Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh (tăng lên) không quá 6% một
năm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác (giảm xuống) để tổng hạn ngạch
không thay đổi). Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh hàng năm bằng cách
Mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo) hoặc Chuyển tiếp (sử
dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước). Mặc dù vậy không có hạn
ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11% một năm bằng cách sử dụng những điều
linh hoạt nêu trên. Phần mượn trước sẽ chiếm không quá 8% đối với các cat
338/339 và 347/348, và không chiếm quá 6% cho tất cả các sản phẩm khác.
138 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.
Các doanh nghiệp cũng nên mạnh dạn cắt giảm số lao động dư thừa hoặc
điều chuyển sang bộ phận phù hợp, buộc người lao động phải nâng cao trình độ và
tăng năng suất lao động, nếu muốn tiếp tục được bố trí làm việc. Việc sắp xếp, tổ
chức lao động và bổ nhiệm chức vụ cần căn cứ vào năng lực, hiệu quả công việc và
trình độ người lao động đặc biệt là đội ngũ quản lý trực tiếp doanh nghiệp để tăng
cường công tác quản lý điều hành một cách hợp lý và hiệu quả hơn với sự ứng dụng
triệt để các phương thức quản lý khoa học.
89
2.2. Nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm dệt may Việt Nam
Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng là hầu hết các loại chi phí
cho một đơn vị sản phẩm của ta đều cao hơn so với các nước trong khu vực là do
chúng ta phải nhập khẩu chủ yếu nguyên vật liệu đầu vào cho ngành dệt may. Trong
khi ngành may của Việt Nam có tốc độ phát triển tương đối cao thì lĩnh vực dệt lại
phát triển rất chậm. Điều này góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam vẫn phải chấp nhận nhập tới 80% nguyên liệu đầu vào và cũng chính vì
thiếu công nghiệp phụ trợ nên ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị
trường thế giới.
Vì vậy nên chúng ta cần phải nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm dệt
may từ 30% hiện nay lên 50% vào năm 2010 và 60% vào năm 2015; hướng đến
mục tiêu đạt 12 tỷ USD xuất khẩu dệt may trong năm 2010 và 18 tỷ USD vào năm
2015 bằng cách tập trung xây dựng và phát triển vùng sản xuất nguyên phụ liệu nhằm
đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may Việt Nam nguồn nguyên liệu ổn định và chất
lượng với giá rẻ, giảm thiểu tối đa lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu. “ Dệt mà không
mạnh thì may mãi mãi chỉ đi làm thuê”.
Xây dựng chương trình phát triển cây bông, trong đó ưu tiên xây dựng các
vùng bông có tưới tại các tỉnh tiềm năng. Thực hiện chính sách khuyến nông đối với
các trang trại trồng bông để tăng tỷ lệ xơ bông trong ngành dệt và đảm bảo đủ số
lượng vải cung cấp cho ngành may xuất khẩu là 500 triệu m2/ năm vào năm 2010.
Thông qua liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước trong và ngoài nước xây
dựng các dự án đầu tư sản xuất xơ nhân tạo, các loại sợi có chất lượng cao và có
tính năng mới phù hợp với xu thế của thị trường.
Tiếp tục đầu tư đồng bộ hoá sản xuất tại khu công nghiệp Phố Nối, triển
khai xây dựng cụm công nghiệp dệt may hiện đại tại Đà Nẵng, Nhơn Trạch, sớm
quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở vệ tinh sản xuất phụ liệu, bao bì cho ngành dệt
may để giảm lệ thuộc nhập khẩu, tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản
phẩm dệt may Việt Nam.
Nhanh chóng triển khai sự án xây dựng trung tâm kinh doanh nguyên phụ
liệu dệt may tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để kịp thời
cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành.
90
Đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn vốn trong
nước đầu tư sản xuất các sản phẩm hoá dầu (xơ, sợi, hoá chất, thuốc nhuộm...) phục
vụ cho dệt may để chủ động về nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia
tăng trong sản xuất sản phẩm dệt may.
2.3. Đẩy mạnh ứng dụng thƣơng mại điện tử trong kinh doanh.
Thương mại điện tử là một phương thức hoạt động thương mại mà mọi quan
hệ giao dịch đều được thực hiện thông qua mạng Internet và các thiết bị viễn thông.
Dù được hình thành và hoạt động mạnh chỉ mới hơn một thập kỷ nhưng thương mại
điện tử đã thể hiện được vai trò và tác dụng vô cùng to lớn. Đây là một phương thức
hoạt động tiết kiệm, hiệu quả và thuận tiện. Nó góp phần giảm đáng kể chi phí của
cả người bán và người mua trong giao dịch thương mại.
Đối với người bán, thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất, kinh
doanh, cả nhân lực và vật lực. Với sự thuận lợi của cửa hàng ảo trên Internet, các
sản phẩm dệt may được trưng bày không hề tốn diện tích, không gian, do đó doanh
nghiệp dệt may có thể giới thiệu và kinh doanh đa dạng các mặt hàng với số lượng,
chủng loại khác nhau. Đối với người mua, nhờ sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm
trên Internet, có thể tìm thấy tất cả các mặt hàng cần thiết từ tất cả các nhà cung cấp
trên khắp thế giới với giá cả và chất lượng phù hợp nhất.
Với việc áp dụng thương mại điện tử, năng suất của những người tham gia
hoạt động giao dịch thương mại sẽ tăng lên, chi phí sẽ giảm đi, làm cho các sản
phẩm dệt may được bán với giá thấp hơn, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của
hàng dệt may Việt Nam trên thị trường.
Tại một quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, thương mại điện tử được ứng dụng
mạnh mẽ để cạnh tranh sản phẩm thông qua các hoạt động mua, bán hàng và quảng
cáo giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin thị trường, thanh toán và thậm chí là
việc ký kết hợp đồng và tham gia thị trường ảo. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt
Nam mới ứng dụng một phần rất nhỏ của thương mại điện tử nhằm giới thiệu sản
phẩm. Những ứng dụng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hạn chế về thông
tin, hình thức, chất lượng thông tin, mức độ cập nhật. Vì vậy các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam cần phải khai thác tối đa thương mại điện tử vào kinh doanh.
91
Thứ nhất, ứng dụng có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho
thương mại điện tử bao gồm đưa vào sử dụng các ứng dụng mới nhất trong thương
mại điện tử nhằm hỗ trợ giao dịch; sử dụng hệ thống thanh toán điện tử thông qua
liên kết với các ngân hàng và đảm bảo an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử.
Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử, hàng ngày
thường xuyên cập nhật các thông tin về sản phẩm.
Tóm lại, việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng, nó góp phần to lớn trong việc giảm chi phí
kinh doanh và đem lại sức cạnh tranh cao cho hàng dệt may Việt Nam trên thị
trường Hoa Kỳ.
3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị
trƣờng Hoa Kỳ
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau năm 2005 khi
ATC hết hiệu lực và hết năm 2008 khi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam
trên thị trường Hoa Kỳ được dỡ bỏ hạn ngạch, thị phần mỗi nước phụ thuộc phần
lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với hàng dệt may, các biện pháp
cạnh tranh phi giá cả trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng hoá là một trong
các yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Hoa Kỳ là thị trường “khó tính”, đòi hỏi cao
về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng ở đây đòi hỏi cao về chất lượng và thương
hiệu sản phẩm được đặc biệt coi trọng. Có thể xác định rằng, những chủng loại sản
phẩm dệt may của Việt Nam được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng là đại bộ
phận các Cat bị Hoa Kỳ áp hạn ngạch và một số Cat không bị áp hạn ngạch đặc biệt
là các Cat nóng như: 340/341; 338/339; 340/638; 347/348;359 và 647/64837 được
tiêu thụ mạnh tại thị trường Hoa Kỳ. Đây chính là những chủng loại mà Việt Nam
có khả năng cạnh tranh mạnh và mở rộng thị phần tại Hoa Kỳ, đặc biệt là sau khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên ở những chủng loại
này thì nhiều nước cũng có thế mạnh, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải
luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các biện pháp nâng cao
chất lượng sản phẩm bao gồm:
37 Tham khảo phụ lục 3
92
3.1. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc kỹ thuật trong các doanh nghịêp
dệt may Việt Nam
Việc đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc trong các doanh nghiệp dệt may
nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất của công nghệ, giảm thiểu lượng hàng phế
phẩm và phế liệu, nâng cao năng suất lao động của tất cả các bộ phận trong quy
trình sản xuất, luôn đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao. Đây là
một nhân tố quan trọng trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển
mạnh mẽ, nền kinh tế tri thức coi trọng hàm lượng chất xám và tính sáng tạo kết
tinh trong sản phẩm và dĩ nhiên nguồn tạo nên giá trị khác biệt từ lợi thế lao động
dồi dào và giá nhân công rẻ ngày càng dần mất lợi thế cạnh tranh mà thay vào đó là
yếu tố khai thác tối đa năng lực sản xuất của công nghệ.
Hàng năm các doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư theo
chiều sâu một cách có hiệu quả, đồng bộ, đảm bảo mức độ đổi mới thiết bị công
nghệ hiện đại chiếm 20-35% tổng số mỗi năm để nâng cao năng lực sản xuất và
chất lượng sản phẩm. Cần phải thu hút vốn đầu tư, tranh thủ các nguồn tài trợ, vay
ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư mở rộng, phát triển quy mô sản
xuất, đổi mới các loại máy dệt, máy may hay các loại máy thiết kế sản phẩm, dây
chuyền tiên tiến hiện đại.
Cần nhanh chóng nhập khẩu những công nghệ, thiết bị hiện đại cho các
công đoạn như: in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm để từ đó sản xuất ra những loại vải
cao cấp đáp ứng cho nhu cầu của ngành may. Đây là vấn đề quan trọng trong việc
nâng cao sức cạnh tranh về mặt chất lượng cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam
tại thị trường Hoa Kỳ. Hơn nữa, việc Việt Nam sản xuất được những loại vải cao
cấp, có nhiều tổ hợp sản xuất lớn, công nghệ hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn
quốc tế sẽ thúc đẩy các hãng lớn của Hoa Kỳ với những thương hiệu nổi tiếng đến
đặt hàng với số lượng lớn và lâu dài theo hình thức mua FOB.
Một kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc nâng cao sức cạnh tranh trên
thị trường Hoa Kỳ là trong giai đoạn dệt may Việt Nam chưa có tên tuổi trên thị
trường Hoa Kỳ thì cách tốt nhất là mua bằng sáng chế, bản quyền nhãn hiệu của các
công ty nước ngoài và liên kết sản xuất với 2 - 4 thương hiệu nước ngoài như Trung
Quốc đã làm để sản xuất ra những sản phẩm của họ với giá rẻ, qua đó nâng cao sức
93
cạnh tranh của hàng dêt may Việt Nam đồng thời cũng tiếp thu công nghệ để tiến
tới tự thiết kế mẫu mã, sản xuất ra những sản phẩm bằng những thương hiệu của
Việt Nam.
3.2. Đáp ứng những tiêu chuẩn chất lƣợng của Hoa Kỳ nhằm hoàn thiện hàng dệt
may xuất khẩu
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng là căn cứ đánh giá chất lượng hàng dêt may,
là cơ sở để các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm. Để góp phần
nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị
trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam phải lấy hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế làm căn cứ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng của Việt Nam.
Mọi sản phẩm dệt may Việt Nam cần phải được sản xuất trên một hệ
thống quản lý chất lượng đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9000, ISO
14000 (tiêu chuẩn quản lý môi trường ) và SA 8000 (tiêu chuẩn về lao động). Điều
này có nghĩa là từ khâu đầu vào của nguyên liệu đến khâu đầu ra của sản phẩm đều
phải được quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt trong một quy trình tiêu chuẩn đạt chất
lượng quốc tế và thoả mãn các điều kiện về môi trường, vệ sinh công nghiệp và các
tiêu chuẩn về lao động SA 8000, tiêu chuẩn này được quy định rất chặt chẽ trong hệ
thống pháp luật của Hoa Kỳ. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng
hoá vào Hoa Kỳ đều phải biết và tuân thủ. Sẽ không có cơ quan nào của Hoa Kỳ
nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình theo các tiêu chuẩn của SA
8000, nhưng nếu bất kỳ nhà xuất khẩu nào bị buộc tội không tuân thủ các SA 8000
thì sẽ gặp rắc rối với pháp luật. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh
nghiệp Việt Nam vì thói quen lách luật, thiếu tự giác khi thực hiện luật ở Việt Nam.
Ngược lại, nếu thực hiện tốt SA 8000 sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam
đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ vì được luật pháp Hoa Kỳ khuyến
khích và phù hợp với quan niệm, mong muốn của người dân Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may Việt Nam cần phải tuân thủ những tiêu
chuẩn chất lượng của bao bì đóng gói, điều kiện môi trường đóng gói như môi
trường chân không hay môi trường tự nhiên trong sạch cùng với những phụ kiện
kèm theo như bìa độn, ghim cài, vỏ bọc nion... và phương tiện vận tải thích hợp
94
đảm bảo chất lượng sản phẩm trong mọi điều kiện môi trường. Các doanh nghiệp
sản xuất hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo cho sản phẩm của mình thoả mãn
mọi yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, y tế và tiến hành đóng gói trong điều kiện chân
không để sản phẩm khi sử dụng lần đầu không bị hằn những nếp gấp bởi lẽ chất
lượng sản phẩm luôn là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại bất kỳ
thị trường nào.
Để làm được những điều trên, cần xây dựng cơ chế và thiết lập hệ thống
kiểm tra, giám sát việc sử dụng những hoá chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
con người trong sản xuất các nguyên phụ liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản
xuất hàng dệt may. Danh mục những hoá chất bị cấm sử dụng như các thuốc nhuộm
azo gây ung thư, dị ứng cho người sử dụng, giới hạn hàm lượng kim loại nặng cho
phép trong các nguyên phụ liệu cần được cập nhập và thông báo rộng rãi cho các
doanh nghiệp sản xuất.
Cần xây dựng những phòng thí nghiệm với đủ trang thiết bị hiện đại, có thể
đánh giá chất lượng một loại sản phẩm dệt may đã đạt tiêu chuẩn quốc tế hay chưa
đạt. Những phòng thí nghiệm này sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may
có được câu trả lời chính xác về chất lượng hàng dệt may xuất khẩu để không vi
phạm những tiêu chuẩn về chất lượng hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ. Hoặc
các doanh nghiệp có thể mời các chuyên gia đánh giá về chất lượng của Hoa Kỳ
trong thẩm định chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Đây cũng là một biện pháp tốt để nâng cao uy tín hàng dệt may Việt Nam, khẳng
định chất lượng hàng dệt may Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có điều kiện về tài chính nên nghiên cứu và
thực hiện các tiêu chuẩn về sinh thái của Hoa Kỳ, các sản phẩm dệt may của Việt
Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần sớm được dán nhãn sinh thái. Đây là
điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ so
với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Ấn Độ.
4. Giải pháp tăng mức hấp dẫn của hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng
Hoa Kỳ
Như đã phân tích thực trạng sức hấp dẫn hàng dệt may Việt Nam trên thị
trường Hoa Kỳ ở phần trên, điểm yếu của hàng dệt may Việt Nam chính là ở khâu
sáng tạo và thiết kế. So với hàng các sản phẩm dệt may cùng loại của Trung Quốc
95
và Ấn Độ thì sản phẩm dệt may Việt Nam bị người dân Hoa Kỳ đánh giá là chưa
phong phú, chưa hấp dẫn do kiểu cách đơn giản.Vì vậy, để nâng cao sức hấp dẫn
của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất hàng dệt
Việt Nam cần chú ý tới việc đa dạng hoá sản phẩm theo hai hướng:
4.1. Đa dạng hoá chất liệu sản phẩm dệt may nhờ vào ý tƣởng thiết kế
Để tạo nên sự đa dạng hoá chất liệu sản phẩm, một phần dựa vào nguồn cung
cấp nguyên liệu, mặt khác dựa vào ý tưởng thiết kế của các nhà thiết kế thời trang
trong các doanh nghiệp sản xuất và tại các trung tâm thiết kế thời trang. ý tưởng
thiết kế là rất quan trọng, tuy nhiên đội ngũ thiết kế trong các doanh nghiệp thiếu
sáng tạo, thiếu ý tưởng mới nên các sản phẩm dệt may Việt Nam không thể nâng
cao được năng lực cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ trên thị
trường Hoa Kỳ.
Vì vậy, việc thành lập trung tâm nghiên cứu, thiết kế và kinh doanh mẫu dệt
may thời trang trong công nghiệp tại các thành phố lớn là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ
của trung tâm là nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm có chất liệu độc đáo,
khác biệt; sản xuất vải cotton chất lượng cao, vải pandex, vải thời trang tổng hợp, vải
kỹ thuật, vải dệt kim thời trang, vải trang trí nội thất và phải biết cách sử dụng các
chất liệu khác nhau cho các sản phẩm khác nhau.
Đồng thời phát triển đội ngũ thiết kế thông qua liên kết đào tạo trong và
ngoài nước, thông qua tuyển chọn từ các cuộc thi Việt Nam collection để sáng tạo,
phác họa mẫu, thiết kế mẫu, sản xuất mẫu thật, chuẩn bị nguyên phụ liệu, đàm phán
đơn hàng, kinh doanh mẫu thời trang.
Các ý tưởng của các nhà thiết kế phải xuất phát từ khả năng sáng tạo, tránh
sao chép hoặc rập khuôn theo mẫu mã của nước ngoài, ý tưởng thiết kế còn phải
xuất phát từ như cầu, thị hiếu của khách hàng Hoa Kỳ. Những ý tưởng thiết kế cần
mang tính thương mại, tức là tạo ra sản phẩm để thu hút khách hàng, để xuất khẩu
và cạnh tranh trên thị trường, chứ không phải để trình diễn trên sân khấu hay tham
gia các cuộc thi thời trang.
4.2. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm dệt may
Chủng loại sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn còn nghèo nàn trong khi
nhu cầu sử dụng hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng. Mỗi nhóm khách
96
hàng đều có những yêu cầu khác nhau khi mua hàng dệt may để sử dụng cho những
mục đích khác nhau. Hơn nữa, một đặc trưng của hàng dệt may là có tính thời vụ,
cho nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sản xuất các loại sản phẩm khác
nhau theo nhu cầu của từng khoảng thời gian ngắn theo mùa trong năm như hàng
dệt may cho đầu mùa hè và cuối mùa hè, hàng dệt may cho đầu mùa thu và cuối
mùa thu, hàng dệt may cho đầu mùa đông và cuối mùa đông, hàng dệt may cho đầu
mùa xuân và cuối mùa xuân. Bởi vì mỗi thời gian khác nhau, ứng với một thời tiết
khác nhau, và xu hướng thời trang của khách hàng Hoa Kỳ là rất chuộng các sản
phẩm mới, độc đáo, theo mốt nên sản phẩm dệt may Việt Nam cần có nhiều chủng
loại hơn và liên tục thay đổi để không bị lỗi mốt so với các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường nhằm thu hút được nhiều khách hàng Hoa Kỳ.
Mỗi chủng loại sản phẩm dệt may nên được hình thành theo những bộ sưu
tập thời trang theo mùa, trong một bộ sưu tập sẽ có nhiều sản phẩm dệt may sử
dụng các chất liệu khác nhau. Ngoài ra, với mỗi một bộ sưu tập cần có những phụ
kiện đi kèm để làm tôn thêm sức hấp dẫn của sản phẩm dệt may chính. Nếu làm
được như vậy, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn,
tạo sự thu hút hơn đối với khách hàng Hoa Kỳ.
Để làm được như vậy, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam phải
luôn cập nhật những thông tin nghiên cứu thị trường. Những thông tin nghiên cứu
thị trường không chỉ đem lại cho doanh nghiệp sự chủ động trong việc thu hút
khách hàng, mở rộng thị phần như đã phân tích ở trên mà còn đem lại cho doanh
nghiệp sự chủ động trong sản xuất các chủng loại hàng bán trên thị trường Hoa Kỳ.
Nhìn chung, nhiều chủng loại hàng dệt may với các chất liệu khác nhau, mẫu
mã khác nhau do các doanh nghiệp tạo ra là một giải pháp rất tốt để nâng cao năng
lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
5. Giải pháp xây dựng và phát triển thƣơng hiệu hàng dệt may Việt Nam trên
thị trƣờng Hoa Kỳ
5.1. Đăng ký nhãn hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng Hoa Kỳ
Như đã phân tích thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may của người tiêu
dùng Hoa Kỳ ở trên, khách hàng Hoa Kỳ quen sử dụng hàng dệt may có thương
97
hiệu nổi tiếng. Trong quan niệm của họ, những hàng dệt may không có thương hiệu
thường gắn với chất lượng sản phẩm thấp. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam cần sớm đăng ký nhãn hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường. Việc đăng ký nhãn hiệu
hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ hoàn toàn dễ dàng, nhanh chóng và
thuận tiện, lệ phí đăng ký rẻ. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký
nhãn hiệu hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ có hai thuận lợi:
Thứ nhất, hàng dệt may Việt Nam dễ dàng loại bỏ được hàng giả, hàng nhái
lấy nhãn hiệu hàng dệt may Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đăng ký
nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ thì hàng giả hàng nhái nhãn hiệu rất dễ có
cơ hội thực hiện. Như vậy sẽ gây thiệt hại cho khách hàng, điều quan trọng hơn là hàng
dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất uy tín bởi những hàng dệt may giả
nhãn hiệu có chất lượng không tốt, do một điều kiện nào đó được đưa vào thị trường
Hoa Kỳ tiêu thụ, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cạnh tranh và hình ảnh của hàng
dệt may Việt Nam.
Thứ hai, những nhãn hiệu hàng dệt may Việt Nam có uy tín tránh bị các
doanh nghiệp khác trên thị trường Hoa Kỳ chiếm dụng bằng cách đăng ký trước,
hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam không được đăng ký hoặc bán dưới
nhãn hiệu của mình vì có doanh nghiệp đăng ký trước rồi. Hàng dệt may của các
doanh nghiệp Việt Nam có thể bị kiện, thu hồi, tiêu huỷ và phải bồi thường thiệt hại
cho doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu trước. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam nếu
muốn tiếp tục bán sản phẩm dưới nhãn hiệu của mình phải mất nhiều tiền, công sức
thời gian theo kiện hoặc đàm phán mua lại nhãn hiệu. Đây là những kinh nghiệm
mà nhiều doanh nghiệp, nhiều sản phẩm có uy tín của Việt Nam bị các doanh
nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Khi hàng dệt may của các doanh nghiệp trở nên
quen thuộc với khách hàng Hoa Kỳ, mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt trên thị
trường Hoa Kỳ thì việc đăng ký nhãn hiệu hàng dệt may của các doanh nghiệp trên
thị trường Hoa Kỳ là điều vô cùng quan trọng, không chỉ là điều kiện pháp lý trong
kinh doanh mà còn là một biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
Hoa Kỳ.
98
Nhìn chung, giải pháp này nếu thực hiện tốt sẽ làm tăng uy tín cho hàng dệt
may Việt Nam về chất lượng mẫu mã và hình ảnh thương hiệu, góp phần tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trước sản phẩm cùng loại của các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.
5.2. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ thông qua nhƣợng quyền
thƣơng mại
Nhượng quyền thương mại là việc một doanh nghiệp thuê sử dụng một
thương hiệu, phương thức kinh doanh, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khác
trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp đi thuê phải trả cho bên cho
thuê một khoản lệ phí và tuân thủ theo các yêu cầu của bên cho thuê về chất lượng
sản phẩm, kiểu dáng và những yêu cầu của bên cho thuê nhằm đảm bảo uy tín của
bên cho thuê.
38
Trong các nước xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ như đã phân tích
ở trên, Srilanca đã nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường Hoa
Kỳ thông qua hình thức nhượng quyền thương mại và đã rất thành công, nâng cao
được uy tín thương hiệu hàng dệt may Srilanca trên thị trường Hoa Kỳ.
Có thể nói đây là một kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của Srilanca qua
việc nâng cao uy tín thương hiệu mà Việt Nam cần phải học tập. Các doanh nghiệp
Việt Nam có thể áp dụng bằng cách tăng những mặt hàng mang thương hiệu nổi
tiếng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thông qua hình thức nhượng quyền phân
phối sản phẩm hoặc nhượng quyền kinh doanh:
Với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, doanh nghiệp dệt may
Việt Nam có thể sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng hoặc là khẩu hiệu và
tự phân phối sản phẩm trong phạm vi thị trường Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian
nhất định.
Với hình thức nhượng quyền kinh doanh, doanh nghiệp dệt Việt Nam
ngoài việc được sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng như hình thức nhượng
quyền phân phối sản phẩm còn được hưởng thêm công đoạn chuyển giao kỹ thuật
kinh doanh và cách thức điều hành quản lý.
38 Nguồn: Lê Quý Trung (2005), Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhƣợng
quyền kinh doanh, Nxb Trẻ, tr 12- 17.
99
Hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng mà các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm thông nhượng quyền
thương mại với các hãng đó như: Victoria’ S Secret, Lif Claiborne Nike, GAP,
Pierre Cardin, Abercrombie an Fitch, Ralph Lauren...
Có thế nói, với nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa tạo được hình
ảnh thương hiệu với khách hàng Hoa Kỳ, đặc biệt một số sản phẩm có sức cạnh
tranh thấp như những sản phẩm trong nhóm hàng may mặc không phải hàng dệt
kim đan len, nên được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhượng quyền thương mại.
Giải pháp này giúp cho hàng dệt may Việt Nam nâng cao uy tín góp phần xây dựng
thương hiệu sản phẩm trong tiềm thức của các khách hàng Hoa Kỳ thông qua những
hãng, những thương hiệu đã nổi tiếng trên thị trường Hoa Kỳ. Về lâu dài, giải pháp
này tạo điều kiện cho các thương hiệu hàng dệt may Việt Nam khẳng định uy tín,
đẳng cấp góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu riêng.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN
QUAN
Bên cạnh những giải pháp nêu trên, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may
Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức thuộc
các Bộ, ngành và Chính phủ.
1. Với các Hiệp Hội, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
Các Hiệp hội như Hiệp Hội Dệt- May Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần tăng cường hỗ trợ
cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam theo hướng:
1.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu thị trƣờng
Các tổ chức trên cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu thị trường,
tìm kiếm thông tin, thiết lập các kênh phân phối, tham gia hội chợ, triển lãm, hội
thảo, các hoạt động quan hệ công chúng, đặc biệt là cung cấp thông tin về thị
trường, những biến động của thị trường và những dự báo cần thiết. Những thông tin
thu được rất quan trọng, bởi nó có tính quyết định đến việc nâng cao năng lực cạnh
tranh hoặc làm giảm sức cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam. Các Hiệp hội và
Phòng Thương mại và Công nghiệp có thể cập nhật đầy đủ những thông tin đó lên
trang web của mình để các doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập và tiếp nhận.
100
Các Hiệp hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp phải là những nguồn
cung cấp thông tin nhanh chóng, đáng tin cậy, thuận tiện và chi phí thấp nhất cho
các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, khi mà công nghệ thông tin đang rất
phát triển, việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp của các Hiệp hội và Phòng
Thương mại và Công nghiệp đã được cải thiện tương đối nhưng vẫn chưa thực sự
đầy đủ và cập nhật. Các doanh nghiệp vẫn phải thu thập nhưng thông tin đó một
cách đầy đủ hơn những nguồn khác. Về vấn đề này, chúng ta cần phải học tập kinh
nghiệm ở những nước phát triển. Lấy ví dụ như trang web
trang web của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, văn phòng quản lý dệt may và trang phục,
tất cả các số liệu đều được cung cấp một cách hệ thống và rất đầy đủ về tình hình
xuất nhập khẩu hàng dệt may từ năm 1994 đến nay với cách phân chia theo chủng
loại sản phẩm, chia theo nước xuất khẩu, nhập khẩu và theo hệ thống hài hoà giúp
người truy cập có thể dễ dàng thu thập những thông tin mình cần. Trong khi những
thông tin và số liệu thống kê về những vấn đề liên quan đến dệt may được cung cấp
trên trang web của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam
vẫn còn lẻ tẻ, và chưa được hệ thống rõ ràng. Đây là điểm yếu mà trong những năm
tới, các Hiệp hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần phải khắc
phục để phát huy vai trò của mình trong cách thức, hình thức cung cấp thông tin cho
các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may trên thị
trường Hoa Kỳ.
1.2. Phối hợp thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp
Phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội Dệt May Việt Nam với Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mại trong xây dựng chiến
lược hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu theo từng nhóm hàng, từng khu vực
thị trường, cần có đội ngũ các nhà tư vấn thị trường, tư vấn kinh doanh, tìm đối tác, luật
pháp, xúc tiến bán hàng để sẵn sàng giúp đỡ các doanh nghiệp khi cần thiết. Sự phối hợp
hoạt động này sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may rất nhiều.
Giữa các Hiệp hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hàng
năm nên xây dựng các chương trình hoạt động thống nhất, cung cấp cho các doanh
nghiệp về thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức nhằm nghiên cứu thị trường, cung
101
cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, các hoạt động xúc tiến thương mại khác. Tránh
tình trạng mang tính tự phát hoặc thiếu phối hợp từ phía các doanh nghiệp và các
Hiệp hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Trong điều kiện kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ nhiều biến động và áp
lực cạnh tranh rất lớn, các Hiệp hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam cần linh hoạt hơn nữa trong các biện pháp và có những giải pháp đề nghị với
các Bộ, ngành, Chính phủ giải quyết những vướng mắc của các doanh nghiệp xuất
khẩu, những bất hợp lý làm tăng chi phí kinh doanh, các biện pháp phát triển thị
trường, xúc tiến bán hàng chưa hợp lý làm giảm năng lực cạnh tranh hàng dệt may
trên thị thị trường.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam cần sớm đưa ra giải pháp kiến nghị với các cơ quan liên quan trong việc đơn
giản hoá các thủ tục hành chính xét duyệt các chương trình xúc tiến thương mại trên
thị trường Hoa Kỳ, hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài
chính của Chính phủ. Đây là những biện pháp thiết thực giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh của hàng dệt may so với các đối thủ khác trên thị trường Hoa Kỳ.
2. Kiến nghị đối với Chính Phủ và các Bộ, ngành liên quan
2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp
Có thể nói, môi trường kinh doanh sẽ trở nên lành mạnh, minh bạch và hoàn
thiện khi có một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, thông thoáng, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp phát triển tự do kinh doanh những hàng hoá không bị Nhà nước cấm
và cạnh tranh lành mạnh. Hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhằm tạo môi trường
pháp luật thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên
thị trương Hoa Kỳ, cụ thể:
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và loại bỏ những văn bản bất cập và lỗi thời,
trước hết là Luật Thương mại và Luật Đầu tư cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Xoá
bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các đối tác
nước ngoài làm ăn chính đáng ở Việt Nam. Quy định rõ ràng, công khai, minh bạch
các thủ tục hành chính; Rà soát và bãi bỏ các quy định và thủ tục đang cản trở hoạt
102
động của các đối tác nước ngoài. Việc thẩm định và cấp phép đầu tư phải theo đúng
quy định của Nhà nước, tránh phiền hà trở ngại, khắc phục ngay tình trạng thanh
tra, kiểm tra không cần thiết gây phần nhiễu của một số cơ quan chức năng.
Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế để tạo môi trường ổn định và bình
đẳng. Phải coi yếu tố pháp luật vừa là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút các đối
tác nước ngoài, vừa là cơ sở giữ vững tự chủ về kinh tế, chính trị của đất nước.
2.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng
Hiện nay các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn để thay đổi máy
móc thiết công nghệ mới và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, xây
dựng và quảng bá hình ảnh sản phẩm dệt may, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng
dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp có thể bị hạn chế khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), vậy để tránh những hạn chế đó và giúp các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may, Chính phủ cần hỗ trợ cho các
doanh nghiệp theo hướng:
Khai thác tối đa những ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển trong
hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp mà WTO cho phép.
Tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt
may gặp khó khăn trong sản xuất những mặt hàng mới, những mặt hàng dệt may
cao cấp hoặc những mặt hàng sử dụng nhiều nguyên phụ liệu trong nước khi giới
thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm.
Chính phủ nên nới lỏng các quy định về bảo đảm tiền vay, ưu tiên các
doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, các doanh nghiệp tạo lập chuỗi
trong sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc
tế hoặc các doanh nghiệp được Hiệp hội Dệt May Việt Nam bảo lãnh.
Cần đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả “Chƣơng trình sản xuất vải dệt
thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015” và “Quy hoạch phát triển ngành Công
nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020” giúp các doanh
nghiệp giải quyết nhanh nguồn cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp dệt may.
Chính phủ có thể thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này thực hiện
bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không đủ tài sản để
103
thế chấp vay vốn. Quỹ được thành lập dưới hình thức là một tổ chức tài chính của
Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đổi mới thiết bị máy móc, tiếp cận và mở rộng thị
phần trên thị trường Hoa Kỳ qua đó từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam.
104
KẾT LUẬN
Việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ- một thị trường rộng lớn nhất thế giới với
hơn 290 triệu dân có mức thu nhập rất cao và nhu cầu tiêu dùng đa dạng về nhiều
chủng loại với khối lượng lớn trong đó có hàng dệt may là mong muốn của bất kỳ
doanh nghiệp nào cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Dẫn tới việc cạnh
tranh gay gắt giữa các hàng dệt may của các quốc gia xuất khẩu vào thị trường Hoa
Kỳ. Vì thế, năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam có vai trò quyết định
đối với sự tồn tại và phát triển hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, đặc
biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO.
Nhìn một cách tổng thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua đã có sự tăng trưởng đáng kể , mặc dù tốc độ
không đồng đều, năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường
Hoa Kỳ trong thời gian qua đã có sự biến đổi rõ rệt, đem lại những thành công nhất
định trên thị trường Hoa Kỳ. Năm 2008, Việt Nam đã bứt phá vượt qua Ấn Độ , trở
thành một hiện tượng sau Trung Quốc để giành vị trí là nhà nhập khẩu dệt may lớn
thứ hai vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh những thành quả to lớn đã đạt được, qua
phân tích về thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, chúng ta thấy rằng khả năng cạnh
tranh của hàng dệt Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ vẫn còn nhiều hạn chế cần
khắc phục. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn
nhiều hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Hoa Kỳ. Năng suất
tuy có tăng nhưng không đáng kể, còn thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu
vực, công nghệ lạc hậu dẫn đến chi phí nhân công cao mà giá trị gia tăng của sản
phẩm lại thấp... Tất cả nhưng yếu tố đó đều tác động và làm hạn chế năng lực cạnh
tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ và để hội nhập
thành công, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và các tổ chức thuộc Chính phủ
cần phải phối hợp với các doanh nghiệp dệt may để thực hiện đồng bộ các giải pháp
nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
105
nghiệp dệt may Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và trên thị trường Hoa Kỳ
nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá (2007), Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí quản lý kinh tế (12), tr 11-21.
2. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
nƣớc ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia, tr 56.
3. Ts Trần Thị Minh Châu (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Lý luận Chính trị (8),tr
51- 52.
4. Hà Bội Đức (1995), Mƣu lƣợc chiến tranh Thƣơng mại, Nxb khoa học kỹ
thuật, tr 45.
5. Dương Đình Giám (2001), Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành
Công nghiệp dệt may Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam (4), tr 11-14.
6. Th.S Nguyễn Thanh Hà (2007), Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào
thị trƣờng Hoa Kỳ, Tạp chí thương mại (16), tr 5-6.
7. Đào Duy Huân (1996), Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trƣờng, Nxb Thống kê, tr 56- 63.
8. Ts Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Công
nghiệp Việt Nam (8), tr 29- 30.
9. Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho
ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (1), tr
41.
10. Keinosuke Ono – Tatsuyuki Negoro( 2001), Quản trị chiến lƣợc các
doanh nghiệp sản xuất, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 59- 62.
11. Tùng Lâm (2005), Những cơ hội lớn cho ngành dệt may Ấn Độ, Tạp chí
ngoại thương (4+5), tr 40- 41.
12. PGS- TS Hoàng Thị Bích Loan (2009), Quan hệ thƣơng mại Việt Nam –
Hoa Kỳ , thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thương mại (1+2), tr 17-18.
13. C. Mac (1994), Mac- Anghen toàn tập , tập 23, Nxb CTQGST, Hà Nội, trang
1065.
14. Hồ Thị Phương Mai (2008), Phát triển thƣơng mại điện tử ở nƣớc ta
trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (363), tr 35- 42.
15. Ts Vũ Đức Minh (2009), Xây dựng, phát triển thƣơng hiệu cho ngành
Dệt –May thực tiễn và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Thương mại (6), tr 26- 27.
16. Cao Thuý Nga (2009), Dệt may trƣớc biến động của thị trƣờng thế giới,
Tạp chí Thương mại( 3+4+5), tr 58- 59.
17. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (359), tr51- 58.
18.Chiến lƣợc phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm
2015 và định hƣớng đến 2020 (2008), Tạp chí Kinh tế và Dự báo (6), tr 2- 4.
19. Ts Võ Phước Tấn (2007), Các giải pháp chiến lƣợc nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranhcủa hàng dệt may Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế(3), tr 26- 29.
20. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trƣờng, Chiến lƣợc, Cơ cấu: Cạnh
tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, Trung tâm kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, Thời báo kinh tế Sài gòn,
tr 125- 127.
21. Anh Thư (2007), Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Thành tựu và triển
vọng, Tạp chí thương mại (4+5+6), tr 24- 25.
22. Lê Quý Trung (2005), Franchise bí quyết thành công bằng mô hình
nhƣợng quyền kinh doanh, Nxb Trẻ, tr 12- 17.
23. Nguyễn Thị Tú (2008), Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may
Việt Nam trên thị trƣờng Hoa Kỳ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (385), tr 30- 46.
24. Nguyễn Anh Tuấn (2004), Khó khăn đối với hàng may mặc Việt Nam
trên thị trƣờng EU sau năm 2004, Tạp chí Công nghiệp (19), tr 10.
25. Vitas Hiệp hội dệt may Việt Nam (2005), Đánh giá năng lực cạnh tranh
của ngành dệt may Việt Nam sau Hiệp định thƣơng mại Việt Nam Hoa Kỳ, tr 26- 27.
26. Nguyễn Như ý (1998), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Văn Hoá - Thông
tin, tr 45.
Các trang web tham khảo
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
33.
35.
i
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Những nội dung chính của Hiệp Định Dệt May Việt Nam – Hoa
Kỳ.
Phụ lục 2 : Hệ thống Cat hàng dệt và may mặc của Hoa kỳ theo hệ thống
hài hoà
Phụ lục 3 : Đơn giá các mặt hàng thuộc 5 nhóm bị giám sát
ii
PHỤ LỤC 1: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH DỆT MAY
VIỆT NAM- HOA KỲ39
1. Thời hạn của Hiệp định
Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003 đến ngày 31/12/2004. Nếu các
Bên không chấm dứt Hiệp định hoặc đàm phán lại Hiệp định trước ngày 01/12/2004
hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO,
thì Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa.
2. Hạn ngạch
Trong năm 2003, hạn ngạch của Việt Nam sẽ được xác định theo có mức cơ
sở dưới đây. Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng thêm 7% mỗi năm ( 2% đối với
các sản phẩm từ len).
Cat. Mô tả Đơn vị Hạn ngạch năm 2003
200 Sợi Kg 300.000
301 Sợi cotton đã trải Kg 680.000
332 Bít tất cotton Tá đôi 1.000.000
333 Áo khoác nam kiểu vest Tá 36.000
334/335 Áo khoác chất liệu cotton Tá 675.000
338/339 Sơ mi dệt kim cotton Tá 14.000.000
340/640 Sơ mi nam dệt thoi Tá 2.000.000
341/641 Sơ mi nữ dệt thoi Tá 762.698
342/642 Váy ngắn Tá 554.684
345 Áo sweater cotton Tá 300.000
347/348 Quần cotton Tá 7.000.000
351/651 Pyjamas và đồ ngủ Tá 482.000
352/652 Đồ lót Tá 1.850.000
359/659-C Quần yếm Kg 325.000
359/659-S Quần áo tắm Kg 525.000
434 Áo khoác nam bằng len Tá 16.200
435 Áo khoác nữ bằng len Tá 40.000
39
Nguồn:
iii
440 Sơ mi dệt thoi bằng len Tá 2.500
447 Quần nam bằng len Tá 52.000
448 Quần nữ bằng len Tá 32.000
620 Vải dệt thoi bằng sợi filament Tá 6.364.000
632 Bít tất sợi nhân tạo Tá đôi 500.000
638/639 Sơ mi dệt kim sợi nhân tạo Tá 1.271.000
645/646 Áo sweater sợi nhân tạo Tá 200.000
647/648 Quần bằng sợi nhân tạo Tá 1.973.318
3. Điều chỉnh linh hoạt
Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh (tăng lên) không quá 6% một
năm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác (giảm xuống) để tổng hạn ngạch
không thay đổi). Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh hàng năm bằng cách
Mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo) hoặc Chuyển tiếp (sử
dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước). Mặc dù vậy không có hạn
ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11% một năm bằng cách sử dụng những điều
linh hoạt nêu trên. Phần mượn trước sẽ chiếm không quá 8% đối với các cat
338/339 và 347/348, và không chiếm quá 6% cho tất cả các sản phẩm khác.
4. Thoả thuận Visa
Việt Nam sẽ cấp Visa cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu chịu hạn
ngạch.
5. Đảm bảo thực thi
Mỗi Bên đồng ý cung cấp những thông tin mà Bên kia cho là cần thiết để
thực thị Hiệp định và cung cấp những số liệu xuất nhập khẩu hàng tháng có liên
quan. Các Bên thoả thuận áp dụng những biện pháp cần thiết để điều tra và trừng
phạt hàng vi gian lận, và hợp tác toàn diện với nhau để xử lý vấn đề gian lận. Các
Bên thoả thuận tạo điều kiện cho các chuyến đi thăm nhà máy để xác minh những
tuyên bố về sản xuất, và Việt Nam đồng ý ngừng cấp Visa cho những công ty ngăn
cản việc tiếp cận của các cơ quan Hải quan. Nếu Việt Nam phát hiện ra hành vi gian
lận, Việt Nam sẽ điều tra và thông báo kết quả cho Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ. Sau khi tiến hành tham vấnm nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về hành vi
gian lận hoặc chứng minh được khả năng lớn là gian lận đã xảy, thì Hoa Kỳ có thể
iv
khấu trừ vào phần hạn ngạch tương ứng của Việt Nam một lượng không vượt quá
số lượng hàng hoá gian lận. Nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về nhiều vụ gian
lận xảy ra trong vòng 12 tháng, thì Hoa Kỳ có “ phạt gấp ba lần” vào hạn ngạch dệt
may tương ứng của Việt Nam.
6. Cơ chế tham vấn
Nếu Hoa Kỳ cho rằng nhập khẩu các loại hàng dệt may có xuất xứ Việt Nam
không thuộc diện áp dụng các Hạn ngạch Cụ thể theo Hiệp định này gây rối loạn thị
trường dệt may Hoa Kỳ và đe dọa cản trở trật tự phát triển thương mại giữa các Bên,
thì Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể yêu cầu tham vẫn với Chính phủ Việt
Nam nhằm giảm nhẹ hoặc tránh những rối loại thị trường như vậy.
7. Tiếp cận thị trƣờng
Việt Nam sẽ giữ thuế quan của mình đối với hàng dệt may ở mức 7% đối với
sợi, 12% đối với vải và 20% đối với quần áo. Phù hợp với Hiệp định Thương mại
Song phương Việt Nam- Hoa Kỳ, Việt Nam cũng sẽ trao cho Hoa Kỳ quy chế đối
xử Tối huệ quốc và đồng ý kiềm chế không áp dụng các rào cản phi thuế quan.
8. Điều khoản về lao động
Việt Nam tái khẳng định cam kết của mình trong khuôn khổ Tổ chức lao
động Quốc tế (ILO) và đồng ý thúc đẩy hợp tác với ILO. Việt Nam đồng ý hỗ trợ
việc thực thi các bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bộ Lao động
Hoa Kỳ cà Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội của Việt Nam cam kết thực hiện
Bản ghi nhớ (MOU) tháng 11/2000 và sẽ gặp mặt để kiểm điểm tiến trình hướng tới
mục tiêu cải thiện các điều kiện làm việc trong ngành dệt may ở Việt Nam.
9. Tính chính xác của hạn ngạch
Các Bên ghi nhận rằng các mức hạn ngạch được dựa trên số liệu về nhập
khẩu Hoa Kỳ có thể điều chỉnh các mức hạn ngạch cụ thể để phản ánh chính xác
tình hình thương mại.
v
PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG CAT HÀNG DỆT VÀ MAY MẶC CỦA
HOA KỲ THEO HỆ THỐNG HÀI HOÀ40
Các Cat. được đánh số
200 seri là bông và/hoặc sợi nhân tạo.
300 seri là bông
400 seri là len
600 seri là sợi nhân tạo
800 seri là hỗn hợp tơ hoặc sợi thực vật không có
bông
CATS MÔ TẢ MẶT HÀNG ĐƠN
VỊ
TỶ LỆ CHUYỂN
SANG M
2
SỢI
200 Sợi để bán lẻ và làm chỉ khâu Kg 6.60
201 Sợi đặc biệt Kg 6.50
300 Sợi bông đã chải (carded) Kg 8.50
301 Sợi bông đã chải (combed) Kg 8.50
400 Sợi len Kg 3.70
600 Sợi tơ có kết cấu Kg 6.50
603 Sợi có 85% trọng lượng trở lên là xơ staple
nhân tạo
Kg 6.30
604 Sợi có 85% trọng lượng trở lên là xơ staple
tổng hợp
Kg 7.60
606 Sợi fi-la-măng không có kết cấu Kg 20.10
607 Các loại sợi từ xơ staple khác Kg 6.50
800 Hỗn hợp tơ hoặc sợi thực vật ngoài bông Kg 8.50
VẢI
218 Từ sợi nhiều mầu khác nhau M2 1.00
219 Vải bông dày M2 1.00
220 Vải dệt đặc biệt M2 1.00
222 Vải dệt kim M2 12.30
40 Nguồn:
P_root=me&action=view-policies-action
vi
223 Vải không dệt M2 14.00
224 Vải nhung, len búi M2 1.00
225 Vải bông chéo xanh M2 1.00
226 Vải thưa, vải phin nõn, vải batit, vải voan M2 1.00
227 Vải dây buộc M2 1.00
229 Vải dùng cho mục đích đặc biệt M2 13.60
313 Vải làm khăn trải giường M2 1.00
314 Vải poplin và len mỏng khổ đôi M2 1.00
315 Vải in hoa M2 1.00
317 Vải chéo M2 1.00
326 Vải satanh M2 1.00
410 Vải dệt thoi M2 1.00
414 Các loại vải len khác Kg 2.80
611 Vải dệt có 85% trọng lượng trở lên là sợi
staple nhân tạo
M
2
1.00
613 Vải trải giường M2 1.00
614 Vải poplin và len mỏng khổ đôi M2 1.00
615 Vải in hoa M2 1.00
617 Vải chéo và satanh M2 1.00
618 Vải dệt thoi từ xơ fi-la-măng nhân tạo M2 1.00
619 Vải fi-la-măng polyeste M2 1.00
620 Vải fi-la-măng tổng hợp khác M2 1.00
621 Vải in Kg 14.40
622 Vải sợi thuỷ tinh M2 1.00
624 Vải dệt thoi từ sợi nhân tạo gồm hơn 15%
nhưng ít hơn 36% là len
M
2
1.00
625 Vải poplin và len mỏng khổ đôi từ hỗn hợp
xơ staple và fi-la-măng
M
2
100
626 Vải in từ hỗn hợp xơ staple và fi-la-măng M2 1.00
627 Vải từ hỗn hợp xơ staple và fi-la-măng M2 1.00
628 Vải chéo và vải satanh từ hỗn hợp xơ
staple và fi-la-măng
M
2
1.00
629 Các loại vải khác từ hỗn hợp xơ staple và
fi-la-măng
M
2
1.00
810 Vải dệt thoi, sợi tơ và sợi thực vật không
có bông
M
2
1.00
QUẦN ÁO
237 Quần áo vui chơi và quần áo tắm nắng Tá 19.20
vii
v.v...
239
Quần áo trẻ em và phụ liệu quần áo Kg 6.30
330 Mùi xoa Tá 1.40
331 Găng tay và găng hở ngón Tá đôi 2.90
332 Tất Tá đôi 3.80
333 Áo khoác nam kiểu vét Tá 30.30
334 Các loại áo khoác nam khác Tá 34.50
335 Áo khoác nữ Tá 34.50
336 Váy dài Tá 37.90
338 Áo dệt kim của nam Tá 6.00
339 Áo dệt kim và áo sơmi nữ Tá 6.00
340 Áo sơ mi nam, không phải áo dệt kim Tá 20.10
341 Áo sơmi nữ, không phải dệt kim Tá 12.10
342 Váy dài Tá 14.90
345 Áo len Tá 30.80
347 Quần dài và quần soóc nam Tá 14.90
348 Quần dài và quần soóc nữ Tá 14.90
349 Áo nịt ngực và các quần áo sát người khác Tá 4.00
350 Váy dài, váy choàng... Tá 42.60
351 Đồ ngủ và pyjama Tá 43.50
352 Đồ lót Tá 9.20
353 Áo khoác nam lông vũ Tá 34.50
354 Áo khoác nữ lông vũ Tá 34.50
359 Các loại áo vải bông khác Kg 8.50
431 Găng tay và găng hở ngón Tá đôi 1.80
432 Tất Tá đôi 2.30
433 Áo khoác kiểu vét của nam Tá 30.10
434 Các loại áo khoác nam khác Tá 45.10
435 Áo khoác nữ Tá 45.10
436 Váy dài Tá 41.10
438 Áo sơ mi nữ dệt kim Tá 12.50
439 Quần áo trẻ em và phụ liệu quần áo Kg 6.30
440 Áo sơ mi, không dệt kim Tá 20.10
442 Váy ngắn Tá 15.00
443 Comple nam Bộ 3.76
444 Comple nữ Bộ 3.76
viii
445 Áo len nam Tá 12.40
446 Áo len nữ Tá 12.40
447 Quần dài và quần sóoc nam Tá 15.00
448 Quần dài và quần soóc nữ Tá 15.00
459 Quần áo len khác Kg 3.70
630 Mùi xoa Tá 1.40
631 Găng tay và găng hở ngón Tá đôi 2.90
632 Tất Tá đôi 3.80
633 Áo khoác kiểu vét của nam Tá 30.30
634 Các loại áo khoác nam khác Tá 34.50
635 Các loại áo khoác nữ Tá 34.50
636 Váy dài Tá 37.90
638 Áo sơ mi dệt kim của nam Tá 15.00
639 Áo sơ mi dệt kim của nữ Tá 12.50
640 Áo sơ mi nam, không dệt kim Tá 20.10
641 Áo sơ mi nữ, không dệt kim Tá 12.10
642 Váy ngắn Tá 14.90
643 Comple nam Bộ 3.76
644 Comple nữ Bộ 3.76
645 Áo len nam Tá 30.80
646 Áo len nữ Tá 30.80
647 Quần dài và quần soóc nam Tá 14.90
648 Quần dài và quần soóc nữ Tá 14.90
649 Áo nịt ngực và quần áo mặc sát người Tá 4.00
650 Váy dài, áo choàng... Tá 42.60
651 Đồ ngủ và pyjama Tá 43.50
652 Đồ lót Tá 13.40
653 Áo khoác lông vũ của nam Tá 34.50
654 Áo khoác lông vũ của nữ Tá 34.50
659 Quần áo khác từ sợi nhân tạo kg 14.40
831 Găng tay và găng hở ngón Tá đôi 2.90
832 Tất Tá đôi 3.80
833 Áo khoác kiểu vét của nam Tá 30.30
834 Các loại áo khoác của nam Tá 34.50
835 Áo khoác nữ Tá 34.50
836 Váy dài Tá 37.90
838 Áo sơ mi và áo khoác dệt kim Tá 11.70
ix
839 Quần áo trẻ em và phụ liệu Tá 6.30
840 Áo sơ mi và áo choàng không dệt kim Tá 16.70
842 Váy ngắn Tá 14.90
843 Comple nam Bộ 3.76
844 Comple nữ Bộ 3.76
845 Áo len dài tay sợi thực vật ngoài bông Tá 30.80
846 Áo len tơ tằm Tá 30.80
847 Quần dài và quần soóc Tá 14.90
850 Váy dài, áo choàng,... Tá 42.60
851 Đồ ngủ và pyjama Tá 43.50
852 Đồ lót Tá 11.30
858 Khăn quàng cổ kg 6.60
859 Các quần áo khác kg 12.50
CÁC SẢN PHẨM HÀNG DỆT KHÁC
360 Vỏ gối Bộ 0.90
361 Tấm ga Bộ 5.20
362 Tấm trải giường và mền Bộ 5.80
363 Các loại khăn phủ gối Bộ 0.40
369 Các hàng bông khác Kg. 8.50
464 Chăn Kg. 2.40
465 Tấm trải sàn M2 1.00
469 Các sản phẩm len khác Kg. 3.70
665 Tấm trải sàn M2 1.00
666 Sản phẩm nội thất khác từ sợi nhân tạo Kg. 14.40
669 Các sản phẩm khác từ sợi nhân tạo Kg. 14.40
670 Túi, túi xách tay, hành lý Kg. 3.70
863 Khăn tắm, khăn mặt Bộ 0.40
870 Hành lý Kg. 3.70
871 Túi và túi xách tay Kg. 3.70
899 Các hàng tơ tằm và sợi thực vật khác Kg. 11.10
x
xi
xii
xiii
xiv
xv
xvi
xvii
xviii
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4316_8757.pdf