Đề tài Ngành dệt may- Những thuận lợi và khó khăn sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Cụ thể là : Sau khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu hàng dệt may đã giảm 2/3 còn 5-20%, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh trong nội địa với các hàng ngoại nhập vừa rẻ, vừa có chất lượng cao.Ngoài ra từ 1/1/2009, Việt Nam buộc phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài thì sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.Vì ở Việt Nam, khâu phân phối con rất lạc hậu với 70% bằng hình thức truyền thống nhỏ lẻ, các cửa hàng hiện đại chỉ có 30%,Trong khi ở các nước phát triển thì tỉ lệ này ngược lại.Vì thế khi các công ty bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam sẽ làm cho tỉ lệ trên thay đổivà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn về cạnh tranh.Mặt khác trước khi gia nhập WTO,theo QĐ 55, đầu tư sản xuất dệt may sẽ được vay một phần vốn với lãi suất thấp.Tuy nhiên khi đàm phán với Mĩ thì Việt Nam buộc phải bỏ QĐ 55.

pdf12 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ngành dệt may- Những thuận lợi và khó khăn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ Đề bài: NGÀNH DỆT MAY- NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Người thực hiện: _ Trần Trịnh Như Quỳnh- Lớp kế toán 21 _ Lê Thị Minh Nguyệt- Lớp kế toán 21 Giáo viên bộ môn: MỤC LỤC I.Mở đầu. II. Những cam kết của Việt Nam với WTO về ngành dệt may. III. Lí thuyết nghiên cứu. IV. Một vài nét cơ bản về tình hình phát triển ngành dệt may của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO. V. Những cơ hội và thách thức của ngành dệt may sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 1. Cơ hội 2. Thách thức VI .Tổng kết vài định hướng phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. VII. Tài liệu tham khảo. Người viết:-Trần Trịnh Như Quỳnh - Lê Thị Minh Nguyệt I.Mở đầu : Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.Sự kiện này giúp cho nền kinh tế Việt Nam có cơ hội ngày càng phát triển cao hơn.Đầu tiên khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, Việt Nam sẽ được tiếp cận mức độ tự do hóa thương mại mà không cần phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với mỗi nước.Hàng hóa của nước ta sẽ vì thế mà có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.Hơn nữa khi gia nhập WTO,nước ta sẽ có được một môi trường pháp lí hoàn chỉnh hơn và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.ngoài ra còn giúp cho ta nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Bên cạnh vô số các lợi ích có được khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó với không ít các thách thức.Đầu tiên đó là sức ép của cạnh tranh.Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải xóa dần đi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các hàng nhập khẩu nước ngoài, đồng thời xóa bỏ sự bảo hộ đối với các doanh nghiệp, điều đó đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt.Một hệ quả tất yếu khác khi hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và phân bổ lại nguồn lực.Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành hoạt động không hiệu quả tất yếu phải biến mất và nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn.Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có các rủi ro về mặt xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam còn gặp phải thách thức về việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia.Việt Nam phải liên tục hoàn thiện các qui định về cạnh tranh nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập.Sau đó, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động và khả năng thích ứng nhanh.Ngoài ra chúng ta cần phải có các chính sách đào tạo đúng đắn để có được đội ngũ nhân lực đủ sức quản lí và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên có thể nói khó khăn lớn nhất hiện nay của Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO là mặc dù đã trải qua hơn 20 năm mở cửa và đổi mới nhưng Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển ở trình độ thấp.Tình trạng độc quyền vẫn còn tồn tại trong một số lĩnh vực,khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn rất thấp, hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được các yêu cầu hội nhập……Chính điều nay làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn hưởng được các lợi ích khi gia nhập WTO. Ở trên, chúng ta đã vừa khái quát hóa những thuận lợi cũng như khó khăn nói chung của kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, mục đích của chúng tôi khi làm bài viết này là phân tích một cách chi tiết hơn những thuận lợi và khó khăn đó đối với ngành dệt may của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. II.Những cam kết của Việt Nam với WTO về ngành dệt may: Dệt may là một trong những ngành cực kì quan trọng, không chỉ đối với Việt Nam mà rất nhiều nước khác trên thế giới(thậm chí cả một nước phát triển mạnh như Mĩ),bởi vì đây là một ngành sử dụng rất nhiều nhân công, nếu ngành này bị biến mất hoặc suy yếu thì sẽ dẫn làm tăng một cách nhanh chóng số người bị thất nghiệp.Chính vì tầm quan trọng của nó mà trong quá trình đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO , những điều kiện liên quan đến hàng dệt may được bàn đến rất kĩ. Sau đây là cam kết của Việt Nam vời WTO liên quan đến ngành dệt may:  Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam.  Các thành viên WTO không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may Việt Nam.(trừ trường hợp Việt Nam vi phạm qui định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may).  Việt Nam phải dỡ bỏ hàng rào bảo hộ đối với ngành dệt may, đòng thời giảm thuế cho các mặt hàng dệt may của các nước thành viên khác trong WTO. III.Lí thuyết nghiên cứu: Trong phần những cam kết của Việt Nam với WTO có nhắc đến việc các nước sẽ xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam.Vì thế ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về hạn ngạch.Thế nào là hạn ngạch( quota)?Nó tác dụng như thế nào đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa của các nướcvà tại sao phải sử dụng hạn ngạch? Như đã biết, mậu dịch tự do làm tăng cực đại sản xuất thế giới và thu lợi cho tất cả các dân tộc. Trên lý thuyết, ta có thể nói mậu dịch là hình thức trao đổi một cách hiệu quả nhất và hợp lý nhất. Nhưng xét về góc độ khác, các nước luôn vì lợi ích trước mắt của quốc gia mình, bỏ qua lợi ích của toàn thế giới. Vì thế, sử dụng rất nhiều phương pháp để hạn chế mậu dịch tự do. Một trong số đó là thuế quan và hạn ngạch. Ta có hạn ngạch nhập khẩu và xuất khẩu. Nhưng ở đây khi nói về han ngạch thì ta hay nói đến hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu về cơ bản là giới hạn số lượng hàng nhập khẩu ở một mức cụ thể nào đó ít hơn số lượng hàng nhập khẩu khi tự do thương mại nhằm mục đích tạo ra sự khan hiếm hàng hóa ở thị trường trong nước khi tự do thương mại. Nhằm mục đích tăng giá trong nước tạo điều kiện cơ bản giúp sản xuất trong nước đạt mục tiêu của chính sách. Để thực hiện được mục đích trên chính phủ dùng 2 cách để phân hạn ngach: Cách thứ nhất là chính phủ đấu giá hạn ngạch. Như vậy, lợi ích sẽ được chia cho cả chính phủ lẫn nhà nhập khẩu (thuế quan thì nhà nước thu hoàn toàn tiền thuế); cách thứ hai là chính phủ cấp phép thẳng cho nhà nhập khẩu. Lợi ích thuộc hoàn toàn về người nhập khẩu. Xét về chủ thể nhà nước hay doanh nghiệp nhập khẩu trong nền kinh tế thì sẽ có lợi. Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể cả một nền kinh tế của một quốc gia nhỏ thì nó sẽ gây thiệt hại về lợi ích kinh tế. Khi sử dụng hạn ngạch, giá cả hàng hóa sẽ tăng, mà thu nhập người tiêu dùng không tăng. Vì vậy, người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hóa hơn dẫn đến thiệt hại về lợi tức kinh tế. Khoảng lợi tức này không thể bù đắp được. Mặt khác, hạn ngạch còn làm mất chức năng duy trì sự ổn định của chính phủ. Điều này thể hiện ở chỗ, khi chính phủ đấu giá han ngạch hay cấp trắng hạn ngạch cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này lại thực hiện việc mua bán hạn ngạch với các doanh nghiệp khác dẫn đến tình trạng không nhập khẩu hoặc nhập khẩu không đúng với số lượng mà hạn ngạch quy định. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cố tình lợi dụng hạn ngạch nhập khẩu với số lượng hàng nhập khẩu không đổi mà kềm giữ sản xuất trong nước nhằm làm tăng giá hàng hóa mặt hàng đó để thu lợi nhuận độc quyền. Đối với nước lớn: Khi sử dụng hạn ngạch nhập khẩu có thể giúp gia tăng lợi ích kinh tế cho nước lớn ma gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu. Những nước lớn đã giàu nay càng giàu hơn, những nước nhỏ ngày cang nghéo hơn. Điều này có thể dẫn đến những tranh chấp xung đột trong hoạt động ngoại thương thế giới. Để tránh điều này, các nước lớn có thể thảo luận với các nước xuât khẩu là sẽ cấp hạn ngạch nhập khẩu cho các nước xuất khẩu để đổi lấy việc các nước xuất khẩu đồng ý cắt giảm sản xuất, giảm xuất khẩu. Một thỏa thuận mậu dịch như vậy là thỏa thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện. (từ năm 1992 đến tháng 1/1/2005). Vào những năm 80, liên minh EU 15 nước Tây Âu đã sử dụng hạn ngạch này để bảo hộ ngành dệt may trong nước. Ngành dệt may là một ngành hết sức quan trọng vì nó quy tụ một đội ngũ lao động cực kì lớn. Ngành này tạo ra vô số viêc làm, làm giảm thất nghiệp trong nước. Vì vậy, bất cứ quốc gia nào giành sự quan tâm rất lớn cho ngành dệt may. Cho nên họ đã sử dụng thỏa thuận hạn chế nhập khẩu tự nguyện. Như vậy, sự tồn tại của hạn ngạch đã làm mất đi tính chất của việc tự do mậu dịch. Khi WTO (tiền thân của GATT) được thành lập (1994) đã đề ra luật xóa bỏ hạn ngạch đối với tất cả các sản phẩm. Nhưng đặc biệt đối với ngành dệt may thì WTO cho một thời gian quá độ là 10 năm (từ 01/01/2005 đến năm 2005), các nước đầu tiên sẽ từ từ giảm bớt việc sử dụng hạn ngach và sau đó gỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch. IV.Một vài nét cơ bản về tình hình phát triển ngành dệt may của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO: Để thấy rõ sự tác động của hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam , chúng ta sẽ nghiên cứu một số dữ liệu dưới đây: Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 2003 3,6 2004 4,3 2005 4,85 2006 5,95 2007 7,8 2008 9,59 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỷ USD 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam 2003-2008 Cả nước Theo biểu đồ trên,từ năm 2003 đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam nhìn chung là tăng (trong 6 năm tăng 5,99 tỷ USD). Năm 2004 tăng 19, 4% so với năm 2003 Năm 2005 tăng 12,8% so với năm 2004 Năm 2006 tăng 15,3% so với năm 2005 Năm 2007 tăng 31% so với năm 2006 Năm 2008 tăng 23% so với năm 2007 Để phân tích một cách chặt chẽ, từ những số liệu nhận xét ở trên, ta có đồ thị tỉ lệ xuất khẩu của ngành dệt may Tỉ lệ xuất khẩu ngành dệt may từ 2003-2008 0 5 10 15 20 25 30 35 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Năm % Line 1 Qua đồ thị này, ta nhận thấy tỉ lệ xuất khẩu ngàng dệt may biến động hàng năm (2003-2008). Mặc dù có một số năm tỉ lệ tăng trưởng giảm nhưng theo mô hình trung thì vận động theo hướng đi lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giảm tỉ lệ này. Vào năm 2005, tỉ lệ xuất khẩu thấp (12,8%), các doanh nghiệp gặp khó khăn về nhiều mặt như huy động vốn gặp nhìu trắc trở, xăng dầu trong nước cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Vì vậy, phải thu hẹp sản xuất, sa thải bớt lao động. Hơn nữa, vào năm 2005, han ngạch phải được bãi bỏ hết, nhưng Hoa Kỳ vẫn áp dụng hạn ngạch với nước ta mặc dù đã bãi bỏ hạn ngạch với một số nước khác. Mặc khác, việc xuất khẩu vào EU và một số nước khác tuy tăng nhưng tăng không đáng kể. Đến năm 2007, tỉ lệ xuất khẩu hàng dệt may lại tăng rất lớn (33%). Thời điểm này, Việt Nam đã chinh thức làm thành viên của WTO, hạn ngạch nhập khẩu đã đc xóa bỏ. Các doanh nghiệp ra sức nâng cao trình độ kỹ thuật cạnh tranh với các nước khác vì bây giờ các doanh nghiệp đã bước chân ra biển lớn phải tự mình phấn đấu ko còn bảo trợ của nhà nước nữa. Dẫn đến năng suất lao đông tăng, chất lượng sản phẩm cao  xuất khẩu tăng vượt bậc. Đến cuối năm 2007, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, sau đó lan rộng ra toàn cầu, làm ảnh hưởng ko nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Chi tiêu toàn thế giới bị cắt giảm do giá cả hàng hóa tăng nên các nước hạn chế nhập khẩu. Vì vậy, không riêng gì ngành dệt may, xuất khẩu giảm. Thị phần hàng dệt may xuất khẩu sang các nước 57% 18% 9% 16% Mỹ EU Nhật Bản Các nước khác Dựa vào biểu đồ tròn thể hiện thị phần xuất khẩu hàng dệt may sang các nước của nước ta, thì ta nhận ra ngay, Mỹ, EU và Nhật Bản là ba nước chiếm hơn 4/5 thị phần hàng dệt may xuất khẩu, trong đó số lượng hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ là nhiều nhất (57%) chiếm hơn một nửa so với các nước khác. Ngay cả khi vào năm 2005, thị phần xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ cũng chiếm gần một nửa (44%). Các nước khác chỉ chiếm gần 1/5 thị phần. Điều này cho thấy thị trường Mỹ đóng vai trò vô cùng quan trọng và thị trường các nước khác là cơ hội cho ngành dêt may nước ta .Từ quá trình phân tích thị trường xuất khẩu hàng dệt may, ta sẽ có những định hướng, chiến lược phát triển một cách hiệu quả của ngành dệt may. Mang lại lợi tức kinh tế nhiều hơn cho nước nhà. Qua phần đánh giá tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam có thể thấy rõ từ sau khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may ngày càng tăng.Tuy nhiên, nó vẫn còn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đáng lẽ phải đạt được sau khi trở thành thành viên của WTO. Lí do của sự tăng trưởng không mấy mạnh mẽ đó sẽ được làm rõ qua phần tiếp theo “những cơ hội và thách thức của ngành dệt may sau khi gia nhập WTO”. V.Những cơ hội và thách thức của ngành dệt may sau khi Việt Nam gia nhập WTO: 1.Cơ hội: -Cơ hội lớn nhất của dệt may Việt Nam là được bỏ quota.Như vậy dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh công bằng với các nước khác. -Tiếp theo, vào WTO, Việt Nam nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.Thế nên ngành may Việt Nam sẽ có có cơ hội đầu tư đổi mới trang thiết bị và hiện đại hóa đến 90%, có khả năng sản xuất các laọi sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với các hàng ngoại nhập khẩu. -Một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường.Việt Nam sẽ có cơ hội đưa hàng ra khắp thị trường các nước trên thế giới. 2.Thách thức: -Bên cạnh việc các nước xóa bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam thì nước ta phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế và dỡ bỏ hàng rào bảo hộ cho ngành dệt may.Và điều đó đã khiến các doanh nghiệp dệt may trong nước gặp không ít khó khăn Cụ thể là : Sau khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu hàng dệt may đã giảm 2/3 còn 5-20%, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh trong nội địa với các hàng ngoại nhập vừa rẻ, vừa có chất lượng cao.Ngoài ra từ 1/1/2009, Việt Nam buộc phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài thì sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.Vì ở Việt Nam, khâu phân phối con rất lạc hậu với 70% bằng hình thức truyền thống nhỏ lẻ, các cửa hàng hiện đại chỉ có 30%,Trong khi ở các nước phát triển thì tỉ lệ này ngược lại.Vì thế khi các công ty bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam sẽ làm cho tỉ lệ trên thay đổivà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn về cạnh tranh.Mặt khác trước khi gia nhập WTO,theo QĐ 55, đầu tư sản xuất dệt may sẽ được vay một phần vốn với lãi suất thấp.Tuy nhiên khi đàm phán với Mĩ thì Việt Nam buộc phải bỏ QĐ 55.Và khi không được vay ưu đãi nữa sẽ gây khó khăn cho ngành dệt may, đặc biệt là ngành dệt nhuộm.Làm nhuộm cần đầu tư rất lớn cho khâu xử lí nước thải.Một nhà máy xử lí nước thải tốn cả triệu USD nhưng không trực tiếp sinh lợi mà chỉ để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trương-xã hội nên không có doanh nghiệp nào có đủ vốn để có thể xây dựng một nhà máy xử lí nước thải. -Mặc dù được dỡ bỏ quota nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn có khả năng bị đánh rớt ra khỏi các thị trường nước ngoài.Lí do hàng Việt Nam chỉ chiếm có 3.2% thị phần ở Mỹ so với 25% của Trung Quốc, 12% của Canada và Mexico...thực sự là một con số quá nhỏ.Ngoài ra, vào WTO, thuế thông thừong của hàng Việt Nam là 15% trong khi các nhóm nước như Canada hay Mexico chỉ chịu thuế có 0%.Bên cạnh đó, các nước phát triển như Trung Quốc hay Pakistan, mặc dù chịu thuế cao hơn Việt Nam, nhưng lại có lợi thế về nguyên phụ liệu trong khi Việt Nam thì phải nhập tới 70% nguyên phụ liệu cần thiết cho dệt may -Khó khăn thứ hai đó là các doanh nghiệp trong nước bị thiếu hụt nhân công có tay nghề cao.Lí do là khi hội nhập kinh tế thì vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, việc các nhân công có tay nghề cao chuyển dần sang các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương cao hơn không phải là việc hiếm.Bên cạnh đó các cuộc đình công trong ngành dệt may liên quan đến vấn đề tiền công liên tục xảy ra tại các khu công nghiệp và các thành phố lớn, gây đảo lộn kế hoạch sản xuất giao hàng của nhiều doanh nghiệp, tạo ra hình ảnh xấu đối với các nhà đầu tư kinh doanh thế giới. -Khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam là chính sách giám sát chống bán phá giá của Mỹ vẫn đang áp dụng đối với hàng dệt may của Việt Nam,trong khi Mỹ là thị trường chiếm đến 55% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, đã làm cho nhiều khách hàng lớn rút toàn bộ đơn đặt hàng ở Việt Nam để chuyển qua các nước khác.Sức ép này còn khiến cho nhiều công ty trong và ngoài nước không dám đầu tư vào ngành dệt may vì sợ rủi ro. VI .Tổng kết vài định hướng phát triển cho ngành dệt may Việt Nam: Ta có thể thấy rằng sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành dệt may Việt Nam đã có được 3 cái lợi không thể nào chối bỏ được.Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích nhỏ bé đó là hàng loạt những khó khăn mà ngành phải đương đầu và trước mắt, ngành dệt may nước ta có nguy cơ phải rời bỏ sân chơi do không thể cạnh tranh lại các nước khác. Vì thế để khắc phục được nguy cơ đó thì ngành đã đề ra những định hướng phát triển sau: -Cần phải xây dựng các trung tâm sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu.Đồng thời kêu gọi đầu tư máy móc sản xuất nguyên phụ liệu nhằm mục đích ổn định thị trường, giảm bớt việc nhập khẩu từ các nước khác, dẫn tới chi phí sản xuất tăng. -Cần đổi mới cơ cấu, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để có thể cạnh tranh với các hàng ngoại nhập rẻ chất lượng cao. -Mở rộng thị ttrường xuất khẩu, tránh tập trung quá lớn vào một số thị trường chính. -Đào tạo đội ngũ nhân công có tay nghề cao.Thực hiện tốt chính sách tiền lương để tránh “chảy máu chất xám” hoặc các cuộc đình công của công nhân. Tạo sự gắn bó giữa công nhân với doanh nghiệp. VII.Tài liệu tham khảo: - http// -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoko_1_3517.pdf
Luận văn liên quan