LỜI NÓI ĐẦU Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC 1.1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thời kỳ trước 1991:
1.1.1. Trước năm 1945:
1.1.2. Từ năm 1945 – 1991:
1.2. Các mối quan hệ thương mại của Việt Nam từ 1991 đến nay:
Chương 2:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ "Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên toàn thế giới"(Tổng thống George W. Bush, 2005)
2.1. Mối bang giao giữa hai quốc gia qua các thời kỳ:
2.1.1. Từ thế kỷ XIX tới 1945:
2.1.2. Từ 1954-1975:
2.1.3. Từ 1975- 1989:
2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ trước khi có Hiệp định thương mại:
2.2.1. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu:
2.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam:
2.2.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam:
2.3. Quan hệ Việt Nam – Mỹ sau khi có Hiệp định thương mại:
Bảng 6: Thống kê mặt hàng XK sang thị trường Hoa Kỳ trong tháng 1/2010
2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện quan hệ thương mại hai nước:
2.4.1. Thuận lợi:
2.4.2. Khó khăn:
Chương 3:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 3.1. Lịch sử mối quan hệ thương mại:
3.2. Cơ cấu thương mại giữa hai nước:
3.3. Nhận xét về mối quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc:
3.3.1. Những điểm bất đối xứng và nét tương đống:
3.3.2. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành quan hệ thương mại với Trung Quốc:
3.3.2.1. Thuận lợi:
3.3.2.2. Khó khăn:
3.4. Triển vọng mối quan hệ thương mại:
Chương 4:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN 4.1. Khái quát chung về mối quan hệ:
4.2. Cơ cấu thương mại:
4.2.1. Các loại hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam:
4.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trước hiệp định VJEPA:
4.2.3. Quan hệ thương mại hai nước sau khi kí hiệp định đối tác Việt – Nhật:
4.2.3.1. Vài nét về hiệp định VJEPA:
4.2.3.2. Quan hệ thương mại thay đổi sau hiệp định VJEPA:
4.3. Thuận lợi, khó khăn trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản và cách khắc phục.
4.3.1. Thuận lợi:
4.3.2. Khó khăn:
4.2.3. Biện pháp khắc phục:
Chương 5:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ẤN ĐỘ 5.1. Việt Nam – Ấn Độ – mối quan hệ thương mại mới tốt đẹp:
5.2. Hoạt động thương mại giữa hai nước:
5.3. Một số vấn đề cần quan tâm trong quan hệ thương mại hai nước:
Chương 6:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA 6.1. Australia và mối quan hệ thương mại với Việt Nam:
6.2. Tình hình thương mại giữa hai nước:
6.2.1. Giai đoạn 1987 - 1999:
6.3. Nhận định về sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Australia:
6.3.1. Thuận lợi:
6.3.2. Khó khăn:
Chương 7:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NGA 7.1. Tổng quan mối quan hệ:
7.2. Mối quan hệ thương mại Việt – Nga qua các giai đoạn:
7.2.1. Giai đoạn 1991 - 1993:
7.1.1. Giai đoạn 1994 – 1999:
7.1.2. Giai đoạn 1999 đến nay:
7.2. Thuận lợi, hạn chế và cách giải pháp cần thiết trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nga:
7.2.1. Thuận lợi:
7.2.2. Hạn chế:
7.1.1. Các giải pháp cần thiết để việc thương mại của hai nước diễn ra thuận lợi:
Chương 8:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ASEAN 8.1. ASEAN – đối tác thương mại chiến lược:
8.2. Tình hình thương mại giữa hai nước qua các con số:
8.2.1. Giai đoạn 1996 – 2005:
8.3. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và xu hướng:
8.3.1. Nhập khẩu: 8.3.2. Xuất khẩu: 8.4. Thuận lợi và khó khăn trong mối quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN:
8.4.1. Thuận lợi:
8.4.2. Khó khăn:
8.5. Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN:
Chương 9:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU 9.1. Tổng quan về quan hệ thương mại song phương Việt Nam-EU:
9.1. Tình hình thương mại Việt Nam – EU:
9.1.1. Tình hình xuất khẩu:
9.1.2. Tình hình nhập khẩu:
9.2. Cơ hội, thách thức, và hướng đi để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU:
9.2.1. Cơ hội:
9.1.1. Thách thức:
9.1.2. Thúc đẩy trao đổi thương mại:
Chương 10:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CHÂU PHI 1.1. Châu Phi – đối tác thương mại nhiều tiềm năng:
1.2. Tình hình thương mại giữa Việt Nam với châu Phi:
1.2.1. Tổng quan:
1.2.2. Bạn hàng xuất khẩu và cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu:
10.3. Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển mối quan hệ trong thời gian tới:
10.3.1.Thuận lợi:
10.3.2. Khó khăn:
10.3.3. Hướng phát triển mối quan hệ thương mại:
KẾT LUẬN CHUNG
87 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4285 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày. Nếu như trước đây (thời kỳ Liên Xô) hai nước buôn bán với nhau hàng tỉ USD, thì giờ đây quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga mà nét tiêu biểu là quan hệ thương mại đã xuống mức thấp nhất.
Bảng 19: Quan hệ thương mại Việt - Nga giai đoạn 1991 -1993:
Đơn vị tính: 1 triệu USD
Việt Nam
1991
1992
1993
Xuất Khẩu
000.0
100.1
144.3
Nhập khẩu từ Nga
000.0
104.8
135.5
Tổng nhập khẩu
000.0
204.9
279.7
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Công nhân Việt Nam lao động ở Nga theo Hiệp định hợp tác lao động ký với Liên Xô trước đây, về nước hàng loạt hoặc ở lại tự do làm ăn sinh sống (nếu các xí nghiệp Liên Xô cũ không đủ tiền mua vé cho họ trở về nước).
Các hiệp định hợp tác giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa và quốc phòng cũng chấm dứt hiệu lực. Có thể nói quan hệ Việt Nam – Nga trong giai đoạn này ở vào trạng thái ngưng đọng.
Giai đoạn 1994 – 1999:
Chuyến đi thăm hữu nghị của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và việc ký kết “Hiệp định về các cơ sở quan hệ hữu nghị giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga” ngày 16/6/1994 quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga từng bước được khôi phục. Các chuyến thăm hữu nghị, thăm làm việc, các chuyến đi nghiên cứu ở các cấp giữa hai nước lại được khởi động. Hai bên đã ký Tuyên bố chung Việt Nam – Liên bang Nga; Hiệp định tương trợ tư pháp; Hiệp định về hợp tác xây sựng và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Việt Nam; Hiệp định về thanh toán giữa hai ngân hàng và thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ tư pháp. Quan hệ thương mại hai nước tuy có khởi sắc nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á, sau đó lan ra nhiều nước và đến năm 1998 tác động mạng đến Nga đồng thời cơ chế thanh toán giữa hai nước chưa được xử lý thỏa đáng đến mức chu chuyển buôn bán giữa hai nước vẫn còn rất khiêm tốn.
Bảng 20: Quan hệ thương mại Việt - Nga giai đoạn 1994 -1998:
Đơn vị tính: 1 triệu USD
Việt Nam
1994
1995
1996
1997
1998
Xuất khẩu sang Nga
288.7
144.8
186.5
159.1
224.8
Nhập khẩu từ Nga
90.2
80.8
84.7
119.8
132.6
Tổng xuất nhập khẩu
378.9
225.6
271.2
278.9
357.4
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Giai đoạn 1999 đến nay:
Sự phát triển ổn định ở Việt Nam và một nước Nga đang bước ra khỏi khủng hoảng về kinh tế và chính trị xã hội đã tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển quan hệ hai nước ở những năm đầu của thế kỷ XXI.
Chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 9 năm 2000 và việc ký Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam với Liên bang Nga dối với các khoản tín dụng đã cung cấp trước đây, cùng nhiều Hiệp định, Nghị định thư khác như Hiệp định về hợp tác văn hóa, Hiệp định về giáo dục đào tạo đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện các quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga đã có bước tăng trưởng đáng kể.
Bảng 21: Quan hệ thương mại Việt - Nga giai đoạn 1999 đến nay:
Đơn vị tính: 1 triệu USD
Việt Nam
1999
2000
2001
2002
2003
Xuất khẩu sang Nga
114.5
122.5
194.488
500
550
Nhập khẩu từ Nga
240.0
240.6
376.799
190
200
Tổng xuất nhập khẩu
354.5
363.1
571.278
690
750
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Nhìn chung tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ 1991 đến 2003 đều tăng, nhưng còn rất hạn chế so với tiềm năng của mỗi nước. Trong 3 năm gần đây kim ngạch buôn bán giữa hai nước có tăng, đều đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga có tăng nhưng kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều tạo nên sự nhập siêu gần 100% so với xuất.
Biểu đồ 2: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Nga giai đoạn năm 2006- 2009 và ước tính năm 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Trong năm 2009, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nga gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt 415 triệu USD, giảm 38,3% so với năm 2008. Mặc dù vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước cả năm vẫn đạt 1,83 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2008 và chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Thống kê trong Bảng 1 dưới cho thấy trong năm 2009 Nga là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 24 của Việt Nam trong khi đó ở chiều ngược lại Nga là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 12 của các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, tính tổng thể trong năm 2009 Nga là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Việt Nam.
Bảng 22: Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam- Nga trong năm 2009
Chỉ tiêu
XK
NK
XNK
Tỷ trọng so với tổng kim ngạch của Việt Nam (%)
0,7
2,0
1,4
Tỷ trọng so với tổng kim ngạch của Nga (%)
(Tính toán trên nguồn số liệu của Hải quan Nga)
0,2
0,5
0,4
Thứ hạng trong tổng số các thị trường của Việt Nam
24
12
16
Thứ hạng trong tổng số các thị trường châu Âu của Việt Nam
9
2
3
Thứ hạng trong tổng số các thị trường APEC của Việt Nam
24
12
16
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Tính đến hết tháng 02/2010, trị giá hàng hoá trao đổi giữa hai nước là 251 triệu USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga đạt 74,9 triệu USD, tăng 22,4% và chỉ chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Nga là 176 triệu USD, tăng 22,5% và chiếm 1,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Bảng 23: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam- Nga giai đoạn 2006- 2009
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân thương mại
(Xuất khẩu-Nhập khẩu)
Kim ngạch (Triệu USD)
So với năm trước (%)
Kim ngạch (Triệu USD)
So với năm trước (%)
Kim ngạch (Triệu USD)
So với năm trước (%)
2006
413
-
456
-
-43
-
2007
458
10,9
552
21,2
-94
120,2
2008
672
46,6
970
75,6
-298
217,6
2009
415
-38,3
1.415
45,9
-1.000
236,0
Nếu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân của giai đoạn 2006- 2009 (hơn 30%/năm) thì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2010 ước đạt 2,5 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 650 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1,85 tỷ USD. Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại với thị trường Nga và độ mất cân bằng cán cân thương mại ngày càng lớn, nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu. Tính chung cả giai đoạn 2006- 2009, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân đạt 47,6%/năm, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 6,4%/ năm.
Năm 2006, Việt Nam nhập siêu từ Nga là 42,6 triệu USD thì đến năm 2009 nhập siêu gần 1 tỷ USD và trong 2 tháng đầu năm 2010 thì con số này là 101 triệu USD. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, ước tính đến hết năm 2010, nhập siêu của Việt Nam từ Nga có thể lên đến con số 1,2 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước.
Bảng 24: Kim ngạch XK một số nhóm mặt hàng chính của Việt Nam sang Nga năm 2009
STT
Mặt hàng
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trong tổng KNXK sang Nga
Trong tổng KN từng mặt hàng XK của Việt Nam
1
Hàng thủy sản
87.882.902
21,2
2,1
2
Sản phẩm dệt, may
56.045.993
13,5
0,6
3
Gạo
37.089.136
8,9
1,4
4
Hàng rau quả
34.228.256
8,2
7,8
5
Giày dép các loại
29.431.711
7,1
0,7
6
Chè
27.355.762
6,6
15,2
7
Cà phê
22.003.706
5,3
1,3
8
Cao su
20.830.277
5,0
1,7
9
Hạt điều
19.787.710
4,8
2,3
10
Hạt tiêu
12.207.696
2,9
3,5
11
Bánh, kẹo & sản phẩm từ ngũ cốc
11.641.344
2,8
4,2
12
Túi xách, ví, va li, mũ & ô dù
6.826.848
1,6
0,9
13
Sản phẩm mây, tre, cói & thảm
4.513.080
1,1
2,5
14
Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
3.611.338
0,9
0,2
15
Sản phẩm chất dẻo
3.347.718
0,8
0,4
16
Hàng hoá khác
38.088.640
9,2
0,1
Tổng cộng
414.892.117
100,0
0,7
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Bảng 25: KNNK một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ Nga năm 2009
STT
Mặt hàng
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Trong tổng KNNKtừ Nga
Trong tổng kim ngạch từng mặt hàng NK của Việt Nam
1
Sắt thép các loại khác
442.236.293
31,3
10,2
2
Phôi thép
336.129.516
23,8
32,6
3
Dầu DO
290.789.566
20,6
8,9
4
Xăng
20.304.858
1,4
1,0
5
Phân Urê
39.636.729
2,8
9,5
6
Phân Kali
32.815.261
2,3
11,8
7
Phân SA
20.682.787
1,5
13,3
8
Phân DAP
8.345.698
0,6
2,2
9
Phân NPK
7.967.244
0,6
6,0
10
Sản phẩm từ sắt thép
25.359.140
1,8
1,9
11
Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
24.087.439
1,7
0,2
12
Cao su các loại
20.877.919
1,5
5,1
13
Nhiên liệu bay
20.304.858
1,4
5,4
14
Giấy các loại
17.482.971
1,2
2,3
15
Lúa mỳ
9.628.790
0,7
2,8
16
Hàng hoá khác
107.712.726
7,6
0,3
Tổng cộng
1.414.733.006
100,0
2,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Thuận lợi, hạn chế và cách giải pháp cần thiết trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nga:
Thuận lợi:
Quan hệ hai nước ổn định, có phát triển trên nhiều phương diện, nhất là về kinh tế, khó có phát triển đột phá. Tuy có không ít khó khăn, song quan hệ đối tác chiến lược cũng có nhiều yếu tố cơ bản thuận lợi.
Thứ nhất, mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, song các xu thế lớn trên thế giới vẫn là các xu thế chủ đạo, chi phối sự phát triển thuận của tình hình thế giới.
Thứ hai, đổi mới ở Việt Nam tiếp tục thu được những thành tựu, vị thế của Việt Nam trên thế giới và khu vực tiếp tục được nâng cao; tình hình Liên bang Nga tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, kinh tế tăng trưởng, vị thế nước lớn của Nga được tăng cường. Chính vì vậy Việt Nam và Nga càng cần nhau hơn.
Thứ ba, thành tựu quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện tốt cho phát triển quan hệ.
Hạn chế:
Quan hệ kinh tế chưa xứng với tiềm năng, sức mạnh cũng như truyền thống quan hệ hữu nghị, hợp tác. Kim ngạch buôn bán hai chiều nhỏ bé: xuất khẩu của Việt Nam sang Nga mới chiếm 0,3% tổng kim ngạch ngoại thương của Nga, còn xuất khẩu của Nga sang Việt Nam mới chiếm 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đầu tư của Nga sang Việt Nam còn khiêm tốn, nhiều dự án bị giải thể. Nga thiếu kinh nghiệm lobby. Hợp tác văn hoá còn nhiều hạn chế. Do khó khăn tài chính nên việc trao đổi các đoàn nghệ thuật theo đường nhà nước còn chưa thực hiện đựợc. Nga là thị trường du lịch lớn, song khách du lịch sang Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng, thua xa Thái Lan. Năm 2006 có hơn 30.000 lượt khách du lịch Nga đến Việt Nam, trong khi đó đến Thái Lan là 100.000 lượt. Thậm chí buôn bán hai chiều giữa Thái và Nga là 1.8 tỷ, còn Nga và Việt Nam có hơn 800 triệu đô la.
Tóm lại, mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, song sự phát triển quan hệ Việt - Nga chưa tương xứng với tinh thần “đối tác chiến lược”.
Có nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, là do nhận thức. Mặc dù là đối tác chiến lược, song cả hai bên chưa thực sự coi nhau là ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của mình, vẫn chỉ dành cho nhau ưu tiên thấp. Đây là nguyên nhân chủ yếu.
Thứ hai, hai nước chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có một chiến lược phát triển quan hệ cho một giai đoạn dài, ví dụ 5-10 năm; chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể phát triển quan hệ. Vừa rồi tháng 3/2007, Nga mới chuyển cho Việt Nam “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga”.
Thứ ba, cơ chế hợp tác đã có bước chuyển nhất định sang nguyên tắc kinh tế thị trường, song chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập, chưa phát huy tác dụng. Ví dụ cơ chế hàng đổi hàng khó thúc đẩy trao đổi thương mại.
Thứ tư, thời gian dài các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự coi trọng thị trường Nga vì sợ rủi ro, luật pháp chưa rõ ràng, môi trường kinh doanh chưa tốt, tình trạng mafia, kinh tế ngầm…Mặt khác hàng hoá của Việt Nam chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu, chưa phong phú và bị cạnh tranh của hàng Trung Quốc và các nước khác…
Thứ năm, Nga cũng chưa coi trọng thích đáng hợp tác với Việt Nam, chậm chuyển đổi cơ chế, lãi suất cho vay tín dụng cao, hạn chế về công nghệ cao, thiếu nhậy bén, thiếu linh hoạt trong làm ăn và thiếu kỹ năng lobby. Đồng thời Nga còn có một số chính sách tăng cường bảo hộ mậu dịch gây cản trở cho hàng xuất khẩu của Việt Nam như hạn chế nhập khẩu gạo, tăng hàng rào kiểm tra an toàn thực phẩm hàng thuỷ sản, cấm người nước ngoài bán lẻ tại các chợ ảnh hưởng đến mạng lưới tiêu thụ tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu hàng từ Việt Nam.
Thứ sáu, cả hai bên, trong đó có các Bộ, ngành và doanh nghiệp đều chưa thật sự năng động, khắc phục khó khăn, tìm cách làm ăn mới. Hoạt động của Uỷ ban liên Chính phủ cũng chưa thật sự hiệu quả.
Các giải pháp cần thiết để việc thương mại của hai nước diễn ra thuận lợi:
Hai nước cần đổi mới nhận thức, dành ưu tiên cao cho quan hệ theo tinh thần “đối tác chiến lược”.
Sớm có các chương trình ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn với các biện pháp cụ thể phát triển quan hệ trên các lĩnh vực hợp tác có tiềm năng;
Xử lý các khúc mắc thúc đẩy quan hệ như cơ chế, chính sách…;Tìm giải pháp hợp lý tạo điều kiện hợp pháp cho cộng đồng người Việt ổn định làm ăn, sinh sống trên đất Nga;
Đổi mới hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ…
Tiếp nối quan hệ Việt-Xô, sau những thăng trầm, quan hệ Việt-Nga đã có bước phát triển mới về chất với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Gần 8 năm đã trôi qua, quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga đã và đang thu được những thành tựu đáng kể về các lĩnh vực. Bên cạnh thành công cũng có không ít khó khăn, hạn chế. Muốn đẩy mạnh đối tác chiến lược cần có nỗ lực và nhiều biện pháp hữu hiệu.
Chương 8:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ASEAN
8.1. ASEAN – đối tác thương mại chiến lược:
Trước khi VN tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn, có thể nói ASEAN như một sân chơi nhỏ cấp khu vực giúp Việt Nam làm quen với các luật chơi chung của quốc tế để dần tham gia vào tiến trình hội nhập ở quy mô lớn hơn như APEC, WTO…
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 ở Brunei, đã diễn ra buổi lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của hiệp hội. Ngay sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam chủ động, tích cực tham gia hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực.
ASEAN là tổ chức duy nhất trên thế giới có mối quan hệ đối thoại thành cơ chế với nhiều nước lớn và tổ chức quốc tế quan trọng nên việc gia nhập ASEAN đã hỗ trợ đắc lực cho Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. ASEAN cũng giúp Việt Nam nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế.
Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, dù xuất phát điểm thấp hơn các nước ASEAN cũ rất nhiều, nhưng sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình liên kết kinh tế đã tạo thế chủ động hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực, phù hợp với các ưu tiên phát triển trong nước. Kim ngạch thương mại Việt Nam – ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%.
Trong những năm qua quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển. Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy các thành viên ASEAN tính chung luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 25,9%/năm trong giai đoạn 2005-2008 và 13,3%/năm giai đoạn 2005-2009. Về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực thị trường khác thì ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu - EU. Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc.
8.2. Tình hình thương mại giữa hai nước qua các con số:
8.2.1. Giai đoạn 1996 – 2005:
Bảng 26: Tình hình thương mại giữa VN và ASEAN 1998 - 2002
ĐVT: triệu USD
Năm
XK sang ASEAN
NK từ ASEAN
Nhập siêu
Tuyệt đối
Tương đối %
1996
1998
1999
2000
2001
11/2002
996,9
1945,0
2516,3
2619,0
2551,4
2397,8
2270,0
3344,4
3290,9
4449,0
4226,1
3665,1
-1273,1
-1399,4
-774,6
-1830
-1674,7
-1267,3
227,7
171,948
130,78
169,87
165,638
152,85
Nguồn: Tổng cục thống kê và bộ thương mại
Lượng xuất khẩu tăng dần qua các năm, tuy nhiên xét về cán cân thương mại ta nhập siêu. Điều này có thể lý giải được, bởi nước ta trong giai đoạn này mới đẩy mạnh phát triển kinh tế, do đó cần nhập nhiều máy móc; kỹ thuật phục vụ cho sản xuất; lượng xuất khẩu chỉ là những mặt hàng nông sản, thủ công
8.2.2. Những năm 2005 trở lại đây:
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng đạt được sự phát triển khả quan. Trị giá buôn bán hàng hoá hai chiều trong giai đoạn 2005-2008 liên tục tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD trong khi đó con số này của năm 2008 là 29,77 tỷ USD; tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này chỉ đạt con số 22,41 tỷ USD; giảm gần 25% so với một năm trước đó.
Biểu đồ 3: Quan hệ ngoại thương Việt Nam-ASEAN giai đoạn năm 2005- 2009
Biều đồ trên cho thấy trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN luôn mất cân bằng với mức thâm hụt nghiêng về phía Việt Nam. Cụ thể, mức nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN trong năm 2005 chỉ là 4 tỷ USD thì trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chỉ đạt 8,59 tỷ USD, giảm 15,8%, nhập khẩu là 13,81 tỷ USD, giảm 29,4% so với năm 2008 nên mức thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước ASEAN cả năm là 5,22 tỷ USD.
Bảng 27: Thống kê kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - ASEAN giai đoạn 2005- 2009
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các nước ASEAN (triệu USD)
5.451
6.362
7.819
10.199
8.592
Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu sang các nước ASEAN (%)
16,7
22,9
30,4
-15,8
Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu của cả nước (%)
22,8
21,9
29,1
-8,9
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN (triệu USD)
9.457
12.545
15.890
19.567
13.813
Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu từ các nước ASEAN (%)
32,7
26,7
23,1
-29,4
Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của cả nước (%)
21,4
39,6
28,8
-13,3
Cán cân thương mại hàng hóa với các nước ASEAN
(XK-NK) (triệu USD)
-4.006
-6.183
-8.071
-9.368
-5.221
Cán cân thương mại hàng hóa với tất cả các nước trên thế giới (XK-NK) (triệu USD)
-4.540
-5.065
-14.121
-18.029
-12.853
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Mặc dù trị giá hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam với các nước ASAEN trong nhiều năm gần đây đều tăng so với năm trước (trừ năm 2009) nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân. Do đó, tỷ trọng giao thương của Việt Nam với khu vực này so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước với thế giới lại có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
giữa Việt Nam - ASEAN giai đoạn từ năm 2005-2009
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2010 quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có nhiều tín hiệu lạc quan. Trị giá trao đổi hàng hoá với khu vực này của Việt Nam trong quý I/20010 có tốc độ tăng cao hơn hẳn so với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, đặc biệt là xuất khẩu. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2010 giữa Việt Nam và ASEAN là 6,12 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 2,54 tỷ USD, tăng 26,5% và chiếm 17,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN là 3,57 tỷ USD, tăng 45,6% và chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy, nhập siêu của Việt Nam trong buôn bán với khu vực thị trường lớn nhất của Việt Nam trong quý I/2010 đã vượt qua con số 1 tỷ USD.
8.3. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và xu hướng:
Nhập khẩu:
Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, một số hàng NK có kim ngạch đáng kể ở Việt Nam như xăng dầu, xe máy…
Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh mục loại trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại trừ dần các hàng rào phi thuế quan (nhất là những hạn chế về số lượng nhập khẩu). Khi đó, rất có thể NK, nhất là những mặt hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng lên nếu những mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước không cạnh tranh lại được.
Bảng 28: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ khu vực thị trường ASEAN năm 2009
STT
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Trị giá (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Trong tổng KNNK từ các nước ASEAN
Trong tổng KNNK Việt Nam từ tất cả các thị trường
1
Dầu Diesel
1.230
8,9
37,8
2
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
1.207
8,7
9,5
3
Xăng
944
6,8
47,9
4
Máy vi tính, SP điện tử & linh kiện
804
5,8
20,3
5
Chất dẻo nguyên liệu
756
5,5
26,9
6
Dầu Mazut
622
4,5
99,3
7
Giấy các loại
462
3,3
60,0
8
Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống
427
3,1
51,4
9
Dầu mỡ động, thực vật
405
2,9
81,6
10
Sắt thép các loại
402
2,9
7,5
11
Hàng hoá khác
6.554
47,4
17,6
Tổng cộng
13.813
100,0
19,7
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu:
Trong 5 năm gần đây (từ 2002 - 2006), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm của Việt Nam sang các nước thành viên ASEAN đều cao. Cụ thể: Campuchia: 39,8%/năm; Inđônêxia: 36,1%/năm; Lào: 9,5%/năm; Malaixia: 30,8%/năm; Mianma: 28,8%/năm; Phiippin: 20,7%/năm; Xingapo: 9,6%/năm; Thái lan: 28,9%/năm.
Về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, có hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanh mức 40% năm 2005 lên trên 46,6%), sau đó là gạo (chiếm tỷ trọng trên 10%). Các nước nhập khẩu gạo lớn trong ASEAN như Inđônêxia, Philipin, Malaixia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng và thực hiện nhiều biện pháp phi thuế quan để quản lý mặt hàng này. Do lợi thế về vận tải và nhu cầu gạo phẩm cấp thấp phù hợp với sản xuất của Việt Nam nên thị trường ASEAN vẫn là thị trường quan trọng trong xuất khẩu gạo Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số nước ASEAN đã và đang có nhu cầu tương đối lớn các loại rau quả, đặc biệt là các rau quả tươi, thủy sản.
Đối với hàng dệt may và giầy dép, do có sự trùng hợp về cơ cấu sản xuất nên những mặt hàng này của Việt Nam khó có khả năng thâm nhập mạnh vào ASEAN. Tuy nhiên nhờ tận dụng những ưu đãi thuế để tăng cường xuất khẩu nên trị giá xuất khẩu các sản phẩm dệt may, giầy dép sang các nước ASEAN đã tăng lên.
Mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử hiện nay chủ yếu do các công ty liên doanh tại Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN.
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn khác sang ASEAN là linh kiện điện tử, vi tính, hải sản, hàng dệt may… nhưng kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN không ổn định, năm tăng năm giảm. Điều đáng chú ý là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN gồm: nông sản, hải sản và khoáng sản thô, sơ chế có giá trị thấp, hàm lượng giá trị gia tăng không cao do có giá trị thấp, giá cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định.
Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được một số mặt hàng chế tạo mới sang ASEAN như: dây điện và dây cáp điện, đồ chơi trẻ em, xe đạp và phụ tùng xe đạp.
Bảng 29: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của Việt Nam sang khu vực thị trường ASEAN năm 2009
STT
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Trị giá (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Trong tổng KNXKsang ASEAN
Trong tổng KNXK của Việt Nam
1
Dầu thô
2.305
26,8
37,2
2
Gạo
1.335
15,5
50,1
3
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
649
7,6
23,5
4
Máy móc,thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
397
4,6
19,3
5
Sắt thép các loại
287
3,3
75,0
6
Dầu Diesel
267
3,1
64,2
7
Hàng thuỷ sản
205
2,4
4,8
8
Sản phẩm dệt,may
201
2,3
2,2
9
Xăng
161
1,9
99,4
10
Sản phẩm chất dẻo
124
1,4
15,3
11
Sản phẩm sắt thép
122
1,4
20,2
12
Sản phẩm hóa chất
107
1,2
39,0
13
Hàng hoá khác
2.433
28,3
11,5
Tổng cộng
8.592
100,0
15,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Thuận lợi và khó khăn trong mối quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN:
Thuận lợi:
Việt Nam đã tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA – ASEAN Free Trade Area) với công cụ chủ yếu để thực hiện thành công AFTA là Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT – The Agreement on the Common Effective Preferential Tariff) đã được các nước thành viên ASEAN ký năm 1992 đem lại cho Việt Nam những điều kiện thuận lợi: tự do hóa thương mại, thu hút vốn đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh…
Từ các nước ASEAN ta có thể nhập những nguyên liệu cần thiết cho nền kinh tế với giá tương đối hạ: phân bón, xăng dầu, linh kiện điện tử, máy tính, hạt nhựa…
Qua các nước ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu vì những nước này có nhiều sản phẩm xuất khẩu tương đồng với Việt Nam.
Khó khăn:
Khoảng cách thấp xa của Việt Nam về trình độ phát triển kinh tế so với các nước ASEAN (thu nhập bình quân đầu người, dự trữ ngoại tệ, vốn đầu tư, trình độ công nghệ)
Các nước ASEAN đang nhập siêu từ các nước ASEAN và trong lĩnh vực nhập khẩu, việc tham gia thực hiện AFTA, xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan có thể trở thành một “nguy cơ” cho các nhà sản xuất trong nước.
Trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam còn non yếu.
Số thu từ thuế nhập khẩu, còn chiếm một phần quan trọng của thu ngân sách (25%). Trong khi các nước ASEAN thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm 10% Hiện nay kim ngạch nhập khẩu từ khu vực ASEAN chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu hằng năm của Việt Nam.
Hàng hóa sẽ bị cạnh tranh ngày càng mạnh vì nhiều nước trong khối ASEAN cũng xuất khẩu những mặt hàng tương tự Việt Nam.
Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN:
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN, tham gia vào việc hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập khu vực nói riêng, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm một số vấn đề sau đây:
Nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường thế giới cũng như ở các nước ASEAN có ảnh hưởng nhiều tới giao dịch và giá cả; tiếp đó là tình hình chính trị thiếu ổn định ở một số nước cũng tác động mạnh đến quan hệ thương mại và khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới điều chỉnh tốt chính sách thị trường, giá cả trong giao dịch.
Từ nay đến năm 2020, thị trường châu Á và các nước ASEAN vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tương đối cao, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng lợi thế vị trí địa lý gần và đây hầu hết là các thị trường buôn bán truyền thống, để đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, hải sản, sản phẩm điện tử và máy vi tính, hàng dệt may, gạo, cao su và than đá...
Tăng cường cơ chế hợp tác thay cho sự cạnh tranh trên thị trường, nhất là việc cùng giao dịch chào bán và tham gia đấu thầu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su… mà Việt Nam và một số nước trong khu vực đều là nước có thế mạnh xuất khẩu, tránh được sự ép giá của các nhà nhập khẩu. Điển hình là mặt hàng gạo trong nhiều năm qua, Việt Nam và Thái Lan đã hợp tác xuất khẩu nên đã nâng được giá cả trên thị trường thế giới, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nông dân. Việc hợp tác tham gia đấu thầu và xuất khẩu gạo tại thị trường Philippin, Inđônêxia cũng cần được hai nước chú ý phối hợp tốt trong thời gian tới.
Công tác xúc tiến thương mại luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với xuất khẩu. Cần xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu riêng cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam để đảm bảo chất lượng, ổn định thị trường tiêu thụ và thu hút sự quan tâm của khách hàng ngày càng nhiều
Củng cố hoạt động của các Cơ quan thường vụ ở nước ngoài. Việc thành lập các phòng trưng bầy giới thiệu sản phẩm tại các nước phải được các cơ quan thương vụ quan tâm hơn.
Chương 9:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU
Tổng quan về quan hệ thương mại song phương Việt Nam-EU:
EU là thị trường với 27 nước thành viên, trên địa bàn rộng hơn 4 triệu km2, với dân số trên 460 triệu người, có tổng GDP là gần 15.000 tỷ USD, chiếm khoảng 27% tổng GDP của toàn thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU với các nước ngoài khối là 2.800 tỷ USD, chiếm 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn cầu.
Tháng 11/1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (nay là Liên minh châu Âu - EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với một tổ chức khu vực là EU. Năm năm sau (1995), mối quan hệ “chưa từng có ấy” đã được cụ thể hóa bằng bản Hiệp định khung về hợp tác, tập trung trên lĩnh vực thương mại. Một nền tảng vững chắc cho sự phát triển mối quan hệ hai bên đã được thiết lập. Từ quan hệ giữa một bên là các nước cung cấp viện trợ phát triển và một bên là nước nhận viện trợ theo bản Hiệp định khung về hợp tác năm 1995, nay với thỏa thuận tiến tới PCA, quan hệ Việt Nam-EU trong thời gian tới sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn trên nhiều lĩnh vực.
Quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển với tốc độ chóng mặt. EU trở thành đối tác thương mại số 1 của Việt Nam và cũng là nguồn cung cấp FDI lớn thứ hai của Việt Nam với tổng vốn đăng ký tính đến tháng 11/2007 đạt 8,4 tỷ USD.
Tình hình thương mại Việt Nam – EU:
Tình hình xuất khẩu:
Trong những năm qua, quan hệ trao đổi thương mại giữa Việt Nam với EU đạt mức độ tăng trưởng khá. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với EU đạt trên 76 tỷ USD cho cả 9 năm (2000 – 2009), trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU 50,4 tỷ USD và nhập từ EU 26,1 tỷ USD. Trong các địa bàn những nước mà Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hóa, EU là một trong những thị trường mà Việt Nam xuất siêu. Trong đó, chủ yếu là giày dép, hàng dệt may, cà phê, đồ gỗ, hàng thủy sản, dầu thô... Trong các năm vừa qua, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, tiếp theo đó là Anh; Pháp; Hà Lan…
So với 3 tháng đầu năm 2009, năm nay đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu hai tháng năm nay là nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng; tiếp theo là điện thoại di động tăng mạnh (từ 270.000 USD lên 130 triệu USD 2 tháng đầu năm 2010); đây là dấu hiệu vui, vì trước đây mặt hàng đứng đầu là giày dép, dệt may.
Tình hình nhập khẩu:
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ EU những máy móc thiết bị; sản phẩm tân dược, nguyên phụ liệu cho dệt may và giày da, sắt thép, phân bón. Chúng ta nhập khẩu những mặt hàng đó là để phục vụ cho nền kinh tế, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, giá trị nhập các loại hàng hóa không nhiều, nói khác đi, ta không phải là thị trường xuất khẩu mạnh của EU.
Cơ hội, thách thức, và hướng đi để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU:
Cơ hội:
Quan hệ chính trị – ngoại giao song phương hiện tốt đẹp. Điều đó là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh quan hệ thương mại hai bên.
Thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm như dệt may, giày dép, chè, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và cao su tự nhiên... đồng thời những mặt hàng ta nhập từ EU là máy móc, công nghệ, nguyên liệu cao cấp để phục vụ cho sự phát triển kinh tế.
Sức mua của người tiêu dùng châu Âu lớn và tương đối bền vững, đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy, Thụy Điển, Nga, Ucraina và Ba Lan.
EU có lợi thế lớn về xuất nhập khẩu dịch vụ; chính sách thương mại của EU là hướng theo việc xóa bỏ các hạn chế thương mại, hạ thấp các hàng rào thuế quan và hiện EU đang thực hiện đa phương hóa, khu vực hóa và song phương hóa với các nước trên thế giới. Đây là những lợi thế có được từ EU mà chúng ta cần tận dụng phát huy trong trao đổi thương mại.
Cơ cấu kinh tế Việt Nam và cơ cấu kinh tế nhiều nước châu Âu có tính bổ sung, có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh giữa hai bên.
Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu tương đối đông có nhu cầu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khá lớn.
Tình hình an ninh, chính trị tại hầu hết các nước châu Âu đều cơ bản ổn định, là nhân tố quan trọng tạo tâm lý an tâm cho các doanh nhân và góp phần giảm thiểu các chi phí phòng ngừa rủi ro.
Thách thức:
Hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật được Ủy ban châu Âu áp dụng đối với mặt hàng thủy sản, hàng dệt may, hóa chất và các sản phẩm dùng hóa chất… đã hạn chế số lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố buộc ta phải tự “thay đổi mình” để có thể sản xuất được hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu của các “ông lớn khó tính”.
Các hàng rào thương mại phi thuế quan khác; chẳng hạn từ tháng 12/2007, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho nhập khẩu cá kiếm của Việt Nam với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC)
Những quy trình hoạch định và ban hành các quyết định liên quan đến thương mại của EU khá phức tạp. Việc vận động hành lang đối với các chính sách cũng trở nên vô cùng nan giải và tốn kém.
Khác biệt về tập quán kinh doanh giữa phương Tây và phương Đông
Trở ngại ngôn ngữ
Thúc đẩy trao đổi thương mại:
Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác nhiều mặt với các nước châu Âu, trong đó có một số nước được xác định là đối tác chiến lược và đối tác quan hệ chiến lược. Quan điểm chung của Việt Nam khi làm ăn với EU là luôn coi EU là thị trường lớn của thế giới, quan điểm này sẽ khiến ta cẩn trọng khi tiến hành thương mại và đề ra được những chính sách khả thi, thúc đẩy thương mại hai bên theo chiều hướng tốt đẹp.
Để đạt được những mục tiêu xuất khẩu đã đề ra, theo như ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh thì trước tiên phải đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU hơn nữa, đặc biệt xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm mới, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như: cơ khí, thiết bị điện. Nâng cao chất lượng và tiếp tục xuất khẩu các loại nông sản chế biến nhiệt đới và những sản phẩm công nghiệp nhẹ như giày dép, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ…
Cần nghiên cứu, theo dõi các chính sách thương mại và công nghiệp của EU để kịp thời điều chỉnh, ứng phó trong từng giai đoạn. Phải tích cực tìm các nguồn nguyên liệu, vật tư quan trọng mà chúng ta có thể nhập khẩu từ EU để phục vụ cho xuất khẩu và sản xuất trong nước, đặc biệt những ngành có nhu cầu lớn…
Chương 10:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CHÂU PHI
Châu Phi – đối tác thương mại nhiều tiềm năng:
Châu Phi là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên. Theo nhận định của IMF, gần đây châu Phi đang ở giai đoạn tốt nhất của phát triển kinh tế. Trong khi các nước công nghiệp phát triển phải đối mặt với cơn bão kinh tế trầm trọng nhất trong năm 2009, châu Phi vẫn đạt được mức tăng trưởng dương và đang trở thành một thị trường đầy triển vọng đối với các nhà đầu tư.
Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ rất sớm. Trong những năm 1990, Việt Nam và các quốc gia châu Phi đã ký 39 hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật, bảo hộ đầu tư, nông nghiệp, y tế, giáo dục. Việt Nam cũng đã ký Hiệp định Thương mại song phương với 14 nước châu Phi. Qua đó, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực này đã tăng hơn 10 lần trong giai đoạn 1991 - 2002, đạt khoảng 200 triệu USD.
Các hoạt động xúc tiến hợp tác kinh tế, thương mại với các nước châu Phi diễn ra liên tục. Năm 2009, Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong quan hệ kinh tế với châu Phi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Châu Phi giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 05/03/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với các nước châu Phi giai đoạn 2008-2010.
Tình hình thương mại giữa Việt Nam với châu Phi:
Tổng quan:
Với chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Châu Phi và sự năng động của các doanh nghiệp trong việc khai thác các thị trường mới, kim ngạch buôn bán Việt Nam - Châu Phi đã có bước tăng trưởng nhanh.
Bảng 30: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Châu Phi và tỷ trọng trong tổng kim ngạch của cả nước từ 1991-2007
Đơn vị: triệu USD
Năm
Tổng kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Xuất khẩu
Tỷ trọng (%)
Nhập khẩu
Tỷ trọng (%)
1991
15,5
0,35
13,3
0,64
2,2
0,09
1996
39,6
0,22
26,7
0,37
12,9
0,12
2001
218,1
0,70
174,9
1,16
43,2
0,27
2002
196,2
0,54
126,9
0,76
69,3
0,35
2003
372,4
0,82
229,1
1,14
143,3
0,57
2004
577,8
0.99
407,5
1,54
170,3
0,53
2005
911,4
1,30
647,5
2
263,9
0,72
2006
832
1
610
1,5
222
0,5
2007
1007,8
0,9
683,5
1,4
324,3
0,5
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ con số nhỏ bé 15,5 triệu USD năm 1991 lên 1,008 tỷ USD năm 2007, trong đó xuất khẩu tăng từ 13,3 triệu USD lên 174,9 triệu USD và 651 triệu USD, nhập khẩu tăng từ 2,2 triệu USD lên 43,2 triệu USD và 262,7 triệu USD.
Trao đổi thương mại với các nước Châu Phi tăng trưởng với tốc độ bình quân cao hơn tăng trưởng ngoại thương chung của cả nước trong cùng thời kỳ, trung bình là 31% trong các năm 2001-2007.
Tỷ trọng buôn bán với Châu Phi trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam tăng từ 0,35% năm 1991 lên 0,7% năm 2001 và 0,9% năm 2007.
Tuy nhiên, do trao đổi thương mại giữa hai bên có xuất phát điểm rất thấp, thêm vào đó tăng trưởng cao trong bối cảnh "cất cánh" chung của ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây nên việc buôn bán với Châu Phi đạt được tốc độ tăng trưởng cao như vậy cũng là điều dễ hiểu.
Thực tế là mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể, buôn bán giữa Việt Nam với Châu Phi còn ở mức rất thấp. Đến nay, Châu Phi vẫn là khu vực mà nước ta có mức độ trao đổi thương mại thấp nhất so với các khu vực thị trường khác trên thế giới. Năm 2007, xuất khẩu sang châu Phi mới chỉ chiếm 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đặc biệt, nếu xét tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch mậu dịch của Châu Phi thì con số này còn rất nhỏ bé. Năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi mới chỉ chiếm 0,18 % tổng kim ngạch nhập khẩu của châu Phi.
Trong quan hệ thương mại với các nước Châu Phi, Việt Nam thường xuất siêu, giá trị xuất khẩu sang Châu Phi thường cao trên gấp hai lần giá trị nhập khẩu từ Châu Phi.
Bạn hàng xuất khẩu và cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu:
Có thể nói, châu Phi là bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam. Càng ngày, hàng hóa ta xuất sang các nước châu Phi càng nhiều và 10 thị trường ta xuất khẩu chủ yếu ở châu Phi qua các năm là:
Bảng 31: Xuất khẩu sang 10 thị trường chủ yếu ở Châu Phi, 2001 – 2007
Đơn vị: triệu USD
Tên nước
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Nam Phi
29,1
15,5
22,7
56,8
111,8
100,7
119,5
Ai Cập
28,6
21,8
14,8
39,1
45,1
49,0
97,3
Ghana
4,7
8,6
15,3
31,7
23,4
38,2
53,3
Cốt-đi-voa
0
0
43,0
32,6
81,1
54,9
50,0
Ăng-gô-la
28,1
20,7
29,8
34,9
76,2
55,0
49,4
An-giê-ri
11,7
3,3
18,2
13,9
30,9
34,2
40,5
Ni-giê-ri-a
8,1
9,4
10,5
11,3
17,1
32,9
32,9
Tan-da-ni-a
8,3
6,1
20,7
25,0
22,5
22,6
18,3
Ma-rốc
1,8
3,0
3,3
8,2
8,1
11,1
27,1
Sê-nê-gan
21,3
13,8
33,9
57,2
41,9
9,5
9,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang châu Phi đã được đa dạng hóa hơn. Nếu như trong thập kỷ 90, mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta sang châu Phi là gạo thì những năm gần đây, ta đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện - điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả… mặc dù giá trị xuất khẩu chưa cao.
Về nhập khẩu, các mặt hàng nước ta nhập khẩu ổn định từ châu Phi trong những năm qua với khối lượng đáng kể là sắt thép (chủ yếu từ Nam Phi), hạt điều thô (từ Nigeria, Bờ Biển Ngà), bông (Mali, Tanzania), gỗ nguyên liệu (Nam Phi, Togo), phân bón (Tuynizi, Swaziland, Nam Phi), nguyên phụ liệu thuốc lá (từ Mozambique, Zimbabue), và một số mặt hàng khác thay đổi từng năm như xăng dầu, hóa chất, nguyên phụ liệu thuốc lá, thức ăn gia súc và nguyên liệu, thuốc trừ sâu và nguyên liệu… Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu còn hạn chế cả về số lượng lẫn kim ngạch. Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với châu Phi hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai bên.
Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển mối quan hệ trong thời gian tới:
Thuận lợi:
Châu Phi có nhiều tiềm năng phát triển (diện tích 31 triệu km2, với 54 quốc gia, dân số trên 1 tỉ người, vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản...) rất thuận lợi cho việc trao đổi và bổ sung cơ cấu kinh tế.
Tình hình chính trị khu vực châu Phi dần ổn định, kinh tế từng bước phục hồi, một số nước tăng trưởng khá, tạo môi trường kinh doanh và hợp tác thuận lợi.
Châu Phi đang đẩy mạnh cải cách, liên kết khu vực, thu hút đầu tư, viện trợ phát triển từ bên ngoài.
Nhiều nước châu Phi đang được hưởng chế độ ưu đãi trong quan hệ thương mại với Mỹ, EU và các nước phát triển khác, qua đó, Việt Nam có thể tăng thêm cơ hội phát triển quan hệ kinh tế quốc tế và mở rộng thị trường.
Quan hệ chính trị tốt đẹp với châu Phi đang trở thành điều kiện tốt để Việt nam và châu Phi tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hữu nghị truyền thống.
Việt Nam có đội ngũ chuyên gia, lao động lâu năm tại nhiều nước châu Phi trên nhiều lĩnh vực, có kinh nghiệm về đất nước, con người, khả năng đáp ứng cao thị hiếu của thị trường châu Phi về hàng hóa, hợp tác lao động, chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo... những vấn đề vừa mang tính cấp thiết, vừa lâu dài đối với nhiều nước châu Phi.
Châu Phi hiện là thị trường không khắt khe và có nhu cầu lớn về những mặt hàng Việt có thế mạnh như gạo, cà phê, cao su, chè, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may...
Việt Nam và châu Phi có nhiều điểm tương đồng về lịch sử. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác trên cơ sở giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở cửa ra thế giới bên ngoài.
10.3.2. Khó khăn:
Khoảng cách địa lý xa xôi, gây khó khăn cho các hoạt động trao đổi kinh tế - thương mại - đầu tư.
tình hình chính trị - xã hội châu Phi vẫn còn thiếu ổn định, gây bất lợi cho quan hệ kinh tế trong khu vực, cũng như ngoài khu vực.
Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật, tập quán kinh doanh, tạo thành những rào cản hạn chế sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt với châu Phi.
Tình trạng phát triển yếu kém của phần lớn các nước châu Phi, trừ một số nước có nền kinh tế tương đối phát triển như Nam Phi, Ai Cập, An-giê-ri, nhất là những yếu kém về kết cấu hạ tầng, công nghệ, pháp lý, khả năng thanh toán...
Hướng phát triển mối quan hệ thương mại:
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi cũng được mở rộng trên cả lĩnh vực hợp tác đầu tư, sản xuất công nghiệp. Một số nước châu Phi đang mở rộng hợp tác với EU, Trung Đông và Mỹ, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và tranh thủ ưu đãi về thuế của Mỹ và EU. Do vậy, đối với một số mặt hàng như dệt may, ta có thể xúc tiến hợp tác đầu tư với các nước châu Phi để một mặt tận dụng nguồn nguyên liệu bông tại chỗ cũng như lao động chi phí thấp, mặt khác thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ và EU để được hưởng miễn hạn ngạch và miễn thuế nhập khẩu.
Vì quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với châu Phi hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai bên. Cho nên, Việt Nam cần tiếp tục mở rộng hợp tác với Châu Phi để mở ra hướng phát triển trong thời gian tới. Mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động của Bộ Công Thương bao gồm: thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với thị trường châu Phi, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh vào các nước trong khu vực có nhu cầu cao như hàng nông sản, gạo, thực phẩm, hàng dân dụng… Tăng cường các biện pháp trao đổi thương mại hai chiều để giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đa dạng hóa ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu, chú trọng việc nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi, nhất là dầu khí và gỗ.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khảo sát thị trường; tăng cường phổ biến thông tin chính sách thị trường và có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Nghiên cứu lập các trung tâm thương mại tại một số nước, lập kho ngoại quan tại các khu vực Bắc Phi, Tây Phi, Đông Nam Phi để tạo thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu và trao đổi thương mại. Đa dạng hóa và mở rộng hợp tác với châu Phi trên các lĩnh vực như đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp tại thị trường châu Phi.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua việc nghiên cứu một số mối quan hệ thương mại mang tầm chiến lược của Việt Nam với các nước, ta có thể rút ra một số đặc điểm chung trong các mối quan hệ thương mại giữa các nước với Việt Nam như sau:
Thương mại giữa Việt Nam và các nước ngày càng tiến triển tốt đẹp và hiện đang được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng hơn nữa mối quan hệ. Có được điều này là do xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ; vị thế nước Việt Nam ngày càng được tăng cao trên nhiều lĩnh vực cả kinh tế, chính trị… Với việc được đánh giá là một nền kinh tế năng động nhiều tiềm năng để phát triển, Việt Nam hiện nay có thể được ví như “thanh nam châm” hút sự quan tâm của các nước trên thế giới – từ những nền kinh tế đứng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật, EU, Trung Quốc… đến những nền kinh tế đang phát triển năng động, nhiều tiềm năng như ASEAN, châu Phi... Số lượng các nước đặt quan hệ ngoại giao với nước ta ngày một tăng lên.
Trong số những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đã có một số loại hàng hóa tạo được chỗ đứng trên thị trường hàng hóa quốc tế và liên tục là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam qua nhiều năm. Đó là gạo, hàng dệt may, giày da, hàng thủy sản…
Dù xuất khẩu nhiều sang các nước, thậm chí là xuất siêu sang thị trường lớn là EU, châu Phi nhưng những mặt hàng xuất khẩu của ta lại là những mặt hàng có hàm lượng công nghệ thấp; do đó xuất siêu nhiều nhưng nhập cũng nhiều. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu đa phần là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa, linh kiện máy móc… Giá trị lượng hàng nhập khẩu vượt giá trị hàm lượng xuất khẩu làm cán cân thương mại thâm hụt. Hơn nữa, Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu hàng hóa còn xuất khẩu dịch vụ rất ít, lao động xuất khẩu sang các nước cũng hạn chế. Lao động Việt Nam sang các nước vẫn là lao động chân tay nên giá trị do họ làm ra ở nước ngoài không cao.
Có một số điểm đáng lưu tâm với những mặt hàng xuất khẩu: thứ nhất, trong số loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu, có những hàng hóa nhập từ Trung Quốc cũng là loại hàng ta xuất khẩu. Thứ hai, hàng hóa luôn trong thế bị cạnh tranh gay gắt chưa tạo ra được “niềm tin” lớn, đặc biệt là trên các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU.
Chung quy lại, dù các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trên đà thuận lợi nhưng thật sự ta vẫn chưa khai thác được tiềm năng của mình. Việt Nam cần phải tích cực tìm ra hướng đi thúc đẩy các mối quan hệ thương mại hơn nữa, thương mại có lợi hơn cho ta càng tốt. Có thể là:
Nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa xuất khẩu, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa, cải tiến phương thức sản xuất để tăng lợi thế cạnh tranh.
Tìm cách giới thiệu thêm những mặt hàng xuất khẩu mới, các sản phẩm đã qua tinh chế, đẩy mạnh thương mại dịch vụ với các nước hơn nữa.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải tìm hiểu và nắm vững từng đặc điểm của từng thị trường mà mình xuất khẩu để có những phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của các thị trường đó.
Quan hệ ngoại giao chính trị, văn hóa, xã hội tốt đẹp sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho quan hệ thương mại. Hiện Việt Nam đang có hình ảnh đẹp trong đa số các nước trên thế giới, cần phải tận dụng hơn nữa lợi thế này.
Những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại như luật pháp, các chính sách phát triển sản xuất, thu hút đầu tư… cần được chính phủ Việt Nam theo dõi sát sao và sữa chữa bổ sung cho phù hợp trong từng thời kỳ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước.doc