Mực mai có cơthểlớn, hình bầu dục dẹp. Trên lưng mực có một mai
trắng xốp hình bầu dục là mai mực, trong thân mực có túi nước mực màu đen,
lưng có nhiều màu vân, đoạn cuối của nang mực biến thành gai thô. Mực
nang phân bốrộng khắp vùng Thái Bình Dương, sống ởtầng giữa và tầng
đáy. Mực mai có kích thước trung bình từ180-300mm và khối lượng khoảng
200-500g. Mùa vụkhai thác từtháng 10-12.
▪Mực ống (loligo formosana)
Mực có hình nhưcái ống nên gọi là m ực ống, trên lưng có một than
mảnh cấu tạo bằng chất sừng, trong bụng có túi mực. Mực ống có chiều dài
thân gấp 6 lần chiều rộng, đuôi mực nhọn. Mực ống sống ởtầng mặt và tầng
giữa vùng xa bờ, tính hướng quang lớn nên ngưdân dùng áng sáng đểtập
trung và vây bắt.
69 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3350 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm hóa chất đến sựbiến đổi độ ẩm và chất lượng của mực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ này dính sát vào than mực. Mốc vàng thường
được mọc dày ở các nếp nhăn và mọc hai bên nang.
Khi mực khô bị nấm mốc xâm nhập và phát triển sẽ làm giảm giá trị
dinh dưỡng và giá trị cảm quan của sản phẩm mực khô. Các chất dinh dưỡng
trong mực khô bị biến đổi đồng thời màu trắng của mực khô lột da chuyển
thành màu xanh, vàng của mốc.mùi thơm đặc trưng của mực khô giảm đi thay
vào đó là mùi mốc,ôi khét tăng lên và vị chua xuất hiện. Vì vậy mực khô sau
- 22 -
khi chế biến cần phải có chế độ bảo quản tốt để giữ chất lượng của sản phẩm
khô.
1.7.3.2. Nguyên nhân xuất hiện mốc trên mực khô
Do môi trường: Nấm mốc phân bố rộng rãi khắp nơi trên trái đất, từ
môi trường không khí, đất, nước. Mực sau khi chế biến xong đem bảo quản
một thời gian và tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì mực khô sẽ bị lên mốc.
Nếu trong môi trường có nhiệt độ từ 30-37 và độ ẩm không khí ≥ 60% thì sẽ
là môi trường thuận lợi cho nấm mốc hoạt động và phát triển.
Bản thân nguyên liệu: Mực khô mà có hàm lượng ẩm ≥22% thì nấm
mốc dễ xâm nhập vào và phát triển rất nhanh.Vì vậy mực khô cần có hàm
lượng ẩm < 22% để kéo dài được thời gian bảo quản mực khô. Ngoài ra các
thành phần hóa học trong mực cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm
mốc như hàm lượng protein, lipid cao nấm mốc cũng phát triển rất tốt.
Do quá trình bảo quản: Mực sau khi chế biến xong nếu được bảo quản
ở nhiệt độ thấp và độ ẩm của không khí thích hợp thì sẽ hạn chế được sự phát
triển của nấm mốc. Mực khô nên bảo quản ở nhiệt độ dưới -18 là tốt nhất,
không nên bảo quản ở nhiệt độ khoảng 30-37.
Do chế độ bao gói: Mực khô sau khi chế biến được bao gói tốt như bao
gói cách ẩm, cách khí bao gói hút chân không thì hạn chế được sự phát triển
của nấm mốc.
1.7.4. Sự lên phấn của mực
Quá trình lên phấn trắng của mực khô chủ yếu do nhiệt độ và độ ẩm
tương đối của không khí quyết định. Khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì trên
bề mặt của mực có xuất hiện một lớp trắng mịn. Bột này là hợp chất có đạm
hòa tan trong môi trường kiềm, mùi vị thơm tươi, thành phần chủ yếu của
phấn trắng là Betain.
- 23 -
Trong quá trình bảo quản, men trong mực phân giải Leuchithin thành
colin đi ra ngoài, colin tiếp tục bị oxy hóa cho ra betain.
CH2−O− COR1 men CH2−CH2OH
׀ ׀
CH−O− COR2 N≡(CH3)
׀ OH ׀
CH2−O− P═O OH OH
׀ ׀
O−CH2−CH2−N≡(CH3)3
Leuchithin colin
CH2−CH2OH oxy CH2−COOH
׀ ׀
N≡(CH3)3 N≡(CH3)3
׀ ׀
OH OH
colin betain
Sự lên phấn trắng cuả mực khô tốt xấu tùy thuộc vào sự đánh giá của
người tiêu dùng.
1.7.5. Sự biến nâu trong mực sấy khô
Mực khô sau một thời gian bảo quản nếu điều kiện bảo quản không tốt
thì sẽ bị biến nâu. Tốc độ biến nâu tăng dần theo thời gian một cách liên tục
không có thời điểm đầu (theo lubuza, 1984, theo lubuza và Salt March, 1981).
Màu nâu ở sản phẩm là kết quả của phản ứng giữa các acid amin với đường
glucoza. Trong mực khô có chứa các acid amin gồm: cystin, lysine, histidine,
glucine, valine, phelalanine, taurine, serine, praline, arginine, thrionine,
- 24 -
leucine… các acid amine khác nhau thì tốc độ biến nâu của chúng cũng khác
nhau và nó phụ thuộc vào hoạt độ của nước và nhiệt độ bảo quản.
1.7.5.1. Ảnh hưởng của hoạt độ của nước tới quá trình biến nâu
Hoạt độ của nước (aw) có ảnh hướng lớn tới quá trình biến nâu của sản
phẩm. Ở khoảng giá trị
aw thay đổi từ 0.63-0.99 và ở nhiệt độ 450C thì quá
trình biến nâu xảy ra, tốc độ biến nâu này phụ thuộc vào tính hòa tan của các
loại acid amin khác nhau. Khi giá trị aw =0.05-0.3 thì sẽ hạn chế được sự biến
nâu của sản phẩm do ở giá trị aw này sản phẩm vẫn còn nước tự do nhưng
không nhiều nên không tạo điều kiện hòa tan các thành phần tham gia phản
ứng tạo tính linh động để tham gia phản ứng sẫm màu. Đồng thời cũng hạn
chế được hoạt động của vi sinh vật và enzyme gây hư hỏng sản phẩm.
1.7.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình biến nâu của sản phẩm
Tốc độ biến nâu của sản phẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, tốc độ biến nâu
càng tăng khi nhiệt độ càng cao. Giữa 20-23 tốc độ biến nâu bắt đầu gia tăng,
dưới 20 tốc độ biến nâu của các acid amin đều bị ngăn chặn và ứng với giá trị
aw =0.63 - 0.99 theo nghiên cứu của Labuza (1984) cũng quan sát được rằng
sự biến nâu thể hiện rất rõ ở nhiệt độ lớn hơn 350C đối với thực phẩm sấy
khô.
B. TỔNG QUAN VỀ CHẤT PHỤ GIA
1.8. Mục đích của việc sử dụng chất phụ gia vào thực phẩm
- Ngày nay trong thời kì phát triển kinh tế, việc giữ cho sản phẩm còn
nguyên màu sắc, hương vị trạng thái bảo quản tốt và thời gian bảo quản lâu
dài là điều rất cần thiết.Đối với sản phẩm khô nói chung và mực khô nói
riêng, sau một thời gian bảo quản rất dễ bị mốc, biến màu và có mùi vị lạ, vì
vậy có thể sử dụng chất phụ gia để nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian
bảo quản của sản phẩm mực khô.
- Mục đích ngâm chitosan của mực ống lột da trước khi sấy
- 25 -
+ Đảm bảo an toàn thực phẩm do ức chế sự phát triển của vi sinh vật
gây hư hỏng sản phẩm, đặc biệt là các nấm men nấm mốc khi bảo quản sản
phẩm.
+ Làm bền vững chất lượng cảm quan của thực phẩm do ngăn ngừa
được sự hư hỏng của thực phẩm bởi vi sinh vật.
+ Làm tăng trọng lượng của mực sau khi ngâm.
Mặc dù vậy, việc sử dụng chất phụ gia vào thực phẩm là điều không
mong muốn, nếu chất phụ gia được sử dụng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối,
không độc đối với người sử dụng. Chitosan đảm bảo được các điều kiện trên.
1.9. Định nghĩa
Chất phụ gia thực phẩm là chất cố ý đưa vào thực phẩm nhằm đạt được
các mục tiêu, nâng cao chất lượng của thực phẩm, tăng cường tính hấp dẫn
của sản phẩm. Cuối quá trình công nghệ nó trở thành một phần của sản phẩm.
1.10. Nguyên tắc sử dụng
− Đạt được mục đích sử dụng và mục đích kỹ thuật đề ra (màu, mùi, vị và
trạng thái).
− Không độc hại hoặc ít độc hại.
− Có tính ổn định, dễ tan trong nước, không làm hư dụng cụ.
− Được phép sử dụng theo tổ chức y tế.
− Đối với những chất không phải là thành phần của thực phẩm có nguồn
gốc vô cơ phải nằm trong giới hạn cho phép.
− Phải thỏa mãn điều kiện sử dụng, áp dụng riêng cho từng chất phụ gia
Phải phù hợp với thị trường (đối với loại thực hẩm xuất khẩu).
− Phải ghi rõ phụ gia sử dụng ngoài bao bì.
1.11. Hóa chất sử dụng
Hóa chất được dùng ở đây là: chitosan
- 26 -
Công thức cấu tạo của chitosan
Công thức phân tử (C6H11NO4)n
Phân tử lượng: M=10000 - 500000 Dalton tùy loại giống (trong mỗi
mắt xích phân tử của chitosan có chứa nhóm amin nên nó là một polyamin).
Tên hóa học của chitosan là:
Poly-β-(1→4)-D-glucosamin
Hay còn gọi là:
Poly-β-(1β→4)-2-amino-2-desoxy-D-glucosa
Đặc tính của chitosan:
Nguồn gốc thiên nhiên.
Không độc, an toàn cho người trong thức ăn, thực phẩm, dược
phẩm.
Có tính hòa hợp cao với cơ thể.
Có nhiều tác dụng sinh học đa dạng: có khả năng kháng khuẩn,
kháng nấm, giữ ấm, với nhiều chủng loại khác nhau, kích thích tăng sinh tế
bào ở người, động vật, thực vật, có khả năng nuôi dưỡng tế bào trong điều
kiện nghèo dinh dưỡng.
1.11.1. Tính chất cơ bản
♠ Tính chất hóa học
CH2OH
H
NH 2
OH H
H
H H
H
H
H
H
H
H
H
CH2OH CH2OH
OH OH
NH 2 NH 2
H H H
n
- 27 -
Chitosan là chất trắng, nhẹ, màu trắng ngà, không mùi, khôngvị, hòa
tan trong các dung dịch acid loãng có pH= 6-6,5 như acid acetic(CH3COOH).
Chitosan không hòa tan trong nước, acid, kiềm, acol.
Khi hòa tan chitosan trong dung dịch acid CH3COOH loãng tạo thành
keo dương, do đó keo chitosan không bị kết tủa khi có mặt một số ion kim
loại nặng như Hg, Pb. Trong khi phần lớn các keo polysacharid có điện tích
âm.
Chitosan phản ứng với các acid đậm đặc sinh thành khối khó tan, tác
dụng với iod và sulfurid thành phản ứng màu tím. Có thể dùng trong phân tích
định tính chitosan.
♠ Tính chất sinh học
Vật liệu chitosan không đặc trưng dùng an toàn cho người. Chúng có
tính hòa hợp với cơ thể con người, có khả năng tự phân hủy sinh học.
Chitosan có nhiều tác dụng sinh học đa dạng, như tính kháng nấm,
kháng khuẩn với nhiều chủng loại khác nhau, kích thích sự phát triển tăng
sinh tế bào, có khả năng tăng sinh tế bào trong điều kiện nghèo dinh dưỡng,
có tác dụng cầm máu, chống sưng u.
Ngoài ra, chitosan còn có tác dụng làm giảm cholesterol và lipid trong
máu, làm to vi động mạch và hạ huyết áp, điều trị thận mãn tính, chống rối
loạn nội tiết.
Với khả năng thúc đẩy hoạt động của peptid-insulin kích thích việc tiết
ra insulin ở tuyến tụy PDP đã dùng để trị bệnh tiểu đường. Nhiều công trình
đã công bố tính kháng đột biến, kích thích làm tăng cường hệ thống miễn dịch
cơ thể, khôi phục bạch cầu, hạn chế sự phát triển của các khối u, ung thư,
HIV/AIDS, chống tia tử ngoại, chống ngứa của chitosan.
1.11.2. Ứng dụng của chitosan
- 28 -
Chitosan và dẫn xuất của chúng có rất nhiếu ứng dụng trong nông
nghiệp, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ, y học và một số ngành
khác.
Ứng dụng trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm
Chitosan được dùng như một thành phần chính trong thuốc phòng trừ
sâu bệnh (đạo ôn, khô vằn) dùng làm thuốc kích thích sinh trưởng cho lúa,
cây công nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh. Chitosan không độc hại giữ tác dụng
lâu dài trên lá cây làm tăng diệp lục, tăng độ nảy mầm của hạt, tăng khả năng
đâm rễ, thúc đẩy quá trình ra hoa kết quả và làm tăng năng suất thu hoạch của
cây trồng.
Chitosan bột có tính tẩy màu mà không hấp thụ mùi và các thành phần
khác nên người ta ứng dụng nó vào việc khử màu nước uống ở nồng đô 1 gam
chitosan bột cho 100 ml nước uống.
Chitosan dùng để lọc trong các loại nước ép hoa quả, rượu, bia, nước
ngọt, và có thể tẩy lọc nguồn nước thải công nghiệp từ các nhà máy chế biến
thực phẩm nhờ khả năng làm đông các thể lơ lứng, rắn giàu protein trng nước
thải từ quá trình chế biến thịt, rau cải và công nghệ chế biến tôm nhờ khả
năng kết dính tốt các ion kim loại nặng như Hg, Pb… của keo dương
chitosan. Vì vậy các ion kim loại nặng thường bị giữ lại mà keo chitosan
không bị đông tụ.
Ứng dụng trong y dược
Từ chitosan sản xuất Glucosamin có khả năng xúc tiến thuốc kháng
sinh tố và có thể dùng làm nguyên liệu để nuôi vi trùng và chế thuốc
Trong kĩ nghệ bào chế dược phẩm chitosan có thể làm các chất phụ gia
như làm tá dược độn, tá dược dính, chất tạo màng viên nang mềm và cứng,
chất mang sinh học dẫn thuốc.
- 29 -
Một công ty mỹ đã chế tạo vật dụng thuốc nước và chỉ khâu tự tiêu.
Các bác sỹ mỹ khám phá rằng có thể giúp máu đông nhanh hơn và đã chế tạo
ra thấu kính tiếp xúc không đặc tinh thị lực từ chitosan giúp quá trình liền sẹo
của thị giác.
Ứng dụng trong công nghệ sinh học
Chitosan là nguyên liệu linh hoạt, déo, nó có thể dùng cố định enzyme,
là các nhân tố hình thành liên kết hấp phụ, liên kết ion.
Chức năng tạo film của chitosan đã được nhiều tác giả nghiên cứu,
chức năng này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Màng
chitosan đã được ứng dụng trong công nghệ sinh học nuôi tế bào Manmalian.
Chitosan kết hợp với Alginat đã được sử dụng để tạo màng
Microcapsul để nuôi mô và tế bào vi sinh vật, màng này cho phép tế bào hấp
phụ được chất dinh dưỡng và thải sản phẩm trao đổi chất ra môi trường bên
ngoài.
Ứng dụng trong một số ngành công nghệ khác
Trong công nghiệp giấy: chỉ cần bỏ 1% chitin tính theo trọng lượng vào
bột giấy cũng đã đủ làm tăng sức dẻo dai của giấy, cắt giảm thời gian cần
thiết để rút nước ra khỏi bột, để gia tăng số lượng chất sợi trong giấy. Nhờ đó
các nhà máy có thể dùng ít chất sợi nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt của
giấy. Loại giấy chế tạo bằng chitin dễ in và khó rách hơn bình thường khi bị
ướt. Với đặc tính này, chitin có thể được dùng trong việc thay tã lót cho trẻ
em, khăn giấy và bao giấy gói hàng.
Trong công nghiệp: chitosan được dùng để hồ vải, cố định hình in hoa,
màu sắc. Ưu điểm là làm cho vải hoa, tơ sợi bền màu, bền sợi, mặt ngoài thì
ánh đẹp.
Chitosan là nguyên liệu quan trọng để hồ lên vải chống nước. Hòa tan
trong acid acetid loãng 1,5% cùng với acetat nhôm và acid Stearid thì được
- 30 -
hỗn hợp, hỗn hợp này sơn lên vải, khi khô tạo thành màng mỏng chắc, bền,
chịu được nước, chống lửa, cách nhiệt, chịu được nầng và chống thối.
Trong mỹ phẩm: chitosan dùng làm chất phụ gia, làm kem bôi mặt,
thuốc làm mềm da, làm tăng khả năng sinh học giữa kem, thuốc và da, chế tạo
định hình tóc, chế tạo mặt nạ.
- 31 -
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu ở đây là mực ống (Libigo - formosana), loại mực
này có số lượng tương đối lớn và có thể dùng để sản xuất ra nhiều loại sản
phẩm khác nhau như: mực tẩm gia vị, mực nhồi, mực khô, mực đông lạnh…
Trong đề tài này, em chỉ đi sâu vào nghiên cứu mực ống lột da sấy khô.
Nguyên liệu được dùng làm thí nghiệm có chất lượng tươi tốt như: toàn thân
nguyên vẹn, không dập nát, cơ thịt mực săn chắc, độ đàn hồi cao, mắt mực
trong suốt, mực có mùi tanh tự nhiên, sắc tố trên da còn lấp lánh vết nâu hồng
hoặc đen. Mực nguyên liệu tương đối đồng đều khoảng 8- 9 con/kg.
Nguyên liệu mực được mua taị cảng Cầu Đá – Khánh Hòa đảm bảo các
yêu cầu tươi tốt sau đó bỏ vào túi PE trong thùng xốp và vận chuyển về phòng
thí nghiệm trường Đại Học Nha Trang.
Hình 1.1: Mực ống Libigo - formosana
Chất phụ gia chitosan dùng làm chất bảo quản được sản xuất tại trung
tâm chế biến trường Đại Học Nha Trang.
- 32 -
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nguyên liệu
Xử lý
Rửa
Sấy lạnh ở:
Nhiệt độ: t = 40
Tốc độ gió: v = 2.5%
Độ ẩm không khí: φ = 4%
Độ ẩm vật liệu sấy: w = 20%
Ngâm chitosan
Nồng độ: 0.1%, 0.5%,1%
Thời gian: 30’,60’
Các chỉ tiêu đánh giá
Bảo quản ở t= -200c ± 1
Chỉ số
perocid
Sự biến đổi
độ ẩm
Chất lượng
cảm quan
Vi sinh vật
- 33 -
2.2.2 Thuyết minh qui trình
▫ Nguyên liệu
Mực ống khi mua về phải tươi tốt, nguyên vẹn cỡ đồng đều từ 8-
9con/kg. Mực mua về cần được xử lý ngay.
▫ Xử lý
Dùng dao cắt một đường thẳng từ đầu đến đuôi về phía bụng, tách, nội
tạng răng mắt ra, thao tác phải chính xác, nhẹ nhàng để tránh vỡ túi mực ,đứt
đầu, đứt râu.
Dùng dao cắt một đường thẳng vuông góc với thân mực cách đuôi
chừng 2cm sao cho chỉ đứt phần dè, không đứt phần thân mực. Sau đó lột da
bằng cách nắm phần dè kéo ngược lên đầu để lột hết phần da. Phần da còn lại
ở đuôi phải giữ lại để đánh giá cảm quan.
Cuối cùng dùng vải nhám nhẹ nhàng lột phần da đầu.
▫ Rửa
Mực sau khi xử lý xong phải được rửa sạch bùn đất, tạp chất, nhớt bẩn,
màng nhày bằng nước sạch.
▫ Cân
Mực khi sơ chế được để trên vỉ sắt cho ráo nước sau đó đem cân trên
cân điện tử.
▫Ngâm chitosan
Mục đích của việc ngâm chitosan là tạo độ bóng đẹp và kéo dài thời
gian bảo quản của mực khô.
Lượng nước và hóa chất được tính theo tỷ lệ nhất định so với nồng độ
hóa chất.Nước ngâm sau khi pha hóa chất được làm lạnh đến 5.5 thì cho
- 34 -
nguyên liệu vào. Mực được ngâm ở các nồng độ 0.1%, 0.5%, 1%, và thời gian
ngâm là 30 phút, 60 phút cho mỗi nồng độ để chọn ra nồng độ và thời gian
ngâm thích hợp nhất.
▫ Cân
Mực sau khi ngâm hóa chất được vớt ra để ráo trên vỉ sắt rồi đem cân.
Mực được cân lần 2 để xác định sự tăng trọng lượng sau khi ngâm trong dung
dịch chitosan.
▫ Sấy lạnh, cán, chỉnh hình
Sấy lạnh và cán, chỉnh hình là hai công đoạn được thực hiện xen kẽ
nhau, cứ sau 1h sấy mực được lấy ra cân ,cán và chỉnh hình. Mực được sấy ở
nhiệt độ: 40, tốc độ gió: 2.5m/s. Mục đích của quá trình sấy là tách bớt nước ở
trong nguyên liệu, giảm khối lượng sản phẩm, tăng hàm lượng chất khô, tăng
độ dẻo dai, giữ được tính đặc trưng của sản phẩm và bảo quản được lâu dài.
Còn cán và chỉnh hình là làm cho bề mặt của thân mực phẳng đẹp và tăng
kích thước của thân mực. Thao tác này được thực hiện rất cẩn thận và tương
đối nhẹ nhàng. Mực được sấy cho đến khi độ ẩm đạt 20% thì quá trình sấy kết
thúc.
▫ Bao gói, bảo quản
Mực sau khi sấy được bao gói trong túi PA đã hút chân không và bảo
quản trong tủ đông ở nhiệt độ là -200C.
Trong quá trình bảo quản cứ 5 ngày sản phẩm được đem ra đánh giá
cảm quan 1 lần. Đổng thời các chỉ tiêu về perocid, tổng vi sinh vật hiếu khí
cũng được tiến hành kiểm tra.
- 35 -
2.2.3. Các phương pháp đánh giá
2.2.3.1. Phương pháp xác định độ ẩm của mực
Để xác định độ ẩm của mực em sử dụng phương pháp khối lượng . Cứ
sau 1h mực được lấy ra và tiến hành cân bằng cân điện tử với độ chính xác là
10-4 gam để xác định độ ẩm từng mẫu.
Độ ẩm của từng mẫu được xác định bằng công thức:
G1 (100 – w1)
W2=100 -
G2
Trong đó:
W2: Độ ẩm cần xác định (%)
W1: Độ ẩm ban đầu của nguyên liệu (%)
G1: Khối lượng của nguyên liệu trước khi sấy (g)
G2: Khối lượng của nguyên liệu sau khi sấy (g)
Để xác định hàm lượng ẩm ban đầu của nguyên liệu em dùng
phương pháp sấy khô.
Nguyên lý: Dùng sức nóng làm bay hết hơi nước trong nguyên liệu.
Cân trọng lượng của nguyên liệu trước và sau khi sấy. Từ đó ta tính ra phần
trăm nước có trong nguyên liệu.
Dụng cụ, vật liệu:
- Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ (100 – 105 – 1300C).
- Cân phân tích chính xác 10-4g.
- Nồi cách thủy, bình hút ẩm.
- Cốc cân, đũa thủy tinh, cát sạch.
- 36 -
Tiến hành xác định:
Lấy 1 cốc thủy tinh có đựng 10g cát sạch và 1 đũa thủy tinh dẹp đầu
đem sấy ở 1050C cho đến trọng lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm
và đem cân ở cân phân tích chính xác 10-4g. Sau đó cho vào cốc cân khoảng
10g mẫu đã được chuẩn bị trong thời gian sấy dụng cụ. Cân tất cả bằng cân
phân tích với độ chính xác như trên.
Dùng que thủy tinh trộn đều mẫu với cát rồi dàn đều thành lớp
mỏng. Cho tất cả vào tủ sấy, giai đoạn 1 sấy ở nhiệt độ 600C, thowig gian sấy
là 30 phút. Dùng đũa thủy tinh đảo mẫu và nâng nhiệt lên 1300C, giai đoạn
này kéo dài trong 5 giờ. Lấy ra khỏi tủ sấy để nguội trong bình hút ẩm, cân.
Sau đó lại sấy ở nhiệt độ 1300C trong thời gian 30 phút sau đó lấy ra để nguội
trong bình hút ẩm, cân. Làm như vậy cho đến khi kết quả 2 lần cân liên tiếp
không sai khác nhau quá 5x10-4 g là được.
Tính kết quả độ ẩm của mực theo công thức sau:
( ) ( )%1001 ×−= P
BA
w
Trong đó:
A: Khối lượng cốc sấy + đũa thủy tinh + mẫu trước khi sấy (g)
B: Khối lượng cốc sấy + đũa thủy tinh + mẫu sau khi sấy (g)
P: Khối lượng mẫu đem thí nghiệm (g)
2.2.3.2. Phương pháp kiểm tra chỉ tiêu cảm quan của mực
Định nghĩa phương pháp cảm quan
- 37 -
Phương pháp cảm quan là phương pháp dựa trên những thông tin
thu được nhờ sự phân tích các cảm giác của các cơ quan thụ cảm. Trong đó,
các cơ quan thụ cảm đóng vai trò thu nhận các cảm giác.
Các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm thường là: mùi, vị, màu sắc và
trạng thái.
Để đánh giá chất lượng cảm quan cho sản phẩm em dùng phương
pháp cho điểm. Thang điểm cho các chỉ tiêu dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN 3215-79) để đánh giá, sử dụng hệ điểm 20, điểm 5 là điểm cao nhất
cho một chỉ tiêu. Thường mỗi chỉ tiêu có một mức độ quan trọng khác nhau
do đó mỗi chỉ tiêu đều có một hệ số quan trọng riêng. Hệ số này cho biết mức
độ quan trọng của một số chỉ tiêu nào đó trong chất lượng toàn phần của sản
phẩm.
Hội đồng đánh giá gồm 7 người. Khi cho điểm phải dùng các số từ 0
đến 5 chứ không dùng các số lẻ. Điểm của 1 chỉ tiêu là trung bình cộng của
điểm các kiểm nghiệm viên khi cùng đánh giá. Điểm trung bình thường được
lấy chính xác đến 1%. Lấy tích số giữa điểm trung bình của 1 chỉ tiêu và hệ số
quan trọng của 1 chỉ tiêu đó gọi là điểm có trọng lượng.
Tổng điểm có trọng lượng của tất cả các chỉ tiêu được gọi là điểm
chung của sản phẩm. Điểm chung này dùng để phân loại hoặc để đánh giá sản
phẩm.
Khi đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm thì các kiểm
nghiệm viên dựa vào nhận xét của mình đối với phương pháp cho điểm theo
thang điểm thống nhất đã quy định.
- 38 -
Bảng 2.1: Bảng đánh giá chất lượng chỉ tiêu cảm quan mực ống lột da
xuất khẩu theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3215 - 79)
Chỉ tiêu
Điểm
Trạng thái Màu sắc Mùi Vị
5 Toàn thân mực khô đều,
thịt dẻo dai, bề mặt phẳng,
không mốc, toàn thân mực
nguyên vẹn và không rụng
đầu.
Màu trắng
trong, không
lên dầu,
không có
phấn
Mùi thơm đặc
trưng của sản
phẩm khô,
không có mùi lạ
Vị ngọt
đậm
4 Toàn thân mực khô đều,
thịt dẻo dai, bề mặt không
được phẳng, không mốc,
toàn thân mực nguyên
vẹn, không rụng đầu
Màu trắng
hơi đục,
không lên
dầu, không
có phấn
Mùi thơm tự
nhiên của sản
phẩm khô,
không có mùi lạ
Vị ngọt
không đậm
đà
3 Toàn thân mực khô đều,
thịt dẻo dai, bề mặt bị
nhăn ,không mốc, toàn
thân mực nguyên vẹn và
không rụng đầu
Màu vàng
ngà, không
lên dầu, có
phấn phớt
nhẹ
Mùi thơm tự
nhiên của sản
phẩm khô, có
mùi lạ xuất hiện
Vị nhạt, vị
đắng chat
(ít ngọt)
2 Toàn thân mực khô không
đều, độ dẻo dai kém, bề
mặt rất nhăn, không
phẳng, không mốc, toàn
thân mực không nguyên
vẹn, có thể bị đứt đầu
Màu vàng
,có hiện
tượng lên
dầu và lên
phấn
Có mùi đặc
trưng của sản
phẩm khô,có lẫn
mùi khét không
có mùi của hiện
tượng phân hủy
Vị rất
nhạt,không
có cả vị
chua và
đắng
1 Toàn thân mực khô không
đều, độ dẻo dai kém, bề
mặt rất nhăn,không phẳng,
không mốc, toàn thân mực
không nguyên vẹn
Màu vàng
sẫm, có hiện
tượng lên
dầu và lên
phấn nhiều
Không còn mùi
đặc trưng của
sản phẩm khô,
có mùi của hiện
tượng phân hủy
Vị rất nhạt
và có lẫn vị
chua
0 Toàn thân mực khô không
đều, bề mặt không phẳng,
cơ thịt bở, lên mốc nhiều,
toàn thân mực không
nguyên vẹn
Màu vàng
đậm (nâu)
phấn và dầu
lên nhiều
Mùi ôi khét, có
hiện tượng phân
hủy nặng
Vị đắng
chát, vị lạ
xuất hiện
Hệ số
quan trọng
0.6
1.4
1.0
1.0
- 39 -
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng chỉ tiêu sản xuât mực khô
lột da, ta có thể tính như sau:
Tích của điểm trung bình của một chỉ tiêu với hệ số quan trọng của chỉ
tiêu đó là điểm trung bình có trọng lượng của chỉ tiêu đó.
Để phân cấp chất lượng người ta sử dụng điểm có trọng lượng. Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN3215-79 qui định các cấp chất lượng đối với sản phẩm
thực phẩm có điểm chung và các điểm trung bình chưa có trọng lượng đối với
một chỉ tiêu tương ứng như bảng sau:
Bảng 2.2: Bảng điểm phân loại sản phẩm theo tiêu chuẩn phân loại sản
phẩm (TCVN 3215 - 79)
Cấp chất lượng Điểm chung Yêu cầu về điểm trung bình chưa có
trọng lượng đối với các chỉ tiêu
Loại tốt 18.6-20 Các chỉ tiêu quan trọng nhất ≥ 4.7
Loại khá 15.2-18.5 Các chỉ tiêu quan trọng nhất ≥ 3.8
Loại trung bình 11.2-15.1 Mỗi chỉ tiêu ≥ 2.8
Loại kém 7.2-11.1 Mỗi chỉ tiêu ≥ 1.8
Loại rất kém 4.0-7.1 Mỗi chỉ tiêu ≥ 1.0
Loại hỏng 0-3.9
♣ Chú ý:
Loại kém là loại không đạt mức chất lượng qui định trong tiêu chuẩn
nhưng vẫn còn khả năng bán được.
Loại rất kém là loại không có khả năng bán được nhưng sau khi tái chế
thích hợp vẫn cò sử dụng được.
- 40 -
Loại hỏng là loại không có khả năng sử dụng được nữa.
2.2.3.3. Phương pháp kiểm tra tổng vi sinh vật hiếu khí
Do thời gian có hạn nên mẫu được gởi đi kiểm tra tổng vi sinh vật hiếu
khí tại Viện nghiên cứu và ứng dụng Nha Trang.
2.2.3.4 Phương pháp kiểm tra hàm lượng perocid
Việc đánh giá chất lượng sản phẩm theo phương pháp cảm quan đem
lại hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên để có kết quả tương
đối chính xác hơn về sự biến đổi chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo
quản ta tiến hành xác định thêm chỉ số perocid trên mực. Chỉ số perocid được
xác định tại Viện nghiên cứu và ứng dụng Nha Trang.
2.2.3.5. Phương pháp khối lượng
Dùng phương pháp khối lượng để xác định khả năng hút nước trở lại
của sản phẩm. Cụ thể thao tác được thực hiện như sau:
Ta tiến hành ngâm mẫu trong nước cất với một tỷ lệ sao cho lượng
nước đủ ngập mẫu. Cứ sau 1h tiến hành lấy mẫu ra để ráo và cân. Thao tác
được lặp lại cho đến khi khối lượng của mẫu không đổi thì dừng lại không
ngâm nữa. Khả năng hút nước trở lại của mực được tính theo công thức:
(%)100
0
10 ×
−
=
p
pp
p
Trong đó:
P0: Trọng lượng mẫu sau khi ngâm nước (g)
P1: Trọng lượng mẫu trước khi ngâm nước (g)
P: Tỷ lệ hút nước trở lại của mực (%)
- 41 -
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm hóa chất đến
sự biến đổi độ ẩm và chất lượng của mực
3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm hóa chất tới sự
biến đổi độ ẩm của mực
Nồng độ chitosan cũng như thời gian ngâm mực trong dung dịch
chitosan có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi độ ẩm của mực. Thật vậy, khi
ta tiến hành sấy mực ở cùng chế độ nhiệt độ t= 400c và vận tốc gió v = 2.5
m/s nhưng có nồng độ chitosan thay đổi từ 0.1%, 0.5%, đến 1% và thời gian
ngâm mực trong chitosan ở 2 chế độ thời gian 30 phút và 60 phút thì kết quả
sự biến đổi độ ẩm bán thành phẩm theo thời gian sấy cũng khác nhau. Điều
này được thể hiện rõ nét trên các đồ thị sau:
Hình 3.1: Sự biến đổi độ ẩm của mực theo thời gian sấy của các mẫu ngâm 30
phút trong dung dich chitosan.
Thời gian sấy (giờ)
H
àm
lư
ợn
g
ẩm
(%
)
1 5
2 5
3 5
4 5
5 5
6 5
7 5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1
0
0 .1
0 .5
1
- 42 -
Nhận xét và thảo luận
Đối với các mẫu ngâm trong chitosan ở các nồng độ khác nhau trong
thời gian 30 phút, thời gian đầu của quá trình sấy (khoảng 3h) hàm lượng ẩm
của các mẫu biến đổi tương đương nhau, nhưng sau 2h sấy thì sự giảm hàm
lượng ẩm trong các mẫu có sự khác biệt. Mẫu ngâm chitosan ở nồng độ 0.1%
có sự biến đổi hàm lượng ẩm là tương đối đều đặn và hàm lượng ẩm giảm
nhanh hơn so với các mẫu còn lại, tốc độ sấy của mẫu ngâm 0.1% là lớn nhất.
Do đó thời gian sấy của mẫu ngâm 0.1% là ngắn nhất (8h) gần bằng với mẫu
đối chứng.
Sự biến đổi hàm lượng ẩm của mẫu ngâm chitosan ở nồng độ 1% là
chậm nhất. Tốc độ sấy của mẫu này là chậm nhất so với 3 mẫu còn lại, thời
gian sấy kéo dài đến 11h. Trong khi các mẫu khác đều có thời gian sấy dưới
10h.
Từ kết quả nghiên cứu các mẫu ngâm chitosan trong thời gian 30 phút
cho thấy mẫu càng ngâm chitosan ở nồng độ càng cao thì độ giảm của hàm
lượng ẩm càng chậm. Do đó thời gian sấy càng kéo dài, điều này cho thấy sự
ảnh hưởng của chitosan đến sự biến đổi hàm lượng ẩm của nguyên liệu mực
trong quá trình sấy là rất rõ rệt.
Về tốc độ sấy của các mẫu ngâm này cũng có sự khác biệt, mẫu ngâm ở
nồng độ 0.1% có tốc độ sấy ổn định và cao hơn các mẫu còn lại, tốc độ sấy
của mẫu ngâm 0.1% đạt từ 6.2 – 10.49%/h. Trong khi 2 mẫu ngâm ở 0.5% và
1 % chỉ đạt ở mức trung bình.
So sánh kết quả nghiên cứu được với mẫu mực ngâm trong dung dịch
Sorbitol trong thời gian 30 phút ở các nồng độ 0.25M, 0.5M và 1M cũng có
kết quả tương tự về sự giảm hàm lượng ẩm càng tăng theo sự tăng dần của
nồng độ Sorbitol. Mẫu ngâm ở nồng độ Sorbitol 0.25M cũng có tốc độ sấy ổn
- 43 -
định và cao hơn các mẫu còn lại. Còn mẫu ngâm ở nồng độ Sorbitol 1M có
tốc độ sấy là thấp nhất và thời gian sấy là 14h
Tương tự đồ thị 3.2 cũng nói lên sự khác biệt độ ẩm của mực theo nồng
độ chitosan và thời gian ngâm khác nhau.
Hình 3.2: Sự biến đổi độ ẩm của mực theo thời gian sấy của các mẫu ngâm
60 phút trong dung dịch chitosan.
Nhận xét và thảo luận
Các hình 3.1, 3.2 đã thể hiện rõ rằng hàm lượng ẩm của mực bán thành
phẩm giảm dần theo thời gian sấy.
Với nồng độ ngâm chitosan là 0.1% thì thời gian sấy ngắn nhất và độ
ẩm giảm nhanh nhất trong 3 chế độ ngâm chitosan khác nhau.
Thời gian sấy ở các chế độ nồng độ khác nhau thường kéo dài trong
khoảng từ 8h đến 10h.
Thường độ ẩm của mực giảm nhanh nhất trong khoảng từ 3 đến 7 h của
quả trình sấy. Sau đó độ ẩm giảm rất chậm cứ 1h chỉ giảm khoảng 2 đến 3 g.
Thời gian sấy (giờ)
H
àm
lư
ợn
g
ẩm
(%
)
1 5
2 5
3 5
4 5
5 5
6 5
7 5
8 5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1
0
0 .1
0 .5
1
- 44 -
Đồ thị 3.2 cho thấy một chiều hướng biến đổi tương tự như các mẫu
ngâm ở thời giam 30 phút trong đó mẫu ngâm ở nồng độ chitosan 0.1% có
thời gian sấy ngắn nhất gàn bằng với mẫu đối chứng. Còn mẫu ngâm ở nồng
độ chitosan 1% có thời gian sấy dài nhất và sự giảm độ ẩm là chậm nhất so
với 3 mẫu còn lại. So sánh kết quả với các mẫu mực ngâm trong dung dịch
Sorbitol có các nồng độ ngâm 0.25M, 0.5M và 1M cũng cho kết quả tương tự.
Tuy nhiên thời gian sấy đối với mẫu mực ngâm trong dung dịch Sorbitol 1M
kéo dài đến 14h. Qua đây cho thấy sự ảnh hưởng của nồng độ ngâm lớn hơn
thời gian ngâm.
Giải thích
Do khi ở nồng độ chitosan là 0,1%, trọng lượng của mực sau khi ngâm
tăng lên không đáng kể so với lúc đầu so với hai nồng độ là 0,5% và 1% nên
độ ẩm giảm nhanh và thời gian sấy ngắn hơn.
Khi ngâm mực nguyên liệu trong dung dịch chitosan, do sự chênh lệch
áp suất thẩm thấu giữa bên trong và bên ngoài nguyên liệu nên nước sẽ dịch
chuyển từ trong nguyên liệu ra bên ngoài môi trường, còn chất tan sẽ thẩm
thấu vào trong nguyên liệu nhằm cân bằng nồng độ, thường thì lượng nước
thoát ra nhiều hơn so với lượng chất tan thẩm thấu vào. Tuy nhiên, nồng độ
chất tan ở đây rất thấp nên lúc đầu nước trong nguyên liệu đi ra nhưng về sau
thì nước lại ngấm vào nguyên liệu làm tăng khối lượng của nguyên liệu lên.
Nhận xét chung
Đối với các mẫu ngâm chitosan: Nhìn chung các mẫu này có thời gian
sấy dài hơn so với các mẫu không ngâm, tốc độ sấy cũng thấp hơn.
Thời gian sấy dài hoặc ngắn tùy thuộc vào mức độ lien kết của nước
trong nguyên liệu với chitosan, mức độ lien kết này lại phụ thuộc vào nồng độ
ngâm và thời gian ngâm của các mẫu. Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của
nồng độ hóa chất là lớn hơn thời gian ngâm mẫu trong hóa chất. Khi ngâm
- 45 -
mẫu ở nồng độ cao, cụ thể là 1% thì lượng chất tan khuyếch tán vào trong
nguyên liệu sẽ nhiều. Do đó chúng lien kết với nước trong nguyên liệu rất
mạnh mẽ, khi ta sấy lượng nước này khó thoát ra khỏi nguyên liệu
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm hóa chất đến sự
biến đổi hàm lượng perocid của mực
Theo kết quả kiểm tra tại Viện nghiên cứu và ứng dụng Nha Trang cho
thấy hàm lượng perocid ở mực sau 20 ngày bảo quản hầu như không xuất
hiện ở những mẫu có sử dụng chitosan. Còn mẫu đối chứng (tức mực không
được ngâm trong chitosan) có hàm lượng perocid là 5.89 mgo/g. Điều này
chứng tỏ khả năng bảo quản chống oxy hóa của chitosan đối với mực khô sấy
lạnh là rất tốt. Đồ thị 3.5 nói lên sự khác nhau về hàm lượng perocid của mẫu
có xử lý và không xử lý chitosan.
0
1
2
3
4
5
6
7
0 3 0 6 0
T h ờ i g i a n n g â m
Hà
m
lư
ợ
n
g
pe
ro
ci
d(m
go
/g
) 0
0 . 5
1
Hình 3.3: Sự biến đổi hàm lượng perocid của mực theo thời gian ngâm trong
dung dịch chitosan có các nồng độ khác nhau.
Nhận xét và thảo luận
Qua hình 3.3, ta thấy hàm lượng perocid hầu như không đáng kể trong
những mẫu có sử dụng chitosan làm chất bảo quản. Còn mẫu đối chứng , tức
mực không được nhúng chitosan trước khi đem sấy thì lại có hàm lượng
perocid khá cao là 5,89 mgo/g.
- 46 -
Theo tài liệu tham khảo [6] trích trang 59, đối với chế độ bảo quản
t = -20 ± 10C: Sau 60 ngày bảo quản thì chỉ số perocid là 0.00019 (mmol/g)
tương đối thấp. Ở chế độ bảo quản này chỉ số perocid theo thời gian bảo quản
thấp nhất so với các chế độ bảo quản khác và nó không ảnh hưởng mấy đến
chất lượng của sản phẩm sau quá trình bảo quản.
Chế độ bảo quản ở -100C ± 1: Sau 60 ngày bảo quản thì chỉ số
perocid tăng lên là 0.00025 (mmol/g) trong khoảng thời gian bảo quản vẫn
tăng lên tương đối đều nhưng so với chế độ bảo quản trên thì mức độ tăng có
nhanh hơn một ít nhưng cũng không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản
phẩm.
Cuối cùng chỉ số perocid tăng dần theo sự tăng dần của nhiệt độ
bảo quản.
Qua so sánh cho thấy các mẫu có xử lý chitosan, chỉ số perocid
hầu như bằng 0 ở chế độ bảo quản – 200C ± 1. Như vậy chitosan đã tạo màng
ngăn chặn được sự oxy hóa sản phẩm trong quá trình bảo quản.
Giải thích
Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi về hàm lượng perocid là do ở điều
kiện bảo quản lipid trong sản phẩm có thể bị chuyển hóa thành những phẩm
vật khác. Các quá trình chuyển hóa này rất phức tạp dưới tác dụng của một
loạt các nhân tố như: nhiệt độ, nước, ánh sáng, vi sinh vật…, có enzyme hay
không có enzyme xúc tác. Những phẩm vật khác nhau trong quá trình chuyển
hóa lipid đó có sự oxy hóa lipid tạo thành perocid, hydroperocid là các sản
phẩm trung gian và sau đó tạo thành aldehyd, xeton, xetoacid,… làm cho sản
phẩm có mùi ôi khét, khó chịu, và có màu tối sẫm. Khi ở nhiệt độ cao làm
tăng quá trình phát triển các gốc tự do làm ảnh hưởng đến tốc độ oxy hóa.
Với bao bì hút chân không: chỉ số perocid của sản phẩm mực khô tăng
chậm hơn nhiều so với bao bì bình thường và chỉ số perocid thấp hơn.
- 47 -
Nguyên nhân là do hút chân không tối đa nên lượng oxy không còn hay còn ít
nên quá trình oxy hóa xảy ra chậm hơn và sau quá trình bảo quản chỉ số
perocid vẫn tăng lên là do sản phẩm đã bị oxy hóa tạo điều kiện thuận lợi cho
gốc perocid xảy ra phản ứng tự động và liên tục. Tuy nhiên việc sử dụng bao
bì hút chân không đã hạn chế rất nhiều sự oxy hóa.
Tóm lại hàm lượng lipid trong mực khô không nhiếu nên với sự biến
đổi perocid như trên chỉ góp 1 phần vào sự giảm chất lượng của sản phẩm chứ
không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn sự giảm chất lượng của mực trong
quá trình bảo quản.
3.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm hóa chất khác
nhau đến sự biến đổi tổng số vi sinh vật hiếu khí
Kết quả xét nghiệm tại Viện nghiên cứu và ứng dụng Nha Trang cho
thấy tất cả nhứng mẫu có ngâm trong dung dịch chitosan đều đảm bảo về vấn
đề vi sinh vật. Riêng chỉ có mẫu mực không ngâm trong chitosan là vượt quá
ngưỡng cho phép với 2.3× 106 (cfu/g). Đồ thị 3.6 thể hiện rõ tính sát khuẩn
của chitosan.
0
5 0
1 0 0
1 5 0
2 0 0
2 5 0
0 3 0 6 0
T h ờ i g ia n n g â m ( p h ú t )
Tổ
n
g
v
sv
hi
ế
u
kh
í
(10
^
4
cf
u
/g
) 0
0 .5
1
- 48 -
Hình 3.4: Sự biến đổi của tổng vsv hiếu khí của mực theo thời gian ngâm
trong dung dịch chitosan có nồng độ khác nhau.
Nhận xét và thảo luận
Qua hình 3.4, ta thấy hầu hết những mẫu có ngâm chitosan đều đạt tiêu
chuần về số lượng vi sinh vật hiếu khí cho phép theo tiêu chuẩn vi sinh về vệ
sinh (TCVN 5649 - 1992). Tuy nhiên mẫu mực được nhúng trong chitosan
1% đạt giá trị thấp nhất là 6.9×103, còn mẫu không được nhúng trong chitosan
trước khi sấy có tổng số vi sinh vật hiếu khí là 2.3×106 (cfu/g).
Kết quả kiểm tra của sản phẩm mực khô sấy lạnh tồn tại các loại vi sinh
vật là: vi khuẩn hiếu khí tổng số, nấm mốc và coliform. Nguồn góc của những
loại vi khuẩn này là do trong quá trình xử lý chế biến đã bị nhiễm vào bởi
dụng cụ xử lý tại phòng thí nghiệm không đủ tiêu chuẩn và nguồn nước ở
phòng thí nghiệm chưa đảm bảo vệ sinh.
Tuy nhiên theo tiêu chuẩn vệ sinh về mặt vệ sinh TCVN 5649 – 1992
thì mẫu bảo quản ở t = -200C± 1 và bảo quản trong bao gói bình thường hầu
hết các chỉ tiêu vẫn đạt chỉ trừ tổng số vi sinh vật hiếu khí là không đạt với
3.7× 106 (cfu/g).
Như vậy, những mẫu mực được nhúng trong dung dịch chitosan đã thể
hiện tính sát khuẩn với những chỉ số về vi sinh vật đều nằm trong giới hạn
cho phép.
3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm chitosan đến khả năng
hút nước trở lại của mực khô
Khả năng hút nước của mực khô là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
chất lượng sản phẩm khô.
Khả năng hút nước trở lại của mực khô trong quá trình bảo quản khác
nhau tùy theo nồng độ chitosan. Tỷ lệ hút nước của mực lớn nhất ở mẫu
không ngâm chitosan rồi tiếp tục giảm dần theo sự tăng dần của nồng độ
- 49 -
chitosan. Ở nồng độ chitosan là 1% tỷ lệ hút nước trở lại chỉ đạt 44.7% trong
khi mẫu đối chứng là 71.7%.
0
1 0
2 0
3 0
4 0
5 0
6 0
7 0
8 0
0 0 .1 0 .5 1
N ồ n g đ ộ c h i t o s a n ( % )
T
ỷ
lệ
hú
t n
ư
ớ
c
tr
ở
lạ
i (%
) 0
3 0
6 0
Hình 3.5: Khả năng hút nước trở lại của mực khô trong quá trình bảo quản
Nhận xét và thảo luận
Tùy theo nồng độ chitosan khác nhau mà tỷ lệ hút nước trở lại của mực
khô cũng khác nhau, tỷ lệ hút nước trở lại của sản phẩm giảm dần theo thời
gian. Nhiệt độ bảo quản càng thấp thì tỷ lệ hút nước trở lại càng chậm.
Nguyên nhân hút nước trở lại của mực liên quan đến khả năng biến tính
của protein. Khi protein bị biến tính làm khả năng hút nước trở lại và giữ
nước của thực phẩm, làm giá trị sử dụng của thực phẩm giảm, giảm khả năng
đồng hóa của thực phẩm trong cơ thể con người. Bởi vì ngoài giá trị sinh học
và dinh dưỡng trong công nghệ sản xuất thực phẩm, protein còn có khả năng
tạo cấu trúc, tạo hình khối, tạo trạng thái cho các sản phẩm thực phẩm. Đối
với phương pháp bảo quản ở -20oC, protein bị biến tính. Khi nhiệt độ là 0oC
có 2% nước trong sản phẩm bị đóng băng và có tới 80% nước đóng băng khi
nhiệt độ <-2oC. Ở nhiệt độ này protein bị biến tính đặc biệt là myosin bị giảm.
Thời gian lạnh đông chậm thì các tinh thể nước đá sẽ tạo ra ở môi trường nội
bào nên nó sẽ truyền từ môi trường nội bào ra môi trường ngoại bào tức thì
lực ion tăng lên đáng kể, tế bào bị tiêu diệt nguyên sinh và các protein bị biến
- 50 -
tính. Còn đối với nhiệt độ bảo quản t = -20oC thì lượng nước còn lại trong sản
phẩm nhanh chóng tạo thành tinh thể nước đá do đó sự chuyển nước giữa môi
trường nội và ngoại bào là tối thiểu, do đó biến tính protein không lớn.
3.1.5. Sự biến đổi về chất lượng cảm quan của mực khô thành phẩm theo
thời gian bảo quản trong bao bì hút chân không
Chất lượng cảm quan là một trong những tiêu chuẩn quan trọng được
dùng để đánh giá sản phẩm. Với sản phẩm khô, chất lượng cảm quan lại càng
quan trọng hơn vì nó quyết định đến giá trị sản phẩm về mùi, vị, màu sắc,
trạng thái. Do đó, em đã tiến hành đánh giá sự biến đổi chất lượng cảm quan
của mực khô lột da sấy lạnh theo thời gian qua đồ thị sau.
19
19.2
19.4
19.6
19.8
20
20.2
5 10 15 20 25 30
Ngày bảo quản (ngày)
Đ
iể
m
ch
u
n
g 0
0.1
0.5
1
Hình 3.6: Sự biến đổi chất lượng cảm quan của mực khô thành phẩm theo
thời gian.
Nhận xét và thảo luận
Tất cả các mẫu khi xử lý hóa chất đều có chất lượng cảm quan lớn hơn
rất nhiều so với mẫu đối chứng, điểm cao nhất là mẫu có ngâm chitosan với
nồng độ 1%.
- 51 -
Các mẫu khi xử lý hóa chất đều không xuất hiện vị lạ mà vẫn giữ
nguyên mùi vị đặc trưng của sản phẩm khô.
Mặc dù mực khô độ ẩm không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của vi sinh vật, các enzyme, nhờ đó mà sản phẩm được bảo quản trong
một thời gian dài. Thế nhưng sản phẩm vẫn bị hư hỏng là do các nguyên nhân
sau:
- Trong mực khô vẫn còn có nhóm vi sinh vật ưa khô (xerophilic)
và có nha bào.
- Điều kiện bảo quản không tốt tạo điều kiện cho vi sinh vật phát
triển gây hư hỏng và biến màu mực khô.
- Do bảo quản trong điều kiện bao gói thường nên sau một thời
gian bảo quản sản phẩm xảy ra hiện tượng hút ẩm trở lại. Khi độ ẩm của môi
trường bảo quản lớn sẽ làm cho vi sinh vật hoạt động và phát triển dẫn đến
sản phẩm dễ biến chất và sẽ bị mốc nếu bảo quản trong thời gian dài. Mặt
khác, bao gói thường vẫn còn tồn tại một lượng vi sinh vật hiếu khí do đó khi
gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ hoạt động và gây nên sự giảm chất lượng
cảm quan của sản phẩm.
- Trong sản phẩm mực khô lột da này có nhiều acid amin. Các
acid amin này có thể phản ứng với đường glucoza khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao
từ 200C trở lên gây nên sự biến nâu của sản phẩm. Ngoài sự biến màu do các
acid amin trong mực còn tồn tại một lượng acid béo không no bão hòa cao độ
khi tiếp xúc với không khí, nhiệt độ cao, mùi, vị làm giảm chất lượng sản
phẩm.
Qua đồ thị ta thấy mực khô được bảo quản ở nhiệt độ -20oC khi ngâm
trong dung dịch chitosan có nồng độ 0,5% là ít bị biến đổi về màu sắc cũng
như màu, mùi, vị hơn.
Mẫu đối chứng là mẫu biến đổi nhiều nhất về màu sắc.
- 52 -
Ở đây mực được bảo quản trong bao bì hút chân không nên đã giảm đi
một lượng đáng kể vi sinh vật trên bề mặt. Ngoài ra, khi hút chân không còn
làm bay hơi một phần độ ẩm trên da mực, không khí còn lại trong bao bì rất ít
và thậm chí không còn. Vì vậy vi sinh vật ít hoạt động và phát triển. Mặt khác
chitosan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo màng bảo quản vừa ức chế vi
sinh vật vừa tạo màng bóng đẹp cho sản phẩm.
Khi mực khô thành phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp làm cho một
số vi sinh vật không ưa lạnh, vi sinh vật ở nội tạng bị ức chế và kìm hãm sự
hoạt động của chúng. Mặt khác, các enzyme sẵn có trong thực phẩm có khả
năng hoạt động khác nhau ở nhiệt độ thấp làm giảm hiệu quả xúc tác của các
phản ứng hóa sinh. Nhờ đó làm giảm các phản ứng oxy hóa chất béo, phản
ứng phân giải protein, phản ứng phân hủy các acid amin giảm cho nên chất
lượng cảm quan của mực khô thành phẩm ở giai đoạn đầu bảo quản giảm rất
chậm.
Tuy nhiên, sau một thời gian bảo quản, chất lượng cảm quan giảm
nhanh là do: vi sinh vật thích nghi dần với nhiệt độ của môi trường, bắt đầu
sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Enzyme cũng thích nghi dần với môi
trường và tăng cường khả năng hoạt hóa của mình.
Sử dụng bao bì bình thường để bảo quản sản phẩm làm mẫu đối chứng
so với bao bì hút chân không, sử dụng chitosan để bảo quản sản phẩm so với
mực sấy khô không sử dụng phụ gia để phát hiện ưu nhược điểm mà phương
pháp đang tiến hành, đồng thời tìm ra được phương pháp để làm giảm chi phí
bảo quản một cách hợp lý.
Từ những kết quả cho thấy việc dùng chitosan và bao bì hút chân
không không những mang lại độ bóng đẹp cho sản phẩm mà còn kéo dài thời
gian bảo quản. Với những thuận lợi như vậy chúng ta có thể khắc phục những
nhược điểm về chất lượng nhằm đáp ứng được việc xuất khẩu sản phẩm sang
- 53 -
các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, EU… tuy nhiên tùy theo thời gian
xuất hàng mà ta chọn chế độ bảo quản thích hợp để giảm chi phí bảo quản.
3.2. Quy trình bảo quản mực có sử dụng chitosan
Nguyên liệu
Xử lý
Rửa
Cân
Ngâm chitosan
Cân
Sấy lạnh, cán chỉnh
hình
Bao gói, bảo quản
- 54 -
Thuyết minh quy trình
▫ Nguyên liệu
Mực ống khi mua về phải tươi tốt, cơ thịt săn chắc, không trấy da, màu
mùi tự nhiên, không vàng hay hồng, nguyên vẹn cỡ đồng đều từ 8-9con/kg.
Mực mua về cần được xử lý ngay.
▫ Xử lý
Dùng dao cắt một đường thẳng từ đầu đến đuôi về phía bụng, tách, nội
tạng răng mắt ra, thao tác phải chính xác, nhẹ nhàng để tránh vỡ túi mực ,đứt
đầu, đứt râu.
Dùng dao cắt một đường thẳng vuông góc với thân mực cách đuôi
chừng 2cm sao cho chỉ đứt phần dè, không đứt phần thân mực. Sau đó lột da
bằng cách nắm phần dè kéo ngược lên đầu để lột hết phần da. Phần da còn lại
ở đuôi phải giữ lại để đánh giá cảm quan.
Cuối cùng dùng vải nhám nhẹ nhàng lột phần da đầu.
▫ Rửa
Mực sau khi xử lý xong phải được rửa sạch bùn đất, tạp chất, nhớt bẩn,
màng nhày bằng nước sạch.
▫ Cân
Mực khi sơ chế được để trên vỉ sắt cho ráo nước sau đó đem cân trên
cân điện tử.
▫Ngâm chitosan
Mục đích của việc ngâm chitosan là tạo độ bóng đẹp và kéo dài thời
gian bảo quản của mực khô.
Lượng nước và hóa chất được tính theo tỷ lệ nhất định so với nồng độ
hóa chất.Nước ngâm sau khi pha hóa chất được làm lạnh đến 5.5 thì cho
nguyên liệu vào. Mực được ngâm ở các nồng độ 0.1%, 0.5%, 1%, và thời gian
- 55 -
ngâm là 30 phút, 60 phút cho mỗi nồng độ để chọn ra nồng độ và thời gian
ngâm thích hợp nhất.
▫ Cân
Mực sau khi ngâm hóa chất được vớt ra để ráo trên vỉ sắt rồi đem cân.
Mực được cân lần 2 để xác định sự tăng khối lượng sau khi ngâm trong dung
dịch chitosan.
▫ Sấy lạnh, cán, chỉnh hình
Sấy lạnh và cán, chỉnh hình là hai công đoạn được thực hiện xen kẽ
nhau, cứ sau 1h sấy mực được lấy ra cân ,cán và chỉnh hình. Mực được sấy ở
nhiệt độ: 40, tốc độ gió: 2.5m/s. Mục đích của quá trình sấy là tách bớt nước ở
trong nguyên liệu, giảm khối lượng sản phẩm, tăng hàm lượng chất khô, tăng
độ dẻo dai, giữ được tính đặc trưng của sản phẩm và bảo quản được lâu dài.
Còn cán và chỉnh hình là làm cho bề mặt của thân mực phẳng đẹp và tăng
kích thước của thân mực. Thao tác này được thực hiện rất cẩn thận và tương
đối nhẹ nhàng. Mực được sấy cho đến khi độ ẩm đạt 20% thì quá trình sấy kết
thúc.
▫ Bao gói, bảo quản
Mực sau khi sấy được bao gói trong túi PA đã hút chân không và bảo
quản trong tủ đông ở nhiệt độ là -200C.
Trong quá trình bảo quản cứ 5 ngày sản phẩm được đem ra đánh giá
cảm quan 1 lần. Đồng thời các chỉ tiêu về perocid, tổng vi sinh vật hiếu khí
cũng được tiến hành kiểm tra.
- 56 -
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
1. KẾT LUẬN
Qua hơn ba tháng tìm hiểu và thực hiện luận văn tốt nghiệp đến nay
tôi đã hoàn thành cuốn luận văn này. Với những kết quả thu được từ thực
nghiệm trong quá trình nghiên cứu cho thấy sản phẩm mực khô sau khi sấy
lạnh và bảo quản trong bao bì hút chân không với chế độ bảo quản có nhiệt độ
-20oC và nồng độ chitosan 0,5% cho chất lượng sản phẩm tốt nhất, cụ thể:
Về chất lượng cảm quan sản phẩm mực khô bảo quản trong môi trường
này thời gian bảo quản dài nhất, sản phẩm vẫn đạt loại tốt sau 30 ngày bảo
quản.
Về chỉ số perocid nhiệt độ bảo quản này và cũng nồng độ là 0,5% là
chế độ tối ưu trong bảo quản.
Do đó, để giữ được chất lượng sản phẩm tốt nhất khi chế biến, sản xuất
chúng ta cần có chế độ bảo quản thích hợp, sử dụng bao bì hút chân không và
duy trì nhiệt độ -20oC, là hiệu quả nhất, kéo dài thời gian bảo quản, sản phẩm
ít bị thay đổi nhất.
Tuy nhiên, ở chế độ bảo quản trên chi phí bảo quản cao dẫn tới giá
thành sản phẩm cao, đầu tư trang thiết bị cao, dụng cụ sản xuất và bảo quản
lớn.
2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Từ thực tế khi thực hiện đề tài tôi xin đưa ra một vài ý kiến sau:
Bảo quản mực khô sau khi sấy lạnh là một lĩnh vực không còn mới mẻ
nhưng còn nhiều vướng mắc nên nhà trường cần cho sinh viên nghiên cứu
nhiều hơn để từ đó rút ra một chế độ bảo quản thích hợp nhất và đảm bảo giá
thành là thấp nhất.
- 57 -
Cần trang bị hơn nữa các thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm để
sinh viên có thể nghiên cứu được thuân lợi và chính xác hơn kết quả của
mình.
Qua thời gian nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của trường ĐHNT đến
nay tôi đã hoàn thành cuốn luận văn: “nghiên cứu và ứng dụng chitosan trong
bảo quản mực ống lột da sấy lạnh”. Do thời gian còn hạn chế bước đầu tiếp
cận với công tác nghiên cứu tại phòng thí nghiệm nên còn bỡ ngỡ vì vậy bài
làm của em không thể tránh khỏi những sai sót, vậy kính mong sự góp ý chỉ
bảo của quý thấy cô cũng như tập thể cán bộ đang công tác tại trường ĐHNT
và toàn thể các bạn.
- 58 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Bến (2004), “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất phụ gia
Kalisorbate đến chất lượng của mực ống lột da trong quá trình sấy lạnh và
bảo quản”, Đồ án tốt nghiệp đại học trường Đại Học Thủy Sản.
2. GS.TS Nguyễn Trọng Cẩn – KS Đỗ Minh Phụng (1990), “Nguyên liệu chế
biến thủy sản”, NXB Nông Thôn.
3. GS.TS Nguyễn Trọng Cẩn – KS Đỗ Minh Phụng (1996), “Công nghệ chế
biến thực phẩm thủy sản”, NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đỗ Minh Phụng – Đặng Văn Hợp (1997), “Giáo trình phân tích thực phẩm
thủy sản”, Trường Đại Học Thủy Sản.
5. Nguyễn Chính Quốc – Vũ Thị Kim Ninh (1964), “Chế biến khô các loại
hải sản”, NXB Nông Thôn.
6. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2003), “Nghiên cứu bảo quản mực ống sau khi
sấy lạnh”, Đồ án tốt nghiệp đại học trường Đại Học Thủy Sản.
7. Lê Ngọc Tú (1997), “Hóa sinh công nghiệp”, NXB Khoa Học Kỹ Thuật
Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Brisbane (1994), “Proceedings of the analytical techniques workshop”
2. Fereidoon shahidi, janak Kamil Vidana Arachchi and You Jin Jeon (1999),
“Food application of chitin and chitosans”.
i
PHỤ LỤC
Bảng phụ lục 1: Sự biến đổi độ ẩm của mực theo thời gian sấy ở các
nồng độ chitosan khác nhau
Thời
gian sấy
(h)
Độ ẩm của mực W (%)
đc
0,1%
0,5%
1%
30
phút
60
phút
30
phút
60
phút 30 phút 60phút
1 73,32 73.45 72.87 72.5 73.03 75.8 75.7
2 60,69 60.77 61.31 60.99 63.25 69.57 70.37
3 54,72 54.69 50.39 55.28 54.33 62.77 64.7
4 49,98 47.56 42.99 50.1 49.75 56.36 59.03
5 40,88 39.96 34.96 42.03 43.48 49.89 53.57
6 30,45 31.9 28.18 33.72 36.14 42.97 47.48
7 24,17 25.25 23.45 27.73 30.78 37.07 42.12
8 18,27 20.09 19.83 22.95 25.31 31.17 31.58
9 19.95 21.23 25.69 27.32
10 22.52 22.91
11 19.6 20.03
Bảng phụ lục 2: Bảng tổng hợp điểm chất lượng cảm quan của mực sau
khi sấy lạnh ở các nồng độ và thời gian ngâm hóa chất khác nhau
Thời gian
ngâm (phút)
Điểm cảm quan
0% 0,1% 0,5% 1%
0 19,4 - - -
30 - 19,6 19,94 19,98
60 - 19,8 19,96 19,98
ii
Bảng phụ lục 3: Sự biến đổi chất lượng cảm quan của mực khô thành
phẩm theo thời gian bảo quản
Nồng độ (%) Điểm chung
0 0.1 0.5 1
Thời gian (phút)
0 30 60 30 60 30 60
Thời gian bảo quản
(ngày)
5 19.94 19.96 19.96 19.98 19.96 19.98 19.98
10 19.90 19.92 19.92 19.94 19.94 19.94 19.94
15 19.78 19.78 19.78 19.84 19.84 19.84 19.84
20 19.66 19.72 19.72 19.80 19.80 19.74 19.74
25 19.49 19.50 19.50 19.80 19.80 19.68 19.70
30 19.41 19.41 19.43 19.78 19.77 19.65 19.63
Bảng phụ lục 4: Tỷ lệ hút nước trở lại của mực khô trong quá trình bảo
quản
Thời gian (phút) Nồng độ chitosan (%)
0 0.1 0.5 1
0 30 60 30 60 30 60
Trọng lượng mẫu
trước khi ngâm
(g)
1.7 1.7 2.8 1.3 2 1.4 1.9
Trọng lượng mẫu
sau khi ngâm (g) 6.1 5.2 6.5 3.0 4.1 2.7 3.4
Tỷ lệ hút nước trở
lại (%) 71.7 67.7 57.2 57.1 52.2 48.2 44.7
iii
Mực ống lột da được làm khô trong tủ sấy lạnh không tuần hoàn tại
phòng thực tập kỹ thuật lạnh của Trường Đại Học Nha Trang.
Hình 1: Hình ảnh tổng thể của tủ sấy lạnh không tuần hoàn
Hình 2: Hình ảnh bên trong tủ sấy lạnh không tuần hoàn
iv
Mực ngâm trong chitosan 0.5% Mực ngâm trong chitosan 1%
Mẫu đối chứng không qua xử lý chitosan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_dt_quyen_4259.pdf