Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1.Tổng quan về vốn trong doanh nghiệp . 2
1.1.1.Khái niệm về vốn trong doanh nghiệp . 2
1.1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp . 4
1.1.2.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành. 4
1.1.2.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển. 7
1.1.2.3. Phân loại theo thời gian sử dụng vốn. 10
1.1.2.4. Phân loại theo phạm vi huy động vốn. 10
1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp . 10
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . 11
1.2.1.Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn. 11
1.2.2.Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn. 13
1.2.2.1.Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng tổng vốn. 13
1.2.2.2.Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn cố định. 14
1.2.2.3.Các chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 15
1.3.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 16
1.3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 16
1.3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 22
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 22
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 22 2.1.1.1. Vài nét về Nhiệt Điện Phả Lại 22
2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh. 23
2.1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 24
2.1.1.4. Trình độ công nghệ. 25
2.1.1.5. Các giải thưởng mà Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại đã đạt được trong vài năm trở lại đây. 28
2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy tại Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 28
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 33
2.1.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm vừa qua. 33
2.1.3.2. Tình hình đầu tư phát triển trong 3 năm vừa qua. 35
2.1.3.2. Kế hoạch tổng thể của Công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 38
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Nhiệt Điện Phả Lại 39
2.2.1. Thực trạng sử dụng tổng vốn. 39
2.2.1.1. Cơ cấu vốn. 39
2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn. 45
2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định. 51
2.2.2.1. Cơ cấu vốn cố định. 51
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 53
2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động. 54
2.2.3.1. Cơ cấu vốn lưu động. 54
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 61
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại 62
2.3.1. Những kết quả đạt được. 62
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 64
2.3.2.1. Hạn chế. 64
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế. 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 66
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong 3 năm tới 66
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 69
3.2.1. Một số căn cứ chủ yếu. 70
3.2.2. Nhóm giải pháp chung. 71
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 73
3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 75
3.2.6. Một số kiến nghị với nhà nước tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên 77
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
88 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3873 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới năm 2006. Còn năm 2008, mặc dù doanh thu thuần của PPC lớn hơn 74.847 triệu đồng so với 2007 nhưng tổng vốn lại tăng lên 1.120.000 triệu đồng, do đó mà hiệu suất sử dụng vốn năm 2008 vẫn nhỏ hơn so với năm 2007.
* Tỷ suất doanh lợi tổng vốn: Phản ánh một đồng vốn bỏ ra trong kì có thể thu hồi được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy sau khi tính toán lại thì năm 2008 là năm có chỉ số này cao nhất.
* Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Phản ánh một đồng doanh thu thu vào thì được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2007 là năm có chỉ số này thấp nhất, đó là do doanh thu bị giảm so với 2006.
* Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu: Phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 3 chỉ số này năm 2007 thấp hơn so với 2006 và đến 2008 thì tăng. Tuy nhiên, các chỉ số này tăng không mạnh, khá đồng đều trong 3 năm. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động ổn định.
Ngoài ra, để xem xét hiệu quả sử dụng vốn một cách cụ thể hơn, cần phân tích hiệu quả theo phương trình Dupont để thấy được nguyên nhân tăng giảm. Các nhà đầu tư và các chủ nợ thường quan tâm đến hai chỉ tiêu: ROA - suất sinh lời của tài sản và ROE - suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
EBIT EBIT Doanh thu thuần
ROA = ---------------- = ------------------------ * ---------------------------
Tài sản Doanh thu thuần Tài sản
= Doanh lợi doanh thu * Số vòng quay tổng tài sản
Như vậy: ROA của một công ty chịu tác động của 2 yếu tố đó là doanh lợi doanh thu (theo EBIT – tính theo hiệu quả kinh tế) và số vòng quay tổng tài sản. Chỉ cần một trong hai yếu tố này thay đổi, ROA cũng sẽ thay đổi theo.
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tài sản
ROE = -------------------------- * ---------------------------- * ---------------
Doanh thu thuần Tài sản VCSH
= Doanh lợi doanh thu * Số vòng quay tài sản * Đòn bẩy tài chính
Như vậy có ba yếu tố tác động đến ROE của công ty: Doanh lợi doanh thu (Theo LNST - hiệu quả tài chính), số vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính.
Bảng 2.7: Bảng các hệ số
Hệ số
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2008 (trừ lỗ tỷ giá)
ROA - Suất sinh lời tổng tài sản
9.2%
8.5%
-1.98%
12.3%
EBIT
975.641.784.000
822.994.225.000
-213.886.827.000
1.329.233.109.000
Doanh lợi doanh thu (theo EBIT)
0.27
0.216
- 0.055
0.34
ROE - suất sinh lời vốn chủ sở hữu
26.3%
19.75%
-6.04%
38.4%
Doanh lợi doanh thu (Theo LNST)
0.27
0.2
-0.053
0.34
Số vòng quay tài sản
0.34
0.39
0.36
0.36
Tài sản trên vốn chủ sở hữu
2.868
2.533
3.14
3.14
Nguồn: Tổng hợp theo Báo cáo tài chính PPC các năm
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ ROA, ROE 3 năm của PPC
Qua bảng số liệu ta thấy:
- Về suất sinh lời của tài sản (ROA): xét theo doanh lợi doanh thu và số vòng quay tổng tài sản. ROA của công ty có xu hướng thấp đi qua các năm. Nguyên nhân là do EBIT bị sụt giảm, thậm chí năm 2008, EBIT bị âm, điều này là do tỷ giá đồng yên biến động tăng, khoản vay của PPC bằng Yên Nhật sau khi bị đánh giá lại đã dẫn đến con số thua lỗ như trên đã nói. Vòng quay tổng tài sản cũng tăng nhẹ nhưng không đáng kể, thực chất của mức tăng này có sự đóng góp phần lớn của việc giảm tổng tài sản. (trích khấu hao). Do vậy năm 2008, cả 2 chỉ tiêu này đều thấp xuống một cách đột ngột. Để đánh giá một cách khách quan về suất sinh lời thực sự của tài sản, loại bỏ phần lỗ do chênh lệch tỷ giá, có thể thấy được ROA 2008 vẫn cao hơn 2007 và 2006.
+ Năm 2007 so với 2006: ROA thấp hơn do EBIT sụt giảm 15.6% dẫn đến doanh lợi doanh thu sụt giảm, trong khi đó tổng tài sản giảm 8.7% dẫn đến số vòng quay tổng tài sản chỉ tăng nhẹ.
+ Năm 2008 so với 2007: Nếu loại bỏ khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá thì ROA đã tăng 3.8%. Đó là do doanh thu thuần tăngbb, EBIT tăng 61.5%, vòng quay tổng tài sản giảm 0.03.
Tóm lại: ROA của công ty có xu hướng tăng qua các năm, EBIT tăng trưởng khá đều, không có biến động gì mạnh. Điều này chứng tỏ suất sinh lời của tài sản của PPC tuy không cao nhưng khá ổn định.
Về suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):
+ Năm 2007 so với 2006: ROE của năm 2007 thấp hơn hẳn so với 2006. Đó là do lợi nhuận sau thuế giảm 15.8%, tổng tài sản giảm 8.7%, đồng thời doanh thu thuần tăng 5.54% dẫn đến: doanh lợi doanh thu giảm 0.07 lần, số vòng quay tổng tài sản tăng 0.05 vòng, hệ số đòn bẩy tài chính giảm 0.335 lần.
+ Năm 2008 so với năm 2007: Nếu bỏ qua mức lỗ do chênh lệch tỷ giá thì ROE của năm 2008 tăng vọt. Doanh lợi doanh thu tăng 0.14 lần, số vòng quay tổng tài sản giảm nhẹ 0.03 lần, hệ số đòn bấy tài chính tăng 0.607 lần.
Như vậy, ROE của công ty có sự sụt giảm năm 2007 là do lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với 2006 và năm 2008 có sự tăng mạnh trở lại phần lớn đó là nhờ hệ số đòn bẩy tài chính tăng. Điều này phản ánh đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về lợi nhuận khá lớn. Tuy nhiên do lỗ khoản vay bằng đồng Yên mà điều này không được phản ánh trên báo cáo tài chính.
Như vậy, nhìn chung đồng vốn của công ty được sử dụng có hiệu quả với mức sinh lời ổn định. Đó là do một số nguyên nhân sau:
Nhu cầu về điện năng càng ngày càng tăng cao. Nhiệt Điện Phả Lại lại là một nhà máy sản xuất điện than lớn nhất Việt Nam, với sản lượng 1040 MW, chiếm10.96% sản lượng điện quốc gia, ngành điện lại luôn trong tình trạng cầu lớn hơn cung, do vậy đầu ra được đảm bảo, điện sản xuất được tiêu thụ hết. Doanh thu tăng hàng năm.
Hoạt động sản xuất và kinh doanh điện ổn định. Các nhà máy nhiệt điện không chịu rủi ro về thời tiết (nguồn nước) như các nhà máy thủy điện nên có thể duy trì sản lượng điện đầu ra ổn định. Mặt khác, do thị trường vẫn đang trong tình trạng thiếu điện nên rất ít khả năng nhà máy phải chạy dưới công suất.
Dòng tiền nhàn rỗi lớn. PPC hiện có nguồn tiền khấu hao lớn (do tỷ lệ trích khấu hao cao và PPC không được phép trả nợ vay sớm hơn thời hạn). Dòng tiền nhàn rỗi lớn hiện được sử dụng để đầu tư tài chính và tham gia đầu tư vào các dự án nhiệt điện khác mang lại nguồn thu từ hoạt động tài chính cao ( bắt đầu từ năm 2007, doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm chủ yếu
Kế hoạch đầu tư vào các dự án nhiệt điện mới mang lại hiệu quả. PPC hiện đã đàm phán với EVN để tham gia đầu tư vào các dự án nhà máy nhiệt điện lớn như Nhiệt điện Mông Dương, Nhiệt điện Hải Phòng III, Nhiệt điện Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng và công suất tương đương thuộc về PPC là 632 MW.
Rủi ro tỷ giá cao, dẫn đến lợi nhuận năm 2008 âm. PPC còn một khoản vay nợ bằng ngoại tệ lớn (38.063.216.618 JPY) tiềm ẩn rủi ro tỷ giá khá cao. Do biến động tăng tỷ giá đồng yên vừa rồi đã dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận của PPC và làm cho các chỉ tiêu khác bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên đây chỉ là khoản lỗ trên sổ sách và không phản ánh thực sự hoạt động sản xuất của công ty.
2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định
2.2.2.1. Cơ cấu vốn cố định
Để đánh giá cơ cấu vốn cố định, ta lần lượt xem xét cơ cấu TS cố định, sau đó xét đến TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Cơ cấu tài sản cố định:
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu tài sản cố định PPC
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
TSCĐ hữu hình
6.987.274
99%
6.040.403
98.06%
5.114.382
92.95%
TSCĐ vô hình
40.998
1%
36.164
1.94%
44.047
7.15%
Tổng TSCĐ
7.056.102
100%
6.215.533
5.502.036
100%
Nguồn: Báo cáo tài chính PPC các năm – Phòng TCKT
Trong tổng tài sản dài hạn, ngoài TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình còn có các khoản đầu tư tài chính dài hạn, lợi thế thương mại, bất động sản đầu tư… Nhưng TSCĐ hữu hình và vô hình chiếm số lớn trong tổng vốn dài hạn. Do vậy ta chỉ xem xét hai loại tài sản này.
Biểu đồ 2.7: Bảng cơ cấu tài sản cố định PPC
Như vậy, tài sản cố định hữu hình là chiếm chủ yếu trong tổng tài sản cố định của công ty và giảm đều qua các năm (do trích khấu hao theo đường thẳng).
* Tài sản cố định hữu hình:
Bảng 2.9: Bảng cơ cấu tài sản cố định hữu hình PPC
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Nhà cửa và
vật kiến trúc
769.182.430.499
12.7%
695.326.134.469
13.6%
Máy móc
và thiết bị
5.246.727.441.776
86.86%
4.389.411.403.580
85.8%
Phương tiện
vận tải
13.361.919.850
0.22%
19.337.250.504
0.38%
Thiết bị
Văn phòng
10.485.781.260
0.21%
9.538.046.781
0.19%
Tài sản
cố định khác
645.749.608
0.01%
769.363.403
0.03%
Tổng
6.040.403.322.993
5.114.382.198.737
Nguồn: Tổng hơp từ Báo cáo tài chính PPC các năm – Phòng TCKT
Tài sản cố định hữu hình của công ty giảm xuống hàng năm do trích khấu hao đều. Duy có tỷ trọng nhà cửa vật kiến trúc tăng lên, còn lại các chỉ tiêu khác giảm xuống. Nhưng đây là do trích khấu hao nên dẫn đến sự chênh về tỷ trọng. Thực tế, tất cả các tài sản cố định năm 2008 đều có giá trị nhỏ hơn năm 2007 do đã trích khấu hao, chỉ có phương tiện vận tải và tài sản cố định khác là tăng lên thấy rõ.
Trong cơ cấu tài sản cố định, máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc chiếm phần lớn, đây cũng là đặc điểm của những doanh nghiệp sản xuất điện. Đó là do sản phẩm không phải vận chuyển bằng phương tiện.
*Tài sản cố định vô hình
Bảng 2.10: Cơ cấu tài sản cố định vô hình PPC
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chi phí quyền sử dụng đất
40.943.148.807
36.164.092.203
44.046.635.396
Phần mềm máy tính
55.243.322
-
-
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm – Phòng TCKT
Trong tài sản cố định vô hình hai năm 2007 và 2008, công ty chỉ tính về chi phí quyền sử dụng đất. Chỉ tiêu này năm 2008 tăng lên so với 2007 là 21.8%. Tuy nhiên 2007 so với 2006 lại bị sụt giảm 11.7%. Điều này là do chi phí quyền sử dụng đất được điều chỉnh phụ thuộc vào giá nhà đất trên thị trường. Phần mềm máy tính năm 2006 được tính vào tài sản cố định vô hình nhưng đến năm 2007 và 2008 thì không được tính nữa. Đó là do sau một năm, tài sản này đã khấu hao hết.
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tính toán hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu thuần
3.607.073
3.807.068
3.881.915
Lợi nhuận sau thuế
979.340
824.353
- 207.728
Nguyên giá TSCĐ
13.264.865
13.259.070
13.255.620
VCĐ bình quân
6.987.274
6.040.403
5.114.382
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính PPC các năm
Bảng 2.12: Các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: Lần
Hệ số
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
0.27
0.287
0.292
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
0.52
0.63
0.75
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
0.14
0.136
-0.04
Nguồn: Tính toán dựa vào các chỉ tiêu bảng 2.11
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Nguyên giá TSCĐ
Hệ số này có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng biến động không mạnh năm 2006 là 0.27 đến năm 2008 cũng chỉ là 0.292. Đó là do nguyên giá TSCĐ ít thay đổi trong khi đó doanh thu thuần cũng không tăng mạnh, vì vậy hệ số này gần như không biến động nhiều.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn CĐ bình quân
Hệ số này tăng mạnh chủ yếu là do vốn cố định bình quân qua các năm đều giảm đều trong khi đó doanh thu thuần tăng lên.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn CĐ bình quân.
Hệ số này năm 2007 giảm nhẹ so với 2006, đến năm 2008 thì sụt hẳn xuống -0.04. Điều này là do lợi nhuận sau thuế bị âm.
Như vậy, nhìn chung tình hình sử dụng vốn cố định của công ty chưa mang lại hiệu quả.
2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn lưu động
2.2.3.1. Cơ cấu vốn lưu động
Bảng 2.13: Cơ cấu vốn lưu động PPC
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tiền
528.618
14.96%
312.798
13.56%
512.801
12.75%
Đầu tư TC ngắn hạn
-
-
1.030.000
44.65%
2.020.000
50.23%
Khoản phải thu
2.652.598
75.05%
494.195
0.02%
930.374
23.14%
Hàng tồn kho
353.022
9.99%
469.445
20.35%
557.198
18.36%
TS ngắn hạn khác
249
0.01%
592
0.03%
1.096
0.03%
Tổng TS ngắn hạn
3.534.488
2.307.029
4.021.469
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính PPC các năm
Biểu đồ 2.8: Tài sản ngắn hạn PPC
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu TSNH của PPC – Theo giá trị
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu TSNH của PPC – Theo tỷ trọng
Qua sơ đồ và bảng biểu cho thấy: Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2007 sụt giảm 34.73% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008, lại tăng 74.31% so với năm 2007. Điều này được giải thích là do sự biến động của các khoản phải thu của công ty, đến năm 2007, khoản phải thu của công ty là 494195 triệu đồng, giảm 99,9% so với năm 2006. Đến năm 2008, TSNH lại tăng lên do mức tăng của cả tiền, đầu tư tài chính, khoản phải thu và hàng tồn kho.
Nhìn vào biểu đồ tỷ trọng, có thể thấy sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu tài sản ngắn hạn: Năm 2006, các khoản phải thu chiếm tới 75%, trong khi đó đầu tư tài chính là hoàn toàn không có, tiền và hàng tồn kho chiếm tỉ trọng ít. Đến năm 2007, các khoản phải thu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, gần như là không có, công ty chú trọng đến đầu tư tài chính, các khoản đầu tư này chiếm đến 44.65% tổng tài sản ngắn hạn của công ty, tỷ trọng tiền giảm nhẹ, hàng tồn kho tăng 10%. Và đến năm 2008, đầu tư tài chính tiếp tục được chú trọng, chiếm đến 50.23% tổng TSNH, tăng 5% so với năm 2007, trong khi đó, tiền mặt và hàng tồn kho giảm nhẹ, các khoản phải thu tăng rõ rệt, chiếm 23.14%. Như vậy so với năm 2007 rõ ràng cơ cấu này đồng đều và tốt hơn hẳn. Để tìm hiểu rõ hơn ta cần phân tích các khoản mục sau:
* Các khoản phải thu:
Bảng 2.14: Cơ cấu các khoản phải thu:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Phải thu khách hàng
2.632.414
99.24%
468.786
94.86%
913.850
98.22%
Trả trước người bán
9.016
0.34%
24.178
4.89%
15.962
1.72%
Phải thu khác
11.169
0.42%
1.231
0.25%
562
0.06%
Phải thu ngắn hạn
2.652.598
494.195
930.374
Nguồn: Bảng cân đối kế toán PPC các năm – Phòng TCKT
- Xét về mặt cơ cấu:
Biểu đồ 11: Cơ cấu các khoản phải thu PPC năm 2006
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước người bán
3. Phải thu khác
Như vậy, năm 2006, chủ yếu các khoản phải thu là phải thu của khách hàng. Khách hàng của PPC ở đây là EVN, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam.
Biểu đồ 12: Cơ cấu các khoản phải thu PPC năm 2007
Năm 2007. Các khoản phải thu gần như không còn, tuy nhiên cơ cấu thì thay đổi:
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước người bán
3. Phải thu khác
Có thể thấy cơ cấu khoản phải thu năm 2007 không thay đổi gì nhiều. Phải thu của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn 94.86%. Tuy nhiên tỷ trọng phần trả trước cho người bán đã tăng lên, chiếm gần 5%.
Biểu đồ 13: Cơ cấu khoản phải thu PPC năm 2008
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước người bán
3. Phải thu khác
Tóm lại: Về cơ cấu các khoản phải thu, công ty hoàn toàn không có điều chỉnh gì nhiều. Phần lớn các khoản phải thu của PPC là phải thu của khách hàng.
Xét về mặt tăng giảm giá trị các khoản phải thu:
Biểu đồ 2.14: Biểu đồ cơ cấu các khoản phải thu PPC
+ Năm 2007: Sụt giảm 99.9% so với năm 2006, năm 2008 tăng so với 2007, nguyên nhân đều là do sự tăng giảm của các khoản phải thu của khách hàng.
* Cơ cấu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Bảng 2.15: Cơ cấu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đầu tư tài chính ngắn hạn(*)
-
1.030.000.000.000
2.020.000.000.000
Đầu tư tài chính ngắn hạn khác (**)
-
-
735.000.000.000
Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC)
-
-
300.000.000.000
Công ty Quản lý quỹ ĐTCK Bảo Việt (BVFMC)
-
-
70.000.000.000
Công ty Quản lý quỹ ĐTCK Việt Nam (VFM)
-
-
100.000.000.000
Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM)
-
-
265.000.000.000
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn
-
-
(19.352.274.272)
Tổng đầu tư chứng khoán ngắn hạn
-
1.030.000.000.000
2.735.647.725.728
Nguồn: Báo cáo tài chính PPC các năm – Phòng TCKT
(*) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới một năm. Các khoản này được tính theo lãi suất cố định.
(**) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn được phân loại lại từ các khoản đầu tư tài chính dài hạn sẽ đáo hạn trong năm 2009. Các khoản đầu tư tài chính này được lập dự phòng theo những ước tính kế toán suy giảm về mặt giá trị của các khoản đầu tư.
Như vậy, hầu hết các khoản đầu tư tài chính đều tập trung vào năm 2007 và 2008. So với 2007, năm 2008 mức đầu tư tài chính của công ty đã tăng gần gấp đôi (96%). Phần lớn các khoản đầu tư này là đầu tư tài chính ngắn hạn. Năm 2006 công ty không đầu tư tài chính.
* Vốn bằng tiền: Đây là nhân tố quyết định đến khả năng thanh toán của công ty và đảm bảo cho tình hình tài chính của công ty ở trạng thái bình thường. Vốn bằng tiền của công ty giảm qua các năm. Đồng thời tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn, chỉ khoảng 12- 13%. Do vậy khả năng thanh toán tức thời của công ty không được đảm bảo.
Biểu đồ 2.15: Tiền và các khoản tương đương tiền PPC năm 2006, 2007, 2008
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.16: Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Doanh thu thuần
3.607.073
3.807.068
3.881.915
2. Lợi nhuận sau thuế
979.340
824.353
- 207.728
3. VLĐ bình quân
3.534.488
2.307.029
4.021.469
4. Hàng tồn kho
353.022
469.445
557.198
5. Khoản phải thu
2.652.598
494.195
930.374
6. Giá vốn hàng bán
2.347.512
2.692.735
2.798.493
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính PPC các năm
Bảng 2.17: Bảng hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Các hệ số
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Vòng quay vốn lưu động
Vòng
10.22
8.11
6.97
Thời gian 1 vòng luân chuyển
Ngày
35.23
44.39
51.67
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
6.65
5.74
5.02
Tỷ suất doanh lợi vốn lưu động
Lần
0.03
0.36
-0.05
Nguồn: Tính toán dựa trên các chỉ tiêu bảng 2.16
- Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu đánh giá trực tiếp tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Nhìn tổng thể thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động của Công ty khá cao. Tuy nhiên số vòng quay này lại giảm dần qua các năm, nhưng thời gian một vòng luân chuyển lại tăng, tức là số ngày thu hồi vốn lại tăng từ 35.23 ngày lên 44.39 ngày và năm 2008 là 51.67 ngày.
- Vòng quay hàng tồn kho: giảm xuống không đáng kể, từ 6.65 vòng năm xuống 5.74 vòng năm 2007 và 5.02 vòng năm 2008.
- Tỷ suất doanh lợi vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này năm 2007 tăng 10 lần so với 2006. Nhưng đến năm 2008 lại bị sụt giảm đến mức âm. Đó là do lợi nhuận sau thuế bị âm.
Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là khá tốt và ổn định. Thời gian luân chuyển vốn nhanh thúc đẩy quá trình sản xuất.
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua phân tích các hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta thấy Công ty Cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại đã đạt những kết quả sau:
a. Quản lý vốn lưu động:
- Về quả lý vốn bằng tiền: Công ty đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền. Các khoản này đều phải thông qua sự xét duỵêt của Kế toán trưởng và Giám đốc công ty. Quy trình quản lý khá gọn gang nhưng chính xác đặc biệt là thủ quỹ có trình độ và uy tín cao.
- Về quản lý dự trữ hàng tồn kho: Công tác quản lý hàng tồn kho của công ty nhìn chung là tốt, vòng quay lớn, không bị ứ đọng, luôn được lưu thông. Kho hàng của công ty được đặt ngay tại nhà máy nên việc quản lý, dự trữ và vận chuyển là dễ dàng và nhanh gọn.
- Về đầu tư tài chính: Ban lãnh đạo công ty phối hợp cùng những chuyên gia có kinh nghiệm đã sử dụng vốn đầu tư vào tài chính nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho công ty trên thị trường tài chính.
Nhìn chung tình hình sử dụng vốn lưu động khá tốt. Các chỉ số đều cao và ổn định. Cơ cấu vốn lưu động tốt, mang lại hiệu quả cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu tài sản ngắn hạn được thay đổi hợp lý từ năm 2007, các khoản mục được phân bổ khá đồng đều và ổn định, mang lại doanh thu cho công ty.
b. Quản lý vốn cố định:
- Công ty bảo toàn TSCĐ khá tốt, thường xuyên bảo trì và tu sửa, gần như không có TSCĐ nào hỏng hóc trước thời hạn, đảm bảo cho TSCĐ phát huy được hiệu suất sử dụng.
- Hiệu quả sửa chữa lớn TSCĐ của công ty trong 3 năm nhìn chung là tốt.
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ là hợp lý.
c. Quản lý tổng vốn:
- Tình hình sử dụng tổng vốn nhìn chung đã đem lại hiệu quả, các chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn, tỷ suất doanh lợi doanh thu, tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm (nếu loại bỏ vấn đề lỗ tỷ giá của năm 2008).
- Cơ cấu vốn của công ty được xây dựng hợp lý và ổn định qua cả ba năm. Nợ vay không quá nhiều, công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời tạo được đòn bẩy tài chính cho công ty.
- Hoạt động sản xuất điện của công ty trong năm 2008 vẫn diễn ra ổn định mặc dù đây là thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh điện tương ứng là 3.882 và 1.021 tỷ đồng, doanh thu tăng 2% và lợi nhuận giảm 3% so với năm 2007 do chi phí sửa chữa lớn năm 2008 tăng 33 tỷ đồng (tăng 15,4%) so với năm 2007. Dự báo hoạt động sản xuất điện năm 2009 vẫn ổn định so với năm 2008, tuy nhiên trong năm 2009 PPC sẽ tiến hành đại tu 2 tổ máy, vì vậy sản lượng điện sẽ giảm khoảng 7% so với 2008, tương ứng với doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 3.592 và 738 tỷ đồng.Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm: Doanh thu và sản lượng điện của công ty có xu hướng tăng qua các năm nghiên cứu. Tuy tốc độ tăng không lớn nhưng ổn định và đó là một kết quả rất tốt so với các công ty cùng ngành.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Ngoài các kết quả tốt như trên, công ty còn một số mặt hạn chế khác:
a. Về quản lý vốn lưu động:
- Khi quản lý các khoản phải thu: Công ty không trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi, làm giảm quá trình luân chuyển vốn ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động giảm.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Công ty chỉ căn cứ vào kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn lưu động chứ chưa sử dụng bất kì phương pháp tính toán nào.
b. Về quản lý vốn cố định:
- Về xác định giá trị tài sản cố định vô hình còn chưa hợp lý: Hầu hết phần lớn giá trị tài sản cố định là giá trị tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình có giá trị không đáng kể. Công ty không tính đến giá trị thương hiệu mặc dù PPC là một công ty lớn, là nhà máy Nhiệt Điện chạy than lớn nhất Việt Nam hiện nay.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định là thấp. Những hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định lại giảm. Sự tăng lên của hiệu suất vốn cố định và TSCĐ là do khấu hao hàng năm rất lớn đồng thời doanh thu tăng nhẹ. Tuy nhiên hiệu quả lại thấp là do lợi nhuận sau thuế bị giảm sút.
- Công ty không mua bảo hiểm TSCĐ để đề phòng rủi ro. Như vậy khâu quản lý vốn cố định còn chưa hoàn thiện, trong tài sản cố định của công ty hiện nay, những máy móc thiết bị có giá trị rất lớn, rất dễ xảy ra các hiện tượng tháo dỡ ăn cắp máy móc phụ tùng hoặc lớn hơn như lấy trộm máy,… dẫn tới thâm hụt lợi nhuận của công ty.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế như trên:
- Cuối mỗi kì kế toán công ty phải đánh giá lại các khoản vay bằng ngoại tệ của mình. Tính đến 31/12/2008 PLPC còn một khoản nợ hơn 36,2 tỷ JPY. Do sự tăng giá bất thường của đồng JPY trong năm 2008 (tỷ giá đồng JPY/VND tại ngày 31/12/2008 là 184,96 so với tại ngày 31/12/2007 là 142,34; tương ứng với mức mất giá là 29,94%). Với sự chênh lệch này, PLPC đã phải trích lập dự phòng 1.543 tỷ đồng, dẫn đến kết quả lợi nhuận trước thuế của PLPC là -469 tỷ đồng.
Một số máy móc công nghệ của công ty đã có dấu hiệu tụt hậu do vậy đòi hỏi phải có sự đầu tư đỏi mới trong giai đoạn mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Công ty vẫn chưa tiến hành định giá thương hiệu của mình do vậy tài sản cố định vô hình chỉ bao gồm quyền sử dụng đất.
- Công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý. Những thay đổi chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự tập trung vào vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Có thể nhận thấy từ khi cổ phần hoá, hiệu quả sử dụng vốn đã được chú trọng và cải thiện nhưng vẫn còn thấp và chưa xứng với tiềm năng của công ty.
- Công tác quản lý khoản phải thu của công ty còn nhiều hạn chế, ngoài những nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng, thì thực tế cho thấy công tác thu hồi nợ sau bán hàng của công ty vẫn còn nhiều tồn tại và chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng nguồn vốn bị chiếm dụng.
- Về quản lý và đầu tư tài sản: Do hoạt động của công ty không ngừng mở rộng nên lĩnh vực đầu tư của công ty không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên việc đầu tư tài sản vẫn chưa theo một định hướng chiến lược cụ thể. Nhiều tài sản chưa được sử dụng đúng mục đích, gây lãng phí lớn.
- Về công tác kế toán, thống kê: Hiện nay công tác lập báo cáo hàng quý, hàng năm của công ty thường chậm gây ảnh hưởng đến cong tác lập kế hoạch tài chính và phân tích tình hình tài chính của công ty.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong 3 năm tới
Theo dự tính mức tiêu thụ điện năng ở Việt Nam hàng năm tăng khoảng 16% -17%, năm 2009 và năm 2010 có nguy cơ thiếu điện do các nguồn điện dự kiến không đưa vào vận hành đúng tiến độ. So với các loại hình khác nhiệt điện than có giá thành rẻ, có sản lượng ổn định và không phụ thuộc vào thời tiết, đảm bảo nguồn cung cấp liên tục.Trong những năm gần đây ngành điện đã tập trung đầu tư thêm nhiều nhà máy nhiệt điện, trong đó chủ yếu là nhiệt điện than ở phía Bắc và các nhà máy nhiệt điện chạy khí ở phía Nam. Theo tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam thì những năm tới Hệ thống điện Việt Nam còn thiếu nguồn, với sản lượng lớn nhất trong các nhà máy nhiệt điện phía Bắc, Nhiệt điện Phả Lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện Quốc gia. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát điện đi đôi với yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao chất lượng thiết bị và bảo vệ môi trường, ngoài việc chú trọng công tác vận hành, Công ty còn rất quan tâm công tác sửa chữa bảo dưỡng, đặc biệt công tác sửa chữa lớn Nhà máy Phả Lại 1 để phục hồi thiết bị sau hơn 20 năm khai thác và chuẩn bị cho công tác sửa chữa lớn Nhà máy Phả Lại 2. Nhà máy Phả Lại 1 và Nhà máy Phả Lại 2 đang vận hành ổn định và hiệu quả, đảm bảo công suất phát điện tối đa, đạt sản lượng kế hoạch với giá điện đã thoả thuận với EVN. Công ty cũng lập kế hoạch rà soát lại toàn bộ việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất điện theo hướng tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất điện, tăng lợi nhuận và từ đó tăng tỷ lệ chi trả cổ tức. Dưới đây là một số định hướng phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
* Đầu tư xây dựng cơ bản:
Để phục vụ cho việc sản xuất điện ổn định, an toàn, tiết kiệm nguyên nhiên liệu và đảm bảo an toàn môi trường Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đang dự kiến đầu tư xây dựng một số công trình dự án như sau:
+ Kho than khô số 2 và cẩu bốc than DC1 (Vốn đầu tư dự kiến 41,5 tỷ) để bảo quản than tránh khỏi các tác động của môi trường làm giảm phẩm chất góp phần giảm chi phí tiêu hao than trong sản xuất, tiết kiệm chi phí;
+ Hệ thống xử lý nước thải Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (Vốn đầu tư dự kiến khoảng 15 tỷ do JBIC cho vay) nhằm trang bị hệ thống xử lý nước thải sản xuất đảm bảo an toàn cho môi trường nước của nhà máy cũng như khu vực xung quanh;
+ Hệ thống làm sạch bình ngưng (Vốn đầu tư dự kiến khoảng 70 tỷ). Hệ thống bình ngưng trong dây chuyền thiết bị có tác dụng ngưng tụ hơi nước sau khi qua tuabin để đưa vào nồi hơi tái sử dụng nhằm tăng hiệu suất sử dụng, quá trình đó các chất bẩn bám vào hệ thống bình ngưng này làm giảm hiệu suất của bình ngưng, ảnh hưởng đến chất lượng nồi hơi. Dự án này nhằm trang bị hệ thống thiết bị làm sạch bình ngưng nhằm tăng hiệu quả thiết bị;
+ Đầu máy xe lửa (Vốn đầu tư dự kiến 14 tỷ) nhằm thay thế đầu kéo hiện nay không đảm bảo yêu cầu, hiệu quả thấp, tiêu tốn nhiên liệu;
+ Hệ thống xử lý nước tuần hoàn bằng Clo (Vốn đầu tư dự kiến khoảng 7tỷ) nhằm làm sạch nước khỏi các tác nhân vi sinh vật gây hại cho hệ thống thiết bị.
Trong thời gian tới Công ty cổ phần sẽ đầu tư các dự án trên, đẩy nhanh tiến độ sớm đưa vào hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
* Đầu tư tài chính:
Là đơn vị có lượng tài sản lớn, nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm rất lớn gần 1.000 tỷ đồng cùng với lợi nhuận để lại Công ty sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Nguồn vốn khấu hao sau khi dùng chi trả các khoản vốn vay đầu tư xây dựng, mua thiết bị, phương tiện Công ty sẽ chủ động và phối kết hợp với các cổ đông có kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực tài chính, công nghệ tìm kiếm các cơ hội đầu tư, góp vốn liên doanh với các đơn vị khác trong cùng ngành hoặc tham gia đầu tư tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện theo định hướng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Công nghiệp và của Chính phủ.
*Mở rộng sản xuất kinh doanh:
Phát huy những lợi thế sẵn có, Công ty chủ trương mở rộng một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhằm tận dụng được nguồn lực của Công ty cũng như các phụ phẩm, chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất điện như tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay, khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Cụ thể các dự án như sau:
Sản xuất thạch cao, là sản phẩm tận dụng có sẵn từ quá trình sản xuất, lấy từ hệ thống khử lưu huỳnh phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng cũng như các ngành công nghiệp khác làm tăng doanh thu mỗi năm cho Công ty lên khoảng hơn một tỷ đồng.
Tiếp tục khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Lượng xỉ than thải ra hàng năm của nhà máy là rất lớn do vậy nguồn thu từ hoạt động này có thể tạo ra doanh thu khá lớn mỗi năm. Hiện tại khoảng 1,2 tỷ mỗi năm.
Công ty đang tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay để xây dựng các đập nước nhà máy thuỷ điện. Dự án này đã được Tổng Công ty phê duyệt, nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu là tro sạch, sản phẩm thải ra từ sản xuất của 2 nhà máy tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Đây là sản phẩm đang có nhu cầu lớn trên thị truờng xây dựng các nhà máy thuỷ điện, Công ty cùng với Ban Quản lý dự án Thủy điện Sơn La thực hiện sản xuất tro bay bán lại cho Dự án Thủy điện Sơn La trong thời gian 5 năm thực hiện dự án Thủy điện Sơn La. Sau thời hạn này, Công ty có thể chủ động tìm kiếm khách hàng, bán ra thị trường, chủ yếu là các Công ty xây dựng các nhà máy thủy điện.
Đầu tư vào Công ty CP Nhiệt điện Mông Dương 20% vốn điều lệ, đầu tư vào Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh 10% vốn điều lệ.
- Định hướng phát triển trong các năm tới:
+ Các mục tiêu chủ yếu của công ty:
Đảm bảo vận hành các tổ máy an toàn - liên tục - kinh tế và tham gia thị trường điện. Sản lượng điện sản xuất hàng năm đạt từ 5,8 tỷ kWh trở lên, doanh thu từ sản xuất điện đạt từ 3026 tỷ đồng trở lên.
Cố gắng đảm bảo tỷ lệ trả cổ tức tối thiểu đạt từ 12% năm, ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
+ Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Tham gia đầu tư góp vốn xây dựng các nhà máy điện, với công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa nhiệt điện Miền Bắc…
Đầu tư tài chính và môi giới chứng khoán; kinh doanh bất động sản (đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 18/04/2007 và sẽ được bổ sung vào đăng ký kinh doanh của Công ty năm 2007).
Như vậy cùng với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mục tiêu của công ty là tập trung đầu tư vào những dự án lớn ngành điện, đặc biệt là nhiệt điện. Đây là những khoản đầu tư dài hạn trong tương lai của công ty.
Bảng 2.18: Các chỉ tiêu kế hoạch của PPC (năm 2007)
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2009
2010
2011
1
Doanh thu
Tỷ. đ
3.026,260
3.131,880
3.131,880
3.131,880
2
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ. đ
364,631
450,918
450,918
417,100
3
Tỷ lệ cổ tức tối thiểu
%
12
12
12
12
Nguồn: ppc.evn.vn
Tuy nhiên do một số biến động khách quan, đầu tháng 1/2009, công ty đặt ra mục tiêu trong năm 2009 như sau:
Điện sản xuất: 5.968.305 triệu kWh
Tiền lương: 121.755.000 triệu đồng
Tổng chi phí: 3.550.650.000 triệu đồng
Tổng doanh thu: 3.847.780.000 triệu đồng
Tổng lợi nhuận trước thuế: 297.130.000 triệu đồng
Cổ tức: 5%
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá. Sau đây là một số giải pháp được đưa ra để định hướng giải quyết phần nào những hạn chế trong công tác sử dụng vốn của Công ty bao gồm sử dụng vốn cố định và lưu động.
3.2.1. Một số căn cứ chủ yếu
Để hoạt động có hiệu quả thì công ty cần căn cứ vào một số vấn đề như sau:
* Kế hoạch kinh doanh:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 của công ty:
- Giữ vững tốc độ tăng trưởng và bền vững của công ty
- Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đảm bảo tích luỹ và phát triển, mức lợi nhuận
- Đảm bảo đủ năng lực và thiết bị nhân lực, vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất điện năng.
Bảng 2.19: Chỉ tiêu đặt ra và tình hình thực hiện năm 2008
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ hoàn thành
1
Doanh thu
Tỷ. đ
3.026,260
3.881,915
128.27%
2
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ. đ
364,631
-207,728
-57%
3
Tỷ lệ cổ tức tối thiểu
%
12
0
0
Nguồn: ppc.evn.vn
Như vậy công ty đã hoàn thành doanh thu vượt mức chỉ tiêu, tuy nhiên do điều kiện khách quan nên chỉ tiêu lợi nhuận bị âm.Về thực chất khoản lỗ này là không thực, không phản ánh đúng thực sự hoạt động kinh doanh của công ty. Để đạt được kế hoạch đã đề ra, ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty đã phải nỗ lực rất nhiều.
Căn cứ vào điểm này, các kế hoạch công ty đưa ra trong các năm tới cần điều chỉnh giảm tỷ lệ cổ tức tối thiểu đồng thời tính toán đến sự biến động của tỷ giá đồng Yên Nhật và tìm cách khắc phục sự ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đến công ty.
* Xác định nhu cầu vốn hợp lý
Doanh thu dự kiến của năm 2009 là 3.847.780.000 triệu đồng giảm 0.9% so với năm 2008. Do vậy cần xác định nhu cầu vốn sao cho hợp lý để đạt được chỉ tiêu này.
3.2.2. Nhóm giải pháp chung
Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty:
- Đầu tiên công ty cần xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình nguồn vốn của công ty thông qua báo cáo thu nhập và bảng CĐKT.
- Công ty cần đổi mới công tác kế toán thống kê kiểm toán và bộ máy tổ chức quản lý nguồn vốn
Việc kế hoạch hóa tài chính của công ty (bao gồm các khâu như: phân tích tình hình tài chính kỳ báo cáo; dự đoán nhu cầu tài chính kỳ kế hoạch và điều hành kế hoạch). Với cán bộ quản lý công ty cần có một đội ngũ cán bộ giỏi để đáp ứng được những yêu cầu mục tiêu mà công ty đề ra. Công tác quản lý phải được thống nhất trong công ty.
- Tiến hành công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty
+ Đào tạo nhân viên sản xuất.
Phải tổ chức ngay một đội ngũ chuyên giảng dạy tại công ty, nhằm đào tạo những cán bộ nhân viên lành nghề, từ chưa biết thành biết có tay nghề vững vàng, kiến thức được nâng cao.Bên cạnh đó, công ty có thể đào tạo cán bộ bằng cách gửi các nhân viên kỹ thuật ra nước ngoài đào tạo hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài và trong nước đến giảng dạy.
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính tự giác của người lao động. Trong công ty vẫn còn một số cán bộ trong quá trình sử dụng tài sản của công ty còn lãng phí, có những trường hợp dùng tài sản không đúng vào mục đích cần làm. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên khác trong công ty. Muốn hạn chế được điều này công ty đề ra khẩu hiệu tiết kiệm tài sản trong quá trình sử dụng.
- Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong quá trình sử dụng vốn
Một công ty có vốn đầu tư đầy đủ mà các cán bộ không nhiệt tình trong công việc thì hiệu quả sẽ không cao. Trong quá trình quản lý và sử dụng cần quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ công nhân viên đối với từng công việc được giao. Quy định rõ trách nhiệm của từng người đối với việc bảo vệ tài sản được giao. Trong công việc được giao của mình, công ty cần áp dụng mức thưởng xứng đáng cho từng cá nhân, tập thể khi họ hoàn thành tốt công việc của mình. Trong công việc công ty cần tăng cường chuyên môn hóa, phân chia công việc đúng người, đúng việc, đúng lĩnh vực chuyên môn, với mức khối lượng công việc phù hợp.Bên cạnh mức thưởng cá nhân hoàn thành tốt công việc của mình thì công ty cần phải tiến hành đồng thời với mức thưởng đó là mức phạt nhằm răn đe đối với từng cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, lãng phí trong sử dụng tài sản mình được giao.
Việc công ty áp dụng chế độ thưởng phạt là rất cần thiết đối với bất kỳ công ty nào, một mặt kích thích tinh thần lao động hăng say của người lao động, mặt khác hạn chế những tiêu cực trong lao động.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn
Trong quá trình sử dụng vốn của mình việc công ty làm thất thu nguồn vốn của mình do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để thực hiện tài sản trong sản xuất kinh doanh giản đơn đòi hỏi công ty phải bảo toàn vốn kinh doanh. Muốn vậy công ty thực hiện các giải pháp như:
+ Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích tránh lãng phí, phải quy định từng công việc cho người lao động sao cho nguồn vốn phải đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
+ Tiến hành trích lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những thiệt hại mà rủi ro mang lại.
+ Phân tích môi trường kinh doanh, hoạt động kinh doanh của công ty.
Sau khi đã tiến hành tốt công tác bảo toàn vốn, các công ty phải tìm nguồn vốn nhằm mở rộng nguồn tài trợ để tăng nguồn vốn kinh doanh, câu hỏi đầu tiên của nhà quản trị tài chính là lấy nguồn ở đâu, phải dùng như thế nào cho hiệu quả. Dưới đây là một số nguồn huy động chính:
-Tín dụng nhà cung cấp: Công ty thoả thuận với nhà cung cấp kỳ hạn trả nợ thích hợp để đảm bảo việc trả nợ của công ty. Hạn chế việc công ty mất khả năng thanh toán hay xin gia hạn thanh toán. Nó gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của công ty. Vì vậy công ty cần làm tốt công tác lập quỹ dự phòng trong suốt thời gian chịu nợ và luôn phải tìm nguồn tài trợ mới cho công ty. Bên cạnh đó công ty cần kéo dài thời gian trả chậm, việc này cần phải được thực hiện hợp lý vì một mặt nó giúp công ty tận dụng khoản vốn này tối đa, dùng nó cho công việc khác. Mặt khác công ty lại giữ được quan hệ tốt, có uy tín với khách hàng. Công ty cần phải chiếm dụng vốn của khách hàng nhiều hơn.
-Tín dụng ngân hàng: căn cứ vào bảng cân đối giữa các khoản tiền vay nợ và nhu cầu sử dụng vốn công ty cần xác định cho mình số vốn cần vay để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh.
- Đổi mới công tác kế hoạch tài chính :
Hằng năm doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính, căn cứ kế hoạch tài chính mà lãnh đạo điều hành kịp thời.
- Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp :
Xây dựng cơ chế tài chính của doanh nghiệp theo hướng đa dạng hoá kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp, tăng tích luỹ về mặt tài chính cho doanh nghiệp, có biện pháp tài chính hiệu quả.
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
* Phân cấp cải tiến, đổi mới, sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài sản cố định
- Tiến hành phân loại và đánh giá lại những tài sản cũ, lạc hậu, không cần dùng để tiến hành thanh lý, nhượng bán chúng với giá tốt nhất, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ khác.
- Ngoài ra công ty phải đầu tư chiều sâu tài sản cố định. Qua 3 năm hoạt động nhìn chung tài sản cố định có xu hướng giảm dần, mặc dù công ty đã đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định hiện đại, tân tiến của thời đại. Nhưng công ty chưa quan tâm tới phân loại tài sản cố định đã khấu hao nay đã giảm năng lực sản xuất. Cứ như vậy năng lực sản xuất của công ty sẽ giảm dần. Vì vậy công ty cần mua sắm thêm nữa tài sản cố định nhằm tăng năng lực sản xuất cho công ty. Công ty cần phải tăng tỷ trọng tài sản cố định lên nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất, chuyên chở và bảo quản nguyên vật liệu. Muốn làm được điều này công ty cần phải tăng cường quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận của mình.
- Công ty cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời phải thực hiện kiểm soát, kiểm kê, phân tích hiệu quả, kết quả TSCĐ với từng cán bộ nhân viên, cần phải sử dụng TSCĐ có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí trên phần TSCĐ mà mình được giao. Từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng TSCĐ chung của từng công ty. Bên cạnh đó công ty phải tiến hành thiết lập một bộ phận chuyên về lĩnh vực đánh giá trực trạng kỹ thuật, thẩm định tài sản. Như tài sản đem nhượng bán phải được đem thông báo công khai và phải tổ chức bán đấu giá. Tài sản thanh lý dưới hình thức huỷ bỏ, dỡ bỏ, hư hỏng phải tổ chức một hội đồng quản lý dưới sự điều hành trực tiếp của công ty.
- Bên cạnh đó công ty cần tăng cường hơn việc quản lý, giám sát vốn cố định, lựa chọn và xác định phương pháp khấu hao hợp lý để tránh bị ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tiến hành mua bảo hiểm TSCĐ. Còn với TSCĐ có giá trị hao mòn vô hình lớn, công ty cần áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ đổi mới TSCĐ mà không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tính toán lựa chọn đổi mới tài sản cố định một cách tối ưu, để tăng năng lực sản xuất, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm.
Như vậy về tài sản cố định công ty cần phải tìm cho mình phương pháp tính mức khấu hao hợp lý nhằm thu hồi vốn, có những biện pháp xử lý kịp thời những tài sản lỗi thời, mất giá qua quá trình sử dụng.
* Hàng năm cần đánh giá.
Xác định giá trị thực của toàn bộ và của từng tài sản cố định trong doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp phải tính toán chính xác khấu hao của toàn bộ tài sản cố định để hạch toán vào chi hpái kinh doanh.
* Tiếp tục hoàn thiện chế độ khấu hao tài sản cố định.
Doanh nghiệp, phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định . Để đảm bảo sự thống nhất thời gian sử dụng của những tài sản cố định đã áp dụng những quy định trước, nay phải chuyển đổi cho phù hợp với quyết định mới, có như vậy mới phản ánh đúng mức độ hao mòn của tài sản cố định.
* Đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ cấu hợp lý, doanh nghiệp nên tiến hành đầu tư vào các công trình đảm bảo giá thành rẻ giúp cho việc trả nợ vay được tốt hơn. Khi đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cần lựa chọn các công nghệ sản xuất hiện đại. Xử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng suât lao động, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, góp phẩn nâng cao sử dụng vốn cố định
* Đổi mới quản lý vốn vay dài hạn
Việc thực hiện đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh bằng các nguồn vay cần làm tốt tất cả các khâu như : Lập kế hoạch tài chính cán cân về vốn có thể trả nợ trước thời gian để giảm số tiền phải trả lãi suất vay vốn.
3.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Quản lý trong khâu thu mua: Doanh nghiệp phải xác định mức dự trữ hợp lý của từng loại vật tư, tránh tình trạng dự trữ vượt định mức gây ứ đọng vốn. Tổ chức mua sắm tiết kiệm phải có sự phối hợp chặt trẽ đồng bộ việc cung ứng vật tư, dự trữ cho sản xuất đến việc tổ chức sản xuất
* Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động sử dụng cho kinh doanh: Trong quá trình hoạt động của mình, nhà máy nên giảm tối thiểu lượng vốn đi vay, tăng nguồn vốn tự có, khai thác triệt để các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên. Khi cần thiết phải vay nợ thì nhà máy nên chọn các ngân hàng có điều kiện thuận lợi, giá vay thấp.
* Tiến hành công tác kế hoạch hóa vốn lưu động
- Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ: Đối với công ty cần xây dựng các kế hoạch xác định, định hướng về nhu cầu vốn mà công ty cần. Đây là cơ sở để công ty tiến hành xác định các hạn mức tín dụng vay được, phải được tiến hành kịp thời và chính xác.
- Xác định đúng mức hao phí và lập kế hoạch huy động vốn cho năm tiếp theo một cách hiệu quả.
- Nâng cao năng lực trình độ quản lý.
Thực hiện công tác kế hoạch hóa nguồn vốn lưu động trên cơ sở xem xét các nhân tố chủ quan; khách quan sẽ giúp công ty đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn kinh doanh của mình.
* Giảm thiểu vốn tồn kho dự trữ:
- Công ty cần lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, có thể kiểm kê và ghi giảm giá hàng tồn kho và sau đó phân bổ dần vào chi phí.
- Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường bằng việc đầu tư mua sắm thêm các máy móc hiện đại để phân tích thị trường biến đổi ra sao.
* Tăng khả năng thanh toán
- Tăng lượng tiền mặt trong ngân quỹ lên.
- Tăng nhanh khoản thu hồi công nợ và làm giảm thiểu hàng tồn kho.
* Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý tài sản: Mở rộng thị trường lựa chọn nhà cung cấp. Từ đó tiết kiệm được khoản chi phí về giá cả, chất lượng hàng hoá khi qua tay gián tiếp một bạn hàng khác. Công ty cần giữ mối quan hệ lâu dài và uy tín với các nhà cung ứng trên thị trường để từ đó được hưởng chiết khấu, giảm các chi phí không cần thiết, đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng.
* Thúc đẩy công tác thu hồi công nợ
* Giảm chu kì vận động của tiền mặt
Giảm thời gianvận động của tiền mặt.
Giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu.
- Tăng thời gian trả chậm công nợ phải trả.
- Giảm thời gian vận động của nguyên vật liệu tức là công ty phải giảm hàng tồn kho tăng doanh số bán mỗi ngày lên. Muốn vậy công ty cần phải làm công tác nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây dựng các chiến lược tạo nguồn hàng dự trữ, nhập hàng đáp ứng nhu cầu mà khách hàng đề ra.
3.2.6. Một số kiến nghị với nhà nước tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của nhân tố của quan và khách quan. Ngoài sự nỗ lực của chính doanh nghiệp thì để thành công không thể thiếu những nhân tố khách quan. Môi trường hoạt động thuận lợi sẽ tạo điều kiện rất lớn cho sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà máy trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực của nhà máy thì cần có sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan. Từ điều kiện thực tế của công ty em xin đưa ra một số kiến nghị sau :
Với nhà nước : Công tác hoàn thuế nhiều khi chậm trễ gây nên ứ đọng vốn. Do vậy trong thời gian tới nhà nước cần xem xét lại luật thuế. Ngoài ra, nhà nước nên ban hành hệ thông các chỉ tiêu của ngành để công ty có thể đánh giá hoạt động của mình dễ dàng hơn. Những chỉ tiêu này có ý nghĩa khi có chuẩn mực để so sánh. Tuy nhiên chỉ tiêu đánh gia hoạt động của mỗi ngành là khác nhau.
Như vậy trong thời gian qua nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ cho công ty trong quá trìng chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tạo ra một môi trường tài chính ổn định, thông thoáng và là sân chơi cho các công ty trong sự cạnh tranh lành mạnh dặc biệt là quy mô vừa và nhỏ như công ty ....
Đối với ngân hàng : Nhờ có sự giúp đỡ của các ngân hàng cho vay các khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của công ty. Nhưng khoản tín dụng ngắn hạn và dài hạn không đáng kể. Trong thời gian tới, ngân hàng cần nới lỏng các điều kiện cho vay để tạo thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra ngân hàng nên tăng cường vai trò kiểm soát nền kinh tế thông qua khả năng kiểm soát tài chính của nhà máy có tài khoản tại ngân hàng. Cuối cùng hệ thống ngân hàng cần được hoàn thiện đa dạng hoá các nghiệp vụ chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để có thể trở thành trung gian tài chính thực sự có hiệu quả khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động chính thức, không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín trong các nghiệp vụ. Mặt khác đặc biệt là cung cấp dịch vụ hoán đổi rủi ro tỷ giá cho công ty, bởi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng rất nhiều từ biến động tỷ giá đồng Yên Nhật. Hiện nay chỉ có HSBC là cung cấp dịch vụ hoán dổi rủi ro tỷ giá đồng Yên sang USD nhưng chi phí là rất cao, do vậy công ty cũng đang nỗ lực tìm kiếm một ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ này.
KẾT LUẬN
Với chính sách mở cửa và hoà nhập ra bên ngoài của nước ta kéo theo là sự cạnh tranh khốc liệt. Một doanh nghiệp có nhiều vốn chưa hẳn đã sử dụng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là một bài toán đặt ra đối với doanh nghiệp.
Thông qua phân tích tình sử dụng vốn của công ty trong những năm qua, có thể thấy được sự cố gắng, sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Bước đầu công ty đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực công ty còn một số hạn chế. Công ty cần phát huy được tiềm lực vốn có của mình và khắc phục những khó khăn thì mới có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Muốn vậy công ty cần có những biện phát cụ thể, khoa học và hiện đại để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Qua quá trình thực tập ở công ty, em đã cố gắng tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã được học để phân tích các nguyên nhân, hạn chế, các mặt tích cực trong công tác sử dụng vốn của công ty, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho công ty trong quá trình quản lý của mình.
Em xin chân thành cảm ơn quý công ty, các thầy cô hướng dẫn em trong quá trình thực tập của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Trường ĐH KTQD- NXB Giáo Dục- 1998.
2. Lý thuyết tài chính tiền tệ- Trường ĐH KTQD.
3. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Trường ĐH Kinh tế TP. HCM- NXB Thống kê- 1999.
4. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê- 1999.
5. Kế toán- Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính Hà Nội- 1996.
6. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Josetts Peyard. Đỗ Vưn Thuận dịch. NXB Thống Kê- 1997.
7. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. PGS- PTS Phạm Thị Gái . Trường ĐH KTQD. NXB Giáo Dục- 1997.
8. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. PTS- Nguyễn Năng Phúc. ĐH KTQD- NXB Thống Kê, Hà Nội-1998.
9. Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. PTS- Nguyễn Thế Khải- NXB Tài chính, Hà Nội- 1997.
10. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Trường ĐH Tài chính- Kế toán. NXB tài chính- 1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Nhiệt Điện Phả Lại.doc