Đề tài Nền kinh tế Hàn Quốc

Mục lục I. Môi trường tự nhiên. 1. Địa lý 1. Khí hậu 2. Tài nguyên 3. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường tự nhiên tới hoạt động maketing II. Văn hóa Hàn Quốc dưới góc độ marketing 2. Dân số 3. Ngôn ngữ 4. Giáo dục 5. Tôn giáo 6. Truyền thống, phong tục, tập quán 7. Phân tầng xã hội ở Hàn Quốc. III. Môi trường kinh tế 1. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc 2. Nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian tới 3. Một số ngành Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Hàn Quốc 3.1 Hàn Quốc - thị trường nhập khẩu dây, cáp điện đầy tiềm năng 3.2 Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hàn Quốc 3.3 Thị trường vốn: 3.4. Lương thực và thực phẩm 4. Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc 4.1 Mậu dịch 4.2 Đầu tư IV. Hệ thống chính trị. 1. Hiến pháp 2. Ngành lập pháp 3. Uỷ ban thường trực 4. Tổng thống 5. Chính sách kinh tế 6. Ngành hành pháp 7. Toà án hiến pháp 8. Chính quyền địa phương 9. Về thu hút đầu tư nước ngoài 10. Thực hiện tự do hoá thị trường 10.1 Các quy định về thương mại của HQ 10.2.Luật Ngoại Thương 10.3.Bộ Luật Hải Quan 10.4.Luật Quản lý Ngoại hối 10.5. Quy định về nhấp khẩu 10.6. Quy định về nhãn mác hàng hoá 10.7. Luật chống bán phá giá 10.8.Các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm 11. Những lưu ý trong hoạt động marketing quốc tế. 11.1.Sản phẩm 11.2.Giá 11.3. Phân phối 11.4. Xúc tiến hỗn hợp

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nền kinh tế Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995( sau hơn 30 năm tăng lên 100 lần) , năm 2005 thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp thứ 33 và 34 thế giới). và 25.000 USD vào năm 2007. Kinh tế Hàn Quốc đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldand Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD . Với thu nhập bình quân đầu người cao như vậy nên người dân Hàn Quốc cũng đã chi một khoản khá lớn cho tiêu dùng. Ngân hàng Hàn Quốc cho biết các gia đình Hàn Quốc đã chi 5,4% trong tổng chi tiêu của mình vào các dịch vụ thông tin liên lạc trong năm 2005, trong khi gia đình Mỹ và Nhật Bản chi tương ứng 1,6% và 3,1%. Người Hàn Quốc chi 6,1% chi tiêu của mình vào giáo dục tư nhân, trong khi Mỹ chi 2,6% và Nhật Bản chi 2,3% trong năm 2005, theo báo cáo. Người tiêu dùng Hàn Quốc chi tỉ lệ lớn nhất, 17,2% cho các hóa đơn thanh toán tiền thuê mướn và các tiện ích. Người tiêu dùng Mỹ chi nhiều nhất cho các chi phí y tế, với 20,4%. Tỉ lệ chi tiêu ở nước ngoài trong nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này khá cao với 3,2%, so với Mỹ là 1,1%. Các gia đình Hàn Quốc chi tiêu ở nước ngoài tăng 17,7% từ năm 2001 đến 2006, vượt cả tỉ lệ gia tăng trong chi tiêu nội địa vốn chỉ đạt 2,6%. Người dân Hàn Quốc luôn đòi hỏi sản phẩm và dịch vụ phải có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, đa dạng về chủng loại. Đặc biệt là những sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống như thông tin, y tế, giáo duc.. Đây là 1 yếu tố hết sức quan trọng đối với các nhà làm Marketing tại thị trường Hàn Quốc để có thể phát triển các chiến lược phù hợp. Việc người dân chi tiêu nhiều đến dịch vụ thông tin chứng tỏ họ luôn có nhu cầu tìm hiểu về các nhà sản xuất, về sản phẩm nên chú ý đến các chương trình truyền thông nhằm truyền tải thông tin 1 cách nhanh nhất tới khách hàng. Việc xây dựng các chương trình khuyếch trương cần tạo được ấn tượng sâu sắc, đồng thời phải để khách hàng thấy rõ được sự khác biệt với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh trạnh Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng. Trong những năm 1970 đến 1980, Kinh tế Hàn Quốc tập trung vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ôtô. Với sự hỗ trợ của chính phủ, POSCO một công ty sản xuất thép, được thành lập trong vòng gần 3 năm, là một xương sống đầu tiên cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm tiếp theo. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép đứng thứ 3 trên thế giới. Hàn Quốc là nước đóng tầu lớn nhất trên thế giới với các công ty hoạt động đa quốc gia như Hyundai Heavy Industries và Samsung heavy industries luôn thống trị thị trường đóng tầu toàn cầu. Ngành sản xuất ô tô cũng phát triển một cách nhanh chóng, đang cố gắng để trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới, điển hình là Hyundai Kia automotive Groups, đưa Hàn Quốc thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD  một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ.(tóm tắt lại và đưa ra nhận xét). Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0.912 vào năm 2006. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới. Tiền tệ 1 Won Hàn quốc (W) = 100 Jeon(Chŏn) Năm tài chính Theo chương trình nghị sự Tổ chức thương mại APEC, WTO và OECD Thống kê : GDP xếp thứ 10 theo GDP (2006); xếp thứ 11 GDP theo sức mua tương đương (2006); GDP 897,4 tỉ USD (2006) GDP (PPP) 1.196 tỉ USD (2006) Tăng GDP 5.1% (2006) GDP đầu người 25.000 USD (2007) GDP theo lĩnh vực nông nghiệp (3.2%), công nghiệp (39.6%), dịch vụ (57.2%) (200 6) Lạm phát 2.2% (2006) Sống dưới mức nghèo 2% (2006) Lực lượng lao động 23.98 triệu ( 2006) Lao động theo nghề Nông nghiệp (6.4%), công nghiệp (26.4%), dịch vụ (67.2%) (200 6) Thất nghiệp 3.3% (2006) Nghành công nghiệp chính điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, đóng tầu, thép, sợi, quần áo, da giầy, chế biến thức ăn Trao đổi thương mại {2} Xuất khẩu 371,8 tỉ USD (200 7) [3] Đối tác xuất khẩu chính Trung Quốc 21.3%, Hoa Kỳ 13.3%, Nhật Bản 8.1%, Hong Kong 5.9% (2006) Nhập khẩu 356,7 tỉ USD (2007 ) [4] Đối tác nhập khẩu Nhật Bản 16.8%, Trung Quốc 15.7%, Hoa Kỳ 11.0%, Saudi Arabia 6.7%, UAE 4.2% (2006) Tài chính công Nợ công cộng 25,2% GDP (2006) Nợ nước ngoài 187,2 tỉ USD (2006) Dự trữ ngoại tệ 262,2 tỉ USD (2007 ) [6] Thu ngân sách 219,5 tỉ USD (2006) Chi ngân sách 215,7 tỉ USD (2006) Viện trợ ODA, 745 tỉ USD (2005)             Tỉ lệ lạm phát của Hàn Quốc ở mức thấp, trong khi đó dù là 1 nền kinh tế phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng lại thuộc loại cao chứng tỏ sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Vì vậy người tiêu dùng sẽ không mất nhiều thời gian để quyết định mua 1 sản phẩm hay tiêu dùng 1 dịch vụ nào đó. Điều đó cho thấy thị trường khách hàng là tương đổi ổn định. Các nhà Marketing cũng cần dựa vào đó để có 1 chính sách giá phù hợp và mang tính lâu dài để tạo được sự tin cậy và trung thành của khách hàng. Cơ cấu ngành cho thấy Hàn Quốc còn khá yếu về các sản phẩm nông nghiệp, trong khi đó lại là lợi thế của Việt Nam. Vì vậy ta phải chú trong hơn đến nhu cầu của người dân Hàn Quốc về các sản phẩm thuộc lĩnh vực này để có hướng xuất khẩu đúng đắn Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ, giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm ( 1998 -2000 ), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/ 2003). Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về công nghiệp bán dẫn Từ những năm 1970 nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới. Trong số đó có thể kể tới Samsung, Hyundai hay Daewoo . Việt Nam mới chỉ được làm quen với một vài lĩnh vực của các tập đoàn này. Ví dụ như ở Hàn Quốc Samsung cũng rất năng động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chế tạo máy, thương nghiệp và bất động sản. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã bị đóng cửa. Một ví dụ điển hình là Daewoo đã phải bán bộ phận sản xuất xe hơi cho tập đoàn General Motors của Mỹ. 2. Nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian tới:           Hàn Quốc đang phải nhập khẩu khoảng 97% nguồn năng lượng tự nhiên, và là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ bảy thế giới, trong đó 80% được nhập từ Trung Đông. Tuy nhiên, việc đề ra chiến lược năng lượng dài hạn về dự trữ dầu, khai thác tài nguyên ở nước ngoài, tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm các nguồn năng lượng phi dầu mỏ sẽ giúp ổn định tình hình kinh tế Hàn Quốc trước những biến động của thị trường dầu thô. Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc đã đề ra chiến lược tự chủ nguồn cung năng lượng, với việc nâng tỷ trọng sử dụng điện hạt nhân lên 40%, đồng thời hợp tác trực tiếp khai thác năng lượng ở nước ngoài.           Hồi tháng 8/07, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố "Kế hoạch cơ bản khai thác nguồn tài nguyên ở nước ngoài lần thứ 3" với mục tiêu tăng mức tự chủ nguồn năng lượng từ 18% hiện nay lên 20% năm 2012 và 28% năm 2016. Ngoài ra, một trong những nhân tố giúp giảm sức ép lên nền kinh tế Hàn Quốc khi giá dầu thô tăng là việc đồng won tăng giá so với đồng USD (từ năm 2004 đến nay, đồng won đã tăng 27,7% giá trị so với USD).           Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc trong cùng kỳ cũng tăng 15,3%, đạt 356,7 tỷ USD do nhu cầu lớn về nguyên liệu thô phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Dự kiến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 2008 sẽ vượt ngưỡng 800 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 415 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 402 tỷ USD. 3. Một số ngành Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Hàn Quốc: 3.1 Hàn Quốc - thị trường nhập khẩu dây, cáp điện đầy tiềm năng: Sau Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu dây, cáp điện từ Việt Nam lớn thứ hai. Tuy nhiên, tổng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tỉ trọng rất nhỏ, năm 2001 đạt 5,3 triệu USD, bằng 3,3% tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm cùng loại của Nhật Bản từ thị trường Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc lại giảm liên tục trong giai đoạn 2001-2006, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam liên tục tăng mạnh trong giai đoạn này Nguyên nhân chính khiến cho kim ngạch xuất khẩu dây, cáp điện vào thị trường Hàn Quốc giảm trong giai đoạn 2001-2006 là: Thức nhất, chúng ta vẫn chỉ chú trọng vào thị trường Nhật Bản, chưa quan tâm nhiều đến thị trường Hàn Quốc, thứ hai, dây, cáp điện của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt vơi sản phẩm cùng loại trên chính thị trường Hàn Quốc vì bản thân Hàn Quốc cũng là một nước rất mạnh về sản xuất và xuất khẩu dây, cáp điện. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dây cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng mức kỷ lục so cùng kỳ năm 2006 với 931% (kim ngạch 6 tháng đầu năm 2007 đạt 17,7 triệu USD, trong khi đó mức cùng kỳ năm 2006 là 1,9 triệu USD). Điều này cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu dây cáp và cáp điện của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn còn thấp nhưng lại đạt mức tăng trưởng quá cao, đây sẽ là đà phát triển trong thời gian tới. Trên thị trường dây cáp điện thế giới, Hàn Quốc được đánh giá là một trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ thành công nhất trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Năm 2004, Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 7 thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 tỉ USD. Đồng thời, nhập khẩu dây, cáp điện của Hàn Quốc cũng khá lớn, chiếm 2,47% thị phần nhập khẩu của thế giới. Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu dây, cáp điện của Hàn Quốc đạt 1,3 tỉ USD, tương đương với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Dự báo, trong những năm  tới nhu cầu nhập khẩu dây, cáp điện của Hàn Quốc sẽ vẫn rất lớn. Vì vậy, có thể tin tưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu dây cáp và cáp điện nói riêng vào thị trường này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. 3.2 Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hàn Quốc: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc trong năm 2007 đạt 80,5 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2006. Trong cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, thì kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất dùng trong phòng khách và phòng ăn đạt cao nhất  Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Hàn Quốc là: bàn ghế, tủ, kệ sách, bàn trà, kệ TV…. Kế đến là mặt hàng ván ép với các mặt hàng chủ yếu như: Ván ép công nghiệp làm từ gỗ bồ đề rừng trồng; ván ghép làm từ gỗ lim sam; và ván ép công nghiệp được làm từ gỗ tạp…. Hàn Quốc là 1 thị trường tiềm năng về các sản phẩm gỗ vì người dân Hàn Quốc có sở thích dùng nội thất bằng gỗ, đồng thời các sản phẩm này cũng phù hợp với khả năng thanh toán của họ 3.3 Thị trường vốn: Chiến lược của Hàn Quốc đối với các trung tâm phát triển thị trường vốn tập trung vào hai sáng kiến mang tính chất chính sách có liên quan với nhau, đó là chính sách tự do hóa thị trường và chính sách mở rộng thị trường. Tự do hóa thị trường vốn sẽ trực tiếp làm tăng sự tiếp cận của Hàn Quốc với vốn và công nghệ nước ngoài, trong khi việc mở rộng thị trường sẽ góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của thị trường vốn. Hàn Quốc đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm mở cửa hơn nữa thị trường vốn và giảm bớt trở ngại đối với danh mục vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp. Nước ngoài sẽ được đầu tư hoàn toàn tự do vào tất cả các ngành, trừ những ngành có liên quan đến an ninh quốc gia và văn hóa như các phương tiện thông tin đại chúng. Công dân nước ngoài sẽ được đối xử công bằng như công dân Hàn Quốc khi họ mua đất đai với mục đích kinh doanh hoặc không kinh doanh. Tất cả các giới hạn về đầu tư nước ngoài đối với thị trường trái phiếu trong nước và thị trường tiền tệ cũng như mức trần về đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đã được loại bỏ. Các ngân hàng nước ngoài và các công ty chứng khoán được phép thành lập các chi nhánh ở địa phương. Từ 25-5-1998, các nhà đầu tư nước ngoài đã co   thể mua cổ phiếu của bất kỳ công ty Hàn Quốc nào (trừ các công ty của ngành quốc phòng và các công ty nhà nước) mà không phải chịu sự can thiệp của ban giám đốc công ty đó hoặc Chính phủ. Công dân nước ngoài hiện nay được mua tới 50% cổ phiếu chưa hoàn vốn của một số công ty nhà nước. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được phép thực hiện tất cả những loại hình tiếp quản, bao gồm cả việc thôn tính các công ty Hàn Quốc. Ngoài ra, tất cả các cơ sở tài chính đáp ứng được những yêu cầu nhất định cũng sẽ được phép thực hiện giao dịch ngoại hối. Tháng 5-1998, mức trần cộng gộp về đầu tư nước ngoài đối với vốn cổ phần của Hàn Quốc được bãi bỏ. Trong năm 2006, hối phiếu kho bạc Hàn Quốc có đáo hạn 3, 5, 10 và 20 năm. Chính phủ sẽ nỗ lực thêm để tăng cường chiều rộng và chiều sâu cho thị trường trái phiếu kho bạc bằng cách khuyến khích thị trường trái phiếu dài hạn.   Hàn Quốc cũng đã đề ra một khung thể chế cho các quỹ tương hỗ để những quỹ này sẽ làm công cụ chủ yếu cho sự tài trợ lâu dài. Các nhà đầu tư tư nhân, kể cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, được phép thành lập các quỹ tương hỗ tại Hàn Quốc một cách dễ dàng. Các nhà đầu tư đang tài trợ cho các quỹ tương hỗ mới không bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện về năng lực trừ một số ít những trường hợp ngoại lệ. Về cơ bản, Hàn Quốc đã đảm bảo quyền được đối xử bình đẳng cho các nhà đầu tư. Với chính sách này, các nhà đầu tư Việt Nam có thể tham gia đầu tư ngay tại thi trường Hàn Quốc 3.4. Lương thực và thực phẩm: Đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh trên thị trường Hàn Quốc, đặc biệt là gạo, hoa quả, thủy sản… Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng nông sản vào Hàn Quốc phải đặt quan hệ trước với các nhà nhập khẩu cung cấp giá và mẫu hàng để tham gia đấu thầu. Nhưng trên thực tế đến nay, mới chỉ các doanh nghiệp gạo của Việt Nam tham gia đấu thầu còn các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm khác có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa nắm được quy định trên và chưa tham gia hoạt động này. 4 Quan hệ thương mại Việt Nam- Hàn Quốc: 4.1 Mậu dịch: Hàn Quốc là bạn hàng đứng thứ 4 của Việt Nam (theo số liệu thống kê đến ngày 20/12/2005) sau Đài Loan, Singapore, Nhật Bản với 1029 dự án và tổng số vốn đầu tư lên đến 5,278 tỉ USD. Riêng trong giai đoạn từ tháng 1 đến ngày 20/12/2005, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 190 dự án với tổng số vốn 551 triệu USD.   Việt Nam là nước bạn hàng đứng thứ 25 của Hàn Quốc (xuất khẩu đứng thứ 15, nhập khẩu đứng thứ 35).   Do sự gia tăng xuất khẩu, quy mô xuất siêu của Hàn Quốc tăng từ 1,8 tỉ USD vào năm 1999 lên 2,05 tỉ USD vào năm 2003 (Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong số các nước nhập siêu của Hàn Quốc).   Hàn Quốc xuất khẩu vốn và các thiết bị cơ bản và nguyên vật liệu, Việt Nam xuất khẩu các bộ phận phụ tùng điện tử và mặt hàng nhóm 1 như hàng nông sản.   Tình hình xuất nhập khẩu theo từng mặt hàng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: vải sợi (hàng dệt và nguyên vật liệu), xe ô tô, hàng sắt thép, hàng công nghiệp hóa học, hàng điện, điện tử, v.v  Tình hình giao dịch thương mại Hàn Quốc - Việt Nam (đơn vị triệu USD, %) Giao dịch 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Xuất khẩu 1.686 (16,7%) 1.732 (2,7%) 2.240 (29,4%) 2.561,2 (14,3%) 3.255,6 (27,1%) 3.431,7 (65,4%) Nhập khẩu 322 (22%) 386 (19,6%) 470 (21,9%) 510,7 (8,6%) 673,3 (31,8%) 694 (3,1%) Thu chi mậu dịch 1.364 1.346 1.770 2.050 2.582,3 2.737,7 4.2 Đầu tư: Tổng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-2005 được cấp phép là 5,295 tỉ USD với 1029 dự án, đứng thứ 4 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam sau Đài Loan, Singapore, Nhật Bản. Riêng trong giai đoạn từ tháng 1/2005 đến ngày 20/12/2005, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 190 dự án, ghi kỷ lục về tổng số dự án thực hiện tại Việt Nam với tổng số vốn cấp phép là 551 triệu USD.   Năm 2002, sau Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kông, Hà Lan, Việt Nam là đối tượng đầu tư thứ 5, năm 2003 là đối tượng đầu tư thứ 2 sau Trung Quốc (theo tiêu chuẩn báo cáo đầu tư hàng năm). Từ năm 2002, trong số các nước ASEAN, Việt Nam là đối tượng đầu tư thứ nhất của Hàn Quốc. Từ giữa những năm 90, lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng hơn như phát triển tài nguyên, vốn đầu tư hạ tầng cơ sở, xây dựng v.v… và quy mô đầu tư cũng lớn hơn, đặc biệt sau năm 95, số các công ty đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh. Các ngành kinh doanh chủ yếu: Trước khi có cuộc khủng hoảng tiền tệ, các tập đoàn lớn như Daewoo, LG, Posco chủ yếu đầu tư với quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng như sắt thép, điện tử, xe hơi.   Gần đây chủ yếu đầu tư theo quy mô nhỏ của các công ty vừa và nhỏ theo loại tập trung lao động như vải sợi, may mặc, giày, cặp sách mỹ, sau đó có xu thế phát triển đầu tư vào các lĩnh vực đa dạng như ngành công nghệ thông tin với kỹ thuật CDMA. Tình hình đầu tư của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam (đơn vị, số dự án, triệu USD)  Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số dự án 12 27 34 75 149 171 170 190 Vốn đầu tư 28 169,5 67,9 109,3 269,5 343,6 377,4 551,6 IV.HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. Hiến pháp       Hiến pháp han quốc được thong qua lần đầu vào ngày 17-7-1948 ,lần sửa đổi cuối cùng vào ngày 29-10-1987 . Những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp hq bao gồm chủ quyền dân tộc ,sự phân chia quyền lực,theo đuổi công cuocj thống nhất hai miền nam bắc,theo đuổi hoà bình và hợp tác quốc tế,những qui định của pháp luật và trách nhiệm của nhà nước trong viêc tăng cường phúc lợi xã hội.       Hiến pháp cũng khuyến khích một nền kinh tế thị trường tự do bằng cách tuyên bố nhà nước đảm bảo quyên sở hữu,đồng thời khuyến khích sự tự do,chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động kinh tế.hiến pháp cũng qui định nhà nước phải điều hoà và phối hợp các hoạt động kinh tế nhằm duy trì sự phát triển cân đối và ổn định của nền kinh tế quốc dân ,đồng thời thực hiện dân chủ hoá nền kinh tế. 2. Ngành lập pháp       Quyền lập pháp được trao cho Quốc Hội, cơ quan Lập pháp chỉ có 1 viện. Quốc Hội gồm 299 thành viên phục vụ trong nhiệm kì 4 năm. Hệ thống này phản ánh tiếng nói của nhân dan thuộc mọi tầng lớp xã hội.       Quốc hội dược trao một số chức năng theo Hiến pháp, chức năng quan trọng nhất là Lập pháp. Những chức năng khác bao gồm quyền phê duyệt và ngân sách quốc gia, các vấn đề liên quan đến chính sách đối nngoaij, tuyên bố chiến tranh, việc cử lực lượng vũ trang ra nước ngoài hoặc việc đóng quân của lực lượng quân sự nước ngoài tại Hàn Quốc, việc thanh tra kiemr soát những vấn đề đặc biệt về đối nội và sự buộc tội.        Quốc hội hoạt động theo nguyên tắc quá bán và nhất trí. 3. Uỷ ban thường trực 4. Tổng thống      Tổng thống –được bầu dưới hình thức bỏ phiếu ,bình đẳng và trực tiếp trên phạm vi toàn quốc – là người đứng đầu cơ quan hành pháp .nhiệm kì của tổng thống là 5 năm và không được ứng cử trong nhiệm kì tiếp theo.      Dưới hệ thống chính trị ngày nay tổng thống giữ năm vai trò chủ yếu -       Trước hết tổng thống là người đứng đầu quốc gia ,tượng trưng và đại diện cho toàn thể dân tộc trong hệ thống chính phủ và trong quan hệ đối ngoại . -       Thứ hai,tổng thống là người điều hành tối cao ,ban hành các điều luật được cơ quan hành pháp thông qua đồng thời ban bố các lệnh và sắc lệnh để thực thi pháp luật .tổng thống có đầy đủ quyền để điều hành hội đồng nhà nước ,những cơ quan cố vấn và cơ quan hành pháp .tổng thống có quyền chỉ định các viên chức ,trong đó có thủ tướng và những người đứng đầu các cơ quan hành pháp . -       Thứ ba ,tổng thống cũng là tổng tư lệnh lực lượng vũ trang .ông có quyền lực rộng rãi đối với các chính sách quân sự, bao gồm cả quyền tuyên bố chiến tranh. -       Thứ tư ,tổng thống là nhà ngoại giao đứng đầu và là người vạch định chính sách ngoại giao .  Cuối cùng tổng thống là người hoạch định chính sách và người làm luật chủ yếu .  Tổng thống mới đắc cử của HQ là ông Lee myung-bak,là cựu giám đốc điều hành tập đoàn Hyungdai, xây dựng chính phủ mới với ưu tiên cho khôi phục kinh tế theo hướng từ phân phối và phúc lợi xã hội sang tăng trưởng và than thiện với doanh nghiệp, môi trường ,dang được người dân ủng hộ. 5. Ngành hành pháp  Bao gồm: Tổng thống,Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ và các cơ quan ngang bộ. Tổng thống thực hiện chúc năng quản lí thông qua hội đồng nhà nước, l người duy nhất có trách nhiệm quyết định toàn bộ những chính sách quan trọng cuả chính phủ, làm chủ toạ.   Thủ tướng là người trợ lí hành pháp chính cho Tổng thống, giám sát các bộ(bộ kế hoạch và đầu tư,bộ tư pháp ..) và quản lí văn phòng phối hợp chính sách của chính phủ dưới sự chỉ đạo của Tổng thống. thủ tướng cũng có quyền thảo luận những chính sách lớn của quốc gia và tham dự các cuộc họp của Quốc hội. Bên cạnh Thủ tướng là ba phó thủ tướng được bổ nhiệm nhằm đảm đương những nhiệm vụ đặc biệt do thủ tướng giao phó. Hành pháp Tư pháp Tổng thống + Ban kiểm toán và thanh tra + Cục tình báo quốc gia  +Uỷ ban dịch vụ dân sự + Hội đồng củatổng thống về doanh nghiệp    vừa và nhỏ + Cơ quan thanh tra Hàn Quốc + Uỷ ban độc lập chống tham nhũng  của HQ Thủ tướng Văn phòng phối hợp chính sách chính phủ Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ tư pháp Cơ quan thông tin chính phủ cơ quan q.lý người yêu nc và CCB Uỷ ban hội chợ thương mại Uỷ ban giám sát tài chính Uỷ ban quy hoạch khẩn cấp Uỷ ban bảo vệ thanh thiếu niên Lập pháp + Hội đồng an ninh quốc gia + Hội đồng cố về thống nhất quốc gia + Hội đồng cố vấn kinh tế quốc gia + Hội đồng cố vấn của tổng thống về khoa học và công nghệ Bộ tài chính và kinh tế Bộ ngoại giao và thương mại Bộ tư pháp Bộ quốc phòng Bộ quản lí chính phủ và các nội vụ Bộ thống nhất Bộ giáo dục và phát triển nhân lực Bộ khoa học và công nghệ Bộ văn hoá và du lịch Bộ nông nghiệp và lâm nghiệp Bộ thương mại công nghiệp &năng lượng Bộ thông tin và liên lạc Bộ y tế và phúc lợi Bộ môi trường Bộ lao động Bộ bình đẳng giới và gia đình Bộ xây dựng và giao thông Bộ hàng hải và thuỷ sản     Đặc biệt ,Uỷ ban độc lập chống tham nhũng của  Hàn Quốc mới được thành lập vào năm 2002 thể hiện nỗ lực của hàn quốc trong  công tác  phòng chống tham nhũng ,đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội. 6. Ngành tư pháp Bao gồm: Toà án tối cao ,toà án dân sự tối cao ,toà án quận ,toà án Bằng phát minh sáng chế ,... Toà án tối cao là toà án tư pháp cao nhất .chánh án toà án tối cao do tổng thống chỉ định với sự thông qua của quốc hội ,nhiệm kì 6 năm không được tái cử Toà án thực hiện thẩm quyền xét xử các vấn đề dân sự ,hành chính ,bầu cử và các vấn đề tư pháp khác ,đồng thời giám sát các vấn đề đăng kí bất động sản, đăng kí hộ tịch sở hữu tài chính và cán bộ toà án. 7. Toà án hiến pháp 8. Chính quyền địa phương 9. CHÍNH SÁCH KINH TẾ 9.1. Về thu hút đầu tư nước ngoài         Nắm bắt được tầm quan trọng của đầu tư đối với tương lai của đất nước, Hàn Quốc quyết tâm thực hiện tất cả những gì có thể để thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tưvà đang thực thi các biện pháp nhằm trợ giúp cải tiến môi trường kinh doanh       - Chính phủ xây dựng đường sá và cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ cho các khu công nghiệp có tầm cỡ. . Ví dụ gần đây là việc mở cửa cụm công nghiệp sản xuất LCD lớn nhất trên thế giới ở Paju, cách khu vực phi quân sự vài km hay Khu mới Invest Plaza ở nam Seoul được hy vọng để giúp đỡ các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài thâm nhập dễ dàng vào nền kinh tế .       - Chính phủ nới lỏng hoặc bãi bỏ các quy định mà đã tồn tại nhiều thập kỷ liên quan đến phát triển các vùng biên giới. Những ưu đãi đó và các biện pháp khác được tiến hành với tốc độ khẩn trương nhất, một tín hiệu của thiện chí và cam kết của chính phủ để giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Hàn Quốc.       - Có nhiều chương trình hướng tới các nhà đầu tư tiềm năng, chương trình quan trọng nhất sẽ là những tư vấn thực tiễn và trợ giúp ban đầu cho các doanh nghiệp chuẩn bị hoạt động tại Hàn Quốc. Plaza đạt mục tiêu trở thành địa chỉ dịch vụ một cửa cho các nhà đầu tư: nhà quản lý dự án sẽ giúp mọi thứ từ việc tìm ra địa điểm tốt nhất để xây dựng nhà máy, xử lý các chi tiết hành chính cho tới áp dụng tất cả các chương trình và lợi ích của chính phủ tương ứng. -       Chính phủ nỗ lực để làm gia tăng những khuyến khích mà doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực R & D công nghệ cao hay những doanh nghiệp mong muốn đặt trụ sở khu vực ở Hàn Quốc sẽ nhận được những ưu đãi về tiền bạc. -       Chính phủ xây dựng hệ thống hỗ trợ nhà đầu tư      Tất cả các điều luật và quy định hiện hành có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được sắp xếp lại và kết hợp chặt chẽ thành một khung pháp lý duy nhất, đó là Bộ luật Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài (FIPA) có hiệu lực vào tháng 11-1998. Điều này sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng những lợi thế của dịch vụ hoàn hảo và đối xử thống nhất trong cả nước.      Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi khác nhau nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài trực tiếp, trong đó có việc miễn giảm thuế. Ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đã được miễn hay giảm cho các doanh nghiệp công nghệ cao trong giai đoạn 7 năm. Chính phủ sẽ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê các bất động sản tới 50 năm với giá ưu đãi và trong một số trường hợp không phải trả tiền thuê. Ngoài ra, một khu vực mậu dịch tự do sẽ được phát triển để hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn FDI. Chính phủ tiếp tục bãi bỏ những quy định hạn chế nhập khẩu và giảm số lượng các mặt hàng chịu thuế.      - Để nền kinh tế có lợi hơn cho đầu tư nước ngoài Chính phủ đang thực hiện một cách tích cực các biện pháp tự do hóa. Tuy nhiên, các biện pháp tự do hóa này không phải là không có những rủi ro. Bởi vậy, cùng với việc thực hiện những biện pháp trên, Chính phủ đang tăng cường các quy chế giám sát thị trường và xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm.     Chính phủ đã vạch ra các kế hoạch phát triển thị trường trung và dài hạn trong tháng 4 năm 2002 để biến Hàn Quốc thành một đất nước thân thiện với kinh doanh và biến thị trường ngoại hối Hàn Quốc trở thành một trung tâm tài chính Đông Á. Những kế hoạch này sẽ được triển khai cho tới năm 2011 theo ba giai đoạn. Theo đó, nhiều hạn chế áp dụng trong giai đoạn một và hai của quá trình tự do hóa ngoại hối sẽ được dỡ bỏ trong năm 2011. 9.2.Thực hiện tự do hoá thị trường         HQ đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp nhằm mở cửa hơn nữa thị trường và giảm bớt trở ngại đối với danh mục vốn đầu tư và đầu tư trực tiếp. Nước ngoài sẽ được đầu tư hoàn toàn tự do vào tất cả các ngành, trừ các ngành có liên quan đến an ninh quốc gia và văn hoá như các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể: §      Tự do hoá thị trường vốn: Tẩt cả các giới hạn về đầu tư nước ngoài đối với thị trường trái phiếu trong nước và thị trường tiền tệ cũng như mức trần về đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đã được loại bỏ. Các ngân hàng nước ngoài và các công ty chứng khoán được phép thành lập các chi nhánh ở địa phương. §      Tự do hoá thị trường dịch vụ: Khó khăn do các ngành dịch vụ trong nước còn ít phát triển. Tuy nhiên, Chính phủ đã đơn phương tiến hành một số hoạt động cho việc mở cửa toàn diện, ví dụ ngành bảo hiểm nhân thọ đã được mở cửa hoàn toàn cho các nhà bảo hiểm nước ngoài tham gia Tự do hoá thị trường nông nghiệp: Khó do diện tích đất trồng tính theo đầu chủ trại rất ít ( chỉ bằng 1/57 của Mỹ). Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đang nỗ lực mở cửa hơn nữa thị trường nông sản trong nước và cam kết nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp khác nhau. Ø   99910. Các  quy định về thương mại của HQ      Ngoại thương Hàn Quốc được điều tiết bởi nhiều đạo luật khác nhau bao gồm Luật Ngoại thương chi phối hoạt động xuất nhập khẩu, Luật Hải quan điều chỉnh việc thông quan và thu thuế, Luật Ngoại hối quy định các vấn đề về giao dịch ngoại tệ như thanh toán các khoản xuất hay nhập khẩu. Các đạo luật này cùng với những quy định về thương mại khác đều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch thương mại với Hàn Quốc. 10.1. Luật Ngoại Thương  Luật Ngoại Thương có hiệu lực từ ngày 1/7/1987 là sự tổng hợp đúc kết và hoàn chỉnh của ba đạo luật ra đời trước đó-Luật liên kết xuất khẩu năm 1961, Luật Giao dịch thương mại năm 1967 và Luật Xúc tiến xuất khẩu thiết bị năm 1978. Mục tiêu của đạo luật mới này là cung cấp một hệ thống mới áp dụng trong kinh doanh. Hệ thống như vậy sẽ cho phép chính phủ xử lý tốt hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động trong và ngoài nước. Những mục tiêu cơ bản của đạo luật này là: -       Xóa bỏ những rào cản về xuất nhập khẩu, góp phần từng bước đưa nền ngoại thương hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước thành một nềnngoại thương do khu vực tư nhân điều khiển. -       Đảm bảo kinh doanh công bằng và hợp pháp nhằm giảm thiểu xung đột thương mại cũng như các mẫu thuẫn với đối tác kinh doanh. -       Thiết lập một khuôn khổ định chế để đối phó với những tác động của việc tăng nhập khẩu khi tiến hành tự do hóa. -       Đơn giản hóa và củng cố lại hệ thống luật giúp mọi người hiểu đúng và áp dụng trong thương mại một cách dễ dàng hơn. -       Những điều khoản chính trong bộ luật mới bao gồm: -       Công bố việc từng bước chuyển sang một nền thương mại mở và tự do. -       Xóa bỏ dần những rào cản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. -       Bảo vệ hoạt động kinh doanh công bằng. 10.2.Bộ Luật Hải Quan     Luật Hải quan bao gồm những quy định về các hệ thống và thủ tục hải quan có liên quan tới phương tiện vận tải, khu ngoại quan, vận chuyển, thông quan…nhằm quản lý hàng hóa nước ngoài và đồng thời ngăn chặn tình trạng buôn lậu.     Để khuyến khích xuất khẩu và đơn giản hóa thủ tục hải quan, vào 1/7/1975 Đạo luật đặc biệt về giảm thuế hải quan đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu đã có hiệu lực.     Luật quy định miễn/giảm thuế và Luật khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài áp dụng đối với hàng nhập khẩu nhằm miễn hoặc giảm thuế hải quan cho hàng hóa có lý do đặc biệt.     Vào năm 1988, Danh mục thuế quan Hàn Quốc được ban hành để hỗ trợ cho Luật Hải quan.     Theo Luật này, mẫu đơn đánh thuế, định giá hàng hóa và tờ khai giá cả sẽ được Hải quan cung cấp. Bên cạnh đó, Luật này cũng cho phép việc miễn, giảm, hoàn trả và/hoặc trả chậm thuế hải quan nhằm thích nghi với những đổi thay trong chính sách kinh tế, xã hội, giáo dục…của Hàn Quốc đồng thời phù hợp với những quy định trong các Công ước quốc tế, các tập quán và ưu đãi quốc tế mà Hàn Quốc có tham gia.     Thông qua việc mở ra các dịch vụ hỗ trợ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và hành khách vô cùng đa dạng, các hoạt động quản lý và giám sát, đảm bảo ngân sách nhà nước, kiểm soát hợp lý hàng hóa ngoại quan và hợp tác quốc tế, hải quan Hàn Quốc đã và đang góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia đồng thời thúc đẩy mậu dịch quốc tế. 10.3.Luật Quản lý Ngoại hối     Luật quản lý ngoại hối (FECA), ra đời từ năm 1962 và được sửa đổi bổ sung vào năm 1992, quy định về các nguồn vốn ra vào Hàn Quốc. Theo luật này, Bộ tài chính được quyền đưa ra những chính sách về giao dịch ngoại hối. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc được phép kiểm soát các vấn đề về di chuyển vốn. Bên cạnh những quy định liên quan đến việc ủy quyền, tại những điều khoản cụ thể khác FECA còn định rõ các nguyên tắc nhất định để tiến hành một vụ giao dịch. Nói tóm lại, tất cả các quy định trong luật này đều rõ ràng từ phạm vi điều chỉnh đến tính chất của sự việc được đề cập. 10.4. Quy định về nhấp khẩu Hàng hóa nhập khẩu vào Hàn Quốc chịu sự kiểm soát của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, và được chia làm 3 nhóm:     · Hàng cấm nhập khẩu (không được phép nhập khẩu)     · Hàng hạn chế nhập khẩu (yêu cầu về giấy phép nhập khẩu)     · Hàng tự động thông quan (không cần những giấy phép đặc biệt) Giấy phép nhập khẩu      Giấy phép nhập khẩu có giá trị trong một năm. Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu có thể khác nhau tùy thuộc cơ quan cấp phép và mặt hàng nhập khẩu.     Sau khi sửa đổi Luật Hải quan và Nghị định Thi hành có hiệu lực vào ngày 1/1/1997, thủ tục nhập khẩu và quy định đối với chứng từ nhập khẩu đã được đơn giản hóa. Hàng hóa nhập vào Hàn Quốc sẽ không cần phải có giấy phép nhập khẩu (I/L) do ngân hàng ngoại hối phát hành. Qui định đối với chứng từ chấp thuận thanh toán bằng ngoại tệ cũng không còn được áp dụng. Tất cả hàng hóa có thể được tự do nhập khẩu, ngoại trừ những loại hàng như dược phẩm và thiết bị y tế phải đăng ký nhập khẩu trừ khi chúng có tên trong danh sách kiểm soát xuất nhập khẩu (Negative List), và những hàng hóa thuộc danh mục bị hạn chế hoặc cấm nhập khẩu.     Danh sách kiểm soát xuất nhập khẩu (Negative List) thường được hiểu như một Thông báo về Xuất Nhập khẩu (Export and Import Notice). Có 54 Luật giải thích về những quy định và thủ tục đối với việc nhập khẩu một số mặt hàng nhất định (1.074 mặt hàng), với mục đích nhằm bảo vệ y tế cộng đồng và vấn đề kiểm dịch, an toàn quốc gia, bảo vệ môi trường. Đơn xin phép nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh sách kiểm soát nhập khẩu (Negative List) phải được cấp bởi cơ quan chính phủ, hoặc Hiệp hội ngành hàng có thẩm quyền.     Đơn xin phép nhập khẩu phải nộp kèm hợp đồng mua bán, đơn chào hàng và bất cứ văn bản nào mà Ngân hàng hoặc Bộ phụ trách yêu cầu và chỉ những thương nhân đã đăng ký mới được phép nhập khẩu hàng hóa bằng chính tên của họ.     Những sản phẩm có liên quan tới y tế và độ an toàn như dược phẩm phải qua kiểm tra bổ sung hoặc phải có giấy chứng nhận của những tổ chức có thẩm quyền trước có thể thông quan. Thêm vào đó, trong Kế hoạch Thương mại Hàng năm (Annual Trade Plan) của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOCIE) có quy định một số hạng mục hàng hóa đặc biệt (như pháo hoa, thuốc trái phép, những loài có nguy cơ tuyệt chủng...) phải được sự cho phép của Bộ trưởng MOCIE trước khi nhập khẩu. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình đăng ký phải được cơ quan địa phương có thẩm quyền bên xuất khẩu thực hiện. Theo Bộ Luật Ngoại thương sửa đổi, tất cả những hạn chế thương mại đối với các công ty kinh doanh đều bị bãi bỏ bằng cách chuyển đổi từ hệ thống cấp phép trước đây sang hệ thống mới cho phép các công ty nộp thông báo nhập khẩu cho MOCIE.   Chứng từ xuất/nhập khẩu     · Thủ tục thông quan từ phía Hải quan Hàn Quốc đã đơn giản hơn nhờ có việc sửa đổi Bộ luật Hải quan và Nghị định Thi hành có hiệu lực từ tháng 12/1995. Hệ thống đơn xin phép nhập khẩu đã được thay thế bằng hệ thống khai báo nhập khẩu. Nếu tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu không có chi tiết gì về việc hàng hoá bị lỗi / hỏng… thì hàng hóa sẽ được phép thông quan.     · Ngoại trừ các mặt hàng có mức độ rủi ro cao liên quan đến những vấn đề y tế cộng đồng, kiểm dịch, an ninh quốc gia và môi trường cần phải có chứng từ và yêu cầu kiểm tra bổ sung thì những mặt hàng nhập khẩu bởi những công ty không vi phạm luật thương mại sẽ được thông quan sau khi Hải quan chấp nhận tờ khai hải quan cho những mặt hàng đó và hàng hóa không cần phải kiểm tra bởi Hải quan.     · Hệ thống EDI (Electronic Data Interchange) (Trao đổi dữ liệu điện tử) thuộc Cục Hải quan Hàn Quốc đã đi vào hoạt động từ tháng 6/1999 và đây là một hình thức thông quan không cần thủ tục giấy tờ, cho phép nhà nhập khẩu có thể tiến hành khai báo nhập khẩu qua mạng máy tính mà không cần trực tiếp đến văn phòng Hải quan.     · Một sửa đổi đáng chú ý khác về thủ tục thông quan có hiệu lực vào 1/1/1999, đó là: hàng hóa có thể được nhập khẩu trước khi khai báo nhập khẩu và trả thuế. Năm 1999, Cục Hải quan Hàn Quốc đã kết nối tất cả các cơ sở dữ liệu bằng hệ thống máy tính với các cơ quan có giao dịch xuất nhập khẩu (thủ tục cấp phép, giới thiệu, kiểm tra và kiểm dịch).     · Tờ khai có thể được lập tại văn phòng Hải quan trước khi tàu chở hàng cập cảng, hoặc trước khi hàng hóa được dỡ tại khu vực kho ngoại quan. Trong cả hai trường hợp này, nếu tờ khai hải quan được chấp nhận, hàng hóa có thể được thông quan trực tiếp từ cảng mà không cần phải chuyển hàng vào kho ngoại quan.     · Cùng với các thủ tục nhập khẩu, thủ tục và chứng từ đối với hàng hóa xuất khẩu cũng đã được đơn giản hóa kể từ ngày 1/1/1997. Hàng hóa xuất khẩu không còn cần phải có giấy phép xuất khẩu (E/L) do ngân hàng ngoại thương cấp. Nhà xuất khẩu chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào tờ thông báo xuất khẩu và nộp cho Hải quan Hàn Quốc qua máy tính dựa trên các chứng từ gửi hàng vào thời điểm thông quan hàng xuất khẩu. Tất cả các mặt hàng đều có thể xuất khẩu tự do trừ khi chúng nằm trong danh sách kiểm soát xuất nhập khẩu (Negative List). Các yêu cầu về chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu Các mặt hàng nhập khẩu vào Hàn Quốc cần phải có những chứng từ sau: Hóa đơn thương mại:     · Không có hình thức quy định bắt buộc nào. Tuy nhiên, mẫu đơn chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi trong xuất khẩu tại Hàn Quốc.     · Có thể in tên hãng ở phần trên đầu của mẫu đơn nhưng phải được cấp và ký bởi người bán và phải chỉ rõ đơn giá từng mục hàng và những chi phí khác nếu cần thiết.     · Nên gửi đến từng đơn vị nhận hàng Vận đơn: Nhà nhập khẩu phải điền đầy đủ vào mẫu đơn của Ngân hàng mở L/C và phải ghi rõ cả tên và địa chỉ đơn vị nhận hàng. Phiếu đóng gói Phải có tối thiểu 2 bản copy, 1 bản đính kèm thùng hàng, 1 bản gửi đến Ngân hàng đại diện (thường là ngân hàng mở LC). Kèm theo đó là một bản mô tả chi tiết nội dung hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ Chỉ bắt buộc phải có khi nhà nhập khẩu đòi hỏi hoặc trong thư tín dụng có chỉ định ghi rõ. Các giấy chứng nhận đặc biệt: Đối với những hàng hóa vận chuyển là thực phẩm, hạt giống sản phẩm rau, động vật nuôi và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả len trơn và da, phải có giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất xứ cấp. Tất cả các sản phẩm dược và thiết bị y tế đều cần có giấy chứng nhận kiểm dịch với các thông tin chi tiết bao gồm:     · Tên và địa chỉ nhà sản xuất, ngày sản xuất, mã số lô hàng, mã số quản lý, ngày hết hạn sử dụng.     · Sản phẩm phải được sự cho phép sản xuất của chính quyền nước xuất xứ sản phẩm Đối với những sản phẩm được nhập khẩu lần đầu (ví dụ như thực phẩm có lợi cho sức khỏe), phải có những chứng từ cần thiết như giấy chứng nhận đã qua phân tích thành phần cấu thành và mô tả về phương pháp sản xuất 10.5. Quy định về nhãn mác hàng hoá Nhãn mác xuất xứ Hàng hóa thương mại nhập khẩu vào Hàn Quốc phải có nhãn mác ghi rõ nước xuất xứ. Cơ quan Hải Quan Hàn Quốc cung cấp danh sách các nước cần áp dụng qui định về nhãn mác xuất xứ theo mã HS. Hàn Quốc cũng áp dụng các qui định riêng về ký mã hiệu và nhãn mác đối với một số sản phẩm đặc biệt như dược phẩm và thực phẩm. · Nhãn mác bằng tiếng Hàn Quốc, ngoại trừ ký mã hiệu nước xuất xứ, phải có sẵn vào thời điểm thông quan hoặc được gắn tại kho ngoại quan của Hàn Quốc trước hoặc sau khi thông quan. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (Korea Food & Drug Administration – KFDA) chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề về nhãn mác tiếng Hàn Quốc đối với các sản phẩm thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (Ministry of Agriculture and Forestry – MAF) đưa ra những tiêu chuẩn riêng về việc ghi ký mã hiệu của nhãn mác nước xuất xứ đối với các sản phẩm nông nghiệp. Các nhà nhập khẩu Hàn Quốc thường in nhãn mác bằng chữ Hàn Quốc đối với những lô hàng nhập khẩu có giá trị không lớn và có thể tham khảo KCS về vị trí dán nhãn trên sản phẩm.      Kể từ ngày 1/4/1998, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những thay đổi về yêu cầu đối với việc đăng ký danh mục nước xuất xứ bao gồm: 1) xác định “hàm lượng chế biến tối thiểu” một cách chi tiết nhằm tăng cường tính minh bạch, (2) đưa ra mô tả cụ thể về những yêu cầu đối với việc đăng ký danh mục nước xuất xứ, (3) thay thế các báo cáo đối với phần giá trị gia tăng bằng mã HS khi xác định nước xuất xứ đối với 6 hạng mục hàng hóa. Nhãn mác hàng dệt may     Theo như điều luật quản lý chất lượng hàng hóa công nghiệp (Industrial Products Quality Management Act) của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, nhãn mác hàng dệt may phải bao gồm những thông tin sau:     · Thành phần nguyên liệu dệt     · Kích cỡ     · Hướng dẫn cách giặt     · Tên nhà sản xuất     · Nhãn hiệu thương mại     · Nhà nhập khẩu     · Địa chỉ và số điện thoại     · Tên nước xuất xứ hàng hóa Nhãn mác đối với sản phẩm dược     · Tên nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất và nhà nhập khẩu     · Tên sản phẩm     · Ngày sản xuất và số lô     · Tên và trọng lượng của từng thành phần     · Số lượng     · Số đơn vị     · Phương pháp bảo quản     · Ngày hết hạn lưu hành trên thị trường     · Hướng dẫn sử dụng     · Số giấy phép nhập khẩu     · Tác dụng của thuốc     · Giá nhập khẩu và giá thành bán lẻ dự định. Nhãn mác đối với sản phẩm thực phẩm     Tất cả các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải ghi nhãn mác bằng tiếng Hàn, bằng chữ hoa rõ ràng và có đầy đủ các thông tin sau: · Tên sản phẩm: tên trên nhãn mác phải giống với tên đã đăng ký với cơ quan cấp phép / cơ quan giám định.     · Loại sản phẩm: chỉ những sản phẩm được chỉ định mới cần phải cung cấp thông tin về loại sản phẩm.     · Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu và địa chỉ nơi hàng hóa có thể được gửi trả hoặc đổi lại trong trường hợp hàng bị lỗi / hỏng.      · Ngày, tháng, năm sản xuất, được chỉ định cho những sản phẩm đặc biệt như hộp đựng đồ ăn trưa và hộp đựng đường. Thời hạn lưu hành những sản phẩm này cũng phải được ghi rõ trên nhãn mác. Đối với những sản phẩm như rượu thì không đòi hỏi ghi hạn sử dụng nhưng bắt buộc phải ghi ngày sản xuất (số lô) hoặc ngày đóng chai. Tuy nhiên, yêu cầu đối với hàng chất lỏng này cũng có thể được miễn nếu có số lô hàng hoặc ngày đóng chai. Thời hạn sử dụng: sản phẩm đồ ăn nên ghi rõ thời hạn sử dụng và xác nhận bởi nhà sản xuất.     · Nội dung: cân nặng, số lượng và số món hàng · Những thành phần hoặc nguyên liệu, tỷ lệ thành phần / nguyên liệu     · Tên nguyên liệu chính (hay tên của ít nhất 4 nguyên liệu chính). Tên các nguyên liệu này phải được liệt kê theo thứ tự thành phần / nguyên liệu có tỷ lệ % từ cao xuống thấp. Nước cất vừa đủ không được tính là một trong năm thành phần nguyên liệu chính.     · Chất dinh dưỡng: những thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm nhằm tăng cường sức khỏe, sản phẩm muốn mang nhãn dinh dưỡng hoặc sản phẩm muốn mang ký mã hiệu nhấn mạnh là sản phẩm dinh dưỡng phải theo qui định về ghi nhãn dinh dưỡng.     Những tiêu chuẩn ghi nhãn chi tiết khác đối với thực phẩm bao gồm thông tin cảnh báo, tiêu chuẩn chất lượng khi sử dụng hoặc bảo qản (ví dụ: trọng lượng khô đối với sản phẩm đóng hộp, sản phẩm chiếu xạ…), nhiệt độ bảo quản sản phẩm (sản phẩm phải được bảo quản nơi nhiệt độ thấp.     Vào ngày 28/7/2000, Cơ quan lý Thực và Dược phẩm Hàn Quốc đã sửa đổi bổ sung những quy định về tiêu chuẩn ghi nhãn mác đối với sản phẩm thực phẩm, bao gồm: Tiêu chuẩn ghi nhãn đối với sản phẩm từ động vật nuôi, phụ gia thực phẩm, thiết bị, thùng chứa và bao gói thực phẩm đều có những quy định riêng. Tháng 8/1998, yêu cầu kê giá nhập khẩu trên nhãn mác đã bị hủy bỏ. Ghi giá bán lẻ vẫn được yêu cầu đối với cả các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm trong nước đối với những mặt hàng được bán tại các cửa hàng có diện tích sàn trên 33m². 10..6. Luật chống bán phá giá          - Qui định về các loại thuế chống bán phá giá    Ví dụ về vụ kiên HQ của Indonesia :    Ngày 04/06/2004, Indonesia yêu cầu được tư vấn về việc Hàn Quốc áp các loại thuế chống phá giá đối với giấy ghi thông tin kinh doanh và giấy in không bao gói sản xuất từ nguyên liệu khác gỗ nhập khẩu từ Indonesia cùng các khía cạnh của cuộc điều tra dẫn đến quyết định áp dụng các loại thuế chống bán phá giá của phía Hàn Quốc. 10.7.Các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm  Ví dụ về qui định của HQ về xử lý các sản phẩm thuỷ sản không đảm bảo an toàn vệ sinh HQ có hai cơ quan thanh tra và kiểm soát chất lượng các sản phẩm thuỷ sản là cục thanh tra chất lượng sản phẩm thuỷ sản HQ ( NFPQIS) và cơ quan thực phẩm và dược phẩm HQ ( KFDA). Các sản phẩm thuỷ sản vào HQ phải được hai cơ quan này thanh tra và kiểm soát chất lượng theo luật an toàn thực phẩm của HQ v   NFPQIS thực hiện thanh tra và kiểm soát chất lượng các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu gồm thuỷ sản nguyên liệu như thuỷ sản sống và tôm cua cũng như các sản phẩm sơ chế và không dùng phụ gia.    Khi kiểm tra phải phát hiện các lô hàng không đảm bảo, NFPQIS sẽ: -       Thông báo cho bên nhập khẩu và hải quan -       Khi có kết quả, sản phẩm không an toàn sẽ bị tiêu huỷ hoặc trả lại nước xuất khẩu v   KFDA thực hiện thanh tra và kiểm soát chất lượng các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu gồm thuỷ sản nguyên liệu như thuỷ sản sống và tôm cua cũng như các sản phẩm chế biến cho thêm gia vị hoặc tẩm ướp 11. NHỮNG LƯU Ý TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ 11.1.Sản phẩm -       Các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm . -       Quy định về mức độ ô nhiễm môi trường .      -  Các quy định về XNK hàng hoá.(các yêu cầu về sản phẩm). Theo đó chính phủ đang bãi bỏ dần những qui định hạn chế nhập khẩu và gỉam số lượng các mặt hàng chịu thuế. 11.2.Giá -       Quy định về bán phá giá. -       Quy định XNK   11.3. Phân phối -       Cở sỏ hạ tầng -       Các thủ tục hành chính, luật hải quan, cấp giấy phép    11.4. Xúc tiến hỗn hợp -       Các quy định về truyền thông quảng cáo, bao gói, nhãn mác hàng hoá. Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc Kể từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển và đã được nâng lên tầm quan hệ đối tác toàn diện từ năm 2006  . Ngày 22/12/1992, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang Ok ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ, mở đầu một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước. Trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào tháng 8/2001, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác mới giữa Việt Nam và Hàn Quốc là "quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI". Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao. Gần đây nhất Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Hàn Quốc tháng 11/2005 và Tổng thống Roh Moo-hyun thăm Việt Nam tháng 11/2006. Nhiều tổ chức hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc cũng đã được thành lập như hai Hội Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc và Hàn Quốc-Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc, Hội Giao lưu Hữu nghị Hàn Quốc-Việt Nam và Quỹ Hàn-Việt tại Xơun và Hà Nội. Tháng 11/2006, Hàn Quốc thành lập Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á, đặt tại Hà Nội. Về quan hệ kinh tế, Hàn Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, luôn nằm trong nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế lớn nhất với Việt Nam trong 15 năm qua (1992-2007). Năm 1993, hai nước đã thành lập Ủy ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Việt Nam-Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. Quan hệ thương mại giữa hai nước cũng phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại song phương năm 2006 đạt gần 5 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 1992. Hàn Quốc cũng là nước đứng đầu về tốc độ và số vốn đầu tư vào Việt Nam. Năm 2007, Hàn Quốc có gần 403 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký gần 4,2 tỷ USD, dẫn đầu trong số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nếu như trước đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc chỉ tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy dép…thì nay có sự gia tăng đáng kể các dự án và số vốn vào lĩnh vực bất động sản và   các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam như năng lượng, hóa chất, hóa dầu, sản xuất thép. Qui mô số dự án cũng có bước đột phá mạnh. Hàng loạt dự án có qui mô lớn đang triển khai như dự án xây dưng tổ hợp văn phòng và khách sạn Landmark Tower của tập đoàn Keangnam với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD.Các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đều đã có mặt tại Việt Nam như Samsung, Daewoo, Kumho và LG. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đều đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam. Về hợp tác phát triển đến nay, Hàn Quốc đã cấp và cam kết cấp cho Việt Nam 188 triệu USD tín dụng ưu đãi và viện trợ không hoàn lại 80 triệu USD. Trong giai đoạn 2006-2009, Hàn Quốc đã tăng mức cung cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam lên 100 triệu USD/năm và viện trợ không hoàn lại 9,5 triệu USD/năm. Ngoài ra, Hàn Quốc còn là thị trường khách du lịch trọng điểm và thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam. Lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trung bình 30%/năm, đạt hơn 40 vạn lượt khách vào năm 2006. Việt Nam hiện có gần 40.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Hai nước cũng đã ký nhiều hiệp định hợp tác về các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hóa thể thao, giáo dục, an ninh và tư pháp./

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNền kinh tế Hàn Quốc.DOC
Luận văn liên quan