồng dứa và cây ăn quả cho năng suất rất cao, sản phẩm đầu ra rất tốt. Tuy nhiên, đây là 2 loại quả chín rất nhanh, chỉ trong vòng 1 tuần – 1 tháng, toàn bộ các cây dứa và vải đều chín hết, nhà máy thì không đủ khả năng chế biến với số lượng lớn như vậy. Dẫn đến việc người dân không bán được sản phẩm, để thối ... không hoàn được vốn và khó có khả năng trả lãi ngân hàng chứ chưa nói đến việc trả gốc. Ví dụ này có thể thấy ở Huyện Lục Ngạn - Bắc Giang (dự án hỗ trợ trồng vải), hay ở Huyện Như Thanh, Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá (dự án hỗ trợ trồng dứa).... Nguyên nhân chính của tình trạng này là do trong dự án chưa có hợp phần thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Đấu thầu và lựa chọn tư vấn: Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn chuyên gia tư vấn, xây lắp và mua sắm thiết bị tại dự án bị kéo dài. Đặc biệt các gói thầu về tuyển chọn tư vấn, và xây lắp, mua sắm trang thiết bị cho các trung tâm nghiên cứu chè và cây ăn quả, các gói thầu này mất đến 3 năm để hoàn thành (từ khi xây dựng đến khi thực hiện xong). Bên cạnh đó, một số tư vấn của dự án được lựa chọn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Kết quả các báo cáo tư vấn không thực sự giúp ích cho việc triển khai các công việc của dự án. Một phần là do những chuyên gia tư vấn này đi theo lối mòn và là những người cũ, sử dụng công nghệ/kiến thức cũ cho nên không còn phù hợp; mặt khác, chuyên gia tư vấn có mối quan hệ với cán bộ dự án, cán bộ của Bộ, cho nên việc lựa chọn chuyên gia không hẳn dựa trên năng lực và kinh nghiệm. Vấn đề thuế: Về thuế GTGT: Trong cơ cấu chi tiêu của dự án, hoạt động chi tiêu thường xuyên, ADB chỉ tài trợ 62%, còn 38% là lấy từ ngân sách nhà nước. Do vậy, theo quy định của Luật thuế GTGTchỉ 62% là được hoàn thuế GTGT. Trong khi đó, việc phân bổ tỷ lệ chi tiêu này gặp rất nhiều khó khăn, nhưng khi hoàn thành và mang ra kho bạc để xác nhận thì kho bạc lại yêu cầu Bộ phải xác nhận là không dùng vốn NSNN để trả thuế GTGT. Do đó, khâu hoàn thuế GTGT của dự án gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian, từ 1- 3 tháng (theo quy định là 3 – 5 ngày). Về thuế TNCN: Trong quá trình thực hiện, dự án cũng thuê nhiều chuyên gia tư vấn nước ngoài, và cũng như dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn, việc bố trí vốn đối ứng của dự án để nộp thuế cũng gặp nhiều khó khăn.Trên thực tế, Dự án đã mất gần 1 năm để có được vốn đối ứng nộp thuế cho những cá nhân này. Bên cạnh đó, dự án cũng có một số tư vấn nước ngoài được miễn thuế TNCN theo quy định. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận miễn thuế từ Bộ Kế hoạch - đầu tư mất nhiều thời gian và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện. Quản lý đầu tư và xây dựng: Đặc trưng của dự án là có cả phần vốn cho XDCB do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì và phần vốn hành chính sự nghiệp do Bộ Tài chính chủ trì, do đó cùng một lúc, dự án phải làm việc với 2 cơ quan, lập ngân sách riêng, với 2 hệ thống hướng dẫn và 2 định mức khác nhau, làm mất nhiều thời gian, chậm tiến độ phê duyệt ngân sách, từ đó làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Công tác kiểm tra, giám sát: Việc duyệt ngân sách hàng năm và báo cáo tài chính hàng năm do Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ thực hiện. Tuy nhiên, thực tế Vụ chỉ làm công việc duyệt ngân sách hàng năm, công việc này mất rất nhiều thời gian. Mặc dù dự án đã hoàn thành việc lập ngân sách sớm, vào đầu tháng 1 năm sau, nhưng thông thường phải đến tháng 3, tháng 4 năm sau kế hoạch ngân sách mới được phê duyệt, làm chậm tiến độ thực hiện các hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, công tác quyết toán tài chính hàng năm, theo quy định Vụ Kế hoạch – Tài chính phải thực hiện, nhưng thực tế công tác này đã không được làm, mà chỉ dựa vào báo cáo kiểm toán hàng năm. Và công tác quyết toán dự án chỉ được thực hiện khi dự án kết thúc, gây phiền phức và mất nhiều thời gian. Sự khác biệt giữa quy đinh của ADB và chính phủ: Hầu hết các cán bộ dự án chưa biết đến thủ tục thực hiện dự án của ADB, cho nên đã mất rất nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục đấu thầu, sơ tuyển nhà thầu, tổ chức đấu thầu. Trong khi đó, các cán bộ của Bộ lại cũng không thật sự có kinh nghiệm trong đấu thầu quốc tế cho nên việc trình qua, trình lại giữa Bộ và ADB mất nhiều thời gian. Sự tham gia của BQL các dự án Nông nghiệp: Đối với những hoạt động vượt thẩm quyền của Giám đốc dự án, dự án phải trình lên Trưởng ban – Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (CPO nông nghiệp). Trong khi đó, ông ta lại không sâu sát với các hoạt động của dự án, nên dự án phải mất rất nhiều thời gian đi lại để giải trình các nội dung. Ngoài ra, một số nội dung hoạt động Trưởng ban lại phải trình lên Bộ trưởng/thứ trưởng để quyết định, nên một lần nữa dự án lại phải giải thích, mất rất nhiều thời gian. Năng lực của các cán bộ thực hiện dự án: Hầu hết các cán bộ dự án ở cả cấp trung ương và địa phương được biệt phái từ Bộ NNo&PTNT, Sở NNo&PTNT các tỉnh sang. Giám đốc BQL dự án các tỉnh đều là kiêm nhiệm, cùng một lúc phải đảm nhận chức vụ tại nhiều dự án thuộc Sở, cho nên không sâu sát được với dự án, hoạt động của dự án hầu như được giao chi Điều phối viên. Đối với những tỉnh mà Điều phối viên trẻ không có kinh nghiệm, thì hoạt động của dự án tại tỉnh đó bị chậm và không hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải nói đến là năng lực của cán bộ biệt phái còn rất nhiều hạn chế, đa số họ có thói quen làm việc trong lĩnh vực Nhà nước, chậm làm quen/thay đổi với những quy định mới và không có kinh nghiệm làm việc trong các dự án quốc tế. Cho nên, công việc thực hiện dự án tại các tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Một vấn đề nữa là các cán bộ tài chính tại các tỉnh hầu hết là biệt phái, và theo quyết định là dành 100% thời gian cho công việc của dự án. Tuy nhiên, thực tế họ vẫn vừa thực hiện công việc của dự án, vừa thực hiện công việc bên Sở Nông nghiệp. Cho nên, một mặt những hạn chế về năng lực chưa được khắc phục, mặt khác công tác báo cáo, quyết toán tài chính bị ảnh hưởng. PHỤ LỤC 4 Những nhân tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn ODA tại các dự án của Bộ NNo&PTNT Công tác thiết kế dự án: Đảm bảo thuê được những tư vấn có kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế địa phương. Việc thiết kế để phù hợp nhất thiết phải có sự tham gia của địa phương/cộng đồng hưởng lợi. Bên cạnh đó, khi thiết kế dự án cũng cần tính đến đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo tính bền vững của dự án. Đầu thầu và lựa chọn tư vấn: Công tác lựa chọn tư vấn phải được thực hiện ngay tư ban đầu, với việc lựa chọn những người có kinh nghiệm, năng lực và am hiểu về quy định của nhà tài trợ làm cơ sở thiết kế dự án phù hợp, xây dựng quy trình thực hiện dự án. Việc đấu thầu phải được thực hiện một cách nghiêm túc, trên cơ sở những cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, đảm bảo lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực (chuyên môn, tài chính). Vấn đề thuế: Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, cần đơn giản và cải tiến quy trình về thuế để đảm bảo khắc phục những tồn tại về thuế GTGT, thuế TNCN... Bố trí vốn đối ứng thực hiện dự án: Chính phủ nên cân nhắc và xem xét khả năng đóng góp của người hưởng lợi ở những vùng xa, dân tộc thiểu số.. để bố trí vốn đối ứng cho phù hợp tránh việc không có vốn trong quá trình thực hiện, làm giảm tiến độ thực hiện dự án. Bố trí vốn đối ứng để nộp thuế cũng là vấn đề cần được xác định rõ ràng ngay trong khâu xây dựng và thiết kế dự án, để đảm dự án có đủ vốn đối ứng để thực hiện. Hài hoà hoá thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ: Đây là yếu tố quan trọng giúp việc thực hiện dự án có hiệu quả, đáp ứng được tiến độ đề ra. Công tác thực hiện dự án: Cấn có hướng dẫn quy trình thực hiện dự án ngay từ ban đầu; thống nhất quy trình xét duyệt dự án tại các tỉnh, đảm bảo có sự đồng nhất, bổ trí vốn đối ứng trong quá trình giải phóng mặt bằng. Đảm bảo sự tham gia của người dân/cộng đồng hưởng lợi: từ khâu thiết kế đến khâu thực hiện và duy trì kết quả của dự án. Quản lý đầu tư và xây dựng: Cần thiết phải xác định cụ thể cơ quan chủ trì để lập kế hoạch vốn hàng năm đối với dự án hồn hợp vừa có yếu tố XDCB, vừa có yếu tố HCSN để giảm bớt thời gian, đáp ứng tiến độ giải ngân đề ra. Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện dự án: cả ở cấp trung ương và địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra/giám sát việc thực hiện dự án: đảm bảo xây dựng được quy chế giám sát/kiểm tra hiệu quả sẽ là tác nhân chính nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.docx
Luận văn liên quan