Tuyển thêm một nhân viên am hiểu pháp luật, kỹ thuật.
Có thể nói công ty không có thành viên nào trực tiếp làm tư vấn luật pháp, đồng
thời cập nhật các thông tin về luật pháp, trong khi đó nước ta hiện nay các bộ luật
nghị địng sửa đổi liên tục. Công ty đang cần thực hiện tuyển các nhân viên về luật và
kỹ thuật về xây dựng phục vụ cho hoạt động của công ty và tư vấn cho công tác lập
dự án.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực tập tại công ty cổ phần đầu tư & xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang., JSC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo thực tập tại công ty cổ
phần đầu tư & xuất nhập khẩu
Đoàn Minh Giang., JSC
Lời nói đầu
Sau bốn năm học tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, qua thời gian thực tập
mỗi sinh viên đều có thời gian để tìm hiểu nghiên cứu ngành học của mình .
Được sự giới thiệu của nhà trường em được đến công ty cổ phần đầu tư & xuất
nhập khẩu Đoàn Minh Giang., JSC thực tập .
Công ty cổ phần đầu tư & xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang., JSC là một công ty
chuyên đầu tư, tư vấn các ngành nghề kinh doanh. Công ty được thành lập cách đây 5
năm. Quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức của công ty là
những kiến thức cần thiết để em liên hệ giữa lý thuyết đã được học ở nhà trường áp
dụng vào thực tế nghiên cứu hoạt động kinh doanh ở công ty .Từ đó phân tích, đánh
giá tổng hợp để viết thành báo cáo.
Phần I
quá trình hình thành phát triển của công ty
I, Quá trình hình thành công ty:
- Công ty thành lập vào tháng 5 /2001 với tên gọi công ty FIC.
+ Địa chỉ: Trung Hoà - Cầu Giấy – Hà Nội.
Năm 2004 công ty tạm ngừng hoạt động.
+Tháng 5 năm 2005 công ty chính thức hoạt động trở lại với tên gọi công ty cổ
phần đầu tư xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang
+ Trụ sở chính: tầng 3 -Nhà B3A -Khu đô thị Nam Trung Yên -Trung Hoà -Cầu
Giấy -Hà Nội.
+ Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Bá Tiến – Giám Đốc
công ty.
- Hình thức góp vốn: công ty được hình thành từ cổ phần của các cổ công sáng lập.
- Danh sách các cổ đông sáng lập nên công ty:
STT Họ Và Tên Điện Thoại Địa Chỉ Số Tiền Góp
vốn
1 Nguyễn Bá Tiến 0983072068
049580244
Đông Anh
Hà Nội
750.000.000
2 Ngô Đình Lợi 0903439759
048826220
Đông Anh
Hà Nội
300.000.000
3 Hoàng Thị Nguyệt 0915932839
042108496
Thanh Xuân
Hà Nội
225.000.000
4 Nguyễn Thị Hoan 0915161490
042108570
Từ Liêm
Hà Nội
75.000.000
5 Trần Quang Mên 0984924351
042187686
Phường Bén
Gót-Tp Việt Trì
300.000.000
6 Trần Quang Thái 0984154188 Đông Anh
Hà Nội
75.000.000
7 Lê Thị Thuỷ 0977811259 Đông Anh
Hà Nội
75.000.000
- Vốn điều lệ ban đầu 1,8 tỷ đồng.
- Số tài khoản: 421101001269 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp – Chi nhánh Đông Anh
Qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, ngày 20/5/2006 công ty cổ phần
đầu tư & xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang., JSC chính thức ra đời.Với các ngành
nghề kinh doanh:
+ Tư vấn Dự án và đầu tư tài chính.
+ Tư vấn mua bán Bất động sản - Thủ tục cấp tách sổ đỏ
+ Buôn bán nông lâm sản máy, công nghiệp điện tử
+ Du lịch nội đại và cho thuê xe du lịch.
+ Tư vấn cung ứng lao động & du học nước ngoài.
- Hình thức hoạt động:
+ Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo quy
định của giấy chứng nhận dăng kí kinh doanh và điều lệ phù hợp với quy định của
pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được mục tiêu của công ty.
+ Công ty có thể thay đổi hình thức và mục tiêu chức năng sản xuất kinh doanh, vốn
điều lệ và các nội dung khác trong hồ sơ đăng kí kinh doanh khi hội đồng quản trị xét
có lợi nhất đồng thời phải khai báo với sở kế hoạch đầu tư Hà Nội để cấp giấy chứng
nhận dăng ký kinh doanh và phải dăng báo để thông báo.
Công ty được thành lập với các thành viên cùng với chức vụ như sau:
_ Giám đốc: Nguyễn Bá Tiến.
_ P. Giám đốc: Ngô Đình Lợi
Hoàng Thị Nguyệt.
_ Kế toán: Đào Ngọc Hà; Lê Thị Thuỷ.
_ Trưởng phòng hành chính: Nguyễn Thị Hoan
_ Trưởng phòng kinh doanh: Nguyễn Bá Luân.
_ Trưởng ban dự án: Trần Quang Mên.
Trong đó giám đốc đồng thời là chủ tịch HĐQT.
Công ty hoạt động trên hình thức công ty cổ phần và hoạt động chủ yếu là tư vấn dự
án và trực tiếp đầu tư.
II, sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và nhân viên công
ty.
1, Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
2, Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và nhân viên công ty.
Hội đồng
quản trị
Giám đốc
P. Giám đốc
nhân sự
P. Giám đốc
kinh doanh
Phòng hành
chính tổng
hợp
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
toán
Ban dự án
2.1, Hội đồng quản trị:
a, Chức năng:
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực
hiện các quyền hợp pháp của công ty.
b, Nhiệm vụ:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng
năm của công ty.
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám
đốc.
- Giám sát, chỉ đạo giám đốc và người quản ký khác trong điều hành việc kinh
doanh hằng ngày của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết điịnh thành lập
công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của các
doanh nghiệp khác.
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty
2.2, Ban giám đốc:
a, Chức năng:
Trong công ty ban giám đốc là một số người trong hội đồng quản trị, có chức năng
quản lý điều hành trực tiếp công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
b, Nhiệm vụ:
+ Giám đốc: Đồng thời là chủ tịch HĐQT, là đại diện pháp lý của công ty, có nhiệm
vụ điều hành tất cả các hoạt động trong công ty và là người chịu trách nhiệm cao nhất
trong công ty.
+ Phó giám đốc: Hỗ trợ và giúp giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh của
công ty. Thực hiện những nhiệm vụ mà giám đốc giao phó.
2.3, Phòng hành chính - tổng hợp:
a, Chức năng:
Là phũng nghiệp vụ thực hiện cụng tỏc tổ chức cỏn bộ và đào tạo tại chi nhánh
theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và công ty. Thực hiện công tác quản
trị và văn phũng phục vụ hoạt động kinh doanh tại công ty, thực hiện công tác bảo vệ,
an ninh an toàn chi nhánh.
b, Nhiệm vụ:
- Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù
hợp với năng lực, trỡnh độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của
công ty.
- Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lónh đạo tại chi nhánh
- Xây dựnh kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trỡnh độ về mọi mặt cho cán bộ,
nhân viên công ty
- Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện
làm việc, văn phũng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, QTK
điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản của nhà nước.
- Quản lý và sử dụng xe ụ tụ, điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh.
Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn.
- Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của
nhà nước và công ty
- Tổ chức thực hiện công tác y tế tại công ty
- Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết… và ban
giám đốc tiếp khách.
- Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ của cơ quan
- Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan
- Lập bỏo cỏo thuộc pham vi trỏch nhiệm của phũng
- Thực hiện một số công việc khác
2.4, Phòng kinh doanh:
a, Chức năng:
Là phũng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc công ty dự kiến kế hoạch kinh doanh,
tổng hợp phân tích đánh giá tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt
động hàng năm của công ty.
b, Nhiệm vụ:
- Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phn tích đánh giỏ tổng hợp bỏo
cỏo tỡnh hỡnh hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty.
- Làm đầu mối các báo cáo theo quy định.
- Làm đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại công ty.
- Là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học của chi nhánh.
- Tổ chức học tập và nõng cao trỡnh độ của cán bộ phũng
- Làm công tác khác do giám đốc giao.
- Phối hợp giữa cỏc phũng chức năng để triền khai công tác đào tạo về công nghệ
thông tin tại chi nhánh.
- Lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó, tổ chức các hoạt
động quảng cáo, tuyển nhân viên…
2.5, Phòng kế toán:
a, Chức năng:
Là phũng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các
công việc liên quan đến công tác quản lý tài chớnh, chi tiêu nội bộ tại của công ty
theo đúng quy định hiện hành
b, Nhiệm vụ:
- Thực hiện các nghiệp vụ về hoạch toán kế toán, tính tiền lương, các chế độ BHXH,
BHYT, KPCĐ…
- Tổ chức quản lý theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, chi
tiêu nội bộ của công ty. Phối hợp với phũng hành chớnh tổng hợp lập kế hoạch bảo
trỡ bảo dưỡng tài sản cố định… xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại
công ty.
- Thực hiện việc tra soát tài khoản, kiểm tra báo cáo tất cả các báo cáo kế toán.
- Lưu trữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy định hiện hành, thực
hiện các giao dịch nội bộ.
- Phối hợp cỏc phũng liờn quan phõn tớch đánh giá kết quả hoạt hộng kinh doanh
của công ty để trỡnh Ban lónh đạo quyết định mức trích lập quỹ dự phũng rủi ro.
- Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
- Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo
đảm hoạt động kinh doanh của công ty, trỡnh ban giỏm đốc quyết định
- Phối hợp với cỏc phũng liờn quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực
hiện quỹ lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước phù hợp với mục
tiêu phát triển của công ty.
- Tớnh và trớch nộp thuế, bảo hiểm xó hội,bảo hiểm y tế và cỏc khoản phải nộp
ngân sách khác theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính.
- Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.
- Tổ chức học tập nõng cao trỡnh độ của cán bộ phũng
- Làm công tác khác do giám đốc giao.
2.6, Ban dự án:
a, Chức năng:
Là nơi tiếp nhận các dự án do các công ty khác gửi đến và giúp họ viết hoặc hoàn
thiện dự án, qua đó gửi các dự án cho ngân hàng để giúp họ vay vốn.
b, Nhiệm vụ:
- Tìm kiếm và tiếp nhận các dự án và tư vấn cách thức làm dự án.
- Yêu cầu đối tác cung cấp số liệu có liên quan đến dự án.
- Nghiên cứu thị trường, cũng như tìm hiểu thực tế cần có trong dự án tiếp nhận.
- Viết dự án.
- Tư vấn giúp các đối tác vay vốn.
- Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác lập dự án.
- Phối hợp với các phòng ban để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Mặc dự mỗi phũng ban cú 1 chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng đều có những mối
quan hệ công viếc mật thiết giúp cho công ty hoạt động được hiệu quả và khoa học.
III, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 – 2006
1, Tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2002 – 2006.
Trong giai đoạn ngày công ty đã có nhiều biến động, có sự thay đổi về nhân sự, cơ
cấu, vốn, nguồn vốn…
- Công ty từ lúc mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn song trong giai đoạn này đã
đi vào ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ.
- Ngành nghề kinh doanh được bổ sung.
Ban đầu công ty chỉ kinh doanh ở lĩnh vực tư vấn dự án và tư vấn việc làm trong và
ngoài nước là chủ yếu, cho giai đoạn nàyđến nay công ty đã mở rộng thêm các ngành
nghề kinh doanh như: Tư vấn đầu tư và trực tiếp đầu tư tài chính, tư vấn bất động sản,
cung cấp các dịch vụ du lịch, trực tiếp đầu tư trồng rừng…
- Số lượng nhân viên tăng hơn gấp đôi, đồng thời lương tăng gấp 1,5 lần.
Ban đầu thành lập công ty chỉ có hơn 10 người, đến nay số lượng đã tăng lên 50
người. Mức lương trung bình tăng từ 1,5 triệu đồng/tháng/người ban đầu lên 2 triệu
đồng/tháng/người hiện nay.
+ Hợp đồng không xác định thời hạn: 30 người
+ Hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm: 10 người
Với trình độ trên đại học 2 người, đại học 20 người , cao đẳng 10 người, còn lại là
những người có nghiệp vụ cao.
Chế độ thù lao lao động :
- Toàn bộ VBCNV được hưởng lương theo thang bậc lương và các chế độ
khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Hệ thống các công tác viên được hưởng theo doanh thu
- Chế độ thưởng vượt mức quỹ lương cũng được tính 50% theo hệ số lương,
còn 50% theo ngày công bảo đảm sự công bằng cho tất cả người lao động
- Công ty còn trích từ quỹ phúc lợi ra để khen thưởng cho các cá nhân tập
thể có thành tích trong các đợt thi đua có sáng kiến mang lại hiệu quả kinh
doanh
- Trình độ của cán bộ công nhân viên đến nay đã tăng lên rõ rệt.
- Đối tác kinh doanh tăng lên cả về số lượng và quy mô của hợp đồng.
Từ lúc thành lập công ty phải đi tìm kiếm khách hàng cho mình, đến nay khách
hàng đã tìm đến công ty là rất nhiều. Từ chỗ phụ thuộc và các mối quen biết là chủ
yếu đến đã tự kinh doanh độc lập.
- Quan hệ của nhân viên công ty và của công ty với khách hàng thể hiện một cách
chuyên nghiệp hơn.
- Cơ sở vật chất được cải thiện đáng kể:
Công ty có trụ sơ chính đặt tại tầng 3 - nhà B3A- khu đô thị Nam Trung Yên rất
thuận tiện cho việc giao dịch, kinh doanh của công ty.
Công ty có đoàn xe gồm: - 2 xe ô tô 4 chỗ ngồi
- 1 xe ô tô 7 chỗ ngồi
- 1 xe ô tô 12 chỗ
* Các mặt còn tồn tại:
- Một số bộ phận có dấu hiệu chững lại như việc tư vấn lao động trong và ngoài
nước.
- Bộ phận hành chính còn chưa làm việc đúng năng lực.
- Ban giám đốc quản lý công ty còn lỏng lẻo, đặc biệt chưa chăm lo thiết thực tới đời
sống nhân viên.
- Đôi khi ý thức của một số nhân viên chưa được tốt.
…
2, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 – 2006.
* Vốn và nguồn vốn của công ty
- Vốn của công ty hiện nay:
+ Vốn điều lệ hiện nay: 4,5 tỷ
+ Vốn góp của các cổ đông tăng lên đáng kể trong đó có một số cổ đông mới, cụ thể
như sau:
STT Họ Và Tên Địa Chỉ Giá trị cổ phần (đ)
1 Nguyễn Bá Tiến Đông Anh -Hà Nội 1.800.000.000
2 Ngô Đình Lợi Đông Anh -Hà Nội 720.000.000
3 Hoàng Thị Nguyệt Thanh Xuân- Hà Nội 540.000.000
4 Nguyễn Thị Hoan Từ Liêm- Hà Nội 180.000.000
5 Trần Quang Mên Phường Bén Gót-Tp Việt
Trì
720.000.000
6 Trần Quang Thái Đông Anh- Hà Nội 180.000.000
7 Lê Thị Thuỷ Đông Anh- Hà Nội 180.000.000
8 Đào Ngọc Hà Khâm Thiên- Hà Nội 60.000.000
9 Lê Quang Nghị Thường Tín- Hà Tây 60.000.000
10 Hoàng Huy Hoàng Phủ Lý- Hà Nam 60.000.000
- Việc huy động vốn của công ty hiện nay:
Từ khi ra đời với một số vốn khiêm tốn 1,8 tỷ đồng công ty luôn có kế hoạch huy
động vốn khi cần thiết. Công ty liên danh với 7 công ty khác khi cần có thể huy động
số vốn lên 500 tỷ đồng , ngoài ra có thể huy động vốn từ các ngân hàng lúc cần. Mặt
khác để đảm bảo nguồn thu hàng năm công ty thúc đẩy phát triển các ngành nghề
kinh doanh theo giấy đăng kí kinh doanh.Trong đó chú trọng đẩy mạnh huy động vốn
từ các dự án và huy động vốn từ các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước.
* Tài sản:
Tổng tài sản của công ty tăng lên qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau:
đv: triệu đồng
1678,6
2365,7
1836,5
3021,3
4536,8
0
1000
2000
3000
4000
5000
2002 2003 2004 2005 2006
Nguồn: Biên bản họp cuối năm 2006 và báo cáo tài chính của công ty
Cụ thể, tài sản cố định và lưu động của công ty qua các năm như sau:
đv: triệu đồng
năm 2002 2003 2004 2005 2006
I, TSCĐ, đầu tư dài
hạn
422,3 436,8 315,7 685 943
1, TSCĐ 356,4 378,3 343 624 889.3
2, Giá trị hao mòn luỹ kế 20,1 24,5 27,3 31 34,7
3, Xây dựng cơ bản 86 83 0 92 88.4
II, TSLĐ, đầu tư ngắn
hạn
1256,3 1928,9 1520,8 2336,3 3693,8
1, Quỹ tiền mặt 134 213 0 342 646,8
2, Tiền gửi ngân hàng 56 89 89 149 256,4
3, Phải thu khách hàng 653 956,6 956,6 968 1535,2
4, Các khoản phải thu
khác
123 236,2 211 398 653,2
5, Dự phòng phải thu
khó đòi
21 66,3 20 86,4 120,3
5, TSLĐ khác 269,3 367,8 244,2 392,9 381,9
Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty các năm.
Như vậy TSCĐ và TSLĐ của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm, qua bảng
tên cũng thấy tài sản của công ty chủ yếu nằm ở các khoản phải thu khách hàng. Năm
2004 do công ty tạm ngừng hoạt động nên tài sản đã giảm xuống đáng kể, không có
xây dựng cơ bản và quỹ tiền mặt.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng
doanh thu qua các năm như sau:
đ v: triệu đồng
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Doanh thu 1.856,23 2.663,33 0 4.332,25 4.899,26
Chi phí 1.712,06 2.602,60 39,34 3.059,13 3.279,88
LN trước thuế 144,17 60,73 -39,34 1.273,12 1619,38
Thuế phải nộp 40,37 17,00 0 356,47 453,43
LN sau thuế 103,8 43,73 -39.34 916,65 1.165,95
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm
Sau năm 2004 tạm ngừng hoạt động thì lợi nhuận của công ty đã tăng lên một cách
mạnh mẽ, đóng góp thuế do đó cũng tăng lên.
Như vậy giai đoạn 2002 – 2006 là giai đoạn mà công ty CP Đầu tư XNK ĐMG có
nhiều biến động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã đi vào ổn định và lợi
nhuận thu được ngày càng cao.
Phần II
tình hình đầu tư phát triển của công ty cổ phần đầu tư XNK Đoàn Minh Giang.
I, Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư cuả công ty.
1, Vốn và nguồn vốn của công ty.
- Vốn của công ty hiện nay:
+ Vốn điều lệ hiện nay: 4,5 tỷ.
+ Như trình bày ở mục 2, II, ở Phần I vốn góp cổ đông tăng lên đáng kể và có thêm
một số cổ đông mới, do vậy vốn cho hoạt động đầu tư của công ty cũng được tăng
lên.
Do đa số hoạt động của công ty là hoạt động tư vấn nên vốn đầu tư không nhiều,
chủ yếu là xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị, cụ thể như sau:
đv: triệu đồng
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
1, Đầu tư xây dựng cơ bản 86 83 0 92 88,4
2, Đầu tư mua sắm MMTB 336.3 68,5 0 277.3 169.6
Tổng 422,3 151.5 0 369.3 258
- Việc huy động vốn của công ty hiện nay:
Vốn đầu tư của công được huy động từ các nguồn như sau:
+ Vốn tự có của công ty.
+ Vốn vay ngân hàng.
+ Vốn kiên kết liên doanh với nước ngoài.
+ Vốn liên danh, liên doanh trong nước.
2, Công tác lập dự án của công ty:
2.1, Một số dự án mà hiện nay công ty đang tiếp nhận để tư vấn lập dự án.
Hầu hết các dự án mà công ty tiếp nhận là để giúp các công ty vay vốn. Một số dự
án như:
- Dự án Jatropha ở Sơn La do tổ chức quốc tế đầu tư.
- Dự án xây dựng nhà máy đóng mới sửa chữa phương tiện vận tải sông biển của
công ty TNHH Phú Hưng tại Ninh Bình.
- Dự án thủy điện Suối Trát ở huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai của công ty TNHH
Xây Dựng & Thương Mại Thái Bình Minh.
- Dự án thủy điện Tà Lạt – Bản Lầu – Lào Cai của công ty đầu tư và phát triển xây
dựng Trường Vững.
- Dự án xây dựng xưởng sản xuất gạch tuynel tại Văn Chấn – Yên Bái của công ty
cổ phần và xây dựng Quang Thịnh.
- Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch Tuynel tại Hưng Hà - Thái Bình của công ty
đồ gỗ Quang Lân.
- Dự án xây dựng nhà nghỉ tại Phú Thọ của công ty TNHH Thương Mại & Dịch
Vụ Phúc Thọ.
- Dự án xây dựng xưởng sản xuất đất phục vụ làng nghề Bát Tràng tại Gia Lâm-
Hà Nội của công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Phúc Thọ.
- Dự án xây dựng nhà máy bao bì tại Hà Tây của công ty TNHH An Vinh.
- Dự án khu du lịch Đá Nhảy ở Quảng Bình của công ty TNHH Hải Yến.
2.2, Quy trình và nội dung lập dự án ở công ty:
* Quy trình lập dự án:
Bao gồm các bước chính như sau:
- Tiếp nhận dự án:
Đây là công đoạn đầu tiên của công tác lập dự án tại công ty. Trưởng ban dự án là
người trực tiếp đứng ra tiếp nhận các dự án từ đối tác. Sau đó trưởng ban dự án tổ
chức cho các nhân viên đánh giá dự án và phân công công việc cho họ.
- Đánh giá dự án:
Các nhân viên cùng trưởng ban dự án đánh giá nhận xét từ tổng quan cho tới chi tiết
dự án tiếp nhận, sau đó tổ chức cho các nhân viên nghiên cứu thị trường.
- Thực hiện nghiên cứu thị trường.
Là công đoạn tốn kém nhất cả về thời gian và chi phí. Giai đoạn này ban dự án tiến
hành thu thập và xử lý thông tin trên thị trường, phục vụ công tác lập dự án.
- Tổ chức nhóm lập dự án và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm
viết các phần của dự án dựa trên các thông tin có được từ nghiên cứu thị trường.
- Lập dự án.
Từ các thông tin có được ở các giai đoạn trên và phối hợp với các chuyên gia về kỹ
thuật, ban dự án tiến hành viết dự án.
- Kiểm tra đánh giá.
Sau khi viết xong, dự án sẽ được trưởng ban dự án và các thành viên kiểm tra để
khắc phục các thiếu sót và hoàn thiện dự án.
- Gửi dự án cho đối tác.
Dự án được gửi cho đối tác để kiểm tra, ký tên, đóng dấu.
* Tổ chức thực hiện lập dự án:
Hiện nay ban dự án của công ty có 7 người, 1 trưởng ban và 6 nhân viên. Khi tiếp
nhận, cũng như tổ chức thực hiện lập dự án thì trưởng ban dự án chịu trách nhiệm
phân công công việc cho các nhân viên của ban dự án. cụ thể như sau:
- Trưởng ban dự án là người trực tiếp làm việc với đối tác khi họ có nhu cầu lập dự
án, và trực tiếp trả lời họ có tiếp nhận tư vấn lập dự án giúp họ hay không. Bên cạnh
đó trưởng ban dự án tổ chức cho 1 nhân viên làm viêc cùng đối tác về một số nội
dung trong dự án phải lập.
- Trưởng ban dự án tiến hành xem xét đánh giá dự án, bố trí thời gian, công việc
cho nhân viên để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Thực hiện công viêc này,
trưởng ban dự án thường bố trí 2 đến 3 nhân viên cùng với trưởng ban đi đến công ty
của đối tác, tìm hiểu và lấy các số liệu cần thiết, thực hiện nghiên cứu thị trường. Các
nhân viên còn lại vẫn tổ chức hoàn thành các dự án chưa hoàn thành.
- Tiếp đến trưởng ban dự án giao cho trưởng nhóm viết dự án phân công công việc
cho các thành viên để lập dự án, trưởng nhóm sẽ xem xét phân công từng nội dung
của dự án cho từng thành viên dựa trên các số liệu thu thập được. Một số nội dung có
thể trưởng ban sẽ liên hệ với một số cơ quan khác để thực hiện. Trong công đoạn này
công tác nghiên cứu thị trường có thể vẫn được tiến hành.
- Các thành viên được phân công thực hiện viết các nội dung trong dự án dựa vào số
liệu có được, trưởng nhóm viết dự án thực hiện điều chỉnh và xem xét các nội dung
của trong dự án đang được lập.
- Sau khi dự án hoàn thành sẽ được trưởng ban dự án xem xét kiểm tra và yêu cầu
điều chỉnh nếu cần.
- Trưởng ban dư án gửi dự án cho đối tác để đối tác xem xét, ký tên đóng dấu.
* Nội dung của công tác viết dự án của công ty:
Do hầu hết các dự án mà công ty tiếp nhận để viết là để giúp các đối tác vay vốn do
đó trong công tác lập dự án của công ty thì phải hoàn thành tất cả các nội dung trừ hồ
sơ kỹ thuật sẽ được bên thuê cung cấp.
Một số nội dung chính:
- Giới thiệu chủ đầu tư:
Địa chỉ, trụ sở chính của công ty, giám đốc, kế toán trưởng, Điện thoại, Giấy phép
đăng kí kinh doanh, Tài khoản, mã số thuế, Ngành nghề kinh doanh
- Sự cần thiết phải đầu tư:
+ Cơ sở pháp lý của dự án: những cơ sở căn cứ, các điều luật, nghị định
để dự án hoàn thành.
+ Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn nơi dự án xây dựng giúp cho dự án có tính khả thi
cao
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của vùng thực hiện dự
án:
Nêu rõ địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như khí hậu, độ ẩm, cơ sở hạ
tầng….
- Phương án kiến trúc và giải pháp xây dựng.
Nêu lên kiến trúc chi tiết dự án đầu tư và các thiết kế xây dựng cần thiết
- Giải pháp về lao động, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Nêu qua dự án thu hút được bao nhiêu lao động, lương một người được bao nhiêu
tiền một tháng. Các giải pháp an toàn cho người lao động cũng như cho máy móc khi
sản xuất, ảnh hưởng của dự án tới môi trường và các giải pháp khắc phục.
- Phương án tiến hành sản xuất kinh doanh.
Nêu lên phương án kinh doanh tốt nhất cho dự án.
- Phân tích hiệu qủa tài chính dự án.
+ Doanh thu hàng năm của dự án
+ Chi phí hằng năm của dự án
+ Khấu hao hàng năm máy móc thiết bị
+ Chi phí lãi vay và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng
+ Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của dự án
+ NPV, IRR của dự án.
- Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
ảnh hưởng của dự án đến kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án.
- Kết luận và kiến nghị.
3, Tình hình tổ chức quản lý, kế hoạch hoá đầu tư của công ty.
Ngoài các hoạt động tư vấn thì hiện nay công ty đang làm chủ đầu tư của dự án
trồng 99.000 ha rừng bằng cây Jatropha. Do đó công ty đang tập trung lập kế hoạch
và tổ chức quản lý dự án này.
- Hình thức tổ chức quản lý dự án của công ty:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
- Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động đầu tư:
Trong cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động đầu tư thì công ty lập ra ban quản lý dự án
lâm thời gồm các thành viên trong ban giám đốc. Công ty xây dựng các chi nhánh ở
các địa phương và luôn có người thường trực tại đây để thực hiện tốt công việc này.
Ngoài ra, công ty hợp doanh với 7 công ty trong nước khác để tổ chức thực hiện
dự án bởi đây là dự án lớn vốn đầu tư chủ yếu huy động từ ngoài nước, chỉ một công
ty thì không đủ chuyên môn thực hiện. Cụ thể là các công ty:
+ Công ty cổ phần Mai Ly.
+ Công ty cổ phần Minh Trang.
+ Công ty TNHH Hải Âu.
+ Công ty cổ phần Khang Linh.
+ Công ty cổ phần Thuận Châu.
+ Công ty cổ phần Bình Đô.
+ Công ty cổ phần An Bình.
- Kế hoạch đầu tư của công ty cho dự án:
Hoạt động đầu tư của công ty được lập chiến lược và kế hoạch rõ ràng, trong đó
quan trọng nhất là kế hoạch thực hiện các hạng mục đầu tư và việc tổ chức quản lý
thực hiện các kế hoạch này, một số hạng mục như:
+ Trồng rừng sản xuất
+ Nhà lưới sản xuất cây giống
+ Trạm biến thế điện
+ Bể chứa nước
+ Xe chuyên dùng
+ Các công trình hạ tầng
+ Hệ thống đường nội bộ
+ Hệ thống xử lý và thoát nước thải.
Trong dự án này từ khi được UBND tỉnh Sơn La quyết định cho phép thực hiện dự
án, trong công tác quản lý công ty đã thực hiện được một số công việc như:
- Triển khai các thủ tục về đất đai và ký kết hợp đồng thuê đất với Sở Tài
Nguyên Và Môi Trường.
- Công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang hợp danh với 07 Công ty
cổ phần đầu tư phát triển và Doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Sơn La.
- Cải tạo được diện tích 99.000 ha đất trống, đồi núi trọc trong khu vực dự án
(trồng xen canh các giống cây trồng khác).
4, Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài.
Với tư cách là chủ đầu tư dự án trồng cây Jatropha ở Sơn La trị giá hơn 2 nghìn tỷ
đồng. Đây là số vốn lớn do vậy mà cần phải huy động vốn ngoài nước, cụ thể là
Hongkong với đại diện pháp lý bên đối tác là Bạch Minh Sơn. Trong đó bên đối tác
đồng ý cấp vốn cho công ty Đoàn Minh Giang làm chủ đầu tư dự án tròng 99.000 ha
rừng tại Sơn La Bằng cây Jatropha với số vốn hơng 2 nghìn tỷ đồng. Jatropha là loại
cây chỉ sau khoảng 2 – 3 năm sẽ cho quả lấy dầu, khi cây cho quả bên đối tác sẽ thu
mua loại quả này và chế biến lấy dầu. Bên đối tác cũng sẽ hợp tác với công ty Đoàn
Minh Giang xây dựng một nhà máy ép dầu từ cây Jatropha tại Sơn La để thực hiện
chế biến và cung cấp sản phẩm tại thị trường Việt Nam thuận tiện hơn.
Hiện nay công ty đã hoàn thành các thủ tục và đã triển khai đầu tư một số hạng mục
tại Sơn La, và đã có quyết định giải ngân vốn cho dự án.
Công ty hợp tác đầu tư với Italy để mua cây giống cho dự án trên, việc hợp tác này
đã được cả hai bên thông qua. Hiện tại công ty đang hoàn tất một số thủ tục để
chuyển cây giống về Việt Nam.
Thêm vào đó công ty một trong các lĩnh vực hoạt ssộng của công ty là tuyển dụng
và xuất khẩu lao động ra nước ngoài nên công ty có rất nhiều bạn hàng, đối tác ở
nước ngoài như: Malaixia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản nhằm đáp ứng yêu cầu
hợp tác kinh doanh cũng như xuất khẩu lao động ra nước ngoài của công ty. Trong
tương lai công ty sẽ mở rộng hợp tác kinh doanh sang các nước EU như Anh, Pháp….
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công ty.
II, Đánh giá về các hoạt động có liên quan đến đầu tư của công ty.
1, Những thành tựu đã đạt được.
* Trong công tác lập dự án:
Công tác lập dự án tại công ty ngày càng hoàn thiện hơn cả về quy trình, nội dung
và vịêc tổ chức thực hiện.
Quy trình lập dự án tại công ty về cơ bản các bước chính vẫn được tiến hành như
cũ, tuy nhiên việc thực hiện đã linh động và hiệu qua hơn để đáp ứng với tình hình
thực tế, ví dụ như công tác nghiên cứu thị trường đôi khi được thực hiện trước sau đó
Ban dự án mới tiến hành tiếp nhận dự án. Việc làm này có thể tránh cho công ty nhận
các dự án không khả thi hay các dự án không thực tế, nó có thể gây lãng phí do vậy
công ty luôn rất linh hoạt trong vấn đề này.
Chất lượng của các nội dung lập dự án được nâng cao đáng kể do công ty thực hiện
tốt công tác nghiên cứu thị trường, thêm vào đó đội ngũ trong ban dự án có trình độ
và kinh nghiệm, kết hợp được kinh nghiệm và sức trẻ, việc cập nhật các thông tin trên
thị trường luôn được các thành viên trong ban dự án tiến hành.
Trong việc tổ chức thực hiện công ty đã có cơ chế làm việc hợp lý và linh hoạt hơn,
cơ chế khen thưởng xử phạt cũng đã rõ ràng hơn.
Nhờ những thành tựu đạt được trong công tác lập dự án nên uy tín của công ty
ngày một nâng cao, các dự án tiếp nhận ngày càng nhiều.
* Trong việc hợp tác đầu tư:
Việc hợp tác đầu tư của công ty ngày một mở rộng, công ty có rất nhiều bạn hàng,
đối tác nước ngoài như: Malaixia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản nhằm đáp ứng yêu
cầu hợp tác kinh doanh cũng như xuất khẩu lao động ra nước ngoài của công ty, cho
thấy việc hợp tác đầu tư của công ty ngày càng phát triển.
Việc hợp tác đầu tư trong nước được công ty rất chú trọng, hiện nay công ty đang
hợp tác với hơn 10 công ty trong nước về lĩnh vực đầu tư.
* Trong công tác quản lý dự án:
Công tác quản lý dự án của công ty đã đạt được những thành tựu nhất định như chất
lượng công việc được nâng cao, thời gian được giảm thiểu tối đa, chi phí tiết kiệm
hơn rất nhiều, ngài ra công ty có thêm nhiều chi nhánh phục vụ quản lý đầu tư.
* Kết quả, hiệu quả của hoạt động đầu tư:
Do công ty hoạt động chủ yếu là hoạt động tư vấn, mới đây công ty mới triển khai
được dự án trồng cây Jatropha tại Sơn La, các hoạt động đầu tư của công ty chủ yếu
là mua sắm máy móc, trang thiết bị, điều này được thể hiện cụ thể ở bảng trang 16
của báo cáo này. Tuy còn nhiều vướng mắc song hiệu quả mà công ty đạt được trong
lĩnh vực này là không nhỏ, thể hiện ở doanh thu cũng như là lợi nhuận của công ty
không ngừng tăng lên (bảng trang 15), các chi nhánh được mở rộng, ngày càng có
nhiều công ty khác muốn hợp tác làm ăn với công ty, đặc biệt là hợp tác đầu tư trồng
rừng với Hongkong tại Sơn La với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 2 nghìn tỷ đồng và đã
thực hiện được một số công việc (trang 23).
2, Những tồn tại, vướng mắc.
- Việc quản lý nhân sự trong công tác lập và quản lý dự án chưa đồng bộ, chưa ổn
định.
Mặc dù còn nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tựu trong công tác lập và
quả lý dự án song việc quản lý nhân sự trong các hoạt động này vẫn chưa ổn định.
Trong ban dự án hiện nay kể cả trưởng ban là 7 người, như vậy thực chất chỉ có 6
người là trực tiếp viết dự án và nghiên cứu thị trường, như vậy là rất tiếu nhân lực vì
dự án tì nhiều mà thời gian có giới hạn. Vì vậy, mỗi khi công việc nhiều công ty luôn
phải điều người từ các bộ phận khác thực hiện nghiên cứu thị trường, và có thể làm
một số nội dung trong dự án. như vậy là chưa đồng bộ và ổn định. Còn trong công tác
quản lý hiện tượng này cũng xảy ra chỉ có ban quản lý là các thành viên trong ban
giám đốc là ổn định, các thành viên khác rất hay phải thay đổi theo các giai đoạn khác
nhau.
- Sự phối hợp giữa các bộ phận đôi khi vẫn còn bất cập.
Các bộ phận, phòng ban trong công ty trong việc phối hợp với nhau để hoang thành
công việc được giao đôi khi không được tốt, như trong việc phối hợp giữa phòng kế
toán và ban dự án trong việc cấp và thanh toán chi phí cho các thành viên thực hiện
lập dự án, hay trong việc phối hợp để nhận tiền từ phía đối tác…
- Ban giám đốc nhiều khi còn bất đồng quan điểm.
Điều này thể hiện ở việc nhiều khi các thành viên trong ban giám đốc không nhất
quán với nhau về kế hoạch, phườn thức đầu tư và đưa ra các ý kiến chỉ đạo khác nhau
- Sự tự giác của nhân viên còn kém.
Trong công việc vẫn còn có các nhân viên làm việc riêng, nói chuyện hay chơi điện
tử mỗi khi không có lãnh đạo, đặc biệt là bộ phận hành chính.
- Chế độ tiền lương còn nhiều bất cập.
Mặc dù đã có cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phạt rõ ràng song cơ chế này không
được tất cả các thành viên ủng hộ. Tiền lương đôi khi còn chậm so với kế hoạch trả
lương.
- Công tác lập dự án còn có nhiều yếu tố chủ quan chưa sát thực với thực tế.
Lập dự án đòi hỏi phải phù hợp với thực tế mới đảm bảo cho dự án đó tồn tại và
phát triển, do đó đòi hỏi việc nghiên cứu thị trường phải thật kỹ càng. Tuy nhiên các
số liệu mà nhóm lập dự án có được đôi khi không chính xác và phù hợp với thực tế.
Công tác nghiên cứu thị trường của công ty nhiều lúc vẫn bị xem nhẹ, làm cho khi lập
dự án người lập thường gán vào các yếu tố chủ quan, không sát thực.
- Trình độ của một số cán bộ lập dự án đôi lúc chưa đạt yêu cầu.
Một số cán bộ cán bộ lập dự án chỉ làm được những công việc hay tính toán đơn
giản nên phải có người khác hướng dẫn, dẫn tới tốn thời gian, châm tiến độ của quá
trình lập dự án.
- Công tác quản lý dự án chi phối quá nhiều thời gian của lãnh đạo công ty làm cho
các công việc khác chưa được quan tâm đúng mức.
Các thành viên trong bản quản lý dự án trồng rừng tại Sơn La là các thành viên
trong ban giám đốc, do đó công việc của các thành viên này là quá ôm đồm, thời gian
gần đây ban giám đóc thường xuyên vắng mặt làm cho các công việc khác chưa được
quan tâm đúng mức.
- …
Phần III
một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển của công ty
I, định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2006 – 2010.
Trong chiến lược phát triển công ty giai đoạn 2006 – 2010, công ty sẽ phát triển
thành công ty lớn, với các ngành nghề kinh doanh được mở rộng, trong đó đặc biệt là
công ty phải thực hiện đầu tư trồng 99.000 ha rừng tại Sơn La, năng lực tài chính phải
được nâng cao đáng kể, tổ chức xây dựng thêm một số chi nhánh tại Sơn La để thực
hiện công việc này, hoạt động tư vấn dự án đạt số lượng dự án được giải ngân cao.
Một số mục tiêu cụ thể trong giai đoạn này như sau:
- Doanh thu trung bình hằng năm đạt: 6 tỷ đồng.
- Số dự án nhận tư vấn được giải ngân trung bình hằng năm: 4- 6 dự án.
- Tuyển dụng xuất khẩu lao động trung bình năm đạt: 20- 30 người.
- Thực hiện trồng được 18.000 đến 20.000 ha rừng.
II, Các giải pháp cải tổ cơ cấu, quy trình và tác phong làm việc của công ty hiện nay.
- Ban giám đốc cần phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng phòng ban và cho chính
từng thành viên trong ban giám đốc.
Hiện nay các phòng ban nhiều lúc làm việc chồng chéo với nhau, do vậy đôi khi
công việc không rõ là của bộ phận nào, dẫn tới đùn đẩy công việc cho nhau . Do đó
cần phân công nhiệm vụ cho từng phòng ban một cách rõ ràng là nhiệm vụ hết sức
cần thiết hiện nay.
- Cần thiết lập cơ cấu điều hành tập trung và phát huy được thế mạnh của mỗi người.
Để thiết lập cơ cấu điều hành tập trung đồng thời lại phát huy được thế mạnh của
từng người công ty cần đưa ra nội quy làm việc mới, cách thức làm việc mới, việc
này cần có sự tham gia đóng góp của tất cả thành viên trong công ty và các chuyên
gia. Đồng thời công ty cũng cần phải thực hiện đúng luật lao động của Nước cộng
hoà XHCN Việt Nam.
- Tuyển thêm các nhân viên có trình độ và thành lập một tổ bán hàng mới.
Hiện nay công ty đang rất thiếu nhân lực để làm công tác thị trường, đội ngũ này
cần năng động trong sự biến động của thị trường.
- Quy trình làm việc cần được thiết lập lại, trong đó môĩ phòng ban chỉ làm chuyên
môn của minh và chỉ chịu sự điều hành của một thủ trưởng duy nhất. Không để nhân
viên của phòng này làm nhiệm vụ vủa phòng khác.
- Thiết chặt giờ giấc làm việc, không để lãng phí thời gian của công nhân viên. Bên
cạnh đó cần giao việc cho các phòng ban cũng như là các nhân viên một cách hợp lý
hơn.
- Thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, khen thưởng rõ ràng.
Tiền lương, tiền thưởng cũng như tiền phạt trong công ty cần thực hiện nghiêm
minh rõ ràng làm động lực cho nhân viên phấn đấu hết mình vì công việc. Để làm
được điều này trước hết lãnh đạo phải gương mẫu, người thực hiện phải hết sức
cương quyết.
- Triển khai được những nghị quyết của các cuộc họp thành hiện thực.
Một thực tế của công ty hiện nay là chưa biến được các nghị quyết của các cuộc họp
vào thực tế làm việc của công ty. Để làm được điều này, điều quan trọng nhất là lãnh
đạo phải chỉ đạo nhân viên thực hiện công việc của họ theo các kế hoạch trong các
cuộc họp đã đề ra.
III, Các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác lập dự án của công
ty.
- Đào tạo đội ngũ lập dự án có trình độ.
Công tác lập dự án là công tác rất quan trọng của công ty, trong đó nhân tố con
người là nhân tố quan trọng nhất trong công tác lập dự án. Để công tác lập dự án hoàn
thiện và nâng cao chất lượng của công tác cần tuyển và đào tạo nhân viên có khoa học
và quy củ hơn.
- Trú trọng công tác nghiên cứu thị trường khi lập dự án.
Nghiên cứu thị trường là công tác được xem là một trong những công tác quan
trọng nhất trong lập dự án. Đôi khi công tác này bị xem nhẹ, do đó công ty cần tạo
điều kiện hơn nữa cho nhân viên thực hiện công tác nghiên cứu thị trường.
- Phân công công việc rõ ràng cho các thành viên, tránh tình trạng người làm không
hết việc người lại không có việc.
Hiện nay số lượng dự án mà công ty đang tiếp nhận là khá lớn, do vậy đòi hỏi các
thành viên trong ban dự án cần hết sức làm việc, tuy nhiên đoi khi việc phân công
công công việc không rõ ràng làm cho một số thành viên hoàn thành sớm công việc
hoặc không có số liệu để làm việc, có nhiều thời gian rảnh rỗi. Trong khi đó một số
thành viên khác lại làm không hết việc, do vậy để giải quyết vấn đề này cần phân
công công việc rõ ràng, khi hoàn thành công việc nào đó cần có công việc hỗ trợ các
thành viên khác. Mặt khác phải có cơ chế làm việc để tăng khả năng làm việc nhóm
của các thành viên trong ban dự án.
- Mua sắm thêm các dụng cụ như máy tính, máy in. pho to… phục vụ cho công tác
lập dự án.
Mặc dù cơ sở vật chất của công ty là khá đầy đủ, song hiện nay khối lượng công
việc là rất lớn, do đó công ty cần trang bị thêm các máy móc để công việc thực hiện
được thuận lợi hơn. Hiện nay, số lượng máy tính cho công việc là không đủ, đặc biệt
công ty cần mua sắm thêm một số máy tính xách tay để phục vụ cho các thành viên di
công tác xa.
- Tuyển thêm một nhân viên am hiểu pháp luật, kỹ thuật.
Có thể nói công ty không có thành viên nào trực tiếp làm tư vấn luật pháp, đồng
thời cập nhật các thông tin về luật pháp, trong khi đó nước ta hiện nay các bộ luật
nghị địng sửa đổi liên tục. Công ty đang cần thực hiện tuyển các nhân viên về luật và
kỹ thuật về xây dựng phục vụ cho hoạt động của công ty và tư vấn cho công tác lập
dự án.
IV, các Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án của công ty.
- Ban giám đốc cần cải tổ ngay chế độ làm việc cũng như chi trả cổ tức, tránh thất
thoát lãng phí:
Hiện nay ban quản lý dự án của công ty là các thành viên trong ban gáim đốc, các
thành viên này không nhất thiết làm việc theo chế độ về thời gian của công ty, thêm
vào đó ban giám đốc đôi khi còn bất đồng quan điểm, chi trả cổ tức thỉnh thoảng
không rõ ràng. Do đó để nâng cao được chất lượng quản lý dự án cần cải tổ chế độ
làm việc trong ban quản lý và chi trả cổ tức rõ ràng.
- Các chi nhánh tại Sơn La cần có ngay nội quy làm việc rõ ràng:
Các chi nhánh của công ty tại Sơn La có các trưởng chi nhánh đồng thời cũng là cổ
đông của công ty, song do ở xa nên không có quy chế làm việc rõ ràng, gây lãng phí
nguồn lực, các chi nhánh này cần sớm có nội quy làm việc rõ ràng.
- Cần có ngay đội ngũ cán bộ có chuyên môn tại các chi nhánh:
Các chi nhánh của công ty còn thiếu cả về cơ sở vật chất lẫn con người để thực hiện
công tác quản lý dự án, do đó công ty cần có biện pháp tăng cường cơ sở vật chất cho
các chi nhánh và tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ cho các chi nhánh này làm
việc có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần trú trọng tuyển dụng các nhân viên tại địa
phương để họ an tâm làm việc.
V, Các giải pháp khác.
Để công ty ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, thu hút được nhiều bạn hàng
cung cấp đầu vào cũng như đầu ra của công ty, công ty cần có thêm một số các biện
pháp, cụ thể như sau:
- Chú trọng công tác quảng cáo, quản bá thương hiệu, cập nhật thông tin thị trường.
- Tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng cũng như là với các cấp có thẩm quyền.
- Tạo môi trường làm việc cởi mở trong công ty.
- Chú trọng việc vệ sinh môi trường cũng như an toàn lao động.
- áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công ty.
- …
Kết luận
Qua quá trình thực tập ở công ty cổ phần đầu tư & xuất nhập khẩu Đoàn Minh
Giang nhận thấy đây là công ty mặc dù còn non trẻ nhưng đã đạt được những thnàh
tựu đáng kể, có những thuận lợi và khó khăn riêng. để khắc phục những khó khăn đó
bản báo cáo cũng đã nêu ra một số biện pháp chính để khắc phục, và hi vọng những
biện pháp này sẽ giúp ích được cho công ty.
Mục mục trang
Lời nói đầu ...............................................................................................................01
Chương I
quá trình hình thành phát triển của công ty
I, Quá trình hình thành công ty:……………………………………………02
II, sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và nhân viên công
ty…………………………………………………………...04
III, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 – 2006
…..………………………………………………………………...10
Chương II
tình hình đầu tư phát triển của công ty cổ phần đầu tư XNK Đoàn Minh Giang.
I, Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư cuả công
ty…………………………………………………………………………16
II, Đánh giá về các hoạt động có liên quan đến đầu tư của công
ty……………………………………………………………………………………….
24
Chương III
một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển của công ty
I, định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2006 – 2010………...28
II, Các giải pháp cải tổ cơ cấu, quy trình và tác phonglàm việc của công ty hiện
nay……………………………………………………………28
III, Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án của công
ty………………………………………………………………………………………..
29
IV, các Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án của công
ty……………………………………………………………………………….31
V, Các giải pháp khác…………………………………………………………….32
Kết luận ……………………………………………………………….33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 262_5266.pdf