Đề tài Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường liên minh Châu Âu

Căn cứ tình hình cụ thể trong quá trình thực hiện, để nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm cà phê, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân thông qua Cục sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi khi cần thiết.

doc120 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường liên minh Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rketing, giám sát Ban điều phối Quản lí kênh phối tại EU Quản lí kho bãi vận tải nội địa Marketing mua EU Việt Nam Điều hành kinh doanh tại TTTM Quản lí kho bãi, vận tải ở EU Văn phòng tại TTTM, chi nhánh ở EU Trung tâm thu mua hàng xuất khẩu Siêu thị, cửa hàng… Các công ty chế biến thu mua Công ty giao nhận vận tải nội địa Để tiến hành dự án này, trước tiên cần lập ban nghiên cứu dự án tiền khả thi, khảo sát sơ lược thị trường EU, tìm hiểu sự hợp lý của ý tưởng thông qua cộng đồng doanh nhân Việt Nam, giám đốc điều hành các siêu thị địa phương và cộng đồng người Việt tại EU. Tiếp đó là bước nghiên cứu, xây dựng phương án tiền khả thi và cuối cùng là tổ chức ban dự án, quảng bá, kêu gọi tham gia và thực hiện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc xâm nhập trực tiếp vào EU nên trước mắt vẫn chủ yếu thông qua kênh phân phối gián tiếp nhưng phải đảm bảo kiểm soát và khống chế được mạng lưới đó. Bên cạnh đó, từng bước liên kết, hợp tác với các nhà nhập khẩu tại EU, tạo lòng tin, ký kết được những hợp đồng dài hạn, khi đó, vừa tận dụng được hệ thống cơ sở kĩ thuật, nhân lực có sẵn ở đây, tránh được khoản đầu tư ban đầu lúc còn hạn hẹp về tài chính, vừa nhận được sự giúp đỡ của phía đối tác trong hoạt động thủ tục nhập khẩu, các thông tin chính sách mới ở EU. Khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết thì một mặt áp dụng các kênh phân phối gián tiếp, mặt khác từng bước thành lập các văn phòng đại diện, đại lý, công ty con… ở EU bằng hình thức đầu tư 100% hoặc liên doanh góp vốn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Việt Nam vào EU, những buổi hội chợ, festival cà phê, những hội nghị của các hiệp hội cà phê ở EU để có cơ hội gặp gỡ các đối tác lớn. Tổ chức hội chợ thương mại, hội nghị khách hàng để giới thiệu những sản phẩm cà phê mới của mình. Tham gia giao dịch sản phẩm trên Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, đẩy mạnh tham gia các sàn giao dịch cà phê lớn tại EU như Luân Đôn. Hợp tác, liên kết với các doanh nhân Việt kiều ở EU để mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Đẩy mạnh hình thức thương mại điện tử trong giao dịch mua bán, ký gửi cà phê trong nước và EU, đưa các thông tin sản phẩm của mình lên website của công ty bằng tiếng nước ngoài, các sàn giao dịch điện tử…, tạo nội dung thông tin phong phú, thu hút sự quan tâm của các đối tác nước ngoài nói chung và EU nói riêng. 3.3.5 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU Về phía Nhà nước Nhà nước cần tuyên truyền rộng rãi đến các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Cụ thể bằng các trường hợp những nhãn hiệu của Việt Nam đã bị đánh cắp bởi các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp này đăng kí nhãn hiệu ở một số thị trường, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam, nếu vẫn cứ đưa sản phẩm bị đánh cắp nhãn hiệu vào những thị trường này thì sẽ bị coi là hàng giả, hàng nhái. Tình huống tệ hơn, doanh nghiệp có thể phải mất một khoản tiền lớn để lấy lại nhãn hiệu nếu không muốn bị mất vĩnh viễn cơ hội kinh doanh, một số minh chứng trong ngành cà phê như chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, Dak Lak. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký… cả thị trường trong nước lẫn EU. Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức những buổi lễ hội cà phê như Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, đây không chỉ đơn thuần là sự kiện thương mại, quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam mà còn phối hợp văn hoá Việt Nam với văn hoá thưởng thức cà phê của thế giới nói chung và EU nói riêng. Về phía doanh nghiệp Các doanh nghiệp xuất khẩu những sản phẩm cà phê có chất lượng tốt, giảm bớt những kênh phân phối trung gian để dần xây dựng uy tín, thương hiệu cho cà phê Việt. Chú trọng đến bao bì đóng gói cà phê nhằm tăng mức độ hấp dẫn của sản phẩm, bao bì nên có in logo thương hiệu Việt Nam. Có các hoạt động marketing, quảng bá như website, tổ chức thưởng thức cà phê miễn phí tại các siêu thị lớn ở EU, giới thiệu sản phẩm ở các chương trình hội nghị, hội thảo tại thị trường này. Chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, hoàn tất thủ tục về sở hữu công nghiệp và bản quyền nhãn mác không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thị trường EU, tránh việc đến khi sản phẩm được ưa chuộng rồi mới đăng ký. Khi có thương hiệu rồi thì cần coi trọng, bảo vệ và giữ gìn hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Kiên quyết đấu tranh giành lại thương hiệu trong trường hợp bị mất cắp, nắm vững các quy định luật pháp để không bị thua thế khi có tranh chấp xảy ra. 3.3.6 Tạo nguồn vốn cho đầu tư, thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê sang EU Qua tìm hiểu về điểm yếu và nguyên nhân, ta thấy thiếu vốn có rất nhiều ảnh hưởng đến NLCT của cà phê Việt Nam. Thiếu vốn nên gặp khó khăn trong việc cải tiến công nghệ sơ chế cũng như quản lý, kiểm tra độ vệ sinh thực phẩm; thiếu vốn nên quy mô nhà xưởng thấp, các doanh nghiệp không thể đầu tư nhiều thiết bị để đẩy mạnh công nghiệp chế biến cà phê có giá trị cao; khó khăn trong việc xây dựng kênh phân phối vào EU. Ở các giải pháp trước, tác giả đã đề cập đến việc hỗ trợ vốn của Nhà nước, doanh nghiệp huy động vốn, cụ thể hơn sẽ được trình bày sau đây: Nhà nước đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng trọng điểm, phục vụ cho việc trồng và chế biến cà phê. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho ngành cà phê được sử dụng một phần nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng. Lãi suất vay vốn cao, chi phí đầu vào tăng, cộng thêm áp lực trả nợ ngân hàng vào những tháng cuối năm đã khiến nhiều doanh nghiệp phải bán sản phẩm với giá thấp để trả nợ, dẫn đến thua lỗ. Vì vậy, Bộ NN&PTNT cần có văn bản đề nghị các ngân hàng nhà nước nghiên cứu cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất hợp lý, xem xét điều chỉnh các điều kiện cho vay, tăng tỷ lệ áp dụng hình thức cho vay tín chấp; về hình thức vay không phụ thuộc vào hạn mức, có thể cho vay 100% giá trị hàng nhập kho; thời hạn vay tối thiểu 6 tháng và có chính sách ân hạn thêm khoảng 6 tháng khi thị trường gặp bất lợi. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp thu mua và chủ động tạm trữ, ổn định chân hàng xuất khẩu sang EU. Kiến nghị Chính phủ bỏ thuế giá trị gia tăng đối với cà phê, vì 95% cà phê của ta sản xuất ra để xuất khẩu, khi xuất khẩu sẽ được thoái thu 5% thuế giá trị gia tăng nên thực chất Chính phủ không thu thuế này mà thu rồi lại thoái thu gây phiền hà và rắc rối về thủ tục. Hơn nữa, phần tiền trong khoảng thời gian nộp rồi thoái thu, nếu không nộp, doanh nghiệp đã có thể sử dụng cho việc kinh doanh, sản xuất. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn ngân hàng đầu tư thâm canh phát triển bền vững, mở rộng sản xuất. Hỗ trợ đầu tư, sản xuất cho các hộ nông dân tập trung theo mô hình HTX, liên hộ. Chẳng hạn, những hộ dân tham gia tổ hợp tác, ký hợp đồng liên kết lâu dài với các cơ sở chế biến sẽ được ưu tiên hỗ trợ % tiền mua nguyên vật liệu xây dựng sân phơi; được vay vốn Nhà nước mua máy xay xát, máy sấy; hưởng các chính sách khuyến nông, đào tạo chuyển giao kỹ thuật công nghệ. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng cà phê, giảm thuế nhập khẩu đối với một số máy móc thiết yếu cho ngành, hỗ trợ cho vay mua máy móc. Thành lập hệ thống tín dụng nông thôn để hỗ trợ vốn kịp thời cho nông dân bằng cách thành lập các Ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT ở các vùng cà phê trọng điểm. Nhà nước, ngân hàng hỗ trợ vốn nhưng doanh nghiệp cũng cần có chiến lược kinh doanh sản xuất rõ ràng để hạn chế rủi ro và tránh thua lỗ nhằm đảm bảo an toàn vốn và khả năng thanh toán, trả được nợ cho ngân hàng. Các doanh nghiệp cũng có thể tiến hành cổ phần hoá để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, ưu tiên bán cổ phiếu cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến cà phê. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Trong chương này, trên cơ sở dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê của EU, căn cứ ma trận SWOT cũng như mục tiêu, định hướng nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, luận văn đã đưa ra một số giải pháp về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kênh phân phối, thương hiệu… cho các bên liên quan, từ phía Nhà nước đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cũng như người nông dân trồng cà phê. Những giải pháp này cần tiến hành đồng bộ để nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong giai đoạn đến năm 2020. KẾT LUẬN Đánh giá đúng thực trạng và nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU là một yêu cầu cấp thiết và tất yếu. Vì vậy, khoá luận đã trung tập trung nghiên cứu đề tài và đạt những kết quả chủ yếu như sau: Làm sáng tỏ lý luận chung về NLCT bao gồm các khái niệm cạnh tranh, NLCT và NLCT xuất khẩu; các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá NLCT… làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Khẳng định sự cần thiết phải nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU do tầm quan trọng của thị trường EU trong việc mở rộng sang các thị trường mới, tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường cũng như những hạn chế còn tồn tại trong NLCT của cà phê Việt Nam. Thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ Braxin mà rút ra những bài học cho Việt Nam như chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy hợp tác, xúc tiến thương mại, tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê, tận dụng các hỗ trợ từ nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức trên thị trường EU để có thể nâng cao NLCT cho mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Sử dụng những cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường này như Braxin, Indonesia, Colombia… Luận văn đã chỉ ra được NLCT của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các đối thủ. Tuy có được những điểm mạnh như sản lượng xuất khẩu vào thị trường EU lớn thứ 2, lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nhân công rẻ, dồi dào… nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều điểm yếu như chất lượng thấp; cà phê xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nhân thô, ít qua chế biến; chủng loại chưa phong phú, đa dạng; phần lớn xuất khẩu qua trung gian, chưa xây dựng được thương hiệu… Đây là những vấn đề mà ngành cà phê Việt Nam cần phải khắc phục. Dựa trên những cơ sở về dự báo nhu cầu cà phê của EU; ma trận SWOT khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; mục tiêu và định hướng cho giai đoạn đến năm 2020, khoá luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU như nâng cao chất lượng cà phê và vệ sinh an toàn thực phẩm; đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm và hướng đến mặt hàng cà phê có giá trị gia tăng cao; tổ chức điều phối hoạt động dọc chuỗi ngành hàng cà phê chặt chẽ hơn; tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kênh phân phối; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam xuất khẩu sang EU; tạo nguồn vốn cho đầu tư, thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp này vì chúng cho mối liên hệ chặt chẽ và tạo tiền đề cho nhau. Tác giả hi vọng rằng, với những nghiên cứu và giải pháp như trên, luận văn sẽ góp phần vào việc nâng cao NLCT của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới, mang lại những lợi ích thiết thực cho nền kinh tế đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu từ sách, báo, tạp chí Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2004, Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. CBI, 2009, The coffee, tea and cocoa market in EU, CBI market survey. ICO, 2008, Rules on Statistics - Statistical Reports, WP-Council 180/08, London. ICO, 2009 B, Progress report on the implement of the Coffee Quality – Improvement Programmee (CQP), Coffee year 2007/08, Document No. EB 3958/09. ICO, 2010 B, Progress report on the implement of the Coffee Quality – Improvement Programmee (CQP), Coffee year 2009/2010, Document No. EB 3977/10. Vũ Chí Lộc, 2004, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, 2003, Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AFTA, Trung tâm phát triển nông thôn, TOR số MISPA/2003/0. Nguyễn Minh Tuấn, 2010, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia, TP. HCM. Lê Danh Vĩnh & Hoàng Xuân Bắc & Nguyễn Ngọc Sơn, 2010, Giáo trình Luật Cạnh Tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Tài liệu từ website Báo Đất Việt, 2010, Cà phê Việt Nam chỉ đạt 43,4/100 điểm, truy cập ngày 8/3/2012, Peter Baskerville, n.d., Espresso Coffee Brands, truy cập ngày 10/3/2012, Bộ NN&PTNT, 2008, Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020, truy cập ngày 20/3/2012, Cẩm nang Doanh nhân trẻ, 2010, Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh, truy cập ngày 27/2/2012, Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, n.d., Giới hạn về hàm lượng thuốc trừ sâu trong cà phê nhân nhập vào Mỹ và quy định mới của EU về cà phê xuất khẩu, truy cập ngày 4/4/2012, Cục Xúc tiến thương mại, 2009, Cơ cấu kinh doanh ngành hàng chè và cà phê EU phần 2, truy cập ngày 28/2/2012, Cục Xúc tiến thương mại, 2010, Quy định của EU về an toàn vệ sinh thực phẩm – Phần 1, truy cập ngày 1/3/2012, Văn Diệp, 2009, Khái quát về Cạnh tranh trong kinh doanh, truy cập ngày 27/2/2012, Đoàn Triệu Nhạn (2007), Ngành cà phê Việt Nam-thực trạng và triển vọng, Báo cáo của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam. ECF, 2006, European coffee report 2006, truy cập ngày 11/3/2012, ECF, 2008, European coffee report 2008, truy cập ngày 12/3/2012, ECF, 2011, European coffee report 2010/11, truy cập ngày 12/3/2012, Europa, Statistical database, truy cập ngày 2/4/2012, FAO, 2009, The market for organic and Fair-trade coffee, truy cập ngày 10/3/2012, Nguyễn Hằng, 2011, Tiêu thụ cà phê tại Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới, truy cập ngày 12/3/1012, Ngọc Hồi, n.d., Kinh doanh cà phê: Hai điểm nổi bật!, truy cập ngày 12/3/2012, ICO, Country datasheets, truy cập ngày 14/3/2012, ICO, 2009 A, Coffee market report – October 2009, truy cập ngày 13/3/2012, ICO, 2010 A, Coffee market report – October 2010, truy cập ngày 10/3/2012, ICO, 2011, Coffee market report – December 2011, truy cập ngày 11/3/1012, ICO, 2012, Coffee market report – January 2012, truy cập ngày 10/3/2012, Christian Ketels, 2010, Export competitive: Reserving the logic, truy cập ngày 1/3/2011, www.isc.hbs.edu/pdf/WB_Export_Competitiveness_March2010.pdf. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Dak Lak, n.d., Sơ lược về một số loại hình cà phê có chứng nhận, truy cập ngày 10/4/2012, Nguyễn Công Luân, 2011, Một số giống cà phê mới cho năng suất cao, truy cập ngày 12/03/2012, Công Luận, 2009, Chế biến cà phê còn bất cập, truy cập ngày 9/3/2012, Hoàng Ngân, 2007, Mô hình tổ chức ngành hàng cà phê Brazil: kinh nghiệm cho Việt Nam, truy cập ngày 2/3/2011, Tạp chí Công nghiệp, 2004, Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm công nghiệp, truy cập ngày 29/2/2011, Tập đoàn Thái Hoà, 2010, Cà phê xuất khẩu chủ yếu chưa qua chế biến sâu và uy tín giao dịch thấp, truy cập ngày 13/3/2012, Tổng cục thống kê, Thông tin thống kê hàng tháng, truy cập ngày 20/3/2012, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, 2010, Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, truy cập ngày 10/3/2012, Marilyn Whan-Kan, n.d., How to improve export competitiveness in Mauritius, truy cập ngày 29/2/2011, WTO, International Trade Statistics, truy cập ngày 22/3/2012, PHỤ LỤC 1 SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH CÀ PHÊ CÓ CHỨNG NHẬN 1. Sản xuất cà phê bền vững hay cà phê có chứng nhận là định hướng phát triển của chính phủ Khái niệm “bền vững”: Bền vững ở đây được hiểu là: Sản xuất phải có lãi và ngày càng gia tăng, chất lượng vườn cây phải bền, thu hoạch được nhiều năm. Toàn ngành cà phê phải bền vững từ sản xuất, chế biến nâng cao chất lượng, đến thị trường xuất khẩu. Hiện nay vấn đề mực nước ngầm đang giảm sút trầm trọng, việc lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật và tưới quá nhiều nước, bón quá nhiều phân làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng đất, chất lượng sản phẩm, việc thu hái cà phê còn xanh, kỹ thuật chế biến thô sơ đang là vấn đề của ngành và người sản xuất cà phê cần quan tâm. Bên cạnh đó, việc sản xuất cà phê cần hướng tới thị trường, các loại hình cà phê thị trường đang quan tâm hay có khả năng quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chủ trì chương trình sản xuất cà phê bền vững 4C. Chính Phủ đồng thời khuyến khích phát triển các loại hình cà phê bền vững/có chứng chỉ khác nhằm từng bước hướng nền sản xuất cà phê Việt Nam theo hướng bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn bị cho lộ trình tiến tới áp dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng cà phê TCVN 4193:2005 do Chính phủ ban hành thông qua việc liên kết 4 nhà: Nhà nông, Nhà nước, Nhà Khoa học, và nhà Doanh nghiệp. Các loại hình cà phê có chứng nhận trở thành xu hướng tất yếu trong ngành sản xuất cà phê Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Có nhiều loại hình cà phê bền vững phổ biến hiện nay như: 4C (nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), UTZ, RFA (Rừng nhiệt đới) và Fair-trade (Thương mại công bằng). 2. Giới thiệu tóm lược về các loại hình cà phê bền vững Cà phê 4C (tức từ 4 phụ âm đầu của 4 từ tiếng Anh Common Code for the Coffee Community – Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê). Hiệp hội 4C là một Hiệp hội mở dựa trên cơ chế thị trường nhằm cổ động và khuyến khích tính bền vững trong chuỗi sản xuất cà phê nhân. Mục tiêu của hiệp hội là cải thiện thu nhập và điều kiện sống của người sản xuất thông qua việc giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường, đồng thời thúc đẩy sự bền vững về môi trường. Cà phê được cung cấp cho các kênh tiêu thụ dưới thương hiệu chính luồng phải đạt được các tiêu chuẩn bền vững cơ bản trên cả ba mặt: xã hội, môi trường và kinh tế. Ba mặt này được đánh giá theo các mức: xanh (các hoạt động được khuyến khích), vàng (các hoạt động cần cải thiện) và đỏ (các hoạt động cần chấm dứt) theo từng tiêu chí của tổng số 30 tiêu chí. Đây là tổ chức duy nhất cấp chứng nhận chỉ cho một loại mặt hàng nông sản là cà phê. UTZ: UTZ theo ngôn ngữ người Mayan là “tốt”. UTZ Certified thực hiện trách nhiệm tạo ra một thị trường mở và minh bạch cho các sản phẩm nông nghiệp. UTZ Certified hướng tới phát triển những chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng được những đòi hỏi và những kỳ vọng của nông dân, ngành công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng. Chương trình này đảm bảo về qui trình sản xuất và cung ứng bền vững, cũng như tạo ra khả năng truy nguyên nguồn gốc trực tuyến cho các sản phẩm nông nghiệp. Chương trình dựa trên Bộ quy tắc gồm các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường về những thực hành trồng cà phê có trách nhiệm và quản lý vườn cây hiệu quả. Bộ quy tắc gồm có 11 chương trong đó có 175 tiêu chí thanh tra. Các chương đi theo trình tự các công đoạn của quá trình trồng và chế biến cà phê và được nhóm lại theo chủ đề trong ba phần: Phần 1 liên quan đến các vấn đề tính truy nguyên và quản lý chung. Phần 2 liên quan đến các thực hành nông nghiệp tốt và hoạt động trên trang trại. Phần 3 liên quan đến các vấn đề xã hội và môi trường cụ thể. Đơn vị được chứng nhận phải tuân thủ các tiêu chí thanh tra bắt buộc. Rainforest Alliance (RFA): là chương trình nông nghiệp của Tổ chức Liên minh Rừng nhiệt đới hỗ trợ ban thư ký quốc tế của mạng lưới nông nghiệp bền vững (the sustainable agriculture network (SAN). SAN là một tổ chức được liên kết bởi những nhóm bảo tồn môi trường hàng đầu trên thế giới với những người sản xuất và những người tiêu dùng có trách nhiệm thông qua việc cấp chứng nhận liên minh rừng nhiệt đới (RFA). Cũng như 4C, định hướng chung của tổ chức RFA dựa trên ý tưởng về sự bền vững thông qua việc phát triển đảm bảo sự lành mạnh về mặt môi trường, công bằng về mặt xã hội và bền vững về mặt kinh tế. Theo đó, các họat động sản xuất cần đảm bảo bảo tồn về đa dạng sinh học, bảo vệ động vật hoang dại, bảo vệ đất rừng, bảo vệ môi trường và cải thiện cuộc sống cho người sản xuất và cho cả cộng đồng. Tiêu chuẩn của tổ chức này gồm có 10 nguyên tắc, với 93 tiêu chí gồm tiêu chí bắt buộc và tiêu chí tối thiểu. Muốn đạt chứng nhận người dân cần tuân thủ 100% tiêu chí bắt buộc, 50% nguyên tắc và 80% tất cả các tiêu chuẩn. Đánh giá theo cách tuân thủ hoặc không tuân thủ. Khác với 4C, RFA cấp chứng nhận cho nhiều loại mặt hàng nông sản khác nhau. Fair-trade: Fair-trade có nghĩa là Thương mại công bằng, là một tổ chức mua bán dựa trên việc đối thoại, minh bạch và tôn trọng lẫn nhau nhằm đạt được sự công bằng hơn trong thương mại quốc tế. Tổ chức này góp phần vào việc phát triển bền vững thông qua việc tạo ra điều kiện mua bán tốt hơn và đảm bảo quyền lợi cho những người sản xuất nhỏ. Tiêu chuẩn của tổ chức này bao gồm 107 tiêu chí, trong đó có 38 yêu cầu tối thiểu và 69 yêu cầu cải tiến. Theo loại hình cà phê này nông dân sẽ tổ chức thành hợp tác xã hay tổ hợp tác, có tên riêng, có tài khoản riêng và người sản xuất được bảo vệ tối đa về giá cả. Fairtrade chỉ cấp chứng nhận cho những người sản xuất nhỏ. Fairtrade cũng cấp chứng nhận cho nhiều loại mặt hàng nông sản khác nhau. 3. Lợi ích của các chương trình cà phê có chứng nhận. Về mặt kinh tế: Việc triển khai và áp dụng tiêu chuẩn của các loại hình cà phê có chứng nhận đã làm tăng giá trị của cà phê xuất khẩu, người dân được hưởng lợi từ việc nhận giá cộng thêm và giá bán cao đặc biệt đối với cà phê chứng nhận RFA và Fairtrade. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất giảm nhờ giảm chi phí đầu vào thông qua chương trình tập huấn chương trình GAP. Về mặt xã hội: Chương trình đã kết nối thành công 4 nhà (nhà Nông, nhà Nước, nhà Khoa học và nhà Doanh nghiệp). Bên cạnh đó kiến thức, ý thức của người sản xuất về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người lao động, an toàn trong sản xuất, mối quan tâm về giáo dục, phát triển cộng đồng đã được nâng cao rõ rệt sau khi nắm bắt các tiêu chí của các tiêu chuẩn. Ngoài ra, người sản xuất còn được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất thông qua các buổi tập huấn nhờ đó người sản xuất có cơ hội nâng cao kiến thức về canh tác trên vườn cây, giúp giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả đầu ra, an toàn cho môi trường, môi sinh. Về môi trường: Các nông hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cường cây che bóng và một số loại cây phủ đất để giữ ẩm và cải tạo đất, ý thức về bảo vệ động vật hoang dã được nâng cao. Phát triển các mô hình cà phê có chứng nhận là xu hướng tất yếu và đáng khuyến khích. Để phát triển các mô hình này cũng như diện tích trồng cà phê được cấp chứng nhận cà phê bền vững, mấu chốt thành công là sự quan tâm thích đáng của nhà nước, sự hỗ trợ về công sức, tài chính của các doanh nghiệp, sự tích cực hưởng ứng của người trồng cà phê và sự hỗ trợ về mặt khoa học của các nhà nghiên cứu. Nguồn: Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh DakLak, n.d. PHỤ LỤC 2 KHỐI LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2005-2011 1. Ấn Độ Năm Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1000 EUR) Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng 2005 90.729 2.461 93.190 108.899 7.957 116.856 2006 113.093 3.299 116.392 159.990 12.629 172.619 2007 106.898 3.314 110.212 161.075 14.541 175.616 2008 95.986 3.774 99.760 182.108 19.684 201.792 2009 77.872 3.340 81.212 127.056 18.097 145.153 2010 108.889 2.684 111.573 181.412 13.691 195.103 2011 154.587 3.041 157.628 348.664 17.642 366.306 2. Braxin Năm Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1000 EUR) Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng 2005 722.798 15.816 738.614 1.201.905 66.206 1.268.111 2006 766.082 14.713 780.795 1.315.517 76.710 1.392.227 2007 785.673 15.665 801.338 1.382.083 74.856 1.456.939 2008 822.531 13.328 835.859 1.590.861 72.877 1.663.738 2009 877.204 12.273 889.477 1.581.023 62.219 1.643.242 2010 896.306 11.845 908.151 2.079.465 62.108 2.141.573 2011 872.096 9.804 881.900 3.104.405 56.024 3.160.429 3. Colombia Năm Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1000 EUR) Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng 2005 221.475 4.715 226.190 426.549 32.965 459.514 2006 244.008 4.299 248.307 491.611 32.133 523.744 2007 254.224 4.172 258.396 514.897 31.245 546.142 2008 238.927 4.311 243.238 522.155 32.113 554.268 2009 132.187 4.048 136.235 318.164 35.286 353.450 2010 90.383 3.864 94.247 303.815 37.698 341.513 2011 107.373 3.978 111.351 481.609 43.869 525.478 4. Honduras Năm Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1000 EUR) Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng 2005 88.461 106,6 88.567,6 173.353 307,7 173.660,7 2006 120.733 3,2 120.736,2 234.585 3,6 234.588,6 2007 107.413 3,9 107.416,9 209.550 3,2 209.553,2 2008 135.421 0 135.421,0 280.856 0 280.856,0 2009 143.418 43 143.461,0 301.803 173 301.976,0 2010 155.399 2 155.401,0 410.307 8,4 410.315,4 2011 149.532 0,9 149.532,9 637.307 2,4 637.309,4 5. Indonesia Năm Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1000 EUR) Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng 2005 187.545 206,8 187.751,8 168.094 1.015,3 169.109,3 2006 146.315 130,7 146.445,7 164.725 525,7 165.250,7 2007 102.666 276,6 102.942,6 148.858 903,4 149.761,4 2008 165.871 280,8 166.151,8 264.706 761,6 265.467,6 2009 178.017 383 178.400,0 231.809 1.190,0 232.999,0 2010 159.171 463,8 159.634,8 217.105 1.643,3 218.748,3 2011 119.151 407,4 119.558,4 223.609 1.319,5 224.928,5 6. Peru Năm Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1000 EUR) Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng 2005 95.751 0,1 95.751,1 175.347 0,4 175.347,4 2006 126.499 22,5 126.521,5 237.754 75,7 237.829,7 2007 117.015 0,1 117.015,1 227.243 1 227.244,0 2008 132.344 0 132.344,0 291.124 0 291.124,0 2009 131.726 5,8 131.731,8 294.856 8,2 294.864,2 2010 144.877 0 144.877,0 454.154 0 454.154,0 2011 149.343 1,3 149.344,3 623.715 9,6 623.724,6 7. Việt Nam Năm Khối lượng (tấn) Kim ngạch (1000 EUR) Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng Cà phê nhân Cà phê rang xay và hoà tan Tổng 2005 446.914 26 446.940,0 341.236 61 341.297,0 2006 543.718 29,6 543.747,6 567.223 94,3 567.317,3 2007 615.379 80,2 615.459,2 769.906 196,6 770.102,6 2008 510.508 135,6 510.643,6 766.253 340,9 766.593,9 2009 506.146 191,7 506.337,7 633.258 535,7 633.793,7 2010 542.353 309,7 542.662,7 664.972 1.230,1 666.202,1 2011 540.434 343,1 540.777,1 929.867 1227 931.094,0 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ nguồn Europa PHỤ LỤC 3 KÊNH PHÂN PHỐI CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU Các đơn vị Hiệp hội/ hợp tác xã/ người thu mua Các vườn trồng cà phê Các công ty rang cà phê Việt Nam hoặc thuộc sở hữu nước ngoài Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Trung gian/ đại lý Nhà nhập khẩu EU Các công ty rang cà phê Kênh cung cấp thực phẩm (các cơ quan, nhà hàng, quán cà phê, máy bán lẻ Kênh bán lẻ (các siêu thị, cửa hàng cà phê, cửa hàng thực phẩm hữu cơ Còn hạn chế nhưng ngày càng tăng xuất khẩu cà phê đã rang sang EU Biên giới EU Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại, 2009 PHỤ LỤC 4 MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA M.PORTER VÀ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CÁC YẾU TỐ Hình 1: Mô hình Kim cương- M.Porter Môi trường cạnh tranh và cơ cấu ngành Điều kiện yếu tố sản xuất Các ngành hỗ trợ và có liên quan Điều kiện nhu cầu Chính phủ Cơ hội Hình 2: Những tác động đến sự hình thành yếu tố sản xuất MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ CƠ CẤU NGÀNH ĐIỀU KIỆN YẾU TỐ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN ĐIỀU KIỆN NHU CẦU Một tổ hợp các đối thủ trong nước thúc đẩy tạo dựng yếu tố sản xuất Những thách thức quốc gia thúc đẩy tạo dựng yếu tố sản xuất Nhu cầu nội địa tác động tới những ưu tiên cho đầu tư tạo dựng yếu tố sản xuất Các ngành công nghiệp liên quan hay phụ trợ tạo hay thúc đẩy tạo dựng các yếu tố sản xuất có thể chuyển nhượng Hình 3: Những tác động lên nhu cầu nội địa MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ CƠ CẤU NGÀNH Điều kiện yếu tố sản xuất CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN Điều kiện nhu cầu Những cơ chế sản sinh yếu tố sản xuất tinh vi thu hút sinh viên và các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các sản phẩm của quốc gia các doanh nghiệp nước ngoài Hình ảnh của những ngành hỗ trợ và liên quan hàng đầu thế giới mang lại lợi ích cho một ngành công nghiệp quan và phụ trợ hàng đầu thế giới mang lại lợi ích cho một ngành Những ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm bổ sung thành công quốc tế sẽ lôi kéo nhu cầu nước ngoài đối với sản phẩm của ngành Nhóm các công ty cạnh tranh tạo nên hình ảnh và sự thừa nhận quốc gia như một đối thủ cạnh tranh quan trọng Cạnh tranh làm cầu nội địa tăng và tinh vi hơn Hình 4: Những tác động liên quan lên sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ CƠ CẤU NGÀNH ĐIỀU KIỆN YẾU TỐ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN ĐIỀU KIỆN NHU CẦU Nhóm các công ty cạnh tranh nội địa sẽ khuyến khích sự hình thành những nhà cung cấp chuyên sâu cũng như các ngành công nghiệp Những yếu tố sản xuất chuyên sâu có thể dịch chuyển sang các ngành hỗ trợ và có liên quan Nhu cầu nội địa lớn và tăng nhanh kích thích sự tăng trưởng của những ngành cung cấp . Hình 5: Những tác động lên cạnh tranh nội địa Những người dùng hàng đầu gia nhập ngành công nghiệp cung cấp Sự phong phú của các yếu tố sản xuất hoặc cơ chế sản sinh các yếu tố sản xuất chuyên sâu sẽ sinh ra những công ty mới MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH VÀ CƠ CẤU NGÀNH ĐIỀU KIỆN YẾU TỐ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN ĐIỀU KIỆN NHU CẦU Sự thâm nhập sản phẩm sớm nuôi dưỡng những doanh nghiệp mới Những công ty mới sinh ra từ những ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ PHỤ LỤC 5 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4193:2005 Cà phê nhân Green coffee 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này áp dụng cho cà phê nhân: cà phê chè (Arabica) và cà phê vôi (Robusta). 2. Tài liệu viện dẫn TCVN 1279-93 Cà phê nhân. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển. TCVN 4334:2001 (ISO 3509:1989) Cà phê và các sản phẩm của cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa. TCVN 4807:2001 (ISO 4150:1991) Cà phê nhân - Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay. TCVN 4808-89 (ISO 4149:1980) Cà phê nhân - Phương pháp kiểm tra ngoại quan. Xác định tạp chất và khuyết tật. TCVN 5702-93 (ISO 4072:1998) Cà phê nhân - Lấy mẫu. TCVN 6928:2001 (ISO 6673:1983) Cà phê nhân - Xác định sự hao hụt khối lượng ở 1050C 3. Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa của TCVN 4334:2001 (ISO 3509:1989). 4. Yêu cầu kỹ thuật 4.1. Phân hạng chất lượng cà phê nhân, được qui đinh trong bảng 1 Bảng 1 - Phân hạng chất lượng cà phê nhân Cà phê chè Cà phê vôi Hạng đặc biệt Hạng đặc biệt Hạng 1 Hạng 1: 1a 1b Hạng 2 Hạng 2: 2a 2b 2c Hạng 3 Hạng 3 Hạng 4 _ 4.2 Màu sắc: Màu đặc trưng của từng loại cà phê nhân. 4.3 Mùi: Mùi đặc trưng của lừng loại cà phê nhân, không có mùi lạ. 4.4 Độ ẩm: Nhỏ hơn hoặc bằng 12,5 %. 4.5 Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại: được qui định trong bảng 2. Bảng 2 - Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê Loại cà phê Hạng đặc biệt và hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 Cà phê chè Không được lẫn R và C Được lẫn R: £ 1% và C: £ 0,5% Được lẫn R: £ 5% và C: £ 1% Được lẫn R: £ 5% và C: £ 1% Cà phê vôi Được lẫn C: £ 0,5% và A: £ 3% Được lẫn C: £ 1% và A: £ 5% Được lẫn C: £ 5% và A: £ 5% _ Chú thích: - A: Cà phê chè (Arabica), R: Cà phê vôi (Robusta), C: Cà phê mít (Chari). % tính theo phần trăm khối lượng 4.6. Tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê: được quy định trong bảng 3 và xem phụ lục 5A về trị số lỗi quy định cho từng loại khuyết tật. Bảng 3 - Tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê Hạng chất lượng Mức tối đa (trong 300 g mẫu) Cà phê chè Cà phê vôi Hạng đặc biệt 15 30 Hạng 1: 1a 1b 30 _ _ 60 90 Hạng 2: 2a 2b 2c 60 _ _ _ 120 150 200 Hạng 3 120 250 Hạng 4 150 _ 4.7 Tỷ lệ khối lượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn: được qui định trong bảng 4 và kích thước lỗ sàng theo phụ lục 5B. Bảng 4 - Tỷ lệ khối tượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn Hạng chất lượng Cỡ sàng Tỷ lệ tối thiểu (%) Cà phê chè Cà phê vôi Hạng đặc biệt No18/No16 No18/No16 90/10 Hạng 1 No16/No14 No16/No 12 90/10 Hạng 2 No12/No12 No12/No12 90/10 Hạng 3 và 4 No12/No10 No12/No10 90/10 5. Phương pháp thử 5.1 Lấy mẫu: theo TCVN 5702-93. 5.2 Xác định ngoại quan: theo TCVN 4808-89 (ISO 4149:1980). 5.3 Xác định độ ẩm: theo TCVN 6928:2001 (ISO 66;3:1983). 5.4 Xác định tỷ lệ lẫn cà phê khác loại Từ phần mẫu thử 300 g được lấy theo 5.1, tách riêng các hạt cà phê chè (A), cà phê vôi (R), cà phê mít (C) và tính phần trăm (%) khối lượng của từng loại hạt rồi xác định tỷ lệ lẫn cà phê khác loại. 5.5 Xác định trị số lỗi Từ phần mẫu thử 300 g được lấy theo 5.1, tách các tạp chất và các hạt lỗi thành các dạng khuyết tật và tính trị số lỗi theo phụ lục A.1. Tính tổng các trị số lỗi và làm tròn kết quả theo qui tắc làm tròn số. 5.6 Xác định tỷ lệ khối lượng trên sàng: theo TCVN 4807:2001 (ISO 4150:1991). 6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển:Việc bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển đối với cà phê nhân: theo TCVN 1279-93. Phụ lục 5A Trị số lỗi qui định cho từng loại khuyết tật Bảng A.1 - Trị số lỗi qui định cho từng loại khuyết tật Loại khuyết tật Trị số lỗi (lỗi) 1 nhân đen 1,0 1 nhân nâu đậm 0,25 1 quả cà phê khô 1,0 1 nhân còn vỏ trấu 0,5 1 nhân bị lên men *) 1,0 1 nhân bị mốc toàn bộ (nghĩa là trên 50 % bì mốc) *) 1,0 1 phần nhân bị mốc (nghĩa là dưới 50 % bị mốc) *) 0,5 1 nhân nửa đen 0,5 1 nhân non 0,2 1 nhân bị khô héo 0,5 1 nhân trắng xốp 0,2 1 nhân rỗng ruột (tai) 0,2 1 nhân bị lốm đốm 0,1 1 nhân bị sâu đục 1 lỗ 0,1 1 nhân bị sâu đục từ 2 lỗ trở lên 0,2 1 nhân vỡ (kích thước còn lại từ 1/2 đến 3/4 nhân) 0,1 1 mảnh vỡ (kích thước nhỏ hơn 1/2 nhân) 0,2 1 mảnh vỏ quả khô lớn ( > 3/4 vỏ) 1,0 *) Mức lỗi khống chế cho mỗi mẫu 300 g: không quá 05 lỗi. Bảng a.1 (kết thúc) Loại khuyết tật Trị số lỗi (lỗi) 1 mảnh vỏ quả khô trung bình (từ 1/2 đến 3/4 vỏ) 0,5 1 mảnh vỏ quả khô nhỏ (< 1/2 vỏ) 0,2 1 vỏ trấu lớn (> 1/2 vỏ) 0,2 1 vỏ trấu nhỏ (< 1/2 vỏ) 0,1 1 mẩu cành cây to (từ 2 cm đến 4 cm) 5,0 1 mẩu cành cây trung bình (từ 1 cm đến 2 cm) 2,0 1 mẩu cành cây nhỏ (< 1 cm) 1,0 1 cục đất, đá to (trên sàng No20) 5,0 1 cục đất, đá trung bình (dưới sàng No20 Và trên sàng No12) 2,0 1 cục đất, đá nhỏ (dưới sàng No12 và trên sàng No10) 0,5 Tạp chất khác (ngoài các tạp chất nêu trên): dưới 0,5 g 1,0 từ 0,5 đến 1,0 g 2,0 trên 1,0 g, cứ thêm mỗi gam tạp chất 3,0 Phụ lục 5B (Qui định) Cỡ sàng và kích thước lỗ sàng [TCVN 4807 : 2001 (ISO 4150 : 1991)] Bảng B.1 - Cỡ sàng và kích thước lỗ sàng Cỡ sàng Kích thước cỡ sàng (mm) No7 2,80 No10 4,00 No12 4,75 No13 5,00 No14 5,60 No15 6,00 No16 6,30 No17 6,70 No18 7,10 No19 7,50 No20 8,00 Chú thích: Sàng No12 tương ứng sàng No13 mà ISO ban hành trước đây PHỤ LỤC 6 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01-06:2009/BNNPTNT VỀ CƠ SỞ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ - ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định những điều kiện để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến cà phê nhân. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê nhân trên lãnh thổ Việt Nam; các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 1.3. Giải thích khái niệm, từ ngữ Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: - Cà phê nhân: Phần nhân thu được sau khi đã lấy đi các lớp vỏ của quả cà phê và làm khô. - Cà phê quả tươi: Cà phê quả còn tươi sau khi thu hái và trước khi làm khô. - Cà phê quả khô: Cà phê quả tươi sau khi được làm khô (phơi, sấy). - Cà phê thóc ướt: Cà phê quả tươi sau khi tách hết các lớp vỏ thịt. - Cà phê thóc khô: Cà phê thóc ướt sau khi được làm khô. - Cơ sở chế biến cà phê: Bất cứ nhà xưởng hay khu vực nào, kể cả khu vực lân cận dưới sự kiểm soát của cùng một ban quản lý, được sử dụng để chế biến từ nguyên liệu cà phê quả tươi, cà phê quả khô, cà phê thóc khô ra thành phẩm cà phê nhân để bán, xuất khẩu hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm. - Vệ sinh an toàn thực phẩm: Là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm phù hợp và không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng khi thực phẩm được chuẩn bị và/ hoặc ăn theo mục đích sử dụng của nó. - Chế biến ướt: Chế biến theo phương pháp ướt - phương pháp chế biến cà phê nhân theo các công đoạn: tách lớp vỏ thịt của cà phê quả tươi, làm khô cà phê thóc ướt và xát cà phê thóc khô. -. Chế biến khô: Chế biến theo phương pháp khô - phương pháp chế biến cà phê nhân theo các công đoạn: làm khô cà phê quả tươi và tách các lớp vỏ của cà phê quả khô. - Sự nhiễm bẩn/ ô nhiễm: Sự đưa vào hay làm phát sinh một chất gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong thực phẩm hay môi trường thực phẩm. - Làm sạch: Sự loại bỏ vết bẩn, cặn bã thực phẩm, mỡ, đất, rác, và/hoặc các chất khác không được phép có đối với đối tượng cần làm sạch. - Sự khử trùng: Biện pháp dùng tác nhân hoá học và/hoặc phương pháp vật lý để làm giảm số lượng vi sinh vật trong môi trường xuống mức không còn gây hại đến sự an toàn hay sự phù hợp của thực phẩm. 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Yêu cầu về nhà xưởng và công trình phụ trợ 2.1.1. Địa điểm xây dựng nhà xưởng Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến cà phê phải được đặt trong khu vực có đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể: - Không bị ảnh hưởng từ các khu vực ô nhiễm bụi, chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác. - Có đủ nguồn nước sạch và nguồn cung cấp điện. - Không bị ẩm thấp, không bị ứ nước, ngập lụt. 2.1.2. Thiết kế, bố trí nhà xưởng và trang thiết bị - Diện tích nhà xưởng chế biến phải phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở. - Nhà xưởng, nền nhà phải được xây dựng cao hơn so với mặt bằng chung tối thiểu 20cm (trừ những khu vực cần bố trí cốt âm), bố trí phù hợp với quá trình chế biến và làm vệ sinh. - Khu vực sản xuất, chế biến cà phê phải được bố trí phù hợp theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để thuận lợi cho quá trình sản xuất, chế biến và thuận lợi cho việc làm sạch toàn bộ hệ thống. - Có sự phân cách cần thiết giữa các khu vực trong cơ sở chế biến để tránh gây ô nhiễm chéo. - Đường nội bộ trong cơ sở chế biến phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, có hệ thống thoát nước tốt, không gây ô nhiễm và bảo đảm vệ sinh. - Các loại trang thiết bị chế biến cà phê phải được lắp đặt tại các vị trí đảm bảo: + Phù hợp với quy trình chế biến và chức năng hoạt động của mỗi loại thiết bị trong từng công đoạn; + Thuận lợi cho việc duy tu bảo dưỡng, thu gom, xử lý chất thải và làm sạch; + Thuận lợi cho thực hành vệ sinh tốt và hoạt động giám sát. 2.1.3. Kết cấu nhà xưởng và vật liệu xây dựng - Nhà xưởng chế biến cà phê phải có kết cấu bao che (tường, cửa đi, cửa sổ, cửa kính…). Kết cấu bao che và sàn nhà phải đảm bảo yêu cầu: làm bằng các vật liệu ít thấm nước, không đọng nước, không gây ảnh hưởng đến sản phẩm chế biến, thuận tiện cho việc vệ sinh công nghiệp, tránh sự xâm nhập của côn trùng và các động vật gây hại khác. - Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải bền vững, dễ làm sạch, duy tu bảo dưỡng và khử trùng (Các vật liệu chế tạo phải nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm ra sản phẩm, có khả năng chống ăn mòn bởi các chất tẩy rửa, khử trùng trong điều kiện bình thường). 2.1.4. Công trình phụ trợ 2.1.4.1. Khu vực chứa nguyên liệu: Cơ sở chế biến cà phê phải bố trí nơi chứa nguyên liệu có mái che, sạch sẽ, vệ sinh. Diện tích khu vực chứa nguyên liệu phải đủ để rải cà phê nguyên liệu với chiều dày của khối nguyên liệu không quá 40cm, đảm bảo nhiệt độ bên trong khối cà phê không quá 300C. 2.1.4.2. Sân phơi - Sân phơi phải được làm từ vật liệu đảm bảo không gây ô nhiễm đến cà phê; ở vị trí tránh các tác nhân gây ô nhiễm về mùi và chất bẩn. - Phải có các dụng cụ phơi như bạt che, giá phơi…để đảm bảo cho cà phê không bị ướt khi trời mưa. - Diện tích sân phơi đủ cho cho nhu cầu phơi (khi cà phê phơi còn ướt, độ dày của lớp quả cà phê tươi hoặc cà phê thóc không quá 5cm). Nếu không phải có máy sấy đủ công suất để bổ sung, thay thế. 2.1.4.3. Kho và bao bì bảo quản cà phê Kho và bao bì bảo quản cà phê phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Nhà kho phải có kết cấu vững chắc, chống được các tác nhân gây hại xâm nhập và khu trú; cách xa các nguồn gây ô nhiễm. - Nhà kho phải được quét dọn sạch sẽ; cần có chương trình làm vệ sinh, cả vệ sinh hàng hoá rơi vãi lẫn vệ sinh thông thường để tránh rác và chất bẩn tích tụ lại trên sàn nhà kho; chương trình kiểm tra định kỳ các sinh vật gây hại; kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm. - Bao bì đóng gói cà phê phải được dệt và may chắc chắn từ sợi đay, không bị xô dạt, thủng rách, đứt chỉ; phải đồng màu, khô, sạch, không được nhiễm mùi dầu máy, chất xà phòng hoá và các mùi vị lạ khác. Miệng bao được khâu kín bằng sợi đay xe hoặc bằng các chất liệu không phải là kim loại, đảm bảo bền chắc. 2.1.4.4. Phòng Kỹ thuật - KCS: Phải bố trí nơi làm việc riêng biệt nhưng gần với khu vực chế biến, thuận tiện cho việc quản lý kỹ thuật và kiểm soát chất lượng. 2.1.4.5. Hệ thống cấp nước - Phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành. Số lượng nước phải đủ cho sản xuất, sinh hoạt và vệ sinh công nghiệp. - Nước ăn uống phải phù hợp với quy định của Bộ Y tế tại quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. - Nước sử dụng cho chế biến ướt và vệ sinh công nghiệp phải là nước sạch, trong, không có mùi vị lạ, thành phần sắt cho phép không quá 5mg/l. Tuyệt đối không được dùng nước thải hồi lưu để xát cà phê. 2.1.4.6. Hệ thống thông gió, hút bụi Hướng của hệ thống thông gió, hút bụi phải đảm bảo thải được không khí nóng, các khí ngưng tụ, khói bụi ra ngoài; đảm bảo cho dòng khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn. 2.1.4.7. Hệ thống chiếu sáng Nguồn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo, cường độ ánh sáng phải đảm bảo: trong nhà sản xuất trên 220 lux, phòng KCS trên 540 lux, các khu vực khác 100 - 110 lux. Các bóng đèn cần được che chắn an toàn. 2.1.4.8. Hệ thống phòng cháy - chữa cháy: Cơ sở chế biến cà phê nhân phải được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, có bảng chỉ dẫn phòng cháy chữa cháy 2.1.4.9. Hệ thống xử lý chất thải - Trong xưởng sản xuất và toàn bộ khu vực cơ sở chế biến phải thiết kế, bố trí hệ thống thu gom chất thải, tránh gây ô nhiễm; có khu vực chứa, xử lý chất thải cách biệt với khu sản xuất; - Các chất thải rắn, lỏng đều phải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định mới được thải ra môi trường. 2.1.4.10. Điều kiện vệ sinh cá nhân - Phòng thay trang phục bảo hộ lao động: phải có phòng thay trang phục bảo hộ để người chế biến cà phê thay trang phục bảo hộ lao động trước khi vào làm việc và sau khi hết ca sản xuất. - Phương tiện rửa tay: Nơi rửa tay phải có đủ nước sạch, xà phòng, khăn lau tay hay máy sấy khô tay; mỗi phân xưởng phải có ít nhất một bồn rửa tay; trang bị đủ bồn rửa tay với số lượng ít nhất 01 bồn rửa tay/50 công nhân. - Nhà vệ sinh: Phải có đủ nhà vệ sinh với số lượng ít nhất 01 nhà vệ sinh/25 người; Nhà vệ sinh có ánh sáng và thông gió tốt, không gây ô nhiễm về mùi, chất bẩn với khu sản xuất; được trang bị dụng cụ rửa tay, xà phòng, chất tẩy rửa; dễ vệ sinh và thoát nước; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh”. 2.2. Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ chế biến cà phê Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với cà phê phải được thiết kế và chế tạo an toàn, phù hợp với phương pháp chế biến và yêu cầu của sản phẩm; dễ làm sạch và bảo dưỡng; phải được làm bằng vật liệu không gây độc hay gây ô nhiễm sản phẩm; ngoài ra các thiết bị, dụng cụ chế biến cà phê phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau đây: 2.2.1. Đối với chế biến ướt - Công đoạn xát tươi : Sử dụng máy xát và có quy trình xát phù hợp để tránh làm dập nát hư hỏng cà phê. - Công đoạn ngâm rửa, ủ nhớt: Các bể ủ cà phê phải có mái che, không được phơi nắng đống ủ. - Làm khô: Cà phê thóc ướt được làm ráo nước, sau đó làm khô đến độ ẩm d" 13%. Nếu phơi, sân phơi phải đảm bảo theo yêu cầu ở mục 2.1.4.2. Khi phơi phải cào đảo nhiều lần trong ngày để đảm bảo làm khô đồng đều. Nếu sấy, phải đảm bảo thiết bị và quy trình sấy sao cho cà phê trước và sau khi sấy có độ ẩm đồng đều. 2.2.2. Đối với chế biến khô: Độ ẩm của cà phê quả khô sau khi phơi phải d" 13%. 2.2.3. Đối với xay xát cà phê thóc khô - Tách tạp chất: Cà phê thóc khô trước khi đưa vào máy xát khô phải qua phân loại tách bớt tạp chất như kim loại, sỏi đá… - Xát khô: Cà phê thóc khô đưa vào máy xát phải đảm bảo độ ẩm ≤ 13%, nhiệt độ khối cà phê khô không quá 30oC. Cà phê sau khi xát phải đảm bảo chỉ số: Cà phê sống còn nguyên quả không quá 5%. - Đánh bóng: Cà phê đưa vào máy đánh bóng có tỷ lệ vỏ trấu lẫn không quá 5%, nhiệt độ của cà phê ra khỏi máy đánh bóng không quá 550C; độ sạch vỏ lụa của cà phê sau đánh bóng phải đạt ít nhất 70% đối với cà phê mít và cà phê vối, ít nhất 90% đối với cà phê chè. - Cân, đóng bao cà phê nhân: Cà phê sau khi phân cấp và kiểm tra đúng chất lượng phải đóng bao ngay. Bao phải đạt yêu cầu tại mục 2.1.4.3 và được ghi nhãn với đầy đủ thông tin theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá. - Bảo quản cà phê nhân: Cà phê nhân sau khi đóng bao nếu chưa xuất xưởng phải cho vào kho bảo quản cẩn thận. Bao xếp thành từng lô gọn gàng trong kho, cách tường kho 0,5m, không để sản phẩm trực tiếp dưới nền kho. Không để các sản phẩm có mùi khác trong kho. Kho bảo quản cà phê phải đảm bảo quy định ở mục 2.1.4.3. 2.3. Yêu cầu đối với con người Cơ sở chế biến cà phê phải có nội quy yêu cầu về sức khoẻ và vệ sinh đối với người chế biến cà phê và khách tham quan, người vào khu vực chế biến 2.3.1. Người chế biến cà phê - Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm: Người chế biến cà phê phải được học tập và có giấy chứng nhận đã tham dự tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi năm một lần được học tập bổ sung và cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Sức khoẻ: Người tham gia sản xuất trực tiếp vào quá trình chế biến cà phê không được mắc các bệnh ngoài da và truyền nhiễm thuộc danh mục đã được Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 13/1996/TT-BYT ngày 21/10/1996 và được kiểm tra sức khoẻ mỗi năm một lần. - Thực hành vệ sinh của người sản xuất: Cơ sở chế biến cà phê phải xây dựng, áp dụng nội quy về đảm bảo vệ sinh cá nhân tại nơi làm việc. Người sản xuất trước khi vào làm việc phải vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, mũ bảo hộ lao động và tuân thủ các nội quy. 2.3.2. Khách tham quan: Khách tham quan phải mặc quần áo bảo hộ lao động và thực hiện nội quy khi tham quan. 2.4. Yêu cầu đối với quá trình chế biến cà phê và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm - Cơ sở chế biến cà phê phải có tổ hoặc nhóm chuyên trách quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất; phải có phòng kiểm nghiệm với thiết bị, dụng cụ, nhân lực, quy trình phù hợp để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất. - Cơ sở chế biến cà phê phải có quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu để đảm bảo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn công bố. - Cơ sở chế biến cà phê phải xây dựng quy trình sản xuất và quy phạm vệ sinh để kiểm soát quá trình chế biến, đảm bảo sản phẩm cà phê đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, các Quy chuẩn kỹ thuật (nếu có). Các quy trình, quy phạm được phổ biến đầy đủ đến các công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như tập huấn, treo bảng… - Cơ sở chế biến cà phê phải công bố tiêu chuẩn cơ sở theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn cơ sở phải phù hợp và hài hoà phù hợp các quy định, quy chuẩn về chất lượng cà phê nhân trong nước và quốc tế. 3. PHƯƠNG PHÁP THỬ Các giới hạn quy định trong quy chuẩn này khi cần xác định các thông số kỹ thuật thì áp dụng các phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN tương ứng. 4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 4.1. Quy chuẩn này được công bố là cơ sở cho các cơ sở chế biến cà phê thực hiện, áp dụng cho đầu tư và sản xuất chế biến cà phê, đồng thời phục vụ cho đăng ký, chứng nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp. 4.2. Nội dung quy định của Quy chuẩn này là tiêu chí để các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở chế biến cà phê. 4.3. Tổ chức, cá nhân chế biến cà phê trong nước phải tự đánh giá sự phù hợp theo quy định tại mục 2 và chịu sự quản lý theo quy định tại mục 4 của Quy chuẩn này. 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản phối hợp các cơ quan chức năng, các địa phương có chế biến cà phê hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. Căn cứ tình hình cụ thể trong quá trình thực hiện, để nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm cà phê, các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân thông qua Cục sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi khi cần thiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài- NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU.doc