NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN
CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ TRÊN
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
LỜI NÓI ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
- Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, hiện tại nông nghiệp vẫn chiếm 70% lực lượng lao động của toàn xã hội và khoảng 27,2% GDP của cả nước. Theo nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, từ năm 1997 trở đi Việt Nam sẽ chuyển sang một giai đoạn phát triển mới giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trong nhiều năm nữa.
- Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sản lượng các loài cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống, phân bón .v.v. Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thường xuyên. Bởi vậy, ở Việt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng.
- Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn (bình quân mỗi năm trên 2 triệu tấn). Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam đang còn quá nhỏ bé và lạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng 8- 10% nhu cầu về phân ure của cả nước, số còn lại phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài.
- Nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tác động (tài chính, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách .) nên việc nhập khẩu phân bón của Việt Nam vừa qua diễn ra không được thuận lợi. Điều này đã làm cho Cung-Cầu, giá cả phân bón ở Việt Nam diễn ra không ổn định: lúc sốt nóng, lúc sốt lạnh gây không ít khó khăn cho nông dân và cho sản xuất nông nghiệp.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón vô cơ như: cung, cầu, giá cả phân bón vô cơ trên thị trường và các chính sách điều tiết của nhà nước nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu. Giải quyết một cách căn bản, ổn định vấn đề phân bón và thị trường phân bón ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
-Mục đích của đề tài là đánh giá đúng đắn thực trạng cung cầu phân bón vô cơ trên thị trường ở Việt Nam hiện nay.
-Hệ thống hoá các công cụ điều tiết của nhà nước quản lý vĩ mô hoạt động thương mại kinh doanh phân bón vô cơ.
-Đề xuất những giải pháp chủ yếu, trong đó quan trọng nhất là cơ chế tổ chức và hệ thống chính sách nhằm giải quyết một cách căn bản vấn đề phân bón và ổn định thị trường phân bón ở Việt Nam trong giai đoạn tới (2000 - 2010).
68 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón vô cơ trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập được 157.430 tấn tập trung ở các tỉnh phía Nam do 12 đơn vị nhập, tính bình quân mỗi đơn vị nhập được 13.000 tấn. Đơn vị nhập được nhiều nhất là Bộ Thương mại và Du lịch 28.000 tấn, đơn vị nhập thấp nhất là tỉnh Đắc Lắc chỉ có 3.200 tấn.
Vào năm 1992 có 36 đơn vị tham gia nhập khẩu 920.181 tấn phân urê, trong đó Tổng Công ty vật tư nông nghiệp Việt Nam nhập được nhiều nhất 204 - 450 tấn, đơn vị nhập được ít nhất là Công ty dịch vụ tàu biển, chỉ có 125 tấn. về phân DAP nhập được 138.869 tấn do 14 đơn vị thực hiện trong đó đơn vị nhập nhiều nhất là 36.550 tấn, đơn vị nhập ít nhất là 2.850 tấn.
- Về phân NPK nhập được 115.803 tấn, do 15 đơn vị thực hiện, trong đó đơn vị nhập nhiều nhất là 40.800 tấn, đơn vị nhập ít nhất là 500 tấn.
Tình hình trên đây kéo dài cho đến năm 1995. Trong những năm này Bộ Thương mại và Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm dự kiến nhập 1.300.000 tấn phân urê và cũng dự kiến giao cho 25 đơn vị đầu mối làm công việc này. Nhưng khi thực hiện có tới 40 đơn vị tham gia nhập khẩu.
Cơ chế nhập phân bón nêu trên có điều tốt là đã huy động được mọi nguồn lực ngoại tệ có trong nước để nhập khẩu phân bón, phục vụ kịp thời cho nhu cầu của sản xuất nông nghiệp - song cơ chế này cũng đã dẫn đến một số điều không tốt.
Nhiều DN không am hiểu về nông nghiệp, không am hiểu về phân bón, thị trường phân bón, song nghĩ rằng đây là lĩnh vực kinh doanh có lãi nhiều nên cũng xin nhập khẩu phân bón, khi nhập về thấy khó tiêu thụ đành phải bán tống, bán tháo, bán thấp hơn giá vốn nhằm thu hồi vốn nhanh để làm việc khác, điều này đã góp phần làm cho thị trường phân bón thêm lộn xộn.
Nhiều DN không có chức năng kinh doanh phân bón, không có khách hàng nhưng do có mối quan hệ quen biết với các cơ quan quản lý nhập khẩu phân bón, nên cũng xin quota nhập khẩu phân bón, nhưng rồi họ không nhập, mà đem bán quota cho các đơn vị khác để kiếm lời - biến quota thành một hàng hoá đặc biệt. (Theo báo Tiền phong năm 1995 có 26 đầu mối, đã có gần 10% các đầu mối quốc doanh bán quota)
Nhập phân về không phải vì mục tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp lợi dụng việc vay trả chậm để mua phân về, rồi bán nhanh cho các đơn vị khác (gọi là sang tàu), để tiến hành kinh doanh các loại hàng hoá khác để kiếm lợi. ví dụ: kinh doanh xi măng, sắt thép, bất động sản vv... Chẳng hạn Công ty TNHH Minh Phụng - TP Hồ Chí Minh, năm 1995 dựa vào quota của các DN khác dưới hình thức vay trả chậm đã nhập 335.300 tấn phân bón, tăng hơn năm 1994 tới 80,7%), sau đó bán ngay để lấy tiền kinh doanh các mặt hàng khác (trong đó một phần khá lớn là bất động sản).
Không nắm được nhu cầu thực tế các DN đã tranh nhau nhập khẩu phân bón làm cho nguồn cung lớn hơn cầu, tiêu thụ chậm gây ứ đọng với khối lượng lớn. Trong khi đó phí thuê kho bãi tăng lên, lãi vay ngân hàng ngày càng lớn - nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản. Bởi vậy phải bán phân ra thị trường với giá thấp để thu hồi vốn - điều này đã dẫn đến những cơn “Sốt lạnh” về phân bón mà các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường nói. Trong các năm từ 1992 - 1995, đặc biệt là trong năm 1995, số các DN thua lỗ do nhập khẩu phân bón có đến hàng chục đơn vị với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Theo báo cáo của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (văn phòng phía Nam), chỉ riêng các Công ty lương thực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được phép nhập phân bón, nay là những đơn vị thành viên của Tổng công tylương thực Miền Nam, thua lỗ về nhập khẩu phân bón phải xin khoanh nợ là 109 tỷ đồng Việt Nam.
Để bình ổn giá phân bón, bảo vệ lợi ích cho cả người bán phân và người sử dụng phân, đầu năm 1996 Chính phủ lại điều chỉnh thêm một bước đối với cơ chế nhập phân bón, đó là :
Giao cho Bộ thương mại và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định rõ nhu cầu sử dụng phân bón các loại, để lập kế hoạch điều hành việc nhập khẩu cho phù hợp, tránh việc nhập thừa gây ra những biến động không tốt cho thị trường phân bón trong nước. Trên cơ sở nhu cầu phân bón các loại cần phải nhập khẩu, Bộ Thương mại cấp giấy phép (quota) cho các DN để họ thực hiện việc nhập khẩu.
Trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, năm 1996 Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự kiến kế hoạch nhập khẩu 1.400.000 tấn urê và giao cho 67 đơn vị nhập, trong đó giao cho Tổng Công ty vật tư Nông nghiệp Việt Nam nhập 560.000 tấn, đơn vị được giao ít nhất là 5.000 tấn. Tuy nhiên, khi tiến hành nhập khẩu thì lại có tới 70 đơn vị tham gia. Việc cho phép quá nhiều đơn vị tham gia nhập khẩu phân bón năm 1996 làm cho Nhà nước không kiểm soát được nguồn cung và cũng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc theo dõi giám sát nguồn cung để có kế hoạch điều hành cho phù hợp.
Nhiều DN chưa có kinh nghiệm và kiến thức thương mại để giao dịch, buôn bán với các Công ty nước ngoài, nên bị ép cấp ép giá - hầu hết các DN này phải nhập khẩu với giá cao hơn các DN chuyên doanh, cao hơn giá của thị trường trong khu vực và quốc tế.
Một số DN chỉ có chạy để xin quota nhập khẩu, khi có quota rồi lại đem bán cho DN khác, nhất là các DN tư nhân dưới dạng nhập uỷ thác để kiếm lời từ 1-3 USD/tấn.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của việc nhập khẩu phân bón và giá phân bón năm 1996 ngày 8/3/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 141/TTg về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1997 và một số năm tiếp theo.
Theo nghị định của Chính phủ năm 1997 sẽ nhập khoảng 1.500.000 tấn phân urê, lượng phân này được phân bố cho 19 tỉnh và một số DN có trách nhiệm nhập khẩu. Các DN được giao nhập khẩu phân bón phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Đã từng tham gia nhập khẩu phân bón từ năm 1994 hoặc 1995 đến nay.
- Khi nhận được chỉ tiêu nhập khẩu do Nhà nước giao, phải trực tiếp thực hiện việc nhập, không được uỷ thác cho DN khác nhập, cũng không được liên kết với các DN khác để nhập cho dù liên kết kiểu gì.
- Phân nhập về không được bán tại cảng mà phải có màng lưới tổ chức bán lẻ ở các địa phương để phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.
-Một tháng trước khi hết hạn giấy phép nhập khẩu, các DN phải báo cáo tình hình thực hiện việc nhập khẩu của mình cho các cơ quan có trách nhiệm - Hết thời hạn qui định mà DN chưa làm tờ khai
-Hải quan hàng nhập tại cơ quan Hải quan thì chỉ tiêu kế hoạch giao cho DN sẽ không còn giá trị - Bộ thương mại sẽ giao chỉ tiêu này cho các DN khác thực hiện.
Trong 19 tỉnh được phép nhập khẩu phân bón. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ định các DN trong tỉnh có khả năng về vốn, về quản lý, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh được phép tham gia nhập khẩu phân bón. Tuy nhiên cho đến nay 30/9/1997, trong số 33 DN (kể cả Trung ương và địa phương) được giao chỉ tiêu nhập khẩu phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì đã có 8 doanh nghiệp không làm được và rất nhiều doanh nghiệp hoàn thành mới được dưới 50% chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.
Ví dụ: Tổng Công ty vật tư Nông nghiệp (Vigecam) chỉ tiêu giao là 505.000 tấn, song mới nhập được 230.000 tấn, Công ty Gramca chỉ tiêu giao 305.000 tấn mới nhập được 88.000 tấn. Tổng Công ty lương thực Miền Nam 125.000 tấn, chỉ mới nhập được 55.000 vv...
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự tan vỡ của hệ thống hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã tín dụng - Hệ thống hợp tác xã mua bán trong đó có mua bán vật tư nông nghiệp phân bón) cũng tan rã theo các Công ty vật tư nông nghiệp cũng không còn nữa. Nói một cách khác, hệ thống phân phối phân bón của cơ chế kế hoạch hoá tập trung cũ không còn trong nông thôn. Việc đưa phân bón về phục vụ cho sản xuất nông nghiệp giờ đây chủ yếu do các tư thương thực hiện.
Các DN nhập khẩu phân bón đưa về tới cảng là bán ngay cho các tư thương để thu hồi vốn. Các tư thương lớn ở thành phố sau khi được phân bằng mọi phương tiện đã đưa lượng phân này về phân phối cho các đại lý của mình ở các tỉnh, các huyện. Sau đó các đại lý này đã đưa phân đến các xã, các thôn bán trực tiếp cho các hộ nông dân theo yêu cầu của họ. Với một mạng lưới phân phối hết sức rộng rãi và hoạt động năng động, các tư thương đã đưa phân bón về cho nông dân khá kịp thời, nhanh chóng và thuận tiện. Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam mấy năm vừa qua.
Tuy nhiên, việc cung ứng phân bón cho nông dân của các tư thương cũng có nhiều khó khăn, bởi lẽ họ phụ thuộc vào DN nhập khẩu phân bón phụ thuộc vào thời gian nhập và vào giá cả nhập.
Trong màng lưới cung ứng phân bón thì các tư thương nhỏ làm dịch vụ bán lẻ phân cho nông dân lại phụ thuộc vào những tư thương bán buôn lớn ở các thành phố, số này cũng hay dùng thủ thuật ghìm hàng để nâng giá bán.
Sang năm 1998, để chủ động đảm bảo nguồn cung, ngày 23/1/1995 Thủ tướng Chính phủ dã có quyết định 12 về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1998. Ngày 26/1/1998, Bộ Thương mại đã có quyết định 89, theo đó giao chỉ tiêu nhập khẩu 1,6 triệu tấn phân bón các loại cho 29 tỉnh, thành phố, Tổng Công ty. Theo đó DN nào đến tháng 5/1998 không mở L/C nhập khẩu phân bón để đảm bảo hàng về đúng thời hạn cần thiết thì sẽ bị thu hồi chỉ tiêu và phân bổ cho các DN khác thực hiện. Để khai thác thêm nguồn thu, đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế giữa người sử dụng phân bón, tạo điều kiện cho sản xuất phân bón trong nước phục hồi, năm 1998/ tháng 7, Chính phủ đã có quyết định phụ thu một số loại phân bón nhập khẩu, mức phụ thu là NPK 4%, DAP 5% và urê 3% trên giá nhập CIF. Mặc dù đã có phụ thu nhưng giá phân bón các loại những tháng cuối năm 1998 vẫn ổn định ở mức thấp.
Đánh giá năm 1998 được coi là các doanh nghiệp chủ động được trong kinh doanh. Các doanh nghiệp đầu mối chủ yếu là các doanh nghiệp đầu mối năm 1997, đã được lựa chọn kỹ có kinh nghiệm, có thị trường trong và ngoài nước nên việc nhập khẩu phân bón được thực hiện theo đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu trong nước cả về số lượng, chủng loại và thời vụ. Các doanh nghiệp đầu mối, qua hai năm thực hiện Quyết định 140/TTg ngày 7/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ đã củng cố và tổ chức hệ thống cung ứng phân bón đến tận tay người nông dân. Vì vậy việc cung ứng phân bón đã dần đi vào nề nếp, thuận lợi cho nông dân, giá ổn định trên toàn quốc (Giá bán được tính trung bình là 2.000 đ/kg- Giá bán buôn. Còn giá bán lẻ cộng thêm 150 - 200 đ/kg). Mức giá đó phù hợp với giá thị trường thế giới và được thị trường trong nước chấp nhận: Giá thành nhập khẩu urê Inđonecia: 1.950 đ/kg (135 USD 3% phụ thu) x 14.000đ/USD. Giá bán 2.000 đ/kg. Như vậy doanh nghiệp lãi khoảng 50đ/kg.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần được xem xét, và xử lý tiếp, cụ thể là:
-Thủ tục hành chính của quy trình điều hành phân bón còn cồng kềnh.
-Việc giao chỉ tiêu phải qua hai khâu: Bộ thương mại giao chỉ tiêu cho tỉnh: Tỉnh giao cho DN , bộ hồ sơ DN xuất trình cho hải quan để làm thủ tục. Nhập khẩu phải bao gồm hai văn bản, giao chỉ tiêu của Bộ thương mại và UBND tỉnh. Việc điều chỉnh, chuyển đổi chỉ tiêu, chuyển cảng, thời hạn nhập khẩu... Chưa được thông thoáng, qua nhiều cầu cấp.
2.2 .2. Xu hướng phát triển của nguồn nhập khẩu phân bón vô cơ.
Nhu cầu phân bón vô cơ trong những năm sắp tới rất lớn, chỉ riêng ngành trồng trọt cần khoảng khoảng 1.013. triệu tấn ( Theo Bùi Đinh Dinh). Nếu chú ý đến nhu cầu cần để cải tạo đồi trọc, tăng lương thực cho nông dân miền núi để giảm bớt phá rừng làm rẫy bằng cách tăng năng suất các vùng thung lũng, trồng lại rừng thì nhu cầu phân bón phân bón vô cơ có thể lên đến 1,3 triệu tấn N2- P2O5- K2O/năm (Võ Minh Kha ).Lượng N trong tổng nhu cầu chiếm 62,5% (Võ Minh Kha- Bùi Đình Dinh). Có nghĩa là thị trường phân bón Việt Nam trong những năm tới về tổng thể chỉ sợ thiếu, không sợ thừa.
Phần lớn phân bón nhu cầu tập trung ở vùng đồng bằng trồng lúa và hoa màu. Nhu cầu thay đổi theo thời vụ và địa bàn. Do đó dễ xảy ra những cơn sốt thừa thiếu phân bón theo địa bàn và thời vụ. Khả năng đáp ứng bằng sản xuất phân bón công nghiệp trong nước còn thấp 65-75% về phân lân, 8-9% về phân đạm, phần còn lại đều phải nhập.Do đó:Thị trường Phân đạm và phân Kali chịu sự chi phối của thị trường quốc tế, thị trường quốc tế từ năm 1987 đến nay số lượng cung luôn cao hơn cầu, (Dự báo của FAO); Cung- cầu N trên thị trường quốc tế từ năm 1987 đến nay diễn biến phức tạp hơn. Trong khoảng 1987-1990 Cung cao hơn cầu. Điều này được lý giải là do từ năm 1980 đến nay những phát hiện của các nhà khoa học nông nghiệp và các nhà môi trường học về ảnh hưởng xấu do sử dụng phân vô cơ chưa hợp lý đã ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất, chất lượng sản phẩm và môi trường ngày càng nhiều. Từ đó đẩy lên xu hướng bài trừ phân vô cơ, trở lại nền Nông nghiệp hữu cơ. Khuynh hướng này mạnh nhất ở các nước theo kinh tế kế hoạch, Liên Xô cũ, các nước Đông Âu sản xuất nhiều phân vô cơ nhưng sử dụng ít, là các nước xuất khẩu phân lớn. Trung Quốc, Việt Nam, các nước đang phát triển theo kinh tế thị trường đã bón nhiều phân vô cơ vào các thập kỷ 70, Đến khoảng 1987-1990 này không bón nhiều như trước nữa và hơi giảm, cho nên trong khoảng 1987-1990 Cung luôn cao hơn Cầu khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Các kết quả của FAO và nhiều nước trên thế giới dần làm rõ vấn đề. Họ đã chứng minh rằng chỉ sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học không thôi thì không giải quyết được vấn đề dinh dưỡng cho cây trồng. Rằng nếu không sử dụng phân vô cơ năng suất cây trồng sẽ giảm, loài người lại đứng trước nguy cơ thiếu lương thực, rằng nếu sử dụng phối hợp phân vô cơ cân đối và phối hợp với các nguồn hữu cơ khác, theo quan điểm IPNS (Intergrated Plant Neetrition, Systems) thì hiệu quả phân vô cơ tăng lên làm cho đất tốt hơn, không có hiện tượng phân vô cơ làm hỏng đất. Mốc đánh dấu các khẳng định này có thể lấy Hội nghị các chuyên gia thuộc mạng lưới phân hữu cơ và phân sinh học Châu á họp ở Serdang Malayxia 12/1992 làm mốc. Nhìn nhận mới này làm tăng nhu cầu sử dụng phân N đặc biệt là các nước theo kinh tế kế hoạch hoá và các nước đang phát triển từ năm 1990 trở lại đây, nhu cầu phân N thế giới tăng.Năm 1992 Cầu bắt đầu cao hơn cung. Theo dự báo của FAO số lượng phận đạm sử dụng năm 1997-2000 hơn 1992-1993 Với tỷ số 83,54/94,05 triệu tấn N tức là tăng 12,5%.
Giá phân lân nước ta ít chịu ảnh hưởng của thị trường quốc tế vì mức nhập ít và cũng không xuất đáng kể. Nhu cầu phân lân trên thị trường thế giới đang tăng, con số dự báo 1997-1998 so với 1992-1993 là 44,18/42,52 triệu tấn P2O5 tăng 10,39% do đó cầu về phân bón vô cơ sẽ cao hơn cung rất nhiều.
Nông dân Việt Nam nghèo không có vốn dự trữ, sức mua phụ thuộc vào mùa màng được và mất và giá cả nông sản và nông dân chỉ bỏ tiền mua phân vào lúc cần bón. Nông dân không những không có khả năng mua dự trữ và còn cần hỗ trợ bằng cách mua trả chậm vào cuối vụ.Tình hình đó sẽ gây sốt thiếu và thừa ngắn hạn theo mùa vụ trên từng địa bàn.
Hoạt động nhập khẩu phân bón tập trung trong tay một số quốc doanh, trong những năm gần đây mới chuyển dần thêm sang một số Công ty trách nhiệm hữu hạn nhưng cả hai đều thiếu vốn. Mạng lưới bán lẻ trước đây là các Công ty phân bón địa phương (Tỉnh, huyện và hợp tác xã) đang nhanh chóng được thay thế dần bằng hoạt động tư nhân. Cả hai đang rất cần vốn, kiến thức về kỹ thuật sử dụng phân bón và kinh doanh phân bón. Sự thiếu vốn ở đây làm cho dự trữ thấp là nhân tố góp phần tạo sốt thiếu.
Chính vì những lý do nêu trên, xu hướng phát triển của nguồn nhập khẩu phân bón ở nước ta còn rất lớn và sẽ có rất nhiều phức tạp.
PHẦN 3: GIÁ CẢ VÀ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯÒNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM
1. GIÁ PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CUNG CẦU PHÂN BÓN VÔ VƠ TRÊN THỊ TRƯÒNG
Như chúng ta biết mọi hoạt động của nền kinh tế hàng hoá, sớm muộn đều được phản ánh trên thị trường. Đặc biệt sự hình thành và vận động của giá cả luôn luôn gắn với những thị trường cụ thể. Thị trường phân bón vô cơ nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
1.1.Tình hình chung:
Từ năm 1991-1995 trong vòng gần 5 năm đã xảy ra 4 lần cơn sốt nóng, 3 lần cơn sốt lạnh giảm giá, 2 lần phụ thu, 3 lần tạm dùng nhập phân bón vô cơ, chủ yếu là ure. Chính phủ đã có các biện pháp tháo gỡ để giảm sự thiệt hại cho nông dân, theo tinh thần công văn 4869/QHQTngày 4/9/1995 của VPCP, Chính phủ đề ra các quy chế nhập khẩu cung ứng phân bón vô cơ phù hợp với tình hình mới, nhằm tạo được tình hình ổn giá phân bón hợp lý ở Việt Nam, phục vụ cho nông dân tốt hơn.
Năm 1993: Các doanh nghiệp có chức năng hay không có đều rủ nhau đi buôn phân (lúc đó chưa có hạn ngạch) nhiều doanh nghiệp có rất ít vốn lưu động cũng cố tình đi vay ngân hàng, thời điểm này Nhà nước có chủ trương cho vay USD với điều kiện phải nhập hàng hoá, trong khi đó cũng có chủ trương của chính phủ tạm cấp nhập 17 mặt hàng, vốn vay được dồn đi buôn phân nhiều. Chỉ trong thời gian rất ngắn đã có tới gần 100 đơn vị đi buôn phân bón về nhiều, ứ đọng, phát sinh tăng thêm các loại phí lưu kho, bãi, lãi suất ngân hàng ngày một chồng chất, buộc phải bán theo giá phân bón lúc bấy giờ trong nước rẻ hơn rất nhiều vùng, nhiều nước trên thế giới.
-Năm 1994: ngay từ đầu năm 1994 cơn sốt đã hình thành do những nguyên nhân.
+Trung Quốc khôi phục lại nhập khẩu phân bón, hàng năm nhập 7,5-8 triệu tấn, Trung Quốc cũng là nước nhập phân bón lớn nhất chiếm đến 40% trên thị trường thế giới. Ấn Độ theo từng bước chiến lược của đất nước đề ra đến năm 2000 cũng tăng cường nhập khấu thêm 1,2 triệu tấn, nhiều nhà máy sản xuất phân bón ở Đông Âu, Tây Âu, niên hạn già cỗi tạm ngừng sản xuất thị trường phân bón Liên Xô đang thời kỳ biến động hỗn loạn.
+Trong nước phân bón dự trữ gối đầu sang năm 1994 không còn nhiều. Nhưng chính là do tình trạng thua lỗ năm 1993. Đầu năm các doanh nghiệp nhập khẩu thăm dò, cầm chừng, đến khi thấy phân bón trong nước khan hiếm thì mới tìm đường nhập khẩu.
+Vì tình hình năm 1993 phân bón ứ đọng, thua lỗ nên Chính phủ đã cấm nhập phân bón tràn lan, gom lại chỉ có 9 đầu mối trong đó có 8 đầu mối chỉ có 30%, còn một đầu mối chiếm đến 70%. Sự thay đổi về nhập khẩu phân bón theo hướng thu gọn lại đầu mối này, lại chưa có sự chuẩn bị cân xứng với vốn của các đơn vị được giao hạn ngạch nhập, cho nên đã tạo ra sự hẫng hụt trong nhập khẩu phân bón, thị trường phân bón trong nước thiếu trầm trọng cơn sốt phân bón hình thành rất nhanh đi khắp đất nước.
Để duy trì mặt hàng cung cấp liên tục phân bón cho hệ thống đại lý có phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thành viên của Hội phân bón Việt Nam không có hạn ngạch phải đi kiếm hạn ngạch của các doanh nghiệp quốc doanh để nhập khẩu phân bón. Họ đã nhập gần 500.000 tấn. Sức nóng của cơn sốt phân bón đã lắng xuống đến tháng 4/1994. Qua tháng 10 đến tháng 12/1994 giá phân bón thế giới còn dễ chấp nhận, ở thị trường thế giới có 190-200USD/tấn. Lẽ ra các cơ quan có thẩm quyền tận dụng cơ hội (tháng 10-11-12) hướng cho các doanh nghiệp có quota tranh thủ nnhập phân bón về dự trữ gối vụ, gối năm. Lúc đó lại có công văn cấm tạm dừng nhập. Cũng trong thời điểm này nhiều tàu buôn phân bón của Inđonexia, Hàn Quốc ... chào hàng với giá rẻ 180-190USD CIF các cảng Việt Nam đều không thể mua được.
-Năm 1995 cơn sốt phân bón thế giới hình thành. Lúc này lệnh tạm dừng nhập hết hạn, giá phân bón thế giới tăng rất nhanh từ 200-205USD/tấn lên 245-250USD/tấn. Các nhà doanh nghiệp vẫn phải nhập, gần 10 công ty là thành viên của Hội phân bón Việt Nam không được cấp hạn ngạch đã phải mua hạn ngạch, nhập trên 250.000 tấn.
Ngày 15/4/1995 giá phân bón thế giới đột biến hạ còn 235USD/tấn vào cuối thàng 4/1995 hạ tiếp còn 215-220USD/tấn lập tức ta có lệnh mức thuế phụ thu 7% trên giá nhập thức tế, có tính chi phí vận tải (F) Phí bảo hiểm (I) Cụ thể không phải 7% mà 7,8% (sau 1 tháng lại phải hạ xuống còn 4%).Tháng 6 năm 1995 giá phân bón thế giới hạ tiếp còn 205-210USD/tấn thì có lệnh tạm dừng nhập phân bón đến 30/8/1995. Tình hình đầu năm 1995, khi giá trong nước ổn định ở mức 2200-3000đ/kg và giá nhập khẩu khoảng 236-238USD/tấn, tức là nhập khẩu phân bón chỉ hoà vốn hoặc có lãi một chút thì lượng phân bón nhập khẩu vẫn thấp, cho đến tháng 8, tình hình cung ứng phân bón vẫn có hệ số an toàn thấp. Tháng 9/1996, khi giá phân bón thế giới giảm mạnh từ 250USD/tấn trong tháng 11 thì lượng phân bón nhập khẩu gia tăng đáng kể. Nếu như đến 10/8, theo số liệu thống kê, tổng khối lượng nhập khẩu phân bón mới là 903 nghìn tấn thì đầu tháng 11, theo Bộ nông nghiệp con số đó đã lên 1,5 triệu tấn .... Do đó lại dẫn đến cơ sốt lạnh trong những tháng cuối năm 1996. Như vây, có thể thấy rằng để quản lý nhập khẩu phân bón bằng hạn ngạch không thể là công cụ duy nhất bảo đảm tiến độ nhập khẩu phân bón như mong muốn, mà ở đây yếu tố giá cả và lợi nhuận đóng vai trò rất quan trọng.
-Năm 1997, cơ chế nhập khẩu, kinh doanh phân bón đã có những tiến bộ đáng kể. Việc lập kế hoạch nhập khẩu phân bón được tính toán khá sát với yêu cầu thực tế. Chính phủ đã có quyết định giao kế hoạch nhập khẩu ngay từ đầu năm, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động giao dịch, ký hợp đồng nhập khẩu và cung ứng phân bón. Trong kế hoạch năm 1997, các loại phân bón DAP, NPK , Kali đã được đưa vào vào cân đối nhập khẩu nên tránh được tình trạng nhập dư thừa các loại phân này, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp sản xuất phân bón trong nước có cơ hội phát triển. Phần lớn các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phân bón đã bảo đảm nhập đủ và kịp thời các loại phân bón theo kế hoạch được giao. Ngoài ra, năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập quỹ dự trữ lưu thông phân bón với số lượng 100.000 tấn ure theo cơ chế nhà nước cấp vốn lưu động hoặc doanh nghiệp làm nhiệm vụ dự trữ vay vốn ngân hàng để thực hiện, Ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất. Số lượng phân ure dự trữ này đã có tác dụng rất lớn trong việc cân đối Cung- cầu , bình ổn giá cả phân bón trong cả nước.
Năm 1997, tuy đã đáp ứng đủ số lượng và nhìn chung giá bán có lợi cho người nông dân, nhưng các đơn vị nhập khẩu và cung ứng phân bón vẫn chưa hoàn thiện mạng lưới cung ứng trực tiếp đến nông dân, mà phần lớn vẫn bán buôn tại mạn tàu, gây ra không ít lộn xộn trên thị trường. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp nhập khẩu bằng hình thức trả chậm nên nhiều khi phải bán nhanh, bán rẻ, thậm chí có doanh nghiệp bán lỗ để thu hồi vốn nhanh sử dụng vào mục đích kinh doanh khác, gây ra không ít những cơn sốt “nóng” “lạnh” bất thường, nhiều khi giá phân bón xuống thấp giả tạo, có lúc thấp hơn giá nhập khẩu. Ngoài ra còn có hạn mức nhập khẩu phân bón đã đựợc xác định căn cứ vào yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nhưng phân chia chỉ tiêu nhập khẩu cho các địa phương, đơn vị có lúc chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng, phải điều chỉnh hạn ngạch, điều chỉnh cảng nhập gây nhiều phiền phức, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế. Thêm nữa, việc lựa chọn các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón ở địa phương. Chính phủ giao cho UBND tỉnh quyết định theo hướng dẫn về quy định nhập khẩu phân bón của Bộ Thương mại , nhưng một số tỉnh đã làm chưa đúng, giao cho tới 2-3 doanh nghiệp nhập khẩu phân là quá nhiều, có khi còn giao cho các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực phân bón, một số doanh nghiệp lại không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, hoặc báo cáo không kịp thời làm cho việc điều hành nhập khẩu phân bón của nhà nước gặp không ít khó khăn.
-Năm 1998, giá phân bón nhập khẩu cũng biến động rất phức tạp, trái với quy luật nhiều năm gần đây. Đầu năm giá ure nhập vào Việt Nam có lúc xuống tới 121USD, giữa năm lại lên tới 159USD/tấn, và đến tháng 12 giảm xuống còn 106USD (Đối với ure Indonexia, 85USD/tấn đối với ure Liên Xô). Đây là mức giá thấp chưa từng có từ trước đến nay, giá phân bón biến động phức tạp đó đã chi phối rất nhiều đến thị trường phân bón trong nước, gây khó khăn cho công tác nhập khẩu và kinh doanh phân bón.
1.2. Nguyên nhân
Tình hình trên cho thấy thị trường phân bón trong thời gian qua là không ổn định, tạo ra sự bất lợi, tạo ra sự bất lợi cho nông dân, nhà nước và các doanh nghiệp. Điều gì đã gây nên sự không ổn định này?
Một là, thị trường phân bón nước ta phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường phân bón thế giới (chủ yếu là phân ure). Có thể nói giá phân bón trên thị trường thế giới mấy năm vừa qua luôn có biến động. Trong khi đó sản xuất trong nước chỉ đảm bảo 7% nhu cầu nên việc phụ thuộc vào thị trường thế giới là điều không tránh khỏi.
Hai là, Cơ chế nhập khẩu từ năm 1990 cho đến nay có nhiều thay đổi. Năm 1990: Nhà nước bắt đầu kêu gọi các ngành và địa phương nhập khẩu phân bón. Sự khuyến khích này thể hiện trong văn bản số 1217-NN ngày 23/4/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với nội dung chủ yếu là do có khó khăn về nhập khẩu phân bón, Nhà nước chỉ ưu tiên cho các tỉnh không có gạo và nông sản xuất khẩu, các tỉnh có gạo và nông sản xuất khẩu tự nhập để đảm bảo nhu cầu. Mặt khác phân bón nhập khẩu từ các nước XHCN được bán theo giá nông dân chấp nhận được. Năm 1991: cơ chế chung vẫn là khuyến khích nhập khẩu. Ngày 2/10/1990 Hội Đồng Bộ trưởng có quyết định số 356-CT về việc phân công nhập khẩu, trong đó ghi rõ: các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long tự xuất gạo để nhập phân bón. Các tỉnh khác do Bộ nông nghiệp và CNTP phụ trách. Năm 1992: Nhà nước vẫn khuyến khích nhập khẩu, điều này thể hiện trong kế hoạch giao năm 1992, trong đó ghi rõ Trung Ương đảm bảo hơn 50% từ Thuận Hải trở ra. Các tỉnh từ Nam bộ trở vào tự lo để nhập khẩu để cân đối phân bón cho mình. Năm 1993: Đầu năm 1993, trong số kế hoạch nhập khẩu cả năm là 1.150.000tấn. Năm 1994 đến nay: Nhà nước kiểm soát nhập khẩu phân bón bao gồm chỉ định đầu mối và số lượng nhập khẩu cho từng đầu mối.
Ba là, Không ít các doanh nghiệp lấy việc nhập khẩu phân bón nhằm mục đích tạo vốn; Thông qua trả chậm, bán đổ bán tháo nhằm sử dụng tiền tệ vào mục đích khác mà bản chất là không kinh doanh phân bón phục vụ nông nghiệp. Điều này đã và đang diễn ra làm tổn hại to lớn tới các doanh nghiệp kinh doanh phân bón khác và bóp chết nền sản xuất phân bón trong nước. Nó chính là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng gió cho người nông dân và các nhà nhập khẩu kinh doanh phân bón chân chính.
Bốn là, Hiện nay chính phủ giao cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và một số Công ty Quốc doanh đóng vai trò chủ đạo, phân chia đầu mối: Tuy nhiên lại không nắm được quota đã phát hành bao nhiêu? cho ai? Nhập vào thời điểm nào? Số lượng bao nhiêu...? Đây thực sự là bài toán không có đáp số. Vậy thì “ Chủ đạo” chỉ là một ngôn từ hoa mỹ mà thôi.
Tóm lại, giá cả là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới cung cầu phân bón vô cơ trên thị trường Việt nam.
2. CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN VÔ CƠ
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường, cuộc cạnh tranh sôi động nhất, tàn khốc nhất nhưng cũng vinh quang nhất là cuộc chiến giữa doanh nghiệp với các đói thủ cạnh tranh trong ngành. Cuộc cạnh tranh này mang tính quyết định đói với sự tồn tại cũng như đi lên của doanh nghiệp trong thương trường. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh phân bón vô cơ, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh phân bón trên thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp này phải cạnh tranh với nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.... Nếu như doanh nghiệp nào cung ứng phân bón với giá cả hợp lý, chất lượng tốt, kịp thời vụ và phù hợp với yêu cầu của người nông dân thì sẽ thắng trong cạnh tranh và thu thêm được nhiều lợi nhuận.
Thực tế hiện nay hiện nay, ngoài Tổng công ty vật tư nông nghiệp, Nhà nước đã chỉ định thêm một số đầu mối cùng tham gia nhập khẩu phân bón vô cơ nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về sản xuất nông nghiệp trong nước, cụ thể là:
- Trong năm 1992 - 1993, có trên 80 đầu mối nhập khẩu (cả nước và tư nhân).
- Năm 1994, nhà nước thu hẹp đầu mối nhập khẩu có 17 doanh nghiệp được phép nhập khẩu, trong đó Tổng công ty vật tư nông nghiệp được cấp 60% lượng hàng nhập khẩu.
- Năm 1993 Nhà nước có kế hoạch định hướng, 25 trong số 26 đầu mối nhập khẩu phân bón là doanh nghiệp Nhà nước, trong đó 7 doanh nghiệp Trung ương chiếm 70% khối lượng (Tổng công ty vật tư nông nghiệp chiếm 60% khối lượng) 18 doanh nghiệp địa phương chiếm 28,5% và một doanh nghiệp tư nhân chiếm 1,5%.
- Năm 1996 có 67 doanh nghiệp được phép làm đầu mối nhập.
- Năm 1997 có 31 đầu mối.
- Năm 1998 có 32 đầu mối.
Trong các đầu mối này Tổng công ty vật tư nông nghiệp là một đầu mối chính và cung cấp phần lớn trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, do có quá nhiều đầu mối nhập khẩu nên thị phần của Tổng công ty ngày càng bị thu hẹp lại ( Đặc biệt là năm 1996) và do có quá nhiều đầu mối cùng giao dịch một lúc nên phía Việt Nam và Tổng công ty phải chịu hậu quả và bị ép mua với giá cao không có lợi.
Ngoài ra, do các doanh nghiệp không nắm vững nhu cầu thực tế nên đã cạnh tranh nhập khẩu phân bón làm cho nguồn cung lớn hơn cầu, tiêu thụ chậm gây ứ đọng với khối lượng lớn trong khi đó phí thuê kho bãi tăng lên, lãi vay ngân hàng ngày càng lớn - nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản vì vậy phải bán phân ra thị trường với giá thấp để thu hồi vốn- Điều này đã dẫn tới cơn "sốt lạnh" về phân bón .
Hơn nữa, hiện tượng các đơn vị khác thường nhập khẩu theo phương thức trả chậm, (chiếm 90% tổng khối lượng nhập khẩu) gây nên tình trạng cung không đúng thời vụ. Với phương thức nhập khẩu trả chậm các doanh nghiệp nhập khẩu có thể chiếm dụng vốn của bên bán để kinh doanh. Khi mua về nhiều giá phân bón giảm, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tiêu thụ thu hồi vốn làm thị trường rối loạn, ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng kinh doanh của các doanh nghiệp khác trên thị trường.
3.HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.
-Các cơn sốt tăng giá, chủ yếu là phân đạm. Sự thiếu phân đạm không phải lúc này mới xảy ra mà đã xảy ra nghiêm trọng từ năm 1975-1989, biểu hiện ở năng suất của ngành nông nghiệp thấp và giá phân bón ở chợ đen gấp 10-20lần giá phân cung cấp. Sau khi giao quyền sử dụng đất, nông dân hào hứng sản xuất, nhu cầu sử dụng phân tăng lên, sự thiếu hụt đáng lẽ thể hiện trầm trọng hơn nhưng chỉ diễn ra dưới hình thức sốt thiếu theo địa bàn và thời điểm. Tuy nhiên các cơn sốt tăng giá xảy ra trên toàn quốc còn có 3 nguyên nhân chính là: Giá phân thị trường thế giới cũng tăng; giảm giá năm trước làm nhiều nhà kinh doanh sợ lỗ không dám nhận; sự kiểm soát bằng quota đã làm cho nhập không kịp nhu cầu về số lượng và thời vụ. Chính các giải pháp can thiệp của nhà nước trước hết là mở rộng và khuyến khích tất cả các đầu mối nhập khẩu và tăng cường lưu thông nội bộ đã đưa lại kết quả đó. Đó là bài học thành công.
-Cơn sốt giảm giá làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh phân đạm quốc doanh lỗ. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do buông lỏng quản lý dẫn đến nhập thừa, điều này không phải là có sự thừa phân bón, vấn đề được lý giải là: Mức phân bón cho cây trồng thời kỳ này đều dưới mức khuyến cáo của IFA. Mức bón cho cà phê là chỉ đạt76%, Cao su kinh doanh 90%, Cam 45%, Chè kinh doanh 52,1%, Dứa 12 %, Sắn 10,6%, Khoai 6%. Đối với cây lúa nước chỉ đạt 75% mức khuyến cáo ở vùng thâm canh và trên 50% tính trung bình ở các vùng; giá nông sản, gạo còn quá thấp ảnh hưởng đến sức mua.; Giá phân bón thế giới giảm; ảnh hưởng của công nghiệp hữu cơ phản ánh vào nước ta thể hiện điển hình là kiến nghị không phát triển công nghiệp phân vô cơ, không nhập phân vô cơ để phát triển phần sinh học kiểu phân lân hữu cơ, vi sinh thiên nông và Tiền giang; Từ nhận định sai về nguyên nhân dẫn đến sử lý sai. Theo kiến nghị từ nhiều phí, Nhà nước đã áp dụng biện pháp hành chính kiểm soát nhập khẩu bằng quota, và thuế phụ thu.
PHẦN 4- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT PHÂN BÓN VÀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN TRONG THỜI GIAN TỚI
1. NHU CẦU PHÂN BÓN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
Từ nay đến năm 2000 và 2010 nhu cầu phân bón của Việt Nam cũng vẫn sẽ tiếp tục tăng lên hàng năm, bởi hai lý do:
-Một là, Việt Nam trong quỹ đất của mình vẫn còn khoảng 3 triệu ha có thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là ở vùng Tây Nguyên và một số nơi ở miền núi phía bắc.ở đồng bằng Sông Cửu Long, Chính Phủ Việt Nam dự định cố gắng đến năm 2010 sẽ đưa phần lớn số đất này vào sử dụng. Mặt khác, khả năng tăng vụ của Việt Nam vẫn còn khá lớn ở tất cả các vùng nhất là đồng bằng Sông Cửu Long. Nếu làm tốt công tác thuỷ lợi, bảo đảm việc tưới tiêu chủ động, đồng thời có các giống cây trồng phù hợp, có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng tốt, thì vụ tăng vụ sản xuất sẽ tăng nhanh. Dự tính đến năm 2000, nhờ tăng vụ Việt Nam có thể tăng diện tích gieo trồng lên từ 300- 500 ngàn ha.
Diện tích gieo trồng tăng là nhân tố quan trọng góp phần làm cho nhu cầu về phân bón tăng lên hàng năm.
-Hai là, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, trình độ thâm canh của sản xuất cũng không ngừng nâng cao, nhu cầu phân bón vì thế cũng từng bước được tăng lên. sự tăng lên ở đây cũng thể hiện hai phương diện: một mặt là những nơi nông dân đã dùng phân hoá học rồi, sẽ tăng thêm số lượng sử dụng trên 1 ha mỗi vụ, mặt khác nông dân ở những nơi chưa sử dụng và chưa biết sử dụng, sẽ dần dần làm quen với việc sử dụng- chính điều này sẽ làm cho nhu cầu phân bón tăng đáng kể trong những năm tới.
Thực ra so với quy trình kỹ thuật hiện nay trong sản xuất nông nghiệp do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra. Thì lượng phân bón đã sử dụng tính bình quân trên mỗi ha của Việt Nam mới đạt khoảng 60-70% yêu cầu.
So với các nước trong khu vực và các nước có nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, thì lượng phân hoá học Việt Nam đã sử dụng tính bình quân trên 1 ha còn thua rất xa.
Hà Lan 788kg /ha
Nhật Bản 571 kg/ha
Cộng hoà Liên Bang Đức 487kg /ha
Nam Triều Tiên 450kg /ha
Trung Quốc 332kg/ha
Bắc Triều Tiên 300 kg/ha
Lượng phân Việt Nam sử dụng bình quân trên 1 ha chỉ mới bằng khoảng 31% của Trung Quốc và khoảng 29% của Nhật Bản. Bởi vậy, Nhu cầu phân bón của Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng, đó là điều tất yếu. Căn cứ nhịp độ phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, cũng như nhịp độ phát triển cần phải đạt trong những năm tới, các cơ quan có chức năng của Việt Nam- trước hết là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại , Ban vật giá chính phủ đã dự đoán nhu cầu phân bón của Việt Nam đến năm 2000 như sau.
BIỂU SỐ 14: DỰ ĐOÁN NHU CẦU PHÂN BÓN CÁC LOẠI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2000
Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Cả nước
Phân ure
1.811.000
1.958.000
2.000.000
2.200.000
Phân lân
850.000
860.000
950.000
1.000.000
Phân DAP
300.000
300.000
300.000
Phân NPK
750.000
800.000
900.000
Phân ure phân theo vùng
Đông bắc
75.000
80.000
85.000
Tây bắc
32.000
35.000
40.000
ĐB Sông Hồng
597.000
653.000
740.000
Khu 4 cũ
66.000
72.000
90.000
Duyên Hải Miền Trung
147.000
152.000
160.000
Tây Nguyên
83.000
86.000
90.000
Đông nam bộ
155.000
60.000
165.000
Đồng bằng Sông Cửu Long
656.000
720.000
830.000
Như vậy, ta thấy riêng phân ure, bình quân nhu cầu mỗi năm tăng thêm khoảng 150.000 tấn.
2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT PHÂN BÓN CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1.Vấn đề tổ chức sản xuất phân bón trong nước.
2.1.1. Về phân Lân:
Vơí nhu cầu phân lân như đã dự đoán, với năng lực sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất phân lân trong nước, chúng tôi cho rằng như vậy là đáp ứng được- thậm chí cần đầu tư kỹ thuật và công nghệ để nâng cao hơn nữa chất lượng của phân lân, làm cho nó không những đáp ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu nữa.
2.1.2Phân NPK:
Hiện nay các xí nghiệp thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam mỗi năm sản xuất được từ 450.000- 500.000 tấn. Đồng thời ở các ngành, các địa phương cũng có một số cơ sở sản xuất được từ 70.000- 100.000 tấn- Như vậy tổng lượng phân NPK sản xuất được trong nước trong hai năm 1998 và 1999 khoảng 500- 600 ngàn tấn. Như thế mỗi năm chỉ cần nhập thêm khoảng 150- 200 ngàn tấn là đủ. Song song với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng, hiện tại đang có 4 doanh nghiệp sản xuất phân NPK do các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, có công suất tổng cộng là 1.250.000 tấn/năm, với chất lượng tương đương với phân NPK Việt Nam đang nhập hiện nay- Vì thế đến năm 2000 Việt Nam sẽ sản xuất được khoảng 1.800.000 tấn phân NPK- Nhu cầu trong nước chỉ sử dụng hết một nửa số phân, còn một nửa xuất ra nước ngoài.
2.1.3.Phân DAP:
Đây là loại phân Việt Nam chưa sản xuất, nên phải nhập để đáp ứng nhu cầu của nông dân các tỉnh phía nam.
2.1.4 Phân ure
Từ nay đến năm 2000 Việt Nam mỗi năm cũng chỉ sản xuất được khoảng 130.000 tấn- đáp ứng được khoảng 6-7% nhu cầu phân ure trên cả nước. Nhà máy phân đạm Hà Bắc đang đầu tư để rộng sản xuất, nâng công suất lên khoảng 270.000tấn/ năm, song phải sau năm 2000 thì công việc này mới hoàn thành- nếu lúc đó nhu cầu phân ure của Việt Nam khoảng 2.400.000- 2.500.000tấn/ năm, thì nhà máy phân đạm Hà Bắc mới đáp ứng được từ 10-11% nhu cầu.
Hiện nay Việt Nam đang liên doanh với nước ngoài để xây dựng nhà máy phân đạm Phú Mỹ, với công suất 750.000tấn/ năm, cũng dự định đi vào sản xuất sau năm 2000. Như vậy, nếu có nhà máy Phú Mỹ đi nữa, sau năm 2000 vn cũng mới thỏ mãn được khoảng 40% nhu cầu phân bón- còn 60% vẫn phải nhập từ nước ngoài. Vấn đề hiện nay là Việt Nam có nên sản xuất ure trong nước để thay thế nhập khẩu hay không? đó là vấn đề cần được nghiên cứu, tính toán thật kỹ lưỡng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc sau này.
Hiện tại, trên thế giới những nước sau đây là những nước mạnh về sản xuất phân bón:
BIỂU SỐ 15: DANH MỤC 15 NƯỚC SẢN XUẤT PHÂN BÓN TRÊN THẾ GIỚI TRONG NĂM 1995.
Đơn vị tính: tấn
Tên nước sản xuất
Năng lực
sản xuất
Khối lượng sản xuất
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1.Trung Quốc
18.037
16.400
4.500
2 ấn Độ
16.224
14.200
3.200
3.Liên Xô cũ
11.840
8.200
6.000
Trong đó- Nga
5.293
3.900
3.200
Ukraina
3.460
3.000
2.300
Berarus
1.098
650
150
4.Mỹ
6.954
7.250
800
3.000
5. Inđonexia
6.303
5.400
1.700
6. Pakistan
3.255
3.200
100
7.Canađa
3.102
3.150
1.800
250
8.Bănglađét
2.787
2.300
450
9.Rumani
2.404
1.150
950
10.arâp Saoudite
1.892
2.150
1.800
11.Bắc Triều Tiên
1.845
1.200
30
12.IRak
1.716
425
50
13.Đức
1.678
1.100
700
420
14.Mexico
1.643
1.200
500
150
15.Balan
1.600
1.300
300
20
Với lượng ure các nước này sản xuất ra và xuất khẩu trên thị trường thế giới trong 20 năm qua, từ năm 1976- 1996 thì giá cả diễn biến như sau:
BIỂU SỐ 16: GIÁ URE TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1976-1996
Đơn vị tính: 1000USD/t
Năm
Giá ure
Năm
Giá ure
1976
112
1987
117
1977
127
1998
155
1978
145
1989
132
1979
146
1990
157
1980
222
1991
172
1981
216
1992
140
1982
158
1993
107
1983
135
1994
148
1984
171
1995
212
1985
136
1996
206
1986
107
Tính trung bình là 153 USD /tấn- Tất nhiên đây là giá “FOB”, Tức là giá tại cảng xuất khẩu. Còn các xí nghiệp sản xuất ure phục vụ cho tiêu dùng trong nước phải cạnh tranh với giá “CIF” tức là giá tại cảng nhập (Thường tăng thêm 10% nữa do chi phí vận chuyển), Xấp xỉ 165 USD, năm 2000 là 174 USD và năm 2000 sẽ là 187 USD.
Mặt khác, kinh nghiệm sản xuất phân ure của các nước đang phát triển thời gian qua cho thấy rằng, ít có nước nào sản xuất được ure với giá dưới 200USD/ tấn. Chính vì thế, trong điều kiện hiện nay khi mà xu thề hoà nhập và hợp tác kinh tế ngày càng tăng trong lĩnh vực cũng như trên thế giới, thì chúng ta cần phải tính kỹ việc xây dựng nhà máy phân ure Phú Mỹ- Nếu tính toán, thấy giá thành sản xuất dưới 170-180USD/tấn thì nên xây dựng còn trên 180USD/tấn phân ure thì theo chúng tôi là không nên xây dựng bây giờ- Nên dành tiền đó vào việc đầu tư cái khác có lợi hơn- Khi nào nền kinh tế của ta có đủ sức về mọi mặt ta sẽ xây dựng.
2.2.Vấn đề nhập khẩu phân bón:
Như phần trên chúng tôi đã trình bày, để có đủ phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong nhiều năm tới Việt Nam còn phải tiếp tục nhập khẩu và nhập khẩu với số lượng lớn, cứ cho rằng có nhà máy phân ure Phú Mỹ đi nữa, mỗi năm Việt Nam vẫn cần phải nhập khoảng 1.800.000 tấn phân (1.500.000 tấn phân ure và 300.000 tấn phân DAP). Chính vì vậy, có một cơ chế và chính sách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập phân bón (Nhập nhanh, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý), trên cơ sở đó ổn định thị trường phân bón, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững là đòi hỏi hết sức bức súc hiện nay. Để thực hiện được việc này, chúng tôi đề xuất giải pháp là: Hiện nay việc nhập khẩu phân bón Nhà nước giao cho một số doanh nghiệp Trung ương đảm nhận một phần, một phần khác giao cho chủ tịch uỷ ban nhân dân một số tỉnh (19 tỉnh) chịu trách nhiệm chọn một số doanh nghiệp trong tỉnh và giao cho họ chịu trách nhiệm nhập số phân mà tỉnh được giao chỉ tiêu. Nhưng tất cả các doanh nghiệp được giao nhập phân (Kể cả Trung ương và địa phương) đều là các doanh nghiệp quốc doanh (Trừ Công ty Long Vũ của Long An). Thực tế trong số các công ty này, có không ít công ty không có khả năng(về vốn, về bạn hàng, về thị trường, về kinh nghiệm trong việc nhập khẩu phân bón. Vì thế họ bán quota cho các công ty tư nhân dưới hình thức này hoặc hình thức khác để kiếm lời làm cho việc nhập phân bón và tiếp sau đó là thị trường phân bón hết sức lộ xộn và rối ren, ảnh hưởng xấu về nhiều mặt và sau đó họ bỏ cuộc.
Chính vì thế, chúng tôi đề nghị việc nhập khẩu phân bón nên để cho mọi thành phần kinh tế được tham gia một cách bình đẳng. Việc cho mọi thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu phân bón một mặt cho phép chúng ta có thể huy động được mọi nguồn vốn, mọi mối quan hệ bạn hàng, mọi khả năng tổ chức để nhập phân, tạo ra một nguồn phân bón dối dào cho đất nước. Mặt khác chống được sự độc quyền, cũng như những tiêu cực khác trong việc nhập và tiêu thụ phân bón- tránh được những thiệt hại không đáng cho người nông dân .
Khi còn độc quyền về việc nhập phân bón, thì các doanh nghiệp còn tìm cách kiếm trác trên các sự độc quyền đó, chứ khi phân bón trở thành một mặt hàng xuất nhập khẩu bình thường, thì các doanh nghiệp buộc phải tính toán cân nhắc kỹ. Chỉ có các doanh nghiệp nào thực sự có khả năng (có vốn hiểu biết sâu sản xuất nông nghiệp hiểu biết thị trường phân bón trong nước và quốc tế có bạn hàng chắc chắn) thì mới giám tham gia vào nhập khẩu phân bón, các doanh nghiệp khác qua quá trình cạnh tranh hoặc sẽ lớn lên đứng vững hoặc là tự rút lui. Khi việc nhập khẩu phân bón đã trở nên bình thường thì thị trường phân bón trong nước sẽ dần đi vào ổn định.
Trong một số năm đầu để đề phòng các doanh nghiệp tham gia ồ ạt vào nhập khẩu phân bón, làm cho thị trường phân bón rối loạn, có thể áp dụng giải pháp quá độ. Đó là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia nhập khẩu phân bón. Nếu họ đảm bảo được một số điều kiện do nhà nước đề ra. Các điều kiện đó chẳng hạn như: Doanh nghiệp phải chứng minh được họ có đủ vốn để nhập khẩu; Có hệ thống kho tàng có thể cất trữ, bảo quản được phân bón; Có hệ thống phân phối phân bón thích hợp;Có bạn hàng rõ ràng, chắc chắn ....
Để xóa bỏ sự độc quyền trong nhập phân bón, cũng như những lộn xộn, tiêu cực trong vấn đề này đề nghị nên nhanh chóng bỏ việc cấp quota nhập khẩu phân bón vô cơ hàng năm.
Doanh nghiệp nào có khả năng nhập bao nhiêu cứ để họ nhập, thị trường và giá cả phân trên thị trường sẽ làm cho các nhà doanh nghiệp tự điều chỉnh khối lượng nhập của mình.
Một vài năm đầu, thị trường chưa thật hoàn hảo. sợ việc làm này có thể gây ra việc lộn xộn. Sự mất cân bằng nhất định nào đó trong việc Cung- cầu phân bón cho nông dân, làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp chúng tôi đề nghị có thể thực hiện giải pháp quá độ. Giải pháp đó là : Thực hiện việc đấu thầu quota hàng năm trên cơ sở yêu cầu của sự phát triển nông nghiệp, các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước tính toán nhu câù phân bón các loại cần nhập để báo cáo Chính phủ. Căn cứ vào đó Chính phủ quyết định hạn ngạch nhập khẩu- sau đó giao cho Bộ Thương mại và Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn tổ chức đấu thầu chọn ra các doanh nghiệp được quyền cấp quota nhập khẩu.
Số tiền có được do việc đấu thầu mang lại là thành lập quỹ trợ cấp cho các nhà xuất khẩu phân bón, khi họ gặp rủi ro sự biến động của giá cả thị trường phân bón quốc tế.
2.3. Vấn đề tổ chức thị trường phân bón trong nước.
Việc sản xuất phân bón trong nước, nhập khẩu phân bón từ nước ngoài đã tạo ra khả năng cung phù hợp với cầu của người nông dân, song nếu dừng ở đó thì chưa đủ, vấn đề đặt ra là phải làm sao phân bón các loại được đưa đến tận tay người nông dân với giá cả hợp lý và với thời gian thích hợp. Muốn thế thị trường phân bón trong nước cần được tổ chức lại theo hướng:
+Khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, có điều kiện, tham gia vào việc kinh doanh phân bón nhằm tạo ra một mạng lưới cung ứng phân đông đảo và rộng khắp ở mọi miền của đất nước, sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời với giá cả phù hợp các loại phân bón cho nông dân. Trong việc kinh doanh phân bón tất cả các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng.
+Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước hình thành các đại lý cung ứng phân ở các vùng, các địa phương để cung ứng phân bón cho mạng lưới dịch vụ bán lẻ ở các vùng, các địa phương tạo điều kiện cho hệ thống bán lẻ đưa phân đến các hộ nông dân kịp thời với giá cả hợp lý.
+Các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, nếu họ có điều kiện cũng khuyến khích họ hình thành các đại lý tiêu thụ phân bón ở các địa phương để bán phân bón cho mạng lưới bán lẻ, hoặc bán trực tiếp cho nông dân.
Nếu ta làm tốt các mặt trên, sẽ tạo ra sự gắn bó giữa nông dân và các doanh nghiệp sản xuất. Nhập khẩu và kinh doanh phân bón làm cho Cung- cầu không tách rời nhau một cách giả tạo. Đó là cơ sở để từng bước xây dựng một thị trường phân bón ổn định ở Việt Nam.
2.4. Về quản lý nhà nước
Để giữ vững hoạt động bình thường và ổn định của việc xuất nhập khẩu phân bón và thị trường phân bón, đề nghị chính phủ thực hiện một số việc sau đây:
Một là: Nhà nước nên cho hình thành quỹ bảo hiểm và nhập khẩu phân bón- quỹ hoạt động theo cơ chế có thu, có chi và được hình thành từ sự đóng góp của các doanh nghiệp nhập khẩu. Quỹ sẽ thu vào một phần khi giá nhập phân thấp hơn giá nhập bình thường và chi ra khi giá nhập lên cao. Như vậy quỹ bảo hiểm là tự các doanh nghiệp lo cho mình, đồng thời có tác động ổn định giá cho nông dân, ưu việt hơn cơ chế thu chi quỹ bình ổn giá hiện nay, xoá bỏ cơ chế “xin, cho”, mặt khác làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu biết rõ hiệu quả kinh doanh của mình .
Hai là: Để hỗ trợ cho nông dân các vùng miền núi, vùng cao, vùng sâu và vùng xa dùng các loại phân hoá học vào sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao nhanh năng suất cây trồng- trên cơ sở đó từng bước cải thiện đời sống cho họ cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đưa phân lên các vùng này, đề nghị Chính phủ nên tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ cước phí vận tải cho các doanh nghiệp như cơ chế hiện nay đang thực hiện.
Ba là: Trong một số năm đầu, để ổn định thị trường phân bón trong nước, Nhà nước có thể sủ dụng một vài doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh phân bón thực sự có sức mạnh (mạnh về vốn, mạnh về tổ chức quản lý kinh doanh, về đội ngũ cán bộ, về bạn hàng và khả năng tiếp thị), các doanh nghiệp này có khả năng nhập được khoảng 20-30% lượng phân bón cho đất nước một cách bình thường như các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời họ được nhà nước giao một lượng dự trữ nhất định, khi thị trường có biến động bất lợi, thông qua các doanh nghiệp này, nhà nước thực hiện việc điều tiết cung cầu giá cả và các thị trường phân bón ở trong nước
Bốn là: Nhà nước nên nghiên cứu và tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón hình thành hiệp hội của những người kinh doanh phân bón. Mục đích của hiệp hội là: Bảo vệ quyền lợi của những người kinh doanh phân bón; Cung cấp các thông tin cập nhật cần thiết về thị trường phân bón trong nước và ngoài nước cho các thành viên nam để kịp thời ứng phó; Đấu tranh với các nhà thầu quốc tế, nhằm chống lại sự ép giá của các công ty, ép giá của các công ty nước ngoài trong việc mua bán phân bón....
Năm là: Khó khăn nhất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung, các doanh nghiệp kinh tế phân bón nói riêng. Chính là hệ thống luật pháp rất không rõ ràng. Dường như các cơ quan nào của nhà nước cũng có quyền kiểm tra các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Người giám đốc doanh nghiệp làm việc nhưng không hiểu được mình có công hay có tội. Với một môi trường pháp lý như vậy làm sao các doanh nghiệp làm ăn tử tế được. Họ phải luôn tìm mọi cách đối phó, mà đối phó với các hiện tượng tiêu cực là chính. Bởi vậy, nhà nước phải nhanh chóng tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động-cụ thể như: Tổ chức nào được kiểm tra, khi nào mới được kiểm tra...
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ thực tiễn nghiên cứu vần đề phân bón và thị trường phân bón ở Việt Nam, chúng tôi thấy rằng:
.Việt Nam là nước có nhu cầu phân bón tương đối lớn, đặc biệt là phân ure.
.Phần lớn lượng phân ure dùng trong nông nghiệp Việt Nam được nhập từ nước ngoài, kể cả hiện nay và một số năm tới nữa.
.Việc tổ chức nhập khẩu phân bón đã được chính phủ Việt Nam quan tâm, Chính phủ đã thương xuyên có những đổi mới trong cơ chế chính sách đối với việc nhập khẩu phân bón.
.Tuy nhiên việc nhập khẩu phân bón ở Việt Nam vẫn còn mang tính chất độc quyền, giá cả trên thị trường vẫn thường xuyên biến động, còn nhiều tiêu cực xảy ra trong việc nhập khẩu và mua bán phân bón.
Để nhanh chóng khắc phục những hạn chế nêu trên, sớm đưa thị trường phân bón hoạt động bình thường, chúng tôi xin kiến nghị.
.Nên tính toán kỹ lại việc việc xây dựng nhà máy sản xuất phân bón trong nước.
.Nên thực hiện tự do hoá việc nhập khẩu và buôn bán phân bón.
.Nhà nước cần đổi mới quy chế và chính sách vĩ mô, bảo đảm cho việc xuất nhập khẩu và tiêu thụ phân bón thuận lợi hơn.
.Tổ chức nhập khẩu phân bón gắn với tổ chức lượng kinh doanh trong nước, tránh qua nhiều cầu, cấp trung gian đương giá lên cao.
.Các cơ quan chức năng phải xem xét, chỉ ra các loại chi phí không đúng để khuyến cáo các doanh nghiệp tăng cường quản lý, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón vô cơ trên thị trường việt nam.DOC